Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 08/08/2015 - 11:52


Xác định giờ trong Kinh Dịch
#16
Gửi vào 08/08/2015 - 11:46
Thanked by 2 Members:
|
|
#17
Gửi vào 08/08/2015 - 12:55
Vô Danh Thiên Địa, on 08/08/2015 - 11:46, said:
In fact, we are all the children of broken symmetry
(Thực ra, tất cả chúng ta đều là những đứa con của nguyên lý đối xứng bị phá vỡ)
Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa.
L’asymétrie c’est la vie ! (Bất đối xứng là nguồn sống !)
Louis Pasteur
Thanked by 4 Members:
|
|
#18
Gửi vào 08/08/2015 - 13:06
V.E.DAY, on 08/08/2015 - 12:55, said:
(Thực ra, tất cả chúng ta đều là những đứa con của nguyên lý đối xứng bị phá vỡ)
Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa.
L’asymétrie c’est la vie ! (Bất đối xứng là nguồn sống !)
Louis Pasteur
Thanked by 4 Members:
|
|
#19
Gửi vào 08/08/2015 - 13:16
Ở đây,cái mà chúng ta đang bàn tới,thì phải được hiểu là Ngôn Ngữ Trung Hoa cổ đại.
Hệ thống Can Chi,Ngũ Hành,Âm Dương,rồi cho đến các loại khác như Chu Dịch,Dịch Truyện,Dịch Học vv và vv đều chỉ là các"công cụ ký hiệu" của các bộ óc siêu phàm Trung Hoa được kế thừa và phát triển.Trong quá trình rất lâu dài đó cùng với sự du nhập của các cao tăng Ấn Độ,người trung hoa tiếp nhận và phát triển theo cách của mình.(Tôi đã phát hiện ra sao Tang Môn có nguồn gốc từ Ấn Độ)
Tất cả những thứ đó chỉ được ví như ngón tay chỉ trăng mà thôi chứ hoàn toàn không thật có.
Bài viết của Quách Ngọc Bội quá công phu,cám ơn bạn!
Sinh ra ở đâu bắt buộc phải lấy giờ tại địa phương đó.
Có Tử vi Phương Tây,Tử vi Ấn Độ,Tử vi Trung Hoa,chúng song song tồn tại.!!!
Thanked by 1 Member:
|
|
#20
Gửi vào 08/08/2015 - 14:21
V.E.DAY, on 08/08/2015 - 12:55, said:
(Thực ra, tất cả chúng ta đều là những đứa con của nguyên lý đối xứng bị phá vỡ)
Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa.
L’asymétrie c’est la vie ! (Bất đối xứng là nguồn sống !)
Louis Pasteur
Trục trái đất nghiêng 23.47 độ là để diễn tả sự bất đối xứng đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu quỹ đạo xoay quanh mặt trời là hình tròn chứ không phải elip.
Sự đối xứng mà chúng ta đang tìm kiếm là sự đối xứng tạm thời, tương đối trong cân bằng động. Con người đi tìm điểm đối xứng tạm thời đủ dùng trong đời người ngắn ngủi. Còn muốn tìm điểm đối xứng tuyệt đối thì đó là điểm chết.
Trời đất tự biết cân bằng. Chính cái bất đối xứng tạo ra sự sống lại là cái đối xứng tuyệt vời nhất.
Thanked by 3 Members:
|
|
#21
Gửi vào 08/08/2015 - 14:44
" Sự đối xứng mà chúng ta đang tìm kiếm là sự đối xứng tạm thời, tương đối trong cân bằng động."
" Sự cân bằng động ", chắc chắn là Quách Ngọc Bội nhớ kỷ niệm đó mà.
Sửa bởi V.E.DAY: 08/08/2015 - 14:47
Thanked by 3 Members:
|
|
#22
Gửi vào 08/08/2015 - 19:07
Tôi dịch sơ lược phần dưới giới thiệu đến mọi người cuốn Kỳ thư Kybalion của Ba Tông đồ. Cuốn này được viết ra sau này (xuất bản lần đầu vào năm 1908) nhưng tinh túy bên trong được xem là chắt lọc từ bí thuyết Hermetic từ thời Ai Cập cổ đại sang Hy Lạp cổ đại. Kỳ thư Kybalion được xem là Kinh Dịch của Tây phương, Thu giang Nguyễn Duy Cần và cụ Nhân tử Nguyễn Văn Thọ cũng đã từng đề cập qua. (Có thể có khiếm khuyết khi dịch sang Việt ngữ, xin mọi người tự nhiên sửa đổi.)
=========
KỲ THƯ KYBALION:
Nguyên lý chính của Chân lý chỉ có bảy; kẻ nào biết và thấu hiểu được, sẽ nắm giữ được chiếc chìa khóa huyền nhiệm có thể mở ra tất cả cửa đền Chân lý trước khi động tay vào nó (cửa).
"The Principles of Truth are Seven; he who knows these, understandingly, possesses the Magic Key before whose touch all the Doors of the Temple fly open."
1. Nguyên lý Tinh Thần (The Principle of Mentalism)
Thực Thể Toàn Nhất là Thần; Vũ trụ là tinh thần.
"THE ALL is MIND; The Universe is Mental."
2. Nguyên lý Đối Xứng (The Principle of Correspondence)
Trên sao, dưới vậy; dưới sao, trên vậy.
"As above, so below; as below so above."
3. Nguyên lý Ba Động (The Principle of Vibration)
Không có vật nào tĩnh; tất cả mọi vật đều chuyển động; tất cả mọi vật đều vi động.
"Nothing rests; everything moves; everything vibrates."
4. Nguyên lý Đối Cực (The Principle of Polarity)
Tất cả mọi vật đều có hai mặt; tất cả mọi vật đều có cặp đối cực. Giống và không giống đều như nhau; các đối nghịch đều cùng một bản tánh nhưng khác nhau ở cấp độ; những cực đoan gặp nhau; tất cả mọi sự thật đều là một nửa của sự thật; tất cả những nghịch lý đều có thể dung hòa.
"Everything is Dual; everything has poles; everything has its pair of opposites; like and unlike are the same; opposites are identical in nature, but different in degree; extremes meet; all truths are but half-truths; all paradoxes may be reconciled.
5. Nguyên lý Tiết Điệu (The Principle of Rhythm)
Tất cả mọi vật đều trôi chảy ra vào; mọi vật đều có chu kỳ của nó; tất cả mọi vật đều thăng và giáng; sự qua lại của cái đòng đưa đều biểu hiện trong mỗi sự vật; lắc qua bên phải đồng với sự lắc sang bên trái; tiết điệu luôn luôn bổ chính.
"Everything flows, out and in; everything has its tides; all things rise and fall; the pendulum-swing manifests in everything; the measure of the swing to the right is the measure of the swing to the left; rhythm compensates."
6. Nguyên lý Nhân Quả (The Principle of Cause and Effect)
Nhân nào, quả nấy; quả nào, nhân nấy; mọi sự vật đều xảy ra theo đúng định luật; cơ hội chỉ là danh từ vô nghĩa khi chưa hiểu được định luật; có nhiều chiều nhân quả nhưng không vật nào ra khỏi được định luật.
"Every Cause has its Effect; every Effect has its Cause; everything happens according to Law; Chance is but a name for Law not recognized; there are many planes of causation, but nothing escapes the Law."
7. Nguyên lý Âm Dương (The Principle of Gender) [Dịch đúng từ là "giới tính" nhưng thoát nghĩa nó là về phạm trù Âm Dương]
Tính Âm Dương trong tất cả mọi vật; tất cả mọi vật đều mang nguyên lý Âm Dương; (Âm Dương) hóa hiện trên tất cả các chiều. (Các chiều đây bao gồm ngoại giới lẫn nội giới; cả Đại thiên địa lẫn Tiểu thiên địa.)
"Gender is in everything; everything has its Masculine and Feminine Principles Gender; manifests on all planes."
Sửa bởi secretsoflife: 08/08/2015 - 19:10
Thanked by 5 Members:
|
|
#23
Gửi vào 08/08/2015 - 20:08
pvcpvcp, on 08/08/2015 - 11:21, said:
Hãy xem chữ in đậm trong phát biểu của bạn :
Trích dẫn
Theo như bạn thì không cần quy đổi ,tôi mong muốn bạn giải thích tường minh ý sau:
-Các can chi có đặc tính âm dương ngũ hành khác nhau .Vậy ngày đầu tiên tại sao không có can là Ất ( hoặc Bính ,Đinh…);chi là Sửu (hoặc Dần ,Mão…) ?Ý tôi là căn cứ vào điều gì để ấn định là Giáp ,là Tý ?
-Về mặt địa lý , Trung quốc và Mỹ , như ta đã biết ,hệ không- thời gian là khác nhau .Sau khoảng 7 canh giờ thì địa chi giống nhau không phải bàn cải ,nhưng thiên can bao giờ cũng giống nhau thì không có lý !?
Cổ nhân căn cứ vào sự vận hành của Thất Diệu (Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh) đi trên các con đường của chúng để xác định Vĩ độ trên bầu trời, dùng các hằng tinh như Nhị Thập Bát Tú để xác định Kinh độ trên bầu trời. Do đó mà Ngũ Tinh thời xưa còn được gọi là Ngũ Vĩ và 28 Tú còn được gọi là các Kinh Tinh.
Để xây dựng Lịch Pháp, người ta phải chọn một điểm mốc khởi đầu, đó là điểm mà Thất Diệu tề nguyên, một số tài liệu môn Thái Ất còn cho rằng phải là mốc hiện tượng "Nhật Nguyệt hợp bích, Ngũ Tinh liên châu", nhưng QNB cho rằng không cần thiết phải như vậy, chỉ cần Thất Diệu tề nguyên (tề tụ ban đầu) thì đã đủ rồi, "Nhật Nguyệt hợp bích" chẳng qua chỉ là hiện tượng lúc Nhật Nguyệt nhập vào nhau, tức là ngày Sóc (đặc biệt nữa thì xuất hiện Nhật Thực), không nhất thiết phải là Ngũ Tinh liên châu (5 hành tinh thẳng hàng như chuỗi ngọc) mà chỉ cần là khi chúng cùng tề tụ ở trong 1 cung hoặc phận dã của một Tú nào đó cũng là hiếm hoi lắm rồi.
Khi đã chọn được điểm mốc thì người ta bắt đầu đặt tên gọi cho Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Bởi vì, can Giáp đứng đầu tiên trong 10 Thiên Can cho nên khởi đầu phải chọn nó, tương tự thì chi Tý cũng vậy. Cho nên, điểm đầu tiên của Lịch là giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Giáp Tý, năm Giáp Tý.
QNB hiểu băn khoăn của anh pvcpvc rằng vì sao lại ưu tiên cho Giáp dương mộc và Tý dương thủy? tại sao lại không chọn Can khác Chi khác với âm dương và ngũ hành khác?
Nguyên nhân rất đơn giản, đó là do vào thời điểm làm Lịch kiến Tý của nhà Chu thì các Can các Chi vẫn còn chưa được gán các đặc tính về Âm Dương và Ngũ Hành, phép gán này nếu có sớm nhất thì cũng rơi vào khoảng thời của Trâu Diễn (Chiến Quốc) hoặc muộn hơn là thời của Đổng Trọng Thư (Tây Hán). Còn khi phép làm Lịch trước đó thì chưa có phép gán ấy, các Can các Chi chỉ đơn giản là được Lịch Pháp sử dụng như các hệ số đếm phù hợp với toán pháp theo Thiên Văn.
Theo các khảo cứu của QNB thì các Can và các Chi khởi đầu chỉ là các loại Lịch đơn giản mô tả sự thay đổi và các mối tương quan của thực vật với khí hậu theo các "tháng" trong 1 năm, các loại Lịch này thuộc về các dân tộc thiểu số của Ấn - Tạng chứ không phải của người Hán. Trong đó, 10 Can chính là loại Lịch năm 10 tháng (tương tự kiểu lịch năm 10 tháng của Babylon và La Mã cổ, cũng giống với loại lịch 10 tháng mà dân tộc thiểu số người Yi ở vùng Vân Nam vẫn sử dụng), còn 12 Chi chính là loại Lịch năm 12 tháng.
Xin hãy coi tạm bảng dưới đây và xem mối tương quan của chúng với các Tiết Khí:
Về mặt địa lý, thì Mỹ và Trung Quốc chỉ khác nhau về vị trí địa lý mà thôi - tức là khác nhau về điểm quan sát Thiên Tượng - việc này dẫn đến ngày giờ có sớm muộn khác nhau, lúc tính thời điểm xảy ra Sóc Vọng hay thời điểm chuyển Tiết Khí là sớm muộn khác nhau. Còn xét về hệ thống Âm Dương Lịch tính cho cả hai nơi cũng không khác nhau gì cả, chỉ là dùng phép toán học tịnh tiến theo đơn vị Giờ là xong.
Thanked by 9 Members:
|
|
#24
Gửi vào 09/08/2015 - 16:37
QuachNgocBoi, on 08/08/2015 - 20:08, said:
Theo diễn giải của bạn thì rõ ràng khởi thủy chọn Giáp, Tý vì Giáp ,Tý đứng đầu can,chi.Về sau can chi mới được gán các đặc tính âm dương ngũ hành .Theo tôi “ vấn đề cần giải quyết “ bắt đầu nảy sinh từ đây !
Các môn mệnh lý học của TQ xét can chi có đặc tính ÂDNH nhất định ,phù hợp với lãnh thổ +con người TQ .Nói về các mối quan hệ can chi ta có thể coi như được xác lập bởi một hệ quy chiếu không – thời gian nhất định .Ý tôi là nếu đơn giản là lịch pháp thì không có gì để phải bàn nhưng nếu nói về các bộ môn mệnh lý thì can chi còn ẩn chứa mật mã thông tin ,như là một thông số cần phải thay đổi ,chẳng hạn khi ở ngoài TQ .
Nếu xét một điểm cách Bắc Kinh nửa vòng trái đất ,Bắc Kinh giờ ngọ thì 12 h sau điểm đó cũng giờ ngọ.Những nhà mệnh lý Tử Bình cho rằng cần phải quy đổi về hệ quy chiếu TQ để tính toán , xác định thiên can phù hợp chứ không thể chọn thiên can Giáp như ở BK được . Nói về chi tháng ,mùa hè BK nóng ,còn ở Trung Mỹ có thể mưa ,có thể nào có chi tháng giống nhau được ?
Nếu không quy đổi (hoặc thay đổi ) thì dự đoán không đúng ,đặc biệt với môn Tử Binh .
Vấn đề này đã được nhiều người bàn ,trong và cả ngoài nước ,tôi nghĩ là chúng ta nên dừng ở đây .
Những góp ý của bạn cho thấy bạn có kiến thức sâu rộng về Kinh Dịch –quá trình hình thành,phát triển ,nội dung bao hàm và những bộ môn ứng dụng !Tôi rất ngưỡng mộ!
Xin chào bạn !
Thanked by 1 Member:
|
|
#25
Gửi vào 10/08/2015 - 10:47
Cá nhân tôi lấy giờ đơn giản, bạn lacan nếu quan tâm thì tham khảo: Mỗi khi rảnh bói 1 quẻ Mai Hoa theo ngày giờ, về 1 việc gì đó chắc chắn sẽ biết kết quả sớm, đó gọi là phép hồi quy.
VD: "chú X có đến nhà chơi không?". Bói vào giờ Mão theo giờ VN, rồi lại tính giờ Thìn cho giờ bắc kinh, tính giờ Dậu cho nước Mỹ, v,v. Cứ lần lần sẽ có giờ đúng.
#26
Gửi vào 11/08/2015 - 08:02
#27
Gửi vào 11/08/2015 - 14:00
Chỉ cần bước qua giờ khác có 5-10 phút, là đã thấy có biến khác nhau rồi.
Thanked by 1 Member:
|
|
#28
Gửi vào 12/08/2015 - 01:16
Vào giờ Dậu một tối mùa đông, Thiệu Khang Tiết tiên sinh vừa mới ngồi xuống bên lò sưởi, thì bỗng có tiếng người gõ cửa. Bắt đầu gõ 1 tiếng rồi dừng lại, tiếp đó lại gõ liên 5 tiếng. Thiệu tiên sinh bảo người gõ cửa chớ có nói mục đích đến vì việc gì, để nguời con trai của tiên sinh đoán một quẻ cho người gõ cửa, xem ý ông ta muốn mượn một vật gì. Dùng số 1 chỉ cho một tiếng đối ứng là quẻ "Càn" làm quẻ trên, dùng số 5 chỉ 5 tiếng, đối ứng với 5 là quẻ "Tốn" làm quẻ dưới. Lại dùng số 1 của quẻ Càn với số 5 của quê "Tốn" cộng thêm với số 10 giờ Dậu tất có 1 + 5 + 10 = 16. Dùng 16 chia 6 tất sẽ có 16 : 6 = 2 (lân) dư 4 được quẻ "Càn" trên, que "Tốn" dưới, tất là Thiên phong quẻ "Chấn"
Hào thứ tự của quẻ "Chấn" dương hào biến thành âm hào, tất sẽ là quẻ "Tốn" trên, quẻ "Tốn" dưới, được quẻ biến. Bốn hào giữa của quẻ "Khảm" hỗ thể tất sẽ được hỗ quái là quẻ "Càn". Quẻ "Càn" hỗ dưới là hai quẻ "Càn". Một quẻ "Càn" trong quẻ gốc hợp lại liền có 3 quẻ "Càn" kim, hai quẻ "Tốn" mộc sẽ là mộc ở trong kim, hoặc kim mộc phối hợp. Lại căn cứ kim trong quẻ "Càn" ngắn, mộc trong quẻ "Tốn" dài, nên xác định là đến mượn "búa".
Người con của Thiệu Khang Tiết đoán: "Kim ngắn", "mộc dài" là đồ vật dùng trong sản xuất, vật mà người đó muốn mượn đó là "cái cuốc". Thiệu Khang Tiết nói: "Không đúng! Nhất định là búa", tiên sinh liền hỏi người tới mượn, quả nhiên là người ấy mượn búa.
Người con Thiệu Khang Tiết hỏi vì nguyên nhân nào. Thiệu Khang Tiết nói: "Đoán số cần phải biết rõ sự lý. Dùng quẻ để suy đoán thì có thể là búa cùng có thể là cuốc. Dùng lý để suy đoán, ban đêm họ mượn cuốc để làm gì?. Tất nhiên là họ mượn búa. Có lẽ chỉ là việc họ cần bổ củi đêm đó thôi. Đối với việc đoán số cần phải cắt nghĩa rõ ràng nguồn gốc lý của sự vật, đó là nguyên tắc quan trọng trong việc suy đoán bốc quẻ. Đại để là số không lấy lý để suy thì không thấy hết được sự bí mật lắt léo riêng của công việc suy đoán sự việc. Con người làm số học cần phải ghi nhớ kỹ lưỡng điều đó".
Lời bàm nhàm của VDTĐ : Giả như đang ở phương Tây mà phải đổi gio*`sang Đông thì ngày đêm đảo lộn, lão TKT chỉ có nước khóc thua cho thằng con mà thôi .
Lại giả như 2 cha con đang ngồi ở toà nhà World Trade Center thì phải đoán là mượn gì ? Búa hay cuốc ? Hay là đoán có tay tài phiệt order hedge fund ?
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 12/08/2015 - 01:37
#29
Gửi vào 12/08/2015 - 05:13
Câu chuyện gõ cửa mượn đồ
Vào giờ Dậu một tối mùa đông, Thiệu Khang Tiết tiên sinh vừa mới ngồi xuống bên lò sưởi, thì bỗng có tiếng người gõ cửa. Bắt đầu gõ 1 tiếng rồi dừng lại, tiếp đó lại gõ liên 5 tiếng. Thiệu tiên sinh bảo người gõ cửa chớ có nói mục đích đến vì việc gì, để nguời con trai của tiên sinh đoán một quẻ cho người gõ cửa, xem ý ông ta muốn mượn một vật gì. Dùng số 1 chỉ cho một tiếng đối ứng là quẻ "Càn" làm quẻ trên, dùng số 5 chỉ 5 tiếng, đối ứng với 5 là quẻ "Tốn" làm quẻ dưới. Lại dùng số 1 của quẻ Càn với số 5 của quê "Tốn" cộng thêm với số 10 giờ Dậu tất có 1 + 5 + 10 = 16. Dùng 16 chia 6 tất sẽ có 16 : 6 = 2 (lân) dư 4 được quẻ "Càn" trên, que "Tốn" dưới, tất là Thiên phong quẻ "CẤU"
Hào thứ tự của quẻ "CẤU" dương hào ( hào 4) biến thành âm hào, tất sẽ là quẻ "Tốn" trên, quẻ "Tốn" dưới, được quẻ biến. Bốn hào giữa của quẻ "CẤU" hỗ thể tất sẽ được hỗ quái là quẻ "Càn". Quẻ "Càn" hỗ tre^n dưới là hai quẻ "Càn". Một quẻ "Càn" trong quẻ gốc (CẤU) hợp lại liền có 3 quẻ "Càn" kim, hai quẻ "Tốn" mộc sẽ là mộc ở trong kim, hoặc kim mộc phối hợp. Lại căn cứ kim trong quẻ "Càn" ngắn, mộc trong quẻ "Tốn" dài, (Vì động hào 4, càn biến Tốn, nên Kim ngắn Tốn dài và Càn là dụng kim , Tốn Mộc là thể (gốc cán) và tượng quẻ CẤU Ca`n Kim ở trên ( đầu), Tốn mộc ở dưới (gốc) nên xác định là đến mượn "búa".
Đoán thêm nửa thì hào tứ quẻ Tốn chỉ ngươ`i khách cần chẻ củi để nấu món ăn khuya bất ngờ .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 12/08/2015 - 05:20
#30
Gửi vào 12/08/2015 - 09:00
Học dịch nên bắt đầu từ mấy lý đơn giản vậy, đem giờ Mão lúc bình minh của Tàu gán cho một nước Tây bán cầu như Trung đông, khi họ còn đang say giấc giữa đêm, đúng là chẳng hiểu gì về lý thường, chưa nói tới dịch lý.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Mệnh nào là Cừu và mệnh nào là Sói trong Tử Vi ? |
Tử Vi | htruongdinh |
|
![]() |
|
![]() Cho cháu hỏi về "mệnh quái theo năm sinh" trong Huyền Không |
Địa Lý Phong Thủy | xamxixixo |
|
![]()
|
|
![]() Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
![]() |
|
![]() Luận về bộ sao Tả Phù, Hữu BậtBộ sao TẢ PHÙ, HỮU BẬT đóng vai trò quan trọng trong hôn nhân |
Tử Vi | Khoa |
|
![]() |
|
![]() THẬP ĐẠI CHỦ TINH trong QCTM .![]() |
Quỷ Cốc Toán Mệnh | INDOCHINE |
|
![]() |
|
![]() ĐẶC TÍNH CUẢ THẬP CAN TRONG 4 MÙA |
Tử Bình | lethanhnhi |
|
![]() |
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












