

Bàn về miếu vượng đắc hãm
#241
Gửi vào 29/12/2011 - 21:11
Thanked by 1 Member:
|
|
#242
Gửi vào 29/12/2011 - 21:19
Nhatxuatphutang, on 29/12/2011 - 21:10, said:
Toàn thư ghi Thiên Lương là thổ.
Tinh viên luận:
"Cự môn thủy đáo sửu, thiên lương thổ đáo mùi, đà la kim đáo ư tứ mộ chi sở, cẩu hoặc đắc kình dương kim tương hội, dĩ thổ vi kim mộ, tắc kim thông bất ngưng. Gia dĩ thiên phủ thổ thiên đồng kim dĩ sinh chi, thị vi kim sấn thổ phì, thuận kì đức dĩ sinh thành."
Sửa bởi thatsat: 29/12/2011 - 21:24
Thanked by 1 Member:
|
|
#244
Gửi vào 30/12/2011 - 01:49
Tuy vậy, mới đây TNT thấy được 1 điểm hay từ 3 cái Hạn của Tử Vi Việt (không cần theo mấy Ông Đài Loan hay lưu Cung gì gì đó), và có thể luận tốt xấu khá hoàn chỉnh vận hạn dựa vào 3 cái lưu đại hạn, lưu niên tiểu hạn và cung có lưu Thái Tuế + Đại Hạn.
Hẹn Anh khi nào có được công thức cụ thể, TNT sẽ chia sẽ với Anh.
Thanked by 4 Members:
|
|
#245
Gửi vào 30/12/2011 - 09:59
TNT, on 29/12/2011 - 21:11, said:
Bài viết trên của tác giả thực ra phóng tác từ mục Tinh Viên Luận (TVL) trong toàn thư.
"Cái dĩ thủy đào dung, tắc âm dương kí tế, thủy thịnh dương thương, hỏa thịnh âm diệt, nhị giả bất khả thiên phế, cố tri kì trung giả, tư vi mĩ hĩ."
Câu này dịch là: Cái dĩ thủy đào dung, tắc âm dương kí tế, thủy thịnh thì hỏng dương mà hỏa thịnh thì hỏng âm, thủy hỏa không thể thiên lệch cũng không thể phế bỏ. Cần trung hòa mới tốt.
Câu này không nói rõ dựa vào đâu định âm dương nóng lạnh, cung mệnh hay cung thân hay v.v...
Phần trên tác giả cho rằng phải dùng tháng sinh định âm dương cục và nóng lạnh, sau đó điều chỉnh trung hòa, tìm hỉ kị.
Phần luận cụ thể các cung dựa trên tinh thần của toàn thư dưới màu sắc hỉ kị, "cổ thư" được nhắc phía trên là toàn thư.
Có thể khẳng định, đây là những sáng tạo xuất phát từ TVL của toàn thư nhưng nằm ngoài khuôn khổ toàn thư.
Sửa bởi thatsat: 30/12/2011 - 10:06
Thanked by 2 Members:
|
|
#246
Gửi vào 30/12/2011 - 15:58
Sửa bởi INDOCHINE: 30/12/2011 - 16:05
Thanked by 4 Members:
|
|
#247
Gửi vào 30/12/2011 - 21:38
Dĩ nhiêu ứng dụng Ngũ Hành Sinh Hóa Chế Khắc là việc nên làm và các cụ đã từng làm .
#248
Gửi vào 31/12/2011 - 00:33
thế nhưng tại sao cho đến ngày hôm nay vẫn còn phải tốn thời gian, giấy mực để lý giải ?
Bởi vì có điều gì đó không ổn, điều gì đó mâu thuẫn và bế tắc ! Có lẽ không cần thiết phải nêu ra các trường hợp không ổn, mâu thuẫn và bế tắc
khi vận dụng thuyết Ngũ Hành để lý giải tính miếu vượng đắc hãm các chính tinh. Vì có quá nhiều trường hợp, không có thời gian để thông kê hết tất cả
và cũng vì ... không muốn làm người đọc phải nóng đầu, nóng mặt !
Vậy thì người xưa căn cứ vào đâu mà xác định tính miếu vượng đắc hãm các chính tinh ?
Để trả lời câu hỏi này và trình bầy thật đầy đủ thì rất dài dòng, vì đó là cả một quá trình tự tìm tòi, khảo chứng, là công trình của cá nhân người viết.
Tuy nhiên vẫn có thể đúc kết, cô đọng lại chỉ gồm 3 từ chủ đạo đó là : TINH ĐẨU - THỜI & VỊ.
Đơn cử 2 sao, đó là Thái dương và Thái âm. Tại sao người viết lại chọn 2 sao này, đơn giản là vì một số sách TV ( điển hình là TVĐSTB của tác giả VĐTTL )
và đã có người dùng cả 3 tính chất TINH ĐẨU - THỜI & VỊ để lý giải tính miếu vượng đắc hãm của 2 sao này, như là Thái dương là mặt trời (tính TINH ĐẨU)
đắc địa từ Dần tới Ngọ (tính VỊ TRÍ), sinh ban ngày tốt hơn sinh ban đêm ( tính THỜI GIAN ). Thái Âm là mặt trăng (tính TINH ĐẨU), đắc địa từ Mùi tới Sửu (tính VỊ TRÍ),
sinh ban đêm tốt hơn sinh ban ngày ( tính THỜI GIAN ). Rõ ràng là khi lý giải tính miếu vượng đắc hãm của 2 sao này thì dùng 3 tính chất TINH ĐẨU - THỜI & VỊ để lý giải,
nhưng khi lý giải cho 12 chính tinh còn lại thì lại dụng thuyết Ngũ hành ??!! Đó chính là lỗ hổng mà bản thân những ai vận dụng thuyết Ngũ hành có lẽ nhận biết
rõ nhất, duy chỉ không nói ra. Là vì nguồn gốc TINH ĐẨU đã bị mất.
(còn tiếp)
#249
Gửi vào 01/01/2012 - 11:20
những sai lầm khi vận dụng vào việc giải đoán lá số TV. Người viết bài sẽ đơn cử 3 trường hợp điển hình này: 1/ Nguyệt tại cung Thìn - Nhật tại Cung Tuất.
2/Nguyệt tại cung Mão - Nhật tại Cung Hợi. và 3/ Nhật Nguyệt đồng cung Sửu-Mùi.
Trước khi đi vào phân tích tính miếu vượng đắc hãm của Nhật Nguyệt trong 3 trường hợp nêu trên, tưởng cũng cần phải lưu ý rằng, một khi đã xem
Nhật Nguyệt là 2 TINH ĐẨU thực thụ thì các thuộc tính TINH ĐẨU có liên quan đến 2 sao này trong thiên nhiên cần phải tuân thủ chặt chẽ.
Và lưu ý rằng nếu người đọc hoàn toàn thỏa mãn với những điều đã lý giải TRƯỚC ĐÂY ĐÃ GHI trong các sách TV thì đừng nên đọc tiếp phần tiếp theo
sau đây, vì đó là kiến giải của cá nhân người viết, không bắt buộc người đọc chấp nhận.
Nếu có ai đó đã từng quan sát sự chuyển động, vị trí mọc và lặn của mặt trời và mặt trăng trong chu kỳ 1 năm, chắc cũng nhận thấy rằng :
1/ Ngày trăng rằm 15-16 Nguyệt lịch, vị trí mọc của mặt trăng là CHÍNH ĐÔNG và SOI SÁNG suốt đêm. Có thể nói rằng, cứ mỗi tuần trăng,
có 2 ngày 15 và 16 tinh cầu luôn có ánh sáng cả ngày lẫn đêm không hề gián đoạn.
2/ Trung tuần của một tuần trăng, từ ngày 10 đến ngày 15, mặt trăng đã xuất hiện cả vào ban ngày, với độ sáng có thể nhìn thấy được
vào giữa trưa tại hướng ĐÔNG-NAM.
Vậy thì tại hai vị trí cung Mão và Thìn, nếu Thái Âm đóng tại 2 cung này thì đâu phải luôn luôn là hãm địa. Dụng của Nhật Nguyệt là SOI SÁNG.
Tại 2 vị trí Mão và Thìn vẫn có thời điểm Nguyệt tròn đầy và tỏa sáng, nên không thể cho rằng tại 2 vị trí Mão và Thìn Nguyệt luôn hãm địa.
Và nếu kết hợp cả thời điểm tháng khi quan sát thì còn nhiều khám phá thật kỳ thú hơn nữa.
Dẫn chứng lá số của Tưởng Giới Thạch sinh ngày rằm (15), tháng Quý Thu (09), Thái Âm cư thìn không thể cho rằng Nguyệt đó là hãm địa.
Bàn về lá số này, người viết nhớ lại rằng có ai đó cho rằng lá số này là phản vi kỳ cách !!!
Phải chăng phản vi kỳ cách là "LỐI THOÁT HIỂM" khi gập những trường hợp mà lý thuyết không giải thích được ??!!
Và trường hợp thứ 3 là Nhật Nguyệt đồng cung Sửu-Mùi, thiên tượng là ngày Sóc của mỗi Tuần trăng, nhưng có phải luôn luôn là Nhật-Nguyệt tranh sáng
nên BẤT HIỂN CÔNG DANH. Dẫn chứng lá số của Đại úy Địa phương quân Hoàng Đức (em trai của Trung tá Hoàng Sơn) trong loạt bài đang trong topic KHHB.
Rõ ràng đương số không hề BẤT HIỂN CÔNG DANH một chút nào. Tại sao vậy ? vì Nhật Nguyệt đồng cung Sửu-Mùi, thiên tượng là ngày Sóc của mỗi Tuần trăng,
nếu ngày sinh không phải là ngày Sóc thì không thể nào áp dụng câu phú này được.
Nguyệt cư Thìn, là một bố cục tinh đẩu hay nhất trong số 12 bố cục của 14 chính tinh, vì bố cục này có tên gọi là NHẬT NGUYỆT PHẢN BỐI và
THẠCH TRUNG ẨN NGỌC. Tại sao người xưa lại đặt tên như vậy?
Sửa bởi Brokenheart: 01/01/2012 - 11:22
Thanked by 2 Members:
|
|
#250
Gửi vào 01/01/2012 - 13:04
Brokenheart said:
Bàn về lá số này, người viết nhớ lại rằng có ai đó cho rằng lá số này là phản vi kỳ cách !!!
Phải chăng phản vi kỳ cách là "LỐI THOÁT HIỂM" khi gập những trường hợp mà lý thuyết không giải thích được ??!!
Đắc hãm của chính tinh cũng không nói lên được gì, thiếu gì lá số chính tinh đắc địa mà đâu nên cơm cháo gì. Cái quan trọng là cách cục, sự hội tụ của tinh đẩu.
Như lá số TGT tuy Thái Âm hãm tại Thìn nhưng có Xương Khúc, Đào Hồng trợ lực. Hơn nữa lại đắc tam Hóa - Khoa Quyền Lộc (Quyền cư Quan cũng hợp vị nữa). Lại còn Long cư Long vị (Long Hà đồng cung). Bấy nhiêu đó thì quá ngon rồi.
Brokenheart said:
Rõ ràng đương số không hề BẤT HIỂN CÔNG DANH một chút nào. Tại sao vậy ? vì Nhật Nguyệt đồng cung Sửu-Mùi, thiên tượng là ngày Sóc của mỗi Tuần trăng,
nếu ngày sinh không phải là ngày Sóc thì không thể nào áp dụng câu phú này được.
Cũng như trên, sự tụ hội là chính. Chứ chỉ 1, 2 sao không thể quyết định đại cục.
Còn Nhật Nguyệt đồng cung thì sách chỉ nói chung chung vậy thôi. Tuy nhiên, sách cũng nói nếu như không có cát tinh tụ hội, chứ còn có cát tinh tụ hội thì lại khác. Điển hình qua các câu Phú như:
- Nhật Nguyệt mệnh thân cư Sửu Mùi tam phương vô cát phản vi hung
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi Âm Dương hỗn hợp tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt, nhược lai văn diệu, diệc kiến Quý Ân Thai Tọa Khôi Hồng văn tài ngụy lý xuất xử đạt công
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không Quí Ân Xương Khúc ngoại triều, văn tất thượng cách đường quan xuất chính
- Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung trung định thị phương bá công
- “Nhật Nguyệt Sửu Mùi mệnh trung phùng,
Tam phương vô cát phúc nan hưng.
Nhược hoàn cát hóa phương vi mỹ,
Phương diện uy quyền phúc lộc tăng”.
Sửa bởi NgoaLong: 01/01/2012 - 13:08
#251
Gửi vào 01/01/2012 - 13:38
#252
Gửi vào 01/01/2012 - 13:58
Như lá số TGT tuy Thái Âm hãm tại Thìn nhưng có Xương Khúc, Đào Hồng trợ lực. Hơn nữa lại đắc tam Hóa - Khoa Quyền Lộc (Quyền cư Quan cũng hợp vị nữa). Lại còn Long cư Long vị (Long Hà đồng cung). Bấy nhiêu đó thì quá ngon rồi.
---------------------
Nếu tôi nhớ không lầm, trước đây anh cũng từng cho rằng Tam hóa liên châu (3 hóa an liên tiếp 3 cung) là tốt, sao bây giờ gập lá số của TGT lại thay đổi tư duy thế?
Giả sử nếu không biết rõ cuộc đời cũa đương số, liệu anh có dám khẳng định rằng :
1/Đắc hãm của chính tinh cũng không nói lên được gì,
2/ cũng như là [...Bấy nhiêu đó thì quá ngon rồi.] không ???
Có vẻ thuộc phú đấy, vậy :
Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung trung định thị phương bá công
1/Canh nhật vũ âm đồng hay đồng âm ???
2/ Còn cách nào khác để chứng minh Canh nhật vũ âm đồng hay đồng âm ???
3/ An khôi -Việt tuồi canh tân :
Canh, Tân phùng mã hổ
hay
Tân phùng mã hổ
hay
Giáp, Mậu, Canh ngưu dương
???
#253
Gửi vào 01/01/2012 - 16:24
Tử vi hiện nay cần hai việc: thứ nhất là công thức hóa và thứ hai là thống kê kiểm chứng. Nôm na là tìm dụng thần và hỉ kị của tử vi.
Với cụ Thiên Lương, dụng thần là Thái Tuế.
Với cụ BaLa, dụng thần là ngũ hành nạp âm của mệnh.
Đài Cảng thì dụng thần là tứ hóa. Cho dù có vẻ "xấu" hay "tốt" nhưng không có tứ hóa kích hoạt đều không thành.
Việc kiểm chứng cần làm thủ công hoặc cần một phần mềm như tôi đã đề xuất với anh TNT. Trước tiên cần kiểm chứng các lá số đã có xem đúng bao nhiêu phần trăm, sai bao nhiêu phần trăm. Sau khi tối ưu hóa có thể sử dụng để đoán tương lai.
Sau khi đã công thức hóa, thì không có chuyện mừng rú khi đoán đúng hoặc ngồi cắn chân cả ngày chỉ vì đoán sai một lá số. Vì phần cứng tôi chỉ làm được có vậy, phần mềm tùy cảm ứng của thầy xem và tùy hồ sơ của từng cá nhân. Chẳng có gì phải băn khoăn đúng sai. Máy tính sẽ xem sơ bộ, còn tôi đi uống cà fê hoặc làm việc khác. Sau đó tôi sẽ dựa vào hình tướng gia cảnh địa lý điều chỉnh sau. Thậm chí tôi đưa thẳng kết quả cho đương số tự điều chỉnh lấy.
Chứ lọ mọ xem từng lá đến già cũng không ai biết mình đúng nhiều hơn người khác hay người khác đúng nhiều hơn. Lại nảy ra danh từ "cao nhân" để chúc tụng nhau. Tất cả những người hiện nay đang theo con đường này rồi sẽ đến lúc chán chường, chai tâm lý và phải dừng lại. Công sức họ bỏ ra thế hệ sau không thể tiếp nối.
Còn khi số mẫu chuẩn đã đủ lớn thì chẳng cần công thức hóa làm gì cho mệt. Việc cần làm chỉ là so sánh. Ví dụ tôi có 6 tỉ mẫu chuẩn của các thời đại. Khi đoán số cho lá số mới, chỉ cần so sánh lá số đó với 12000 lá số có sẵn rồi phán:
- 80% lá số giống bạn làm nhạc sĩ.
- 75% lá số giống bạn bị ung thư dạ dày vào cuối đời.
- 90% lá số giống bạn chết trong khoảng 50-55 tuổi.
- 99% lá số giống bạn lấy vợ cực xấu lại nói nhiều, ôi, thôi xong.
Vậy thì chạy đâu cho thoát.
Đây mới chính là tương lai cho khoa mệnh lý. Một tương lai cần có và phải có.
Còn nếu khi thu được 6 tỉ mẫu, thống kê lại thấy đời thực nhảy lung tung, cùng một lá số nhưng 50% giàu 50% nghèo, thọ yểu, hạnh phúc hay đau khổ cũng 50-50 vậy thì phương pháp tử vi vô nghĩa, khác gì đoán mò. Tử vi hiện nay được tin là đúng trên 70%.
(phần trên có tham khảo ý tưởng trong quyển "Mệnh lý hoàn toàn khoa học" tác giả Đằng Sơn xuất bản năm 2011)
Quay lại ý kiến đắc hãm của chính tinh có quan trọng hay không ?
Có quan trọng với người dùng âm dương ngũ hành, không quan trọng với người chỉ dùng cách cục và tứ hóa.
Đã dùng âm dương ngũ hành thì đắc hãm là quan trọng, phần này nếu bạn nào hỏi thêm tôi sẽ giải thích thêm.
Happy new year.
Thanked by 7 Members:
|
|
#254
Gửi vào 01/01/2012 - 16:47
Đắc hãm của chính tinh cũng không nói lên được gì, thiếu gì lá số chính tinh đắc địa mà đâu nên cơm cháo gì.
Cái quan trọng là cách cục, sự hội tụ của tinh đẩu.
-------------
1/ Trước hết đây là topic bàn về tính miếu vượng đắc hãm các chính tinh chứ không phải so sánh tính miếu vượng đắc hãm với cách cục chính tinh cái nào quan trọng hơn.
Do vậy, cách phát biểu của anh như trên là lạc đề. Và qua đó cho thấy một cách nhận định lệch lạc, cãi bướng, nói lấy được bất kể hợp lý hay không.
Những tác giả viết sách TV như Vân Đằng Thái Thứ Lang, Vũ Tài Lục, Quảng Xuân Thịnh, Nguyễn Phát Lộc, Vu Thiên Nguyễn Đắc Lộc,v.v... trình độ hơn hẳn anh đến mấy cái đầu, vậy mà họ vẫn phải chú tâm viết về các vị trí miếu vượng đắc hãm các chính tinh, điều đó cũng đủ để nói lên tầm quan trọng nhất định của tính miếu vượng đắc hãm. Chẳng lẽ họ không nhận ra rằng :Đắc hãm của chính tinh cũng không nói lên được gì, thiếu gì lá số chính tinh đắc địa mà đâu nên cơm cháo gì. Cái quan trọng là cách cục, sự hội tụ của tinh đẩu như anh phát biểu hay sao ???
2/ Và ngay cả trong nhận định của anh cũng chỉ là sự chắp vá đầu ngô mình sở : Cái quan trọng là cách cục, sự hội tụ của tinh đẩu.Anh đã chấp nhận là tinh đẩu thì tôi đã nói trước một khi đã xem Nhật Nguyệt là 2 TINH ĐẨU thực thụ thì các thuộc tính TINH ĐẨUcó liên quan đến 2 sao này trong thiên nhiên cần phải tuân thủ chặt chẽ.Vậy mà lại nói "Như lá số TGT tuy Thái Âm hãm tại Thìn" !!! Đó là sự chắp vá đầu ngô mình sở. Anh cứ mở mắt ra quan sát ngay tại nơi anh đang cư trú xem :1/ Ngày trăng rằm 15-16, vị trí mọc của mặt trăng là CHÍNH ĐÔNG và SOI SÁNG suốt đêm. Có thể nói rằng, cứ mỗi tuần trăng,có 2 ngày 15 và 16 tinh cầu luôn có ánh sáng cả ngày lẫn đêm không hề gián đoạn.2/ Trung tuần của một tuần trăng, từ ngày 10 đến ngày 15, mặt trăng đã xuất hiện cả vào ban ngày, với độ sáng có thể nhìn thấy đượcvào giữa trưa tại hướng ĐÔNG-NAM.
Nếu không đúng thì hãy bảo cho tôi biết nhé.
Sửa bởi Brokenheart: 01/01/2012 - 16:52
Thanked by 1 Member:
|
|
#255
Gửi vào 01/01/2012 - 16:56
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nhà sử học - GS Trần Quốc Vượng và tử vi |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Diêm vương tinh trong cung Bão Bình (2024-2043) |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() Mừng Xuân Ất Tị 2025 - treo đèn lồng An Khang Thịnh Vượng |
Báo Tin | administrator |
|
![]() |
|
![]() Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vương Đình Chi |
Báo Tin | huygen |
|
![]()
|
|
![]() Sao Thiên vương Uranus và vòng đời 84 năm |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | Elohim |
|
![]() |
|
![]() Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












