Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Le.Dung, on 12/02/2016 - 08:29, said:
Nghề nhà hàng của người châu Á dưới trời Tây
Dân Âu Mỹ họ không coi trọng đồ ăn châu Á lắm, vì họ thiếu tin tưởng về độ vệ sinh an toàn của người châu Á, chứ nghệ thuật chế biến đồ ăn của người Á thì họ khâm phục tới độ cao của nghệ thuật. (giàu vitamin, nhiều chất vi lượng ... bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, nhiều rau, dễ ăn, đẹp cả mắt lẫn mùi và vị ...)
Nghề hàng ăn Tầu có mặt ở Mỹ từ vài trăm năm, (khi Mỹ mới khai phá miền Tây và tuyển nhiều phu làm đường xe hỏa từ TQ sang), rồi ở Anh Pháp Hà lan cũng có lịch sử trên trăm năm cả, rất nổi tiếng. Chỉ ở Tây Đức thì hàng ăn châu Á kém phát triển vì đặc thù người Đức không khoái thưởng thức món ăn lạ, lại cũng kỳ thị người nước ngoài, rồi chiến tranh liên miên - Có thể gọi Tây Đức là thị trường khó tính. Đông Đức và đông Âu thì không có thị trường tự do, nên hầu như không có nhà hàng Tàu, nhân dân thèm và mơ cơm Tàu qua thông tin sách báo phim ảnh mà thôi. Thời đó cả nước Đông Đức có hai nhà hàng Tầu, một ở thủ đô Berlin, một ở Leizig thành phố có hội chợ quốc tế - và tất nhiên là quốc doanh, thu tiền ngoại tệ.
Sau năm 90 thì nhà hàng châu Á ở Đức mở ra thị trường mới ở Đông Âu thành công nhanh, chóng mặt, nhưng cũng chỉ sau vài năm sức cạnh tranh không đủ với các loại nhà hàng của khắp thế giơi dồn về theo thị trường tự do, nên cũng 90% nhà hàng châu Á khi đó phá sản. Sau đó thì người châu Á; đa phần là người Việt, năng động bám sát thị trường, đáp ứng đúng thị hiếu của người Âu và phục dựng lên thành một nghề truyền thống ở châu Âu cho người Việt và người châu Á nói chung.
Khoảng năm 2010, món chè Trân châu (du nhập sang Mỹ trước đó còn có đất sống leo lắt ) vừa vào EU thì bị vài bài báo phanh phui có hóa chất độc hại là bị chính quyền nhảy vào chặn ngay từ khâu kiểm định hải quan, dân chúng tẩy chay và trong vài tháng đóng cửa 99% - vĩnh viễn hết cửa làm ăn ở EU.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Ái chà, Le.Dung viết sao? Nguồn thu thập tin cũng đa dạng nhỉ. 2x Thumb up!!! (tay trái và phải)
Vào mùa hè sau khi tốt nghiệp cấp 3 và trước khi vào đại học, tôi có đi chạy bàn cho 1 nhà hàng Việt Nam tại Mỹ. Theo trải nghiệm cá nhân ở đấy cộng thêm nghe ngóng từ người làm tại 3 nhà hàng Việt Nam khác trong vùng thì người Mẽo họ nghi ngờ vệ sinh an toàn thực phẩm ở cả nhà hàng TQ và Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.
Về món trà sữa trân châu, nên tẩy chay. Cách làm trân châu độc hay không độc thì tùy vào đạo đức của người sản xuât, nhưng mà để tạo tra cái thứ trà sữa ngọt béo quá cỡ đấy thì nhất quyết phải cho vào rất nhiều đường và sữa nhiều bơ béo half & half (tôi từng làm qua tại nhà hàng VN kể trên). Hiện nay ở TQ, các thương hiệu trà sữa trân châu lớn (Time To, CoCo, v.v.) đã cung cấp nhiều lựa chọn hơn về mức độ ngọt (ngọt nhiều, ngọt, ít ngọt, không ngọt) nên có thể suy xét thêm. Tuy vậy cái hiểm họa cho TQ lẫn VN về y tế cộng đồng ít có khả năng là trà sữa trân châu vì giá thành cao cũng như vì xu thế dùng ít đường. Thay vào đó, nước uống có đường thuộc loại nước tăng lực, thể thao, hoặc có ga (Coca Cola, Pepsi, 7up) mới chính là mối hiểm họa lớn nhất vì giá thành rẻ, dễ tiếp cận, hàm lượng đường cao, và dễ uống hơn (uống nhiều mà không thấy nhợn miệng vì ngoài đường ra còn có nhiều chất điều vị khác). Mỗi lần nhìn thấy một đứa trẻ tiểu học được bố mẹ mua cho lon coca cola là tôi thấy lạnh xương sống. Còn khi nhìn thấy một thanh niên tập gym xong 1 tiếng liền nốc ngay 1 chai nước thể thao đầy đường là tôi lại phì cười - công phu tập gym coi như dã tràng xe cát, anh có thể vẫn có xơ có múi nhưng mà tác dụng tích cực của tập thể dục với sức khỏe nói chung đã bị vô hiệu hóa.
Lần tới vào siêu thị, mấy chị em nhớ đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng của mấy thứ nước giải khát mà mình muốn mua nhé.