Jump to content

Advertisements




THÁNH NGÔN


33 replies to this topic

#1 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 23:42

Đề Bà Đạt Ta xin Phật 5 điều (Tam Tạng 2e trang 292):

1- Các thầy Tỳ Khưu phải ở trong rừng suốt đời (Không được ở trong xóm)

2- Thầy Tỳ Khưu phải đi khất thực suốt đời (không được thọ lãnh vật thực người dâng cúng hoặc trai tăng).

3- Các thầy Tỳ Khưu phải lượm vải bỏ mà làm y mặc suốt đời (Không được thọ lãnh y thí chủ dâng cúng cho).

4- Các thầy Tỳ Khưu phải ở cội cây suốt đời (Không được ở liêu cốc).

5- Các thầy Tỳ Khưu không được ăn thịt cá suốt đời.

Đức Phật trả lời 5 điều ấy cho Đề Bà Đạt Ta:

1- Các thầy Tỳ Khưu nên ở trong rừng, nếu không thể ở được hoặc không muốn ở thì được phép ở trong xóm làng.

2- Các thầy Tỳ Khưu phải đi khất thực xin ăn, nếu không nguyện giữ pháp đầu-đà đi khất thực thì được phép thọ trai tăng hoặc vật thực người dâng cúng.

3- Các thầy Tỳ Khưu phải lượm vải bỏ may y mặc suốt đời, nhưng nếu không nguyện phép đầu đà ấy, có thí chủ trong sạch dâng y cũng được phép thọ lãnh.

4- Các thầy Tỳ Khưu nên ở dưới cội cây trong 8 tháng (trừ 4 tháng mùa mưa phải kiếm chỗ kín đáo như liêu cốc để nhập hạ), nếu không nguyện giữ phép đầu đà ấy, có thí chủ làm chùa chiền liêu cốc dâng cho ở cũng được.

5- Thầy Tỳ Khưu không nên thọ cá thịt mà biết người giết quyết định để cho mình ăn. Nhưng được phép thọ tam-tịnh nhục là không thấy, không nghe, không nghi ngờ. Như vậy để nhận thức cho thấy rõ Phật giáo là trung đạo không thẳng lắm và cũng không dùng lắm.

(Đề Bà Đạt Ta xin Phật không được mới chia rẽ Tăng Chúng, lập mưu hại Phật mà phải bị đọa xuống cảnh khổ)

(KHO TÀNG PHÁP- BẢO - Soạn giả Bhikkhu Naga Maha Thera TỲ-KHƯU BỬU-CHƠN. Tr 61 - 62. Mùa thu năm Tân-Sửu Ph.L. 2505 - D.L 1961)

Thanked by 4 Members:

#2 nhatnguyen0978

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 102 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 00:48

Người duyên phước mỏng, nghiệp sâu dày, khó gặp thánh nhân. Kẻ làm tà ác, may mắn nghe được chữ Phật, nhưng lại gặp ma tăng dẫn lối mê tín hoang đường. Không ai khác tiếp tay cho sự phá hoại chân lý của Phật, lại chính là những người mang danh Thích Tử, đệ tử Phật.

Phật ngôn :
“Này Jivaka! Tỳ kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy phải luôn tu tập tâm mình biến mãn khắp cùng một phương với lòng từ và an trú, phương thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng khắp thế giới trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên, tâm vị ấy biến mãn và câu hữu với lòng từ quảng đại vô biên không hận, không sân và an trú’’. (kinh Jivaka)

“Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này. (kinh Jivaka)

Người tu sĩ tâm rải từ bi thương xót tất cả chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh. Không sát sinh là quan điểm nhất quán và xuyên suốt lời dạy Như Lai. Các thầy tổ giới luật không nghiêm đã sửa kinh Phật, thêm vào chữ ( giết cho mình ăn) để được ăn thịt. Nhưng các thầy giấu đầu lòi đuôi.

Phật nói "Không ăn thịt chúng sanh" và các thầy nói "được ăn thịt chúng sinh". Như vậy Phật đúng hay các thầy đúng ? Phật láo hay các thầy láo ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nhatnguyen0978: 13/02/2016 - 00:52


Thanked by 1 Member:

#3 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 09:32

"Người tắm rồi thì thân thể đã sạch, nên chỉ cần rửa chân thôi. Các con đã sạch rồi, nhưng không phải tất cả đều trong sạch".

(Thánh Kinh Tân Ước - Phúc Âm, Giăng)

Thanked by 1 Member:

#4 nhatnguyen0978

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 102 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 09:47

“Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì. (Kinh Trường Bộ tập 1 trang 618, kinh Ðại Bát Niết Bàn. Mahàparinibbàna Sutta, DN.16)

"Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát."(- Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214)

○Tin rằng có thế giới tên Cực Lạc Tây Phương===》 TÀ KIẾN!
●" ...Này Vasettha, những Bà la môn tinh thông ba tập vệ đà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy:" Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến,dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo." thật không thể có sự kiện ấy.
Này vasettha, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa không thấy,người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Vasettha, lời nói của những Bà la môn tinh thông ba tập Vệ đà- người đầu không thấy,người giữa không thấy , người cuối cùng cũng không thấy- giống như lời nói mù quáng. Lời nói của những Bà la môn tinh thông ba tập vệ đà như vậy là lời nói đáng chê cười,là lời nói suông, là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng..."
__________________

○Quán tưởng về thế giới Cực Lạc ===》 TÀ TƯ DUY
●" - Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Ðịnh mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Ðịnh được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham ái một đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa."
_______________

○Nói lời không thật về thế giới bất diệt sống lâu vô lượng ===》 TÀ NGỮ
●“Này Bố Tra! Có những Sa Môn huặc Bà La Môn chỉ định một cõi thế gian và cho ở đó hoàn toàn vui. Ta (Phật) liền hỏi họ:
- Ngươi nói có một cõi thế gian hoàn toàn vui phải không?
- Phải.
- Ngươi đã thấy cõi đó chưa?
- Không thấy.
- Ngươi có thấy Chư Thiên trong đó chưa?
- Chưa!
- Ngươi đã từng sinh hoạt, tu hành chung với hàng Chư Thiên cõi đó chưa?
- Chưa.
- Có vị trời nào từ cõi đó đến nói với ngươi theo pháp tu đó sẽ sinh về cõi đó cùng họ hưởng vui không?
- Không.
- Ngươi có hiện thân đến cõi đó không?
- Không.
- Này Bố Tra nghĩ sao? Các người Sa Môn và Bà La Môn kia nói có cõi trời hoàn toàn vui là nói thật chăng?
- Thưa họ không nói thật.
- Này Bố Tra! Ví như có người nói rằng, “tôi thường thông giao với một người con gái đoan chính” và cứ khen ngợi người con gái đó. Bất chợt có ai hỏi “ngươi có biết mặt người con gái đó không? Hiện nàng đang ở đâu?”, người kia đáp: “tôi không biết”. Họ lại hỏi xóm làng, quốc độ, cha mẹ, tên họ, dung mạo của người con gái đó, vẫn câu trả lời không biết. Này Bố Tra nghĩ sao? Thế thì người kia nói tôi thường thông giao với người con gái đó là lời nói chân thật chăng?
- Không đúng.
- Này Bố Tra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng như thế, họ nói không chân thật gì cả. Lại ví như có người bắc thang giữa chỗ đất trống, gặp người ta hỏi: Anh bắc thang làm gì? Y trả lời bắc thang lên nhà. Người ta lại hỏi nhà ở đâu, y liền trả lời: Không biết. Bố Tra nghĩ sao? Người bắc thang đó có phải đã làm một việc hư ngụy không?
- Hư ngụy.
- Này bố tra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng thường nói những điều hư ngụy như thế."
Sống hành nghề trợ niệm và các công đức hồi hướng Tây Phương ===》 TÀ MẠNG, TÀ NGHIỆP
"Và này các Tỳ kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi, như vậy, này các Tỳ kheo, là tà mạng.
____________________

○Siêng năng tu tập nói Phật, réo Phật, đọc Phật, hát Phật... ===》TÀ TINH TẤN
●Tăng Chi Bộ V.209
Thuyết Pháp với Giọng Ca:
- oOo -
"Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài. Thế nào là năm?
- Tự mình say đắm trong âm giọng ấy;
- Làm người khác say đắm trong âm giọng ấy;
- Các người gia chủ phê bình: "Như chúng ta hát, cũng vậy, các Sa-môn Thích tử này ca hát";
- Vì vị ấy cố gắng rèn luyện cho âm thanh điêu luyện nên mức thiền định của vị ấy bị gián đoạn;
- Làm gương xấu để các thế hệ sau bắt chước.
Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại với người thuyết pháp với giọng ca kéo dài."
_____________________

○Không sống nơi 4 trụ xứ như kinh Niệm Xứ mà sống trong giấc mơ về tịnh độ ===》TÀ NIỆM
●" - Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời."( Kinh Đại Niệm Xứ)
___________________

○Đắc nhất tâm bất loạn do dùng câu A Di Đà ức chế đè nén ý thức ===》 TÀ ĐỊNH
●" Vị ấy, với giới uẩn cao quý này, với sự hộ trì các căn cao quý này, với chánh niệm tỉnh giác cao quý này, với hạnh biết đủ cao quý này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt.
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm, thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên; với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm, thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Như vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc. Này Ðại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này Ðại vương, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.
Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này Ðại vương, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

===》 Này Kassapa, có con đường, có phương pháp khiến ai tuân theo sẽ tự thấy và tự biết: "Sa-môn Gotama nói đúng thời, nói chân thật, nói lợi ích, nói hợp pháp, nói đúng luật". Này Kassapa, con đường ấy là gì, phương pháp ấy là gì khiến ai tuân theo sẽ tự thấy và biết: "Sa-môn Gotama nói đúng thời, nói chân thật, nói lợi ích, nói hợp pháp, nói đúng luật?" Chính là con đường Thánh tám ngành tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Kassapa, chính con đường này, chính phương pháp này khiến ai tuân theo sẽ tự thấy và tự biết: "Sa-môn Gotama nói đúng thời, nói lời chân thật, nói lợi ích, nói hợp pháp, nói đúng luật".

Tất cả Pháp của giáo chủ Như Lai không hề nói đến 1 vị Phật hay Bồ Tát, cõi siêu hình nào khác, ngoài BÁT CHÍNH ĐẠO không có thánh nhân. Ngoài bát chính đạo không có CHÍNH ĐẠO, không có GIẢI THOÁT, không có CHỨNG ĐẮC đích thực, cốt lõi của Phật pháp là TỨ DIỆU ĐẾ, gọn lại là Bát chính đạo.

Giới luật còn là Phật Pháp còn. Giới luật mất là Phật pháp mất.

Thập giới Sadi :

1. Không sát sinh.
2. Không trộm cướp.
3. Không phi phạm hạnh.
4. Không vọng ngữ.
5. Không uống rượu và chất gây nghiện.
6. Không đeo tràng hoa thơm, không dùng dầu thơm xoa thân.
7. Không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không cố ý đến xem nghe.
8. Không ngồi nằm giường lớn cao rộng.
9. Không ăn phi thời.
10.Không cầm giữ sanh tượng vàng bạc vật báu.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#5 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 10:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhatnguyen0978, on 13/02/2016 - 00:48, said:

Người duyên phước mỏng, nghiệp sâu dày, khó gặp thánh nhân. Kẻ làm tà ác, may mắn nghe được chữ Phật, nhưng lại gặp ma tăng dẫn lối mê tín hoang đường. Không ai khác tiếp tay cho sự phá hoại chân lý của Phật, lại chính là những người mang danh Thích Tử, đệ tử Phật.
Phật ngôn :“Này Jivaka! Tỳ kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy phải luôn tu tập tâm mình biến mãn khắp cùng một phương với lòng từ và an trú, phương thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng khắp thế giới trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên, tâm vị ấy biến mãn và câu hữu với lòng từ quảng đại vô biên không hận, không sân và an trú’’. (kinh Jivaka)

“Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này. (kinh Jivaka)

Người tu sĩ tâm rải từ bi thương xót tất cả chúng sinh, không ăn thịt chúng sinh. Không sát sinh là quan điểm nhất quán và xuyên suốt lời dạy Như Lai. Các thầy tổ giới luật không nghiêm đã sửa kinh Phật, thêm vào chữ ( giết cho mình ăn) để được ăn thịt. Nhưng các thầy giấu đầu lòi đuôi.

Phật nói "Không ăn thịt chúng sanh" và các thầy nói "được ăn thịt chúng sinh". Như vậy Phật đúng hay các thầy đúng ? Phật láo hay các thầy láo ?
Chủ topic có phân biệt được sự khác nhau giữa "Không Sát Sinh" và "Cấm ăn mặn" hay không?

Thanked by 2 Members:

#6 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 11:49

Topic này càng ngày càng lậm tớí mức động chạm tôn giáo vi phạm nội qui diển đàn.

Thanked by 2 Members:

#7 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 12:40

THANH TỊNH ĐẠO
(The Path of Purification - Visuddhimagga )
Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa
Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli
Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Thích Nữ Trí Hải


Chương II


Hạnh Đầu Đà Khổ Hạnh


(Dhutanga-niddesa)

1. Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong tu tập" (A. ii, 27). Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh.
Mười Ba Khổ Hạnh
2. Đức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nàm tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:
1. Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm)
3. Sau đây sẽ trình bày về (1) ý nghĩa (2) đặc tính v.v.. (3) thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực sự phạm giới và những lợi ích của mỗi hạnh, (4) ba tánh, (5) Phân biệt "người khổ hạnh" "người thuyết giảng khổ hạnh", "các pháp tương ưng với khổ hạnh", "các khổ hạnh" và khổ hạnh thích hợp với hạng người nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu Tỳ kheo chưa thọ giới hạnh đầu-đà thì không thể lấy hạnh đầu-đà làm chuẩn để nhận xét. Trong 13 giới hạnh đầu-đà để thực hành hoàn mãn một giới thôi cũng có thể mất hàng vô số kiếp luân hồi.

Duyên khởi Pháp sanh, mọi hiện tượng xã hội đều có lý do hợp lý của nó. Người học Đạo không thể mạt sát và cưỡng dâm ngôn từ khi lòng đầy sân si và chưa ly tham dục được, lại đi rêu rao mượn cớ bảo vệ Chính Pháp, Là thật hay là ảo ?

Lời lẽ của nhatnguyen0978 đầy sự kích động, tôi nghi ngờ có thiện tâm bảo vệ chính pháp ?

Dù có Đức Phật Thích Ca hay không có thì Chân Lý Vũ Trụ vẫn vậy, Ngài đã thực chứng chân lý và chỉ cho những người có nhân duyên với giáo pháp của Ngài thấy con đường đến chân lý rồi tự mỗi người đi đến. Còn theo hay không, theo như thế nào là tùy duyên mỗi người.

Giáo pháp của Đức Phật còn lưu truyền hiện ở đời hay ẩn đi thì cũng do nhân duyên nơi con người, còn Đức Phật đã là bậc chánh đẳng giác đâu có theo thế sự như con người và chân lý vũ trụ vẫn vậy.

Sửa bởi PhapVan: 13/02/2016 - 12:57


#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 20:09

Đề mục niệm niệm có 10

1. Niệm Phật.
2. Niệm Pháp.
3. Niệm Tăng.
4. Niệm giới.
5. Niệm sự bố thí.
6. Niệm chư thiên (là niệm những đức hạnh sanh về cõi chư thiên).
7. Niệm sự chết.
8. Niệm 32 thể trược.
9. Niệm hơi thở.
10. Niệm Niết bàn.

(KHO TÀNG PHÁP- BẢO - Soạn giả Bhikkhu Naga Maha Thera TỲ-KHƯU BỬU-CHƠN. Tr 152. Mùa thu năm Tân-Sửu Ph.L. 2505 - D.L 1961)

Sửa bởi PhapVan: 13/02/2016 - 20:10


Thanked by 1 Member:

#9 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 20:49

51. 9). Sách vở là trách nhiệm đối với kinh điển. Ðây chỉ là chướng ngại với người luôn bận đọc tụng mà thôi. Về điểm này, có câu chuyện sau. Khi trưởng lão Revata ? xứ Ðồi được đại đức Revata người tụng đọc Trung bộ kinh là một trách nhiệm nặng nề, hiền giả. Khi một người đang học thuộc lòng 50 kinh đầu tiên, vị ấy còn trước mặt 50 kinh chặn giữa, khi đang học 50 kinh sau cùng. Làm sao hiền giả có thể khởi sự một đề tài thiền định?". - "Bạch đại đức, khi tôi đã nhận một đề tài, thì tôi sẽ không dành lại kinh điển nữa". Vị ấy nhận đề mục thiền và trong 19 năm không tụng đọc, đã chứng quả La hán vào năm thứ 20. Ông bảo những tỷ kheo đến tụng đọc "Chư hiền, ta đã không nhìn đến kinh điển 20 năm nay, nhưng vẫn quen thuộc. Chư hiền cứ khởi sự". Và từ đầu đến cuối, trưởng lão tụng đọc không bị vấp một âm nào.

52. Trưởng lão Mahà -Nàga Karuliliyari cũng vậy, để kinh qua một bên 18 năm trời, sau đó ông tụng Dhàtukathà cho các tỷ kheo nghe không sai một chữ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(không thể lấy trí nhớ biết của mình rồi suy luận ra và phỏng đoán với trí tuệ bậc tu chứng quả)

Thanked by 3 Members:

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 17/02/2016 - 23:49

PHẨM BÀ LA MÔN - Kinh Pháp Cú
Dịch giả Thích Trí Đức

383.- Dũng cảm đoạn trừ dòng ái dục, các ngươi mới là Bà la môn ! Nếu thấu rõ các uẩn diệt tận, các ngươi liền thấy được vô tác (Niết bàn)

384.- Nhờ thường trú trong hai pháp, hàng Bà la môn đạt đến bờ kia; dù có bao nhiêu ràng buộc, đều bị trí tuệ dứt sạch.

384. - Không bờ kia cũng không bờ này, hai bờ đều không thật, chỉ xa lìa khổ não, chẳng bị trói buộc nữa, Ta gọi họ là Bà la môn.

...............
399.- Người nhẫn nhục khi bị đánh mắng không sinh lòng sân hận; người có đội quân nhẫn nhục hùng cường, Ta gọi là Bà la môn.

..............
423.- Những vị Mâu-ni (thanh-tịnh) hay biết đời trước, thấy cả cõi thiên và các cõi đau khổ (ác thú), đã trừ diệt sự tục sinh, thiện nghiệp hoàn toàn, thành bậc vô thượng trí; người viên mãn thành tựu mọi điều như thế, Ta gọi là Bà la môn.

"xin độc giả lưu ý ở điểm nầy thì sẽ cảm thông Phật Thích Ca nói phẩm Bà la môn tức nói lên ý nghĩa tôn giáo đại đồng thế mà phần đông phật tử lại "chấp kinh" nên vẫn chấp câu: "Bà la môn là ngoại đạo" nhưng không rõ ngoại đạo mà Phật Thích Ca tuyên nói là ở trong trạng thái nào ... Ấy là điều mà các Phật tử trí-huệ cần suy gẫm sau khi đọc phần này... nếu vẫn còn giữ tâm cố chấp thì những hạng người đó khó tiến đến lãnh vực giải thoát..." (Yoga Tối thượng Luận giải - Na Wa Mi, quyển 2 Trang 182; Tri Thức Xuất Bản - 1972)

(phấn đấu tu tập được thành tựu như Bà la môn cũng mọt gông, chê Bà la môn là phéc lác không biết gì- Thành tựu trong tu hành không có vượt cấp, vẫn phải tuần tự trải qua các phẩm vị - làm gì có một tấc tới trời ?)

Thanked by 3 Members:

#11 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/02/2016 - 10:38

"Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng âm thanh yêu thương bảo A Nan một lần lữa rằng: Pháp Hóa Tích (nhân duyên đời xưa) của chư Phật đều như vậy. Đừng có buồn thương ! Sau khi Ta diệt độ, Chính Pháp Vô Thượng còn trụ ở đời một ngàn năm để nhiêu ích cho hàng Trời, Người, A Tố Lạc ... Từ đó về sau sẽ dần dần ẩn mất."
......
"Sau khi Ta vào Niết Bàn, một trăm năm thứ mười, trong Thánh Giáo của Ta thì Hý Luận bền chắc, các đệ tử của Ta, phần lớn siêng năng tập học mọi loại Hý Luận, buông bỏ xuất thế gian, chính giáo của chư Phật như là: ...............Do thích mọi loại Hý Luận của nhóm này, khiến cho các hàng Sa Môn, Bà La Môn khinh hủy, lui mất Thánh giáo của Ta"
...............................
"Do nhân duyên đó khiến cho Chính Pháp bị diệt. Từ đây về sau, các hàng Bật Sô gây tạo điều ác lún sâu hơn ... nên quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ chẳng cung kính"
.............
"Lại có quốc vương, đại thần, trưởng giả với hàng cư sĩ yêu tiếc Chính Pháp............Nên biết đấy đều là các hàng Bồ tát chẳng thể nghĩ bàn, dùng sức Bản Nguyện sinh vào thời này, hộ trì Chính Pháp Vô Thượng của Như Lai cùng với các hữu tình làm nhiêu ích lớn"

(KINH ĐỨC PHẬT SẮP VÀO NIẾT BÀN GHI LẠI PHÁP TRỤ - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Phụng chiếu dịch; Việt dịch: Huyền Thanh)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Đức Phật đã tiên tri Kinh Pháp Diệt Tận ở rải rác các Kinh - Phù hợi với quy luật sinh trụ hoại diệt - như vậy mới có thời Đức Di Lặc xuống thế gian thành Phật thuyết pháp thời đại mới)

Sửa bởi PhapVan: 21/02/2016 - 10:51


#12 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 21/02/2016 - 10:52

Chúng sanh là Phật sẽ thành (Di Lặc) đó mà .


Di-lặc, Chân Di-lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức.
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 21/02/2016 - 10:57


Thanked by 2 Members:

#13 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 25/02/2016 - 20:12

1. Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thực. Sự chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn. Bấy giờ Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói. Duyên Môn bỗng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:

"Cái gì gọi là Tâm, Thế nào là An Tâm ?"
Đáp: "Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó."

2. Hỏi: "Nếu như chẳng có Tâm, làm sao để học Đạo ?"
Đáp: "Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần tâm ư !".

3. Hỏi: Nếu chẳng lấy Tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để nghĩ suy ?".
Đáp: "Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy".

4. Hỏi: "Tất cả chúng sinh thực đều có Tâm chăng ?"
Đáp: "Nếu chúng sinh thực có Tâm, ắt sinh điên đảo. Chỉ vì ở nơi Vô Tâm mà lấy làm Tâm nên sinh ra vọng tưởng".

5. Hỏi: "Vô Tâm có những gì?"
Đáp: "Vô Tâm tức là Vô Vật (không có gì cả), Vô Vật tức là Thiên Chân (đầy đủ chân thực một cách tự nhiên), Thiên chân tức là Đại Đạo".

6. Hỏi: "Vọng tưởng của chúng sinh có thể diệt được chăng?".
Đáp: "Như kẻ đã thấy Vọng Tưởng, lại thấy (có thể) diệt được thì chẳng xa lìa được vọng tưởng".

7. Hỏi: "Kẻ chẳng còn (cần) diệt trừ (vọng tưởng) thì hợp đạo lý chăng ?".
Đáp : "Nếu đã nói HỢP với BẤT HỢP là cũng đã chẳng xa rời được Vọng Tưởng"

8. Hỏi: "Bấy giờ thì làm gì ?"
Đáp: "Chẳng có bấy giờ".

(TUYỆT QUÁN LUẬN - Bồ Đề Đạt Ma. Dịch giả Vũ Thế Ngọc; NXB T. HỢP TPHCM - 2006; trang 16-19)

Sửa bởi PhapVan: 25/02/2016 - 20:17


Thanked by 1 Member:

#14 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 26/02/2016 - 00:24

Tôi phát chán với những luận điệu làm ra vẻ tưng tửng, siêu hình, bí hiểm. Tôi không tin đức Phật lại lòng dạ hẹp hòi và thiếu kiến thức đến mức không biết cách truyền đạt sao cho đại bộ phận chúng sinh có thể hiểu được ý mình. Nếu đức Phật mà giảng bài cái kiểu siêu tiến sĩ gây mê không hồi sức thế thì giúp khai thông được cho 1 hay 2 người hay không ai cả? Nếu ở góc độ này thì có vẻ ngài Quán Âm Bồ tát có tâm nguyện cao cả hơn nhỉ? Tôi thấy căn bản là các vị nói mà không hiểu mình đang nói cái gì nên bị chất vấn là phải tìm cách lấp liếm, vẽ vời màu mè hoa lá hẹ.

Thanked by 1 Member:

#15 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 26/02/2016 - 00:36

Có mấy điều rất rõ ràng dễ hiểu:
- Không sát sinh;
- Không nói dối;
- Không tà dâm;
- Không cờ bạc hút xách;
- Không rượu chè bê tha.
Các vị ai làm được tất cả những điều trên thì mới có tư cách lên lớp giảng đạo về Phật pháp này nọ kia khác; không thì chẳng khác gì giám đốc Liên Kết Việt lên lớp giảng đạo về sự trung thực trong kinh doanh; chẳng khác gì các đại cao thủ chuyên dùng thủ đoạn chuyên nghiệp để tranh vợ, cướp chồng lại lên lớp giảng đạo về "tình yêu chân chính" và vỗ ngực lớn tiếng cho rằng quan hệ giữa mình và đồng bọn là "chính dâm".

Sửa bởi PMK: 26/02/2016 - 00:49


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

8 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 8 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |