Jump to content

Advertisements




Kinh tế quan liêu triệt tiêu sáng tạo.


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
87 replies to this topic

#76 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1585 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 29/03/2016 - 18:01

Tôi không ngạc nhiên, nhưng tôi buồn. Phú tại hữu vậy!!!



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Muốn thành đại gia, phải được "ưu đãi ngầm, quan hệ thân tín"...

Cảnh báo tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với một số những ưu đãi ngầm, ông Phạm Đình Đoàn cho rằng nó khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ “thân tín” với cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực của DN.

Đây là lời nói thẳng của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái tại hội thảo quốc tế "Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển DN" do Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Thế giới, VCCI tổ chức.

Những lời nói thẳng

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nêu thực tế có thể cần 20 năm nữa thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới bằng mức thu nhập bình quân của thế giới và cảnh báo tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với một số những ưu đãi ngầm. Điều này, theo ông Đoàn, khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ “thân tín” với cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực của DN.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASME cho rằng: Mặc dù khu vực DNNVV đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng gần đây chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối sức trong xu thế cạnh tranh gay gắt và hội nhập. DNNVV hiện nay cần nhất một chính sách tốt trong môi trường bình đẳng, không lợi dụng các mối quan hệ để phát triển; không cần chính sách bắt buộc DNNVV phải trở thành DN lớn. Có như thế thì DNNVV mới phát triển.

“Chi phí chính thức cao, phi chính thức càng cao là một trong những nguyên nhân khiến DN không thể lớn được” - ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng chỉ thẳng ra như thế. Nhắc đến các chỉ số như thời gian thông quan, thời gian nộp thuế của VN còn cao hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói thế giới, ông Lộc cho rằng hoàn toàn có thể lấy những mô hình tốt của thế giới để thực hiện để VN có thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các thủ tục như thông quan ngang bằng các nước để giúp DN.

Dưới góc độ một chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, áp lực lớn nhất của Việt Nam hiện nay là cải cách và phát triển thể chế. “Dường như chúng ta đang để tồn tại quá nhiều thể chế trùng lặp, ngáng chân nhau” – ông Phong bình luận.

Ví dụ: Đề án đề cập đến những chương trình hành động, nên có những chương trình đánh giá các tiêu chí đánh giá của Việt Nam. Nhưng có những chương trình trùng lặp như: Ban chỉ đạo quốc gia về cải thiện môi trường kinh doanh, Hội đồng quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh…

Từ góc độ của mình, ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định: Thách thức cơ bản của Việt Nam vẫn là năng suất của khu vực tư nhân cũng giảm theo thời gian. Việt Nam hiện nay vẫn khó phân biệt được năng suất của khu vực tư nhân và DNNN. Do đó, cần phải đảo ngược xu hướng này.…

Đâu là động lực cho đổi mới và sáng tạo?

Liệu chúng ta có tạo được một làn sóng đầu tư mới ở Việt Nam hay không? Có thể tăng vượt trội số lượng DN trong một thời gian ngắn hay không? Đây là câu hỏi của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đặt ra tại Hội thảo. Trả lời cho câu hỏi này, Chủ tịch VCCI, TS.Vũ Tiến Lộc khẳng định: “Có, nếu có làn sóng cải cách thể chế!”. Theo ông Lộc, “thể chế nào, doanh nhân đó, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. DN phát triển tốt nếu có hệ thống thể chế tốt, là bệ đỡ cho sự phát triển của mình…”.



Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương: “ Nhiệm vụ hoàn thiện và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động của các loại hình DN, mà còn phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, phân bổ nguồn lực minh bạch và do vậy, trực tiếp và gián tiếp nâng cao năng suất của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…”


Chủ tịch tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn thẳng thắn: “Nếu DN hội nhập bằng năng lực, sáng tạo, bằng sản phẩm, hàng hóa thì nhà nước phải hội nhập và cạnh tranh bằng cơ chế, chính sách và tinh thần hỗ trợ DN phát triển”. Doanh nhân này đề nghị nên cho phép cộng đồng DN được phản biện, giám sát và chấm điểm các cơ quan chính quyền và chính phủ để làm cơ sở đánh giá, cải thiện các chất lượng dịch vụ cũng như làm cơ sở cho việc bổ nhiệm cán bộ.
Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, chất lượng thể chế đóng vai trò cạnh tranh, đóng vai trò mấu chốt trong xã hội. “Chính phủ cần điều phối để đưa ra chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc: thúc đẩy khu vực tư nhân, tự do hóa, bình đẳng cho các DN; Phát triển nguồn vốn con người; Thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh…”- Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị.

Dưới góc độ một chuyên gia kinh tế, TS. Lưu Bích Hồ nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu. Ông cho rằng, giải pháp của mọi giải pháp là vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu các ngành các cấp. Trong việc tạo ra và thúc đẩy sự khởi nghiệp của DN, chỉ có thể làm nhanh làm tốt nếu người đứng đầu ra tay. Cùng với đó là đổi mới và tăng cường chất lượng, hiệu lực của bộ máy làm việc với những nhân lực chuyên nghiệp…

Ông Vương Đình Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên nền tảng kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, cần dựa trên 4 yếu tố: Nỗ lực của nhà nước; Áp lực của hội nhập quốc tế; Động lực của DN và Hiệp hội DN và cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế.“Tôi vô cùng tâm đắc đã nhận được nhiều ý kiến nêu lên bên cạnh những vấn đề của Chính phủ. Nhà nước phải nâng lên thì bản thân các DN cũng phải nâng lên về vấn đề quản trị và sáng tạo phát triển DN. Chúng ta phải tạo cơ hội cho mọi DN cùng phát triển” – ông Huệ khẳng định./.

H.G



Thanked by 3 Members:

#77 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 29/03/2016 - 19:28

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRẦN DU LỊCH ĐÃ PHÁT BIỂU LÀ KHÔNG NGÂN SÁCH NÀO NUÔI NỔI BỘ MÁY NÀY

Lắm tướng, nhiều ban bệ, lãnh đạo thế ngân sách nào chịu cho nổi?

"Có tổ chức chỉ có chục người mà tới 7-8 lãnh đạo. Một Vụ trưởng, ba bốn hàm vụ trưởng; rồi vụ phó, thậm chí năm bảy vụ phó. Bao nhiêu lãnh đạo thì chừng ấy xe cộ, lái xe. Ngân sách nào chịu cho nổi" , PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia H.C.M chia sẻ.

Cạnh tranh để chọn người tài

Thực trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là đảng viên có chức, có quyền thoái hóa biến chất” không phải bây giờ mới được chỉ ra. Nghị quyết TƯ 6 (lần 2) khóa VIII, rồi Nghị quyết TƯ 4 khóa IX cũng đã nhấn mạnh đến thực trạng này, nhưng vừa qua Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ rõ sự tha hóa, biến chất của một bộ phận đảng viên, thậm chí là đảng viên có chức vụ cao. Theo ông thì vì sao đã biết, đã nhận thức rõ, nhưng vẫn không thể đẩy lùi được, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?

-Trước hết tôi phải khẳng định rằng, Đảng CSVN là đảng cầm quyền. Đảng ta không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Những nhận định như anh vừa nêu ra là có thật. Tuy nhiên Đảng ta có đủ sức để tự điều chỉnh, chỉnh đốn để vươn lên. Để làm được điều đó, trước tiên phải thực hiện thật tốt dân chủ trong Đảng. Các thành viên trong Đảng phải tự kiểm soát và giám sát lẫn nhau để làm tròn bổn phận của người đảng viên. Từng đảng viên trong sạch thì Đảng sẽ trong sạch, vững mạnh. Đồng thời cũng cần phải có một cơ chế thi đua, cạnh tranh lành mạnh trong Đảng để chọn ra người tài, người thực sự xứng đáng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, bộ máy nhà nước.

Ông nói là Đảng ta đủ sức để tự điều chỉnh, chỉnh đốn để vươn lên, nhưng chỉnh đốn, điều chỉnh như thế nào, thưa ông?

-Có một thực tế là đường lối, nghị quyết của chúng ta đưa ra thì tốt, nhưng khi thực hiện thì chưa tốt, chưa quyết liệt, nhất là cơ cấu, tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước. Đảng cần quyết liệt lãnh đạo để 3 ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp hoạt động có hiệu quả, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò độc lập của mình và 3 ngành này phải giám sát được lẫn nhau. Phải phấn đấu làm được như các nước phát triển. Tòa án có thể triệu tập Tổng thống, Thủ tướng để điều trần về một vấn đề nào đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chúng ta phải có cơ chế như thế. Thực ra thì chúng ta đâu có thiếu luật. Chỉ có điều khi thực hiện đưa vào cuộc sống thì nó bị méo mó, biến dạng đi.

Mạnh dạn cắt bỏ bớt các tổ chức chồng chéo nhau

Đảng ta vừa tổng kết 30 năm đổi mới. Sau 30 năm chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Nếu làm một cuộc đổi mới lần thứ 2 nữa, theo ông chúng ta cần tiếp tục đổi mới như thế nào?

-Thành quả của 30 năm đổi mới chứng tỏ rằng, trong những thời điểm khó khăn nhất của lịch sử, đảng đã dẫn dắt dân tộc ta, đất nước chúng ta vượt qua khó khăn và đi lên. Giờ đây Đảng cần phải đổi mới hơn nữa. Trước hết là đổi mới tư duy, tránh giáo điều, sách vở; mạnh dạn áp dụng những tinh hoa, trí tuệ, cách thức vận hành nhà nước văn minh của những nước phát triển vào thực tế nước ta. Đúng như Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đã nói “Chúng ta đổi mới kinh tế 30 năm nhưng thể chế chính trị của chúng ta vẫn là thể chế chính trị thời bao cấp”.

Tại sao vậy? Hệ thống Đảng cũng chừng ấy ban bệ; Nhà nước cũng chừng ấy ban bệ; Đoàn thể cũng chừng ấy ban bệ. Vẫn “bộ tứ”: Mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ. Cùng một vai trò, tại sao không gộp lại thành một tổ chức. Nhiều ban bệ thì nhiều cán bộ. Có tổ chức chỉ có chục người mà tới bảy tám cán bộ lãnh đạo. Một Vụ trưởng, ba bốn hàm vụ trưởng; rồi vụ phó, thậm chí năm bảy vụ phó. Bao nhiêu lãnh đạo thì chừng ấy xe cộ, chừng ấy lái xe. Ngân sách đâu mà chịu cho nổi. Đã đến lúc phải mạnh dạn cắt bỏ bớt các tổ chức chồng chéo nhau đi. Không nhất thiết chính quyền có tổ chức gì thì hệ thống đảng phải có tổ chức ấy. Điều quan trọng là điều hành có hiệu quả và cơ chế giám sát chặt chẽ.

Chúng ta cứ nói người Việt Nam chúng ta cần cù, thông minh, nhưng vì sao chúng ta lại nghèo hơn các dân tộc khác. Đành rằng chúng ta mới ra khỏi chiến tranh, nhưng cũng đã 40 năm rồi. 40 năm là khoảng thời gian đủ dài để chúng ta vươn lên.

Khơi dậy khát vọng làm giàu

Như ở phần trên ông có nói là cần phải có sự cạnh tranh trong Đảng; một chức danh có thể đưa ra hai ba ứng cử viên để lựa chọn. Theo ông, vấn đề này đã có thể triển khai ngay được chưa?

- Có thể chúng ta chưa thể tiến hành ngay được vì cần phải có những bước đi thích hợp. Tuy nhiên, để Đảng ta có sức sống mãnh liệt, bền vững, lâu dài, tôi cho là phải tiến dần đến sự cạnh tranh trong Đảng, chọn ra những người có tài thật sự. Đã đến lúc những người lãnh đạo, những Đảng viên phải tự nhận thức được rằng, nếu trước đây mất nước là nỗi nhục và sẵn sàng hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc, thì nay phải hiểu sự đói nghèo của dân tộc này cũng là nỗi nhục. Vì vậy Đảng phải có trách nhiệm trước dân tộc, trước nhân dân, phải đưa nhân dân lên ấm no, hạnh phúc; đưa dân tộc chúng ta sánh ngang cùng với các cường quốc 5 châu.

Ông nói “Đảng phải có trách nhiệm trước dân tộc, trước nhân dân, phải đưa nhân dân lên ấm no, hạnh phúc”, nhưng bằng cách nào, thưa ông?

-Vừa rồi một nhóm các bạn TNXP có hỏi tôi là thầy cho biết có phải là khi thành lập ra TNXP Bác Hồ muốn tạo ra một trường học rèn luyện phẩm chất cách mạng cho thế hệ trẻ không, tôi bảo TNXP thời Bác và Đảng lập ra là tuyệt vời. Đó là những con người được giáo dục, tôi luyện thành những cán bộ, đảng viên sẵn sàng xả thân để giành độc lập, tự do cho đất nước. Khi nước nhà độc lập, đất nước gặp muôn vàn khó khăn họ lại sẵn sàng đi làm kinh tế mới, khai hoang, vỡ hóa.

Vì thế ngày nay Đảng phải biết khơi dậy khát vọng ấy của thanh niên, của cán bộ, đảng viên. Từng Đảng viên và đặc biệt là cán bộ lãnh đạo hãy suy nghĩ để khơi dậy khát vọng ấy- khát vọng làm giàu của người dân, để dẫn dắt dân tộc này đi lên, chứ đừng nghĩ, đừng khát vọng việc mình phải giành được chức này chức kia, giành vào TƯ để trục lợi. Nếu những cán bộ, đảng viên chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà không vì dân thì dẫu có đang sống người dân cũng coi như họ đã chết. Còn người vì nước, vì dân thì dù đã khuất, nhưng họ vẫn sống trong lòng người dân.

Bổ nhiệm nhiều tướng vậy, ngân sách nào chịu nổi?

Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 16 Bộ trưởng, chỉ có 8 người là đảng viên cộng sản. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn có những nhiệm kỳ mà một vài Bộ trưởng không phải là Ủy viên Trung ương (UVTƯ). Nhưng những nhiệm kỳ gần đây phải là Uỷ viên Trung ương thì mới có cơ hội làm Bộ trưởng. Phải chăng bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cao đang dần “đảng hóa” thưa ông?

- Khi mới giành được độc lập số lượng đảng viên chưa nhiều, đặc biệt là đảng viên có chuyên môn, năng lực quản lý tốt lại càng hiếm. Vì vậy việc mời những nhân sỹ, trí thức, những người thuộc các đảng phái khác vào tham gia bộ máy quản lý nhà nước là chuyện đương nhiên. Nhưng ngày hôm nay, sau chừng ấy năm phát triển, thì những người nào có tài, có đức, về cơ bản, đã đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp phần lớn là đảng viên cũng là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, cũng không nhất thiết cứ phải là đảng viên mới có cơ hội tham gia chính quyền. Rồi thì không nhất thiết bộ trưởng nào cũng phải là Ủy viên Trung ương.

Có ý kiến cho rằng bộ máy hành chính, các tổ chức đoàn thể của chúng ta đang ngày một phình to, dù đã nhiều lần tiến hành cải cách hành chính. Không những thế bộ máy hành chính lại đang bị “quan liêu hóa”, còn đoàn thể thì bị “hành chính hóa”. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

-Thực ra như tôi đã nói ban đầu, Đảng ta cũng như các Tổ chức chính trị xã hội của ta đang có dấu hiệu quan liêu hoá, hành chính hoá và kể cả “đảng hoá” như anh nói.

Điều đáng lo ngại nữa là số lượng công chức, cán bộ hưởng lương, chế độ đãi ngộ cao đang ngày một tăng nhanh. Rồi thì cấp tướng trong quân đội và công an có cần phải bổ nhiệm nhiều đến như vậy không. Ngân sách nào chịu cho nổi. Chi thường xuyên, chi cho hội họp, lễ hội đã chiếm tới 85% ngân sách nhà nước; chi cho đầu tư chỉ còn lại 15-16% thì làm sao mà phát triển được. Vì vậy, sau 30 năm đổi mới, chúng ta cần tiếp tục có một cuộc đổi mới toàn diện nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#78 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 02/04/2016 - 09:26

Ông Vũ Tiến Lộc: 'Con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến việc làm'

Góp ý tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) quan tâm đến vấn đề đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt cho giới trẻ và những người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cuối tuần trước đã đưa ra con số rất đáng suy ngẫm. Gần 48% trong tổng số 1,12 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trong toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở thành thị, với 9,51%, nghĩa là cứ 10 thanh niên ở thành thị có gần 1 người thất nghiệp.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#79 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 05/04/2016 - 06:49

Hàng loạt nhà máy ethanol phá sản vì công nghệ Trung Quốc!

Bốn trong tổng số 7 nhà máy ethanol nhập khẩu và sử dụng công nghệ từ Trung Quốc, ba nhà máy còn lại dù sử dụng công nghệ của các nước phát triển nhưng vẫn nhập thiết bị từ Trung Quốc và tựu chung: cả 7 nhà máy hiện giờ, nếu không đóng cửa, phá sản, nợ đầm đìa thì cũng ngừng sản xuất.

Từ chủ trương đúng đắn, đến số tiền vài chục nghìn tỷ đồng bỏ ra để đầu tư 7 nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học (ethanol), đến nay khi lần lượt các nhà máy đều đóng cửa thì nguy cơ ngày càng cao: người Việt đang đứng ngoài chứng kiến thế giới đang tăng tốc sản xuất và sử dụng ngày càng nhiều loại xăng sinh học trong đời sống kinh tế.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy Ethanol Dung Quất ngừng hoạt động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#80 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 08/04/2016 - 08:08

Chết nỗi, trách nhiệm lại thuộc về...nhân dân

Nhà máy ngàn tỉ đắp chiếu xin ngót ngàn tỉ để cứu cảnh...đắp chiếu. Ụ tàu 462 tỉ, nay xin bán với giá sắt vụn 24,8 tỉ và được các đại gia đồng nát định giá... 1 tỉ đồng... Nhưng tất cả, và ngay cả việc đắp chiếu cũng là đúng quy trình, là tại khách quan, là vì "bất khả kháng"!

Ngàn tỷ là bao nhiêu con số?

Thú thật, khi nói đến con số ngàn tỉ này, tôi đã phải sử dụng máy tính. Và dù nhân dân đã nghe rất quen những con số ngàn tỉ, nhưng nhắc lại cũng không thừa. Ngàn tỷ là 13 chữ số: 1.000.000.000.000.

Nó là rất, rất nhiều mồ hôi nước mắt. Nó là rất nhiều trạm xá, trường học, cầu khỉ...

Trên báo chí hôm qua, lại tiếp tục dày đặc những con số ngàn tỉ.

Nhà máy bio ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) với tổng vốn lên tới 80 triệu USD, công suất 100.000 m3/năm - hiện đã phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm

Nhà máy ethanol Bình Phước, tổng vốn 84 triệu USD, chưa kịp xong vận hành thử nghiệm đã... đóng cửa.

Trước đó một ngày, “nhà máy ngàn tỉ” của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên vừa kêu cứu, rằng: Cần thêm gần ngàn tỉ đồng (chính xác là 927 tỉ) để cứu dự án đang “trùm mền” suốt nhiều năm.

Và không thể không nhắc lại cái ụ nổi trứ danh 82M. Từng được Vinashin mua với giá 462 tỉ. Nay xin bán với giá sắt vụn 24,8 tỉ và được các đại gia đồng nát định giá...1 tỉ đồng.

Và không thể không mở ngoặc một con số 9.813 tỉ đồng dự kiến cho 3 cảng hàng không ở khu vực Tây Bắc tại Sơn La, Lai Châu và đặc biệt là Lào Cai nhiều khả năng sẽ lại là sự lặp lại của “hội chứng cảng biển”.

Chao ôi, toàn những trăm tỉ, ngàn tỉ

Chao ôi, toàn mồ hôi nước mắt của dân.

Các dự án ethanol- là để đảm bảo nguồn cung xăng sinh học E5. Quá cần thiết và cấp bách.

Dự án nhà máy thép: Ồ, nhu cầu phát triển hạ tầng cũng như công cộng

Còn ụ nổi. Đó là chiến lược hướng ra biển chứ đâu có đùa.

Điểm chung của những cái ngàn tỉ này là “cần thiết và cấp bách”, khi người ta làm dự án thì cứ như thể “cháy nhà chết người” đến nơi rồi.

Nhưng sau đó thì cả ngàn lý do, cái nào cũng “khách quan”, “bất khả kháng”, những dự án ngàn tỉ đó hoặc “đắp chiếu, trùm mền” triền miên, hoặc được bán lại với giá mà ngay cả đồng nát còn trề môi chê đắt.

Trên diễn đàn Quốc Hội, có lần các vị ĐBQH đòi truy cứu trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư sai như một cách cứu vãn cho việc hoang phí trong đầu tư từ NSNN.

Chỉ chết nỗi, cái cần thiết cấp bách trong “ý nghĩa, mục đích” ấy lại rất đúng quy trình để không thể quy trách nhiệm cho bất cứ chữ ký nào.

Chỉ chết nỗi những lãng phí sờ sờ ra đó mà rút cục, trách nhiệm là tại “khách quan”, tại “bất khả kháng”.

Và chết nỗi, chưa biết đến bao giờ với những tiền lệ về "lãng phí, thiếu hiệu quả và trách nhiệm thuộc về... nhân dân” này, căn bệnh lãng phí trong đầu tư công mới có thể chấm dứt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#81 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 09/04/2016 - 10:01

Giá như Thủ tướng mạnh tay hơn…!


Nếu tin này được đăng hôm qua, vào “ngày nói dối” 1/4 thì có lẽ cũng chẳng có ai tin. Và ngay cả thông tin đăng tải ngày hôm nay, có lẽ cũng chẳng mấy ai tin nếu nó không phải từ người đứng đầu Chính phủ nói công khai tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2016.

Khi bàn về tự chủ tài chính và biên chế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hiện có hai cực, cực đoan về phía nào cũng dẫn tới không tốt. Trước đây chúng ta quản lý viên chức các đơn vị sự nghiệp rất chặt, xin thêm từng người, phải duyệt rất kỹ. Sau đó, giao tự chủ để các đơn vị tự quyết định thì lại “thu nhận quá trời thu”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho biết khá cụ thể: “Tôi được báo cáo có đơn vị có đồng chí trước khi nghỉ hưu nhận 300 người. Nhận thì phải giải quyết hậu quả sau này, mặc dù là hợp đồng” - Theo VOV ngày 28/3, bài "Thủ tướng: Có người trước khi nghỉ hưu nhận 300 người".

“Siêu” kinh hoàng!

Trước đây, cứ ngỡ ông Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch TP H.C.M Nguyễn Thành Rum trước khi hạ cánh đã ký “thăng quan” cho 30 trường hợp cấp phòng và tương đương là kinh hoàng lắm.

Rồi đến ông Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, trong buổi “hoàng hôn nhiệm kỳ” đã ký “tiến chức” cho 60 trường hợp cấp vụ và tương đương thì tưởng sự “kinh hoàng” của “chuyến tầu vét” đã là đỉnh điểm.

Thế mà giờ đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết có người trước khi nghỉ hưu nhận tới… 300 người thì không chỉ kinh hoàng mà “siêu” kinh hoàng, gấp 5 lần ông Truyền và gấp 10 lần ông Rum.

Tất nhiên, việc ký nhận được tới 300 người, “tác giả” phải là người có chức tước to, thậm chí rất to. Bởi cái con số 300 người có lẽ phải tương đương với lượng công chức, viên chức của cả một văn phòng ủy ban cấp tỉnh hoặc thành phố?

Thử hỏi trong số 300 người ấy, có bao nhiêu người thực sự làm được việc? Khó có thể biết chính xác nên đành lấy con số 30% “có cũng được mà không cũng được” của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì sẽ có khoảng 100 người “sáng cắp ô đi, tôi cắp về”.

Mà trong số 300 người đó, ai là người thực sự có năng lực và thật sự cần thiết cho công việc?

Ai là “tay không bắt giặc”, tức là được tuyển chọn một cách sòng phẳng, không có 2 chữ “tình” hoặc “tiền”?

Ai vào đó “gửi chân” để bộ máy căng phồng đến mức “Thu ngân sách 1 triệu tỷ mỗi năm nhưng chi lương thường xuyên cho cán bộ hành chính đã hết 400 nghìn tỷ đồng... Một ông nông dân cõng bốn ông công chức béo thì chết, dân oán thán lắm” như lời ĐB Đỗ Văn Đương?

Và chợt ước giá như trước đây, Thủ tướng mạnh tay hơn như đề nghị của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) phát biểu trước Quốc hội ngày 29/3:

Nếu Thủ tướng mạnh tay cách chức các Bộ trưởng, các Chủ tịch tỉnh không hoàn thành nhiệm vụ chứ không đợi đến khi hết nhiệm kỳ mới thay thì đã chặn được ngay tư tưởng trên bảo dưới làm ngơ. Nếu Thủ tướng kiên quyết xử lý một vài lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vi phạm thì tình hình đã khác so với việc đợi đến khi họ vào tù mới xử lý…

Vâng, giá như Thủ tướng mạnh tay hơn …!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



==============

Nếu Thủ tướng mạnh tay cách chức Bộ trưởng…”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#82 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3427 Bài viết:
  • 7911 thanks

Gửi vào 09/04/2016 - 14:01

Ông Cao Đức Phát đã cho phổ biến
các loại hoá chất độc hại ra sao?



Hoà Vân


Câu nói của ông bộ trưởng bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát trước Quốc hội ngày 1/4, “ Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”1, đáng được mổ xẻ kỹ hơn là một phản ứng giận dữ2 nhất thời, để rồi sẵn sàng bỏ qua sau đó khi ông ấy đã ngỏ lời « xin lỗi »3. Không phải vì « thù dai », hay có định kiến nào với ông ấy. Đơn giản là vì tầm quan trọng của lĩnh vực ông ta đảm nhận, nông nghiệp, trong đó có lương thực – thực phẩm, và vì sự lặp lại đã quá nhiều lần trong mấy năm qua của những sự cố ngộ độc thực phẩm trên cả nước (xem khung).
Trước hết, cần nhắc lại câu trước của câu nói đó, tức phần biện luận của ông Phát :
Trong 5 tháng vừa qua, chúng tôi lấy gần 6.000 mẫu phân tích thì số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%.”
Sau đóông mới nói tiếp, “ Như vậy là đa số thực phẩm của chúng ta…”.
Có hai nhận xét có thể đưa ra ở đây.
Cái phần biện luận cực kỳ vô cảm ấy (chỉ cần vài con số quan liêu để nói thay thực tế của một lĩnh vực hết sức nhạy cảm : sức khoẻ của người dân ?), thực ra còn nói lên một sự thật khác : các quan chức trong bộ của ông đã chọn lựa chỉ đưa ra hai trong rất nhiều tiêu chí liên quan tới an toàn thực phẩm (« dư lượng thuốc bảo vệ thực vật » và « dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm » - mà cũng không cho biết cụ thể là những chất gì) và lờ đi những tiêu chí khác. Mẩu tin dưới đây, về một đợt kiểm tra trong tháng 1.2016 – tức trong khoảng thời gian « 5 tháng » của ông Phát - cho thấy những con số khác hẳn4 :
Thông tin từ Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 1.900 mẫu thực phẩm được cơ quan này tiến hành lấy mẫu trên cả nước và kiểm tra nhanh trong dịp Tết Nguyên đán, có đến 550 mẫu, chiếm 29%, không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu nhiễm hàn the, bị ôi, khét...”.
Khác tới mức mà người ta không khỏi đặt ra câu hỏi : những con số trên của Bộ Nông nghiệp có trung thực, hay đã được tô vẽ lại, như rất nhiều số « thống kê » mà các quan chức Nhà nước ta đưa ra từ trước đến nay, không chỉ để cho bức tranh trình ra với dân chúng được « đẹp » hơn mà chính là để che giấu những « lợi ích nhóm » rất cụ thể ? Chúng tôi sẽ trở lại dưới đây nghi ngờ này, liên quan tới cụm từ « thuốc bảo vệ thực vật », một cụm từ đủ quan trọng để ông bộ trưởng và các cấp dưới của ông thấy cần phải đưa ra những con số như trên.
Nhưng trước đó, xin đưa ra nhận xét thứ hai về câu biện luận của ông Phát. Không chỉ lờ đi những tiêu chí khác cần phân tích khi nói về an toàn thực phẩm, câu biện luận ấy còn chứng minh rằng ông Phát hoàn toàn không đủ trình độ để giải quyết cái thực tế mà người dân phải đối diện hàng ngày trong bữa ăn của họ, một thực tế ông đã trực tiếp nghe một đại biểu quốc hội, ông Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) phản ảnh trong phiên họp chất vấn bộ trưởng Nông nghiệp ngày 17.11.2015 : « con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế »5. Hôm ấy, ông đã trả lời ông Vinh : « nguyên nhân chính của tình trạng này là do thường xuyên xuất hiện chất cấm trong chăn nuôi không phải là do thiếu quyết tâm của cơ quan điều hành. », và phân trần : « Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đã có những chỉ đạo rất quyết liệt, hàng loạt văn bản đã được ban hành. Tuy nhiên, từ việc ban hành đến triển khai, hướng dẫn sản xuất, kiểm tra giám sát tới hàng triệu hộ dân, hàng chục nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư và sản phẩm nông lâm thủy sản chưa thật sự sâu rộng để xử lý căn cơ ». Có nghĩa là, đối với ông, « quyết tâm của cơ quan điều hành » chỉ cần thể hiện qua việc ban hành « hàng loạt văn bản ». Bất kể ý nghĩa của chúng thế nào – các tiêu chí « bảo đảm an toàn » đã được đề ra, các cuộc kiểm tra, đo đạc cho thấy chúng ở trong vòng « kiểm soát », còn kết quả thực tiễn của chúng nếu không như ý muốn chẳng qua là vì các lý do khách quan (quá nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các thuốc bảo vệ thực vật, trong khi công nhân viên chức phụ trách quản lý chất lượng thì ít)… Các lý do này vẫn tồn tại, nhưng không ngăn cấm ông Phát hứa sẽ cải thiện được tình hình trong vòng vài tháng tới !
Trở lại vấn đề thuốc bảo vệ thực vật. Báo chí trong nước có rất nhiều bài nói về vấn đề này, những phóng sự cho thấy nông dân tưới rau vô tội vạ bằng những thuốc tưới bất chấp hàm lượng hoá chất độc hại trong đó. Nhưng, làm sao họ có đủ hiểu biết về các vấn đề khoa học phức tạp này, và quan trọng hơn, làm sao họ có thể cưỡng lại « thị trường » đầy dẫy những rau quả rẻ, chẳng sạch gì, nhập « lậu » tự do từ Trung Quốc, khi các thương lái có đầy ô dù, quyền thế để giúi vào tay họ những thứ thuốc « bảo vệ thực vật » độc hại đó, độc hại không chỉ vì chúng chứa những chất gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu thụ mà còn vì chúng gây ra tình trạng phụ thuộc của cây cỏ… ?
Trong một trao đổi riêng với chúng tôi, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết :

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 1.500 loại hóa chất được phép nhập chính thức và nhập lậu qua nhiều ngã biên giới mà nhà nước không kiểm soát được. Trước tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 34/2015/ TT-BNNPTNT ngày 12/10/2015 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/1/2015 về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS6 đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư 34 này có một lỗ hổng rất quan trọng để cho nông dân vẫn sử dụng hóa chất cấm một cách tự do, như những người chăn nuôi heo sử dụng chất tạo nạc tuy bị cấm. Lỗ hổng này chính ở Phụ Lục II của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Danh sách các loại thuốc bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau, quả, chè ở Việt Namcó 100 hóa chất rất độc hại nhưng chỉ cấm sử dụng trên rau, quả và chè, còn các cây trồng khác thì không cấm. Như vậy có nghĩa là 100 loại hóa chất này vẫn được cho nhập khẩu và lưu hành trên đất nước ta để dùng cho lúa, mía, bắp, khoai, v.v. Nông dân trồng rau, quả, và chè cũng có thể mua dùng vì tuy cấm nhưng có bán ở các đại lý thuốc BVTV. Quả thật, Thông tư 34 này đã và đang tạo điều kiện cho các hóa chất độc hại đã bị cấm ở các nước tiên tiến được đem sang Việt Nam tiêu thụ một cách chính thức. (Những chỗ nhấn mạnh là do người viết bài).

Người ký Thông tư 34 nói trên là ông Cao Đức Phát, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi của nhiều người - mà nhà báo Nguyễn Mỹ Linh đã nêu lên thẳng thừng trong bài viết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, « Ai để thương lái nhập đồ hóa chất độc hại, độc dược vào Việt Nam mà không thể kiểm soát? » chính là ông đấy, ông Cao Đức Phát ạ, không thể chỉ đổ lỗi cho các cấp dưới của ông – các Chi cục quản lý chất lượng ở các địa phương, được đâu.
Để thấy rõ hơn vai trò của ông Phát trong các quyết định liên quan tới việc cho phép nhập khẩu các hoá chất « dùng trong nông nghiệp », chắc vẫn cần nêu lên một ví dụ khác, về quyết định cho công ty Monsanto – sản xuất ra « thuốc diệt cỏ » Da cam - trở lại Việt Nam.
Năm 2010, bộ Nông nghiệp tổ chức một cuộc gặp gỡ với 4 doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp (Monsanto, Dow Agrosciences, Syngenta và Bayer) nhằm trao đổi việc làm sao cho cây trồng biến đổi gien “đổ bộ” sớm nhất vào Việt Nam. Kết luận buổi gặp, ông Cao Đức Phát tuyên bố:
Người ta sợ ma vì không bao giờ nhìn thấy nó, một số người sợ cây trồng biến đổi gen cũng bởi chưa nhìn thấy nó bao giờ7. Phải đưa cây biến đổi gen trồng trong thực tế, để người ta nhìn mới thuyết phục nổi, xua đi những ám ảnh mà họ tự nghĩ ra về cây trồng biến đổi gen. Nếu có vướng mắc gì cứ báo cáo trực tiếp với tôi, mọi thủ tục giấy tờ chỉ 1-2 ngày chứ không được phép hồ sơ nằm một chỗ quá 1 tuần. Tốt nhất nếu được trồng thử trước Tết , còn không đến tháng 4, tháng 5. Tôi xin khẳng định quan điểm về cây trồng biến đổi gen, thủ tục quốc tế làm sao mình làm vậy. Chúng ta phải kế thừa chứ không nên làm lại những công đoạn mà các nước tiên tiến đã làm vì nếu thế khác gì dùng bàn tính để kiểm tra lại… máy tính điện tử. Các đồng chí cứ đưa bông, ngô, đậu tương, thậm chí cả lúa biến đổi gen, chúng tôi cũng hoan nghênh hết.”8
Năm năm sau, với nhiều thủ đoạn lừa mị khác, Monsato thực sự đã đặt chân vào Việt Nam, và (theo nhà báo Phương Dung,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) :
khi được hỏi, một số nhà khoa học từ chối đưa ra những ý kiến phản biệt về thực phẩm và giống cây trồng biến đổi gen. Một vị còn thẳng thắn: “Bộ đã quyết thế rồi, có tác dụng rồi, chả còn gì để bàn nữa. Có muốn nói ngược cũng không được đâu!
Tuy vậy, theo một vị chuyên gia trong ngành, bỏ qua câu chuyện về tính an toàn của cây trồng biến đổi gen nhưng trước mắt vẫn phải đặt ra câu hỏi lớn về nguy cơ phụ thuộc giống vào một số ít những nhà cung cấp nước ngoài. Và sau vài năm tiếp theo, điều gì sẽ xảy ra nếu các nguồn giống biến đổi gen không thực sự cho hiệu quả cao trong khi các nguồn giống địa phương thì đã bị lai tạp và hỏng không sử dụng được?9
Dù có “quên” đi vai trò của Monsanto trong chiến tranh Mỹ - Việt để chỉ nghĩ đến tương lai của nông nghiệp Việt Nam, làm sao có thể không thấy, qua ví dụ này, vai trò quyết định đầy tính độc đoán của ông Cao Đức Phát trong sự xâm nhập không kiểm soát của những hãng sản xuất và kinh doanh hoá chất dùng trong nông nghiệp. Cộng lại, làm sao có thể không nêu câu hỏi về động cơ lợi ích của một ông bộ trưởng mà các quyết định trong suốt nhiệm kỳ chính là nguyên nhân "căn cơ" nhất của sự thống trị thị trường của thực phẩm độc hại (cả phần sản xuất trong nước với những hoá chất "cấm mà không cấm" như nói trên, và phần nhập lậu từ Trung Quốc) dẫn tới sự mất an toàn thực phẩm ở mức cao chưa từng thấy.
Trong phiên họp QH ngày 17.11.2015, ông Phát nói: “trong việc quản lý, không thể chỉ nặng về kiểm soát, xử lý mà gốc của vấn đề là phải hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân sản xuất các sản phẩm an toàn và người tiêu dụng nhận biết được chất lượng hàng hóa.”
Liệu có thể tin ở sự “hướng dẫn” của những người quản lý như ông?
Ở đại hội XII vừa rồi, ông Phát được "tái cử" vào Ban chấp hành Trung ương, và nếu không có gì thay đổi, sẽ được cử trở lại làm bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn một nhiệm kỳ nữa.


Hoà Vân



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Gồm 26 trang từ tháng 3.2012 tới 2.4.2016, mỗi trang khoảng 10 bài. Dưới đây là một số tít bài:
02/04/2016. Ruốc biển nhuộm phẩn đỏ tung đi các nơi đầu độc người tiêu dùng.
04/02/2016. Khi "Tinh hoa quà Việt" tẩm đường "đầy tiền án tiền sự. Thịt bò hoá ra là thịt heo tẩm dung dịch huyết bò pha hoá chất metabisulfite.
06/01/2016. Hãi hùng thực phẩm chức năng omega - " Trung Quốc "ăn mòn" miếng xốp.
05/06/2015. Clip: Hoảng hồn về chất độc hai cao gấp 3 lần cho phép trong dưa hấu.
10/07/2012. 83 người nhập viện do "bún độc"
05/07/2012. Ngộ độc thực phẩm, trên 180 công nhân nhập viện
13/11/2015. Hơn 50 công nhân Nam Định nhập viện sau bữa ăn trưa.
17/07/2015. Vụ 45 cong nhân bị đau bụng, tiêu chảy tại TP. H. #.. #...: Cty cung cấp thức ăn có hiều vi phạm an toàn thực phẩm.
v. v.

Thanked by 1 Member:

#83 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 09/04/2016 - 17:22

Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bị đội vốn hơn 1,09 tỉ USD lên 2,47 tỉ USD, đó là số tiền phải trả do chưa có kinh nghiệm, cái giá của bài học kinh nghiệm đã được Lao Động phân tích trong bài “Học phí không chỉ trả bằng tiền” ra ngày 12.11.2015.

Dân nào chịu cho thấu!

Tiếp theo là tiền phải trả cho bài học “kịch bản ngoài dự tính”.

Đó là nhà thầu đòi chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đường sắt đô thị TPH,C.M bồi thường 2,5 tỉ đồng/ngày do chậm bàn giao mặt bằng thi công so với cam kết. Theo hợp đồng, bàn giao mặt bằng vào tháng 1.2013, nhưng trên thực tế, hoàn tất bàn giao vào tháng 3.2015. Tổng cộng thời gian chậm là 27 tháng, 2,5 tỉ đồng/ngày nhân với 27 tháng sẽ cho ra con số đủ để cho người dân mất bình tĩnh.

Ông Lê Khắc Huỳnh - Phó Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị TPH.C.M - trả lời với Dân Trí rằng: “Việc nhà thầu khiếu nại đòi bồi thường do chậm bàn giao mặt bằng là “kịch bản” ngoài dự tính... Qua sự việc này, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc cho những dự án tiếp theo”.

Lại rút kinh nghiệm sâu sắc. Bài học đội vốn trả học phí hơn 1 tỉ USD, bài học chậm giải phóng mặt bằng phải trả thêm trên 2.000 tỉ đồng. Quý vị làm thiệt hại tiền tấn do trình độ quản lý hạn chế mà cứ nói nhẹ nhàng, giống như mất ít giấy vụn.

Xin trao đổi với ông Lê Khắc Huỳnh hai vấn đề. Thứ nhất, việc chậm bàn giao mặt bằng phải chịu bồi thường chắc chắn có quy định trong hợp đồng cho nên nhà thầu mới có căn cứ đòi bồi thường. Đã có quy định trong hợp đồng thì không thể nói việc nhà thầu đòi bồi thường là “kịch bản ngoài dự tính”. Hợp đồng một dự án lớn có giá trị hơn 2 tỉ USD, không phải chuyện đùa, cho nên phải đàm phán các điều khoản rất chặt chẽ. Một nội dung rất quan trọng, đó là sự xác định thời hạn bàn giao mặt bằng cho nhà thầu trên cơ sở dự liệu năng lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và sự cam kết hoàn thành của các địa phương có liên quan. Vì vậy, vấn đề thứ hai đặt ra, đó là quý vị đã dự tính sai về thời gian hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến hậu quả bị đòi bồi thường mỗi ngày 2,5 tỉ đồng, hoàn toàn không phải do “kịch bản ngoài dự tính”.

Quý vị dự tính sai, quản lý kém, phải bồi thường cho nhà thầu, tiền này ai chịu? Các địa phương không giải phóng mặt bằng đúng thời hạn theo cam kết là địa phương nào, ai phải chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ dẫn đến thiệt hại này?

Làm hỏng việc lớn, nhưng chỉ “rút kinh nghiệm sâu sắc”, quan nào yên ấm ghế quan đó thì dân nào chịu cho thấu quý vị!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#84 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1585 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 09/04/2016 - 18:03

Chi đã hoại tử thì phải cắt. Cứ chần chờ, đợi sepsis phỏng?

#85 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3427 Bài viết:
  • 7911 thanks

Gửi vào 09/04/2016 - 21:40

@Thanh.Huong

Xin hỏi cô bs là index glycémique dịch sang tiếng VN là gì ? Và nếu cơm trắng có IG cao thì xôi (cơm nếp ) thì sao ? Tôi biết có giống gạo Basmati của Ấn độ có IG trung bình thôi .

#86 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 10/04/2016 - 07:10

Nhà nghèo lại đẻ nhiều con
Quốc gia lạc hậu còn nhiều vua quan

===========

Chuyên gia Trương Đình Tuyển: 2 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ “cất cánh”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



===========

Thống đốc Bình và nhiệm kỳ thực hiện lời hứa


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#87 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 10/04/2016 - 08:46

"Số doanh nghiệp (DN) phá sản, ngừng hoạt động như thời gian qua là rất bất thường. Ai nói bình thường là an ủi nhau, là vô trách nhiệm", TS. Nguyễn Đình Cung nói với báo chí chiều nay (8/4) khi trao đổi về tình hình thực hiện Luật DN và Luật Đầu tư.

TS. Nguyễn Đình Cung: "2 vạn doanh nghiệp đóng cửa là rất bất thường!"


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NgocHoaVT: 10/04/2016 - 08:47


Thanked by 3 Members:

#88 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 12/04/2016 - 20:41

Đề nghị truy tố 71 cán bộ, công chức Hải quan An Giang

Sáng 11/4, ông Trần Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy An Giang cho biết: BCH Đảng bộ tỉnh vừa họp, biểu quyết – với đa số phiếu tán thành hình thức kỷ luật “cảnh cáo” về đảng đối với ông Huỳnh Thanh Tâm – nguyên Cục trưởng Cục Hải quan An Giang, Tỉnh ủy viên nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



==================

Một tỉnh đã có đến 71 "cán bộ, công chức" nhập kho ... lấy đâu ra cán bộ làm việc nữa bây giờ !!!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |