Xác định giờ trong Kinh Dịch
#1
Gửi vào 06/08/2015 - 10:24
Việc xác định giờ theo các tài liệu mà tôi đã đọc thì chưa có cách xác định chung, đa số lấy giờ địa phương nơi ĐS đang sống và theo mặc định 23h-1h(hôm sau) là giờ tý...
Có tài liệu thì khuyên nên đổi sang giờ Bắc Kinh, có sách thì xác định giờ theo các tháng trong năm vì ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa trong năm cụ thể là từ tháng tháng 11 đến tháng 5 mỗi giờ + thêm 10 phút (tức là tháng 11 giờ tý là 23h10 đến 1h10, tháng 12 giờ tý là 23h20 - 1h20...). Từ tháng 6 đến tháng 11 thì mỗi giờ sẽ trừ đi 10 phút (Tức là tháng 6 giờ tý là 00h00 - 2h00, tháng 7 giờ tý là 23h50 - 1h50...).
Theo kinh nghiệm của các anh chị phải xác đình giờ như thế nào cho đúng, và việc xác định giờ có áp dụng chung cho các môn không?
Cảm ơn các anh chị rất nhiều.
Trân trọng
LA
#2
Gửi vào 07/08/2015 - 07:45
Xin hỏi tài liệu nào khuyên nên đổi sang giờ Bắc Kinh vậy? Nếu có thì theo tôi, người soạn ra tài liệu đó không biết gì về Dịch, vì thế nó đáng vứt vào sọt rác.
Thanked by 6 Members:
|
|
#3
Gửi vào 07/08/2015 - 10:23
Lacan, on 06/08/2015 - 10:24, said:
Việc xác định giờ theo các tài liệu mà tôi đã đọc thì chưa có cách xác định chung, đa số lấy giờ địa phương nơi ĐS đang sống và theo mặc định 23h-1h(hôm sau) là giờ tý...
Có tài liệu thì khuyên nên đổi sang giờ Bắc Kinh, có sách thì xác định giờ theo các tháng trong năm vì ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa trong năm cụ thể là từ tháng tháng 11 đến tháng 5 mỗi giờ + thêm 10 phút (tức là tháng 11 giờ tý là 23h10 đến 1h10, tháng 12 giờ tý là 23h20 - 1h20...). Từ tháng 6 đến tháng 11 thì mỗi giờ sẽ trừ đi 10 phút (Tức là tháng 6 giờ tý là 00h00 - 2h00, tháng 7 giờ tý là 23h50 - 1h50...).
Theo kinh nghiệm của các anh chị phải xác đình giờ như thế nào cho đúng, và việc xác định giờ có áp dụng chung cho các môn không?
Cảm ơn các anh chị rất nhiều.
Trân trọng
LA
Sửa bởi pvcpvcp: 07/08/2015 - 10:31
Thanked by 2 Members:
|
|
#4
Gửi vào 07/08/2015 - 12:00
Vovitu, on 07/08/2015 - 07:45, said:
Xin hỏi tài liệu nào khuyên nên đổi sang giờ Bắc Kinh vậy? Nếu có thì theo tôi, người soạn ra tài liệu đó không biết gì về Dịch, vì thế nó đáng vứt vào sọt rác.
LA không nhớ là đã đọc được ở sách nào chỉ nhớ là tác giả lý luận hiện các sách về kinh dịch và các chiêm đoán nổi tiếng đều xuất phát từ TQ hay sao
#5
Gửi vào 07/08/2015 - 12:43
Thanked by 3 Members:
|
|
#6
Gửi vào 07/08/2015 - 13:13
pvcpvcp, on 07/08/2015 - 10:23, said:
Vovitu cho rằng việc đổi giờ các nước, trong đó có Việt Nam sang giờ Bắc Kinh khi nghiên cứu, ứng dụng Dịch cũng như các môn huyền học khác là việc làm không đúng với tinh thần Dịch học cũng như các môn khác. Vấn đề này, ngay trong các sách cơ bản về Dịch, Tử Bình,... của Tàu cũng có nói (tiết khí). Muốn rõ hơn thì đọc qua kiến thức căn bản về thiên văn và lịch pháp sẽ thấy rõ thôi.
FM_daubac, on 07/08/2015 - 12:43, said:
Một người Việt Nam đang ở Hà Nội, khi thấy mặt trời đứng bóng, đồng hồ điểm 12 giờ thì biết ngay đó là giữa trưa, giờ ngọ, có thể ăn trưa, nghĩ trưa,... mà chẳng cần phải biết ở bên Bắc Kinh người ta đang làm gì.
Mặt trời không vì Bắc Kinh mà mọc và cũng không vì Bắc Kinh mà lặn. Trái đất cũng không vì Bắc Kinh mà phân chia cũng một thời điểm mà nơi này nắng khô cháy, nơi kia lại lụt lội; nơi này ấm áp nơi kia lạnh lẽo,...
Sửa bởi Vovitu: 07/08/2015 - 13:35
Thanked by 4 Members:
|
|
#7
Gửi vào 07/08/2015 - 13:23
Lacan, on 07/08/2015 - 12:00, said:
LA không nhớ là đã đọc được ở sách nào chỉ nhớ là tác giả lý luận hiện các sách về kinh dịch và các chiêm đoán nổi tiếng đều xuất phát từ TQ hay sao
Xin hỏi, người xưa tạo ra Dịch và các môn huyền học khác có xuất phát từ cơ sở, nguyên tắc,... nào không? Nếu có thì cơ sở, nguyên tắc,... đó là do Bắc Kinh tạo ra sao?
Sửa bởi Vovitu: 07/08/2015 - 13:31
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 07/08/2015 - 14:18
Trích dẫn
Tạm dịch:
Hãy nhớ! Bạn cần phải chuyển đổi sang múi giờ của Trung Quốc (giờ Bắc Kinh). Nếu bạn sống ở Chicago, lúc 10 giờ sáng của ngày 24 tháng 5, Trung Quốc đã bắt đầu ngày 25 tháng 5. Vì vậy, nếu bạn đã ném những đồng tiền sau 10h của ngày 24 tháng 5, bạn phải ghi lại nó như là ngày 25 Tháng Năm. Nếu bạn không chuyển đổi sang múi giờ của Trung Quốc, dự đoán của bạn sẽ không được chính xác.
#9
Gửi vào 07/08/2015 - 15:05
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 07/08/2015 - 15:56
Theo tôi Đại Náo đặt can chi ,thì can chi phải mang đặc trưng âm dương ngũ hành ; phản ánh yếu tố không thời gian thực tế của TQ . Năm đầu tiên làm lịch ,nếu không phải ở TQ mà ở Ấn Độ thì có thể không phải đặt tên là Giáp Tý !Năm này đâu phải Ất mùi .
Về Tử Bình ,yếu tố không gian địa lý rất quan trọng .Hiện nay nhiều người khi xem TB đều quy đổi ,tôi thấy cũng phù hợp !
#11
Gửi vào 07/08/2015 - 18:26
Từ thời nhà Tống về sau lại thực hiện quy định 24 khoảng cho 12 Thời Thần, lấy mỗi canh giờ chia đôi ra làm nửa Sơ và nửa Chính, có dạng như Tý sơ, Tý chính, Sửu sơ, Sửu chính,... theo đó chia làm 24 khoảng, tương đương với cách dùng 24 giờ hiện nay. Đến nhà Thanh ban hành lịch Thời Hiến, phát triển quy định 24 tiểu giờ theo phương Tây, nhưng trong dân gian vẫn quen dùng 12 Thời Thần.
Việc xác định Thời Thần đối với người xưa không phải là vấn đề gì cả, bởi vì ngày ấy không có loại thời gian cho 1 nước thống nhất , lại cũng không có cái gọi là "Múi Giờ", càng không có loại đồng hồ phổ cập như bây giờ. Người ta đều dùng thời gian địa phương để làm chuẩn. Nhưng khoa học hiện đại phát triển khiến cho thời gian có thể đo được hết sức chính xác đến từng giây, cho nên lại xuất hiện vấn đề: rốt cuộc là lấy thời gian vùng nào làm chuẩn? Trung quốc nằm trên 5 múi giờ thì việc xác định thời gian sẽ như thế nào?
Tử Vi chủ yếu là căn cứ vào tự nhiên bản xứ mà có sự thay đổi thời gian để mà xác định Chính Tinh của Mệnh chủ, điều này phù hợp với vận khí và sự tương ứng với tự nhiên của con người, tùy sự thay đổi của tự nhiên mà có sự biến hóa theo quy luật. Do đó, các địa phương mà căn cứ vào thời gian Bắc Kinh để xác định giờ sinh là sai lầm lớn. Các khu vực đều có vị trí Kinh Độ là không giống nhau trên bề mặt của trái đất, và tự nhiên ở đó cũng thay đổi có sớm có muộn, cho nên cần phải lấy thời gian địa phương làm chuẩn. Các kiểm nghiệm thực tiễn cũng đã chứng minh sáng tỏ, phải lấy "thời điểm quan sát Thái Dương" ở địa phương mà làm chuẩn.
Trong giới Bát Tự học với Đẩu Số có một thuyết là "Giờ Thái Dương chuẩn xác", chủ trương thống nhất tiêu chuẩn giờ đều hoán chuyển thời gian giờ thành giờ ở địa phương, khảo xét tính toán sự chuyển động không đều của Địa cầu mà suy tính ra "giờ Thái Dương chuẩn xác".
Tôi cho rằng thuyết đó hoàn toàn chính xác, nhưng đề cập đến mặt số liệu của giờ Mặt Trời chuẩn xác thì còn cần kiểm nghiệm cho kỹ càng. Muốn sáng tỏ được cái lý của nó, cần phải hiểu rõ các khái niệm về Múi Giờ của Thiên Văn Học, Giờ Địa Phương, Giờ Khu Vực, Giờ Mặt Trời bình quân, Giờ Mặt Trời chuẩn xác,...
Bởi vì các vị trí của các khu vực trên Địa Cầu là không giống nhau, Kinh độ của vị trí địa lý của chúng không giống nhau, cho nên thời gian Mặt Trời mọc lặn (Nhật xuất Nhật lạc) ở những chỗ đó cũng không giống nhau. Vì thế mà vào năm 1884 có hội nghị về Kinh độ quốc tế đặt ra quy định về quy ước Múi Giờ.
Quy định 180 độ Kinh tuyến là "Nhật giới tuyến" hoặc gọi là "Đường phân chia Ngày quốc tế" (QNB chú: tức là coi từ Kinh tuyến số 0 đến Kinh tuyến 180 là bán cầu Đông, còn nửa kia là bán cầu Tây). Chế độ Múi Giờ đem bề mặt Địa Cầu đối chiếu với Kinh Tuyến mà chia thành 24 khu gọi là "Thời Khu" (Múi giờ, Giờ Khu vực). Lấy "Tý Ngọ tuyến" làm tiêu chuẩn cơ bản (QNB chú: tức là lấy Kinh tuyến Gốc làm chuẩn), trong phạm vi +/- 7.5 độ lấy về phía Đông và phía Tây được cả thảy là 15 độ mà thành một Múi Giờ là Múi Giờ 0 (tức GMT+0). Còn khoảng có vị trí 7.5 độ Kinh (Đông/Tây) đến 22.5 độ Kinh (Đông/Tây) là Múi giờ 1 (tức GMT +1 hoặc -1 tương ứng với Kinh độ Đông và Tây). Khoảng có vị trí từ 22.5 độ Kinh (Đông/Tây) đến 37.5 độ Kinh (Đông/Tây) là Múi giờ 2, cứ thế lần lượt mà suy ra. Ở trong mỗi khu vực (múi giờ), hết thảy đều phải sử dụng thời gian theo kinh tuyến trung tâm của khu vực, gọi là giờ tiêu chuẩn của khu vực, khi nào vượt quá giới hạn của một khu vực thì thời gian sẽ lệch đi một giờ đồng hồ, tuy nhiên có những khu vực hành chính của những quốc gia có biên giới chồng lấn giữa 2 khu vực nên tuy nằm ở 2 khu kinh tuyến khác nhau nhưng lại có múi giờ tùy theo quốc gia quy định.
Căn cứ theo khái niệm thời gian múi giờ tiêu chuẩn, địa phận của Trung Quốc trải rộng qua 60 độ kinh tuyến, bao gồm 5 múi giờ: Múi giờ Trung Nguyên, múi giờ Lũng Thục, múi giờ Tân Cương, múi giờ Côn Lôn, và múi giờ Trường Bạch.
Tây Tạng và bộ phận phía Tây của Tân Cương là Đông lục khu, gọi là múi giờ Tân Cương. Lan Châu, Thành Đô là Đông thất khu, gọi là múi giờ Lũng Thục. Bắc Kinh nằm ở 116 độ 19 phút Kinh Đông là Đông bát khu, gọi là múi giờ Trung Nguyên, Trung Ương ở kinh tuyến 120 độ kinh Đông, trên thực tế thì thời gian của Bắc Kinh chính là giờ tiêu chuẩn theo kinh tuyến 120 độ kinh Đông, nhưng mà giờ địa phương các vùng ngoài Bắc Kinh được tính theo công thức chuyển đổi như sau:
Giờ địa phương = Giờ Bắc Kinh + [(4phút)x(kinh độ địa phương - 120)]
Giờ tiêu chuẩn của Múi Giờ là giờ khu vực, Địa Cầu tự quay một vòng 24 tiểu giờ (tức 24 tiếng), mà căn cứ vào kinh tuyến đem bề mặt Địa Cầu chia làm 24 múi giờ tiêu chuẩn, do vậy mà biết được, vì Địa Cầu tự quay theo hướng từ Tây sang Đông, giờ khu vực của phía Đông khá sớm; ngoại trừ 12 khu từ Đông sang Tây ra, các giờ khu vực giáp gianh nhau có 2 múi giờ sẽ lệch nhau 1 tiếng. Thí dụ như thời gian của Đông Kinh (Tokyo) ở Nhật Bản so với thời gian của Bắc Kinh sẽ sớm hơn 1 tiếng đồng hồ; 12 múi giờ Đông với 12 múi giờ Tây của thế giới được chia theo đường phân chia ngày quốc tế (tức đường phân chia bán cầu Đông, bán cầu Tây, ở chỗ kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ).
Người ta thường nói về một ngày 24 tiếng (tiểu giờ), trong Thiên Văn Học gọi là "Thái Dương nhật" (ngày Mặt Trời), trên thực tế thì thời gian Địa Cầu tự quay một vòng là 23 tiếng 56 phút 4 giây, chứ chẳng phải là 24 tiếng, một cách tương đối với "Thái Dương nhật" thì gọi là "Hằng tinh nhật" (ngày định tinh), nguyên nhân của cái sự sai lệch này chính là do Địa Cầu không những quay quanh Mặt Trời mà nó còn tự quay quanh trục của mình.
Bởi vì quỹ đạo của Địa Cầu quanh Mặt Trời là hình elip, tốc độ di chuyển của nó trên quỹ đạo ấy cũng chẳng phải là đều đều, mà lúc thì nhanh lúc lại chậm, trải qua sự đo đạc tính toán chính xác của các chuyên gia Thiên Văn Học, mỗi năm thì thời gian [từ lúc Chính Ngọ ngày 16/9 Dương Lịch đến Chính Ngọ ngày 17/9 Dương Lịch] là 23 tiếng 59 phút 39 giây, mà thời gian [từ Chính Ngọ 23/12 Dương Lịch đến Chính Ngọ 24/12 Dương Lịch] là 24 tiếng lẻ 30 giây. Cái loại ngày Thái Dương được đo đạc thực tế đó có lúc dài có lúc ngắn ấy, trong Thiên Văn Học gọi là "Chân Thái Dương nhật" (ngày Thái Dương thực/chuẩn xác).
Tương ứng với nó thì sẽ có "Chân Thái Dương thì" (giờ Thái Dương thực/chuẩn xác) và "Bình Thái Dương thì" (giờ Thái Dương bình quân). Căn cứ vào kinh độ nơi nào đó suy đoán ra thời gian địa phương gọi là "Bình Thái Dương thì" (giờ Thái Dương bình quân), nhưng nó hoàn toàn không phải là giờ Thái Dương thực sự của địa phương, bởi vì Địa Cầu chuyển động quanh Thái Dương tuyệt đối không phải là hoàn toàn đều đặn, mà trong một năm có lúc nó phải đi nhanh một chút, có lúc nó phải đi chậm một chút, bình quân quy ra mỗi ngày 24 tiếng, chính là "Bình Thái Dương thì" (giờ Thái Dương bình quân), chỉ là giá trị bình quân, mà trải qua những đo đạc thực tế mới được giờ Thái Dương gọi là "Chân Thái Dương thì" (giờ Thái Dương thực/chuẩn xác). Mỗi năm 365 ngày, mỗi một ngày thì giờ Thái Dương bình quân với giờ Thái Dương thực đều có ít nhiều sai khác, cái giá trị sai khác đó được Thiên Văn Học gọi là "Quân Thời Sai" (Sai số giờ bình quân). Cho nên giờ Thái Dương thực với giờ địa phương bản xứ của một một địa phương nào đó được tính toán theo công thức:
Giờ Thái Dương thực bản xứ = Giờ địa phương bản xứ + Sai số giờ bình quân.
Thanked by 9 Members:
|
|
#12
Gửi vào 07/08/2015 - 19:48
QuachNgocBoi, on 07/08/2015 - 18:26, said:
......
phương nào đó được tính toán theo công thức: Giờ Thái Dương thực bản xứ = Giờ địa phương bản xứ + Sai số giờ bình quân.
Ta đang sử dụng lịch can chi ,năm tháng ngày giờ đều thay đổi liên tục từng cặp :
Can : Giáp…>Ất…>Bính …Nhâm…>Qúy
Chi : Tý …>Sửu…>…Tuất…>Hợi .
Như vậy ta có tổ hợp năm tháng ngày giờ ngày hôm nay là do có sự ấn định từ khởi thủy .Can chi có đặc tính âm dương , 5 loại hành kim mộc thủy hỏa thổ .Như trên tôi đã phát biểu là can chi đầu tiên mang đậm đặc tính TQ (mặc định là Bắc Kinh) ,về khí hậu ,địa thế ,phân bố động thực vật ,khoáng sản…VN ở gần TQ nên ít thấy sự khác biệt ,những nước ở xa (muí giờ) thì sai khác càng rõ ràng .Ở Mỹ chẳng hạn, lấy can chi ngày sinh (áp dụng cho TQ )mà không có sự quy đổi thì dự đoán làm sao chính xác !Khi nào Mỹ lập ra lịch can chi như ban đầu TQ thực hiện thì chắc chắn lịch đó khác hẳn lịch TQ.,điều này đồng nghĩa phải có sự quy đổi !
Thanked by 2 Members:
|
|
#13
Gửi vào 07/08/2015 - 20:25
Vấn đề mà tiền bối pvcpvcp đặt ra thì không còn là vấn đề phân chia thời gian mà vấn đề sẽ chuyển sang thuyết can chi, hay là thuyết ngu xxx luc xxxx nạp cho thời gian có chính xác với các khu vực khác trên địa cầu không.Theo trí nhớ của tôi thì đã có tiền bối nói rằng càng về phía 2 bán cầu thì độ chính xác càng ít đi.Tôi nghĩ rất là chí lý vì có những nơi 6 tháng ban ngày 6 tháng ban đêm.
Nhưng một vấn đề là tại sao các bậc ngộ đạo và bậc người đời gọi là thánh nhân ngày trước cho rằng lý học phương đông là chân lý của trời, chân lý vũ trụ, tất nhiên áp dụng đúng cho mọi lúc mọi nơi.
Thanked by 2 Members:
|
|
#14
Gửi vào 08/08/2015 - 01:12
pvcpvcp, on 07/08/2015 - 15:56, said:
Theo tôi Đại Náo đặt can chi ,thì can chi phải mang đặc trưng âm dương ngũ hành ; phản ánh yếu tố không thời gian thực tế của TQ . Năm đầu tiên làm lịch ,nếu không phải ở TQ mà ở Ấn Độ thì có thể không phải đặt tên là Giáp Tý !Năm này đâu phải Ất mùi .
Về Tử Bình ,yếu tố không gian địa lý rất quan trọng .Hiện nay nhiều người khi xem TB đều quy đổi ,tôi thấy cũng phù hợp !
pvcpvcp, on 07/08/2015 - 19:48, said:
Ta đang sử dụng lịch can chi ,năm tháng ngày giờ đều thay đổi liên tục từng cặp :
Can : Giáp…>Ất…>Bính …Nhâm…>Qúy
Chi : Tý …>Sửu…>…Tuất…>Hợi .
Như vậy ta có tổ hợp năm tháng ngày giờ ngày hôm nay là do có sự ấn định từ khởi thủy .Can chi có đặc tính âm dương , 5 loại hành kim mộc thủy hỏa thổ .Như trên tôi đã phát biểu là can chi đầu tiên mang đậm đặc tính TQ (mặc định là Bắc Kinh) ,về khí hậu ,địa thế ,phân bố động thực vật ,khoáng sản…VN ở gần TQ nên ít thấy sự khác biệt ,những nước ở xa (muí giờ) thì sai khác càng rõ ràng .Ở Mỹ chẳng hạn, lấy can chi ngày sinh (áp dụng cho TQ )mà không có sự quy đổi thì dự đoán làm sao chính xác !Khi nào Mỹ lập ra lịch can chi như ban đầu TQ thực hiện thì chắc chắn lịch đó khác hẳn lịch TQ.,điều này đồng nghĩa phải có sự quy đổi !
Về hệ thống Can-Chi phối hợp, rất nhiều học giả của người Hán đã phải công nhận rằng, cổ xưa nó có thể không thuộc về người Hán, bởi vì hệ thống 60 Hoa Giáp đã có ở trong kinh Vệ Đà của người Ấn Độ (trong 4 bộ kinh Vệ Đà thì cuốn cổ nhất là Rig-Veda có niên đại thuộc thế kỷ 16 Trước Công Nguyên, tương đương với khi nhà Ân Thương bắt đầu lập nước ở TQ).
Trích dẫn
Xét về khía cạnh khảo cổ học, người Ấn Độ đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước người TQ, do các chứng tích khảo cổ của người TQ cổ nhất có nói đến hệ Can-Chi là Giáp Cốt Văn đào được ở thôn Tiểu Đồn vốn là kinh đô Ân Khư cũ của nhà Ân Thương (khi nhà Ân chọn Ân Khư làm kinh đô để dời đô về đó thì tương ứng với thời gian cuối của nhà Ân là thế kỷ 12, 11 Trước Công Nguyên. Các văn tự trên Giáp Cốt cũng có niên đại tương ứng như thế, tức là sau bộ kinh Rig-Veda khoảng 400 năm).
Hệ thống này được người Ấn Độ cổ dùng thiết lập bộ Âm Dương Lịch của họ, mà các năm được gọi là Samvatsara, tính toán dựa trên 27 Naksatra (chòm sao; tương tự như 28 Tú của người Hán sau này) với khởi đầu là chòm sao Krittika (tương ứng với tú Mão trong Nhị Thập Bát Tú), để xác định ngày tháng mà Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh di chuyển tới cung phận.
Mặc dù theo sử của người Hán ghi lại thì trước nhà Ân Thương là thời nhà Hạ đã có Lịch kiến Dần, nhưng họ không đưa ra được bằng chứng nào cụ thể chứng minh được sự tồn tại của triều đại nhà Hạ và bộ Lịch ấy, cho nên cái việc "nói mồm" của mấy anh ba Tàu, thì không thể dùng làm bằng chứng khoa học.
Về mặt ngữ nghĩa của các 10 Can và 12 Chi, thì các nhà ngôn ngữ học người Hán cũng không chứng minh được đó là các sản phẩm của dân tộc Hán, mà người Ấn - Tạng lại cũng chiếm ưu thế khi cho thấy cả 10 Can và 12 Chi đều mang ý nghĩa của cây cối sinh vật phát triển (nảy mầm, phồn thịnh, xum xuê,...) vào các tháng trong năm. Đồng thời, các con vật được gán cho 12 Địa Chi lại đến từ tên của các con vật trong 27 (28) chòm sao, trong đó có các con vật không hề từng xuất hiện trong hệ thống Totem của người Hán.
Về mặt phương pháp xác định Giờ trong ngày, không riêng gì người Hán mà các dân tộc từ Đông sang Tây đều dùng phép trắc đạc Thiên Văn, cụ thể là dùng cái thổ khuê / biểu can / cọc đo bóng nắng, hễ mà bóng nắng ngắn nhất thì xác định đó là thời điểm giữa ngày (ở TQ vẫn gọi là Chính Ngọ). Ở TQ, vào thời nhà Chu thì dùng Thổ Khuê (phương pháp có ghi trong sách Chu Lễ), vào thời Hán thì dùng cái cọc cao 8 thước (~ 2.4 mét),... ở Ấn Độ người ta cũng dùng phương pháp này, và khi Trí Tạng pháp sư tranh luận với Thiên văn gia Hà Thừa Thiên của nhà Tống về nơi nào là trung tâm của trời đất, thì đã lấy cái việc đo bóng nắng bằng cọc ra để nói ở Thiên Trúc vào giữa trưa của ngày Hạ Chí thì bóng nắng trùng đúng vào chân cọc, trong khi ở Trung Quốc thì vẫn thấy dư ra cái bóng cọc, Hà Thừa Thiên tâm phục khẩu phục (Mã Viện từng chôn cột đồng ở Việt Nam cũng có mục đích xem giờ và tính khoảng cách, Hà Thừa Thiên cũng từng phái sứ bộ sang Việt Nam dựng cọc đo bóng tính giờ tính khoảng cách giống như thế).
Lại nói, theo thuyết “Khí Bẩm” của Vương Sung, rồi sau này là các nhà Nho Dịch đời Tống như Chu Liêm Khê, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy, thì con người và vật sinh ra được bẩm cái Khí của của Thiên Địa mà thành Hình và được thụ cái Lý để mà thành Tính. Dĩ nhiên là sinh ra ở nơi nào thì bẩm thụ cái Khí của của Trời Đất ngay tại nơi ấy, hà cớ gì người sinh ở Mỹ lại phải đi bẩm thụ cái khí ở Bắc Kinh. Hơn nữa, các đại lượng Can – Chi chỉ là công cụ biểu đạt, chứ chúng đâu có phải là Khí mà người ta bẩm thụ.
Lại nói, giả như trở lại ngày đầu tiên thiết lập nên Âm Dương Lịch của người Trung Quốc, là năm Giáp Tý tháng Giáp Tý ngày Giáp Tý, nếu ở Trung Quốc tại giờ Giáp Tý thì khoảng chừng hơn 7 canh giờ sau (chừng 15 tiếng) thì tại Mỹ cũng có địa phương sẽ là năm Giáp Tý tháng Giáp Tý ngày Giáp Tý giờ Giáp Tý. Chỉ có Giờ và Ngày là sớm muộn khác nhau mà thôi, còn Năm với Tháng là hoàn toàn giống nhau, chẳng có gì khác biệt cả. Bốn đơn vị thời gian cơ bản của Âm Dương Lịch này, chẳng qua chỉ là căn cứ vào sự vận hành của Nhật Nguyệt và Tinh Thần mà tính toán ra thôi. Cứ lấy Kinh độ Vĩ độ của vị trí địa lý quan sát Thiên Tượng, tính được kinh độ Mặt Trời trên vòng Hoàng Đạo thì biết được Tiết Khí, tính được thời điểm Sóc Vọng thì biết được Tháng Thái Âm,… cứ theo cùng 1 phương pháp làm Lịch (Âm Dương Lịch) thì sẽ lập được Âm Dương Lịch cho tất cả mọi địa phương trên Trái Đất này, chứ đâu có cần gì phải quy đổi về giờ Bắc Kinh.
Thanked by 14 Members:
|
|
#15
Gửi vào 08/08/2015 - 11:21
QuachNgocBoi, on 08/08/2015 - 01:12, said:
Hãy xem chữ in đậm trong phát biểu của bạn :
QuachNgocBoi, on 08/08/2015 - 01:12, said:
-Các can chi có đặc tính âm dương ngũ hành khác nhau .Vậy ngày đầu tiên tại sao không có can là Ất ( hoặc Bính ,Đinh…);chi là Sửu (hoặc Dần ,Mão…) ?Ý tôi là căn cứ vào điều gì để ấn định là Giáp ,là Tý ?
-Về mặt địa lý , Trung quốc và Mỹ , như ta đã biết ,hệ không- thời gian là khác nhau .Sau khoảng 7 canh giờ thì địa chi giống nhau không phải bàn cải ,nhưng thiên can bao giờ cũng giống nhau thì không có lý !?
Sửa bởi pvcpvcp: 08/08/2015 - 11:27
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Truyện Huyền Bí
Giải nghĩa "LỤC THẤT NGUYỆT GIAN" trong Sấm Trạnh TrìnhTruyện Huyền Bí |
Khoa Học Huyền Bí | catdang |
|
||
Chơi games trong máy tính . |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Đinh Văn Tân |
|
||
Mệnh nào là Cừu và mệnh nào là Sói trong Tử Vi ? |
Tử Vi | htruongdinh |
|
||
Luận về Thương Quan Cách(bài cua maithon trong diễn đàn cũ) |
Tử Bình | toahuongqui |
|
||
Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
||
ĐẶC TÍNH CUẢ THẬP CAN TRONG 4 MÙA |
Tử Bình | lethanhnhi |
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |