1
232 replies to this topic
#211
Gửi vào 14/09/2021 - 19:19
Bộ ảnh Cố danh ca "Đặng Lệ Quân" trình diễn ở rạp Lệ-Thanh
Kính tặng quý vị vài ảnh hiếm về danh ca Đặng Lệ Quân trong chuyến thăm và trình diễn tại Chợ Lớn năm 1973, cách đây khoảng hơn năm ad đã từng viết chương đầu tiên về sự xuất hiện của Đệ nhứt danh ca "Đặng Lệ Quân" sang giao lưu và gặp gỡ người hâm mộ tại Saigon-Cholon năm 1973 ,tại đây cô trình diễn và giao lưu tại Rạp Lệ Thanh.
Trong cuốn tạp chí khi đó có bài phát biểu của bà như sau : lúc ở Sài Gòn, hàng ngày đều có rất nhiều người hâm mộ đến thăm tôi, có người còn mang thức ăn đến tặng tôi, không những vậy, còn có rất nhiều các cô các dì còn tằng cả vàng, bạc cho tôi nữa, thực sự là mọi người quá tốt dù tất cả đều xa lạ nhưng ai cũng yêu quý tôi như vậy khiến tôi vô cùng xúc động, Đặng Lệ Quân tâm sự.
Sẵn hôm nay đang rảnh ad sẽ viết hết những gì còn sót lại nhé
- Đặng Lệ Quân lưu diễn 2 lần tại Saigon-Cholon.
Năm 1973, nữ ca sĩ lừng danh châu Á Đặng Lệ Quân khi đó 20 tuổi đang lưu diễn tại Châu Á, trong đó có Saigon-Cholon ,ngày 13.7.1973, danh ca xứ Đài tới Sài Gòn trên một chiếc ca nô và được hàng vạn người hâm mộ, đặc biệt là Hoa Kiều đón chào nồng nhiệt tại bến tàu, Lực lượng cảnh sát khi đó đã được huy động để bảo vệ cho nữ danh ca, cũng trong đêm ngày 13.7.1973, Đặng Lệ Quân đã có buổi khai màn đầu tiên tại rạp Lệ Thanh tại Cholon, bà khoe tiếng hát lừng danh trước đông đảo người dân khi đó, chắc ít người có thể biết ngay cả ad cũng vậy năm 1971, khi Đặng Lệ Quân 18 tuổi, bà đã từng có chuyến lưu diễn vòng quanh châu Á, trong đó có trạm dừng chân tại Khách sạn Bát Đạt, Sài Gòn trong vòng một tháng từ 24.7.1971 - 24.8.1971, tại đây, bà tham gia các hoạt động như mở họp báo, biểu diễn kịch tại rạp Lệ Thanh, du lịch và chụp ảnh kỷ niệm trên sông Cửu Long.
- Hát nhạc phẩm "KHÔNG" của Cố Nhạc Sỹ Nguyễn Ánh 9
Cũng tại đây, diva họ Đặng đã thể hiện ca khúc nhạc Việt lời Nhật mang tên Anh, một nhạc phẩm được soạn lời dựa trên ca khúc Không nổi tiếng, tác phẩm đầu tay của một nhạc sĩ người Việt khi đó là "Nguyễn Ánh 9", ca khúc Anh qua giọng hát ngọt ngào của nữ danh ca Ánh trăng nói hộ lòng tôi đã làm nức lòng bao khán giả hâm mộ Saigon lúc bấy giờ. Đây được em là món quà cũng như lời tri ân của Đặng Lệ Quân dành cho người hâm mộ đất phương Nam, sau khi trở lại Đài Loan, Đặng Lệ Quân tiếp tục trình diễn ca khúc Anh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nhật Bản, tiếng Quảng Đông và tiếng Quan thoại, trong khi chính cha đẻ của ca khúc lại không hề hay biết đứa con tinh thần của mình lại được một danh ca nổi tiếng khắp châu Á thể hiện ở khắp các sân khấu lớn nhỏ ở Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, đây là sự thật giới trẻ bây giờ nếu không tin cứ Search là ra nhé.
Sài Gòn Xưa
Kính tặng quý vị vài ảnh hiếm về danh ca Đặng Lệ Quân trong chuyến thăm và trình diễn tại Chợ Lớn năm 1973, cách đây khoảng hơn năm ad đã từng viết chương đầu tiên về sự xuất hiện của Đệ nhứt danh ca "Đặng Lệ Quân" sang giao lưu và gặp gỡ người hâm mộ tại Saigon-Cholon năm 1973 ,tại đây cô trình diễn và giao lưu tại Rạp Lệ Thanh.
Trong cuốn tạp chí khi đó có bài phát biểu của bà như sau : lúc ở Sài Gòn, hàng ngày đều có rất nhiều người hâm mộ đến thăm tôi, có người còn mang thức ăn đến tặng tôi, không những vậy, còn có rất nhiều các cô các dì còn tằng cả vàng, bạc cho tôi nữa, thực sự là mọi người quá tốt dù tất cả đều xa lạ nhưng ai cũng yêu quý tôi như vậy khiến tôi vô cùng xúc động, Đặng Lệ Quân tâm sự.
Sẵn hôm nay đang rảnh ad sẽ viết hết những gì còn sót lại nhé
- Đặng Lệ Quân lưu diễn 2 lần tại Saigon-Cholon.
Năm 1973, nữ ca sĩ lừng danh châu Á Đặng Lệ Quân khi đó 20 tuổi đang lưu diễn tại Châu Á, trong đó có Saigon-Cholon ,ngày 13.7.1973, danh ca xứ Đài tới Sài Gòn trên một chiếc ca nô và được hàng vạn người hâm mộ, đặc biệt là Hoa Kiều đón chào nồng nhiệt tại bến tàu, Lực lượng cảnh sát khi đó đã được huy động để bảo vệ cho nữ danh ca, cũng trong đêm ngày 13.7.1973, Đặng Lệ Quân đã có buổi khai màn đầu tiên tại rạp Lệ Thanh tại Cholon, bà khoe tiếng hát lừng danh trước đông đảo người dân khi đó, chắc ít người có thể biết ngay cả ad cũng vậy năm 1971, khi Đặng Lệ Quân 18 tuổi, bà đã từng có chuyến lưu diễn vòng quanh châu Á, trong đó có trạm dừng chân tại Khách sạn Bát Đạt, Sài Gòn trong vòng một tháng từ 24.7.1971 - 24.8.1971, tại đây, bà tham gia các hoạt động như mở họp báo, biểu diễn kịch tại rạp Lệ Thanh, du lịch và chụp ảnh kỷ niệm trên sông Cửu Long.
- Hát nhạc phẩm "KHÔNG" của Cố Nhạc Sỹ Nguyễn Ánh 9
Cũng tại đây, diva họ Đặng đã thể hiện ca khúc nhạc Việt lời Nhật mang tên Anh, một nhạc phẩm được soạn lời dựa trên ca khúc Không nổi tiếng, tác phẩm đầu tay của một nhạc sĩ người Việt khi đó là "Nguyễn Ánh 9", ca khúc Anh qua giọng hát ngọt ngào của nữ danh ca Ánh trăng nói hộ lòng tôi đã làm nức lòng bao khán giả hâm mộ Saigon lúc bấy giờ. Đây được em là món quà cũng như lời tri ân của Đặng Lệ Quân dành cho người hâm mộ đất phương Nam, sau khi trở lại Đài Loan, Đặng Lệ Quân tiếp tục trình diễn ca khúc Anh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Nhật Bản, tiếng Quảng Đông và tiếng Quan thoại, trong khi chính cha đẻ của ca khúc lại không hề hay biết đứa con tinh thần của mình lại được một danh ca nổi tiếng khắp châu Á thể hiện ở khắp các sân khấu lớn nhỏ ở Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, đây là sự thật giới trẻ bây giờ nếu không tin cứ Search là ra nhé.
Sài Gòn Xưa
Thanked by 3 Members:
|
|
#212
Gửi vào 14/09/2021 - 19:31
BỊNH VIỆN TỪ DỤ HAY TỪ DŨ
Tiền thân của Bịnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bịnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bịnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.
Đến năm 1937, người con trai út của Chú Hỏa (thương gia người Hoa tên là Hui Bon Hoa mất 1901) Huỳnh Trọng Bình (Thang Phien Hui Ban Hoa) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. H.C.M) để xây Bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm Giám Đốc.
Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, Bảo sanh viện bị Quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân.
Đến tháng 9/1943, Bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, Bịnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps (tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là "Nhà sanh Chú Hỏa").
Đến năm 1948, Bịnh viện được mang tên của Thái Hậu của triều nhà Nguyễn: Bà Từ Dụ, tuy nhiên do bị người dân đọc chệch thành Từ Dũ cho đến ngày nay...
TỪ DỤ
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (20/6/1810 - 12/5/1902), thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ Hoàng Thái Hậu hay Nghi Thiên Thái Hoàng Thái Hậu hoặc Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái Thái Hoàng Thái Hậu.
Bà vốn là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức.
(Nguồn: Dân Sài Gòn xưa)
Tiền thân của Bịnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bịnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bịnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923.
Đến năm 1937, người con trai út của Chú Hỏa (thương gia người Hoa tên là Hui Bon Hoa mất 1901) Huỳnh Trọng Bình (Thang Phien Hui Ban Hoa) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. H.C.M) để xây Bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm Giám Đốc.
Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, Bảo sanh viện bị Quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân.
Đến tháng 9/1943, Bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, Bịnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps (tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là "Nhà sanh Chú Hỏa").
Đến năm 1948, Bịnh viện được mang tên của Thái Hậu của triều nhà Nguyễn: Bà Từ Dụ, tuy nhiên do bị người dân đọc chệch thành Từ Dũ cho đến ngày nay...
TỪ DỤ
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (20/6/1810 - 12/5/1902), thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ Hoàng Thái Hậu hay Nghi Thiên Thái Hoàng Thái Hậu hoặc Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái Thái Hoàng Thái Hậu.
Bà vốn là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị, mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức.
(Nguồn: Dân Sài Gòn xưa)
Thanked by 4 Members:
|
|
#213
Gửi vào 26/10/2021 - 23:38
ĐẤT ÔNG TẠ XƯA CÓ CẢ MỘT KHU RỪNG CAO SU CUỐI CÙNG CỦA SÀI GÒN
Cù Mai Công
• Phác họa ngã tư Bảy Hiền cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 1960
Bà con Ông Tạ ở các giáo xứ Nghĩa Hòa, Nam Hòa, Sao Mai… đầu thập niên 1960 có lẽ ít ai chưa từng vào rừng cao su Phú Thọ dạo mát, lượm vỏ và cành cao su khô về nấu bếp...
Đám trẻ con tinh tướng hơn. Chúng kéo nhau hàng đàn, hàng lũ vào rừng tắm ao, câu cá, bắn chim bắn cò… Thuở ấy, chim chóc còn nhiều. Có đứa còn băng qua rừng cao su bên kia ngã tư Bảy Hiền (khu xóm dệt hiện nay – trước 1960 chưa có dân) để mò tới cả khu Bàu Cát gần Bà Quẹo.
Phía sau nhà thờ Chí Hòa là rừng 1. Thằng nhóc Tiến, con nhà cà phê Ngự Uyển sau này thường đá banh ở đó và lượm thuốc đạn rất nhiều ở đây. Đây là loại thuốc mồi trong súng cà nông (pháo); không rõ của đơn vị pháo nào mà xài xong xả vương **** khắp nơi, đám con nít khu Ông Tạ ra đây, nhặt về chơi cả chục năm vẫn còn. Có người bảo khu vực này nguyên xưa là vùng chiến lũy từ thời kháng Pháp, sau bị quân đội Pháp chiếm được và đặt trại lính ở đây nên số thuốc súng còn rơi rớt trong khu vực này nhiều lắm.
Đám trẻ con Ông Tạ còn lượm những hột cao su về chơi. Hột cao su cứng lắm, có mấy đốm đen trên nền vỏ nâu bóng, nhìn rất giống… đầu lâu. Đem về dọa trẻ con có đứa khóc thét. Có đứa mài xuống nền xi măng cho nóng xong dí vào nhau, nóng có khi phỏng tay. Giờ ra chơi ở Mai Khôi, có đứa bị dí, sửng cồ, xô vào vật nhau. Dì (soeu) Thúy tổng giám thị phải ra tay “trấn áp”, trừng trị mỗi đứa mấy roi.
Anh Thế Sơn, em ca sĩ Giang Tử thì khi học trường tiểu học Nghĩa Hòa đã lò mò ra mấy khoảng rừng cao su mới trồng sáu, bảy tuổi, cạo lấy mủ được rồi để gỡ mủ cao su còn dính ở thân và bát đựng mủ. Cả đám con nít cứ cuộn tròn, dần dần to bằng quả cam thì mang ra chia phe đá banh cao su. Sân banh là bìa rừng 1 hoặc sân đền thánh Vincentê (giờ là nhà thờ Vinh Sơn 3). Có nhóm dàn trận đánh nhau bằng cách bẻ cành non cỡ ngón tay cái, quất nhau một hồi, cành nào cũng chỉ còn một khúc. Cành cao su non rất dòn, quất trúng người là gẫy nên cuộc chiến chỉ là mấy vết ran rát nhè nhẹ, về tắm bình thường…
Còn thuốc đạn đem về bọc trong giấy bạc thuốc lá đốt, bay xè xè, cả đám vừa xô nhau chạy vừa ré lên cười. Có trúng đứa nào cũng chỉ nong nóng một chút. Có lúc chúng kéo nhau ra rừng 1 đứng bên đường đất sỏi đỏ xem lính đi trên những chiếc xe GMC tập trận chống phục kích. Trẻ con Ông Tạ từ bé đã tự tập cho mình… lì lợm, chịu đựng.
Khu rừng ấy không rõ có từ khi nào, chỉ biết nó có sau khu rừng cao su đầu tiên ở Việt Nam, không phải ở Dầu Giây (Đồng Nai), Lộc Ninh, Tây Ninh… mà ở khu vực nay là công viên Gia Định (giáp ranh Phú Nhuận - Gò Vấp). Tại đây, ông Belland - cảnh sát trưởng Sài Gòn, từ năm 1897 đến năm 1901 đã trồng thí nghiệm 10.000 gốc cao su giống Brastil mua ở đảo Tích Lan (Sri Lanka) mang về. Sau đó, một số nơi khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định cũng mọc lên các đồn điền cao su.
Ban đầu thấy dáng cây thẳng thớm, người Pháp còn trồng dọc một số con đường hiện nay là Võ Thị Sáu, Trương Định, Tú Xương… Sau đó, hầu hết bị đốn bỏ vì cành nhánh giòn, lá rụng nhiều, tuổi thọ không cao, cây lớn gốc u sần không đẹp lắm…, không phù hợp với cây trồng trên đường phố đô thị.
Không hiểu sao, có thể do năm 1930, phi trường Tân Sơn Nhứt xuất hiện, khu rừng cao su Phú Nhuận biến mất. Những nơi khác cũng không còn. Chỉ còn lại khu rừng cao su vùng Phú Thọ, ở hai bên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt). Từ ngã tư Bảy Hiền đến khu vực trường đại học Bách Khoa Phú Thọ hiện nay trước khi bà con Bắc 54 tới là liên tiếp các cánh rừng cao su.
Chính bà con, cộng đoàn giáo xứ Nghĩa Hòa khi tạm cư ở “Phú Thọ lều” đã men theo những cánh rừng này để “phát hiện” ra Nghĩa Hòa, hình thành nên Ông Tạ hôm nay.
Diện tích ban đầu của các khu rừng này bao nhiêu tôi không rõ. Chỉ biết đến cuối thập niên 1950, bản đồ của Nha Địa dư Quốc gia, Sài Gòn, xuất bản lần đầu năm 1958 cho thấy các khu rừng cao su vẫn còn khoảng 100 hecta.
Từ đền thánh Micae, giáo xứ Nghĩa Hòa đến đường Âu Cơ (Tân Phú bây giờ) có ba khu rừng cao su, gọi là rừng 1, rừng 2 và rừng 3. Rừng 1 ban đầu từ một phần khu vực giáo xứ Nghĩa Hòa hiện nay, cụ thể từ đường Nghĩa Phát, Trần Triệu Luật lên phía sau nhà thờ Chí Hòa, ăn ra Nguyễn Văn Thoại.
Góc đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) - Vân Côi lúc ấy vẫn còn vài gia đình hành nghề chạy xe ngựa. Gần đó có chuồng nuôi ngựa đua của bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy (cha cố MC Việt Dzũng nổi tiếng ở hải ngoại) với con Tina nhiều người biết tên. Bà con gọi là xóm Chuồng Ngựa.
Gần ngã ba Ông Tạ hiện nay còn một con hẻm nhỏ (thông từ đường Cách Mạng Tháng Tám ra Bành Văn Trân) tên Bác Sĩ Bảy, do nhà ông ngay đầu hẻm. Bác sĩ Bảy gốc Nghệ An, Công giáo, cựu dân biểu hạ nghị viện khu vực xã Tân Sơn Hòa (Ông Tạ) thời Đệ nhị Cộng hòa; thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ Tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Rừng 2, 3 đối diện bên kia đường Nguyễn Văn Thoại, qua Lạc Long Quân hiện nay, sang bên kia ngã tư Bảy Hiền (nay là một phần khu xóm dệt Quảng Nam, phần còn lại là ruộng rẫy), tới đường Nguyễn Bá Tòng. Còn về hướng bắc nam, hai khu rừng 2, 3 chạy dọc hai bên đường Nguyễn Văn Thoại, xuống tới cư xá Lữ Gia, gần tới trường đua Phú Thọ xây dựng năm 1932. Khu vực trước khi xây dựng trường đua ngựa này có phải là rừng cao su không thì tôi không rõ.
Từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân vô miền Nam, các cánh rừng cao su bị đốn bỏ, giải tỏa dần để làm các chung cư, căn cứ lính Mỹ. Theo anh Phạm Hùng Nghị, cháu rể hụt của bà lý Sóc ngõ Con Mắt, rừng cao su này thuộc sở hữu của Tòa Tổng giám mục Sài Gòn. Khi quân đội Mỹ sử dụng, họ lờ không đền bù thiệt hại. Sau có một người làm ở sứ quán Mỹ giúp Tòa Tổng đòi được một số tiền lớn. Tòa Tổng thưởng lại cho ông này đâu phân nửa. Ông đã dùng số tiền này để dựng tượng Chúa Kitô trên núi Lớn Vũng Tàu. Công trình đang dang dở thì 1975, ông vẫn tiếp tục, sau đó vượt biên, là một bác sĩ có tiếng ở California. Tượng Chúa Kitô t*o Phùng (Vũng Tàu) tiếp tục do linh mục Phêrô Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu cho đến khi hoàn thành.
Trước đó, nó nằm trong khu đất 300 hecta ông Huyện Sĩ dâng cúng nhà thờ Chí Hòa hồi cuối thế kỷ 19.
Sau khi giải tỏa, một số sĩ quan Việt Nam Cộng hòa cũng mua đất nơi đây xây nhà. Một trong những căn nhà đầu tiên là nhà đại tá Bùi Dzinh, dân Công giáo, gốc làng Xuân Hoà, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (cùng huyện với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Ông là người hai lần, 1960 và 1963, mang sư đoàn của mình từ miền Tây lên phản đảo chánh cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó còn tham gia đảo chánh Quốc trưởng, tướng Nguyễn Khánh đầu năm 1965. Thất bại, đại tá Bùi Dzinh bị tuyên án tử hình, sau tha bổng nhưng coi như kết thúc cuộc đời binh bị.
Căn nhà của ông đầu đường Sở Mỹ (dân tự đặt, nay là Lê Minh Xuân) bị tịch thu. Gia đình ông mua căn nhà khác ở đối diện hồ tắm Cộng Hòa (một người thân trong gia đình hiện vẫn ở).
Rừng cao su bị đốn dần chứ không cùng lúc. Đến 1966, 1967 vẫn còn một khoảnh rừng sát trại lính Nhảy dù. Có người nói để làm hậu cứ cho trại lính nếu bị tấn công. Khi đốn, trẻ con Ông Tạ mò tới coi chỗ mình chơi ra sao. Ở rừng 1, khu vực đường Đông Sơn hiện nay lộ ra mấy cái bồn lớn, không rõ là gì – bồn chứa xăng dầu chăng? Mỗi bồn đường kính đến chục mét, chôn dưới đất, nhô lên trên chừng một mét.
Đốn xong, nhiều sở Mỹ mọc lên. Một số bà con Nghĩa Hòa rủ nhau đi làm cho họ. Lương cao hơn làm công chức Việt Nam Cộng hòa.
Những năm 1971, 1972, tôi và bạn bè học trường Mai Khôi (nay là Bành Văn Trân) đi theo đường Vân Côi ra đó thỉnh thoảng vẫn còn lượm được thuốc đạn về cuốn trong giấy bạc đốt bay vòng vòng chơi. Lúc ấy, khu vực này đã yên. Trước đó vài năm, tôi nghe bạn bè Mai Khôi của tôi kể trẻ con khu Nghĩa Hòa từng có nhiều trận đánh nhau thật sự ác liệt với đám con nít lượm rác Mỹ từ hương lộ 14 tới. Hai bên hẹn hò, bố trí, dàn trận… hẳn hoi. Mấy anh lính xứ Nghĩa Hòa thay vì can ngăn còn nhào vô cầm đầu, hỗ trợ trẻ con xóm mình, chế súng bắn bi cho chúng (!).
PHÁC HỌA KHU NGÃ TƯ BẢY HIỀN CUỐI THẬP NIÊN 1950 ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 1960
Khu rừng Phú Thọ chỉ chịu dừng lại ở một trại lính Pháp trước 1954 ở ngã tư Bảy Hiền. Trại lính này sau là trại tiểu đoàn 3 Nhảy dù Phạm Công Quân. Đến 1969, trại lính này cũng rút, lấy đất xây bệnh viện Vì Dân (nay là bệnh viện Thống Nhất). Trước khi là trại lính Pháp, khu vực này lại là đất khẩn hoang trước khi có phi trường Tân Sơn Nhứt của một gia đình ở Hạnh Thông Tây (Gò Vấp).
Dân Ông Tạ cũng đành chịu dừng việc “mở rộng lãnh thổ” mình ở trại lính này. Sang bên kia ngã tư Bảy Hiền, hồi mới di cư vào cũng là rừng cao su, tức đất đồn điền, không thể lấn chiếm. Thế là họ đi vòng qua với việc gián tiếp lập ra giáo xứ Tân Việt, đối diện trại sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám (nay là chợ và đường Hoàng Hoa Thám).
Cụ thể linh mục chánh xứ Cổ Việt (Thái Bình) Đaminh Vũ Đức Triêm sau một thời gian khoảng hơn bốn tháng ở khu vực nay là giáo xứ Nam Thái – ngay ngã ba Ông Tạ - cùng một số con chiên mình từ Bắc vào đã chủ động rời khu này để sang khu đất ba hecta do Tòa Tổng giám mục Sài Gòn cấp để lập nên giáo xứ Tân Việt. Khu vực Nam Thái để lại cho bà con gốc giáo xứ Cổ Gia quê hương của cha (xin coi “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó”).
Giữa thập niên 1960, khi rừng cao su bị phá bỏ, một số bà con Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) cùng ông nghè Diễn tiến vào, lập nên làng dệt Bảy Hiền, với số dân lúc đó khoảng vài ngàn; tập trung ở đường Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng… (phường 11 và một chút phường 12, Tân Bình hiện nay). Chợ Bà Hoa của bà con Quảng Nam, bán nhiều món xứ Quảng, miền Trung có khá trễ, khoảng đầu thập niên 1970, sau chợ Ông Tạ hơn 15 năm.
Cộng đồng giáo xứ Nghĩa Hòa – Ông Tạ tiếp tục mở rộng “lãnh thổ” ra tới đường Nguyễn Văn Thoại: năm 1970, thành lập một ngôi trường nay là Nguyễn Gia Thiều.
Bên kia Quốc lộ 1, đối diện rừng cao su khu vực ngã tư Bảy Hiền là khu nghĩa địa Quân đội Pháp có từ lâu. Đầu thập niên 1960, một số người Bắc 54 lấn chiếm xung quanh khu nghĩa địa này dựng nên hơn trăm căn nhà gỗ, rồi lên nhà xây, đa số một trệt một lầu…
Bên kia trại lính Nhảy dù (nay là bệnh viện Thống Nhất) trước 1969, tức khu vực là trường Nguyễn Thượng Hiền hiện nay, là Trung tâm Thực nghiệm chăn nuôi, rộng khoảng trên dưới 20 hecta. Từ ngã tư Bảy Hiền, nếu theo đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám) tới sát hồ tắm Cộng Hòa; còn theo đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) tới khoảng đường Nguyễn Đình Khơi hiện nay.
Trung tâm này hầu như không hoạt động. Hồi 1969, khi chữa bệnh nám phổi suốt nửa năm ở nhà thương Đại Hàn (sau trường Nguyễn Thượng Hiền – lúc ấy chưa xây – nay vẫn còn), tôi đi qua nhìn vô như như đất hoang. Trong đó toàn những cây điệp cổ thụ, có cây gốc hai vòng tay. Khoảng 1970 - 1971, trong phong trào “Người cày có ruộng – Thương phế binh có nhà”, khu này bị cả thương phế binh Việt Nam Cộng hòa lẫn dân tràn tới “cắm dùi”, lập ra khu Chăn Nuôi (bên hông trường Nguyễn Thượng Hiền, phía Phạm Hồng Thái) và giáo xứ Thương Phế Binh (nay là giáo xứ Tân Dân, phường 4, Tân Bình).
Có thể thấy rõ, ít nhất đến giữa thập niên 1960, khi khu ngã ba Ông Tạ, hàng trăm nhà đã lên ba, bốn, năm tầng, dân cư chen chúc, buôn bán sầm uất thì khu ngã tư Bảy Hiền vẫn còn là vùng đất khá vắng vẻ; toàn lính tráng, ít dân. Chợ Bà Hoa chưa có. Xa xa có chợ Tân Việt cũng toàn Bắc 54, nhỏ hơn chợ Ông Tạ nhiều. Dân Tân Việt có nhiều bà con ở khu Ông Tạ; gần tết thế nào cũng cố đi chợ tết Ông Tạ.
Sau 1965, có một số nhà mặt ngoài nghĩa địa Quân đội Pháp trên đường Võ Tánh thì hầu hết làm nghề sửa quần áo lính và đi chợ… Ông Tạ.
Có lẽ vì vậy nên bà con khu nhà thờ Chí Hòa, cư xá Tự Do gần ngã tư Bảy Hiền hơn ngã ba Ông Tạ trước 1975 nhưng đều tự coi mình là dân Ông Tạ chứ không nghĩ mình là dân Bảy Hiền.
Tôi học lớp Bốn, Năm trường Mai Khôi, chơi thân với Hoàng Hải Triều, con trai nhà văn Hoàng Hải Thủy nổi tiếng trước 1975. Nhà văn “Công tử Hà Đông” ở khu cư xá Tự Do, làm bài thơ “Áo vàng hoa” tháng 7-1977 đã ghi rõ cuối bài thơ: “ Hoàng Hải Thủy - Tháng 7, 1977 - Nhà 259/29 A Phạm Hồng Thái, cư xá Tự Do, Ngã ba Ông Tạ, Sài Gòn”.
Cù Mai Công
• Phác họa ngã tư Bảy Hiền cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 1960
Bà con Ông Tạ ở các giáo xứ Nghĩa Hòa, Nam Hòa, Sao Mai… đầu thập niên 1960 có lẽ ít ai chưa từng vào rừng cao su Phú Thọ dạo mát, lượm vỏ và cành cao su khô về nấu bếp...
Đám trẻ con tinh tướng hơn. Chúng kéo nhau hàng đàn, hàng lũ vào rừng tắm ao, câu cá, bắn chim bắn cò… Thuở ấy, chim chóc còn nhiều. Có đứa còn băng qua rừng cao su bên kia ngã tư Bảy Hiền (khu xóm dệt hiện nay – trước 1960 chưa có dân) để mò tới cả khu Bàu Cát gần Bà Quẹo.
Phía sau nhà thờ Chí Hòa là rừng 1. Thằng nhóc Tiến, con nhà cà phê Ngự Uyển sau này thường đá banh ở đó và lượm thuốc đạn rất nhiều ở đây. Đây là loại thuốc mồi trong súng cà nông (pháo); không rõ của đơn vị pháo nào mà xài xong xả vương **** khắp nơi, đám con nít khu Ông Tạ ra đây, nhặt về chơi cả chục năm vẫn còn. Có người bảo khu vực này nguyên xưa là vùng chiến lũy từ thời kháng Pháp, sau bị quân đội Pháp chiếm được và đặt trại lính ở đây nên số thuốc súng còn rơi rớt trong khu vực này nhiều lắm.
Đám trẻ con Ông Tạ còn lượm những hột cao su về chơi. Hột cao su cứng lắm, có mấy đốm đen trên nền vỏ nâu bóng, nhìn rất giống… đầu lâu. Đem về dọa trẻ con có đứa khóc thét. Có đứa mài xuống nền xi măng cho nóng xong dí vào nhau, nóng có khi phỏng tay. Giờ ra chơi ở Mai Khôi, có đứa bị dí, sửng cồ, xô vào vật nhau. Dì (soeu) Thúy tổng giám thị phải ra tay “trấn áp”, trừng trị mỗi đứa mấy roi.
Anh Thế Sơn, em ca sĩ Giang Tử thì khi học trường tiểu học Nghĩa Hòa đã lò mò ra mấy khoảng rừng cao su mới trồng sáu, bảy tuổi, cạo lấy mủ được rồi để gỡ mủ cao su còn dính ở thân và bát đựng mủ. Cả đám con nít cứ cuộn tròn, dần dần to bằng quả cam thì mang ra chia phe đá banh cao su. Sân banh là bìa rừng 1 hoặc sân đền thánh Vincentê (giờ là nhà thờ Vinh Sơn 3). Có nhóm dàn trận đánh nhau bằng cách bẻ cành non cỡ ngón tay cái, quất nhau một hồi, cành nào cũng chỉ còn một khúc. Cành cao su non rất dòn, quất trúng người là gẫy nên cuộc chiến chỉ là mấy vết ran rát nhè nhẹ, về tắm bình thường…
Còn thuốc đạn đem về bọc trong giấy bạc thuốc lá đốt, bay xè xè, cả đám vừa xô nhau chạy vừa ré lên cười. Có trúng đứa nào cũng chỉ nong nóng một chút. Có lúc chúng kéo nhau ra rừng 1 đứng bên đường đất sỏi đỏ xem lính đi trên những chiếc xe GMC tập trận chống phục kích. Trẻ con Ông Tạ từ bé đã tự tập cho mình… lì lợm, chịu đựng.
Khu rừng ấy không rõ có từ khi nào, chỉ biết nó có sau khu rừng cao su đầu tiên ở Việt Nam, không phải ở Dầu Giây (Đồng Nai), Lộc Ninh, Tây Ninh… mà ở khu vực nay là công viên Gia Định (giáp ranh Phú Nhuận - Gò Vấp). Tại đây, ông Belland - cảnh sát trưởng Sài Gòn, từ năm 1897 đến năm 1901 đã trồng thí nghiệm 10.000 gốc cao su giống Brastil mua ở đảo Tích Lan (Sri Lanka) mang về. Sau đó, một số nơi khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định cũng mọc lên các đồn điền cao su.
Ban đầu thấy dáng cây thẳng thớm, người Pháp còn trồng dọc một số con đường hiện nay là Võ Thị Sáu, Trương Định, Tú Xương… Sau đó, hầu hết bị đốn bỏ vì cành nhánh giòn, lá rụng nhiều, tuổi thọ không cao, cây lớn gốc u sần không đẹp lắm…, không phù hợp với cây trồng trên đường phố đô thị.
Không hiểu sao, có thể do năm 1930, phi trường Tân Sơn Nhứt xuất hiện, khu rừng cao su Phú Nhuận biến mất. Những nơi khác cũng không còn. Chỉ còn lại khu rừng cao su vùng Phú Thọ, ở hai bên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt). Từ ngã tư Bảy Hiền đến khu vực trường đại học Bách Khoa Phú Thọ hiện nay trước khi bà con Bắc 54 tới là liên tiếp các cánh rừng cao su.
Chính bà con, cộng đoàn giáo xứ Nghĩa Hòa khi tạm cư ở “Phú Thọ lều” đã men theo những cánh rừng này để “phát hiện” ra Nghĩa Hòa, hình thành nên Ông Tạ hôm nay.
Diện tích ban đầu của các khu rừng này bao nhiêu tôi không rõ. Chỉ biết đến cuối thập niên 1950, bản đồ của Nha Địa dư Quốc gia, Sài Gòn, xuất bản lần đầu năm 1958 cho thấy các khu rừng cao su vẫn còn khoảng 100 hecta.
Từ đền thánh Micae, giáo xứ Nghĩa Hòa đến đường Âu Cơ (Tân Phú bây giờ) có ba khu rừng cao su, gọi là rừng 1, rừng 2 và rừng 3. Rừng 1 ban đầu từ một phần khu vực giáo xứ Nghĩa Hòa hiện nay, cụ thể từ đường Nghĩa Phát, Trần Triệu Luật lên phía sau nhà thờ Chí Hòa, ăn ra Nguyễn Văn Thoại.
Góc đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) - Vân Côi lúc ấy vẫn còn vài gia đình hành nghề chạy xe ngựa. Gần đó có chuồng nuôi ngựa đua của bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy (cha cố MC Việt Dzũng nổi tiếng ở hải ngoại) với con Tina nhiều người biết tên. Bà con gọi là xóm Chuồng Ngựa.
Gần ngã ba Ông Tạ hiện nay còn một con hẻm nhỏ (thông từ đường Cách Mạng Tháng Tám ra Bành Văn Trân) tên Bác Sĩ Bảy, do nhà ông ngay đầu hẻm. Bác sĩ Bảy gốc Nghệ An, Công giáo, cựu dân biểu hạ nghị viện khu vực xã Tân Sơn Hòa (Ông Tạ) thời Đệ nhị Cộng hòa; thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ Tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Rừng 2, 3 đối diện bên kia đường Nguyễn Văn Thoại, qua Lạc Long Quân hiện nay, sang bên kia ngã tư Bảy Hiền (nay là một phần khu xóm dệt Quảng Nam, phần còn lại là ruộng rẫy), tới đường Nguyễn Bá Tòng. Còn về hướng bắc nam, hai khu rừng 2, 3 chạy dọc hai bên đường Nguyễn Văn Thoại, xuống tới cư xá Lữ Gia, gần tới trường đua Phú Thọ xây dựng năm 1932. Khu vực trước khi xây dựng trường đua ngựa này có phải là rừng cao su không thì tôi không rõ.
Từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân vô miền Nam, các cánh rừng cao su bị đốn bỏ, giải tỏa dần để làm các chung cư, căn cứ lính Mỹ. Theo anh Phạm Hùng Nghị, cháu rể hụt của bà lý Sóc ngõ Con Mắt, rừng cao su này thuộc sở hữu của Tòa Tổng giám mục Sài Gòn. Khi quân đội Mỹ sử dụng, họ lờ không đền bù thiệt hại. Sau có một người làm ở sứ quán Mỹ giúp Tòa Tổng đòi được một số tiền lớn. Tòa Tổng thưởng lại cho ông này đâu phân nửa. Ông đã dùng số tiền này để dựng tượng Chúa Kitô trên núi Lớn Vũng Tàu. Công trình đang dang dở thì 1975, ông vẫn tiếp tục, sau đó vượt biên, là một bác sĩ có tiếng ở California. Tượng Chúa Kitô t*o Phùng (Vũng Tàu) tiếp tục do linh mục Phêrô Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu cho đến khi hoàn thành.
Trước đó, nó nằm trong khu đất 300 hecta ông Huyện Sĩ dâng cúng nhà thờ Chí Hòa hồi cuối thế kỷ 19.
Sau khi giải tỏa, một số sĩ quan Việt Nam Cộng hòa cũng mua đất nơi đây xây nhà. Một trong những căn nhà đầu tiên là nhà đại tá Bùi Dzinh, dân Công giáo, gốc làng Xuân Hoà, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (cùng huyện với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Ông là người hai lần, 1960 và 1963, mang sư đoàn của mình từ miền Tây lên phản đảo chánh cứu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó còn tham gia đảo chánh Quốc trưởng, tướng Nguyễn Khánh đầu năm 1965. Thất bại, đại tá Bùi Dzinh bị tuyên án tử hình, sau tha bổng nhưng coi như kết thúc cuộc đời binh bị.
Căn nhà của ông đầu đường Sở Mỹ (dân tự đặt, nay là Lê Minh Xuân) bị tịch thu. Gia đình ông mua căn nhà khác ở đối diện hồ tắm Cộng Hòa (một người thân trong gia đình hiện vẫn ở).
Rừng cao su bị đốn dần chứ không cùng lúc. Đến 1966, 1967 vẫn còn một khoảnh rừng sát trại lính Nhảy dù. Có người nói để làm hậu cứ cho trại lính nếu bị tấn công. Khi đốn, trẻ con Ông Tạ mò tới coi chỗ mình chơi ra sao. Ở rừng 1, khu vực đường Đông Sơn hiện nay lộ ra mấy cái bồn lớn, không rõ là gì – bồn chứa xăng dầu chăng? Mỗi bồn đường kính đến chục mét, chôn dưới đất, nhô lên trên chừng một mét.
Đốn xong, nhiều sở Mỹ mọc lên. Một số bà con Nghĩa Hòa rủ nhau đi làm cho họ. Lương cao hơn làm công chức Việt Nam Cộng hòa.
Những năm 1971, 1972, tôi và bạn bè học trường Mai Khôi (nay là Bành Văn Trân) đi theo đường Vân Côi ra đó thỉnh thoảng vẫn còn lượm được thuốc đạn về cuốn trong giấy bạc đốt bay vòng vòng chơi. Lúc ấy, khu vực này đã yên. Trước đó vài năm, tôi nghe bạn bè Mai Khôi của tôi kể trẻ con khu Nghĩa Hòa từng có nhiều trận đánh nhau thật sự ác liệt với đám con nít lượm rác Mỹ từ hương lộ 14 tới. Hai bên hẹn hò, bố trí, dàn trận… hẳn hoi. Mấy anh lính xứ Nghĩa Hòa thay vì can ngăn còn nhào vô cầm đầu, hỗ trợ trẻ con xóm mình, chế súng bắn bi cho chúng (!).
PHÁC HỌA KHU NGÃ TƯ BẢY HIỀN CUỐI THẬP NIÊN 1950 ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 1960
Khu rừng Phú Thọ chỉ chịu dừng lại ở một trại lính Pháp trước 1954 ở ngã tư Bảy Hiền. Trại lính này sau là trại tiểu đoàn 3 Nhảy dù Phạm Công Quân. Đến 1969, trại lính này cũng rút, lấy đất xây bệnh viện Vì Dân (nay là bệnh viện Thống Nhất). Trước khi là trại lính Pháp, khu vực này lại là đất khẩn hoang trước khi có phi trường Tân Sơn Nhứt của một gia đình ở Hạnh Thông Tây (Gò Vấp).
Dân Ông Tạ cũng đành chịu dừng việc “mở rộng lãnh thổ” mình ở trại lính này. Sang bên kia ngã tư Bảy Hiền, hồi mới di cư vào cũng là rừng cao su, tức đất đồn điền, không thể lấn chiếm. Thế là họ đi vòng qua với việc gián tiếp lập ra giáo xứ Tân Việt, đối diện trại sư đoàn dù Hoàng Hoa Thám (nay là chợ và đường Hoàng Hoa Thám).
Cụ thể linh mục chánh xứ Cổ Việt (Thái Bình) Đaminh Vũ Đức Triêm sau một thời gian khoảng hơn bốn tháng ở khu vực nay là giáo xứ Nam Thái – ngay ngã ba Ông Tạ - cùng một số con chiên mình từ Bắc vào đã chủ động rời khu này để sang khu đất ba hecta do Tòa Tổng giám mục Sài Gòn cấp để lập nên giáo xứ Tân Việt. Khu vực Nam Thái để lại cho bà con gốc giáo xứ Cổ Gia quê hương của cha (xin coi “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó”).
Giữa thập niên 1960, khi rừng cao su bị phá bỏ, một số bà con Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) cùng ông nghè Diễn tiến vào, lập nên làng dệt Bảy Hiền, với số dân lúc đó khoảng vài ngàn; tập trung ở đường Võ Thành Trang, Năm Châu, Nguyễn Bá Tòng… (phường 11 và một chút phường 12, Tân Bình hiện nay). Chợ Bà Hoa của bà con Quảng Nam, bán nhiều món xứ Quảng, miền Trung có khá trễ, khoảng đầu thập niên 1970, sau chợ Ông Tạ hơn 15 năm.
Cộng đồng giáo xứ Nghĩa Hòa – Ông Tạ tiếp tục mở rộng “lãnh thổ” ra tới đường Nguyễn Văn Thoại: năm 1970, thành lập một ngôi trường nay là Nguyễn Gia Thiều.
Bên kia Quốc lộ 1, đối diện rừng cao su khu vực ngã tư Bảy Hiền là khu nghĩa địa Quân đội Pháp có từ lâu. Đầu thập niên 1960, một số người Bắc 54 lấn chiếm xung quanh khu nghĩa địa này dựng nên hơn trăm căn nhà gỗ, rồi lên nhà xây, đa số một trệt một lầu…
Bên kia trại lính Nhảy dù (nay là bệnh viện Thống Nhất) trước 1969, tức khu vực là trường Nguyễn Thượng Hiền hiện nay, là Trung tâm Thực nghiệm chăn nuôi, rộng khoảng trên dưới 20 hecta. Từ ngã tư Bảy Hiền, nếu theo đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám) tới sát hồ tắm Cộng Hòa; còn theo đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) tới khoảng đường Nguyễn Đình Khơi hiện nay.
Trung tâm này hầu như không hoạt động. Hồi 1969, khi chữa bệnh nám phổi suốt nửa năm ở nhà thương Đại Hàn (sau trường Nguyễn Thượng Hiền – lúc ấy chưa xây – nay vẫn còn), tôi đi qua nhìn vô như như đất hoang. Trong đó toàn những cây điệp cổ thụ, có cây gốc hai vòng tay. Khoảng 1970 - 1971, trong phong trào “Người cày có ruộng – Thương phế binh có nhà”, khu này bị cả thương phế binh Việt Nam Cộng hòa lẫn dân tràn tới “cắm dùi”, lập ra khu Chăn Nuôi (bên hông trường Nguyễn Thượng Hiền, phía Phạm Hồng Thái) và giáo xứ Thương Phế Binh (nay là giáo xứ Tân Dân, phường 4, Tân Bình).
Có thể thấy rõ, ít nhất đến giữa thập niên 1960, khi khu ngã ba Ông Tạ, hàng trăm nhà đã lên ba, bốn, năm tầng, dân cư chen chúc, buôn bán sầm uất thì khu ngã tư Bảy Hiền vẫn còn là vùng đất khá vắng vẻ; toàn lính tráng, ít dân. Chợ Bà Hoa chưa có. Xa xa có chợ Tân Việt cũng toàn Bắc 54, nhỏ hơn chợ Ông Tạ nhiều. Dân Tân Việt có nhiều bà con ở khu Ông Tạ; gần tết thế nào cũng cố đi chợ tết Ông Tạ.
Sau 1965, có một số nhà mặt ngoài nghĩa địa Quân đội Pháp trên đường Võ Tánh thì hầu hết làm nghề sửa quần áo lính và đi chợ… Ông Tạ.
Có lẽ vì vậy nên bà con khu nhà thờ Chí Hòa, cư xá Tự Do gần ngã tư Bảy Hiền hơn ngã ba Ông Tạ trước 1975 nhưng đều tự coi mình là dân Ông Tạ chứ không nghĩ mình là dân Bảy Hiền.
Tôi học lớp Bốn, Năm trường Mai Khôi, chơi thân với Hoàng Hải Triều, con trai nhà văn Hoàng Hải Thủy nổi tiếng trước 1975. Nhà văn “Công tử Hà Đông” ở khu cư xá Tự Do, làm bài thơ “Áo vàng hoa” tháng 7-1977 đã ghi rõ cuối bài thơ: “ Hoàng Hải Thủy - Tháng 7, 1977 - Nhà 259/29 A Phạm Hồng Thái, cư xá Tự Do, Ngã ba Ông Tạ, Sài Gòn”.
Thanked by 4 Members:
|
|
#214
Gửi vào 27/10/2021 - 10:05
một khu đồn điền cao su ở Biên hoà , 1964 ./ flickr .
Thanked by 4 Members:
|
|
#215
Gửi vào 27/10/2021 - 10:46
trong khi phu thợ mỏ cao su cho rằng điều kiện sống trong các đồn điền thiếu thốn , lao động cực nhọc
và bị cai hành hạ , sợ nhất là bị bệnh sốt rét , thì khi ở chơi nhà 1 chủ đồn điền người Pháp ,tôi có nghe ông này và bà vợ kể chuyện ( ông này là đại diện chủ nhân các đồn điền cao su Vn , nhà ở đường Hiền vương , gần mấy tiệm phở Hiền vương ), ông ta nói phu Vn làm việc rất giỏi , nhưng hay thích cờ bạc , hút thuốc phiện công khai và play street girls , đa số là phu được tuyển ngoài bắc , khoảng 57 % , họ ít chăm sóc hoàn cảnh sinh sống ,họ bị bệnh nhớ nhà và thích nhất là được ..trốn để đi Cholon ăn chơi , vì trong đồn điền nếu ko đánh bài thì cũng để dành được $ ... sau 1940 , lính Nhựt vào Vn thì các đồn điền cao su bị bỏ hoang phế , phu phen đi tứ tán , cơ xưởng bị sập nát , dĩ nhiên là ko xuất cảng được gì . sau 1945 , người Pháp quay lại, tìm kiếm thợ chuyên môn và dạy nghề cho những phu phen mới , từ từ hoạt động trở lại .
- khi người Pháp ra đi thì có giao lại đồn điền cho 1 số nhà thờ , như khu vực chung quanh trường đua Phú thọ .
Saigon , 1911 .
và bị cai hành hạ , sợ nhất là bị bệnh sốt rét , thì khi ở chơi nhà 1 chủ đồn điền người Pháp ,tôi có nghe ông này và bà vợ kể chuyện ( ông này là đại diện chủ nhân các đồn điền cao su Vn , nhà ở đường Hiền vương , gần mấy tiệm phở Hiền vương ), ông ta nói phu Vn làm việc rất giỏi , nhưng hay thích cờ bạc , hút thuốc phiện công khai và play street girls , đa số là phu được tuyển ngoài bắc , khoảng 57 % , họ ít chăm sóc hoàn cảnh sinh sống ,họ bị bệnh nhớ nhà và thích nhất là được ..trốn để đi Cholon ăn chơi , vì trong đồn điền nếu ko đánh bài thì cũng để dành được $ ... sau 1940 , lính Nhựt vào Vn thì các đồn điền cao su bị bỏ hoang phế , phu phen đi tứ tán , cơ xưởng bị sập nát , dĩ nhiên là ko xuất cảng được gì . sau 1945 , người Pháp quay lại, tìm kiếm thợ chuyên môn và dạy nghề cho những phu phen mới , từ từ hoạt động trở lại .
- khi người Pháp ra đi thì có giao lại đồn điền cho 1 số nhà thờ , như khu vực chung quanh trường đua Phú thọ .
Saigon , 1911 .
Thanked by 5 Members:
|
|
#216
Gửi vào 31/10/2021 - 20:40
Ông không chỉ có bức tranh lớn “Bình Ngô Đại cáo” treo trong dinh Độc Lập…
HỌA SĨ NGUYỄN VĂN MINH (1934-2005) VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM
Khách đến thăm Dinh Thống Nhất, tên mới của Dinh Độc Lập trước kia, bị thu hút bởi một bức tranh rất lớn tại phòng Trình Quốc thư ở tầng hai. Cho dù chỉ có thể ngắm bức tranh từ phía ngoài căn phòng, sau ba-ri-e che chắn, từng tiết của bức tranh hiện lên khá rõ. Đó là quang cảnh đất nước vừa lấy lại nền thái bình từ tay giặc Ngô vào thế kỷ thứ 15. Bức tranh sơn mài rất lớn trên nền nhũ vàng sang trọng, có phong cách thể hiện gần gũi với dạng tranh Byobu của Nhật bản thời các Shogun. Có thể nói đây là bức tranh có kích thước lớn nhất của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, dài tới 14 mét, cao 9 mét, được ghép lại từ 40 bức sơn mài khổ nhỏ mỗi bức 0,8 mét X 1,2 mét. Chi tiết trong tranh dày đặc, có khỏang 15 cảnh sinh họat đồng hiện trên tranh.
Từ một bức tranh chỉ dành riêng cho quốc khách thưởng lãm, bức Bình Ngô Đại Cáo nói trên đã đến được với công chúng khi họ vào thăm một nơi trước kia chỉ dành cho chính phủ và quốc khách chế độ cũ. Bên cạnh những bức họa được trưng bày trong dinh như bức Sơn Hà Cẩm Tú của K.T.S Ngô Viết Thụ, bức Quốc Tổ Hùng Vương của Họa sĩ Trọng Nội…Bức Bình Ngô Đại Cáo có vị trí rất trang trọng trên nền bức tường chính phòng Trình quốc thư, toát lên từ nội dung niềm tự hào của một đất nước có nền văn hiến lâu đời, đã chiến thắng quân xâm lược nhà Minh mạnh hơn gấp nhiều lần và xây dựng được nền hòa bình trong độc lập cách nay 6 thế kỷ. Chất liệu sơn mài dân tộc sâu đằm nhưng sang trọng thể hiện một quang cảnh rộng lớn, đồng hiện nhiều sinh họat của một dân tộc, đất nước còn đang ngây ngất bởi hào khí chiến thắng. Trong đó, là sự uy nghi của triều đình nhà Lê, khí thế của đoàn quân chiến thắng kiêu hùng trên đường về kinh đô trẩy hội, vẻ tưng bừng của đồng ruộng núi sông, của người nông dân vừa thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh. Đó là không khí rộn rã của quê hương bừng bừng sức sống và hy vọng, được thể hiện trong màu vàng nhũ rực rỡ như ánh nắng một ngày đầu xuân, báo hiệu bình minh của dân tộc thời xa xưa.
Năm 1994, họa sĩ Nguyễn Văn Minh - người mà giới nghệ thuật Pháp xem là maitre lacquer (bận thầy sơn mài) - về Việt Nam và đến thăm bức tranh Bình Ngô Đại Cáo, được ông thực hiện những năm tuổi trẻ tại Sài Gòn.
Việc thực hiện bức tranh là một cơ duyên chỉ có một lần trong đời, vào năm 1966, khi ông đang làm Giám đốc Trung Tâm nghệ thuật và mỹ nghệ Mê Linh với hơn trăm nhân viên. Được Họa sư Lê Văn Đệ tiến cử, để đảm nhận việc thực hiện bức tranh hoành tráng này để trang trí tại Dinh Độc Lập vừa xây dựng xong, ông chỉ có hai tháng vừa vẽ phác thảo vừa thực hiện. Từ đó, trong suốt thời gian ngắn ngủi đó, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh cùng các phụ tá đã hoàn thành tốt đẹp công việc để đời này. Bên cạnh đó, ông còn thiết kế cả bộ bàn ghế có tay vịn bằng gỗ phủ sơn mài trong phòng, tấm thảm lớn và cả những chiếc đèn lớn đặt hai bên bức tranh và quanh phòng.
Hoạ sĩ Phi Mai, người đệ tử duy nhất của Hoạ sĩ Nguyễn Văn Minh kể lại: Lần về Việt Nam năm đó, ông và chị mua vé vào cổng và lên tầng hai để xem lại bức tranh. Họa sĩ Nguyễn Văn Minh ngắm tranh thật kỹ và đánh giá là sau 27 năm, bức tranh đã bị xuống cấp nhiều chỗ. Chiếc bàn đặt phía trước và cặp đèn hai bên tranh vẫn còn. Bộ ghế sofa dọc hai bên căn phòng đã được thay vải bọc sau rất nhiều năm, tấm thảm trải dưới sàn cũng đã thay bằng tấm thảm khác. Khi biết ông là tác giả bức tranh này, Ban Giám đốc Dinh Thống Nhất đã mời ông, họa sĩ Phi Mai cùng KTS Ngô Viết Thụ ăn bữa cơm thân mật. Sau cuộc gặp gỡ đó, năm 2003, những người quản lý Dinh Thống Nhất có nêu đề nghị mời Họa sĩ Nguyễn Văn Minh phục chế toàn diện bức tranh này. Cân nhắc các chi phí, thời gian đi về giữa Mỹ và Việt Nam, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh ra một giá tương xứng. Nhưng việc này đã không được tiến hành.
Họa sĩ Nguyễn Văn Minh là một người Sài Gòn đích thực. Ông sinh năm 1934 tại Làng Bình Hòa, một ngôi làng cổ của tỉnh Gia Định nay thuộc quận Bình Thạnh. Năm ông 12 tuổi, cha ông qua đời. Năm 16 tuổi, ông phải rời trường học để phụ giúp mẹ kiếm sống nuôi gia đình. Năm 1954, ông xin được học bổng vào trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ năm 1954 và tiếp tục học, tốt nghiệp Thủ khoa trường Mỹ thuật Gia Định 1958. Sau đó, ông liên tục được các học bổng sang Nhật huấn luyện thêm về kỹ thuật tranh sơn mài tại National Industrial Arts and Research Institute tại cố đô Kyoto và Sendai. Đây là một cú hích về nghệ thuật khi ông tiếp cận với nghệ thuật Nhật Bản, một đất nước giàu truyền thống mỹ thuật và có kỹ thuật sơn mài rất nổi tiếng trên thế giới. Năm 1975, ông lìa quê hương cùng với gia đình có đàn con rất đông tới tám người. Trong suốt 30 năm ở Mỹ, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp hội họa của ông và đạt được những thành công, có thể yên tâm lo cho cuộc sống gia đình hoàn toàn bằng nghề này. Thập niên 1980, ông mở phòng triển lãm tại Georgetown, tham dự cũng như tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm khắp nước Mỹ và Âu Châu. Trong chặng đường nghệ thuật, ông đọat được nhiều giải thưởng như Huân chương Danh dự trao tặng bởi Vatican, Rome, Ý cho bức chân dung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1962), Huy chương Bạc nhận từ quốc tế Triển lãm Mỹ thuật, Rome, Ý (1963), Huân chương Danh dự trao tặng bởi Triển lãm Mỹ thuật quốc tế, Sài Gòn (1964), Huy chương vàng nhận từ Học viện Mỹ thuật, Khoa học và Văn chương, Paris, Pháp (1982) và nhận được lời chúc mừng từ thị trưởng Paris và sau này là Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Pháp, năm 1989 nhân dịp Triển lãm tại Pháp. Tác phẩm Cây anh đào nở hoa của ông đã được mua bởi Oleg Cassini, nhà thiết kế của bà Jacqueline Kennedy. Ông còn đoạt giải thưởng của Yves St Laurent về thiết kế chai nước hoa Opium. Biên tập viên của Dauphine Vaucluse, Toulon, Pháp đã đánh giá ông là "Ông hoàng của sơn mài" nhân cuộc triển lãm ở viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Á Châu ở Toulon, Pháp năm 2001.
Cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Văn Minh có chặng đường theo đuổi nghệ thuật khá dài. Đam mê sáng tạo mạnh mẽ và sức sáng tạo dồi dào, ông luôn trăn trở khi đứng giữa trách nhiệm một người cha lo cho đàn con rất đông sống trên xứ người và với mong muốn sáng tác theo ý nguyện của mình bên cạnh những đơn đặt hàng của khách yêu nghệ thuật. Điều hạnh phúc với ông là tác phẩm của ông luôn được đón nhận và hâm mộ, nhất là giới yêu nghệ thuật nước Pháp (ông có tới 14 lần triển lãm tại Pháp, trong đó hầu hết là triển lãm cá nhân). Tranh sơn mài của Nguyễn Văn Minh thường sử dụng lá vàng và bạc làm nền, nội dung và họa tiết mang tâm hồn Việt nhưng đậm đà chất phương Đông, nhất là những bức tranh vào cuối đời. Người xem có thể thấy rõ ảnh hưởng của nghê thuật Nhật Bản trong nhiều tác phẩm của ông. Trong triển lãm tại Tòa đại sứ Pháp tại thủ đô Washington năm 2001, báo chí đánh giá “Khác với khuôn thước sơn mài cũ của ngành mỹ nghệ Việt Nam, hình thức, bố cục trong các tranh của Nguyễn Văn Minh phóng khoáng, sáng tạo, mới mẻ, nên đạt trình độ một tác phẩm nghệ thuật chứ không nằm trong dụng công trang trí bình thường của lọai sơn mài kỹ nghệ thường thấy trước đây. Tòa đại sứ Pháp trong phần giới thiệu cho hay tranh ông dù là phong cảnh, chân dung hay tĩnh vật đều tạo được sự hòa hợp giữa màu sắc và kỹ thuật trác tuyệt”(theo Phạm Điền - RFA).
Năm 2005, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh lìa trần trong sự tiếc thuơng của gia đình, bạn bè. Chưa có thể tổng kết được số tranh ông thực hiện suốt cuộc đời sáng tác của mình. Ở Việt Nam, ngoài bức Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng, ông có tranh trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố H.C.M. Tuy nhiên, thành tựu hội họa trong suốt 30 năm ở hải ngọai của ông với nhiều thành tích vẫn không được biết nhiều trong nước. Điều đó dễ dẫn tới việc đánh giá di sản nghệ thuật của ông thiếu đầy đủ và toàn diện. Đối với gia đình và bạn bè, ngoài tất cả những tác phẩm nghệ thuật để lại, ông là một người nhân hậu, khiêm nhường, thương yêu gia đình và gần gũi với mọi người, như trong lời lưu niệm của một người bạn Mỹ khi ông mất, đăng trên Guestbook báo Washington Post sau lời Cáo phó: “Ông đã đến thăm ngôi nhà nơi tôi đang ở và tôi nhớ lại một cách sống động những niềm vui và sự hài lòng mà tôi cảm nhận khi chỉ cho ông thấy một số tác phẩm của ông mà tôi có được trong bốn năm tôi ở Sài Gòn, từ 1967-1971. Cho đến giờ, tôi vẫn trân trọng những tác phẩm và tự hào vì chúng với tất cả những người tới thăm nhà. Chúng bao gồm một bàn cà phê và một bình phong hai mặt tuyệt đẹp với những con vịt hoang trong nền vàng lá ở một bên, và một ông già kéo con bò của mình qua một khu rừng bên kia.
Nguyễn Văn Minh là một người chân thành, khiêm tốn và người đàn ông lịch thiệp với người khác, mà bên ông tôi luôn cảm thấy thoải mái. Ông có tất cả các đức tính của một người đức độ ở một thế giới xa xưa đã qua. Ông giống như một giá trị tinh thần xưa cũ. Được bao quanh bởi các sản phẩm của nghệ thuật đầy cảm xúc của ông, tôi sẽ trân trọng những kỷ niệm này” (Allan Wendt).
Bức tranh cuối cùng Họa sĩ Nguyễn Văn Minh vẽ là bức tranh Foggy Mountains (những ngọn núi mù sương) phác thảo cho tấm bình phong lớn trị giá 70.000 USD với kích cỡ dài gần 3 mét. Ông vẽ bức này vào mùa xuân năm 2004, chưa tới một năm rước khi mất và do họa sĩ Phi Mai thay mặt thầy của mình hoàn thiện để giao cho khách hàng. Những ngày còn nằm trên giường bệnh, ông còn kịp vẽ từng tấm trong số 160 tấm thiệp tặng cho khách đến dự đám cưới cô con gái thân yêu của mình. Có lẽ đó là những tác phẩm cuối cùng mà ông thương yêu dành cho con cái. Nghệ thuật của ông như là mục đích tự thân, nhưng gia đình mới chính là động lực mạnh để ông sáng tác mạnh mẽ cho đến khi nhắm mắt bên đàn con đã thành đạt bên xứ người.
PHẠM CÔNG LUẬN (trích trong cuốn “Sài gòn – chuyện đời của phố” tập I. Công ty sách Phương Nam xuất bản 2014)
Ảnh tư liêu: HS Phi Mai cung cấp.
Ông Thị trưởng Jacques Chirac (sau này là Tổng thống Pháp) đến xem tranh và ghi sổ lưu niệm tại triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Minh năm 1989 tại Pháp
Bức tranh sơn mài lớn Bình Ngô Đại Cáo trong dinh Độc Lập
HỌA SĨ NGUYỄN VĂN MINH (1934-2005) VÀ NHỮNG TUYỆT PHẨM
Khách đến thăm Dinh Thống Nhất, tên mới của Dinh Độc Lập trước kia, bị thu hút bởi một bức tranh rất lớn tại phòng Trình Quốc thư ở tầng hai. Cho dù chỉ có thể ngắm bức tranh từ phía ngoài căn phòng, sau ba-ri-e che chắn, từng tiết của bức tranh hiện lên khá rõ. Đó là quang cảnh đất nước vừa lấy lại nền thái bình từ tay giặc Ngô vào thế kỷ thứ 15. Bức tranh sơn mài rất lớn trên nền nhũ vàng sang trọng, có phong cách thể hiện gần gũi với dạng tranh Byobu của Nhật bản thời các Shogun. Có thể nói đây là bức tranh có kích thước lớn nhất của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, dài tới 14 mét, cao 9 mét, được ghép lại từ 40 bức sơn mài khổ nhỏ mỗi bức 0,8 mét X 1,2 mét. Chi tiết trong tranh dày đặc, có khỏang 15 cảnh sinh họat đồng hiện trên tranh.
Từ một bức tranh chỉ dành riêng cho quốc khách thưởng lãm, bức Bình Ngô Đại Cáo nói trên đã đến được với công chúng khi họ vào thăm một nơi trước kia chỉ dành cho chính phủ và quốc khách chế độ cũ. Bên cạnh những bức họa được trưng bày trong dinh như bức Sơn Hà Cẩm Tú của K.T.S Ngô Viết Thụ, bức Quốc Tổ Hùng Vương của Họa sĩ Trọng Nội…Bức Bình Ngô Đại Cáo có vị trí rất trang trọng trên nền bức tường chính phòng Trình quốc thư, toát lên từ nội dung niềm tự hào của một đất nước có nền văn hiến lâu đời, đã chiến thắng quân xâm lược nhà Minh mạnh hơn gấp nhiều lần và xây dựng được nền hòa bình trong độc lập cách nay 6 thế kỷ. Chất liệu sơn mài dân tộc sâu đằm nhưng sang trọng thể hiện một quang cảnh rộng lớn, đồng hiện nhiều sinh họat của một dân tộc, đất nước còn đang ngây ngất bởi hào khí chiến thắng. Trong đó, là sự uy nghi của triều đình nhà Lê, khí thế của đoàn quân chiến thắng kiêu hùng trên đường về kinh đô trẩy hội, vẻ tưng bừng của đồng ruộng núi sông, của người nông dân vừa thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh. Đó là không khí rộn rã của quê hương bừng bừng sức sống và hy vọng, được thể hiện trong màu vàng nhũ rực rỡ như ánh nắng một ngày đầu xuân, báo hiệu bình minh của dân tộc thời xa xưa.
Năm 1994, họa sĩ Nguyễn Văn Minh - người mà giới nghệ thuật Pháp xem là maitre lacquer (bận thầy sơn mài) - về Việt Nam và đến thăm bức tranh Bình Ngô Đại Cáo, được ông thực hiện những năm tuổi trẻ tại Sài Gòn.
Việc thực hiện bức tranh là một cơ duyên chỉ có một lần trong đời, vào năm 1966, khi ông đang làm Giám đốc Trung Tâm nghệ thuật và mỹ nghệ Mê Linh với hơn trăm nhân viên. Được Họa sư Lê Văn Đệ tiến cử, để đảm nhận việc thực hiện bức tranh hoành tráng này để trang trí tại Dinh Độc Lập vừa xây dựng xong, ông chỉ có hai tháng vừa vẽ phác thảo vừa thực hiện. Từ đó, trong suốt thời gian ngắn ngủi đó, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh cùng các phụ tá đã hoàn thành tốt đẹp công việc để đời này. Bên cạnh đó, ông còn thiết kế cả bộ bàn ghế có tay vịn bằng gỗ phủ sơn mài trong phòng, tấm thảm lớn và cả những chiếc đèn lớn đặt hai bên bức tranh và quanh phòng.
Hoạ sĩ Phi Mai, người đệ tử duy nhất của Hoạ sĩ Nguyễn Văn Minh kể lại: Lần về Việt Nam năm đó, ông và chị mua vé vào cổng và lên tầng hai để xem lại bức tranh. Họa sĩ Nguyễn Văn Minh ngắm tranh thật kỹ và đánh giá là sau 27 năm, bức tranh đã bị xuống cấp nhiều chỗ. Chiếc bàn đặt phía trước và cặp đèn hai bên tranh vẫn còn. Bộ ghế sofa dọc hai bên căn phòng đã được thay vải bọc sau rất nhiều năm, tấm thảm trải dưới sàn cũng đã thay bằng tấm thảm khác. Khi biết ông là tác giả bức tranh này, Ban Giám đốc Dinh Thống Nhất đã mời ông, họa sĩ Phi Mai cùng KTS Ngô Viết Thụ ăn bữa cơm thân mật. Sau cuộc gặp gỡ đó, năm 2003, những người quản lý Dinh Thống Nhất có nêu đề nghị mời Họa sĩ Nguyễn Văn Minh phục chế toàn diện bức tranh này. Cân nhắc các chi phí, thời gian đi về giữa Mỹ và Việt Nam, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh ra một giá tương xứng. Nhưng việc này đã không được tiến hành.
Họa sĩ Nguyễn Văn Minh là một người Sài Gòn đích thực. Ông sinh năm 1934 tại Làng Bình Hòa, một ngôi làng cổ của tỉnh Gia Định nay thuộc quận Bình Thạnh. Năm ông 12 tuổi, cha ông qua đời. Năm 16 tuổi, ông phải rời trường học để phụ giúp mẹ kiếm sống nuôi gia đình. Năm 1954, ông xin được học bổng vào trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ năm 1954 và tiếp tục học, tốt nghiệp Thủ khoa trường Mỹ thuật Gia Định 1958. Sau đó, ông liên tục được các học bổng sang Nhật huấn luyện thêm về kỹ thuật tranh sơn mài tại National Industrial Arts and Research Institute tại cố đô Kyoto và Sendai. Đây là một cú hích về nghệ thuật khi ông tiếp cận với nghệ thuật Nhật Bản, một đất nước giàu truyền thống mỹ thuật và có kỹ thuật sơn mài rất nổi tiếng trên thế giới. Năm 1975, ông lìa quê hương cùng với gia đình có đàn con rất đông tới tám người. Trong suốt 30 năm ở Mỹ, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp hội họa của ông và đạt được những thành công, có thể yên tâm lo cho cuộc sống gia đình hoàn toàn bằng nghề này. Thập niên 1980, ông mở phòng triển lãm tại Georgetown, tham dự cũng như tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm khắp nước Mỹ và Âu Châu. Trong chặng đường nghệ thuật, ông đọat được nhiều giải thưởng như Huân chương Danh dự trao tặng bởi Vatican, Rome, Ý cho bức chân dung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1962), Huy chương Bạc nhận từ quốc tế Triển lãm Mỹ thuật, Rome, Ý (1963), Huân chương Danh dự trao tặng bởi Triển lãm Mỹ thuật quốc tế, Sài Gòn (1964), Huy chương vàng nhận từ Học viện Mỹ thuật, Khoa học và Văn chương, Paris, Pháp (1982) và nhận được lời chúc mừng từ thị trưởng Paris và sau này là Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Pháp, năm 1989 nhân dịp Triển lãm tại Pháp. Tác phẩm Cây anh đào nở hoa của ông đã được mua bởi Oleg Cassini, nhà thiết kế của bà Jacqueline Kennedy. Ông còn đoạt giải thưởng của Yves St Laurent về thiết kế chai nước hoa Opium. Biên tập viên của Dauphine Vaucluse, Toulon, Pháp đã đánh giá ông là "Ông hoàng của sơn mài" nhân cuộc triển lãm ở viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Á Châu ở Toulon, Pháp năm 2001.
Cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Văn Minh có chặng đường theo đuổi nghệ thuật khá dài. Đam mê sáng tạo mạnh mẽ và sức sáng tạo dồi dào, ông luôn trăn trở khi đứng giữa trách nhiệm một người cha lo cho đàn con rất đông sống trên xứ người và với mong muốn sáng tác theo ý nguyện của mình bên cạnh những đơn đặt hàng của khách yêu nghệ thuật. Điều hạnh phúc với ông là tác phẩm của ông luôn được đón nhận và hâm mộ, nhất là giới yêu nghệ thuật nước Pháp (ông có tới 14 lần triển lãm tại Pháp, trong đó hầu hết là triển lãm cá nhân). Tranh sơn mài của Nguyễn Văn Minh thường sử dụng lá vàng và bạc làm nền, nội dung và họa tiết mang tâm hồn Việt nhưng đậm đà chất phương Đông, nhất là những bức tranh vào cuối đời. Người xem có thể thấy rõ ảnh hưởng của nghê thuật Nhật Bản trong nhiều tác phẩm của ông. Trong triển lãm tại Tòa đại sứ Pháp tại thủ đô Washington năm 2001, báo chí đánh giá “Khác với khuôn thước sơn mài cũ của ngành mỹ nghệ Việt Nam, hình thức, bố cục trong các tranh của Nguyễn Văn Minh phóng khoáng, sáng tạo, mới mẻ, nên đạt trình độ một tác phẩm nghệ thuật chứ không nằm trong dụng công trang trí bình thường của lọai sơn mài kỹ nghệ thường thấy trước đây. Tòa đại sứ Pháp trong phần giới thiệu cho hay tranh ông dù là phong cảnh, chân dung hay tĩnh vật đều tạo được sự hòa hợp giữa màu sắc và kỹ thuật trác tuyệt”(theo Phạm Điền - RFA).
Năm 2005, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư, Họa sĩ Nguyễn Văn Minh lìa trần trong sự tiếc thuơng của gia đình, bạn bè. Chưa có thể tổng kết được số tranh ông thực hiện suốt cuộc đời sáng tác của mình. Ở Việt Nam, ngoài bức Bình Ngô Đại Cáo nổi tiếng, ông có tranh trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố H.C.M. Tuy nhiên, thành tựu hội họa trong suốt 30 năm ở hải ngọai của ông với nhiều thành tích vẫn không được biết nhiều trong nước. Điều đó dễ dẫn tới việc đánh giá di sản nghệ thuật của ông thiếu đầy đủ và toàn diện. Đối với gia đình và bạn bè, ngoài tất cả những tác phẩm nghệ thuật để lại, ông là một người nhân hậu, khiêm nhường, thương yêu gia đình và gần gũi với mọi người, như trong lời lưu niệm của một người bạn Mỹ khi ông mất, đăng trên Guestbook báo Washington Post sau lời Cáo phó: “Ông đã đến thăm ngôi nhà nơi tôi đang ở và tôi nhớ lại một cách sống động những niềm vui và sự hài lòng mà tôi cảm nhận khi chỉ cho ông thấy một số tác phẩm của ông mà tôi có được trong bốn năm tôi ở Sài Gòn, từ 1967-1971. Cho đến giờ, tôi vẫn trân trọng những tác phẩm và tự hào vì chúng với tất cả những người tới thăm nhà. Chúng bao gồm một bàn cà phê và một bình phong hai mặt tuyệt đẹp với những con vịt hoang trong nền vàng lá ở một bên, và một ông già kéo con bò của mình qua một khu rừng bên kia.
Nguyễn Văn Minh là một người chân thành, khiêm tốn và người đàn ông lịch thiệp với người khác, mà bên ông tôi luôn cảm thấy thoải mái. Ông có tất cả các đức tính của một người đức độ ở một thế giới xa xưa đã qua. Ông giống như một giá trị tinh thần xưa cũ. Được bao quanh bởi các sản phẩm của nghệ thuật đầy cảm xúc của ông, tôi sẽ trân trọng những kỷ niệm này” (Allan Wendt).
Bức tranh cuối cùng Họa sĩ Nguyễn Văn Minh vẽ là bức tranh Foggy Mountains (những ngọn núi mù sương) phác thảo cho tấm bình phong lớn trị giá 70.000 USD với kích cỡ dài gần 3 mét. Ông vẽ bức này vào mùa xuân năm 2004, chưa tới một năm rước khi mất và do họa sĩ Phi Mai thay mặt thầy của mình hoàn thiện để giao cho khách hàng. Những ngày còn nằm trên giường bệnh, ông còn kịp vẽ từng tấm trong số 160 tấm thiệp tặng cho khách đến dự đám cưới cô con gái thân yêu của mình. Có lẽ đó là những tác phẩm cuối cùng mà ông thương yêu dành cho con cái. Nghệ thuật của ông như là mục đích tự thân, nhưng gia đình mới chính là động lực mạnh để ông sáng tác mạnh mẽ cho đến khi nhắm mắt bên đàn con đã thành đạt bên xứ người.
PHẠM CÔNG LUẬN (trích trong cuốn “Sài gòn – chuyện đời của phố” tập I. Công ty sách Phương Nam xuất bản 2014)
Ảnh tư liêu: HS Phi Mai cung cấp.
Ông Thị trưởng Jacques Chirac (sau này là Tổng thống Pháp) đến xem tranh và ghi sổ lưu niệm tại triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Minh năm 1989 tại Pháp
Bức tranh sơn mài lớn Bình Ngô Đại Cáo trong dinh Độc Lập
Thanked by 4 Members:
|
|
#217
Gửi vào 06/11/2021 - 20:16
Chú Hỏa: Từ đòn gánh ve chai đến hào phú giàu có nổi tiếng Sài Gòn
Trần Hưng • Thứ tư, 25/08/2021
Nói về sự thành công của người Hoa ở đất Sài Gòn xưa thì không thể không nhắc tới Chú Hỏa. Chú Hỏa tên thật là Huỳnh Văn Hoa, từng sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn, là người giảu có nổi tiếng Đông Dương. Cũng giống như khá nhiều hào phú Sài Gòn nổi tiếng khác, ông bắt đầu với hai bàn tay trắng, từ nghề ve chai mà trở nên giàu có.
Từ nghề ve chai
Huỳnh Văn Hoa sinh năm 1845 ở làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phúc Kiến (nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc).
Năm 1863 khi 18 tuổi, Huỳnh Văn Hoa sang Việt Nam, đặt chân đến Sài Gòn với 2 bàn tay trắng, phải làm nghề ve chai kiếm sống. Thế nhưng bỗng chốc chàng trai này phất lên và trở thành giàu có, khiến rất nhiều giả thiết được người ta đưa ra.
Có người kể rằng trong một lần thu mua ve chai, Huỳnh Văn Hoa tìm được túi vàng đặt trong chiếc nệm cũ. Cũng có người cho rằng Huỳnh Văn Hoa mua được bức tượng nhưng tình cờ phát hiện bên trong chứa đầy vàng.
Còn có chuyện kể rằng khi người Pháp cho thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng, Huỳnh Văn Hoa đã mua lại số máy này. Nhờ kinh nghiệm mua bán ve chai mà ông phân loại được vàng và những thứ có giá trong số máy truyền tin ấy.
Cũng có người cho rằng, Huỳnh Văn Hoa lê la khắp Sài Gòn gom những thứ bỏ đi, nhờ biết chữ Hán nên tìm ra trong những thứ đổ đi có đồ cổ rất có giá trị.
Sau này tác giả Chen Bickun có được những tài liệu từ dòng dõi của Huỳnh Văn Hoa đang sinh sống ở Paris, Pháp. Theo các tài liệu này thì khi mới sang Việt Nam, giai đoạn đầu Huỳnh Văn Hoa phải sinh sống bằng nghề ve chai vất vả. Thấy chàng trai này rất thật thà, một ông chủ người Pháp nhận về làm việc cho mình.
Sau một thời gian, ông chủ thấy Huỳnh Văn Hoa không chỉ thật thà mà còn đặc biệt siêng năng tốt bụng, vì thế mà ngày càng tin tưởng và yêu quý. Sau đấy ông chủ người Pháp giúp đỡ Huỳnh Văn Hoa một ít vốn để mở tiệm cầm đồ kinh doanh.
Tiệm cầm đồ nằm đối diện với văn phòng của ông chủ người Pháp, chính là vị trí góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay. Có lẽ ông Trời cũng thương người thật thà lại chịu khó nên tiệm cầm đồ hoạt động rất tốt.
Đến bất động sản
Gần tiệm cầm đồ có khu đất khi ấy là vũng lầy vô cùng rộng lớn nhưng bị bỏ hoang, Huỳnh Văn Hoa liền mua lại. Ngày nay khu đất này nằm giới hạn trong con đường Trần Hưng Đạo, Yersin, Đề Thám.
Từ vũng lầy, khu đất nhanh chóng được quy hoạch, sau này chợ Bến Thành cũng được xây dựng tại đó. Sau khi san lấp thành đường phố, giao thông tấp nập, khu đất lầy bị bỏ hoang ngày nào bỗng trở thành tấc đất tấc vàng, Huỳnh Văn Hoa thu được số tiền lời rất lớn.
Để thuận lợi cho việc kinh doanh, Huỳnh Văn Hoa nhập quốc tịch Pháp, lấy tên là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa được ký âm theo phương ngữ Phúc Kiến, âm Việt hóa là Hứa Bổn Hỏa, và người Việt hay gọi ông là Chú Hỏa.
Chú Hỏa thành lập công ty Bất động sản Hui Bon Hoa sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn. Dân thời đấy có câu: “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” (Chú Hỷ là vua tàu thủy Nam kỳ thời đấy).
Giáo dục con cháu bằng chiếc đòn gánh
Là hào phú giàu có, Chú Hỏa không quên thời gian khó xưa kia, ông giáo dục các con rất tốt, thường làm việc thiện, nhắc các con không quên gốc gác nhặt ve chai của mình.
Theo tư liệu của Bảo tàng Hoa kiều Tuyền Châu thì năm 1901, Chú Hỏa mất ở Sài Gòn. Các con được thừa hưởng gia tài của cha, mà “báu vật” ông truyền lại cho con cháu là chiếc đòn gánh ve chai của mình, nhắc nhở các con dù sống trong giàu có nhưng không quên gốc gác nghèo khó, cần làm nhiều việc thiện.
Ngay sau khi Chú Hỏa mất, các con ông sáp nhập công ty Hui Bon Hoa của cha mình lại với công ty Louis Ogliatro của một người Pháp ở đảo Corse. Công ty liên doanh Ogliastro-Hui Bon Hoa quản lý các tiệm cầm đồ và kinh doanh bất động sản.
Sau đó liên doanh này mở rộng sang ngành dược, năm 1919 quản lý 25 nhà thuốc lớn khắp Đông Dương, trong đó có 6 nhà thuốc ở Sài Gòn.
Năm 1920, gia đình Chú Hỏa đã xây 3 tòa nhà mới trên phần đất khởi nghiệp của ông, được bao bọc bởi 4 con đường ngày nay là đường Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Calmet và Lê Thị Hồng Gấm, dân chúng gọi đây là “nhà Chú Hỏa”.
Công trình này được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Paul Veysseyre và Kruze, theo phong cách Art décort, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á – Âu.
...
Những công trình ý nghĩa
Cũng như Chú Hỏa, các con cháu của ông đã làm nhiều việc thiện, xây dựng và hiến tặng nhiều công trình phúc lợi như: Phước Thiện Y Viện năm 1909 (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Chẩn Y Viện năm 1937 (nay là Bệnh viện đa khoa Sài Gòn), Bệnh viện Maternité Indochinoise năm 1937 (tên Việt là Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn năm 1949, chùa Kỳ Viên năm 1949, Thành Chí học hiệu (Trường THCS Minh Đức), các công trình nuôi cơm những người vô gia cư, v.v..
Năm 1933, báo chí Trung Quốc đưa tin rằng “nhà Chú Hỏa” là tòa nhà sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn.
Năm 1925, gia đình Hui Bon Hoa thành lập tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa để quản lý gần 30.000 nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Năm 1925, tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa xây dựng khách sạn Majestic nổi tiếng, đây cũng là khách sạn đầu tiên được trang bị máy điều hòa ở Đông Dương.
Ngoài ra tổng công ty này cũng thi công các công trình khác còn tồn tại đến ngày nay như khu nhà khách Chính phủ, các trụ sở ngân hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn, khách sạn Palace Long Hải (nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), v.v..
Khu biệt thự đường Lý Thái Tổ của gia đình chú Hỏa, đầu thập niên 1970. Khu biệt thự này gồm 7 cái, ở đầu đường Lý Thái Tổ, gần Ngã 6 Cộng Hòa. Khu biệt thự này hiện nay được dùng làm Nhà khách Chính phủ. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Năm 1975, gia đình Hui Bon Hoa đến nước Pháp sinh sống, khu nhà Chú Hỏa bị tiếp quản, đến năm 1987 thì được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật.
Cháu chắt của Chú Hỏa vẫn có người về Việt Nam thăm lại kỷ vật xưa của gia đình. Họ thường chọn ở lại khách sạn Majestic do gia đình Hui Bon Hoa xây dựng khi xưa và rất vui khi khách sạn trải qua gần một thế kỷ vẫn còn để phục vụ du khách.
Thời Pháp thuộc, để vinh danh Chú Hỏa và gia đình của ông - nhà doanh nghiệp luôn có tấm lòng hướng tới cộng đồng, một con đường ở khu vực giữa Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mang tên Hui Bon Hoa.
Khu biệt thự Chú Hỏa bên đường Lý Thái Tổ năm 1970 (thời Pháp thuộc là đường Hui Bon Hoa)
Sau này, thời chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 22-3-1955, con đường được đổi tên thành Lý Thái Tổ cho đến nay.
Người Sài Gòn xưa thường nói “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa” để chỉ hai nhân vật nổi tiếng: Chú Hỷ - “vua tàu thuyền” - có tàu chạy Lục tỉnh và Chú Hỏa - “vua nhà đất” - với gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.
“Tuy làm giàu cho họ đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” - Vương Hồng Sển - Sài Gòn Năm Xưa, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1969)
*(có tư liệu cho là 22.000 căn nhà).
*Chú Hỏa (1845-1901) tên thật là Huỳnh Văn Hoa (Huáng Wéng Húa,黄文華), vốn người làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phước Kiến, nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.
Ông sang VN khoảng năm 1863. Sở dĩ Chú Hỏa được gọi với tên là Hui Bon Hoa vì khi nhập quốc tịch Pháp, ông vốn là tín đồ đạo Công giáo nên đã lấy tên Pháp là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó, Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa của ông được ký âm theo phương ngữ Phước Kiến.
(Về sau, các con cháu của ông đều mang họ Hui Bon Hoa nhưng chỉ khác tên Pháp đứng đầu).
Trần Hưng • Thứ tư, 25/08/2021
Nói về sự thành công của người Hoa ở đất Sài Gòn xưa thì không thể không nhắc tới Chú Hỏa. Chú Hỏa tên thật là Huỳnh Văn Hoa, từng sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn, là người giảu có nổi tiếng Đông Dương. Cũng giống như khá nhiều hào phú Sài Gòn nổi tiếng khác, ông bắt đầu với hai bàn tay trắng, từ nghề ve chai mà trở nên giàu có.
Từ nghề ve chai
Huỳnh Văn Hoa sinh năm 1845 ở làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phúc Kiến (nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc).
Năm 1863 khi 18 tuổi, Huỳnh Văn Hoa sang Việt Nam, đặt chân đến Sài Gòn với 2 bàn tay trắng, phải làm nghề ve chai kiếm sống. Thế nhưng bỗng chốc chàng trai này phất lên và trở thành giàu có, khiến rất nhiều giả thiết được người ta đưa ra.
Có người kể rằng trong một lần thu mua ve chai, Huỳnh Văn Hoa tìm được túi vàng đặt trong chiếc nệm cũ. Cũng có người cho rằng Huỳnh Văn Hoa mua được bức tượng nhưng tình cờ phát hiện bên trong chứa đầy vàng.
Còn có chuyện kể rằng khi người Pháp cho thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng, Huỳnh Văn Hoa đã mua lại số máy này. Nhờ kinh nghiệm mua bán ve chai mà ông phân loại được vàng và những thứ có giá trong số máy truyền tin ấy.
Cũng có người cho rằng, Huỳnh Văn Hoa lê la khắp Sài Gòn gom những thứ bỏ đi, nhờ biết chữ Hán nên tìm ra trong những thứ đổ đi có đồ cổ rất có giá trị.
Sau này tác giả Chen Bickun có được những tài liệu từ dòng dõi của Huỳnh Văn Hoa đang sinh sống ở Paris, Pháp. Theo các tài liệu này thì khi mới sang Việt Nam, giai đoạn đầu Huỳnh Văn Hoa phải sinh sống bằng nghề ve chai vất vả. Thấy chàng trai này rất thật thà, một ông chủ người Pháp nhận về làm việc cho mình.
Sau một thời gian, ông chủ thấy Huỳnh Văn Hoa không chỉ thật thà mà còn đặc biệt siêng năng tốt bụng, vì thế mà ngày càng tin tưởng và yêu quý. Sau đấy ông chủ người Pháp giúp đỡ Huỳnh Văn Hoa một ít vốn để mở tiệm cầm đồ kinh doanh.
Tiệm cầm đồ nằm đối diện với văn phòng của ông chủ người Pháp, chính là vị trí góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay. Có lẽ ông Trời cũng thương người thật thà lại chịu khó nên tiệm cầm đồ hoạt động rất tốt.
Đến bất động sản
Gần tiệm cầm đồ có khu đất khi ấy là vũng lầy vô cùng rộng lớn nhưng bị bỏ hoang, Huỳnh Văn Hoa liền mua lại. Ngày nay khu đất này nằm giới hạn trong con đường Trần Hưng Đạo, Yersin, Đề Thám.
Từ vũng lầy, khu đất nhanh chóng được quy hoạch, sau này chợ Bến Thành cũng được xây dựng tại đó. Sau khi san lấp thành đường phố, giao thông tấp nập, khu đất lầy bị bỏ hoang ngày nào bỗng trở thành tấc đất tấc vàng, Huỳnh Văn Hoa thu được số tiền lời rất lớn.
Để thuận lợi cho việc kinh doanh, Huỳnh Văn Hoa nhập quốc tịch Pháp, lấy tên là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa được ký âm theo phương ngữ Phúc Kiến, âm Việt hóa là Hứa Bổn Hỏa, và người Việt hay gọi ông là Chú Hỏa.
Chú Hỏa thành lập công ty Bất động sản Hui Bon Hoa sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn. Dân thời đấy có câu: “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” (Chú Hỷ là vua tàu thủy Nam kỳ thời đấy).
Giáo dục con cháu bằng chiếc đòn gánh
Là hào phú giàu có, Chú Hỏa không quên thời gian khó xưa kia, ông giáo dục các con rất tốt, thường làm việc thiện, nhắc các con không quên gốc gác nhặt ve chai của mình.
Theo tư liệu của Bảo tàng Hoa kiều Tuyền Châu thì năm 1901, Chú Hỏa mất ở Sài Gòn. Các con được thừa hưởng gia tài của cha, mà “báu vật” ông truyền lại cho con cháu là chiếc đòn gánh ve chai của mình, nhắc nhở các con dù sống trong giàu có nhưng không quên gốc gác nghèo khó, cần làm nhiều việc thiện.
Ngay sau khi Chú Hỏa mất, các con ông sáp nhập công ty Hui Bon Hoa của cha mình lại với công ty Louis Ogliatro của một người Pháp ở đảo Corse. Công ty liên doanh Ogliastro-Hui Bon Hoa quản lý các tiệm cầm đồ và kinh doanh bất động sản.
Sau đó liên doanh này mở rộng sang ngành dược, năm 1919 quản lý 25 nhà thuốc lớn khắp Đông Dương, trong đó có 6 nhà thuốc ở Sài Gòn.
Năm 1920, gia đình Chú Hỏa đã xây 3 tòa nhà mới trên phần đất khởi nghiệp của ông, được bao bọc bởi 4 con đường ngày nay là đường Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Calmet và Lê Thị Hồng Gấm, dân chúng gọi đây là “nhà Chú Hỏa”.
Công trình này được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Paul Veysseyre và Kruze, theo phong cách Art décort, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á – Âu.
...
Những công trình ý nghĩa
Cũng như Chú Hỏa, các con cháu của ông đã làm nhiều việc thiện, xây dựng và hiến tặng nhiều công trình phúc lợi như: Phước Thiện Y Viện năm 1909 (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Chẩn Y Viện năm 1937 (nay là Bệnh viện đa khoa Sài Gòn), Bệnh viện Maternité Indochinoise năm 1937 (tên Việt là Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn năm 1949, chùa Kỳ Viên năm 1949, Thành Chí học hiệu (Trường THCS Minh Đức), các công trình nuôi cơm những người vô gia cư, v.v..
Năm 1933, báo chí Trung Quốc đưa tin rằng “nhà Chú Hỏa” là tòa nhà sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn.
Năm 1925, gia đình Hui Bon Hoa thành lập tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa để quản lý gần 30.000 nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Năm 1925, tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa xây dựng khách sạn Majestic nổi tiếng, đây cũng là khách sạn đầu tiên được trang bị máy điều hòa ở Đông Dương.
Ngoài ra tổng công ty này cũng thi công các công trình khác còn tồn tại đến ngày nay như khu nhà khách Chính phủ, các trụ sở ngân hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn, khách sạn Palace Long Hải (nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), v.v..
Khu biệt thự đường Lý Thái Tổ của gia đình chú Hỏa, đầu thập niên 1970. Khu biệt thự này gồm 7 cái, ở đầu đường Lý Thái Tổ, gần Ngã 6 Cộng Hòa. Khu biệt thự này hiện nay được dùng làm Nhà khách Chính phủ. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Năm 1975, gia đình Hui Bon Hoa đến nước Pháp sinh sống, khu nhà Chú Hỏa bị tiếp quản, đến năm 1987 thì được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật.
Cháu chắt của Chú Hỏa vẫn có người về Việt Nam thăm lại kỷ vật xưa của gia đình. Họ thường chọn ở lại khách sạn Majestic do gia đình Hui Bon Hoa xây dựng khi xưa và rất vui khi khách sạn trải qua gần một thế kỷ vẫn còn để phục vụ du khách.
Thời Pháp thuộc, để vinh danh Chú Hỏa và gia đình của ông - nhà doanh nghiệp luôn có tấm lòng hướng tới cộng đồng, một con đường ở khu vực giữa Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mang tên Hui Bon Hoa.
Khu biệt thự Chú Hỏa bên đường Lý Thái Tổ năm 1970 (thời Pháp thuộc là đường Hui Bon Hoa)
Sau này, thời chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 22-3-1955, con đường được đổi tên thành Lý Thái Tổ cho đến nay.
Người Sài Gòn xưa thường nói “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa” để chỉ hai nhân vật nổi tiếng: Chú Hỷ - “vua tàu thuyền” - có tàu chạy Lục tỉnh và Chú Hỏa - “vua nhà đất” - với gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.
“Tuy làm giàu cho họ đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” - Vương Hồng Sển - Sài Gòn Năm Xưa, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1969)
*(có tư liệu cho là 22.000 căn nhà).
*Chú Hỏa (1845-1901) tên thật là Huỳnh Văn Hoa (Huáng Wéng Húa,黄文華), vốn người làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phước Kiến, nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc.
Ông sang VN khoảng năm 1863. Sở dĩ Chú Hỏa được gọi với tên là Hui Bon Hoa vì khi nhập quốc tịch Pháp, ông vốn là tín đồ đạo Công giáo nên đã lấy tên Pháp là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó, Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa của ông được ký âm theo phương ngữ Phước Kiến.
(Về sau, các con cháu của ông đều mang họ Hui Bon Hoa nhưng chỉ khác tên Pháp đứng đầu).
Thanked by 3 Members:
|
|
#218
Gửi vào 25/11/2021 - 21:03
ÔNG TẠ, ĐẤT KHỞI NGUỒN RẠCH NHIÊU LỘC
- Phần 1
(Bài này xin viết là rạch, không gọi kinh/kênh – trừ chỗ nào đúng là kinh, do người, máy móc đào. Đơn giản thôi, xưa giờ ai cũng biết sông rạch là dòng chảy tự nhiên, kinh/kênh mương là dòng chảy nhân tạo. Nhiêu Lộc rõ ràng là một dòng chảy tự nhiên từ thuở chưa có người ở đây, không hiểu sao lâu nay người ta đều gọi là kênh Nhiêu Lộc – sai sờ sờ ra đó).
Có ai dân Ông Tạ không từng đi qua ba cây cầu bắc qua con rạch chạy qua khu Ông Tạ ấy hàng trăm, hàng ngàn lần: cầu Sạn, cầu Ông Tạ và cầu Khuông Việt (từ khu Vinh Sơn sang khu Khuông Việt – ngõ Cổng Bom)? Có đứa trẻ con, ít nhất ở bốn, năm giáo xứ cận kề hai bên con rạch này (Nam Thái, An Lạc, Tân Chí Linh, Vinh Sơn, Thái Hòa) trước 1975 chưa từng tắm mưa, lội rạch Nhiêu Lộc?
VÙNG NƯỚC “NGẬP LỤT” KÝ ỨC
Thuở ấy… Mây trời đen kịt, chuyển mưa là đám trẻ con Ông Tạ đứa nào cũng đã rạo rực lắm rồi. Ngồi học bài không được, bố mẹ sai bảo gì thì cứ như “nước đổ đầu vịt”. Miệng chúng “dạ” rõ to nhưng lòng chúng đã tán loạn, mắt chúng đã dáo dác đợi mưa…
Mưa. Trẻ con khắp nơi khu Ông Tạ túa ra đường, mò đi đẩu đi đâu thế nào thì đích đến vẫn chỉ là rạch Nhiêu Lộc. Không hiểu chúng ở đâu ra mà đông quá thể. Đứa chị bế đứa em, thằng lớn cõng thằng bé. Có đứa bị cõng, bị bế hãi nước, gào khóc lạc đi trong tiếng mưa. Kệ, “càng khóc to phổi càng khỏe” (!), đứa cõng, đứa bế bảo vậy và vẫn cứ chạy nhảy, lội mưa, té nước nhau.
Mưa gió là hết phân ranh xóm này xóm nọ. Đám trẻ con Tân Chí Linh, Vinh Sơn chúng tôi lội qua rạch sang bên kia, chúi đầu bắt cá bảy màu ở cánh đồng rau muống ông Nghi bên ngõ Con Mắt – An Lạc. Ngày thường đố có dám sang đây, đám trẻ con bên này toàn “con ông cháu cha” sĩ quan Việt Nam Cộng hòa; lấy của chúng một mẩu khí đá vụn bỏ đi của xe phở ông Địch trong ngõ này, chúng cũng không tha. Đám An Lạc có đứa lội vòng qua cầu Sạn - lúc trời nắng ráo là vùng “giới tuyến” An Lạc- Bùi Thị Xuân. Đám ngõ Cổng Bom - Khuông Việt thì đoạn rạch ngay xóm mình rộng mênh mông, tha hồ chơi, chả phải đi đâu…
Chúng té nước vào nhau, văng đầy nhà hai bên. Chủ nhà chửi mắng không xong, chỉ tốn hơi với chúng. Có thằng bé xóm Vinh Sơn tên Đặng Quốc Thông, tuổi tác vai anh Cả, anh Hai của tôi; nhà gần cầu Khuông Việt, mò qua khu chùa Khuông Việt bên ngõ Cổng Bom lội mưa, phá làng phá xóm. Một ông không rõ là cảnh sát, lính tráng gì đó dí bắt được “thủ phạm nhí”, bê bổng, vén quần nó lên, dí nòng súng lục lạnh ngắt vào cái đùi trắng phếu của nó dọa bắn. Thằng bé Thông một phen mặt mũi tái xanh, khóc **** cả linh hồn.
Có đấng bậc thầy bu thấy con xa xa, gào lên, át cả tiếng mưa: “Con với cái thế này có được không?! Chúng mày khôn hồn về ngay. Có về không thì bảo… ảo… ảo…”. Nghe mà rụng rời, nhưng đứa nào cũng vờ như không nghe, nô đùa trong mưa tiếp, mặc cho “bản án” đã được “tuyên” ngay lúc ấy: “Giời ạ, về là chúng mày chỉ có mà nhừ đòn”.
Mưa gió thế kia, không lội phí hoài. Nói cho ngay tình, có về lúc ấy cũng “nhừ đòn”. Đàng nào chả “nhừ”. “Liều công mất một buổi quỳ mà thôi” (Kiều). Roi mây, chổi lông gà đứa nào cũng ăn sạm cả mông rồi, dù lần nào thầy bu vừa rút cây roi mây mua ở chợ Ông Tạ giắt ở đầu giường là chúng đã van lấy van để, chỉ một “bài” quen: “Ối giời ơi… Con lạy thầy/con lạy bu… Chết con mất thầy ơi/bu ơi. Con biết tội rồi… Con chừa rồi”. Lúc ấy, ai nghe cũng não cả ruột gan. Nhưng lần sau chúng có chừa thật không thì đố ai mà biết…
Xóm Đại Lợi của tôi cách rạch hơn trăm mét, thế đất cao nên không bao giờ bị ngập. Buồn thật, thế là cứ mưa, đám trẻ con xóm tôi lại lẻn bố mẹ, lò mò xuống rạch, lội từ cầu Khuông Việt, qua cầu Ông Tạ, ra tận cầu Sạn cho thỏa chí tang bồng hồ hải, roi vọt gì đó tính sau. Có hôm mưa lớn, nước ngập lên cả mặt cầu. Đứa trên cầu, lấy chân té nước xuống đứa dưới rạch; đứa dưới rạch lấy tay hắt nước lên… Cả một trời tung tóe tuổi thơ…
Sau này, từ 1969, 1970, khi có hồ tắm trong Đệ Nhất khách sạn gần khu Lăng Cha Cả (nay trên đường Hoàng Việt, phường 4, Tân Bình), trời nắng có khi nhiều đứa cũng lội rạch Nhiêu Lộc để sang hồ tắm Đệ Nhất cho gần, khỏi đi vòng. Hồ tắm này mới xây dựng, trong khuôn viên khách sạn Đệ Nhất sang trọng nên sạch sẽ hơn hồ tắm Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thoại mà thanh thiếu niên Ông Tạ nhẵn mặt. Riêng hồ tắm Cộng Hòa thì đã cho Mỹ thuê từ 1965 (đến 1973, Mỹ rút quân, mới mở lại). Hồ tắm Nguyễn Văn Thoại thì chỉ gần với đám thanh thiếu niên Nghĩa Hòa, Nam Hòa – khu Ông Tạ.
Có tuổi niên thiếu khu Ông Tạ nào không nhớ đến thắt ruột thắt gan những ngày tắm mưa, lội rạch Nhiêu Lộc khu Ông Tạ?
RẠCH NHIÊU LỘC KHỞI NGUỒN TỪ ĐÂY
Con rạch mang tên Nhiêu Lộc tính từ nơi nó khởi nguồn đến cầu Thị Nghè hiện nay. Từ cầu Thị Nghè, con rạch chảy ra sông Sài Gòn mang tên rạch Thị Nghè. Giờ người ta gom chung lại thành kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dài 8.700m.<span class="d2edcug0 hpfvmrgz qv66sw1b c1et5uql lr9zc1uh a8c37x1j keod5gw0 nxhoafnm aigsh9s9 d3f4x2em fe6kdd0r mau55g9w c8b282yb iv3no6db jq4qci2q a3bd9o3v b1v8xokw oo9gr5id hzawbc8m" dir="auto">Theo “Gia Định thành thông chí”, quyển địa chí ra đầu thế kỷ 19 của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), công thần triều Nguyễn, nhà thơ, nhà văn và là sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18-19 thì Thị Nghè là tên gọi “con gái lớn của Khâm sai chính thống Vân Trường hầu tên là Nguyễn Thị Khánh, lấy chồng là thư kí mỗ, bấy giờ, xưng là B&ag
xưng là Bà Nghè, vì bà là người mở đầu chiếm mở đất đó, bắc cái cầu ngang cho thông lối đi, người ta gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi con sông là sông Bà Nghè ” (Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo Dục, 1998, trang 33).
“Đại Nam nhất thống chí”, bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam trong thời phong kiến, khắc in lần đầu năm 1910 cũng viết tương tự: “Tương truyền Thị Nghi (Nghè) là con gái thống suất Nguyễn Cửu Vân, khai khẩn ruộng vườn, bắc cầu này tiện đi lại, nên tên thế” (Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hoá-Huế, 2006, trang 250). Thống suất Nguyễn Cửu Vân là là danh tướng và là nhà doanh điền đời chúa Nguyễn Phúc Chu (ở ngôi từ 1691 đến 1725).
Hai nhà bác học, nhà văn hóa và ngôn ngữ học sống trong thời rạch Thị Nghè mang tên chính thức là Thị Nghè (giữa thế kỷ 19) nói gọn: “Con rạch cũng mang tên Thị Nghè hay Bà Nghè”(Trương Vĩnh Ký, 1837 - 1898, Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận, Nxb Trẻ, 1997, trang 29); “Tên cầu qua làng Phú Mỹ, ở gần thành cũ Gia Định; trước lấy tên một bà làm nên cây cầu ấy mà đặt” (Huỳnh Tịnh Của, 1830–1908, Đại Nam quốc âm tự vị - Tome 2, Imprimerie Rey, Saigon, 1896, trang 389).
Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng nói vậy trong “Bến Nghé xưa”.
Khúc rạch Bà Nghè này rộng lắm, đầu rạch đổ ra sông Sài Gòn xưa rộng cả trăm mét, như một con sông nên tên chữ của nó là Bình Trị giang (sông Bình Trị), Nghi giang (sông Nghi). Rộng đến mức con tàu do thám đầu tiên của Pháp tiến vào rạch để thám sát trước khi đánh thành Gia Định 1959 tên Avalanche (vì vậy, thời Pháp rạch này đổi tên là rạch Avalanche – arroyo de l’Avalanche) và các tàu chiến Pháp tấn công thành Gia Định ra vô thoải mái.
Đó là đoạn rạch từ cầu Thị Nghè đổ ra sông Sài Gòn chỉ khoảng 800m. Còn từ đó trở về đầu nguồn gần 8.000m thì nó mang tên một ông là ông nhiêu tên Lộc. Nhiêu là một chức quan nhỏ thời Nhà Nguyễn. Sử sách không thấy ghi ông này là ai, còn dân gian truyền lại, xưa có ông nhiêu học tên Đặng Lộc bỏ tiền của, công sức ra sửa sang lại con rạch này để thuyền bè, chúng dân chúng đi lại dễ dàng. Bà con nhớ ơn, gọi rạch này là Nhiêu Lộc.
Theo ông Nguyễn Minh Dũng, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.H.C.M, “Thời Nguyễn có một ông quan tên Đặng Lộc với chức quan nhiêu học hay được gọi tắt là nhiêu. Theo truyền miệng từ gia đình, ông quan ấy là ông tổ của tôi”.
Thủ thật tôi rất ngạc nhiên khi có nhà nghiên cứu viết: “Các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử đất Sài Gòn – TP.H.C.M thì có nhiều ý kiến cho rằng: tên Nhiêu Lộc xuất hiện khoảng nửa sau thế kỉ 20 (thời kỳ chính quyền Sài Gòn)”.
Đơn giản thôi, trước đó cả trăm năm, hàng chục bản đồ vẽ kỹ, in rõ thời Pháp mà tôi có, khoảng thập niên 1880 và tới tận 1954, khi Pháp rút quân khỏi Sài Gòn, tất cả đều ghi rõ bằng tiếng Việt: rạch Nhiêu Lộc, rach Nhieu Loc. Tức tên Nhiêu Lộc chắc chắn có từ trước đó.
Rạch Nhiêu Lộc hiện chảy qua bốn quận: quận 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình (Thị Nghè chạy qua quận 1). Ở Tân Bình, nó qua phường 3, phường 5; trước 1975 là bốn ấp: Hàng Dầu, Khuông Việt, Tân Chí Linh và Vinh Sơn; đều thuộc khu trung tâm Ông Tạ.
Đoạn này thuở xưa không rõ rộng bao nhiêu. Mẹ tôi bảo rộng lắm lắm, ghe thuyền chở bánh trái, củi nỏ… từ đâu tới không rõ, qua lại, trở đầu thoải mái. Các ghe củi cắm sào bên cầu Ông Tạ, đưa củi lên chất đầy hai bên cầu. Đó là hình ảnh đầu thập niên 1960. Trước đó, hồi 1957, 1958, ngay khúc đầu nguồn ở khu 6, Vinh Sơn hiện nay, cũng sâu đến ba, bốn mét, “nước trong leo lẻo, cá đớp cá” (Cao Bá Quát). Đủ loại cá, nhiều nhất là cá rô bí. Hai bên rạch, cỏ cây xanh mơn mởn. Mấy tháng mùa khô, rạch cạn, nước mấp mé mắt cá chân; đi còn dễ hơn lội mưa ngập hiện nay.
Nhưng khi tôi lớn lên, từ giữa thập niên 1960, bắt đầu đã xuất hiện những nhà tôn áp sát rạch. Sau Mậu Thân 1968, tôi đi học qua đây hay ghé coi người ta dựng nhà ngay trên rạch. Nhiều người mặt mũi rất lạ, ngó chừng không phải dân Ông Tạ. Một loạt cầu tõm dựng trên rạch. Sau thập niên 1970, rạch càng lúc càng nhỏ dần, tôi thấy ở khúc cầu Ông Tạ lên đầu nguồn hiện nay, có chỗ chỉ còn chừng chục mét. Ở cầu Khuông Việt, cây trứng cá mọc um tùm hai bên, đứng trên cầu ngó về đầu nguồn tôi thấy như con hẻm cụt, chỉ rộng chừng năm sáu mét gì đó. Chiến tranh lan tràn, dân các nơi mất nhà đổ về, dựng nhà sàn trên rạch, lấn hết cả dòng chảy.
Lúc này, nước rạch đã chuyển màu đen kịt. Trời nắng, đi ngang, bùn đen bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cơ bản chỉ còn trùn chỉ sống được. Chỉ khi nào mưa lớn, nước mới tạm trong chút ít. Và đám trẻ con Ông Tạ vẫn lại cứ lội rạch tắm mưa.
Xin nói rõ là “đầu nguồn hiện nay” vì trước 1954 và trước, sau khi Pháp vào, con rạch này đầu nguồn ở đâu lại là chuyện khác (phần sau sẽ nói). Chỉ biết là ít nhất từ đầu thập niên 1970, con rạch đó đã teo tóp lại như một con mương, chảy yếu ớt phía sau trường Nguyễn Thượng Hiền. Năm 1973-1975, tôi học ở đây, thỉnh thoảng ra con mương này chơi thấy nó chỉ rộng chừng ba, bốn mét. Nước chảy liu tiu. Trên rạch, lính Đại Hàn trước đó đóng quân ở đây nên có rào kẽm gai để bảo vệ an ninh. Rào kẽm gai này hồi tôi học trường Nguyễn Thượng Hiền, 1977-1980, vẫn còn cùng điểm cuối con rạch. Và tới lúc ấy, đầu nguồn con rạch này vẫn nằm trọn trong ấp Lăng Cha Cả, xã Tân Sơn Hòa (nay là phường 4, Tân Bình).
“Đầu nguồn hiện nay”, tôi ghi rõ vậy do rạch bị lấp dần dà sau 1975, nó nằm ở hai phường 3 và 5 quận Tân Bình, gần cầu số 1 đường Hoàng Sa – Trường Sa. Trước 1975, nó nằm mé trên cầu Khuông Việt (nay đã bị phá bỏ) cách đó chừng trăm mét.
- Phần 1
(Bài này xin viết là rạch, không gọi kinh/kênh – trừ chỗ nào đúng là kinh, do người, máy móc đào. Đơn giản thôi, xưa giờ ai cũng biết sông rạch là dòng chảy tự nhiên, kinh/kênh mương là dòng chảy nhân tạo. Nhiêu Lộc rõ ràng là một dòng chảy tự nhiên từ thuở chưa có người ở đây, không hiểu sao lâu nay người ta đều gọi là kênh Nhiêu Lộc – sai sờ sờ ra đó).
Có ai dân Ông Tạ không từng đi qua ba cây cầu bắc qua con rạch chạy qua khu Ông Tạ ấy hàng trăm, hàng ngàn lần: cầu Sạn, cầu Ông Tạ và cầu Khuông Việt (từ khu Vinh Sơn sang khu Khuông Việt – ngõ Cổng Bom)? Có đứa trẻ con, ít nhất ở bốn, năm giáo xứ cận kề hai bên con rạch này (Nam Thái, An Lạc, Tân Chí Linh, Vinh Sơn, Thái Hòa) trước 1975 chưa từng tắm mưa, lội rạch Nhiêu Lộc?
VÙNG NƯỚC “NGẬP LỤT” KÝ ỨC
Thuở ấy… Mây trời đen kịt, chuyển mưa là đám trẻ con Ông Tạ đứa nào cũng đã rạo rực lắm rồi. Ngồi học bài không được, bố mẹ sai bảo gì thì cứ như “nước đổ đầu vịt”. Miệng chúng “dạ” rõ to nhưng lòng chúng đã tán loạn, mắt chúng đã dáo dác đợi mưa…
Mưa. Trẻ con khắp nơi khu Ông Tạ túa ra đường, mò đi đẩu đi đâu thế nào thì đích đến vẫn chỉ là rạch Nhiêu Lộc. Không hiểu chúng ở đâu ra mà đông quá thể. Đứa chị bế đứa em, thằng lớn cõng thằng bé. Có đứa bị cõng, bị bế hãi nước, gào khóc lạc đi trong tiếng mưa. Kệ, “càng khóc to phổi càng khỏe” (!), đứa cõng, đứa bế bảo vậy và vẫn cứ chạy nhảy, lội mưa, té nước nhau.
Mưa gió là hết phân ranh xóm này xóm nọ. Đám trẻ con Tân Chí Linh, Vinh Sơn chúng tôi lội qua rạch sang bên kia, chúi đầu bắt cá bảy màu ở cánh đồng rau muống ông Nghi bên ngõ Con Mắt – An Lạc. Ngày thường đố có dám sang đây, đám trẻ con bên này toàn “con ông cháu cha” sĩ quan Việt Nam Cộng hòa; lấy của chúng một mẩu khí đá vụn bỏ đi của xe phở ông Địch trong ngõ này, chúng cũng không tha. Đám An Lạc có đứa lội vòng qua cầu Sạn - lúc trời nắng ráo là vùng “giới tuyến” An Lạc- Bùi Thị Xuân. Đám ngõ Cổng Bom - Khuông Việt thì đoạn rạch ngay xóm mình rộng mênh mông, tha hồ chơi, chả phải đi đâu…
Chúng té nước vào nhau, văng đầy nhà hai bên. Chủ nhà chửi mắng không xong, chỉ tốn hơi với chúng. Có thằng bé xóm Vinh Sơn tên Đặng Quốc Thông, tuổi tác vai anh Cả, anh Hai của tôi; nhà gần cầu Khuông Việt, mò qua khu chùa Khuông Việt bên ngõ Cổng Bom lội mưa, phá làng phá xóm. Một ông không rõ là cảnh sát, lính tráng gì đó dí bắt được “thủ phạm nhí”, bê bổng, vén quần nó lên, dí nòng súng lục lạnh ngắt vào cái đùi trắng phếu của nó dọa bắn. Thằng bé Thông một phen mặt mũi tái xanh, khóc **** cả linh hồn.
Có đấng bậc thầy bu thấy con xa xa, gào lên, át cả tiếng mưa: “Con với cái thế này có được không?! Chúng mày khôn hồn về ngay. Có về không thì bảo… ảo… ảo…”. Nghe mà rụng rời, nhưng đứa nào cũng vờ như không nghe, nô đùa trong mưa tiếp, mặc cho “bản án” đã được “tuyên” ngay lúc ấy: “Giời ạ, về là chúng mày chỉ có mà nhừ đòn”.
Mưa gió thế kia, không lội phí hoài. Nói cho ngay tình, có về lúc ấy cũng “nhừ đòn”. Đàng nào chả “nhừ”. “Liều công mất một buổi quỳ mà thôi” (Kiều). Roi mây, chổi lông gà đứa nào cũng ăn sạm cả mông rồi, dù lần nào thầy bu vừa rút cây roi mây mua ở chợ Ông Tạ giắt ở đầu giường là chúng đã van lấy van để, chỉ một “bài” quen: “Ối giời ơi… Con lạy thầy/con lạy bu… Chết con mất thầy ơi/bu ơi. Con biết tội rồi… Con chừa rồi”. Lúc ấy, ai nghe cũng não cả ruột gan. Nhưng lần sau chúng có chừa thật không thì đố ai mà biết…
Xóm Đại Lợi của tôi cách rạch hơn trăm mét, thế đất cao nên không bao giờ bị ngập. Buồn thật, thế là cứ mưa, đám trẻ con xóm tôi lại lẻn bố mẹ, lò mò xuống rạch, lội từ cầu Khuông Việt, qua cầu Ông Tạ, ra tận cầu Sạn cho thỏa chí tang bồng hồ hải, roi vọt gì đó tính sau. Có hôm mưa lớn, nước ngập lên cả mặt cầu. Đứa trên cầu, lấy chân té nước xuống đứa dưới rạch; đứa dưới rạch lấy tay hắt nước lên… Cả một trời tung tóe tuổi thơ…
Sau này, từ 1969, 1970, khi có hồ tắm trong Đệ Nhất khách sạn gần khu Lăng Cha Cả (nay trên đường Hoàng Việt, phường 4, Tân Bình), trời nắng có khi nhiều đứa cũng lội rạch Nhiêu Lộc để sang hồ tắm Đệ Nhất cho gần, khỏi đi vòng. Hồ tắm này mới xây dựng, trong khuôn viên khách sạn Đệ Nhất sang trọng nên sạch sẽ hơn hồ tắm Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thoại mà thanh thiếu niên Ông Tạ nhẵn mặt. Riêng hồ tắm Cộng Hòa thì đã cho Mỹ thuê từ 1965 (đến 1973, Mỹ rút quân, mới mở lại). Hồ tắm Nguyễn Văn Thoại thì chỉ gần với đám thanh thiếu niên Nghĩa Hòa, Nam Hòa – khu Ông Tạ.
Có tuổi niên thiếu khu Ông Tạ nào không nhớ đến thắt ruột thắt gan những ngày tắm mưa, lội rạch Nhiêu Lộc khu Ông Tạ?
RẠCH NHIÊU LỘC KHỞI NGUỒN TỪ ĐÂY
Con rạch mang tên Nhiêu Lộc tính từ nơi nó khởi nguồn đến cầu Thị Nghè hiện nay. Từ cầu Thị Nghè, con rạch chảy ra sông Sài Gòn mang tên rạch Thị Nghè. Giờ người ta gom chung lại thành kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dài 8.700m.<span class="d2edcug0 hpfvmrgz qv66sw1b c1et5uql lr9zc1uh a8c37x1j keod5gw0 nxhoafnm aigsh9s9 d3f4x2em fe6kdd0r mau55g9w c8b282yb iv3no6db jq4qci2q a3bd9o3v b1v8xokw oo9gr5id hzawbc8m" dir="auto">Theo “Gia Định thành thông chí”, quyển địa chí ra đầu thế kỷ 19 của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), công thần triều Nguyễn, nhà thơ, nhà văn và là sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18-19 thì Thị Nghè là tên gọi “con gái lớn của Khâm sai chính thống Vân Trường hầu tên là Nguyễn Thị Khánh, lấy chồng là thư kí mỗ, bấy giờ, xưng là B&ag
xưng là Bà Nghè, vì bà là người mở đầu chiếm mở đất đó, bắc cái cầu ngang cho thông lối đi, người ta gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi con sông là sông Bà Nghè ” (Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo Dục, 1998, trang 33).
“Đại Nam nhất thống chí”, bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam trong thời phong kiến, khắc in lần đầu năm 1910 cũng viết tương tự: “Tương truyền Thị Nghi (Nghè) là con gái thống suất Nguyễn Cửu Vân, khai khẩn ruộng vườn, bắc cầu này tiện đi lại, nên tên thế” (Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hoá-Huế, 2006, trang 250). Thống suất Nguyễn Cửu Vân là là danh tướng và là nhà doanh điền đời chúa Nguyễn Phúc Chu (ở ngôi từ 1691 đến 1725).
Hai nhà bác học, nhà văn hóa và ngôn ngữ học sống trong thời rạch Thị Nghè mang tên chính thức là Thị Nghè (giữa thế kỷ 19) nói gọn: “Con rạch cũng mang tên Thị Nghè hay Bà Nghè”(Trương Vĩnh Ký, 1837 - 1898, Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận, Nxb Trẻ, 1997, trang 29); “Tên cầu qua làng Phú Mỹ, ở gần thành cũ Gia Định; trước lấy tên một bà làm nên cây cầu ấy mà đặt” (Huỳnh Tịnh Của, 1830–1908, Đại Nam quốc âm tự vị - Tome 2, Imprimerie Rey, Saigon, 1896, trang 389).
Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng nói vậy trong “Bến Nghé xưa”.
Khúc rạch Bà Nghè này rộng lắm, đầu rạch đổ ra sông Sài Gòn xưa rộng cả trăm mét, như một con sông nên tên chữ của nó là Bình Trị giang (sông Bình Trị), Nghi giang (sông Nghi). Rộng đến mức con tàu do thám đầu tiên của Pháp tiến vào rạch để thám sát trước khi đánh thành Gia Định 1959 tên Avalanche (vì vậy, thời Pháp rạch này đổi tên là rạch Avalanche – arroyo de l’Avalanche) và các tàu chiến Pháp tấn công thành Gia Định ra vô thoải mái.
Đó là đoạn rạch từ cầu Thị Nghè đổ ra sông Sài Gòn chỉ khoảng 800m. Còn từ đó trở về đầu nguồn gần 8.000m thì nó mang tên một ông là ông nhiêu tên Lộc. Nhiêu là một chức quan nhỏ thời Nhà Nguyễn. Sử sách không thấy ghi ông này là ai, còn dân gian truyền lại, xưa có ông nhiêu học tên Đặng Lộc bỏ tiền của, công sức ra sửa sang lại con rạch này để thuyền bè, chúng dân chúng đi lại dễ dàng. Bà con nhớ ơn, gọi rạch này là Nhiêu Lộc.
Theo ông Nguyễn Minh Dũng, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.H.C.M, “Thời Nguyễn có một ông quan tên Đặng Lộc với chức quan nhiêu học hay được gọi tắt là nhiêu. Theo truyền miệng từ gia đình, ông quan ấy là ông tổ của tôi”.
Thủ thật tôi rất ngạc nhiên khi có nhà nghiên cứu viết: “Các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử đất Sài Gòn – TP.H.C.M thì có nhiều ý kiến cho rằng: tên Nhiêu Lộc xuất hiện khoảng nửa sau thế kỉ 20 (thời kỳ chính quyền Sài Gòn)”.
Đơn giản thôi, trước đó cả trăm năm, hàng chục bản đồ vẽ kỹ, in rõ thời Pháp mà tôi có, khoảng thập niên 1880 và tới tận 1954, khi Pháp rút quân khỏi Sài Gòn, tất cả đều ghi rõ bằng tiếng Việt: rạch Nhiêu Lộc, rach Nhieu Loc. Tức tên Nhiêu Lộc chắc chắn có từ trước đó.
Rạch Nhiêu Lộc hiện chảy qua bốn quận: quận 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình (Thị Nghè chạy qua quận 1). Ở Tân Bình, nó qua phường 3, phường 5; trước 1975 là bốn ấp: Hàng Dầu, Khuông Việt, Tân Chí Linh và Vinh Sơn; đều thuộc khu trung tâm Ông Tạ.
Đoạn này thuở xưa không rõ rộng bao nhiêu. Mẹ tôi bảo rộng lắm lắm, ghe thuyền chở bánh trái, củi nỏ… từ đâu tới không rõ, qua lại, trở đầu thoải mái. Các ghe củi cắm sào bên cầu Ông Tạ, đưa củi lên chất đầy hai bên cầu. Đó là hình ảnh đầu thập niên 1960. Trước đó, hồi 1957, 1958, ngay khúc đầu nguồn ở khu 6, Vinh Sơn hiện nay, cũng sâu đến ba, bốn mét, “nước trong leo lẻo, cá đớp cá” (Cao Bá Quát). Đủ loại cá, nhiều nhất là cá rô bí. Hai bên rạch, cỏ cây xanh mơn mởn. Mấy tháng mùa khô, rạch cạn, nước mấp mé mắt cá chân; đi còn dễ hơn lội mưa ngập hiện nay.
Nhưng khi tôi lớn lên, từ giữa thập niên 1960, bắt đầu đã xuất hiện những nhà tôn áp sát rạch. Sau Mậu Thân 1968, tôi đi học qua đây hay ghé coi người ta dựng nhà ngay trên rạch. Nhiều người mặt mũi rất lạ, ngó chừng không phải dân Ông Tạ. Một loạt cầu tõm dựng trên rạch. Sau thập niên 1970, rạch càng lúc càng nhỏ dần, tôi thấy ở khúc cầu Ông Tạ lên đầu nguồn hiện nay, có chỗ chỉ còn chừng chục mét. Ở cầu Khuông Việt, cây trứng cá mọc um tùm hai bên, đứng trên cầu ngó về đầu nguồn tôi thấy như con hẻm cụt, chỉ rộng chừng năm sáu mét gì đó. Chiến tranh lan tràn, dân các nơi mất nhà đổ về, dựng nhà sàn trên rạch, lấn hết cả dòng chảy.
Lúc này, nước rạch đã chuyển màu đen kịt. Trời nắng, đi ngang, bùn đen bốc mùi hôi thối nồng nặc. Cơ bản chỉ còn trùn chỉ sống được. Chỉ khi nào mưa lớn, nước mới tạm trong chút ít. Và đám trẻ con Ông Tạ vẫn lại cứ lội rạch tắm mưa.
Xin nói rõ là “đầu nguồn hiện nay” vì trước 1954 và trước, sau khi Pháp vào, con rạch này đầu nguồn ở đâu lại là chuyện khác (phần sau sẽ nói). Chỉ biết là ít nhất từ đầu thập niên 1970, con rạch đó đã teo tóp lại như một con mương, chảy yếu ớt phía sau trường Nguyễn Thượng Hiền. Năm 1973-1975, tôi học ở đây, thỉnh thoảng ra con mương này chơi thấy nó chỉ rộng chừng ba, bốn mét. Nước chảy liu tiu. Trên rạch, lính Đại Hàn trước đó đóng quân ở đây nên có rào kẽm gai để bảo vệ an ninh. Rào kẽm gai này hồi tôi học trường Nguyễn Thượng Hiền, 1977-1980, vẫn còn cùng điểm cuối con rạch. Và tới lúc ấy, đầu nguồn con rạch này vẫn nằm trọn trong ấp Lăng Cha Cả, xã Tân Sơn Hòa (nay là phường 4, Tân Bình).
“Đầu nguồn hiện nay”, tôi ghi rõ vậy do rạch bị lấp dần dà sau 1975, nó nằm ở hai phường 3 và 5 quận Tân Bình, gần cầu số 1 đường Hoàng Sa – Trường Sa. Trước 1975, nó nằm mé trên cầu Khuông Việt (nay đã bị phá bỏ) cách đó chừng trăm mét.
Thanked by 1 Member:
|
|
#219
Gửi vào 25/11/2021 - 21:14
Ông Tạ, đất khởi nguồn rạch Nhiêu Lộc
– phần 2
(Nhân 160 năm thất thủ Đại đồn Chí Hòa, 1861-2021)
THỬ “LÀM RÕ” BA CHUYỆN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ TỪ ĐẦU NGUỒN RẠCH NHIÊU LỘC KHU ÔNG TẠ XƯA
Khu Ông Tạ xưa hầu như nhà nào cũng có giếng. Giếng nào cũng ăm ắp nước. Nhà tôi ở xóm Đại Lợi, thuộc vùng đất cao khu Ông Tạ, không bao giờ ngập, cũng có một cái trước nhà. Nước lên gần sát mặt giếng. Nhà nào khu Tân Chí Linh, Vinh Sơn, An Lạc… sát bên rạch Nhiêu Lộc trước và sau 1975 một chút đều biết hàng chục giếng nước nơi đây tự phun trào lên mặt đất suốt ngày đêm. Càng gần rạch, nước trào càng mạnh.
Đến đầu thập niên 1970, tôi học lớp Ba trường Chúa Cứu Thế trong ngõ Tân Chí Linh (nay là hẻm 107 Phạm Văn Hai, Tân Bình). Xung quanh trường, tôi thấy có mấy giếng như vậy. Mùa mưa, nước từ các giếng trào lên ồ ạt, ngập cả xung quanh; trong vắt và rất ngọt. Đám học trò chúng tôi đi học, về học hay ghé qua rửa mặt, rửa chân và uống thẳng nước giếng ấy, tỉnh cả người. Chả đứa nào đau bụng, ngộ độc… gì sất.
ĐẤT ÔNG TẠ XƯA HẦU HẾT LÀ VÙNG THẤP TRŨNG, RUỘNG NƯỚC, ĐẦM LẦY…
Và đây là câu trả lời cho thắc mắc của không ít người: nước đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc từ đâu ra.
Sau khi chiếm đóng và tạm ổn định vùng đất Sài Gòn – Gia Định, chính quyền thực dân tổ chức khảo sát kỹ hơn về tình trạng đất đai. Năm 1900, một bộ bản đồ “Environs de Saïgon 1900” (vùng phụ cận/ngoại ô Sài Gòn) cỡ lớn về sông ngòi, kinh rạch, đường sá, khu dân cư… Sài Gòn – Gia Định gồm năm tấm ghép khổ lớn đã được Sở Địa lý Đông Dương (Géographic de l’Indo-Chine) thực hiện.
Tấm thứ ba của bộ bản đồ này ghi nhận khá cận cảnh ngoại ô của hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn; đầy đủ kinh rạch, sông ngòi, ruộng rẫy… Theo đó, đến 1900 toàn bộ khu vực bên phải đường Cách Mạng Tháng Tám, từ Lý Chính Thắng hiện nay xuống, qua ngã tư Bảy Hiền 2/3 đoạn đường đến Bà Quẹo hầu hết là ruộng ngập nước (bên trái nay là cư xá Bắc Hải, đường Bành Văn Trân, xóm dệt Quảng Nam – Tân Bình, Hòa Hưng… thế đất cao hơn).
Riêng khu vực Ông Tạ, từ ngã ba Ông Tạ, theo đường Phạm Văn Hai đến Hoàng Văn Thụ hiện nay hầu như là ruộng ngập nước quanh năm, trừ một khoảnh/khu vực khá cao sau này, trước 1985 là xóm Đại Lợi, khu nghĩa địa trước rạp hát Đại Lợi của tôi (hiện nay là chợ Phạm Văn Hai, trung tâm hội nghị tiệc cưới đối diện chợ).
(Có một bất ngờ: nhiều bản đồ trước và sau thế kỷ 20 đều ghi nhận ở khoảnh đất này xưa có một nhà thờ Công giáo, ghi rõ: Église. Không rõ nhà thờ hay nhà nguyện, đền thánh nào).
Rạch Nhiêu Lộc rộng, sâu; xung quanh là đầm lầy… Có lẽ đây là một trong những lý do quan trọng khiến đội quân viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha khi tấn công đại đồn Chí Hòa 1861 đã không chọn hướng (bắc đại đồn) này mà chọn mặt bên kia: hướng nam, khu Phú Thọ hiện nay và đánh vòng lên Bà Quẹo, tấn công hậu cứ đại đồn. Hướng Phú Thọ, Tân Sơn Nhì, Bà Quẹo… này thế đất cao ráo, khô; đặc biệt khi cuộc tấn công diễn ra vào hai ngày 24, 25-2-1861: thời gian bước vào cao điểm tháng mùa khô của miền Nam cũng như Sài Gòn – Gia Định.
NGOÀI RẠCH NHIÊU LỘC, BA CẠNH CÒN LẠI CỦA ĐẠI ĐỒN CHÍ HÒA ĐỀU CÓ HÀO NƯỚC NHÂN TẠO
Rạch Nhiêu Lộc chảy giữa vùng ruộng nước, đầm lầy ấy. Tuy vậy, trong bản đồ “Environs de Saïgon 1900”, nó chỉ mấp mé qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay một chút và bẻ sang trái cũng một chút.
Không chỉ tấm này, các tấm bản đồ thời Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tôi có đều như vậy. Trước đó, năm 1882, 21 năm sau khi đại đồn Chí Hòa (rộng một km, dài ba km với khu vực cổng đại đồn nằm ngay ngã ba Ông Tạ) thất thủ (1861), một tấm bản đồ địa hình (plan topographic) “20eme arrondissement et ses environs” vùng Sài Gòn – Gia Định tỉ lệ 1:20.000 rất lớn đã được thực hiện.
Có ý kiến cho rằng đại đồn đã bị san bằng sau khi Pháp chiếm năm 1861. Nhưng hàng chục bản đồ Pháp vẽ và in sau đó 30, 40 năm cho thấy nó vẫn còn đó; thậm chí trở thành một đồn trại của Pháp với một tháp canh cao nằm đúng vị trí của trường Tân Bình hiện nay, ngay ngã ba Ông Tạ.
Trong bản đồ xuất bản năm 1882 này cho thấy chạy dài theo cạnh bắc đại đồn ba km là rạch Nhiêu Lộc vẫn còn đó với một bất ngờ: cùng với một cạnh là rạch Nhiêu Lộc, ba cạnh còn lại, kể cả khu cổng đại đồn phức tạp nhiều đường ngang ngõ tắt đều có hào nước (đến đầu thế kỷ 20, một số bản đồ thời Pháp vẫn vẽ đại đồn và hào nước, tức đến lúc đó, cả hai vẫn chưa bị san lấp hoàn toàn).
Hào nước bao quanh vốn là cách phòng thủ không thể thiếu ở hầu hết các thành lũy xưa trên thế giới, kể cả thành Gia Định thất thủ năm 1859.
Ít ai chú ý, trong “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam kỳ” (tác giả là trung úy hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tổng hành dinh đề đốc chỉ huy Leonard Charner; bản thân ông cũng tham gia trận này vào buổi thứ hai của nó, 25-2-1861, đánh chiếm đại đồn Chí Hòa) cũng có một đoạn ghi chép về hào nước khu vực quanh tường đại đồn.
Theo Léopold Pallu, tường đại đồn cao 3,5m, dày 2m. Ông viết: “Có một mô đất duy nhất trong cánh đồng, cách tuyến địch độ 150m. (..,) Tại vị trí mô đất quân lính bắt đầu nhận ra các hầm chông đầu tiên cách đó 50m, tức là cách bờ thành 100m. Các chướng ngại phòng thủ thứ yếu như hầm chông được phân bố hết sức tinh xảo. Sáu hàng hầm chông có các rào cản ngăn cách, tức là có bảy hàng cọc nhọn tất cả; tiếp theo là HAI HÀO SÂU SÁT TƯỜNG THÀNH có đóng chông tre vạt nhọn, nước và bùn ngập khoảng ba chân”.
Mỗi “chân” bằng 0, 3248m; “ba chân” tức gần một mét; trong tháng hai là tháng mùa khô, nước không nhiều. Tấm bản đồ vẽ tay, khổ lớn “Mansucript map of Saigon and Cholon 1902” ghi nhận rất chi tiết các đường nước xung quanh đại đồn Chí Hòa (vẫn còn tồn tại hơn 40 năm sau khi đại đồn thất thủ 1861).
Và ngay trong tấm bản đồ 1882, rạch Nhiêu Lộc vẫn chỉ “quanh quẩn” khu ngã tư Bảy Hiền, áp sát đường Hoàng Văn Thụ hiện nay.
Cạnh hào nước dưới của đại đồn chạy qua khu Bàu Cát hiện nay, chắc chắn không thuộc rạch Nhiêu Lộc.
Cạnh trên của hào nước ăn từ đoạn rạch đầu nguồn này lên tới gần Bà Quẹo, chạy thẳng tắp. Khó nói con rạch Nhiêu Lộc vốn cong quẹo lại có thể tự dưng chạy một mạch như vậy tới gần Bà Quẹo, nếu không có bàn tay tác động của con người.
“Mansucript map of Saigon and Cholon”, một bản đồ vẽ tay năm 1902 cũng ghi nhận rạch Nhiêu Lộc lúc ấy chỉ chớm qua ngã tư Bảy Hiền hiện nay. Tấm bản đồ này "lộ" ra một chứng cứ: tường bao của Đại đồn Chí Hòa đoạn ngã tư Bảy Hiền hiện nay "chừa" ra đoạn rạch Nhiêu Lộc, thay bằng hào nước. Và đây là một chứng minh rạch Nhiêu Lộc không chạy sâu lên Bà Quẹo như một số ý kiến xưa nay.
Trước đó gần nửa thế kỷ, năm 1815, võ tướng Nhà Nguyễn và là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây là Trần Văn Học. Trong tấm bản đồ của mình, ông đã vẽ rạch Nhiêu Lộc dài qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay, chạy lên phía Bà Quẹo. Ông Học là dân Sài Gòn – Gia Định gốc. Có lẽ đó là một trong những cơ sở nhà văn, nhà nghiên cứu Sài Gòn – Gia Định xưa nổi tiếng Sơn Nam viết trong “Bến Nghé xưa”: “Kênh Nhiêu Lộc bắt nguồn từ khu vực Bàu Cát, quận Tân Bình”.
Tuy nhiên, nếu lấy khu vực Bàu Cát hiện nay nằm bên trái đường Trường Chinh (tính từ ngã tư Bảy Hiền lên Bà Quẹo) thì có thể nhà văn Sơn Nam nhầm với hào nước mặt tây do quân dân Nhà Nguyễn đào để phòng thủ đại đồn vẫn còn ở đó mấy chục năm sau? Vì thực tế rạch Nhiêu Lộc trong bản đồ Trần Văn Học 1815 nằm bên phải đường Trường Chinh hiện nay, bắt đầu bằng một cái bàu/ao rộng vài chục, dài cả trăm mét.
Con rạch Nhiêu Lộc đoạn này khi ấy nếu có, có lẽ cũng cạn, ngắn và đứt đoạn nên quân dân Nhà Nguyễn khi xây dựng đại đồn đã khơi dòng, nối dài nó đi THẲNG TẮP (chứ không quanh quẹo như rạch tự nhiên) dọc theo tường đại đồn, tới gần Bà Quẹo. Các bản đồ Pháp nhất loạt vẽ chi tiết hình ảnh “thẳng tắp” này. Ở các bản đồ vẽ cuối thế kỷ 19 đều ghi nhận rạch Nhiêu Lộc chỉ nhích qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay một chút, đâu khoảng trên dưới 100m và bẻ hướng sang trái (về phía đường Trường Chinh hiện nay – sát khu vực trước 1983 là nghĩa trang Quân đội Pháp, nay là Trung tâm Triển lãm và hội chợ Tân Bình).
Chính đường bẻ hướng này tạo điều kiện cho sau này người ta nối dài một đoạn rạch sang khu ruộng (nay là khu Tân Việt, Tân Thành – phường 12, 13, Tân Bình) và khu rừng cao su (từ giữa thập niên 1960, rừng cao su nơi đây bị đốn bỏ; hình thành là khu xóm dệt Quảng Nam hiện nay) bên kia đường Trường Chinh để “dẫn thủy nhập điền” hay thoát nước gì đó khu vực này.
Cái bàu/ao rộng vài chục, dài cả trăm mét chảy ra rạch Nhiêu Lộc trước 1975 là trại Sư đoàn Nhảy dù Hoàng Hoa Thám (hiện là đường và chợ Hoàng Hoa Thám). Ai dân Tân Việt, Tân Thành hẳn còn nhớ nhiều khu vực trong trại này mỗi lần mưa là ngập lõng bõng nước vì không thoát ra rạch Nhiêu Lộc được. Và giữa thập niên 1950, hàng ngàn lính Pháp tử trận khắp nơi trong cuộc chiến Đông Dương được cải táng, chôn cất ở cạnh bên con rạch này, lập nên nghĩa trang Quân đội Pháp (năm 1983 giải tỏa). Xung quanh nghĩa trang có các hào thoát nước theo hướng rạch Nhiêu Lộc.
Nói thêm: ở bản đồ bản đồ “Environs de Saïgon 1900” (Ngoại vi/ngoại ô Sài Gòn 1900) vẽ ghi rõ hệ thống rào gai và hào nước quanh đại đồn đã thành “ligne de défense” (tuyến phòng thủ) của người Pháp. Nhưng một số đoạn đã bị san bằng, dỡ bỏ. Có lẽ khi ấy, đội quân xâm lược đã tạm làm chủ an ninh Sài Gòn – Gia Định, trong đó có khu vực này.
NHIÊU LỘC TỪNG LÀ RẠCH THOÁT NƯỚC CHO MỘT NỬA PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHỨT
Một số bà con Ông Tạ cứ ngỡ rạch Nhiêu Lộc tự nhiên chạy tới Tân Sơn Nhứt bởi nếu khi lội ngược dòng rạch, đúng là nó chạy tuốt tới sát cạnh dài chu vi sân bay, phía nam. Thật ra dòng chính của rạch hiện nay đã bị lấp thành đường Lê Bình.
Đoạn “rạch” dẫn sang khu Hoàng Việt (phường 4, Tân Bình) nay cũng bị lấp, chuyển thành cống hộp dưới đường Út Tịch trước khi đến phi trường thật ra là một con kênh đào sau năm 1954. Có lẽ để thoát nước cạnh nam phi trường cho ra rạch Nhiêu Lộc (cạnh bắc phi trường cũng có một hệ thống kênh, nhưng thoát theo hướng khác).
Các bản đồ Sài Gòn trước 1954 không hề có đoạn kinh này. Nó chính thức xuất hiện trong tấm bản đồ chi tiết in năm 1958 của Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, dựa theo không ảnh 1953 và điều chỉnh năm 1956, “bổ túc trắc họa Đô thành năm 1957”. Tỉ lệ 1:15.000 – một tỉ lệ lớn cho toàn khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sau đó, tấm bản đồ năm 1962 của Sở Đồ bản Quân đội Hoa Kỳ ở Viễn Đông – USAMSFE vẽ chi tiết hơn theo không ảnh lúc ấy cho thấy đoạn này, bản đồ ghi rõ là canal (kinh). Đường đi của đoạn kinh này nay là đường Út Tịch, từ đoạn đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc hiện nay ở phường 3, 5, Tân Bình đi lên hướng chệch bắc, qua Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), sát cơ xưởng sản xuất xe Puch của một doanh nhân lớn khu Ông Tạ: Đặng Đình Đáng (nay là trụ sở Công an quận Tân Bình). Đoạn chạy qua đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) qua một cống ngầm lớn (culvert) đổ vào “đầu nguồn” rạch Nhiêu Lộc hiện nay, chỗ giao thủy rạch Nhiêu Lộc – Lê Bình – Út Tịch.
Nước từ sân bay (lúc ấy chưa có dân) đổ về chỉ là nước mưa tự nhiên. Và đó là lý do trước 1975 và tận thập niên 1980, dù lúc ấy rạch Nhiêu Lộc đã ô nhiễm lắm rồi, nhưng khi mưa, nước rạch vẫn khá trong. Con nít Ông Tạ vẫn vô tư tắm mưa, lội rạch và tranh thủ bắt cá trôi về từ khu vực phi trường.
Qua khỏi đường Võ Tánh chừng 500m là vô phạm vi phi trường, đoạn kinh/mương này tách ra làm đôi: nhánh phải sang khu nghĩa trang Bắc Việt trên đường Phổ Quang hiện nay, nhánh trái tiếp tục đi sâu, bẻ góc 90 độ mấy lần trước khi thành một đoạn kinh mặt nam phi trường.
Năm 1976, một bản đồ của Liên Xô đã in lại từ bản đồ quân sự của Mỹ trước 1975 cho thấy đoạn rạch Nhiêu Lộc nay là đường Lê Bình đã thu hẹp lại rất nhỏ sau khi khu Chăn nuôi hình thành từ 1971. Nhưng nó vẫn ăn qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay để thoát nước cho khu nghĩa trang Quân đội Pháp. Còn đoạn kinh đào thoát nước khu vực sân bay vẫn còn nguyên vẹn, kể cả con đường Út Tịch hiện nay.
Bây giờ thì cả nhánh rạch đầu nguồn Nhiêu Lộc ở Bảy Hiền lẫn nhánh kinh vô phi trường đều không còn; hoặc thành cống hộp gì đó. Và thế là đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc bị “di dời”, lọt thỏm giữa khu trung tâm Ông Tạ, gần cầu số 1 như chúng ta biết hiện nay.
NÓI THÊM VỀ CON KINH RẤT DÀI, RẤT LỚN TỪNG “ĂN” NƯỚC NHIÊU LỘC
Sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè ai cũng rõ là tuyến giao thông, giao thương quan trọng bậc nhất của đất Sài Gòn – Gia Định xưa, thuở đường bộ chưa phát triển và đầm lầy, rừng rậm còn giăng mắc khắp vùng.
Không chỉ vậy, ba tuyến đường thủy này còn là một hào thành tự nhiên bao bọc ba phía Sài Gòn xưa. Sông Sài Gòn hướng đông, rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè hướng bắc, rạch Bến Nghé hướng nam, chỉ “hở” một hướng phía tây: khu vực Ông Tạ, Phú Thọ, Bình Thới… hiện nay.
Trước khi Pháp vô cả thế kỷ, năm 1772, tướng của chúa Nguyễn là Nguyễn Cửu Đàm đã dựng lũy Bán Bích chặn hướng tây này để phòng thủ quân Xiêm. Lũy dài 15 dặm (hơn 8,5 km) bao quanh đồn dinh; nối hai đầu rạch Bến Nghé và Nhiêu Lộc - Thị Nghè; tạo nên một Sài Gòn như một “hòn đảo” rộng khoảng 50 km2.
90 năm sau, năm 1862 (có tư liệu cho là năm 1875), “hòn đảo” Sài Gòn này càng rõ hơn sau khi người Pháp sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh: đào ngay con kinh rất dài, rất rộng phía bắc và tây Sài Gòn, suýt soát vị trí lũy Bán Bích 1772. Con kênh này lấy từ dự án "Thành phố Sài Gòn 500 ngàn dân”, “nằm trong bốn đường nước " 1861 của trung tá công binh Coffyn.
Trên bản đồ hiện nay, con kinh này bắt đầu từ đường Trần Quang Khải (quận 1, TP.H.C.M) thẳng qua giữa rạch Thị Nghè, cắt ngang đầu rạch Thị Nghè, qua đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), vòng ra sau lưng sân Phú Thọ (Q.11), đâm xuống và nối với kinh Lò Gốm, chạy sát sau lưng đồn Cây Mai (góc Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ hiện nay). Người Pháp gọi đó là kinh Ceinture (canal de Ceinture - kinh Thắt Lưng), còn dân Sài Gòn hồi thập niên 1960 vẫn gọi là kinh Vòng Thành hoặc kinh Bao Ngạn; dài tương đương rạch Nhiêu Lộc.
Dù các bản đồ từ thời Pháp đến 1975 luôn có hình ảnh kinh Bao Ngạn nhưng ít ai nhớ hoặc có kỷ niệm gì với nó. Vì thực tế ghe thuyền chưa đi lại được do bùn đất lên quá nhanh, quân kháng chiến Việt quấy phá nên theo học giả Vương Hồng Sển, con kinh này theo kế hoạch "bề ngang 20 thước, bề sâu sáu thước (...). Nhưng công việc dở dang thất bại, và đô đốc Bonard đành bỏ nửa chừng công tác ấy".
Đầu thập niên 1990 thế kỷ trước, từ đường Cách Mạng Tháng Tám vô, bà con Ông Tạ đều biết nhiều đoạn kinh này dọc đường Bắc Hải vẫn còn bên dãy tường sát công viên Lê Thị Riêng – quận 10, nhưng chỉ nhỏ như mương nước; riêng vài đoạn trong khu cư xá Bắc Hải rộng hơn, mọc đầy rau muống (hiện nay đã bị lấp, thay vào đó là những dãy nhà).
Cù Mai Công
24/11/2021
– phần 2
(Nhân 160 năm thất thủ Đại đồn Chí Hòa, 1861-2021)
THỬ “LÀM RÕ” BA CHUYỆN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ TỪ ĐẦU NGUỒN RẠCH NHIÊU LỘC KHU ÔNG TẠ XƯA
Khu Ông Tạ xưa hầu như nhà nào cũng có giếng. Giếng nào cũng ăm ắp nước. Nhà tôi ở xóm Đại Lợi, thuộc vùng đất cao khu Ông Tạ, không bao giờ ngập, cũng có một cái trước nhà. Nước lên gần sát mặt giếng. Nhà nào khu Tân Chí Linh, Vinh Sơn, An Lạc… sát bên rạch Nhiêu Lộc trước và sau 1975 một chút đều biết hàng chục giếng nước nơi đây tự phun trào lên mặt đất suốt ngày đêm. Càng gần rạch, nước trào càng mạnh.
Đến đầu thập niên 1970, tôi học lớp Ba trường Chúa Cứu Thế trong ngõ Tân Chí Linh (nay là hẻm 107 Phạm Văn Hai, Tân Bình). Xung quanh trường, tôi thấy có mấy giếng như vậy. Mùa mưa, nước từ các giếng trào lên ồ ạt, ngập cả xung quanh; trong vắt và rất ngọt. Đám học trò chúng tôi đi học, về học hay ghé qua rửa mặt, rửa chân và uống thẳng nước giếng ấy, tỉnh cả người. Chả đứa nào đau bụng, ngộ độc… gì sất.
ĐẤT ÔNG TẠ XƯA HẦU HẾT LÀ VÙNG THẤP TRŨNG, RUỘNG NƯỚC, ĐẦM LẦY…
Và đây là câu trả lời cho thắc mắc của không ít người: nước đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc từ đâu ra.
Sau khi chiếm đóng và tạm ổn định vùng đất Sài Gòn – Gia Định, chính quyền thực dân tổ chức khảo sát kỹ hơn về tình trạng đất đai. Năm 1900, một bộ bản đồ “Environs de Saïgon 1900” (vùng phụ cận/ngoại ô Sài Gòn) cỡ lớn về sông ngòi, kinh rạch, đường sá, khu dân cư… Sài Gòn – Gia Định gồm năm tấm ghép khổ lớn đã được Sở Địa lý Đông Dương (Géographic de l’Indo-Chine) thực hiện.
Tấm thứ ba của bộ bản đồ này ghi nhận khá cận cảnh ngoại ô của hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn; đầy đủ kinh rạch, sông ngòi, ruộng rẫy… Theo đó, đến 1900 toàn bộ khu vực bên phải đường Cách Mạng Tháng Tám, từ Lý Chính Thắng hiện nay xuống, qua ngã tư Bảy Hiền 2/3 đoạn đường đến Bà Quẹo hầu hết là ruộng ngập nước (bên trái nay là cư xá Bắc Hải, đường Bành Văn Trân, xóm dệt Quảng Nam – Tân Bình, Hòa Hưng… thế đất cao hơn).
Riêng khu vực Ông Tạ, từ ngã ba Ông Tạ, theo đường Phạm Văn Hai đến Hoàng Văn Thụ hiện nay hầu như là ruộng ngập nước quanh năm, trừ một khoảnh/khu vực khá cao sau này, trước 1985 là xóm Đại Lợi, khu nghĩa địa trước rạp hát Đại Lợi của tôi (hiện nay là chợ Phạm Văn Hai, trung tâm hội nghị tiệc cưới đối diện chợ).
(Có một bất ngờ: nhiều bản đồ trước và sau thế kỷ 20 đều ghi nhận ở khoảnh đất này xưa có một nhà thờ Công giáo, ghi rõ: Église. Không rõ nhà thờ hay nhà nguyện, đền thánh nào).
Rạch Nhiêu Lộc rộng, sâu; xung quanh là đầm lầy… Có lẽ đây là một trong những lý do quan trọng khiến đội quân viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha khi tấn công đại đồn Chí Hòa 1861 đã không chọn hướng (bắc đại đồn) này mà chọn mặt bên kia: hướng nam, khu Phú Thọ hiện nay và đánh vòng lên Bà Quẹo, tấn công hậu cứ đại đồn. Hướng Phú Thọ, Tân Sơn Nhì, Bà Quẹo… này thế đất cao ráo, khô; đặc biệt khi cuộc tấn công diễn ra vào hai ngày 24, 25-2-1861: thời gian bước vào cao điểm tháng mùa khô của miền Nam cũng như Sài Gòn – Gia Định.
NGOÀI RẠCH NHIÊU LỘC, BA CẠNH CÒN LẠI CỦA ĐẠI ĐỒN CHÍ HÒA ĐỀU CÓ HÀO NƯỚC NHÂN TẠO
Rạch Nhiêu Lộc chảy giữa vùng ruộng nước, đầm lầy ấy. Tuy vậy, trong bản đồ “Environs de Saïgon 1900”, nó chỉ mấp mé qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay một chút và bẻ sang trái cũng một chút.
Không chỉ tấm này, các tấm bản đồ thời Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tôi có đều như vậy. Trước đó, năm 1882, 21 năm sau khi đại đồn Chí Hòa (rộng một km, dài ba km với khu vực cổng đại đồn nằm ngay ngã ba Ông Tạ) thất thủ (1861), một tấm bản đồ địa hình (plan topographic) “20eme arrondissement et ses environs” vùng Sài Gòn – Gia Định tỉ lệ 1:20.000 rất lớn đã được thực hiện.
Có ý kiến cho rằng đại đồn đã bị san bằng sau khi Pháp chiếm năm 1861. Nhưng hàng chục bản đồ Pháp vẽ và in sau đó 30, 40 năm cho thấy nó vẫn còn đó; thậm chí trở thành một đồn trại của Pháp với một tháp canh cao nằm đúng vị trí của trường Tân Bình hiện nay, ngay ngã ba Ông Tạ.
Trong bản đồ xuất bản năm 1882 này cho thấy chạy dài theo cạnh bắc đại đồn ba km là rạch Nhiêu Lộc vẫn còn đó với một bất ngờ: cùng với một cạnh là rạch Nhiêu Lộc, ba cạnh còn lại, kể cả khu cổng đại đồn phức tạp nhiều đường ngang ngõ tắt đều có hào nước (đến đầu thế kỷ 20, một số bản đồ thời Pháp vẫn vẽ đại đồn và hào nước, tức đến lúc đó, cả hai vẫn chưa bị san lấp hoàn toàn).
Hào nước bao quanh vốn là cách phòng thủ không thể thiếu ở hầu hết các thành lũy xưa trên thế giới, kể cả thành Gia Định thất thủ năm 1859.
Ít ai chú ý, trong “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam kỳ” (tác giả là trung úy hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tổng hành dinh đề đốc chỉ huy Leonard Charner; bản thân ông cũng tham gia trận này vào buổi thứ hai của nó, 25-2-1861, đánh chiếm đại đồn Chí Hòa) cũng có một đoạn ghi chép về hào nước khu vực quanh tường đại đồn.
Theo Léopold Pallu, tường đại đồn cao 3,5m, dày 2m. Ông viết: “Có một mô đất duy nhất trong cánh đồng, cách tuyến địch độ 150m. (..,) Tại vị trí mô đất quân lính bắt đầu nhận ra các hầm chông đầu tiên cách đó 50m, tức là cách bờ thành 100m. Các chướng ngại phòng thủ thứ yếu như hầm chông được phân bố hết sức tinh xảo. Sáu hàng hầm chông có các rào cản ngăn cách, tức là có bảy hàng cọc nhọn tất cả; tiếp theo là HAI HÀO SÂU SÁT TƯỜNG THÀNH có đóng chông tre vạt nhọn, nước và bùn ngập khoảng ba chân”.
Mỗi “chân” bằng 0, 3248m; “ba chân” tức gần một mét; trong tháng hai là tháng mùa khô, nước không nhiều. Tấm bản đồ vẽ tay, khổ lớn “Mansucript map of Saigon and Cholon 1902” ghi nhận rất chi tiết các đường nước xung quanh đại đồn Chí Hòa (vẫn còn tồn tại hơn 40 năm sau khi đại đồn thất thủ 1861).
Và ngay trong tấm bản đồ 1882, rạch Nhiêu Lộc vẫn chỉ “quanh quẩn” khu ngã tư Bảy Hiền, áp sát đường Hoàng Văn Thụ hiện nay.
Cạnh hào nước dưới của đại đồn chạy qua khu Bàu Cát hiện nay, chắc chắn không thuộc rạch Nhiêu Lộc.
Cạnh trên của hào nước ăn từ đoạn rạch đầu nguồn này lên tới gần Bà Quẹo, chạy thẳng tắp. Khó nói con rạch Nhiêu Lộc vốn cong quẹo lại có thể tự dưng chạy một mạch như vậy tới gần Bà Quẹo, nếu không có bàn tay tác động của con người.
“Mansucript map of Saigon and Cholon”, một bản đồ vẽ tay năm 1902 cũng ghi nhận rạch Nhiêu Lộc lúc ấy chỉ chớm qua ngã tư Bảy Hiền hiện nay. Tấm bản đồ này "lộ" ra một chứng cứ: tường bao của Đại đồn Chí Hòa đoạn ngã tư Bảy Hiền hiện nay "chừa" ra đoạn rạch Nhiêu Lộc, thay bằng hào nước. Và đây là một chứng minh rạch Nhiêu Lộc không chạy sâu lên Bà Quẹo như một số ý kiến xưa nay.
Trước đó gần nửa thế kỷ, năm 1815, võ tướng Nhà Nguyễn và là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây là Trần Văn Học. Trong tấm bản đồ của mình, ông đã vẽ rạch Nhiêu Lộc dài qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay, chạy lên phía Bà Quẹo. Ông Học là dân Sài Gòn – Gia Định gốc. Có lẽ đó là một trong những cơ sở nhà văn, nhà nghiên cứu Sài Gòn – Gia Định xưa nổi tiếng Sơn Nam viết trong “Bến Nghé xưa”: “Kênh Nhiêu Lộc bắt nguồn từ khu vực Bàu Cát, quận Tân Bình”.
Tuy nhiên, nếu lấy khu vực Bàu Cát hiện nay nằm bên trái đường Trường Chinh (tính từ ngã tư Bảy Hiền lên Bà Quẹo) thì có thể nhà văn Sơn Nam nhầm với hào nước mặt tây do quân dân Nhà Nguyễn đào để phòng thủ đại đồn vẫn còn ở đó mấy chục năm sau? Vì thực tế rạch Nhiêu Lộc trong bản đồ Trần Văn Học 1815 nằm bên phải đường Trường Chinh hiện nay, bắt đầu bằng một cái bàu/ao rộng vài chục, dài cả trăm mét.
Con rạch Nhiêu Lộc đoạn này khi ấy nếu có, có lẽ cũng cạn, ngắn và đứt đoạn nên quân dân Nhà Nguyễn khi xây dựng đại đồn đã khơi dòng, nối dài nó đi THẲNG TẮP (chứ không quanh quẹo như rạch tự nhiên) dọc theo tường đại đồn, tới gần Bà Quẹo. Các bản đồ Pháp nhất loạt vẽ chi tiết hình ảnh “thẳng tắp” này. Ở các bản đồ vẽ cuối thế kỷ 19 đều ghi nhận rạch Nhiêu Lộc chỉ nhích qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay một chút, đâu khoảng trên dưới 100m và bẻ hướng sang trái (về phía đường Trường Chinh hiện nay – sát khu vực trước 1983 là nghĩa trang Quân đội Pháp, nay là Trung tâm Triển lãm và hội chợ Tân Bình).
Chính đường bẻ hướng này tạo điều kiện cho sau này người ta nối dài một đoạn rạch sang khu ruộng (nay là khu Tân Việt, Tân Thành – phường 12, 13, Tân Bình) và khu rừng cao su (từ giữa thập niên 1960, rừng cao su nơi đây bị đốn bỏ; hình thành là khu xóm dệt Quảng Nam hiện nay) bên kia đường Trường Chinh để “dẫn thủy nhập điền” hay thoát nước gì đó khu vực này.
Cái bàu/ao rộng vài chục, dài cả trăm mét chảy ra rạch Nhiêu Lộc trước 1975 là trại Sư đoàn Nhảy dù Hoàng Hoa Thám (hiện là đường và chợ Hoàng Hoa Thám). Ai dân Tân Việt, Tân Thành hẳn còn nhớ nhiều khu vực trong trại này mỗi lần mưa là ngập lõng bõng nước vì không thoát ra rạch Nhiêu Lộc được. Và giữa thập niên 1950, hàng ngàn lính Pháp tử trận khắp nơi trong cuộc chiến Đông Dương được cải táng, chôn cất ở cạnh bên con rạch này, lập nên nghĩa trang Quân đội Pháp (năm 1983 giải tỏa). Xung quanh nghĩa trang có các hào thoát nước theo hướng rạch Nhiêu Lộc.
Nói thêm: ở bản đồ bản đồ “Environs de Saïgon 1900” (Ngoại vi/ngoại ô Sài Gòn 1900) vẽ ghi rõ hệ thống rào gai và hào nước quanh đại đồn đã thành “ligne de défense” (tuyến phòng thủ) của người Pháp. Nhưng một số đoạn đã bị san bằng, dỡ bỏ. Có lẽ khi ấy, đội quân xâm lược đã tạm làm chủ an ninh Sài Gòn – Gia Định, trong đó có khu vực này.
NHIÊU LỘC TỪNG LÀ RẠCH THOÁT NƯỚC CHO MỘT NỬA PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHỨT
Một số bà con Ông Tạ cứ ngỡ rạch Nhiêu Lộc tự nhiên chạy tới Tân Sơn Nhứt bởi nếu khi lội ngược dòng rạch, đúng là nó chạy tuốt tới sát cạnh dài chu vi sân bay, phía nam. Thật ra dòng chính của rạch hiện nay đã bị lấp thành đường Lê Bình.
Đoạn “rạch” dẫn sang khu Hoàng Việt (phường 4, Tân Bình) nay cũng bị lấp, chuyển thành cống hộp dưới đường Út Tịch trước khi đến phi trường thật ra là một con kênh đào sau năm 1954. Có lẽ để thoát nước cạnh nam phi trường cho ra rạch Nhiêu Lộc (cạnh bắc phi trường cũng có một hệ thống kênh, nhưng thoát theo hướng khác).
Các bản đồ Sài Gòn trước 1954 không hề có đoạn kinh này. Nó chính thức xuất hiện trong tấm bản đồ chi tiết in năm 1958 của Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, dựa theo không ảnh 1953 và điều chỉnh năm 1956, “bổ túc trắc họa Đô thành năm 1957”. Tỉ lệ 1:15.000 – một tỉ lệ lớn cho toàn khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sau đó, tấm bản đồ năm 1962 của Sở Đồ bản Quân đội Hoa Kỳ ở Viễn Đông – USAMSFE vẽ chi tiết hơn theo không ảnh lúc ấy cho thấy đoạn này, bản đồ ghi rõ là canal (kinh). Đường đi của đoạn kinh này nay là đường Út Tịch, từ đoạn đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc hiện nay ở phường 3, 5, Tân Bình đi lên hướng chệch bắc, qua Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), sát cơ xưởng sản xuất xe Puch của một doanh nhân lớn khu Ông Tạ: Đặng Đình Đáng (nay là trụ sở Công an quận Tân Bình). Đoạn chạy qua đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) qua một cống ngầm lớn (culvert) đổ vào “đầu nguồn” rạch Nhiêu Lộc hiện nay, chỗ giao thủy rạch Nhiêu Lộc – Lê Bình – Út Tịch.
Nước từ sân bay (lúc ấy chưa có dân) đổ về chỉ là nước mưa tự nhiên. Và đó là lý do trước 1975 và tận thập niên 1980, dù lúc ấy rạch Nhiêu Lộc đã ô nhiễm lắm rồi, nhưng khi mưa, nước rạch vẫn khá trong. Con nít Ông Tạ vẫn vô tư tắm mưa, lội rạch và tranh thủ bắt cá trôi về từ khu vực phi trường.
Qua khỏi đường Võ Tánh chừng 500m là vô phạm vi phi trường, đoạn kinh/mương này tách ra làm đôi: nhánh phải sang khu nghĩa trang Bắc Việt trên đường Phổ Quang hiện nay, nhánh trái tiếp tục đi sâu, bẻ góc 90 độ mấy lần trước khi thành một đoạn kinh mặt nam phi trường.
Năm 1976, một bản đồ của Liên Xô đã in lại từ bản đồ quân sự của Mỹ trước 1975 cho thấy đoạn rạch Nhiêu Lộc nay là đường Lê Bình đã thu hẹp lại rất nhỏ sau khi khu Chăn nuôi hình thành từ 1971. Nhưng nó vẫn ăn qua đường Hoàng Văn Thụ hiện nay để thoát nước cho khu nghĩa trang Quân đội Pháp. Còn đoạn kinh đào thoát nước khu vực sân bay vẫn còn nguyên vẹn, kể cả con đường Út Tịch hiện nay.
Bây giờ thì cả nhánh rạch đầu nguồn Nhiêu Lộc ở Bảy Hiền lẫn nhánh kinh vô phi trường đều không còn; hoặc thành cống hộp gì đó. Và thế là đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc bị “di dời”, lọt thỏm giữa khu trung tâm Ông Tạ, gần cầu số 1 như chúng ta biết hiện nay.
NÓI THÊM VỀ CON KINH RẤT DÀI, RẤT LỚN TỪNG “ĂN” NƯỚC NHIÊU LỘC
Sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè ai cũng rõ là tuyến giao thông, giao thương quan trọng bậc nhất của đất Sài Gòn – Gia Định xưa, thuở đường bộ chưa phát triển và đầm lầy, rừng rậm còn giăng mắc khắp vùng.
Không chỉ vậy, ba tuyến đường thủy này còn là một hào thành tự nhiên bao bọc ba phía Sài Gòn xưa. Sông Sài Gòn hướng đông, rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè hướng bắc, rạch Bến Nghé hướng nam, chỉ “hở” một hướng phía tây: khu vực Ông Tạ, Phú Thọ, Bình Thới… hiện nay.
Trước khi Pháp vô cả thế kỷ, năm 1772, tướng của chúa Nguyễn là Nguyễn Cửu Đàm đã dựng lũy Bán Bích chặn hướng tây này để phòng thủ quân Xiêm. Lũy dài 15 dặm (hơn 8,5 km) bao quanh đồn dinh; nối hai đầu rạch Bến Nghé và Nhiêu Lộc - Thị Nghè; tạo nên một Sài Gòn như một “hòn đảo” rộng khoảng 50 km2.
90 năm sau, năm 1862 (có tư liệu cho là năm 1875), “hòn đảo” Sài Gòn này càng rõ hơn sau khi người Pháp sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh: đào ngay con kinh rất dài, rất rộng phía bắc và tây Sài Gòn, suýt soát vị trí lũy Bán Bích 1772. Con kênh này lấy từ dự án "Thành phố Sài Gòn 500 ngàn dân”, “nằm trong bốn đường nước " 1861 của trung tá công binh Coffyn.
Trên bản đồ hiện nay, con kinh này bắt đầu từ đường Trần Quang Khải (quận 1, TP.H.C.M) thẳng qua giữa rạch Thị Nghè, cắt ngang đầu rạch Thị Nghè, qua đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), vòng ra sau lưng sân Phú Thọ (Q.11), đâm xuống và nối với kinh Lò Gốm, chạy sát sau lưng đồn Cây Mai (góc Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ hiện nay). Người Pháp gọi đó là kinh Ceinture (canal de Ceinture - kinh Thắt Lưng), còn dân Sài Gòn hồi thập niên 1960 vẫn gọi là kinh Vòng Thành hoặc kinh Bao Ngạn; dài tương đương rạch Nhiêu Lộc.
Dù các bản đồ từ thời Pháp đến 1975 luôn có hình ảnh kinh Bao Ngạn nhưng ít ai nhớ hoặc có kỷ niệm gì với nó. Vì thực tế ghe thuyền chưa đi lại được do bùn đất lên quá nhanh, quân kháng chiến Việt quấy phá nên theo học giả Vương Hồng Sển, con kinh này theo kế hoạch "bề ngang 20 thước, bề sâu sáu thước (...). Nhưng công việc dở dang thất bại, và đô đốc Bonard đành bỏ nửa chừng công tác ấy".
Đầu thập niên 1990 thế kỷ trước, từ đường Cách Mạng Tháng Tám vô, bà con Ông Tạ đều biết nhiều đoạn kinh này dọc đường Bắc Hải vẫn còn bên dãy tường sát công viên Lê Thị Riêng – quận 10, nhưng chỉ nhỏ như mương nước; riêng vài đoạn trong khu cư xá Bắc Hải rộng hơn, mọc đầy rau muống (hiện nay đã bị lấp, thay vào đó là những dãy nhà).
Cù Mai Công
24/11/2021
Thanked by 2 Members:
|
|
#220
Gửi vào 25/12/2021 - 22:20
“RỒI NHỮNG ĐÊM THẾ TRẦN ĐÓN NOEL”
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, “ông giáo làng” dạy nhạc hiền lành, giáo dân xứ Nghĩa Hòa – Ông Tạ thỉnh thoảng có trách nhẹ chuyện nhiều ca sĩ, bản in nhạc hát, ghi sai lời “Bài Thánh ca buồn” của ông khi đổi “thế trần” thành “thánh đường”: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”.
Trách nhẹ thôi, vì ông bảo: “Với tôi, Noel từ lâu đã không còn là một lễ hội tôn giáo dành riêng người theo đạo nữa. Noel trở thành một lễ hội chung của mọi người. Đó là ngày hội lớn được đón nhận bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội”.
Một lỗi thứ hai mà ông nhắc tới: “Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” bị các ca sĩ cũng như bản in đổi thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Ông giải thích: “Áo trắng thay màu” có nghĩa chiếc áo trắng thơ ngây của cô nữ sinh ngày nào giờ đổi thay sang một màu áo nào khác, cụ thể ở đây từ chiếc áo nữ sinh thay qua màu áo cưới.
Chỉ hai từ thôi cho thấy nét ý tứ, sâu sắc của một nhạc sĩ Bắc 54 Hà Nội xưa nay sống khiêm cung, thanh lịch và bình dị ở vùng đất đậm đặc Bắc 54 Ông Tạ: Nghĩa Hòa.
Nhà ông trên đường Nghĩa Hưng, phường 6, Tân Bình. Chỉ cách đường Nghĩa Phát, trục chính sầm uất, tấp nập của khu chợ Nghĩa Hòa - khu chợ đậm chất Ông Tạ nhất hiện nay với nhiều món Bắc 54 tưởng chừng đã thất truyền - vài chục mét nhưng thật lạ, nó như một thế giới riêng, yên tĩnh, ít nhà buôn bán.
Sáng sáng, ngôi nhà nhỏ của ông vang tiếng dương cầm nhè nhẹ, chỉ như ru thêm bình yên nhà hàng xóm, trong đó có nhà các con ông cạnh bên. Tiếng dương cầm nhẹ như bước chân ông bà rảo trên đường ra công viên Lê Thị Riêng tập dưỡng sinh cách đó non cây số. Nhẹ và thanh lịch như lối sống bao lâu nay của ông trong xóm đạo Ông Tạ. Nhẹ và đằm thắm như ly cà phê ông uống trong quán cà phê của nhà thơ Phạm Thiên Thư trong khu Bắc Hải gần nhà cùng anh bạn trẻ Hải Đăng nhà đối diện – vốn từng làm báo Tuổi Trẻ hơn chục năm với tôi.
Nhẹ như nhạc phẩm bất hủ của ông vang lên mỗi mùa Giáng sinh, kể cả dịp Giáng sinh năm nay 2021, khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vốn cũng là cư dân ngõ Con Mắt – Ông Tạ gần đó cất giọng như thảng thốt: “Bài thánh ca buồn”.
Nhạc phẩm ấy nhẹ lắm, trầm lặng lắm – như tình cảm rón rén của một cậu thiếu niên với một cô bạn gái mình để ý mà mãi nhiều năm sau, hình như khi cô bạn xưa đã sang sông, nó mới dám cất lên, nhớ lại kỷ niệm: “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?”.
“Chuyện xưa kể rằng”: Năm 1958, có một thiếu niên tên Nguyễn Tuấn Khanh 14 tuổi, sinh năm 1944 tại Hà Nội, lớn lên ở Đà Lạt sau cuộc di cư 1954. 14 tuổi, nó bị mê đắm bởi một cô gái "má đỏ, môi hồng" của thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến nó cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. “Trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng tôi lại không có can đảm để làm quen”.
14 năm sau, khi cô bé "má đỏ, môi hồng" có lẽ đã yên bề gia thất với ai đó, thằng bé xưa lúc ấy đã là nhạc sĩ Nguyễn Vũ mới dám nhớ lại: “Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai chúng tôi đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng sinh. Cô ấy và tôi đều im lặng. Khi nghe ca khúc “Silent night” (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô ấy lẩm nhẩm hát theo. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến nhiều năm sau đó, vào năm 1972, tôi đã viết lại cảm xúc của mình". Và “Bài thánh ca buồn” ra đời. Ngay lập tức, hãng đĩa Sơn Ca nổi tiếng khi ấy đã mua độc quyền nhạc phẩm này và ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện... ; là một trong những nhạc phẩm Giáng sinh được nhiều thế hệ yêu thích cho đến nay.
Nhạc phẩm ấy – như bao nhạc phẩm của ông xem chừng ẩn giấu nhẹ nhàng nét lãng mạn Hà Nội, nơi ông sinh ra; lồng trong màu xanh thăm thẳm Đà Lạt tuổi thiếu niên và cả nét thổn thức xóm đạo Ông Tạ, nơi ông thành danh: “Rồi những đêm thế trần đón Noel - Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu - Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối - Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn…”.
Thổn thức ấy là thật, bởi chính ông cũng cho rằng: “Chết lên chết xuống vì tình thì viết nhạc mới hay” dù cái “chết lên chết xuống” ấy hầu như ông chỉ lặng lẽ giữ cho riêng mình, cho đến một hôm, bất chợt nó bật ra: “Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian - Bấy nhiêu lần con nhớ người yêu…”.
Cậu bé ấy có vẻ nghệ sĩ từ nhỏ khi chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano... và hát cho Ban Thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt; năm 12 tuổi (1956) giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài. Nhưng vài năm sau, gia đình ông vào Sài Gòn, ở vùng Ông Tạ khi nó đang còn nhà tranh mái lá mãi cho tới nay.
Và cũng không theo nghiệp hát mà thành nhạc sĩ năm 23 tuổi, với bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa” lất phất giọt mưa bay:
“Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng
Em đến thăm anh, và vì mưa mãi nên không kịp về
Bên em, anh lặng nhìn bầu trời nhòa ánh mắt mộng mơ
Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa…”.
Ít năm trước, ông mở lớp dạy đàn, dạy nhạc cho thanh thiếu niên Ông Tạ ngay nhà mình. Lớp học cũng không ồn ào, ít ai biết. Ông bảo: "Hình ảnh những đứa học trò cặm cụi, đánh vật với những nốt nhạc như tiếp thêm sức lực cho tôi…”. Liệu hình ảnh ấy có nhắc ông về một thời trẻ yêu thổn thức trong lặng thầm? Như bao trái tim yêu Ông Tạ vốn bình dị cả trong yêu thương con người và cuộc sống?
Bình dị, lặng lẽ như khi ông “phát hiện” dẫn dắt, chỉ bảo một đứa em họ của ông, chỉ kém ông ba tuổi sau cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng: nhạc sĩ Đức Huy. Trong các sáng tác của Đức Huy, nhạc phẩm “Và con tim đã vui trở lại” là một bài hát viết trong lúc đang làm việc, vừa hát vừa đàn ghita trên chiếc tàu du lịch của Mỹ trên đảo Hawaii với tâm trạng cô đơn, và đang đọc… Thánh kinh. Những nốt nhạc của hai anh em nhạc sĩ ấy rung lên thánh thiện, trong lành như vậy – như một góc “bình an dưới thế” đêm Noel xóm đạo Ông Tạ.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ có cô em ruột tên Nguyễn Hải Triều, một nhạc trưởng tài ba, từng là sơ dòng Mân Côi (sau này đã xuất tu). Nhà dòng cách nhà ông vài trăm mét. Một em gái ruột nữa là Nguyễn Thị Thanh Phượng, rất vui tính và xinh đẹp, cũng từng dạy trường Mai Khôi tôi học ngày xưa (nay là trường Bành Văn Trân). Dòng Mân Côi đối diện trường Mai Khôi trên đường Thánh Mẫu (nay là đường Bành Văn Trân).
Bạn bè lối xóm ai cũng biết biết “ông giáo làng” ấy không thích nói nhiều về chuyện đã qua và cũng hiếm khi đánh, hát nhạc của mình. Đến nay, ông bảo thành công nhất trong suốt cuộc đời ông là bốn đứa con đều thành người; dù không đứa nào nối nghiệp cha nhưng tất cả đều biết đàn biết hát. "Cha con chúng tôi trở thành ban nhạc trong những ngày nghỉ, hội tụ gia đình. Với tôi, như thế là đủ”.
“Ban nhạc gia đình” của một nhạc sĩ Ông Tạ quả an bình, trong trẻo như một đêm Giáng sinh trong xóm đạo Nghĩa Hòa mùa Noel năm Covid thứ hai này có phần trầm lắng – dù ánh đèn chớp nháy vẫn giăng khắp lối: “Lung linh sao trời đẹp thêm môi mắt - Áo trắng em bay như cánh thiên thần…”.
Cù Mai Công
24/12/2021
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, “ông giáo làng” dạy nhạc hiền lành, giáo dân xứ Nghĩa Hòa – Ông Tạ thỉnh thoảng có trách nhẹ chuyện nhiều ca sĩ, bản in nhạc hát, ghi sai lời “Bài Thánh ca buồn” của ông khi đổi “thế trần” thành “thánh đường”: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”.
Trách nhẹ thôi, vì ông bảo: “Với tôi, Noel từ lâu đã không còn là một lễ hội tôn giáo dành riêng người theo đạo nữa. Noel trở thành một lễ hội chung của mọi người. Đó là ngày hội lớn được đón nhận bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội”.
Một lỗi thứ hai mà ông nhắc tới: “Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” bị các ca sĩ cũng như bản in đổi thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Ông giải thích: “Áo trắng thay màu” có nghĩa chiếc áo trắng thơ ngây của cô nữ sinh ngày nào giờ đổi thay sang một màu áo nào khác, cụ thể ở đây từ chiếc áo nữ sinh thay qua màu áo cưới.
Chỉ hai từ thôi cho thấy nét ý tứ, sâu sắc của một nhạc sĩ Bắc 54 Hà Nội xưa nay sống khiêm cung, thanh lịch và bình dị ở vùng đất đậm đặc Bắc 54 Ông Tạ: Nghĩa Hòa.
Nhà ông trên đường Nghĩa Hưng, phường 6, Tân Bình. Chỉ cách đường Nghĩa Phát, trục chính sầm uất, tấp nập của khu chợ Nghĩa Hòa - khu chợ đậm chất Ông Tạ nhất hiện nay với nhiều món Bắc 54 tưởng chừng đã thất truyền - vài chục mét nhưng thật lạ, nó như một thế giới riêng, yên tĩnh, ít nhà buôn bán.
Sáng sáng, ngôi nhà nhỏ của ông vang tiếng dương cầm nhè nhẹ, chỉ như ru thêm bình yên nhà hàng xóm, trong đó có nhà các con ông cạnh bên. Tiếng dương cầm nhẹ như bước chân ông bà rảo trên đường ra công viên Lê Thị Riêng tập dưỡng sinh cách đó non cây số. Nhẹ và thanh lịch như lối sống bao lâu nay của ông trong xóm đạo Ông Tạ. Nhẹ và đằm thắm như ly cà phê ông uống trong quán cà phê của nhà thơ Phạm Thiên Thư trong khu Bắc Hải gần nhà cùng anh bạn trẻ Hải Đăng nhà đối diện – vốn từng làm báo Tuổi Trẻ hơn chục năm với tôi.
Nhẹ như nhạc phẩm bất hủ của ông vang lên mỗi mùa Giáng sinh, kể cả dịp Giáng sinh năm nay 2021, khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vốn cũng là cư dân ngõ Con Mắt – Ông Tạ gần đó cất giọng như thảng thốt: “Bài thánh ca buồn”.
Nhạc phẩm ấy nhẹ lắm, trầm lặng lắm – như tình cảm rón rén của một cậu thiếu niên với một cô bạn gái mình để ý mà mãi nhiều năm sau, hình như khi cô bạn xưa đã sang sông, nó mới dám cất lên, nhớ lại kỷ niệm: “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?”.
“Chuyện xưa kể rằng”: Năm 1958, có một thiếu niên tên Nguyễn Tuấn Khanh 14 tuổi, sinh năm 1944 tại Hà Nội, lớn lên ở Đà Lạt sau cuộc di cư 1954. 14 tuổi, nó bị mê đắm bởi một cô gái "má đỏ, môi hồng" của thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến nó cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. “Trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng tôi lại không có can đảm để làm quen”.
14 năm sau, khi cô bé "má đỏ, môi hồng" có lẽ đã yên bề gia thất với ai đó, thằng bé xưa lúc ấy đã là nhạc sĩ Nguyễn Vũ mới dám nhớ lại: “Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai chúng tôi đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng sinh. Cô ấy và tôi đều im lặng. Khi nghe ca khúc “Silent night” (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô ấy lẩm nhẩm hát theo. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi mãi cho đến nhiều năm sau đó, vào năm 1972, tôi đã viết lại cảm xúc của mình". Và “Bài thánh ca buồn” ra đời. Ngay lập tức, hãng đĩa Sơn Ca nổi tiếng khi ấy đã mua độc quyền nhạc phẩm này và ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện... ; là một trong những nhạc phẩm Giáng sinh được nhiều thế hệ yêu thích cho đến nay.
Nhạc phẩm ấy – như bao nhạc phẩm của ông xem chừng ẩn giấu nhẹ nhàng nét lãng mạn Hà Nội, nơi ông sinh ra; lồng trong màu xanh thăm thẳm Đà Lạt tuổi thiếu niên và cả nét thổn thức xóm đạo Ông Tạ, nơi ông thành danh: “Rồi những đêm thế trần đón Noel - Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu - Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối - Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn…”.
Thổn thức ấy là thật, bởi chính ông cũng cho rằng: “Chết lên chết xuống vì tình thì viết nhạc mới hay” dù cái “chết lên chết xuống” ấy hầu như ông chỉ lặng lẽ giữ cho riêng mình, cho đến một hôm, bất chợt nó bật ra: “Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian - Bấy nhiêu lần con nhớ người yêu…”.
Cậu bé ấy có vẻ nghệ sĩ từ nhỏ khi chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano... và hát cho Ban Thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt; năm 12 tuổi (1956) giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài. Nhưng vài năm sau, gia đình ông vào Sài Gòn, ở vùng Ông Tạ khi nó đang còn nhà tranh mái lá mãi cho tới nay.
Và cũng không theo nghiệp hát mà thành nhạc sĩ năm 23 tuổi, với bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa” lất phất giọt mưa bay:
“Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng
Em đến thăm anh, và vì mưa mãi nên không kịp về
Bên em, anh lặng nhìn bầu trời nhòa ánh mắt mộng mơ
Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa…”.
Ít năm trước, ông mở lớp dạy đàn, dạy nhạc cho thanh thiếu niên Ông Tạ ngay nhà mình. Lớp học cũng không ồn ào, ít ai biết. Ông bảo: "Hình ảnh những đứa học trò cặm cụi, đánh vật với những nốt nhạc như tiếp thêm sức lực cho tôi…”. Liệu hình ảnh ấy có nhắc ông về một thời trẻ yêu thổn thức trong lặng thầm? Như bao trái tim yêu Ông Tạ vốn bình dị cả trong yêu thương con người và cuộc sống?
Bình dị, lặng lẽ như khi ông “phát hiện” dẫn dắt, chỉ bảo một đứa em họ của ông, chỉ kém ông ba tuổi sau cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng: nhạc sĩ Đức Huy. Trong các sáng tác của Đức Huy, nhạc phẩm “Và con tim đã vui trở lại” là một bài hát viết trong lúc đang làm việc, vừa hát vừa đàn ghita trên chiếc tàu du lịch của Mỹ trên đảo Hawaii với tâm trạng cô đơn, và đang đọc… Thánh kinh. Những nốt nhạc của hai anh em nhạc sĩ ấy rung lên thánh thiện, trong lành như vậy – như một góc “bình an dưới thế” đêm Noel xóm đạo Ông Tạ.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ có cô em ruột tên Nguyễn Hải Triều, một nhạc trưởng tài ba, từng là sơ dòng Mân Côi (sau này đã xuất tu). Nhà dòng cách nhà ông vài trăm mét. Một em gái ruột nữa là Nguyễn Thị Thanh Phượng, rất vui tính và xinh đẹp, cũng từng dạy trường Mai Khôi tôi học ngày xưa (nay là trường Bành Văn Trân). Dòng Mân Côi đối diện trường Mai Khôi trên đường Thánh Mẫu (nay là đường Bành Văn Trân).
Bạn bè lối xóm ai cũng biết biết “ông giáo làng” ấy không thích nói nhiều về chuyện đã qua và cũng hiếm khi đánh, hát nhạc của mình. Đến nay, ông bảo thành công nhất trong suốt cuộc đời ông là bốn đứa con đều thành người; dù không đứa nào nối nghiệp cha nhưng tất cả đều biết đàn biết hát. "Cha con chúng tôi trở thành ban nhạc trong những ngày nghỉ, hội tụ gia đình. Với tôi, như thế là đủ”.
“Ban nhạc gia đình” của một nhạc sĩ Ông Tạ quả an bình, trong trẻo như một đêm Giáng sinh trong xóm đạo Nghĩa Hòa mùa Noel năm Covid thứ hai này có phần trầm lắng – dù ánh đèn chớp nháy vẫn giăng khắp lối: “Lung linh sao trời đẹp thêm môi mắt - Áo trắng em bay như cánh thiên thần…”.
Cù Mai Công
24/12/2021
Thanked by 2 Members:
|
|
#221
Gửi vào 26/12/2021 - 12:41
Video quý hiếm về nền kinh tế và đời sống Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975
Mar 8, 2020
vnchlife-culture
Phần lớn phim của các đạo diển chống VNCH và cánh tả Mỹ không dám nói đến các thành quả kinh tế, xã hội mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã gặt hái như "5-Năm Vàng Son 1955-1960". Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp. Ở miền Nam trước 75 có một nền giáo dục rất mở, sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng khác nhau , dù là tư bản hay c.... s.., không hạn chế.
Miền Nam Việt Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của chính Nam Hàn dưới thời TT Park Chung Hee.Thủ Tướng và nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu trong chuyến thăm VNCH năm 1960 đã rất ngưỡng mộ nền kinh tế tự túc tự cường của Nam Việt Nam và đã học hỏi theo mô hình kinh tế VNCH để phát triển kinh tế Singapore sau này. Chính phủ VNCH ưu đải và khuyến khích các nhà tư bản trong nước mua lại các công-ty ngoại quốc như hãng thuốc lá Mic, hãng bia, các hãng dệt...hạn chế không nhập nhiều xe hơi nguyên chiếc mà ví dụ chỉ nhập máy xe Citroen về VN ráp thành xe La Dalat, hay nhập máy xe tải như Desoto... về VN ráp thành xe tải (xe Ba-lua),hay xe đò chở khách,khung xe và ghế hoàn toàn làm tại Việt Nam. Việt Nam Cộng Hòa đã cho triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Nhà máy giấy Cogido An Hảo ở Biên Hòa, thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam ; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng ở Hà Tiên và Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961. Các loại máy móc được ưu tiên nhập khẩu. Cho đến trước năm 1975, TP Sài Gòn có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong số đó có 706 công ty, 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân, bao gồm nhiều ngành công nghiệp nhẹ như dệt, cơ khí tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, hóa chất, nhựa, thủy tinh, gỗ, giấy. Khu công nghiệp Sài Gòn-Biên Hòa tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của toàn miền Nam.
Về nông nghiệp thì Chính phủ mua lại ruộng của các đại điền chủ để cấp ruộng và chủ quyền cho nông dân nghèo qua Chương trình "Cải cách điền địa" và "Người cày có ruộng" với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 800000 hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 750000 hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Chính phủ miễn thuế cho nông dân,khuyến khích xài hàng nội địa,v.v..
Về mức lương của miền Nam lúc đó cho đến đầu năm 1970, trong một bài báo nói về các quan chức tham ô lấy lương của công chức và lính kiểng VNCH,tờ báo An Ninh Thế Giới số 100 của Bộ Công An nước CHXHCNVN đã viết đúng sự thật nguyên văn như sau:" ... Thời đó ở miền Nam vàng không giá trị bằng tiền,lương tháng một công chức bậc trung( tốt nghiệp Đại học) nếu không ăn tiêu có thể mua từ 3 -3,5 lượng vàng...".Điều này đúng, lương Giáo viên tốt nghiệp ĐHSP ví dụ lãnh vào thời điểm 1966-69 là 32.000 Đồng ; trong khi vàng lúc đó 10.000 Đồng một lượng và chiếc xe Honda ss50 mua lúc đó có giá 36.000 đồng.
Về thể thao và Bóng đá, 60 năm trước đội tuyển VNCH đã từng vô địch Sea Games, từng lọt vào chung kết hai giải cup Á Châu đầu tiên xếp hạng 4 năm1956 và 1960 . Năm 1959, tại Đông Nam Á Vận Hội, đội tuyển bóng đá Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương vàng SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa hạ đội tuyển Thái Lan 3-1, và được trao chiếc cúp vàng. Năm 1966, giải Merdeka tổ chức tại Mã Lai, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương vàng. Năm 1967, tại Đông Nam Á Vận Hội-SEA Game, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương bạc. Năm 1973, tại Đông Nam Á Vận Hội- SEA Game, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương bạc.
Từ tháng tư năm 1975 , nền kinh tế phồn thịnh nhất Đông Nam Châu Á và nền tự do, dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn bị khai tử.
_________________________________
Xin lưu ý: Đây là video phi lợi nhuận chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, giáo dục, đánh giá hoặc phân tích phê bình.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm về bản quyền Theo Mục 107 của Đạo luật Bản quyền 1976, trợ cấp được thực hiện để sử dụng hợp lý cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu.
.
Mar 8, 2020
vnchlife-culture
Phần lớn phim của các đạo diển chống VNCH và cánh tả Mỹ không dám nói đến các thành quả kinh tế, xã hội mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã gặt hái như "5-Năm Vàng Son 1955-1960". Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp. Ở miền Nam trước 75 có một nền giáo dục rất mở, sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng khác nhau , dù là tư bản hay c.... s.., không hạn chế.
Miền Nam Việt Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của chính Nam Hàn dưới thời TT Park Chung Hee.Thủ Tướng và nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu trong chuyến thăm VNCH năm 1960 đã rất ngưỡng mộ nền kinh tế tự túc tự cường của Nam Việt Nam và đã học hỏi theo mô hình kinh tế VNCH để phát triển kinh tế Singapore sau này. Chính phủ VNCH ưu đải và khuyến khích các nhà tư bản trong nước mua lại các công-ty ngoại quốc như hãng thuốc lá Mic, hãng bia, các hãng dệt...hạn chế không nhập nhiều xe hơi nguyên chiếc mà ví dụ chỉ nhập máy xe Citroen về VN ráp thành xe La Dalat, hay nhập máy xe tải như Desoto... về VN ráp thành xe tải (xe Ba-lua),hay xe đò chở khách,khung xe và ghế hoàn toàn làm tại Việt Nam. Việt Nam Cộng Hòa đã cho triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Nhà máy giấy Cogido An Hảo ở Biên Hòa, thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ giấy tại miền Nam ; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng ở Hà Tiên và Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961. Các loại máy móc được ưu tiên nhập khẩu. Cho đến trước năm 1975, TP Sài Gòn có khoảng 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong số đó có 706 công ty, 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân, bao gồm nhiều ngành công nghiệp nhẹ như dệt, cơ khí tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, hóa chất, nhựa, thủy tinh, gỗ, giấy. Khu công nghiệp Sài Gòn-Biên Hòa tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp của toàn miền Nam.
Về nông nghiệp thì Chính phủ mua lại ruộng của các đại điền chủ để cấp ruộng và chủ quyền cho nông dân nghèo qua Chương trình "Cải cách điền địa" và "Người cày có ruộng" với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 800000 hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 750000 hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Chính phủ miễn thuế cho nông dân,khuyến khích xài hàng nội địa,v.v..
Về mức lương của miền Nam lúc đó cho đến đầu năm 1970, trong một bài báo nói về các quan chức tham ô lấy lương của công chức và lính kiểng VNCH,tờ báo An Ninh Thế Giới số 100 của Bộ Công An nước CHXHCNVN đã viết đúng sự thật nguyên văn như sau:" ... Thời đó ở miền Nam vàng không giá trị bằng tiền,lương tháng một công chức bậc trung( tốt nghiệp Đại học) nếu không ăn tiêu có thể mua từ 3 -3,5 lượng vàng...".Điều này đúng, lương Giáo viên tốt nghiệp ĐHSP ví dụ lãnh vào thời điểm 1966-69 là 32.000 Đồng ; trong khi vàng lúc đó 10.000 Đồng một lượng và chiếc xe Honda ss50 mua lúc đó có giá 36.000 đồng.
Về thể thao và Bóng đá, 60 năm trước đội tuyển VNCH đã từng vô địch Sea Games, từng lọt vào chung kết hai giải cup Á Châu đầu tiên xếp hạng 4 năm1956 và 1960 . Năm 1959, tại Đông Nam Á Vận Hội, đội tuyển bóng đá Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương vàng SEAP Games (tiền thân của SEA Games). Đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa hạ đội tuyển Thái Lan 3-1, và được trao chiếc cúp vàng. Năm 1966, giải Merdeka tổ chức tại Mã Lai, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương vàng. Năm 1967, tại Đông Nam Á Vận Hội-SEA Game, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương bạc. Năm 1973, tại Đông Nam Á Vận Hội- SEA Game, đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa đoạt huy chương bạc.
Từ tháng tư năm 1975 , nền kinh tế phồn thịnh nhất Đông Nam Châu Á và nền tự do, dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn bị khai tử.
_________________________________
Xin lưu ý: Đây là video phi lợi nhuận chỉ dành cho mục đích nghiên cứu, giáo dục, đánh giá hoặc phân tích phê bình.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm về bản quyền Theo Mục 107 của Đạo luật Bản quyền 1976, trợ cấp được thực hiện để sử dụng hợp lý cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu.
.
Thanked by 3 Members:
|
|
#222
Gửi vào 26/12/2021 - 13:01
Hình ảnh đời sống Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975
Mar 8, 2020
vnchlife-culture
.
Mar 8, 2020
vnchlife-culture
.
Thanked by 3 Members:
|
|
#223
Gửi vào 26/12/2021 - 20:25
THUẬN XƯƠNG - công ty sản xuất đàn Piano, đóng thùng, lắp ráp tại Saigon trước 1975 , có ai còn nhớ kể nghe chơi
****
Thấy bên fb của anh Le Van Quy hình cây đàn Thuận-Xương Việt Nam của hồi trước 75 này còn tồn tại Vì tò mò Ròm lòng vòng mạng Net tìm xem coi có hình xưa liên quan với cây piano với thương hiệu này hay không thì đọc được lời kể chứ chưa tìm được hình xưa .
Ròm xin hình của sinh Quý và đêm lời kể về cho bà con mình xem đọc chơi .
...
" ... Người mà hai bác đề cập là A Hòa (A Hòa chứ không phải anh Hòa, người ta thường gọi him (anh/ ông ta - em dùng từ này cho đỡ phải typing nhiều chữ) là chú Hòa).
A Hòa là một nhạc công Violon kéo cho (ở) Nhà hàng MAXIM (Đồng khởi). Đây là một nhạc công khôn và khéo về "đường ăn nết ở" nên được lòng hầu hết mọi người mà him tiếp xúc.
Ngoài việc kéo đàn do có đôi tai tốt,him biết lên dây và sửa chữa piano cũng như kinh doanh piano (lái đàn). nhà A Hòa ở Sư Vạn Hạnh (chợ An Đông) cách nhà A Lũ mấy căn thôi! (A Lũ: một nhân viên (thợ) của THUẬN XƯƠNG - công ty sản xuất đàn Piano, đóng thùng, lắp ráp tại Saigon trước 1975 và hãng này mua nguyên liệu từ Thượng Hải do chủ nhân hãng piano THUẬN XƯƠNG là người Hoa gốc Thượng Hải).
FYI, Việc kinh doanh và sửa chữa Piano tại Saigon trước 1975 (Thanh Tịnh (Hai Bà Trưng) chuyên nhập, mua bán, sửa YAMAHA,Thuận Xương (Chợ Lớn) chuyên kinh doanh sửa chữa đàn làm tại VN (Piano với các thương hiệu như THUẬN XƯƠNG lấy chính tên mình, YAMALA (nhái tên YAMAHA của Nhật), GAPEAU (nhái tên GAVEAU của Pháp)) và cả sau này cho đến những năm sau 2000 hoàn toàn nằm trong tay người Hoa và do họ thao túng, nhào nắn cũng như giữ bí mật và không truyền cho ai (Lý Cửu, A Lũ, A H., A X, ông bà H. PVT (chuyên doanh U1H), ..... ). Sở dĩ sau những năm 2000 đám lái buôn và thợ người hoa này "buông tay" ra cho người VN (đám thầy tu xuất Q., T., H.,) vì họ (đám người Hoa này) xuất cảnh đi định cư tai NN hay chết và con họ không còn khả năng kế thừa vì thế hệ sau quá agressive. Dĩ nhiên, họ (người Hoa) cũng còn rơi rớt lại mấy người nhưng không còn là bá chủ như xưa! "
.
Và đây là lời của anh Quý viết về cây piano THUẬN XƯƠNG VIỆT NAM trước 75 .
" Việt Nam từng sản xuất Piano?
Piano MADE IN VIETNAM 1920 – 1975
Thuận Xương Viet-Nam là hãng đàn Piano ở Sài Gòn – Chợ Lớn, với mẫu Piano mang tên Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA (không phải YAMAHA). Hiện còn tồn tại rất rất ít ở Việt Nam.
Cây trong ảnh là tại nhà thờ Thủ Thiêm được giữ gìn bởi các sơ – những người góp phần bảo tồn nền văn hóa và lịch sử. Cây đàn Thuan-Xuong Viet-Nam gần như còn nguyên viện. CEO của TAF là người thẩm định và hỗ trợ bảo tồn nó. Piano Thuan-Xuong Viet-Nam là minh chứng cho kỹ thuật làm đàn của nước ta thời đó không thua kém bất cứ quốc gia nào.
Theo người bảo tồn cây đàn, Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA là xưởng đàn của người Hoa Chợ Lớn, âm thanh và hình dáng khá giống Yamaha, tên đàn viết là YAMANA nhưng hay đọc thành ya-ma-la (thói quen phát âm?)
theo TAF MUSIC
Sau năm 1975 số phận của cây đàn piano Thuận-Xương Việt-Nam cũng như xe hơi La Dalat và nhiều sản phẩm thương hiệu khác nữa đã chết tức tưởi mà nguyên do vì đâu chắc các bạn cũng hiểu.
FB Lê Văn Quý .
.
****
Anh FB Chien Phung cho biết thêm :
Hãng này sau 75 họ đã sang Pháp. Nếu nhớ không lầm nằm góc đường Hùng Vương và Trần Hoàng Quân.
Lúc đầu họ làm đàn mang tên những hãng đàn của Pháp và Đức nhưng tên hơi khác một chút như Grabro thành Grabpo... Shimel thành Schimelvà chỉ 85 phím sau một thời gian họ mới lấy tin chính thúc là Thuận Xương và làm dủ 88 phím, sau 75 một số nghệ sĩ miền Bắc đã khen đàn này tiếng và độ nhậy của phím đàn hay hơn đàn của một só hãng đàn dân dụng của Nga trừ hiệu Tháng 10 đỏ (Red October)
***
.
****
Thấy bên fb của anh Le Van Quy hình cây đàn Thuận-Xương Việt Nam của hồi trước 75 này còn tồn tại Vì tò mò Ròm lòng vòng mạng Net tìm xem coi có hình xưa liên quan với cây piano với thương hiệu này hay không thì đọc được lời kể chứ chưa tìm được hình xưa .
Ròm xin hình của sinh Quý và đêm lời kể về cho bà con mình xem đọc chơi .
...
" ... Người mà hai bác đề cập là A Hòa (A Hòa chứ không phải anh Hòa, người ta thường gọi him (anh/ ông ta - em dùng từ này cho đỡ phải typing nhiều chữ) là chú Hòa).
A Hòa là một nhạc công Violon kéo cho (ở) Nhà hàng MAXIM (Đồng khởi). Đây là một nhạc công khôn và khéo về "đường ăn nết ở" nên được lòng hầu hết mọi người mà him tiếp xúc.
Ngoài việc kéo đàn do có đôi tai tốt,him biết lên dây và sửa chữa piano cũng như kinh doanh piano (lái đàn). nhà A Hòa ở Sư Vạn Hạnh (chợ An Đông) cách nhà A Lũ mấy căn thôi! (A Lũ: một nhân viên (thợ) của THUẬN XƯƠNG - công ty sản xuất đàn Piano, đóng thùng, lắp ráp tại Saigon trước 1975 và hãng này mua nguyên liệu từ Thượng Hải do chủ nhân hãng piano THUẬN XƯƠNG là người Hoa gốc Thượng Hải).
FYI, Việc kinh doanh và sửa chữa Piano tại Saigon trước 1975 (Thanh Tịnh (Hai Bà Trưng) chuyên nhập, mua bán, sửa YAMAHA,Thuận Xương (Chợ Lớn) chuyên kinh doanh sửa chữa đàn làm tại VN (Piano với các thương hiệu như THUẬN XƯƠNG lấy chính tên mình, YAMALA (nhái tên YAMAHA của Nhật), GAPEAU (nhái tên GAVEAU của Pháp)) và cả sau này cho đến những năm sau 2000 hoàn toàn nằm trong tay người Hoa và do họ thao túng, nhào nắn cũng như giữ bí mật và không truyền cho ai (Lý Cửu, A Lũ, A H., A X, ông bà H. PVT (chuyên doanh U1H), ..... ). Sở dĩ sau những năm 2000 đám lái buôn và thợ người hoa này "buông tay" ra cho người VN (đám thầy tu xuất Q., T., H.,) vì họ (đám người Hoa này) xuất cảnh đi định cư tai NN hay chết và con họ không còn khả năng kế thừa vì thế hệ sau quá agressive. Dĩ nhiên, họ (người Hoa) cũng còn rơi rớt lại mấy người nhưng không còn là bá chủ như xưa! "
.
Và đây là lời của anh Quý viết về cây piano THUẬN XƯƠNG VIỆT NAM trước 75 .
" Việt Nam từng sản xuất Piano?
Piano MADE IN VIETNAM 1920 – 1975
Thuận Xương Viet-Nam là hãng đàn Piano ở Sài Gòn – Chợ Lớn, với mẫu Piano mang tên Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA (không phải YAMAHA). Hiện còn tồn tại rất rất ít ở Việt Nam.
Cây trong ảnh là tại nhà thờ Thủ Thiêm được giữ gìn bởi các sơ – những người góp phần bảo tồn nền văn hóa và lịch sử. Cây đàn Thuan-Xuong Viet-Nam gần như còn nguyên viện. CEO của TAF là người thẩm định và hỗ trợ bảo tồn nó. Piano Thuan-Xuong Viet-Nam là minh chứng cho kỹ thuật làm đàn của nước ta thời đó không thua kém bất cứ quốc gia nào.
Theo người bảo tồn cây đàn, Thuan-Xuong Viet-Nam và YAMANA là xưởng đàn của người Hoa Chợ Lớn, âm thanh và hình dáng khá giống Yamaha, tên đàn viết là YAMANA nhưng hay đọc thành ya-ma-la (thói quen phát âm?)
theo TAF MUSIC
Sau năm 1975 số phận của cây đàn piano Thuận-Xương Việt-Nam cũng như xe hơi La Dalat và nhiều sản phẩm thương hiệu khác nữa đã chết tức tưởi mà nguyên do vì đâu chắc các bạn cũng hiểu.
FB Lê Văn Quý .
.
****
Anh FB Chien Phung cho biết thêm :
Hãng này sau 75 họ đã sang Pháp. Nếu nhớ không lầm nằm góc đường Hùng Vương và Trần Hoàng Quân.
Lúc đầu họ làm đàn mang tên những hãng đàn của Pháp và Đức nhưng tên hơi khác một chút như Grabro thành Grabpo... Shimel thành Schimelvà chỉ 85 phím sau một thời gian họ mới lấy tin chính thúc là Thuận Xương và làm dủ 88 phím, sau 75 một số nghệ sĩ miền Bắc đã khen đàn này tiếng và độ nhậy của phím đàn hay hơn đàn của một só hãng đàn dân dụng của Nga trừ hiệu Tháng 10 đỏ (Red October)
***
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#224
Gửi vào 27/12/2021 - 01:38
Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa 1954 - 1975
Apr 11, 2020
vnchlife-culture
Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa có các đặc điểm như sau:
- Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
- Hệ thống giáo dục Tiểu học và Trung học công lập miền Nam trước năm 1975 gồm 12 năm hoàn toàn miễn phí.Ngoài ra còn có hệ thống Trường Trung học Kỹ thuật.
- Hệ thống Giáo Dục Đại học công lập từ Cử Nhân,Thạc Sĩ đến Tiến Sĩ miễn phí. Sinh viên nghèo đại học công lập và cả tư lập ( không cần điều kiện học giỏi ) đến từ các tỉnh được cấp học bỗng thời điểm1974 là 3000 Đồng miền Nam/tháng ( ăn cơm tháng tư nhân nấu khoảng 1500 Đồng/tháng ). Sinh viên học giỏi được cấp Học bổng Danh Dự 5000 Đồng miền Nam/tháng ( ví dụ được Hội Bánh Mì Tây Đức và các Tổ chức khác của Quốc tế và trong nước tài trợ,v.v…)
- Đại học miền Nam trước năm 1975 theo chế độ tự trị như Đại học các nước Âu Mỹ (tương đối độc lập với sự can thiệp của Chính quyền ) . Ở miền Nam trước 1975 có một nền giáo dục rất mở, sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng khác nhau , dù là tư bản hay c.... s.., không hạn chế.
Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị (rule of law) và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp.
————————————
Xin lưu ý: Video có thể chứa tài liệu có bản quyền. Tất cả các nhãn hiệu và bản quyền vẫn là tài sản của chủ sở hữu. Đây là video phi lợi nhuận chỉ được thực hiện cho mục đích nghiên cứu, giáo dục, đánh giá hoặc phân tích phê bình.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm về bản quyền Theo Mục 107 của Đạo luật Bản quyền 1976, cho phép sử dụng hợp pháp cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu. Sử dụng hợp pháp là cách sử dụng được luật bản quyền cho phép mà có thể vi phạm.
Học Sinh Hành Khúc
Tác giả: Lê Thương
Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.
Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!
Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi
Học Sinh là người mới của Việt Nam.
Đã thoát ra một thời xưa tối ám.
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.
Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,
Nung đúc can tràng để binh lý chí.
Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,
Học sinh bền chí lập công từ đây.
.
Apr 11, 2020
vnchlife-culture
Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa có các đặc điểm như sau:
- Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
- Hệ thống giáo dục Tiểu học và Trung học công lập miền Nam trước năm 1975 gồm 12 năm hoàn toàn miễn phí.Ngoài ra còn có hệ thống Trường Trung học Kỹ thuật.
- Hệ thống Giáo Dục Đại học công lập từ Cử Nhân,Thạc Sĩ đến Tiến Sĩ miễn phí. Sinh viên nghèo đại học công lập và cả tư lập ( không cần điều kiện học giỏi ) đến từ các tỉnh được cấp học bỗng thời điểm1974 là 3000 Đồng miền Nam/tháng ( ăn cơm tháng tư nhân nấu khoảng 1500 Đồng/tháng ). Sinh viên học giỏi được cấp Học bổng Danh Dự 5000 Đồng miền Nam/tháng ( ví dụ được Hội Bánh Mì Tây Đức và các Tổ chức khác của Quốc tế và trong nước tài trợ,v.v…)
- Đại học miền Nam trước năm 1975 theo chế độ tự trị như Đại học các nước Âu Mỹ (tương đối độc lập với sự can thiệp của Chính quyền ) . Ở miền Nam trước 1975 có một nền giáo dục rất mở, sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng khác nhau , dù là tư bản hay c.... s.., không hạn chế.
Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị (rule of law) và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp.
————————————
Xin lưu ý: Video có thể chứa tài liệu có bản quyền. Tất cả các nhãn hiệu và bản quyền vẫn là tài sản của chủ sở hữu. Đây là video phi lợi nhuận chỉ được thực hiện cho mục đích nghiên cứu, giáo dục, đánh giá hoặc phân tích phê bình.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm về bản quyền Theo Mục 107 của Đạo luật Bản quyền 1976, cho phép sử dụng hợp pháp cho các mục đích như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, học bổng và nghiên cứu. Sử dụng hợp pháp là cách sử dụng được luật bản quyền cho phép mà có thể vi phạm.
Học Sinh Hành Khúc
Tác giả: Lê Thương
Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.
Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!
Học Sinh là mầm sống của ngày mai.
Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn.
Theo các thanh niên sống vì giống nòi.
Liều thân vì nước, vì dân mà thôi
Học Sinh là người mới của Việt Nam.
Đã thoát ra một thời xưa tối ám.
Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn
Học Sinh làm sáng đời dân Việt Nam.
Học sinh vào đời chiến thủ ngày nay,
Nung đúc can tràng để binh lý chí.
Trong lúc nước Nam ước mộ anh tài,
Học sinh bền chí lập công từ đây.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#225
Gửi vào 03/01/2022 - 21:16
ĐÔI GUỐC SÀI GÒN
Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”. Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là ‘guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”. Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu:“đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.
Tuy có loại guốc được ưa chuộng ở đô thị thanh lịch xứ Bắc, không phải hầu hết dân chúng miền Nam lúc đó đều có đôi guốc dưới chân. Đa số dân chúng nông thôn đi chân không, trừ lúc đi tắm buổi chiều tối mang guốc cho sạch chân chuẩn bị lên giường đi ngủ, hoặc có một đôi “làm vía” để dành đi xa hoặc dự tiệc tùng. Tuy vậy đối với dân Sài Gòn – Gia Định, guốc đã phổ biến, được dùng cả ngày. Theo tác giả Vương Đằng, trước khi có kiểu guốc tân thời được ưa chuộng, trước năm 1910, ở miền Nam đã có guốc vông, làm bằng thân cây vông, đa số tự chế để dùng. Nhưng hồi xưa, ai làm nấy xài, vừa dầy vừa thô, mỗi bên hông có khoét lỗ hình chữ nhựt. Muốn gắn quai, người ta chêm mỗi bên một miếng nêm bằng cây, đi lâu hoặc bị vấp, miếng nêm lỏng hay văng ra thì người ta dừng lại và ngồi xuống gõ, vỗ, chêm lại cho cứng. Quai guốc thời ấy đơn giản, cái gì cũng có thể dùng làm quai nếu chắc chắc và dẻo, trong đó có vỏ dừa khô, thường được dùng làm quai khi chưa có kiểu da cao su, da quai nhung đóng vắt ngang như kiểu guốc tân thời. Vương Đằng xác định từ năm 1910, loại guốc một quai, đóng đinh hai đầu quai, vắt ngang năm đầu ngón chân được truyền bá bắt đầu từ Sài Gòn (nên gọi là “guốc Saigon”) lan khắp miền Nam và khắp nước Việt Nam. Ông cho biết lúc đầu, guốc nầy không sơn; rồi sơn màu đen hoặc nâu đen, (có lẽ là dùng sơn ta) nên được gọi là “guốc sơn” để phân biệt với “guốc vông” không sơn.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra tháng Chín 1919 nhắc đến một “tiệm đẽo guốc” tức là nơi sản xuất guốc, quảng cáo “Đờn bà Annam mang guốc này mới thiệt sang trọng cho”. Tiệm này xuất phát từ “một nhóm anh em ở Sài Gòn hùn nhau” mở ra tại đường Cần Giuộc (?) số 11. Tiệm giới thiệu với sự tự hào khi đang có phong trào dùng đồ nội hóa, tẩy chay hàng Tàu: “guốc tiệm chúng tôi bán ra, tay của thợ Annam làm với cây trong đất Annam, da trong xứ Annam, đinh của Langsa, dầu sơn của Langsa, chẳng dùng món nào của China hết thảy. Chúng tôi tưởng tuy là nghề hèn mọn mặc dầu, nhưng mà có cho Annam dùng, khỏi dùng guốc Khách trú”. Lời quảng cáo còn đi xa hơn, dẫn lời văn của nhà văn Lê Hoằng Mưu trích trong tiểu thuyết Mộng Huê Lầu ca ngợi phẩm hạnh của phụ nữ Annam khi mang guốc nội hóa: “Hễ Sài Gòn mà có guốc của quí hiệu để bán khắp nơi, thì đờn bà Annam, thiệt chánh tay nội trợ Annam, chẳng còn mang guốc Khách vì mang đôi guốc của Annam đẽo bán, ra đường đờn ông thấy đều phải kỉnh cho là một người đờn bà có phẩm”. Guốc có nhãn in chữ Annam, ghi số và giá tiền.
Thời đó ở Sài Gòn xuất hiện loại guốc ngù, xuất xứ từ loại guốc Ấn độ có tên là Padukas. Nó có phần gỗ lót dưới bàn chân chạm trổ hoa lá rất đẹp. Người Ấn không chỉ dùng ngù bằng ngà, mà còn bằng sắt, bạc, gỗ. Từ Ấn Độ, guốc ngù theo tàu biển đi từ Ấn Độ dương, qua eo biển Malacca đến Mã Lai, Nam Dương vốn đông người Hoa. Từ đó, người Hoa đưa về Sài Gòn, có thể từ những người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa) nhập về cho vợ con mang, dần lan ra giới phụ nữ Việt có tiền, nghệ sĩ cải lương... Loại guốc ngù này không có quai, chỉ có một miếng ngà hay xương hoặc gỗ (gọi là ngù) chêm đứng trên mặt guốc phía trước để kẹp ngón chân cái và ngón chân trỏ khi muốn đi. Guốc này có giá trị nhờ cái ngù, nhưng sau vì cái ngù ngà mà loại guốc này mau chóng tàn lụi. Chuyện kể lại là khi giá nó lên quá cao, tột bực là 20 đồng, các ông chồng cảm thấy khổ sở vì vợ đòi mua không chỉ một đôi mà vài đôi để tùy việc mà đi, bèn âm mưu nhờ một người làm báo, viết chuyện để hù dọa phụ nữ. Tờ báo tung ra chuyện đó là tờ Lục Tỉnh Tân Văn, người viết là ông Trần Văn Chim, người lập mưu là ông Trần Triều Vinh, làm việc ở bót Giếng Nước. Bài báo khẳng định nếu phụ nữ mang guốc ngù ngà sẽ bị đau tử cung, vì ngà có chất độc, hằng ngày da thịt cọ vào chất độc sẽ thấm vào người sinh bệnh. Tin lan truyền nhanh, qua miệng phụ nữ với nhau càng nhanh, các bà sợ nên tránh xa guốc ngù ngà. Người Hoa mất mối lợi to, riêng các ông là mừng húm. Tuy nhiên, các bà được giải thoát đôi guốc mắc tiền nhưng bất tiện vì đi không nhanh, không vững, đi mau mỏi đầu ngón chân vì phải ráng sức kẹp mới không bị tuột.
Đôi guốc này chỉ phổ biến tới miền Nam, thịnh hành một thời gian cho đến đầu thập niên 1920 rồi tàn lụi, không thấy ra được tới miền Bắc.
Cho đến thập niên 1930, mặt hàng guốc đã thịnh hành lắm rồi và có nhiều thương hiệu cạnh tranh với nhau. Giới chủ làm guốc đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu để sản xuất guốc. Đến năm 1933, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng đọc trên nhật báo Sài Gòn (số 177, 5 tháng Mười hai) thấy tiệm Guốc Cầu Kiệu ở số 478 Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) là tiệm lâu năm, quảng cáo làm guốc bằng máy móc tinh xảo, được sơn loại tốt nhất và đang cần mua nhiều loại gỗ tốt để làm guốc. Tiệm có thợ người Nam, sơn mài theo lối Bắc, rất kỹ lưỡng, kiểu dáng nhã nhặn, lại rẻ tiền, nhiều màu sơn đẹp, bền chắc. Nếu cần có xe hơi giao hàng đi lục tỉnh, có địa chỉ bán ở Cần Thơ và Phnom penh và có kho trữ hàng ở chợ Sài Gòn (Bến Thành).
Bộ tranh ký họa Monographie dessinée de l’Indochine: Cochinchine do học sinh trường vẽ Gia Định xuất bản năm 1935 có bức tranh vẽ bảy đôi guốc với các kiểu dáng khác nhau, có guốc cao gót, có đôi có quai đục lỗ trang trí, quai chéo… với dáng guốc thon đẽo theo dáng chân, có đôi guốc kiểu dáng chữ nhật thô sơ dùng ở nông thôn…
Tuy guốc Sài Gòn có lúc vang danh ở xứ Bắc, nhiều thợ thủ công xứ Bắc, vốn giỏi nghề thủ công từ ngàn xưa đã Nam tiến vào Sài Gòn làm guốc cho tiệm guốc Phù Lưu của ông Phạm Văn Viên, ở số 111 đường Lagrandière (Lý Tự Trọng). Tiệm này tự hào quảng cáo trên báo Tân Văn (số 26 ngày 19 tháng 1 năm 1935): “Rất đẹp mà nhã, là guốc Phù Lưu”. Tiệm có trên 30 người thợ Bắc thiện nghệ chuyên pha màu sơn và chế kiểu guốc, vừa khéo vừa nhã. Lời giới thiệu của tiệm chú trọng sự thoải mái của người mang: “Guốc mang vừa lịch sự, tính theo khoa học không hại vệ sinh. Chơn đi được tự nhiên không phải chúi vào, xiêu lệch, được nở nang theo sức khỏe”. Như các tiệm guốc thời đó, tiệm này có gian hàng tại chợ Bến Thành (Sài Gòn).
Về nghề làm guốc, báo Khoa Học, (số 40, 15 Tháng Hai 1933) có bài của Thiện Dư Hoàng Mạnh Khánh khá chi tiết, cho rằng nghề này có lợi to, nhiều người làm. Người ngoài Bắc đem cả thợ vào Nam kỳ mở hiệu guốc. Nghề làm guốc ngày một phát đạt vì guốc tiện dụng cho cả mọi người, từ sang đến hèn dùng được, mùa mưa mùa nắng dùng được cả. Ở xứ Bắc, Tết về vừa mưa vừa rét, các hàng bán guốc đắt hàng. Gỗ để đẽo guốc thường dùng những thứ xấu như: gỗ vành bè, gỗ trám chẩu, gỗ xoan, gỗ vạng .v.v… gỗ phải thẳng thớ mới làm được guốc. Guốc đẽo và bào xong phải để cho khô mới đem sơn. Bài viết cho thấy kỹ thuật làm guốc khá công phu, nhất là để sử dụng ngoài Bắc do thời tiết khắc nghiệt hơn trong Nam, chất liệu sơn ta được tận dụng triệt để để chống nứt nẻ cho guốc trong thời tiết miền Bắc, dù vẫn được chuộng ở miền Nam.
Trước 1945, guốc dành cho phái nữ trở nên nhu cầu thiết yếu. Ông Nguyễn Cương Phú tại Úc, cư dân Sài Gòn sinh thập niên 1930 kể mẹ ông nhờ có cửa hàng guốc dép ở chợ Bến Thành mà gia đình sống sung túc, nuôi tới tám người giúp việc. Lúc đó, guốc dành cho phụ nữ đã có nhiều kiểu dáng đa dạng, nhiều màu sơn, đủ loại quai, có khi là hai quai, cao thấp đủ cả.
Thập niên 1960, ở Sài Gòn vẫn thấy các cô các bà đi guốc, nhiều đôi vẽ hoa trong lòng guốc, quai bằng nhựa trắng trong hơi ngả vàng. Lúc đó không còn nghe tiếng khua guốc kêu lóc cóc nữa vì guốc đã được lót đế bằng cao su cho êm và lâu mòn. Giữa thập niên 1960, phụ nữ có nhiều chọn lựa cho đôi chân của mình. Họ thích đi lại đôi hài cườm diện với áo dài, sau đó là trào lưu guốc cao gót mũi nhọn, một biến thể của đôi guốc Việt nhưng xuất xứ từ phương Tây.
Cho đến sau 1975, vẫn thấy có người mang đôi guốc gỗ quai nhựa trong, sơn trắng và quang dầu bóng. Người phụ nữ này khoảng gần tứ tuần, đã có ba người con, làm dâu một gia đình giàu có ở là chủ đất khu chợ Ga Phú Nhuận. Vóc dáng bà còn cân đối, da trắng. Bà thường bận áo tay ngắn, quần lãnh Mỹ A đen. Dưới chân bà là đôi guốc trắng đó ôm sát đôi chân trắng thon nhỏ có cái gót hồng, nổi bật dưới màu đen bóng của lai quần. Đó là hình ảnh rất đẹp về đôi guốc dưới chân người phụ nữ Việt, khiến lúc đó, tôi đã tự hỏi đôi guốc đẹp vậy mà sao ngày càng ít người mang?
PHẠM CÔNG LUẬN (trích trong cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” do công ty sách Phan Book xuất bản 2021)
Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10
Cho đến năm 1912, hơn trăm năm trước, đôi guốc đóng theo kiểu Sài Gòn đã có tiếng tăm lan ra tới tận Hà Nội. Theo ông Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Hà Nội thanh lịch”, lúc đó kiểu guốc Sài Gòn được ưa chuộng cùng với áo cánh cổ thìa. Đôi guốc Sài Gòn “thấp gọn và xinh” khiến các cô Hà Nội rất thích: “Các cô khua rất to. Buổi tối mà nghe ngoài hè “lóc cóc, rào rào”, đích thị là rạp hát Thông Sáng tan rồi”. Phố Hàng Dép, đầu Hàng Bồ là hàng bày nhiều guốc nhất: “chiến thắng trên phản bày hàng là ‘guốc Sài Gòn”. Nhẹ, gọn, xinh xắn, rẻ tiền, gót sen đi lách cách“không guốc nào sánh kịp”. Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu:“đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.
Tuy có loại guốc được ưa chuộng ở đô thị thanh lịch xứ Bắc, không phải hầu hết dân chúng miền Nam lúc đó đều có đôi guốc dưới chân. Đa số dân chúng nông thôn đi chân không, trừ lúc đi tắm buổi chiều tối mang guốc cho sạch chân chuẩn bị lên giường đi ngủ, hoặc có một đôi “làm vía” để dành đi xa hoặc dự tiệc tùng. Tuy vậy đối với dân Sài Gòn – Gia Định, guốc đã phổ biến, được dùng cả ngày. Theo tác giả Vương Đằng, trước khi có kiểu guốc tân thời được ưa chuộng, trước năm 1910, ở miền Nam đã có guốc vông, làm bằng thân cây vông, đa số tự chế để dùng. Nhưng hồi xưa, ai làm nấy xài, vừa dầy vừa thô, mỗi bên hông có khoét lỗ hình chữ nhựt. Muốn gắn quai, người ta chêm mỗi bên một miếng nêm bằng cây, đi lâu hoặc bị vấp, miếng nêm lỏng hay văng ra thì người ta dừng lại và ngồi xuống gõ, vỗ, chêm lại cho cứng. Quai guốc thời ấy đơn giản, cái gì cũng có thể dùng làm quai nếu chắc chắc và dẻo, trong đó có vỏ dừa khô, thường được dùng làm quai khi chưa có kiểu da cao su, da quai nhung đóng vắt ngang như kiểu guốc tân thời. Vương Đằng xác định từ năm 1910, loại guốc một quai, đóng đinh hai đầu quai, vắt ngang năm đầu ngón chân được truyền bá bắt đầu từ Sài Gòn (nên gọi là “guốc Saigon”) lan khắp miền Nam và khắp nước Việt Nam. Ông cho biết lúc đầu, guốc nầy không sơn; rồi sơn màu đen hoặc nâu đen, (có lẽ là dùng sơn ta) nên được gọi là “guốc sơn” để phân biệt với “guốc vông” không sơn.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn ra tháng Chín 1919 nhắc đến một “tiệm đẽo guốc” tức là nơi sản xuất guốc, quảng cáo “Đờn bà Annam mang guốc này mới thiệt sang trọng cho”. Tiệm này xuất phát từ “một nhóm anh em ở Sài Gòn hùn nhau” mở ra tại đường Cần Giuộc (?) số 11. Tiệm giới thiệu với sự tự hào khi đang có phong trào dùng đồ nội hóa, tẩy chay hàng Tàu: “guốc tiệm chúng tôi bán ra, tay của thợ Annam làm với cây trong đất Annam, da trong xứ Annam, đinh của Langsa, dầu sơn của Langsa, chẳng dùng món nào của China hết thảy. Chúng tôi tưởng tuy là nghề hèn mọn mặc dầu, nhưng mà có cho Annam dùng, khỏi dùng guốc Khách trú”. Lời quảng cáo còn đi xa hơn, dẫn lời văn của nhà văn Lê Hoằng Mưu trích trong tiểu thuyết Mộng Huê Lầu ca ngợi phẩm hạnh của phụ nữ Annam khi mang guốc nội hóa: “Hễ Sài Gòn mà có guốc của quí hiệu để bán khắp nơi, thì đờn bà Annam, thiệt chánh tay nội trợ Annam, chẳng còn mang guốc Khách vì mang đôi guốc của Annam đẽo bán, ra đường đờn ông thấy đều phải kỉnh cho là một người đờn bà có phẩm”. Guốc có nhãn in chữ Annam, ghi số và giá tiền.
Thời đó ở Sài Gòn xuất hiện loại guốc ngù, xuất xứ từ loại guốc Ấn độ có tên là Padukas. Nó có phần gỗ lót dưới bàn chân chạm trổ hoa lá rất đẹp. Người Ấn không chỉ dùng ngù bằng ngà, mà còn bằng sắt, bạc, gỗ. Từ Ấn Độ, guốc ngù theo tàu biển đi từ Ấn Độ dương, qua eo biển Malacca đến Mã Lai, Nam Dương vốn đông người Hoa. Từ đó, người Hoa đưa về Sài Gòn, có thể từ những người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa) nhập về cho vợ con mang, dần lan ra giới phụ nữ Việt có tiền, nghệ sĩ cải lương... Loại guốc ngù này không có quai, chỉ có một miếng ngà hay xương hoặc gỗ (gọi là ngù) chêm đứng trên mặt guốc phía trước để kẹp ngón chân cái và ngón chân trỏ khi muốn đi. Guốc này có giá trị nhờ cái ngù, nhưng sau vì cái ngù ngà mà loại guốc này mau chóng tàn lụi. Chuyện kể lại là khi giá nó lên quá cao, tột bực là 20 đồng, các ông chồng cảm thấy khổ sở vì vợ đòi mua không chỉ một đôi mà vài đôi để tùy việc mà đi, bèn âm mưu nhờ một người làm báo, viết chuyện để hù dọa phụ nữ. Tờ báo tung ra chuyện đó là tờ Lục Tỉnh Tân Văn, người viết là ông Trần Văn Chim, người lập mưu là ông Trần Triều Vinh, làm việc ở bót Giếng Nước. Bài báo khẳng định nếu phụ nữ mang guốc ngù ngà sẽ bị đau tử cung, vì ngà có chất độc, hằng ngày da thịt cọ vào chất độc sẽ thấm vào người sinh bệnh. Tin lan truyền nhanh, qua miệng phụ nữ với nhau càng nhanh, các bà sợ nên tránh xa guốc ngù ngà. Người Hoa mất mối lợi to, riêng các ông là mừng húm. Tuy nhiên, các bà được giải thoát đôi guốc mắc tiền nhưng bất tiện vì đi không nhanh, không vững, đi mau mỏi đầu ngón chân vì phải ráng sức kẹp mới không bị tuột.
Đôi guốc này chỉ phổ biến tới miền Nam, thịnh hành một thời gian cho đến đầu thập niên 1920 rồi tàn lụi, không thấy ra được tới miền Bắc.
Cho đến thập niên 1930, mặt hàng guốc đã thịnh hành lắm rồi và có nhiều thương hiệu cạnh tranh với nhau. Giới chủ làm guốc đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu để sản xuất guốc. Đến năm 1933, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng đọc trên nhật báo Sài Gòn (số 177, 5 tháng Mười hai) thấy tiệm Guốc Cầu Kiệu ở số 478 Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) là tiệm lâu năm, quảng cáo làm guốc bằng máy móc tinh xảo, được sơn loại tốt nhất và đang cần mua nhiều loại gỗ tốt để làm guốc. Tiệm có thợ người Nam, sơn mài theo lối Bắc, rất kỹ lưỡng, kiểu dáng nhã nhặn, lại rẻ tiền, nhiều màu sơn đẹp, bền chắc. Nếu cần có xe hơi giao hàng đi lục tỉnh, có địa chỉ bán ở Cần Thơ và Phnom penh và có kho trữ hàng ở chợ Sài Gòn (Bến Thành).
Bộ tranh ký họa Monographie dessinée de l’Indochine: Cochinchine do học sinh trường vẽ Gia Định xuất bản năm 1935 có bức tranh vẽ bảy đôi guốc với các kiểu dáng khác nhau, có guốc cao gót, có đôi có quai đục lỗ trang trí, quai chéo… với dáng guốc thon đẽo theo dáng chân, có đôi guốc kiểu dáng chữ nhật thô sơ dùng ở nông thôn…
Tuy guốc Sài Gòn có lúc vang danh ở xứ Bắc, nhiều thợ thủ công xứ Bắc, vốn giỏi nghề thủ công từ ngàn xưa đã Nam tiến vào Sài Gòn làm guốc cho tiệm guốc Phù Lưu của ông Phạm Văn Viên, ở số 111 đường Lagrandière (Lý Tự Trọng). Tiệm này tự hào quảng cáo trên báo Tân Văn (số 26 ngày 19 tháng 1 năm 1935): “Rất đẹp mà nhã, là guốc Phù Lưu”. Tiệm có trên 30 người thợ Bắc thiện nghệ chuyên pha màu sơn và chế kiểu guốc, vừa khéo vừa nhã. Lời giới thiệu của tiệm chú trọng sự thoải mái của người mang: “Guốc mang vừa lịch sự, tính theo khoa học không hại vệ sinh. Chơn đi được tự nhiên không phải chúi vào, xiêu lệch, được nở nang theo sức khỏe”. Như các tiệm guốc thời đó, tiệm này có gian hàng tại chợ Bến Thành (Sài Gòn).
Về nghề làm guốc, báo Khoa Học, (số 40, 15 Tháng Hai 1933) có bài của Thiện Dư Hoàng Mạnh Khánh khá chi tiết, cho rằng nghề này có lợi to, nhiều người làm. Người ngoài Bắc đem cả thợ vào Nam kỳ mở hiệu guốc. Nghề làm guốc ngày một phát đạt vì guốc tiện dụng cho cả mọi người, từ sang đến hèn dùng được, mùa mưa mùa nắng dùng được cả. Ở xứ Bắc, Tết về vừa mưa vừa rét, các hàng bán guốc đắt hàng. Gỗ để đẽo guốc thường dùng những thứ xấu như: gỗ vành bè, gỗ trám chẩu, gỗ xoan, gỗ vạng .v.v… gỗ phải thẳng thớ mới làm được guốc. Guốc đẽo và bào xong phải để cho khô mới đem sơn. Bài viết cho thấy kỹ thuật làm guốc khá công phu, nhất là để sử dụng ngoài Bắc do thời tiết khắc nghiệt hơn trong Nam, chất liệu sơn ta được tận dụng triệt để để chống nứt nẻ cho guốc trong thời tiết miền Bắc, dù vẫn được chuộng ở miền Nam.
Trước 1945, guốc dành cho phái nữ trở nên nhu cầu thiết yếu. Ông Nguyễn Cương Phú tại Úc, cư dân Sài Gòn sinh thập niên 1930 kể mẹ ông nhờ có cửa hàng guốc dép ở chợ Bến Thành mà gia đình sống sung túc, nuôi tới tám người giúp việc. Lúc đó, guốc dành cho phụ nữ đã có nhiều kiểu dáng đa dạng, nhiều màu sơn, đủ loại quai, có khi là hai quai, cao thấp đủ cả.
Thập niên 1960, ở Sài Gòn vẫn thấy các cô các bà đi guốc, nhiều đôi vẽ hoa trong lòng guốc, quai bằng nhựa trắng trong hơi ngả vàng. Lúc đó không còn nghe tiếng khua guốc kêu lóc cóc nữa vì guốc đã được lót đế bằng cao su cho êm và lâu mòn. Giữa thập niên 1960, phụ nữ có nhiều chọn lựa cho đôi chân của mình. Họ thích đi lại đôi hài cườm diện với áo dài, sau đó là trào lưu guốc cao gót mũi nhọn, một biến thể của đôi guốc Việt nhưng xuất xứ từ phương Tây.
Cho đến sau 1975, vẫn thấy có người mang đôi guốc gỗ quai nhựa trong, sơn trắng và quang dầu bóng. Người phụ nữ này khoảng gần tứ tuần, đã có ba người con, làm dâu một gia đình giàu có ở là chủ đất khu chợ Ga Phú Nhuận. Vóc dáng bà còn cân đối, da trắng. Bà thường bận áo tay ngắn, quần lãnh Mỹ A đen. Dưới chân bà là đôi guốc trắng đó ôm sát đôi chân trắng thon nhỏ có cái gót hồng, nổi bật dưới màu đen bóng của lai quần. Đó là hình ảnh rất đẹp về đôi guốc dưới chân người phụ nữ Việt, khiến lúc đó, tôi đã tự hỏi đôi guốc đẹp vậy mà sao ngày càng ít người mang?
PHẠM CÔNG LUẬN (trích trong cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm” do công ty sách Phan Book xuất bản 2021)
Tiệm bán giày guốc dép ở chợ Tân Định thập niên 1960. Ảnh báo Thế Giới Tự Do tập XIII số 10
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
82 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 82 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |