Tôi may mắn được gặp ông Trịnh Đình Dũng lần đầu hơn 20 năm trước, từ cái đận ông còn giữ một chức vụ khiêm tốn ở một tỉnh nghèo - Phó GĐ Sở Xây dựng Vĩnh Phú (thời chưa tách tỉnh). Sau này, phần vì theo dõi mảng kinh tế, phần vì tình đồng hương nên tôi có nhiều dịp chứng kiến những bước thăng tiến cùng nhiều dấu ấn của ông để lại với tỉnh nhà, với ngành xây dựng. Từ Phó giám đốc Sở, vài năm sau ông đã đảm trách những vị trí cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc: Chủ tịch, rồi Bí thư tỉnh ủy.
Khi ông rời địa phương về làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, không ít người dân tỉnh nhà lo lắng: Không biết ông ấy đi rồi, lớp cán bộ sau có kế thừa xứng đáng những nền tảng ông ấy đã tạo dựng…
Giảm lao động nông nghiệp - nông dân mới khá lên
Nói đến lãnh đạo Vĩnh Phúc, chắc không ai không ghi nhận công lao to lớn của Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Sự “vượt rào” trong khoán nông nghiệp, đi trước thời cuộc của ông đã mang lại ấm no cho dân nhưng bản thân ông thì chịu nhiều thiệt thòi. Các thế hệ cán bộ lãnh đạo sau ông dường như đều cẩn trọng hơn khi nhìn gương ông nên Vĩnh Phú, rồi Vĩnh Phúc đã phải mất nhiều năm mày mò vật lộn với cái đói, cái nghèo. Kề sát nách Hà Nội, sát sân bay quốc tế lớn nhất khu vực phía Bắc, giao thông thủy bộ nhất cử lưỡng tiện, dăm chục cây số đã tới trung tâm thủ đô, hơn trăm cây đã số đã tới cảng biển Hải Phòng, nhích lên tí nữa là ra Hòn Gai, Cẩm Phả…, vậy mà vẫn “chưa phú, chưa phúc” được.
Với cương vị Chủ tịch, rồi Bí thư Vĩnh Phúc, ông Trịnh Đình Dũng không khỏi trăn trở, suy tư. Làm gì để tạo ra sức mạnh bứt phá, tận dựng được tối đa những lợi thế cửa ngõ thủ đô? Và rồi một quan điểm - không duy ý chí mà mang tính khoa học về phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc được hoạch định: Coi công nghiệp là nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều việc làm mới, thu được nhiều ngân sách để giảm lao động trong nông nghiệp, giảm số lượng nông dân. Quan điểm này được thực thi đã quay trở lại hỗ trợ cho chính nông nghiệp, nông thôn, làm cho nông dân khấm khá và giàu lên. Với việc ban hành nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cùng nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân, Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên trong cả nước xóa thủy lợi phí cho nông dân và cũng là tỉnh đầu tiên hỗ trợ lương cho giáo viên mầm non.
Suốt 13 năm giữ các chức vụ chủ chốt của tỉnh, ông Trịnh Đình Dũng cùng tập thể lãnh đạo đã đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo, thuần nông, thu ngân sách chỉ non 100 tỉ đồng/năm trở thành một địa phương trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội, là tỉnh luôn giữ vị trí á quân các tỉnh phía Bắc, sau thủ đô Hà Nội về thu ngân sách nội địa.
Vốn là dân Vĩnh Phúc gốc, nhưng mỗi lần về quê, tôi không khỏi xúc động, lạ lẫm về những đổi thay hàng ngày của quê hương mình. Thành phố tỉnh lỵ Vĩnh Yên vốn là một thị xã nghèo, có phần đìu hiu xơ xác mấy chục năm trước nay đã mang dáng dấp một thị thành hiện đại với quy hoạch bài bản, rộng mở, tầm nhìn xa cho sự phát triển đô thị vệ tinh của vùng thủ đô. Dấu ấn phát triển vượt bậc của Vĩnh Yên nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung có phần ghi nhận những quyết sách táo bạo, đúng và trúng của Bí thư Trịnh Đình Dũng. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trao đổi với công nhân Tổng Công ty Viglacera tại dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Song Hà.
Phá băng bất động sản gắn với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
Khi đảm trách cương vị đứng đầu ngành xây dựng, ông Trịnh Đình Dũng vẫn mang phong cách lãnh đạo đổi mới mạnh mẽ như khi còn làm Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Với ông, làm bộ trưởng không chỉ đơn thuần là người quản lý mà phải là nhà hoạch định chính sách cho ngành, cho đất nước phát triển. Vốn là dân xây dựng nòi, nay lại ở cương vị đứng đầu ngành, vẫn tư duy và tầm nhìn chiến lược, “một người biết lo bằng kho người biết làm” ông Trịnh Đình Dũng đã tập trung đổi mới tư duy trong xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng với những quan điểm đột phá, khắc phục tư tưởng nhà nước hóa và thị trường hóa. Xót xa trước những dự án quy hoạch treo, trước những thất thoát lãng phí vô hình và hữu hình trong ngành xây dựng nói riêng và nhiều ngành kinh tế nói chung, ông chỉ đạo cấp dưới phải siết chặt những dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng. Ông cũng chỉ đạo kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch nhưng phải có kế hoạch, thay vì chỉ nhất nhất phát triển theo quy hoạch, dẫn đến các dự án treo, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội.
Thời điểm ông Dũng nhận chức Bộ trưởng Xây dựng đúng lúc thị trường bất động sản bị đóng băng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vốn đang rất chật vật. Phá băng thị trường bất động sản bằng cách nào để phát triển bền vững? Và rồi, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra quan điểm: Phá băng cho thị trường bất động sản phải gắn với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đồng nghĩa với việc phát triển nhà ở phải căn cứ vào nhu cầu của người dân. Từ đó, yêu cầu phải tái cấu trúc lại thị trường bất động sản, trong đó có điều chỉnh lại các dự án, các sản phẩm nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nhà ở (đặc biệt là nhà ở xã hội) để phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng. Bằng các giải pháp sát thực tế, người dân được cải thiện nhà ở tùy theo khả năng thu nhập, thị trường bất động sản được phục hồi, góp phần quan trọng thúc đầy nền kinh tế phát triển.
Nhân chuyện nhà ở cũng không thể không nói tới mối bận tâm lớn của ông Trịnh Đình Dũng khi chứng kiến nhiều người nghèo, trong đó đặc biệt là công nhân nghèo vẫn chưa có được chỗ ở cho đúng nghĩa. Ông kể, có những lần ông lần mò vào các khu dân nghèo ở TPHCM, tận mắt thấy cả đại gia đình vài chục người sống chen chúc trong căn nhà vài chục mét vuông. Từ đó, cá nhân ông và lãnh đạo Bộ Xây dựng đã tập trung xây dựng Chiến lược nhà ở quốc gia với quan điểm “Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và người dân” thay vì chỉ phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó các chính sách về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội được ban hành giúp cho người dân nghèo từng bước được cải thiện nhà ở thông qua sự hỗ trợ của nhà nước. Ông cũng là người tâm huyết và ủng hộ nhiệt thành mô hình xây nhà ở giá rẻ bán trả góp cho công nhân nghèo tại một số tỉnh có đông công nhân. Quyền được có chỗ ở và nhà ở cho mỗi người dân, với ông, là một nhân tố để con người phát triển toàn diện.
* * *
Xuất phát điểm từ một kỹ sư xây dựng ở cơ sở đến cương vị đứng đầu một tỉnh được đánh giá là năng động bậc nhất khu vực phía bắc, rồi qua nhiệm kỳ Bộ trưởng để lại nhiều dấu ấn của một ngành vốn liên quan đến quyền lợi sát sườn của mỗi người dân, ông Trịnh Đình Dũng được Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao cho trọng trách mới: Phó Thủ tướng Chính phủ. Với những cương vị ông đã trải qua, với những dấu ấn ông đã tạo dựng, hy vọng ở vị trí mới cao hơn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ có những quyết sách mới mang tầm chiến lược với những chỉ đạo thực thi mạnh mẽ quyết liệt hơn, hiệu quả hơn cùng tập thể Chính phủ hoàn thành trọng trách và lời hứa của mình trước Quốc hội và nhân dân.
Ông sinh ngày năm , người làng Yên Nhân, xã , huyện , tỉnh , nay thuộc huyện , Hà Nội.
- Từ năm 1970 đến 1973, học sinh Trường Phổ thông cấp 3 Thạnh Phú, huyện (nay là Trường Trung học Phổ thông Yên Lãng, ).
- 1973-11/1978: Sinh viên .
- 12/1978-10/1980: Tổ trưởng bộ môn tại Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế xây dựng tỉnh .
- 11/1980-4/1988: Xưởng trưởng thiết kế công trình, Xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng .
- 4/1988-10/1992: Phó phòng rồi Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phú; học tiếng Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và học lớp quản lý kinh tế .
- 10/1992-12/1996: Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh .
- 1/1997-11/1999: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh kiêm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh .
- 12/1999-9/2001: Tỉnh ủy viên rồi Ủy viên Ban thưởng vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh .
- 10/2001-6/2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh . Đại biểu Quốc hội Khoá XI.
- 7/2004-5/2010: Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh .