Jump to content

Advertisements




Gia Định - Sài Gòn

Góc Sài Gòn thành Gia Định thành Phụng thành Bát quái thành Qui

136 replies to this topic

#16 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18595 thanks

Gửi vào 01/03/2016 - 21:58

Hiện nay lại nghe nói có 1 con đường đặt tên cho 1 nhân vậy không có thật mà người này là 1 liệt sĩ có công !

#17 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 03:15

Published on Nov 6, 2015

Vietnam – Mon Pays Natal – Saigon Autrefois.
Vietnam – Quê Hương Tôi - Saigon Ngày Xưa.
Video : Réalisation par Quách Vĩnh-Thiện.
Première chanson : Gặp Lại Người.
--- Parole : Mạc Phương Đình – Musique : Quách Vĩnh-Thiện
--- Voix : Mỹ Dung.
Deuxième chanson : Người Về.
--- Parole : Mạc Phương Đình – Musique : Quách Vĩnh-Thiện
--- Voix : Hương Giang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Voyage en Images et en Musique :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Saïgon est la plus grande ville du Viêt Nam et son poumon économique, devant la capitale Hanoï.
Saigon se divise en 19 arrondissements et 5 districts possédant une superficie de 2090 km2 pour une population de 7.400.100 habitants.
Elle se trouve sur les rives de la rivière Saigon. Située à proximité du delta du Mékong, cette ville est la métropole du Sud du pays. Elle n'était à l'origine qu'un village de pêcheurs khmer et devint à partir du XVIIe siècle une ville de peuplement vietnamien sous l'impulsion de la cour impériale des Nguyễn à Huế. Pendant la colonisation française, elle fut d'abord la capitale de la Cochinchine, puis celle de l'Indochine française de 1887 à 1901. Après la partition du pays à la fin de la guerre d'Indochine, Saigon devint la capitale de la République du Việt Nam dès 1954.
quachvinhthien@gmail.com



#18 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 03:33

Vietnam - Mon Pays Natal - Quê Hương Tôi - Chợ Lớn Quách Đàm - Đa Kao - Gia Định


Published on Dec 13, 2015
Vietnam – Mon Pays Natal – Quê Hương Tôi - Chợ Lớn (Créateur Quách Đàm) – Đa Kao – Gia Định.
Réalisation et Musique : Vinh-Thien Quach.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Voyage en Images et en Musique :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


quachvinhthien@gmail.com


Chợ Lớn est le nom de la région orientale du chinois vivant le long du canal Te tronçons de district 5 et du district 6 à Saigon, le sud du Vietnam. Cette zone précédemment établi comme une ville séparée avec Saigon: Ville Bazar. En l'an 1930 -1950 par le processus d'urbanisation, Saigon et Cholon fusionné progressivement ensemble.
Le marché Binh Tay est centre de conservation des reliques ministères de la Culture–Sport.
Quách Đàm (1863 - 1927) était un riche marchand et a construit le marché Binh Tay ; maintenant partie du District 6, Saigon, Vietnam.
Đa Kao est une zone située le long du canal Nhieu Loc dans le nord du district 1 de Saigon. Attractions phares incluent: Eglise Tan Dinh, parc Le Van Tam et le temple de Hùng Vương.
Đa kao une superficie de 1 km² et une population de 23 518 personnes en 1999, la densité de population atteint 23 518 personnes / km².
Gia Định province est ancienne province du Sud-Vietnam entourant Saigon. Il était l'un des principaux centres industriels du pays.




#19 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 05:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 01/03/2016 - 21:58, said:

Hiện nay lại nghe nói có 1 con đường đặt tên cho 1 nhân vậy không có thật mà người này là 1 liệt sĩ có công !
Thiên đường ảo , ông thánh ảo còn vẻ được thì 1 nhân vật không có thật có khó gì .
Có phải nhân vật ảo này không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 01/03/2016 - 13:53, said:

Vậy anh VDTĐ cũng có học VTT à ? Nhưng chắc là đàn anh cao nữa vì Cao Thắng thì lớp dưới không biết ( ngoài chuyện nghe nói thích ... anh chị tay chân).
Tôi chơi nhiều bạn học VTT thôi anh Ngu Yên . Đàn anh tôi học thời thập niên 60 , đụng độ Cao Thắng nhiều lần .

Thanked by 1 Member:

#20 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 13:04

Đôi khi bị ăn cướp thì không nên la làng?
Hôm nọ có bạn kết tội nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay Pháp.
Bạn ấy là giáo viên sử. Tôi khuyên bạn ấy nên có cái nhìn lịch sử cho toàn diện, khách quan. Nhất là khi dạy cho học sinh.
Đó là cái thời các cường quốc công nghiệp châu Âu ồ ạt chiếm các nước châu Á lạc hậu làm thuộc địa.
Nói chuyện Pháp chiếm Việt Nam thì không nên quên: Anh chiếm Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia (gồm cả Singapore và Brunei). Anh cũng đánh cho nhà Thanh Trung Quốc te tua rồi bắt nhà Thanh hiến Hong Kong. Hà Lan chiếm Indonesia. Tây Ban Nha chiếm Philippines...
Với tương quan phát triển giữa nước ta và Pháp thời đó, nhà Nguyễn chứ có là nhà Trời thì nước ta vẫn bị Pháp chiếm, một khi họ muốn. Gậy gộc, giáo mác đọ sao lại được với súng trường, đại bác?
Tôi đi nhiều, gặp nhiều, chưa bao giờ thấy người nước châu Á nào ấm ức với việc nước họ bị người châu Âu chiếm. Chả người nước nào kết tội cha ông họ vì chuyện mất nước cho Tây.
Khi Singapore giành được độc lập, ông Lý Quang Diệu thậm chí còn sang Anh mấy tháng vận động họ cho quân đội Anh ở lại thêm tý. Ông Lý nghĩ, 1/4 nền kinh tế Singapore phục vụ người Anh, họ mà rút về hết thì gay go.
Nói chung là các nước châu Á từng là thuộc địa châu Âu đã tận dụng thời cơ để học hỏi người châu Âu để phát triển đất nước họ khi được độc lập.
Lắm lúc tôi cố hình dung: nếu nước ta không bị Pháp chiếm làm thuộc địa thì bây giờ sẽ như thế nào? Có khá khẩm hơn không? Tôi hơi nghi.
Tất nhiên, nếu Anh chiếm thì chắc là tốt hơn. Ít ra là dân ta bây giờ đã giỏi tiếng Anh hơn. Tiếng Anh hữu ích hơn tiếng Pháp.
Còn trách nhà Nguyễn để mất nước, tôi thấy vớ vẩn lắm!
Luong Hoai Nam



Bí ẩn ba con đường xéo giữa Sài Gòn vuông vức



TTO - Đó là ba con đường Trần Quang Khải (Q.1), Lý Chính Thắng, Kỳ Đồng (Q.3) với những hình ảnh lạ: chạy xéo, chạy liền nhau theo một hướng và dường như cao hơn khu vực xung quanh... Bí ẩn gì ở đây?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí lũy Bán Bích làm năm 1772 so với bản đồ hiện nay - theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước... Đồ họa: TRỊ THIÊN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí lũy Bán Bích 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 (ghi là "cựu lũy") cho thấy lũy từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè lên phía Bắc, cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) ở khu vực gần cầu Lão Huệ (nay là một con cầu trên kênh Nhiêu Lộc) đi thẳng, cắt qua đường Hồng Bàng (nối theo đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương hiện nay) và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một tường thành bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn xưa.
... Đó là chỉ nói ba con đường thuộc khu vực trung tâm Sài Gòn xưa vì thật ra còn một loạt các tuyến đường cũng liền mạch ba đoạn đường chính này.

Tất cả đều không theo quy hoạch vuông vức của Sài Gòn xưa mà chạy theo quy hoạch của chính nó trong một kế hoạch phòng thủ lẫn quy hoạch Sài Gòn khá hoàn hảo cách đây 244 năm (1772-2016): lũy Bán Bích.

Sài Gòn - Chợ Lớn xưa trải qua và hình thành từ bao cơn binh lửa

318 năm trước, năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ...; chính thức xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (Quảng Bình mới), đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định).

Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Tôn Đức Thắng hiện nay), Tân Khai (khu vực cầu Mống), Long Điền, xóm Than, Bàu Sen (Cây Mai), Lò Bún, Cây Củi, Rẫy Cải, Ụ Ghe... với khoảng hơn 10.000 dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn.

Tuy nhiên, ngay tên gọi trấn cũng cho thấy đây vẫn còn là khu vực quân sự khi nơi đây liên tục có những cuộc chiến tranh giữa nhiều thế lực quân sự: chúa Nguyễn, Xiêm La (Thái Lan ngày nay), Chân Lạp (hay Cao Miên - Campuchia ngày nay), quân Tây Sơn lẫn quân của các cựu thần nhà Minh không chấp nhận nhà Thanh chạy sang tá túc.

Sài Gòn - Chợ Lớn xưa liên tục bị nhiều lực lượng quân sự Xiêm La, Cao Miên tấn công, quấy nhiễu từ hướng Tây.

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ghi nhận trong Gia Định thành thông chí (viết khoảng năm 1820-1822) về nền lũy Hoa Phong do Thống suất Chưởng cơ Nguyễn Lễ (Nguyễn Hữu Cảnh) sai đắp năm 1700 để chống Cao Miên vẫn còn. Nghĩa là lũy Hoa Phong này từng tồn tại đến ít nhất 120 năm.

Theo nhà văn Sơn Nam, người chỉ huy công trình là một thuộc tướng của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tên Cầm nên còn gọi là lũy Lão Cầm. (Cũng theo ông, hiện lũy này thuộc khu vực đường Địa Đạo, Tân Phú, TP.H..).

Ông cũng cho biết thêm: năm 1731, lũy Tây Hoa được đắp nối với lũy Lão Cầm do lúc ấy, một người Lào tên là Sa Tốt xách động một nhóm người Chân Lạp quấy nhiễu Bến Lức (Long An), 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn).

Một người Gia Định dựng Lũy Bán Bích

Nguyễn Cửu Đàm quê Gia Định, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (năm sinh chưa rõ, chết trận năm 1777) với hàm Hữu quân Phó tiết chế, tước Đàm Ưng hầu (ông vốn là anh trai bà Thị Nghè, người đã xây cây cầu nay vẫn mang tên bà, cầu Thị Nghè).
Hiện nay, tên võ tướng Nguyễn Cửu Đàm và lũy Bán Bích được đặt tên cho hai con đường ở quận Tân Phú, TP.H... Riêng đường Lũy Bán Bích chạy dài từ quận Tân Phú tới quận 11, thuộc khu vực cuối lũy Bán Bích do Nguyễn Cửu đàm xây dựng.
Năm 1767, Miến Điện (Myanmar hiện nay) tấn công Xiêm La, bắt vua Xiêm. Năm 1768, một người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) tên Taksin (tức Trịnh Quốc Anh) khởi binh lên làm vua.

Nặc Tôn, vua Cao Miên cho rằng Taksin không thuộc người Xiêm nên không chịu cống nạp. Taksin kéo quân qua Cao Miên hạ bệ Nặc Tôn, thay bằng Nặc Nộn, chiếm đóng Nam Vang (Pnompenh hiện nay).

Cuối năm 1771, Taksin đem binh thuyền vây Hà Tiên để bắt con vua Xiêm La cũ là Chiêu Thúy. Đô đốc Mạc Thiên Tứ chạy về Cần Thơ...

Tháng 6-1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần cử Thống suất Nguyễn Cửu Đàm đem quân tái chiếm Hà Tiên. Cả Taksin lẫn Nặc Nộn tháo chạy. Nguyễn Cửu Đàm phản công tới tận Nam Vang, đưa Nặc Tôn về làm vua lại, rồi rút quân về Gia Định.

Về lại Gia Định, phòng ngừa Xiêm quấy rối, cuối năm 1772, Thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đắp lũy Bán Bích dài khoảng 8 cây số rưỡi, từ cầu Cao Miên (cầu Bông hiện nay) men theo rạch Thị Nghè (nay gần như trùng khớp với 3 con đường xéo "bí ẩn" Trần Quang Khải - Lý Chính Thắng - Kỳ Đồng), lên phía Bắc (thuộc khu vực xung quanh đường Trần Văn Đang hiện nay) cắt ngang đường thiên lý sang Cao Miên (nay là đường Cách Mạng Tháng 8) đi thẳng và bao trọn khu vực quận 5 hiện nay; tạo thành một vòng cung bao quanh Sài Gòn - Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.H..) dài 900m gần như nằm hoàn toàn trên đoạn đầu lũy Bán Bích xưa, vùng đất phên dậu đầu tiên bảo vệ và hình thành khu vực Sài Gòn xưa -Ảnh: M.C
Với rạch Thị Nghè (hướng Bắc), sông Sài Gòn (Đông), rạch Bến Nghé (Nam) và lũy Bán Bích (Tây), cả vùng Sài Gòn (tên xưa là Bến Nghé - lúc ấy chỉ nằm ở khu vực quận 1 hiện nay, rộng khoảng 1km2) - Chợ Lớn (tên xưa là Sài Gòn - thuộc khu vực quận 5 hiện nay - cũng rộng chỉ khoảng 1km2) nằm trong một khu vực phòng thủ từ xa với có diện tích khoảng 25km2.

Địa chí văn hóa Thành phố H. #.. #... cho rằng, với tuyến phòng thủ sông rạch tự nhiên cùng với lũy Bán Bích, "thành phố này không còn sợ gì bất trắc nữa. Trong thực tế, quân Xiêm đã xâm phạm bờ cõi phía Nam nhiều lần, song lần nào cũng bị quân Việt đánh tan trước khi tới cửa ngõ thành phố".

(Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ này không cản nổi lực lượng Tây Sơn từ biển Cần Giờ tấn công vô nhiều lần suốt 12 năm, từ 1776-1788 để tận diệt dòng họ chúa Nguyễn. Có lần đã bắt sống được chúa Nguyễn Phúc Thuần lẫn chúa Nguyễn Phúc Dương (con Nguyễn Phúc Thuần).

Theo Trương Vĩnh Ký, cả hai cha con chúa Nguyễn này đều bị mang ra hành quyết ở ngôi "quốc tự" - chùa Kim Chương.

Chùa Kim Chương (Kim Chương Tự) ở làng Tân Triêm, thuộc Gia Định xưa (hiện thuộc khu vực từ đầu đường Nguyễn Trãi đổ ra Cầu Kho; theo nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường, ngôi cổ tự này ở khu vực chùa Lâm Tế, đầu đường Nguyễn Trãi, Q.1, TP.H.. hiện nay).

Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ trước quân Pháp (1861), chùa Kim Chương được tháo dỡ mang về xã Mỹ Thiện, tỉnh Định Tường (nay thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang) dựng lại với tên khác, Hội Thọ tự.

Sài Gòn - Chợ Lớn bắt đầu hình thành đô thị

Quả thực như thế, sau khi lũy Bán Bích xây dựng xong, hầu như khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn hoàn toàn vững vàng trước các thế lực quân sự nước ngoài muốn tấn công từ phía Bắc và phía Tây thành phố.

18 năm sau, thế phòng thủ lại được củng cố thêm bằng thành Gia Định (thành Quy) được xây dựng năm 1790 với quy mô lớn hơn, vững chắc nhất trong toàn bộ hệ thống thành lũy thời nhà Nguyễn, thậm chí còn hơn kinh thành Huế sau này.

Không chỉ vậy, cuối năm 1772, thống suất Nguyễn Cửu Đàm cho đào kênh Ruột Ngựa (lớn như sông nên còn có tên gọi là Mã Trường giang) thẳng "như ruột ngựa" chạy từ cửa Rạch Cát cho đến Lò Gốm, tức thông từ Bến Nghé (Sài Gòn hiện nay) ra miền Tây để thuận tiện cho thuyền bè buôn bán, vận chuyển hàng hóa, gạo... xuống miền Tây.

... Thế là từ đó, hàng loạt những thôn xóm, khu dân cư trong tuyến phòng thủ này được hình thành và phát triển mạnh, sầm uất mà bài "Cổ Gia Định phong cảnh vịnh" đầu thế kỷ 18 đã mở đầu bằng những vần thơ ca ngợi: "Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ người no chốn chốn - Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn, ở ăn vui thú nơi nơi...".

CHUNG HAI



Thanked by 2 Members:

#21 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 13:16

Quy hoạch Sài Gòn 1772 vượt xa tầm nhìn người Pháp 1865



TTO - Pháp hạ thành Gia Định 1859. Hai năm sau, hạ Đại Đồn Chí Hòa ngày 24-2-1861. Khói lửa vừa tan, khu vực đô thị Sài Gòn của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm xác lập 1772 được người Pháp thừa nhận ngay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quy hoạch Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay - theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước... Đồ họa: TRỊ THIÊN

Cụ thể ngày 11-4-1861, Phó đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (ville de Saigon) gồm phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích khoảng 25km2.

Đây là địa giới thuộc địa giới mà tướng Nguyễn Cửu Đàm đã xác lập 89 năm trước đó, năm 1772 (coi bản đồ phía trên).

Người Pháp cũng e sợ trước tầm quy hoạch vượt thời đại

Một năm sau, 30-4-1862, triển khai cụ thể nghị định này, Trung tá công binh Coffyn lập một dự án quy hoạch nổi tiếng: Dự án "Thành phố Sài Gòn 500.000 dân" (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km2 (50m2/người, gồm cả đường sá, công viên...).

Quy hoạch này hoàn toàn dựa vô quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm vạch ra trước đó 90 năm (1772 - 1862), khi số dân Sài Gòn 1772 chỉ khoảng 20-30.000 người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tuyến đường Trần Quang Khải - Lý Chính Thắng, phần đầu tiên của lũy Bán Bích đến 1975 vẫn là một trong những ranh giới giữa Sài Gòn và Gia Định - Ảnh: C. M.C
Chính quyền Pháp ở Sài Gòn sau đó 3 năm đã... phát hoảng với quy mô Sài Gòn "quá lớn" như vậy. Họ phát hoảng là đúng vì lúc đó toàn bộ dân khu vực mà tướng Nguyễn Cửu Đàm đã quy hoạch lúc đó chỉ khoảng hơn 100.000 ngàn người.

Trung tá công binh Coffyn đã sai lầm quy hoạch "theo đuôi" quy hoạch của một người Sài Gòn - Gia Định, tướng Nguyễn Cửu Đàm?

Ba năm sau, người Pháp quy hoạch lại bằng một nghị định do quyền Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Pierre Rose ban hành ngày 3-10-1865.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một trong những hình xưa nhất chụp khu vực quận 1 nhìn qua quận 4 hiện nay. Vị trí chụp có lẽ từ khu vực Tòa nhà M&C (Q.1) hiện nay. Lúc đó, Bến Nhà Rồng chưa xây dựng - Ảnh tư liệu
Với nghị định này, thành phố Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Con đường này đi Chợ Lớn, quẹo vô đường Nguyễn Thị Minh Khai, thẳng ra rạch Thị Nghè.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Sài Gòn 1896 cho thấy Sài Gòn lúc này rộng khoảng 7km2 với khuôn viên nằm gọn trong rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và đường Cách Mạng Tháng 8 hiện nay (đường màu đỏ trong bản đồ, chạy dọc khu công viên nay là Công viên t*o Đàn) - Ảnh tư liệu
Thành phố Sài Gòn lúc này rộng khoảng 3km2; gần một nửa quận 1 hiện nay (quận 1 hiện rộng 8km2) với 24 đường phố lớn nhỏ và các cơ quan công quyền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trên bản đồ TP.H.. hiện nay, Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1865 co nhỏ lại so với dự án "Thành phố Sài Gòn 500.000 dân" (hoàn toàn dựa vào Quy hoạch 1772 của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm - Đồ họa: TRỊ THIÊN
Cách 5km là thành phố Chợ Lớn cũng thuộc địa giới 1772 với diện tích khoảng trên 3km2 với 31 đường phố lớn nhỏ (hiện là khu vực quận 5 - rộng 4km2).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ thành phố Chợ Lớn 1874 - Ảnh tư liệu
Với quy hoạch này, Sài Gòn và Chợ Lớn vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mọi mặt đã bị tách đôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường cái quan (Nguyễn Trãi hiện nay) năm 1900. Đây là con đường nối Sài Gòn - Chợ Lớn có trước khi Pháp chiếm thành Gia Định 1859
... Người Pháp dần dà công nhận quy hoạch của người Việt trước đó 200 năm

Với vị trí kinh tế thuận lợi, Sài Gòn phát triển mạnh hơn người Pháp nghĩ, như nó đã phát triển suốt hơn 300 năm, từ 1698 khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vô Nam, lập chính quyền, đơn vị hành chính, chia tỉnh lỵ...; chính thức xác lập chủ quyền người Việt trên vùng đất mới, trong đó có Sài Gòn - Gia Định.

Thế là 12 năm sau, ngày 8-1-1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức Thành phố Sài Gòn" (Dercet concernant l'organissation municipale de la Ville de Saigon), có hiệu lực từ 16-5-1877. Với sắc lệnh này, Sài Gòn rộng thêm về phía tây nam đến khu vực cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến đường Điện Biên Phủ, khu vực công viên Lê Văn Tám hiện nay.

Sài Gòn tiếp tục phát triển. Ngày 17-12-1894, một nghị định mới mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng hiện nay. Diện tích Sài Gòn rộng thêm 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.

Và đây là khu vực lũy Bán Bích của tướng Nguyễn Cửu Đàm xây dựng.

20 năm sau, năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định quy định thành phố Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định, thành phố Chợ Lớn nằm trong tỉnh Chợ Lớn.

Nghĩa là Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn thuộc hai tỉnh, hai hệ thống hành chính, hai nền kinh tế chứ không nằm trong một tổng thể của Quy hoạch 1772 của người Việt.

Chỉ 11 năm sau, người Pháp biết mình sai lầm bởi khó mà tách rời Sài Gòn - Chợ Lớn trong thế bổ trợ cho nhau không chỉ an ninh, quốc phòng mà cả kinh tế. Năm 1910, Sài Gòn và Chợ Lớn được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật.

Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay.

Phần mở rộng này có vẻ nằm ngoài Quy hoạch 1772? Thật ra khu vực này nghiễm nhiên thuộc thế an ninh bảo vệ Sài Gòn khi ở đây có hai pháo đài Vàm Cỏ, Cá Trê bảo vệ cửa ngõ Sài Gòn trên sông Sài Gòn từ lậu mà khi Pháp tấn công thành Gia Định 1859 buộc phải hạ hai pháo đài này.

Và ngày 27-4-1931, tổng thể Sài Gòn - Chợ Lớn đã chính thức xác nhận Quy hoạch 1772 với một sắc lệnh của Tổng thống Pháp lúc đó với Khu Sài Gòn - Chợ Lớn (Région de Saigon - Cholon) do một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Cuối năm 1941, các Tòa thị chính của hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn bị giải thể. Toàn khu Sài Gòn - Chợ Lớn gồm 5 quận. Ít lâu sau, Sài Gòn - Chợ Lớn lên 6 quận (1948), 7 quận (1952).

Sài Gòn - Chợ Lớn thành Sài Gòn

Đầu năm 1955, Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm đổi tên khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Và khi trở thành Tổng thống VNCH, ngày 22-10-1956, ông Diệm ký sắc lệnh đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn" với 8 quận.

Trong một tầm nhìn lâu dài cho Thủ Thiêm (hiện là quận 2), tháng 12-1966, quận 1 thêm hai phường An Khánh và Thủ Thiêm từ xã An Khánh (quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định). Nhưng việc phụ thuộc này có lẽ ít tác dụng cho Thủ Thiêm trong phát triển nên chỉ một tháng sau, tháng 1-1967, hai phường mới của quận I lại tách, lập quận 9 với 2 phường.

Quy hoạch phát triển Sài Gòn của chính quyền Sài Gòn trước 1975: Phát triển Sài Gòn theo hình chùm nho, mỗi quận mới là một trái nho mới, dựa theo thế nằm ngang của "chùm nho" Quy hoạch 1772.

Tháng 7-1969, Sài Gòn thêm quận 10, 11 từ việc tách một phần quận 3, 5 và 6. Và đây là những quận xung quanh Lũy Bán Bích xưa. Lúc này Sài Gòn có diện tích 67,53 km2 với số dân khoảng 2 triệu người.

Đến 1975, sau 203 năm, Quy hoạch 1772 của một người Gia Định - Sài Gòn, tướng Nguyễn Cửu Đàm vẫn giữ hầu như nguyên vẹn do tính hợp lý về nhiều mặt: kinh tế- an ninh - quốc phòng - giao thông từ tầm nhìn hơn 2 thế kỷ của nó. Những phần mở rộng chỉ là phình ra thêm từ quy hoạch này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Sài Gòn trước tháng 4-1975 với quy hoạch phát triển "hình chùm nho" cơ bản vẫn dựa theo Quy hoạch 1772 của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm - Ảnh tư liệu

CHUNG HAI

Thanked by 1 Member:

#22 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 13:26






Quy hoạch 1772 phá khung, đẩy Sài Gòn phát triển dữ dội


TTO - Ít ai chú ý: cổng chính thành Gia Định không ở hướng nam mà hướng đông nam - vi phạm nghiêm trọng quy chuẩn một thành quách phương Đông xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một kho gạo dọc rạch Bến Nghé - rạch Tàu Hũ thời Pháp mới sang ăm ắp gạo miền Tây - Ảnh tư liệu

​Điều thú vị là việc phá khung này khiến Sài Gòn phát triển mạnh mẽ...

"Từ tháng 6-1860, quan quân An Nam có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu (Chợ Lớn), nơi tồn trữ gạo mà người Pháp xuất đi từ cảng Sài Gòn (...) Chúng ta buộc phải giữ vững"...

Đó là ghi chép của Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Đề đốc Leonard Charner khi nói về cục diện quân sự giữa quân Pháp và quân dân Việt trước trận đánh Đại đồn Chí Hòa 24-2-1861 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861 - Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1861 - Nxb Hachette, Pháp, 1864).

Đoạn ghi chép này cho thấy rõ ngay sau khi đánh chiếm Gia Định, người Pháp đã hiểu được mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ giữa Sài Gòn và Chợ Lớn cũng như hướng thông thương cốt tử giữa 2 thành phố với khu vực phía tây: thông ra cả vùng đồng bằng miền Tây trù phú mà người Pháp có thể thu lợi ngay: xuất khẩu gạo.

Người Pháp nghĩ ngay trước mắt như vậy, trong khi Sài Gòn không thể chỉ nhìn về một phía cho an ninh quốc phòng lẫn kinh tế. Nguyễn Cửu Đàm đã nắm rất chắc điều đó và quy hoạch này ít nhiều dẫn đến một quyết định chưa từng có của Nguyễn Ánh 18 năm sau.

Cổng chính thành Gia Định không nằm hướng nam mà hướng đông nam

Đó là điều bất ngờ bởi đây là vi phạm điều kiêng kỵ ở mức nghiêm trọng với một thành quách cấp trung ương khi Nguyễn Ánh xây thành Gia Định năm 1790 để lập kinh đô với tên gọi Gia Định Kinh.

Tám cổng thành Gia Định 1790 mang tên tám quẻ bát quái (còn có tên là thành Quy, thành Bát Quái): "Quy thành xây tám cửa: càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài" (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh đầu thế kỷ 19).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí thành Phiên An (màu đỏ - thành Quy - Gia Định phế thành) và thành Gia Định (màu xanh - thành Phụng) trong đường phố khu trung tâm TP.H.. hiện nay, hoàn toàn nằm hướng đông nam - Đồ họa: T.Thiên
Không thể nói Nguyễn Ánh và hệ thống quan lại thâm nho của mình đo hướng sai; cũng như không biết câu "chú" của mọi đấng quân vương thời xưa khi mở cổng thành: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (Kinh Dịch - bậc thánh nhân, đế vương ngoảnh mặt nhìn về hướng Nam để nghe, cai trị thiên hạ").

(Sau này khi trở thành vua Gia Long, xây kinh thành Huế, Nguyễn Ánh vẫn tuân thủ nguyên tắc này khi cổng chính kinh thành Huế hướng nam).

Tại sao như vậy?

Nhiều năm gầy dựng sự nghiệp trên đất Gia Định, chắc chắn Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) hiểu tường tận vai trò, vị trí đất Nam kỳ trong sự phát triển của Sài Gòn.

Trong đó 2 hướng đông tây của Sài Gòn liên thông với hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nông thổ sản, tiểu thủ công nghiệp không thể thiếu đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như nhân công chủ yếu cho Sài Gòn: miền Tây và miền Đông Nam bộ, dài hơn là ra khu vực miền Trung, miền Bắc.

Cạnh cổng chính thành Gia Định hướng đông nam song song với rạch Bến Nghé, cạnh cổng bên hướng đông bắc song song rạch Thị Nghè. Hầu hết đường phố Sài Gòn từ năm 1772, sau này là thành Gia định 1790 theo 2 hướng thông ra miền Tây và miền Đông này.

Cụ thể từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, theo hướng đông nam có thể bằng đường bộ (đường Cái Quan - Nguyễn Trãi hiện nay) hoặc đường thủy: rạch Bến Nghé. Và từ Chợ Lớn, người ta dễ dàng xuống miền Tây cũng bằng hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt nơi đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quy hoạch Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1772 từ vị trí lũy Bán Bích của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm tổ chức đắp năm 1772 so với bản đồ hiện nay (theo bản đồ Trần Văn Học 1815, Gia Định thành thông chí 1820, bản đồ của nhà nghiên cứu Đại Thạch Lê Ước...). Hàng loạt con đường chính của Sài Gòn đều song song với cổng thành Gia Định xưa, hướng đông nam, hướng về miền Tây và miền Đông - Đồ họa: TRỊ THIÊN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kênh Bến Nghé - Tàu Hũ hiện nay, từ 1772 đã được Quy hoạch là tuyến phòng thủ Sài Gòn đồng thời là tuyến đường thủy huyết mạch cùng hệ thống kho bãi liên tục từ Sài Gòn đi Chợ Lớn chạy theo hướng đông nam, song song với hướng cổng chính 2 thành Gia Định. Phía trên là sông Sài Gòn (hướng đông) - Ảnh: cắt từ flycam TTO
Nông sản vật và nhân lực các vùng miền tràn về Sài Gòn ngay sau Quy hoạch 1772

Trước đó, độ tấp nập của ghe thuyền trên rạch Bến Nghé lúc ấy đã khiến hệ thống kênh rạch chằng chịt của Sài Gòn, Chợ Lớn có biểu hiện quá tải.

Sau khi đắp lũy Bán Bích giữa năm 1772, đến cuối năm, nhà quy hoạch Sài Gòn đầu tiên Nguyễn Cửu Đàm đã cho đào kênh Ruột Ngựa (ví con kênh thẳng như ruột ngựa - tên chữ là Mã Trường Giang nhằm đẩy nhanh số lượng cũng như thời gian ghe thuyền qua lại giữa Sài Gòn với miền Tây.
2 hướng đông tây của Sài Gòn liên thông với hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nông thổ sản, tiểu thủ công nghiệp không thể thiếu đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu cũng như nhân công cho Sài Gòn: miền Tây và miền Đông Nam bộ, dài hơn là ra khu vực miền Trung, miền Bắc.
Với các tuyến đường thủy và đường cái quan (Nguyễn Trãi) phía tây cộng với tuyến đường bộ gần như duy nhất ra miền Đông, từ đó ra miền Trung, miền Bắc, từ cổng thành phía đông bắc thành Quy lẫn thành Phụng (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), có thể nói hàng hóa cũng như nhân lực từ 2 phía đông tây Sài Gòn đổ về Sài Gòn hầu như suốt ngày đêm.

Chỉ 18 năm sau, năm 1790, Nguyễn Ánh dễ dàng có đủ nguồn lực kinh tế xây thành Gia Định đồ sộ và lớn hơn gấp rưỡi kinh thành Huế - xây sau đó hàng chục năm - khi Gia Long đã quản lý toàn bộ lãnh thổ cả nước 1802.

Ít nhất hơn một nửa số 30.000 nhân công xây thành là do khu vực miền tây, miền đông Nam bộ cung ứng vì dân số Sài Gòn khi ấy chỉ trên dưới 100 ngàn người.

Thật ra, sau Quy hoạch Sài Gòn 1772, suốt 12 năm từ 1776-1888, hầu như năm nào Sài Gòn - Chợ Lớn cũng bị quân Tây Sơn tấn công, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đốt sạch các dãy kho hàng từ dọc khu Cầu Muối, Cầu Kho ở Sài Gòn dài ra tới hàng loạt hệ thống kho bãi khu Chợ Lớn hiện nay.

Tuy nhiên, với quy hoạch Sài Gòn 1772 từ tầm nhìn xa của nhà quy hoạch Nguyễn Cửu Đàm, Sài Gòn, Chợ Lớn nhanh chóng gượng dậy và phát triển mạnh mẽ; trở thành hậu phương cực lớn nếu không muốn nói là quyết định về kinh tế lẫn nhân sự, tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh tiến ra miền Trung lật đổ nhà Tây Sơn, lập vương triều Gia Long.

Khi chiến tranh chấm dứt 1802, ngay lập tức, cả một khu vực Sài Gòn nhanh chóng lấy lại vị thế tấp nập, hàng hóa dồi dào hiện rõ mồn một trong Cổ Gia định thành vịnh (làm đầu thế kỷ 19): "Đông đảo thay phường Mỹ Hội - Sum nghiêm bấy làng Tân Khai (phường Mỹ Hội và làng Tân Khai thuộc khu trung tâm hành chính Q.1 ra tới cầu Mống hiện nay) - Ngói liễn đuôi lân, phố thương khách nhà ngang nhà dọc - Hiên sè cánh én, nhà quan nhà dân hàng vắn hàng dài".

Và khu vực Chợ Lớn cũng rộng "thinh thinh, góp nhóp bốn phương đủ hết loài rừng vật biển".

Đường thủy thuận lợi, không chỉ hàng hóa miền Tây mà cả miền Đông Nam bộ, thậm chí miền Trung lẫn ngoài nước đã ngay lập tức tràn về Sài Gòn: "Thuyền An Nam lui tới, ghe đen mũi ghe vàng mũi vào ra coi lòa nước - Người phương Đông qua lại, tàu xanh mang, tàu đỏ mang hàng hóa chất ngất trời".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu vực Cầu Ông Lãnh, ngã ba sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé thời kỳ đầu thuộc Pháp tấp nập ghe thuyền các nơi buôn bán - Ảnh tư liệu
Đất Sài Gòn yên ổn phát triển được vài chục năm. Đến1833 lại dậy cơn binh lửa trong cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt). Hàng vạn lính triều đình Huế phải mất hai năm mới hạ được thành Gia Định 1790 trong khi nơi đây chỉ có 2.000 lính thủ thủ thành, do lũy cao hào sâu, nguồn lực kinh tế dồi dào dẫn đến tiềm lực quân sự vững chãi.

Ngay sau khi hạ thành, theo chỉ đạo của vua Minh Mạng, "chém đầu toàn bộ người trong thành cũng như ngoài thành vài dặm, bất kể già trẻ trai gái" (theo Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim tổng cộng 1831 người).

Một năm sau Thành Gia Định mới được xây nhỏ chỉ bằng 1/4 thành cũ nhằm giảm mạnh vị trí chiến lược của đất Sài Gòn so với Huế.

Mất hàng ngàn người khi đất Sài Gòn chưa đông dân trong thời tạo dựng; cơ sở kinh tế bị tàn phá nặng nề nhưng với một quy hoạch hợp lý cùng với tinh thần mạnh mẽ của những người miền Trung đi mở cõi, Sài Gòn chỉ tạm ngưng trệ ít lâu rồi lại tiếp tục phát triển.

Hơn 20 năm sau, người Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Cơ sở vật chất của Sài Gòn lúc ấy dồi dào đến mức giữa cơn binh lửa tan nát một vùng kinh tế cung ứng của cải cho cả khu vực miền Trung lẫn kinh thành Huế, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đau đớn thốt lên: "Bến Nghé (tên gọi Sài Gòn xưa) của tiền tan bọt nước - Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"...

CHUNG HAI

#23 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2016 - 13:36






Người Pháp biến Sài Gòn thành "Hòn ngọc Viễn Đông" ra sao?



TTO - Người Pháp sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ 1862, đào ngay con kênh rất dài, rất rộng phía bắc Sài Gòn, suýt soát lũy Bán Bích 1772. Nhưng họ đã bỏ dở con kênh dài nhất nhưng cũng "bí ẩn" nhất Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một vài góc nhìn Sài Gòn thời thuộc Pháp (từ trái qua phải, trên xuống dưới): Phía sau Nhà hát lớn nhìn ra đường Nguyễn Huệ, Ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi, Nhà hát lớn nhìn từ đường Lê Lợi, rạch Thì Nghè khu vực Đa Kao - Ảnh tư liệu

Đó là con kinh do người Pháp đào năm 1862 từ dự án "TP Sài Gòn 500 ngàn dân" 1861 của Trung tá công binh Coffyn.

Trên bản đồ hiện nay, con kinh này bắt đầu từ đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.H..) thẳng qua giữa rạch Thị Nghè, cắt ngang đầu rạch Thị Nghè, qua đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), vòng ra sau lưng sân Phú Thọ (Q.11), đâm xuống và nối với kênh Lò Gốm, chạy sát sau lưng đồn Cây Mai (góc Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ hiện nay).

40.000 dân Sài Gòn và 5 tỉnh Nam kỳ còn lại được huy động đào kinh này, một số lượng người rất lớn so với dân số Nam kỳ lúc đó cho thấy người Pháp đã kỳ vọng ra sao với nó.

Tham vọng bị bỏ dở của "kênh Thắt Lưng" cho Sài Gòn

Mời bạn coi một trong những tấm bản đồ chính xác nhất về Sài Gòn người Pháp vẽ trong thế kỷ 19, đó là tấm bản đồ vẽ năm 1892, đúng 30 năm sau khi Pháp chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận 1892 cho thấy kênh Vòng Thành phía Bắc Sài gòn - Chợ Lớn hiện lên rất rõ, bao Sài Gòn - Chợ Lớn thành một cù lao giữa bốn bề sông nước. Và hệ thống một loạt đường sá từ Sài Gòn ra Chợ Lớn hầu như song song với hướng đông nam của cổng chính 2 thành Gia Định - Ảnh tư liệu - Đồ họa và chú thích đối chiếu với đường phố hiện nay: TRỊ THIÊN - M.C
Con kênh này gần như nương theo lũy Bán Bích của Nguyễn Cửu Đàm cho Quy hoạch Sài gòn 1772.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lũy Bán Bích trong Quy hoạch Sài Gòn 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 - Ảnh tư liệu - Đồ họa: TRỊ THIÊN
Người Pháp gọi đó là kênh Ceinture (canal de Ceinture - kênh Thắt Lưng), dân Sài Gòn hồi thập niên 1960 vẫn gọi là kênh Vòng Thành.

Con kênh này nối hai đầu rạch Bến Nghé với rạch Thị Nghè, tạo một đường nước bao hoàn toàn vùng Sài Gòn Chợ Lớn, thay lũy Bán Bích 1772. Và như vậy, với rạch Thị Nghè - sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé - kênh Vòng Thành, Sài Gòn trở thành vùng cù lao.

Dự tính của người Pháp không dừng lại ở đó. Kèm theo con kênh, họ đã mở một loạt con đường rất lớn phía bắc kênh, nay là các con đường: Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Lãnh Binh Thăng... Các con đường này đều thông về phía Chợ Lớn theo hướng bắc (các con đường của Quy hoạch 1772 thông theo hướng đông nam).

Những con đường nhằm nối khu vực phía bắc, tây Sài Gòn với Chợ Lớn và miền Tây chứ không chỉ khu vực trung tâm Sài Gòn.

Theo học giả Vương Hồng Sển, con kinh này theo kế hoạch "bề ngang 20 thước, bề sâu sáu thước (...). Nhưng công việc dở dang thất bại, và Đô Đốc Bonard đành bỏ nửa chừng công tác ấy".

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển không nói dở dang ra sao và lý do thất bại. Còn Chuyên khảo tỉnh Gia Định năm 1902 (Monographie de la Province de Gia - Định, 1902) thì kinh Vòng Thành đã được đào nhưng toàn kinh chưa được đem vào sử dụng vì bùn đất lên quá nhanh, ghe thuyền không đi được).

Việc bỏ dở này có lẽ do quy mô con kinh không còn theo ý định ban đầu rộng tới 20m mà nhỏ hơn nhiều. Bởi các bản đồ của Pháp sau đó và bản đồ VNCH đến 1975, con kênh này đều rất rõ, dài khoảng 7-8km.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Sài Gòn đến 1975 vẫn còn ghi nhận kênh Vòng Thành rất rõ (màu xanh dương phía trên) - Ảnh tư liệu
Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, từ đường Cách Mạng Tháng Tám vô, chúng tôi vẫn thấy nhiều đoạn kênh này dọc đường Bắc Hải (Q.10) vẫn còn bên dãy tường sát Công viên Lê Thị Riêng - Q.10, nhưng chỉ nhỏ như rãnh nước (hiện nay là những dãy nhà nhỏ và không sâu).

Và đây là ranh giới giữa đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định (hiện là ranh giới quận 10 - quận Tân Bình. Trước 1975, có tấm bảng lớn đặt nơi đây: "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn").

Vấn đề là tại sao người Pháp giảm nhiệt huyết với con kênh hoành tráng thông thủy, thông vùng kinh tế cho cả khu vực phía bắc, phía tây Sài Gòn?

Cũng như vậy, về phía nam Sài Gòn, con đường Nguyễn Tất Thành chạy ra quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ hiện nay đến 1954 vẫn như một vùng hoang hóa, đầm lầy?

Qua thực tế, nhiều thế hệ kiến trúc sư, nhà quy hoạch người Pháp gửi nhận định, kết luận của mình cho nhà cầm quyền ở Nam kỳ cũng như chính quốc: Sài Gòn - Chợ Lớn phát triển mạnh theo hướng đông tây do gắn với nguồn nguyên vật liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nhân công.

Theo đó, khu vực phía bắc và nam Sài Gòn không có những ưu điểm này cùng với nguồn nước ngọt thiếu thốn, thậm chí phía nam là vùng bị hoàn toàn bị xâm nhập mặn nặng nề.

Người Pháp tập trung phát triển Sài Gòn theo hướng đông tây

Những ngày đầu chiếm Sài Gòn, người Pháp thật ra không phải không có những sai lầm trong quy hoạch, thiết kế Sài Gòn.

Không chỉ kênh Vòng Thành, nhiều con kênh khác ngay trung tâm Sài Gòn cũng đã được đào và cũng nhanh chóng bị lấp: kênh Lớn (Grand canal - dân Việt gọi là kênh Chợ Vải vì bên dòng kênh là chợ Vải, mà nhiều người nhầm gọi đó là chợ Bến Thành cũ) đào năm 1867, lấp 1887 (thành đường Nguyễn Huệ hiện nay); kênh Coffyn (lấy tên Trung tá công binh Coffyn lập Quy hoạch "Sài Gòn 500 ngàn dân" 1862) lấp năm 1892 (thành đường Lê Lợi hiện nay)...

Nhưng quan trọng hơn, người Pháp đã nhanh chóng nhận ra một điều: không phải ngẫu nhiên mà trước đó, người Việt tập trung phát triển Sài Gòn theo hai hướng đông tây.

Thế là hàng loạt đường phố, kênh rạch, cầu... khu vực đông, tây Sài Gòn được xây dựng.

Dọc rạch Bến Nghé từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, một con đường được xây dựng mà người Việt lúc đó gọi là đường Dưới (so với đường Trên - đường Nguyễn Trãi hiện nay).

Hai bên rạch Bến Nghé hình thành một loạt bến bãi chạy dài từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, không chỉ là đường đi mà còn là đường vận chuyển hàng hóa Sài Gòn - Chợ lớn - miền Tây: Bến Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Bình Đông... (hiện nay là đại lộ Võ Văn Kiệt bên phía Q.1, 5; Bến Bình Đông bên Q.8).

Tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương (và là tuyến đường sắt thứ hai do người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt 13km ở Pondichéry, Ấn Độ, 1879) chạy từ ga Sài Gòn (lúc đó nằm ở Công viên 23-9 hiện nay) về miền Tây: Sài Gòn - Mỹ Tho, dài 70km hoạt động từ 1885.

(Hành khách và hàng hóa Sài Gòn - Mỹ Tho đi tuyến này nhiều đến mức sau 3 năm, Thống đốc Nam Kỳ quyết định lấy lại quyền khai thác tuyến đường này từ 1888, sau khi đền bù cho nhà thầu Joret xây dựng và khai thác tuyến đường hơn 315.755 francs. Năm 1896, tổng lãi thu được từ tuyến đường sắt là 3,22 triệu francs, năm 1912 lãi 4 triệu francs).

Ở phía Tây, bên cạnh hai tuyến thủy bộ từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, miền Tây của người Việt trước đó (đường Nguyễn Trãi, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ...), đến bản đồ 1892, chúng ta đã thấy con đường từ giữa thành Gia Định ra (Nguyễn Thi Minh Khai ngày nay) đã được nối dài sang giữa Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu
Một con đường khác, đường Điện Biên Phủ ngày nay chạy song song với Nguyễn Thị Minh Khai cũng tiến về Chợ Lớn.

Trên bản dồ 1892. đường 3-2 ngày nay đã vượt qua Cách Mạng Tháng Tám và rõ ràng vẫn đang tiến tiếp về phía Chợ Lớn, miền Tây.

Lượng hàng hóa và người qua lại giữa Sài Gòn và miền Tây vẫn phát triển mạnh. Khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn - Chợ Lớn mà sau này trở thành đại lộ Trần Hưng Đạo cũng được san lấp ngay sau khi chợ Bến Thành khai thị 1914 nhằm tăng mạnh hàng hóa giữa Sài Gòn - Chợ Lớn - miền Tây, trực tiếp là cho nguồn hàng hòa thông thương giữa chợ Bến Thành và Chợ Lớn.

Về hướng đông, cầu Bình Lợi, cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn hướng ra miền đông cũng được đưa vào sử dụng năm 1902, rút ngắn tuyến đường đi Thủ Đức, Biên Hòa, các tỉnh miền Trung, miền Bắc, thông với đường thiên lý Bắc Nam của người Việt xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu Bình Lợi trên đường ra Thủ Đức, Biên Hòa đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu
Quy hoạch "Sài Gòn 500 ngàn dân" của Trung tá công binh Coffyn - 1862

(Khi Pháp chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh).

- Thành Phố Sài Gòn nằm trong bốn đường nước (bản đồ 1892 phía trên).

- Quy hoạch phân lô các loại đất: Cụ thể hạng nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10x12m =120m2; hạng hai (nhà buôn lớn trên bến cảng): 20x20m = 400m2; hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20x80m = 1600m2; hạng tư (nhà ở ngoại ô): 9x50m = 450m2.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Catinat (Đồng Khởi hiện nay) do người Pháp tôn tạo từ một con đường xưa trước thời thuộc Pháp - Ảnh tu7l iệu
- Đường Imperial (Hai Bà Trưng ngày nay) là trục đông-tây của Sài Gòn. Đông: khu hành chánh, từ Hai Bà Trưng cho tới rạch Thị Nghè, rộng khoảng 2km2. Tây: từ Hai Bà Trưng ra tới Chợ Lớn, tức phần Sài Gòn còn lại, rộng 23km2: khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp..

- Quy hoạch đường sá, bến cảng: chiều rộng của các đường phố chính 40m, vỉa hè hai bên rộng 4m có hai hàng cây mỗi bên; đường phụ 30 m, vỉa hè 2m, mỗi bên trồng một hàng cây. Các bến sông Sài Gòn cũng như rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè rộng 40m, vỉa hè 6m, trồng hai hàng cây ở hai bên.

- Quy hoạch về hệ thống nước, cung cấp nước tiêu dùng, thoát nước: do địa hình Sài Gòn bằng phẳng, không cao hơn mặt nước, lại có triều cường nên không cho phép đặt những đường ống cống bình thường mà là những ống cống với cửa cống đóng mở tự động…

-Quy hoạch về an ninh phòng thủ...

CHUNG HAI

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




MaiVanDuong 19:39 31/03/2016
Vậy mà tôi cứ tưởng, người Pháp sang VN là chỉ để vơ vét bóc lột, nói chung toàn làm những điều xấu xa. Ai ngờ, họ lại biến Sài Gòn thành "Hòn Ngọc Viễn Đông" và xây dựng rất nhiều cơ cở hạ tầng!


P.T.A 20:59 31/03/2016
Muốn vơ vét thì phải có cơ sở hạ tầng tốt mới có thể khai thác, vận chuyển chứ, nên bị vơ vét, bóc lột nhưng ta cũng được hưởng cơ sở hạ tầng ấy. Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó.

Nhưng có một điều phải nói là hạ tầng cơ sở và kiến trúc của họ xây rất khoa học và bền chắc, vượt xa khả năng xây dựng hiện tại của ta tới hàng trăm năm vốn chỉ giỏi hai món: "đào và lắp"..


haho 21:27 31/03/2016
Đúng vậy. Những kỹ sư người pháp rất giỏi. Quê tôi ở Kiên giang, họ xây dựng những cây cầu bắc qua sông cả trăm năm đến giờ vẫn còn sử dụng tốt, trong khi kỹ sư của mình chưa xây xong thì cầu đã có dấu hiệu rạn nức, xuống cấp. Buồn thay!

Thanked by 2 Members:

#24 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/08/2016 - 21:35

Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa:
Tổng trấn Lê Văn Duyệt qua ghi chép của người Mỹ

06:33 AM - 09/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Saigon - Thành Quy (Gia Định thành) 1795, vẽ bởi Jean-Marie Dayot năm 1799. Dayot là một trong những sĩ quan hải quân Pháp giúp Nguyễn Ánh trang bị hải quân và chỉ huy hai tàu Dong-nai và Prince de Cochinchine tham dự đánh Tây Sơn

Trung úy hải quân Mỹ John White sau chuyến viếng thăm Sài Gòn năm 1819 (từ cảng Salem, Massachuset, Mỹ) trên tàu Franklin đã dành nhiều lời ca ngợi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt trong hồi ký của mình.


Hồi ký của ông được “Hội Hàng hải Đông Ấn” cất vào kho lưu trữ của hội. Nhưng các bạn của ông khi đọc, họ thấy có những thông tin hữu ích, nên đã in thành sách.
Cảng Sài Gòn
(…) Sau bao nhiêu thăng trầm, tàu Franklin và Marmion cũng vào đến cảng Saigon. John White và đoàn tùy tùng lên bờ đi qua chợ giữa sự tò mò, bu quanh của dân cư, ồn ào đủ loại chó chạy rông, vào thành qua cửa nam diện kiến vị phó tổng trấn (lúc đó là Huỳnh Công Lý). Ông mô tả như sau, sau khi qua khỏi khu chợ:
“Chúng tôi chẳng bao lâu đến một cầu đá, lúc mà tiện dân, hai chân và bốn chân (chỉ chó rông) đã xa chúng tôi; băng ngang một hào nước sâu và rộng, dẫn tới cửa đông nam của thành, hay đúng hơn một thành phố quân sự; vì tường của thành, bằng đá và đất, cao khoảng 20 feet (8 m), tường dày vô cùng, bao quanh khu hình tứ giác dài khoảng 3 phần tư dặm mỗi cạnh. Nơi đây là nơi vị phó vương (tổng trấn) và các lãnh binh cư ngụ, và có rất nhiều doanh trại rộng tiện nghi, đủ chứa 50.000 binh lính. Dinh hoàng gia ở ngay giữa thành, trên khu đất xanh tươi đẹp rộng khoảng 8 mẫu Anh (khoảng 3,2 hecta) bao quanh bởi hàng rào cọc cao”.
Dinh hoàng gia xây bằng gạch, nền gạch trên mặt đất khoảng 6 feet (2,5 m) được dành cho vua khi đến ngự. Dinh bỏ trống vì vua Gia Long chuyển về Huế, nên được dùng làm kho dữ liệu giấy tờ và dấu ấn hoàng gia.
John White cho biết lúc đó dân số Sài Gòn là 180.000, trong đó có khoảng 10.000 người Hoa. Số liệu này ông cho biết là từ nguồn thông tin xác đáng và chính thức mà ông nhận được từ cha Joseph và chính từ vị Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt.
Ông cho biết thành phố Saigon lúc đầu là ở phía cực tây của địa điểm gần thành Saigon. Tức là Chợ Lớn thành lập trước và là Saigon xưa. Vì thế phía Chợ Lớn có những kiến trúc cao tốt đặc sắc hơn. Sau khi chiến tranh Nguyễn Ánh -Tây Sơn chấm dứt, dân cư phát triển nhanh chóng về phía đông cho đến khi cả hai nơi trở thành một thành phố, lên đến bên kia rạch Thị Nghè bao bọc thành Sài Gòn và công xưởng hải quân.
Gặp quan Tổng trấn
Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt hoàn thành công tác ở Huế trở về Saigon, John White cũng được diện kiến Lê Văn Duyệt trong dịp bá quan văn võ nghênh đón ông tổng trấn. Ngày hôm sau tại chính dinh thự riêng, ngài tổng trấn đã tiếp chuyện và khoản đãi riêng phái đoàn ông John White.
“... Đúng thời điểm hẹn, chúng tôi đến dinh phó vương, ngài phó vương đã có chủ đích trong dịp này không tiếp khách bản sứ, chỉ có những nhân viên thân cận giúp việc trong dinh ông, độ khoảng 40 người và 4 thông dịch viên của chính quyền là Antonio, Mariano, Joseph và Vicente, họ là người bản xứ theo đạo. Chúng tôi được tiếp đón rất thân tình và chi li. Ngài phó vương lúc này đã bỏ qua tất cả những “hãnh diện, nghi lễ, nghi thức” của chức vụ ngài, ngài nói chuyện thoải mái tự do với chúng tôi; và sự háo hức tò mò của ngài, sự chọn lựa sáng suốt đúng đắn các đề tài trong sự tìm hiểu thẩm tra, chứng tỏ ông có một đầu óc mở rộng, thúc đẩy bởi một sự khao khát không nguôi về tri thức và thông tin; và những lời bình chín chắn của ông trong nhiều đề tài đã thuyết phục chúng tôi về khả năng thiên tư cao độ của ông. Chiến tranh, chính trị, tôn giáo, phong tục cách xử sự của các nước Âu châu là những đề tài mà ông rất chú trọng; và khi nghe là tôi từng phục vụ trong hải quân ở nước tôi, ông đặc biệt tập trung tìm hiểu hỏi tôi về các chiến thuật hải quân và chiến trận hàng hải. Khi sự tò mò của ông đã được thỏa mãn về các chi tiết này, ông vui vẻ khen ngợi sự thông minh, kỹ năng và năng lực của người “Olan” (Tây dương), và với một cảm xúc buồn tủi, ông lấy làm tiếc phàn nàn về tình trạng còn thiếu văn minh của nước ông.
Sau hai giờ đàm đạo rất thích thú, ông thông báo chúng tôi là có một buổi tiệc giải lao đãi chúng tôi theo kiểu Âu, dưới sự điều hành của Antonio, thông dịch viên trước đây đã ở Macau. Trên một bàn nhỏ ở giữa sảnh đường có đầy các đĩa, chén chứa đủ loại thức ăn Á châu, gà, vịt luộc, cơm, khoai, khoai lang, heo nướng, các, bánh và cá giầm muối… Antonio đã tìm được ở đâu đó, có thể từ Pasqual, hai dao và một nĩa cũ, để chúng tôi chia nhau dùng cắt thịt, và sau đó dùng các lông nhím để cắm vào đồ ăn và bỏ vào miệng”.
Qua hồi ký, ta thấy tình cảm quý trọng của John White dành cho Lê Văn Duyệt sau nhiều tháng sống ở đây, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm và kinh nghiệm với nhiều tầng lớp trong xã hội: “Sau khi giã từ con người vĩ đại này, trong lòng tôi có một sự nuối tiếc vô cùng là tình huống đã không trao cây gậy trị vì của bán đảo tốt đẹp này vào tay ông, một người biết cách làm sao mang nước này thành một nước vinh quang và hạnh phúc hơn vị vua độc tài hiện nay”.

Nguyễn Đức Hiệp
(Trích từ Sài Gòn - Chợ Lớn qua những tư liệu quý trước 1945, NXB Văn hóa - Văn nghệ)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#25 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/08/2016 - 20:36

Hình Đức Tả quân Lê Văn Duyệt và Lăng Ông


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



sưu tầm

Sửa bởi tuphuongsg: 11/08/2016 - 20:37


Thanked by 1 Member:

#26 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/09/2016 - 21:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sài Gòn xưa và những kiểu mốt "40 năm vẫn mặc tốt"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


13/12/2015 09:17 GMT+7

Những năm trước ngày giải phóng (30.4.1975), trên phố Sài Gòn đã xuất hiện nhiều trang phục na na những kiểu mốt đang thịnh hành ngày nay như váy suông, váy xòe, mũ bê rê, váy áo mang dáng dấp crop top...

Xem lại những tấm hình, thước phim cũ về Sài Gòn xưa, đặc biệt là những năm 60, 70 trước ngày giải phóng, nhiều bạn trẻ ngày nay không khỏi ngỡ ngàng trước những kiểu mốt từ cách đây tới hơn 40 năm nhưng đã sành điệu không kém thời hiện đại. Thậm chí, nhiều món đồ vẫn rất được ưa chuộng trong tủ đồ của giới trẻ ngày nay.
So với miền Bắc và các vùng nông thôn Việt Nam thời kỳ đó, trang phục của các quý cô Sài Gòn đã có nhiều thay đổi, phóng khoáng hơn, "Tây" hơn và nhiều màu sắc hơn. Trên đường phố Sài Gòn thời điểm đó không thiếu bóng dáng những chiếc váy suông, váy xòe hay bó sát gợi cảm. Phái đẹp ngày ấy cũng đã biết cách phối đồ váy áo với phụ kiện, giày dép khá cầu kỳ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiếu nữ Sài Gòn trước năm 1975 đã diện mốt chân váy ôm kết hợp cùng sơ mi sát nách như những cô gái công sở ngày nay
Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều ở thành thị, thường chỉ những người già hoặc người làm công việc lao động chân tay như bán hàng rong vỉa hè hay trong các khu chợ mới thường mặc.
Còn áo dài lại được phụ nữ Sài Gòn khi ấy coi là một thứ váy áo mặc hàng ngày chứ không phải một "bộ cánh" chỉ được trưng diện những dịp trọng đại một năm vài lần. Họ có thể mặc áo dài đi tiệc, đi làm hay đi học, và cả khi xách giỏ đi chợ. Áo dài trước năm 1975 được may kiểu phom dáng không quá ôm khít cơ thể như bây giờ, với cổ cao kín đáo và đường chiết eo "trứ danh" nhằm tôn lên vẻ đẹp thắt đáy lưng ong của người phụ nữ.
Áo bà ba, áo dài dành cho những phụ nữ ưa phong cách ăn mặc truyền thống, kín đáo và đầy nữ tính. Còn váy ngắn, váy xòe hay trang phục ôm sát dành cho những quý cô chuộng nét đẹp phương Tây hiện đại, thời thượng và gợi cảm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Thanh Nga - Phụ nữ Sài Gòn xưa chuộng mốt áo tân thời thắt eo, ngực nhọn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những phụ nữ bán hàng, chạy chợ quen thuộc với chiếc áo bà ba, nón lá giản dị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với thời trang nam lúc bấy giờ, những đôi tông Lào hay dép quai hậu nhựa dẻo đang rất thịnh hành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiếu nữ Sài Gòn sành điệu với mốt phối kính mát cùng các loại trang phục, từ áo phông, quần bó khỏe khoắn đến áo dài mềm mại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những phụ nữ chuộng vẻ đẹp phương Tây ưa thích kiểu tóc ngắn đánh bồng phồng cao, còn các cô gái truyền thống giản dị với tóc xõa hay cột gọn gàng với chiếc kẹp ba lá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mốt "xuyên thấu" gợi cảm cũng đã manh nha xuất hiện trên phố Sài Gòn những năm 60, 70

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà Đặng Tuyết Mai (mẹ của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên) và nữ diễn viên Kiều Chinh trong tà áo dài được cách tân phần cổ áo năm 1961

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách phối áo dài truyền thống với băng đô đồng màu vẫn được nhiều cô gái Việt Nam thời hiện đại ưa chuộng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai thiếu nữ Sài Gòn xưa rất biết cách phối đồ khi mặc nguyên "cây" đỏ cực "chất" hay chiếc váy suông không tay hoa văn xanh kết hợp cùng sandals ton - sur - ton

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dáng váy suông đuôi cá nhiều màu sắc trên phố Sài Gòn xưa (trái)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiếu nữ Việt Nam hơn 40 năm về trước (trái) đã diện áo ngắn mang dáng dấp crop top, tay đeo đồng hồ, tóc đánh bông hiện đại kết hợp cùng kính mát tối màu sành điệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ca sĩ Thanh Mai - Kiểu dáng mũ bê rê từng xuất hiện tại Sài Gòn xưa cũng vẫn được các cô gái trẻ ngày nay yêu thích

Thanked by 1 Member:

#27 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 13:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Chủ Nhật, ngày 25/9/2016 - 01:00

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.

Nhiều cư dân lâu đời chung quanh khu phố này gọi khu vực đó là khu chợ Đũi. Nhưng lớp người này đã già theo sự lớn lên của đô thị. Rồi mai đây ai còn nhớ đến tên chợ Đũi khi “thế gian biến cải vũng nên đồi”…?
Chợ Đũi là tên khu vực rộng, khoảng những năm 1930, được khu trú trong khoảng đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nơi đây là chốn cư ngụ trước tác của hai nhà văn Minh Hương và Huỳnh Phan Anh. Về phía đường Lê Văn Duyệt có rạp Nam Quang, đi xuống một chút là Trường Trung học Trường Sơn. Còn khu Trần Quý Cáp có Trường Tân Văn (biệt thự cổ vừa bán tỉ… tỉ), bánh ướt Tân Văn… (do bán trước cửa trường, sau này chuyển qua Bà Huyện Thanh Quan).

Trước đó, bản đồ vẽ năm 1883 cho thấy chợ Đũi nằm gần góc đường Chasseloup Laubat - Thuận Kiều (Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng Tám). Đây là một ngôi chợ thuộc loại “già” có hạng của Sài Gòn, có bán một loại hàng đặc sản dệt bằng tơ gốc được gọi là đũi - nếu như tồn tại cho đến nay. Vì theo nhà báo Trần Nhật Vy trong Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác tín chợ Đũi chính là chợ Điều Khiển có từ thế kỷ 18. Lúc ấy chợ Đũi bao gồm một khu vực rộng lớn từ khu Võ Văn Tần, Cách Mạng Tháng Tám, bao quanh khu nhà thờ Huyện Sỹ (còn gọi là nhà thờ Chợ Đũi của họ đạo Chợ Đũi) đến khu vực Phạm Ngũ Lão. Trên bức tường bao quanh ga xe lửa còn ghi rõ hai chữ Chợ Đũi. Dần dần theo thời gian, không gian bị thu hẹp lại theo trí nhớ và sự quy định, khi nói đến khu chợ Đũi người ta chỉ nghĩ đến khu vực góc Võ Văn Tần và Cách Mạng Tháng Tám.
Nhưng thôi, chuyện chợ Đũi có từ khi nào chỉ là việc “đi tìm lại thời gian đã mất” vì bây giờ chợ Đũi cũng chẳng còn ai nhắc đến. Hiện nay đây là một khu thương mại, có ngân hàng, quán cà phê hiện đại. Dân văn nghệ, trí thức và lao động đã từng sống ở đây hay lai rai mỗi chiều thường nhớ hình ảnh những quán nhậu bình dân lề đường đặc sệt chất chợ Đũi mà họ đã từng ngồi với bạn bè nhìn trời hiu quạnh. Trong nhóm này có nhà thơ Tạ Ký, người từng ngồi nhậu ở chợ Đũi, viết lên câu thơ buồn mà tôi nhớ không chính xác Buồn như ly rượu cạn, không còn bạn để say… Dân học trò Petrus Ký thường gọi nhà thơ là thầy vì ông là giáo sư dạy môn Việt văn. Nhà thơ Tạ Ký trong tạp bút Nhậu ở Chợ Đũi đã chấm phá vài nét về khu vực này: “Các bạn nào đến chợ Đũi nên ghé vào các quán xây ra mặt đường Trần Quý Cáp vì ở đây chỉ có nhậu suông mà thôi. Nếu bạn ghé vào dãy quán ngó ra đường Lê Văn Duyệt thì coi chừng có thể bị bắt cóc vì ở đấy là các demi-bar, cũng có nhậu, có lai rai và có các em ngồi bàn tán nhảm. Ở chợ Đũi làm gì có quán nhậu sang trọng. Tìm đỏ mắt cũng không có bồ câu quay, cua rang muối. Nhưng với dân nhậu thì cần gì món ngon. Ở đây chỉ có khóm (thơm, dứa) chấm muối ớt, xoài xanh chấm ruốc, trái cóc, bưởi… Nếu muốn ngả mặn thì gọi phở xào dòn, bò lúc lắc, lòng heo. Đâu có cần gì phải món đắt tiền mới nhậu được”.
Lúc trước, có những nhà thơ, nhà văn gắn liền tên mình với một khu vực, một quán mà họ thường ngồi uống cà phê, rượu sang trọng hay thuộc loại bình dân học vụ. Như tôi khi đang ngang qua chợ Đũi thường nhớ đến Tạ Ký và những câu thơ trong bài Chỉ đợi một mình mầy và ngược lại. Những địa danh, tên quán sau này được nhắc đến chính là vì nó là chứng nhân của một thời đã qua và đã mất. Cũng như vậy chợ Đũi!
Bây giờ còn ai gọi tên góc đường Võ Văn Tần - Cách Mạng Tháng Tám là chợ Đũi? Chợ đâu còn và đũi cũng còn đâu! Quán nhậu bình dân khắc ghi ký ức dân nhậu ở chợ Đũi cũng đâu còn. Mà khách đã đến rồi đi, có người đã đi hẳn khỏi cõi đời. “Buồn như ly rượu cạn. Không còn chợ Đũi để say”…
LÊ VĂN NGHĨA

Gửi bình luận
Xếp theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nguyễn phương

Thầy Tạ Ký còn được HS thêm vào chữ tấn cho nặng (Tạ Ký Tấn). Khu chợ Đũi bên đường Trần Qúi Cáp tôi nhớ có quán Bar ( hình như là Baccara thì phải),còn có 1 xe bán cơm thố của người Hoa gần rạp Nam Quang rất ngon.

Sửa bởi tuphuongsg: 25/09/2016 - 13:40


#28 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 13:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giải mã Sài Gòn “ăn quận 5, nằm quận 3...” - Bài 1: Quận 5 - Thiên đường ẩm thực

Chủ Nhật, ngày 18/9/2016 - 01:50








PHẠM TRƯỜNG GIANG(PL)- Người Sài Gòn trước đây có câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, cướp giật quận 4”, chỉ 14 chữ đã tóm tắt đủ nét đặc trưng của bốn quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa.

Người Trung Quốc xưa có câu nói: “Ăn ở Quảng Châu, mặc đồ Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu” (Quảng Châu nổi tiếng ẩm thực, Hàng Châu nổi tiếng lụa đẹp, Tô Châu nổi tiếng gái đẹp và Liễu Châu có loại gỗ đóng quan tài rất lâu bị mục). Trong bốn yếu tố đó, cái ăn được người Trung Quốc đưa lên hàng đầu, phải ăn ngon để tận hưởng cuộc sống. Được mệnh danh là “kinh đô mỹ vị”, thủ phủ Quảng Châu của Quảng Đông tập trung rất nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và giao thoa với ẩm thực thế giới. Người Quảng Đông di cư sang Việt Nam rất nhiều và văn hóa ẩm thực Quảng Đông cũng theo đó mà tụ về Chợ Lớn.


Một tiệm ăn người Hoa xưa.


Hàng rong và quán nhỏ
Từ quận 5, nhiều hàng rong đã lan dần sang các quận khác được người Việt ưa thích. Học sinh tụ tập cổng trường không thể quên món bột chiên chảo phẳng và đặc biệt là phá lấu, món ăn được làm từ ruột và bao tử của heo hoặc bò, ướp với nước tương và ngũ vị hương rồi chưng lên cho săn kẹo lại. Phá lấu ăn với bánh mì kẹp, thậm chí ăn không. Có lần tôi chứng kiến một nhóm du khách Hong Kong hay Đài Loan, ai nấy cao lớn, trắng trẻo, mặc đẹp đẽ, sang trọng đứng ngay trên vỉa hè ăn ngon lành những xâu phá lấu của một xe hàng rong cũ mèm. Chắc họ không kìm được sự thèm muốn nếm món ăn quê nhà trên xứ lạ, như người Việt du lịch ở trời Âu rủ nhau tụ tập vào một hàng phở bên đường.
Gần gũi với xe phá lấu là “ngầu dìn” hay ngưu viên, tức là mớ thịt gân bạc nhạc bỏ đi của con bò được xay nhuyễn, trộn thêm bột hấp lên thành ra cái người Việt gọi là bò viên, xâu thành xâu chấm tương đỏ, tương đen, chua chua, ngọt ngọt, thêm vị cay. Món này cũng được cho vào ăn cùng hủ tiếu thành hủ tiếu bò viên, gọi là diến phảnh. Nhưng món hủ tiếu nổi tiếng nhất của người Hoa lan rộng ra và được ưa chuộng tới tận bây giờ là hủ tiếu xào. Tuy gọi hủ tiếu nhưng bánh sợi to như phở. Để hỗ trợ cho độ mềm của hủ tiếu là một món xào tương tự nhưng bánh chiên giòn tan là mì xào giòn. Ăn nhanh thì mì giòn tan, chậm một chút nước sốt khiến sợi mì mềm hơn nhưng vẫn còn khá dai và xốp trong miệng. À mà đã nói tới mì thì không thể quên món mì vịt tiềm đã thành thương hiệu nổi tiếng Chợ Lớn như của Hải Ký trên đường Nguyễn Trãi tồn tại hơn nửa thế kỷ.
Cùng với mì xá xíu, mì hoành thánh, mì người Hoa đặc trưng ở chỗ họ hay bán trên các xe gỗ rất to, đẩy đi bán rong hoặc dừng một góc đường nào đó. Mỗi chiếc xe là một tiệm mì lưu động với đủ vật dụng cần thiết. Xe dừng lại chỗ bán, người ta đẩy bản gỗ bên hông lên thành bàn, khách ngồi ăn trên ghế gỗ xếp khung sắt, khi dọn hàng xếp gọn đẩy về. Trên thành xe là các khung kính sáng choang vẽ các tranh điển tích của Tam quốc chí, Đông Chu liệt quốc, Chinh đông chinh tây… Hệ thống tranh vẽ này rất đa dạng, mỗi xe có độ chục cái tranh. Ở cái thời sách báo khan hiếm, người viết mỗi khi được cha mẹ dẫn đi ăn mì coi như được kèm xem truyện tranh. Không chỉ mấy quán mì lưu động, có nhiều tiệm mì vẫn ưa dùng chiếc xe gỗ này vì nó khá tiện, cần đẩy ra đẩy vô chiếm vỉa hè một khúc chưa đầy mét, đương nhiên xe nhanh chóng và tiện lợi hơn khiêng mấy cái bàn cố định nhiều.
Có những con phố nổi tiếng với những tiệm ăn chuyên bán độc một loại ẩm thực như Hà Tôn Quyền chuyên bán mì sủi cảo, còn phố ăn uống bán đủ mọi thức ăn thì nhiều vô kể, tập trung trên một đoạn đường là hàng chục tiệm san sát nhau, đủ hết từ gà ác tiềm thuốc bắc cho đến đậu hũ Tứ Xuyên, lẩu hải sản, cơm gà, lưỡi heo dưa cải, cháo Tiều, hủ tíu sa tế, bánh bao, xíu mại, há cảo… đủ hết món và mùi vị. Ngồi quán này ăn rồi gọi thêm món ở quán khác cách đó vài chục mét thì phổ ky (người phục vụ) cũng sẵn sàng bưng tới tận nơi không chút phàn nàn.
Nhà hàng Chợ Lớn
Sài Gòn cũng có nhiều nhà hàng ăn uống nhưng sự khác biệt rất lớn giữa nhà hàng quận 5 với nơi khác là nhà hàng nơi đây sáng rực với đèn màu nhấp nháy màu đỏ và nội thất bên trong cũng đỏ rực trên các cột kèo, tường mái. Màu đỏ với người Hoa là may mắn, phát tài.
Người Hoa vốn thích ăn trên lầu. Cao lầu ở Chợ Lớn không phải chỉ một lầu mà đến 5-7 lầu như Đồng Khánh, Ái Huê, Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Triều Châu, Kim Thành, Ngọc Lan Đình... buổi tối lúc nào cũng đông nghẹt khách ăn. Khách lẻ vãng lai ăn bàn nhỏ, khách đặt trước ăn bàn lớn, mỗi bàn thường cho 12 người, luôn có một người phục vụ đứng dựa vách sau lưng quan sát, phục vụ khách. Có khi khách mới mở túi lấy bao thuốc ra, vừa cầm điếu thuốc, chưa kịp thò tay tìm hộp quẹt đã thấy mồi lửa của cô/cậu phục vụ tốc hành đưa tới trước mặt.
Khách liên tục ra vào đông như mắc cửi, còn thức ăn từ tầng trệt được thang máy vận chuyển lên liên tục tỏa ra các tầng, đến từng bàn, không để khách than phiền vì chờ đợi.
Món ăn Quảng Đông nhiều nhưng các vùng ẩm thực khác cũng góp mặt không ít như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu, sò huyết Tứ Xuyên, vịt rút xương Triều Châu, cơm gà Siu Siu (Hải Nam)… Ông Nguyễn Thanh Vân, Việt kiều Mỹ, kể lại: “Bên đó nhiều nhà hàng Hoa nhưng ăn không đã bằng quán Chợ Lớn. Về Việt Nam chơi, tôi toàn nhờ người quen đưa đi ăn Chợ Lớn hằng đêm. Một phần vì quen khẩu vị tuổi thơ gắn bó, phần nữa là nguyên liệu, như cơm gà Siu siu (Hải Nam) ở Mỹ thịt gà sao ngon được như gà ở Việt Nam”.
Nhất dạ đế vương


Loại xe mì này đang vắng bóng dần, rải rác còn vài tiệm có tiếng lâu năm như Tam Ký ở Cao Văn Lầu, Thiệu Ký hẻm 66 Lê Đại Hành…


Một trong những đặc sản nổi tiếng và bí hiểm của nhà hàng Chợ Lớn, bắt chước theo mô hình ở Hong Kong được đồn thổi rất nhiều vì người thường ít ai có cơ hội được nếm trải, đó là Nhất dạ đế vương, được làm vua một đêm thỏa thích.
Không có nhiều nhà hàng có Nhất dạ đế vương, không phải vì họ không đủ sức thực hiện mà vì không có quá nhiều khách hàng bởi cái giá để làm vua ấy quá đắt. Theo đồn đại, chính tỉ phú Lý Long Thân đã chiêu đãi cho tướng Bình Xuyên Bảy Viễn một đêm Nhất dạ đế vương với cái giá tới 4 triệu đồng lúc đó. Chỉ có các đại gia, xì thẩu máu mặt Chợ Lớn hoặc quan chức, tướng lĩnh được các vị “vua không ngai” Chợ Lớn chiêu đãi mới đặt chân vào đó. Báo chí Sài Gòn đã từng tìm hiểu viết về Nhất dạ đế vương, không rõ độ chính xác bao nhiêu nhưng cũng phần nào khiến người tò mò được khai thông đôi chút.
Nhất dạ đế vương diễn ra trong một gian phòng rộng, bài trí cực kỳ sang trọng, sơn son thếp vàng lộng lẫy, “vua” được mặc long bào vàng rực, những người đi theo (nếu có) sẽ trong trang phục hoàng tử, công chúa, đại thần… ngồi trên mâm tiệc chủ trì buổi dạ yến. Phần này có vẻ cũng hơi giống dịch vụ Cơm vua ở Huế khi khách được mặc trang phục vua và hoàng hậu, ăn món ăn cung đình nhưng Nhất dạ đế vương quy mô hơn với cả một triều đình có các quan lại, cung tần mỹ nữ (là diễn viên đóng vai) vây quanh chúc tụng, rồi dàn nhạc cung đình trỗi dậy, các ca nương nhảy múa, ca hát, biểu diễn mua vui. Tiệc là những món ăn đắt tiền nhập ngoại như bào ngư, vi cá, yến, sâm nhung… được chế biến theo thực đơn cung đình Mãn Thanh cùng các loại rượu bồ đào mỹ tửu đặc biệt khác mà điểm chung đều có chức năng cường dương. Bởi vì khi tàn tiệc, tiết mục hấp dẫn nhất của “vua” là chọn cung tần cho một đêm ân ái. Cả chục “cung phi” nhan sắc tuyệt trần trong trang phục lộng lẫy lần lượt bước ra cho “vua” chọn phục vụ cuộc hoan lạc thâu đêm.
Những nhà hàng nổi tiếng nhất của dịch vụ này là Bát Đạt, Đại La Thiên và Arc-en-ciel (nay là Thiên Hồng) - vốn là nơi các đại gia thường đến ăn uống bàn bạc chuyện kinh doanh, đầu cơ tích trữ.
Đến bây giờ, dù người Hoa không còn tập trung quá đông ở quận 5 mà một phần tản mác ra nhiều quận, huyện khác, hệ thống ẩm thực ở quận 5 vẫn không ngừng phình ra. Thêm rất nhiều con phố ăn uống được mở như phố chè Thái Nguyễn Tri Phương, phố trái cây dĩa Nguyễn Cảnh Chân… bởi vì Sài Gòn bây giờ dân số đã tăng lên gấp bốn lần so với trước năm 1975.
Loại xe mì này đang vắng bóng dần, rải rác còn vài tiệm có tiếng lâu năm như Tam Ký ở Cao Văn Lầu, Thiệu Ký hẻm 66 Lê Đại Hành… PHẠM TRƯỜNG GIANG

Thanked by 1 Member:

#29 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 14:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



GIẢI MÃ SÀI GÒN “ĂN QUẬN 5, NẰM QUẬN 3…” - BÀI 2
‘Làng biệt thự’ quận 3

Chủ Nhật, ngày 25/9/2016 - 06:20








PHẠM TRƯỜNG GIANG

(PL)- Người Việt nói ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, đi xe Hoa Kỳ. Ăn cơm Tàu thì vào Chợ Lớn, còn ở nhà Tây sang phía quận 3. Tại sao quận 3 lại có lắm nhà Tây?

Lúc kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ còn sống, có lần ông giảng giải cho tôi về quy hoạch của Sài Gòn dưới thời Pháp. Đại khái, người Pháp sau khi chiếm thành Gia Định, đặt nền móng thuộc địa ở xứ này, họ xây nhà thờ chính tòa ở nơi cao nhất của TP trên đỉnh một ngọn đồi, chính là nhà thờ Đức Bà. Gần đó, họ xây dinh Thống đốc Nam Kỳ, gọi là dinh Norodom (tức dinh Độc Lập, hội trường Thống Nhất bây giờ). Từ hai công trình lớn này, người ta làm hai con đường chạy xuống chân đồi, thẳng tới sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Hai con đường tạo thành hai trục chính, gọi là trục Cardos và Dominius. Từ hai trục chính này, họ bắt đầu tạo những con đường vuông vức theo ô bàn cờ để phân lô. Những con đường nằm trong và rìa của hai trục này là khu vực trung tâm hành chính, bắt đầu xây dựng các tòa nhà công sở, dịch vụ, kinh doanh… đấy chính là quận 1 sau này.
Còn từ phía bắc ngọn đồi trở đi được quy hoạch chủ yếu là nơi ở cho các viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự, biệt thự đã được xây dựng nơi đây, đủ hình đủ kiểu, cực kỳ đa dạng, đó là khu vực quận 3.
Đa dạng kiến trúc
Xét về các kiến trúc trước năm 1975, ở Sài Gòn tồn tại ba trào lưu kiến trúc, cả ba trào lưu này đều có đầy đủ và rất nhiều ở khu vực quận 3, đó là:
Kiến trúc bản địa: Những kiến trúc cổ lúc còn thành Gia Định, chủ yếu bằng gỗ, gạch như tòa nhà gỗ (dinh Tân Xá) trong khuôn viên tòa Tổng Giám mục Sài Gòn…
Kiến trúc Đông Dương, hay còn gọi là kiến trúc thuộc địa, là những tòa nhà kiểu Pháp cổ bằng bê tông cốt thép, phần lớn màu vàng hoặc trắng, có rất nhiều và đa dạng như cụm các biệt thự cổ của KTS Huỳnh Tấn Phát trên đường Tú Xương hay dinh phó tổng thống ở cuối đường Lê Quý Đôn (nay là Nhà thiếu nhi TP), các trường học Gia Long (nay là Trường Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Marie Curie…).


Bông giấy, “mốt” một thời khá nhiều với đường phố vắng xe. (Ảnh tư liệu)


Kiến trúc hiện đại trong những năm 1960, hay còn gọi là kiến trúc nhiệt đới, là những kiến trúc hiện đại, vuông vức, mái bằng hoặc dùng fibrocement nhưng thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ở miền Nam. Lối kiến trúc tạo sự thoáng đãng với nhiều cửa sổ và dùng rất nhiều bông gió để thông gió mà vẫn che nắng, đồng thời trang trí luôn cho công trình. Điển hình là nhiều biệt thự trên đường Yên Đổ (nay là đường Lý Chính Thắng), đường Bà Huyện Thanh Quan… Nhiều KTS nổi tiếng ở Sài Gòn đã nhận được lời mời thiết kế các biệt thự quận 3. Đặc biệt là KTS Trần Đình Quyền, mặc dù ông ít thiết kế biệt thự mà chủ yếu thiết kế bệnh viện nhưng triết lý thiết kế hạn chế sử dụng máy lạnh vừa tốn kém năng lượng vừa không lợi cho sức khỏe mà đề cao việc tạo không gian thông thoáng để luân chuyển không khí sạch và mát của ông đã tác động đến rất nhiều KTS khác, góp phần tạo nên sự phong phú của phong cách kiến trúc hiện đại này tại các biệt thự ở quận 3.
Không chỉ ở mặt tiền, trong các con hẻm ở quận 3 cũng có rất nhiều biệt thự. Đây mới đúng là nơi cực kỳ yên tĩnh để ở vì hoàn toàn khuất tiếng xe cộ. Đó là những hẻm lớn với các căn biệt thự tiếp nối. Đường Duy Tân nổi tiếng với những con hẻm cụt biệt thự, nơi cư ngụ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: Trịnh Công Sơn, Bạch Tuyết, Thẩm Thúy Hằng… Mua biệt thự ở quận 3 là mục tiêu của những người giàu có ngày đó để khẳng định địa vị cũng như tận hưởng không gian sống.
Có một dạo từ những năm 1960, chủ nhân nhiều biệt thự ở quận 3 ưa thích trồng những hàng bông giấy đủ màu ở cổng biệt thự. Giống hoa này, đất càng khô cằn càng nở nhiều hoa. Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng, sáu tháng mùa khô là lúc những hàng bông giấy nở tung, đường phố đẹp hẳn với những cánh hoa giấy trắng, hồng, cam phủ đầy trên hàng rào cũng như dưới vỉa hè.
Những con đường thi nhân
Trả lại em yêu, khung trời đại học/ Con đường Duy Tân cây dài bóng mát (Phạm Duy).
Là khu vực để ở với không gian biệt thự rộng, thoáng, quận 3 được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng. Khác với Hà Nội, Hải Phòng hay Huế, Đà Nẵng ở miền Bắc và miền Trung chỉ trồng những loại cây thấp, nhỏ, tán hẹp lá thưa, Sài Gòn là TP có rất nhiều cây xanh cao vút và có bóng mát tỏa rộng trên đường. Lý do rất đơn giản là Sài Gòn không lo bị bão lớn như những TP khác, xác suất cây bị gió quật đổ, bật gốc rất thấp. Nhờ vậy, giữa trưa nắng nóng chang chang chạy vào các con đường quận 3 mát rười rượi bởi những hàng cây phủ bóng mát kín khắp mặt đường.
Nhiều biệt thự nên ít căn hộ, cuộc sống khép kín nên ít hàng quán, cửa hàng, xe cộ cũng thưa, giảm ồn ào tiếng máy nổ, cộng thêm mật độ cây xanh dày đặc nhất TP, quận 3 luôn tĩnh lặng, tịch mịch, trầm lắng, thời gian như trôi qua chậm hơn ở đây. Chính không gian lãng mạn đó đã khiến những người đặt tên đường chọn những thi nhân để đặt tên cho con đường rợp bóng cây: Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Yên Đổ, Kỳ Đồng, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đình Chiểu… Ngoài ra, còn một số quan lại, nhà nho, nhà văn hóa để lại tác phẩm văn học cho đời cũng được đặt tên ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Thông, Ngô Thời Nhiệm, Lê Ngô Cát, Trương Minh Ký… Chạy xe trên những con phố ở quận 3, qua những hàng me xanh, những con đường đầy hoa hoàng điệp lại liên tưởng đến bài hát ca ngợi về những vẻ đẹp Sài Gòn xưa:
Nhớ Sài Gòn những chiều ngợp gió/ Lá hát như mưa suốt con đường đi/ Có mặt đường vàng hoa như gấm/ Có không gian màu áo bay lên (Trịnh Công Sơn).
Sau năm 1975, những con đường rợp cây và hoa ở quận 3 vẫn tạo nên cảm xúc cho những nhạc sĩ mới đặt chân về Sài Gòn. Khi nhẩm hát những lời tình ca cũ theo vòng bánh xe quay, chợt thấy lòng nhẹ nhàng phơi phới, thấy nắng nhạt đi và cuộc đời thật đẹp.
Mai một
Đã hai lần biệt thự ở quận 3 trải qua kiếp nạn, thay hình đổi dáng. Cả hai lần đều diễn ra sau khi đất nước thống nhất. Lần đầu tiên là ngay sau ngày 30-4, những người chủ cũ đã vội vã rời khỏi Việt Nam, di cư ra nước ngoài khi tiếng súng vẫn còn nổ ầm ì ngoài phía Nam Trung Bộ, những ngôi nhà vắng chủ được trưng dụng và phân lại cho các chủ nhân mới. Sau đó là một thời gian dài kinh tế xuống dốc, cuộc sống khó khăn, nhiều căn biệt thự bị hủy hoại từ chính chủ nhân mới. Thảm cỏ xinh đẹp vốn không được chăm sóc nay bị cày xới lên để trồng rau hay khoai lang. Hồ bơi bị bít lại để làm thành ao nuôi cá. Sân chơi, nhà mát bị gia cố làm chuồng heo. Sợ trộm cướp, người ta rào thêm kẽm gai hàng rào hoặc dùng bất cứ tấm sắt hay tôn cũ nào che chắn để nâng tường rào lên mà mới nhìn qua bên ngoài trông biệt thự như những căn nhà ổ chuột. Đấy là chưa kể biệt thự được chia cho nhiều hộ ở chung, người ta xây tường chia cắt các gian phòng, xẻ tường thêm cửa… Tóm lại là nhếch nhác từ trong ra ngoài, rất hiếm biệt thự còn giữ được phần nào vẻ đẹp nguyên thủy. Khi mà giải quyết cái đói, cái lo là mối quan tâm, là ưu tiên hàng đầu, cái đẹp bị gạt xuống tận cùng hoặc xóa sổ.
Sau 20 năm, kinh tế khá dần lên, xuất hiện những nhà giàu mới. Một số biệt thự được sang tay, tu sửa, trả lại vẻ đẹp cũ nhưng nhiều biệt thự khác ở quận 3 không may mắn như vậy, nó bị sửa chữa biến đổi công năng, không còn là nơi để ở mà trở thành nơi kinh doanh như quán cà phê, karaoke, nhà hàng… Tệ hơn, nhiều biệt thự đứng trước nguy cơ bị phá hủy luôn để lấy đất xây cao ốc. Tốc độ đập phá biệt thự lên đến mức chóng mặt, không gian kiến trúc đặc thù của quận 3 bị hủy hoại không thương tiếc mặc dù hàng loạt chương trình nghiên cứu bảo tồn kiến trúc của TP đã ra đời. Ông Tim Doling, người viết cuốn Exploring .. .... .... City,than thở: “Trong thời gian chờ in cuốn sách hướng dẫn du lịch về các di sản của TP....., chỉ sáu tháng đó thôi mà tôi phải loại ra khỏi bản thảo năm địa chỉ biệt thự vì nó đã bị phá bỏ”.
Với sự gia tăng chóng mặt của các cao ốc, nhà hàng, quán nhậu, văn phòng công ty…, chẳng bao lâu nữa những quần thể biệt thự yên ả của quận 3 rồi cũng phôi pha, trở thành chốn thị thành náo nhiệt như các quận khác.


KTS Lê Quang Ninh, nguyên Chủ nhiệm chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TP.....:


Mất đi hơn 50% biệt thự quý


Tôi nghĩ công trình của chúng tôi đã thất bại. 108 biệt thự có giá trị của TP, trong đó rất nhiều ở quận 3 mà chương trình đã đưa vào danh sách cần bảo tồn, giữ gìn nay phỏng đoán bị mất đi trong thời gian qua là khoảng 25% nhưng nếu khảo sát sẽ cho thấy đã mất đến hơn 50%.

PHẠM TRƯỜNG GIANG

Thanked by 2 Members:

#30 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/10/2016 - 20:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cận cảnh siêu cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn


Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái. Cây cổ thụ này nằm ở phía sau Dinh, được biết đến với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ. Mỗi nhánh rễ chính của cây có chiều dài lên đến hàng chục mét, chia ra thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới chằng chịt, giúp cây bám rất chắc trên nền đất. Hình dáng gân guốc, uốn lượn của bộ rễ cây gây ấn tượng mạnh mẽ với những người có cơ hội chứng kiến tận mắt. Điệp phèo heo (tên khoa học Enterolobium cyclocarpum) là một loài thực vật thuộc họ Đậu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ, từ trung bộ Mexico về phía nam đến phía bắc Brazil (Roraima) và Venezuela. Đây là cây biểu tượng của Costa Rica. Loài cây này đã du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa, được trồng trên khá nhiều đường phố ở Sài Gòn. Tuy vậy, hiếm có cây điệp phèo heo nào sở hữu bộ rễ “khủng” hiếm có như cây điệp phèo heo cổ thụ ở dinh Độc Lập. Nhiều du khách khi ghé thăm Dinh Độc Lập không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh kỷ niệm với “quái cây” này. Một số hình ảnh khác về cây điệp phèo heo “bạch tuộc” ở Dinh Độc Lập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây cổ thụ này nằm ở phía sau Dinh, được biết đến với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi nhánh rễ chính của cây có chiều dài lên đến hàng chục mét, chia ra thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới chằng chịt, giúp cây bám rất chắc trên nền đất.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình dáng gân guốc, uốn lượn của bộ rễ cây gây ấn tượng mạnh mẽ với những người có cơ hội chứng kiến tận mắt.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điệp phèo heo (tên khoa học Enterolobium cyclocarpum) là một loài thực vật thuộc họ Đậu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ, từ trung bộ Mexico về phía nam đến phía bắc Brazil (Roraima) và Venezuela. Đây là cây biểu tượng của Costa Rica.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Loài cây này đã du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa, được trồng trên khá nhiều đường phố ở Sài Gòn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy vậy, hiếm có cây điệp phèo heo nào sở hữu bộ rễ “khủng” hiếm có như cây điệp phèo heo cổ thụ ở dinh Độc Lập.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều du khách khi ghé thăm Dinh Độc Lập không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh kỷ niệm với “quái cây” này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một số hình ảnh khác về cây điệp phèo heo “bạch tuộc” ở Dinh Độc Lập.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo: Kiến Thức.net.vn






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |