Jump to content

Advertisements




Gia Định - Sài Gòn

Góc Sài Gòn thành Gia Định thành Phụng thành Bát quái thành Qui

136 replies to this topic

#106 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/05/2018 - 21:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 13/05/2018 - 20:33, said:

Có ai có thê cứu nổi ngôi nhà 130 tuồi nầy không ?
Dạ, Không!
Hiện nay có Cô Nguyễn Thị Hậu (Hậu khảo cổ) rất tích cực trong việc này nhưng vẫn ko làm gì dc!
Cho nên, hiện nay đang có bản ký tên kêu gọi đừng phá bỏ dinh Thượng Thơ của KTS Ngô Viết Nam Sơn và 1 số người có tiếng khác... chắc cũng ko dc!!
Buồn quá Bác!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân ký tên, gửi kiến nghị bảo tồn Dinh Thượng thơ ở Sài Gòn

13/05/2018
Thông tin Dinh Thượng thơ ở Tp.H.C.M có thể bị đập bỏ vì không thuộc danh sách di tích cần bảo tồn khiến nhiều người nuối tiếc cho một công trình mang đậm dấu ấn Sài Gòn xưa. Một nhóm tri thức gồm các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia… đã ký tên và kiến nghị chính quyền Tp.H.C.M hãy giữ lại tòa nhà hơn 130 tuổi này.
Bản kiến nghị dự kiến được gửi tới Chủ tịch UBND Tp.H.C.M Nguyễn Thành Phong, có nội dung: “Cách quản lý di sản và Luật di sản đang có vấn đề nghiêm trọng: việc dinh Thượng thơ không nằm trong danh sách di tích bảo tồn không phải là lý do phá bỏ. Nếu vậy những công trình cổ như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện… chưa là di tích cũng sẽ bị phá bỏ?”, theo Tuổi trẻ.
Kiến nghị cũng so sánh: “Trong khi Singapore diện tích 700km2 có 7.000 công trình, 72 khu vực, tượng đài, di tích được bảo tồn, so với Tp.H.C.M diện tích 2.000km2 chỉ có hơn 100 công trình và di tích”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tòa Dinh thượng thơ nằm tại 59-61 Lý Tự Trọng hiện vẫn đang có công năng sử dụng tốt và được dùng làm trụ sở của Sở Thông tin và Truyền thông. (Ảnh: Soha)
Nhóm người nêu kiến nghị cũng đưa ra quan điểm: “Xóa sổ di sản đồng nghĩa phá vỡ quy hoạch – một trong các điểm mấu chốt tạo sự mất cân bằng và ảnh hưởng lớn tới quần thể”.
“Dinh Thượng thơ được tu sửa như tòa nhà hiện nay vào năm 1882, trước đó từ năm 1865 đã là nơi hành chánh quản lý Sài Gòn và Nam Kỳ, lưu trữ các công văn, công báo, nghị định, hồ sơ hành chánh. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên Gia Định Báo cũng được gửi từ đây đi đến tỉnh thành, làng xóm ở Lục tỉnh.
Đã hơn 130 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, tòa nhà dinh Thượng thơ ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng vẫn còn sót lại trong khi các kiến trúc lịch sử văn hóa khác như tòa nhà hòa giải, tòa nhà Petrolimex đường Lê Duẩn, xưởng Ba Son đã biến mất” , bản kiến nghị đánh giá ngắn gọn về giá trị văn hóa, lịch sử của tòa nhà.
Nhóm tham gia kiến nghị lo ngại, nạn kẹt xe có thể tăng “nhanh đến chóng mặt” khi trụ sở UBND Tp.H.C.M mở rộng.
Bản kiến nghị đưa ra ba đề xuất, gồm:
Một là, hủy bỏ phương án của Gensler phá hủy dinh Thượng thơ. Nếu phải xây dựng trung tâm hành chính thì nên đặt ở vị trí vùng đất mới khác chứ không nên phá hủy kiến trúc lịch sử trong phần lõi trung tâm.
Hai là, đưa dinh Thượng thơ và các kiến trúc lịch sử trụ sở UBND, Nhà hát thành phố, Bưu điện và nhà thờ Đức Bà vào diện bảo tồn.
Ba là, khi tái cấu trúc thành phố, cần tôn trọng và gắn kết với mạng lưới di sản tại trục đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, trục đường Đồng Khởi, Pasteur, nơi có bảo tàng, nhà hát lớn, dinh Độc Lập, trụ sở UBND, nhà thờ Đức Bà, Thư viện Tổng hợp, công viên Chi Lăng, công viên Bách Tùng Diệp, theo VnExpress.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hình ảnh của Dinh thượng thơ được chụp từ thế kỷ trước. Hiếm có công trình nào kiến trúc còn được gìn giữ nguyên vẹn tới vậy sau 160 năm. (Ảnh: VnExpress)
TS. Nguyễn Đức Hiệp, hiện đang làm việc tại Bộ Môi trường và Di sản tiểu bang New South Wales (Australia) cho rằng: Dinh Thượng thơ đã hơn 130 tuổi, là một kiến trúc có giá trị lịch sử ngay trong trung tâm Sài Gòn, có tuổi đời lâu hơn cả tòa nhà UBND thành phố và Nhà hát thành phố ngay cạnh đó.
TS. Hiệp cũng bày tỏ sự bức xúc khi chứng kiến một loạt di tích đáng được xếp loại di sản văn hóa lịch sử (được bảo tồn) nhưng lần lượt bị Tp. H.C.M phá hủy như: khu công xưởng Ba Son, tòa nhà Petrolimex (trước kia là thư viện tiền thân của viện bảo tàng lịch sử thành phố). Nhóm xây dựng bản kiến nghị gồm các nhà nghiên cứu khoa học và di sản Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling, Daniel Caune; Tổng lãnh sự danh dự Phần Lan tại Tp.H.C.M Phùng Anh Tuấn và các kiến trúc sư: Kevin Doan, Ngô Viết Nam Sơn, Sơn Đặng, Cao Thành Nghiệp.
Trước đó, UBND Tp.H.C.M cho biết, không có ý định bảo tồn tòa nhà số 59-61 Lý Tự Trọng (Sở Thông tin và Truyền thông), thường được người dân gọi với tên Dinh Thượng thơ do không nằm trong danh sách di tích. Thông tin tòa nhà cổ thứ 2 còn nguyên vẹn tại Sài Gòn còn được lưu giữ có nguy cơ bị đập bỏ khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Thanh Thanh

Thanked by 1 Member:

#107 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 14/05/2018 - 04:20

Cũng vẫn là Sài Gòn ...nhưng mà của ngày hôm nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#108 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/06/2018 - 19:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tìm thấy bản đồ địa chính có liên quan lăng mộ các phi tần vua Tự Đức

14/06/2018
Một tấm bản đồ giải thửa, có ghi chú chi tiết các lô đất thuộc khu vực lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh cùng các lăng mộ phi tần vùng phụ cận vừa được nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) tìm thấy.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vị trí khoanh đỏ trùng khớp với lăng mộ Bà Học phi Nguyễn Thị Hương và lăng mộ bà Tài nhân họ Lê, phi tần của vua Tự Đức
Ảnh: B.N.L

Tấm bản đồ giải thửa thôn Dương Xuân Thượng (nay thuộc thôn Thượng 3, P.Thủy Xuân, TP.Huế) có vẽ chi tiết giải thửa các khu vực lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh và các lăng mộ của triều Nguyễn vùng phụ cận, có kích thước 102x73cm, được vẽ trên giấy cỡ lớn có tỉ lệ 1/2000, do ông Nguyễn Biểu vẽ xong ngày 6.11.1962 và có sự kiểm soát của vị chức trách thôn là ông Nguyễn Văn Khế, có chứng thực ngày 13.2.1963 của kỹ sư địa chất Huỳnh Phú Diên, Chánh thanh tra Tổng giám đốc điền địa.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tấm bản đồ địa chính do nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh tìm thấy
Ảnh: B.N.L
Theo nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, ông tình cờ tìm thấy và sưu tầm được tấm bản đồ này cùng cuốn sổ bộ địa chính trong một lần đi sưu tầm tài liệu liên quan đến di tích lịch sử tại cố đô Huế.


Điểm đáng chú ý, tấm bản đồ giải thửa này đã cho biết chi tiết từng vị trí lô đất được đánh dấu thứ tự của các lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, cùng các lăng mộ triều Nguyễn.


Cụ thể, đối chiếu trên thực địa thì các khu lăng mộ bà Học phi Nguyễn Thị Hương tương ứng với lô đất ký hiệu C215, lăng mộ bà Tài nhân họ Lê thụy Thục Thuận (vừa bị san ủi trong năm 2017) có ký hiệu C217. Cùng với tấm bản đồ còn có suốn sổ bộ ghi chú vị trí thửa đất, người chủ sở hữu, diện tích... Theo đó, ở các vị trí lô C215 và C217 đều ghi lăng, sở hữu Nguyễn Phúc tộc.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vị trí lăng mộ bà Học phi Nguyễn Thị Hương, thứ phi của vua Tự Đức trùng với lô đất ký hiệu C215 trong bản đồ được tìm thấy
Ảnh: B.N.L





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ đơn thưa của con cháu Nguyễn Phúc tộc, cơ quan điều tra Công an TP.Huế đã vào cuộc nhưng sau đó kết luận không có dấu hiệu phạm tội phá hoại mồ mả, xâm phạm hài cốt nên đã không khởi tố
Ảnh: V.K




Như vậy, từ tấm bản đồ này đã cho thấy từ năm 1963, khi làm quản lý đất đai, cơ quan điền địa cũng đã đo vẽ chi tiết các khu lăng mộ thuộc triều Nguyễn. Đây là một tài liệu quan trọng giúp định vị các di tích lịch sử trong khu vực.


Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, dự án bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - lăng Đồng Khánh (tại P.Thủy Xuân, TP.Huế). do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép đầu tư với diện tích gần 17.000 m2, trên cơ sở quy hoạch đã được thống nhất của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.


Quá trình san ủi mặt bằng, đơn vị đầu tư đã san phẳng một ngôi mộ cổ. Sau đó Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc tìm thấy bia đá và huyệt mộ, xác định đây là ngôi mộ của bà Tài nhân cửu giai họ Lê, phi tần vua Tự Đức.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mộ bà Tài nhân họ Lê, phi tần của vua Tự Đức sau khi tìm thấy bia, huyệt mộ đã được con cháu Nguyễn Phúc tộc dựng tạm tại vị trí cũ, trong khu vực san ủi của dự án bãi đỗ xe tham quan lăng vua Tự Đức - lăng Đồng Khánh
Ảnh: B.N.L



Sau khi sự việc xảy ra, ngày 19.7.2017, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã có văn bản đề nghị Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên-Huế làm việc với các cơ quan liên quan và Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc để đề xuất phương án phù hợp, nếu cần thiết có thể hướng dẫn nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch dự án bãi đỗ xe này để bảo vệ di sản.

Măc dù tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn cương quyết vận động di dời ngôi mộ này để tiếp tục thực hiện dự án, nhưng phía Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc không đồng ý và yêu cầu phải khôi phục lại lăng mộ ngay vị trí cũ, nên đến nay dự án vẫn còn ách tắc, chưa thể tiếp tục triển khai.

BÙI NGỌC LONG



Thanked by 1 Member:

#109 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/07/2018 - 21:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại gia mù lấy 3 vợ, xây biệt thự to nhất phố biển Phan Thiết

13/07/2018


Ở Phan Thiết, vào cuối thế kỷ 20, ai cũng biết hoặc nghe nói đến rạp hát Hồng Lợi và ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp rất đẹp tại đường Phan Chu Trinh. Nhưng ít ai biết, chủ nhân của nó là một người đàn ông mù.
Những năm cuối thế kỷ 19, người dân vùng Ngũ Quãng di cư vào phía Nam lập nghiệp nhiều. Trong số đó, chiếc thuyền buồm của một gia đình nhỏ xuất phát từ Quảng Đức (Thừa Thiên - Huế) vượt qua sóng gió trùng khơi, dừng chân tại cửa sông Cà Ty (Phan Thiết).
Nhận thấy vùng đất hiền hòa, không khí mát mẻ, con tôm con cá cũng dễ kiếm nên họ quyết định chọn nơi này làm quê hương thứ hai của mình. Những ngày đầu tại nơi ở mới, gia đình nhỏ gặp trăm bề khó khăn. Tài sản không có gì ngoài chiếc thuyền buồm cũ nát theo họ vào Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngôi biệt thự cổ mang kiến trúc Pháp được xây dựng năm 1928 khi Bá Thiên tròn 30 tuổi. Đây là ngôi nhà to đẹp nhất xứ Phan Thiết thời đó.

Người chồng hằng ngày ra biển, người vợ ở nhà đi gánh cá, làm thuê, kiếm tiền nuôi con. Một buổi chiều từ biển trở về, người cha hay tin đứa con trai của mình đang sốt dữ dội. Quấn vội tấm vải tả tơi, ông ôm con chạy đến ông lang trong làng. Sau khi bắt mạch, cho đứa bé uống chén thuốc, ông lang nhìn người cha, một cái nhìn ánh lên vẻ thương cảm, rồi lắc đầu.
Chỉ bấy nhiêu thôi, người cha hiểu cơ sự gì xảy ra cho con mình. Ông ôm con tất tả quay về nhà. Ông nói lại với vợ lời của ông thầy lang: "Do di chứng của cơn sốt, thằng bé vĩnh viễn bị mù".
Cả đêm hôm ấy, người cha ngồi bên con triền miên suy nghĩ, có lúc ông cúi xuống ôm lấy đứa con trong lòng nói thầm: "Cha sẽ làm mọi điều cho con, Bá Thiên của cha mẹ. Nhà mình ăn ở hiền lành, chắc là trời muốn thử thách thôi con!". Năm ấy là năm Canh Tý 1900. Khi đó Phan Bá Thiên tròn 2 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Biệt thự phảng phất nét trầm mặc qua nhiều năm tháng

Tuy mù nhưng Phan Bá Thiên là một đứa trẻ sáng dạ. Đúng như cái tên của mình, trời đã phú cho Bá Thiên nhiều năng khiếu hơn người. Chỉ cần nghe người lớn kể hoặc tả lại một đồ vật hay một sự việc nào là Bá Thiên nhớ như in. Là một cậu bé mù nhưng đến năm 10 tuổi, cậu bé Thiên có thể đi lại khắp làng Đức Thắng mà không cần người dắt.
Nhiều lần cha mẹ đi làm thuê, đi trông coi cá muối mắm đều dẫn cậu đi theo và cậu đã làm nhiều người kinh ngạc khi sờ vào con cá rồi nói tên chính xác của nó, cũng như sờ thùng lều, gõ tay vào gỗ là biết loại thùng lều gì, Và đặc biệt hơn chỉ cần thoáng cảm nhận mùi nước mắm bay trong gió đã biết nó là loại nước mắm gì, chất lượng ra sao.
Năm Bá Thiên 12 tuổi thì cha mất, người mẹ nghèo phải nỗ lực làm việc gấp hai, gấp ba để lo cho tương lai của đứa con mù lòa. Nhưng dù cố gắng đến thế nào bà cũng chỉ để lại được cho con một mái nhà tồi tàn cùng nghề làm nước mắm, cũng như giáo dục cho con một ý chí vươn lên, không lùi bước trước số phận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đại gia mù Bá Thiên.

Sống trong bóng tối cùng với cái nghèo thiếu trước hụt sau đã hun đúc trong Bá Thiên nghị lực hơn người. Năm 16 tuổi, tuy mù lòa nhưng cậu có thể làm việc như một chàng trai sáng mắt. Ngoài giờ đi làm thuê, cậu về nhà phụ mẹ làm thêm nước mắm để bán. Tiền làm ra hai mẹ con tằn tiện, chỉ tiêu khi thật sự cần.
Sau nhiều năm dành dụm, hai mẹ con có được một số tiền nhỏ, cậu khuyên mẹ cho những người trong làng vay đóng ghe, xây nhà... Không ai nỡ gạt hai mẹ con. Họ đều trả đủ vốn và có đôi chút lãi. Dần dà, số vốn của họ ngày càng tăng, lúc này Bá Thiên nghĩ đến việc mua ghe, phát triển thùng lều…
Như được trời giúp, tiền vào tay Bá Thiên nhanh chóng nảy nở. Năm 20 tuổi Phan Bá Thiên đã là một hàm hộ nước mắm có tiếng ở Phan Thiết.

Tin tài trợ

Khác với những hàm hộ khác, ngoài làm nước mắm, hàm hộ Phan Bá Thiên đã đầu tư, ứng trước tiền cho ghe thuyền của ngư dân ở các làng: Đức Thắng, Phú Hài, Phú Trinh, Tú Luông (Đức Long)… để mua lại toàn bộ hải sản mà họ đánh bắt được. Sau đó ông đó bán lại cho các hàm hộ khác để làm nước mắm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dấu vết thời gian đã phủ lên tòa biệt thự cổ.

Cũng như các hàm hộ thời đó, tiền có được ông dành mua đất đai, nhà cửa, ruộng vườn. Về đất đai, ông có hàng ngàn mẫu đất, ruộng vườn ở vùng ven Phan Thiết và các huyện. Cũng vì có hàng ngàn mẫu đất này mà sau khi được Triều đình Huế ban tặng chức Thất phẩm, người dân Phan Thiết quen gọi ông Phan Bá Thiên là ông Thất Ngàn.
Về nhà cửa, ông cũng sở hữu hàng trăm căn nhà phố dùng để cho thuê trên các con đường: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Khải Định (nay là Nguyễn Văn Cừ), Võ Tánh (nay là Trần Phú)… ở thị xã Phan Thiết.
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu về cuộc đời ông Thất Ngàn, chúng tôi nghe các cụ cao niên kể khá nhiều giai thoại về cuộc đời của ông Thất Ngàn như: Từ năm 40 tuổi trở đi, hằng ngày ông Thất Ngàn chỉ có việc đi thu tiền cho thuê đất đai, nhà cửa, thu tiền kinh doanh nước mắm, cá biển, hàng hóa, rạp hát… tối về ông đóng cửa đếm tiền đến khuya.
Tuy mù nhưng chỉ cần chạm tay vào đồng tiền là ông có thể biết chính xác mệnh giá của nó. Hoặc chuyện ông thích nghe hát nên thường bỏ tiền thuê gánh hát cùng nghệ sĩ đó lưu lại Phan Thiết hằng tháng trời và hằng ngày hát cho ông nghe.
Cũng có người nói tuy mù nhưng ông Thất Ngàn có rất nhiều vợ. Họ cũng kể về chuyện 3 người phụ nữ đồng lòng ở cùng ông trong ngôi biệt thự sang trọng bật nhất thời đó.
Chuyện ông là người đầu tiên ở Phan Thiết vào những năm 1940 mua được xe “xít đờ ca”, sau đó là chiếc “trắc xông”( dạng xe mu rùa của Pháp), chuyện trong nhà ông có một hầm nước ngầm khá sâu. Mùa nắng, ông cho những người nghèo đến gánh nước về uống, ông cũng sẵn sàng cung cấp nước cho những ghe bầu đi biển mà không đòi hỏi nhiều ở họ…
Trong nhiều câu chuyện nghe được, không biết chuyện nào là thực hư tuy nhiên ít nhiều nó tạo nên hình ảnh một con người kỳ lạ và khả năng trời phú về làm kinh tế ở ông.
Theo Lê Huân/Vietnamnet

Thanked by 1 Member:

#110 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/08/2018 - 19:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Mở kho' ấn, triện, sắc phong... Nam bộ xưa

15/08/2018


Sáng 16.8, Bảo tàng TP.H.C.M sẽ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng, giới thiệu bộ sưu tập ấn, triện, sắc phong, chỉ dụ, tờ truyền... được tuyển chọn từ gần 4.000 hiện vật quý về TP.H.C.M và Nam bộ xưa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sắc phong xưa và Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách
Quỳnh Trân
Triển lãm lấy năm 1689 - mốc thời gian Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và thiết lập nền quản lý hành chính tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để mở đầu cho cuộc khám phá “kho hiện vật” theo dòng lịch sử.
Từ sưu tập 24 ấn tín vô giá…
Không chỉ được gặp lại những tấm bản đồ hiếm xưa: bản đồ Sài Gòn năm 1623 - 1679, bản đồ Sài Gòn năm 1795, bản đồ tỉnh Gia Định và vùng phụ cận do Trần Văn Học vẽ với dấu tích thành Gia Định, Đồn Bắc, Đồn Nam và Lũy Bán Bích..., người xem còn được dịp chiêm ngưỡng 24 ấn tín, thể hiện sự quản lý của nhà nước trong những buổi đầu xác lập hành chính. Đó là tờ truyền được viết bằng chữ Hán phong cho Trần Văn Thành (phủ Gia Định) coi việc sổ sách, dự bàn quân cơ, viết ngày 2.11 năm Cảnh Hưng thứ 57 (1796). Đây là một trong những văn bản hành chính xưa nhất về sự quản lý của nhà Nguyễn gắn với con người và vùng đất Sài Gòn. Bên cạnh đó là chỉ dụ bằng chữ Nôm được Nguyễn Ánh ban cho tướng sĩ trong dịp duyệt binh ở Gia Định ngày 26.3 năm Canh Thân (1800). Cuối văn bản có đóng ấn Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo.
Bất ngờ nhất là bộ sưu tập ấn, triện thời Tây Sơn được đúc trong khoảng thời gian từ năm 1790 - 1801 được lưu giữ như mới: Ấn Khâm sai Tiền Thủy chi đô đốc đúc bằng đồng hình chữ nhật. Núm ấn dạng chuôi vồ, thấp, to và thắt đáy, cao 5 cm. Ấn Tây Kỳ phủ Trung Tín nhất vệ hộ quân sứ hoa hầu đúc vào mùa đông năm Tân Hợi 1791, mặt nổi 13 chữ Hán kiểu chữ triện theo 2 hàng dọc cấp cho Hầu tước Vinh Hoa. Ấn Tả bật đạo thiên định kỳ Trung định vệ úy quân sứ, lưng ấn khắc chìm 2 dòng chữ Hán kiểu chân phương, bên trái khắc 12 chữ ghi tên ấn, bên phải khắc 5 chữ ghi niên đại Tân Hợi niên đông tạo cấp cho Vệ úy quân sứ, đúc năm 1791. Ấn Kim nhị vệ úy quân phó sứ có núm hình con hổ đang nằm, đầu ngẩng lên, lưng khắc chìm chữ Hán; bên phải khắc 5 chữ ghi niên đại Tân Hợi niên đông tạo, bên trái khắc 10 chữ ghi chức vụ người sử dụng. Ấn Tả quân đạo Phó Đô ty khắc 6 chữ Nhâm Tuất niên trọng hạ tạo ở lưng và có hình chữ nhật đúc nổi 9 chữ Hán kiểu chữ triện…



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tín ký của thư lại


Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long và đặt kinh sư tại Huế. Từ đó, các vua triều Nguyễn ban hành nhiều tờ truyền, chỉ dụ, sắc phong... khuyến khích, động viên, khen thưởng những người có công, thăng quan tiến chức và con cái hiếu thảo để lưu truyền, răn dạy; các tờ truyền, chỉ dụ, sắc phong... đó cũng được trưng bày trong triển lãm lần này.
Ngoài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ấn triều Nguyễn rất phong phú: Lương Tài hầu chi ấn, Ấn Khâm sứ Đại thần quan Phòng... còn có Trần Nguyên tín ký làm bằng ngà, hình vuông để các quan lại dùng chứng nhận cho một số văn bản tại địa phương. Đặc biệt, Tả quân chi ấn được đúc bằng đồng thau, phần núm đúc hình kỳ lân, đầu to ngẩng cao, có chữ vương, thân tròn, to khỏe, rắn chắc, ngực vạm vỡ, đuôi dài vượt quá phần thân. Hai bên hông từ chân đến lưng có 4 dải trang trí đao lửa đúc nổi; sống lưng chạm vân thủy ba, dáng nét tinh xảo, bề thế. Phần thân và mặt trên thành thân ấn phía bên trái con lân khảm 4 chữ Hán, kiểu chữ chân Tả quân chi ấn; phía phải khảm 8 chữ Hán Nhâm Tuất trọng xuân cát nhật giám tạo. Cả 2 dòng chữ đều được khảm bạc sắc nét. Mặt ấn có hình vuông, 4 chữ triện xếp theo 2 hàng, nét khắc sâu đậm... đang được đề xuất công nhận là bảo vật quốc gia.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ấn Kim nhị vệ úy quân phó sứ thời Tây Sơn


Đến những sắc phong “độc nhất vô nhị”

Theo lãnh đạo Bảo tàng TP.H.C.M, công việc đã được lên kế hoạch từ cuối năm 2017. Hiện vật gốc được hội đồng khoa học cơ quan cho ý kiến, bổ sung nhiều lần với phương pháp trưng bày hiện đại. Hình ảnh các sắc phong cổ xưa được sao chụp lại và phóng ảnh lớn bằng nguyên bản, tạo sự mới mẻ, sinh động: sắc của vua Minh Mệnh truy phong cho các ông bà: Trần Văn Diệu, Nguyễn Thị Tình (1828), Trần Văn Năng (1834) đều được đóng dấu son, bên trong có 4 chữ Hán theo lối chữ triện Sắc mệnh chi bảo ở dòng cuối, thêu trang trí lưỡng long chầu nhật viền xung quanh. Ngoài ra còn có sắc phong Thần thời Tự Đức, sắc của vua Tự Đức truy phong ban cho Trần Văn Chính - liệt sĩ chống Pháp, sắc phong vua Thành Thái ban cho sĩ tử Trần Văn Niệm, ban cho Long Vũ Bùi Văn Bằng… cùng bằng cấp Tả, Hữu tướng quân Quân thứ Gia Định cấp cho Tống Thất Trực (1835), tờ tuân trích lục do Bố chánh và Án sát tỉnh Phú Yên làm năm 1896, Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách giữa thế kỷ 19, sách Thượng Dụ Huấn điều ấn triện (1856), văn bản thưởng tiền Tiểu hạng Long văn (1927)...
Chị Hà Thị Thu Hiên, Trưởng phòng Trưng bày (Bảo tàng TP.H.C.M), cho rằng triển lãm thực sự là cơ hội để người xem tiếp cận với nhiều hiện vật quý lần đầu tiên trưng bày, mà một số người có thể chưa từng thấy trong đời. Tất cả được sắp xếp theo mạch thời gian, tạo cảm giác liên tục của lịch sử và đầy hấp dẫn.

LÊ CÔNG SƠN

Thanked by 1 Member:

#111 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2018 - 12:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khám phá tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.H.C.M

15/09/2018

Ngày 15.9, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.H.C.M cho mở cửa dinh thự để du khách tham quan nhân ngày Di sản châu Âu.



Tòa nhà được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868 - 1873, hiện nay là Dinh Thống Nhất), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863) hay còn gọi Nhà thờ Lớn.
Theo thông tin từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thời gian đầu, tòa nhà đã được nắm quyền bởi thống đốc quân đội của thuộc địa, tiếp đó là chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang ở Nam bộ. Tòa nhà trở thành dinh thự của Đại sứ Pháp vào thời Việt Nam Cộng hòa sau năm 1945. Từ năm 1975 và sau ngày đất nước thống nhất, nơi này được Tổng lãnh sự Pháp nắm quyền.
Dinh được đại trùng tu vào năm 1959 và gần đây là trong hai năm từ 1998 - 1999 do công ty Glauser thực hiện. Với tinh thần tôn tạo và gìn giữ, không gian kiến trúc, diện mạo của dinh vẫn giữ đúng theo nguyên bản và có rất ít sửa đổi so với bản đồ thiết kế gốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dinh thự Pháp tại TP.H.C.M được xem là công trình mang tính điển hình – một ví dụ tuyệt vời của nền kiến trúc Đông Dương vào thế kỷ 19. Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá câu chuyện của tòa nhà mang tính biểu tượng này, cũng như những bí mật trong các hành lang ở đó, khi được hướng dẫn bởi chính ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP H.C.M
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tòa nhà được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868-1873, hiện nay là Dinh Thống Nhất), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863) hay còn gọi Nhà thờ Lớn
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Du khách chụp ảnh lưu niệm ghi lại những hiện vật còn lưu giữ trong tòa nhà
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Du khách tham quan, chụp ảnh những hiện vật như nĩa, muỗng... còn lưu giữ bên trong tòa nhà
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bàn ăn bên trong tòa nhà
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dọc hành lang dinh thự được đặt những chiếc ghế sơn mài khảm cẩm thạch có hoa văn độc đáo được chạm khắc tỉ mỉ
Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên tường tại phòng khách treo những bức tranh nổi tiếng "Vườn Xuân" được tạo thành từ 9 bức tranh sắp xếp lại, những bức tranh này là của họa sĩ Nguyễn Gia Trí (1908 -1993)
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hoa văn độc đáo được khảm tỉ mỉ trên những bức tranh bên trong dinh thự
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một vị khách dùng máy ảnh chụp lại nền gạch với gam màu đỏ sẫm được xem là điểm nhấn bên trong phòng khách của dinh thự
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không chỉ lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị từ thế kỷ 19 ở bên trong tòa nhà, Dinh thự Pháp còn có một công viên riêng rộng hơn 1,5 ha, trong đó có những cây lớn cùng tuổi với dinh thự, và còn là nơi trú ẩn của một “hệ sinh thái” thu nhỏ
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Toàn cảnh mặt chính của dinh thự
Ảnh: NGỌC DƯƠNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Vincent Floreani, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP H.C.M, giới thiệu về kiến trúc, lịch sử cho các em học sinh tham quan dinh thự
Ảnh: NGỌC DƯƠNG

NGUYÊN VÂN - NGỌC DƯƠNG
Bình Luận:

Nguyễn Cường
- 16/09/2018
Nhìn người Pháp bảo tồn Di sản mà thấy nể phục.


Sửa bởi tuphuongsg: 16/09/2018 - 12:14


Thanked by 1 Member:

#112 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2018 - 12:47

DẤU ẤN SÀI GÒN TRĂM NĂM CÒN MẤT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tùy bút, Nguyễn Thị Hậu

1. Con đường thiên lý Đông Tây
Từ lúc khởi lập Thành Gia Định cho đến khi Sài Gòn trở thành một đô thị được quy hoạch theo kiểu phương Tây và đến ngày nay, có một con đường được xác định ngay từ đầu và ngày càng tỏ rõ chức năng quan trọng của nó. Đó là đường nay mang tên Cách mạng tháng Tám, bắt đầu từ bùng binh ngã sáu “Phù Đổng Thiên Vương” ở quận 1, qua quận 3 rồi làng Hòa Hưng quận 10 đến ngã tư Bảy Hiền quận Tân Bình.

Trên bản đồ Thành Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815 đã có “đường đi Cao Mên” thẳng tắp và là một trong hai con đường thiên lý: Đông Tây và Bắc Nam hình thành sau đó, là đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay. Trải qua các thời kỳ lịch sử với những tên gọi khác nhau nhưng nhiều người Sài Gòn vẫn quen gọi là đường Lê Văn Duyệt – tên vị Tổng trấn thành Gia Định, người có công lớn với Sài Gòn và miền Nam, được đặt tên đường từ năm 1955 cho đến năm 1975.

Trên con đường này có nhiều địa điểm quen thuộc của Sài Gòn: ngay đầu đường là bùng binh nhìn ra bến sông của Thành Gia Định và kế bên chợ Bến Thành, một khu vực bến – chợ sầm uất gần hai thế kỷ nay. Ở đó có bức tượng Phù Đổng Thiên Vương “nhổ tre đánh giặc”, cũng nơi bắt đầu đường Nguyễn Trãi - “đường cái quan” đi vào Chợ Lớn và xuống đồng bằng sông Cửu Long. Từ đây còn bắt đầu đường Lý Tự Trọng, vốn là hào nước của thành cổ Gia Định, được đắp thành một con đường chính “song song với bờ sông” theo quy hoạch đô thị kiểu Pháp . Trên đoạn đường CMT8 thuộc quận 1 trước 1975 có Trụ sở Tổng liên đoàn lao công VN đối diện với trụ sở USAID Mỹ. Đi đến giao lộ với đường Nguyễn Đình Chiểu là di tích Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào năm 1963, nay có tượng đài tưởng niệm xây dựng tại vị trí cây xăng trước đây.

Khoảng quanh bùng binh ngã sáu Dân Chủ là “đồng mả ngụy” liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng hồi đầu thế kỷ 19. Kế đó qua quận 10 là Hòa Hưng – một làng cổ nổi danh nghề đúc đồng và nay có trại giam Chí Hòa cũng “nổi danh” không kém bởi những tay anh chị đã từng vào ra ở đó. Xích xuống chút là Cống Bà Xếp kế bên ga xe lửa và gần Chợ Hòa Hưng một thời giang hồ không kém bên Khánh Hội quận 4.

Xuống phía Tân Bình là khu chợ Ông Tạ nơi có nhiều người Bắc sinh sống, gần Tết mọi người đổ về đây mua lá dong lạt tre để gói bánh chưng, còn hàng ngày các “đệ tử Lưu Linh” thường đến đường Phạm Văn Hai đoạn giáp đường CMT8 để mua “cầy tơ” hay bê thui – đặc sản lâu đời người Bắc mang vô Sài Gòn từ những năm 1954 -1955, thậm chí từ trước đó. Khu vực này còn là xứ đạo, tháng 12 đèn nhấp nháy giăng ngang đường ngang hẻm, những ngôi sao sáng lung linh, xóm đạo nhộn nhịp suốt mùa Giáng Sinh.

Vùng Bảy Hiền nơi người Quảng lập ra làng dệt Bảy Hiền nổi tiếng, người sành ăn thường xuống chợ Bà Hoa ở đây để thưởng thức mì Quảng và nghe những “mô tê răng rứa” đậm đặc chất Quảng như chưa hề có vài chục năm xa quê. Khu vực này đã xảy ra trận chiến ác liệt vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngay gần bệnh viện “Vì Dân” sau đổi thành bệnh viện Thống Nhất…

Nay, đường Trường Chinh từ đây chạy tới ngã tư An Sương rồi tiếp tục đường xuyên Á sang Campuchia hoặc theo vòng xoay An Sương về miền Tây… như “định hướng chiến lược” từ thời nhà Nguyễn, tất nhiên, con đường được mở rộng hơn và khu vực này đã trở thành quận nội đô chứ không còn là huyện ngoại thành. Khu công nghiệp mọc lên, đô thị hóa nhanh chóng, dân cư đông hơn nhiều lần mà phần lớn là những người nhập cư.
Có thể nói đường CMT8 là con đường đi từ quá khứ của đô thị Sài Gòn đến hiện tại và tương lai TP. H.C.M – thành phố “đầu tàu kinh tế” của cả nước và có vị trí trung tâm ở Đông Nam Á.
***
Tôi có hơn mười năm gắn bó với con đường này, khi ấy nhà tôi ở chung cư trong hẻm nhỏ vốn là một nghĩa địa giải tỏa chưa lâu, gần công viên Lê Thị Riêng. Ngày dọn về xung quanh chung cư mới xây xong mặt bằng chưa san lấp hết, vẫn còn những hố mộ ván hòm. Chiều tối giữa mùa hè nóng nực, đèn bật sáng hết, không bật quạt vậy mà vẫn nghe “lạnh ngắt”, đêm ngủ phải trùm chăn bông! Người ở chung cư mỗi ngày đều rủ nhau xuống thắp nhang dưới bãi đất đã trống trơn, khấn “người khuất mặt khuất mày” cho bọn trẻ đừng đau ốm cho người lớn ăn nên làm ra… Không biết là nhờ thành tâm hay do khu đất được xây dựng hết, gần năm sau bước vô hẻm nhỏ đã thấy ấm áp hơn.
Hơn mười năm đi lại con đường này là hơn mười năm chịu đựng nỗi kinh hoàng mang tên kẹt xe! Đường hẹp nhưng là đường chính gần như “độc đạo” đi về Tân Bình, Hốc Môn. Đủ loại xe máy xe hơi xe bus xe tải… nhà cửa dân cư san sát từ mặt tiền vô hẻm nhỏ… bất cứ chỗ nào lúc nào cũng có thể kẹt xe, giờ cao điểm sáng chiều thì không ngày nào thoát. Qua khỏi bùng binh công trường Dân Chủ là tới ngã 3 Hòa Hưng, mấy hẻm quẹo vô ga xe lửa, ngã ba Tô Hiến Thành liền với chợ Hòa Hưng, đường vào khu cư xá Bắc Hải, đoạn ngã ba Ông Tạ… Đường chính kẹt thì các hẻm cũng tắc, mạnh ai nấy chạy, có việc qua đường này ai cũng ngán ngại. Tình trạng này từ trước 1975, thời đó đã có dự án cải tạo mở rộng đường Lê Văn Duyệt nhưng chưa thực hiện được. Hàng chục năm trôi qua và con đường thì ngày càng quá tải…

Từ năm 2014 UBND TP cho biết đã có quy hoạch đường Cách Mạng Tháng Tám lộ giới 35m và đường Trường Chinh đoạn từ ngã ba Âu Cơ (Q.Tân Bình-Tân Phú) đến cầu Tham Lương (Q.12) có lộ giới 60m, tương ứng là 4 và 6 làn xe, đồng thời xây dựng tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương. Nhưng đến nay vẫn chưa thể bắt đầu, càng để lâu giá đền bù càng cao, càng khó giải tỏa để mở rộng hay xây dựng metro. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong việc xây dựng hạ tầng của một đô thị lớn, nơi mà dân cư tăng nhanh hơn gấp nhiều lần sự phát triển của hạ tầng đường, điện, nước…
Thành phố đang mở rộng từng ngày, “Con đường thiên lý Đông Tây” cũng đang từng ngày chờ đợi một diện mạo mới, xứng đáng với vai trò quan trọng của nó trong quá khứ và tương lai.

2. Đặc sắc chợ Bến Thành

Đô thị Sài Gòn từ khi bắt đầu khởi lập đã là một trung tâm kinh tế của đàng trong và khu vực. Cho đến nay dấu vết của Thành Gia Định không còn nhưng ngôi chợ hiện diện cùng thành xưa vẫn còn tồn tại, dù địa điểm đã thay đổi nhưng tên gọi vẫn được giữ nguyên: chợ BẾN THÀNH. Đây là một trong hai ngôi chợ lớn và quan trọng nhất thành phố và Nam bộ trong kinh tế và giao thương. Chợ Bến Thành cùng một số công trình kiến trúc, cảnh quan khác được nhiều người coi là biểu tượng lịch sử - văn hóa của đô thị Sài Gòn.

Chợ Bến Thành nguyên thủy nằm bên kênh Chợ Vải (nay là đường Nguyễn Huệ), đến năm 1914 thì xây dựng xong tại vị trí hiện nay. Khu chợ trước đó gọi là Chợ Cũ và chợ mới vẫn mang tên Bến Thành. Chợ được xây theo kiểu “chợ nhà lồng” có mặt ở Nam bộ từ nửa sau thế kỷ 19 do người Pháp đưa vào, nhưng quy mô chợ Bến Thành lớn hơn nhiều chợ nhà lồng ở Sài Gòn và các thị tứ khác ở Nam bộ. Khác với những chợ làng, chợ quê họp ở bãi đất trống chỉ có vài lều lán dựng tạm,nhà lồng chợ” theo cách gọi dân giannhằm miêu tả hình dáng kiến trúc: ngôi chợ được xây dựng có mái cao, che bằng lá hay sau này là mái ngói, mái tôn, lòng chợ rộng trên nền cao để tránh ngập nước, không gian giới hạn bằng hàng cột xung quanh chứ không phải là bức tường khép kín tạo ra không gian mở có thể kết nối với xung quanh vì chợ thường ở gần sông, hoặc gần các ngả đường lớn, phía nào cũng dễ dàng tiếp cận và nhìn thấy phía trong của chợ. Các thị tứ Nam bộ đều có chợ nhà lồng như trung tâm của cộng đồng dân cư, cho đến nay nhiều nhà lồng chợ còn tồn tại với hình thức, quy mô, vị trí tương đồng, vẫn giữ vai trò chủ yếu trong giao thương của một vùng.

Tuy không có niên đại xây dựng sớm như nhiều công trình khác, hình thức kiến trúc không quá độc đáo nhưng công trình chợ Bến Thành được xem là một trong những dấu mốc trong sự phát triển của đô thị Sài Gòn. Yếu tố lịch sử của Chợ Bến Thành được nhận biết qua hình thức kiến trúc, các loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng, những phù điêu trang trí, bố trí hệ thống các khu vực ngành hàng, sạp hàng trong và ngoài nhà lồng… phù hợp tập quán mua bán của dân cư và thuận tiện cho du khách. Với bốn cổng chợ mở về bốn hướng, cổng chính là “bùng binh Chợ Bến Thành” trở thành vị trí trung tâm của Sài Gòn trong tâm thức dân gian, cho đến nay nhiều người vẫn quen gọi là Chợ Sài Gòn.

Một khảo sát về tương quan vị trí các công sở xây dựng thời Pháp với chợ Bến Thành cho kết quả rất thú vị: nếu lấy chợ Bến Thành làm tâm thì trong bán kính khoảng 1,5 - 2 km đường chim bay đều là những công trình quan trọng: Nhà Xã tây (UBNDTP), Dinh Thống đốc Nam kỳ (nay là Bảo tàng TP), Tòa Án và Khám Lớn, Sở Hỏa xa và ga xe lửa, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Dinh Norodom - dinh Toàn quyền (nay là Dinh Thống Nhất)… Phía ven sông có Ba Son, cột cờ Thủ Ngữ, Tòa nhà Hải quan, Ngân Hàng, bến Nhà Rồng, khu vực Sài Gòn xưa là những dãy nhà phố một trệt một lầu tiệm ăn quán xá buôn bán nhộn nhịp, tòa nhà Chú Hỏa (nay là Bảo tàng mỹ thuật TP)…

Vì vậy, tuy là một trong hai ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn – Chợ Lớn nhưng chợ Bến Thành chủ yếu là bán lẻ vì gắn liền với khu vực các công sở hành chính, dân cư, công chức hoặc buôn bán nhỏ, ở trung tâm thành phố nên còn chức năng phục vụ du khách. Ngược lại, khu vực Chợ Lớn gắn liền trung tâm thương mại và thủ công nghiệp của người Hoa, gắn liền hệ thống đường thủy vận chuyển hàng hóa lúa gạo giữa Sài Gòn và miền Tây nên chợ Bình Tây là chợ đầu mối bán sỉ hàng hóa nông sản, tiêu dùng…

Có thể coi chợ Bến Thành là ngôi chợ tiêu biểu cho văn hóa thương nghiệp Sài Gòn. Kinh doanh tại chợ có nhiều tiểu thương trải qua hai ba thế hệ buôn bán ở đây nên duy trì được nhiều nét văn hóa tốt đẹp. Ở đây hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hay cách hành xử thiếu tế nhị của tiểu thương hiếm khi xảy ra. Ứng xử văn minh không chỉ đối với khách hàng mua bán mà còn giữa các tiểu thương với nhau. Lời chào hỏi “mua giùm bán giúp” thể hiện quan niệm mua bán là sự “giúp đỡ lẫn nhau” chứ không phải bán như ban phát ở thời bao cấp hay mua kiểu hách dịch xài tiền. Thuận mua, vừa bán, vui vẻ và tôn trọng nhau qua cách xưng hô thân mật truyền thống của chợ Nam bộ “dì, con, cậu, cô”, qua câu cám ơn của người bán và người mua, ngay cả khi chỉ hỏi thăm hay xem hàng mà không mua bán.

Nói đến chợ là nói đến hàng hóa và đặc sản của mỗi chợ. Chợ Bến Thành có tiếng về thức ăn tươi ngon mà không quá đắt, những món ăn thể hiện ẩm thực của nhiều vùng miền nhưng nổi trội vẫn là ẩm thực Nam bộ: các loại bún mắm, bún thịt nướng, bún bì, hủ tíu, bánh canh, nem nướng chạo tôm, bánh mì thịt, cơm tấm sườn bì, bánh xèo… Các loại “chè Sài Gòn” mà du khách nơi xa đến đây rất thích: bánh lọt sương sa hột lựu, chè đậu trắng, chè xôi nước, chè bắp chè đậu xanh đậu đỏ…. Loại nào cũng có muỗng nước cốt dừa béo ngậy, vị ngọt thanh của đường cát đường phèn hay ngọt đằm thắm của đường thốt nốt… Nhiều người dân và khách du lịch đã lưu giữ những ký ức đẹp về những món ăn ngon nơi này.

Mặc dù không có vai trò như một đòn bẩy kinh tế nhưng là một trung tâm thương mại lớn, chợ Bến Thành phản ánh quá trình phát triển của vùng đất và con người thành phố. Từ thời kỳ khởi lập “trên bến dưới thuyền” đến khi hàng hóa xe hơi xe máy tập nập, nay là thời kỳ công nghiệp hóa và những tòa nhà cao tầng, ga Metro hiện đại trong tương lai… Sự thay đổi cảnh quan xung quanh đến nay chưa làm giảm hay thay đổi tính chất của chợ Bến Thành. Theo một nghiên cứu khác, khi được hỏi “vị trí, địa điểm nào ở TP.H.C.M mà bạn muốn đến tham quan và cảm thấy quen thuộc” thì rất nhiều người dân và du khách đã trả lời “chợ Bến Thành”. Như vậy, chợ Bến Thành đã trở thành một phần di sản ký ức của thành phố, là gạch nối những thế hệ dân cư và du khách. Đó là một giá trị văn hóa rất quý giá cần phải gìn giữ.

Trong quá trình phát triển, trung tâm thành phố và khu vực chợ Bến Thành đã có nhiều thay đổi về không gian, cảnh quan. Bùng binh chợ Bến Thành trong tương lai không còn nữa mà chỉ lưu lại trong những tấm thiệp, hình ảnh trên internet. Là khu vực có giá trị bất động sản rất cao, cảnh quan chợ Bến Thành đã bị xâm lấn bởi nhiều công trình hiện đại cao tầng. Cùng với đó là hàng loạt trung tâm thương mại trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, theo quy hoạch sẽ có thêm một số trung tâm trong các ga metro đang xây dựng dưới lòng đất… Tất cả sẽ làm suy giảm vai trò thương mại của chợ Bến Thành. Nhưng chợ vẫn có giá trị lịch sử bởi tuổi đời của nó đồng thời với đô thị Sài Gòn phát triển, giá trị văn hóa của một “chợ truyền thống” đặc biệt là ngành hàng ẩm thực và “văn minh thương nghiệp” giữa cộng đồng tiểu thương và với khách hàng. Tất cả đều cần được tôn trọng, gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau.

Trong suy nghĩ của nhiều người thì sự thay đổi của thành phố theo hướng hiện đại hóa là tất yếu. Nhưng trong mối quan hệ gắn bó, tình cảm thì tâm thức mỗi người luôn nhớ đến những cảnh quan quen thuộc và ký ức một thời đã qua. Với Sài Gòn, chợ Bến Thành là một nơi chốn như vậy, nó vừa là biểu tượng giúp người Sài Gòn nhận diện và nhớ về thành phố, vừa là một đại diện của quê hương để giới thiệu với bạn bè bốn phương.

3. Một bông hồng cho ký ức
Đô thị ngoài những hối hả bon chen hay vụn vặt ngày thường còn có gì khác nữa?
Thị dân – cư dân sống nơi đô thị - thường hiện ra như những con người luôn thiếu thời gian. Họ lúc nào cũng vội vã nên dù đường ngang ngõ dọc như bàn cờ thì vẫn kẹt xe tắc đường, từ thời đi bộ và xe đạp, thi thoảng đi xe điện đến nay hầu như chỉ có xe máy xe hơi, quán ăn quán cà phê khắp nơi và lúc nào cũng đông như không ai có thể chờ đợi thêm vài phút…

Nhưng đó chỉ là bề nổi và đô thị nào cũng giống nhau ở dáng vẻ bên ngoài. Bản sắc và sức sống lâu bền của đô thị nằm trong sâu thẳm ký ức thị dân, được tạo nên từ những gì quen thuộc do mắt nhìn tai nghe trái tim cảm nhận, và được di truyền bằng cảm xúc, bằng văn chương và nghệ thuật.
Trong ký ức của người Sài Gòn luôn có bóng dáng những hàng cây cổ thụ, “chứng nhân” của sự hình thành và phát triển, của những thăng trầm đô thị. Những hàng cây cao lớn trồng trên vỉa hè bắt đầu từ khi đô thị chuyển mình quy hoạch theo kiểu Pháp, có đường phố vuông vắn bàn cờ, có vỉa hè rộng trồng “cây xanh đô thị” chứ không là vài loại cây vườn tạp như một hoài niệm quê nhà.

Con đường Tôn Đức Thắng ở quận Một TP H.C.M là mảnh ký ức êm đềm của thị dân Sài Gòn. Nối tiếp đường Đinh Tiên Hoàng – nơi có “tam giác” ba trường đại học Văn Khoa - Dược – Nông Lâm, trước 1975 mang tên nhà yêu nước Cường Để. Là con đường lớn vỉa hè rộng rãi, hai bên vỉa hè khuất sau bức tường cao là các Chủng viện, Tu viện xây dựng từ nửa sau thế kỷ 19 còn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Trên đường có bốn hàng cây xanh cao vút tuổi đời trăm năm tạo thành cảnh quan đặc trưng của đô thị Sài Gòn: Đó là sự hòa hợp tuyệt vời giữa đường phố, cây xanh và các công trình kiến trúc tôn giáo kiểu phương Tây, tạo nên không khí trầm mặc, bình yên, cổ kính giữa một thành phố sôi động đêm ngày.

Hồi những năm 1990, cách nhau một ngã tư thôi nhưng đường Đinh Tiên Hoàng đông đúc bao nhiêu thì đường Tôn Đức Thắng lại yên tĩnh bấy nhiêu. Bên kia là người đi lại tấp nập, xe máy xe đạp kín cả một đoạn đường… Bên này thông thả vài chiếc xe đạp mini và tà áo dài trắng, mấy chiếc xe máy của các cặp tình nhân đi ra bến Bạch Đằng. Bên kia là đoạn đường trồng vài cây điệp vàng nắng vẫn chói chang, bên này “hàng cây lá xanh gần với nhau” mát rượi, bóng nắng xuyên qua tán lá dày nhảy nhót cùng những chiếc lá khô lăn trên hè phố…

Không biết từ khi nào một đoạn lề đường mọc lên mấy xe đẩy bán “bò nướng lá lốt” bình dân khói um thơm phức cứ chiều tối là đông người ngồi nhậu, người ghé mua về, có cả sinh viên nam nữ ghé ăn như một thứ quà vặt. Từ khi có đường Nguyễn Hữu Cảnh mở ra phía cầu Sài Gòn thì đường Tôn Đức Thắng ngày càng đông đúc. Hàng quán mọc lên, rồi siêu thị nhà cao tầng… Lòng đường ngày càng trở nên chật chội… Nhưng khi đi dưới bóng mát hàng cây to hai ba người ôm đang bình thản lao xao gió thì ai cũng thấy lòng mình dịu đi bực dọc nóng nảy khi kẹt xe tắc đường.

Nhưng bây giờ hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng đang bị chặt hạ để làm một cây cầu mới, như vài năm trước Hà Nội chặt cây xanh để làm đường sắt trên cao. Lần lượt từng cây cao lớn xanh tươi bị cắt từng khúc đến tận gốc, dòng nhựa ứa ra đặc quánh như giọt nước mắt người già…
Nhưng kìa, trên những cây xanh còn lại xuất hiện một chiếc nơ vàng xinh xắn, trên mỗi gốc cây đã bị chặt là một bông hồng đỏ thắm… Đó là lời từ biệt của nhóm bạn trẻ - những người đến đây từ nhiều nơi nhưng họ đã yêu Sài Gòn từ những điều bình dị nhất. Lời từ biệt cây xanh của các bạn trẻ còn là lời cám ơn những thế hệ người Sài Gòn đã lưu giữ một ký ức xanh tươi cho thế hệ hôm nay, dù “vật chứng” cho ký ức ấy chỉ hiện diện trong họ một thời gian ngắn ngủi.

Đô thị là nơi tụ cư của người tứ xứ. “Đến đây rồi ở lại đây”, xưa phải tính đến ba đời nhưng nay chỉ cần một đời, thậm chí cư dân thời @ chỉ cần vài năm sống nơi đô thị đã là “người thành phố”. Nhưng “sống ở thành phố” mà chưa có ký ức đô thị thì chưa hẳn là một thị dân, theo ý nghĩa tinh thần. Ký ức làm cho đô thị trở nên thân thuộc, gần gũi, yêu thương hơn… Khi mỗi cảnh quan, công trình mất đi là cộng đồng mất dần một phần ký ức, đô thị mất đi một phần lịch sử. Di sản ký ức giúp cho những người trẻ được tham dự vào lịch sử đô thị, được thấy đô thị là nơi mà họ thuộc về…

Những bông hồng và những chiếc nơ vàng tạo nên ký ức của thế hệ trẻ thế kỷ 21, nhắc nhớ về một thời mà để “phát triển” thành phố đã đánh đổi biết bao di sản văn hóa, trong đó có cả ký ức thị dân Sài Gòn thế kỷ 20…

Sài gòn, tháng 1.2018

Sửa bởi tuphuongsg: 16/09/2018 - 12:49


Thanked by 1 Member:

#113 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2018 - 13:07

THÁNG BẢY CÒN MÃI! (bài viết 8/2014)

Tháng Bảy âm lịch năm nay Sài Gòn ít ngày mưa, hầu như không thấy rỉ rả mưa Ngâu nhưng hễ mưa thì sập trời sập đất. Dường như ngàn năm qua vợ chồng Ngưu lang Chức nữ thổn thức mãi mà vẫn chia cắt đôi nơi nên giờ gặp nhau họ phải òa khóc nức nở mới trút hết nỗi niềm thương nhớ?

Thật trùng hợp, đúng vào ngày hàng cây trăm năm phía trước Nhà hát lớn Sài gòn bị đốn ngả nghiêng la liệt “để xây dựng ga metro ngầm” trời cũng đổ mưa tầm tã; rồi ngày báo đăng tin “di dời thương xá tax hơn 130 năm tuổi để xây dựng cao ốc 40 tầng” lại một cơn mưa kéo dài ngập đường kẹt xe hàng giờ. Chẳng biết nỗi niềm của ông bà Ngâu có bằng sự luyến tiếc nhớ thương của người Sài Gòn với những di tích trên trăm năm tuổi đang bị phá hủy ngay trước mắt hay không mà ông trời cũng phải động lòng như vậy…

Tuyến đường Đồng Khởi – Lê Lợi – Nguyễn Huệ được coi là trung tâm của Sài Gòn. Trong đó đường Đồng Khởi và khu vực vòng xoay Nguyễn Huệ với các công trình kiến trúc đã trở thành tiêu biểu của thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, công viên Chi Lăng, các khách sạn Continental, Caravelle, Majestic, khu Eden, nhà sách Xuân Thu, tiệm cà phê Givral, tòa nhà UBND, khách sạn Rex, thương xá Tax… là nơi mà ai sống ở Sài Gòn cũng đều quen thuộc, là nơi bất cứ ai đến Sài Gòn đều ít nhất một lần dạo chơi ở đó. Vậy mà nay nhiều công trình đã biến dạng và biến mất. Lần lượt từng dấu tích của Sài Gòn bị thay đổi, bị phá bỏ để xây những công trình “hiện đại”. Có lần tôi đã viết về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn “Chỉ tiếc là giờ đây, đứng phía nào nhìn lên cũng thấy nhà thờ Đức Bà bị đè bẹp bởi những toà nhà cao tầng ốp kính xanh lè. Gác chuông chỉ còn như cái đinh, nhỏ nhoi đến tội nghiệp!”. Còn khi tòa nhà Eden mất đi thì C’est fini Givral – sự tiếc nuối rưng rưng của biết bao thế hệ người Sài Gòn với cà phê Givral nổi tiếng. Tưởng đâu chỉ có “cơn lốc Vincom” tràn qua đường Đồng Khởi, bây giờ thì hàng cây trăm tuổi, bùng binh Nguyễn Huệ với vòng xoay cây liễu và thương xá Tax cũng bị cơn bão “hiện đại hóa” cuốn đi… Trước đó trên đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi hàng chục tòa cao ốc đã mọc lên, tòa nhà Bitexco 2 đã khởi công ngay phía trước chợ Bến Thành… Không biết vài chục hay trăm năm nữa những công trình mới này liệu có được ai ghi nhớ khi đến Sài Gòn hay không nhưng bây giờ, những gì đã trở thành tiêu biểu cho Sài Gòn hơn 100 năm thì đã mất đi…

Thế là trục đường trung tâm Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Lê Lợi “về cơ bản đã giải quyết xong” những chứng tích hình thành và phát triển đô thị Sài Gòn từ nửa sau thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX! Hiện nay nhiều người không còn biết gì về Sài Gòn xưa, hoặc cho rằng những kiến trúc cổ không còn đẹp, không phù hợp với thành phố hiện đại, ngoài ra họ chẳng biết gì thêm về lịch sử hay giá trị của các công trình, cảnh quan cũ… Chính vì vậy họ đã thản nhiên nói: muốn thành phố hiện đại thì cần phải đánh đổi, cứ giữ những gì xưa cũ thì không thể phát triển… Nhưng có thật phải là như thế?! Nhiều đô thị của các nước giàu có cũng đâu có bị phá hết di sản cổ để xây mới, dù họ có thừa tiền để làm điều đó? Khu vực trung tâm vẫn luôn được ưu tiên bảo tồn vì đó là trái tim, là bộ mặt của đô thị, chưa kể nhiều thành phố được gìn giữ gần như nguyên vẹn hoặc phục dựng lại sau khi bị chiến tranh tàn phá. Những nơi đó là niềm tự hào về văn hóa, là nguồn thu về du lịch, là truyền thống về lịch sử của cộng đồng, của quốc gia.

Còn chúng ta? Nếu có thể khái quát về việc xây dựng đô thị Việt Nam hôm nay, thì đó là “trung tâm thương mại + nhà nghỉ”, hai loại công trình phổ biến khắp các đô thị từ Bắc vào Nam, từ đô thị nhỏ đến đô thị lớn… Chao ôi, người Việt chúng ta chỉ còn hai nhu cầu đó hay sao?!

Trong quá trình phát triển đô thị, phần thiệt thòi thuộc về các di sản cổ vì chúng luôn bị phá đi để xây dựng những công trình mới. Việc “đánh đổi” di sản lấy công trình dân sinh cấp thiết như đường xá để giải quyết sức ép giao thông lên các tuyến đường đô thị đã trở nên quá chật hẹp là việc chẳng đừng, tuy vẫn có những phương pháp kỹ thuật khác để giảm thiểu sự hủy hoại di sản, nếu như nhà quản lý và đầu tư thực sự có sự hiểu biết và quý trọng di sản. Nhưng có nhất thiết phải phá những tòa nhà cổ để xây cao ốc vài chục tầng, trung tâm thương mai văn phòng cho thuê, thậm chí cả căn hộ… ở ngay vùng lõi của đô thị, nơi đọng lại những gì tinh túy nhất của văn hóa đô thị? Bộ mặt đô thị Sài Gòn sẽ chẳng còn gì là độc đáo là dấu ấn riêng. Người Sài Gòn thế kỷ XXI không có ký ức về lịch sử thành phố, vì không còn gì để lưu vào ký ức! Xóa bỏ ký ức một vùng đất, một đô thị, đó là cách tốt nhất để làm cho con người “mất gốc” ngay trên quê hương mình. Từ đó đến mất nước thì chẳng bao xa…

Cũng dịp này năm ngoái, khi chưa hết tháng mưa Ngâu tôi đã viết “Tháng Bảy đã qua” để cầu mong cho những linh hồn trẻ em chết oan do tiêm nhầm vacxin, do bất cẩn mà nhiều người chết đuối ở cửa biển Cần Giờ, chết vì tai nạn giao thông giữa đường đèo heo hút… được sớm siêu thoát và bình an ở cõi vĩnh hằng. Tháng Bảy này, cũng chỉ còn vài ngày nữa sẽ qua, nhưng sự hủy hoại di sản văn hóa vật chất, tinh thần nhân danh “phát triển hiện đại” như TP H.C.M, Hà Nội và nhiều nơi khác đang làm hôm nay sẽ để lại hậu quả rất lâu dài…

Và như vậy, sẽ không còn gì làm cầu Ô thước nối liền quá khứ và tương lai… Tháng Bảy cứ còn mãi vì những gì đã mất sẽ không bao giờ siêu thoát…

Sài Gòn 18/8/2014
Nguyễn Thị Hậu

Thanked by 1 Member:

#114 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/09/2018 - 18:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sài Gòn qua bưu ảnh và poster phim

23/09/2018


Từ ngày 18.9 - 18.10 tại Cafe Lúa Sài Gòn (28 - 30 - 32 Nguyễn Cơ Thạch, Q.2, TP.H.C.M) diễn ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một thế kỷ vàng son với nhiều hiện vật quý hiếm và thú vị.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Philippe Chaplain tặng Huỳnh Minh Hiệp 3 poster phim
Ảnh: H.Đ.N
Triển lãm được Huỳnh Minh Hiệp, Phó chánh văn phòng Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn cổ vật VN (anh cũng là chủ nhân của Cafe Lúa Sài Gòn) cùng với ông Philippe Chaplain, Chủ tịch Hội Di sản quốc gia Pháp - chủ nhân của hàng ngàn bức bưu ảnh về Đông Dương (trong đó có Sài Gòn thời xưa) tổ chức.
Bộ sưu tập “khủng”
Huỳnh Minh Hiệp (46 tuổi) đã có 13 năm làm việc cho Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn cổ vật VN. Anh có nhiều điều kiện tiếp cận với hiện vật cổ, biết được giá trị của nó rồi đam mê và cất công sưu tầm. Đến nay, bộ sưu tập của Hiệp đã có trên 5.000 hiện vật xưa, gồm nhiều chủng loại “thượng vàng hạ cám”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Poster phim Les Amants Fugitifs chiếu tại rạp Asam


Chẳng hạn, về ẩm thực: chai bia “la-de” hiệu Con Cọp, chai nước ngọt đủ loại trước 1975, lon sữa hộp Guigoz, khuôn làm bánh kem Champagne, xe hủ tiếu...; Thư tịch cổ (từ xưa nhất là “Giấy thuế thân” được làm vào năm 1891, cho đến những cuốn sách khổ nhỏ ghi lời thoại, lớp lang của những vở tuồng từ năm 1950 - 1975); Giao thông: quý nhất là chiếc xe Motobecane của giám mục Ngô Đình Thục do Khâm sứ Tòa thánh Vatican tại Đông Dương tặng có kèm theo đầy đủ giấy tờ chứng minh và chiếc Motobecane 1938 của viên chức chính quyền vua Bảo Đại, chiếc xe PC tay ga đầu tiên do Hãng Honda sản xuất, xe xích lô máy, xe Mobilette 1952, xe Goebel chở phía sau cái thùng chiếu xi nê lưu động mà bọn con nít Sài Gòn thập niên 1960 rất khoái xem “xi nê thùng”, rồi vé máy bay Air Vietnam, vé xe đò Sài Gòn - Vĩnh Long...
Những poster quảng cáo phim quý hiếm
Dù sưu tầm “thượng vàng, hạ cám” nhưng thứ mà Huỳnh Minh Hiệp quý nhất xen lẫn tự hào bởi nó “không đụng hàng” là những tờ quảng cáo cho các bộ phim Pháp - Việt, thứ mà ngày xưa gọi là “prồ-gam” (programme), bây giờ gọi là poster.
Poster thời xa xưa được in đơn giản, một màu trên giấy thô. “Già” nhất trong các poster là mẩu quảng cáo cho bộ phim Les Amants Fugitifs do các tài tử Robert Montgomery và Madge Evans đóng vai chính. Phim được chiếu ở rạp Asam Đakao ở đường Albert (nay là Đinh Tiên Hoàng) năm 1935. Cũng tại rạp Asam Đakao đã chiếu bộ phim Bach Florelle Chabichou vào năm 1936 (năm 1965 rạp bị phá để xây cư xá). Rồi poster của phim Coupable chiếu ở rạp Casino (sau này là rạp Cầu Bông) năm 1938 với các diễn viên Pierre Blanchar, Madeleine Ozeray, Marguerite Moreno…



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Poster phim Serpent du Nil


Thập niên 1950 có poster của những phim như: Serpent du Nil với nữ diễn viên Rhonda Fleming đóng vai Nữ hoàng Ai Cập Cléopâtre và các nam tài tử William Lundigan, Raymond Burr... Rạp Việt Long (số 18 đường Audouit - nay là Cao Thắng) chiếu bộ phim Le Proscrit do tài tử Anthony Dexter đóng. Rồi tờ poster quảng cáo loạt phim hài của vua hề Charlot năm 1959.
Thông tin trên poster phim Adam và Eva từng gây chú ý một thời với thông tin: “... Hoa hậu điện ảnh quốc tế kiêm hoa hậu thế giới, cô Christianne Martell đầy đủ nét thiên nhiên trong thân hình kiều diễm sẽ sắm vai nàng Eva, cùng với Carlos Baena lực sĩ đẹp nhất của nam giới trong vai Adam. Cấm trẻ em dưới 16 tuổi không được xem”.
Và những tấm bưu ảnh xưa
Vì quý mến Huỳnh Minh Hiệp nên ông Philippe Chaplain đã tặng anh khoảng 200 tấm bưu ảnh (postcard) trong bộ sưu tập đồ sộ của ông. Đó là những bức ảnh do các quan chức hoặc binh lính Pháp đã chụp phong cảnh, đường phố và cảnh sinh hoạt của Sài Gòn từ khoảng 100 năm trước. Mặt sau bưu ảnh (thỉnh thoảng là ở mặt trước) có thủ bút viết bằng tiếng Pháp chú thích sự kiện trong ảnh, thường thì ghi vắn tắt nhưng cũng có khi là một “bức thư” với chi chít những dòng chữ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bưu ảnh Dinh Toàn quyền Đông Dương


Cổ nhất trong số đó là 2 bức ảnh: một chụp cảnh đám cưới, ảnh còn lại chụp Nhà hát Thành phố vào năm 1903. Bức ảnh có ghi chú Le Nouvel Hotel de Ville à Saigon được chụp năm 1906 nay là trụ sở UBND TP.H.C.M. Có bức ảnh chụp Dinh Toàn quyền Đông Dương (sau này bị phá bỏ để xây Dinh Độc Lập), rồi cảnh sinh hoạt ở một chợ bán lúa gạo (1908), xe bò và xe kéo tay ở khu vực nhà thờ Đức Bà (1909), gánh hàng rong trước Nhà hát Thành phố (1911), những đứa trẻ ở chợ Sài Gòn, gánh hủ tiếu lưu động, cảnh đường Catinat (nay là Đồng Khởi) vào năm 1918, ảnh chụp những người Chà (Ấn Độ) vào năm 1912 - họ là chủ ngân hàng, nắm giữ chủ yếu việc kinh doanh ở Sài Gòn xưa...
HÀ ĐÌNH NGUYÊN

Thanked by 2 Members:

#115 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5577 thanks

Gửi vào 02/10/2018 - 11:45

HÌNH NHƯ HỌ ĐÃ QUÊN GIA ĐỊNH?


Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn – Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lúc ấy, tên gọi Gia định được gọi kèm với địa danh Đồng Nai: Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai vào Gia Định Đồng Nai thì vào.

Theo tác giả Huỳnh Minh, từ năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, vị kinh lược đầu tiên ở miền Nam, đã chia Phiên Trấn Dinh thành phủ Gia Định và huyện Tân Bình. Phủ Gia Định bao gồm cả vùng đất đặt dinh Phiên Trấn. Đến năm 1790, sau khi thu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành và mệnh danh nơi này là Gia Định Kinh.

“Địa vị” và “cấp hàm” của Gia Định thay đổi theo thời thịnh trị của vua Gia Long và chiến sự. Năm 1802, sau khi công thành danh toại, vua Gia Long hạ cấp còn “Gia Định trấn” rồi xuống cấp dần dần chỉ còn “Gia Định thành”, “tỉnh Gia Định”. Từ năm 1866, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn cũ của tỉnh Gia Định nhưng không chia thành phủ, huyện mà chia thành bảy hạt tham biện, trong đó có hạt Sài Gòn. Đến năm 1885, Pháp đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định để phân biệt với TP Sài Gòn. Và không biết buồn tình chi nữa, từ năm 1889, hạt Gia Định có tên là tỉnh Gia Định – một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ lục tỉnh cũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TRƯỜNG TRUNG HỌC TRANG TRÍ MỸ THUẬT GIA ĐỊNH (NAY LÀ TRƯỜNG ĐH MỸ THUẬT) ĐÀO TẠO BAO THẾ HỆ HỌA SĨ MIỀN NAM. Dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Gia Định như “ôm” Đô thành Sài Gòn trong lòng – rộng 1.499 km2 với 1.282.000 dân, chia ra tám quận là Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Quảng Xuyên, Tân Bình và Thủ Đức. Những thị trấn quan trọng là Bà Chiểu (xã Bình Hòa), thị trấn Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, quận Tân Bình), thị trấn Thị Nghè (xã Thạnh Mỹ Tây)… Tòa Hành chính tỉnh Gia Định đặt tại Bà Chiểu (nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh). Thời đó, tỉnh Gia Định có những di tích lịch sử – văn hóa quan trọng như Lăng Ông Bà Chiểu, lăng và miếu thờ Khâm sai Nguyễn Văn Học, lăng Phú Thành và đền thờ Trương Tấn Bửu, lăng và đền thờ Quận công Võ Tánh. Và thời ấy, nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt (nay là Trường Võ Thị Sáu) cũng nổi tiếng là học giỏi khắp vùng Gia Định, Trường Trung học Trang trí mỹ thuật Gia Định (nay là Trường ĐH Mỹ thuật) đào tạo bao thế hệ họa sĩ miền Nam, BV Nguyễn Văn Học là bệnh viện lớn nhất của tỉnh Gia Định, là nơi các bác sĩ y khoa tương lai của Sài Gòn – Gia Định đến thực tập… Cho đến năm 1976, tỉnh Gia Định hợp nhất vào Đô thành Sài Gòn để trở thành TP.H.C.M…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vài dòng như vậy để thấy rằng hai chữ Gia Định đã gắn liền với lịch sử thành lập Sài Gòn và con người Sài Gòn. Dân Gia Định xưa không ai không nghe danh Gia Định Tam Gia Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức – người đã “vẽ” lại lịch sử Gia Định – Sài Gòn qua quyển Gia Định thành thông chí, nhờ vậy người Sài Gòn – TP.H.C.M hôm nay mới biết rõ tường tận vùng đất Nam Bộ và TP.H.C.M ngày nay. Cả ba người đều là học trò cũ của một bậc túc nho tài danh Gia Định xử sĩ Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toản.

Đất Gia Định cũng từng là bãi chiến trường tô thắm máu đào của hai dòng họ Nguyễn đối đầu, nồi da xáo thịt. Nơi đây cũng từng là chiến tuyến oai hùng của nhân dân miền Nam chống lại giặc Pháp xâm lược. Hai chữ Gia Định suốt 300 năm qua cũng đã hằn sâu vào ký ức bao nhiêu thế hệ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhưng tiếc thay, khi sáp nhập vào Sài Gòn trở thành TP.H.C.M như hiện nay, tên Gia Định đã mất đi và không được các cấp hàm văn hóa và lịch sử nhắc đến. Hình như họ đã quên Gia Định? May thay, người ta còn biết đến hai chữ Gia Định là nhờ rạp hát Gia Định (Cao Đồng Hưng cũ), BV Nhân dân Gia Định (BV Nguyễn Văn Học cũ) nhưng tôi cũng không hiểu tại sao lại bỏ tên Nguyễn Văn Học). Dầu sao cũng xin cám ơn ai đã để lại tên cho hai công trình thuộc loại văn hóa và y tế này.

Nên chăng trong những lúc đặt thêm tên đường, tên hẻm hay là một số công trình văn hóa gì đó, mong rằng các vị có trách nhiệm, dù không phải là người sinh ra nơi Sài Gòn hay Gia định này, xin hãy một lần nhớ đến hai chữ Gia Định cho khỏi phụ lòng đức Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh!


LÊ VĂN NGHĨA

Theo Thanh Niên



Thanked by 3 Members:

#116 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5577 thanks

Gửi vào 06/10/2018 - 04:20

ÔNG TẠ - RẤT QUEN VÀ RẤT LẠ ...


Rất quen, bởi đó không chỉ là tên một ngôi chợ, một ngã ba đường – cả hai đều mang tên “Ông Tạ” – mà cả khu vực rộng lớn quanh đó cũng mang tên “khu Ông Tạ” đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Sài Gòn.

Và rất lạ, bởi người được gọi tên cho cả vùng đất, ngã ba và ngôi chợ không phải là một danh nhân, anh hùng, liệt sĩ… mà chỉ là một thầy tu tại gia, thầy thuốc Nam bình thường.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lạ nhất và có lẽ hiếm hoi nhất là địa danh Ông Tạ có từ khi nhân vật này còn sống khỏe mạnh. Và đặc biệt là do người dân quanh vùng gọi lâu dần thành quen chứ không phải do chính quyền nào đặt tên.

Tên được đặt khi nhân vật còn sống

Khu Ông Tạ hiện nay và vùng đất quanh đó, từ vùng giáp ranh quận 3, quận 10 và quận Tân Bình chạy xuống ngã tư Bảy Hiền, quẹo qua khu vực hiện nay là chợ Tân Bình… trước năm 1954 là ruộng và rừng cao su.

Sau Hiệp định Genève, khi cả triệu người miền Bắc di cư vào Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phân phối bà con đến sinh sống và khai thác những vùng đất còn hoang sơ, trong đó có vùng Ông Tạ hiện nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khi những di dân người Bắc mà hầu hết là đồng bào Công giáo đến, vùng này chỉ lèo tèo mấy căn nhà lá, có căn nhà nhỏ của ông Trần Văn Bỉ, một thầy thuốc Nam tu tại gia, chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo quanh vùng.

Ông Bỉ sinh năm 1918, gốc người Mỹ Tho, từ nhỏ đã từng lên học đạo và học nghề bốc thuốc Nam với sư phụ núi trên chùa núi Bà Đen (Tây Ninh). Sau, ông về cất am tu và bốc thuốc cứu người. Bà con quanh vùng và cả từ các tỉnh lân cận như Long An, Định Tường… cũng lên chữa bệnh, hầu hết là bà con nghèo.

Ông rất thương người nghèo, trước nhà ông ngày trước lúc nào cũng có một thùng đựng bạc lẻ để cho bà con nghèo lỡ đường. Có nhiều người nghèo quá, ông bắt mạch, bốc thuốc không lấy tiền mà còn cho tiền ăn, tiền xe về quê. Mọi người rất kính trọng nhưng không ai biết ông thầy tu bốc thuốc Nam tên gì, thấy ông trụ trì một am nên gọi ông là thầy Thủ Tọa, đọc theo giọng bình dân Nam Bộ là “Thủ Tạ”, rồi lâu dần bà con chỉ gọi “Ông Tạ”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngã ba Ông Tạ ngày nay. (Ảnh qua tachcaphe.com) PGS-TS Lê Trung Hoa, nhà nghiên cứu địa danh học, gắn cho ông cái biệt hiệu là Tạ Thủ, nghĩa là “cánh tay nâng người bệnh”. Tôi cũng không biết căn cứ từ đâu?

Sau năm 1954, như đã viết ở trên, bà con người Bắc di cư vào sinh cơ lập nghiệp đông đúc nhưng vùng đất này chưa có tên nên bà con gọi là khu Ông Tạ, theo tên thầy Thủ Tạ bốc thuốc giúp người từ lâu ở đây.

Con đường quốc lộ 1 từ Tây Ninh về trung tâm Sài Gòn chạy ngang qua đây có thêm một nhánh nhỏ, sau được đặt tên là Thoại Ngọc Hầu. Có lẽ những người đặt tên đường Thoại Ngọc Hầu cũng như con đường Nguyễn Văn Thoại gần đó do liên tưởng tới công nghiệp mở mang bờ cõi phương Nam của Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại.

Sau ngày 30/4/1975, đường Thoại Ngọc Hầu đổi thành Phạm Văn Hai, đường Nguyễn Văn Thoại đổi thành Lý Thường Kiệt. Với sự cần cù lao động, buôn bán của bà con người Bắc di cư, khu vực này phát triển rất nhanh, một ngôi chợ được lập gần am tu của thầy Thủ Tạ nên được gọi là chợ Ông Tạ. Sau năm 1980, chợ dời về khu nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế mới giải tỏa gần đó nhưng bà con tiểu thương ở đây vẫn tiếp tục buôn bán các mặt hàng truyền thống ở hai bên đường Phạm Văn Hai.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vì Ông Tạ tu tại gia, am tu cũng là nhà và là nơi bốc thuốc chữa bệnh ở trong ngõ nên khi khu vực này phát triển, lập chợ, ông Thủ Tạ cũng mở một cửa hàng thuốc Nam ngay tại ngã ba mang tên ông. Ông Tạ mất năm 1983, được chôn cất ngay trong vườn nhà ông.

60 năm đặc sản Bắc ở khu Ông Tạ

Khu vực mang tên Ông Tạ hiện nay bao gồm các phường 3, 4, 5, 6 và 7 quận Tân Bình, nằm hai bên đường Cách Mạng Tháng Tám (CMT8), từ Công viên Lê Thị Riêng (trước năm 1975 là nghĩa địa Đô Thành, sau giải tỏa, xây dựng công viên) chạy dọc xuống ngã tư Bảy Hiền; chạy ngang từ đường Bùi Thị Xuân tới khu Đất Thánh, cạnh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều.

Khu vực này đa số dân cư là đồng bào theo đạo Công giáo, có nhiều giáo xứ, nhà thờ như Tân Chí Linh, An Lạc, Xây Dựng, Nghĩa Hòa, Mân Côi, Mai Khôi, An Tôn, Vinh Sơn…

Đặc biệt có nhà thờ Chí Hòa cổ kính trên đường Bành Văn Trân là nơi an dưỡng của các giám mục, linh mục thuộc giáo phận Sài Gòn nghỉ hưu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà thờ Chí Hòa Bên trong khuôn viên nhà thờ là nghĩa trang dành để chôn cất các vị khi Chúa rước. Con đường trước nhà thờ trước kia là đường Nhà Thờ, sau năm 1975 được ráp với đường Thánh Mẫu đổi thành đường Bành Văn Trân.

Con đường này hình chữ L, bắt đầu từ đường CMT8 và cuối đường cũng là CMT8. Cũng trên đường CMT8, gần ngã ba Ông Tạ trước kia có Trường Trung học Thánh Tâm do các sư huynh Công giáo lập.

Sau năm 1975, trường đổi thành Trung học Bán công Tân Bình. Năm 1973, khi tôi làm việc ở một tòa soạn báo đặt ngay trong nhà in báo Xây Dựng trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân), gần đó có quán cà phê Thăng Long có hàng chữ nổi bật dưới tên bảng hiệu: “20 năm danh tiếng”.

Nhà in Xây Dựng chuyên in nhật báo Xây Dựng do linh mục Nguyễn Quang Lãm chủ nhiệm kiêm chủ bút với bút danh Thiên Hổ rất nổi tiếng, rất có uy mà cả giới chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng rất ngại. Ông linh mục – nhà báo này tướng cao lớn, chuyên mặc áo sơmi carô, tự tay lái xe hơi đến tòa soạn và giảng thuyết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộ ông Tạ hiện được đặt trong một lăng tẩm cao hơn 5 m trong một con hẻm trên đường Phạm Văn Hai và được con cháu thờ cúng. (Ảnh: thanhnien.vn) Bên cạnh nhà in là ngôi nhà nguyện nhỏ, mỗi tuần cha Lãm đến giảng một lần. Nhà nguyện ngày ấy bây giờ đã được nâng cấp thành một nhà thờ khang trang. Còn quán cà phê Thăng Long “20 năm danh tiếng” mà tôi vẫn ngồi mỗi sáng ngày ấy bây giờ không còn nữa, nhưng mỗi khi có dịp đi ngang lòng vẫn thấy nao nao!

Thời gian này, thỉnh thoảng tôi thấy ông Tạ ngồi bắt mạch hay bốc thuốc cho bệnh nhân mỗi khi đi ngang qua nhà thuốc ở ngay ngã ba mang tên ông – tức ngã ba đường Phạm Hồng Thái và Thoại Ngọc Hầu, trước kia thuộc tỉnh Gia Định. Với dáng người đậm, nét mặt hiền từ, nhân hậu, ông Tạ dễ gây cảm tình và sự quý mến của người tiếp xúc.

Như đã viết, nổi tiếng nhất khu chợ Ông Tạ là món thịt chó. Không phải là các quán thịt chó mà là thịt chó thui nguyên con treo lủng lẳng hay bày hàng dãy trước khu chợ cũ. Nổi tiếng đến nỗi những người Hàn Quốc, vốn rất hảo món thịt chó, sinh sống và làm việc ở TP cũng đổ về nơi này ở để tiện mua thịt chó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con đường nhỏ bên cạnh chợ Phạm Văn Hai, tức chợ Ông Tạ cũ, hiện nay có đông đảo người Hàn Quốc đến ở, được gọi là “Phố Hàn Quốc”. Ngoài thịt chó, khu Ông Tạ còn nổi tiếng với các mặt hàng truyền thống Bắc đặc trưng như bánh đậu xanh, bánh cốm, trà Bắc, trà thảo dược, thuốc lào, hạt giống và nhất là các loại thuốc Nam vô cùng phong phú.

Những địa danh hành chính hoặc tên đường qua một thời kỳ lịch sử có khi được thay đổi cho phù hợp bởi những tên đất, tên đường ấy được các nhà cầm quyền đặt để. Nhưng những địa danh do người dân gọi thì khó mà đổi thay bởi nó “từ nhân dân mà ra”.

Như trường hợp địa danh Ông Tạ. Nó ăn sâu vào tiềm thức của người Sài Gòn hơn nửa thế kỷ qua, không chỉ vì các món đặc sản và phong cách buôn bán đặc trưng của người Bắc di cư ngày ấy mà còn bởi cái cách mà vùng đất này được nhân dân gọi tên.

PHẠM ĐÌNH






#117 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2387 Bài viết:
  • 4684 thanks

Gửi vào 06/10/2018 - 11:05

Ông Tạ, nơi người dân yêu quý và tri ân vẫn thường gọi tên!

Cháu mới ghé qua nơi này cùng người bạn quý, bảng hiệu xưa cũ nay vẫn còn treo trên cửa.
Bình dị!
Còn liên quan Công viên Lê Thị Riêng nữa, xưa kia nó thế nào?

#118 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5577 thanks

Gửi vào 06/10/2018 - 15:16

Công Viên Lê Thị Riêng Xưa Kia Là Đất Nghĩa Trang Có Hố Chôn Lớn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đi kèm dãi cây xanh tươi mát, hồ câu cá, khu trò chơi trẻ em… công viên Lê Thị Riêng bây giờ là trung tâm vui chơi, giải trí thân thiết của người dân TP.H.C.M. Hầu hết ít ai biết rằng, nơi này trước kia lại là đất nghĩa trang Đô Thành, thời gian sau vài người nói là đã dời ra khu nghĩa trang quận 9

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công viên Lê Thị Riêng cũng hay bị người dân đồn là có những trẻ em chết đuối ở hồ nước.

Khu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đô Thành có chu vi 25 ha, mặt tiền hướng ra đường Lê Văn Duyệt (bây giờ là đường CMT8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của TPHCM ngày xưa. Dựa vào các cao niên ở tại đây đã lâu năm thì ngày xưa, nghĩa trang Đô Thành vốn là mảnh đất linh thiêng. Nhất là trong thời kỳ chiến tranh, các nấm mồ vô danh được đắp lên tại khu này, mà toàn bộ là của lính tử trận không thân nhân lại nhận xác. Ông Nguyễn Bá Thành, 62 tuổi, sống ở Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng nói lại: “Nghĩa địa mà cho là có ma là hiển nhiên, không có ma mới là điều bất thường. Kể cả trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn là cái hố chôn tập thể to đùng”. Theo ông, thì trong trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận bao la mà đa số không có người thân đến lấy về. Cán bộ ở chế độ cũ không biết dọn ra sao với đống xác chiến sĩ đang đến hồi phân hủy, đành cho đào một hố rất lớn trong nghĩa địa Đô Thành cho xác người xuống rồi chôn tập thể.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không ít người nói rằng khu nghĩa trang Đô Thànhbây giờ có thể là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngày nay.

Tuy hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, cho nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy tuần liền. Người ở cư xá Bắc Hải khi ấy phải đóng chặt cửa nẻo, hoặc dời đi đâu đó chờ mùi thối rửa của xác chết tan dần đi mới dám trở về. Cho nên, dân vùng này thường hay truyền nhau những câu chuyện kỳ bí về những âm hồn người tử trận, bị chôn tập thể nên không siêu sinh, luôn hiện về khóc than.
Các người già còn nói thêm, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện về thành những người bán bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. những vong hồn cứ đứng đó chờ có kẻ mua rồi “cho” họ vô trong mộ ngủ qua đêm.


Nguồn trang tin tức nhanh 365

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#119 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2018 - 20:17

1. PGS-TS Lê Trung Hoa, nhà nghiên cứu địa danh học, gắn cho ông cái biệt hiệu là Tạ Thủ, nghĩa là “cánh tay nâng người bệnh”. Tôi cũng không biết căn cứ từ đâu?
----- Nói thật là PGS-TS Trung Hoa này có nhiều nghiên cứu lạ lắm ah: ví dụ, ông Trung Hoa cho rằng Tôn phải gọi là Tông như Tôn ĐT gọi là Tông ĐT? Vậy chắc Tôn Ngộ Không thành Tông Ngộ Không?
Liên quan đến hiện tượng “tông - tôn”, trong một lần trả lời phỏng vấn về việc đặt tên đường tại TP.H.C.M, PGS-TS địa danh học Lê Trung Hoa, cố vấn Hội đồng đặt tên đường TP.H.C.M, có trả lời một ý như sau: “Tuy nhiên, những trường hợp phạm húy rất khó đặt lại, do nếu đặt lại một đường thì phải đặt lại toàn bộ những đường phạm húy khác. Ví dụ không thể đổi Tôn Đức Thắng thành Tông Đức Thắng hay Tôn Đản thành Tông Đản...”.
Cái thí dụ này của ông Lê Trung Hoa có một điểm sai nghiêm trọng. Họ của cụ Tôn Đức Thắng chính xác là Tôn chứ đâu có phải “Tông” mà ông đặt vấn đề không thể đổi trở lại thành “Tông”. Họ “Tôn” là một yếu tố Hán Việt, chữ Hán phồn thể là [孫], giản thể là [孙]. Nước ta còn có một nhà cách mạng họ Tôn từng là Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I, Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa III, IV… là ông Tôn Quang Phiệt, mà tên ghi bằng chữ Hán là [孫光閥]. Đây cũng là họ của nhà cách mạng nổi tiếng người Trung Hoa là Tôn Trung Sơn [孫中山], tức Tôn Dật Tiên [孫逸仙], là họ của Tôn Vũ, nhà quân sự thời Xuân Thu...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2. Nhưng những địa danh do người dân gọi thì khó mà đổi thay bởi nó “từ nhân dân mà ra”.

Như trường hợp địa danh Ông Tạ. Nó ăn sâu vào tiềm thức của người Sài Gòn hơn nửa thế kỷ qua, không chỉ vì các món đặc sản và phong cách buôn bán đặc trưng của người Bắc di cư ngày ấy mà còn bởi cái cách mà vùng đất này được nhân dân gọi tên.


Ví dụ: dù có đổi nhưng dân vẫn gọi là Chợ Bà Hoa (phường 11), chợ Chuồng Bò (phường 10)



Thanked by 1 Member:

#120 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/11/2018 - 20:00

Sài Gòn trăm nhớ nghìn thương
Tác giả: Hồng Thủy

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàigòn, thuở Sàigòn còn là một thành phố với những hình ảnh mộc mạc thanh khiết. Gái Sàigòn đơn giản hiền hòa với áo bà ba trắng, với quần đen ống thật rộng, với đôi guốc mộc nhẹ tênh hình cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn khuôn mặt không chút phấn son.

Hồi mới tới Sàigòn, gia đình tôi tạm trú tại nhà bà dì ở đường Quai de Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Ðứng ở trên lầu, tôi có thể nhìn thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm dừa xiêm còn nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng mướt. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.
Nhà dì tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đã được một ông chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi vì có nhiều thứ ngoài Bắc không có. Tôi còn đang trố mắt ngó những trái to tròn như trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm như mầu trái bồ quân thì cô bán hàng đã đon đả nhìn ông chú tôi:
- Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.
Thì ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta. Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, còn ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nhìn cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh nghịch:

- Vú sữa của cô ngon thiệt hả?

Cô ta gật đầu lia lịa:
- Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói:
- Thường một chục có 12 trái thôi nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.

Chú tôi đưa tiền trả, thay vì phải thối lại 50 xu, cô ta cầm tờ 1$ xé toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đã học được hai cái đặc biệt của Sàigòn. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.
Phải công nhận người miền Nam rộng rãi và đơn giản. Một chục mà cho thêm thành 12 tới 14 và thay vì mất công đi tìm tiền xu thì cứ việc cầm tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.
Sàigòn đã thu phục tình cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt năm sau, khi rời bỏ Sàigòn tôi đã khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Sàigòn đã trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng. Không yêu Sàigòn sao được khi Sàigòn là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son của thời con gái. Sàigòn với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đã cho tôi biết bao nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu tình cảm quí mến chân thành. Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những chiều tan học, tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son. Thảo cầm viên đã được nghe không biết bao nhiêu lời thì thầm tâm sự của các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện trò, vừa lang thang hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học trò. Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn rã của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn còn mường tượng thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa soạn cho những màn trình diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nhìn say đắm. Chỉ một cái nhìn thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ làm cho ai kia má phải ửng hồng.

Vòng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng đón đưa, những chiều hò hẹn. Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố. Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp mắt nhìn hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất. Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết còn thơm mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem. Vừa nhấm nháp những thìa kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went to Your Wedding, Diana v.v...
Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Vì luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự đông đúc chen lấn để dở trò ba mươi lăm. Một hôm có một chàng làm bộ đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô tình quay ngang người lại hích cho chàng một cái cùi chỏ nên thân. Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh. Sau khi xem ciné, nếu còn đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ còn ít tiền, thì ra góc Viễn Ðông. Ðứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt bò khô. Ăn xong, ớt còn cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít thì còn gì sướng hơn nữa. Có hôm thay vì ăn ở góc Viễn Ðông, chúng tôi lại đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng bò viên nóng hổi, thơm phức mùi tiêu với hành ngò. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn. Sàigòn có không biết bao nhiêu món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng Vương thuở đó.
Mùa Giáng Sinh tới. Sàigòn tưng bừng như mở hội. Người ta không phải bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Ðêm Noel, có đạo hay không, mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc Hội đến nhà thờ Ðức Bà. Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi tìm không khí Noel, cái không khí mà suốt 26 năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao tìm lại được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàigòn đều có mặt trên đường Tự Do. Ði dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà Quốc Hội hoặc trước tòa Ðô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền rã của nhà thờ Ðức Bà báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.
Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc biệt này. Noel của Sàigòn thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho quà cáp. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là không khí thiêng liêng đặt biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Trước Noel cả mấy tháng người ta đã trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi người phải nhìn ngắm mãi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra đời. Tất cả chỉ có vậy. Ðêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh. Thời tiết lạnh lẽo. Nhà thờ Việt Nam thì ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn trượt nguy hiểm. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàigòn da diết. Nhớ thánh lễ nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Ðức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.
Tết đến còn vui hơn nữa. Xung quanh chợ Bến Thành những gian hàng bán bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những lao phóng thanh vang lên rộn rã. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng tay sách nách mang. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa, bánh chưng, dò chả.

Nhắc đến Tết ở Sàigòn là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết. Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên đó là hoa biết nói. Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi dạo trong chợ hoa là hình ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàigòn.
Tôi còn nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đã nôn nao sửa soạn quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng trai.

Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ vì hoa không đủ thắm, lại chỉ có lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các chàng nếu có muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, thì cũng chỉ tìm thấy những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động. Chứ làm sao có thể tìm lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa Nguyễn Huệ năm xưa. Thời tiết lạnh lẽo quá, ít ai ở đây còn nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi chợ Tết, nên hình ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng tìm cho được một cành hoa forsythia để trang hoàng nhà cửa. Ðể tự đánh lừa mình là nhà ta cũng có mai vàng.

Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn não nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của nhạc sĩ Ðức Huy:
...’Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều. Nhất là những buổi chiều hay mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sàigòn. Nếu không, tôi đã khóc một giòng sông...’
Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng còn vương vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên lòng tôi chùng hẳn xuống và hình như hồn tôi đang ‘Khóc một giòng sông..’
Hồng Thủy, WDC.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |