14/05/2021 20:10
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật khiển trách ông Bùi Trường Giang vì vi phạm quy định về đạo đức.
Từ ngày 11 đến ngày 14/5/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ ba. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại kỳ họp, xem xét Báo cáo kết quả giải quyết tố cáo và đề nghị thi hành kỷ luật; xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Bùi Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương do đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.
Cũng tại kỳ họp, sau khi xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, Phó Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc, Bộ Công an, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và ngành Công an trong quản lý, sử dụng tài chính và công tác cán bộ của đơn vị. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đồng chí Đặng Hoàng Đa.
Sau khi xem xét việc thực hiện các kết luận kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với một số tổ chức đảng thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh: Quảng Ninh, Hưng Yên, Quảng Ngãi và Khánh Hòa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc thực hiện các kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kết luận của UBKT Trung ương; không xem xét, xử lý kỷ luật một số tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm; chưa giải quyết, xử lý dứt điểm những vi phạm, khuyết điểm đã nêu trong kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty nghiêm túc thực hiện kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, khẩn trương khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã chỉ ra.
Cũng tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 2 trường hợp và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
Ông Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
‘Phải phạt nặng một vài nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật để răn đe’
- 15 giờ trước
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, kể lại câu chuyện bi hài về việc một người bạn đã mua phải thuốc nhuộm tóc rởm khi tin vào quảng cáo trên YouTube. Sau khi dùng sản phẩm, phẩm nhuộm liên tục theo mồ hôi chảy xuống quần áo.
“Là người có địa vị xã hội, có ngày anh ấy dở khóc dở mếu nói phải thay tới 3 cái áo. Trong túi phải có sẵn một chiếc sơ cua để thay khi có việc quan trọng”, ông Sơn kể lại.
Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho rằng quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng nảy sinh nhiều bất cập, trong đó có việc ngày càng nhiều người nổi tiếng tham gia, sẵn sàng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng.
Nghệ sĩ quảng cáo trên mạng xã hội là phát sinh mới
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, việc quảng cáo sản phẩm hiện nay thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt là úng dụng công nghệ thông tin và nền tảng mạng xã hội. Việc có người nổi tiếng tham gia quảng cáo sản phẩm không phải là chuyện mới mẻ, mà đã phổ biến từ lâu. Tuy nhiên, việc người nổi tiếng, nghệ sĩ tham gia quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì ngày càng phổ biến.
Ông cho rằng việc người nổi tiếng tham gia vào các quảng cáo sản phẩm đem lại hiệu quả cao về quảng bá. Tuy nhiên, vấn đề tuân thủ và thượng tôn pháp luật thì không phải người nổi tiếng nào cũng làm được.
Bằng chứng là gần đây đã xuất hiện một số người nổi tiếng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng, Bộ Y tế phải công khai và cảnh báo tới người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để xử lý người nổi tiếng tham gia vào những quảng cáo đó thì lại là vấn đề chưa có nhiều quy định cụ thể. Phân tích sâu hơn, ông Sơn nêu ra 4 chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo, để từ đó thấy được khó khăn trong quản lý quảng cáo và xử lý người nổi tiếng tham gia vào quảng cáo sản phẩm kém chất lượng.
Chủ thể thứ nhất là đơn vị chủ sở hữu nhãn hàng, chi tiền ra để quảng cáo, hay nói cách khác là người có nhu cầu quảng cáo. Chủ thể này là người mong muốn quảng bá sản phẩm hàng hóa. Chủ thể thứ hai là các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm quảng cáo, hay là các công ty quảng cáo. Các sản phẩm này có thể là video, ảnh, poster, đoạn ghi âm… Người nổi tiếng thường tham gia vào một phần của khâu này để sản xuất sản phẩm quảng cáo.
Chủ thể thứ ba là phương tiện truyền tải thông tin quảng cáo, ví dụ như truyền hình, radio, mạng xã hội, báo điện tử… Chủ thể này phải chịu trách nhiệm trong việc đưa các thông tin quảng cáo tới công chúng. Và chủ thể cuối cùng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo.
Ông Sơn nói rằng nghệ sĩ, người nổi tiếng chỉ là một phần tham gia trong 4 chủ thể trên. Có người nổi tiếng trực tiếp sản xuất quảng cáo (như livestream, đăng tải bài viết trên trang cá nhân…), cũng có người được công ty quảng cáo mời để sản xuất sản phẩm quảng cáo… Do đó, đây là những phát sinh mới mà các quy định chưa có chế tài cụ thể.
Quy định rõ luật, chế tài thật nặng
Từ những phân tích trên, Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam chỉ ra một số bất cập trong hoạt động quảng cáo hiện nay.
Thứ nhất, ông Sơn nhấn mạnh Luật Quảng cáo có hiệu lực từ năm 2013 đã quá lâu, không phù hợp với thực tiễn hiện tại. Quốc hội đã lùi việc xem xét ban hành Luật Quảng cáo mới. Ông mong muốn trong thời gian tới, một trong những luật ưu tiên cần phải thông qua sớm là Luật Quảng cáo, vì nó liên quan đến mọi ngành nghề trong xã hội, liên quan đến cả bản quyền, đến hoạt động khác…
Bất cập thứ hai được ông Sơn nêu ra là quảng cáo trên mạng xã hội hiện tại đang là lỗ hổng, cũng chưa có các chế tài một cách rõ ràng. Ông cho biết ở các loại hình quảng cáo như truyền hình, báo in, báo điện tử… các pháp nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung, sự thật của quảng cáo với cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng với mạng xã hội, hiện tại chưa có quy định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm.
Ông cũng đánh giá Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần ra các văn bản dưới luật để chấn chỉnh, kiểm tra, giám sát… nhưng vẫn chưa đủ để quản lý vấn đề này. Do đó, vấn đề bức thiết là phải luật hóa các quy định, các chế tài xử lý cụ thể. Đặc biệt là các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quảng cáo, trong đó có người nổi tiếng. Bởi người nổi tiếng dùng uy tín cá nhân quảng cáo như một thương hiệu nên đóng vai trò quan trọng, nghiêm trọng hơn việc người bình thường quảng cáo sai.
“Trách nhiệm hiện tại đang quy vào đơn vị kiểm duyệt và phát quảng cáo đó. Chứ người nổi tiếng tham gia vào quảng cáo thì lại không bị xử lý gì cả”, ông Sơn nói.
Phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cho rằng khi quy định vào luật, các nghệ sĩ, người nổi tiếng sẽ phải tự điều chỉnh hành vi, có trách nhiệm với hành động của mình. Người tham gia vào quảng cáo thấy rằng một khi đã nhận lời quảng cáo thì phải biết cách lựa chọn, có phù hợp với pháp luật không, cái gì mà luật pháp cấm thì không được làm. Song song với đó là phải có chế tài xử phạt.
“Phạt thật nặng một vài nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật để có tính răn đe, phải có chế tài cụ thể cho những hành vi đó. Người đứng ra quảng cáo sai cũng phải chịu trách nhiệm”, ông nói.
Tẩy chay người quảng cáo sai sự thật
Nói về trách nhiệm của những nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook gián tiếp tiếp tay lan truyền cho các quảng cáo sai sự thật, ông Sơn cho rằng cách giải quyết tốt nhất vẫn là phải có những quy định rõ ràng trong Luật Quảng cáo. Ông cho rằng đây là những nền tảng toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam gặp khó khăn trong việc giải quyết một số vấn đề đặt ra, mà còn nhiều nước trên thế giới.
“Một doanh nghiệp công nghệ xuyên quốc gia, nhưng ở trên lãnh thổ nước nào thì phải tuân thủ luật pháp nước đó. Muốn quản lý các vấn đề phát sinh trên mạng xã hội thì phải có hành lang pháp lý rõ ràng, không chung chung”, ông nêu quan điểm.
Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam nhấn mạnh trong luật phải củng cố khái niệm một cách rạch ròi, đặc biệt là nói đến những phát sinh mới như người nổi tiếng quảng cáo trên mạng xã hội, người nổi tiếng quảng cáo trên trang cá nhân… Điều này không chỉ góp phần minh bạch hoạt động quảng cáo, mà còn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Trường Sơn cũng cho rằng cần tăng cường tuyên truyền để cộng đồng thấy được những quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội để tẩy chay sản phẩm được quảng cáo, và chính những người tham gia vào quảng cáo đó. Các truyên truyền hiệu quả là dùng chính mạng xã hội để lan truyền những tẩy chay đó.
Nghệ sĩ Quyền Linh quảng cáo sản phẩm hỗ trợ điều trị tận gốc các tế bào ung thư và dùng ngay trong video. Ảnh: Chụp màn hình.
---------------------------------------------------------
Giám đốc BV Quân y 110 nói gì về "ảnh ghép" kiểm tra xét nghiệm Covid-19?
13/05/2021
Đại tá, PGS.TS Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110 đã trả lời phóng viên Báo Dân trí về thông tin tấm ảnh ông đi kiểm tra xét nghiệm Covid-19 trong một bài báo bị cho là ảnh ghép.
Ngày 11/5, Báo Bắc Ninh điện tử tại địa chỉ www.baobacninh.com.vn có đăng tải bài viết "Bệnh viện Quân y 110 tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch " của tác giả Trần Viết Dến, Bệnh viện Quân y 110.
Trong bài viết trên có một tấm ảnh kèm chú thích "Đại tá, PGS, TS Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo xét nghiệm SARS-CoV-2".
Sau khi bài viết được xuất bản, bức ảnh trên trở thành chủ đề bàn tán xôn xao trên mạng xã hội.
Liên quan đến nội dung trên, sáng nay (13/5), trao đổi với phóng viên Dân trí, Đại tá, PGS.TS, Thầy thuốc ưu tú Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110 khẳng định: "Đó là bài viết đúng, quân nhà tôi viết bài đó. Ảnh đó là ảnh đúng, tôi là người duyệt ảnh đó, trên Báo Quân đội nhân dân cũng đăng ảnh đó".
Nói thêm về bối cảnh làm việc ngày hôm đó, Đại tá Diêm Đăng Thanh cho biết, công tác xét nghiệm thực hiện đúng quy định về khoảng cách ngồi giữa những người được lấy mẫu xét nghiệm.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức ảnh gốc trong bài viết nói trên. (Ảnh do tác giả Trần Viết Dến cung cấp).
"Hôm đó, anh em ở cơ quan chính trị nói mời giám đốc xuống kiểm tra công tác này luôn để chúng em viết bài đăng tuyên truyền, thì tôi mới xuống kiểm tra, chỉ đạo", Đại tá Diêm Đăng Thanh nói.
Giám đốc Bệnh viện Quân y 110 cho biết, ông là người ra quyết định việc xét nghiệm lâm sàng để làm cho bệnh viện tốt lên. Theo quyết định này, cứ 3 ngày lại xét nghiệm toàn bộ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 1 lần; 7 ngày xét nghiệm toàn bộ cán bộ, công nhân viên của bệnh viện 1 lần.
"Bệnh viện làm công việc này từ nhiều tháng nay rồi chứ không phải bây giờ mới làm. Bí thư và Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cũng gọi cho tôi hỏi việc này, tôi cũng nói đó là việc thật, người thật", Đại tá Diêm Đăng Thanh nói thêm.
Nhấn để phóng to ảnh
Một tấm ảnh ở góc chụp khác về Đại tá Diêm Đăng Thanh tại buổi kiểm tra. (Ảnh tác giả Trần Viết Dến cung cấp).
Cũng trong sáng nay, phóng viên Dân trí đã liên hệ với tác giả Trần Viết Dến, anh cho biết, đó là ảnh thật, không phải ảnh ghép như trên mạng xã hội bàn tán.
--------------------
p/s: ảnh đầu tiên giống ảnh ghép, nhì ô gạch dưới chân là thấy rõ và hình BS bị lật ngược lại so với ảnh sau, còn đại tá giống đang hổng chân!
p/s: ảnh đầu tiên giống ảnh ghép, nhìn ô gạch dưới chân là thấy rõ và hình BS bị lật ngược lại so với ảnh sau, còn đại tá giống đang hổng chân!