

Bàn về miếu vượng đắc hãm
#151
Gửi vào 01/12/2011 - 08:49
#152
Gửi vào 01/12/2011 - 09:01
Hành động xóa tên tác giả đi, coi mặc nhiên mình là tác giả thực sự là cái không bao giờ nên được khuyến khích trong học thuật.
Đặc biệt khi đã sử dụng bản điện tử, copy & paste vào đây và khuyên người khác đi đọc sách thì càng cần phải hiểu văn hóa đó.
Tên đầy đủ của cuốn sách là Kinh Dịch Diễn Giảng
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
THS. BS KIỀU XUÂN DŨNG
Sửa bởi NhuThangThai: 01/12/2011 - 09:10
Thanked by 5 Members:
|
|
#153
Gửi vào 01/12/2011 - 10:38
NhuThangThai, on 01/12/2011 - 09:01, said:
Hành động xóa tên tác giả đi, coi mặc nhiên mình là tác giả thực sự là cái không bao giờ nên được khuyến khích trong học thuật.
Đặc biệt khi đã sử dụng bản điện tử, copy & paste vào đây và khuyên người khác đi đọc sách thì càng cần phải hiểu văn hóa đó.
Tên đầy đủ của cuốn sách là Kinh Dịch Diễn Giảng
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
THS. BS KIỀU XUÂN DŨNG
"Bạn có thể tự mình tìm hiểu thêm, có rất nhiều tài liệu liên quan giải thích và viết về vấn đề này, tôi viết lại cho bạn, để nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về lý số thì nên tìm hiểu, tôi nghĩ chắc chắn tốt cho bạn nếu bạn muốn nghiên cứu tử vi."
Hihihi Ở trên tôi đã nói là viết lại cho buiram, tài liệu tôi đã đọc.... Bởi tôi trích lại ý chính nhằm cho buiram hiểu. Gì mà sốt thế, còn nhiều cái khác tôi cũng đều trích từ sách và tài liệu tôi học cả (cũng phải đưa hết ra sao, rắc rối thế hử...) còn ở đây tôi nghĩ việc đưa tác giả hay không, không quan trọng, vì đọc nhiều cũng chẳng nhớ hết, đều na ná giống nhau cả, và cũng bởi tôi đưa lên nhằm giúp Buiram hiểu ý chính mà tôi muốn nói với Buiram mà thôi.... hihihi. Kiến thức của một người là tổng hợp từ rất nhiều nguồn khác nhau, vậy viết ra đều trích từng từ 1 hay sao....hihihi. Còn Khi nào tôi viết sách của tôi thì tôi sẽ đề rõ đã trích từ nguồn nào....
Mranh
Sửa bởi MrAnh: 01/12/2011 - 10:39
Thanked by 2 Members:
|
|
#154
Gửi vào 01/12/2011 - 11:15
Trừ khi chính tác giả viết hoặc người thân thuộc được phép tác giả đồng ý.
Nên tôi nghĩ MrAnh phải thật thẳn thắn không nên lấp lủng.Nếu sai thì nói sai chẳng ai trong này dám làm gì bạn.
#155
Gửi vào 01/12/2011 - 11:16
Đọc - hiểu sách rồi viết lại một vấn đề nào đó theo tư duy suy luận của mình là hoàn toàn khác hẳn với việc: "Trích nguyên văn một hay nhiều phần từ Sách".
Do đó, lời nhắc nhở của Bạn NhuThangThai là hoàn toàn xác đáng. Bạn nên như vậy !!!
Saomai
#156
Gửi vào 01/12/2011 - 12:00
Ý, Mục đích cuối cùng tôi chỉ muốn buiram hiểu tôi đang muốn nói gì và buiram cần gì... còn khi tôi nói buiram tìm thêm tài liệu thì sau này buiram thừa biết những tài liệu liên quan đó, chẳng cần tôi phải nói, nếu như buiram đọc thấy có sự quan tâm và muốn tìm hiểu. Đó là đạt mục đích của tôi, còn tôi chẳng cần phải thanh minh thanh nga làm gì..... Chứ tôi định dấu thì đưa lên làm gì. hê hê. Tìm các tài liệu đó đâu có khó, có khi chính tôi là người đưa sách này lên mạng đó.... thử tìm hiểu xem.
Mranh
#157
Gửi vào 01/12/2011 - 12:19
Sửa bởi teppi: 01/12/2011 - 12:31
#158
Gửi vào 01/12/2011 - 12:42
P/S: đối với tôi thì các loại kiến thức về "huyền học" là "huyền" 1 phần vì cách viết (tất nhiên đây có lẽ k phải là nguyên nhân chủ yếu). Như các ý chính trên kia tôi đã từng đọc mà gần như k thấm mấy, với phần mà MrAnh trích ra thì khi đọc lại thấy có thấm hơn.
Sửa bởi buiram: 01/12/2011 - 12:57
Thanked by 1 Member:
|
|
#159
Gửi vào 01/12/2011 - 13:17
Về tri thức, quan điểm của tôi, tri thức không phải của riêng ai, cho nên việc người này người kia có được thì cũng là chuyện nhỏ như con thỏ thôi. Cho nên, quan trọng là thái độ với nhau. Mọi thứ đều có lý do cả.
PS: Sorry, hơi lạc đề .
Thân!
Sửa bởi AnKhoa: 01/12/2011 - 13:25
#160
Gửi vào 01/12/2011 - 13:31
Hihihi. Tôi cũng rút kinh nghiệm từ việc này. Từ sau nếu có duyên thảo luận với buiram tôi sẽ PM riêng.... là tốt nhất.
P/S: Nếu buiram muốn tìm hiểu, thảo luận cùng tôi, hoặc không hiểu vấn đề gì, nếu tôi biết chúng ta cùng nhau trao đổi, bạn có thể PM cho tôi nếu như thấy tôi có thể giúp được thêm cho bạn.
Cám ơn mọi người góp ý.
Good Bye
Mranh
Sửa bởi MrAnh: 01/12/2011 - 13:33
#161
Gửi vào 01/12/2011 - 22:00
buiram, on 30/11/2011 - 13:43, said:
Các cách cục luôn đúng nhưng đó chỉ là tiểu thiên địa nhân của chủ nhân từng lá số. Để áp dụng được còn phải xem đại thiên địa nhân, hay nói cách khác là môi trường người đó sống thế nào, phát triển được cách cục tới đâu. Ví dụ một người có Xương Khúc đắc địa mà sinh ra trong gia đình k thể học hành mà chỉ có thể chăn trâu thì có thể người đó chỉ sáng tạo được các cách kêu gọi trâu hay chỉ là hát mấy câu dân ca hay hay thôi. Một người có KK thời nay và thời xưa cũng khác... Đến hạn cũng như thế, hạn thật đẹp về Tài Lộc mà k có môi trường kinh doanh thì cũng khó phất. Về các cách cục thì tôi cũng chỉ thuộc được rất ít cách cục thôi. Kiểu như Phủ hợp với Tả, Xương Khúc hợp với âm Dương...
Hix ráng sửa chữ âm Dương thành âm viết hoa hoài mà k được .
Nói lại đoạn trích trên của buiram. Buiram có nói đến mấy chữ - CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG -. Cần phải làm rõ. Bởi mấy chữ này, lại là "sợi chỉ xuyên suốt" trong cách nghĩ, đánh giá vấn đề của buiram.
Phải chăng, khi nói đến chân lý tối thượng, là buiram nghĩ đến cái gì đó chắc chắn đúng và đúng một cách tuyệt đối, luôn đúng dù với bất cứ vai trò gì, mọi nơi và mọi lúc, xuyên suốt chiều không gian và thời gian ? Vậy thì, nói ngay như những nguyên lý khoa học, theo buiram, liệu chúng đã [hải là chân lý tối thượng hay chưa ? Tin rằng buiram sẽ nói, vâng, chưa phải. Bởi vì chúng không chỉ theo thời gian có nhưng sự thay đổi về nhận thức, mà còn nội dung cũng như tính nguyên lý của chúng cũng được xem xét lại. Có những nguyên lý, bây giờ thì được xem là nguyên lý, nhưng mai hậu, nó lại chỉ là một định lý, bởi được chứng minh. Xem thế, thì cái gọi là chân lý tối thượng, làm gì có ! Mà thực là chỉ có sự tồn tại một cách tiệm cận đến chân lý mà thôi. Thế thì, vấn đề đánh giá kiến thức, tư liệu để mà học hỏi, không nằm ở chỗ đã là chân lý tối thượng, hay nôm na là chân lý hay chưa ! Mà là ở chỗ đúng và sai. Đúng ! có nghĩa là cái kiến thức mà mình học được, được mình cố gắng nhận thức đã là chân lý, hay nói khác, là tiệm cận chân lý rồi. Và thế, mình yên tâm mà học nó, Khi đủ năng lực, mình có thể nghiên cứu, xây dựng và phát triển, để tiến thêm một bước gần với chân lý hơn nữa. Còn không, chí ít thì cái sự hiểu biết ấy nó cũng có ích, không làm hỏng tư duy, có tác dụng ứng dụng một cách đúng đắn. Còn sai, thì nguy hiểm. nhẹ thì dùng không được. nặng thì hỏng một đời. Như chủ nghĩa mác - lê chẳng hạn, hậu quả của nó mà tội ác đã ghi vào lịch sử nhân loại. Cho đến nay, nó vẫn còn hoành hành tác quái trên đất nước vn chúng ta. Nó không những phá hủy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, còn làm hỏng tư duy cũng như đạo đức của bao nhiêu thế hệ, .... tác hại của nó không thể kể xiết. Nói rộng là vậy, nói hẹp đối với chỉ bản thân buiram mà thôi, nếu không kịp dừng đúng lúc, sẽ có lúc tư duy khoa học của buiram cũng bị phá hỏng. Cũng sẽ có lúc những kiến thức khoa học của mình bị hiểu một cách lệch lạc.
Học dịch, hiểu được, đúng, có thể không làm cho tư duy khoa học xuất sắc hơn lên. Nhưng nó sẽ không làm hỏng tư duy. Song nếu học không đúng, hậu quả lại rất nặng. Gấu Trắng đã hiểu được một chút căn bản, nhưng may mắn đã dừng, và nên dừng. Tôi tin rằng sau này, khi năng lực khoa học của Gấu Trắng tiến bộ vượt bực, Gấu sẽ quay lại với đông phương lý học, lấy lý học làm nền cho tư duy, để nhận thức khoa học tự nhiên. Khi ấy mới thực sự siêu việt. Không phải ngẫu nhiên Einstein, Heidenbeg, .... rất nhiều nhà khoa học xuất chúng, cuối cùng cũng tìm đến đông phương lý học, mà cụ thể là Dịch. Và cuối cùng thì Họ cũng đề hiểu được cái tận cùng của chính những nguyên lý mà họ đã đề xuất.
Cụ Hà uyên thực sự là một thư viện đông phương sống. Là vốn quý của diễn đàn này. Rất may, những bài Cụ viết, Cụ trích dẫn rất nhiều kiến thức cổ chính tắc. Song có hơi khó hiểu với đa số hội viên, đặc biệt khó với những người mới chân ướt chân ráo. Song lại rất lợi ích cho việc nghiền ngẫm, chiêm nghiệm. Kiến thức của anh MinhMinh và anh TQTP là kiến thức ứng dụng, tiêu chuẩn, nên cố gắng học hỏi. Không sợ sai. Kiến thức Dịch của anh TKQ cũng chắc chắn, có thể tin tưởng được. Mấy lời để ngỏ như vậy, Buiram có thể tham khảo, hy vọng tư duy khỏi bị sai lạc.
Thân ái.
Thanked by 6 Members:
|
|
#162
Gửi vào 01/12/2011 - 22:07
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#164
Gửi vào 02/12/2011 - 09:28
Không cần nói, ai cũng đánh giá được sự khác nhau giữa tự mình phát minh ra một lý thuyết (như cụ Thiên Lương, và ở đây là anh Thất Sát) và việc ấn Ctrl C, Ctrl V (ngoại trừ tên tác giả) nó được đánh giá khác nhau như thế nào, cái gì hơn cái gì kém. Người phát minh ra máy tính và người dùng máy tính chơi game nó khác nhau ra sao.
Tuy nhiên, chúng ta không bàn khía cạnh đấy, mà vấn đề nằm ở chỗ trong lãnh vực này man thư nhiều hơn chính thư, và không phải ai cũng có khả năng về tư duy/kiến thức để đãi lọc.
Nếu như đoạn trích này không nằm ở trong giáo trình của học viện y học cổ truyền mà là copy nguyên văn từ một nguồn trôi nổi trên internet (người ta viết sai vì lý do nào đó), hoặc đơn giản hơn là copy từ sách của cụ Thiên Sứ chẳng hạn, và người đọc do không có nguồn, mất thời gian để đọc, nghiền ngẫm rồi nghiễm nhiên coi nó là chân lý thì tác hại biết bao nhiêu mà kể!
Nói như thế, không có nghĩa bài viết đó là có sai sót gì đáng kể, mà có nghĩa là người trích dẫn không có sự tin tưởng của người khác về khả năng/kiến thức/năng lực tư duy đãi lọc, và do đó cần phải có sự kiểm tra.
Nếu như cụ Hà Uyên là người viết ra thì sự tin tưởng sẽ khác (tuy nhiên, để ý, thấy cụ Hà Uyên trích dẫn nguồn rất rất đầy đủ, và đó là cái làm nên uy tín của cụ).
Copy về là tốt, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu ghi "từ cuốn abc, do def viết", link nguồn tại đây.
Sửa bởi NhuThangThai: 02/12/2011 - 09:58
#165
Gửi vào 02/12/2011 - 11:39
NhuThangThai, on 02/12/2011 - 09:28, said:
Không cần nói, ai cũng đánh giá được sự khác nhau giữa tự mình phát minh ra một lý thuyết (như cụ Thiên Lương, và ở đây là anh Thất Sát) và việc ấn Ctrl C, Ctrl V (ngoại trừ tên tác giả) nó được đánh giá khác nhau như thế nào, cái gì hơn cái gì kém. Người phát minh ra máy tính và người dùng máy tính chơi game nó khác nhau ra sao.
Tuy nhiên, chúng ta không bàn khía cạnh đấy, mà vấn đề nằm ở chỗ trong lãnh vực này man thư nhiều hơn chính thư, và không phải ai cũng có khả năng về tư duy/kiến thức để đãi lọc.
Nếu như đoạn trích này không nằm ở trong giáo trình của học viện y học cổ truyền mà là copy nguyên văn từ một nguồn trôi nổi trên internet (người ta viết sai vì lý do nào đó), hoặc đơn giản hơn là copy từ sách của cụ Thiên Sứ chẳng hạn, và người đọc do không có nguồn, mất thời gian để đọc, nghiền ngẫm rồi nghiễm nhiên coi nó là chân lý thì tác hại biết bao nhiêu mà kể!
Nói như thế, không có nghĩa bài viết đó là có sai sót gì đáng kể, mà có nghĩa là người trích dẫn không có sự tin tưởng của người khác về khả năng/kiến thức/năng lực tư duy đãi lọc, và do đó cần phải có sự kiểm tra.
Nếu như cụ Hà Uyên là người viết ra thì sự tin tưởng sẽ khác (tuy nhiên, để ý, thấy cụ Hà Uyên trích dẫn nguồn rất rất đầy đủ, và đó là cái làm nên uy tín của cụ).
Copy về là tốt, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu ghi "từ cuốn abc, do def viết", link nguồn tại đây.
Tôi cũng chẳng định đôi co với bạn, nhưng nhận thấy bạn rất "đàn bà" chắc phần âm nhiều hơn phần dương, bởi ai đọc cũng hiểu đó là lý thuyết cơ bản chứ chả phải phát minh học thuật học thiếc gì cả, bạn nên tìm các tài liệu và đọc lại, chúng ta ở đây đều học lại của thánh nhân cả, chứ tôi chưa thấy ai phát minh ra gì hơn thánh nhân cả, vậy viết lại ý của thánh nhân dù không viết thánh nhân nào cũng là ăn cắp sao, cái mà tôi trích đăng đó hoàn toàn sách nào cũng có (hiểu thế nào là basic chứ?)..... Chứ còn nếu là một sự phát minh mà chưa ai biết mà đưa lên chưa được sự đồng ý thì đúng là có tội.... hihihi.
Khi cái tâm không sạch thì chẳng bao giờ học thuật lên cao được cả.... tùy ai đó đánh giá, nhưng tôi tin chắc cái tâm và phần đàn ông của bạn không có tôi rất muốn người ta hiểu ý muốn của tôi, riêng bạn thì no. Và tốt nhất bạn đừng nên nghiên cứu tử vi làm gì cả lời khuyên chân tình đó, như hội viên vuivui đã khuyên ở trên cho nhiều người, nếu bỏ được hãy bỏ.
Mranh
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nhà sử học - GS Trần Quốc Vượng và tử vi |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Diêm vương tinh trong cung Bão Bình (2024-2043) |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
![]() |
|
![]() Mừng Xuân Ất Tị 2025 - treo đèn lồng An Khang Thịnh Vượng |
Báo Tin | administrator |
|
![]() |
|
![]() Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vương Đình Chi |
Báo Tin | huygen |
|
![]()
|
|
![]() Sao Thiên vương Uranus và vòng đời 84 năm |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | Elohim |
|
![]() |
|
![]() Trích sách: Các Phương Pháp Tính Vượng Độ Ngũ Hành |
Tử Bình | ThienKhanh |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












