Jump to content

Advertisements




Gia Định - Sài Gòn

Góc Sài Gòn thành Gia Định thành Phụng thành Bát quái thành Qui

136 replies to this topic

#121 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/12/2018 - 19:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Thâm cung' áo dài Lemur

16/12/2018


Xuất hiện năm 1934 và thành công vang dội toàn Đông Dương, y phục tân thời Lemur trên báo Phong Hóa do họa sĩ Cát Tường (ảnh) thiết kế chứa đựng biết bao câu chuyện ly kỳ, và được hé lộ qua cuốn sách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay của tác giả Phạm Thảo Nguyên, do Khai Tâm và NXB Hồng Đức sắp ra mắt độc giả.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Áo dài Lemur tại Sài Gòn
Ảnh: Tư liệu từ sách
Ban đầu, người Pháp cho mở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương để đào tạo thợ mỹ nghệ phục vụ việc khắc chạm, sơn, vẽ, trang trí đồ đạc, nhà cửa của họ... Nhưng tại đây, Hiệu trưởng Tardieu đã phát hiện nhiều tài năng xuất chúng trong số các sinh viên nên đã thử dạy vẽ sơn dầu thuần túy mỹ thuật Tây phương. Lớp thử nghiệm năm 1929 với 4 sinh viên giỏi nhất của khóa 1, 2, 3, 4 là Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Lê Thị Lựu và Cát Tường. Họa sĩ Nguyễn Cát Tường (sinh năm 1912) tại Sơn Tây. Cát Tường nghĩa là “tốt lành”, một lời chúc bằng chữ Hán - Việt nhưng “tường” nôm na lại là “bức tường”, tiếng Pháp là “le mur” nên ông lấy tên hiệu đùa là Lemur, hay Lemur Cát Tường. Ngày 11.2.1934, Báo Phong Hóa Xuân có tiết mục mới Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô ra mắt độc giả, được chủ bút Nhất Linh tin tưởng giao cho một người chỉ mới 22 tuổi phụ trách, làm xuất hiện một nhà thiết kế Cát Tường tài hoa sau này.
Khai sinh áo dài tân thời


Tác phẩm như cuốn sử học về áo dài

Tôi chỉ có thể nói một từ: Tuyệt. Không chỉ là một cuốn sách viết về tác giả - tác phẩm, mà nó còn như cuốn sử học về áo dài phát triển trong bối cảnh xã hội VN thời bấy giờ, của một số phận tài hoa, gắn với tà áo hoa gấm - một biểu tượng văn hóa đẹp của người Việt cho đến tận bây giờ.
NTK Sĩ Hoàng Tư liệu trong cuốn sách quý do ông Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Cát Tường sưu tầm và gìn giữ hơn 60 năm nay cung cấp nhiều thông tin thú vị. Áo dài VN đời Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ 19 đầu 20 kín đáo, như áo các ni cô Phật giáo ngày nay còn mặc. Thân áo từ nách xuống dưới tà được cắt thẳng, trên dưới bằng nhau. Áo này tách chia hai tà trước và sau tại điểm trễ dưới eo độ 8 cm… Trên Báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23.3.1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur đầu tiên. Theo đó, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận.
Khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc trong lót áo yếm ngực lép xẹp, thân hình phẳng lì quá, họa sĩ Cát Tường tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông (Hà Nội), đề nghị dệt thêm… áo lót mới để nâng ngực cho người mặc. Được bạn thân đồng ý, người hối hả vẽ mẫu, người mang đi dệt, đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo loại “coóc-sê” đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ VN có đầy đủ “phụ tùng”, hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở VN.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Họa sĩ Lê Phổ chưa từng thiết kế áo dài

Sau khi các mẫu Lemur tân thời thiết kế tạm xong, năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur, khiến phong trào mặc áo mới của các bà các cô càng trở nên… dâng cao. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được hoàng cung nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một “tủ” áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há. Năm 2013 tại Tokyo, họa sĩ Cát Tường được nước Nhật vinh danh trong cuốn Đại tự điển Danh nhân thế giới là một họa sĩ và nhà thiết kế tân tiến lớn.
Cuốn sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay còn kể lại rõ câu chuyện thời bà Lê Nghi Sương (cháu họa sĩ Lê Phổ) mở tiệm may Marie số 4 phố Nhà Chung (Hà Nội), có đăng dòng quảng cáo trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14.9.1934: “May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ CHO KIỂU”. (Xin chú ý: Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ “cho thuốc” là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn).




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mẫu áo dài Lemur đầu tiên
Ảnh: Tư liệu từ sách


Thì ra, khi tiệm Marie khánh thành, họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Họa sĩ Lê Phổ là sinh viên đỗ đầu khóa 1 Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông du học Pháp 2 năm rồi trở về làm giảng viên cho trường này. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang chứ ông không hề thiết kế áo dài. Tới cuối tháng 10.1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về VN nữa mà lấy vợ đầm, ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Ông Nguyễn Trọng Hiền thông tin lại trong sách, khi tới Paris, ông có tới thăm bà quả phụ Lê Phổ và bà khẳng định như đinh đóng cột với ông rằng: “Ông Lê Phổ chưa từng bao giờ thiết kế áo dài”, xóa tan những dư luận đồn thổi.
LÊ CÔNG SƠN

Thanked by 3 Members:

#122 TeddyBear

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 220 Bài viết:
  • 155 thanks

Gửi vào 10/03/2019 - 02:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 29/02/2016 - 02:31, said:

Những năm 72-74 lão HC là học sinh trường Võ Trường Toản hàng ngày đi lại trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm .

Oh, thế hóa ra bác Hoa Cái học trường Võ Trường Toản ư???

Cháu ngày xưa học trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn

Cháu nhớ trường Võ Trường Toản nằm gần Ma Sơ gì đó mà cháu quên tên rồi.

Thanked by 1 Member:

#123 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 10/03/2019 - 06:48

Thời Trung học đọc sách cứ ngỡ Hoạ sỹ Cát Tường với kiểu Le Mur là thật , ai ngờ sau khi qua Mỹ đọc mấy quyển Geographic
cũ ( 1901-02 .. ) thì thấy họ đăng mấy cái ảnh 1 bà công chúa Vn lúc bấy giờ mặc áo dài rất đẹp ,1 phò mã cũng diện áo dài hết sức đẹp, đơn giản và đẹp hơn những chiếc áo dài
cách tân về sau ,có lẽ nhờ vào chất liệu ..vì nhìn kỹ thì cũng chẳng biết chiếc áo của cô cc này và kiểu Le Mur khác nhau chỗ nào !!.

thì ra lớp dân dã người ta mặc áo dài với kiểu lụng thụng khá xấu là vì họ muốn như vậy ,họ muốn che bớt bộ ngực và phần eo vì thời xưa người ta chuộng lễ tục cổ điển mà cố giấu đi mấy vị thế hiểm trở này ,
đến khi phong trào cách tân thì người ta bóp lại vài phân là nó khoe ra ngay , có gì mà ầm ỷ ?? Thực tế là chiếc áo dài đã có từ thời xa xưa và đẹp hay ko là do thợ may và may cho ai và với chất liệu gì .
Chứ kiểu dáng thì ko có gì quan trong lắm. Chỉ vạt dài vạt cụt , tay dài tay ngắn , cổ kín cổ hỡ , vv
.

#124 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/04/2020 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





RẠNG DANH PHỤ NỮ MIỀN NAM VIỆT NAM
Nguồn: Fb Dung Huynh
Đà-Lạt thật hiện đại và thơ mộng dưới thời bà Nguyễn Thị Hậu, bà là Thị trưởng đầu tiên của Việt-Nam-Cộng-Hòa cách đây hơn 50 năm.
Bà Nguyễn Thị Hậu Thị trưởng đầu tiên ở thành phố Đà Lạt và là nữ Thị trưởng duy nhất của Việt-Nam-Cộng-Hòa,...
Ở vào thời Việt-Nam-Cộng-Hòa khi bà lên làm thị trưởng Đà Lạt thường kiêm luôn tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên (Langbiang) hay Tuyên Đức sau này, có mấy năm Thị trưởng Đà Lạt độc lập không kiêm nhiệm Tỉnh trưởng Tuyên Đức nữa, bà cũng là nữ Thị trưởng đầu tiên và cũng có lẽ là duy nhất cho tới thời điểm này, ngày đó khi tình hình chiến sự căng thẳng, chánh quyền Việt-Nam-Cộng-Hòa đã đưa các sĩ quan (Trung tá hoặc Đại tá) làm các Tiểu khu trưởng thì bấy giờ Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm nhiệm luôn Thị trưởng Đà lạt...
Kể từ khi bà Nguyễn Thị Hậu lên làm Thị trưởng, khu vực này luôn là điểm đến của các du khách nước ngoài cùng với Quân-Đội mỗi dịp cuối tuần, ngoài ra bà còn phải giải quyết việc cung cấp thực phẩm cho cả một thành phố cùng việc hành nghề luật của riêng bà.
Người bạn thân của bà là phu nhân Đặng Tuyết Mai vợ của thủ tướng Ng.. C.. K., trong năm đầu tiên bà lên làm Thị trưởng 1966 có phu nhân Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ đi cùng bà, tới lễ đài trong dịp bà Hậu trở thành nữ Thị trưởng đầu tiên của Việt-Nam-Cộng-Hòa.
Sài Gòn Xưa

Sửa bởi tuphuongsg: 07/04/2020 - 21:22


Thanked by 1 Member:

#125 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/06/2020 - 19:28

Huy hiệu của Thành phố Dalat thời kỳ Liên bang Đông Dương
Nguồn: an nam yakukohaiyo





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghe nói (?) tên gọi Dalat là viết tắt từ hàng chữ latin trên huy hiệu (cũng có khắc trước chợ Đà Lạt (không biết bây giờ còn không): DAT ALIIS LAETITIAM, ALIIS TEMPERIEM (đem niềm vui cho một số người, và sự tươi mát cho những người khác).

Thanked by 1 Member:

#126 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 02/08/2020 - 19:40

Phát hiện sớ cầu siêu dài 12m

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đức Nhật - 2/8/2020
Ngày 31.7, ông Phạm Bình Vương, Phòng Di sản, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết: Trong thời gian nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ công nhận Tổ đình Bác Ái (ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum) là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cấp quốc gia, đã phát hiện một sớ cầu siêu đặc biệt.
Sớ này là một bản ghi chép tên những dòng họ ở Kon Tum bằng chữ Hán Nôm, dài 12 m, rộng 0,45 m và có gần 5.000 chữ. Đây được cho là một phát hiện quan trọng, có giá trị rất lớn.

Theo hòa thượng Thích Chánh Quang, trụ trì đời thứ 4 tại Tổ đình Bác Ái, năm 1931 các tỉnh Trung bộ bị hạn hán liên tiếp gây nên nạn mất mùa, thực phẩm khô cạn, đồng bào các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi đổ xô lên Kon Tum kiếm sống. Hơn 70% người di cư đã chết đói dọc đường, số còn lại đến được miền đất hứa, họ khai hoang trồng trọt, lập làng.
Năm 1932, ông Võ Chuẩn (1896 - 1956), quan Quản đạo Kon Tum, đã lập “Âm linh miếu” ở phía bắc TP.Kon Tum để thờ những nạn nhân xấu số. Đồng thời để an lòng dân, ông Võ Chuẩn đã thỉnh hòa thượng Hoằng Thông, thủ tọa chùa Bạch Sa (Quy Nhơn, Bình Định) lên làm lễ cầu siêu và cung thỉnh khai tự. Ngôi chùa dựng lên trên nền rừng khai hoang, vách đất mành tre trở thành nơi thờ phụng đầu tiên của cả phật tử người Kinh và đồng bào thiểu số quanh vùng. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất tại Tây nguyên và là nơi ghi dấu sự hiện diện vị vua cuối cùng của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(vua Bảo Đại) ngự giá ban sắc, đặt tên là “Sắc tứ Bác Ái tự” vào năm 1933.
Rằm tháng bảy năm 1953, Tổ đình Bác Ái tổ chức cúng Vu lan, cầu siêu báo hiếu. Điều đặc biệt nhất trong đại lễ năm đó, các phật tử đã soạn bản sớ dài 12 m, ghi chép họ, tên, gia phả những người đã khuất ở Kon Tum, với gần 5.000 chữ. Theo ông Phạm Bình Vương, bản sớ có giá trị về phục vụ nghiên cứu sự hình thành và phát triển vùng đất Kon Tum. Bên cạnh đó, nó còn là một

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có giá trị và còn được lưu truyền đến ngày nay.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổ đình Bác Ái là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Tây nguyên
Ảnh: Đức Nhật



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bản sớ dài 12 m



Thanked by 1 Member:

#127 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/08/2020 - 19:57

☆ THĂM NHÀ BẠCH CÔNG TỬ ☆

Ghé nhà Bạch công tử Mỹ Tho và nhớ người cái thuở ban sơ đã góp phần phát triển cải lương Nam Kỳ

Ở Mỹ Tho ,trên đường Đinh Bộ Lĩnh cách cầu Quay không xa có cái nhà cổ mà nay làm Phòng Văn Hóa Thông Tin Mỹ Tho

Chạy qua hoài mà nhà cứ đóng cửa,ai dè Tết giờ nhà mở cửa đón khách tham quan ,thiệt mừng húm,anh em tui nhào vô coi liền ,quá đã,đứng tán dóc với cô bé coi nhà một buổi trời

Ngôi nhà cổ hình bánh ú nhưng kiểu Tây 100% (Không phải nhà rường) này vốn là nhà của Bạch Công Tử tức là George Phước

"Bạch Công tử" Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, là con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng làng Điều Hòa, Mỹ Tho

Các bạn biết Mỹ Tho xưa là xứ giàu có nhứt nhì Nam Kỳ Lục Tỉnh ,Mỹ Tho nằm trung tâm đồng bằng châu thổ sông Cửu Long,là cánh cửa mở vào Miền Tây sông nước,có ga xe lửa từ Sài Gòn trổ xuống,có cầu tàu lục tỉnh,có cái chợ lớn nhứt Miền Tây

"Trên Sài Gòn dưới Mỹ Tho
Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho"

Mỹ Tho là nơi có trường trung học đầu tiên ở VN thời Pháp ,là cái nôi đào tạo lớp quan lại làm việc cho Pháp đầu tiên,Mỹ Tho là xứ của các ông đốc phủ sứ

"Mỹ Tho cũng xứ Trường An,
Phong lưu sĩ nữ lịch sang trong đời."
(Nguyễn Liên Phong, Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, tập 1, Libraire Imprimeur, Saigon, 1909)

Đốc phủ Lê Công Sủng không phải là người giàu có nhứt nhì Mỹ Tho ,ông thuộc dạng trung thôi ,nhưng là chủ quận Chợ Gạo một thời

Đốc phủ Sủng có người con trai thứ tư là con của bà Đào Thị Linh ở Chợ Cũ, Mỹ Tho tên Lê Công Phước có nước da trắng ,và để phân biệt với ông con trai Trần Trinh Huy (Hắc công tử) của ông Hội ĐồngTrạch ở Bạc Liêu da ngăm đen nên người đời đặt nick name cho cậu Phước là Bạch công tử ,tức George Phước

George Phước thừa hưởng gia tài của cha mẹ để lại chừng 1000 mẫu ruộng

Mỹ Tho xưa là cái nôi đờn ca tài tử với Tiến sĩ,Đốc học Định Tường Phan Hiển Đạo

Danh sĩ đất Định Tường Phan Hiển Đạo (1822-1864) mới 27 tuổi đậu tiến sĩ .Ông là bậc thầy về cây đờn tranh ,ngón đờn ông học khi còn ở Huế

"Tri kỷ mấy lời ghi bụng nhớ,
Dạ đài một giấc nín hơi ngon.
Khúc đàn lưu thuỷ trôi giòng bích,
Mà giọng đàn tranh điệu Huế còn"
(Nguyễn Liên Phong, Điếu cổ hạ kim, 1915)

Ban đờn tài tử của Ông Nguyễn Tống Triều ở Cái Thia từng đi Tây diễn

Từ đờn ca tài tử qua cải lương cũng ở đất Mỹ Tho,Mỹ Tho là cái nôi của cải lương

Những gánh hát đầu tiên là ở Mỹ Tho, Đồng Bào Nam, Nam Đồng Ban ,Nữ Đồng ban ,gánh thầy Năm Tú (Pierre Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho

Các thầy tuồng Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản , Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang, Lê Hoài Nở (Năm Nở), Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi), Duy Lân...đều dân Mỹ Tho

Đào kép hát lớp đầu tiên cũng phần lớn là dân Mỹ Tho

George Phước là một người du học Tây về song ông yêu đờn ca tài tử và cải lương điên cuồng

Ngày 25/1/1926 George Phước vừa về nước bắt tay với ông Nguyễn Ngọc Cương là con trai bà Ba Ngoạn (Lưu Thị Ngoạn) lập gánh hát Phước Cương

Phước Cương là ghép từ George Phước và Nguyễn Ngọc Cương (Ông Nguyễn Ngọc Cương là chồng cô đào hát Năm Phỉ,sau lấy bà em Bảy Nam sanh ra Kim Cương)

Đến 1928 Bạch Công tử ra khỏi Phước Cương và lập gánh hát Huỳnh Kỳ với dàn đào kép rất nổi thời đó là Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne....

Cái này chắc phải nhắc tới bà bảy Phùng Há,cô đào nổi tiếng ngày đó,bà bảy xuất thân làm nghề đóng gạch nuôi mẹ

Nhờ đi hát mà bà đổi phận

Năm 1926 khi đó bà Phùng Há được 16 tuổi trong gánh hát Tái Đồng Ban đã lấy kép Tư Chơi

Kép Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) là người đẹp trai, hát hay, đờn giỏi,ông giỏi Hán văn và cả Pháp văn

Ở với nhau có đứa con gái thì hai người bỏ nhau

Sau đó bà Phùng Há quen Bạch công tử Phước George ,Bạch công tử lấy cô bảy Phùng Há làm vợ và bỏ tiền lập gánh hát Huỳnh Kỳ để bà Phùng Há làm bầu

Gánh hát Huỳnh Kỳ là gánh cải lương lớn nhứt ở lục tỉnh Nam Kỳ thời đó

Ông Bạch công tử Phước George bỏ tiền xây một cái rạp hát cạnh nhà ông làm chổ diễn của đoàn Huỳnh Kỳ

Có ông điền chủ nào để cái nhà hát sát nhà mình không? chỉ có duy nhứt Phước George

Trước đó khi cất nhà ông dựng trên mặt tiền nhà mình trên cái cửa chánh hình đúc hai đôi "hia tuồng" của đào kép cải lương hay mang trên sân khấu (Mời xem kỹ hình mặt tiền cái nhà cổ)

Đó là một tình yêu với đờn ca,với cải lương vô bờ bến ,và một tình yêu với bà Phùng Há nồng nhiệt nhứt

Gánh hát Huỳnh Kỳ là một gánh hát nhà giàu do sự đầu tư hết mức của Bạch công tử,gánh đi đến tỉnh nào cũng bằng ba chiếc ghe chài bự chà bá như du thuyền ,đông đảo khán giả coi hát bằng xuồng đậu chật bến

Ba chiếc ghe lớn đó Bạch công tử mua của đốc phủ Màu,ông đốc phủ giàu nhứt Mỹ Tho

Chiếc đi đầu chở Bạch Công tử có lầu cao lộng gió, trước có cột cờ và treo cờ vàng( Huỳnh Kỳ). Đào kép đi chiếc thứ hai,chiếc thứ ba thì chở thầy đờn và người còn lại của gánh

Người ta kể lại đi lưu diễn,Phước công tử bắn súng lục làm hiệu,nuôi một đội đá banh giao lưu với dân luôn

Cô Bảy lấy Bạch công tử sanh 2 người con đủ trai lẫn gái

Gánh Huỳnh Kỳ thường xuyên hát không thù lao,hát gây quỹ cho hội tương tế đặng làm từ thiện và đóng góp cho phong trào thể thao các địa phương đoàn tới lưu diễn

Tuy nhiên Bạch công tử cứ bỏ tiền đầu tư,bù lỗ gánh hát hoài cũng mệt

Cứ sau khi đi lưu diễn về ông lại mang ruộng vườn ra bán bù lỗ ,mà khi ông đang cần thì bị ép giá,bán ruộng cũng khác người,ông bán "mớ" ,tức là một lần vài chục mẫu

Đến năm 1930 khủng hoảng kinh tế thế giới lan tới Nam Kỳ ,khi đó lúa Nam Kỳ không xuất khẩu được,từ điền chủ tới tá điền ná thở ,dân tình sống hết sức khó khăn

Và troing tình cảnh vừa bù lỗ vừa khủng hoảng kinh tề đó gánh hát Huỳnh Kỳ rả đám

Cô bảy Phùng Há không lo con xong,2 đứa chết non luôn

Vợ chồng bỏ nhau,hình như là ly dị

Sau năm 1940, cô bảy Phùng Há lấy ông Nguyễn Bửu. Nguyễn Bửu là một đại điền chủ lớn ở Trà Vinh.Ông đã thành lập đoàn Phụng Hảo cho cô bảy Phùng Há

Ông Nguyễn Bửu không xa lạ,ông chính là cha quốc trưởng Nguyễn Khánh thời sau 1963 VNCH

Sau đó cô bảy cũng ly dị ông Bửu luôn

Những năm 1940-1945 làm ăn không đặng,cộng với thời cuộc Bạch công tử bị sạt nghiệp thì ngôi nhà của ông trên đường Đinh Bộ Lĩnh và rạp hát bị bán phát mãi hay xiết nợ gì đó cho ông Lê Ngọc Chiếu, ,sau đó ông Chiếu bán lại rạp hát và đổi tên thành rạp Lê Ngọc,rạp Viễn Trường,sau đó làm rạp Mỹ Tho,nay là Cinestar Mỹ Tho

Riêng căn nhà thì sau năm 1975 bị trưng thu làm trụ sở UBND phường, nay là trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao Mỹ Tho

Các bạn trong Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao Mỹ Tho nói rằng xưa làm việc trong ngôi nhà sau xây dãy nhà phía sau họ dời lên lầu,ngôi nhà cổ được trùng tu và làm nơi trưng bày,tham quan cho mọi người dân

Giai thoại Hắc Bạch công tử đốt tiền có thực không?

Lục Tỉnh thời Pháp có vô số đại điền chủ và công tử nhà giàu

Bạch công tử Lê Công Phước là dân Mỹ Tho,còn Trần Trinh Huy dân Bạc Liêu là hắc công tử

Họ du học bên Pháp và chịu chơi nổi tiếng

Chịu chơi tức là dám bỏ tiền lớn làm cái ko ai dám nghĩ, như Ba Huy mua máy bay, Phước George dám mua ba chiếc ghe chài lớn của đốc phủ Màu làm ghe hát lưu diễn , lập gánh hát Huỳnh Kỳ không cần lời cho vợ hát

Ba Huy nổi tiếng trong các vũ trường, thì George Phước mê cải lương

Giai thoại đốt tiền dính 2 ông này

Có người nói

Thời Pháp tại Sài Gòn có một huê khôi đẹp nổi tiếng khuynh nước khuynh thành ,đổ quán xiêu đình.Đó là cô Ba Trà-Trần Ngọc Trà

Cô Ba Trà là dân Cần Đước

Trong”Sài Gòn tạp pín lù” ông Vương Hồng Sển soạn lại báo Tiếng Dội 15-5-1952 chép Ba Trà tự kể về đời mình

Cha cô là dân điền chủ hang trung,nhà có chừng hai chục mẫu, người làng Phước Khánh quận Cần Giuộc,ông này rất khó tánh,kén vợ rất kỹ ,đã có 6 lần đò

Lần thứ 7 thì ông này về làng Tân Ân quận Cần Đước lấy một cô gái sanh ra cô Ba Trà

Ông Sển viết là “người làng Tân An (Cần Đước)”vì trên văn bản,bản đồ người Pháp viết là ‘Tân An” ,nhưng thực ra nó có dấu và tên chánh thức là Tân Ân

Năm Ba Trà năm tuổi người cha chết ,trước khi chết ghen tuông với vợ dữ dội.

Ghen mà chết vì vợ đẹp quá , tức là âm ỉ ngày qua ngày dạng dồn nén tâm lý rồi ức chế, suy diễn, tự chuyển hóa, tự diễn biến mà mệt tìm chứ không phải bị ông hàng xóm viết thơ tỏ tình rồi ra nhà sau ôm bậy mà ông chồng bắt gặp như một bộ phim truyền hình tuyên giáo trên VTV đã làm

Vừa tẩn liệm ông chồng xong thì bà nội cũng ..chết theo,thành ra đám ma cả hai người

Chôn cất vừa xong, bác của Ba Trà đuổi má con Ba Trà ra khỏi nhà vì lý do “Ba tôi lúc lâm chung trối lại không nhìn tôi là con”

Bà mẹ bồng con lui về quê ngoại ở làng Tân Ân giao Ba Trà cho bà ngoại nuôi

Chín tuổi bà ngoại mất,Ba Trà theo má về Sài Gòn sống,chin tuổi bà mẹ ko cho con đi học,mỗi khi đánh con hay chửi rủa “t*o đánh mầy cho tiệt nòi tiệt giống quân “đoản hậu”

Mười bốn tuổi Ba Trà ra đời,bị má gả cho một ông quan Pháp và từ từ nổi danh khắp Lục Tỉnh ,Nam Vang,Băng Cốc ,là một hoa khôi đẹp lộng lẫy của đất Sài Gòn ,các công tử,điền chủ Nam Kỳ thi nhau cung phụng đưa đón cô ,từ nghèo cô có trong tay tiền vàng nhiều vô số kể

Giai thoại Hắc-Bạch công tử lấy tiền bộ lư 500 đốt để lấy le cua Ba Trà, sau đó nấu đậu xanh

Theo giai thoại, để nấu sôi được nồi chè có 1kg đậu xanh trong thời gian gần 1 tiếng đồng hồ, Hắc Công tử đã đốt hết 10.000 đồng Đông Dương. Còn Bạch Công tử chỉ đốt số tiền 1.000 đồng

Mười ngàn đồng rất lớn, bạc muôn, gia tài nhà giàu trung lưu xưa chỉ có 500 đồng

Cho nên giai thoại này không đủ logic,rất khó tin

Rồi có giai thoại nói hai ông đốt tiền để cua đào hát Phùng Há,tìm cây son hoặc tờ 5 đồng bị lọt dưới sàn

Bà Phùng Há sau đó làm vợ Phước George, ông lập gánh Huỳnh Kỳ cho bà

Thực ra giai thoại đốt tiền là dân gian thêu dệt

Nhà giàu Nam Kỳ xưa không cư xử ba trợn vậy

Khi còn sống và tỉnh táo bà Phùng Há khẳng định trong những năm chung sống, bà chưa bao giờ nghe chồng cũ mình kể chuyện lấy tiền giấy con công đốt để thi nấu chè đậu xanh với công tử Bạc Liêu.

Và đương nhiên là không có đốt tiền làm đèn kiếm cây son hay tờ 5 đồng cho bà Phùng Há

Gái xưa không thể nào hẹn 2 thằng cùng lúc đi chơi

Bà Phùng Há còn nói Ba Huy khá keo kiệt, đi xe còn trả giá thì làm gì có chuyện lấy tiền nấu chè

Giai thoại này không thấy ghi trong sách của những học giả nổi tiếng Nam Kỳ xưa

Nhưng sau 1975 lại um sùm

Nó muốn diễn giải rằng bọn Nam rất giàu, ăn chơi sa đọa

Thực ra điền chủ Nam Kỳ nghèo và phá sản một phần là do Việt Minh nổi lên

VM đốt nhà, lấy ruộng chia gần hết

Ghé thăm nhà Bạch công tử vào một chiều nắng gió ào ào giữa lòng Mỹ Tho ,gió sông pha muối mặn chát mà ngậm ngùi

"Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường"

Các bạn biết không,cái nhà quá đẹp ,nó với cái nhà của Đốc phủ Màu trong bảo tàng Tiền Giang là những cái nhà kiểu Tây đẹp nhứt Mỹ Tho xưa

Trưa nắng mà nhà mát rượi vì người xưa đã làm cửa sổ ,trần nhà cao và có hồ nước mưa giữa sàn nhà

Chánh quyền Mỹ Tho đã nhận ra và quyết trân trọng,giữ gìn ngôi nhà cổ này làm di sản của thành phố

Bước vô cửa chánh ,tấm hình Bạch công tử ở giữa nhìn thẳng ra buồn buồn

Chúng ta,con cháu thế hệ Nam Kỳ ngày nay phải ghi danh và tri ơn Bạch công tử vì ông là người góp công,góp của tạo ra và phát triển đờn ca tài tử,cải lương của Nam Kỳ mình

Một thế hệ Tây học xưa,dám bỏ tiền ra lập gánh hát ,dám nuôi đào kép,thầy tuồng,dám bao dàn cho bà con coi, làm riết muốn sạt nghiệp

Chúng ta phải tri ơn những người đó chứ

“Khi bức màn buông, danh vọng hết.
Người về lòng rũ sạch sầu thương"

Khu nhà đã thành bảo tàng Bạch công tử,các bạn có quỡn xin mời ghé vô chơi.

(Nguồn: N.G.V)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#128 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/03/2021 - 19:47

Số phận nào cho tu viện cổ của Đà Lạt?

03/03/2021 14:00 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TTO - Nhiều người dân và du khách tiếc nuối khi nhiều hạng mục của công trình nhà nguyện và đan viện Benedict / Tu viện dòng Franciscaines Đà Lạt bị tháo dỡ trong những ngày qua.




Tu viện dòng Franciscaines Misionnaires de Marie - Đà Lạt - Ảnh: ĐỨC THỌ
Tu viện có diện tích hơn 7ha nằm lọt giữa hai con đường song song Trần Quang Diệu - Hùng Vương. Bên trong khuôn viên tu viện có hai khối công trình lớn: nhà nguyện và khu nội trú.
Đã rất nhiều năm, khu nhà nguyện là chủ thể cho nhiều sinh viên mỹ thuật, kiến trúc tới Đà Lạt nghiên cứu. Với những nghệ sĩ thì đó là cảm hứng sáng tác chưa bao giờ cũ dù công trình mỗi năm mỗi hoang phế.
Nhiều tranh vẽ về các công trình kiến trúc ấn tượng tại Đà Lạt đã vẽ Tu viện dòng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Đứng trước tu viện không chỉ thấy đẹp mà còn thấy cả ký ức và thấy cả những điều mình không thể diễn đạt bằng lời hay bằng hội họa, nhiếp ảnh. Sức hấp dẫn ngồn ngộn dưới những trầm tích hoang phế của tu viện có giá trị hơn cả công năng của công trình.
Họa sĩ trẻ Thế Thông - người thực hiện nhiều ký họa tại đây - nhận định


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tu viện Franciscan Missionaries of Mary - Đà Lạt nằm trong một khu vực có nhiều thông và địa thế gần khu vực trung tâm - Ảnh: ĐỨC THỌ

Tu viện hoang phế lâu năm
Theo cây bút biên khảo Nguyễn Vĩnh Nguyên, công trình nhà nguyện và đan viện Benedict (Biển Đức) được hai kiến trúc sư Alexandre Leonard và Paul Veysseyre thiết kế, xây dựng vào cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940.
Công trình ghi những dấu chân đầu tiên của các đan sĩ Benedict từ phương Tây vào VN. Năm 1954, các đan sĩ Benedict chuyển ra Huế lập Đan viện Thiên An và công trình đan viện tại Đà Lạt được nhượng lại cho các nữ tu dòng Franciscaines.
Do nhu cầu mở rộng cơ sở giáo dục, dạy nghề và nội trú, các xơ dòng Franciscaines đã xây thêm dãy phòng học phía sau. Bản thiết kế khu trường học Franciscaines Missionnaires de Marie do kiến trúc sư Phạm Khánh Chù - một tên tuổi quan trọng trong giới kiến trúc miền Nam - thực hiện năm 1961.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Máy móc được đưa tới Tu viện Franciscan Missionaries of Mary - Đà Lạt để tiến hành tháo dỡ phần mái đã hư hỏng nặng - Ảnh: ĐỨC THỌ

Theo ông Trần Ngọc Trác - nguyên chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, từ năm 1969, nơi đây trở thành Trường Thương mại Việt Nữ. Năm 1979, toàn bộ diện tích 7ha được bàn giao cho Nhà nước.
Từ đó đến nay sau hơn 40 năm, hai khối nhà học và khu nội trú của Trường Thương mại Việt Nữ được chuyển đổi nhiều công năng; ban đầu dùng làm cơ sở cho Trường bổ túc văn hóa, sau đó là khách sạn Lâm Viên (khoảng những năm 1980, xây thêm block giữa hai khối nhà học) rồi đến Trường THPT Trần Phú.






Còn nhà thờ và khu nội viện dùng làm nhà kho, phòng học thể dục và chỗ ở. Trước khi trở thành cơ sở của Trường đại học Kiến trúc TP.H.C.M, công trình hoang phế nhiều năm, nhà nguyện có hơn 20 hộ gia đình sinh sống trái phép, nay đã giải tỏa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bên trong nhà nguyện chính của tu viện dù đã hư hỏng nặng nhưng vẫn giữ đường nét đẹp - Ảnh: ĐỨC THỌ

Sẽ "bảo tồn tối đa"
Trước thông tin việc Tu viện dòng Franciscaines Đà Lạt bị tháo dỡ khiến nhiều người yêu Đà Lạt tâm tư, báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với Trường đại học Kiến trúc TP.H.C.M - đơn vị được cấp quyền sử dụng toàn bộ công trình tu viện cũng như khuôn viên xung quanh rộng lớn.
Đại diện đơn vị này khẳng định: "Nhà trường lên kế hoạch rất tỉ mỉ để tu sửa, cải tạo tu viện. Chúng tôi sẽ bảo tồn tối đa tu viện để lưu giữ giá trị thẩm mỹ và có công năng phù hợp. Sau khi hoàn tất, không gian bảo tồn sẽ là điểm nhấn của phân hiệu Trường đại học Kiến trúc TP.H.C.M tại Đà Lạt, một cơ sở đào tạo kiến trúc sư cho khu vực Tây Nguyên và vùng lân cận".
Phía Trường ĐH Kiến trúc TP.H.C.M cho biết bên trong khuôn viên tu viện sẽ xây mới một khu giảng đường. Các công trình cổ đã xuống cấp sẽ được tu sửa, bảo tồn tối đa chi tiết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phần mái của khu khu nhà nội trú thuộc tu viện đang tháo để cải tạo - Ảnh: ĐỨC THỌ

Khu vực nhà nguyện sẽ là thư viện, nơi tổ chức các workshop về kiến trúc, mỹ thuật. Khu nhà nội trú hình thành trong quá trình phát triển tu viện ở sau nhà nguyện được cải tạo để trở thành nhà nội trú của giảng viên.
Đại diện Trường ĐH Kiến trúc TP.H.C.M chia sẻ: "Chúng tôi xác định cải tạo các công trình hiện hữu là nhà nguyện, khu nội trú dù đây là công trình không nằm trong nhóm bắt buộc phải trùng tu, cải tạo theo quy định của Nhà nước. C
húng tôi nhìn nhận tu viện là công trình có ý nghĩa, có giá trị nên thực hiện phương án sửa chữa rất tốn kém so với việc xây mới. Việc tu sửa, cải tạo đã được cơ quan chức năng thẩm định, có ý kiến dựa trên nguyên tắc gìn giữ một kiến trúc có giá trị".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt tiền của tu viện đã đi vào tranh của nhiều họa sĩ - Ảnh: ĐỨC THỌ


* Kiến trúc sư Lê Tứ (chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng):
Giữ lại tu viện thông qua cải tạo là quyết định đúng
Theo Quy hoạch 704 được Thủ tướng phê duyệt năm 2014, trục di sản được xác định là tuyến đường Hùng Vương - Trần Hưng Đạo (hướng đông - tây).
Công trình tu viện cổ này dù không được Nhà nước đánh giá là di sản hoặc được xếp trong nhóm biệt thự cần bảo tồn nhưng đây là công trình giới chuyên môn đánh giá có giá trị về mặt kiến trúc, có cảm xúc khi đứng trước nó. Như vậy, việc giữ lại tu viện thông qua cải tạo sửa chữa là quyết định đúng đắn.
Về mặt pháp lý, có thể phá bỏ tu viện để làm một công trình mới. Tuy nhiên, chủ đầu tư Trường ĐH Kiến trúc TP.H.C.M đã chọn đường đi khó nhưng đáng ghi nhận là trùng tu, bảo tồn.
Chưa nói đến chuyện sẽ bảo tồn được đến mức độ nào nhưng giữ lại được một phần ký ức đô thị cổ Đà Lạt là điều đáng để suy nghĩ trong việc quản lý sử dụng quỹ biệt thự cổ tại Đà Lạt.
Nếu chúng ta mất lần lượt các biệt thự cổ hoặc các chủ đầu tư chờ các biệt thự cổ hư hại đến mức không cứu vãn được để lấy cớ phá bỏ thì chúng ta sẽ phai nhạt dấu ấn đô thị di sản, đánh mất ký ức đô thị Đà Lạt.
Phần còn lại trong câu chuyện này là phải xác định dinh thự cổ ở Đà Lạt trùng tu, sửa chữa rất khó khăn. Ngoài mong muốn tốt đẹp, cần sự chuẩn bị nhiều phương án để có thể xử lý khi nảy sinh các sự cố phức tạp ảnh hưởng đến an toàn công trình.

Thanked by 3 Members:

#129 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/03/2021 - 20:31

2 công nhân tử vong khi tháo dỡ tu viện cổ ở Đà Lạt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


11/03/2021
Khi đơn vị thi công đang tháo dỡ phần mái và những hạng mục xuống cấp của tu viện cổ ở Đà Lạt thì máng nước bị sập đè các công nhân đang làm việc bên dưới.
Ngày 10.3, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đang phối hợp với Viện KSND TP.Đà Lạt, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH Lâm Đồng, điều tra vụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở P.10 (Đà Lạt)

Tu viện cổ này được xây dựng cuối thập niên 1930, bị xuống cấp bỏ hoang nhiều năm. Từ năm 2014, cụm công trình kiến trúc này được giao cho Trường ĐH Kiến trúc TP.H.C.M thành lập Trung tâm đào tạo cơ sở tại Đà Lạt. Trong vài tuần qua, ĐH Kiến trúc TP.H.C.M (chủ đầu tư) tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cụm công trình này. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế Huy Hoàng trúng thầu. Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây dựng). Chủ đầu tư thuê Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng (CIDECO) tư vấn giám sát; Công ty cổ phần tư vấn xây dựng tổng hợp NAGECCO tư vấn thiết kế.
Trưa 9.3, khi đơn vị thi công đang tháo dỡ phần mái và những hạng mục xuống cấp của tu viện cổ thì sê nô (máng nước) bị sập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vụ tai nạn lao động làm 2 công nhân tử vong gồm T.Đ.T (31 tuổi) và P.T.T (34 tuổi, cùng quê H.Ngọc Lặc, Thanh Hóa).
Lãnh đạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, sau đó bàn giao thi thể 2 nạn nhân cho gia đình lo hậu sự. Công an tiếp tục làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, trách nhiệm của các đơn vị liên quan; đồng thời chờ kết quả của Thanh tra Sở LĐ-TB-XH trả lời, nếu đơn vị thi công vi phạm các quy định về an toàn lao động sẽ khởi tố vụ án để điều tra.
-----------------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bí ẩn tu viện cổ bỏ hoang ở Đà Lạt

15/03/2021 Nguyễn Vĩnh Nguyên
Những ngày qua, vụ tai nạn trong khi tháo dỡ đan viện Benedict/tu viện cổ Franciscaines khiến 2 công nhân thiệt mạng càng làm dấy lên sự quan tâm của người yêu Đà Lạt đối với số phận công trình có kiến trúc rất đẹp này.
Thanh Niên xin giới thiệu loạt bài viết của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, người đã từng bước “tìm trong hoang phế”, để rồi dần lần ra lai lịch của tu viện cổ bị bỏ hoang đã lâu giữa xứ sương mù.
Tìm trong hoang phế

Lối mòn men theo chân tường đá xanh bám đầy rêu và lá dương xỉ xuyên qua lớp cỏ dại, bụi rậm ngợp tầm nhìn. Mùi vôi vữa loang trong những đợt gió lạnh vi vút liếm trên những bờ vôi bợt, cửa kính vỡ, dãy hành lang tăm tối. Sau khung cửa luồn cuối một sảnh vắng, là nền trời xám, bóng thông già bất động. Không khí ẩm ướt và tù đọng.
Từ ban công thư phòng trường dòng cũ nhìn xuống bên dưới là bãi cỏ rậm rì như một đợt sóng cuốn lên bức tường ốp đá có tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Chúa, vẫn giữ đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên rộn ràng trước một góc trần gian hoang phế. Xuyên qua dãy phòng ẩm mốc, về hướng con đường, là ngôi nhà nguyện cổ kính. Bờ mặt nhám của những bức tường dày với khối thánh giá hướng về lưng đồi như ánh nhìn xa vắng. Thảm ngói cũ đã được thay bằng mấy tấm tôn chắp nối vá víu thô vụng. Còn kịp nhận diện một vòm khung lòng tháp có lẽ đã nhiều năm rồi vắng tiếng chuông. Khối kiến trúc như một mỏ neo thả lên khói trời âm u. Một niềm xác tín thánh thiện buông vào hư không.

Lối mòn nhỏ uốn cong, lách qua những bờ cỏ trơn ướt vòng phía sau ngôi nguyện đường hoang phế dẫn qua mấy ngóc ngách ẩn mật với thứ ánh sáng luôn như bị nhuốm màu phim âm bản, cho dù đó là ngày nắng hay ngày mưa. Thi thoảng, góc tam cấp buôn buốt gió lạnh váng vất mù sa, có vài mẩu than cháy dở, vài dây phơi đồ còn vướng mấy cánh tay áo rách bươm bợt màu của vài dân ngụ cư tạm bợ qua ngày. Chúng chờn vờn trước gió như một trích đoạn của bức tranh siêu thực bị bỏ rơi.
Đó là dấu vết tồn tại của con người trong không gian một đan viện (1), trường dòng hoang phế.
Benedict (tiếng Việt: Biển Đức) rồi Franciscaines Missionnaires de Marie (tiếng Việt: Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ) - Tu viện bỏ hoang ấy gieo vào tâm hồn lữ khách một nỗi ưu sầu rất đặc trưng của thành phố, một cảm thức u hoài về sự lạnh lùng nghiệt ngã của thời gian mà ta khó có thể gặp được ở một đô thị nào khác

Chuyến hành trình tìm kiếm lai lịch của kiến trúc hoang phế trong thành phố này, cũng là một chuyến hành trình kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ người dấn bước cứ nghĩ rồi đây bằng những nỗ lực riêng, câu chuyện sẽ được hiện ra sáng rõ, những tình tiết hồ nghi và cả những phỏng đoán sẽ được minh định. Nhưng nếu vậy thì đâu phải là Đà Lạt. Có những khoảng tối thăm thẳm vẫn nằm dưới lớp mù sương những câu chuyện. Phía sau mỗi âm u là một niềm ẩn mật, bên trong sự tĩnh lặng là những lớp mù sương vô định.
Bất ngờ từ văn khố Sài Gòn

Cuộc truy tìm lai lịch của tu viện hoang phế này, với người viết, đã kéo dài đến hàng chục năm, có lẽ. Linh hồn của phế tích này khiến y như bị hút vào một vùng thẳm sâu vô đáy, một khắc khoải không lối thoát. Và đôi lần, lẽ ra có thể chạm vào một manh mối nào đó rồi, thì lại bị đẩy ra. Y bất ngờ nhận thấy dưới bóng của những bức tường và vòm cửa cổ kính hoang phế đó, có một nguồn năng lượng lạ lùng khiến những kẻ say nghiện hoài niệm rất dễ bị rơi vào vùng kiến giải chủ quan.
Cho đến khi những bản họa đồ thiết kế hiện ra từ một bó hồ sơ cũ, bất ngờ thay, không phải từ một tàng thư ở Đà Lạt, mà tại một văn khố ở Sài Gòn.

Trên bản thiết kế blueprint khổ lớn, một dãy phòng học được mô tả kỹ lưỡng, với tám cửa vào phần mặt tiền chính hình vòm cung vuốt nhọn với hệ tường tầng trệt ốp đá xanh gợi cảm giác thâm trầm cổ kính và chắc chắn, phảng phất sắc thái kiến trúc Roman. Dãy lầu trên là những khối trang trí phân cách, lấy sáng, tường ngăn hình chữ nhật gợi cảm giác mở rộng về chiều ngang. Riêng ở hệ cửa, kiến trúc sư dường như tính toán được cả sự di chuyển và đổ bóng của ánh sáng tạo ra hiệu ứng các khối hài hòa từ mặt tiền chính (façade principale), mặt sau (façade postérieure) và mặt tiền bên (façade latérale). Điều đặc biệt, nếu nhìn từ mặt cắt ngang (coupe transversale A-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có thể nhận diện rõ dãy nhà hai tầng, hai mặt tiền chính đối xứng này là một “khung sườn” có kết cấu cổ điển. Nếu nhìn phối cảnh từ mặt trước, sẽ thấy hệ mái rộng ít dốc, theo mô thức quen thuộc vẫn thấy của các trường học thời kiến trúc hiện đại hưng thịnh đầu thập niên 1960 tại miền Nam.
Công trình được xây trên địa hình lưng đồi, tác giả bản vẽ cũng tuân thủ nguyên tắc nương theo thế nghiêng của triền đồi để thiết lập hệ hình kết cấu. Tầng trệt ăn một nửa vào lòng đồi. Phối cảnh cho thấy đường nét kiến trúc tân thời với lớp khung kính ô vuông khỏe khoắn và nhẹ nhàng, cân đối với ngôn ngữ của đá ở phần chân công trình, có cảm giác chắc chắn nhưng thanh thoát.
Bản thiết đồ ngang, chính diện, tả hữu diện cho đến các chi tiết được thể hiện bài bản và có phần hoa mỹ. Ở vào thời điểm đó, với những gì bức họa đồ này thiết lập, hai khối nhà này vừa đảm bảo công năng - trường học như một yêu cầu cơ bản, nhưng điều quan trọng hơn, vừa gắn kết với ngôn ngữ kiến trúc của đan viện và nhà nguyện với phong cách kiến trúc Roman đã có trước đó. Nói cách khác, dãy trường học phải đối thoại được với dãy tu viện và nhà nguyện. Kiến trúc sư đã tính toán phần trang trí đá thô viền những vòm cửa, chân tường. Tường đá - ngôn ngữ quan trọng không thể thiếu trong kiến trúc Roman được sử dụng như một sự tiếp nối liền lạc giữa cũ và mới. Hai khối kiến trúc cách nhau ba thập niên, hai giai đoạn lịch sử, hai thời kỳ xã hội và hai công năng đã trở nên hài hòa. Phần sau dãy tu việncũ được nối với khu phòng học và nhà học xá mới bằng một hành lang có mái băng qua khoảng sân trong khá duyên dáng.

(Trích từ cuốn sách biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Phanbook & NXB Phụ nữ ấn hành, 2019)
(1) Đan viện (tiếng Latin: abbatia, abbacy; tiếng Anh: abbey, monastery), để chỉ nơi chốn cư trú của cộng đoàn các đan sĩ. Bề trên của cộng đoàn này được gọi là viện phụ (abbas) (Theo: Học viện Đa Minh (2014). Thuật ngữ thần học (Anh-Việt) Nhà xuất bản Tôn Giáo; trang 10).
Đan sĩ (tiếng Hy Lạp: monachos, tiếng Latin: monacus; tiếng Anh: monk): là những người dấn thân vào đời đan tu - monasticism/monachism (trong tiếng Hy Lạp, monos nghĩa là một mình - chữ đan trong đan sĩ (Hán-Việt) được đọc trại từ chữ đơn).
Đan tu là “phong trào tu trì thịnh hành vào thế kỷ thứ III, khi một số tín hữu rút vào sa mạc để cầu nguyện và thực hành khổ chế, dần dần những người theo phong trào quy tụ thành cộng đoàn, dưới sự hướng dẫn của viện phụ. Đây là hình thức tu trì phổ biến nhất trong Hội thánh, và kéo dài cho đến thế kỷ XIII, thời kỳ xuất hiện các hình thức tu trì dấn thân vào hoạt động tông đồ” (Theo: Thuật ngữ Thần học [Anh-Việt], Học viện Đa Minh, Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2014; trang 210).



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đan viện Benedict xưa

Ảnh: Tư liệu của Nguyễn Vĩnh Nguyên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đan viện Benedict xưa
Ảnh: Tư liệu của Nguyễn Vĩnh Nguyên



------------------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bí ẩn tu viện cổ bỏ hoang ở Đà Lạt: Dấu ấn kiến trúc sư Phạm Khánh Chù

16/03/2021 - Nguyễn Vĩnh Nguyên
Bản vẽ dãy phòng học trường dòng Franciscaines Missionnaires de Marie, hay còn có tên gọi khác là trường Thương-Mãi Franciscaines (Đà Lạt) vào năm 1961 của kiến trúc sư Phạm Khánh Chù (1909 -1991) để lại nhiều dấu ấn.
Kiến trúc sư (KTS) Phạm Khánh Chù là một tên tuổi xuất thân từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỹ thuật Đông Dương, cùng trang lứa với KTS Tạ Mỹ Duật. Với Đà Lạt, KTS Phạm Khánh Chù từng được mời thiết kế công trình Cercle Annamite de Dalat. Đến 1961, ông trở lại với dãy trường học của dòng Franciscaines Missionnaires de Marie.
Riêng về tác giả bản thiết kế, cần lưu ý, Phạm Khánh Chù và Tạ Mỹ Duật là hai cái tên thường đi song đôi trong rất nhiều sự kiện kiến trúc thập niên 1930-1940. Có thể kể, trên tờ Việt Nam Dân Quốc công báo số 22 ngày 1.6.1946 có đăng bản tin Bộ Giao thông Công chính công nhận hai ông Phạm Khánh Chù, cựu kiến trúc sư công chính hạng ba và ông Tạ Mỹ Duật, cựu kiến trúc sư công chính hạng tư đã từng trúng tuyển kỳ thi tập sự nên được miễn kỳ tập sự trong nghề tư, phần vì hai ông này đều đã hành nghề kiến trúc hai năm tại Nha Công chính Bắc bộ.

Trong một sự kiện khác trước đó 10 năm, hai tên tuổi này cũng từng xuất hiện cùng lúc. Đó là vào năm 1936, Hà Nội có đợt kêu gọi phương án trùng tu chùa Quán Sứ. Lúc bấy giờ hội đồng giám định, ngoài những quan chức chính quyền thuộc địa, là những tên tuổi lớn của kiến trúc, quy hoạch Đông Dương: M. Virgitti (Đốc lý Hà Nội, Chánh chủ khảo), M. Godard (Chánh văn phòng Công tác Bắc kỳ, Giám khảo), M. Mondet (KTS Phòng Công tác Bắc kỳ, Giám khảo), M. Lagisquet (Chánh văn phòng Công tác Hà Nội, Giám khảo) và các cụ đại diện phía Phật giáo cũng tham gia thẩm định, gồm: Nguyễn Năng Quốc (Chánh Hội trưởng Hội Phật giáo Bắc kỳ), cụ Lê Văn Phúc (Hội viên Quản trị Hội Phật giáo Bắc kỳ) và sư cụ Trung Hậu (Chánh Giám viện chùa Quán Sứ).
Năm đó có 19 bản họa đồ gửi về, ban giám định đã không tìm ra giải nhất, nhưng giải nhì đã được trao cho họa đồ của Phạm Khánh Chù và Tạ Mỹ Duật; giải ba là họa đồ của Hoàng Như Tiếp; giải tư thuộc về Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đỗ Cung. Các giải khuyến khích thuộc về Hoàng Hùng, Phan Nguyên Mậu, Hoàng Như Tiếp (Tuần báo Đuốc Tuệ, số 50, ngày 24.11.1936).
Theo hồi ký của KTS Đào Trọng Cương thì ông Phạm Khánh Chù tốt nghiệp khóa thứ 5, Ban Kiến trúc, cùng khóa với các KTS Huỳnh Tấn Phát, Vũ Bá Đính, Hoàng Hùng, Nguyễn Hữu Thiện… KTS Phạm Khánh Chù là một trong 18 giáo sư của trường Cao đẳng Công chính ngay niên khóa đầu tiên (1945-1956). Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn và từng làm Phụ tá Tổng giám đốc Nha Kiến thiết và là giáo sư của Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Ông cũng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký nguyệt san Xây Dựng Mới - tờ báo chuyên về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, mỹ thuật, kiến trúc, tại Sài Gòn.

Với Đà Lạt, KTS Phạm Khánh Chù từng được mời thiết kế công trình Cercle Annamite de Dalat. Đến 1961, trước đó, trong vai trò Trưởng phòng Nghiên cứu Kiến trúc Sài Gòn, ông từng đặt bút ký duyệt hồ sơ xây dựng Tòa Đại biểu Cao nguyên Trung phần trên đường Trần Hưng Đạo; lần này, ông trở lại với dãy trường học của dòng Franciscaines Missionnaires de Marie, ở vào thời điểm mà Đà Lạt là đất dụng võ lý tưởng của rất nhiều KTS tài năng sống ở miền Nam: Võ Đức Diên, Ngô Viết Thụ, Nguyễn Duy Đức, Huỳnh Kim Mãng…

Cũng vào thời gian xây dựng hai dãy trường học và khu nội trú này, phía dòng Franciscaines Missionnaires de Marie đã có thư đề nghị trổ thêm một cổng đi về chân đồi (phía đường Lê Thái Tổ, nay là Trần Quang Diệu). Một lá thư do sœur Marie Pierre de l’Assomption, Mẹ Bề trên dòng Franciscaines Missionnaires de Marie đã gửi đến Tổng thống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngày 17.5.1961 có nội dung:
“Tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị các kế hoạch của trường Tiểu họ̣c và Nội trú sẽ được xây dựng trên cơ sở cộng đồng hiện tại số 5 đường Gia Long. Đối với hai tòa nhà này, cần phải có lối ra bên đường Lê Thái Tổ. Mục đích của chúng tôi là xây dựng các lớp học trên mặt đất của biệt thự Bambou thuộc ông Hui Bon Hoa, nhưng nay đã dành riêng cho tài sản quốc gia.
Trong buổi gặp gỡ ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ngài (Tổng thống - NV) đã muốn dành phần đất này cho trường, điều đó khiến chúng tôi hy vọng có một đặc quyền ủng hộ Hội thánh và tạo điều kiện cho việc mở rộng các cơ sở. Vì chúng tôi không thể tìm thấy giải pháp nào khác, tôi muốn gửi lại yêu cầu mua, bằng cách ký kết lô đất số 12, điều này sẽ cho chúng tôi có thể trổ một cổng phía đường Lê Thái Tổ”. (Chính xác là số 20 Lý Thái Tổ, nay là 20 Hùng Vương - cổng mới của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kiến trúc TP.H.C.M tại Đà Lạt. Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa. Tài liệu số 224021. TTLTQG II.)
Về sau, được nhà chức trách thuận, thì đây là cổng ra vào của trường nội trú Franciscaines Missionnaires de Marie.


Dòng Franciscaines tại Đà Lạt gắn với tên tuổi Mẹ Bề trên Pierre de l’Assomption. Đà Lạt là nơi được bà Marie Pierre de l’Assomption chọn làm chốn tái thiết sau quá trình di cư (1954). Quá trình chuyển tiếp sau giao dịch mua bán vào giữa thập niên 1950 giữa các đan sĩ Biển Đức với những nữ tu dòng Franciscaines được các sœur cộng đoàn này mô tả lại như sau: “Đan viện gồm một nhà nguyện và một nhà cho đan sĩ ở. Hai nhà nối nhau bằ̀ng một dãy hành lang. Phía dưới nhà nguyện có hầm thờ. Đan viện mộ̣t lầu, chia thành phòng cá nhân. Các cửa ra vào, cửa sổ cũng như vật dụng trong nhà đều sơn màu đen, nói lên vẻ khắc khổ của đời sống ẩn tu. Phía dưới đan viện có chỗ để xe, có nhà cơm, nhà bếp. Một cử chỉ đẹp của các cha (…) đối với các nữ tu từ phương xa mới đến, chân ướt chân ráo, là khi giao nhà các cha để lại tất cả các vật dụng, kể cả một trại nuôi gà”.

'Gia đình Franciscaines Dalat ngày xưa'

Trường Franciscaines Missionnaires de Marie, tên thường được gọi là trường Franciscaines, trường dòng Phan Sinh Thừa sai Đức Mẹ, Vierge Maria, thực ra tên Việt hóa đầy đủ trên giấy tờ pháp nhân vào đầu thập niên 1970 là trường Thương-Mãi Franciscaines. Trường được thành lập ban đầu với các mục đích cụ thể: giúp cho các nữ sinh có kỹ năng gia chánh; tìm một lối thoát cho những nữ sinh gặp chuyện không may trên đường học vấn; nâng đỡ và khuyến khích những nữ sinh nghèo để sớm có nghề bảo đảm sau này; đào tạo các nữ sinh có nghề nghiệp vững chắc, có thể đảm bảo đời sống gia đình; có một khả năng sinh ngữ vững vàng để dễ dàng trong sinh kế về sau.
Với chiều hướng đào tạo thiết thực như vậy, trường chỉ tuyển sinh những người đã tốt nghiệp chương trình đệ tứ hoặc troisième (đệ tam, tương đương lớp 10). Khi vào trường, các giáo sư tư vấn để học viên chọn ngành nghề thích hợp. Chương trình học hai năm tại đây, gồm có: Sinh ngữ (Anh, Pháp, Nhật), Việt văn, Sử địa, Kinh tế, Toán học, Thụ nhân học tập, Đánh máy, Tốc ký, Kế toán, Thương mại, Dân luật, Luật Thương mại và Luật Lao động. Ngoài ra, học viên còn được bổ túc kiến thức về thuế vụ, ngân hàng, kế toán, bảo hiểm, được nghe các kinh nghiệm thực tế từ những giám đốc xí nghiệp hay người có chuyên môn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thỉnh giảng; được thực tập tại Air Vietnam, Shell, Esso, công ty đường, thuế vụ... tại Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn.
Mỗi năm, trường này nhận 100 học viên. Ban quản trị của trường cũng thường xuyên có những kêu gọi ân nhân hảo tâm góp tay hỗ trợ những học viên ưu tú gặp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để đảm bảo theo đuổi việc học.
Theo tập tài liệu Văn hóa Đà Lạt do Nguyễn Bảo Trị và các sinh viên Viện Đại học Đà Lạt thực hiện vào năm 1974, thì trường này có một lưu xá dành cho 50 nữ sinh.

Người viết may mắn kết nối được với nhóm cựu học sinh nội trú củ̉a ngôi trường này hiện đang sống ở ngoại quốc. Trong thập niên 1960, nhóm học sinh này tuổi từ 8 đến 17 tuổi; học nội trú và bán trú. Học sinh nội trú đến từ Sài Gòn, Nha Trang, Pleiku,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Huế và có cả những học sinh nước ngoài đến từ Vientiane (Lào) và Phnom Penh (Campuchia).
Nhóm đại diện “gia đình Franciscaines Dalat ngày xưa” viết trong thư: “Chúng tôi thật yêu quí những chuỗi ngày thơ ấu đó và rất biết ơn những sự dạy dỗ của các soeurs. Các soeurs đối với chúng tôi rất nghiêm khắc, nhưng khi lớn lên, chúng tôi mới biết được cái giá trị của sự nghiêm khắc đó. Có một điều rất quí mà chúng tôi đã học từ các soeur đó là lòng thương người mà chúng tôi đã đem ra và áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Thuở đó, các soeur dạy cho chúng tôi đan áo, tất, mũ để đến thứ năm, hoặc cuối tuần đi thăm viếng những gia đình nghèo khó sống quanh trường, hoặc đôi khi, các soeur đã chở chúng tôi vô tận các buôn Thượng để thăm viếng và ủy lạo. Những kiến thức mà chúng tôi đã học hỏi từ các soeur thật vô giá, vì nó đã tạo cho chúng tôi có một cái nền tảng về lễ phép, lịch sự, thương người thật vững vàng khi bước chân ra xã hội, cũng như trong gia đình”.
Những ngày đầu năm 1975 trường này phải giải tán vì chiến tranh. Và 4 năm sau thì các sœur phải bàn giao khu tu viện và nhà nguyện cho chính quyền mới. Khoảng thời gian này cũng được các sœur ghi chép đầy tinh thần chia sẻ nhưng khó giấu được nỗi ngậm ngùi: “1975 là một lời mời gọi chị em từ bỏ, can đảm thay đổi nếp sống và ‘làm lại cuộc đời’ cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Như con thuyền trôi ngược dòng, chị em cố gắng vượt mọi thử thách, cho đến năm 1979 sau khi bàn giao nhà số 5 - Gia Long chị em ‘thong dong’ như khách lữ hành, để sống tinh thần nghèo khó và chia sẻ vận mệnh của quê hương…”.

(Trích từ cuốn sách biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Phanbook & NXB Phụ nữ ấn hành, 2019)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Học sinh của trường Franciscaines thập niên 1960

Ảnh: Gia đình Franciscaines Dalat cung cấp



Thanked by 5 Members:

#130 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/03/2021 - 22:10

Bí ẩn tu viện cổ bỏ hoang ở Đà Lạt: những đan sĩ áo đen

17/03/2021 Nguyễn Vĩnh Nguyên

Nếu lịch sử hai dãy trường học ba tầng và nhà nội trú hai tầng được thiết kế năm 1961 (xây dựng năm 1963) liên quan tới KTS. Phạm Khánh Chù, thì dãy nhà tu viện và nhà nguyện lại gắn với hai kiến trúc sư người Pháp.

Hai kiến trúc sư Pháp và những đan sĩ áo đen

Hai KTS được xem là hai gương mặt quan trọng của kiến trúc Đà Lạt giai đoạn 1930-1940 là Alexandre Léonard và Paul Veysseyre.
Alexandre Léonard (tên Trung Hoa: 赉安, Lạ̣i An) sinh ngày 26.11.1890 tại Paris, ba năm trước khi Alexandre Yersin đặt chân đến cao nguyên Đà Lạt; mất ngày 13.3.1946 tại Thượng Hải, một năm sau khi Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Ông là trụ cột chính tạo ra các công trình di sản kiến trúc Art Deco tại Thượng Hải. Ở thành phố Thượng Hải, ông được hai đồng nghiệp khác đang gắn bó với Việt Nam là Paul Veysseyre và Arthur Kruze cộng tác, đã tạo nên những công trình kiến trúc dấu ấn. Họ cũng thường đứng tên chung trong rất nhiều công trình kiến trúc tại Thượng Hải, Hà Nội, Sài Gòn, đặc biệt là Đà Lạt. Arthur Kruze tốt nghiệp Đạ̣i họ̣c Kiến trúc Quốc gia Paris (École Nationale Supérieure d’Architecture de Paris). Năm 1930, ông được Hiệu trưởng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỹ thuật Đông Dương Victor Tardieu mời về trường này giảng dạy; là thầy nhiều kiến trúc sư thế hệ đầu của Việt Nam. Arthur Kruze trở thành một đại diện lớn của Kiến trúc Đông Dương giai đoạn 1930-1940. Năm 1932 và 1939, ông làm cộng tác viên của KTS Alexandre Léonard.

Thế nên không quá bất ngờ, vào năm 1936 khi thành lập Đan viện Benedict tại thành phố Đà Lạt, Đan phụ Wandrille Carrière đã nghĩ ngay tới hai cái tên Alexandre Léonard và Paul Veysseyre. Bối cảnh ra đời và phong cách kiến trúc của công trình này đã được truyền cảm hứng trong một không khí làm nghề lý tưởng ở thành phố cao nguyên lúc bấy giờ cộng hưởng với một nguồn chất liệu tôn giáo tuyệt vời.
Để hiểu chất liệu kiến trúc công trình tôn giáo này, cần trở ngược về lịch sử dòng Biển Đức và cuộc du hành của các đan sĩ Biển Đức (black monks – các đan sĩ áo đen) từ Pháp vào Việt Nam.

Dòng Biển Đức (tiếng Ý: Ordo Sancti Benedict; tiếng Pháp: Ordre de Saint-Benoît; tiếng Anh: Order of St. Benedict, viết tắt: OSB) do Thánh Benedict sáng lập năm 520 tại Subiaco, Italy. Dòng này hoạt động theo phương châm Cầu nguyện và Lao động (Ora et Labora). Tu viện được gọi là đan viện, nơi các đan sĩ thánh hiến bằng đời sống trầm lặng nghiên cứu, đọc sách thiêng liêng (lectio divina), chiêm nghiệm trong trầm mặc, cử hành kinh phụng vụ và lao động, tiếp đón khách tĩnh tâm.
Trong các tài liệu về lịch sử truyền giáo Việt Nam có nói tới giai đoạn thành lập Đan viện Benedict tại Đà Lạt khá vắn tắt:
- Ngày 25.1.1935, Đan phụ̣ Fulbert đã phái Cha Wandrille Carrière sang Việt Nam thăm dò để mở một đan việ̣n.
- Ngà̀y 12.10.1935, Cha Wandrille chọ̣n được một sở đất 40 ha ở Đà Lạ̣t. Một tháng sau, Đan viện La Pierre qui Vire (Pháp) quyết định mua sở đất 40 ha này với giá 15.000 tiền Đông Dương, chuẩn bị cho việc xây dựng.
- Ngày 10.11.1936, Cha Maur Massé, một đan sĩ thuộc Đan viện La Pierre qui Vire đến Đà Lạt xây Đan viện Benedict (1)
- Tháng 4-1937, Đan phụ Fulbert cử Cha Romain Guilauma sang Việ̣t Nam để làm bề trên đan viện tại Đà Lạ̣t.

Tậ̣p tài liệu Les Missions Catholique en Indochine (Các phái đoàn Công giáo tại Đông Dương) ấn hành năm 1939, khi nói về dòng Benedict tại Đà Lạt cũng liệt kê các Pères Bénédictins - đan sĩ dòng Benedict - gồm có: Romain Guilauma (1927, Supérieur/Bề trên), Maur Massé (1927), Wandrille Carrière (1933), Corentin Colin (1930), Marc Livragne (1930).
Vậy đan viện này xây vào những năm cuối thập niên 1930 đầu 1940, là công trình ghi dấu chân đầu tiên của dòng Benedict tại Việt Nam, một lịch sử đan viện Thánh hiến đặc biệt. (2)
Lịch sử Đan viện Benedict đã được dựng lên khá vắn gọn như thế, ít ỏi và thần bí như chính đời sống của những đan sĩ áo đen đến từ phương Tây. Năm 1936, cọp thi thoảng vẫn kéo về khu vực này. Nhưng họ đã sống trong tịnh niệm giữa miền cao nguyên Đông Dương đầy xa lạ.

Bản vẽ thiết kế mặt trước một đan viện tương lai của hai kiến trúc sư Alexandre Léonard và Paul Veysseyre cho thấy khi dựng nên một kiến trúc tôn giáo đặc thù, họ thoát rất xa với trường phái Art Deco đang theo đuổi. Một monastere phong cách Roman cổ kính, nhấn mạnh những hình khối, tường dày, tạo cảm giác vững chãi, chân tường và các trang trí viền cửa ốp đá xanh, các vòm cửa bầu được vuốt nhọn (lancet arch) phảng phất một chút không khí kiến trúc Gothic, khối thánh giá trên tháp chuông cân đối giữa hai nếp tường hình trụ và một mái ngói dốc hẹp đổ xuống khá tinh tế. Ngôi nhà nguyện (chapelle) thấp, được gắn kết với đan viện bằng một không gian tiếp nối có cửa vòm và bốn cửa sổ hình tròn. Dãy nhà tu viện một tầng suốt có tháp giả, cửa sổ, ống khói… Dãy đan viện đáp ứng công năng nhưng được chăm chút về tổng thể toát lên vẻ đẹp thâm trầm mà vững chãi, mà nếu đi sâu vào các chi tiết, có thể nhận thấy Alexandre Léonard và Paul Veysseyre được truyền cảm hứng kiến trúc từ khởi nguồn của Benedict - Đan viện Benedict ở Subiaco. Các khung cửa, không gian ốp đá và khoảng sân sau (patio) giữ khoảng cách với ngoại giới - không gian tịnh niệm đến khắc kỷ ấy gợi cảm giác đó là những “cave of prayer” (hang động/ bóng tối của người chiêm nghiệm). Một tinh thần Biển Đức đậm đặc.
Hãy hình dung nếu đặt chân đến đây vào lúc chiều muộn đầu thập niên 1940, khi đồi núi vùng này còn cây cỏ rậm rì, nghe tiếng chuông thảng hoặc gióng lên cùng lời kinh nguyện, nhác thấy những đan sĩ áo đen khổ hạnh thấp thoáng sau những bức tường đá âm u… khung cảnh ấy dẫn ta vào một vùng không gian cô tịch, khổ hạnh như lạc lối vào những trang tiểu thuyết về thời trung cổ đầy thần bí của Umberto Eco.
Có lẽ vì một tinh thần ẩn tu, xa lạ trong một bối cảnh đô thị hãy còn thưa thớt cư dân, nên đan viện này chỉ tồn tại được một thời gian, thì Đan phụ Romain đã quyết định rời đi, lập đan viện mới tại Huế, lập đan viện Thiên An. Nguyên do chính được các sách lịch sử truyền giáo ghi lại là: nơi đây “hiếm ơn gọi” (có thể hiểu ơn gọi ở đây là ít người theo tu luật Benedict). Năm 1954 cũng là thời điểm xã hội Việt Nam nhiều xáo trộn kéo theo nhiều thay đổi trong sinh hoạt tôn giáo. Cũng trong năm này, các đan sĩ Biển Đức rời rừng núi Đà Lạt, cơ sở đan viện cổ kính “đã được bán lại cho cá́c nữ tu dòng Franciscaines”
Một trang sử mới bắt đầu. Như vậy, hiện trạng khu tu viện đã được các sœur Franciscaines Missionnaires de Marie giữ gìn cho đến khi họ đặt KTS Phạm Khánh Chù thiết kế thêm hai dãy phòng học và mở một con đường xuống phía chân đồi - con đường Lê Thái Tổ (như đã trình bày ở phần 2 của bài viết này). Có lẽ những bức tường đen gợi cảm giác quá bí ẩn và tách biệt cộng đoàn của dãy nhà ở của các tu sĩ đã được sơn quét lại với tone màu sáng hơn, vẫn dấn thân khổ hạnh trong phụng vụ nhưng đồng thời cởi mở, hướng đến phục vụ nhân quần.
… Sau khi các sœur Franciscaines Missionnaires de Marie chuyển đi, dãy phòng học phía trước đã được làm khách sạn, trường học, một thời gian, khu phòng đan viện đã trở thành nhà tập thể cho viên chức cán bộ, nơi trú ngụ của người vô gia cư.
Một trang sử mới, với những công năng sử dụng chuyển đổi khác mà những nhà thiết kế kỳ tài của công trình này, từ Alexandre Léonard, Paul Veysseyre đến ông Phạm Khánh Chù có lẽ giàu tưởng tượng đến mấy cũng khó hình dung được.
Khí lực từ kiến trúc

Hai thời kỳ kiến trúc rất đặc thù của lịch sử kiến trúc đô thị Đà Lạt đã được gói gọn trong quần thể đan việ̣n, tu viện-trường dòng này. Sự xuống cấp và hoang phế ấy cũng đang phơi bày một thời kỳ vật đổi sao dời xảy ra trong đời sống tinh thần của thành phố. Nhưng dưới những bóng thông già, những hình khối Roman vẫn bền gan giấu trong mình vẻ trầm mặc bí ẩn. Cứ như sợi dây chiêm niệm (contemplative) từ các đan sĩ Biển Đức đến những nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã hội tụ, tạo ra thứ khí lực thẳm sâu của một không gian.
Tiếng chuông đã vắng. Những bức tường, khung cửa, hành lang, nguyện đường phế tích lấm loang rêu, chìm trong tịch mịch. Nhưng khúc linh ca đâu đó vẫn cất lên, ngân vang trong tâm tưởng.
Khúc linh ca truyền thuậ̣t về mộ̣t cuộ̣c ra đi.
(trích từ cuốn sách biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Phanbook & NXB Phụ nữ ấn hành, 2019)
(1) Các tài liệu về lịch sử truyền giáo tại Việt Nam đều ghi năm 1938, tuy nhiên, trang Abbaye Sainte Marie de la Pierre qui Vire (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) tóm tắt lịch sử truyền giáo của dòng Benedict thì lại xác định vào năm 1937, cha Romain Guilauma đến Đà Lạt lập đan viện. Văn bản này xin lấy niên biểu của Abbaye Sainte Marie de la Pierre qui Vire.
(2) Hội đồng Giám mục Việt Nam.Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2015. Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2016; trang 309.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bản thiết kế Đan viện Benedict của hai kiến trúc sư Alexandre Léonard, Paul Veysseyre

Ảnh: Tư liệu của Nguyễn Vĩnh Nguyên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai kiến trúc sư Alexandre Léonard (trái) và Paul Veysseyre, tác giả công trình đan viện Benedict
Ảnh: Tư liệu của Nguyễn Vĩnh Nguyên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#131 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 25/03/2021 - 17:53

Học sinh của trường Franciscaines thập niên 1950 -60..

Danh sách :


LUNDI 29 SEPTEMBRE 2014
Liste des anciennes franciscaines



Mere Claude (Madeleine Lancrenon) - Marseille, France
Mere Guenaelle (Anne Marie Moysan) - Fribourg, Suisse
Mere Christine ( Annick Tanguy) - Marseille, France
Mere Antoinette- F.M.M. Saigon, VN
Mere Alicia - F.M.M. Saigon, VN
Mere Andréa - F.M.M., Dalat, VN.
Mere Bénédicta - F.M.M. Nantes, France
Mere Bernadette Nguyen - F.M.M. Toulouse, France
Mere Clara - F.M.M. Saigon, VN
Mere Gioanna - F.M.M. Qui Hoa, VN
Mere Isave - F.M.M. Qui Hoa, VN
Mere Lucie Tuyet Hong - F.M.M. Saigon, VN
Mere Veronique - F.M.M. Saigon, VN
Melle Therese Xuan Ty Nguyen - Salsbourg, Autriche
Melle Elizabeth Kim Anh Lam - Germany
Melle Marthe My Guong Nguyen - Viet Nam
Melle Marguerite - France
Agnes Bach Van Banh - Saigon, Viet Nam
Albertine Duc Vi Khai - Manosque, France
Alice Ngoc Yen Vo - Maryland, USA
Alice Thanh Phuong Nguyen - Saigon, Viet Nam
Alice Tuyet Lan Nguyen - CA, USA
Amelie Thanh Tam Ton-Nu - CA, USA
Amina Xuan Phuong Cao - France
Andre Ngoc Nhan Le - AZ, USA
Anne Hynh Huong Luong - Paris, France
Anne Marie Hong Van Le - Montreal, Canada
Anne Marie Lien - Thu Duc, Viet Nam
Antoinette Ngoc Huong Tran - Canada
Antoinette Ngoc Yen Le - AZ, USA
Bernadette Thanh Dam Thai - France
Brigitte Ngoc Lan Pham - Denmark
Brigitte Ngoc Suong - Australie
Brigitte Thu Huong - Dalat, Viet nam
Caroline Hynh Hoa Luong, Paris, France
Catherine Trung Thu Le - France
Cecile Dieu Trinh Le - TX, USA
Cecile Ha Tram - TX, USA
Celine Kim Dung Huynh - CA, USA
Christiane Tuy An - Saigon, Viet Nam
Claire Anh Sang - France
Claudine Diep - CA, USA
Danielle Tuyet Hong Nguyen - Saigon, Viet Nam
Denise Xuan Huong Nguyen - Toulouse, France
Dominique Ngoc Perri - France
Eliane Bang Tam Nguyen - Quebec, Canada
Elise Minh Duc Ton-Nu - CA, USA
Elise Trieu - France
Elizabeth Kim Dung Ford - FL, USA
Eugenie Bich Dam Ton-Nu - CA, USA
Evelyne Thanh Thuy Tran - CA, USA
Evelyne Sau Nguyen - Montreal, Canada
Georgette Neyraut - AK, USA
Gil Raymonde - France
Henriette Yen Lu- Paris, France
Henriette Gautier - France
Jackie Kim Thuy Huynh - CA, USA
Jacqueline Duyen - CA, USA
Jeannine Affolter - Bordeaux, France
Josiane Kim Tuyet Brossaud - Manosque, France
Juliette Tu Linh - CA, USA
Khiem Nguyen - France
Kim Lien - Canada
Lina Ngoc Phuong Vo - CA, USA
Lisette Kieu Oanh - NC, USA
Lucie Mai - TX, USA
Lucie Minh Khai - New Zealand
Lucienne Rostan - Paris, France
Madeleine Khuong Nguyen - Viet nam
Madeleine Ngoc Anh Huynh- France
Madeleine Ngoc Anh Vo - France
Mai Dung - CA, USA
Marguerite Hoang Lan - CA, USA
Marguerite Ly - Belgique
Marguerite Nguyet Kieu Nguyen - Saigon, Viet Nam
Marie Claire Ngoc Phu Ton - France
Marie Hoang Anh Pham - CA, US A
Marie Kim Thanh - Montreal, Canada
Marie Phuc Bonhomme - France
Marie Phuoc - MA, USA
Marie Rose Xuan Huong Tu - TX, USA
Marie Thanh Banh - CA, USA
Marie Therese Oursel - France
Marie Thom Tran - MA, USA
Mariella Quynh Nhu - USA
Marina Bach Lan Hoang - CA, USA
Martha Giao - CA, USA
Monique Dau Tran Huu - France
Monique Hanh - Canada
Natalie Minh Dieu Tran Giac- Lyon, France
Odile Thanh Tam Nguyen - France
Patricia Ngoc Dung Nguyen - Saigon, Viet Nam
Pauline Thanh Thuy Le - CA, USA
Rosalie Tue Hue Lam - Canada
Rose Hanh Tu - NV, USA
Solange Phung Bui - Canada
Suzanne Hanh Jehle - Germany
Suzanne Nga Nguyen - CA, USA
Suzie Trieu Tieu Y- CA, USA
Teresa Lien Ly - CA, USA
Thea Thinh - France
Therese Diep An Truong - CA, USA
Therese Diep Hong Truong - Germany
Therese Hoa Tran - Saigon, Viet Nam
Therese Hoang Tu Nguyen - TX, USA
Therese Hong Ha Nguyen - TX, USA
Therese Khanh Trang - CA, USA
Therese Kim Nhi Vu - TX, USA
Therese My Le - CA, USA
Therese Thien My - CA, USA
Xuan Thu Tu - Saigon, Viet Nam
Yvette Rostan - France
Yvonne Ngoc Lien Vo - CA, USA

Last updated 9/29/14
Publié par FranciscainesdeDalat à 20:35

Thanked by 5 Members:

#132 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 26/03/2021 - 00:44

lớp người già ai cũng biết sòng bạc Kim chung & Đại thế giới ( Grande monde ) tại Sg -Cholon ,
do các đại gia Tàu Macao điều hành , họ mua đất khoảng năm 1936 ,

SG- CL có 2 casinos :

- sòng bạc Kim Chung ở khu vực Cầu Muối hiện nay ( và trước 75 ) gọi là Khu Dân Sinh, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1. Kim Chung có quy mô nhỏ hơn, đối tượng chơi thuộc loại bình dân,
nên casino tiêu biểu của Saigon vẫn là Đại Thế Giới.

-Sòng bạc Đại Thế Giới ngày xưa nằm trên đường Galliéni ( Trần Hưng Đạo ), năm 1955-56 ông Diệm cho san bằng khu này ,
cải biến thành 1 khu giữ xe bị biên phạt của Cảnh sát giao thông ,và sau 75 lại biến thành 1 Trung tâm Văn hóa .

nhưng 1 điều ít người biết là tại sao có khu casino Grand monde ?

thật ra thời này đám đầu nậu mafia cờ bạc ở Macao đang ở vào thế kẹt , Mao đã lên nắm quyền ở lục địa và họ ko biết khi nào thì cái ông ..bụng phệ này nhòm ngó đến khu vực làm ăn của họ , và khi nào thì mấy cái casinos bị đánh chiếm, tịch thu . vì C .sản thường ko mặn mòi với những gì ..họ đã ký .
nên đám Macao định chuyển hướng làm ăn đến Vn / trước hết là vùng SG-Cholon . họ cũng chuyển vốn đến ngân hàng Đông dương
( sau này là NH Quốc gia Vn ) , ngoài ra vì sở hữu số vốn quá lớn , đám mafia Macao cũng đã mua đứt hay chiếm lĩnh
đường giây chuyên chở lúa gạo từ lục tỉnh lên Cholon trên cả 2 mặt thuỷ và bộ .tuy nhiên chỉ vài năm sau ,với thế lực
của mình , Bảy Viễn đã giành được Cholon và khu casino này cho đến tháng 5 năm 1955 .

- Ông Diệm giải toả khu casino này vì đám mafia này còn kinh doanh thêm các phòng hút thuốc phiện và cả đĩ điếm ( khu vườn lài gần đó ) mà ông Diệm thì là người ngoan đạo và rất đạo đức , còn cấm cả nhảy đầm nữa . thời đó đám Macao rất lộng hành ( trong khu Cholon thôi ) họ còn đánh thuế trên hàng hoá xuất nhập của các thương gia Cholon , với sự làm ngơ của quan chức địa phương ..
như vậy thời kỳ này , giới giang hồ ngoài mấy băng du đãng Vn , còn có đám Macao và đám Corses , tuy vậy họ phân chia ranh giới sòng phẳng và ko xâm chiếm nhau. Thời bảy Viễn nắm Cảnh sát đô thành , SG -Cholon ko có chuyện khủng bố ( Vẹm ném lựu đạn , đặt bom , giết người ,,) vì 7 Viễn xuất thân từ giới giang hồ , nên trị bọn này rất dễ .

#133 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 26/03/2021 - 00:59

[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)][/color]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)][/color]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#134 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 31/03/2021 - 07:35

xe xích lô đạp ở Cần thơ / 1951 .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#135 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/03/2021 - 21:47

Con nhớ hồi còn nhỏ được cho về quê chơi, cũng được ngồi như vầy, nhưng trên thùng xe rất nhiều người nên thấy người đạp rất là vất vả và con nghe người dân ở đó gọi là Xe Lôi
Cũng có 1 loại xe tương tự nhưng không phải đạp mà chạy bằng xe gắn máy thì giá chuyên chở mắc hơn 1 chút
À, con nghe nói ở Cà Mau, Bạc Liêu thì gọi là Xe Vua

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |