1
537 replies to this topic
#46
Gửi vào 17/11/2015 - 16:51
TRẺ EM VÀ LỚP HỌC
Trẻ em ở xứ Thiên đường
Lớp học, quần áo rách bươm thế này!
Giáo dục quốc sách thật hay
Nhìn vào hiện thực đắng cay muôn phần!
.
Trẻ em ở xứ Thiên đường
Lớp học, quần áo rách bươm thế này!
Giáo dục quốc sách thật hay
Nhìn vào hiện thực đắng cay muôn phần!
.
Thanked by 7 Members:
|
|
#47
Gửi vào 17/11/2015 - 17:32
CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA ?
Nhận viện trợ của Trung Quốc, có kiện đòi lãnh thổ được không?
" Nếu tính xem nợ nần Trung Quốc đến nay là bao nhiêu rồi phát động toàn dân đóng góp để trả (không cần phát hành trái phiếu), với lời hứa sẽ không bao giờ vay của TQ nữa, tôi tin rằng sẽ được đông đảo nhân dân hưởng ứng; cho dù tiền ấy tiêu xài hoang phí hay rơi vào túi quan tham."
(NLĐO)- “Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?” - ĐB Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại QH sáng nay 17-11.
.
.
Trong tại Quốc hội (QH) sáng nay 17-11, đại biểu (Đ Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP H.C.M) cho biết đã gửi 5 câu hỏi bằng văn bản tới Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có câu hỏi thứ 5, có 1 số ý ông mong Thủ tướng trả lời để cử tri biết.
Theo ông Nghĩa, đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới, Trung Quốc nổi tiếng là mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị.
“Cử tri đề nghị là không vay tiền và nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe doạ sẽ chiếm nhiều hơn” - ông Nghĩa lên tiếng tại QH.
“Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không? Nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay ODA từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay” - ĐB Nghĩa bày tỏ.
Nhận viện trợ của Trung Quốc, có kiện đòi lãnh thổ được không?
" Nếu tính xem nợ nần Trung Quốc đến nay là bao nhiêu rồi phát động toàn dân đóng góp để trả (không cần phát hành trái phiếu), với lời hứa sẽ không bao giờ vay của TQ nữa, tôi tin rằng sẽ được đông đảo nhân dân hưởng ứng; cho dù tiền ấy tiêu xài hoang phí hay rơi vào túi quan tham."
(NLĐO)- “Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?” - ĐB Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại QH sáng nay 17-11.
.
.
Trong tại Quốc hội (QH) sáng nay 17-11, đại biểu (Đ Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP H.C.M) cho biết đã gửi 5 câu hỏi bằng văn bản tới Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có câu hỏi thứ 5, có 1 số ý ông mong Thủ tướng trả lời để cử tri biết.
Theo ông Nghĩa, đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới, Trung Quốc nổi tiếng là mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị.
“Cử tri đề nghị là không vay tiền và nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe doạ sẽ chiếm nhiều hơn” - ông Nghĩa lên tiếng tại QH.
“Nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không? Nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay ODA từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay” - ĐB Nghĩa bày tỏ.
Thanked by 6 Members:
|
|
#48
Gửi vào 17/11/2015 - 18:38
Thanked by 3 Members:
|
|
#49
Gửi vào 17/11/2015 - 22:51
Lẳng lặng làm việc cật lực, chỉ mong ước trong phạm vi năng lực nho nhỏ của mình có thể giúp được ai thì giúp. Lên mạng thư giãn đầu óc một tí, lại gặp ngay một đám quý bà quý cô đang ra sức làm cách mạng bằng ... MỒM, đang ra sức yêu nước thương dân cũng bằng ... MỒM.
Nhức cái đầu!
P.s.: Các quý bà quý cô thích chửi tôi thì tôi cho chửi thoải mái. Tôi đây đã được "huấn luyện" thói quen nhường nhịn các quý bà quý cô từ bé rồi. Tuy nhiên, lưu ý là đừng có quá đáng quá thể, bởi nếu quá giới hạn tôi không thèm nhường nữa, chửi lại cho tức hộc máu rồi lại quay qua bảo tôi cay nghiệt lọ chai thì phiền lắm nha.
Nhức cái đầu!
P.s.: Các quý bà quý cô thích chửi tôi thì tôi cho chửi thoải mái. Tôi đây đã được "huấn luyện" thói quen nhường nhịn các quý bà quý cô từ bé rồi. Tuy nhiên, lưu ý là đừng có quá đáng quá thể, bởi nếu quá giới hạn tôi không thèm nhường nữa, chửi lại cho tức hộc máu rồi lại quay qua bảo tôi cay nghiệt lọ chai thì phiền lắm nha.
#50
Gửi vào 17/11/2015 - 23:42
LỜI TỔNG THỐNG MỸ GEORGE WASHINGTON THẬT CHÍ LÝ
.
.
Thanked by 9 Members:
|
|
#51
Gửi vào 18/11/2015 - 08:18
Nhận tiền TQ thì cứ nhận. Kiện thì cứ kiện.
Hai việc này không liên quan.
Thói quen công tư không phân minh tạo nên sự lộn xộn
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công mà làm
Cám ơn anh Tập. Anh cho tiền em rất cảm kích. Nhưng anh lấn đất em phải xử anh đã. Sau này vụ tiền nong bàn sau.
Người Việt hay lẫn lộn lí tình. Sai: Chém!
Hai việc này không liên quan.
Thói quen công tư không phân minh tạo nên sự lộn xộn
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công mà làm
Cám ơn anh Tập. Anh cho tiền em rất cảm kích. Nhưng anh lấn đất em phải xử anh đã. Sau này vụ tiền nong bàn sau.
Người Việt hay lẫn lộn lí tình. Sai: Chém!
Thanked by 2 Members:
|
|
#52
Gửi vào 18/11/2015 - 18:16
Bạn già nói nhỏ với nhau
Có một ông lão cưa t*o mày à
Nhưng t*o chê lão ấy già
Đã chín mươi tuổi vậy mà thích t*o
Hỏi bạn bây giờ tính sao
Nhận lời lấy lão hay t*o khước từ
Bạn rằng thì bà cứ ừ
Biết đâu lão ấy vẫn chưa hết thời
Chín mươi là tuổi ăn chơi
Một trăm mới bước vào đời ...biết đâu...?
NVC
Có một ông lão cưa t*o mày à
Nhưng t*o chê lão ấy già
Đã chín mươi tuổi vậy mà thích t*o
Hỏi bạn bây giờ tính sao
Nhận lời lấy lão hay t*o khước từ
Bạn rằng thì bà cứ ừ
Biết đâu lão ấy vẫn chưa hết thời
Chín mươi là tuổi ăn chơi
Một trăm mới bước vào đời ...biết đâu...?
NVC
Thanked by 7 Members:
|
|
#53
Gửi vào 18/11/2015 - 18:24
Chuyện này ... nghĩ cũng buồn cười
Hai bà lão góa ... khác người, chịu chơi
Tìm ông lão tuổi chín mươi
Kết duyên bạc tóc, tính thời vận may
Không hay gặp lão ăn mày
Vườn không, nhà trống, ... điếu cầy gãy đôi
Than ôi ! chỉ kiếp này thôi
Chín mươi tuổi vậy nào đâu hết thời
Hihi ...
Hai bà lão góa ... khác người, chịu chơi
Tìm ông lão tuổi chín mươi
Kết duyên bạc tóc, tính thời vận may
Không hay gặp lão ăn mày
Vườn không, nhà trống, ... điếu cầy gãy đôi
Than ôi ! chỉ kiếp này thôi
Chín mươi tuổi vậy nào đâu hết thời
Hihi ...
Thanked by 6 Members:
|
|
#54
Gửi vào 18/11/2015 - 18:42
Này hai bà nhé ... chớ cười,
Tuy rằng chín mấy mà thời hết đâu,
Vườn rộng lại có ao sâu,
Lão đây vui vẻ thả câu mỗi ngày,
Hai bà đồng ý càng hay,
Tuổi già thanh đạm vui ngày tháng qua
Tuy rằng chín mấy mà thời hết đâu,
Vườn rộng lại có ao sâu,
Lão đây vui vẻ thả câu mỗi ngày,
Hai bà đồng ý càng hay,
Tuổi già thanh đạm vui ngày tháng qua
Sửa bởi phuctinh: 18/11/2015 - 18:55
Thanked by 7 Members:
|
|
#55
Gửi vào 21/11/2015 - 13:21
Tư lệnh ngành Y nói
.
.
Thanked by 6 Members:
|
|
#56
Gửi vào 21/11/2015 - 13:43
10 PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG TẠI QUỐC HỘI
Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh về tình trạng tham nhũng gia tăng vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ, đại biểu Lê Như Tiến đề nghị cần có giải pháp "chặn đứng quan chức chạy đua nước rút thực hiện những chuyến tàu vét cuối cùng".
.
Chiều 17/11, phòng Diên Hồng rộ tiếng cười khi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu không nhịn được cười mỗi khi "Tư lệnh ngành" nói về thành tựu của du lịch Việt Nam cũng như trách nhiệm cá nhân.
.
Phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh vừa kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hóm hỉnh:“Bộ trưởng cho Quốc hội đi du lịch rất mệt!”. Ở lần chất vấn vài năm trước, ông Hùng từng nhắc nhở Bộ trưởng Du lịch: "Bay ra bay vào nhiều quá!".
.
Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh về tình trạng tham nhũng gia tăng vào thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ, đại biểu Lê Như Tiến đề nghị cần có giải pháp "chặn đứng quan chức chạy đua nước rút thực hiện những chuyến tàu vét cuối cùng".
.
Chiều 17/11, phòng Diên Hồng rộ tiếng cười khi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn. Nhiều đại biểu không nhịn được cười mỗi khi "Tư lệnh ngành" nói về thành tựu của du lịch Việt Nam cũng như trách nhiệm cá nhân.
.
Phần trả lời của Bộ trưởng Tuấn Anh vừa kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hóm hỉnh:“Bộ trưởng cho Quốc hội đi du lịch rất mệt!”. Ở lần chất vấn vài năm trước, ông Hùng từng nhắc nhở Bộ trưởng Du lịch: "Bay ra bay vào nhiều quá!".
.
Thanked by 4 Members:
|
|
#57
Gửi vào 21/11/2015 - 13:56
Các ông NGHỊ lập ngôn rất ấn tượng ...
Thanked by 1 Member:
|
|
#58
Gửi vào 21/11/2015 - 14:48
Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển "lạc điệu"
(TBKTSG Online) - Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu”.
Đây là nhận xét của nhiều nhà kinh tế hàng đầu đất nước tại diễn đàn tổng kết 30 năm Đổi mới giai đoạn 1986 – 2015 được tổ chức hôm nay, ngày 19-11, tại Hà Nội.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đơn vị phối hợp với các cơ quan khác tổ chức sự kiện này, phải “rào trước” rằng diễn đàn nhằm hưởng ứng tinh thần Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2015 nhằm tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam so sánh với phần còn lại của thế giới.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Ảnh: TL TBKTSG
Phát triển lạc điệu
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.”
“Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” ông nói.
“Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,” ông nói tiếp.
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung thêm: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”
Theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,… như “vòng kim cô” ghì chặt sự phát triển của đất nước.
Tụt hậu ngày càng xa
Theo nghiên cứu của ông Thiên, dù có những thành tựu đáng tự hào và đáng ngưỡng mộ trong suốt ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn bỏ lại phía sau và khoảng cách ngày càng nới rộng. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau trên các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.
Chẳng hạn, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng nhỏ so với Trung Quốc. Tại thời điểm khởi động đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam (tính theo giá cố định năm 2005) tương đương với 4,1% con số của Trung Quốc, tức 1/25. Nhưng tỷ lệ này không ngừng giảm xuống, đến 2013 chỉ còn 1,9%.
Tính theo sức mua tương đương PPP, vị thế của Việt Nam vẫn không mấy thay đổi, thậm chí mức độ thịnh vượng tương đối của người Việt Nam đang nhanh chóng giảm đi so với người Trung Quốc.
Ông đặt vấn đề, vậy đến 2035, tức sau hai thập niên kể từ bây giờ và 50 năm sau Đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?
Các dữ liệu được phân tích của ông Thiên chỉ ra rằng, đến 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc ở thời điểm 2011, và chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011.
Nói cách khác, sau 30 năm đổi mới, dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước.
“Nếu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện này sẽ chẳng có gì thay đổi,” ông cảnh báo.
Nhận xét về tình thế Việt Nam của ông Thiên tương đồng với một bài phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái. Ông Thái trích dẫn một loạt các chỉ tiêu so sánh quốc tế:
Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học nào được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng.
Về bằng sáng chế, theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
Về ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
Về thu nhập tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng 123/182 quốc gia, có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
Về tham nhũng, theo Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
Về chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Đi tìm nguyên nhân
Theo nghiên cứu của ông Thái, năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.
Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần.
Ông Thái phân tích, điều đó cũng có nghĩa là “sức mạnh kinh tế” của quốc gia không được cải thiện dù dân số đã tăng nhanh gần hai lần. Đó là chưa kể đến các khía cạnh tụt hậu về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, thể chế…còn khó khăn không nhỏ khi thế giới ngày càng hội nhập sâu, nguồn cân đối tài chính lại có hạn.
Nguyên nhân chính, theo tiến sĩ Thái, của tình trạng hiện nay của quốc gia là do tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung của thế giới.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Trần Đình Thiên, chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, giá cả và tiến triển trên đường hội nhập quốc tế. Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói…
Tuy nhiên, ông cho rằng, thế giới luôn vận động theo quy luật đào thải khắc nghiệt.
"Hơn 40 mươi năm sau khi thống nhất đất nước và bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế, sự phức tạp của kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây đang đưa Việt Nam rơi vào một hoàn cảnh mà sự tồn vong của dân tộc ở vào thế hiểm nguy hơn bao hết," ông cảnh báo.
“Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì,” ông Thiên nhận xét.
Ông Thiên cho rằng, Việt Nam đã thành công nhờ đột phá trong cải cách năm 1986. Trước một bối cảnh đầy thách thức, nhưng cũng rất nhiều cơ hội mà thời cuộc hiện đang đặt ra cho Việt Nam, việc lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn trong điều kiện liên tục đổi mới, sáng tạo là đòi hỏi bắt buộc.
(TBKTSG Online) - Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu”.
Đây là nhận xét của nhiều nhà kinh tế hàng đầu đất nước tại diễn đàn tổng kết 30 năm Đổi mới giai đoạn 1986 – 2015 được tổ chức hôm nay, ngày 19-11, tại Hà Nội.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đơn vị phối hợp với các cơ quan khác tổ chức sự kiện này, phải “rào trước” rằng diễn đàn nhằm hưởng ứng tinh thần Nghị quyết 62 của Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2015 nhằm tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam so sánh với phần còn lại của thế giới.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Ảnh: TL TBKTSG
Phát triển lạc điệu
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.”
“Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” ông nói.
“Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,” ông nói tiếp.
Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung thêm: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”
Theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,… như “vòng kim cô” ghì chặt sự phát triển của đất nước.
Tụt hậu ngày càng xa
Theo nghiên cứu của ông Thiên, dù có những thành tựu đáng tự hào và đáng ngưỡng mộ trong suốt ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn bỏ lại phía sau và khoảng cách ngày càng nới rộng. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau trên các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.
Chẳng hạn, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng nhỏ so với Trung Quốc. Tại thời điểm khởi động đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam (tính theo giá cố định năm 2005) tương đương với 4,1% con số của Trung Quốc, tức 1/25. Nhưng tỷ lệ này không ngừng giảm xuống, đến 2013 chỉ còn 1,9%.
Tính theo sức mua tương đương PPP, vị thế của Việt Nam vẫn không mấy thay đổi, thậm chí mức độ thịnh vượng tương đối của người Việt Nam đang nhanh chóng giảm đi so với người Trung Quốc.
Ông đặt vấn đề, vậy đến 2035, tức sau hai thập niên kể từ bây giờ và 50 năm sau Đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?
Các dữ liệu được phân tích của ông Thiên chỉ ra rằng, đến 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc ở thời điểm 2011, và chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore.
Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011.
Nói cách khác, sau 30 năm đổi mới, dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước.
“Nếu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện này sẽ chẳng có gì thay đổi,” ông cảnh báo.
Nhận xét về tình thế Việt Nam của ông Thiên tương đồng với một bài phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái. Ông Thái trích dẫn một loạt các chỉ tiêu so sánh quốc tế:
Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học nào được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng.
Về bằng sáng chế, theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
Về ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
Về thu nhập tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng 123/182 quốc gia, có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
Về tham nhũng, theo Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
Về chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Đi tìm nguyên nhân
Theo nghiên cứu của ông Thái, năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.
Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần.
Ông Thái phân tích, điều đó cũng có nghĩa là “sức mạnh kinh tế” của quốc gia không được cải thiện dù dân số đã tăng nhanh gần hai lần. Đó là chưa kể đến các khía cạnh tụt hậu về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, thể chế…còn khó khăn không nhỏ khi thế giới ngày càng hội nhập sâu, nguồn cân đối tài chính lại có hạn.
Nguyên nhân chính, theo tiến sĩ Thái, của tình trạng hiện nay của quốc gia là do tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung của thế giới.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Trần Đình Thiên, chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, giá cả và tiến triển trên đường hội nhập quốc tế. Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói…
Tuy nhiên, ông cho rằng, thế giới luôn vận động theo quy luật đào thải khắc nghiệt.
"Hơn 40 mươi năm sau khi thống nhất đất nước và bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế, sự phức tạp của kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây đang đưa Việt Nam rơi vào một hoàn cảnh mà sự tồn vong của dân tộc ở vào thế hiểm nguy hơn bao hết," ông cảnh báo.
“Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì,” ông Thiên nhận xét.
Ông Thiên cho rằng, Việt Nam đã thành công nhờ đột phá trong cải cách năm 1986. Trước một bối cảnh đầy thách thức, nhưng cũng rất nhiều cơ hội mà thời cuộc hiện đang đặt ra cho Việt Nam, việc lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn trong điều kiện liên tục đổi mới, sáng tạo là đòi hỏi bắt buộc.
Thanked by 4 Members:
|
|
#59
Gửi vào 21/11/2015 - 14:55
VTV CŨNG "ĐÚNG QUI TRÌNH"
Anh Sâm làm thế đúng
Cũng là quan nhớn rồi
Không nâng đỡ con cháu
Thiên hạ chê anh tồi.
Đúng thằng con anh đó
Nó có tài bẩm sinh
Huyên thuyên từ hồi ấy
"Vườn cổ tích" linh tinh.
Và "điều ước thứ 7"
Lừa dối tầm quốc gia
Phịa chuyện mua nước mắt
Khán giả truyền hình ta.
Nay anh học trên ấy
Các anh Đảng, Chính quyền
Tìm cho con cái ghế
Cửa kiếm ăn mới bền!
NHT
"VTV đã bổ nhiệm Lại Bắc Hải Đăng theo đúng quy trình"
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc VTV khẳng định, ông Hải Đăng có năng lực và trải qua thử thách. Ông Đăng là con trai Giám đốc VTV3 Lại Văn Sâm.
Trước thông tin đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng được bổ nhiệm vào vị trí phó giám đốc kênh VTV9, ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, “Thông tin Lại Bắc Hải Đăng được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc kênh VTV9 là hoàn toàn chính xác. VTV đã bổ nhiệm theo đúng quy trình. Hải Đăng là người có năng lực, xứng đáng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc kênh VTV9”.
Nhắc đến sự cố của chương trình Điều ước thứ 7 xảy ra đầu năm 2015, ông Nguyễn Thành Lương bày tỏ quan điểm: “Khi là đạo diễn ở VTV3, Lại Bắc Hải Đăng đã làm rất tốt. Với những người có năng lực nên tạo điều kiện để họ có cơ hội phát triển hơn nữa”.
Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng sinh năm 1979, con trai của Giám đốc kênh Thông tin Giải trí VTV3 Lại Văn Sâm. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010, Hải Đăng học tại Monash, thành phố Melbourne (Úc) lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành truyền hình. Trở về, Lại Bắc Hải Đăng làm việc tại kênh VTV3. Lại Bắc Hải Đăng là tổng đạo diễn của nhiều chương trình như: Đồ rê mí, Rung chuông vàng, Ai là triệu phú, Điều ước thứ 7…
Tháng 1/2015, chương trình Điều ước thứ 7 do Lại Bắc Hải Đăng làm đạo diễn vướng phải lùm xùm khi không xác minh được rõ hoàn cảnh của vợ chồng hát rong, gây hiểu lầm trong dư luận. Đứng trước sự việc này, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng đã lên tiếng thừa nhận sai sót trong nghiệp vụ, anh nhận trách nhiệm về sự cố của chương trình và nói lời xin lỗi với khán giả.
Anh Sâm làm thế đúng
Cũng là quan nhớn rồi
Không nâng đỡ con cháu
Thiên hạ chê anh tồi.
Đúng thằng con anh đó
Nó có tài bẩm sinh
Huyên thuyên từ hồi ấy
"Vườn cổ tích" linh tinh.
Và "điều ước thứ 7"
Lừa dối tầm quốc gia
Phịa chuyện mua nước mắt
Khán giả truyền hình ta.
Nay anh học trên ấy
Các anh Đảng, Chính quyền
Tìm cho con cái ghế
Cửa kiếm ăn mới bền!
NHT
"VTV đã bổ nhiệm Lại Bắc Hải Đăng theo đúng quy trình"
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc VTV khẳng định, ông Hải Đăng có năng lực và trải qua thử thách. Ông Đăng là con trai Giám đốc VTV3 Lại Văn Sâm.
Trước thông tin đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng được bổ nhiệm vào vị trí phó giám đốc kênh VTV9, ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, “Thông tin Lại Bắc Hải Đăng được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc kênh VTV9 là hoàn toàn chính xác. VTV đã bổ nhiệm theo đúng quy trình. Hải Đăng là người có năng lực, xứng đáng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Giám đốc kênh VTV9”.
Nhắc đến sự cố của chương trình Điều ước thứ 7 xảy ra đầu năm 2015, ông Nguyễn Thành Lương bày tỏ quan điểm: “Khi là đạo diễn ở VTV3, Lại Bắc Hải Đăng đã làm rất tốt. Với những người có năng lực nên tạo điều kiện để họ có cơ hội phát triển hơn nữa”.
Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng sinh năm 1979, con trai của Giám đốc kênh Thông tin Giải trí VTV3 Lại Văn Sâm. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010, Hải Đăng học tại Monash, thành phố Melbourne (Úc) lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành truyền hình. Trở về, Lại Bắc Hải Đăng làm việc tại kênh VTV3. Lại Bắc Hải Đăng là tổng đạo diễn của nhiều chương trình như: Đồ rê mí, Rung chuông vàng, Ai là triệu phú, Điều ước thứ 7…
Tháng 1/2015, chương trình Điều ước thứ 7 do Lại Bắc Hải Đăng làm đạo diễn vướng phải lùm xùm khi không xác minh được rõ hoàn cảnh của vợ chồng hát rong, gây hiểu lầm trong dư luận. Đứng trước sự việc này, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng đã lên tiếng thừa nhận sai sót trong nghiệp vụ, anh nhận trách nhiệm về sự cố của chương trình và nói lời xin lỗi với khán giả.
Thanked by 3 Members:
|
|
#60
Gửi vào 23/11/2015 - 16:52
Vua Trần Thái Tông đã viết:
"Sáng hôm sau, Trẫm leo thẳng lên đỉnh núi, tham kiến Trúc Lâm Đại Sa môn Quốc Sư.
Quốc sư chợt thấy mừng rở, ung dung bảo Trẫm rằng: "Lão tăng ở nơi núi rừng, xương cứng, dáng gầy, ăn quả cây, nếm lá ngọt, uống nước suối, vui cảnh rừng, tâm tựa mây trôi, theo gió mà đến. Nay Bệ hạ bỏ cái thế Nhân chủ, nghĩ đến cảnh núi rừng, hẳn có điều mong cầu chi mà đến đây vậy?"
Trẫm nghe lời Quốc sư nói, bỗng nhiên nước mắt ràn rụa, thưa với Quốc sư rằng:
"Trẫm tuổi còn thơ dại, sớm mất song thân. Đứng một mình trên đám sĩ dân, không chổ nương tựa. Lại nghĩ tới sự nghiệp Đế vương đời trước, hưng phế thịnh suy bất thường, nên Trẫm vào núi đây, chỉ mong cầu Phật, chẳng cần vật gì khác".
Quốc sư đáp:
"Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong Tâm, Tâm vắng lặng mà biết, đó gọi là chân Phật. Nay nếu Bệ hạ ngộ được tâm ấy, thời tức khắc thành Phật, không phải nhọc công tìm đâu xa".
Nguồn: Trần Thái Tông - Khóa Hư lục. Bản dịch của Thích Thanh Kiểm - NXB Tôn Giáo. 2003.
"Sáng hôm sau, Trẫm leo thẳng lên đỉnh núi, tham kiến Trúc Lâm Đại Sa môn Quốc Sư.
Quốc sư chợt thấy mừng rở, ung dung bảo Trẫm rằng: "Lão tăng ở nơi núi rừng, xương cứng, dáng gầy, ăn quả cây, nếm lá ngọt, uống nước suối, vui cảnh rừng, tâm tựa mây trôi, theo gió mà đến. Nay Bệ hạ bỏ cái thế Nhân chủ, nghĩ đến cảnh núi rừng, hẳn có điều mong cầu chi mà đến đây vậy?"
Trẫm nghe lời Quốc sư nói, bỗng nhiên nước mắt ràn rụa, thưa với Quốc sư rằng:
"Trẫm tuổi còn thơ dại, sớm mất song thân. Đứng một mình trên đám sĩ dân, không chổ nương tựa. Lại nghĩ tới sự nghiệp Đế vương đời trước, hưng phế thịnh suy bất thường, nên Trẫm vào núi đây, chỉ mong cầu Phật, chẳng cần vật gì khác".
Quốc sư đáp:
"Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong Tâm, Tâm vắng lặng mà biết, đó gọi là chân Phật. Nay nếu Bệ hạ ngộ được tâm ấy, thời tức khắc thành Phật, không phải nhọc công tìm đâu xa".
Nguồn: Trần Thái Tông - Khóa Hư lục. Bản dịch của Thích Thanh Kiểm - NXB Tôn Giáo. 2003.
Thanked by 5 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Lá cọ Nadi hành trình tìm bản thân (tiếng Hoa) |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Cuộc sống sau khi chết Raymond moody bản dịch tiếng việt |
Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Elohim |
|
|
|
sách tử vi của trần đoàn nguyên gốc tiếng Hoa, đời Minh |
Tử Vi | Elohim |
|
||
hiện tôi đang có sách bát tự tiếng anh, ai cần thì nhắn tin |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
||
sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
28.5 Gb sách Đạo giáo cổ trung hoa bằng tiếng Anh |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Elohim |
|
|
13 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 13 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |