Jump to content







Advertisements




Giới thiệu sơ lược hệ thống mệnh lý Manh phái


37 replies to this topic

#1 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 05/08/2011 - 10:44

1) Hệ thống mệnh lý Manh phái không giống với các hệ thống mệnh lý khác
Trước mắt ở xã hội đang lưu hành chủ yếu 2 lọai hệ thống mệnh lý: truyền thống mệnh lý và tân phái mệnh lý


Mệnh lý truyền thống chủ yếu nói dụng thần và cách cục, là đặc điểm dụng một loại phương pháp tìm dụng thần thăng bằng, mặc dù cũng có tòng vượng hay không tòng vượng, nhưng không có một hệ thống đầy đủ. Tích Thiên Tủy là công trình lớn của lý pháp truyền thống , là truyền thống mệnh lý lý luận hệ thống cao nhất. Mà tân phái mệnh lý bây giờ tương đối là một phái đang lưu hành có cơ bản tư tưởng cũng là nói dụng thần, nhưng nó đem vấn đề suy vượng của nhật chủ đặt vị trí trọng yếu nhất, lại thông qua vượng suy của nhật chủ tìm đến kị thần và dụng thần, như vậy là đơn giản chia bát tự thành đối lập. Vượng suy của nhật chủ tựu thành một vấn đề mới rồi. Không nên nói bát tự suy hay vượng là không đúng, cho dù có liếc mắt bát tự mà nhìn ra là suy, nhưng suy này là tòng hay là không tòng vẫn không giải quyết tốt. Đây chính là từ hệ thống cơ sở trước rồi tạo thành tệ bệnh tân phái mệnh lý. Chúng ta chỉ cần một chút để ý là có thể biết, thông qua hỉ kị đơn giản cùng phân loại thật giả mà phán đoán, là không có khả năng tiến hành phân tích thật tinh tế, đối với chuyện nghiên cứu một bát tự đã qua, nói tân phái mệnh lý tinh tế vậy là không rõ lắm.


Đó là hai loại phương pháp nghiên cứu mệnh lý. Không phải nói phương pháp hoặc hệ thống bây giờ không đúng, bọn họ cũng có thể giải thích được chân tướng mệnh lý, nhưng cũng không giải thích mệnh lý chính xác. Chính ta nhận thức mà nói, học mệnh lý rất lâu, đọc hầu như tất cả bộ sách mệnh lý cổ điển và tân phái, nhưng lúc thực tế đoán mệnh, lại cũng không có thể đoán như Hác kim dương tiên sinh, đoán rất đặc biệt tinh tế, đặc biệt như thần, thậm chí Hác tiên sinh thiết khẩu đoán xuất gì đó cũng không biết lý do là cái gì. Nếu như người khác đoán ra gì đó nhưng lại cũng không biết tại sao, vậy căn bản là không có khả năng đoán ra. Sau ta rốt cục tìm ra được nguyên nhân, nguyên do là ta học nhiều năm mệnh lý như vậy là một loại rất nông cạn gì đó, hệ thống không đúng, sử dụng công cụ cũng không đúng.


Hác tiên sinh nói hệ thống manh sư không cần truyền thống hoặc tân phái, mà là vứt đi nhật chủ vượng suy cùng dụng thần, cách cục cơ bản cũng không cần. Đương nhiên, nói vứt đi thì không quá chuẩn xác, bởi vì tronghệ thống manh sư, căn bản là không có khái niệm nhật chủ vượng suy hay dụng thần, đây là đặc điểm lớn nhất của phái khác. Như vậy manh sư xem mệnh cái gì đây? Đầu tiên khẳng định chính là manh sư có khẩu quyết, nhưng một ít khẩu quyết cũng không phải là chìa khóa vạn năng, bởi vì Hác tiên sinh có rất nhiều sư huynh đệ, học giống nhau, nhưng sư huynh đệ đoán cũng không chuẩn như Hác tiên sinh. Ở cùng Hác tiên sinh học tập về sau mới biết được, rất nhiều việc là chính tiên sinh tự phân tích, mà khẩu quyết chỉ là một ít khái niệm cơ bản, nhiều nhất chính là ngộ tính của tiên sinh. Chỗ này có một hiện tượng rất thú vị: tiên sinh rất siêu việt vượt qua sư phó của mình, đoán mệnh rất trúng, sư phó của hắn cũng đoán không được, tưởng tiên sinh học được nhiều của sư phụ, nên vì vậy mà phản lại thầy. Kỳ thật ở phương diện này thì có vấn đề về ngộ tính. Hệ thống này giảng chính là ngộ tính. Ở đây chỉ có thể nói một ít lý luận cơ bản cùng phương pháp, càng về sau sẽ đều tự có ngộ tính, sẽ chậm rãi giải thích sau.


Như vậy tại sao không tìm dụng thần, không xem nhật chủ suy vượng cũng có thể đoán mệnh? Cũng nên nói đến vấn đề bản chất mệnh lý. Bản chất mệnh lý là cái gì? Đó là nằm ở đời người. Mệnh lý cùng đời người chúng ta là đạo lý giống nhau, đời người chúng ta là lui ảnh cùng hiện ra. Nhật chủ suy vượng vừa không nói rõ bất cứ gì, lại không đại biểu được năng lực nhật chủ lớn hay nhỏ, càng không thể giải thích quỹ tích vận mệnh của nhật chủ, không có bất cứ ý nghĩa thực tế gì, nói không được rõ bản chất mệnh lý; mà đơn thuần chỉ tìm dụng thần thì khiến chúng ta đối với chuyện giải thích mệnh lý trở nên một chiều và cứng ngắt, bởi vì đời người là biến hóa phức tạp, không có bạn bè vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, như thế nào lại có thể tưởng tượng là dụng thần có thể làm bạn với chúng ta cả đời?

Thanked by 1 Member:

#2 MJKN

 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 32 Bài viết:
  • 7 thanks

 

Gửi vào 06/08/2011 - 10:05

Thanks cậu tyty nhiều ! Tiếp tục cho mọi người cùng học hỏi nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 07/08/2011 - 11:23

không có chi, không có chi...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


sau đây là tiếp tục...
à, mà ai thích bàn thích táng thế nào làm sao về các bài dịch...
thì kô nên ái ngại mà viết ra...
hỏi qua hỏi lại thì mới dzui...
lùn thủ, trung thủ, cao thủ... nếu phát hiện chổ nào dịch sai...
yêu cầu giơ tay xin chỉnh sửa!

2) Đặc điểm hệ thống Manh phái mệnh lý

Hệ thống Manh Phái cho rằng, mệnh lý đúng là thuyết minh đời người. Như vậy mệnh lý thông qua cái gì để thuyết minh đời người? Chúng ta sẽ hiểu rõ manh sư dùng một ít công cụ để thuyết minh đời người. Bởi vì manh sư có nhiều tâm truyền bằng miệng, không có lưu lại văn tự, nên yêu cầu chúng ta phải sáng tạo một ít khái niệm trước kia không có hệ thống giải thích cái này.

2)1)……. Khái niệm Tân, Chủ……

Khái niệm này ở mệnh lý Manh Phái có ý nghĩa đặc thù. Tân, Chủ chính là nói cho mọi người cái gì là chính mình, cái gì là người khác. Kỳ thật người của chúng ta cũng là như vậy, là quan hệ của chính ta cùng chung quanh, quan hệ trong nhà của ta với ngoại giới, nội ngoại khẳng định là có khác.

Tân, Chủ là cái gì? Chủ là công cụ ta có thể sử dụng với ta, Tân là đối thủ của ta, nó cùng ta đạt tới mục đích. Đời người chúng ta chính là thông qua cố gắng chính mình đạt tới một mục đích.

Tân, Chủ là một khái niệm phân cấp độ, tất cả mọi người biết nhật chủ là ta, như vậy nhật can chính là Chủ, can chi khác chính là người khác, đối mặt ta là Tân. Mà từng chữ can chi khác đều có hàm nghĩa đặc biệt đối với chính mình: dưới nhật chủ là đại biểu vợ chồng, tháng đại biểu cha mẹ hoặc huynh đệ, năm đại biểu tổ thượng hoặc cha mẹ, giờ đại biểu con cái, đều là đối mặt ta. Biết như thế rồi, sau là phân cấp độ: nhật trụ là ta và vợ chồng của ta, đại biểu nhà của ta, nhà của ta lại đối mặt với ngoại giới, có nhà cha mẹ, có nhà con cái, có nhà của anh em, vân vân, như vậy nhật trụ chính là Chủ, các trụ khác chính là Tân; sau đó ta cùng con cái của ta cấu thành một gia đình có 3 người, đối mặt ngoại giới như vậy 3 người đó là Chủ (là trụ ngày và trụ giờ chung với nhau), năm tháng cấu thành Tân (trụ năm và trụ tháng chung với nhau); rồi cả bát tự chính là đại gia tộc của ta, đại vận lưu niên từ bên ngoài đến vậy bên ngoài đến tác dụng bát tự ta, đối với ta sinh ra ảnh hưởng, như vậy cả bát tự là Chủ, đại vận lưu niên chính là Tân...... Đó là khái niệm Tân Chủ.

Nếu như nói ngươi muốn làm quan hay là muốn phát tài, phải xem quan ở bát tự là vị trí nào, tài ở bát tự vị trí nào. Nếu như quan ở vị trí Chủ, chính ta là quan; nếu tài ở vị trí Tân thì nói đúng là tài của ngươi chạy ra đi...... Xem bát tự kỳ thật chính là đơn giản như vậy, trọng yếu nhất là nên làm cho rõ ràng vật gì là của ta, vật gì là của người khác; làm cho rõ ràng tài quan là vào được hay là đi ra. Như vậy ngươi sẽ rõ ràng thấy là suy vượng của nhật chủ thật sự không có quan hệ gì quá lớn.

2)2)……. Khái niệm Thể, Dụng………

Thể và Dụng là khái niệm thập thần, tức là đem 10 thần của bát tự chia làm Thể và Dụng. Thể là cái gì? Thể là chính mình cùng với công cụ sử dụng của ta, hoặc là nói công cụ ta thao túng, là khi ngươi làm việc phải cầm một công cụ mới được, thí dụ như nhật chủ, ấn, lộc đều là Thể, đó là chính mình. Như vậy Dụng là cái gì? Dụng là mục đích của ta, ta theo đuổi nó, thí dụ như tài quan là Dụng, là chúng ta theo đuổi tài quan. Chú ý: Dụng này khác với Dụng thần của truyền thống mệnh lý !!!

Sau đó phải biết rằng, chúng ta dụng biện pháp gì để đạt tới mục đích chúng ta theo đuổi? Có biện pháp nào để đảm đương quan? Thêm biện pháp nào để có tài? Nếu quan dao động ở nơi nào, làm thế nào chúng ta mới có thể đem quan tới đúng lúc? Có biện pháp đương nhiên có thể làm quan, không có lý do nào tự nhiên coi như không có quan, đấy là thuyết minh đời người. Thí dụ về Quan, không làm quan đích thị là người không nhất định là trong mệnh cục không có Quan, ngược lại có khả năng là có Quan rất vượng, nhưng không có biện pháp dùng Quan đúng lúc, vậy tự nhiên sẽ không thể làm quan rồi; hoặc là nói Quan làm hại mình, thì ngược lại khi Quan có mặt là có tai nạn về Quan. Đồng dạng đạo lý như thế về Tài. Ngươi dụng biện pháp gì để có Tài đúng lúc? Đây là khái niệm của Thể và Dụng.

2)3)…… Khái niệm Tặc thần và Bộ thần………..

Đây là trong Manh Phái thường dùng. Đó là từ nguyên lý Tân Chủ Thể Dụng diễn hóa mà ra. Đơn giản nói chính là: Ta là Chủ, hoặc là nói ta là Thể, muốn đi chế ngự bên ngoài gọi là Tân, hoặc là muốn dùng một thứ gì gọi là Dụng, có nghĩa là ta hy vọng đạt tới một việc gì đó. Nếu như Chủ hoặc là Thể đặc biệt vượng, Tân hoặc là Dụng đặc biệt nhược, như vậy chúng ta sẽ bắt được bọn nó gọi là tặc thần và bộ thần (kẻ trộm, giặc cướp). Đó là giống như cảnh sát bắt ăn trộm, lúc mà cảnh sát đặc biệt nhiều, ăn trộm đặc biệt ít, hoặc là không có ăn trộm, cảnh sát sẽ không có gì để làm, cảnh sát chỉ hy vọng ăn trộm xuất hiện, vừa lúc nó xuất hiện đó sẽ bắt được nó. Như vậy là có thể thể hiện đúng giá trị của cảnh sát. Đây là nguyên lý đuổi bắt, cũng là mệnh lý thường tình. Nếu như trong mệnh cục có Thể khứ bỏ hay hợp Dụng, như vậy hy vọng những thứ này xuất hiện, thì tài năng mới nảy ra.

2)4)……… Khái niệm Chính Dụng và Phản dụng………

Cái này hơi phức tạp, nhưng đơn giản mà nói, nếu như bát tự đích Chủ vị là Thể, Tân vị là Dụng, Chủ vị đi khắc Tân vị, tức là Thể khắc Dụng thì cái này kêu là Chính Dụng; còn Phản Dụng thì là phản lại, Chủ vị là Dụng, Tân vị rơi xuống thành Thể.

2)5)…….. Khái niệm Chính Cục và Phản Cục……..

Cái này lại càng phức tạp hơn. Sau này sẽ giảng giải.

#4 DIMATTEO

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 277 thanks

 

Gửi vào 07/08/2011 - 18:00

Chep chep!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lắm phái thế này biết theo phái nào đây?

Có lẽ phải kiễm mấy con Chip đính vào não để nhớ cho dễ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 08/08/2011 - 09:05

hôm qua mới thấy cái phần dịch ở trên có bác VDTT dịch rùi...
(trong trang 3 hay 4 Tử Bình)
khái niệm Tân Chủ thì bác VDTT dịch rõ là "Chủ Khách"...
mà như vậy thì cũng đỡ bị lầm sang Tân kim...
vậy báo lại cho rõ...
tyty kô biết rồi có ai dịch tiếp toàn bài đó chưa...
ai thấy thì nói cho biết, để đỡ mất công lần mò dịch nữa.

#6 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 12/08/2011 - 12:16

kô ai nói gì, dịch tiếp...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3) Tượng của bát tự

Hệ thống Manh Phái trừ ra như trên đây là phán đoán công cụ của bát tự, còn có một khái niệm trọng yếu khác, có thể nói là khái niệm trọng yếu nhất, đó là tìm ra Tượng của bát tự. Manh sư rất lợi hại, hắn giải thích bát tự như một bức họa, có khi đoán chuyện thật lớn hay thật nhỏ, chính là tượng của bát tự mà ra. Tất cả mọi người biết sáu hào có thể lấy tượng, như Càn là Thiên, là Cha, Khôn là Mẹ, vân vân, kỳ thật bát tự cũng là dùng tượng, mặc dù bát tự tìm ra tượng cũng tương đối khó khăn, nhưng lại đặc biệt trọng yếu.

Đầu tiên chúng ta nên nói cho rõ ràng. Tượng là cái gì? Tượng chính là đem ký hiệu can chi biến thành một thực tế gì đó, đem ký hiệu can chi hòa vào sự kiện thực tế từ cuộc sống, vật phẩm thực tế, nhân vật thực tế mà đối ứng. Có hơi khó khăn, nhưng manh sư có thể làm được điểm ấy, bọn họ chủ yếu có vài loại công cụ để tìm ra Tượng như sau.

3)1) Can chi nhật chủ là Tượng. Thí dụ như Bính hỏa, loại tượng này có thể là Thái dương hỏa, là truyền thông, là văn hóa, đây là can chi nhật chủ mang một Tượng rõ rồi.

3)2) Thông qua quan hệ hình xung hóa hợp mà định Tượng. Tỷ như mỗi một can chi coi như là chiều nằm ngang, nó là đại biểu mỗi một Tượng là một chiều nằm ngang, các can chi khác là chiều thẳng đứng, bây giờ đầu tiên tượng của can chi dù cho ở tọa độ nào, quan hệ hình xung hóa hợp coi như là tượng bất đồng. Như vậy, thông qua hình xung hóa hợp của can chi là thấy được Tượng, hơn nữa khẳng định được đại biểu cái này, mà không phải đại biểu cái khác, đây là một loại định tượng. Manh sư thông qua vài loại biện pháp như vậy, tức là thông qua quan hệ của can chi để định Tượng.

3)3) Nguyên lý sắp đặt can chi cũng là một loại nguyên lý định tượng. Sắp đặt can chi là thế nào? Tỷ như thiên can là Bính, địa chi là Tị, Bính Tị là một nhà, nếu như Bính không tốt lắm để định tượng, như vậy có thể xem Tị thế nào mà định tượng, tượng của Tị là hướng vào trong, còn tượng của Bính là thoát ra ngoài. Tức là thông qua nguyên lý hỗ hoán can chi, tìm đến mỗi một hàm nghĩa chuẩn xác của can chi. Can chi có thể hỗ hoán (thay đổi vị trí), hỗ đại diện (thay mặt cho nhau), hỗ dụng (cách sử dụng thay đổi cho nhau). Tỷ như mệnh sau đây:

Nữ:
tân tân kỷ bính
dậu mão sửu tí

Một nữ sĩ mang mệnh đó tới hỏi ta, cô ta muốn biết về sau người này làm công việc gì? Ta nói cô gái là luật sư, nhưng lại không phải luật sư cỡ thường. Nó nói đúng, đích thị là con gái của bà ta có tính chất thật lớn, vì bây giờ nó đang học pháp luật, hệ thạc sĩ. Như vậy trong bát tự làm như thế nào mà biết nó là luật sư? Đầu tiên xem Tân kim là thực thần. Thực thần có nghĩa gì?

Thực thần có thể là thầy giáo, cũng có thể là thầy thuốc, nhưng Mão Dậu xung, mục đích của thực thần là phi thường—nó muốn đi chế quan (ất trong mão là thất sát cũng gọi là quan nói chung), đó là biểu hiện hàm nghĩa của thực thần rồi. Có người sẽ nói, thực thần chế quan có thể làm quan, tại sao cô ta sẽ là luật sư đây? Cũng nên xem thực thần là từ đâu tới. Dưới nhật chủ là Sửu, Sửu là thực thần khố (mộ của Kim), tự nhiên là thực thần từ Sửu mà đến (trong Sửu có Tân kim). Dưới thân là khố thì thấy là nó có rất nhiều vật dụng vậy (khố là kho tàng chứa đủ thứ), vậy nên có thể cho rằng loại tượng này là pháp luật văn thư, pháp luật văn kiện ..., những thứ này để làm gì đây? Đương nhiên là chế quan, đại diện cho sự biện hộ, chính là dụng những điều luật để thuyết phục quan của ta. Vậy tại sao chính cô ta không làm quan? Bởi vì thực thần quá nặng rồi, thực thần là tự do, thực thần quá nặng thì đích thị là người yêu thích tự do, không có khả năng chịu bó buộc, hơn nữa Tí Sửu hợp lại, đó là thực thần khố hợp tài, nói rằng nó nên thông qua thủ đoạn của thực thần mà kiếm tiền, chỉ cần có tiền, là có thể biện hộ một phạm nhân. Cuối cùng là vì mục đích kiếm tiền sẽ không đi làm quan, mà vẫn có thể dùng công pháp để làm việc.

Nếu có người hỏi: Công việc hợp pháp cùng công pháp chính là ai đây? Vậy đáp án chỉ có thể là luật sư. Nhật chủ chính là tọa trên khố, hay là nói văn phòng của luật sư, nên không phải chỉ là hành nghề luật sư đơn thuần, vì Sửu khố có thể là tượng của xí nghiệp, tọa dưới nhật chủ là xí nghiệp của chính mình. Làm pháp luật mà lại là tư nhân xí nghiệp, chỉ có thể là văn phòng luật sư. Thông qua quan hệ cơ bản trên nên có thể định nghề nghiệp của cô gái.

Ngoài ra, manh sư còn nói dụng lục thân một cách linh động. Tỷ như nói Tài là Cha, bát tự không có Tài thì Cha ở đâu đây? Ấn là Mẹ, bát tự không có Ấn thì thấy Mẹ ở đâu? Cho nên phải có linh hoạt. Dụng linh hoạt cũng là căn cứ định tượng, là nguyên tắc của chính mình.


(chú thích của tyty: trong thí dụ có giờ bính tí là sai, thiệt ra phải là giờ giáp tí, hic!, chắc là nguyên bản đáng máy lầm...)

#7 toahuongqui

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 396 thanks

 

Gửi vào 12/08/2011 - 12:18

Không ai nói gì là để không gian cho bản dịch mà, í mà sao mình chen vô,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi toahuongqui: 12/08/2011 - 12:19


#8 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 12/08/2011 - 15:18

hihi, chen lọt là chen...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


thời buổi chữ nghĩa khó khăn...mờ...toahuongqui!
kô dịch thì kô có bài đọc đỡ ghiền...
dịch thì bị chê dịch kém... thua người này người nọ xa!

#9 TranTienNam

 

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1203 thanks

 

Gửi vào 13/08/2011 - 00:25

Cô´ lên tyty!

#10 ThaoLinh

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 715 thanks

 

Gửi vào 13/08/2011 - 03:27

Xếp dép ngồi chờ tyty dịch tiếp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 brightfuture101281

 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 75 Bài viết:
  • 26 thanks

 

Gửi vào 13/08/2011 - 17:44

nếu anh thất sát mà cũng bị vài lời ong tiếng ve nói này nói nọ, chắc giờ cũng đâu có tài liệu quý để đọc, tyty cố dịch nốt để mọi người có cái mà xem, rồi lủi thủi lên núi 1 mình cũng chưa muộn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 14/08/2011 - 11:04

hihi, tyty y lệnh của các sư huynh...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


sư em cần động viên thế thui à...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ai mà ko biết dịch kém cỏi nên mới nhờ diễn đàn để tiến bộ?
chứ nếu là thông dịch thiệt thì tyty sẽ in sách kiếm chút tiền...
dại gì mờ mang lên diễn đàn chứ nhỉ, nhỉ ???
tyty đang làm tiếp cái đoạn sau...
thiệt tình là ngày càng thấy 1 chân trời mới lạ trong các cách luận chưa đọc bao giờ của phái Manh!

#13 dinhman

 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 323 thanks

 

Gửi vào 14/08/2011 - 15:53

Khúc này tui đồng cảm với bạn TyTy nha!...càng ngày càng thấy 1 chân trời mới lạ trong các cách luận chưa đọc bao giờ của phái Manh! .....

Nhưng chia sẻ: Manh phái này đòi hỏi bộ nhớ nhiều quá...sợ không biết đọc nhiều có..khùng không nữa...í..

Đoạn lý luận mà tinh thông đủ điên...đến tượng và phối hợp...he he...không biết về đâu!??.

Đúng là manh nhân đã phối hợp tùm lum từ lục hào,lục nhâm,thiết bản,tử vi....đến là thập cẩm quá.Mà cũng đúng thôi.Phái thư phòng để giải trí là chính...còn đây là nghệ nhân kiếm cơm mà.Đã nghệ nhân thì phải khổ luyện rồi.Nếu không làm sao xuất một chiêu điểm ngay vào yếu huyệt được.Quả là thập bát ban dzõ nghệ luyện đến cuối cùng chỉ để kết thúc 1 tuyệt chiêu.

Hay là ta sử dụng pháp của Lão Trang Thích mà tiêu diêu tự tại..bay đến thầy bói xem một quẻ cho chắc ăn...he he..

Cứ nghĩ đến ông Hạ Trọng Kỳ tự biết lúc nào không còn tại thế...Lại biết ông ta bị hạ độc mà chết vì ...biết nhiều quá..!!!...Thật là không biết nên nghĩ ra làm sao!??

#14 MJKN

 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 32 Bài viết:
  • 7 thanks

 

Gửi vào 14/08/2011 - 17:53

Tyty có bản chữ tàu thì share cho mình với! Đọc thấy ghiền quá à

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#15 tyty

 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

 

Gửi vào 15/08/2011 - 12:50

MJKN: tìm lại trong đống tài liệu Manh phái mà toahuongqui cho đào xuống đó...
tên file là 段建业盲派命理资料[卜文]大连讲义 ...

(tiếp tục dịch:)

Nói về các trụ

Phái manh sư này khi xét các trụ rất trọng. Trong từng trụ bao hàm rất nhiều tin tức. Manh Phái cho rằng xét cung vị là việc chính, đặc biệt xem lục thân lại càng xét trụ là chính, các thần sát là phụ. Thêm nữa xét cung là để luận Tân Chủ Thể Dụng (Khách, Chủ, Thể, Dụng), cho nên rất cẩn thận giải thích cung vị, phần nhiều coi địa phương cũng toàn là từ các trụ.

1) Lục thân ở các trụ
năm: ông bà, cha mẹ
tháng: cha mẹ
ngày: chính mình, vợ chồng
giờ: con, cháu

Cung cha mẹ vừa có thể ở trụ năm lại có thể ở trụ tháng, trụ năm là ông bà tổ tiên, trụ tháng đại biểu anh em, can trụ ngày là chính mình, chi trụ ngày là vợ hay chồng, trụ giờ là con cái, cũng có thể là cháu chắt. Xem lục thân nhất định phải lấy cung vị là việc chính, thần sát là phụ. Tầm quan trọng của Lục thân theo từng trụ là: Nhật chi- can trụ giờ- chi trụ giờ - can tháng – chi tháng – trụ năm

Như: trụ năm hỉ dụng đắc lực là nhật chủ xuất thân trong gia đình tốt, tổ tiên từng có người vinh quang, nếu bị trụ tháng xung khắc, thì tổ tiên ông bà bị phá sản, suy sụp; đó là thông tin của nhiều người trước mình.

Nếu dụng thần ở trụ tháng đắc lực, thì chính mình có thể được bao che ấm thân, có thể thừa kế sản nghiệp cha mẹ, nếu bị trụ ngày xung khắc, thì đại biểu cho chuyện ly hương xứ sở, anh em ít hay không được hòa hợp nhau.

Trụ ngày có dụng, vợ hay chồng hiền lành quý hiển, tuổi trung niên có thể lập nghiệp, nếu bị khắc phá hoặc hóa hợp thì là kị, đại biểu tốt mà không lâu bền, hôn nhân nửa đường đứt gánh, hay là tái giá.

Trụ giờ có dụng thì con cháu là người giỏi, hiếu thảo với mình, bị xung khắc thì có tốt cũng không lâu hoặc rời xa mình, nếu trụ giờ là kị, thì con cái bất hiếu, hay là không có con cháu, về già cô độc.

2) Cơ thể
năm: đùi, chân
tháng: chân, tay, sống lưng
ngày: ngũ tạng (tim, gan, lá lách, phổi, thận), lục phủ (bao tử, mật, bàng quang, ruột non, ruột già, tam tiêu)
giờ: đầu, mặt, tay, ngũ quan (tai, mắt, miệng, mũi, tim), cơ quan sinh dục

Trong một bát tự, trừ can ngày là nhật chủ ra, chi của can ngày là trọng yếu nhất, vì nó đại biểu ngũ tạng lục phủ của mình, tính tình bản lĩnh cũng là ở đây mà ra; nguyệt lệnh là đề cương, đại biểu cho người là tứ chi, cột sống; trụ giờ đại biểu gia đình trao đổi với thế giới bên ngoài, đại biểu cho người là đầu, mặt, tay, ngũ quan, vân vân; trụ năm là đại biểu các việc thứ yếu, đại biểu cho người là chân.

3) Nơi chốn ăn ở
Trụ giờ là nơi đang ở, trụ năm là phương xa, tháng là quê hương của cha mẹ, chi tháng là nhà cha mẹ. Thí dụ như muốn xem ra nước ngoài, phải coi trụ giờ và trụ năm; xuất xa nhà cũng xem hai đầu trụ như vậy. Nếu muốn xem ra khỏi nhà thì tốt hay là ở lại nhà tốt thì phải xét: Dụng thần nếu mà ở địa chi, thì tốt nhất không nên đi ra ngoài, dụng thần mà ở hai trụ năm và giờ thì khẳng định xuất ra khoỉ nhà là được. Nếu mà chi tháng xung chi ngày, khẳng định là nên li hương rời quê cha đất tổ; chi của tháng và ngày chi hợp lại, thì lại không nên ly khai. Tháng là quê cha, trụ ngày mà hợp trụ tháng, ấy là khẳng định người cùng quê hay là cùng trường, cùng nơi làm việc, vân vân...

4) Linh tinh
Chi ngày là căn gốc của nhật chủ, đại biểu nhà hay phòng ở của nhật chủ; trụ giờ là nơi đang ở, cũng là đại biểu xe cộ. Mua nhà ở nhất định phải xem chi của ngày; có bao nhiêu nhà, cũng sẽ tìm thấy ở chi ngày. Thí dụ như ngày là Dần, thấy có xuất hiện 1 Mão, đây là gia đình có 2 nơi ở, hoặc là xuất hiện thêm 1 Dần, cũng đều tính như vậy, vì phương diện này nảy sinh quan hệ mà địa chi của ngày chính là nhà của mình. Như vậy lúc nào mua nhà thật là tốt hay là bị phá hư, cũng đều là xem trụ ngày. Nếu mua xe cộ thì xem trụ giờ, mệnh tướng mà đặc biệt phú quý thì khẳng định mua xe xịn, mệnh tướng bình thường thì có thể chính là chỉ mua được xe đạp! Tóm lại đều là lấy giờ mà xem. Nếu đã đánh mất xe, vậy khẳng định là trụ giờ xảy ra vấn đề. Nhưng đó là khái niệm tương đối mà thôi, nếu như là người rất có tiền mà mất xe đạp, đối với hắn dĩ nhiên không quan trọng cho lắm, nên không nhất định có thể nhìn ra. Nếu là người bình thường mà mất xe đạp, thì lại là chuyện lớn. Khi trụ giờ xảy ra quan hệ thì có thể nhìn ra.

5) Thời gian
Từ năm trở đi là tính thời gian một người từ lúc trẻ đến già. Đương nhiên nói như vậy chỉ là trình tự thời gian cụ thể không rõ ràng. Đồng thời 1 trụ lại có năm tuổi nhỏ hay tuổi lớn, có người tìm vợ ở tuổi thật nhỏ, hoặc là già hơn, làm sao thấy được đây? Lấy năm là tuổi lớn, lấy thời là tuổi nhỏ. Thí dụ:

Nữ:
Nhâm Quý Tân Kỷ
Dần Sửu Hợi Hợi

Đại vận: Nhâm Tí, Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ

Năm Quý Dậu cô ta tìm Hạ sư phụ mà hỏi sao chưa có chồng. Hạ sư phụ đóan cha mẹ cô ta đã ly dị, mẹ tái giá nên theo mẹ, hôn nhân chưa có động, nhưng sẽ lấy 1 ông chồng lớn hơn 60 tuổi và ông này ở cách đó 6000 dặm sẽ đến tìm. Sau đó quả nhiên có 1 ông già 86 tuổi (hích!) từ Đài Loan tìm đến. Đây là tại vì phu cung Hợi hợp năm Dần, là hợp phương xa; lớn hơn 60 tuổi là theo khẩu quyết của manh sư: “Nữ phạm thương quan có hôn nhân trắc trở không lường.” Đối tượng kết hôn lớn tuổi hay nhỏ tuổi cũng không bình thường; bởi vì xét thương quan này theo đạo lý, không giống với cách truyền thống, nó hợp với trụ năm cho nên sẽ tìm một ông già. Tại sao lại có con số 60 tuổi? Đó là lấy số sinh thành mà nói, thủy là số 6.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |