Việc không của riêng ai !
#106
Gửi vào 21/02/2016 - 20:57
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#107
Gửi vào 22/02/2016 - 00:49
Le.Dung, on 21/02/2016 - 18:30, said:
“Xã hội Việt Nam truyền thống cũ có nhiều nét hay, vẻ đẹp nên ở cạnh nước lớn, bị xâm lăng, đô hộ, đè nén hàng ngàn năm vẫn trỗi dậy phục hưng dân tộc, “trở thành chính mình”. Nhưng xã hội quân chủ – nông dân – nho giáo từ sau thế kỷ XV có nhiều “khuyết tật trong cấu trúc” – nói theo các nhà khoa học hôm nay:
Ở trong NHÀ thì có thỏi GIA TRƯỞNG, tuy tâm niệm “con hơn cha là nhà có phúc” mà vẫn không thích “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”.
Ở trong LÀNG thì có nạn CƯỜNG HÀO, với tinh thần ngôi thứ, chiếu trên, chiếu dưới, “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”.
Ở trong VÙNG thì có nạn SỨ QUÂN, thủ lĩnh vùng thích “nghênh ngang một cõi”, gặp dịp là sẵn sàng “rạch đôi sơn hà”.
Ở cả NƯỚC thì có nạn QUAN LIÊU, quan tham nhũng, tân quan tân chính sách, luật không bằng lệ, kiện thì cứ kiện nhưng “chờ được vạ má đã sưng”, nên chỉ cứng đầu thì dại, “không ngoan” nhất là “luồn cúi” và trí thức “lớn” thì cũng tự an ủi “gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì ngoài thì “bế môn toả cảng”, trong thì “chuyên quyền độc đoán”, cho nên sĩ khí ắt phải bạc nhược.
Thế giới giờ đây thay đổi đã nhiều. Song trong nước mình thì chưa đổi được bao nhiêu. “Nỗi ám ảnh của Quá khứ” vẫn còn đè nặng.
Chỉ còn một cách để “đổi đời” cho DÂN, cho NƯỚC: [...]
Tóm một chữ thì không phải là chữ “ĐẤU” mà là chữ “HOÀ”: HOÀ BÌNH, HOÀ HỢP, HOÀ THUẬN, HOÀ GIẢI…
Chẳng những NHÂN HOÀ mà cả NHIÊN HOÀ (hoà hợp với thiên nhiên, tự nhiên)
“Hoà nhi bất đồng”… mong lắm thay!”
--- Giáo sư Trần Quốc Vượng
Thanked by 6 Members:
|
|
#108
Gửi vào 22/02/2016 - 00:52
===== o0o =====
Vì Biển Đông, Ngoại trưởng Nhật hủy chương trình công du Trung Quốc
Thanked by 4 Members:
|
|
#109
Gửi vào 22/02/2016 - 09:28
F22 và F35 là máy bay thế hệ 5, có thể bay đường trường với tốc độ M1.5, điều mà chưa có bất kì loại máy bay nào của Nga và TrungQuoc chế tạo được.
=====
F-22 Mỹ bị Trung Quốc tóm sống?
Tờ Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh hoàn toàn có đủ khả năng phát hiện ra những chiếc tiêm kích tàng hình F-22 khi chúng đe dọa đến an ninh của Trung Quốc.
.
F-22 được cho là bị Trung Quốc phát hiện khi bay tại khu vực biển Hoa Đông.
Thanked by 2 Members:
|
|
#110
Gửi vào 22/02/2016 - 11:51
Hữu danh vô thực - Linh tinh!
=============
Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: Cần có luật để Đảng tránh bao biện, làm thay
VietTimes -- Chỉ xin phép ngồi với ông chừng 30 phút, nhưng câu chuyện về “trị quốc, an dân” đã kéo dài tới 3 giờ đồng hồ. Ông là người đứng đầu Quốc hội có nhiều cải cách làm cho hoạt động lập pháp đi vào thực chất hơn, nay biết thêm Nguyễn Văn An còn là một nhà hiền triết.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#111
Gửi vào 22/02/2016 - 12:08
Thanh.Huong, on 22/02/2016 - 11:51, said:
Hữu danh vô thực
Rằm tháng Giêng Bính Thân.
Nhớ đến một trích đoạn trong khóa luận tốt nghiệp Tư tưởng “phá chấp” về thơ Thiền thời Lý – Trần, bài thơ “Xuất xử”, tác giả khuyết danh, sống vào đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) - Nguồn: “Thơ văn Lý Trần”, NXB Khoa học xã hội, 1977
“Thiên hạ t*o mông muội,
Trung thần nặc tính danh.
Trung thiên yến nhật nguyệt,
Thục bất hiện kỳ hình."
Lược nghĩa
Thiên hạ còn mờ tối,
Người trung giấu họ tên.
Khi giữa trời đã sáng rõ mặt trời và mặt trăng,
Còn ai không lộ rõ chân tướng của mình
“Ẩn tính danh” (nặc tính danh) không có nghĩa là trốn tránh cuộc đời. Nó khẳng định thái độ cương quyết không tiếp tay với những kẻ đang làm cho “thiên hạ mờ tối”. Cũng chính nhờ vậy mà các Thiền sư thời Lý – Trần đã nhìn thấy mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa Đạo giáo với Dân tộc - An nguy của dân tộc trong cơn nguy biến.
Thanked by 4 Members:
|
|
#112
Gửi vào 22/02/2016 - 14:38
“Làm ĐBQH cứ xuân thu nhị kỳ, đến kỳ hội họp lại mang cặp tới ngồi cho hết buổi rồi về thì quá lãng phí”.
.
ĐBQH Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng, được biết đến là người rất mạnh mẽ phản biện trên diễn đàn QH khóa XIII. Ảnh: CTV
===== o0o =====
Báo Nhật: Tập Cận Bình nói dối, Biển Đông sắp "nhuốm mùi thuốc súng"
Truyền thông Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không dừng lại sau khi vụ đưa trái phép tên lửa lên đảo Phú Lâm của Việt Nam bị lộ, mà sẽ còn hung hăng hơn nữa trên biển Đông.
Thanked by 1 Member:
|
|
#113
Gửi vào 22/02/2016 - 18:26
Chuyên gia quân sự hàng đầu Úc vừa lên tiếng cảnh báo tên lửa Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam có thể gây ra thảm họa tương tự vụ bắn máy bay MH17.
.
Hình ảnh đảo Phú Lâm chụp từ vệ tinh - Ảnh: Reuters
Thanked by 2 Members:
|
|
#114
Gửi vào 22/02/2016 - 20:32
.
Sửa bởi Le.Dung: 22/02/2016 - 20:39
Thanked by 1 Member:
|
|
#115
Gửi vào 23/02/2016 - 07:20
Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Hải quân Mỹ yếu đuối cũng có thể củng cố sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và ở các vùng biển tranh chấp khác.
Trước nguy cơ ngày càng tăng về một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh, các tướng lĩnh quân đội Mỹ đang tìm kiếm tên lửa chống tàu mới và điều chỉnh các học thuyết chiến tranh tại Thái Bình Dương.
Kỳ 1
Tăng cường khả năng chống hạm
Lo lắng về sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Hải quân Mỹ đang tích cực mua tên lửa chống hạm mới và đề ra chiến lược chiến tranh mới của họ ở Thái Bình Dương. Đó là nhận xét của nhà báo Dan De Luce, chuyên về an ninh quốc gia của trang mạng Chính sách Đối ngoại (Mỹ). Trong bài bình luận với tiêu đề : "Hải quân Mỹ muốn cho Trung Quốc thấy ai là ông chủ" trên trang này, ông Luce đưa ra một số bình luận sau :
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ là lực lượng thống trị trên biển, không có lực lượng hải quân nào trên thế giới có khả năng đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng với họ. Nhưng trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ cần được tính đến, chi hàng chục tỷ đô la mỗi năm để sản xuất hàng chục tàu chiến mới ở mọi kích cỡ, và một kho vũ khí tên lửa đáng gờm nhằm thu hẹp khoảng cách với hải quân Mỹ.
.
Hải quân Mỹ đang tăng cường cải tiến các tên lửa chống hạm. Ảnh :FP
Nga cũng đã bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình trên biển sau một thời gian dài suy giảm, khi mới đây họ đã phóng tên lửa hành trình từ tàu ngầm lớp Kilo mới tiêu diệt các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.
Các mối đe dọa đang nổi lên từ Trung Quốc nói riêng đã khiến các chỉ huy hải quân Mỹ buộc phải đánh giá lại chiến lược chiến tranh của họ và phải vội vàng tìm kiếm loại tên lửa chống hạm mới cho các tàu nổi. Lầu Năm Góc có kế hoạch cải tiến các tên lửa hiện có mà ban đầu đã được thiết kế cho mục đích khác, bắt đầu với tên lửa Tomahawk, mà theo truyền thống được sử dụng để chống lại các mục tiêu cố định trên đất liền.
Các sĩ quan hải quân cũng thừa nhận rằng Mỹ không còn có thể tránh thương vong đáng kể trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Do đó, chiến lược chiến tranh cũ đang được thay thế bởi một kịch bản trong đó lực lượng Mỹ di chuyển nhanh và "tàng hình" hơn khi chống lại một kẻ thù mà không nhất thiết phải đạt được thắng lợi hoàn toàn.
.
Tên lửa SM-6 được phóng từ tàu chiến USS John Paul Jones của Mỹ. Nó có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo trong hành trình bay giai đoạn 2. Ảnh :MDA
Là một phần của cách tiếp cận mới, các quan chức quốc phòng đang tập trung vào việc đảm bảo quyền tiếp cận các căn cứ không quân nằm rải rác trên các đảo hẻo lánh ở Thái Bình Dương để giảm sự tổn thương của các căn cứ lớn nằm trong tầm bắn của tên lửa của Trung Quốc.
Lần gần đây nhất Hải quân Mỹ đánh chìm tàu khác là vào năm 1988. Khi đó, tàu khu trục lớp Perry USS Simpson đã đánh chìm một tàu chiến Iran 4 ngày sau khi một quả mìn của Iran tấn công tàu Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư. Tàu USS Simpson đã được cho "nghỉ hưu" vào tháng 9 năm ngoái.
Kể từ sự kiện trên, trong những năm qua, Mỹ đã phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại, máy bay không người lái, thiết bị cảm biến, máy bay chiến đấu mới, và các phần cứng quân sự khác. Nhưng Hải quân Mỹ vẫn duy trì tên lửa chống tàu Harpoon vốn lần đầu tiên xuất hiện năm 1977.
Các sĩ quan quân đội Mỹ cho rằng những tàu chiến Trung Quốc có thể bắn hạ hoặc vượt trội hơn tên tửa Harpoon đang "lão hóa" trong một cuộc xung đột, và rằng các vũ khí tinh vi hơn là rất cần thiết để giúp Mỹ có một đối trọng đáng tin cậy.
Kết quả là, Hải quân Mỹ đang đẩy mạnh vũ trang cho cho các tàu nổi và tàu ngầm của họ với các tên lửa chống tàu hiệu quả hơn, tầm bắn xa hơn - và có khả năng chống lại các biện pháp đối phó công nghệ cao của đối phương tốt hơn. Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã thử nghiệm cải tiến tên lửa Tomahawk vào đầu năm nay để xem nó có thể bắn trúng một mục tiêu di động trên biển hay không, và vụ thử nghiệm đã thành công. Người phát ngôn Hải quân Mỹ Robert Myers cho biết họ có kế hoạch triển khai loại vũ khí này trong vài năm tới.
Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng nâng cấp một loại vũ khí mới khác, Tên lửa Chống tàu Tầm xa, được thiết kế để phóng từ máy bay. Các lựa chọn khác bao gồm một tên lửa tấn công hải quân do Na Uy chế tạo, hoặc tên lửa phòng không hiện đại SM -6.
Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng chiến lược ngày càng leo thang ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nhà chỉ huy quân sự Mỹ dường như xác định phải chiếm ưu thế trước quân đội Trung Quốc. Nhu cầu cấp thiết của họ là phải trang bị cho các tàu nổi của Mỹ để có hỏa lực mạnh hơn - thay vì dựa chủ yếu vào các tàu sân bay và tàu ngầm để phát động một cuộc tấn công - được thể hiện qua một khẩu hiệu được lan truyền không chính thức giữa các sĩ quan hải quân cấp cao : "Nếu nó nổi, nó chiến đấu".
Phó Đô đốc Thomas Rowden, Tư lệnh Lực lượng tàu nổi của Hải quân Mỹ, đang kêu gọi bổ sung sức mạnh tấn công nhiều hơn cho các hạm đội, trong đó có thể vũ trang cho tàu hậu cần vốn không được trang bị vũ khí. Theo ông Rowden, bằng cách triển khai các tên lửa mới có thể tấn công tàu địch, kẻ thù "sẽ thức tỉnh và thay vì chỉ lo lắng về tàu sân bay hoặc ngư lôi từ tàu ngầm, giờ đây họ phải lo lắng về tất cả các tàu nổi".
======
Lầu Năm Góc đang đặc biệt lo lắng về cái gọi là "sát thủ tàu sân bay" - tên lửa đạn đạo Đông Phong DF-21D, được trưng bày công khai tại một cuộc duyệt binh vào tháng 9 vừa qua nhân kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít của Trung Quốc.
Kỳ 2
Học thuyết tác chiến mới
Ngoài việc thúc đẩy phát triển vũ khí mới để trang bị cho các tàu hải quân, Lầu Năm góc phải xem xét lại tư duy chiến lược của mình khi mà số lượng và loại tên lửa của Trung Quốc ngày càng nhiều.
Hải quân Mỹ hiện có công nghệ tinh vi nhất thế giới, hoạt động ở hầu hết mọi nơi trên khắp các Châu lục, có tổng cộng 272 tàu chiến và tàu ngầm, cùng với hơn 150 tàu trong hạm đội dự bị. Dù Hải quân Trung Quốc vẫn còn kém xa, nhưng theo một số chuyên gia ước tính, với khả năng đầu tư chế tạo tàu của Trung Quốc hiện nay, sức mạnh của Hải quân Trung Quốc có thể xếp hạng thứ 2 thế giới vào năm 2020. Trung Quốc hiện có hơn 300 tàu hải quân. Với khoảng 1/3 trong tổng số 165 tỷ USD ngân sách quốc phòng dành cho hải quân, Trung Quốc đã đổ tiền phát triển các lớp tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu ngầm và tàu sân bay.
.
Trung Quốc hiện có hơn 300 tàu hải quân.
Trong khi đó, Nga đặt ra mối đe dọa với Mỹ ít hơn trong ngắn hạn, và chỉ gần đây Nga mới bắt đầu nâng cấp hạm đội 280 tàu chiến, bao gồm các tàu cũ mà thời Chiến tranh Lạnh vốn thiếu nhân lực và thiết bị để triển khai. Các nhà phân tích quân sự cho rằng vẫn chưa rõ ràng về việc liệu Nga - với nền kinh tế đang xấu đi - có thể duy trì mức độ tham vọng hoạt động gần đây của mình hay không, bao gồm cả việc duy trì một nhóm tàu chiến ở Địa Trung Hải.
Cảnh báo về việc Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với quân đội Mỹ và các kế hoạch của Lầu Năm góc về tên lửa chống tàu đang khiến các nhà thầu quốc phòng và các nhà lập pháp Mỹ, những ông chủ của các tập đoàn sản xuất lớn, rất hài lòng. Tại một thời điểm mà áp lực ngân sách ngày càng tăng, Hải quân Mỹ tìm được lý do để được rót một nguồn tài chính dồi dào : Đó là các mối đe dọa hàng hải từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi, cho rằng Hải quân Mỹ đôi khi đã phóng đại mối đe dọa này.
Ngoài việc thúc đẩy phát triển vũ khí mới để trang bị cho các tàu hải quân, Lầu Năm góc phải xem xét lại tư duy chiến lược của mình khi mà số lượng và loại tên lửa của Trung Quốc ngày càng nhiều. Những con số và tầm bắn ấn tượng về tên lửa chống hạm và tên lửa chống máy bay của Trung Quốc có nghĩa là quân đội Mỹ không còn có thể giả định rằng họ có khả năng tự do tiếp cận khu vực Tây Thái Bình Dương trong một cuộc xung đột. Tên lửa của quân đội Trung Quốc có tầm bắn hiệu quả từ 100 đến 900 hải lý, điều có thể khiến cho Hải quân Mỹ bị kiềm chế hoặc bị phong tỏa ngoài khu vực giao tranh ở Thái Bình Dương.
.
Mỹ dự kiến phân tán các máy bay chiến đấu ra những căn cứ khác nhau ở Thái Bình Dương nhằm tránh tên lửa Trung Quốc.
Lầu Năm Góc đang đặc biệt lo lắng về cái gọi là "sát thủ tàu sân bay" - tên lửa đạn đạo Đông Phong DF-21D, được trưng bày công khai tại một cuộc duyệt binh vào tháng 9 vừa qua nhân kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tên lửa hành trình siêu thanh YJ-18 dự kiến trang bị cho các tàu ngầm. Cả hai tên lửa trên có thể làm giảm sức mạnh của các tàu sân bay - biểu tượng sức mạnh tối thượng của quân đội Mỹ, có thể buộc các tàu lớn và máy bay chiến đấu của chúng ở cách xa khu vực chiến đấu.
Theo ông David Ochmanek, một cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm góc, điều đó có nghĩa là các phương pháp tiếp cận cũ của Mỹ - dành nhiều ngày phá hủy hệ thống phòng không của đối thủ và sau đó tự do tấn công từ trên không và trên biển - là không còn khả thi.
Dựa vào tầm bắn của các tên lửa tầm trung và tầm xa Trung Quốc, các lực lượng Mỹ sẽ không còn khả năng giành chiến thắng hoàn toàn, nhưng thay vào đó, họ nên tìm cách di chuyển nhanh để ngăn chặn Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình, dựa một phần vào máy bay trang bị radar lẩn tránh. Theo kịch bản đó, quân đội Mỹ sẽ phải chịu nhiều thương vong. "Bạn sẽ mất tàu chiến, máy bay và nhân lực", ông Ochmanek nói.
Để giảm nguy cơ tiềm tàng cho những máy bay ném bom hoặc máy bay tấn công mặt đất bằng tên lửa ở Thái Bình Dương, các nhà hoạch định quân sự Mỹ hiện nay ủng hộ phân tán các chiến đấu cơ và các loại vũ khí khác ra nhiều căn cứ không quân hơn, và để che giấu hành động của chúng nếu có thể.
Các quan chức Lầu Năm góc cho biết, chiến lược này không đòi hỏi phải có các căn cứ lớn, lâu dài, và thay vào đó cho phép tiếp cận một loạt các sân bay ở Thái Bình Dương, thậm chí có đường băng tương đối thô mà không có nhiều cơ sở hạ tầng khác.
Mỹ hy vọng sẽ có quyền tiếp cận một số căn cứ không quân ở Philippines theo một thỏa thuận hợp tác quốc phòng ký kết năm ngoái với Philippines. Thỏa thuận này đang được xem xét bởi tòa án tối cao của Philippines.
Quân đội Mỹ cũng đang cân nhắc kế hoạch xây dựng cơ sở bổ sung trên các đảo xa xôi ở Thái Bình Dương vốn từng đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Một sĩ quan quân đội Mỹ hé lộ, một đề nghị, hiện đang chờ kết quả báo cáo về tác động môi trường, sẽ mở đường cho các cuộc diễn tập quân sự và hạ cánh khẩn cấp trên các đảo Saipan và Tinian, thuộc Khối thịnh vượng chung của quần đảo Bắc Mariana, một lãnh thổ của Mỹ.
Hiện quân đội Mỹ đã có quyền tiếp cận các sân bay ở Palau, mang tới một lựa chọn cho việc phân tán các máy bay.
Mặc dù xung đột với Trung Quốc chỉ được coi như một khả năng rất nhỏ, nhưng theo các quan chức Lầu Năm góc và các nhà phân tích, chỉ riêng việc nhận ra rằng Mỹ đã mất lợi thế quân sự có thể sẽ tạo tác động tâm lý với các đồng minh và đối tác. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Hải quân Mỹ yếu đuối cũng có thể củng cố sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại thời điểm mà Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách lãnh thổ bành trướng ở Biển Đông và ở các vùng biển tranh chấp khác.
Nguồn
Thanked by 3 Members:
|
|
#116
Gửi vào 23/02/2016 - 07:44
Trung Quốc phát tín hiệu quyết không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông khi tuyên bố việc nước này triển khai tên lửa ở Hoàng Sa và hơn thế không khác gì Mỹ đóng quân tại Hawaii, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh vào 22/2 bình luận, ngay trước cuộc họp của Ngoại trưởng Vương Nghệ với người đồng nhiệm Mỹ ở Washington.
Thanked by 2 Members:
|
|
#117
Gửi vào 23/02/2016 - 08:11
Quan tâm kiến nghị thúc đẩy y học gia đình, GS Đông A kiến nghị, TP.H.C.M hiện đi đầu trong mô hình này nhưng vẫn hơi chậm. Cần đi nhanh bằng cách đào tạo chuyên ngành y học gia đình tại Đại học Y dược TP và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Ở tầm nhìn vĩ mô, ông hiến kế những người quản lý y tế địa phương phải theo dõi và quản lý được vấn đề chuyển tuyến bệnh viện, từ đó sẽ giải quyết triệt để tình trạng người dân cứ có bệnh là tới bệnh viện, gây quá tải.
GS/BS Trần Đông A nguyên là ngành Quân Y/VNCH .
Thanked by 3 Members:
|
|
#118
Gửi vào 23/02/2016 - 11:26
Đang từ hạng 43, Việt Nam nhảy vọt lên hạng 8 trong bảng xếp hạng của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm-SIPRI về các nước nhập khẩu vũ khí trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Việt Nam mua vào gần 3 % vũ khí của thế giới, đứng trước cả Hàn Quốc hay Singapore. Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là động cơ thúc đẩy Hà Nội tăng chi phí quân sự.
Thanked by 2 Members:
|
|
#119
Gửi vào 23/02/2016 - 18:22
- Tình trạng tham gia quá nhiều của nhà nước vào hoạt động kinh tế, quyền lực nhà nước bị cát cứ, manh mún;
- Sự thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu trong bộ máy chính quyền;
- Sự hạn chế về trọng lượng tiếng nói của dân chúng, cũng như sự tham gia còn hạn chế của người dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách.
“Bất thường” nhóm lợi ích đặc quyền ở Việt Nam
.
Lễ công bố báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, sáng 23/2 tại Hà Nội - Ảnh: VGP.
Nhóm lợi ích đặc quyền không chỉ có ở Việt Nam, song quan hệ của nhóm này với nhà nước gắn với kết quả kinh doanh lại cao bất thường.
Nhận xét này được đưa ra tại báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, vừa được công bố sáng 23/2 tại Hà Nội.
Các tác giả báo cáo cho rằng, có ba yếu tố tác động qua lại lẫn nhau đóng vai trò quyết định trong việc giải thích cho những thách thức về hiệu lực của nhà nước ở Việt Nam hiện nay:
- Tình trạng tham gia quá nhiều của nhà nước vào hoạt động kinh tế, quyền lực nhà nước bị cát cứ, manh mún;
- Sự thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu trong bộ máy chính quyền;
- Sự hạn chế về trọng lượng tiếng nói của dân chúng, cũng như sự tham gia còn hạn chế của người dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách.
Đề cập yếu tố thứ nhất, báo cáo giải thích, nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế là thuật ngữ được dùng để mô tả hiện tượng hình thành và ngày càng gia tăng ảnh hưởng của một tầng lớp kinh doanh ở bên trong nhà nước (thay vì đáng lẽ ra là phải nằm ngoài nhà nước). Nhà nước tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế trực tiếp qua các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là các tập đoàn kinh tế nhà nước, và gián tiếp qua mối quan hệ rất chặt chẽ giữa nhà nước và nhóm đặc lợi của khu vực tư nhân.
“Nhóm lợi ích đặc quyền không chỉ có ở Việt Nam, song quan hệ của nhóm này với nhà nước gắn với kết quả kinh doanh lại cao bất thường”, báo cáo nêu rõ.
Theo báo cáo, tình trạng nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng suất. Một loại phí tổn cần được đề cập phát sinh từ sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, từ lâu đã không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn và đất đai mặc dù vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành then chốt của nền kinh tế, báo cáo phân tích.
Các tác giả cho rằng sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước không có gì là lạ trong nhiều nền kinh tế, nhất là ở các ngành độc quyền tự nhiên (dịch vụ công ích) hoặc thâm dụng vốn (hạ tầng lớn), nhưng các ngành có thể duy trì cạnh tranh thị trường thì nên được dành cho khu vực tư nhân phát triển.
Báo cáo nhận xét: ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước hiện diện ở hầu hết các ngành và lĩnh vực, kể cả các ngành như may mặc, dịch vụ điện thoại di động và ngân hàng - là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp, công ty tư nhân có thể làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước.
Mặt khác, sự thiếu vắng tầng lớp thương nhân thực sự độc lập với nhà nước hoặc độc lập với các cơ quan nhà nước là loại phí tổn thứ hai mà sự tham gia quá nhiều của nhà nước vào hoạt động kinh tế đưa lại. Nếu nhà nước quyết định duy trì nhiều vai trò trong các hoạt động sản xuất, thì tối thiểu cũng nên giữ vị thế trung lập khi cạnh tranh với tư nhân.
“Điều này hàm ý rằng không nên ủng hộ các đặc quyền tiếp cận nguồn lực tài chính, đất đai, các hợp đồng mua sắm của chính quyền, trợ cấp của nhà nước, và những ưu đãi về thuế hiện đang được dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước bởi những sự phân biệt đối xử này làm suy giảm khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước”, báo cáo viết.
Phân tích từ báo cáo cũng cho thấy, ngoài những phí tổn gây ra cho nền kinh tế, sự tham gia quá nhiều của nhà nước vào hoạt động kinh tế còn làm suy yếu hiệu lực của chính nhà nước.
Và tình trạng ấy tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế nhà nước.
Thanked by 2 Members:
|
|
#120
Gửi vào 23/02/2016 - 18:50
===== o0o =====
MỸ CÓ THỂ ĐẶT VŨ KHÍ Ở BIỂN ĐÔNG
Quân đội Mỹ dự định bố trí các đơn vị pháo binh di động để bắn hạ các tên lửa tấn công mục tiêu trên mặt đất như tên lửa hành trình và đạn pháo phản lực (rocket). Dọc theo Biển Đông, các đơn vị pháo binh này sẽ được sử dụng như hệ thống phòng không hữu hiệu mà Mỹ đã triển khai ở Đông Âu và Trung Đông, theo Scout Warrior.
Một sĩ quan Lầu Năm Góc nói với Scout Warrior rằng loại pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ bắn loại đạn 155 mm có đầu dò mục tiêu hướng dẫn chính xác (GPS) có thể hạ được tên lửa, máy bay và đạn rocket của Nga ở Đông Âu.
Theo Scout Warrior, với tình hình Biển Đông gần đây đang gia tăng căng thẳng, Mỹ tiếp tục duy trì quan hệ với Trung Quốc theo kiểu vừa hợp tác vừa đối đầu, Mới đây nhất là việc Trung Quốc bố trí tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng càng làm leo thang căng thẳng khiến Lầu Năm Góc phải xem xét nhiều lựa chọn để đối phó.
Các quan chức Lầu Năm Góc đã công khai tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các chiến dịch "tự do hàng hải", trong đó cho tàu hải quân đi bên trong khu vực 12 hải lý quanh các bãi đá và đảo Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Ngoài các hoạt động này, có thể Mỹ cũng tìm cách triển khai thêm vũ khí tấn công và phòng thủ cho khu vực này.
Dĩ nhiên là động thái này sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, khi Mỹ tuyên bố không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy vậy, điều này sẽ liên quan đến việc triển khai một hệ thống vũ khí mà trong lịch sử đã được sử dụng cho các cuộc tấn công trên bộ. Đó là Mỹ có thể sử dụng loại đại bác M777 hoặc pháo tự hành Paladin là loại vũ khí có thể bắn đạn 155 mm.
[ ]
Sửa bởi Le.Dung: 23/02/2016 - 18:57
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Huyền Cơ Phú - 玄機賦 - Ode to Mysticism - Huyền Không Tứ Bộ |
Địa Lý Phong Thủy | QuanLySo |
|
|
|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
|
|
Nghiệm lý lá số mệnh Vcd đắc tam không |
Tử Bình | Nguyentuananh79 |
|
||
Cần Những Tứ Trụ Nam Không Có Ta`i Tinh Để Nghiệm Lý |
Tử Bình | lymenhoc |
|
||
Cảnh báo! Không có Luân hồi, con người chỉ sống có 1 lần |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
||
Thái tuế nhập quái với lụa chọn năm sinh con.Chỉ bàn học thuật, không luận lá số |
Tử Vi | Transporter |
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |