Miên Man
#136
Gửi vào 02/05/2016 - 15:29
Mở đầu cuộc họp, các lãnh đạo của công ty Formosa đã cùng xin lỗi Việt Nam về phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại là ‘chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép’ trên báo chí ngày 25/4 khiến dư luận cả nước phẫn nộ.
Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi sau phát ngôn gây sốc của Giám đốc đối ngoại. Ảnh: Pháp Luật TP H...
Thanked by 1 Member:
|
|
#137
Gửi vào 03/05/2016 - 00:07
Bạn nào giỏi tiếng "Hồng Mao" thì vào đọc nhé, để biết think tanks của họ nghĩ gì. Chứ mấy bài trên Strait Times chỉ mang tính tin tức, không có giá trị nhiều trong hiểu bức tranh tổng quát và những chiến lược toàn cầu.
A China-Vietnam Military Clash
Contingency Planning Memorandum No. 26
Sửa bởi goodluckgoodbye: 03/05/2016 - 00:12
Thanked by 2 Members:
|
|
#138
Gửi vào 03/05/2016 - 06:20
Nhận thức của người dân Việt Nam càng ngày càng rõ hơn về tác động của những nhà máy công nghiệp và đặc biệt là các nhà máy luyện kim, vì vậy Việt Nam phải rút ra bài học 'không thể coi thường' hoặc 'hoàn toàn tin tưởng' những số liệu báo cáo tài liệu mà nhà công nghiệp - sản xuất tự cung cấp, theo quan điểm của một chuyên gia đúc và luyện kim của Việt Nam.
Kỹ sư Phạm Chí Cường: Chất thải ra từ nhà máy luyện kim dù nó ra khí, thì cũng phải xử lý nếu không những chất độc như CO, SO, NO rồi dioxin tu-ran, là những cái về mặt môi trường người ta phải giới hạn ở một mức độ nào an toàn người ta mới cho thải, buộc các nhà máy luyện kim phải xử lý, đấy là cái thứ nhất.
Thứ hai, nước thải ra chứa rất nhiều những kim loại nặng và những hóa chất độc hại, thậm chí cực hại như xianua và nhiều hóa chất khác. Cho nên, nếu như không xử lý thì cũng không được phép thải ra môi trường. Vì vậy, có rất nhiều biện pháp xử lý áp dụng ở rất nhiều những nước khác nhau, có người, người ta thu hồi và sản xuất hóa chất, người ta xử lý rất triệt để, xong rồi mới thải ra môi trường. Hay là có người, người ta đốt đi để phát điện chứ người ta không dám thải thải ra môi trường.
Những chất thải rắn cũng vậy, không phải là chất mà tất cả có thể được sử dụng vào đời sống bình thường. Vì thế, người ta gọi công nghệ luyện kim là không thân thiện với môi trường. Cho nên buộc phải có rất nhiều biện pháp xử lý, thì mới chấp nhận được để thải ra ngoài môi trường.
Khó khăn tìm nguyên nhân
Kỹ sư Phạm Chí Cường: Tôi nghĩ rằng để một thời gian dài như thế mà chỉ phân tích nước, thì một người bình thường cũng có thể nghĩ rằng là nó không thể chính xác được đâu. Bởi vì một thời gian như thế nếu như người ta làm rồi, sau đó tác hại thì đã có rồi, sau đó dư luận bùng lên như thế, thì chắc là họ sẽ phải ngừng. Cả thời gian dài gần một tháng như thế thì nó hòa tan ra, nồng độ nó khác đi rồi. Mà cả biển Thái Bình Dương mênh mông như thế thì làm sao cái mẫu nó phản ánh đúng được nồng độ các hóa chất độc hại có nằm trong phạm vi cho phép hay không cho phép.
[indent]Cũng còn có một cái nữa là phải bắt họ khai thật trung thực là những hóa chất họ nhập về, trong thời gian qua họ đã sử dụng như thế nào. Những cái đó chúng ta hoàn toàn kiểm soát được, nếu như các cơ quan của chúng ta muốn Ông Phạm Chí Cường [/indent]
Tôi cho rằng cái chạy chậm như thế, thì không thể nào phản ánh đứng tác hại của việc, nếu như họ đã dùng các chất thải mà không không qua xử lý đã thải ra môi trường. Thế nhưng mà còn có những gì có thể phát hiện được không, tôi chắc là nếu chúng ta không có kinh nghiệm, như Thủ tướng nói, chúng ta có quyền thuê chuyên gia nước ngoài, thì họ có thể qua những cái mẫu xác của những con cá chết, qua những cái cặn còn đọng lại ở những đường ống xả thải, thì chúng ta cũng có thể lấy những mẫu đó, cùng với chuyện không phải chỉ có phân tích nước, mà tôi cho rằng không còn chuẩn xác nữa, thì chúng ta vẫn có thể phán đoán được nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt tại các bờ biển miền Trung như vừa qua.
Và cũng còn có một cái nữa là phải bắt họ khai thật trung thực là những hóa chất họ nhập về, trong thời gian qua họ đã sử dụng như thế nào. Những cái đó chúng ta hoàn toàn kiểm soát được, nếu như các cơ quan của chúng ta muốn, bởi vì trọng lượng họ đã dùng, họ đã dùng vào việc gì v.v... thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Và tất cả những bằng chứng đó, thì chúng ta sẽ có thể có một kết luận thật là trung thực về hiện tượng dẫn đến cá chết ở các tỉnh miền Trung có phải do Formosa làm hay không.
Thanked by 1 Member:
|
|
#139
Gửi vào 03/05/2016 - 15:22
Đọc bài trên của chú cháu cũng nhớ lại, hồi mời làm giấy đăng ký kinh doanh xong, hết người này người nọ gọi điện xin ủng hộ quỹ này quỹ kia, mời đi thẩm mỹ, làm đẹp, khổ, có gì đâu trên răng dưới ....dép....Nhớ hồi xưa đi làm văn phòng mặt đường là suốt ngày bị hội này hội kia và xin tiền, có hôm có 2 người vào bảo ở hội phụ nữ Phường xin ủng hộ, đã nói k cho rồi nhưng do mới chuyển địa điểm kinh doanh đến nên chị trưởng phòng bảo người đưa 100k ra cho, mịa, đã bảo rồi nhưng chị khăng khăng, đến khi cho xong gọi điện ra phường hỏi có chuyện đó k thì cán bộ phường bảo, 'đâu có xin quỹ chi mô" rứa là chị ấy mới sáng mắt ra....công nhận ở mình nhiều mánh khóe mần ăn thật.
Thanked by 2 Members:
|
|
#140
Gửi vào 04/05/2016 - 15:24
Với hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ vùng biển có nhà máy thép hoạt động, chắc chắn nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước.
Vì sao ''bác'' mối lợi tỷ đô?
Những lùm xùm về chuyện cấp phép xả thải của Formosa thời gian gần đây khiến dư luận nhắc lại câu chuyện của ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Ông đã quyết liệt, kiên trì đấu tranh loại dự án nhà máy thép có công suất, vốn đầu tư “khủng” ra khỏi khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cách đây 9 năm với các nguy cơ môi trường.
Giữa năm 2007, Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề xuất dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp tại vịnh Vân Phong có tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó.
Với kinh nghiệm của một kỹ sư chế tạo máy, ông Phạm Văn Chi lặng lẽ đi thu thập nhiều tài liệu để phân tích, chỉ rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ đại dự án trên, để xin không cho thực hiện xây dựng trên địa bàn Khánh Hòa.
''Bản thân tôi biết rằng công nghiệp luyện gang thép là ngành công nghiệp có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên quy mô rất lớn.
Tôi không nói vo mà có cơ sở khoa học, phân tích các thông số cụ thể của các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất thép.
Ông Phạm Văn Chi (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Cụ thể, trước hết, chất thải của nhà máy thép vô cùng khủng khiếp, mà không thể đổ đi chỗ khác, có thể lên tới hàng triệu tấn/năm. Bên Hàn Quốc cũng như các nước, họ thiếu đất nên mới phải lấp biển. Chúng ta không thể làm được như vậy, nên không thể xử lý được chất thải.
Thứ hai, nước thải của luyện thép khoảng 100 độ, hàng ngày thải ra hàng trăm m3/ngày đêm, cá ở biển chắc chắn sẽ chết hết, không thể sinh sống được.
Thứ ba, tiêu thụ lượng khí độc vô cùng lớn, người dân sống xung quanh không có ô xy thở, vì thải ra lượng CO2 vô cùng lớn. Bình thường chúng ta đốt than sẽ cần 1 thép, 2 quặng, 1 quặng phải 3 than, cứ 15 triệu tấn thép thì cần 30 triệu tấn quặng, tương đương 100 triệu tấn than.
Thứ tư, tạo ra các loại a xít bốc lên, ngưng tụ, gặp nước thì tạo ra mưa a xít, gây tác động môi trường ghê gớm.
Thứ năm, lượng chất thải của con người hàng ngày phải chuyển đi, chứ không chôn lấp, tiêu hủy được ở địa phương. Cần một lượng xe khủng khiếp, chở phân đi ra ngoài, hàng mấy chục xe ca đi lại hàng ngày cho công nhân đổi ca" - ông Chi kể lại
Vị chủ tịch tỉnh thời đó nhân thức rõ, nếu các nguồn xả thải không xử lý thì phía nhà máy sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí, chi phí rẻ. Vì vậy, rủi ro môi trường nếu chấp thuận những dự án này là rất lớn.
Quản lý có khó?
Theo vị nguyên chủ tịch tỉnh, việc quản lý các nhà máy luyện thép về cơ bản không phải khó, kể cả chất thải lỏng, chất thải rắn hay khí. Vấn đề xảy ra khi và chỉ khi quản lý bị buông lỏng.
Đề cập thẳng tới vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, ông Chi cho rằng, việc tìm nguyên nhân cá chết, chỉ cần lấy ngay mẫu nước nơi cá chết đầu tiên, phân tích mẫu nước, thì chắc chắn sẽ phát hiện ra. Điều này không hề khó khăn.
Cá chết dọc biển miền Trung
''Đặc biệt, khi đã có nghi ngờ nguyên nhân do nguồn nước xả thải từ Formosa thì cần kiểm tra nơi này đầu tiên, lấy mẫu nước kiểm tra thì chắc chắn sẽ ra ngay kết quả. Tôi nghĩ không có gì khó khăn, chỉ là vấn đề có muốn làm hay không?" - ông Chi khẳng định..
Ông Chi nhận định, với riêng các tỉnh miền Trung, cụ thể là Hà Tĩnh, phải làm kiên quyết, triệt để, tìm cho ra đơn vị gây ô nhiễm, đóng cửa sản xuất, yêu cầu công khai chỉ số nước xả thải, nếu không thì đóng cửa.
''Sắt thép đối với Việt Nam không phải quá cần, thậm chí giá của chúng ta còn rẻ hơn đi nhập khẩu, nếu cần thì bán quặng của Hà Tĩnh, chứ không nên đánh đổi thiệt hại của 5-6 tỉnh miền Trung.
Hãy nhìn vào lợi ích bền vững từ môi trường đến sức khỏe nhân dân, đừng đánh đổi với lợi ích kinh tế. Nếu như lãnh đạo địa phương tiếp tục không kiên quyết thì sẽ gây hậu quả'' - vị cựu lãnh đạo thẳng thắn.
Kể lại câu chuyện Nhật Bản cách đây 60 năm, theo ông Chi, họ đã gặp trường hợp tương tự như Việt Nam, sau đó, họ đã phải khắc phục bằng cách nạo vét đáy biển nhiều năm nay mà chưa thành. Vì thế, các nhà quản lý hãy tổ chức, kiểm tra, xử lý kịp thời, tránh tình trạng đổ thừa cho thủy triều đỏ, hay cho ông trời, cho thiên nhiên.
Thanked by 5 Members:
|
|
#141
Gửi vào 05/05/2016 - 05:49
Trải qua kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều điểm du lịch, đặc biệt là các bãi biển đã nhanh chóng “lột xác” thành những bãi rác khổng lồ. Dường như việc tùy tiện, vứt rác khắp mọi nơi vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều người Việt.
Bãi biển ngập rác tại xã đảo Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam Ảnh:VnExpress
Hình ảnh thường thấy sau khi kết thúc sự kiện tập trung đông đúc người hay các điểm du lịch nổi tiếng qua những kỳ nghỉ là rác ở mọi nơi. Bất chấp nhiều nơi đã đặt thùng rác san sát, có người dọn hàng ngày thì cũng không xuể. Lượng người đến đông chỉ cần mỗi người ý thức kém vứt một mảnh rác thì các địa điểm du lịch cũng nhanh chóng trở thành bãi tập kết rác.
Điều đáng nói là mặc cho rác ở khắp nơi, khách du lịch vẫn chẳng mảy may quan tâm và thoải mái vui chơi, ăn uống ngay trên những “bãi rác” ngập ngụa này. Thậm chí, nhiều người còn góp phần cho “bãi rác” thêm phong phú bởi đã bẩn rồi thêm chút nữa có sao đâu.
Bãi biển Quất Lâm, Nam Định ngập trong rác
Ảnh: Phapluatplus
Bãi biển Cồn Vành thuộc xã Nam Phú, Tiền Hải, Thái Bình cũng biến thành bãi rác
sau khi có rất đông du khách đến chơi dịp 30/4-1/5
Dù vậy, rác chẳng hề ảnh hưởng đến việc ăn uống, vui chơi của nhiều du khách
Khu vực chợ đêm Đà Lạt cũng trở nên nhếch nhác sau khi đón lượng lớn khách du lịch
Ảnh: Zing
Rác vứt ngay trên bồn hoa tại Công viên Thủ Lệ
Ảnh: VnExpress
Đỉnh Mẫu Sơn ngập rác
Ảnh: VnExpress
Vốn dĩ, xả rác bừa bãi, nhìn cảnh quan xung quanh bẩn thỉu thì ai cũng ghét. Tuy nhiên, cám cảnh rác vứt ngập trời vẫn xuất hiện khắp nơi. Khu phố tôi sống từng có góc ngõ chuyên bị vứt bậy rác và chủ nhà gần đó đã liên tục phải dán giấy, viết biển “cấm đồ rác”, “xin đừng đổ rác tại đây”, “đổ rác ở đây là vô ý thức”… và rồi sau nhiều ngày thì tấm biển chửi thề cũng xuất hiện “đổ rác ở đây là chó”. Tuy nhiên, dưới những tấm biển đó vẫn ngập rác. Người ta vẫn vứt thản nhiên và coi “ồ, nó chửi ai chứ chả chửi mình”. Họ sẵn sàng vứt rác sang cửa nhà người khác cho tiện, miễn nhà họ sạch là được.
Quan niệm “đèn nhà ai nhà đó rạng” đã khiến nhiều người có suy nghĩ chỉ cần nhà mình sạch là được, còn nơi khác bẩn thì lại chẳng liên quan. Ý thức giữ gìn vệ sinh chung quá kém của nhiều du khách khiến hình ảnh của nhiều địa điểm du lịch cũng như của chính người Việt trở nên xấu xí trong con mắt bạn bè quốc tế.
Thanked by 2 Members:
|
|
#142
Gửi vào 05/05/2016 - 15:41
"Trải qua kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều điểm du lịch, đặc biệt là các bãi biển đã nhanh chóng “lột xác” thành những bãi rác khổng lồ. Dường như việc tùy tiện, vứt rác khắp mọi nơi vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều người Việt."
====================
Cha mẹ ở nhà và thầy cô giáo ở trường thường dạy trẻ em không nên vất rác nơi công cộng. Nhưng với những hình ảnh trên, người lớn cũng cần xem lại cách giáo dục con trẻ của mình. Ý thức văn hóa cộng đồng của chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều ở các nước phát triển trong khu vực.
Sửa bởi DucBichPham: 05/05/2016 - 15:42
Thanked by 1 Member:
|
|
#143
Gửi vào 05/05/2016 - 22:24
5-5-2016
Ảnh cá chết trên bờ biển quanh đảo Pag-asa (Thị Tứ). Nguồn: FB Kalayaan ATIN ITO
Mời xem lại: (VOA/ BS).
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo ở gần vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẫn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
Thanked by 3 Members:
|
|
#144
Gửi vào 06/05/2016 - 07:31
Cá biển chết ở Việt Nam: Hệ lụy có thể kéo dài 50 năm
Phát Thứ tư, ngày 04 tháng năm năm 2016
Người dân Hà Nội biểu tình ngày 01/52016 kêu gọi bảo vệ biển sau vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam. REUTERS/Kham
Khi nước biển bị ô nhiễm nặng, hậu quả nghiêm trọng là điều khó tránh vì: thứ nhất, khó cô lập vùng ô nhiễm, thứ hai, các phân tích của mẫu được thu thập dễ bị sai lệch, và thứ ba, chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng như chim, động-thực vật dưới biển bị lây nhiễm. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhất là ung thư. Nếu có những độc chất không thể hòa tan, quá trình luân chuyển và hậu quả có thể kéo dài đến 50 năm, theo đánh giá của một chuyên gia Pháp, ông Jean Hetzel, khi trả lời phỏng vấn RFI.
Vụ cá biển chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền trung Việt nam cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức, dù đã sau gần một tháng. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải công nghiệp. Công ty Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được cho là nghi phạm chính.
Vụ việc có thể coi là một thảm họa môi trường và đã tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt nam, cũng như thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đứng về góc độ chuyên môn, một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực môi trường của Pháp đã có những chia sẻ với RFI Việt ngữ khi được thông tin về vụ việc. Ông Jean HETZEL, hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, hiện là chủ tịch công ty tư vấn JOHANSON International và đã tham gia xử lý các thảm họa môi trường như vụ Sandoz-sông Rhin năm 1986.
RFI : Xin chào ông Jean Hetzel, trước hết ông đánh giá như thế nào về vụ cá chết hàng loạt bị nghi là do ô nhiễm ở vùng biển miền trung Việt nam ?
Jean Hetzel : Vâng xin chào, tôi thấy đây là một vụ ô nhiễm nghiêm trọng. Đã rất lâu rồi tôi mới biết một vụ ô nhiễm môi trường như vậy, trải dài khoảng 200 km. Vụ việc xảy ra ở vùng biển thì khá hiếm vì hiện tượng này thường xảy ra ở các vùng sông. Rõ ràng đây là một cú sốc vì cá chết phơi bụng nhiều. Cũng không được quên các loài rong, tảo là nguồn thức ăn của cá, khi không chịu nổi chất gây ô nhiễm cũng sẽ chết.
Cú sốc này lớn vì hậu quả có thể là ngắn và trung hạn nhưng cũng có thể là dài hạn, tùy thuộc vào các chất bị thải ra, có thể từ 2 đến 50 năm. Những chất có thể hòa tan trong nước thì 2-3 năm, nhưng những chất kỵ nước thì nó sẽ còn tồn tại và tiếp tục chu trình luân chuyển.
RFI: Đứng ở góc độ chuyên môn, thì theo ông khi vụ việc vừa xảy ra, nên xử lý như thế nào ?
Jean Hetzel : Thường thì với trường hợp như thế này thì lập tức phải thu thập mẫu vật, như là xác loài vật chết, các loài chim trong vùng, tảo biển. Phải thực hiện biện pháp bảo vệ khẩn cấp như là dừng các hoạt động liên quan ngành thủy hải sản, dừng đánh bắt ở những vùng lân cận. Khó khăn lớn đối với Việt nam là vụ việc xảy ra ở biển, rất khó dừng ô nhiễm ở biển vì nó lan nhanh xuống các tầng nước, khi xuống tầng nước sâu thì khó tìm được dấu vết.
RFI : Ông có thể chia sẻ một kinh nghiệm của mình ?
Jean Hetzel : Ở Pháp thì cũng có những vụ ô nhiễm nguồn nước. Tôi đã tham gia xử lý 3 vụ ô nhiễm lớn, nhất là vụ Sandoz ở sông Rhin 1986, vụ ô nhiễm rất lớn, ảnh hưởng đến các kênh trong vùng, lan ra biển phía Bắc, như vậy trải rộng qua Thụy Sỹ, Pháp, Đức và Hà Lan. Người ta đã phải theo dõi hơn 5 năm để chắc rằng ô nhiễm đã được giải quyết, mà các chất ô nhiễm ở đây thuộc nhóm đơn giản. Nếu các chất phức tạp hơn thì thời gian chắc phải nhiều hơn.
RFI: Theo ông vì sao vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn?
Jean Hetzel : Có nhiều lý do. Trước tiên là người dân được giáo dục tốt hơn. Người ta nhận biết rằng vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là các chất nguy hiểm, gây nguy hại cho sức khỏe. Người ta đầu tư hàng tỷ đô la để nâng cao sức khỏe, nhưng ô nhiễm có thể gây ra cái chết, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, tác động đến chuỗi thực phẩm, ung thư v.v.. Những hậu quả do ô nhiễm được biết vì vậy người ta cố gắng hạn chế và giảm ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm quan trọng vì trong 50 năm qua, chúng ta làm nghiên cứu rất nhiều về môi trường, vì vậy có nhiều bằng chứng khoa học. Những đối thoại/yêu cầu về môi trường ngày càng nhiều, nhất là từ các tổ chức phi chính phủ, đòi các cơ quan nhà nước có những giải pháp phù hợp. Ở Pháp có chính sách riêng về nước (gồm những hoạt động hướng dẫn và kiểm tra nguồn nước, chất lượng nước, những người có trách nhiệm kiểm tra), về môi trường như là cảnh sát môi trường/cảnh sát nước.
RFI: Hiện nay có nhiều chủ đầu tư công nghiệp không muốn tăng chi phí môi trường, họ cho là tốn kém. Theo ông thì điều này có ảnh hưởng như thế nào?
Jean Hetzel : Đương nhiên là có chi phí, nhưng không nhiều so với mạng sống của con người. Chi phí trung bình so với tổng đầu tư nhà máy từ 5%-15% tuỳ trường hợp nhưng hiếm khi đạt mức cao nhất, vì mức cao nhất là dành cho những trường hợp yêu cầu gắt gao, như trong lĩnh vực hạt nhân. Chi phí đầu tư cho môi trường phải được tính là nếu không đầu tư thì sẽ bị mất thị phần, các tập đoàn lớn ngày càng nhạy cảm với vấn đề này nếu bị người tiêu dùng đưa vào danh sách đen. Vì vậy cần đầu tư ngay từ đầu để tránh những thiệt hại về hình ảnh và thị phần.
RFI: Ở những nước phát triển, như Pháp chẳng hạn, vì sao việc bảo vệ môi trường rất được ưu tiên ?
Jean Hetzel : Trước tiên là cần có cảnh sát môi trường, để môi trường được bảo vệ tốt nhất có thể. Đó là về phía chính phủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là hành động của người dân. Cụ thể là hoạt động ở quy mô địa phương của các hội đoàn độc lập, như hội những người đánh cá, hội những người đi săn v.v.., cũng như các tổ chức phi chính phủ, vì các tổ chức này có chuyên môn để thúc đẩy chuyện này.
Cũng cần sự bổ sung của giới công nghiệp, vì có những công ty chuyên xử lý, giảm ô nhiễm, ví dụ như ở Pháp có những công ty hàng đầu về vấn đề này. Và ngày càng nhiều thông tin được cung cấp bởi giới công nghiệp khi họ tham gia cùng các hội đoàn trong ban điều hành. Phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng ban hành các quy định hơn khi có sự đồng thuận giữa người dân, các ngành công nghiệp sản xuất và các hội đoàn, ONG. Cần hành động và cần bảo vệ môi trường.
Thanked by 2 Members:
|
|
#145
Gửi vào 08/05/2016 - 10:45
Đoàn kiểm tra liên ngành đã ghi nhận số liệu mang về Hà Nội phân tích, chưa có kết luận, các thợ lặn đã mục sở thị đáy biển.
Những rặng san hô, hàng chục loại hải sản quý hiếm như hải sâm, vẹm, sò, hàu chết dưới đáy biển được vớt lên
Tập đoàn Formosa: Hung thần gieo rắc ung thư ở Đài Loan
Thế Dương | 08/05/2016 08:40
142
Kể từ khi khu phức hợp hoá dầu của tập đoàn Formosa đi vào hoạt động năm 1998 tại xã Đài Tây (Đài Loan), người dân dần cảm nhận thấy rằng “thần chết” đang rình rập gõ cửa.
“Kỉ lục gia” về tàn phá môi trường
Người dân xã Đài Tây đang tiến hành đệ đơn kiện Tập đoàn , đòi bồi thường 70 triệu Đài tệ (khoảng hơn 2 triệu đô la Mỹ) vì các tổn thương về sức khoẻ do môi trường độc hại từ các nhà máy của Formosa.
Chính các quan chức địa phương, những người mới ngày nào, trải thảm đỏ đón Formosa vào đầu tư, nay cũng phải thay đổi quan điểm dưới sức ép của người dân.
Họ đã bảo trợ cho một nghiên cứu trong vòng 3 năm (2009 – 2012) của Đại học Quốc gia Đài Loan nhằm đánh giá tác động của các nhà máy Formosa đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Quốc gia Đài Loan cho thấy tỉ lệ mắc ung thư của người dân sống trong phạm vi bán kính cách nhà máy 10km trong những năm 2008-2010 là cao hơn 4,07 lần so với những năm 1999-2001.
Nghiên cứu tổng thể này cũng chỉ ra rằng trong số các chất gây ô nhiễm và cả bầu không khí độc hại mà người dân tiếp xúc hàng ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loại ung thư.
Cụ thể, chất vinyl chloride, được xem là tác gây ung thư phá huỷ gan, chính là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất của các nhà máy này.
Ngoài ra đã có tổng cộng 645 vụ xâm hại môi trường tại các nhà máy của Formosa trong vòng năm năm qua. Tính trung bình, con số vi phạm là gần 3 ngày/1 vụ và tiền phạt mà Formosa phải nộp đã ở mức hơn 300 triệu Đài tệ.
Những con số này cũng phù hợp với , vốn đã bị Cục Bảo vệ môi trường của Mỹ lưu vào “sổ đen” tại Louisiana và Texas.
Theo Luật sư Chiêm Thuận Quý, người bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân của Formosa, việc bồi thường cho người dân và việc mức tiền phạt không thấm tháp gì so với lợi nhuận hàng tỷ Đài tệ mà Tập đoàn này kiếm được.
Nhà máy Formosa ở Đài Loan. Ảnh: Internet.
4,5 người chết mỗi ngày do ung thưÔng Ngô Nhật Huy, một cư dân đứng đơn kiện, chua chát cho biết, trung bình mỗi ngày, có tới 4,5 người chết vì ung thư do tổ hợp hoá lọc dầu này.
"Bố mẹ rồi ông bà tôi cứ lần lượt mắc ung thư" anh Ngô Đông Dung, một người dân ở xã Đài Tây cho biết. "Tôi đang làm việc tại Đài Bắc, nhưng tôi sẽ không dám về sống ở quê lúc tôi nghỉ hưu”.
Trần Năng Lâm, một cư dân ở Đài Tây (Văn Lâm), là một nạn nhân đã lĩnh đủ từ Formosa. Trong gia đình ông, bố mẹ và chị gái và em trai và con trai của ông đều đã tử vong vì bệnh xơ gan.
Đau xót nhất là cậu con trai của ông qua đời khi mới chỉ 19 tuổi. Chính bản thân ông cũng bị xơ gan hành hạ trong 5 năm trời.
“Có người bảo đó là do di truyền. Thế nhưng ba người chị gái của tôi đi lấy chồng xa thì có sao đâu. Chỉ có những người ở đây mới phát bệnh và chết”, ông Lâm phân trần, “Nếu người ta quan tâm đến thế hệ tương lai mà khởi kiện thì tôi xin đi tiên phong”.
Còn bà Trần Phương Trân, một nông dân 61 tuổi, đã goá chồng cách đây 2 năm. Chồng bà qua đời vì căn bệnh ung thư vòm họng di căn sang phổi mặc dù cả đời ông không hề đụng tới một giọt rượu bia hay hút thuốc.
Đối với bà, không ai khác ngoài những chất độc hại thải ra hàng ngày hàng giờ từ các nhà máy khói cao ngút trời kia.
Chị Trần Phương Trân và di ảnh chồng. Ảnh: Internet.
Thế nhưng, phạm vi gieo rắc bệnh tật và ô nhiễm của Formosa không chỉ ở huyện Vân Lâm mà đã lan sang một diện rộng hơn nhiều.Tại huyện Chương Hoá kế bên, người dân thậm chí còn có mức độ ô nhiễm kim loại nặng có thể gây ung thư cao hơn so với Vân Lâm. Không khí ngột ngạt còn sinh vật thì cũng thưa dần đi.
“Trước đây, người làng ra biển bắt lươn nhiều lắm. Thời đó, chỗ này rất nhộn nhịp vì nhà nhà bắt lươn để tăng thu nhập. Giờ thì hoạ hoằn lắm mới thấy một vài người đi bắt lươn thôi vì lươn có còn đâu mà bắt nữa”, một người dân làng cho biết.
8 vết nhơ của Tập đoàn Formosa:
Tháng 5/2010, Hiệp hội dân sự Đài Loan đã gửi một bức thư ngỏ chỉ ra 8 vết nhơ của Formosa:
1. Đặt lợi nhuận cao hơn quyền của con người.
2. Biến Trái Đất lâm vào cảnh khốn cùng.
3. Biến dòng sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày.
4. Làm bầu trời và lá phổi của mọi người xám xịt.
5. Phớt lờ hiện tượng ấm lên toàn cầu, thậm chí còn thải thêm nhiều chất độc.
6. Di sản gây ô nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỉ.
7. Di sản về rác thải công nghiệp sẽ gây hại đến 10 thiên niên kỉ.
8. Formosa là một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết cho người lao động.
(Tổng hợp từ báo “Tin tức Đài Loan”)
Thanked by 2 Members:
|
|
#146
Gửi vào 11/05/2016 - 02:12
Tui không ý có chỉ chích, chỉ là góp ý nhỏ không nên đem một hai con sâu ra để chỉ trích một tổng thể, chuyện cá còn chưa rõ ràng đừng vội vàng lái sang chuyện khác để mọi người nghĩ đi hướng nào đó.
Ho ni to fo thì tôi không biết nói, chỉ nhớ một câu cửa miệng mà ai cũng biết :
Ku hai wu bian, hui tou shi an
苦海无边、回头是岸
Tặng bạn.
Chúc vui!
Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ!
Thanked by 1 Member:
|
|
#147
Gửi vào 11/05/2016 - 10:23
Thanked by 4 Members:
|
|
#148
Gửi vào 11/05/2016 - 13:10
Thanked by 1 Member:
|
|
#149
Gửi vào 11/05/2016 - 23:56
Tinh thần khoa học
1. Yêu chân lý và dũng cảm trí tuệ 2. Trung thực trí tuệ
3. Độc lập trí tuệ
4. Nghi vấn khoa học
5. Tin tưởng khoa học
6. Khiêm tốn và rộng lượng 7. Tư duy không vụ lợi
( ĐÀO TIẾN ĐỨC )
Hiện nay có vô vàn kênh thông tin trên Internet ,ai muốn tìm hiểu thì cứ google là có hết . Việc gì cứ cóp cả đống rác rưởi vào diễn đàn làm gì nhỉ ? Rảnh quá chăng ?
Không biết @nhatnguyen0987 đọc được bao nhiêu Kinh Phật ? Có nắm được cốt tủy của triết lý Đạo Phật không ? Có hiểu được đạo lý "nhập gia tuỳ tục không ?", mà cứ hoắng cả lên thế ?
Bạn chửi "cả lũ " thì quá lắm !
Thomas L.Friedman ( Thế Giới Phẳng ) dẫn một câu :
" Trên mạng Internet , không ai biết bạn là một chú chó "
Điều đó không có nghĩa là " mạng ảo ", không ai biết ta là ai ,để rồi muốn chửi ai thì chửi , đặc biệt với một người ra sức " bênh vực ?" cho CHÍNH PHÁP nhà Phật như bạn !
Chán quá đi !
Thanked by 1 Member:
|
|
#150
Gửi vào 13/05/2016 - 22:02
Heterodoxy = Tính cách dị thuyết ,tà giáo ( Nguyễn Quang A dịch là "phi chính thống" .)
Vậy cái thứ mà bạn đang theo đuổi là Chính thống hay Phi chính thống ?
Theo tiêu chuẩn Ấn Độ hay tiêu chuẩn Việt Nam ?
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |