Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#511 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 26/08/2016 - 16:25

Trời đã sinh Ô sao còn sinh Pu. =))


Thanked by 4 Members:

#512 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 26/08/2016 - 16:58

Thầy giáo làng 24 năm dạy ngoại ngữ miễn phí cho gần 1.000 học sinh

Dù bị bại liệt suốt 24 năm qua nhưng thầy giáo làng vẫn miệt mài với sự nghiệp trồng người. Lớp học của thầy cũng rất đặc biệt khi có gần 1.000 học sinh là con em khắp làng trên, xóm dưới.
Thầy là Nguyễn Minh Quang (70 tuổi, ngụ tại ấp Bình Hạ Đông, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP. ....), hiện đang sống cùng vợ - bà Nguyễn Thị Đức (64 tuổi) và gia đình con trai út - anh Nguyễn Minh Pháp (31 tuổi). Nhìn người thầy đang miệt mài giảng bài, trong tay không có cuốn giáo trình nào, giọng nghe chững chạc, nụ cười thường trực trên môi, hẳn nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dù đã 70 tuổi nhưng thầy Quang ngày ngày vẫn đều đặn dạy 5 lớp học từ sáng đến tối.

Vào cái tuổi thất thập cổ lai hy, tóc đã bạc trắng, tay bị co quắp, chân bất động, nhưng dường như 24 năm phải ngồi một chỗ cũng không thể ngăn nổi sức sống và tình yêu nghề, yêu học sinh của người thầy bại liệt này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Không thể làm bất cứ việc gì nhưng khả năng giảng dạy của thầy lại được nhiều thế hệ học trò nể phục. (Trong ảnh: 1 học trò đang giúp thầy Quang uống nước).


Kể về cuộc đời lắm gian truân của mình, thầy bộc bạch: “Sinh ra trong gia đình có 9 anh chị em, vì quá khó khăn nên mãi khi lên 9 tuổi, tôi mới được đi học. 3 năm sau, nhờ thành tích học tập tốt, tôi được làm trợ huấn cho giáo viên đứng lớp. Khi đó học lớp 4, thầy ra bài gì tôi cũng làm được. Từ đó về sau, tôi được tín nhiệm giao làm lớp trưởng. Học xong trung học, tôi muốn lên thành phố học tiếp, nhưng ba tôi khuyên nên chờ giải phóng Miền Nam rồi học trường nhà nước. Thế nhưng, chiến tranh kéo dài khiến sự học của tôi bị gián đoạn"


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dù lắm lúc cảm thấy tủi thân vì bệnh tật nhưng nhờ lớp học "đặc biệt", thầy cảm thấy yêu đời hơn.

Cuộc sống bấp bênh là vậy, nhưng đến ngày hôm nay, điều khiến thầy vui và tự hào nhất vẫn là vợ và con. Năm 1969, thầy lập gia đình với con gái của chủ nhà, nơi thầy đến thuê trọ ở quận 1, TP. ..... Thầy có 5 người con và được đặt với cái tên rất đặc biệt: Linh, Úc, Châu, Ý, Pháp. Thầy Quang tươi cười nói: “Anh thấy không, vợ và con đều mang tên nước ngoài, duy chỉ có tôi là tên Việt Nam”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mọi sinh hoạt hàng ngày của thầy đều nhờ cậy vợ con.

Năm 1987, thầy bắt đầu gắn bó với sự nghiệp trồng người. Nhưng chỉ 3 năm sau, trong một lần ốm nặng, đôi chân của thầy bại liệt vĩnh viễn. Thầy kể: “Đó là mùa hè năm 1990, tôi phấn đấu làm ruộng 3 tháng nhưng mới được 1 tháng, tai nạn ập đến, tôi phải nằm bất động đúng 18 tháng trời, không thể đi dạy, tất cả gần như sụp đổ”.
"Tàn nhưng không phế", thầy luôn tâm niệm điều đó và gắng gượng làm việc có ích cho đời.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dù vất vả suốt 24 năm qua nhưng vợ, con thầy chưa bao giờ than vãn nửa lời.

Hiện tại, mỗi ngày thầy dạy liên tục 5 lớp. Từ 7h30 sáng đến 8h tối với lịch dạy: Sáng hai ca, chiều hai ca và tối một ca. Trước kia buổi học bắt đầu từ 7h sáng, nhưng vì vệ sinh cá nhân không kịp, thầy Quang phải lùi giờ lại 30 phút. Điểm đặc biệt của lớp học do thầy giảng dạy là đủ mọi lứa tuổi, thành phần, dù chỉ một học sinh thầy vẫn dạy.
Thầy Quang khoe: “24 năm qua, tôi đã dạy miễn phí ngoại ngữ cho gần 1.000 học sinh. Lớp học của tôi ngoài học sinh, sinh viên, còn có giáo viên và cán bộ xã nữa. Đến nay, qua nhiều thế hệ học sinh, nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là một cậu học sinh cũ, khi lên học đại học, học ngoài trung tâm thấy không tiếp thu được, thế nên mỗi khi về hè lại đến đây tôi dạy. Cứ 3 tháng hè thi đậu một chứng chỉ tiếng Anh, qua 3 kỳ như vậy, nó dần dần lấy được chứng chỉ A, B, C với kiến thức của chính mình”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vợ con giúp thầy Quang lên “ghế” ngồi trước khi giảng dạy.

Đồng hành cùng thầy giáo già gần nửa thế kỷ, gần như bà Đức hiểu tính chồng hơn ai hết. Bà nói: “Dạy hết lớp này đến lớp khác, dù từ sáng sớm đến tối rất mệt, nhưng có lẽ được dạy học, được truyền bá kiến thức của mình cho lũ trẻ là điều giúp ông ấy thỏa mãn đam mê. Cả nhà tôi cũng nhẹ lòng và thương ông nhiều hơn”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bộ chữ cái và âm do một người học trò tặng thầy Quang.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tấm bằng Tiếng Anh được cấp tại Mỹ, nó là báu vật, cũng là niềm tự hào của người thầy giáo già.

Nói về người thầy của mình, bạn Nguyễn Thị Trúc (22 tuổi) cho biết : “Thầy như vậy vẫn gắng dạy, bọn mình thương lắm. Giờ mình đã đi làm, nhưng vẫn đến thầy để học thêm”. Bạn Hồng Vân (22 tuổi, sinh viên trường Đại học Công Nghệ, ĐH QG TP.....) chia sẻ: “Thầy Quang dạy rất nhiệt tình, tuy tuổi cao sức khỏe lại yếu, nhưng thầy vẫn miệt mài và rất vui tính”.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, khi chúng tôi hỏi thầy thích món quà gì nhất, thầy cười hiền: “Tặng quà thầy hả? Muốn tặng quà thầy phải đảm bảo yêu cầu là học tốt. Và khi đã tặng quà thì thầy chỉ mong nhận được “cặp bút uyên ương” thôi. Tức là một cây bút xanh và một cây bút bi đỏ ấy”.

Theo Giang Thành /

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DucBichPham: 26/08/2016 - 17:02


Thanked by 3 Members:

#513 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 27/08/2016 - 09:27

Người xô bạn ngã chưa chắc là người muốn hại bạn.

Sửa bởi NgocNuong: 27/08/2016 - 09:28


Thanked by 3 Members:

#514 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 27/08/2016 - 18:37

Người thầy mê làm từ thiện

Những hôm lạnh giá, chứng kiến cảnh các em đến lớp với tấm áo mong manh và chân không có dép để đi, thầy giáo Phùng Hoài Sơn băn khoăn và suy nghĩ mình phải làm gì để giúp đỡ các em nhỏ có cái áo ấm mặc đi học...

Trước cảnh thiếu thốn của các học sinh vùng cao nơi mình đang dạy, thương cảm với khó khăn của trẻ em vùng khó, nhiều giáo viên ở các huyện thuộc xã vùng cao trong tỉnh đã cùng chung tay xây dựng một mô hình sẻ chia, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ làm giảm bớt phần nào thiệt thòi cho các em học sinh DTTS vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Đó cũng là mục tiêu và phương châm hoạt động của câu lạc bộ (CLB) “Vì trẻ em vùng cao VN” do thầy Phùng Hoài Sơn- giáo viên Trường Tiểu học xã Đăk Kôi huyện Kon Rẫy vừa là người khởi xướng, vừa là chủ nhiệm CLB.

Nhiều năm trong nghề dạy học ở những huyện, xã vùng khó Kon Plông, Kon Rẫy, được sống, gần gũi với đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó nên thầy Sơn hiểu khá rõ những nỗi khổ, vất vả của con em đồng bào. Trong một chuyến cùng đoàn người cứu trợ vào giúp những người dân trong xã Đăk Kôi, được chứng kiến tận mắt cảnh tượng, cuộc sống khó khăn của bà con dân làng xã nơi đây, thầy Sơn thấy xót xa. Vì vậy, Sơn đã tình nguyện xin nhận công tác dạy học tại xã Đăk Kôi. Tại đây, thấy cảnh các em nhỏ trong những hôm lạnh giá đến lớp với tấm áo mong manh và chân không có dép để đi, càng khiến thầy giáo Phùng Hoài Sơn băn khoăn và suy nghĩ mình phải làm gì để giúp đỡ các em nhỏ có cái áo ấm mặc đi học. Những suy nghĩ đó đã thúc giục thầy giáo trẻ đi về thành phố để gặp những bàn bè và người thân xin những bộ quần áo cũ của con em mang đến cho các em nơi mình dạy học.

Thầy Sơn trao quà cho các em học sinh ở vùng sâu trong tỉnh.

“ Các em luôn đến trường với quần áo xộc xệch, nhiều khi rách tả tơi, có em phải chân trần, nhịn đói đến lớp. Đó là chưa nói sách vở, thước bút luôn thiếu trước hụt sau... thấy tội các em quá nên tôi nảy sinh ý định phải làm việc gì đó nhằm giúp, nâng bước, động viên các em đến trường. Suy nghĩ mãi mà không biết làm cách nào, bởi không có kinh phí. Rồi chợt nảy ra ý tưởng tại sao mình không tận dụng việc sử dụng công nghệ thông tin để làm cầu nối, kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để giúp đỡ các em. Thế là tôi lập trang facebook lấy tên là CLB “Vì trẻ em vùng cao VN”, gọi điện thoại cho những người bạn là đồng nghiệp dạy ở các huyện khác nhau trong tỉnh cùng tham gia“- Thầy Sơn cho biết.

Khi những em nhỏ của thầy Sơn có đủ những chiếc áo ấm đi học cũng là lúc các bạn trẻ làm giáo viên thấy việc làm ý nghĩa của thầy Sơn cho chính các em học sinh của mình những bộ quần áo, đôi dép để đi học nên đã tham gia hưởng ứng, sinh hoạt trong CLB. Từ trang facebook này, thầy Sơn cùng tập thể CLB đã tích cực vận động những tấm lòng hảo tâm trong nước và ngoài nước giúp đỡ những em nhỏ vùng cao. Và từ đó, hàng trăm học sinh nơi vùng cao Kon Tum đã được hỗ trợ, quần áo, sách phục vụ cho việc học hành. Đó là việc làm đầy ý nghĩa mà thầy Sơn thấy ấm lòng và hạnh phúc.

Với nhiệt huyết và hết mình vì mục đích nhân văn và tình thương, sẻ chia, giúp các em nhỏ dân tộc vùng cao trong tỉnh, nơi mình công tác, thầy Sơn còn kêu gọi được không những nhà hảo tâm trong nước và cả ngoài nước như Mỹ, Đức, Anh, Hunggary…ủng hộ, tài trợ cho các chương trình CLB để đến tặng quà quần áo cho các em nhỏ ở vùng cao. Dưới sự kết nối của CLB, các nhà hảo tâm thấy việc làm đầy ý nghĩa của thầy Sơn nên đã tự nguyện ủng hộ. Được nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, hàng năm thầy Sơn cùng CLB đã tổ chức được nhiều chương trình từ thiện đầy ý nghĩa như chương trình “mùa xuân yêu thương”, “nụ cười mùa xuân”, “nụ cười cho em”, “ngày hội dinh dưỡng”, “nâng bước đến trường” … và hàng nghìn trẻ em khó khăn trong tỉnh đã được CLB của thầy Sơn giúp đỡ tặng áo quần, giày, dép sách vở, thiết bị học tập, được ăn những bữa cháo dinh dưỡng chan chứa tình thương, góp phần động viên các em tiếp bước đến trường.

Cùng với những bạn bè đi vận động, quyên góp quần áo cũ ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh, thầy giáo Sơn còn tích cực đi tìm những trẻ em khó khăn, nhà nghèo bị bệnh tật để giúp đỡ. Vì vậy trong mỗi chuyến đi tặng quà cho các em ở vùng sâu, thầy Sơn cùng nhóm của mình thường xuyên hỏi thăm, phát hiện những trẻ em nghèo bị bệnh tật, sức môi, hở hàm ếch… không có điều kiện đi chữa bệnh để tài trợ giúp đỡ. Khi phát hiện các trường hợp đó, thầy viết những bài báo về cuộc sống, mảnh đời bất hạnh của những em nhỏ đăng trên các báo và trên trang của CLB để kêu gọi những nhà hảo tâm giúp đỡ cho các em.

Cứ hễ nghe tin ở đâu có trẻ em bị tàn tật là thầy Sơn cùng các thành viên CLB tìm hiểu viết trên trang facebook và kêu gọi sự ủng hộ các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, đồng thời liên hệ với các bệnh viện tiến hành khám điều trị cho các em. Cũng từ đó mà đến nay đã có hàng chục em bị bệnh, tàn tật, nhà nghèo, trẻ mô côi được CLB đưa đi chữa trị mang về nụ cười cũng như niềm tin trong cuộc sống đối với bản thân các em và gia đình.

Chẳng hạn như khi đi những chương trình tặng quà tại các địa phương vùng xa thầy Sơn phát hiện ra các em là A Hoang Vũ, Trường Tiểu học Kim Đồng thị trấn Đăk Glei; A Xốp, Trường Mầm non Đăk Choong; A Mon, Trường Mầm non Ngọc Linh ở huyện Đăk Glei; A Thơ, Trường Tiểu học Kim Đồng Đăk Glei; em A Hông, Trường Tiểu học xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông; hoặc hai trẻ em A Hồng (sinh năm 2010) ở xã Đăk Hà và em Y Diệp Trinh (sinh năm 2013) ở xã Đak Tờ Kan (huyện Tu Mơ Rông) … bị tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch đã được đi phẫu thuật, chữa bệnh giờ đã lành lặn, khoẻ mạnh. Với những gia đình của các em trên thì nếu không có sự tài trợ của thầy Sơn và CLB “ Vì trẻ em vùng cao Việt Nam” thì không biết bao giờ mới có điều kiện để chữa trị. Thầy Sơn tâm sự: Khi phát hiện các em bị bệnh tật vậy, thầy cùng các thành viên trong CLB đến tìm hiểu, chụp ảnh đăng trên trang của CLB kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước nên đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm. Khi được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, thầy Sơn cùng thành viên CLB đã tìm đến bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng liên hệ, sắp xếp thời gian phẫu thuật. Toàn bộ chi phí, ăn ở của các em và người nhà được câu lạc bộ tài trợ miễn phí.

Mặc dù đã làm được rất nhiều việc đầy ý nghĩa cho trẻ em ở vùng cao nhưng khi nói về những việc làm đó, thì thầy Sơn lại rất khiêm tốn, không muốn nói nhiều mà ước mong của thầy Sơn là làm sao giúp đỡ càng nhiều trẻ em vùng cao càng tốt. Đó chính là niềm mong mỏi và hạnh phúc đối với người thầy giáo vùng cao Kon Tum Phùng Hoài Sơn.

Đó cũng là điều mà chúng tôi cảm phục ở tấm lòng người thầy giáo Phùng Hoài Sơn. Đặc biệt, trong suốt thời gian nghỉ hè năm nay, thầy vẫn lặn lội đi vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ CLB, ủng hộ các trẻ em vùng cao. Trong ngày khai giảng năm học mới CLB của thầy Sơn đã vận động các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà, sách vở ngay tại ngôi trường của mình đang công tác ở xã Đăk Kôi để giúp đỡ các em vùng khó của mình.

Theo Văn Phương

Sửa bởi DucBichPham: 27/08/2016 - 18:43


Thanked by 1 Member:

#515 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 27/08/2016 - 19:53

Đố kỵ ganh ghét người khác, bị khổ báo suốt mấy nghìn năm

Tâm đố kỵ là một loại tâm vô cùng xấu tệ, đối với người tu luyện thì càng nghiêm trọng nếu không chịu buông bỏ cái tâm này. Câu chuyện về Tôn giả Losaka Tissa dưới đây là một ví dụ sống động về quả báo của tâm đố kỵ.

Vào thời Đức Phật Ca Diếp, Ngài Losaka Tissa là trụ trì ở một tinh xá đầu làng, cả làng chỉ có mình Ngài ở ngôi chùa đó. Một hôm, một vị Tôn giả A La Hán đi đến làng và gặp vị địa chủ là trưởng làng. Người trưởng làng này sau khi nói chuyện, thấy vị Tôn giả này quá trí tuệ bèn thỉnh thọ cơm rồi nói:
“Thưa Tôn giả, đầu làng này có một tinh xá, xin Tôn giả hãy đến đó nghỉ ngơi, chiều con sẽ đến thăm Tôn giả”.
Vị Tôn giả đến tinh xá gặp vị trụ trì. Sau khi chào nhau, vị trụ trì hỏi: “Ngài đã dùng cơm ở đâu chưa?”.
Hòa Thượng trả lời: “Thưa Ngài, tôi có dùng cơm ở nhà vị trưởng làng”.
Chiều hôm đó, người địa chủ mang cơm, thức ăn, sữa và một số vật phẩm đến cúng dường hai vị và đảnh lễ xin nghe Pháp của vị Tôn giả mới đến. Vị trụ trì thấy vậy thì rất lấy làm khó chịu.
Sau khi đảnh lễ và nghe Pháp xong, người địa chủ đảnh lễ rồi nói: “Con xin thỉnh hai vị trưa mai đến nhà con thọ thực”.
Cả đêm đó, vị trụ trì không sao ngủ được vì bỗng dưng từ đâu có người đến giành bớt Phật tử của mình. Sáng hôm sau, ông dậy rất sớm để đến nhà người địa chủ nhưng không gọi vị Tôn giả kia đi cùng. Thực ra, ông có gõ cửa hai tiếng rất nhẹ, gõ nhưng cố ý không cho vị Tôn giả nghe thấy.
Khi đến nơi, người địa chủ hỏi: “Vị Tôn giả hôm qua đâu ạ?”.
Vị trụ trì trả lời: “Hôm qua ông ấy ăn cái gì đó chắc còn đầy bụng, tôi có gọi mà ông không dậy”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Câu nói tuy nhẹ nhưng là một lời chỉ trích, nói xấu làm cho người nghe có cảm giác vị Tôn giả kia ăn no, ngủ quên không chịu tu hành. Ăn xong, vị địa chủ lấy riêng một bát thức ăn và nói: “Con thỉnh Ngài, Ngài đem về cho vị kia giùm con”.
Đi giữa đường, gặp đám than hồng người ta đang đốt, vị trụ trì đổ cả bát cơm vào đó. Lúc bấy giờ, ở tinh xá, vị Tôn giả đã biết tất cả mọi chuyện. Thấy người này quá đố kỵ, ông khoác y, mang bát bay lên hư không, qua vùng khác ở và không về đó nữa.
Về đến chùa không thấy vị kia, vị trụ trì giật mình nghĩ: “Hay là vị này đã chứng đạo biết được tâm ta đố kỵ nên bỏ đi không ở lại. Ôi, ta vì ngu si đã làm một chuyện lầm lỗi”. Sau đó, ông buồn rầu, hối hận rồi chết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tâm đố kỵ khiến thầy trụ trì sau khi chết đoạ địa ngục. (Ảnh minh họa)
Sau khi chết, vị trụ trì bị đọa xuống địa ngục mấy ngàn năm, bị thiêu đốt ở đó. Hết nghiệp địa ngục, ông lên làm quỷ đói, trong 500 năm không hề được ăn một miếng gì trừ cái bào thai chết của người ta trục ra một hai lần. Sau khi mãn 500 năm ngạ quỷ, ông bị đọa làm chó 500 đời. Trong thời gian làm chó, không bao giờ ông được người ta cho ăn uống đàng hoàng, chỉ được ăn khi người ta nhậu say nôn ói ra ngoài. Con chó ấy gầy ốm rồi chết. Sau đó, được đầu thai làm người. Nhưng nơi ông được sinh ra, cả làng luôn mang tai hoạ. Ông bị người ta đuổi ra khỏi làng, sống lang thang vất vưởng. Sau này, ông gặp Đức Phật (lúc đó Ngài còn là Bồ Tát). Ngài giáo hóa theo Phật để củng cố lại nhân duyên với Phật pháp.
Trong kiếp cuối cùng thời Đức Phật sinh ra đời, ông cũng được sinh ra tại một làng đánh cá.
Vào ngày ông ra đời, không ai đánh được một con cá nhỏ nào, hồ nước dự trữ cho làng cũng bị cạn, một số nhà trong làng bỗng nhiên bốc lửa cháy, rồi tự nhiên vua ra lệnh bắt cả dân làng….Những chuyện xui cứ tới dồn dập. Thế là người ta nghĩ trong làng đã xuất hiện một người nào đó xúi quẩy, phải tìm cách loại ra.
Lúc đầu, họ chia làng thành hai phần độc lập, không giao thiệp với nhau nữa. Phân nửa làng không có ông thì làm ăn phát đạt trở lại, còn nửa làng kia vẫn tiếp tục bị xui xẻo. Thế là, phân nửa làng đó lại được chia làm đôi. Cứ thế, cuối cùng chỉ còn lại gia đình ông. Họ đuổi gia đình đó ra khỏi làng và làng lại làm ăn trở lại bình thường.
Khi bị đuổi, người chồng đuổi luôn người vợ ra khỏi nhà. Vì đứa con mình đứt ruột đẻ ra, người vợ không nỡ dứt bỏ nên cố gắng làm lụng nuôi ông trong đói khổ. Khi ông lẫm chẫm cầm bình bát đi xa được, bà sai con đi xin ăn và ở nhà bà trốn đi. Thế là từ ngày đó, ông bắt đầu cuộc đời đói khổ, tự lập thân sống. Nhiều khi chỉ xin được mấy hạt cơm người ta làm rơi ở sàn để ăn cho đỡ đói. Đến khi gặp ngài Xá Lợi Phất, bằng đạo nhãn, ngài Xá Lợi Phất thấy rằng người này có duyên với Phật pháp, có thể tu được dù nghiệp rất khắc nghiệt. Ngài hỏi:
“Cha mẹ con ở đâu?”
“Thưa, mẹ con vì con mà quá khổ sở nên đã bỏ con”.
“Con có muốn xuất gia không?”
“Lành thay Tôn giả! Nếu có thể cho con được xuất gia!”.
Thế là ngài Xá Lợi Phất đem ông về, cạo tóc cho xuất gia. Mặc dù đã tu chứng quả A La Hán nhưng suốt một đời, không bao giờ Ngài được ăn no cho đến ngày chết.
Quả báo đố kỵ kinh khủng, đáng sợ như vậy. Vì Losaka Tissađã đố kỵ với vị A La Hán nên bị đọa đày không biết bao nhiêu kiếp.

Theo vntinnhanh



Thanked by 2 Members:

#516 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 10:08

Thế nào mới trở thành: có khí phách hơn người ?
Khí phách, không phải là tính cách, mà là một dạng khí chất của con người. Những ai muốn thành công, nhìn được xa trông được rộng thì nhất định phải rèn luyện khí phách hơn người.
Khí phách là khí chất của mỗi người, là những gì biểu hiện ra ngoài của nội tâm, là sức mạnh vô hình toát ra từ tố chất của con người. Người xưa có câu: “Tướng tại tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, nghĩa là “hình tướng bên ngoài là phản ánh tâm của người đó”, cùng là một sự vật, mỗi người có nhận định và ý kiến khác nhau. Bởi vậy, nếu tâm đã loạn thì tất cả cũng sẽ loạn theo.
Người đã hiểu bạn thì không cần giải thích họ cũng hiểu; người đã không hiểu bạn thì có giải thích cũng bằng không. Qua thời gian không chắc sẽ có tình cảm nhưng nhất định sẽ hiểu được nhau.
Khí phách con người rất quan trọng, phải học cách tự nói với chính mình và luôn tin rằng, người thực sự hiểu bạn chắc chắn không bao giờ vì cái này hay cái kia mà nghi ngờ bạn. Cần nuôi dưỡng khí phách của mình, khí phách không phải là tính cách, nó là một dạng thần thái của con người.
Khí phách là khí chất của mỗi người, là những gì biểu hiện ra ngoài của nội tâm, là sức mạnh vô hình toát ra từ tố chất của con người.
Khí phách không phải bẩm sinh đã có mà phải qua rèn luyện, tích lũy dần trong cuộc sống hàng ngày, là một dạng nhận thức của con người trong việc đối nhân xử thế, bộc lộ tự nhiên, không phải muốn tạo ra là tạo ra được.
Người có khí phách giao tiếp lịch sự, xử sự ôn hòa, thái độ nhã nhặn, không vội vàng, không lười biếng, không đờ đẫn, ngây người khi có việc cần làm.
Người có khí phách nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, làm cho người khác thấy nể trọng, họ giống như một cuốn sách hay luôn cuốn hút người đọc, luôn thú vị, hấp dẫn từ mọi khía cạnh và khi đã cầm lên đọc sẽ không muốn dừng lại, càng đọc càng thấy hay.
Khí phách là một dạng nhẫn nhịn, không bộc phát làm tổn thương người khác.
Khí phách là một dạng tính cách giản dị, không màng lợi lộc, công danh, tâm luôn trong sáng.
Ngay thẳng, không phụ thuộc vào người khác, biết dừng đúng lúc, khi theo đuổi điều gì sẽ làm đến cùng, chưa đạt mục đích không buông tay.
Khí phách là làm cho người khác kính trọng chứ không phải là nể sợ.
Với bạn bè luôn chân thành, với bố mẹ luôn hiếu thuận. Đứng ở vị trí cao nhưng không thể hiện cho người khác thấy, làm như thế càng khiến cho người khác nể trọng.
Kiềm chế bản thân, suy nghĩ thấu đáo, không ngừng học tập, bạn có thể không làm được việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ nhưng trong tâm bạn luôn nghĩ đến. Mở rộng tầm mắt, vươn cao và đi xa hết mức có thể của bản thân. Khí phách chính là con người bạn, rèn luyện tốt bản thân là nuôi dưỡng tốt khí phách của mình!
Khí phách là một dạng khiêm nhường. Người ít học thường khoe khoang, thể hiện; trong ba người cùng đi ắt sẽ có người là thầy của ta, không nên xem thường người khác, nên nhìn người khác để thấy hạn chế mình, không sùng bái bất kỳ ai nhưng luôn học hỏi những điểm mạnh của người khác.
Khí phách là một dạng thái độ ứng xử. Khổng tử khi gặp Tề Cảnh Công mặt không đổi sắc vì đều là người thường, gặp người tài đức sẽ cố gắng học hỏi để trở thành người như họ, không có gì phải sợ hãi, luôn duy trì nhân cách và tự trọng của bản thân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khí phách là một dạng đỉnh cao của học vấn. Biển học rộng lớn, không ngừng học tập sẽ đến lúc ta đến được bến bờ thành công, càng đứng trên cao sẽ càng nhìn được xa!
Khí phách là một dạng tài phú luôn gắn chặt với mình, không ai lấy đi được, bộc lộ ra ngoài sẽ luôn được mọi người khen ngợi, tán dương, ẩn giấu đi giúp bản thân luôn ung dung tự tại.
Khí phách là một dạng tu dưỡng ở mức độ thâm sâu. Người khác sẽ không biết bạn nghĩ gì nhưng đừng để người khác nghi ngờ, căm hận bạn.
Để có được khí phách là rất khó, nhưng nếu rèn được bạn sẽ có được con đường thênh thang rộng mở phía trước.

(Sưu tầm)

Sửa bởi DucBichPham: 29/08/2016 - 10:14


Thanked by 4 Members:

#517 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 11:15

Cám ơn chú DucBinhPham chia sẻ, đọc đi đọc lại mấy hồi cháu đều thấy mình chẳng thể đạt được Khí Phách.

Cháu chỉ mong tu rèn được 1/100 điều trên là đã mãn nguyện rồi!

Thanked by 1 Member:

#518 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 11:46

@ : nghĩ nhiều quá rồi, rèn luyện nhiều mới có được, không tự nhiên có.

Ngày xưa trẻ con mới còn nhỏ tuổi đã được rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa, nhưng thời nay, cha mẹ bận rộn, con cái đi học các thầy cô dạy chủ yếu, còn về nhà cha mẹ nhiều khi chỉ đưa con đồ chơi để cho khỏi nghịch nguy hiểm là đã yên tâm

đầu tuần vui vẻ, sắp sang tháng 8 rồi
ĐỒNG ĐỘI

Đi ngân hàng rút tiền, dừng xe bên ngoài còn dặn thằng bạn là nếu có người đến phạt xe thì nhớ báo cho tôi biết một tiếng.
Quả nhiên vừa vào được vài phút đã có cảnh sát giao thông đến. Thằng bạn kia xông vào trong ngân hàng gào ầm lên: Đại ca, cảnh sát đến, chạy mau!!!
Tiên sư nhà nó chứ, cả một cái đại sảnh to đùng mấy chục con người lập tức yên lặng không một tiếng động. Sau đó cả đám đông ùn ùn chen nhau chạy ra khỏi ngân hàng như lũ quét.
Tôi bị 5, 6 nhân viên bảo vệ ấn xuống đất… xừ nó oan chết đi được, đúng là không sợ đối thủ giỏi như thần, chỉ sợ đồng đội ngu như bò.
+_+

Sửa bởi tu.hoa: 29/08/2016 - 11:50


Thanked by 2 Members:

#519 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 15:17

@ThienAm :
"Cám ơn chú DucBinhPham chia sẻ, đọc đi đọc lại mấy hồi cháu đều thấy mình chẳng thể đạt được Khí Phách.
Cháu chỉ mong tu rèn được 1/100 điều trên là đã mãn nguyện rồi! "
=================
Chú chia sẽ bài này cho các bạn trẻ tham khảo thôi , còn chú thì đã nghỉ ngơi công việc chuyên môn vài năm nay rồi, bây giờ chỉ cần sống theo chữ Đức thôi cũng đã khó rồi. Thời xưa con người khí phách, ám chỉ cho bậc trượng phu, anh hùng, gánh vác được việc lớn trong xã hội. Thiên Âm còn trẻ, theo chú chỉ cần rèn luyện bản thân là tốt rồi, đâu cần phải là bậc anh hùng.

Thanked by 3 Members:

#520 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 16:44

Thiên hạ bốn bể nơi đâu cũng gặp Thầy.
Thầy là gì? Thầy là thánh nhân, Thầy là trưởng bối, Thầy là bạn, Thầy là trẻ nhỏ, Thầy là cỏ cây hoa lá... Thầy hiện hữu xung quanh ta, vậy chỉ cần học tập, tu rèn... mỗi ngày để được mở mang, được hạnh phúc, thấy thoải mái hơn!

Cám ơn Thầy! Cám ơn chú DucBinhPham! Cám ơn tu.hoa!



Thanked by 1 Member:

#521 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 19:12

Bài hát hot nhất Hàn Quốc những năm đầu thế kỉ 21 Fuxxx USA" Yoon Min-suk


Thanked by 1 Member:

#522 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 21:57

Tuổi nào mất mẹ thì đau?


Cách đây gần một năm, khi đi chăm mẹ nằm viện 103, trong một buổi chiều mây xám tôi gặp một bác tầm 60 ngồi khóc rấm rứt bên hành lang phòng cấp cứu. Cách đó không xa, những đôi mắt đỏ hoe, những tiếng khóc nấc… Chiếc xe cấp cứu vẫn mở cửa. Tôi đưa bác khăn giấy. Không cần tôi hỏi, bác nghẹn ngào: “Cháu ơi, mẹ bác bỏ bác đi rồi”. Mẹ bác bị đột quỵ và đã mất khi xe trên đường tới bệnh viện.
Lúc ấy, tôi đã khóc chung với người lạ. Mới vừa buổi sáng, bác sĩ nói, mẹ tôi chỉ còn có thể sống được trên dưới 6 tháng nữa mà thôi. Tôi nói với bác rằng, bác gần gấp đôi tuổi tôi, bác được sống cùng mẹ 60 năm trong đời, đó là niềm hạnh phúc không phải ai cũng có… Cháu chỉ mong mẹ cháu sống thêm vài năm, thậm chí 1,2 năm nữa thôi cũng được nhưng cũng không thể. Tôi còn thầm nghĩ, cháu còn đau hơn bác đây, cháu chỉ mới quá 30 thôi mà mẹ cháu đã sắp bỏ đi rồi.

Nhưng thực tình, lúc ấy, cả bác gái và tôi, dường như không thể đo đếm nỗi đau của ai lớn hơn ai. Bác ấy ngậm ngùi trước khi tạm biệt: “Số phận cả cháu ạ. Thực tình, nỗi đau mất mẹ lớn lắm, lớn tới mức không ai tưởng được và không ai đong đếm được, 60 tuổi hay 30 tuổi, mất mẹ cũng đau như nhau cả thôi”.

Tôi vẫn nghĩ đến cái Hà, con cô chồng tôi để dỗ dành nỗi đau của mình trong những ngày tháng cuối cùng có mẹ và cả khi mất mẹ. Cô bị ung thư bạch cầu mất năm 27 tuổi, lúc đó em Hà 3 tuổi, vẫn còn bập bẹ. Mẹ chồng tôi vẫn tự may đồ tết cho con, bộ đầu tiên mẹ may bao giờ cũng là của em Hà vì: “Tội nghiệp con bé không còn mẹ”. Có miếng ăn ngon mẹ cũng nhớ ngay tới nó, dành riêng phần vì thương con bé. Không chỉ được bố mẹ tôi thương, nó còn được cô, dì, chú, bác yêu chiều. Ai cũng muốn bù đắp phần nào đó khoảng trống mẹ nó để lại quá sớm.

Con bé vô tư đón nhận những tình cảm ấy. Vào những năm 80, ở làng quê nhỏ miền Bắc đa phần nghèo khó, lũ trẻ con phần nhiều bụng ỏng đít beo, áo quần cũ kỹ. Riêng cái Hà vẫn trắng hồng trắng nõn, áo quần tươm tất vì được nhiều người chia sẻ. Chỉ khi nó lớn lên, càng hiểu đời đôi mắt nó càng đượm buồn. Ngày lấy chồng, đứng trước mộ mẹ, nó khóc như mưa. Ngày sinh con nó khóc đến mức mắt chín mọng như quả nhót. Đó là những lúc nó đớn đau nhất khi thiếu mẹ. Và giờ, khi đã là mẹ của 3 đứa con gái, khi nói với tôi, em chỉ mong trời cho mình sức khỏe sống tới 50 tuổi thôi, để được ở bên con những lúc nó ốm đau, cưới chồng, sinh nở… con bé lại khóc. Nỗi đau mất mẹ tưởng rất mờ trong ký ức một đứa nhỏ 3 tuổi thực ra là một vết thương hằn in không bao giờ lành trong trái tim nó.

Có lần, Hà nắm tay tôi nói, chị may mắn hơn Hà nhiều lần khi những lúc khó khăn nhất đều có mẹ. Những ngày đầu tiên đi học, ngày lấy chồng, ngày sinh con… Những chuyện tưởng thường tình với mọi cô gái thực ra là một hạnh phúc vô cùng lớn lao. Trong khi đó, mẹ mất khi Hà còn nhỏ xíu, Hà sẽ vui vẻ đánh đổi tất cả để một lần có mẹ trong những khoảnh khắc ấy nhưng không bao giờ có được…

Mùa Vu Lan, xung quanh tôi có nhiều người cài lên ngực mình hoa hồng trắng. Họ cũng như tôi, nhiều mùa Vu Lan trước không cài lên ngực mình bông hồng đỏ. Không một lần “nhìn thật lâu và nói với mẹ rằng, mẹ ơi, mẹ có biết hay không? - Biết gì? - Biết là con yêu mẹ không?”. Có thể ở thế hệ 8X trở về trước, đó không phải là cách thể hiện tình yêu thương mẹ phổ biến nhưng quả thực nếu một lần nói với mẹ điều ấy, có thể tôi đã có sự an ủi hơn phần nào trong mùa Vu Lan năm nay, mùa đầu tiên mất mẹ.

Mùa Vu Lan, có rất nhiều người giăng câu thơ trên FB: “Tôi thấy tôi mất mẹ/Mất cả một bầu trời” (Xuân Tâm). Và có lẽ cũng nghe “Bông hồng cài áo” cùng thấy lòng mình đang hư hao thắt quặn…

Võ Thu Hương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#523 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 30/08/2016 - 15:47

@tuphuongsg : tôi rất xúc động và cảm ơn tuphuongsg đã chia sẽ bài viết này. Chỉ tiếc là tôi mất mẹ lúc tuổi còn quá nhỏ (5-6 tuổi), lại ko được sống gần mẹ nhiều. Khi cha con tôi về đến nhà tôi vẫn ko biết là mẹ mình đã mất, cũng ko còn nhớ là lúc đó mình có khóc thương mẹ không ?

Thanked by 1 Member:

#524 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 30/08/2016 - 16:25

Lấy đức báo oán – Nghĩa cử cao đẹp của người đại thiện đại nhẫn

Chỉ có tâm đại thiện, đại nhẫn mới có thể yêu thương và cải biến được chính kẻ thù của mình. Câu chuyện dưới đây là một bài học ý nghĩa cho cuộc sống này.

ừ thời xa xưa, tại Trung Quốc cổ đại, có vị trạng nguyên họ Vũ, tự cho mình quyền cao chức trọng, không xem ai ra gì, thường hay bắt nạt hàng xóm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng xóm của vị này là một ông lão râu bạc phơ, sống cùng với ba người con trai. Một hôm, ông lão gọi ba người con tới và nói rằng: “Ta làm chủ cái nhà này cả đời rồi, hay bị người khác bắt nạt. Các con cũng phải theo ta chịu bao nỗi oán hận không đâu, chịu biết bao nhiêu thiệt thòi. Giờ ta già rồi, tới lượt các con làm chủ gia đình. Hôm nay, ta cho mỗi con hai lạng bạc, hãy ra ngoài làm một việc thiện tích đức, khi các con trở về, ai có đạo đức tốt đẹp, ai làm tốt nhất, người đó sẽ làm chủ gia đình này”.
Một thời gian sau, ba người con trai đều đã trở về, người cha bảo các con hãy kể về việc thiện mỗi người đã làm được.
Người con trai cả nói: “Một hôm, con nhìn thấy một người phụ nữ nhảy sông tự tử, con liền lao xuống dòng sông cứu cô ấy lên bờ. Cô ấy đang mang thai, vậy là con đã cứu được hai mạng người”. Người cha gật đầu không nói gì.
Người con thứ hai nói: “Con đi qua một thôn nhỏ, nhìn thấy một ngôi nhà đang bốc cháy. Hôm đó đúng lúc gió thổi mạnh, nhìn thấy cảnh lửa cháy tràn lan trước mắt, con nhảy vào biển lửa, dập tắt đám cháy, giữ lại được bao nhiêu tài sản và cứu được sinh mệnh cả nhà họ”. Người cha vui vẻ cười, nhưng cũng không nói gì.
Người con trai út nói: “Cha cho con xin lỗi, con đã làm một việc xuẩn ngốc, con đã cứu chính kẻ thù của mình. Hôm đó, con đi ngang qua núi, nhìn thấy Vũ trạng nguyên xuất chinh thắng trận trở về, vui mừng tới đỗi uống rượu say khướt, rơi xuống vách núi cheo leo ngủ say sưa, chỉ cần y lật mình một cái là ngã xuống vách núi, thịt nát xương tan. Con vốn nghĩ để mặc y, ngã xuống núi cũng là do y vận rủi. Nhưng con lại nghĩ, biên cương cần y phòng thủ, sa trường cần y đi chinh phạt, nên cuối cùng con hét gọi y tỉnh giấc. Y vô cùng xấu hổ, cúi gập mình chào con rồi lên ngựa đi mất”.
Người cha già ha ha cười lớn, quyết định cho người con trai út làm chủ gia đình, anh cả và anh hai không phục. Người cha già nói: “Cứu mạng người chỉ cứu được một người, cứu hỏa sẽ cứu được một nhà. Chỉ có quốc gia thái bình giàu mạnh, bách tính mới có thể an cư lạc nghiệp. Em các con có thể vứt bỏ ân oán cá nhân, trước là vì nước, sau là vì nhà, đây là đạo đức cao đẹp nhất”.
Mặc dù câu chuyện rất ngắn nhưng cảm động lòng người, người cha già và ba người con trai đều là những người nhân nghĩa, mà người con trai út lại cao hơn một bậc, đại thiện đại nhẫn của anh đã cảm hóa được người hàng xóm hung bạo.
Đây là đạo đức tốt đẹp xưa nay được người đời tôn kính truyền tụng. Nhưng ngày nay, trong xã hội bon chen vì danh lợi trước mắt này, giá trị đạo đức ấy đã ngày càng mai một. Giữa người với người luôn mang tâm ngờ vực phòng bị, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Dường như ai ai cũng là kẻ địch sát sườn, xã hội bại hoại, tham quan lộng hành, ai ai sống cũng thấy mệt mỏi.
Vậy nên, con người chỉ có thể quay về với giá trị văn hóa truyền thống, cải biến tâm linh mới là con đường thuần chính nhất.

Theo minhhue.net



Thanked by 2 Members:

#525 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 30/08/2016 - 18:42

Tình bạn cũng như bông hoa, như cây non. Hoa chỉ nở rộ, cây non chỉ lớn lên khi có bàn tay vun xới. Tình bạn cũng chỉ đẹp và bền vững khi mỗi người bạn biết vun xới, chăm chút cho nó mà thôi.
1- Cùng nhau làm một vài việc
Tình bạn trước hết là một sự trao đổi. Hãy rủ bạn bè cùng làm, cùng thực hiện với bạn một dự định dù nhỏ nào đó, chia sẻ với nhau. Như thế sẽ làm cho người bạn thấy mình được tin tưởng, bạn ấy sẽ hài lòng. Còn bạn cũng thấy vui suớng vì bạn có được tình cảm thân thiết của bạn bè.
2- Đừng luôn kể những điều phiền muộn, bực mình
Kể cho bạn nghe những gì xảy ra với mình là một việc làm tốt, nó giúp giải tỏa những ức chế trong lòng bạn. Bạn bè có thể là một chỗ dựa cho bạn lắm chứ. Nhưng bạn đừng luôn luôn đem chuyện không vui của mình làm phiền bạn bè, vì bạn sẽ ép người ta nghe, đôi khi vì để tìm một sự động viên, thương cảm mà bạn chẳng còn gì hấp dẫn người ta nữa bởi bạn bộc lộ khả năng thiếu kiềm chế, thiếu tự tin của mình.
3. Luôn bên bạn bè những khi cần thiết
Ai cũng có những lúc khó khăn cần đến sự giúp đỡ của người khác, có khi chỉ là một lời thăm hỏi, một ánh mắt khích lệ, một lời nhận xét tế nhị. Hãy luôn thăm hỏi, giữ mối liên lạc với bạn bè, kịp thời nhận ra tình thế của bạn mình để tìm cách giúp đỡ hữu hiệu nhất. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"; nhất là khi bạn cô đơn, bạn cần ta lắm đấy.
4. Rút lui đúng lúc
Ai cũng cần có những khoảng trời tự do của mình. Khi bạn mình mệt, khi ta đã giúp bạn hoàn thành công việc xong, hoặc đơn giản thấy bạn không cần đến mình nữa, bạn hãy "rút lui có trật tự". Bạn của ta sẽ vô cùng biết ơn một người bạn ý tứ như ta. Hãy lịch sự cáo lui và nói với bạn bè rằng "nếu cần đến mình, bạn đừng ngại ngần, mình thu xếp được mà".
5. Thông cảm cho nhau cả khi vắng mặt
Có những lúc bạn phải dành thời gian cho gia đình, cho người yêu hoặc một công việc gấp rút nào đấy. Và bạn bè của bạn cũng vậy. Việc này làm cho quan hệ bạn bè có những lúc bị lãng quên. Hãy báo trước cho bạn sự vắng mặt của mình, đừng để họ có cảm giác bị phản bội, mất lòng tin; thông cảm cho bạn mình nếu họ quên không thông báo họ vắng mặt.

Khuyết danh!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |