Việc không của riêng ai !
#61
Gửi vào 19/02/2016 - 00:47
===
Thanked by 3 Members:
|
|
#62
Gửi vào 19/02/2016 - 01:22
Sau khi tôi công bố bài “Trung Cộng không đáng sợ” dưới đây năm kia, phần lớn website của đảng CSVN đã lấy, thay tên hay sửa đổi trước khi đăng lại. Web kenh13.info đăng lại gần như nguyên văn nhưng ký tên tác giả Long Nhất nào đó.
Các Web nguyentandung, nguyenphutrong v.v. giữ đúng tên khi ghi chú “FB Trần Trung Đạo” nhưng đã cắt xén lý do thứ 5 khi tôi bàn về mối quan hệ cơ chế giữa hai đảng CSVN và CSTQ.
Trong bài viết, tôi đưa ra một số luận điểm dựa trên các bài học quốc tế: (1) Nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh. (2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ. (3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vào..
Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh dĩ nhiên không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải đến lần nữa trên đất nước Việt Nam hãy đến càng sớm càng tốt, hãy đến khi Trung Cộng còn yếu, hãy đến khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải can thiệp.
Mới đây, Trung Cộng đưa các giàn hỏa tiễn địa-không trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Theo lời một viên chức Mỹ, đây là một trong những hoạt động quân sự hung hăng nhất của Bắc Kinh trong việc đương đầu với Mỹ.
Việc đặt các giàn hỏa tiển, thực chất, chỉ để trả đủa việc Tổng thống Barack Obama gặp gỡ các lãnh đạo của ASEAN tại California. Trong lúc Trung Cộng chưa chắc dám bắn một viên đạn nào, hành động đe dọa của họ có thể bị tác dụng ngược.
Nhân dịp này, tôi xin mời các bạn đọc nguyên văn bài viết “Trung Cộng không đáng sợ” không bị cắt xén hay thay tên đổi họ.
Trần Trung Đạo: Trung Cộng không đáng sợ
Hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học:
(1) Dù đứng trên quan điểm nào, các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh.
(2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự.
(3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.
Chiến tranh và quyền lợi quốc gia
Thủ tướng Anh Lord Palmerston thời Nữ Hoàng Victoria phát biểu: “Nước Anh không có đồng minh bất diệt, kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là bất diệt và vĩnh viễn”. Câu nói đó trở thành thước đo cho chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.
Kinh nghiệm thành công của Mỹ khi tham gia thế chiến thứ nhất: Suốt ba năm đầu của thế chiến thứ nhất, chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn bị chế ngự bởi tư tưởng tự cô lập (American Isolationism) kéo dài từ thời Tổng thống George Washington đến Woodrow Wilson.
Tháng Giêng 1917, Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gởi đại sứ Đức tại Mexico Heinrich von Eckhard qua ngã tòa đại sứ Đức tại Mỹ một bức điện tín, trong đó y chỉ thị Heinrich von Eckhard tiếp xúc chính phủ Mexico và yêu cầu quốc gia này tấn công Mỹ, và sau chiến tranh, các tiểu bang vốn thuộc của Mexico trước đây gồm Texas, New Mexico và Arizona sẽ được hoàn trả lại Mexico kèm theo một khoản tiền viện trợ lớn. Tổng thống Mexico Venustiano Carranza tức khắc thành lập một ủy ban để nghiên cứu nội dung và khả năng thu hồi các lãnh thổ bị mất trong chiến tranh Mỹ-Mexico như được hứa trong điện tín. Bức điện tín bị tình báo Anh đọc được, giải mã và gởi cho chính phủ Mỹ. Dân chúng Mỹ công phẩn và chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi. Ngày 6 tháng 4, 1917 Mỹ tuyên chiến với Đức.
Kinh nghiệm thất bại của Tiệp, Anh, Pháp khi tránh né thế chiến thứ hai: Các sử gia đã, đang và sẽ tiếp tục tranh luận về quyết định của Tổng thống Tiệp Khắc Edvard Benes khi chấp nhận các điều khoản của hiệp ước Munich dù không được mời tham dự hội nghị. Nếu Tiệp Khắc đánh nhau với Đức thì Anh, Pháp, Ba Lan, Hungary, Rumani vì quyền lợi và an ninh quốc gia bị trực tiếp đe dọa cũng phải tham gia chiến đấu bên cạnh Tiệp. Đừng quên, hiệp ước bí mật giữa Hitler và Stalin chỉ được ký một tuần trước ngày Đức xâm lăng Ba Lan và trong thời gian hiệp ước Munich gần một năm trước đó, Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Tiệp Khắc.
Trong thời điểm hiệp ước Munich, không tính 900 ngàn quân Pháp và 200 ngàn quân Anh, vào tuần lễ thứ ba của tháng Chín, 1938, Tiệp Khắc có một quân đội tiên tiến với một triệu quân bao gồm 34 sư đoàn trang bị tối tân. Tiệp có khoảng 1000 phi cơ chiến đấu đủ loại. Về xe tăng, Tiệp có nhiều trăm xe tăng hạng nặng 38 tấn trang bị đại bác 75 li với hiệu năng chiến đấu vượt xa so với xe tăng của Đức. Khi chiếm Tiệp vào tháng Ba 1939, Đức tịch thu 469 xe tăng hạng nặng, 1500 phi cơ chiến đấu, 43,500 súng máy và trên một triệu súng trường.
Cho đến đầu năm 1939, Đức mới bắt đầu sản xuất loại xe tăng Mark IV 23 tấn trang bị 75 mm và đến tháng 9, 1939, các đơn vị xe tăng của Đức mới chỉ có 300 xe tăng loại Mark III và Mark IV. Tiệp Khắc là quốc gia đã chuẩn bị cho chiến tranh. Từ tháng Ba 1938, Thủ tướng Tiệp Milan Hodza tuyên bố Tiệp sẽ đánh trả mọi sự can thiệp quân sự từ nước ngoài. Năm 1936, 12.5% GNP dành cho quốc phòng so với 13% của Đức. Ngoài ra, các vùng núi non hiểm trở Bavarian, Saxon và Silesian dọc biên giới luôn là các phòng tuyến hữu hiệu ngăn chận bước tiến của đoàn quân Hitler. Sử gia Tiệp Jaroslav Hrbek kết luận “Việc Tiệp Khắc không đánh Đức ngay cả trong trường hợp đồng minh tây phương không ủng hộ, là một sai lầm”.
Tuy kết quả khác nhau, việc Mỹ tham gia thế chiến thứ nhất hay Anh, Pháp tránh né thế chiến thứ hai đều bị chi phối bởi quyền lợi bức thiết của quốc gia họ.
Trung Cộng không dám đơn phương phát động chiến tranh đánh Việt Nam trước cũng vì bảo vệ quyền lợi và quyền lực
Các lãnh đạo Trung Cộng từ những bài học chiến tranh thế giới nêu trên và những thất bại máu xương trong lịch sử Trung Quốc của thời bị tám nước phân thây sẽ không dám đơn phương phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam với một tầm mức quy mô như chúng đã làm vào ngày 17 tháng 2 năm 1979.
Tại sao?
Những lý do người viết đã trình bày trong loạt bài về hiểm họa Trung Cộng xin tóm tắt dưới đây:
1. Hoàn cảnh chính trị Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung đã khác hẳn so với 35 năm trước. Chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam không còn là chiến tranh giữa hai nước mà là cuộc chiến tranh vùng và có khả năng cao lôi kéo cả Mỹ và Nhật vào. Kỹ thuật quân sự của Trung Cộng đã tiến khá xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam 1979 nhưng còn quá yếu so với Mỹ. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước Mỹ và Âu Châu cấu xé mà ngay thời nhà Tống vàng son của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh bị tiêu diệt trong bàn tay của Mãn Thanh nhỏ bé.
2. Các điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 35 năm trước. Nếu có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thắng hay bại vẫn có cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng sẽ tiêu vong. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Cộng biết chế độ CS như người đi trên dây, ngồi trên lưỡi dao cạo. Sự ổn định tại Trung Cộng hiện nay chỉ là sự ổn định tạm thời vì cơ chế chính trị được xây dựng trên một nền tảng bất ổn. Trong suốt 45 năm từ khi chương trình hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình ra đời, các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng tập trung vào việc phát triển kinh tế để vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất của người dân và vừa hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, hàng hóa của Trung Cộng xuất cảng phần lớn là hàng hóa tiêu dùng và đây cũng là những loại sản phẩm mà quốc gia nào cũng có thể sản xuất được. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại cũng như phương tiện nuôi dưỡng cho bộ máy chiến tranh ở tầm mức thế giới hay khu vực.
3. Trung Cộng một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị. Nhiều vùng tự trị chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn chận hơn một tỉ người cùng có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn và khi đó, bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm đều trở thành vô dụng. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Cộng mà chỉ là cách mạng máu. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại pháo bắn thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua hơn 25 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo CSTQ bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người luôn âm ỉ.
4. Trung Cộng đang bị bao vây. Hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Cộng, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Vì lý do kinh tế, họ có thể hòa hoãn hay ngay cả thân thiện với Trung Cộng nhưng khi chiến tranh bùng nổ, không một quốc gia nào sẽ chọn đứng về phía Trung Cộng. Tuy phụ thuộc nhau vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Cộng là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa Mỹ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Cộng vươn xa toàn thế giới. Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Để đối phó lại các liên minh quân sự khối, Trung Cộng cố gắng phát triển mối quan hệ đa phương với Nga và các quốc gia nhỏ khác vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tuy nhiên các liên minh này chưa phải là đối trọng của các khối thân Mỹ.
5. Chính sách của Trung Cộng đối với CSVN là vừa lấn chiếm, vừa đe dọa nhưng cũng vừa bảo vệ cơ chế CS. Mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Giới lãnh đạo CSVN không có vị trí độc lập về chính sách đối ngoại. Mọi chủ trương, chính sách trước khi đưa ra đều phải đo lường phản ứng từ phía Trung Cộng.
Chính sách đối ngoại kiểu chuột đồng của Trung Cộng hiện nay
Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng. Chúng tàn phá cả cánh đồng Việt Nam bằng cách gặm nhấm từng bụi lúa. Như đã và đang áp dụng ngay từ khi chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt qua các sự kiện dời cột mốc biên giới, Trung Cộng không đánh chiếm mà chỉ từ từ gặm nhắm dần mòn lãnh thổ và lành hải Việt Nam. Một mặt chúng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng thước đất, từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do chúng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm.
Trung Cộng làm vậy, một phần vì chúng đi guốc trong bụng các lãnh đạo CSVN. Ngoài các tuyên ngôn, tuyên cáo mang nội dung giống hệt từ sau chiến tranh biên giới đến nay, lãnh đạo CSVN không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Những lời phản đối rỗng của Lê Hải Bình không gây một tác hại gì và mũi khoan của HD-981 vẫn tiếp tục ghim sâu vào lòng biển Việt Nam. Các thế hệ lãnh đạo CSVN che giấu sự phụ thuộc, sự sợ hãi chiến tranh với Trung Cộng, tham vọng quyền lực và quyền lợi trong khẩu hiệu “hòa bình và ổn định” mà quên một điều Trung Cộng ngại chiến tranh hơn bất cứ một quốc gia nào trong vùng.
Đại đa số nhân loại không muốn chiến tranh, nhất là Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh lại càng không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải đến lần nữa trên đất nước Việt Nam hãy đến càng sớm càng tốt, hãy đến khi Trung Cộng còn yếu, hãy đến khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải tham gia can thiệp. Trung Cộng không có gì đáng sợ mà chỉ sợ lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam chưa đủ độ sục sôi.
Trần Trung Đạo
===================
Ghi nhận : Tôi hoàn toàn đồng ý vớí tác giả càng kéo dài tình trạng hiện nay thì Tàu càng có lơị thế về quân sự lẩn đàm phán ra toà trong tương lai . Tóm lại sách lượt của Tàu hiên nay là mua thời gian để chuẩn bị cho cả 2 mặt trận trên .
Thanked by 6 Members:
|
|
#63
Gửi vào 19/02/2016 - 01:46
I smile but I want to cry
I talk but I wanna be quiet
Thank you!
Thanked by 3 Members:
|
|
#64
Gửi vào 19/02/2016 - 07:55
NgocHoaVT, on 18/02/2016 - 16:50, said:
Người đề xuất được lên chức ... người trình mất chức ... hihi
=====
Mua tàu cũ Trung Quốc, người đề xuất chủ trương được thăng chức
Ông Trần Thế Hùng - Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh (đơn vị đề xuất chủ trương mua tàu cũ Trung Quốc) được bổ nhiệm làm TGĐ Tổng Công ty Vận tải Đường sắt HN.
Thực hiện mọi thứ từ sự nhiệt huyết vì người dân, vì đất nước thì người ta lại truy tìm người tư vấn truyền thông ... nực cười phải không NgocHoa
Thanked by 2 Members:
|
|
#65
Gửi vào 19/02/2016 - 12:07
QĐND - Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, là thành quả cuộc đấu tranh của loài người qua hàng nghìn năm lịch sử. Ngày nay, bảo đảm quyền con người đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung của cộng đồng quốc tế, được phản ánh trong chính sách của các quốc gia cũng như trong chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế.
.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh tại lễ ký chứng thực Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), được thông qua ngày 28-11-2013. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Với chủ trương nhất quán tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do của người dân, việc tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người và nhất là việc tham gia các điều ước, thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người đã được Việt Nam thực hiện với tinh thần nghiêm túc, cầu thị và cởi mở, đóng góp đáng kể vào việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt Nam.
Coi trọng hợp tác quốc tế về quyền con người
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là không ngừng nỗ lực để bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của mọi người dân. Thực hiện chủ trương này, Việt Nam coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, hợp tác quốc tế về quyền con người giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế đang ngày càng được mở rộng.
Việt Nam hiện có Cơ chế Đối thoại nhân quyền chính thức với 5 nước/đối tác, bao gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Ô-xtrây-li-a, cùng với nhiều kênh trao đổi không chính thức về các vấn đề quyền con người. Đặc biệt, Việt Nam đang ngày càng chủ động và tích cực hơn tại các diễn đàn đa phương về quyền con người (đặc biệt với vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền).
Việc tham gia các điều ước quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người là một trong những công tác trọng tâm, nhằm hướng đến những chuẩn mực cơ bản và phổ quát về quyền con người, đưa những quy định chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi về các quyền con người vào pháp luật, chính sách của Việt Nam, phù hợp điều kiện đặc thù của Việt Nam.
Nỗ lực tham gia và thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế
Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người (7/9 công ước), trong đó chúng ta là quốc gia thứ hai trên thế giới và là nước châu Á đầu tiên tham gia Công ước về quyền trẻ em. Đầu năm nay, Việt Nam vừa phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước chống tra tấn. Việt Nam cũng tham gia 20 công ước về quyền lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 5/8 công ước cơ bản của ILO. Đây là mức độ cam kết rất cao, kể cả so với nhiều quốc gia phát triển, thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn.
Nỗ lực của Việt Nam không chỉ thể hiện qua số lượng các công ước quốc tế về quyền con người đã tham gia, mà còn ở tinh thần nghiêm túc trong thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của một quốc gia thành viên công ước. Cụ thể, đó là nỗ lực nội luật hóa quy định của các công ước về quyền con người (với hàng chục nghìn văn bản luật và dưới luật phải điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới...); việc triển khai tuyên truyền, phổ biến các công ước quốc tế về quyền con người trên phạm vi toàn quốc, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời đưa vào chương trình giáo dục; việc nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc liên quan đến xây dựng và đệ trình báo cáo quốc gia. Việt Nam đã soạn thảo và đệ trình 16 báo cáo quốc gia lên các ủy ban công ước về nhân quyền, được đánh giá cao về chất lượng.
Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế khác về quyền con người, nổi bật là Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền. Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát vào tháng 5-2009, chấp nhận 96/123 khuyến nghị. Tại phiên Rà soát định kỳ phổ quát lần thứ hai vào tháng 2-2014, Việt Nam chấp nhận 182/227 khuyến nghị. Việt Nam có thái độ tích cực, nghiêm túc trong việc chuẩn bị báo cáo, tham gia đối thoại, và tỷ lệ chấp nhận các khuyến nghị như vậy là ở mức cao. Điều quan trọng hơn là Việt Nam hết sức nghiêm túc trong thực hiện các khuyến nghị đã chấp nhận.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể về việc thực hiện 182 khuyến nghị, Bộ Ngoại giao được phân công là cơ quan điều phối việc thực hiện kế hoạch này.
Đóng góp tích cực vào việc xây dựng giá trị về quyền con người
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò và đóng góp tích cực vào việc xây dựng giá trị về quyền con người nói chung trên phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này phù hợp với định hướng đối ngoại của Việt Nam khi bước sang một giai đoạn phát triển mới, không chỉ tham gia tích cực, mà còn là một thành viên có trách nhiệm và chủ động tham gia vào quá trình định hình, xây dựng các quy định, chuẩn mực chung. Đóng góp của Việt Nam thể hiện ở cách tiếp cận đề cao đối thoại, hợp tác xây dựng để thu hẹp khác biệt, tránh đối đầu trong vấn đề quyền con người; đồng thời ủng hộ cách tiếp cận toàn diện, cân bằng giữa các quyền, hài hòa quyền cá nhân với các quyền tập thể. Cách tiếp cận này thể hiện rõ trong sự tham gia của Việt Nam ở các cơ chế đa phương về nhân quyền của Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEAN.
Nỗ lực và đóng góp của Việt Nam được các nước ghi nhận và đánh giá tích cực. Các nước hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế và các khuyến nghị rà soát định kỳ phổ quát cũng như sự nghiêm túc của Việt Nam trong xây dựng và trình bày các báo cáo quốc gia. Một số nước đang phát triển mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Việt Nam. Việt Nam cũng được nhiều nước tin tưởng, tham vấn trong giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm về quyền con người.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tham gia và thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế về quyền con người vẫn gặp một số khó khăn. Đó là khó khăn về nguồn lực, đặc biệt là chuyên gia về quyền con người; khó khăn về thực thi các nghĩa vụ công ước, trong đó có nghĩa vụ làm báo cáo; khó khăn trong điều phối hoạt động giữa các cơ quan.
Thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào một số nhiệm vụ như: Nghiêm túc triển khai các cam kết, nghĩa vụ quốc tế về quyền con người; nghiên cứu khả năng gia nhập thêm một số điều ước quốc tế; cần phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn về quyền con người nói chung, trong đó chú trọng việc đóng góp hiệu quả tại các cơ quan Liên hợp quốc mà Việt Nam sẽ làm thành viên như Hội đồng Kinh tế-Xã hội (2016-2018), Hội đồng chấp hành UNESCO (2015-2019) và trong các cơ chế của ASEAN; tăng cường phối hợp, tham vấn nhằm bảo đảm sự hiệu quả trong việc thực thi công ước và các khuyến nghị rà soát định kỳ phổ quát, quan tâm hơn về tiến độ, chất lượng báo cáo quốc gia, xem xét tính khả thi và cần thiết của việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu, tổng hợp và cập nhật tình hình các quyền con người; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực quyền con người cần được chú trọng, trong đó có việc tìm kiếm, hỗ trợ ứng cử viên Việt Nam có đủ điều kiện tham gia các ủy ban công ước.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thực thi các cam kết và điều ước quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, với những nỗ lực mạnh mẽ của các ngành, các cấp trong nhiều thập kỷ, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào việc triển khai nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ theo các công ước và cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người, cũng như tin tưởng vào sự đóng góp ngày càng tích cực hơn của Việt Nam đối với giá trị chung về quyền con người ở phạm vi khu vực và toàn cầu.
HÀ KIM NGỌC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Thanked by 4 Members:
|
|
#66
Gửi vào 19/02/2016 - 14:01
Ngày 18.2, Phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TP.H.C.M cho biết trong ngày 17.2 đã thay thế biển cấm đậu xe ngày chẵn, lẻ trên đường Nguyễn Thái Bình và Lê Thị Hồng Gấm, Q.1 bằng biển cấm, dừng đậu xe khách từ 9 chỗ ngồi trở lên.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#67
Gửi vào 19/02/2016 - 14:19
=====
Tra.My, on 19/02/2016 - 12:30, said:
TP.H.C.M tăng thêm lực lượng để trấn áp tội phạm
.
Một ngày sau buổi làm việc với thường trực Thành ủy TP.H.C.M, sáng 18-2, giám đốc Công an TP.H.C.M đã chỉ đạo lực lượng Công an TP triển khai ngay các biện pháp trấn áp tội phạm.
Nung nấu dẹp cướp giật, hiệp sỹ săn bắt cướp ‘hiến kế’ đến ông Đinh La Thăng
.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#68
Gửi vào 19/02/2016 - 14:33
N.ThuHa, on 18/02/2016 - 18:53, said:
TP-H.C.M
- Đón khách ngày 23/5
- Quốc yến ngày 24/5
Chị xem lại thông báo kế hoạch dự kiến nhé, có sự thay đổi
=====
Tổng thống Barack Obama vừa chính thức công bố sáng nay rằng, Ông sẽ thăm chính thức Cuba vào ngày 21/3, ngày đầu tiên của mùa Xuân năm nay.
Tổng thống Barack Obama sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Cuba từ sau chuyến viếng thăm năm 1928 của Tổng thống Calvin Coolidge.
Big News: President Obama Is Headed to Cuba
.
Thanked by 3 Members:
|
|
#69
Gửi vào 19/02/2016 - 17:27
Đôi khi, cái mà mắt chúng ta nhìn thấy, chưa chắc đã là sự thật bản chất.
Nhưng tiếng vọng, thanh âm của đời sống, của bạn bè, gia đình, người thân của những người dân lầm than, thì lại thường trung thực và sâu thẳm.
Bên cạnh “chiếc điện thoại cảm xúc” của ông Đinh La Thăng
.
Thanked by 3 Members:
|
|
#70
Gửi vào 19/02/2016 - 17:40
NgocHoaVT, on 19/02/2016 - 14:33, said:
=====
Tổng thống Barack Obama vừa chính thức công bố sáng nay rằng, Ông sẽ thăm chính thức Cuba vào ngày 21/3, ngày đầu tiên của mùa Xuân năm nay.
Tổng thống Barack Obama sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Cuba từ sau chuyến viếng thăm năm 1928 của Tổng thống Calvin Coolidge.
Big News: President Obama Is Headed to Cuba
Chị đã biết thông tin, cảm ơn em.
Chắc bên em đang quan tâm đến câu hỏi về hội nghị US - ASEAN, chắc là cảm thấy thất vọng khi một "ông lớn" như Mỹ lại "bó tay" trước "10 chú lùn" Asean phải không? khi mà Hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung về Biển Đông ???
Thanked by 4 Members:
|
|
#71
Gửi vào 19/02/2016 - 19:07
====
Việt Nam gửi công hàm lên LHQ về việc Trung Quốc điều tên lửa ra Hoàng Sa
Ảnh chụp một bãi biển trên đảo Phú Lâm trong hai ngày 14/2 và 3/2. Ảnh: ISI.
Thanked by 2 Members:
|
|
#72
Gửi vào 19/02/2016 - 20:09
Thanked by 2 Members:
|
|
#73
Gửi vào 19/02/2016 - 22:07
=====
Ông Tập Cận Bình hạ mật lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu Hạm đội Đông Hải?
.
===== o0o =====
"Nếu Trung Quốc dùng vũ lực, chỉ 300 quả tên lửa đủ dập nát 7 đảo nhân tạo"
.
Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
===== o0o =====
Ngoại trưởng Úc chỉ ra hành động 'tráo trở' của Trung Quốc ngay tại Bắc Kinh
.
Ngoại trưởng Úc và Ngoại trưởng Trung Quốc trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 18.2
Sửa bởi Thanh.Huong: 19/02/2016 - 22:35
Thanked by 3 Members:
|
|
#74
Gửi vào 20/02/2016 - 07:39
=====
- "Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ."
- "Cuộc chiến ... của Đặng Tiểu Bình thực sự đã đưa Trung Quốc ra khỏi cái gọi là phe xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Khi ấy, nhiều nước Đông Âu không hài lòng, nói rằng một nước xã hội chủ nghĩa lại đánh một nước xã hội chủ nghĩa khác. Khi đó, Đặng Tiểu Bình đã thấy rõ không cần thứ chủ nghĩa xã hội ấy của họ. Kết quả như thế nào? Chủ nghĩa xã hội giả hiệu đã chết yểu."
-" Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc"
Chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 dưới con mắt một viên tướng Trung Quốc
Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh - Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn âm mưu và “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.
Sửa bởi Thanh.Huong: 20/02/2016 - 07:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#75
Gửi vào 20/02/2016 - 08:53
=====
Khởi tố BLĐ Liên kết Việt lừa đảo hơn 45.000 người
Chỉ trong hơn 1 năm hoạt động, ban lãnh đạo (BLĐ) Công ty Liên kết Việt đã lừa đảo hơn 45.000 người với số tiền trên 1.900 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh đa cấp...
.
Bị can Lê Xuân Giang (mặc quân phục) tại một cuộc hội thảo của Liên kết Việt.
Ảnh:lkv.com.vn
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không? |
Tử Bình | SongHongHa |
|
|
|
Nghiệm lý lá số mệnh Vcd đắc tam không |
Tử Bình | Nguyentuananh79 |
|
||
Cần Những Tứ Trụ Nam Không Có Ta`i Tinh Để Nghiệm Lý |
Tử Bình | lymenhoc |
|
||
Cảnh báo! Không có Luân hồi, con người chỉ sống có 1 lần |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
||
Thái tuế nhập quái với lụa chọn năm sinh con.Chỉ bàn học thuật, không luận lá số |
Tử Vi | Transporter |
|
||
Hư Không |
Vườn Thơ | Rey |
|
|
10 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |