Jump to content

Advertisements




Độc cô cầu thắng


27 replies to this topic

#16 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 05/12/2022 - 20:43

Ơn trả nghĩa đền(Ma trả ơn)
Câu chuyện dưới đây của một người thân, tại hạ xin ghi lại để chiêm nghiệm trong cuộc sống con người, quý vị nào đó không tin xin đừng bài bác, đa tạ :
( xin lỗi tại hạ không muốn nêu danh tánh, đơn vị cũng như địa phương đóng quân )


Chuyện xảy ra đầu năm 1975. Số là lúc đó Anh ta vừa được lệnh di chuyển đến giữ chức vụ Đại đội trưởng, đơn vị đang trú đóng trên một vùng đất hoang vu ở ngoại ô thành phố.
Sau bửa cơm trưa của đơn vị, anh ta mang chiếc võng, đến treo dưới một rừng cây cổ thụ, có nhiều bóng mát . Gió thổi hiu hiu, đưa anh đi vào giấc điệp ...Bổng có tiếng người kêu :
- Đại úy ! Đại úy ! hãy giúp tôi .
- Cái gì vậy ? anh ta chống mắt ra nhìn một người đang mặc dân sự ( đơn vị toàn là lính không à ), đang đứng gần võng của anh ta ( không hiểu ai cho vào đây ) ?
- Xin hãy giúp tôi, tôi ở đây đã lâu rồi, trước khi có những cây này . Bây giờ cây lớn lên đâm trúng vào nhà, ép nhà tôi bị xiêu vẹo, tôi ở theo kiểu nhà bị nghiêng này, khó chịu quá, ngày đêm đi đứng, ngũ không được, xin hãy giúp tôi !
- Ủa ! đây toàn là rừng núi không à ! vậy ông ở đâu mà tôi không biết ! Có cách xa đây không ?
- Đó ! Tôi ở đó nè ( ông ta chỉ tay về phía mãnh đất cách gốc cây chừng 5,6 mét ).
- Giởn mặt với tôi hả ! ( Đại úy nhà ta nổi giận )
- Không ! Thật đó ! Xin hãy giúp tôi, tôi sẽ ơn trả nghĩa đền, có người đang đến ...
Giọng nói nhỏ dần và xa dần, rồi cuối cùng trở thành làn khói...
Đại úy nhà ta vừa tỉnh người, ngồi bật dậy trên chiếc võng, vừa trố mắt nhìn theo làn khói, với con số mờ ảo, nhưng vẫn còn đọc được 8 3 3...
- Kính Đại úy ! Đại úy mua số đề không ? Tiếng của một binh sĩ trong đơn vị đang đi tới .
- ...Ừa ! ...
- Dạ số mấy ?
- .... thì cho t*o số ... 833 đi ...
- Đại úy đánh bao nhiêu ?
- Nè ! đếm được bao nhiêu thì biên bấy nhiêu đi . Anh ta móc trong túi quần đưa ra một nạm tiền giấy .
- Dạ... biên nhận đây, nếu trúng ! tối em đem lại cho đại úy.
Thật ra thì anh ta chẳng ham gì với ba cái chuyện số đầu số đuôi cả, nhưng vì mới tới đơn vị mới, cũng cần có chút hòa mình với anh em ( Huynh đệ chí binh mà ), hơn nữa không biết đánh số nào, vừa sực nhớ ba con số còn mang máng trong đầu, nên tiện miệng nói luôn . Lại móc trong túi ra còn một đống tiền lẽ, mới về đây, không biết chổ nào mà xài nữa, thành thữ chơi xả láng luôn.
Anh chàng lính vừa đi khỏi, đại úy nhà ta đang bâng khuâng với giấc mơ trên, chân bước tới, mắt chăm chăm nhìn vào mãnh dất mà có người chỉ hồi nãy... Cũng chẳng thấy gì lạ cả, toàn là đất và cỏ dại...
Có tiếng gọi :
- Đại úy ! xe của Trung tá trung đoàn trưởng đã đến ngoài cổng .
Anh ta vội rời khỏi miếng đất, đi thẳng một mạch tới Bộ chỉ huy, chiều nay có cấp trên thanh tra và họp kế hoạch quân sự .
Họp xong, trời đã xế chiều, rồi lại phải ăn cơm tối, làm mấy công việc kiểm tra linh tinh... Về lại Bộ chỉ huy thì đã hơn 8 giờ tối .
Đang rà máy Radio để kiếm vài bản nhạc yêu thích ( đời lính là thế ) mà nghe cho đỡ buồn... Bổng có tiếng la lớn :
- Trúng rồi đại úy ơi, trúng to nữa ...

Hắn ta ( anh lính bán số hồi chiều ) tay xách cái ba-lô bỏ xuống bàn, vừa thở hổn hển vừa nói :
- Hơn ba trăm sáu chục ngàn đồng đại úy ơi ! em chưa bao giờ thấy ai trúng lớn như vậy .
- Thật không ? Đại úy nhà ta vừa bưóc ra khỏi chiếc ghế vừa hỏi.
- Em đâu dám giởn mặt với đại úy ! Vừa nói hắn ta vừa mỡ ba lô, lôi ra một đống bạc dày cộm toàn là giấy " Đức Trần Hưng Đạo " mới toanh .
- Đại úy biết không ? Thằng chủ cái tính chạy làng em rồi, em nói với nó, mày mà không đưa, t*o đốt nhà mày đó, em làm dữ lắm hắn mới chịu đưa đây.
Đại úy nhà ta tay cầm tiền ( hơn cả một năm lương độc thân của ảnh ), vừa đếm theo xấp ( mỗi xấp mười ngàn ), vừa hoan hỉ nói :
- Nè ! Chú mày cầm sáu chục xài đở đi, t*o giử chẳn một trăm, còn hơn một trăm chín chục chia cho anh em. À ! mà coi thằng nào vợ con đùm đề, thì chia nhiều cho nó một chút nghe !
- Dạ ! Cám ơn Đại úy . Hắn ta đứng nghiêm chỉnh đưa tay chào cấp trên, tay còn lại nhận tiền, miệng nói tiếp :
- Đại úy chơi xộp quá.
- Thôi được rồi, mày cũng có phần là phải rồi, không có mày kêu mua, thì làm sao mà t*o trúng .
- Nè đại úy !
- Cái gì nữa đây ?
- Em thấy gần hai trăm ngàn này thì to thật, nhưng đại đội mình có hơn trăm mấy chục anh em, chia ra cũng chảng thấm vào đâu, em đề nghị đại úy giữ lấy mà xài đi.
- Không được, t*o mà giử nó chắc cũng tìm tới mấy sòng mà nướng thôi...Anh em mình cũng có người cần đó .
- À, em có ý kiến mới.
- Nói đi.
- Còn một tuần nữa là tết rồi, hay là dùng số tiền này tổ chức Tất niên lớn, cho anh em vui chơi đi ! được không đại úy ?
- Ừa, ý kiến hay đó, vậy thì mày mang số tiền này đến đưa cho Thượng sĩ thường vụ, biểu ổng lo việc này.
- Dạ, chào đại úy em đi đây .
Anh chàng lính đi ra, căn phòng trở lại với tiếng hát vọng ra từ radio " Anh không chết đâu em ! anh chỉ vừa bỏ cuộc hôm qua ... "
Đại úy nhà ta vừa bỏ mấy xấp tiền trên bàn, tay cởi giày, tai nghe nhạc, mắt đang nhìn những xấp bạc mới cáo chỉ...
Bổng anh ta tái mặt! mình thắng tiền, trúng số 8 3 3...

Anh ta bật hẳn người lên, nín thở, mắt nhìn đăm đăm ra phía xa, nơi mãnh đất ( có người chỉ trưa nay ) cách không xa Bộ chỉ huy đơn vị. Trời tối quá, ở trong phòng thì lại đèn sáng, nhìn ra ngoài không rõ, anh ta tự nhủ : Không hiểu có thật không ? Tại sao mà con số trên, lại trùng hợp với con số mà mình đã trúng tối hôm nay vậy ?
Tay với cây đèn pin để trên bàn, anh ta bước vội ra cửa, khỏi cần cột lại giây giày, tay bật đèn sáng lên, tiến đến mãnh đất hồi trưa.
Đến nơi, anh ta bước lui, bước tới, tay dọi đèn xuống đất, mắt nhìn chằm chặp từng chi tiết một... Cũng chẳng thấy gì lạ cả ...
- Đại úy, ông đang làm cái gì vậy ? chưa đi ngủ à ? Tiếng của một anh em trong đám tuần tiểu ban đêm.
- Ừa ! t*o đang tìm đồ.
- Mất cái gì hả ? Cần tụi em giúp không ?
- Thôi, chỉ mấy cái đồ lặt vặt, mai t*o kiếm lại cũng được.
Anh ta vừa nói, vừa bước chân đi về phía văn phòng của mình. Vào đến phòng, anh nằm xuống thừ người ra, suy nghĩ bông lung : chẳng lẽ là ma sao ( nhớ lại câu chuyện hồi trưa )? vô lý thật, đời này làm gì có ma ! Nhưng sao lại trùng hợp con số mình trúng, và con số mình thấy trưa nay ... Suy nghĩ lung tung, rồi anh ta ngủ đi hồi nào chẳng hay...
Tiếng chuông đồng hồ báo thức reng lên, làm anh ta tỉnh dậy, khỏi nhìn đồng hồ, anh ta cũng biết là 6 giờ sáng, lâu nay anh ta đã chỉnh cái đồng hồ như vậy. Nhìn ra ngoài, trời mới tờ mờ sáng, cảnh vẫn chưa hiện rõ, anh ta bước xuống giưòng ( thì ra đã để nguyên quân phục, giày vớ mà ngủ suốt đêm qua ).
Anh ta bước đến múc một ca nước thật đầy, rồi vội vã đánh răng, rửa mặt...
Tiếng gọi vọng sang từ phòng bên :
- Đại úy, uống cà phê không ? Cà phê c*t chồn từ Ban mê Thuộc, ngon lắm ! Do Ông bà già tôi gửi cho, để ăn tết. Giọng của anh chàng Đại đội phó.
- Ừ cho moa một ly đi, à mà đậm một chút nghe! moa cần tỉnh táo, cả đêm ngủ không được.
- Được rồi, một lát tôi đem sang.
Anh ta đang đứng chải đầu trước tấm kiếng, phía sau có tiếng nói :
- Cà-phê đây nè ! Đại úy thử đi ! tôi pha đậm lắm đó, nếu cần thêm đường, thì xin mấy thằng em đi, tôi hết cả rồi. Bây giờ tôi cần ra thị trấn, để mua một ít đồ dùng, chừng hai tiếng sau, tôi sẽ trở lại.
- Được rồi, đi đi ! có moa đây mà .
- À, nghe mấy đứa nói, hồi hôm đại úy trúng đề phải không ?
- Ừa, Moa đang định bàn với toa về số tiền trời cho ăn tết này, cứ đi đi, lát nữa về rồi hãy tính.
- Được, xin phép chào đại úy, lát nữa gặp lại.
Anh ta bước tới bưng ly cà-phê đưa lên mũi ngửi, rồi ngụm một miếng, miệng lẩm bẩm:
- Thơm thật, quả không hổ là đệ nhất cà-phê của Đông nam Á.
Tay móc điếu Ruby Quân tiếp vụ đưa lên miệng ngậm, anh ta kéo một hơi gió trước khi châm lửa. Đây là thói quen của anh, một sự thưởng thức trước khi châm ngòi.
Phì phà vài ba hơi, anh ta bước tới cái kệ đựng đồ hành quân, tay cầm lên cái xuổng cá nhân ( dùng để đào hố cá nhân ), và đi thẳng đến mãnh đất ngày hôm qua...

Đêm qua, anh ta đã quyết định, bằng mọi giá cũng phải xởn miếng đất lên xem, có phải có căn nhà thật không ? Anh ta quyết định làm một mình, nếu chuyện có thật, người ta đã nhờ mình, thì chính mình phải ra tay chứ ! Chuyện này mà sai mấy em út, thì không phải đạo ( Quân lệnh ), hơn nữa đào chừng một hai thước đất, là chuyện cơm bữa của nhà binh.
Trời sắp tết, khí hậu ban mai còn lành lạnh, nhưng mà đào đất thì thích hợp lắm. Anh ta xăn tay áo lên nhìn dồng hồ đeo tay, mới 6 giờ 30 sáng.
Thế là anh ta bắt đầu ra tay, theo đúng địa địểm mà có người chỉ hôm qua, xởn mấy lớp cỏ phía trên trước, mỗi chiều một thước; Đất còn ướt cũng không mấy khó khăn cho việc đào xuống, loay hoay hơn nữa tiếng, tính ra cũng được hơn một mét khối quăng trên mặt đất.
Đã xuống được một mét chiều sâu rồi, nhưng chẳng thấy gì cả ! lại khát nước, đói bụng. Anh ta sực nhớ ra mình chưa ăn sáng, đêm qua lại ngủ không được, hèn gì mà thấy tay chân có phần yếu.
Vậy là anh ta quyết định tạm ngưng, phải vào nhà kiếm cái gì lót lòng trước đã, rồi mọi chuyện tính sau. Cắm cái xuổng đứng trên đống đất, anh ta đi trở lại BCH.
Vừa lúc đó thì Hoàng, Đại đội phó đi tới.
- Ủa ! không đi à ?
- Xe bị xì lốp, rồi lại bị nghẹt xăng, tài xế đang sửa, tôi thấy không thích đi nữa. Hoàng trả lời.
- Đại úy, đi đâu sớm vậy ? Ăn sáng chưa ? Ăn với tụi em nè. Ăn luôn anh Hoàng ơi ! Tiếng của Trung úy Hòa Đại dội trưởng Đại đội 1.
- Ừa thì tập thể dục, ăn gì vậy ?
- Mì gói, mì hai con tôm .
- Ừa, thì cho moa hai tô đi, đang đói bụng đây.
Anh ta và Hoàng cùng bước vào căn phòng của Hòa, thấy mấy anh em đang đứng nghiêm chào mình, anh ta chào lại, vừa nói :
- Ủa ! sao mà sáng sớm tập trung đây hết vậy ?
- Hồi khuya nghe Thương sĩ Tâm cho biết, Đại úy có phát cho gần hai trăm ngàn, tụi em cả đám ở đây với TS Tâm tính chuyện mua cái này, cái nọ . Mọi việc xong xuôi rồi, TS TÂm đã đi sớm lên phố mua sắm, mình còn không bao nhiêu ngày nữa là Tết rồi. Hòa nói.
- Ừa cũng phải, tiền lính tính liền. Đại úy nhà ta vừa nói, vừa cười.
- Nghe Đại úy trúng đề lớn hôm qua ? Hòa e dè hỏi .
- Ừ ! moa cả đời chưa bao giờ đánh, hôm qua nể mất lòng thằng Thắng, thấy nó kiếm thêm tiền để nuôi vợ con, nên moa bỏ ra một ít mua chơi, không ngờ trúng lớn vậy.
- À ! Moa có chuyện này muốn hỏi... Đại úy nhà ta bổng nhiên khựng lại, tay rút điếu thuốc bỏ lên miệng, vừa lúc Hòa bật máy quẹt đưa cho mồi lửa. Trong thời gian này, Đại úy nhà ta nghẫm nghĩ, không biết có nên đem chuyện ngày qua ra nói với anh em không ? Dù sao mình cũng là ĐĐT, nếu sự việc không có thật, thì cũng sợ mấy thằng đàn em cười . Anh ta lựng khựng nói tiếp :
- Thôi, chẳng có sao ! Chẳng có gì quan trọng, Anh em ăn đi. Vừa lúc Thiếu úy Quân mang hai tô mì đến.
- Mời ĐĐT, mời ĐĐP ! Quân nói.
- Cám ơn.
Anh ta vừa ăn tô mì, vừa nghẫm nghĩ không biết nên tiếp tục đào thêm không, nếu mình tiếp tục, chắc chắn mấy thằng em này thế nào cũng ra hỏi, biết trả lời sao với tụi nó đây ? Ăn xong tô mì, Anh quay qua hỏi :
- Hòa ! Chú mày tin có ma không ?
- Có chứ ! Em ở vùng quê, ma nhiều lắm, cả làng nhiều người gặp, nhưng em thì chưa, họ nói em nặng bóng vía, nên không thấy được.
- Vậy hả ! Anh ta ngẫm nghĩ một lát, rồi buộc miệng :
- Chuyện moa muốn hỏi là có nên tin hay không ? Mà các toa nghe rồi, đừng cười moa nghe không !
Anh ta đem câu chuyện ngày hôm qua ra kể cho cả đám nghe. Tất cả anh em đều im lặng, chăm chú. Xong câu chuyện anh ta tiếp :
- Không hiểu sao mà cả đêm qua moa trằn trọc, ngủ không được, lại thấy xôn xao trong bụng. Thật tình mà nói, sáng nay moa ra đào một thước đất rồi, nhưng không thấy gì cả !
Hoàng đại đội phó nói lớn lên :
- Thì mới một mình Đại úy nên chưa tới đâu, nếu có cả đám tụi này phụ, mình đào rộng ra và sâu hơn xem thử !
Vừa nói Hoàng vừa xoay qua đám anh em hỏi :
- Có cậu nào bận việc gì ngày nay không ?
Tất cả đều lắc đầu.
- Vậy thì cà-phê cà-pháo xong, anh em mình tập trung ra tập thể dục chơi. Hoàng nói như ra lệnh.
- Tuân lệnh. Tất cả đều rập lên một lần.
Khoảng mười lăm phút sau, kẻ trước người sau, tay mang đồ xúc đất cá nhân ra mãnh đất đang đào lỡ dỡ...

Tiếp theo :

Đến nơi, mọi người đứng nghắm nghía, ĐĐP Hoàng nói lớn :
- Đại úy cứ tiếp tục chổ dó đi, đào rộng ra một chút cho dễ đào sâu xuống, còn sáu dứa tụi này từ sáu gốc vòng ngoài đào vô.
- Có lý đó !
- Rồi chưa anh em ? Mình bắt đầu. ĐĐP Hoàng tiếp.
Vậy là cả đám ì ục kẻ xúc, người xới. Nữa tiếng sau bây giờ mãnh đất đã lớn ra khoảng 4 thước chiều ngang, 5 thước chiều dài, cùng bề sâu hơn một thuóc, nhưng chẳng thấy gì cả !
- Anh em nghỉ một lát đi. Đại úy nhà ta ra lệnh.
Tất cả đều móc thuốc ra hút, kẻ đứng, người ngồi, mồ hôi đã nhuể nhải. đại úy nhà ta nhìn qua phía thiếu úy Quân khẻ nói :
- Nè Quân ! chú mày vô lấy một sô nước lạnh với mấy cái ly ra đây mà uống.
Đồng thời quay qua Hoàng, Anh ta hỏi :
- Toa nghĩ sao ? Nên tiếp tục hay thôi ?
Nhìn Hoàng đang nhíu chương mày, có vẽ suy nghĩ chưa trả lời. Anh ta tiếp luôn :
- Thôi cũng đã lỡ rồi, mình ráng thêm xuống một mét nữa đi, nếu không thấy gì thì mình ngưng, anh em nghĩ sao ?
- Phải đó đại úy, dù sao cũng lỡ rồi. Hoàng trả lời, và nói tiếp :
- Theo tôi nghĩ, không phải là cái nhà đâu . Mà có thể là cái am, hoặc miếu thờ đã có từ lâu ! Bị bom đạn, chiến tranh làm sụp đổ, nếu mình tìm ra.
Mọi người đều gật đầu tán thành
Sau khi thiếu úy Quân đem nước ra, mỗi người làm một ly. Hoàng lại ra lệnh :
- Tiếp tục anh em ơi
Cả đám đều nhảy xuống hố, bây giờ đào sâu xuống nữa hơi chật vật một chút, vì phải xúc đất vất lên ra xa.
Hai Mươi phút sau , xuống sâu hơn một mét ruởi, nhung vẫn không thấy gì cả... Bổng tiếng thiếu úy Quân nói lớn :
- Hình như em cảm thấy có vật gì cứng đại úy à !
Mọi người đều dừng tay, các mũi xuổng đều quay về phía Quân ( chổ của hắn ta đang sâu nhất trong đám anh em ). Quân tay vẫn xới và miệng nói tiếp:
- Hình như là gỗ, cứng lắm lại nguyên tấm.
- Ê, anh em từ từ nghe, cẩn thận. Hoàng ra lệnh tiếp :
- Bây giờ cứ men theo ván mà xúc chiều ngang, đừng xuống sâu nữa, để xem cái gì đã rồi hãy tính.
Đại úy nhà ta mắt nhìn theo cái xuổng của Quân, quên cả chuyện xúc tiếp, trong lúc các anh em còn lại đang làm theo cách chỉ dẫn của Hoàng...

Tiếp theo :

Anh ta vẫn tiếp tục trố mắt nhìn : Chỉ mấy phút sau, từ mặt đất hiện rõ lên là tấm ván, nghe tiếng va chạm từ những cái xuổng vào tấm ván, anh ta đoán chắc là ván dày lắm. Vội nói :
- Nhẹ tay nghe ! đừng làm tấm ván bị bể . Vừa chỉ tay, anh vừa nói tiếp :
- Đào xung quanh này nè, từ ngoài đi vô gần tấm ván, cẩn thận nghe !
Nói xong anh ta đưa xuổng xuống làm một hơi, trong lúc các anh em khác, đang xúc sâu xuống từ những phía xung quanh tấm ván...Bổng một tiếng va chạm mạnh vào xuổng của anh ta...Anh thêm một xuổng nữa, mạnh hơn lần trước, nhưng bị dội ngược lại. Anh ta nói lớn kên dể cho các anh em nghe :
- Hình như moa cũng đụng gỗ nữa thì phải.
Lần này các anh em chỉ nhìn qua, không ai thắc mắc như lần Quân vừa kêu.
Anh ta lại tiếp tục đào sâu xuống, một lát sau anh ta mới phát hiện... thì ra là rể cây cổ thụ, khúc rể lớn hơn bắp chân đang cách khoảng năm sáu thước từ gốc cây...
- Đại úy ! hình như là một cái hòm. Quân lại nói to lên, nơi hắn đào vẫn sâu nhất trong đám anh em.
- Ngưng lại. ĐĐP Hoàng la lớn, đồng thời bước về chổ của Quân, cúi xuống ngắm nghía...
- Đúng rồi Đại úy ơi ! một cái hòm đang nằm nghiêng nghiêng. Anh ta xoay về phía ĐĐT cười nhăn nhó, nói tiếp :
- Thì ra là vậy ! Cái nhà ! Cái hòm !... Anh ta lẫm bẩm, rồi tiếp :
- Ê ! Anh em cứ lần theo phía ngoài của tấm ván mà đào xuống.
Lúc này đất đã nhảo, hơi sền sệt nước, hố sâu đứng đã ngập đầu mọi người. Xúc thì dễ, nhưng hất lên mặt đất thì khó khăn hơn. Ai nấy đều bị dính đầy đất bùn, tuy nhiên, mọi người tay chân có vẽ mạnh hơn trước, có lẽ sự phát hiện làm kích thích tinh phần của họ. Lại mấy phút trôi qua...
- Chổ em bị rễ lớn đại úy à ! Một anh em trong nhóm nói.
- Chổ tôi cũng vậy. Lại tiếng của một anh em khác nữa.
Đại úy nhà ta không màng liếc mắt tới ! Đầu óc miên mang suy nghĩ, tay vẫn đào như cái máy, cố tránh xa chổ rễ cây.
- Nè Đại úy ! Tôi nghĩ là đừng đào bên phía của anh nữa ! Đào trúng rể cây cực lắm. Mình luân phiên nghỉ đi, cứ tâp trung đào bên phía của tôi rộng ra, rồi mình dùng sức đẩy qua một bên và lấy giây kéo lên. Hoàng nói .
- Cũng được. Xoay lại hai anh em hai bên, anh khẻ nói :
- Ba anh em mình nghỉ trước đi. Nói xong, anh đôi cái xuổng lên mặt đất, đồng thời chống tay leo lên.
Miệng phì phà điếu thuốc, anh ta ngồi xuống một bên hố, nói vọng xuống với Hoàng :
- Moa kgông ngờ câu chuyện hôm qua lại trở thành sự thật. Trong lúc nhìn Hoàng đang ngước mặt lên cười, anh ta nói tiếp :
- Cũng nhờ có toa và anh em, không thì... không biết sao nữa !
- Tôi cũng lấy làm lạ. Hoàng ngưng xúc, ngước lên nhìn anh và nói tiếp :
- Nãy giờ tôi cũng suy nghĩ và lấy làm lạ, có lẽ có cái gì đó ? Chứ xe của tôi từ xưa đến nay chưa bao giờ bị trục trặc, xe còn mới lắm, không hiểu sao mà nó hư bất tử vậy ! Thằng tài xế của tôi là vua sửa xe, vậy mà nó cứ đề nổ được rồi, chạy vài chục thước là tắt, mấy lần như vậy, nên tôi mới không muốn đi nữa. Hoàng nói tiếp :
- Chắc có lẽ vị này, muốn mấy anh em mình giúp, mấy khi mà tất cả anh em lại ở không như vậy.
- Ừ, Toa nói có lý đó.
- Không chừng ông này linh thiêng, cho anh em mình trúng số nữa đó. Quân nói to, làm cả đám cười rộ lên ...
Kéo hơi thuốc cuối cùng, tay búng tàn thuốc ra xa, Đại úy nhà ta nói lớn :
- Anh em ai muốn nghỉ, nhảy lên đi ! Tôi xuống đổi phiên cho.
Chẳng một ai trả lời, tất cả đều xúc hăng hái...
- Chổ chật quá, thôi hay là để moa vào pha một bình cà phê đem ra đây ! Coi bộ mình còn mất nhiều thời gian nữa...
- Có lý đó đại úy ! Hoàng nói lớn, và tiếp :
- À, mà cà phê c*t chồn nghe, cái gói màu xanh mà tôi để trên bàn Đại úy đó, hồi sáng đưa cho anh mà tôi quên nói. Tôi có tới hai ký, đang kiếm lon guy-gô để chia cho tất cả anh em, nhưng tìm chưa ra, gói trong giấy thì sợ bị bay hơi không còn thơm nữa, chiều nay ai có đồ đựng thì tới lấy. quay qua Hoà, Hoàng hỏi :
- Chú mày còn đường không ?
- Dạ còn, nguyên thẩu để một bên thùng mì gói đó đại úy. Kế bên bàn ăn mà đại úy ngồi hồi sáng. Hòa nhìn ĐĐT nói.
- Được rồi, moa sẽ kiếm ra tất cả.
Nói xong, Anh ta đi thẳng về BCH...
Hơn hai chục phút sau, anh ta lệ khệ bưng một cái khay lớn, nào là cà phê, dường, sửa, ly tách, thuốc hút...
Tới nơi, thấy mọi người đang xỏ hai cái đòn dài, xuyên qua hai sợi dây dù lớn, đã được luồn từ phía dưới lên trên, vòng quanh cả cái hòm.
Anh ta nói lớn :
- Cần nghỉ uống cà phê không ?
- Chắc là cho cái này lên trước đã. Hoàng đang ở dưới nói lên.
Đại úy nhà ta bỏ vội cái khay lên mặt đất, bước tới nhìn xuống hố. Bây giờ rộng rãi lắm, nhìn khá rõ mọi việc, phía bên Hòang đào từ nãy tới giờ, sâu xuống và rộng hơn, còn phía bên anh ta đào hồi nãy thì như củ, ngang mấy gốc rể lớn thì bị đứng lại. Vừa lúc Hoàng đưa tay chỉ :
- Đại úy thấy không ? ba cái rễ cây lớn này, đã đẫy cái hòm nghiêng về một bên, không biết nó có đâm thủng ván không nữa ? Cũng may là xỏ giây qua dễ dàng, bây giò mình chỉ dùng sức kéo qua bên này, rồi kéo thẳng lên thôi.
Đại úy nhà ta gật gù nấy cái, rồi lên tiếng :
- BAy giờ bốn người ở trên, mỗi cây đòn hai người, ráng mà dở lên, còn ba ngưòi ở dưới cố sức mà đẩy qua một bên. Bắt đầu nghe.
Vừa nói xong, anh ta vội nhảy xuống, cả bọn đều đứng vào vị thế sẳn sàng...
- 1,2,3 lên...
- 1,2,3 lên...
Nguyên cái hòm đã nhúc nhít qua được một gang tay,
- Ráng lên anh em ơi... 1,2,3... lên...
Bây giờ cái hòm đã ra nằm giửa, dể dàng rồi. Chỉ cần đưa lên khỏi mặt đất mà thôi.
- Cột dây ngắn lại đi ! Bây giờ bốn người giữ một cây đòn, hai người một bên, đưa một phía lên truớc, còn ba chúng tôi ráng bưng lên và đẩy lên theo...
Hì hục, hò reo... chưa tới mười phút sau thì cả cái hòm đều nằm trên mặt đất.
ĐĐPhó Hoàng bước tới, đưa xẻn cạy những lớp đất, đang còn đóng bên thân có rể cây, một tay phủi đất miệng xuýt xoa:
- Ha ! may thật, chưa đâm lũng.
Đại úy nhà ta cũng vừa leo lên khỏi mặt đất, đảo một vòng quanh cái hòm, mắt chăm chú ... Rồi lên tiếng :
- Chắc cũng lâu lắm rồi !
- Tôi cũng nghĩ vậy, ít nhất cũng vài chục năm. Hoàng trả lời.
Quay lại anh em, Đại úy nhà ta nói :
- Cà phê đi anh em, nguội hết rồi !
Cả đám phủi tay vào áo quần, bưng mỗi người một ly do anh ta chế ra, kẻ ngồi, người đứng...Cả đám đều thả khói...
- Bây giờ mình làm sao đây Đại úy ? Trung úy Hòa hỏi .
Đại úy nhà ta khựng lại, nhìn cái hòm đăm đăm suy nghĩ... Nảy giờ chỉ cứ việc xúc xới tìm cho ra, rồi lại ráng sức mà đưa lên, rồi bây giờ làm cái gì nữa ?... thì chưa biết...



Tiếp theo :

Anh ta bước lui, bước tới cúi đầu suy nghĩ... Xoay qua Hòa, anh nói:
- Trong đám anh em mình, chưa đứa nào quá ba chục, ba cái chuyện này moa cũng không rành, làm tầm bậy, tầm bạ không được đâu ! Hay là đợi Bố già Thuuờng vụ về rồi hỏi ý kiến của ổng ?
- Tôi cũng nghĩ như vậy đó, Đại úy ! Hoàng nói tiêp :
- Hình như tôi nhớ mang máng là ông ta biết coi bói, hoặc Tử Vi gì đó...
Quay qua Hòa, Đại úy nhà ta hỏi :
- Mấy giờ Thượng sĩ Tâm về, biết không Trung úy ?
- Dạ, ông ta nói sẽ về trước mười hai giờ trưa nay. Hòa vén tay áo lên nhìn:
- Bây giờ hơn mười giờ rưỡi rồi, Đại úy !
- Nè ! Moa có ý kiến này, đưa ra để các toa nghĩ thử xem : Hôm qua moa trúng cả hết hơn ba trăm sáu chục ngàn, moa đã cho thằng Thắng sáu chục, moa giử một trăm, còn lại hơn một trăm chín chục moa biểu nó đưa cho bố già Tâm. Giờ này Bố già chắc đã mua sắm hết rồi, thằng Tâm chắc đã đưa tiền cho vợ nó, bây giờ chỉ còn lại số tiền của moa mà thôi. Lẽ ra moa tính mấy anh em mình cùng nhau xuống phố vui chơi ba ngày tết, nhưng chuyện này xảy ra, thôi thì bỏ số tiền này ra dể mua hòm mới và xây mồ mả cho ổng, anh em ai có ý kiến gì không ?
- Đồng ý! Đồng ý ! giăng hai tay đồng ý... Cả bọn nhao lên.
Đại úy nhà ta cảm nhận một cái gì đó nhói lên trong tim, thấy tất cả anh em đều cộng khổ với nhau, hiếm lắm mới có dịp dư tiền như thế này, để cùng nhau vui chơi . Vậy mà tất cả đều đồng tâm, vui vẽ làm việc tốt. Anh ta tiếp :
- Vậy thì tất cả về tắm rửa, thay đồ đi . Nữa giờ sau tập họp dưới sân cờ. Và quay về Hoàng anh tiếp:
- Nhờ Toa tập họp Đại Đội nữa giờ sau nghe!
- Dạ, tuân lệnh. Hoàng đứng nghiêm đưa tay chào.
Cả đám giải tán. Anh ta đi sánh đôi với Hoàng, thẳng một mạch về BCH. Trên đường Hoàng quay qua nói:
- Đại úy chơi đẹp lắm ! Anh mới đến mà đã tạo cho em út kính nể... Không phải cấp bậc, mà cách xử sự của anh.
- Thì Toa cũng biết đó ! mình sống nay chết mai, ở với nhau được ngày nào thì cứ hết tình này đó ! Moa thấy Toa cũng vậy. Anh nhìn sang, thấy Hoàng cười không nói.
Cả hai về đến BCH, ai nấy về phòng, thu xếp mọi chuyện, để đến đúng giờ tập họp.
Một lát sau, tiếng của Hoàng vọng vào :
- Tôi đi trước nghe Đại úy, tôi đến trước để tập họp anh em.
- Được rồi, tôi cũng đến ngay, gần xong rồi.
Tiếng giày bốt đờ sô của Hoàng xa dần... Anh ta cũng vừa cài xong nút áo, chải gọn mái tóc, đội mũ và bước ra, hướng tới sân cờ...
Trời đã trưa, không nóng cũng chẳng lạnh, vừa đi anh ta vừa tính toán, phải hoàn tất sự tập họp trong vòng nữa giờ, để anh em còn ăn trưa...
- Nghiêm... Chào...
- Báo cáo đại đội trưởng... quân số... trung đội ...
Đại đội...
Anh ta đưa tay chào lại tất cả anh em, bước đến bên Hoàng ĐĐPhó, anh dõng dạt tuyên bố:
- Hôm nay, tôi tâp họp đơn vị vì có chuyện cần bàn với anh em, không phải là vấn đề Quân sự, mà là chuyện ... Tôi cũng chẳng biết nói làm sao nữa, thôi thì tôi kể cho tất cả anh em nghe...
Sau khi kể lại câu chuyện trúng số, anh ta tiếp :
- Sáng nay, tôi và tất cả sĩ quan đơn vị đã khám phá ra chiếc quan tài, đang để gần BCH. Chúng ta đã được ông ta giúp cho tiền ăn tết, thì chúng ta cũng cần phải giúp lại ổng. Chúng tôi đã có kế hoạch, cần một số anh em ai biết cách xây lăng đấp mộ, thì hãy đưa tay lên cho tôi biết ? Anh ta ngưng lại nhìn xuống những cậu lính đang nháo nhác, thì thầm... Có sáu cánh tay đưa lên. Anh ta tiếp:
- Các cậu bước lên đây, đến gặp Trung úy Hóa để ghi tên, còn tất cả anh em khác thì về nghỉ chuẩn bị cơm trưa.
- Nghiêm... Nghỉ... Giải tán... Tiếng của Hoàng ĐĐPhó
Vừa lúc đó, hai chiếc xe GMC đang chạy tới và dừng lại. Vị trưởng xa, bố già Tâm ( Thượng sĩ Thường vụ Đại Đội ) mở cửa nhảy xuống đi thẳng về phía sân cờ.
- Chào Đại úy ! Báo cáo đã mua đủ số thức ăn, quà cáp, rượu bia...
- À ! May quá, tôi đang cần gặp Thượng sĩ đây.
- Có gì không đại úy ?
- Nè ! Làm một điếu rồi nói chuyện. Đại úy nhà ta tay chìa gói thuốc. Anh ta tiếp :
- Này, đi về phòng tôi uống cà phê rồi tính chuyện ! Vừa nói anh ta vừa vít vai Bố già kéo đi ( thật ra vị Thượng sĩ thường vụ này chỉ mới 42 tuổi, nhưng vì già nhất trong đám anh em nên họ đặt là Bố già, nghe cái tên hay hay và có vẽ trịch thượng, nên ông ta cũng khoái lắm ), thấy khuôn mặt của ông ta có vẽ thắc mắc, nên vừa đi, Đại úy nhà ta vừa kể chuyện cho ông ta hay những gì đã xảy ra. Từ đằng xa, anh ta đưa tay chỉ về cái hòm đang nằm trên mặt đất, rồi nói :
- Mấy anh em tụi tôi đã lôi lên để đó, phần kế tiếp là chuyện của ông đó. Anh ta cười đập vai TS Tâm.
Đến nơi, TS Tâm bước chậm rãi vòng quanh cái hòm nghắm nghía ! Vừa lúc đó cả đám anh em sĩ quan đều đến. TS Tâm buộc miệng :
- Trông cái quan tài này cũng cũ kỷ quá rồi, ý của Đại úy mua cho ông ta cái mới cũng phải lắm...Nhưng mà không nên chôn lại chổ cũ. Mình tìm chổ mới mà an táng cho ông ta.
Cả đám anh em đang đứng xung quanh im lặng nghe Bố già ra ý kiến ...
- Nghe bố già có biết coi bói hay Tử vi gì đó, có phải không ? Hoàng lên tiếng.
- Dạ ĐĐPhó, ông thân tôi ngày xưa làm thầy, sách của ông toàn chữ Tàu, sau khi ông qua đời, tôi đọc không được, nhưng cũng còn nhớ chút đỉnh.
- Vậy cũng tốt rồi, có còn hơn không.
Thấy anh em có vẽ chăm chú, ngố ngố như lính mới ra trường. Bố già được dịp lên mặt làm thầy :
- Hừm ! khó một cái là mình không biết ông ta tuổi gì ? nên không lựa ngày cho hợp, và chọn cho đúng phuong hướng. Ts Tâm bước lui, bước tới một bên cái hòm, đầu gật gù, rồi đứng lại nhìn cảnh đồi núi bao la...
Chợt ông reo cười nói lớn :
- Đại úy thấy không ? Ông ta đưa tay chỉ về một dãy núi xa xa ở hướng Tây...
- Đó gọi là Kim ngư sơn... Cả đám anh em nhìn theo. Rồi quay về hướng Đông, tay chỉ một cái hồ nhỏ cách không xa. Ông ta tiếp :
- Cái đó gọi là Long trì... Những cặp mắt lại đổ về hướng đó. Và cả bọn nhớn nháo, chẳng hiểu Ất giáp, mô tê gì cả... Ông ta thấy thế gật gù lên giọng :
- Nếu mà chôn ở chổ đó ! ông đưa tay chỉ chổ một khoảnh đất không xa lắm ( cách chổ đang đứng vài trăm mét ), rồi nói tiếp:
- Đầu quay về trong núi, chân đạp xuống cái hồ... Thì sau muời năm sau cháu con sẽ đỗ đạt, buôn bán phát giàu...
Cả đám lại càng ú ớ !...
Tiếp theo :

Thấy cả đám ú ớ, như nai vàng ngơ ngác giữ rừng mai ! Bố già càng lên giọng thuyết pháp :
- Nè ! Các anh nhìn về bên trái kìa , ông ta đưa tay chỉ một dòng sông. Rồi nói tiếp :
- Cái đó gọi là Tả Thanh Long... Con rồng đang uốn khúc, cái hay là ở chổ nó uốn lượn, rồi vòng vô ôm miếng đất vào lòng ( tay chỉ miếng đất mới đang tính chôn ), như mẹ hiền ôm con, quyến luyến không muốn bỏ đi, nhưng rồi cuối cùng cũng phải đi, nên nước đã chảy vòng vòng, chầm chậm, rồi lại từ từ...chảy đi...
Cả bọn lại nhìn theo, mơ mơ, màng màng, nửa hiểu, nửa không ! Có lẽ anh em đã gải đúng chổ nghứa của bố già. Ông ta say sưa nói tiếp :
- Nè ! thấy miếng đất bên phải không, các anh nhìn thấy một dãy đồi thấp nổi lên, chạy dài như hình vòng cung không ?
- Thấy ! Thấy rồi. Một tên trong đám lên tiếng.
- Cái đó gọi là Hữu Bạch Hổ. Ông ta gật gù nói tiếp : Thanh Long cần Cao và Tĩnh, Bạch Hổ cần Thấp và Động để cho phù hơp Âm Dương khí! Thế dất này hay quá...
Bố già gật gù, kéo một hơi thuốc thật dài, lim dim cặp mắt, nín một lát, rồi vùa thả khói, vừa nói tiếp :
- Nè Đại úy thấy không ? Ba cái núi ở xa đàng trước, cái đó gọi là Tam sơn, hay còn gọi là Chu Tước. Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ lại Tiền Chu Tước, Hậu...
- Nè Thượng sĩ !... Ông biết xây lăng mộ không ? Đại úy nhà ta thấy cần phải cắt đứt sự thuyết pháp của bố già. Nếu không, có thể ông ta nói tới chiều không chừng !
- Dạ chỉ biết sơ sơ thôi, nhưng mà thế đất, phương hướng thì đó là nghề tay trái của tôi...
- Được rồi, vậy thì Thượng Sĩ lo chuyện này dùm tôi, về phần ông thì cứ kiếm chổ để chôn, còn việc xây cất thì có sáu anh em khác. quay qua Hòa, anh ta hỏi :
- Nè ! Trung úy, sáu anh em đó ra sao ? họ biết xây cất gì không ?
- Hai đứa đã từng làm nghề xây nhà cửa, còn bốn đứa khác từng làm thợ nề. Tụi nó xin phép được đi ra ngoài chiều nay, muốn xem một vài ngôi mộ, và hỏi giá cả gạch, xi-măng, dể rồi góp ý với nhau xây như thế nào.
- Vậy thì toa cho tụi nó đi đi, càng sớm càng tốt chứ mình không thể để lâu được... À nói với tụi nó là sau khi hoàn tất, moa sẽ thưởng mỗi đứa hai ngàn. Nhìn sang Thiếu úy Quân anh tiếp :
- Quân à, em cho mấy tên lính dựng mấy tấm tăng để che nắng, chứ để cái hòm khơi khơi như vậy không được đâu.
- Dạ, tuân lệnh.
- Nè Thượng sĩ ! Ông biết chổ nào bán quan tài không ?
- Biết chứ ! hai, ba cái tiệm bán ở dưới phố.
- Biết bao nhiêu tiền không ?
- Tôi nghĩ khoảng chửng mấy ngàn một cái, xấu thì dưới năm ngàn, tốt thì khoảng từ năm tới mười ngàn.
- Nè tôi dưa Thượng sĩ mười ngàn, ông nhắm chừng mà tính toán. Đại úy nhà ta rút tiền trong túi ra đưa.
- Chủng nào Đại úy muốn muốn mua vậy ?
- Thì càng sớm càng tốt.
- Được rồi, tôi sẽ đi sau khi ăn trưa.
- Ồ ! Nãy giờ nói chuyện, mình quên cả ăn trưa, thôi tất cả vào ăn đi, Có gì tối gặp bàn tiếp.
Vậy là cả đám tan hàng...
Trời đã hoàng hôn, Đại úy nhà ta và ĐĐPhó Hoàng đang ngồi hàn huyên, những cau chuyện vui buồn trong đời quân ngũ ở sân trước BCH, thì Hoà đến
- Chào ĐĐTtruởng; Chào ĐĐPhó.
- Chào Trung úy, có gì lạ không ?
- Báo cáo Đại úy, anh em đã có giá cả xây cất cho ngôi mộ...
- Ngồi xuống đi, nè làm một ly cà phê nghe !
- Dạ ! Cám ơn Đại úy.
Trong lúc chờ ĐĐT pha cà phê, Hòa ngồi xuống trên chiếc ghế bố bên cạnh ĐĐP và nói :
- Tụi nó đã vẽ sơ dồ sẽ xây như thế này nè ! Đã định giá, từ khoảng năm chục cho đến sáu chục là hoàn tất. Hòa đưa bản vẽ cho ĐĐPhó Hoàng xem.
Sau khi ngắm nghía, Hoàng buộc miệng :
- Xem cũng được lắm chứ. Rồi Hoàng lại chuyển qua trước mặt ĐĐTrưởng :
- Đại úy xem thử đi !
Đại úy nhà ta ngắm nghía, rồi mĩm cười:
- Được lắm đó, nhung không biết tụi nó có làm được như vậy không ?
- Theo em nghĩ, chắc chắn là được. Nếu Đại úy sợ, thì em sẽ đích thân đốc xuất tụi nó làm.
- Được vậy thì tốt quá !
- À, TS Tâm đã về từ hồi chiều, ông ta đã mua xong quan tài, ông cho biết là mua bảy ngàn rưỡi, đó là loại tốt nhất. Còn lại hai ngàn rưỡi, ông đưa lại đây. Vừa nói Hòa vừa móc tiền trong túi ra đưa cho ĐĐT.
- Toa giữ luôn đi, để mua nước non cho mấy anh em làm uống. Nè ! sáu chục ngàn nữa nè, giữ lấy sáng mai giao cho tụi nó đi mua đồ. Vừa nói anh ta vừa móc túi, lấy tiền ra đưa cho Hòa. Rồi hỏi tiếp :
- Chừng nào tụi nó bắt đầu làm ?
- Sáng mai tụi nó đi sớm, về lại buổi trưa và sẽ bắt tay vào việc khi về đến.
- Tụi nó có cho biết bao lâu thì hoàn tất không ?
- Từ ba tới bốn ngày.
- Được ! Cứ vậy mà tiến hành đi... Sáng mai tôi phải lên Tiểu đoàn họp, có thể chiều hoặc tối mới về lại. Toa lo chuyện này nghe ! Thôi, bây giờ tôi phải vào sắp xếp một số giấy tờ để sáng đi sớm, hai toa cứ ngồi chơi nghe...

Tiếp theo :

... Mấy ngày sau đó, tin tức về tình hình quân sự làm cho đại úy nhà ta bận rộn, hầu như phải quên đi về chuyện an táng cho kẻ vô danh khuất mặt...
Một buổi sáng sớm, đang uống cà-phê với ĐĐPhó Hoàng, vừa bàn về tình hình an ninh cho Đại Đội, vừa lo chuyện ăn tết cho anh em, vì chỉ còn hai ngày nữa là Tết rồi... thì Tr. úy Hòa bước vào :
- Chào ĐĐ Trưởng ! Chào ĐĐ phó .
- Chào Tr. úy ! Ngồi đi ! ... Có gì lạ không ?
- Dạ ! Báo cáo với Đại úy, hôm nay đã hoàn tất việc xây cất ngôi mộ, Thượng sĩ Tâm nói rằng hai anh là chim đầu đàn của anh em mình, nên đề nghị hai anh có mặt dể đốt một nén nhang cho họ.
- Được rồi, mấy giờ thì làm lể.
- Dạ, mười một giờ trưa. Quay qua Hoàng, anh ta hỏi :
- Toa đi luôn chứ ?
- Đi thì đi ! Hoàng gật đầu.
- Vậy em xin phép đi trước để sắp xếp mọi chuyện. Hoàng từ giã.
Gần mười một giờ, hai người rời văn phòng BCH trong bộ quân phục tiến đến nơi ngôi mộ vừa mới xây cất. Từ đằng xa dã thấy anh em tụ họp khoảng gần hai chục người. Cả hai cùng bước nhanh đến
- Chào Đại Đội Trưởng ! Chào Đại Đội Phó.
- Chào các anh em.
Anh ta và Hoàng, đảo một vòng quanh ngôi mộ quan sát:
Chổ chôn chiếc quan tài nằm ở chính giữa ngôi mộ, được xây theo hình chữ nhật bằng gạch, cao chừng nửa thước, bên trong có sỏi trắng trông thật đẹp. xung quanh mộ là nền tráng xi-măng; Rồi lại một bức La thành bằng đá tảng, dày chừng hai gang tay, cao khoảng một mét, bọc xung quanh ngôi mộ. Phía trước ngôi mộ, lại có xây cổng Tam quan để đi vào, khắc Long Phụng. Trong giống như một ngôi mộ của gia đình quan gia, thế tộc. Hoàng khen ngợi:
- Đẹp lắm, không ngờ anh em có tay nghề giỏi thật.
Đại úy nhà ta bước vào bên trong, đến bên tấm bia đã được dựng, với hàng chữ được khắc :
Trên : Vô danh chi mộ
Dưới : Phụng lập do Đại Đội ...
Anh ta gật gù, rồi trố mắt nhìn Bố già Tâm đang bày ra trên ngôi mộ: Nào là thịt heo, gà, vịt, cả chục chén chè, mấy đòn bánh tét, bánh chưng, mấy loại mứt khác nhau, nhiều loại trái cây, một bình hoa lớn đủ loại... Mấy chai bia đã khui nắp... Và mấy két đang để dưới đất.
Ông ta bật máy quẹt dốt lữa vào hai cây nến đang cắm, xong lấy một bó nhang đốt lên rồi chia hai đưa cho ĐĐTrưởng và ĐĐ Phó :
- Xin hai xếp bước lên van vái vài điều...
- Vái sao đây ? Hoàng cười hỏi
Đại úy nhà ta bước lên trước mặt ngôi mộ, đứng nghiêm chào theo nghi cách quân đội, chào xong anh đưa tay dón những cây nhang từ Bố già đưa cho, hai tay cầm bó nhang , anh vái ba vái và nói lớn :
- Chúng tôi, anh em Đại Đội... đã có duyên hội ngộ với ông nơi dây, những điều mà ông yêu cầu, nay chúng tôi đã thực hiện . Hôm nay nhân dịp hoàn tất ngôi mộ, và Tết sắp đến, anh em chúng tôi mang những đồ cúng kiến đến đây để tỏ chút tấm lòng.
Nói xong anh ta cắm nhang vào ly gạo đã dể sẳn và bước lui. Đ Đ Phó Hoàng cũng cắm nhang theo.
- Nè ! Đại đội Trưởng, Đại dội Phó ! Hai ông cũng nên cụng với ông ta một chai chứ. Vừa nói Bố già Tâm vừa cười, và đưa hai chai bia mới được mở nắp.
- Mời tất cả. Bố già mở bia dưa tiếp cho Tr. úy Hoà và các sĩ quan khác.
Đại úy nhà ta đợi anh em đã có đủ bia trên tay mỗi người, liền bước tới cụng chai bia trên tay mình với chai bia đặt trên ngôi mộ, anh ta tươi cười nói: xin mời. Quay về anh em, anh nói lớn :
- Mời tất cả anh em.
Mọi người đều nâng chai, một số anh em bước vào thắp nhang khấn vái...
Ở chơi với anh em thêm chừng mười lăm phút, anh ta và Hoàng từ giả về trước.
Đêm hôm dó là đêm hai muơi chín rạng ngày ba mươi tết. Lệnh cấp trên cắm trại một trăm phần trăm, nên anh ta và Hoàng phải điểm danh quân số, kiểm soát, tuần tra các đơn vị của Đại Đội, mãi tới khuya khoảng hai giờ sáng mới về đến văn phòng BCH... Quá mệt mõi anh ta lăn dùng ra ngũ trên giường...Có tiếng gõ cửa, và gọi vào :
- Đại úy ! Đại úy ! Tôi có chuyện muốn thưa với ông.
- Vào đi . Vừa nói anh ta vừa quay mặt lại...
Một người đàn ông đang đứng giữa căn phòng...
- Đại úy nhớ tôi không ?... Tôi là 8 3 3
Đại úy nhà ta mở lớn cặp mắt ra nhìn... Trong khi ông ta nói tiếp một cách rõ ràng và chậm rãi :
- Tôi chỉ mong được đại úy giúp dời căn nhà là đủ, nhưng không ngờ ! Đại úy đã giúp ngoài sự tưởng tượng của tôi. Xin ông chuyển lời đa tạ của tôi, đến với anh em của ông... Ân tình của đại úy, không biết làm sao mà trả ; Tôi xin nguyện khắc cốt ghi tâm. Và xin ông hãy nhận nơi tôi một lạy .
Nói xong ông ta chấp hai tay quỳ xuống vái lạy. Trong lúc Đại úy nhà ta còn chưa hết ngạc nhiên, vội đặt chân xuống giường để đỡ ông ta đứng dậy... Thì chân của anh ta bị vướng, làm anh ta bị té... Và giật mình... Tỉnh giấc chiêm bao ...

Tiếp theo :

Khoảng chừng hơn một tháng, sau tết nguyên đán; Tình hình chiến trường hết sức sôi động. Đại đội của anh ta được lệnh của cấp trên trong tư thế chiến đấu, nhưng vẫn không thấy bóng của một Cộng quân nào cả. Tin tức từ radio cho biết dân chúng di tản vào Thủ đô SaiGòn ngày càng đông, kể cả một số binh sĩ bị mất đơn vị...
Một buổi sáng... Cuối tháng ba, mật lệnh truyền đi từ máy liên lạc đơn vị, cấp trên ra lệnh cho anh phải tiêu hủy những gì quan trọng, và phải dẫn đơn vị đến bải biển... để được binh chủng Hải quân di tản chiến thuật.
Nữa tiếng sau, mọi người lên xe, đoàn quân xa tiến về địa điểm tập trung đã ấn định, nhưng khổ thay, xe chỉ chạy được khoảng nữa giờ, thì gặp chiếc cầu đã bị sập, tất cả đều phải xuống xe đi bộ.
Dọc đường, không hiểu vì lý do gì, mà máy truyền tin của đại đội anh đã không liên lạc dược với cấp trên, cũng như các đơn vị bạn. Tuy vậy cả đơn vị vẫn tiến bước...
Hơn mười tiếng đồng hồ lội bộ qua những cánh dồng và không gặp bất cứ sự đụng độ nào, tất cả đã đến nơi đã ấn định. Đã hơn mười giờ đêm, đơn vị dàn quân trong tư thế chiến đấu.
- Nè ! Toa cho các anh em lấy gạo sấy ra ăn đi, cả đại đội mình suốt ngày không có gì trong bụng rồi. Anh ta vừa nói với ĐĐPhó Hoàng, vừa nhìn ra biển...
Xa thật xa, những ánh đèn chiếu sáng nhấp nhô theo những đợt sóng biển lên xuống, cho anh ta biết đó là những chiếc tàu của binh chủng Hải quân. Anh thầm nghĩ: Chắc chắn là đơn vị bạn đang chờ lệnh để tiến vào bờ đón các cánh quân như đơn vị của anh, nhưng có lẽ trời đã tối nên họ không vào, vì ban đêm không biết ai bạn, ai thù, vả lại anh cũng không có mật lệnh để liên lạc trong giờ phút này...
Đột nhiên... Những tiếng đại pháo, súng cối pha lẫn tiếng súng đại liên, trung liên, AK v.v... bắn xối xả vào đơn vị anh. Thật tội nghiệp, mọi người chưa ai được một chút nghỉ ngơi, lại đói trong bụng, vậy mà phải nổ súng chống trả kịch liệt...Gần nữa tiếng giao tranh, tiếng súng của đôi bên giảm đi... Rồi thì tiếng nói phát ra bằng máy phóng thanh từ trong bìa rừng :
- Các sĩ quan và binh sĩ ng... q... hãy nghe đây! Các anh đã bị bao vây, nếu muốn sống thì hãy buông súng xuống quy hàng, quân đội giải phóng sẽ cho các anh một con đường sống... Nếu còn chống cự, sẽ bị bắn chết hết.
- Các trung đội hãy báo cáo: Anh em có ai bị thương không ? Đại úy nhà ta hỏi.
- Chỉ có ba anh em bị thương nhẹ. Hoàng trả lời.
- Chúng ta còn bao nhiêu đạn ? Anh hỏi tiếp
- Nếu bắn cầm cự, thì mình có thể giử tới sáng để đợi viện binh; Nhưng nếu bị tấn công, thì mình chỉ giữ trong vòng một tiếng ! Hoàng trả lời.
- Nè ! Toa ra lệnh cho tất cả, một nửa anh em tay ôm súng nằm nghỉ ngơi, một nửa khác trong tư thế tác chiến, đề phòng bị đánh xáp lá cà. Cứ ba tiếng thay phiên nhau là vừa sáng đó !
- Được rồi ! Bây giờ Đại úy nghỉ trước đi, tôi chưa mệt.
Anh ta gật đầu, ngã người nằm dài trong hố cát, nhìn sao trên trời rồi nhắm mắt lim dim... Gần mười năm chinh chiến, vừa chiến đấu, vừa ngủ...vừa nghe VC kêu gọi đầu hàng là chuyện thường tình... Chẳng có gì làm anh ta không ngủ được...Có tiếng ngưòi gọi và nói chậm rãi :
- Đại úy ! Đại úy ! 8 3 3 đây. Thật xin lỗi, xin lỗi là tôi đã không giúp gì được cho ông !... Hãy đầu hàng đi ! Đầu hàng đi! để cứu anh em của ông ... Đầu hàng đi... Đầu hàng đi...
- Không ! Không ! Tôi thà chết không chịu đầu hàng...
- Đại úy ! ngủ thấy gì mà mớ vậy ? Tiếng Hoàng vừa gọi vừa đưa tay đánh thức, làm anh ta tỉnh giấc...
- Moa vừa thấy bạn già 833 kêu moa đầu hàng để cứu anh em. Anh ta nói đến đây thì...
Tiếng đạn lại nổi lên, đủ các loại lớn nhỏ, đặc biệt các tiếng súng đại pháo bắn ra giữa biển, ngầm ngăn chận các chiếc tàu chiến không cho vào bờ. Đạn bắn xối xả vào đơn vị của anh, nhưng không thấy sự tiến quân của họ.
Với bao nhiêu năm ở chiến trường, anh hiểu đây là cách địch quân làm cho phe anh phải chống đở, để tiêu hao đạn dược. Đại Đội của anh khét tiếng là Sát cộng, dù lực lượng của địch quân có đông tới đâu ! Cũng phải trả giá rất đắt, nếu muốn triệt tiêu đơn vị của anh. Do đó chỉ có cách này, nếu kéo dài mà không có tiếp tế, thì chắc chắn đơn vị anh phải thua, mà bên họ khỏi phải chết.
Biết như vậy, nhưng cũng phải bắn trả, chứ không lý ngồi chờ chết sao !
Hơn nữa tiếng sau, tiếng súng dịu lại. Trời cũng tờ mờ sáng. Anh quay sang Hoàng hỏi :
- Anh em còn bao nhiêu đạn ?
- Mỗi người chỉ còn một băng. Hoàng trả lời.
- Nè ! Toa dẫn anh em chạy dọc theo bờ biển, khoảng nửa tiếng, rồi chạy vào rừng lại là có thể thoát thân, đưa khẩu đại liên cho moa. Moa sẽ cầm cự tụi nó cho.
- Không được đâu Đại úy, nếu chết thì anh em mình chết chung, vừa nói Hoàng vừa quay qua nhìn đám anh em.
- Đúng vậy Đại úy ! Nếu chết thì mình đều chết chung, sợ cái gì ! Tiếng Thiếu úy Quân cùng với sự đồng tình của các anh em.
- Đây là Quân lệnh ! Anh em nghe không ?
- Dạ ! Nhưng dù có chạy cũng không thoát đâu! Chúng ta đã bị bao vây vòng cung rồi. chỉ có mặt sau lưng là biển... Không ai tiếp cứu chúng ta nữa...
- Không lẽ chúng ta phải chết hết tại đây sao ? Đại úy nhà ta hỏi. Không một ai lên tiếng.
Tiếng loa phóng thanh từ trong rừng vọng lại :
- Hỡi các Sĩ quan, binh sĩ Nguỵ quân, nếu các anh em buông súng đầu hàng, chúng tôi sẽ tha cho các anh con đường sống...
- Quay máy để tôi nói chuyện với tụi nó đi ! Anh ra lệnh cho người truyền tin.
- Tôi Đại úy ... Đại Đội Trưởng Đại Đội... muốn nói chuyện với sĩ quan chỉ huy của các ông.
- Vâng, tôi... chỉ huy trưởng Tiểu đoàn... Các anh muốn gì ?
- Tôi đồng ý đầu hàng với một điều kiện.
- Điềi kiện gì ? Nói đi
- Xin các ông giử lời, tha cho anh em binh sĩ của tôi.
- Được, đó là lệnh của Quân Giải phóng, chúng tôi chỉ tạm giữ các sĩ quan. Binh sĩ đều được tha hết.
- Được rồi, tôi xin ít phút để bàn bạc với anh em rồi sẽ ra đầu hàng.
- Được, tôi sẽ chờ ông.
Quay qua nhìn anh em đang châu mày ủ rủ. Anh nói :
- Chuyện tới nước này rồi, mình hết đường lựa chọn...

Tiếp theo :

... Bảy năm mười một tháng sau; Đầu tháng Hai, năm 1983...
Tại bến xa cảng liên tỉnh ở thành phố Huế, trong tiếng ồn ào của những con buôn xuôi Bắc, ngược Nam. Trong lúc anh lơ xe vừa chấm dứt nói chuyyện với một người đang ngồi trên chiếc Honda hai bánh. Thì một giọng nói vừa đủ nghe, trong sự ngại ngùng :
- Anh bạn ! Xin anh làm ơn, giúp cho tôi vào Saigòn, tôi không có tiền, nhưng khi vào đó tôi sẽ tìm anh, để trả lại tiền vé...
Anh lơ xe quay đầu lại, nhìn người đàn ông râu tóc bù xù, trong bộ quần áo cũ rích. Anh lơ buột miệng :
- Ở tù mới ra phải không ?
Người đàn ông không nói, chỉ gật đầu nhè nhẹ. Cùng lúc đó, người ngồi trên chiếc Honda buộc miệng :
- Giúp cho anh ta đi, sa cơ thất thế, kiến tha bò mà !
- Nhìn cái tướng, cộng thêm bộ đồ của anh là biết rồi ! Anh lơ mĩm cười rồi nói nhỏ :
- Nè ! Đứng gần đâu đây, một lát nữa đợi khi xe chuyển bánh, nhìn cặp mắt tôi ra dấu thì nhảy lên.
- Vâng, Cám ơn, cám ơn nhiều.
Nói xong người đàn ông hớn hở lùi lại, cách xa chiếc xe chừng hai chục thước. Anh ta đang mừng thầm, không ngờ mình mở miệng xin đi đường xa, trong túi không có tiền, mà lại được dễ dàng như vậy...
- Đại úy ! Đại úy...
- Đại úy ! Tâm đây nè... Tiếng nói vừa gần một bên...
Lâu lắm rồi, danh từ đại úy này, không còn gây một cảm giác gì đối với anh ta nữa. Có chăng ! là tiếng người gọi, hình như ai đó muốn nói với anh thì phải...
- Tâm đây, Thượng sĩ Thường vụ Đại đội.
Anh ta chưa kịp hiểu hết câu nói và nhận diện, thì bị người đàn ông đó đã ôm cứng, với giọng nói chan hoà nước mắt :
- Trời ơi ! May mắn thật . Tôi tưởng đại úy đã bỏ mạng rồi chứ ! Ông ta hai tay nắm vai, đẩy anh ta ra nhìn chăm chăm khuôn mặt, rồi từ đầu đến chân. Ông tiếp :
- Đại úy trông già lắm, và đen đúa như một bác nông dân.
Vừa lúc hết sự ngỡ ngàng, anh ta mừng rỡ ôm chầm lại người đàn ông, giọng cảm động:
- Bố già... Sao ông lại ở nơi đây ?
- Nè ! Ngồi bên này uống nước, rồi hãy nói chuyện.
Bố già, tay gạt nước mắt, chỉ cái bàn đang sát bên cạnh, đồng thời tránh những cặp mắt đang nhìn chằm chặp hai người họ.
- Nè ! Làm vài xị mừng gặp lại, được không ?
- Thôi, tôi đã lâu lắm không uống, chắc không uống được đâu ! Cho cái gì khác là được.
Bố già Tâm nhìn anh ta với ánh mắt xót xa...Ngày xưa, đại úy nhà ta là một tay tửu lượng khét tiếng ! Vậy mà bây giờ...
- Đại úy mới được thả ra há !
- Đừng kêu tôi đại úy nữa, chuyện đã qua rồi, gọi tôi bằng tên đi...Thấy Bố già gật đầu, anh ta tiếp :
- Tôi được cho ra trại hai ngày trước, Ban quản trại đã gữi tôi đi nhờ xe của nhà nước để vào Sài-Gòn, nhưng xe chạy đến đây thì bị hư máy, họ đã sữa mấy tiếng rồi, nhưng vẫn chưa được, có lẽ phải tới chiều hoặc ngày mai hay hư luôn cũng không chừng, tôi đang đến đây để hỏi xe xin đi thì vừa gặp Bố.
- Thôi, đừng gọi tôi bằng Bố nữa, đó cũng là chuyện xưa rồi, tôi chỉ hơn anh chừng mười mấy tuổi, vậy gọi tên của tôi là được rồi. Cả hai cùng cười.
- Sao anh lại ở đây ? Tôi nhớ không lầm thì quê của anh ở Nha Trang mà !
- Đúng đó ! Trí nhớ của đại úy còn tốt quá ...
- Được rồi, mới nói đó mà quên rồi, cứ đại úy mãi...
- Úi chà ! Quên , Anh Cẩn biết không ( tên vừa mới có )?
- Gọi tôi là Cẩn được rồi, dù sao tôi cũng chỉ bằng em út của anh thôi !
- Ừa, được rồi ! Cẩn biết không ? Sau khi các anh ra hàng, thì chúng tôi đã được họ tha và biểu mọi người phải tìm về nguyên quán. Tại Nha Trang tôi phải ra trình diện với Ủy Ban Quân Quản địa phương, tôi chỉ bị đi học có ba ngày vì là Hạ sĩ Quan. Nhưng sau đó lại bị đi vùng Kinh tế mới, vợ con tôi không hạp thủy thổ nên bị đau ốm liên miên, nhân dịp Ông bà già vợ gởi thư vào, biểu chúng tôi về Huế để cày cấy ruộng đất, mà ông bà đã có từ lâu. À , vợ tôi là người Huế đó ! Nên chúng tôi di chuyển về đây đã năm năm rồi, vừa làm ruộng vừa đánh cá, nay đời sống cũng đã ổn định. Tuy nhiên tôi chỉ buồn vì con cái không thể vào được đại học, lý do là lý lịch của tôi là ng... q... . Bố già Tâm hằn học khi nói đến đây.
Sau khi ngụm một hớp Cà-phê . Hình như nhớ ra điều gì, ông ta tiếp :
- Nè ! Cẩn nhớ Tám ba ba không ?
Thấy đại úy nhà ta nhíu chương mày suy nghĩ, anh ta nói luôn :
- Thì cái ông hồi xưa ở đơn vị, anh em mình đã đào xác ổng lên rồi chôn lại, và còn xây lăng cho ông ta nữa đó ! Nhớ không ?
- Nhớ rồi ! Có gì không ?
- Ông già này coi bộ linh thiêng thật đó ! Cái đêm mà mình xây xong ngôi mộ, rồi cúng quảy cho ổng; Đêm đó, tôi nằm ngủ thấy ổng hiện đến, cám ơn tôi đã lựa cho ông ta một miếng đất thật tốt. Ông ta còn nói với tôi : Ngôi mộ tượng trưng cho cái nhà vậy đó, ngôi mộ có xây thành quách xung quanh, cũng như nhà ở có bức tường bọc chung quanh vậy, ngôi mộ nằm trong khu đất tốt về địa lý, thì cũng như nhà ở trong khu vực giàu có sang trọng vậy... Ông ta cám ơn và khen tôi không ngớt, về khả năng địa lý âm trạch.
- Vậy sao ?
- Còn nữa , lúc mà tôi còn ở Nha Trang lừng khừng chưa biết quyết định ra sao ! Vì nếu bỏ đi thì ba măm công sức đào xới ở vùng kinh tế mới đều đổ xuống sông, vì không thể sang, bán cho ai hết. Ở lại, thì cũng không biết tương lai ra sao ! Trong lúc vợ con thì thường đau ốm. Tôi bí quá, tối lại ra van vái nhờ ai đó linh thiêng xin chỉ bảo giùm tôi, thì cũng ngay đêm đó tôi thấy ông ta hiện về bảo tôi nên ra Huế mà sống, sẽ có tương lai hơn. Ông còn nói từ nay không hiện về được nữa, vì làm vậy là mang tội với Trời Đất, khuyên tôi về sau nên dùng trí mà tự hiểu... Tôi không hiểu dùng trí là thế nào ? Nhưng sau này, mỗi lần làm việc gì mà gặp số 833 là tôi thấy hên việc ấy...
Hút một hơi thuốc rồi anh ta tiếp:
- Này, Cẩn thấy lạ không, sáng nay tôi chạy xe từ cửa biển Thuận An lên phố, dọc đường tôi gặp chiếc xe số 833, tôi nghĩ là ngày này làm việc gì cũng hên lắm ; Đang loanh quanh ở phố, tôi lại thấy số xe 833 một lần nữa, tôi nghĩ chắc là ông ta đang báo trước một kế hoạch tốt đẹp của tôi... Rồi đang trên đường chạy qua cầu để về nhà, tôi lại thấy cũng chiếc xe 833 nó loanh quanh trước mặt tôi, rồi quẹo chạy ngược chiều lại, tôi thấy thắc mắc nên cũng quẹo theo chạy cách xa ở phía sau, không ngờ chiếc xe đó chạy vào đây, và tôi đã gặp Cẩn.
Ông ta đưa tay chỉ chiếc Honda hai bánh, đang đậu sát chiếc xe Hành Khách.
Cẩn nhìn kỹ, trên chiếc HonDa, cũng là người hồi nãy nói giúp cho Cẩn một tiếng, khi anh ta mở miệng xin quá giang vào SàiGòn .
Quả thật vậy, bảng xe mang số 8 3 3...

Tiếp theo :

- Nè ! Cẩn ở lại nhà tôi một đêm đi, lâu lắm mới có dịp hàn huyên.
- Cám ơn anh, tôi phải vào SàiGòn, xe cũng đang sửa soạn rời bến, mình còn gặp lại mà.
- ủa, mua vé rồi hả ?
- Không, tôi chẳng có lấy một đồng, lấy gì mà mua vé, nhưng cũng may gặp anh lơ đồng ý giúp cho đi.
- À, Cẩn hên đó, thời buổi này không phải dễ gì mấy thằng lơ đó giúp đâu ! Tụi nó sống bằng cách chặt đẹp người ta không à ! Châm một điếu thuốc khác, rồi Ông ta tiếp :
- Ở lại với tôi một đêm đi, có nhiều chuyện quan trọng mình cần bàn; Ngày mai tôi sẽ mua vé cho Cẩn.
Thấy Cẩn im lặng không trả lời. Ông ta đảo mắt nhìn xung quanh rồi xuống giọng nhỏ, đủ cho Cẩn nghe :
- Cẩn muốn đi không ?
- Đi đâu ?
- Thì vượt biên !
Cẩn im lặng không trả lời, hồi ở trong trại, anh ta có nghe phong phanh về chuyện này. Nhưng không hiểu rõ gì mấy... Nghe mấy chữ nầy, anh ta hình dung ngay những ngày tháng dài đăng đẵng, không có ngày về ...nếu như bị bắt lại.
- Sợ hả !
- Không, chết còn chưa sợ, cùng lắm thì vào ở lần nữa thôi chứ có gì đâu ! Nhưng bây giờ, điều mà tôi mong muốn nhất và sốt ruột nhất là trở về nhà thăm ba má tôi, đã lâu lắm rồi tôi chưa gặp mặt. Ông bà nay đã gần tám mươi.
- Ừ, cũng phải, kế hoạch của tôi sẽ ra đi vào cuối tháng hai, hoặc đầu tháng ba âm lịch, đó là thời gian biển lặng như mặt sông. Nếu Cẩn quyết định thì liên lạc với tôi sớm để tiện việc sắp xếp; Đây là địa chỉ của tôi.
Bố già nói tới đây thì rút giấy bút ra ghi, rồi đưa cho Cẩn. Ông ta lại cởi chiếc áo ấm đang mặc trong người ra và nói :
- Nè ! Cẩn mặc đỡ chiếc áo này, xe chạy ban đêm lạnh lắm, hơn nữa bộ đồ Cẩn đang mặc trên người là đồ phát cho tù binh, ai nhìn Cẩn cũng biết là dân ở tù mới ra.
Trong lúc Cẩn đang ngần ngừ, thì Bố già lại móc trong túi quần ra một cọc tiền, rút ra một tờ để trên bàn để trả tiền nước, còn lại ông ta đưa hết cho Cẩn và nói :
- Cầm số tiền này đi, xe thì họ cho đi không rồi, nhưng tiền ăn thì mình cũng phải tự túc chứ ! không lẽ cũng nhờ người ta bao luôn hay sao ? Ông ta vùa cười vừa nói tiếp :
- Không ngờ đại úy nhà mình ngày xưa hào hoa phong nhã bao nhiêu, thì hôm nay lại phải bị đời bạc đãi bấy nhiêu. Cầm lấy đi, mình đã từng là anh em chết sống bên nhau mà, có cái gì mà ngại.
Cẩn đành cầm lấy và gật đầu, cám ơn mối thâm tình của người anh em ngày nào...
Tiếng xe buýt nổ máy, ánh mắt của anh lơ ra hiệu cho anh tiến về phía trước. Cẩn vội vã bắt tay từ giã người anh em thân thương, với lời hẹn tái ngộ...

Tiếp theo :

Cẩn vừa đến đầu đường, thì nhiều người hàng xóm xúm lại hỏi thăm, vừa đi vừa trả lời, mấy đứa trẻ chạy trước báo tin. Chưa đến nhà thì người em trai đã chạy ra, ôm chầm lấy Cẩn, hai anh em mừng mừng, tủi tủi... Cẩn chân bước vội, miệng hỏi thăm em trai về chuyện nhà...
Vừa bước vào cổng, thấy ba má đang ngồi trước phòng khách chờ đợi, Cẩn chạy vội vào, anh quỳ xuống trước mặt hai người, nghẹn nghào trong nước mắt :
- Thưa Ba má, xin tha cho con tội bất hiếu ... Đã bao năm nay, con không được gần gũi, để chăm sóc ba má ...
- Đứng dậy đi, con không có lỗi gì cả, chẳng qua đó là số mạng...Ông thân Cẩn bước ra khỏi chiếc ghế đỡ Cẩn đứng lên. Cẩn ôm choàng lấy ba anh, khóc thút thít rồi quay qua ôm lấy mẹ. Bà nói với hai giòng lệ tràn :
- Má chờ lâu quá, tưởng đâu khi nhắm mắt cũng không thấy con... Nghe con về, má mừng quá, hai chân run rẩy đi không được nữa !
Trong cuộc đời của Cẩn, đây là lần đầu tiên anh ta rơi nước mắt... Anh ta không ngờ rằng ba má anh lại tiều tuỵ như vậy. Theo lời của Quang ( em trai Cẩn ), sau năm 75, Cẩn và người em trai kế ( thua anh một tuổi ) là Đại úy Hải Quân. Cả hai đều bị bắt, gia đình không có tin tức, tưởng đâu đã chết...Nhưng thà là chết đi ( theo lời Quang ), gia đình chỉ buồn có một lần, rồi ngày tháng sẽ phôi pha đi tất cả. Chứ bị giam theo kiểu này ( không biết ngày về ), làm người đợi cứ dài cổ ra...ngống trông.
Lại nữa, ba cẩn là một công chức của chế độ cũ, đã hồi hưu từ 1970, hai ông bà tạm sồng với số tiền hưu bổng; Nay đổi đời, số tiền đó không có nữa, phải nhờ vào Quang, đứa em út, Kỹ sư vừa mới tốt nghiệp năm 75, nhưng lý lịch của hai người anh Nguỵ quân, nên cũng chẳng có cơ xưởng nào mướn Quang, cậu đành làm thợ mộc kiếm cơm qua ngày để nuôi gia đình... Sự chờ đợi, ngống trông, buồn rầu, lo lắng... Đã làm ông bà cụ già hẳn và yếu đi...
Trong lúc Cẩn đang bồi hồi xúc động, tâm tư chỉ nghĩ đến mẹ cha, mong muốn họ có một đời sống tốt đẹp hơn...
- Nè ! để em đạp xe đến báo cho anh Sơn nghe ( Sơn là tên người em trai kế Cẩn, Hải quân đại úy vừa được tha về mùa hè năm ngoái ).
Cẩn nhìn em gật đầu, và quay mặt vào trong dùng tay áo lau khô nước mắt, vì bên ngoài sân một số người đang đi vào.
Anh ta phải hàn huyên với bà con lối xóm, người thì mừng cho anh đã trở về, kẻ thì tò mò muốn biết những năm tháng đã qua của anh ra sao ?...
Hơn một tiếng sau, Quang trở về với Sơn, anh em ôm nhau mừng rỡ. Sơn giới thiệu vợ của mình. Cẩn cũng đã gặp vài lần, tụi nó quen nhau hồi Sơn đang còn ở trong quân đội.
Lối xóm cũng đã chia tay ra về ; Quang tay xách chai rượu đưa lên nói :
- Tối nay, anh em mình phải làm hết mấy xị rượu cắc kè này, để mừng gia đình mình xum họp. Chỉ còn mấy ngày nữa là Tết rồi.
Quang nói xong bước vào phòng, lấy bộ áo quần ra đưa cho Cẩn :
- Anh thay bộ áo quần này đi, còn bộ đồ tù đó thì vất đi, hay muốn cất làm kỷ niệm để sau này bán đấu giá thì đưa cho em. Hắn ta cười khúc khích.
- Đem đốt đi, đừng để trong nhà không nên ! Tiếng mẹ Cẩn, bà nói tiếp :
- Cũng đừng mặc nó vào, mày mặc vào thì cũng có ngày vô khám đó ! Bà nghiêm mặt, nhìn Quang đang nở nụ cười tươi như hoa...
Tối đó, ba anh em đã thức tới khuya, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn trong thời gian xa cách. Cẩn cao hứng móc tiền trong túi đưa hết cho quang, biểu mua thêm rượu.
Quang ngạc nhiên hỏi :
- Tiền đâu mà anh có nhiều vậy ?
- Thì một người anh em cũ trong đại đội cho.
Anh ta bèn kể chuyện gặp Bố già Tâm. Nghe xong Quang vội nói :
- Số tiền này bằng cả năm lương của em đi làm đó.
- Vậy à !t*o đâu biết ! Đã gần tám năm nay t*o chưa bao giờ thấy, dù chỉ một tờ giấy bạc ! Ông ta đưa vào lúc t*o tới đường cùng nền phải nắm lấy, chứ đi dọc đường, không lẽ xin ăn à ! Nếu biết nhiều như vậy t*o đã trả lại rồi. À! Mà dọc đường t*o ăn cái gì, thằng lơ cũng dành trả. Hắn nói, anh của hắn cũng bị như t*o nên hắn biểu t*o cứ để dành tiền mà xài trong thời gian kiếm việc làm. Kể ra t*o cũng hên thật, đi xe đã không tốn tiền, mà ăn uống cũng được bao luôn.
- Nè ! Bố già nói như vậy, lại tốt với anh, anh cũng nên theo ổng đi ! Mất cơ hội này khó gặp lại lắm, bây giờ muốn đi, phải có ít nhất là vài cây, trong lúc mình, một chỉ cũng chẳng có ! Sơn nói.
- Thôi ! chuyện đó tính sau, chừng nào ba má qua đời rồi hãy bàn tới.
Mặc dù Sơn và Quang khuyên mấy lần khuyên Cẩn, nhưng anh ta cứ gạt ngoài tai, xem như chỉ thủ phận lo kiếm việc làm, để sống qua ngày, nuôi cha mẹ già...


Sửa bởi maxmin: 05/12/2022 - 21:02


Thanked by 3 Members:

#17 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 05/12/2022 - 21:04

Tiếp theo :

Nếu như Cẩn nhớ không lầm, thì chưa có cái Tết nào mà gia đình anh ta bận rộn như năm nay, nào là bạn bè, hàng xóm, rồi lại ủy ban Phường đến thăm không ngớt; Trước thì được tiếng là có tình đã đến thăm hỏi, chúc mừng d0ược trả tự do, sau thì có thức nhấm, rượu chùa mà uống, môt công hai việc, ai dại gì lại không đến ( thời buổi tiền kiếm khó khăn mà ). Cũng may nhờ số tiền Bố già Tâm cho, không thì Quang phải cong lưng cày thêm mà trả nợ ( Quang tâm sự với anh ). Nhưng đó là chuyện phải chi ra mà ! Máu hào hoa phong nhã, tứ hải giai huynh đệ vẫn còn trong anh ta ! Chẳng lẽ đóng cửa không tiếp một ai sao ? Đúng là nghèo mà gặp cái eo !...
Rồi đâu cũng vào đấy, mấy ngày tết cũng trôi qua...
Quang đề nghị với Cẩn nên kiếm mua một chiếc xe đạp cũ, trước là dùng làm phương tiện để đi kiếm việc, sau là khỏi mất thì giờ ( hơn một tiếng vừa đi vừa về nếu cuốc bộ ), vì phải đi trình diện hai ngày một lần tại công an phường ( thông thường thì từ sáu tháng tới một năm, nếu không có làm điều gì phạm lỗi ), cho đến khi nào họ thấy tốt và trả quyền công dân cho anh, thì mới chấm dứt tình trạng đó. Chẳng phải chỉ riêng anh, chàng Ngụy nào cũng vậy thôi, Cẩn nghĩ vậy để yêu đời. Bây giờ chỉ kiếm việc làm có tiền là trên hết...
Anh ta đã hỏi qua Quang, xem thử chổ làm việc của thằng em có cần mướn người không ? Cẩn cho biết đã từng cưa gỗ, đóng dồ đạc trong trại . Bị thằng em cười vào mũi :
- Cái nghề thợ mộc mà anh đã học ở trong trại, chỉ để xây dựng, sửa sang mấy trại tù , Còn đây là SàiGòn, là Thủ đô. Bộ ở lâu quá sinh lẩm cẩm rồi sao ? Anh nên tìm Papillon (1), chắc ông ta nghĩ tình dồng cảnh ngộ mà mướn anh đó . Hắn ta cười khúc khích.
Hôm sau có dịp đi với nó vào chổ làm, nhìn hàng sản xuất của họ, anh mới bật ngữa ra, quả thằng em nói không sai. Nếu họ mướn mình, thì đúng là họ bị chạm thần kinh !
Đã hơn một tháng qua, từ SàiGòn qua Tân Định, xuống Chợ Lớn, tới Hốc Môn... Cẩn không ngờ kiếm một việc làm để sống qua ngày lại khó như vậy. Đi đâu, chỉ khai tờ lý lịch xong là đ8ược chúc may mắn khi kiếm chổ khác !
Nói cho đúng ra, không hẳn là anh ta không kiếm ra một việc gì ! Đã có rồi, đó là dạy tiếng Anh cho ba gia đình đang chờ xuất ngoại theo diện bão lãnh ( thân nhân họ đã ở nước ngoài từ trước 75 ). Nhưng Cẩn thấy nghề này không ổn, mấy gia đình này hay được Công an chiếu cố. Anh ta thì Ngụy chưa được trả quyền công dân, vả lại dạy tiếng Anh vào lúc đó hình như không hợp pháp lắm, vì chưa có một trường lớp nào được mở dạy cả ! Nên anh ta đành phải bỏ việc . Thật là không có đất dụng võ, Cẩn đã học hết chương trình tiếng Anh ở hội Việt-Mỹ, và trong thời gian ở quân đội, thường phối hợp hành quân với quân dội Hoa-Kỳ nên tiếng Anh của Cẩn rất lưu loát.
Chiều nay, sau mấy cuốc lòng vòng kiếm việc như mọi ngày, đi không lại trở về không ! Vừa đến nhà thì Sơn và Quang đã đợi ở cửa, Quang đưa lá thư và nói :
- Bố già Tâm gởi cho anh .
Cẩn xé thư ra đọc, Sơn và Quang im lặng chờ đợi... Cẩn đọc lớn cho cả hai nghe :
- Cẩn thân... Xin lỗi vì quá bận rộn nên hồi âm trể...
À ! đừng bận tâm về số tiền đó, ngày tôi gặp Cẩn, là trên đường đi mua mấy món đồ quan trọng để về bên Ngoại tụi này, vì họ có cái lớn hơn và tốt hơn, lẽ đương nhiên tiền cũng nhiều hơn, nên tôi hẹn họ ngày mai thanh toán, do đó khi gặp Cẩn, mới còn số tiền trên, mình đã tính chuyện làm ăn lớn này, thì tiền chẳng còn nghĩa lý gì nữa, rất mong gặp Cẩn, tôi vẫn chờ và sắp hết hạn nghỉ phép rồi...
Cẩn ngồi xuống ghế, trong lúc Sơn buộc miệng :
- Thì ra ông ta đang trên đường mua Hài đồ hoặc Hải bàn, thì gặp anh. Đúng rồi, số tiền ông ta đã đưa cho anh tương đương với trị giá của những món đồ này.
- Anh tính sao anh Cẩn, Quang hỏi
- Tính cái gì ?
- Thì chuyện đi với ổng ?
- t*o đã nói rồi, t*o không thể đi.
- Nhưng mà anh ở lại đây càng thêm khổ. Sơn lên tiếng.
- t*o biết rồi ! t*o đã ba mươi lăm tuổi trên đầu, tự t*o biết lo lấy . Hai đứa mày nhớ đừng để ba má biết chuyện này .
Từ xưa đến nay, Sơn và Quang rất kính trọng ông anh của mình, nên khi thấy Cẩn dứt khoát như vậy, cả hai không dám nói thêm. Nhưng trong bụng rất ấm ức... cơ hội ngàn năm một thuở đã mất đi...


(1)Papillon : Tên của một người tù khổ sai

Tiếp theo :

Lại một tháng nữa qua đi, Cẩn vẫn không kiếm ra được một việc gì ổn định, ngoài trừ ba cái việc đập đá, trộn xi-măng, làm lặt vặt vài ba ngày, khi có người kêu.
Nhớ một buổi tối tuần trước, Quang được cơ sở thưởng thêm một số tiền còm, vì hàng Quang sản xuất ra, đã làm cho cơ sở được khen ngợi, và có thêm hợp đồng mua bán. Tối đó ba anh em lại làm một chầu, Cẩn kể chuyện xa xưa về 8 3 3...
- Sao anh không xin ổng mua vé số, hoặc đánh số đề một lần nữa... KHông chừng ông ta sẽ giúp anh đó ! Quang nói.
- Khi t*o giúp ổng, t*o không nghỉ đến chuyện cầu ông ta trả ơn, nếu ông trời sinh t*o có số giàu, thì t*o mới hưởng được, chứ cầu xin kiểu này, dù ổng có giúp đi nữa, tiền đó cũng chẳng giữ được bao lâu !
Câu trả lời của Cẩn, làm Quang cụt hứng, nhưng cũng ráng vớt cú chót :
- Thôi thì anh xin ổng giúp cho anh kiếm ra một việc làm cũng được.
Cẩn mĩm cười Không nói ! Ngẫm nghỉ mà thương cho thằng em, đã gần ba chục tuổi trên đầu, mà ước mong như con nít, có lẽ vì sự sống thiếu thốn quá đỗi ! Không trách gì những nước nghèo nàn, hay chiếu cho dân xem toàn là phim thần thoại, có lẽ để làm món ăn tinh thần cho ngườoi dân...
Hôm nay, Cẩn lại đạp xe đến chợ Bến Thành, loay hoay một lát thì ra bến Chương Dương rồi Bạch Đằng... Bổng anh ta thấy nguyên một khu lề đường bán toàn là chó, chưa bao giờ anh thấy bán chó nhiều như vậy, đang lúc không có việc làm, anh chợt cao hứng muốn coi chó, và vừa sực nhớ lại lúc còn trong trại tù, có một lão già giảng cho anh nghe về tướng chó, cũng như tướng người vậy...
Đang loay hoay đứng ngắm một con chó đang ở trong chuồng, thì tiếng của một người đàn ông với giọng Bắc kỳ nổi lên bên tai anh :
- Làm ơn cho tôi xem con con chó này đi !
Ông ta ẳm con chó từ tay người bán đưa sang, ngắm nghía một lúc, ông ta buộc miệng :
- Chó ngoại phải không ?
- Đúng đó ! Con chó này là giống chó Đức, nó chỉ nặng tối đa là ba kí-lô mà thôi, hiếm lắm. Người bán nói.
- Con chó này xinh quá !
- Không những xinh mà tướng lại tốt nữa. Cẩn mỉm cười buột miệng.
- Ủa ! Tướng tốt là sao ?
- Nó sẽ mang điều tốt tới cho chủ nhà, người nuôi con chó này, trong vòng ba tháng sẽ thăng quan tiến chức nếu làm việc, hoặc tiền vào như nước nếu buôn bán ...
- Coi bộ cậu rành về chó lắm nhỉ !
- Không dám, nhưng tướng chó, cũng như tướng người vậy... Thí dụ một người bình thường mà lấy được người vợ có tướng " Vượng phu ích tử ", thì chắc chắn cuộc đời anh ta không cực rồi, còn nếu anh ta mà có số tốt, thì cuộc đời càng lên hương... Còn gặp được " mệnh phụ phu nhân " thì tiền hô hậu ủng... Hoặc xui xẻo mà gặp " bần nhân chi tướng " thì chắc xách bị đi ăn mày... Chó cũng vậy, chó cũng làm cho chủ nhà đi lên, và cũng làm cho chủ nhà đi xuống . Thí dụ chó có đốm trên đuôi, thì hại chủ sạt nghiệp, có đốm trong luỡi, thì hay cắn người ta, hại chủ phải ra tòa... Còn chó bỏ đuôi bên trái, thì lợi chủ, chó mà lông trên lưng như cây kiếm, cũng làm lợi chủ, gọi là Đới kiếm cẩu, giúp chủ tăng thêm quyền lực . Chó mà đi như cọp, cũng rất lợi cho chủ, gọi là Hành Hổ Cẩu... Và như con chó này ( Cẩn chỉ con chó ông ta đang ôm trên tay ), có hai " đeo " cho mỗi chân, tổng cộng tám cái, gọi là Bát quý cẩu, rất hiếm, bởi vậy mới cực kỳ lợi chủ, nhưng nó mới chỉ đứng hàng thứ tư...mà thôi.
- Ủa ! Vậy hàng thứ nhất, nhì , ba là sao ?
- Xin lỗi, không có ở đây nên tôi không diễn tả được...
Cẩn thấy cần phải chấm dứt, không biết hôm nay sao anh ta lại cao hứng, những gì lảo già giãng cho anh, anh lại đem ra làm một mách, giống y bố già Tâm, hôm xưa giảng địa lý âm trạch cho đám anh em nghe vậy...
- Nè cậu biết dạy chó không ?
- Dạ biết chứ ! Dễ thôi, chỉ cần tập nó trong vòng vài tuần là sai gì nó cũng làm cả, nếu ông muốn thì tôi chỉ cho ông.
- Không ! Cám ơn, nhưng nếu cậu có thì giờ dạy giùm cho tôi, thì tôi sẽ trả tiền cho cậu.
- Dạ được, tôi đang thất nghiệp mà, ông muốn cho bao nhiêu cũng được .
- Nè ! Nếu cậu dạy tốt, thì tuần tới tôi sẽ giới thiệu cho cậu nhiều chó để dạy, để tôi cho cậu địa chỉ .
Nói xong ông ta đưa con chó cho người bán, biểu tính tiền kể cả cái chuồng không một lời trả giá . Cùng lúc ông ta ghi xuống trên mãnh giấy tên và địa chỉ, rồi đưa cho Cẩn. Hẹn gặp Cẩn vào mười giờ sáng mai.
Bắt tay từ giả, Cẩn vừa đạp xe vùa ngẫm nghĩ... Hôm nay mình hên mới gặp người khách này, ông ta khoảng chừng hơn năm chục tuổi, mua đồ không cần trả giá ; Mà giá của con chó, lẫn cái chuồng lại xấp xỉ một tháng luơng của Quang, chắc là ông ta phải khá giả lắm, và thế nào tiền huê hồng cho anh ta cũng không tệ. À ! Mà bạn bè của ông ta chắc cũng phải khá !
Cẩn lại ngẫm nghĩ... Tại sao từ hồi giờ mình lại không nghỉ đến cái nghề này ! Xưa kia anh ta đã bỏ ra một tháng theo người bạn, là Đại uý trưởng ban huấn luyện Quân khuyển để học cho vui, không ngờ hôm nay lại có lúc nhờ đến...
Cẩn thấy vui trong bụng vì anh ta đã có việc làm rồi... để báo cáo với Công an địa phưong, nghề của anh bây giờ là : " Dạy chó "...

Tiếp theo :

Mặc dù thức rất khuya, để nhớ lải kỷ thuật huấn luyện chó, mà anh ta đã học hơn mười năm về trước. Sáng nay Cẩn dậy sớm, đạp xe xuống khu chợ chó, để mua một số dụng cụ cần thiết cho công việc huấn luyện...
Mua xong, Cẩn theo địa chỉ, cố tình đến trước giờ hẹn, anh ta nghĩ, thà dến trưóc rồi đứng ở dâu đó, đợi gần đến giờ thì tới là vừa, anh ta trừ hao bị nổ lốp xe, đứt dây sên v.v... Lỡ mà trể hẹn, thì vừa mất uy tín vừa có thể bị mất việc...
Tuy đến trước, đã đảo chiếc xe đạp hai vòng để nhìn cho kỷ số nhà, rồi thêm một cuốc nữa đến ngã tư đường, để xem có bỉ trật tên đường không ( sau 75 một số tên đường đã bị đổi ) ? Nhưng mọi thứ đều đúng trên tờ giấy đã ghi.
Nhìn ngôi biệt thự sang trọng kín cổng, cao tường. Cẩn có phần chột dạ, anh nhận ra mình đã đổi hẳn đi, từ ngày trở về gặp lại cha già mẹ yếu, anh không còn là con người của năm xưa nữa ! Chỉ mong được một cuộc sống bình bình an an để kiếm tiền nuôi cha mẹ già mà thôi !
Đã gần đúng giờ hẹn, Cẩn phân vân... Không biết có bị cái ông hôm qua chơi mình không ? Nhớ lại ông ta ăn mặc rất bình thường, đi bộ tay xách chuồng chó khi từ giả Cẩn, ngoại trừ cái việc là xài sang ( mua đồ không cần trả giá )... Cẩn ngãm nghĩ, thì cứ liều đại đi, chỉ gõ cửa hỏi thăm mà thôi, không lý họ lại cho mình vô tù một lần nữa !...
Cẩn đi tới, hít một hơi dài xuống bụng trấn an rối đưa tay bấm chuông...Một lát sau... Tim Cẩn đập mạnh ( chim đã bị đạn một lần, nay nghe tiếng cành khô bị gãy cũng sợ ) bóng của hai anh Công an trong bộ đồng phục mở cổng và hỏi anh với giọng cộc lốc :
- Cần cái gì ?
- Thưa anh, Có người hẹn tôi tại địa chỉ này, không biết có đúng không, hay họ viết sai ? Nhờ anh xem giùm . Cẩn thấy chột dạ, tay đưa mảnh giấy cho một người.
Sau khi đọc mảnh giấy anh ta buột miệng:
- Đợi một lát.
Hai cánh cổng được khép lại, và Cẩn đứng bên ngoài chờ.
Lúc này, Cẩn không ham đến chuyện có việc làm, hay là không nữa ! Chuuyện đó không còn quan trọng. Chỉ thấy bóng dáng mấy anh chàng Công an là Cẩn thấy phiền rồi, nhưng bây giờ tự nhiên mà bỏ đi cũng không được, người ta sẽ nghi mình có âm mưu gì đây ! Cẩn lo lắng không hiểu họ sẽ ra lại với một toán Công an nữa không ? Mình đang là Ngụy, cái gì cũng bị buộc tội dễ dàng !...
Hai cánh cổng lại mở ra...
- Mời anh vào.
Cẩn hơi bị khựng lại, anh ta đang đợi câu trả lời: " Anh sai rồi, không có ai tên này " để mà đi. Không ngờ họ lại mời vào, tay dẫn chiếc xe đạp, vừa đi Cẩn vừa nhớ lại, nhìn cái tướng của Ông hôm qua giống y như dân cày ruộng, chẳng qua là có tiền xài sang mà thôi, còn người ở trong biệt thự này, hẳn là người có diên mạo oai vệ lắm. Không hiểu sao mà mình lại tin người đến thế ! Bây giờ mình đem kể cho họ, ai mà tin mình đây ? Chắc là gặp rắc rối rồi. Cẩn càng lo lắm thêm ...
Vào đến phòng khách, anh công an quay qua nói với Cẩn :
- Anh đợi ở đây, ông xếp của tôi sẽ xuống gặp anh .
Cẩn liếc nhanh qua căn phòng sang trọng, được chưng bày với những bộ bàn ghế, tủ bằng gỗ quý giá, nhất là bộ sa-lông được làm bằng da, anh ta muốn ngồi và ngã người lên cho đã tấm lưng, nhưng nhớ ra không có ai mời cả, mình tự ngồi thì cũng kỳ, vả lại mình đang đọi họ để phân trần, không nên làm mất thiện cảm...
Cẩn lại nghĩ, nhưng mà đứng khơi khơi như vậy, cũng thấy mình sao đó...có vẽ hè nhát. Dù sao mình cũng phải giữ cái Ngụy đã một thời của mình chứ !... Anh ta bèn bước đến trước một bức tranh đứng ngắm nghía... Suy nghĩ...À ! sáng nay khi mua mấy món dồ, mình có gặp ông chủ bán chó ngày hôm qua, ông ta còn cám ơn mình đã khen con chó, nên ông ta đã bán được giá...Ông ta còn hỏi mình sáng nay đã đến gặp người mua chó chưa ? Ừa ! Mình có người làm chứng rồi... Bớt lo.
Có tiếng hỏi ở đàng sau :
- Cậu cũng biết họa nữa à !
Cẩn quay người lại... Thì đúng là Ông ngày hôm qua.
- Dạ chào ông, Cẩn nói tiếp :
- Hồi xưa đang đi học, tôi có học thêm về ngành hội họa, nên vẫn còn nhớ chút đỉnh.
Ông ta chỉ đưa tay mời Cẩn ngồi xuốnng bộ sa-lông, rồi tiếp:
- Cậu cũng đa tài đấy chứ !
- Dạ ! không dám, hồi trẻ ham vui vậy thôi.
- Năm này Cậu bao nhiêu tuổi rồi ?
- Dạ, ba mươi lăm.
- Hồi trước làm gì mà thất nghiệp vậy ?
- Dạ mới từ trại cải tạo trở về.
- À ! Thì ra cậu là ng... q..., ng... q..., hèn gì ! Ông tahỏi tiếp:
- Đã được trả quyền công dân chưa ?
- Da chưa ! Cẩn chột dạ, chẳng lẽ " dạy chó " mà cũng phải có quyền công dân nữa sao ?
Ông ta trầm ngâm một lát, rồi mỉm cười :
- Cho mấy thằng phường của cậu ít chỉ vàng, thì nó trả cho cậu, dễ thôi.
Cẩn cũng cười mĩm không nói.
Ông ta lấy gói thuốc ra mời Cẩn một điếu, rồi nói tiếp :
- Nè ! Ráng mà lo sống cho đàng hoàng, vài tuần sau tôi sẽ ghé đến phường cậu ở, nói giùm cho .
- Dạ ! Cám ơn ông.
Cẩn mừng thầm, thấy có một ít cảm tình với ông ta, chẳng hiểu ông ta làm chức vụ gì mà có công an bảo vệ, lại hứa sẽ đến phường nói giúp cho mình nữa ...

Tiếp theo :

Sau hai tiếng vừa dạy chó, vừa chỉ cho ông ta cáxh huấn luyện, Cẩn từ giả ra về và hẹn sẽ đến mỗi ngày.
Trên đường đi, Cẩn vẫn thắc mắc : Không hiểu sách tướng dạy có sai không ? Theo tướng pháp thì đàn ông phải đi như Hổ bộ Long hành, Tọa thì vững như bàn thạch. Tiếng nói phải uy chấn, Diện mạo thì oai phong lẩm liệt, mới đủ uy nghi của một người làm lớn ( lẽ đương nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như ẩn tướng, nhưng ẩn tướng thì cả ngàn mới có một hai ).v.v... Nhưng cái Ông này và nhiều ông lớn khác mà Cẩn đã gặp, hoặc thấy trong TV hầu như đều giống nhau, đi thì lủi xủi như chuột, ngồi thì trên Sa-lông, mà hai chân vẫn trên ghế chồm hỏm. Nói chuyện thì toàn là mày t*o chi tớ. Quái đản thật...Vậy mà vẫn là các ông lớn...
Cẩn nhớ vấn đề này đã được một số anh em trong trại có bàn thảo một lần, Cẩn vốn chẳng thích gì mấy cái chuyện này, nhưng cùng một tóan lao d6ọng, đêm nằm gần nhau, không muốn nghe cũng vẫn vô lỗ tai...
Có một lão già biện minh : Âm Dương vốn khác nhau, Dương thịnh thì âm suy, Âm thịnh thì Dương suy, đó là lẽ tất nhiên... Chúng ta đang ở trong Dương nên khi nhìn cái ở trong Âm lẽ đương nhiên là thấy khác. Người ở trong Âm cũng sẽ nhìn chúng ta thấy khác vậy . Bởi vậy mà lúc Dương thịnh thì ta thấy những người như vậy ở trong xã hội của chúng ta, họ chỉ là hạng bần cố nông, hạ cấp của xã hội. Ngược lại khi Âm thịnh, những hạng người này lại đi theo chiều biến hóa mà thăng tiến, họ lên tới cực điểm, và những người mhư chúng ta lại quay mũi đi xuống tới cực điểm, đó là lý do mà hôm nay anh em ta ở trong này... Nói xong lão ta cười ha hả, bỏ mặc ai hiểu, ai không ? Đắp chiếc chiếu tranh ngáy khò khò ...
Thôi thì cũng như ông lão đi, hơi đâu mà suy nghĩ cho mệt. Cái mà Cẩn hiện tại là có tiền, đồng tiền hợp pháp, đổ mồ hôi sôi nước mắt của mình...
Một tuần lễ trôi qua, con chó bây giờ đã biết nằm, ngồi, đứng dậy khi Cẩn ra lệnh > Điều mà làm ông chủ thích nhất, là nó biết bắt tay và đứng thẳng đi dược khoảng năm bước...
Trong thời gian huấn luyện, Cẩn chẳng thấy ông ta, hôm nay gạp mặt, ông ta cho biết : Ngày mai có ba người bạn sẽ đem chó đến đây nữa cho Cẩn dạy. Cẩn mừng rỡ cám ơn .
Thế là công việc của Cẩn lại bận thêm, gần bốn tuần kể từ khi Cẩn chính thức mở lớp dạy chó, bây giờ số cho d0ã lên đến chín con. CẨn cũng chảng biết ông ta làm gí ? và ngay cả bạn bè của ông nữa ? Một điều duy nhất Cẩn biết là những học trò mà họ mang đến, toàn là loại chó đắt tiền và ai cũng cho Cẩn tiền típ không tệ... Cẩn tính một ngày nào đó, khi không còn chó ở đây để dạy nữa, anh ta sẽ về mở lớp dạy tạ nhà...
Như thường lệ, đang lúc huấn luyện những con con chó, thì có một người gọi anh ta :
- Nè ! chú Cẩn, thấy Đại tá ở đâu không ?
- Dạ không biết ! Cẩn chẳng biết ông ta hỏi ai nữa, nên trả lời cho qua .
- Cậu hay lắm ! Con chó tôi bây giờ nói gì nó cũng hiểu...
- Nếu ông bỏ thêm một ít thời gian giờ nữa, thì ông có thể ra lệnh cho nó bằng tiếng huýt gió chứ không cần phải nói ...
- Vậy sao ?
- Còn nếu dạy thêm nữa, thì ông có thể sai khiến nó bằng ánh mắt. Cẩn cao hứng lên tiếng tiếp :
- Hồi xưa tôi đã huấn luyện mấy con như vậy.
- Từ hồi nào đến giờ, tôi mới nghe cậu nói lần đầu.
Ông ta ngồi xuống , bỏ cuốn sách trong tay trên măt đất, hai tay ôm lấy con chó đang vẫy đuôi mừng chủ.
Nhìn tựa đề cuốn sách " TỬ VI " , Cẩn buộc miệng cựời mĩm :
- Ông cũng đọc sách này nữa sao ?
- Ừa ! Tôi đã mất năm sáu năm để nghiên cứu nó rồi, nhưng cũng chỉ hiểu được sơ sơ thôi.
Vừa lúc đó ông chủ nhà đi tới, ông chủ chó buộc miệng :
- À ! Đại tá ở đây mà tôi kiếm nãy giờ không ra !
Nè ! Tôi mới kiếm được một tập tài liệu về Tử vi hay lắm ! Đem tặng đại tá đây.
Hai người bắt tay nhau chào hỏi, quay qua Cẩn ông chủ chó hỏi :
- Chú có biết gì về Tử Vi không ?
- Dạ, cũng biết chút đỉnh.
Ông chủ nhà lên tiếng :
- Chút đỉnh của cậu cũng đủ làm thầy của tôi rồi. À ! Báo cho cậu biết, cậu nói tướng chó hay quá, tôi vừa nhận được giấy thuyên chuyển đến giữ chức vụ trưởng Công an tỉnh ...
- Không dám , Ông chủ quá lời >
- Này, nói thật cho cậu biết nhé, tôi đã nghiên cứu môn này từ ngày vào Nam, nhưng có lúc thấy đúng, có lúc thấ sai. Chẳng biết có tin được không ? Chẳng thấy nó khoa học chút nào !
- Đó là một môn toán học do Trần Doàn Hi Di lập ra.
- Cậu cho là toán học à ?
- Dạ, đúng là một môn toán học.
- Có cái gì chứng minh không ?
- Có chứ, ông cho tôi ít tờ giấy tôi sẽ chứng minh cho ông xem.
- Được rồi, hôm nay cậu tạm nghỉ dạy chó đi, cậu hãy vào nhà, dạy cái môn này cho chúng tôi xem sao ...

Thanked by 2 Members:

#18 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 05/12/2022 - 21:16

Tiếp theo :

Cẩn vừa đi theo hai ông, vừa suy nghĩ thì ra ông ta là đại tá công an, hèn gì mà có mấy anh chàng công an bảo vệ trong nhà.
À ! mà mình khi không lại nói biết Tử vi làm gì cho mệt tấm thân ! Sao mà lúc này mình hay cao hứng bất tử vậy cũng không biết nữa ?... Thôi lỡ rồi, thì những gì mấy ông già trong trại nói, mà mình nghe được, cứ việc lập lại như chuyện Khuyển tướng mà thôi, đôi khi " chó ngáp phải ruồi " mà trúng cũng chưa biết chừng...
Vào tới nhà, Cẩn lại dược mời ngồi vào bộ sa-lông của ngày đầu tiên đến đậy, hai ông ngồi đối diện, Ông chủ mời thuốc hút, vừa lúc đó thì anh công an đem đến một chai Hennesy cổ đen ! Cẩn chột dạ ! lâu lắm, hơn tám năm rồi mới thấy lại mặt mũi cái chai này ! Chắc là mình sẽ bị say khi uống rượu mạnh . Lại nữa, người ta đã hậu đãi như vậy, mà nói bá láp thì không còn mặt mũi gì, không chừng sẽ mất việc nữa... Thôi thì liều mạng, tới đâu tính đó ...
Vô cạn ly đầu, Cẩn thấy nóng trong ruột, nhớ ra rằng mình không có gì lót dạ, đã tám năm nay quen vậy rồi... Đói bụng kiểu này mà tửu nhâp, chắc là ngôn xuất lẹ...
- Nè ! Cậu nói chứng minh Tử vi là toán học, cậu cho tôi biết đi... Ông ta cầm lấy xấp giấy trắng, từ tay anh công an bỏ xuống bàn.
Cẩn tằng hắng một tiếng rồi lên tiếng :
- Chắc các ông biết những con số này chứ, vừa nói Cẩn vừa vẽ xuống giấy :

4 9 2
3 5 7
8 1 6


Các con số này, người tây phương gọi là Ma phương số ( Carré magique ), bởi vì cộng theo chiều ngang, hoặc chiều dọc hay chiều chéo , số thành cũng đều là 15. Người Tây phương cho các con số này là kỳ dị của thần linh, nên họ dùng hình vuông có chín ô, vẽ các con số trên vào trong, và họ dùng hình này để đeo, hy vọng tăng thêm may mắn , phước thọ v.v...
Ở Trung Hoa cũng dùng những con số này, nhưng thay bằng Quái, như kiền quái, Khảm quái v.v...Chẳng hạn Khảm là 1, thì đưa quẻ Khảm thay vào số 1, cứ như vậy mà làm ra hình Bát Quái...Người Trung Hoa cũng xem đây là sự bí mật của trời đất... Nên dùng Bát Quái làm bùa để đeo hoặc trấn yểm nhà cửa v.v...
- Tôi biết rồi... Tôi đã đọc qua mấy tài liệu giảng về các con số này. Ông Khách lên tiếng.
- Bộ nó có liên hệ gì với Tử Vi hay sao ? Ông chủ hỏi.
Cẩn không trả lời cau hỏi, mà giảng tiếp :
- Tử vi cũng lấy những con số tương tự mà thành lập ra môn này.
Nói xong anh ta cặm cụi vẽ một hình vuông lớn, rồi chia đều ra cho hai mươi lăm ô vuông nhỏ ở bên trong.
Trong lúc anh ngồi vẽ, thì hai ông này rời sa-lông, ngồi xuống sàn nhà, sát hai bên Cẩn để xem hình vẽ cho rõ, vì họ không thể xem ở phía ngược chiều. Cẩn thấy ái ngại, dợm người để cùng ngồi xuống đất với họ, nhưng ông chủ nhà cản đi, biểu cứ ngồi vậy để vẽ cho tiện. Thôi thì lỡ làm thầy rồi, Cẩn tới luôn... Bắt đầu điền số vào : (*)

2 6 3 5 4
6 5 4 3 2
3 4 6 2 5
5 3 2 4 6
4 2 5 6 3

- Nè ! Các ông thử cộng đi, theo chiều ngang hoặc chiều dọc bất cứ dãy số nào , tổng cộng cũng dều là Hai muơi. Thấy không ?...Và đặc biệt là hai đường chéo cũng là Hai mươi...Đây là nền tảng của Tử Vi bằng toán học...
Hai ông, Chủ và Khách suýt soa cộng lui cộng tới, hết dãy số này đến dãy số khác...
Một lát sau. Ông khách quay qua Cẩn :
- Tôi đã đọc rất nhiều sách vỡ trong và ngoài nước về môn Tử vi, nhưng chưa bao giờ thấy ai đề cập đến những con số này, tôi cũng xin giới thiệu cho chú em biết , Tôi là giáo sư dạy tại trường Đại học Bách Khoa. Tôi bái phục chú em thật ! những con số này mà chú em cũng nghĩ ra được...
- Không dám ! Không dám ! Những con số này là do Hi Di Tiên sinh tìm ra chứ không phải là tôi.
- Vâng thì là ổng tìm ra, nhưng từ xưa đến nay chưa thấy sách vở của Trung Quốc khám phá ra điều này. Cậu quả là...
Không đợi ông ta nói hết, Cẩn hớt lời :
- Tôi cũng chỉ học lại từ một lão già trong trại mà thôi... Cẩn nói tiếp :
- Đây chỉ là nền tảng của những con số (*), Sau đó thì Hi Di tiên sinh đã nạp âm ( Thập thiên can ) và ( Thập nhị Địa chi ) vào hình này...
- Thôi thì của ai cũng được, mong chú em luận thêm một chút nữa...
- Xin lỗi, tôi phải về vì có việc quan trọng, hẹn gặp hai ông ngày mai tôi sẽ nói tiếp...


Lưu ý : Các con số trên (*) Trích từ sách đã đăng ký ( Copyright ) bằng tên tuổi thật của tác giả bài này .
( Sách chưa in ra, và cũng có thể không bao giờ in ra, vì thiếu tiền... nhưng vẫn Copyright ).
Tiếp theo :

Như mọi ngày, Cẩn đến vào mười giờ sáng.
Mở cánh cửa hông ( cửa nhỏ một bên của hai cánh cổng lớn dùng cho khách, Cẩn được ông cxhủ giao cho một chìa khóa để tự mở cửa hông vào, mà không cần phài bấm chuông như lần đầu ). Vừ bước vào trong, hai anh công an gác cổng đang đồng phục với súng trên tay, cả hai ngúc đầu chào Cẩn. Cẩn đi thẳng vào phía sân sau, nơi dạy chó.
Cẩn thầm nghĩ, có lẽ hôm nay là Chủ nhật, nên mấy ổng gặp nhau vui chơi cuối tuần ( Cẩn thấy như vầy ba cái Chủ nhật đã qua, nhưng xe chỉ vài ba chiếc ), hôm nay nhiều hơn, xe đậu dọc theo sân khoảng hai chục chiếc .
Cẩn cứ luân phiên tập cho con này đến con khác, thời gian trôi qua cũng cả gần nữa tiếng đồng hồ. Bổng có tiếng gọi :
- Cậu Cẩn ! Đến bao lâu rồi ? Nãy giờ tôi đang chờ cậu ở trong nhà .
Cẩn quay người lại thì thấy ông chủ nhà và ông khách chó ngày hôm qua.
- Dạ, đã được nữa tiếng, ông cần tôi làm gì không ?
- Ủa ! Cậu quên rồi sao ? Hôm qua cậu nói sẽ luận tiếp cho chúng tôi nghe về Tử Vi !
- Dạ ! Nhớ chứ ! Nhưng thấy ông đang có khách, tôi nghĩ là ông bận, nên không gặp ông !
- Những người khách này là do chúng tôi mời đến, họ là những người thích Tử Vi. Cả buổi chiều qua sau khi cậu về, tôi đã gặp họ đưa những con số mà cậu vẽ ra, ai nấy cũng làm lạ, hôm nay họ đến là muốn cậu nói tiếp Hi Di đã sắp xếp như thế nào . Ông Khách nói.
- Da ! Thì tôi tưởng chỉ bàn luận với hai ông cho vui thôi ! Tôi không ngờ bạn bè của ông lại dông vậy, tôi ngại quá...
- Nè ! Cậu đừng làm tôi mất mặt đó nghe ! Tôi đã tôn cậu là thầy rồi đó !
- Không dám ! Không dám ! Giáo sư đã quá lời . Tôi sẽ cố gắng nhớ lại những gì đã nghe được từ lã già...
Cẩn có phần ú ớ, không ngờ mình tửu nhập hôm qua, lại xuất mấy con số này ra, tưởng đâu chỉ có hai ông này để hù hai ổng cho vui. Nay kgông ngờ số người thích Tử Vi lại dến dông như vậy...
Cả ba bước vào nhà, phòng khách khoảng hõn hai chục người, tất cả đều chăm chú nhìn Cẩn...
Ông Chủ nhà giới thiệu từng người một... Giáo sư... Phó tiến sĩ... Bác sĩ... Đại tá...Bí thư... và ... Cẩn cúi đầu chào, sau mổi lần giới thiệu... Và đây là cậu Cẩn, người dạy chó của chúng tôi...
Một người trong nhóm lên tiếng :
- Có phải những con số mà cậu đưa ra hôm qua, là số cục trong Tử Vi không ?
- Dạ, đúng đó !
- Nè ! Cậu làm một ly cho ấm bụng rồi giảng cho chúng tôi nghe. Ông chủ nhà đưa một ly rượu được chế đầy cho Cẩn.
Cẩn làm một hơi hết phân nữa, rồi phà hết hơi cay ra. Anh ta nghĩ thầm trong bụng, mình cũng cần một chút nóng người để có tinh thần, hôm nay không phải dạy chó, mà là người... hạng người cao cấp của xã hội...
- Nè ! Tôi có đem theo phấn và tấm bảng để cậu tiện viết lên cho mọi người thấy. Nói xong ông khách ngày hôm qua lôi ra một tấm bảng từ trong cặp và mở lớn ra thành tấm bảng, rồi dựng trên tấm giá đã được dựng đứng từ trước.
Cẩn thầm nghĩ, quả thật thầy giáo ra khác, đã chuẩn bị mọi điều.
Cẩn cầm cục phấn tiến đến trước bảng, bắt đầu vẽ lại cái ô vuông lớn, rồi hai muơi lăm ô vuông nhỏ nằm bên trong, xong đâu đấy anh ta bắt đầu ghi số vào : (*)

4 5 3 6 2
2 3 4 5 6
5 2 6 4 3
6 4 2 3 5
3 6 5 2 4

- Đây là Ma phương số của Tử Vi.
Nói xong anh hớp một hơi cạn ly rượu, rồi quay đầu lại. Thì ra mọi người đã ngồi xuống sàn nhà từ lúc nào. Có lẽ tư thế đứng đã che nhau không thấy được.
Ông Giáo sư ngày hôm qua lên tiếng :
- Ủa ! Cách sắp xếp các con số của ngày hôm nay sao lại khác với ngày hôm qua vậy ?
- Ông nói đúng đó ! Hồi trưóc lúc lão già giảng, mà tôi nghe được thì theo ông ta : Lối viết của người Trung Quốc hồi xưa khác với bây giờ, Chữ hoặc số đều được viết từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
Thấy mọi người gật đầu, Cẩn tiếp :
- Do đó, chúng ta đang nghiên cứu về một bộ môn liên quan đến nền văn học của Trung Hoa cổ xưa, thì chúng ta cũng phải theo họ, mới có cơ may khám phá ra những bí mật... Cả đám gật đầu.
- Cậu hay thật, vậy mà cũng sắp xếp bề này, bề kia được. Một người trong đám nói.
- Không phải tôi, cái lão già sắp đó thôi. Cẩn tiếp:
- Tuy nhiên quý vị vẫn có thể giữ cách sắp xếp hôm qua, và lưu ý khi viết thiên can và địa chi cho đúng chổ thì vẫn giống như cách sắp xếp này.
Nhìn xuống thấy nhiều người đang cầm giấy bút ghi lại. Cẩn lên tiếng :
- Nè ! Hiện tại chúng ta đang có một ô vuông lớn, đang chứa hai mươi lăm ô nhỏ . Hãy nối các đường gạch ra bốn phía, để tạo thêm mỗi phía có năm ô vuông trống nữa. Tổng cộng chúng ta có cả thảy là bốn mươi lăm ô vuông nhỏ. Tất cả xong chưa ?
- Rồi...
- Bắt đầu điền Thập Thiên can vào năm ô trống ở phía trên hết, theo thứ tự từ phải sang trái: Giáp Kỷ trên số 2, Ất Canh trên 6, Đinh Nhâm trên 3, Bính Tân trên 5, Mậu Quý trên 4 .
- Năm ô vuông trống phía bên phải, điền thập Thiên can vào theo thứ tự từ trên xuống dưới : Giáp kỷ bên cạnh số 2, Ất Canh bên 6, Đinh Nhâm bên 3, Bính Tân bên 5, Mậu Quý bên 4.
- Năm ô vuông đang trống phía dưới cùng, ghi Thâp nhị Địa chi vào theo thứ tự từ phải sang trái : Tý Sửu dưới số 4, Dần Mão Tuất Hợi dưới 2, hoặc vẽ thêm phía dưới một ô nhỏ nữa để riêng Tuất Hợi vào ô mới , Thìn Tỵ dưới 5, Ngọ Mùi dưới 6, Thân Dậu dưới 3.
- Năm ô vuông trống bên phía trái, ghi Thập nhị Địa chi vào theo thứ tự từ trên xuống dưới : Tý Sửu bên cạnh số 4, Dần Mão Tuất Hợi bên cạnh 2 ( Hoặc vẽ ra bên trái thêm một ô nhỏ nữa để riêng Tuất Hợi vào ô này ), Thìn Tỵ bên cạnh 5, Ngọ Mùi bên cạnh 6, và Thân Dậu bên cạnh 3.
Hình vẽ được thành hình như sau : (*)

Sửa bởi maxmin: 05/12/2022 - 21:28


Thanked by 2 Members:

#19 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2201 Bài viết:
  • 3787 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 05/12/2022 - 21:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Maxmin hay quá. Chuyện Bác ĐCCT kể siêu siêu hay, nguyên ngày chủ nhật hôm qua của tre là ngồi lướt đọc hết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#20 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 05/12/2022 - 21:56

Hình vẽ được thành hình như sau : (*)
Mậu Bính Đinh Ất Giáp
Quý Tân Nâm Cah Kỷ

Tý Sửu 4 5 3 6 2 Giáp Kỷ

Tuất Hợi, Dần Mã 2 3 4 5 6 Ất Canh

Thìn Tỵ 5 2 6 4 3 Đinh Nhâm

Ngọ Mùi 6 4 2 3 5 Bính Tân

Thân Dậu 3 6 5 2 4 Mậu Quý

Thân Ngọ Thìn Dần Tý
Dậu Mùi Tỵ Mão Sửu
Tuất
Hợi



- Tất cả xong chưa ?
- Rồi...
- Đây là Toán đồ cơ bản của Hi Di Tiên Sinh thành lập để định cục cho môn Tử Vi.
- Nhưng mà Toán đồ trên để làm cái gì ? có người giơ tay lên rồi hỏi.
- Thì để tính ra cục cho mỗi người.
- Tôi thật sự không hiểu cậu nói cái gì ? Một người khác thắc mắc.
Cẩn không trả lời, cầm ly rượu ngắm nghía...
- À ! Cậu làm thêm một ly nữa, để giảng tiếp. Ông Chủ nhà cầm chai rượu rót đầy ly cho Cẩn.
Lại hớp thêm nữa ly... Cẩn khoái chí phà hơi cay, rồi quay lại người vừa thắc mắc cười :
- Nè ! Chắc ông biết lá số của Quân sư Gia Cát Khổng Minh chứ ? Người mà Thượng thông Thiên văn, Hạ đạt địa lý, Trung quán nhân sự !
- Biết... Biết...Biết. Cả nhóm xôn xao.
- Ông ta sinh năm Tân Dậu, tháng tư, ngày mồng mười, giờ Tuất. Mệnh của ông ta an tại mùi, Mộc mệnh, Kim tứ cục. Phải không ?
- Đúng rồi, ai lại chả biết lá số của Vạn đại Quân sư . Vị Giáo sư Bách khoa trả lời.
- Nè ! Đem so với Toán đồ trên, ta thấy Bính Tân gồm các số 5 3 2 4 6 . Dãy số từ phải sang trái, hoặc từ trên xuống dưới. Và nhìn xem từ Tý sửu 5, Dần Mão Tuất Họi 3, Thìn Tỵ 2, Ngọ Mùi là sỗ 4, Vậy mệnh của ông ta ann tại Mùi là Kim Tứ cục... Đúng không ? Cả nhóm xôn xao...
Cẩn đợi cho cả đám chúi mũi vào hình vẽ tính toán, Anh ta làm thêm một hớp nữa... Cạn ly...
- Đúng rồi ! Đúng rồi...
- Bây giờ lấy thêm một số nữa, đó là Bá Vương Hạng võ, sinh năm Đinh Mão tháng tám ngày muời hai giờ Mão. Mệnh an tại Ngọ, Âm Nam, Hỏa mệnh, Thủy nhị cục... Quan sát hình trên, ta thấy Đinh Nhâm gồm các số 3 4 6 2 5 . Hãy nhìn xem Tý sửu 3, Dần Mão Tuất Hợi 4, Thìn Tỵ 6, Ngọ Mùi 2. Vậy mệnh của ông ta an tại Ngọ là Thủy nhị cục...
- Rồi bây giờ Quý vị hãy xét lại lá số của chính mình đi...
Cẩn móc một điếu thuốc, châm lữa hút chờ đợi...
- Hay thật... Đúng thật... Cậu thật là giỏi...Tớ phục cậu sát đất đấy !...
- Tôi đã nói rồi ! Không phải là tôi làm ra Toán đồ này, mà là Hi Di Tiên sinh làm ra...
- Rồi cái gì nữa...? Ông phó Tiến sĩ hỏi tiếp.
- Thì trong khoa Tử Vi, phải biết cục của mình là gì đã mới an bộ sao Tử Vi chứ ! Phải không ?
- Đúng !
- Đây chỉ là bước thứ nhất, bước kế tiếp là những quy tắc dể an sao Tử Vi và các sao khác ! Và còn nhiều bước nữa, để đi đến cuối cùng là luận đoán...
- Phải có những qui tắc nữa à !
- Đã gọi là Toán học, thì phải có những qui tắc chứ !
- Nè ! Cho tôi hỏi cậu một câu được không ? Vị Bác sĩ hỏi.
- Dạ , nếu biết, tôi sẽ trả lời.
- Định mệnh của con người được an bày vào số Tử Vi, vậy có thể nào đổi được số mệnh không ?
- Được mà không, không mà được !
- Cậu nói vậy là có ý gì ?...
- Cái này phân tách hơi dài dòng một chút... Tôi hôm nay lại có công chuyện, xin hẹn bữa khác sẽ đàm luận với quý vi...


Lưu ý : (*) Copyright . Trích từ sách đã đăng ký ( Copyright ) bằng tên tuổi thật của tác giả bài này .


Vừa mở cổng bước vào nhà, Cẩn nghe tiếng gọi lớn :
- Cậu Cẩn, vào uống Cà-Phê đi, tôi pha sẳn cho cậu rồi.
- Dạ ! Cám ơn ông chủ, tôi đã uống ở nhà trước khi đến đây. Vừa trả lời, Cẩn vừa đi thẳng đến nơi dạy chó.
- Thì cứ làm thêm một ly đi. Tôi có hai chuyện quan trọng muốn bàn với cậu.
- Dạ ! Cám ơn ! Không biết ông chủ cần gì ? Cẩn vừa trả lời, vừa quay lại đi về phía ông chủ.
Tay chỉ chổ ngồi một bên, trên thềm tam cấp trước sân nhà, có hai ly Cà-phê đã dược pha sẳn, cộng thêm bình trà đang nóng hổi. Ông ta nói :
- Nè ! Tôi đã suy nghĩ tối hôm qua về cậu, thấy cậu tính tình cũng thật thà, chăm chỉ...
Ông ta ngưng lại, hớp môt miếng cà-phê, rồi kéo mấy hơi thuốc liên tục.
Trong lúc đó, Cẩn thấy hồi hộp, khi nghe ông ta nói là đã nghĩ về mình trong đêm qua...
- Thưa ông chủ, tôi thật tình không hiểu ông nói gì ?
- Đi đi ! Cậu hãy đi đi !
- Dạ thưa ông, đi đâu ?
- Thì đi ra nước ngoài...
- Ông nói giởn vói tôi chứ ! Tôi là Ngụy mới được trả tự do, đâu có dám nghĩ đến chuyện đó !
- Tôi nói thật với cậu đó ! Không phải dò xét hay tra khảo cậu đâu, tôi muốn nhốt cậu dễ như chơi, cần gì mà giả bộ hỏi thăm. Tôi nói thật tình đó.
Cẩn im lặng, vói tay cầm lấy ly cà phê uống. Thầm nghĩ... Quả thật vậy, ông ta chỉ ra lệnh một tiếng là Cẩn vào khám ngay, không cần phải tra mánh . Vã lại, nhìn thái độ của ông ta rất thành thật. Cẩn bèn trả lời hàng hai :
- Thưa ônh chủ, thứ nhất, thật tình tôi chưa nghĩ đến vấn đề này, thứ hai, dù tôi có nghĩ đến, cũng không có tiền mà đi.
- Cậu chưa nghĩ đến, nhưng rồi cậu sẽ nghĩ đến. Tôi nói thật đấy ! Cậu còn trẻ lại có tài năng, đây không phải là đất dung thân của cậu. Tôi biết chắc cậu sẽ ra đi trong tương lai ! Thôi thì hãy cố gắng trau giồi cái hay ở nước ngoài, để mai sau về lại mà xây dựng quê hương xứ sở, dù sao đi nữa chúng ta cũng là người Việt-Nam mà !
Cẩn im lặng không nói, nhưng trong tâm nhói lên một nổi xót xa, cộng thêm một niềm kính trọng đối với người dám nói thẳng sự việc .
Ông ta tiếp :
- Tương lai đất nước nhờ vào tuổi trẻ của các cậu, tôi đã già rồi và cũng gần sáu mươi, lại ít học, nhờ vào cái mạng không chết mà làm lớn đó thôi ! Tôi nói thật với câu đó .
Cẩn xúc động qua những lời tâm sự của ông ta.
- Dạ ! Cám ơn những lời chỉ dạy của ông .
- Thôi ! ngày tháng còn dài, chúng ta vẫn còn có cơ hội bàn tiếp. Nay tôi nhờ cậu giúp một việc ?
- Dạ ! Thưa ông chủ cứ nói, tôi sẽ hết mình trong khả năng .
- Tôi có một mối làm ăn lớn, nhờ cậu xem thử lá số Tử vi của tôi có tốt trong tháng tới không ?
- Thưa, ông có nhớ hôm nay là ngày mồng mấy theo âm lịch không ?
- Là ngày Hai mươi.
Cẩn bấm trên mấy đốt ngón tay, trong lúc ông ta im lặng chờ đợi... Chừng hai phút sau Cẩn ngước lên hỏi ông :
- Có phải ông đang lo một cú làm ăn đưa người đi xa không ? Theo quẻ thì cho biết vậy, tôi muốn nói thẳng là ông đang tính toán cho người vượt biên ?
- Đúng vậy, cậu đã đoán được thì tôi cũng xin nói thật. Đây là một cú làm ăn lớn, tôi muốn kiếm một số tiền để khi về già được hưởng tấm thân nhàn, khỏi phải cuốc đất trồng khoai . Xin cậu cho biết như thế nào ! Mọi chuyện có suông sẽ không ?
- Trước khi tôi trả lời, tôi muốn được xem vài ba lá số của người đi và lá số của ông, sau đó thì mới nói câu quyết định được...
- Chiều này cậu có bận không ?
- Dạ chỉ bận buổi tối thôi !
- Vậy thì bây giờ tôi đi hỏi lấy lá số, còn cậu thì về nhà đi, sau ba giờ chiều thì tôi có nhà , cậu có thể đến bất cứ lúc nào cũng được...

Cẩn trên đường về áy náy trong lòng, ba cái chuyện mình nghe được từ mấy lão già trong trại, tính đem ra hù mấy ổng chơi cho vui, không ngờ ông Đại tá này lại tin vào mình, vả lại ổng cũng thành thật, nên Cẩn phân vân, hồi nảy lúc Cẩn bấm mấy đốt tay, chẳng qua là đương nghĩ kế hoãn binh... Vào thời buổi này, chỉ có chuyện Vượt biên là có tiền nhiều nhất, với lại cấp bậc của ông ta, thì chỉ có mấy chuyện đó là làm ăn lớn mà thôi, không phải thầy rùa đoán cũng ra !
Lẽ đương nhiên Cẩn có quyền ngúc đầu, nói đại tốt một tiếng là xong, cũng chẳng chết gì mình, còn chuyện thành công hay thất bại, thì ổng làm ổng chịu, mình có ăn chia gì đâu mà sợ ! Nhưng đây là chuyện làm ăn liên quan đến sinh mạng con người, dù chỉ là một cái ngúc đầu vô ý thức của mình, cũng có thể hại kẻ khác chết hoặc vô tù, hoặc một cái lắc đầu của mình, nếu ổng tin mà không làm nữa, thì cũng hại cho bao người vỡ mộng, mất đi cơ hội ngàn năm ...
May thay trong lúc phân vân thì Cẩn nhớ ra một vị Đại sư Tử vi (*)( Thầy của Quang, em Cẩn ), gia đình đã quen trước năm 75, là một nhà Tử Vi đại tài trăm đoán trăm trúng. Chỉ có ông này mới cho Cẩn một câu quyết định để trả lời với vị Đại tá Công an !
Mới đây, theo Quang đi thăm ổng, Quang muốn xem về chuyện đi Vượt biên có được không ? Vì có người bạn giúp hắn ta .
Ông ta trả lời là số Quang ở ViệtNam cả đời, đừng nghĩ đến, mà tiền mất tật mang ! Ông ta còn giảng thêm một mách về chuyện mấy người đi coi thầy :
Mấy ai trên đời này đang làm ăn phát tài, vui vẽ, hạnh phúc... mà đi xem bói ! Chỉ có mấy người gặi việc không tự giải quyết được, xui xẻo, thất bại, thất tình... mới tìm thầy .
Làm thầy, khi gặp mặt thân chủ, chỉ cần nói ông hoặc bà đang gặp chuyện quan trọng, rắc rối hoặc buồn phiền ( tùy thuộc vào cách nói của mỗi ông thầy ) là ngay chốc rồi... Rồi thì thầy nói tiếp bởi vì nhà của ông, bà bị nứt máng xối, hoặc nồi bị méo, đủa không đủ đôi, cửa kêu kèn kẹt.v.v... là cũng ngay đơ cán cuốc ! Người thường đi xem bói không hiểu rõ điều đó ! Phục thầy sát đất !...
Nhớ lại năm xưa, trong thời gian đi lính, trong dịp về phép thăm gia đình, mẹ Cẩn biểu phải đến ổng để xem số mạng ra sao ? Nể lời mẹ, Cẩn đến gặp thầy, sau khi xem lá số, Ổng cười phán một câu :
Sau tết 75, cậu sẽ được đi học một khóa đặc biệt dài hạn trong tám năm.
Lúc đó là lính, lại chẳng tin gì mấy cái chuyện này, nên Cẩn cũng chẳng hỏi thêm nửa lời, tuy nhiên, Cẩn nghĩ chắc mình sẽ đi tu nghiệp tại Mỹ. Vì khả năng Anh ngữ của Cẩn, nên đã được đơn vị nhiều lần đề cử, nhưng Cẩn chưa quyết định, tuy nhiên thời gian sao mà dài vậy, Cẩn không hiểu ! Sau này hiểu được... Té ra là học tập... " Cải tạo "...
... Đúng bốn giờ chiều, Cẩn đến nhà ông Chủ, nhận được năm lá số, vội vã xin từ giả, nói với ổng là chuyện quan trọng, cần phải yên tỉnh ở nhà để xét đoán, và hẹn trả lời vào ngày mai hoặc ngày mốt.
Từ giã ra về, Cẩn cuốc một hơi đến nhà vị Đại sư, may mắn thay gặp ổng đang ở nhà, sau khi trò chuyện, Cẩn đưa năm lá số nói với ổng là năm người này muốn đi Vượt biên, nhờ xem dùm số mạng của họ ra sao ?
Sau một thời gian xem số này đến số kia, Ông ta chợt hỏi :
- Cả năm người này cùng đi với nhau à ?
- Dạ ! Đúng vậy.
- Lạ thật ! Tôi thấy thì chỉ có bốn người có số ở Quốc Ngoại, còn số này ( Ổng chỉ cho Cẩn xem )thì ở Việt Nam suốt đời. Vả lại số này là người có đại vận tốt, không hiểu sao người này lại muốn đi vượt biên ? Lạ thật.
- Dạ ! Con thật sự không hiểu ! Họ chỉ đưa con đem đến nhờ thầy đoán...
- Tôi đã đoán rồi, cứ về nói lại với họ những gì tôi đã nói với cháu...


(*) Vị Đại sư này vừa qua đời gần cuối năm 2001 tại San Francisco, California.


Sáng hôm sau, Cẩn đến đúng giờ như mọi ngày, vừa bước vào cổng, đã thấy ông chủ đứng đợi trước thềm nhà, tay cầm ly cà-phê, miệng phì phà khói thuốc :
- Tôi đang đợi cậu đây, vào nhà, mình vừa uống cà-phê vừa nói chuyện.
- Da ! cám ơn ông chủ. Cẩn vừa nói vừa đi theo.
- Nè ! Cậu đã xem kỹ chưa ? Ông ta nhìn tập giấy Cẩn đang cầm trên tay.
- Dạ ! kỹ rồi ! Nhưng tôi có điều thắc mắc muốn hỏi ông ?
- Ngồi xuống đi ! Ông ta trao ly Cà phê đã pha sẳn cho Cẩn. Rồi tiếp :
- Cậu thắc mắc gì ?
- Có một lá số, làm tôi đây không hiểu, lại thấy người này suốt đời chỉ ở trong nước, thêm nữa, người này đang ở đại vận quá tốt, không hiểu sao mà lại có ý ra đi ?
- Đâu ? Đưa tôi xem thử là ai ?
- Dạ ! Cái số này dây !...
- Ý dà !... Số này là của tôi đó !... Bộ tôi quên nói cho cậu biết sao ? Ông ta cười nhìn Cẩn.
- ... Dạ ! Tại tôi vô ý, hôm qua lúc ông đưa, thì tôi chỉ việc nắm lấy nguyên tập, đã quên hỏi ông. Thì ra là vậy, hèn gì mà ổng lấy làm lạ.
- Cậu nói ai làm lạ ?
- ... Dạ không ! Tôi lấy làm lạ cái lá số này .
- Còn mấy lá số kia ra sao ?
- Tất cả đều có số ở Quốc ngoại.
- Vậy thì tôi yên tâm rồi... À ! Cậu muốn đi không ? Tôi sẽ gởi cậu đi, chẳng tốn cắc bạc nào đâu !
- Dạ cám ơn ông, nhưng hiện tại tôi vẫn chưa có ý này. Cẩn e dè trả lời.
- Được, cũng hay đó ! Tôi cũng cần cậu xem giúp tôi vài ba chuyến nữa, cậu muốn đi lúc nào tùy vào cậu !
Cẩn từ giã ông ta, đi ra sân sau tiếp tục dạy chó...

... Tối nay, Ủy Ban Phường lại tổ chức buổi học tập với chủ đề " Tiến nhanh, tiến mạnh, Tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa ". Mọi người dân đều được hoan nghênh tham gia, còn " ng... q..., ng... q... " bắt buộc phải có mặt .
Đúng giờ, Cẩn có mặt tại Hội trường, anh ta ngồi vào dãy ghế thứ ba, vừa dễ nghe, vừa chường cái mặt ra, để trình diện khéo với mấy xếp Công an phường...
Sau khi được ba Chính trị viên " dạy dỗ " cho mọi người dân nghe, kế đến là Trưởng Công an phường :
- ...Để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải dồn toàn lực vào lao động sản xuất... với đôi bàn tay, đá sỏi cũng thành vàng !...
- Nè ! Anh Cẩn, ng... q... Nguỵ Quyền các anh đã được nhà nước khoan hồng, vậy anh có ý kiến gì để đóng góp trong công việc tiến lên Xã hội chủ nghĩa ?
- Dạ ! Xin thưa hiện tại tôi chưa có ý kiến.
- Mời anh lên đây ! Anh không thể nói là không biết, hoặc chưa biết theo kiểu trả lời như vậy, trách nhiệm của các anh là làm sao để " trả ơn " nhà nước và nhân dân đã khoan hồng...
Cẩn rời ghế đi lên bục nói chuyện, và đứng trước một trong hai cái Microphone ( một cái Trưởng Công an đang dùng )
- Nè ! Cho mọi người biết ý kiến của anh đang nghĩ như thế nào về vấn đề này.
- Dạ ! Trước hết chúng ta phải nâng cao xản xuất trong mọi ngành nghề, nhất là về khoa học kỹ thuật để theo kịp các nước Tây phương.
- Đúng đấy ! Rồi sao nữa ? Anh có thể cho ví dụ cụ thể được không ?
- Dạ ! Chẳng hạn hiện nay Anh Quốc có bảy mươi triệu dân mà số xe hơi đang lưu hành lại có trên một trăm triệu chiếc, như vậy tính ra những đứa bé còn trong bụng mẹ vẫn đã có xe hơi...
Cả hội trường có nhiều tiếng cười xầm xì. Cẩn tiếp :
- Anh Quốc được xem là nước đứng nhất thế giới về xe hơi.
- Anh so sánh với nước ta thì sao ?
- Dạ ! Theo tài liệu về dời sống văn minh của những dân tộc trên trái đất, thì nước ta cũng đứng nhất trên thế giới, nhưng đứng nhất về ... " Xe Đạp ".
Cả Hội trường cười rầm lên...

Trên đường về, Cẩn lo lắng trong lòng... Hồi nãy bí quá, mình đã không muốn nói, nhưng người ta bắt phải nói, nên phịa chuyện nước Anh, nhưng mà Việt Nam là sự thật , mình muốn nói cho họ hiểu mà tiến lên, nhưng nhớ ra cái bản mặt của anh chàng Trưởng công an lầm lì, chắc kỳ này hắn sẽ làm khó dễ mình, trong việc trả quyền công dân...
Tiếng còi của chiếc xe Công An làm Cẩn nhìn theo... Bảng xe mang số ...3 3 8 .
Hồi chiều, trước khi đi họp, Cẩn cũng thấy số này một lần, khi chiếc xe đò chở khách qua mặt anh ta. Bổng nhiên Cẩn nhớ tới câu chuyện của Bố già Tâm kể về con số này, Cẩn thầm nghĩ: Chắc mình có điều gì hên chăng ? Nếu đúng theo lời của Bố già !...
Về đến nhà, Cẩn ăn cơm muộn do mẹ đã để dành, bà ngồi bên cạnh, hỏi han sau mỗi lần bị mời họp. Cẩn trấn an mẹ là họp phường như thường lệ, chẳng có gì lạ ! Cơm nước xong cũng đã mười một giờ đêm, Cẩn lên giường khò... Sau một ngày mệt mỏi vì nhiều suy tư ...
...Có tiếng đập cửa rầm rầm :
- Mở cửa ! Mở cửa ! Công an xét nhà !
- Mở cửa lẹ lên...
Cẩn giựt mình tỉnh giấc, bước vội ra, vừa mở cửa thì một toán công an ặp vào dồn Cẩn vào góc tường...
- Đưa tay ra đây để trói, đồ ph.... đ.....
Trong lúc Cẩn đang phân vân, thì bố mẹ vừa ra đến phòng khách, thấy toán công an đang đưa giây ra để trói Cẩn, ông bố đã nhào đến phía trước Cẩn, đưa hai tay cản lại, vừa hỏi lớn :
- Con tôi mang tội gì mà các anh đòi bắt nó !
- Nó là " Đồ phản Quốc ".
- Cái gì mà Phản Quốc, các ông tưởng là muốn bắt ai thì bắt à ! Luật pháp ở đâu, trác tòa đâu ? Tôi không cho các ông bắt nó !
- Luật pháp là chúng tôi đây !
Nói xong, một tên đưa tay gạt mạnh bố Cẩn ra một bên, theo cái sức bị gạt, ổng đã bị té xuống đất, đầu bị trúng vào cạnh bàn . Ổng cố sức chống tay ngồi dậy trên sàn nhà, tay thoa vào đầu, rồi đưa trước mặt xem... Máu...
Một luồn tê chạy khắp thân thể Cẩn ( Huyền đai đệ nhất đẳng Nhu Đạo và Đệ nhị đẳng Thái cực Đạo ), chân Cẩn trở thành phản ứng... Một cú đá hiểm của Thái cực Đạo trúng ngay vào màng tang của tên vừa gạt ông già té, làm tên này quỵ xuống... Cẩn liền nhào tới, một thế đòn hông của Nhu đạo làm cho tên thứ hai nằm ngay xuống sàn nhà, Cẩn bẽ tay giựt lấy khẩu súng và lên đạn chỉa ngay vào mấy tên còn lại... Tất cả diễn tiến chỉ xảy ra trong tíc tắc...
- Đừng bắn... đừng bắn... Má xin con ...
Tiếng mẹ Cẩn la lớn lên, trong khi mấy tên công an còn lại đang đưa hai tay lên đầu hàng...

Tiếng gọi của mẹ như một thùng nước lạnh dội từ trên đầu xuống, làm Cẩn lấy lại bình tỉnh, tự nhủ : Mình giết tụi này thì dễ, nhưng rồi sao đây ? Bố mẹ, anh em vẫn còn ở đây, chắc chắn đồng bọn nó sẽ không tha đâu ! Chúng sẽ chôn sống cả gia đình...
Vừa lúc bố Cẩn ra lệnh :
- Trả súng lại cho họ .
Cẩn quay lại nhìn bố, họng súng vẫn chỉ vào mấy tên Công An, anh bước lại gần liếc nhanh vào chổ bị thương, rồi đi thẳng đến chúng, cả bọn mặt đều tái mét, có tên đang run cầm cập...
- Nè ! Súng đây ! Trói tôi đi.
- ....
Nhìn cả đám đứng yên không dám nhúc nhíc hoặc mở lời, Cẩn tiếp :
- Tôi nói thật đó ! Trói tôi đi.
Cẩn bỏ cay súng AK xuống đất, hai bàn tay nắm lại với nhau đưa ra trước. Một tên trong bọn, vừa nhìn Cẩn vừa đưa tay lượm súng. Khẩu súng vừa lượm lên, hắn ta chỉa ngay vào người Cẩn và cả bọn xúm vào, lấy dây trói tay chân và quấn quanh mình anh ta, như bắt được một con thú.
Vừa trói xong, tên bị Cẩn vật xuống, lấy máng súng thọc mấy cái vào ngực Cẩn, còn tên bị cú đá, trở đầu cán súng lục, khỏ cả chục cái vào sau lưng anh ta, cả bọn hè nhau kẻ đấm, người đá tới tấp vào người Cẩn... Bố mẹ Cẩn nhào tới kêu la thảm thiết, nhưng bị bọn chúng lôi ra... Lúc đó, hàng xóm đã có mặt đông đảo, tất cả đều trố mắt đứng nhìn...
Cẩn bị lôi đi dưới đất như một con thú... Ra đến xe chúng khiên anh lên, đôi vào sau một chiếc xe jeep, cả bọn chia nhau nhảy lên hai chiếc jeep đậu sẳn, và rồ ga chạy nhanh...
... Qua một đêm bị cả bọn đánh đá tơi bời trong phòng giam, sáng nay Cẩn bị dẫn đến trước mặt tên Công An Trưởng Phường.
Hắn ta miệng ngậm điếu thuốc, vênh vênh cái bản mặt :
- Mày biết mày bị tội gì không ?
Cẩn im lặng không nói.
- Nói ! Mày biết tội mày chứ ! Tên xếp la to lên.
- Tôi không biết ! Thật sự không biết ! Cẩn trả lời.
- Mày không biết hả ? Hay giả bộ không biết ? Được, để t*o nói cho mày nghe đây : Hôm qua trước mặt Chính quyền và nhân dân mà mày dám chưởi khéo Đảng và Nhà Nước ! Mày tưởng tụi t*o không hiểu à ! Nè ! nghe tội của mầy đây :

- Tội thứ nhất : Phỉ báng Đảng và Nhà Nước : Tử hình
- Tội thứ hai : Chống lại cơ quan An ninh trong lúc công tác : Tù chung thân.
- Tội thứ ba : Đánh đập Cán bộ Nhà Nước bị thương : Chung thân khổ sai.
- Tội thứ tư : Có hành động muốn giết Cán bộ An Ninh của Nhà Nước : Chung thân khổ sai.
- Đây chỉ mới là tội sơ kết của phường, sẽ đưa ra Tòa Án Nhân Dân kết tội thêm, và xét xử sau.
Quay qua đàn em , hắn ra lệnh :
- Lôi nó xuống giam lại, chờ chuyển đến trại giam lớn.
... Cẩn bị đưa trở lại phòng giam cũ tối hôm qua, nằm dưới đất, tay chân đều bị xiềng lại bằng dây xích...
Tối qua bị đánh đập nhiều quá, Cẩn bị thương cùng người và quá mệt mõi nên đã lịm đi !
Nay hiểu ra, thì ra là vậy. Vì câu nói của mình để " Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên Xã Hội Chữ Nghĩa " nên đã mang họa này. Cẩn tự trách : Họ chỉ muốn sống trong tưởng tượng, không dám nhìn nhận sự thật, thì tại sao mình lại nói thật ra làm gì cho khổ tấm thân ! Thật là sống không bằng chết, chết làm Ma còn sướng hơn...
Ma... Cẩn sức nhớ đến 8 3 3 ! À thì ra thế ! Bố già Tâm đã kể : Lão già 8 3 3 không thể hiện ra nữa, hãy dùng trí mà hiểu . Thì ra ông ta đã báo trước cho mình... Ngày hôm qua mình thấy hai lần số 3 3 8 là số ngược lại với 8 3 3, tức là có chuyện xui xẻo hãy đề phòng, vậy mà mình lại không hiểu, tưởng là chuyện hên đến... Chết rồi, bây giờ chuyện đã thế này, không biết ổng giúp mình được không ? Cú này nhẹ nhất là ở tù suốt cả cuộc đời...

Cẩn bị nhốt tại phường gần một tuần, chẳng biết tin tức gia đình ! Sau đó thì bị chuyển đến một trại giam chính, để chờ ngày ra tòa.
Lúc Cẩn vào đây, chẳng biết là nơi nào ! Vì bị còng tay chân và chở đi bằng xe bịt bùng, sau này hỏi ra, mới biết nơi này là Khám Chí Hòa.
Cẩn lại nhớ tới một lão già trong trại kể chuyện :
Khám Chí Hòa được xậy dựng, theo sự chỉ dẫn của một Kỳ môn thuật số gia tài ba, ổng đã thiết kế theo Bát môn và Cửu tinh bằng cách áp dụng Bát môn Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai và Cửu Tinh Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Anh, Nhuế, Trụ, Tâm . Tất cả lại quyện vào nhau mà biến đổi theo Lục Nghi và Tam Kỳ nên Thiên biến Vạn hóa, chỉ có người thông hiểu Kỳ môn, mới tính được giờ nào, ra cửa nào mà không chết, bằng không, thì cứ lui tới trong khám ( như lạc vào mê hồn trận vậy ).
Nghe đồn rằng, từ ngày xây khám đến nay, chưa một ai trốn ra được ; Thời gian trước năm 75, có một tội danh tài ba đã vượt ra được khỏi thành, nhưng rốt cuộc, bị học máu nằm chết dưới cửa Tử môn.
Theo Lão già trong trại cho biết rằng :
Muốn trốn ra khỏi nơi này, trước hết phải biết được vị trí đang bị nhốt là ở phương nào trong bát quái, thí dụ đang bị nhốt tại cung Kiền hoặc cung Đoài ( bất cứ ở đâu trong trời đất, cũng có tâm điểm để mình tính ra được vị trí của mình đang ở ).
Lại phải biết tính ra Trực phù, Cửu Thiên, Sinh môn là đệ nhất, nhị và tam thắng, ba cái thắng này là điểm dựa lưng để khởi đầu.
Ví dụ : Ngày Mậu thìn giờ Tân dậu, Tiết Xuân phân Thượng nguyên Dương độn tam cục. (*)
Đem thiên thượng lục Quý Giáp Dần Thiên Nhậm Trực phù, gia lên địa hạ Lục Tân thời can ở Kiền cung. Như vậy tại Kiền cung, có Trực phù là đệ nhất thắng và Sinh môn là đệ tam thắng, vậy vào giờ Tân dậu nói trên, nên từ phương Kiền ( Tây Bắc ) đi theo hướng Ly ( Nam ) được Kinh môn, Chu Tước, Huyền vũ thì an toàn mà thoát ra được. Hoặc cũng vào giờ trên, nếu bị nhốt ở Đoài ( Tây ) thời đang có Cửu Thiên tức đệ nhị thắng, nên theo hướng Chấn ( Đông ) được Cảnh môn, Lục hợp cũng thoát ra được. Phải nhớ rằng chỉ đi theo đúng hướng nói trên, nếu sai hướng thì sẽ bị bắt lại hoặc bị bắn chết.
... Không biết sao mà bộ não Cẩn lại nhớ một cách rõ ràng như vậy nữa... À ! Hồi xưa Cẩn tính trốn trại nên nhập tâm điều này, cũng vì muốn trốn, nên đã thọ giáo lão già chỉ cho cách tính Kỳ môn này.
Cẩn suốt một ngày ngồi im lặng suy nghĩ và quyết định " Trốn " ! Dứt khoát phải như vậy, bởi vì tội nhẹ nhất là mình sẽ ở tù chung thân, còn thông thường là xử bắn. Đây là lựa chọn cuối cùng, nếu mình thoát ra được, thì có thể trốn đâu đó một thời gian, rồi tìm đường vượt ra nước ngoài, đây là nước cờ duy nhất, không còn đường khác để lựa chọn. Cẩn cũng đã tính toán nhiều lần và tìm ra ngày giờ để " trốn ".
Một liều ba bảy cũng liều, cái lão già trong trại đó, nói trúng hay nói phét cũng chả sao ! Chẳng có gì quan trọng giữa sai và đúng ! Tuy nhiên sở dĩ mà Cẩn tính giờ, là bởi vì cũng tin lão già một nữa, vậy thì tại sao lại không tính theo ổng, lỡ trúng thì tốt quá .
Kế hoặch như sau, đúng vào 10 giờ sáng ngày thứ sáu tuần tới ( Là ngày theo kỳ môn ), Cẩn sẽ kêu la bị đau bao tử, thế nào cũng có kẻ đến mở cửa để dẫn Cẩn đi khám, nếu tụi nó đưa đến bệnh viện thì sẽ trốn từ bệnh viện, nếu chỉ đưa khám trong này, thì sẽ trốn từ trong này...

(*) Copyright. Trích từ sách " Độn Giáp Bí Truyền " của Khổng Minh Gia Cát Lượng . Tác giả đã dich, giảng và giải. Sách viết tay hơn hai mươi năm, nhưng không có tiền in, chờ trúng số Đề .

Sửa bởi maxmin: 05/12/2022 - 22:05


Thanked by 2 Members:

#21 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 05/12/2022 - 22:06

Hình vẽ được thành hình như sau : (*)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Maxmin vẽ lại đồ hình trang trên cho dễ nhìn)

Sửa bởi maxmin: 05/12/2022 - 22:08


Thanked by 3 Members:

#22 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 06/12/2022 - 10:35

Tiếp theo :

Sau khi đã tính toán kỹ lưỡng mọi bề, Cẩn chờ đợi chết và sống, thoát được thời có cơ may làm lại cuộc đời, bằng cách vượt biên ; Còn thoát không được, thì có thể bị bắn chết trong lúc trốn, hoặc bị bắt lại, rồi cũng chờ chết . Từ ngày vào đây, Cẩn mấy lần đã nghĩ đến chuyện Vượt biên, Cái ông chủ chó Công an xem vậy mà nhìn xa hiểu rộng hơn mình, phải chi bửa hổm mình ừ một tiếng, không chừng giờ này ở Hải ngoại rồi. Cẩn lại tiếc rẻ !
Lúc bị dẫn vào đây, hai ngày đầu Cẩn bị nhốt chung với một đám mười bốn người, già trẻ đều có đủ. Cẩn chẳng tha thiết muốn biết lý do tại sao họ vào đây ? Tuy nhiên, có điều Cẩn lấy làm lạ, là không hiểu tại sao mình mới vào đây, sau một giấc ngủ, thì có một tên khoảng ba mươi tuổi, bén mãng đến bên Cẩn :
- Em phục Đại ca thật ! Dám cướp súng và đánh mấy tên Công an . Trước sau gì anh cũng chết ! Tại sao anh lại không cho mỗi thằng một viên vào đầu, để tụi nó sống sót làm gì ?
Cẩn chẳng muốn phân trần, hỏi lại :
- Sao chú em biết chuyện này ?
- Tất cả anh em đây, ai cũng biết mà. Hắn ta cười tiếp :
- Đại ca cần gì không ? Cà-phê ? Thuốc hút ? Thuốc đau nhức ? À ! Em thấy Đại ca có vẽ mõi mệt, để tụi em đấm bóp cho...
Chưa đợi Cẩn trả lời, hắn ta đưa hai ngón tay ra búng một cái " Tróc ", Cẩn thấy có bốn tên trẻ, rời chổ ngồi tiến đến bên Cẩn . Mỗi bên hai đứa quỳ xuống đất, kẻ thoa, người đấm thật nhẹ nhàng, êm ái . Lúc đầu Cẩn có ý không muốn, nhưng sau nghĩ lại, đây cũng là một trò tiêu khiển, vừa được thư thái, vừa giết thời gian, chứ biết làm cái gì trong bốn bức tường đây !
- Nè ! Dại ca cần gì cứ cho em biết ! Anh đừng giận mà giết tụi em út này nghe ! Em biết anh có giết thêm vài tên cũng thế thôi...
À ! thì ra là thế ! Tụi này biết mình sẽ bị xử tử hoặc tù chung thân . Nên sợ mình nổi giận lên mà giết luôn tụi nó... Đã là tội xử tử, thì dù có giết thêm vài ba tên nữa cũng chỉ là tội xử tử . Hèn gì mà chúng nó muốn lấy lòng mình .
Hai ngày ở đây, Cẩn có Cà-phê ngày mấy cử, thuốc hút thoải mái, em út đấm bóp... Thì ra, làm Đại ca trong khám cũng có thớ thật . Chứ mấy ngày trước ở tại phường, thèm điếu thuốc cũng chẳng ai cho...
Nhưng chỉ được hai ngày, tới ngày thứ ba, thì Cẩn bị dẫn độ dến một phòng biệt giam, thật tối tăm...
...Đêm đó, Cẩn vừa thiu thiu ngủ, thì bổng nhiên thấy từ trong tường, một cái bóng đen, từ từ lớn dần rất nhanh, và ập đến đè vào người Cẩn, làm Cẩn không nhúc nhích được . Tuy là đầu óc tỉnh táo, nhưng không cử động được, dù chỉ là nhúc nhích một ngón tay, còn ghê hơn nữa, Cẩn có cảm tưởng như bị trói chặt và có hàng trăm con rắn bò vào trong người, bên tai lại văng vẳng có tiếng nói :
- Ở đây không phải chỉ có riêng mày, mà còn có t*o nữa...
Lúc đầu Cẩn cố vùng vẫy, lại càng không nhúc nhích được, mà làm mệt lã người thêm... Sau đó Cẩn sực nhớ lại một lão già khác trong trại, có chỉ cách trị về bệnh " Ma đè " này :
Khi bị đè, tuyệt đối không nên vùng vẫy, vì càng dùng sức vùng vẫy, loại Ma này nhân cơ hội đó lại hút đi cái khí lực của mình đang toát ra, sau này sẽ càng làm mình mệt thêm, khi thức tỉnh .
Tuy là cả con người không nhúc nhích được, dù chỉ là một ngón tay, nhưng vẫn có chổ trong cơ thể cử động được, chỉ cần có chổ cử động được, thì sẽ làm cơ thể vùng dậy được.
Đó là hai đường Nhâm Đốc kinh mạch trong con người, lúc bị như vậy, dù muốn hít mạnh cũng không làm được, vậy thời dùng cửa hậu môn mà hít vào, để đẩy khí đi trong cơ thể, chỉ cần làm như vậy không tới năm lần, là tỉnh dậy ngay .
Cẩn theo phương pháp trên quả nhiên tỉnh dậy, anh ta mõi mệt, như vừa bị ai đánh cho một trận dừ tử. Cảm giác này chỉ trôi qua khoảng chừng vài phút, là trở lại bình thường.
Tuy nhiên Cẩn có cảm tưởng sẽ bị đè lần nữa, nếu ngủ tiếp . Bèn theo cách chỉ dẫn của lão già như sau :
Bàn tay trái, bẻ ngón cái vào lòng bàn tay, bốn ngón còn lại bẻ cong vào ôm lấy ngón cái, bàn tay bây giờ như quả đấm, chỉ khác biệt là ngón cái bị nằm vào trong, đây gọi là " Tả Ấn ".
Bàn tay phải, đầu ngón cái lại bẻ vào dưới ngón tay đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn và ngón út bẽ vào lòng bàn tay, hai ngón trỏ và giữa cứ giữ thẳng, đây gọi là " Hữu Kiếm hay còn gọi là Quyết ".
Xong hít một hơi thật mạnh, tay phải vẽ vòng tròn xung quanh lên không trung , rộng ra để bao phủ lấy thân thể mình ( cho những người làm biềng không chịu ra khỏi giường ). Tốt hơn hết là vẽ vòng tròn quanh chổ nằm, như Tôn Ngộ Không mổi lần rời Xa sư phụ, đều vẽ vòng tròn để bảo vệ cho thầy mình.
Khi vẽ, miệng đọc chú " Án Ma Ni Bát Di Hồng ", nếu Thiên Chúa Giáo thì đọc " A-men " . Tay vẽ, miệng đọc và thổi dài hơi ra theo vòng tròn, làm vài lần để chắc ăn là mình được bảo vệ bởi vòng Kim Cang đó .
Đêm đó, Cẩn ngủ bình an mà không bị đè nữa.
Sáng thức dậy, Cẩn sực nhớ cảm thấy ấm ức, bèn xoắn một cái nút áo cho đứt ra, xong anh ta lôi một sợi chỉ từ lai quần, cột vào hột nút, giữ khoảng cách khoảng hơn muời cen ti mét từ hạt nút đến hai ngón tay cầm.
Cẩn định tâm, bước chầm chậm mắt nhìn hạt nút bắt đầu xoay vòng tròn, đến chổ mà hạt nút đã định được vị trí ( Cẩn học được môn này từ một lão già khác hồi ở trong trại ), nếu như bình thường thì anh ta ta đã kiếm một điệu phù dán vào nơi này, hặc kiếm những gì xấu xa bỏ vào đay ( Dụng độc dĩ độc ), nhưng bây giờ ngoài trừ bộ quần áo trong người ra, chẳng có cái gì khác. Cẩn bỏ hạt nút lên tâm điểm vùng đất, và tránh xa ra không ngủ gần chổ đó.
Hiện tượng " Ma đè " trên có nhiều cách giải thích theo y học, Khoa học, cảm xa học, huyền bí học v.v... Tuy nhiên cái Cẩn cần là trị tuyệt nọc... Chứ được giải thích cho khoái lỗ nhỉ, mà vẫn cứ bị " Ma đè ", thì cũng như không !
Ai bị bệnh này mới thấy cái khổ của nó...


Cẩn lại sực nhớ đến " Con Ma Vú Dài " ở trong khám này, đã một thời chấn động SàiGòn trước 75 . Không biết là ở căn tù nào nữa . Nếu mà Cẩn bị chuyển đến căn đó, thì chẳng biết ra sao nữa ? Không chừng lại phải ra một chiêu khác, của một lão già khác trong trại nữa .
À ! Cũng đếch sợ nó ! Mình cũng sắp thành Ma như hắn rồi, trước sau gì cũng là đồng bọn, sợ cái gì nữa chứ !
Thế là Cẩn thả liều, tới đâu hay đó !... Mọi sự đều yên lành trôi qua .
Hai ngày sau, Cẩn lại bị chuyển đi phòng giam khác .
Nơi đây, mọi người đều bị còng chân bởi một thanh sắt dài, xỏ xuyên qua từ đầu này đến đầu kia, các tù nhân chỉ việc, tự còng cái vòng bán nguyệt như móng ngựa vào hai chân mình, sau đó thì thanh sắt xỏ qua, vậy là cả đám bị nhốt chung bởi thanh sắt này . Kiểu xiềng này, đã được Nhà Nước áp dụng sau 75 cho miền Nam VN ! Không biết tên nào đã nghĩ ra cách còng tập thể này nữa ? Nhưng chắc chắn một điều, đó là hắn ta đã từng làm việc ở " Địa ngục ", nên mới đem kiểu còng này lên áp dụng ở thế gian ! Người bị còng, không nghiêng được nữa phần dưới của con người, mọi thứ ăn uống, ngủ, đi vệ sinh cũng chỉ một chổ đó mà thôi, mỗi lần có người đi vệ sinh thì tất cả phải ráng bịt mũi, nín thở, khổ cho mấy người hai bên .
Tội nghiệp cho những người bị còng lâu ngày, chân và đít đều bị lỡ loét ra cả !...
Căn tù này bề rộng chừng năm mét, bề dài khoảng mười mét, mỗi bên bị xỏ chân mười tên, tổng cộng hai mươi tên.
Cẩn bị ở giữa, bên trái một anh chàng nói giọng Quảng ngãi, bên phải một lão già người Huế, giòng họ Tôn thất .
Thấy Lão già này mặt mày ủ rủ, Cẩn gợi chuyện :
- Nè ! Bác ở Huế sao lại bị giam ở đây ?
- Tui đã bỏ Huế vô Sài-Gòn, sau khi cầu Sông Hương xây xong, đã biết bỏ chạy rồi, mà tụi nó cũng đeo theo một bên như bóng với hình, thiệt là số con rệp !
- Ừ ! mà cụ mi biết cầu Sông Hương không ?
- Dạ biết ! Có phải là cây cầu mới xây sau này, trước năm 75 còn có tên là cầu mới ?
- Đúng rồi ! Khi xây xong cầu đó, là tui biết mất nước rồi, nên đã cuốn gói vô Nam, nhưng không ngờ !...
- Dạ ! Bác có thể nói rỏ được không ! chứ cháu chẳng hiểu gì cả ?
- Ừ ! Không nói thì cụ mi không hiểu mô tê chi mô !
Kinh đô Huế được xây dựng theo bộ môn Địa lý, lấy Thành nội làm chuẩn, theo phương thức Tả Thanh Long, Hữu Bach Hổ, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ.
Thành nội có một cửa thành nhìn về hướng Nam, còn gọi là cửa Ngọ môn, đàng xa phía trước có một ngọn núi chắn trước mặt, gọi là Ngự Bình, đó là Chu tước theo Địa lý Điền trạch, giòng Hương giang được xem là một con rồng uốn lượn, sống động, trong mát, nước chảy lờ đờ rất chậm, ôm vòng lấy Thành Nội như mẹ hiền giang tay ôm con ( Long như vậy mới được gọi là Long ), giòng sông này chảy uốn vòng bên trái của Thành nội, nên vùng này có tên là Thanh Long ( gồm các vùng Bải Dâu, Cồn Hến ) . Còn bên hữu của Thành nội, có một vùng đất nhô cao lên, được gọi là Bạch Hổ ( vùng đất này gồm khu vực Long Thọ và Nguyệt Biều ), phía sau lưng Thành nội có một khu vực đất rất rộng lớn nổi lên ( quên tên ), được gọi là Huyền Vũ...
Thời gian trước khi có giặc pháp tràn vào ViệtNam, thì các đời vua trước được xem là yên ổn.
Nhưng từ ngày quân Pháp vào, có lẽ Pháp đã nghiên cứu Địa lý của Kinh đô này, nên tìm cách hủy diệt Long mạch, đầu tiên họ xây một cây cầu nhỏ, tuy nhỏ, nhưng đâm trúng vào trọng huyệt cũng rất nguy hiểm, cầu đó có tên là " Cống Thanh Long ", khi xây cầu này xong thì triều đại nhà Nguyễn đã bị lung lay . Có lẽ thấy Thanh Long này bị yểm chưa đủ sức để làm sập triều dại, nên Pháp lại cho xây thêm nhà máy nước " Giả Viên " là chổ chứa nước uống tinh khiết để cung cấp cho thành phố Huế. Nhà máy nước được đào rất sâu dưới lòng đất và được đóng xuống bằng bê tông cốt sắt ngay trên địa điểm có tên là " Cầu Bạch Hổ ".
Sau khi nhà máy này này được xay cất, thì vua Bảo Đại thoái vị, triều đại nhà nguyễn hoàn toàn sụp đổ.
Chưa hết, Cầu Trường Tiền cũng được Pháp xây lên, những bê tông cốt sắt, lại đâm xuống con rồng Hương Giang, tuy chưa chết nhưng cũng gần như đứt đoạn, Việt Nam chia làm hai: nữa c.... s.., nữa Tự do .
Không hiểu cầu sông Hương được Mỹ tài trợ, hay do Chính Phủ miền Nam cung cấp, hoặc có tay trong của Bắc Bộ Phủ. Lần này con rồng bị chết thật, bởi hàng ngàn tấn xi măng và sắt đâm xuống ngay tử huyệt con rồng, miền Nam bị lọt vào tay c.... s... " Vua Chúa " đã không còn, mà " Tổng thống " cũng xóa tên, chỉ còn " Chủ Tịch " muôn năm mà thôi... (1)
- À ! Thì ra là vậy. Nhưng mà bác là giòng dõi nhà vua, sao lại không báo cho vua biết điều này ?
- Lúc xây Cống Thanh Long và Giả Viên, tui còn thanh niên, có biết cái chi mô ! Cho có gặp Vua mà nói đi nữa, biết Vua có nghe không ? Tui nghĩ là trong cung đình cũng có những vị quan lo về những chuyện ni, không biết vì răng mà chẳng có ai đề cập tới, chắc là phần số họ Nguyển đã hết nên sinh ra rứa !
Thấy anh chàng Quảng Ngải bên tay trái, đang chăm chú nghe, Cẩn buột miệng hỏi :
- Ở Quảng Ngãi có gì đặc biệt về Địa lý không anh ?
- Vùng tui thì cũng có vài điểm, không biết có phải là Địa lý hay không ? Nhưng người dân cho rằng hai ngọn núi có tên hón Ấn và hòn Bút, bởi vì hình thể của nó cũng có phần giống, lại nữa không chừng mấy ông thầy địa bày ra mà đặt tên ! Tuy nhiên mọi người đều có thể từ xa đứng ngắm hai hòn núi, thì thấy hòn Ấn có vẽ lấn ép hòn Bút, nên trong nhân gian có câu " Hòn Ấn lấn hòn Bút ", cũng vì có hòn Bút mà dân Quảng rất chăm học, đi thi cũng đổ đạc Khoa này Nguyên nọ, nhưng chẳng bao giờ nhờ vào bằng cấp mà làm lớn được, ngược lại người làm lớn để có Ấn Tín, thì lại học chẳng bao nhiêu ! (2)
Lại thêm thành phố Tam Kỳ cũng có ba cái kỳ lạ, nên mới có biệt danh là Tam Kỳ :
1. Các đường phố đi đâu rồi cũng dổ về lại Trung tâm Thành phố, cũng như đường nào rồi cũng trở về La Mã vậy .
2. Một giòng sông mà nước chảy hai chiều khác nhau.
3. Một khu vực mà chỉ riêng dân ở đây ( Đàn bà, con gái ) ngoại trừ đầu tóc và lông mày ra, còn các nơi khác trong cơ thể không bao giờ có .
- Ủa ! cũng lạ thật, mà anh biết đàn bà con gái vùng nào không ?
- Đó chỉ là truyền thuyết thôi, chứ tôi cũng chẳng biết vùng nào nữa... Tôi mà biết ! Chắc là bị thẻo ra từng mãnh vụn...

(1) Sự sụp đổ của Triều Nguyễn, và mất miền Nam do Tác giả suy luận qua Địa lý của Cố Đô Huế .
(2) Tam Kỳ - Quảng Ngãi . Trích từ Địa Dư Việt-Nam 1972

Tiếp theo :

Mấy ngày trong tù rồi cũng trôi qua, hôm nay nhằm ngày thứ sáu, Cẩn thức giấc từ sớm, để tính tóan cho đúng theo kế hoạch, thật ra chỉ để suy nghĩ và lo lắng thôi, chứ tới đâu hay đó !
Theo lão già trong trại kể, đó là chuyện ngày xưa . Hồi đó có chuyện xảy ra, là báo chí loan tin ngay . Còn bây giờ, chuyện gì cũng bưng bít, không chừng có người trốn ra được rồi, mà mình chẳng hay ! Bây giờ đổi đời rồi, mọi chuyện cũng có thể thay đổi, không chừng các cửa kỳ môn này không còn linh nữa ! Các ông thần gác cửa này, hồi xưa làm việc cho Phủ Đầu Rồng miền Nam, nay đổi chủ là Bắc Bộ Phủ, không biết có bị mất quyền làm Thần không nữa ! Không chừng cũng là... phó Thần Nam bộ như mình cũng không chừng ! Cẩn mỉm cười.
Nhưng nghĩ gì thì nghĩ, chứ mình cũng tin ông ta một nữa rồi, vã lại đã tính ngày này, cứ vậy mà tới luôn bác tài...
Khoảng chín giờ bốn mươi, Cẩn bắt đầu ôm bụng kêu đau, lúc đầu thì rên rỉ nhỏ, sau thì rên la lớn hơn, một số anh em đập vào song sắt kêu cứu !
Khoảng mười phút sau, có tên cai ngục đến hỏi, rồi hắn lại bỏ đi không nói gì cả ! Cẩn vẫn tiếp tục rên la...
Hai chục phút sau nữa, bốn tên cai ngục xuất hiện...
Cây sắt dài được tháo ra, bà con tù được vài phút thoải mái, tụi nó ném vào cho Cẩn hai sợi dây xiềng bằng sắt, biểu một tên tù còng tay và chân Cẩn lại . Xong đâu đó, chúng biểu Cẩn đến gần cửa sắt, để xem xét hai cái xiềng sắt đã còng chắc chắn chưa , sau đó thì cổng mới mở ra...
Cẩn đã đoán được điều này, anh ta cũng chẳng ngu gì mà hành động vào lúc này, cứ đọi thời cơ...
Chúng đưa Cẩn đến phòng y tế ở trong khám để chờ đợi, tại nơi đây, Cẩn lại bị còng hai chân đang bị xiềng vào thanh giường bằng sắt, vậy lại càng khó khăn hơn nữa ! Cẩn vừa rên rỉ, vừa suy nghĩ... Chỉ chờ thời cơ mà ứng biến...
trong thời gian này thì một cô y tá lấy nhiệt độ, mạch tim, áp huyết ghi vào hồ sơ.
Mười phút sau, một vị bác sĩ bước vào, tiến về phía Cẩn, ông ta rút ống nghe đặt lên ngực, tim, rồi bụng... Trong lúc này, mấy tên cai tù vẫn đứng trong phòng khám.
Vị bác sĩ khoát tay nói với chúng :
- Các anh ra ngoài đi, bệnh nhân cần phải nghĩ ngơi.
Đợi mấy tên này vừa ra khỏi phòng, ông ta vừa xem mạch tay, vừa hỏi nhỏ Cẩn :
- Giả bộ phải không ? Nói thật đi ! Tôi sẽ giúp cho nghỉ ngơi tại đây vài ngày, láo thì tôi trả lại ngay !
Cẩn gật nhẹ đầu, nãy giờ thấy ông ta khám rất kỷ, Cẩn đã nghĩ là ông này sẽ phát giác ra, vã lại cũng không dám nói láo, mấy tên cai tù vẫn còn đang đợi mình, vị bác sĩ chỉ lắc đầu một cái, là mình bị khiên về chổ cũ ngay ! Vã lại thấy mặt ông ta cũng hiền hậu, lại là người nói giọng miền Nam, thấy cũng tin tưởng hơn là bác sĩ Vẹm !
Ông ta gọi lớn ra cửa :
- Nè ! Mở còng tay ra đi, tôi cần chuyền Xi-rum.
Một tên bước vào với chùm chìa khóa, hắn mở xiềng từ tay Cẩn ra, rồi còng lại một tay vào giuờng.
- Mở ra đi, tôi cần cả hai tay để chuyền thuốc ! Các anh đã còng hay chân là được rồi ! Có gì tôi chịu trách nhiệm .
Vậy là hai tay Cẩn được mở ra, anh ta thầm cám ơn vị bác sĩ. Hai tay được mở, cơ hội đã có tới vài ba chục phần trăm...


Vị Bác sĩ vừa chuyền nước biển cho Cẩn, vừa nói :
- Cậu phải biết là không dễ gì ai đây cũng được chuyền nước biển này, chỉ dành cho trường hợp cấp cứu mà thôi ! Thấy cậu mặt mày sáng sủa, tướng mạo hiền lành, chắc là có ẩn tình gì mới bị vào đây ! Cặp mắt cậu lại đăm chiêu suy nghĩ, chắc là đang tính toán chuyện gì nan giải lắm ! Nhớ là đừng làm chuyện gì sai trái, tôi sẽ bị ảnh hưởng, vì bảo đảm mở hai tay cho cậu đó, cứ an tâm đi, đức năng thắng số, rồi cậu cũng tai qua nạn khỏi !
- Dạ ! Cám ơn bác sĩ chỉ dạy.
Cẩn suy nghĩ... Ông ta nói cũng phải, sau hơn hai tuần ở trong tù không có ánh sáng mặt trời, da thịt Cẩn trở nên trắng bốc như một công tử bột, Cẩn cao một mét bảy mươi, lại rất đẹp trai ( hơn xa những tài tử trong phim ). Hồi xưa đang trong Quân ngũ, mỗi lần đi phép xuống phố, các cô chủ quán ngồi tại quầy tính tiền, và các chiêu đãi viên đều yêu mến, bởi nét đẹp trai và cái kiêu hùng trong bộ quân phục của chàng, bây giờ thì trông chững chạc hơn và già hơn một chút, nhưng vẫn còn phong độ như ngày nào ! Ông bác sĩ này quả có con mắt nhìn người .
Sau khi chuyền vào tay trái Cẩn một bình nước biển, tay phải một bịt ny-long màu vàng, chắc là thuốc bổ, chứ ông ta đã biết là Cẩn không có bệnh gì rồi ! Cả hai được treo trên cao thành giường và đang nhỏ giọt, ông ta từ giã ra đi, để lại căn phòng vắng lặng...
Cẩn lại suy nghĩ tính toán...Vị bác sĩ nói thì vậy, nhưng đức đâu chẳng thấy, chứ cái kiểu này mình sắp chết đến nơi rồi . Nằm chờ đức năng thắng số, chắc là cái đầu rời cổ đi chơi chổ khác... Thôi thì ổng nói mặc ổng, cùng lắm thì ổng chỉ bị phạt, hoặc mất việc làm, chứ đâu phải bị đem đi xử tử, hoặc ở tù chung thân như mình ...
Cần quyết định hành động, tay trái rút mủi kim bên phải ra, nếu bị người vào bất chừng, thì mình nói nó bị sút kim . Cẩn ngồi dậy, may mà dây chuyền nước biển cũng dài, chứ không thì cũng phải rút ra nữa . Tay phải anh ta cầm cây kim, bắt đầu xoi vào ổ khóa tìm chốt mở, vừa ngoáy vừa cố nhớ lại ngày xưa...
Cẩn có một người bạn cùng khoá, sau ngày anh ta ra trường, thì được biệt phái qua Quân Cảnh, vì tốt nghiệp trường Luật. Trong lúc về phép, người bạn này yêu cầu Cẩn ở lại trong sở quân cảnh chơi với anh ta mấy ngày, lúc đó anh ta có một tên lính làm đệ tử, anh chàng này đã đi không biết bao nhiêu thứ lính rồi, mỗi lần về phép, là mỗi lần anh lính này đổi binh chủng, có lúc buồn thì trốn không đi nữa . Dù bị Cảnh sát, Quân Cảnh giam, xiềng cở nào, anh chàng ta cũng ung dung tự tại trốn ra đi chơi tiếp, chơi đã xong, thì lại vào trình diện trại giam . Thấy tính nết ngang tàng của hắn, nhưng cũng có cái nét anh hùng, nên Đại uý Quân cảnh nhà ta thâu hắn làm đệ tử .
Cẩn cũng có tính hiếu kỳ, nên xin anh lính này chỉ cho vài chiêu . Sau khi học xong, thì tay Cẩn cũng lanh lẹ lắm, chỉ vài phút sau là mở được nhiều loại khoá... Cũng nhờ vậy, mà lúc ở trong trại, thỉnh thoảng bị giam một mình như thế này, tối tới Cẩn mở khóa ra ngủ cho thoải mái, rồi sáng mai tự còng vào lại, ban quản trại không hề biết gì cả .
Xem vậy mà trong trại còn dễ chế ra đồ nghề để mở, vì anh em đông, người có cái này kẻ có cái khác . Chứ đây chỉ có cây kim mà thôi, lỡ khi cạy mà nó bị gãy, kẹt vào bên trong, tụi cai tù mà biết được, chắc chắn là mềm xương .
Cẩn hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng " Ngoáy "...
Khoảng mười phút sau, một tiếng " cắc " nhỏ kêu lên... Còng sắt đã được hé mở, chỉ cần lấy tay mở lớn ra là... Rút chân ra... ! Nhưng, đó mới chỉ là chân bên trái....


Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại ! Chẳng biết thời gian có lâu như vậy không ? Chứ hơn nữa giờ đã trôi qua, mà Cẩn mở cái còng bên chân phải vẫn chưa ra được... Lâu ơi là lâu ! Chưa bao giờ Cẩn thấy thời gian lâu như vậy, hình như thời gian bị đứng lại ở đâu đó !
Đã mấy lần, Cẩn khều đúng cái chốt rồi, nhưng mà bật mãi không lên, bật mạnh quá thì sợ gảy kim... Không chừng ổ khóa bị rét, anh ta nghĩ vậy ! Bị rét thì khổ rồi, dầu đâu mà bỏ vào cho trơn đây ? Phải có chất gì nhờn nhợt mới bung được cái lò xo bên trong... Lại phải đâp mạnh nó, mới có cơ hội cái lo xo bật lên...Nhưng đập mạnh thì bên ngoài nghe tiếng, loại này bằng kim khí nên tiếng động sẽ lớn hơn nữa !...
Ha ! Nghĩ ra cách rồi... Cẩn vội cúi đầu xuống gần cái còng, cẩn thận nhổ một bải nước miếng ngay vào lỗ khóa, nước miếng cũng là chất nhờn xài tạm đỡ, xong lấy cái gối, úp một phần lên chân phải, nơi chổ có còng, tay cầm cái còng sắt vừa mới mở ra, đập mấy cái nhè nhẹ vào phía trên gối, quả nhiên không phát tiếng kêu lớn, Cẩn đập mạnh liên tục cả chục lần , rồi bắt đầu bỏ kim vào ngoáy lại...
Quả nhiên, chùng năm phút sau, còng thứ hai được mở... Cẩn liền lầy tay bẻ rộng ra, và rút chân ra ngoài...
Vậy là hai tay, hai chân đã được tự do... Bây giờ tính đến chuyện kế tiếp...
Cẩn bổng giựt mình...số 3 8 3, lúc Cẩn tháo hai cái còng ra đã để lên giường, không biết sao mà bây giờ nhìn kỷ lại, thì cái còng mà cai tù đã còng chân Cẩn vào cái vòng tròn của thanh giường, hai cái vòng tròn này dính vào nhau y như số 8 , còn hai cái còng được mở từ chân ra để hai bên, vì còng đã được mở nên có hình như số 3. Nhìn vào thấy rõ ràng là số 3 8 3...
Thật là điên cái đầu ... 8 3 3 là tốt ; 3 3 8 là bị bắt vô ở tù ; Bây giờ 3 8 3 là nghĩa gì đây ?... Không tốt, không xấu ? Nữa tốt, nữa xấu ? Xui mà hên, hên mà xui ? Trung bình ?
Nhưng mà kế hoạch mình đã tới nước này rồi, vậy là nghĩa gì chứ ? Chẳng lẽ đeo còng vô lại, rồi xin vô ngồi trong tù, chờ Trời đến cứu ! Hay là xông đại chạy ra, có lẽ cửa tù quên đóng và không ai canh gác ! Nếu vậy thì tại sao không là 8 3 3 đi ?
Ha ! Cái ông già 8 3 3 này chơi mình thật ! Lại biểu dùng trí mà hiểu đi ! Ai hiểu, giải giùm cho nhờ một chút đi ! Chứ giờ này Cẩn tối tăm mặt mày rồi...


Tuy tối tăm mặt mày, nhưng Cẩn cũng phải suy nghĩ :
3 8 3 là : ngoài còng, trong còng, rồi ra còng. Cũng có nghĩa là mở còng, bị còng, rồi mở còng... Hình như mơ mơ màng màng chút đỉnh... À ! Mình mới được ra trại, như vậy là cũng hợp với mở còng, bây giờ bị bắt giam vào đây, tức là bị còng, vậy cái mở còng cuối cùng chắc là được thả ra... Nhưng mà nó đã mở rồi, tại sao mình vẫn ở nơi đây ?... Chẳng lẽ có ai cứu, gia đình thì từ ngày bị bắt đến giờ, không biết tin tức gì cả, một gói thuốc gởi thăm nuôi còn không có . Vậy thì ai giúp đây ? Giờ này mà chưa giúp, chẳng lẽ đợi ra khỏi cổng rồi mới giúp, hay bị bắt lại đem đi tử hình rồi mới giúp ? Hừm, thật khó hơn giải sấm Trạng Trình nữa !
Thôi lo cái thân mình trước đã đi, ổng có giúp thì tốt, không giúp thì tự mình phải lo cho mình chứ !
Cẩn tính toán... Bây giờ tay chân đều được mở rồi, với khả năng võ thuật của mình, cộng thêm mấy sợi dây xích và còng sắt này, thì mình phải đánh rớt đối phương trong chớp nhoáng, không thể để cho đối phương kêu lên một tiếng ! Nếu vào một tên thì dễ nhất, chỉ một cú chặt cạnh bàn tay A-tê-mi vào sau gáy cũng làm hắn hôn mê rồi. Nhưng nếu hai tên thì khó hơn, tên thứ hai nếu gần thì đá vào huyệt mạng môn, hoặc xa thì ném nguyên cái còng sắt vào măt, để nó bị xâm xoàng rồi mình nhào tới bồi vài cú tiếp. Còn nếu như vào đây ba hoặc bốn tên, thì phải ra đòn quyết tử . Nếu vậy thì phải đánh vào chổ hiểm, mà đánh vào những chổ này thì chắc chắn đối phương phải chết, hoặc nếu còn sống thì cũng trở thành người tàn tật . Mình cũng chẳng muốn giết họ ! Xưa kia ở chiến trường mình không giết họ, thì họ giết mình ! Còn bây giờ thì khác ! Cẩn phân vân... Thôi thì một liều, ba bảy cũng liều, tùy vào số mạng của tụi nó, tên nào vào đây, coi như nó đến ngày tận số rồi ! Nó không tận số thì mình tận số !... Sau khi đánh, thì thay áo quần của tụi nó, đội mũ sụp xuống đi ra cửa chính Nam, gặp chuyện gì thì tính sau, cùng lắm là giết vài ba tên nữa cũng chẳng sao !
Cẩn đeo những cái còng vào chân lại, còng mở hờ trong tư thế sẵn sàng, và yên tâm theo sự tính toán của mình mà chờ đợi...

Thời gian lại trôi qua... Có tiếng bước chân của nhiều người tiến về phòng bệnh, Cẩn sửa soạn lại tư thế để tấn công...Mắt nhìn ra cửa...
Một tên cai tù bước vào... Rồi hai tên... Ba tên... Ý trời ! người thứ tư lại là vị Bác sĩ...
Một điều thoáng qua trong đầu... Không thể giết ổng !
Cẩn luồn hai tay xuống chân, hai tiếng " Cắc, cắc ", còng chân đã bị đóng lại.
Trong đầu Cẩn vẫn còn ý nghĩ... Không thể giết ổng, Lương y như từ mẫu, dù ổng là VC . Hơn nữa, ổng đã giúp mình, lương tâm không cho phép làm vậy. Vì những thế đánh mà Cẩn tính toán trong đầu nãy giờ, chỉ có từ chết tới bị trọng thương, tàn tật suốt đời mà thôi . Bởi vì đánh để cho người ta nằm xuống mà không kịp la, không phải là chuyện dễ như trong phim truyện, vã lại mình dùng dây xiềng và còng bằng sắt...
Thôi số mình là thế, đành chịu vậy .
Tiếng của tên cai tù hỏi lớn :
- Anh có đồ cá nhân, bị giữ lại tại văn phòng trại giam không ?
- Dạ không ?
- Vậy thì theo chúng tôi ra trại .
- Ổng chuyển tôi đi đâu ? Cẩn hỏi lớn .
- Đi về nhà cậu, nghe rõ chưa ?
- Tôi không hiểu ông nói cái gì cả ? Cẩn nhíu mày.
Vị bác sĩ tiến tới gần, ông ta cười :
- Cậu được thả ra đó ! Có người bảo lãnh cậu . Tôi vào đây để xem lại tình trạng sức khỏe của cậu, trước khi cậu ra về.
- Ai bảo lãnh cho tôi vậy, bác sĩ biết không ?
- Không ! Tôi không biết, nhiệm vụ của tôi là chỉ khám bệnh mà thôi .
Cẩn cảm thấy thân hình nhẹ nhàng, như bay bổng lên được .
Vị Bác sĩ đẩy Cẩn nằm xuống giường, rút kim ra và khám những thủ tục cần thiết . Trong lúc anh cai tù mở khóa chân cho cẩn, hắn ta nhìn lỗ khóa còn ướt bởi nước miếng, rồi nhìn Cẩn, hắn nhíu lông mày...
Cẩn được dẫn đi theo toán cai tù, qua mấy cái cổng bằng sắt phải có chìa khóa mở và tiến về hướng Nam, ra đến văn phòng...
- Anh Cẩn...
Quang nhào đến, Cẩn bồi hồi xúc động ôm lấy em trai, tưởng đã lên ngọn đầu đài rồi, không ngờ lại gặp được em mình !...
- Cậu có sao không ? Xin lỗi tôi mới biết sáng nay, nên đã để cậu phải chịu khổ.
- Ông chủ ! cám ơn ông đã cứu tôi. Cẩn nghẹn nghào, hai tay bắt lấy tay vị đại tá công an đang đưa ra .
- Chuyện nhỏ thôi mà ! Tôi cũng lấy làm lạ, sao mà không thấy cậu trở lại dạy chó, tôi tưởng đâu có dịp cậu đã đi rồi chứ, may mà em trai cậu kiếm ra nhà tôi . Thôi mình đi, về nhà rồi hãy nói chuyện.
Cả ba đi ra khỏi trại giam, xe đã chờ sẳn...
Cẩn bấm tay Quang im lặng chỉ vào phía sau chiếc xe... Bảng số 8 3 3.
- Cậu nói cái gì về chiếc xe vậy ?
- Dạ không ! Tôi đang chỉ cho Quang về chiếc xe jaguar này, đây là một trong những mô-đen XKK, rất giá trị.
- Trong sở còn mấy chiếc như thế này nữa, sáng nay xe tôi bị nghẹt xăng, nên lấy tạm chiếc này dùng.
- Nè ! Cậu muốn về nhà tôi chơi, làm vài ly hay muốn về nhà cậu ?
- Dạ, thưa ông cho phép tôi về nhà tôi trước đi, ngày mai tôi sẽ đến hầu thăm ông .
- Cũng được ! Trưa mai cậu ghé ăn cơm trưa với tôi nhé ! Cũng đã lâu mình chưa trò chuyện . À ! Chuyện làm ăn bữa hôm mà tôi hỏi cậu, mọi chuyện đều tốt đẹp, họ đã đánh điện về rồi, cậu quả là giỏi thật .
- Không dám, ông quá khen.
Nữa tiếng sau, xe dừng lại trước nhà, Cẩn và Quang bước ra, không quên lời tái hẹn ngày mai, và cảm ơn rối rít...
Thấy bóng Cẩn, hằng xóm lại một lần nữa xúm xít hỏi thăm, chúc mừng cho anh ta đã " Tai qua nạn khỏi "...


Cẩn vào đến nhà, chẳng thấy bóng dáng ba má, hỏi ra mới biết, hai ông bà sáng sớm đã đi chùa, ở đâu đó nơi Thủ Đức, để cầu xin cho Cẩn .
Còn lại hai anh em, Quang kể chuyện...
Đã hơn hai tuần nay, gia đình đã nhiều lần đến Công An phường để xin thăm nuôi, và muốn biết tin tức của Cẩn . Nhưng những tên công an đã được lệnh, không cho thăm nuôi cũng như gửi bất cứ cái gì vào ! Chúng nó cho biết, tội của Cẩn nhẹ lắm cũng ở tù chung thân, nên những tội nhân như vậy, không được gặp bất cứ một ai.
Gia đình như là tang gia bối rối, cho đến ngày hôm qua, Quang sực nhớ là đã có lần Cẩn kể chuyện là dạy chó tại nhà của một ông Đại tá công an . Quang liều mạng, chỉ nhớ Cẩn nói là nhà kín cổng cao tường, thế là Quang cứ lần mò theo trí nhớ mang máng về chuyện Cẩn kể, cả một ngày hôm qua tìm không ra chổ.
Sáng nay thức dậy sớm, Quang cuốc một vòng nữa cầu may, trong lúc đến ngã tư đường, đang phân vân lại thấy một anh chàg chạy xe ôm Honda, đang ngồi chờ khách, bảng số xe là 8 3 3 . Quang sực nhớ đến chuyện " Ma " ngày xưa, mà Cẩn đã kể cho nghe, liền đến gần hỏi, không ngờ anh chàng này, lại rất rành các vùng của Cán bộ cao cấp ở, hắn chỉ đường một cách rất rõ ràng, và Quang đã tìm ra ngôi biệt thự, lúc đó vào khoảng mười giờ rưởi sáng nay . Cũng hên là ông ta có nhà, sau khi Quang trình bày tất cả sự việc, và nhờ ổng giúp đỡ; Ông ta vội gọi tài xế chở đến sở làm, có Quang cùmg đi, sau đó thì đổi xe và có một Thiếu tá Công an đi theo, có lẽ Thiếu tá này là phụ tá cho ổng, vậy là trong xe gồm tài xế, vị Đại tá, Thiếu tá và Quang, xe rời bánh, đàng sau có hai xe jeep công an chạy theo hộ tống, tới phường Cẩn ở.
Theo lời Quang kể lại, thì hắn rầt hả dạ, khi thấy tên Đại úy Công an phường, khúm núm như con chó cụt đuôi, khi mà vị Thiếu tá nạt nộ hắn. Chỉ mới Thiếu tá thôi mà hắn rét lên như vậy, còn Đại tá thì vẫn ngồi ngoài xe hút thuốc...
Sau đó thì xe chạy thẳng đến Khám Chí Hoà, cũng chỉ Thiếu tá Công an vào làm việc, Ông Đại tá vẫn ngồi trong xe hút thuốc, và ông chỉ ra khỏi xe, khi biết được là Cẩn đang trên đường đưọc dẫn ra khỏi khám...
Quang cũng cho biết mấy anh em Cựu Quân nhân đã đến thăm, khi nghe tin Cẩn bị bắt, họ cho rằng Cẩn bị bắt vì đã nói ra những điều, mà Nhà Nước không ưa nghe, trong buổi tối họp để " Tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa " ...

Khoảng một giờ sau, thì ba má Cẩn về đến nhà, ông bà hết sức mừng rỡ, như hôm gặp lại Cẩn sau tám năm xa cách.
Ba má Cẩn ngồi xuống bàn, kêu Cẩn ngồi vào chổ đối diện, ông nói :
- Con tìm cách mà đi đi ! Nếu Ba biết trước chuyện ông thượng sĩ Bố già gì đó, đã có ý giúp con, thì ba đã biểu con đi từ lâu rồi . Ba má biết con có hiếu, nhưng con ở lại đây cũng chỉ làm khổ thêm cho gia đình mà thôi ! Không phải con nghĩ là kiếm được chút tiền, để lo cho ba má về già là hiếu đạo đâu ! Con xem đó, má con mấy ngày qua đã hóc hác, xuống mất mấy ký rồi. Con ở lại chỉ gây khổ thêm cho gia đình, tính tình con ba biết mà, con không thể nhịn mãi được đâu, bắt đầu hôm nay con cố tìm chổ mà đi đi, nếu cần thiết thì bán căn nhà này . Con phải đi, nhất định phải đi, dù chết hoăc sống ba má cũng chấp nhận, ba má đã bàn với nhau cả tuần nay rồi, chỉ cần con ra được, là phải tiến hành ngay, nếu không, sớm muộn gì con cũng vô lại trại tù, lần sau không được may mắn có người giúp như bây giờ đâu. Đó là quyết định của ba má, con hãy suy nghĩ lại mà tính toán đi ...
Cẩn im lặng lắng nghe, suy nghĩ... Quả thật ba mình nói đúng, mình ở lại chỉ gây khổ thêm cho gia đình ...

... Ánh hoàng hôn vừa buông xuống, thì có tiếng gõ cửa, Quang bước ra, vừa mở cửa, hắn ta đã la lớn :
- Ông đến đây làm gì ? Muốn bắt người lần nữa sao ?
Vừa lúc Cẩn và bố mẹ bước ra phòng khách . Thì ra là anh chàng trưởng công an phường, hắn ta cúi đầu :
- Chào hai bác ! Chào anh Cẩn .
Cả gia đình không ai lên tiếng, vì chẳng ai hiểu hắn đến đây làm gì...
Hắn lụm khụm, hai tay bưng một hộp dồ được gói giấy màu bên ngoài...
- Cháu đến đây để xin lỗi hai bác, và anh Cẩn, vì nhân viên của cháu đã làm việc sai lầm, xin hai bác và anh rộng lượng thứ lỗi cho...
Hắn bước vào không đợi ai mời, rồi đặt hộp gói giấy màu lên bàn, nói tiếp :
Cháu không biết anh Cẩn là người của Thiếu tá trưởng công an quận, nếu biết thì anh em tụi cháu đã không dám làm phiền tới ảnh, cháu đến đây thật lòng muốn xin lỗi, xin hai bác và anh nhận một chút quà mọn này mà tha thứ cho cháu...
Cả nhà đều im lặng ... Hắn lại cúi đầu khúm núm :
- Thưa hai bác, thưa anh ! Cháu đã thành tâm biết lỗi, xin rộng lượng tha cho cháu...
Ba Cẩn nổi giận :
- Được rồi, ông hãy về đi, chúng tôi xem như không có gì xảy ra, hãy đem mấy cái này về lại đi .
- Dạ ! Thưa hai bác, nếu hai bác không nhận món quà này, thì hai bác vẫn còn giận cháu, nếu hai bác đã thật tình tha lỗi cho anh em cháu, thì xin hay nhận một chút quà mọn này, để biểu hiệu sự rộng lượng của hai bác và anh Cẩn...
Cẩn lên tiếng :
- Ba tôi đã nói rồi, coi như không có gì xảy ra, từ nay ông đừng làm phiền tôi nữa là tốt lắm rồi ! Hãy đem đồ về đi .
Hắn quay qua má Cẩn :
- Xin bác nhận giùm chút quà mọn này, để cháu yên tâm đi về, chỉ một ít trà rượu theo phép tắc xin lỗi mà thôi !
Má Cẩn quay nhìn Cẩn rồi nói :
- Thôi thì một chút lòng thành thật của ông ta, hãy nhận đi để ông ta về, má cũng mệt rồi, muốn đi nghĩ.
Nghe bà nói vậy, hắn bưng gói đồ ra khỏi bàn rồi đưa sang cho Quang, Quang nhìn mẹ :
- Thôi cứ nhận đi, mình không nhận thì cũng nhỏ mọn như người khác, nhận đi để ông ta về. Tiếng bà mẹ.
Quang đở lấy món đồ, hắn ta xin lỗi mấy lần nữa, rồi lại cám ơn rối rít và cúi đầu đi nhanh ra cổng...
Quang đặt gói dồ xuống bàn, quay qua hỏi bố mẹ :
- Con muốn mở ra để xem hắn dỡ cái trò gỉ nữa không ?
Bố Cẩn gật đầu, Quang xé những tờ giấy bọc bên ngoài ra, rồi mở hộp. Quả thật có hai chai rượu ngoại loại đắt tiền, hai hộp trà Tàu bằng thiết trông đẹp mắt. Và một hộp nhỏ hình chữ nhật, Quang xé giấy bọc xung quanh và mở ra...
- Một, hai, ba... Mười. Ha ! Mười lượng vàng. Quang buột miệng.
Mẹ Cẩn lên tiếng :
- Ngày mai đem trả hết cho nó ! Hừm ! Tính giết người, giết không được, bây giờ lại hối lộ... Đồ vô loại.
- Không ! Mình trả lại hắn, là tự chuốc khổ vào thân ! Ba Cẩn lên tiếng rồi tiếp :
- Bà không thấy bộ mặt lì lợm của nó hay sao ? Hắn muốn mình nhận cho bằng được, nên đã đích thân hạ mình mà tới đây. Nếu mình trả lại, thì hắn cứ nghĩ là mình còn thù hắn, vì để tự vệ, không chừng hắn lại ra tay bằng cách khác, thì mình cũng chuốc khổ vào thân . Chẳng qua, hiện tại là hắn tưởng mình có thế lực với ông trưởng công an quận, nên mới xuống nước với mình . Do đó nếu trả lại, là tự mình tạo cho hắn sự lo sợ, phập phòng, và phải tìm hiểu về mình, thì sẽ bễ chuyện ra .
- Vậy thì phải nhận à !
- Đúng, phải làm ngơ coi như là mình đã nhận, hơn nữa, sau này có gặp hắn cũng nên vui vẽ, để cho mọi sự hắn không còn chú ý, thì thằng Cẩn mới có cơ hội đi được.
- Ba à ! Nếu vậy thì dùng số vàng này lo cho anh Cẩn đi đi ! Quang nói.
- Không được ! Số vàng này là do hắn đã ăn trên nước mắt, xương máu của những người nào đó, tình cảnh vừa qua con cũng đã biết, nếu như gia đình mình có số vàng như vậy, thì ba cũng đã đút lót cho nó, mà lo cho anh con ra rồi .
Ổng ho một tiếng rồi nói tiếp :
- Tiền của làm bằng mồ hôi nước mắt, mà còn khó giữ, chứ thứ đồ này có bao nhiêu cũng không giữ được đâu ! Đồ này mà lo cho thằng Cẩn đi vượt biên, thì t*o chắc nó sẽ vô tù chứ chẳng tới bờ bến nào đâu !
- Vậy thì ba tính sao ? Quang hỏi.
Ba Cẩn nhìn qua mẹ, rồi khẻ tiếp :
- Bà nhớ cái viện mồ côi hồi sáng này mình ghé vào không ? Mấy đứa bé trông thấy da bọc xương, thiếu thốn mọi thứ, mình đổi thành tiền mua gạo và thức ăn đem tới cho chúng, rồi kiếm những chổ khác nữa . Thời buổi này cũng không thể tin mà giao cả hết cho họ, cái gì cũng nhà nước quản lý, không chừng lại đem tới cho miệng khác.
- Ông nói hay đó, vậy cứ làm theo ý ông đi .
- Con cũng đồng ý. Quang vui vẽ nói lớn.
Cẩn không nói, mĩm cười ! Anh ta vui trong lòng vì đã có được một gia đình như vầy...

Cẩn sáng nay thức dậy sớm . Vừa thúc giấc, anh ta véo mấy cái cái vào mặt mình... Đau thật, vậy thì đây là sự thật rồi, mình đã được ra tù thật, chứ không phải là giấc mơ đâu ! Cẩn cố làm vài cái nữa, y như lần trước được ra tù từ ngoài Bắc . Ghê thật, nhớ lại tám năm ở trong trại, đã nhiều lần nằm mơ thấy mình đưọc tha về, cũng tự biết véo mình, để xem có đau không ? Cũng biết đau, cũng y như thật, cũng biết lý luận biết đau là sự thật rồi, mừng quá vì sắp gặp lại gia đình, nhưng đến khi tiếng kẻng của trại tù đánh thức dậy, thì ra chỉ là giấc mơ hoa...
Cẩn vừa uống Cà-Phê, vừa hút thuốc suy nghĩ...
Chẳng lẽ mình áp dụng kỳ môn của Lão già trong trại đúng chăng ?
Có lẽ mình đã ra khỏi cửa đúng giờ đã tính toán, nên mọi chuyện đều thông suốt ? Sao mà phù hợp giờ mình tính toán, thì Quang cũng tìm ra nhà ông chủ ! Lại dẫn mình đi ra đúng hướng Nam nữa chứ !
Nhưng mà Cái lão 833, sao mà trùng hợp vậy, Quang suốt cả ngày hôm trước tìm không ra nhà, vừa gặp anh chàng chạy xe thồ, với bảng số 833, hắn ta lại rành rõi chỉ đường ? Khi mình ra, thì lại đi xe ông chủ mang bảng số 833 . Lại nữa, lúc mình tháo còng ra rồi thì hiện ra 383, có thể bây giờ mình tạm hiểu là ông ta báo trước mình đã được thả rồi, mà báo cái kiểu này, ai mà hiểu chứ . Xém chút nữa ra tay giết người, thì ai mà cứu nỗi đây ! May mà có ông bác sĩ, hay là ông ta xúi ông bác sĩ vào để mình ngưng tay lại ! Nếu quả vậy thì ông ta hiểu cái Tâm của mình thật .
Nhưng mà thực tế nhất là cái ông chủ, nếu ông ta không đến thì ai thả mình ra đây ? À ! Nhưng tại sao ổng lại đi chiếc xe mang số 833 chứ !
Ôi ! Thật là nhức cái đầu , ai mặc kệ ! Bây giờ mình ra được là tốt rồi ... Nghĩ làm gì cho mệt trí !

... Cẩn loay hoay làm vài công việc quét nhà, phủi bụi, giặt mấy bộ quần áo, thì cũng gần trưa . Anh ta thay bộ áo quần, rồi ra xe phóng đền nhà ông chủ chó...
Vừa bước vào cổng, thì thấy ông chủ đang đứng tiếp chuyện với ba người trước thềm nhà, trong nhà có vẽ khách đông lắm, xe hơn vài chục chiếc.
Cẩn có vẽ ngần ngại, thì tiếng của ông chủ kêu lớn :
- Cậu Cẩn ! Đến đây .
Cẩn đi vội đến, bắt tay ông chủ đang xè ra . Ông ta vừa dẫn vào nhà, vừa giới thiệu những người cũ, mà Cẩn đã gặp và những người mới... Đến phiên ba người đứng gần ổng :
- Đây là ba vị Bác sĩ... làm việc tại " Xưởng đẻ Từ Dũ " (1). Và đây là cậu Cẩn, nhà Tử Vi toán số, vừa ra khỏi Khám Chí Hoà ngày hôm qua .
Hai bên bắt tay nhau . Một vị Bác sĩ hỏi lớn :
- Tôi có nghe mấy người bạn nói về anh, tuy nhiên tôi có điều thắc mắc . Tại sao anh giỏi Tử Vi như vậy, mà chuyện vào tù, anh lại không biết để mà tránh đi ?
- Thưa ông , biết là một chuyện, còn tránh khỏi hay không là một chuyện khác ! Biết không có nghĩa là tránh được .
- Như vậy cậu nói số mạng không đổi được !
- Không hẳn là thế ! Có thể đổi được, mà cũng có thể không đổi được .
- Cậu nói như vậy ý là sao ? cậu có thể nói rõ được không ?
- Vâng, tôi sẽ cắt nghĩa với ông sau . À ! Mà các ông làm việc tại xưởng đẻ, vậy xưởng đẻ đó là Gà hay Vịt vậy ?
- Đó là xưởng đẻ người. Một vị bác sĩ lên tiếng có vẽ giận dữ .
- Ủa ! Từ hồi tới giờ tôi mới nghe danh từ này lần đầu . Mà Xưởng đẻ này ở đâu vậy ?
Thấy vị bác sĩ kia có vẽ giận, ông chủ nhà lên tiếng :
- Cậu Cẩn vừa được trả tự do từ ngoài Bắc vào đây, cậu quả thật không biết đấy ! Rồi ông ta quay qua Cẩn :
- Đó là Bệnh viện Từ Dũ hồi xưa, có từ trước năm 75 .
Ông bác sĩ kia có vẽ nguôi xuống, khi nghe sự lên tiếng của ông chủ nhà.
- Cậu quả thật không biết à !
- Tôi thật sự không biết là các ông đổi lại danh từ này ! À ! Mà tại sao các ông không giữ lại như cũ, có phải nghe hay hơn không ?
- Không được, chúng ta đã bị người Tàu độ hộ hơn ngàn năm rồi, bây giờ chúng ta đã Độc Lập, nên cũng phải dùng từ tiếng Việt của ta chứ !
- Nhưng tại sao các ông không dùng từ khác, ví dụ là Nhà hộ sinh Từ Dũ v.v...
- Không được, có chữ " Hộ " có nghĩa là Tàu rồi. Cậu còn trẻ không hiểu đâu ! Chứ tụi Tàu nó khoe khoang một chữ của nó có tới hơn sáu nghĩa, trong khi cả thế giới không ai có sáu nghĩa như nó .
- Vậy sao ! Mà ông cho ví dụ được không ?
Cả phòng khách im lặng, vị bác sĩ tiếp :
- Ừ ! Ví dụ chữ " Lục " : 1. Lục có nghĩa là ngắn, như súng lục. 2. Lục là màu xanh, như màu xanh lục. 3. Lục có nghĩ là tìm kiếm, như lục lạo trong túi. 4. Lục là gây gỗ, phiền toái, như gia dình đang lục đục. 5. Lục là bộ, như lục hành là đi bộ, hoặc Thủy quân Lục chiến mà mình gọi là lính thủy đánh bộ. 6. Lục có nghĩa là sáu, như lục đoạn là sáu khúc...Do đó chữ " Bệnh Viện " là chữ Tàu, nên chúng ta cần phải đổi.
Cẩn lên tiếng :
- Theo tôi, không nhất thiết phải đổi như vậy, tuy Tàu có đô hộ ta, lẽ đương nhiên chúng ta có bị ảnh hưởng về nhiều khía cạnh trong đó có Văn hóa . Nhưng đôi khi một số chữ của họ cũng làm hay lên ý nghĩa của một sự việc, bây giờ chúng ta hãy so sánh " Bệnh Viện Từ Dũ " và " Xưởng Đẻ Từ Dũ ", hai cái từ này, cái nào hay hơn . Vả lại chữ Bệnh Viện là từ tiếng Hán phiên âm ra tiếng Việt của chúng ta, chứ người Tàu đâu có phát âm Bệnh Viện như chúng ta đâu ! Hơn nữa chúng ta cũng có niềm hãnh diện riêng về văn học của chúng ta mà !
- Đâu ! Cậu có gì để chứng minh là chúng ta kiêu hãnh về tiếng Việt của mình ?
- Được rồi quý vị hãy nghe tôi kể một câu chuyện sau đây :
Cẩn tằng hắng, nhìn quanh tìm nước uống. Ông chủ quả biết điều, lấy chai Hennessy đang cầm trên tay, chế cho Cẩn một ly đầy. Cẩn làm một hớp phân nữa rồi lên giọng :

- Có một cặp vợ chồng . Trước khi bà lấy ổng thì đã có một đứa con riêng, thằng bé này có tên là A ( 10 tuổi ). Và ông này trước khi lấy bả cũng có một đứa con riêng, đứa bé này có tên là B ( 8 tuổi ). Sau khi hai ông bà sinh sống với nhau một thời gian, thì sinh hạ môt cháu trai, đứa bé này có tên là C ( 6 tuổi ).
Này xin quý vị hãy lưu ý : Thằng bé C có sự liên hệ với cả hai, A ( anh em cùng mẹ khác cha ) và B ( anh em cùng cha khác me ). Còn hai đứa bé A va B tuyệt đối không có liên hệ gì với nhau, cũng giống như người dưng nước lã vậy, có phải không ?
Cả phòng khách nhao lên :
- Đúng vậy ! Quả đúng vậy .
- Một hôm, thằng B chơi bắn bi với thằng C. Thằng A từ đằng xa chạy đến, giựt hết tất cả các hòn bi, rồi chia đều ra làm ba . Hắn ta nói như sau : ( Cẩn làm điệu bộ như thằng nhỏ đang chia bi )
- Hòn này của thằng này, hòn này của thằng này, hòn này của thằng này .
Cả phòng khách cười lên, khen hay rối rít .
Cẩn lên tiếng :
- Trong các quý vị ở đây, có nhiều người đã từng du học các nước " anh em ", vậy xin lưu ý để xem có thể dịch ra tiếng nước " anh em " không ? Thì xin hãy cho tôi biết !
Cẩn kể tiếp :
- Chơi môt lát thì hai thằng, B và C không cho thằng A chơi, vì thằng A lớn hơn, và chơi hay hơn, nhưng thằng A vẫn cứ nhào vô chơi, chẳng kể gì cho với không . Sau đó thì có chuyện ẩu đã xảy ra, hai thằng B và C cùng một phe, xúm vào đánh thằng A, nhưng thằng A mạnh hơn, đánh cả hai thằng B và C thua . Thằng B vội chạy vào nhà mách bố ! Ông này ra, thấy sư việc như vậy, tức giận cả ba đứa, đã phá giấc ngủ trưa, nên Ổng lấy roi ra đánh. Tuy là đánh cả ba đứa con, nhưng hai thằng B va C thì bị đánh ít, vì là con của ổng, còn thằng A thời không phải, nên bị ổng đánh nó nhiều nhất...
Thằng A bị đòn nhiều đau quá, vừa lúc thấy mẹ đi chợ về, hắn ta càng bù lu bù loa khóc lớn hơn . Bà mẹ dỗ ngọt, thì nó kể lại như sau :
Ngưòi ta chơi với người ta, mà hổng cho người ta chơi, nhưng người ta muốn chơi, nên người cứ vô chơi với người ta. Rồi người ta với người ta xúm lại đánh người ta, người ta tức quá, người ta đánh cho người ta với người ta thua. Rồi thì người ta chạy vào mách người ta . Người ta cầm roi ra đánh người ta với người ta, và người ta . Nhưng người ta đánh người ta với người ta thì ít, mà người ta đánh người ta thì nhiều...
Cả phòng khách cười rộ lên, khen nức nở :
- Hay thật là hay, đúng là không có thứ tiếng nào trên thế giới dịch được...
Cẩn kể tiếp :
- Sau khi nghe con kể chuyện, bà hiểu ngay sự việc, bả giận lắm, mặt hầm hầm cả buổi chiều.
Tối đến, bà vào phòng lấy mền chiếu qua giường khác ngủ, khi đi ngang qua ổng, bà nói trỏng :
- Nè ! Mình có ngủ, thì ngủ một mình mình đi, chứ mình không ngủ với mình đâu !
Ông ta nghe câu nói, liền hiểu vợ mình giận rồi.
Đợi bà nằm một lát, ông ta chui vào giường muốn làm huề . Thấy bà nằm yên không nhúc nhích, ông ta vội lên giọng làm huề trước...
( Đoạn này Cẩn vừa kể vừa ra tay chân điệu bộ như thật )
Ổng vừa gác chân lên người bả, miệng vừa nói :
Mình ơi ! Mình gác chân của mình lên mình mình chơi, được không mình ?
Thấy bả vẫn làm thinh, ổng được trớn làm tới, lại bỏ cánh tay qua đụng vào người bà, miệng nói :
Mình à ! Mình bỏ cánh tay của mình lên mình mình chơi, mình chịu không mình ?
Lúc này có lẽ bà nhịn không được cái trò làm huề của ổng, vội hất tay chân ổng ra, rồi lấy cái gối dài bỏ vào giửa để chia hai hai người.
Ông ta thấy mình đã xuống nước mà bả có vẽ đoạn tình, nên giận lên, ôm cái gối đôi xuống đất.
Bả thấy ổng đã không xin lỗi, mà còn làm vậy, nên giận quá, chân đạp ổng rớt xuồng đất, miệng nói :
Xí... ! Ấy người ta, người ta không cho ấy, rồi ấy của người ta...
Cả phỏng khách ôm bụng cười...

Cẩn đợi một lát cho dịu lại tiếng cười, anh ta nói :
- Chuyện còn tiếp, nhưng tôi tạm ngưng nơi dây để xin hỏi quý vị... Có phải tiếng Việt của mình cũng phong phú lắm không ?
- Đúng vậy ! Đúng vậy...
- Vậy thì nhằm nhò gì ba cái chữ lẽ tẽ " Bệnh Viện ", mà các ông lại phải đổi thành " Xưởng Đẻ " ?
Vị Bác sĩ có cái bản mặt hầm hầm lúc đầu tiên gặp Cẩn, ổng nói :
- Cậu có lý lắm, chúng tôi sẽ họp lại về khía cạnh này, và nhất định sẽ theo lời cậu...
Cả phòng khách vỗ tay...

(1) Bệnh viện Từ Dũ tại Sài-Gòn đã bị đổi thành Xưởng Đẻ Từ Dũ sau 1975. Sau này đã đổi lại " Bệnh Viện Từ Dũ "

Thanked by 3 Members:

#23 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12937 Bài viết:
  • 25406 thanks

Gửi vào 06/12/2022 - 11:29

Quả nhiên, chùng năm phút sau, còng thứ hai được mở... Cẩn liền lầy tay bẻ rộng ra, và rút chân ra ngoài...
Vậy là hai tay, hai chân đã được tự do... Bây giờ tính đến chuyện kế tiếp...
Cẩn bổng giựt mình...số 3 8 3, lúc Cẩn tháo hai cái còng ra đã để lên giường, không biết sao mà bây giờ nhìn kỷ lại, thì cái còng mà cai tù đã còng chân Cẩn vào cái vòng tròn của thanh giường, hai cái vòng tròn này dính vào nhau y như số 8 , còn hai cái còng được mở từ chân ra để hai bên, vì còng đã được mở nên có hình như số 3. Nhìn vào thấy rõ ràng là số 3 8 3...
Thật là điên cái đầu ... 8 3 3 là tốt ; 3 3 8 là bị bắt vô ở tù ; Bây giờ 3 8 3 là nghĩa gì đây ?... Không tốt, không xấu ? Nữa tốt, nữa xấu ? Xui mà hên, hên mà xui ? Trung bình ?
Nhưng mà kế hoạch mình đã tới nước này rồi, vậy là nghĩa gì chứ ? Chẳng lẽ đeo còng vô lại, rồi xin vô ngồi trong tù, chờ Trời đến cứu ! Hay là xông đại chạy ra, có lẽ cửa tù quên đóng và không ai canh gác ! Nếu vậy thì tại sao không là 8 3 3 đi ?
Ha ! Cái ông già 8 3 3 này chơi mình thật ! Lại biểu dùng trí mà hiểu đi ! Ai hiểu, giải giùm cho nhờ một chút đi ! Chứ giờ này Cẩn tối tăm mặt mày rồi...


Tuy tối tăm mặt mày, nhưng Cẩn cũng phải suy nghĩ :
3 8 3 là : ngoài còng, trong còng, rồi ra còng. Cũng có nghĩa là mở còng, bị còng, rồi mở còng... Hình như mơ mơ màng màng chút đỉnh... À ! Mình mới được ra trại, như vậy là cũng hợp với mở còng, bây giờ bị bắt giam vào đây, tức là bị còng, vậy cái mở còng cuối cùng chắc là được thả ra... Nhưng mà nó đã mở rồi, tại sao mình vẫn ở nơi đây ?... Chẳng lẽ có ai cứu, gia đình thì từ ngày bị bắt đến giờ, không biết tin tức gì cả, một gói thuốc gởi thăm nuôi còn không có . Vậy thì ai giúp đây ? Giờ này mà chưa giúp, chẳng lẽ đợi ra khỏi cổng rồi mới giúp, hay bị bắt lại đem đi tử hình rồi mới giúp ? Hừm, thật khó hơn giải sấm Trạng Trình nữa !
Thôi lo cái thân mình trước đã đi, ổng có giúp thì tốt, không giúp thì tự mình phải lo cho mình chứ !

đỉnh cao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 06/12/2022 - 11:28, said:

Quả nhiên, chùng năm phút sau, còng thứ hai được mở... Cẩn liền lầy tay bẻ rộng ra, và rút chân ra ngoài...
Vậy là hai tay, hai chân đã được tự do... Bây giờ tính đến chuyện kế tiếp...
Cẩn bổng giựt mình...số 3 8 3, lúc Cẩn tháo hai cái còng ra đã để lên giường, không biết sao mà bây giờ nhìn kỷ lại, thì cái còng mà cai tù đã còng chân Cẩn vào cái vòng tròn của thanh giường, hai cái vòng tròn này dính vào nhau y như số 8 , còn hai cái còng được mở từ chân ra để hai bên, vì còng đã được mở nên có hình như số 3. Nhìn vào thấy rõ ràng là số 3 8 3...
Thật là điên cái đầu ... 8 3 3 là tốt ; 3 3 8 là bị bắt vô ở tù ; Bây giờ 3 8 3 là nghĩa gì đây ?... Không tốt, không xấu ? Nữa tốt, nữa xấu ? Xui mà hên, hên mà xui ? Trung bình ?
Nhưng mà kế hoạch mình đã tới nước này rồi, vậy là nghĩa gì chứ ? Chẳng lẽ đeo còng vô lại, rồi xin vô ngồi trong tù, chờ Trời đến cứu ! Hay là xông đại chạy ra, có lẽ cửa tù quên đóng và không ai canh gác ! Nếu vậy thì tại sao không là 8 3 3 đi ?
Ha ! Cái ông già 8 3 3 này chơi mình thật ! Lại biểu dùng trí mà hiểu đi ! Ai hiểu, giải giùm cho nhờ một chút đi ! Chứ giờ này Cẩn tối tăm mặt mày rồi...


Tuy tối tăm mặt mày, nhưng Cẩn cũng phải suy nghĩ :
3 8 3 là : ngoài còng, trong còng, rồi ra còng. Cũng có nghĩa là mở còng, bị còng, rồi mở còng... Hình như mơ mơ màng màng chút đỉnh... À ! Mình mới được ra trại, như vậy là cũng hợp với mở còng, bây giờ bị bắt giam vào đây, tức là bị còng, vậy cái mở còng cuối cùng chắc là được thả ra... Nhưng mà nó đã mở rồi, tại sao mình vẫn ở nơi đây ?... Chẳng lẽ có ai cứu, gia đình thì từ ngày bị bắt đến giờ, không biết tin tức gì cả, một gói thuốc gởi thăm nuôi còn không có . Vậy thì ai giúp đây ? Giờ này mà chưa giúp, chẳng lẽ đợi ra khỏi cổng rồi mới giúp, hay bị bắt lại đem đi tử hình rồi mới giúp ? Hừm, thật khó hơn giải sấm Trạng Trình nữa !
Thôi lo cái thân mình trước đã đi, ổng có giúp thì tốt, không giúp thì tự mình phải lo cho mình chứ !

đỉnh cao
ngày xưa mình được dạy 8 là còng, con số khoá
còn số 3 là mở còng thì lần đầu tiên nghe
vậy số 1 là gì??? quẻ càn, chữ A cũng là quẻ càn

#24 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 07/12/2022 - 13:09

Tiếp theo :

Cẩn mĩm cười về danh từ " Xưởng Đẻ ", mà mấy ông này đã đổi từ chữ " Bệnh Viện ".
Có người lại lên tiếng :
- Thưa thầy :
" Tôi thấy Tử Vi thời nay lộn xộn quá! Tam sao thất bổn, ai cũng cho mình là đúng nhưng khi giải đoán thì lung tung có trúng là do " rùa " mà trúng, nên mới tò mò xem Thầy có chiêu nào hay trong Tử Vi không ? Tử Vi " Bắc Phái " thì họ Trần đã biết rất rõ và dấu; nên không ai học được. Còn " Nam Phái " thì cũng như mọi người đã biết, còn phái " Lão già trong trại " thì không biết ra sao ? Hy vọng Thầy vì muốn cứu thiên hạ thì góp chút sức vậy!!! " (1).
Cẩn vói tay cầm ly rượu trên bàn, hớp một hơi hết phân nữa còn lại . Anh ta cười thầm : Mình từ một tên " Dạy chó ". bây giờ đổi qua làm " Thầy bói ", được dân chữ nghĩa ở đây gọi bằng " Thầy "... Thầy nào cũng là Thầy thôi !... Hi Hi Hi. Cẩn tằng hắng một tiếng rồi trả lời :
- À ! Câu hỏi này giống y chang của một người bạn đã hỏi tôi , rất tiếc không có mặt anh ta, nên tôi chưa trả lời được !
- Tại sao mà Thầy chưa trả lời được ?
- À ! Chuyện là như thế này, ngày đầu tôi mới đến Hội Tử Vi Lý số ở đường Trần Quý Cáp, thì có duyên quen anh bạn này đầu tiên, tính anh ta ít nói, nhưng người rất tốt . Có bữa đang nhậu quá chén, thấy anh ta bước vào, tôi bèn nói giởn : lần sau đến nhậu nhớ mang rượu theo ! Có lẽ anh ta cũng đã làm ở đâu đó một chầu rồi, nên khi nghe tôi nói vậy, anh ta đã rời bàn và đi về, tôi định sẽ gặp lại anh ta để xin lỗi, và kể cho anh ta những gì mà mình đã nghe được từ mấy Lão già, nhưng tiếc thay anh ta chưa trở lại.
- Vậy thì Thầy chỉ nói khi có anh này thôi à !
- Đúng vậy ! Tôi hứa thầm trong lòng là sẽ nói khi có anh ta mà thôi .
- Vậy anh ta bây giờ ở đâu ?
- Hình như tôi nghe là mở quán " Dzịt Dật " đâu đó ở tận Cà Mâu, nhưng tôi tìm không ra !
- Có khi nào anh ta giận mà chẳng trở lại nữa không ?
- Không, anh ta là đấng " Nam nhi đại trượng phu " mà ! Không có đâu, anh ta nhất định sẽ trở lại, có lẽ quán đông khách, chưa có người trông coi, nên chưa trở lại được .
- Nhưng đặt giả thuyết là anh ta không trở lại nữa !
- Vậy thì xem như quý vị không có duyên vậy .
Có tiếng người lẩm bẩm nhỏ, nhưng Cẩn vẫn nghe rõ :
- Hừm ! Muốn nghe một chút mà cũng bị khó dễ !...
Lại có người lên tiếng :
- Thầy đã nghe từ mấy " Lão già trong trại ", vậy thầy nghe được bao nhiêu môn về Bói toán ?
- Mỗi thứ một chút, đủ để phòng thân .
- Vậy thầy có biết về Phong thuỷ không ?
- Cũng biết chút đỉnh ! Mà Ông muón nói về Dương trạch hay Âm trạch .
- Tôi đang định mua nhà, vậy thầy nói giùm một chút của thầy về Dương trạch đi ! À mà có tin được không ?
- Toán học mà, sao lại không tin được !...
...Quả là nhà giáo, vị giáo sư dạy trường Đại học Bách khoa, vội vàng mở cái bảng nhà nghề của ổng ra, đem dựng lên vào chổ bửa hổm mà Cẩn viết vẽ số Ma phương Tử Vi...
- Nè phấn đây, mời Thầy lên bảng. Vị giáo sư nói.
Cẩn mân mê cái ly trong bàn tay... Phân vân nửa muốn giảng, nữa không !
Ông chủ lại bước đến rót cho Cẩn một ly đầy, ông ta nói :
- Đừng e ngại ! Cậu hãy vì chổ thân tình giửa tôi và Cậu mà hãy nói cho mọi người nghe .
Cẩn nhìn ông ta, quả thật vậy, ổng đã đến khám Chí Hòa để bảo lãnh mình ra, mình phải ơn trả nghĩa đền chứ !
- Được rồi, tôi sẽ vì ông mà nói về môn này.
Cẩn bước tới đứng trước cái bảng, nhìn mọi người đang chen chúc ngồi xuống đất... Cẩn cầm cục phấn lên, bắt đầu vẽ một ô vuông lớn, rồi vẽ các đường thẳng bên trong thành sáu mươi bốn ô vuông nhỏ : (*)


7 3 2 1 4 8 9 6

6 9 8 4 1 2 3 7

3 7 1 2 8 4 6 9

9 6 4 8 2 1 7 3

1 2 3 7 6 9 8 4

4 8 9 6 7 3 2 1

2 1 7 3 9 6 4 8

8 4 6 9 3 7 1 2


Cẩn nhìn xuống , mọi người đều đang lẩm nhẩm cộng, lần này thì họ đã hiểu rồi, không ngạc nhiên như lần trước. Tuy nhiên Cẩn cũng lên tiếng :
- Các con số trên, nếu cộng lại với nhau theo chiều ngang, chiều dọc hoăc chéo, đều có số thành là 40.
Có tiếng người nói lớn :
- Không ngờ Phong thủy mà cũng toán học ha !
Vị giáo sư lên tiếng :
- Tại sao tôi lại không nghĩ đến chuyện này kìa ! A À ! Ngang đây là tôi đã hiểu rồi .
- Ông quả thông minh thật, không hổ là giáo sư Đại học.
Lại có người hỏi :
- Cái này gọi là Ma phương số của Phong thủy phải không ?
- Đúng vậy .
- Nhưng mà để làm gì ?
- Thì để tính ra phương hướng cát hung và mọi chuyện trên đời có liên quan đến con số .
- Thầy nói vậy tôi mới hiểu mơ mơ màng màng mà thôi ! Xin vui lòng cắt nghĩ nữa được không ?
- Thì cũng như Tử vi vậy, ráp các Bát quái vào là hiểu chuyện ngay .
Thôi tôi phải đi gặp người quen, nếu các vị còn ở đây, chừng một tiếng nữa tôi sẽ trở lại... Xin tổng chào.


(1) Trích lời của bạn TC và đổi chút đỉnh cho phù hợp câu chuyện.

(*) Copyright. Trích từ sách " Phong Thủy Luận " của Tác giả . Cũng không có tiền in, tuy nhiên đã nộp lưu chiểu ( Copyright ). Một ngày đẹp trời nào đó trúng vé số, thì sẽ in tất cả.

Cẩn vừa đạp xe, vừa nghẫm nghĩ... Hừm ! Cái Lão già trong trại cũng ác thật, vẽ mấy cái số này lên, rồi biểu ráp Bát Quái, ông ta có vẽ qua một lần trên đất, hồi đó ở trong trại tù, chẳng có giấy bút gì để ghi lại, bây giờ không nhớ ráp cái kiểu nào đây ! Mình chỉ thấy những con số thật đạc biệt, nên chỉ nhớ mấy con số mà thôi. Hồi nãy bí quá, phải bịa chuyện để làm một vòng, xem có cách gì nhớ ra không, rồi trở lại giảng tiếp cho người ta. Bây giờ họ gọi mình bằng " Thầy " rồi, Thầy mà bí thì quê một cục...
Suy nghĩ miên man một hồi, Cẩn đạp xe đến bồn binh Sài-Gòn lúc nào cũng chẳng hay, thấy khát nước quá, bèn tấp vào cái " quán cóc " bên đường .
Vừa ngồi xuống gọi một ly cà-phê xong... Bổng Cẩn nhìn chăm chú vào chiếc xe Honda, mang bảng số... 8 3 3 .
Lời của bố già... " Mỗi lần làm việc gì mà tôi gặp số 833 là hên việc ấy "...
Cẩn lại suy nghĩ, thì mình cứ ngồi đây nghẫm nghĩ, đôi khi không chừng nghĩ ra cách cũng có... Hơn nữa, mình nói phét, miễn sao nói cho hay là được rồi !... Nhưng mà không được, nơi đó toàn là dân chữ nghĩa, họ lại có nhiều năm nghiên cứu về môn này, mình nói phét không trúng cách, thì bể dĩa hết...Hà hà, đã gặp 833 chắc là ông ta sẽ giúp cho mình mà...
Cẩn ngồi suy nghĩ cả nữa tiếng, vừa lấy giấy bút ra vẽ số, vừa điền các bát quái vào, nhưng mà chẳng ra cái gì cả ! Mình nhớ là lão già phịa chuyện nghe có lý lắm, ai cũng phục lăn ra ! Không hiểu, sao mà lão nghĩ ra được mhững con số này cũng hay thật...
Cẩn đứng dậy trả tiền để đi trở lại nhà ông chủ... Tiếng xe hơi bóp còi thật lớn làm Cẩn nhìn theo... Xe đò mang bảng số 8 3 3 ... Hừm ! Chiếc honda 833 vẫn còn đậu đây, chiếc xe đò 833 vừa đi ngang qua bóp kèn, nên mình mới thấy . Chuyện gì đây ? Chắc chắn là hên rồi, nhưng mà chuyện gì hên chứ !
- Anh à ! Mua cho em vài tấm vé số đi anh !
Cẩn nhìn thằng bé :
- Ừ, đưa đây anh mua cho
Vừa chọn vé Cẩn vừa nghãm nghĩ...Chắc là ông ta cho mình trúng số rồi, có lẽ là ổng báo cho mình biết đó ! Nên xúi thằng bé này đến đúng lúc, xưa nay chẳng bao giờ Cẩn mua vé số , thôi thì bỏ ra ít tiền cầu may...
- Cám ơn anh, chúc anh may mắn...
Cẩn vừa gật đầu vừa khen thằng bé lanh mồm, rồi anh ta dớm chân ngồi lên xe đạp... Vừa lúc đó, một chiếc xe xích-lô quẹo vào đổ khách xuống...
Cẩn chăm chú nhìn một người đàn bà, rồi nhích xe lại gần, buột miệng nói lớn :
- Thưa bác, con là Cẩn đây
Người đàn bà nhìn anh ta chăm chú một lát, rồi mừng rỡ :
- Cẩn à ! Con ra trại hồi nào vậy ?
- Dạ, được mấy tháng rồi. Con có ghé ngang qua nhà bác, có hỏi thăm xóm giềng, thì được biết ngôi nhà đã bị Nhà Nước tịch thu ! Không ai biết gia đình ở đâu cả ? Con tưởng đâu, cả nhà đã đi ra nước ngoài rồi chứ !
- Chuyện gia đình thì dài lắm, hãy kiếm một chổ nào ngồi đi, rồi hãy nói chuyện.
- Dạ thưa, nếu bác không ngại thì ngồi xuống đây, con vừa uống cà-phê tại quán này.
- Đâu cũng được. Bà ta quay qua trả tiền cho anh xich-lô và bước vào ngồi xuống.
- Thưa bác uống nước gì ?
- Gọi cho bác một ly rau má đi .
Cẩn quay qua gọi nước xong, anh tiếp tục :
- Thưa bác, hiện giờ gia đình ở đâu, con có thể đến thăm các em được không ?
- Gia đình đang còn lại hai bác, Hùng và Lý, còn Phương Thư và các em đã ở Mỹ.
Cẩn cảm nhận một nỗi buồn xe buốt tim can, Phương Thư là người yêu của anh ta, gia dình ở Kinh đô Huế . Ngày được ra trại, lúc xe bị hư, anh ta đã cuốc bộ đến để chào hỏi, nhưng ngôi biệt thự cao cổng kín tường, nằm trên Đại lộ Lê Lợi đã đổi chủ, chủ mới là một cán bộ cao cấp nhất nhì của tỉnh. Anh ta đã đoán ra, là gia dình đã đi nước ngoài, tuy nhiên đã hỏi thăm xóm giềng, không ai biết tin tức gì cả...
- Bắt đầu biến cố 75, gia đình đã vào Sài-Gòn, chỉ còn lại Hùng và những người giúp việc nhà, sau đó thì Hùng bị bắt đi cải tạo, căn nhà bị tich thu . Bác đã ra Huế, đến UBND Tỉnh, xin lại căn nhà để hồi hương, nhưng họ không trả, còn đòi bắt giam bác, nên đành phải bỏ luôn, gia đình phải về Cà mâu mai danh ẩn tích . Bà mẹ Thư kể.
- Dạ, thì ra là vậy ! Thưa, bác trai đang ở Cà Mâu à !
- Bác trai đang ở trong trại, chưa được thả ra . Gia đình đang ở tại huyện Năm Căn, Cà Mâu . Nhưng hiện tại đang lên Sài-Gòn ở tại số... đường Nguyễn văn Trổi . Nếu con rãnh thì đến thăm các em, chúng nó gặp con, chắc là mừng lắm.
- Dạ ngày mai con sẽ đến .
Cẩn ngồi lại, nghe bà mẹ Thư kể lể, nỗi khốn khổ của một gia đình danh gia vọng tộc, đang là chủ của một ngân hàng, lại bị tịch thu toàn bộ tài sản từ Sài-Gòn ra đến Huế. Rồi từ trên mây rớt xuống vũng bùn, sống một cuộc đời nay đây mai đó, trong những túp lều tranh, không biết đổi chổ bao nhiêu lần...
Sau gần một tiếng đồng hồ nói chuyện, mẹ Thư từ giả ra đi, nhắc Cẩn ngày mai, nhớ đến gặp gia dình.
Đợi bà đi xong, Cẩn lên xe đạp, quay trở lại nhà ông chủ chó...


Cẩn vừa bước vào, mọi người đã xúm lại.
Có người lên tiếng :
- Cậu vui lòng giải thích tiếp cho chúng tôi nghe đi .
Cẩn quay qua nhìn vị giáo sư :
- Xin giáo sư vui lòng giảng tiếp về những con số này, hồi nãy ông nói là ông đã hiểu ra rồi mà !
- Hì Hì ! Cậu chơi tôi hả ! Quả thật là vậy, tôi đã nghĩ như Tử Vi mà cậu đã giảng hôm trước, chỉ việc đem mấy cái Quái ráp vào là có thể hiểu được, nhưng mà cả hết chúng tôi đây, bao nhiêu người đã ngồi ráp với nhau suốt gần hai tiếng, nhưng cũng chẳng hiểu cái gì cả . Xin cậu vui lòng nói tiếp đi .
Cẩn bí quá, tìm cách chạy làng :
- Ý dà ! Mấy cái Lão già trong trại, mỗi người nói một chút, một trại lại có tới mấy trăm ông, tôi đây ở hơn năm cái trại, nên có hơn ngàn người nói . bây giờ đột nhiên tôi bị quên đi, để từ từ tôi sẽ nhớ lại...
- Nè ! Mấy cái Lão già đó bộ giỏi lắm sao. Có người hỏi .
- Giỏi lắm ! Giỏi lắm .
Ông bác sĩ Xưởng Đẻ Từ Dũ lên tiếng :
- Nè ! Tôi nói thật cậu đừng buồn nghe .
- Dạ, Bác sĩ cứ nói.
- Nếu như họ thật sự giỏi, thì tại sao lại vô trong tù hết vậy ?
Cẩm mĩm cười :
- Thưa , bác sĩ biết Khổng MInh Quân sư chứ !
- Đương nhiên là biết .
- Từ ngày Trung Quốc lập quốc cho đến nay, nếu mà cứ tính sinh ra rồi già, bệnh, chiến tranh v.v... rồi cuối cùng cũng chết . Nếu như có ai đó chịu khó lập bản khai sinh thì có lẽ đã đếm không biết bao nhiên tỷ người . Vây mà họ chỉ truyền câu " Vạn Đại Quân sư Gia Cát Lượng " để ca tụng một người tài ba nhất của Trung Quốc. Chắc ông đã đọc Tam quốc chí ! Khổng Minh trước khi xuống núi, đã biết Trung quốc sẽ chia làm ba, theo thế chân vạc, dù là giỏi, đã theo Lưu Bị mấy chục năm, nhưng cũng đâu thay đổi được cái thế chân vạc . Lại nữa, cố giết Tào Tháo bao nhiêu lần, rồi cũng chịu thua với cái số sống dai của họ Tào . Còn biết mình sẽ chết yểu, đã dâng sao cải số, nhưng rồi có cải được đâu ! Nhưng thiên hạ từ xưa đến nay vẫn phục ông là người giỏi nhầt .
Vậy giỏi là giỏi, không thể cho rằng người thắng là giỏi mà kẻ bại là dỡ . Cái đạo Âm Thịnh Dương suy, chỉ một là một sự biến đổi của con Tạo xoay vần mà thôi .
Vị giáo sư thấy tình hình có vẽ căng thẳng, nên lên tiếng :
- Thôi, bỏ qua chuyện đó đi . Tôi xin hỏi cậu, nhân tài miền Nam nhiều lắm hả .
- Nhiều, nhưng bây giờ không còn bao nhiêu .
- Ủa, sao lạ vậy .
- Thì hầu hết, tôi muốn nói là đa số, hiện nay đang ở hai nơi.
- Ở đâu vậy ?
- Một số đã nhanh chân chạy ra nước ngoài, còn một số thì đã ở trong trại tù .
- Nói như vậy thì ngoài xã hội không còn có ai sao ?
- Có chứ , nhưng mà ít . Để tôi giảng cho ông nghe... Khi đến tuổi mười tám, hai mươi, thì hầu hết đã vào quân ngũ hoặc làm việc tại các cơ quan chính quyền . Ở đây tôi muốn nói là đa số, người giỏi thì có bằng cấp, đều là sĩ quan, hoặc viên chức . Mà đã là sĩ quan, viên chức thì Nhà Nước cho vô tù rồi . Chỉ còn lại rất ít kẻ giỏi trốn lính, hoặc làm gì đó mà khỏi đi vào trại. Nè ! Nếu như các ông cho là mình giỏi, thì tại sao lại để đất nước càng ngày càng đi xuống vậy ? Theo tôi, càng ngày càng thả tù ra, thì đất nước mới đi lên đưọc. Các ông hãy chờ xem .
Ông chủ nhà thấy Cẩn có phần nổi máu anh hùng lên, vội chuyển qua đề tài khác :
- Theo cậu, những con số Ma phương mà mấy Lão già đưa ra, đó có phải là bí mật của Dịch không ?
- Xin thưa, Không . Kinh Dịch là một bộ sách nói tới sự biến hoá muôn hình vạn trạng trong Vũ trụ, trên nhiều lãnh vực từ khoa học, xã hội cho đế y lý, bói toán v.v... Do đó tùy theo lãnh vực chuyên môn, các nhà nghiên cứu đã dựa vào Dịch mà tìm hiểu ra được, chứ không có cái điểm nào là bí mật, bí ẩn gì cả . Cũng bởi vì lẽ đó, mà kinh dịch còn tồn tại cho đến hôm nay, nếu như bí mật đã tìm ra rồi, thì còn gì là Dịch nữa ... Đức Khổng Tử, vị thánh hiền, đọc đã sờn đi nhiều cuốn Kinh dịch, trước khi chết, còn ước chi được sống thêm mười năm nữa, vì vẫn còn không hiểu rõ Dịch. Mấy Lão già đó, dù tìm ra được một chút đĩnh, cũng đâu có thể gọi là bí mật đã được khám phá ra...
Vị giáo sư lên tiếng :
- Cậu nói, nghe cũng có lý lắm .
Một người lại lên tiếng :
- Bộ mấy Lão già trong trại chỉ giỏi về bói toán thôi sao ? Tôi thấy cậu chỉ nói về bói toán không à !
- Mỗi Lão giỏi một thứ, có Lão giỏi nhiều thứ . Tôi đây sở dĩ chỉ nói về bói toán, là vì các vị thích bói toán, chứ ở trỏng, tôi nghe tới cả ngàn người nói, lại phải nghe trong tám năm, nên bị vô trong não nhiều chuyện trên đời này .
- À ! thì ra là vậy...


Tuy Ông chủ đã lái qua đề tài khác, nhưng Cẩn vẫn cảm thấy còn ấm ức trong bụng, vội quay sang vị Bác sĩ :
- Tôi cũng muốn nói một câu, xin ông đừng buồn !
- Thì cậu cứ nói đi.
- Ông cũng đã biết ! Các ông cũng đã được lên võ đài một lần rồi, đó là năm Mậu Thân, các ông cũng đã bỏ chạy không kịp, chỉ thương cho người dân vô tội, khi thua các ông xổ trò, chôn sống tập thể họ... Thật sự thì chúng tôi đâu có đánh lần này với các ông, mà gọi là thắng với thua . Chúng tôi là những người lính VNCH, những người lính Quân kỹ, đã là lính thì phải nghe lệnh cấp trên, cấp trên ra lệnh di tản, thì chúng tôi di tản, cấp trên ra lệnh buông súng, thì chúng tôi buông xúng xuống . Hơn nữa, Chúng tôi đã tôn trọng Hiệp định Ba-Lê, trong đó hai bên đều phải ngưng bắn, để lo tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử . Các ông thì vịn vào thời gian ngưng bắn này, lại bắt thêm dân, bổ sung vào bộ đội, ngay những bộ đội khi vào miền Nam, chỉ mới 14,15 tuổi . Chúng ta đều là người Việt-Nam, lòng yêu nước lúc nào cũng sẫn có . Nhưng các ông đã lợi dụng tấm lòng ấy, tuyên truyền rằng, chúng tôi ở trong Nam, bữa đói bữa no, chén đũa còn không có để ăn . Khi vào Nam, thân nhân tìm nhau, đem theo nào chén đũa, vài ký gạo, mới bật ngữa ra ! Cái đó gọi là lừa bịp dân chúng ! Còn nữa, chúng tôi đang lúc bị Quốc hội Hoa Kỳ trói tay, đạn dược không cung cấp, các ông thử nghĩ lại xem, hai bên lên võ đài, một bên bị trói tay, một bên thì thoải mái mà đấm đá, vậy mà tự cho là mình thắng, mình giỏi . Hi Hi. Không sợ khán giả cười à ! Nếu mà giỏi thì tại sao từ đầu không dám xưng là " Chiến dịch H.C.M ", mà lại chỉ là " Chiến dịch mùa xuân 75 ", để đợi vào phút chót mới đổi tên, như vậy cũng chỉ thắng " Rùa " thôi , chẳng khác gì mấy thầy bói " Rùa " cả ...
- Thôi đi ! Tất cả hãy qua bàn tiệc, ở dây không có chính chị, chính em, quân sự, quân xiếc gì cả. Cậu mà còn nói nữa, là tôi sẽ " cúp " cái miệng đó ! Không chừng tôi sẽ gởi cậu vào lại ở trong Khám.
Thấy ông chủ vẽ mặt hơi giận, Cẩn lên tiếng vừa đủ ông nghe :
- Thưa ông chủ, tôi rất biết ơn của ông đã cứu tôi ra, tuy nhiên ơn là ơn . Những Lão già ở trong trại, họ là những bậc thầy, những đàn anh của tôi, tôi không thể để ai làm nhục tới họ được, nếu ông muốn gởi tôi vào lại, tôi cũng cam lòng.
- Biết rồi ! Hiểu rồi ! Tôi chỉ nói giởn thôi . Tôi cũng là người cầm súng, tôi hiểu cái nghĩa khí của cậu chứ ! Ông chủ mĩm cười .
- Cám ơn ông.
Cẩn lại từ chối tham gia bữa tiệc vì lý do mới gặp được người thân, ngày mai họ về lại Cà-Mâu, nên phải cần có nhiều thì giờ, để gặp họ hàn huyên chuyện trò . Cẩn hẹn gặp lại sau buổi trưa ngày mai...
... Cẩn vừa đạp xe, vừa thấy ấm ức trong lòng... Chuyện mình nói, mới chỉ một phần nhỏ trong bụng... Nhưng mà nói nhiều chắc là bị " Cúp " thật đó ! Ông chủ đã nói rồi, không có Chính chi, chính em gì ở trong này, mình nói quá cũng không được, phải tôn trọng chủ nhà chứ ! Vả lại, hầu hết ở đó chỉ thích bói toán mà thôi... Hồi nãy, vì ông bác sĩ nói móc họng mình, nên mình mới " dũa " lại chút xíu...
Cẩn lại nghĩ... Bố mình nói đúng đó ! Tính tình của mình không nhẫn nhục được, ở đây thế nào cũng có ngày vào khám lại... Thôi bỏ đi, ấm ức làm gì cho mệt não...
Cẩn lại nghĩ đến ngày mai đi gặp mấy người em của Phương Thư...
Hồi xưa, trong thời gian chỉ huy một Đại dội khác ở vĩ tuyến 17, Quảng Trị, mổi lần được phép, Cẩn hay vào Huế, ghé đến nhà một người bà con bên ngoại ở Nam Giao, và gặp Phương Thư ở đó, hai gia đình này đã có thâm giao từ lâu . Từ đó mỗi lần đi phép, anh ta đến thăm cả hai gia đình, lâu ngày được tình cảm của Phương Thư và gia đình, họ đã cho phép gia đình Cẩn đến làm lễ đính hôn, dự định vài năm sau sẽ làm đám cưới... Nhưng chiến cuộc 75 xảy ra, cả hai bên thất lạc, Cẩn cũng không biết họ ở đâu mà tìm, về phần họ, có lẽ cuộc sống ba chìm bảy nổi, và để bảo vệ sự an toàn, nên không muốn liên lạc với bất cứ một ai . Cũng may mà hôm nay mình gặp lại...


Cẩn vừa quẹo ở ngã tư đường, thì nghe tiếng bóp còi, và tiếng người gọi lớn :
- Nì ! Cụ Cẩn (1), dừng lại cho tôi hỏi một chút .
Cẩn quay lại, nhìn người đàn ông đang ra dấu cho anh ta ngừng lại, Cẩn vừa thắng xe vừa hỏi :
- Ủa, ông không ở lại ăn tiệc à .
- Không ! Cụ làm ơn cho tui hỏi chút chuyện được không ? Chỉ hỏi hai câu thôi, không làm mất thì giờ của cụ mô !
- Dạ, ông cần gì cứ việc nói ra đi.
- Gọi tui bằng Bác đi, cho thân mật một chút . Nì, mình ngồi nơi quán ni, được không ?
- Dạ được.
Vậy là ông ta xuống xe, biểu tài xế tìm chổ đậu, rồi theo Cẩn ngồi xuống một quán cóc bên đường.
Sau khi gọi nước uống, ông hỏi :
- Cụ nghe giọng là biết tui là người Huế rồi, để tui xin giới thệu lại cho cụ biết, tui thuộc về Hoàng phái, giòng Tôn thất . Tui đã theo mấy " ông nội " ni mấy chục năm rồi, từ hồi vua Bảo Đại xuống ngôi, ra làm Quốc Trượng , rất tiếc vua thì đi Tây ở rồi, còn lại đám tụi tui muốn đi vô Nam lại cũng không được, đành phải theo họ . Chứ đầu óc của tui không giống họ mô ! Tui ấm ức mấy câu, mà mấy chục năm ni không hiểu được, nên vừa rồi thấy cậu ra về, tui liền từ giả để chạy theo gặp cậu mà hỏi...
- Dạ, thưa bác cứ hỏi đi, nếu biết cháu sẽ trả lời .
- Nì ! Cụ có nghe tới câu " Minh mệnh tái sinh " không ?
- Dạ có, hồi ở trong trại có nghe mấy Lão già nhắc tới.
- Rứa à , cụ có nhớ họ nói răng không ? Chớ tui đợi lâu quá, mà không thấy Minh Mạng tái sinh chi hết rứa !
- Thưa bác đã hiểu lầm rồi ! Minh Mạng là vua thứ hai của triều nhà Nguyển ở Việt-Nam, chắc bác cũng rỏ, và cháu đây cũng nói thẳng, đó chỉ là một ông vua bình thường thôi, chỉ theo cha mà nối ngôi, chứ ông ta chẳng có tài cán gì cả, vậy thì làm gì mà có Minh Mạng tái sinh !
- Cụ nói cũng đúng . Mà mấy Lão già đó có nói chi nữa không ?
- Dạ có ! Câu chuyện là như thế này, Khi đời hậu Hán thống nhất Trung quốc, Quân sư Lưu Bá Ôn biết là mình đang ở hào ngũ trong quẻ Kiền, nên hiểu mà thối lui để cho hơp thời, hơp đạo biến hoá của Dịch, vì vậy cáo lão hồi hưu, để tránh tai họa về sau . Khi đó, Hán tổ mới hỏi ông, là Đế nghiệp này sẽ truyền được bao lâu ? Ông ta không nói thẳng, mà vịnh một bài thơ, trong đó có mấy chữ " Minh Mạng tái sinh " . Vì là toàn bộ bài thơ của ông, về sau những sự việc xảy ra đều trúng không sai một mảy, nên người đời sau, cho rằng con cháu nhà Minh sẽ trở lại làm vua, vì lý do đó mà phong trào Phản Thanh phục Minh vẫn còn bên Trung Quốc, cho đến sau này, ngay cả khi Trung cộng lên nắm chính quyền, các bang hội vẫn còn bí mật hoạt dộng. Vì vậy họ Mao cố quyết tâm, diệt sạch con cháu nhà Minh dù ở trong hoặc ngoài nước .
- À ! Té ra là rứa... Nhưng tại răng Trạng Trình Ngyuển Bỉnh Khiêm lại phán rằng giòng họ của tui Vạn Đại Dung Thân . Bộ ông Trạng nói sai răng rứa !
- À ! chuyện này cháu cũng có nghe một Lão già giải thích về câu " Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân " .(2) Ông Trạng nói đúng lắm, mà còn rõ ràng nữa.
- Cụ nói răng mà tui không hiểu chi mô hết, năm rồi giòng họ tui có họp lại, có đem chuyện này ra bàn, ai nấy đều nói, sấm của trạng thiệt là khó hiểu, phải đợi sau khi sự vệc xảy ra rồi mới đoán được, nhưng mà sự việc này đã xảy ra hơn mấy chục năm, vì răng mà không ai hiểu ra rứa, không lẽ giòng họ tui còn làm vua, nên chưa giải được ?
- Thưa bác biết chữ Hán không ?
- Biết , hồi xưa tui học trường Quốc Tử Giám mà .
- Vậy thì dễ giảng cho bác nghe rồi. Nè " Hoành sơn nhất đái " ý của ông trạng chỉ chổ nào, chắc mọi người ai cũng hiểu rồi .
- Đúng, cái đó thì dễ, ai cũng hiểu hết.
- Còn " Vạn đại dung thân "
Thứ nhất, nguyên câu trên có nghỉa là nhiều đời để dung thân .
Thứ hai, chữ Vạn ( Cẩn vừa chấm ngón tay vào nước lạnh rồi viết lên bàn ) là số vạn, nhưng đây không có nghĩa là con số vạn, vì có ai mà sống đời này, đến đời nọ mà làm lớn tới vạn đời . Do đó ông trạng lấy chữ này để ám chỉ " số thành " sau chữ vạn, có nghĩa vạn là số : Đằng sau Vạn ( số ) là :
Chử Đại có nghĩa là đời, thế hệ . Chữ đại gồm có 5 nét.
Chử Dung có nghĩa là Bao dung, rộng lượng, tha thứ . Đi đôi với chử Thân có nghỉ là nương thân, chữ Dung gồm có 10 nét .
Chữ Thân có nghĩa là thân thể, thân mình, ta . Chữ Thân gồm 7 nét
Bây giớ mình xét lại, kể từ khi nguyễn Hoàng sau khi vấn kế với Trạng Trình thì đi vào Nam, được gọi là vị chúa tiên, cho tới Nguyễn Phúc Thuần, tổng cộng là 9 Chúa. Và bắt đầu Gia Long là vị Vua thứ nhất cho đến Bảo Đại, tổng cộng là 13 vua, như vậy 9 Chúa cộng với 13 vua thành 22 người . Vậy so sánh trên Đại = 5 , Dung = 10 , Thân = 7 , tổng cộng 5 + 10 + 7 = 22 .
Vậy là Ông Trạng đã cho biết tổng số 22 người rồi, chứ còn đâu nữa mà đòi tiếp tục làm vua .
- Cám ơn cụ, bây giờ tui hiểu ra rồi, rứa mà mấy " ông nội " ni phỉnh tui, cứ nói là Minh Mệnh tái sinh với Vạn đại dung thân, cứ chờ đó mà đợi vua về lại, để làm lớn . bây chừ sáng mắt ra thì râu răng rụng rồi ...

(1) Cụ : Tiếng gọi của người lớn đối với kẻ nhỏ hơn, theo âm của xứ Huế .
(2) Tác giả suy luận về câu sấm này, trong lúc cao hứng thấy câu trên từ sách " Chín Chúa - Mười ba Vua Triều Nguyễn " của tác giả Tôn Thất Bình . Vì lúc bị cúp điện, tìm cuốn sách computer lại lấy lầm cuốn trên . Tuy nhiên theo chữ Hán, thì những nét khi viết là đúng như vậy .


Ông người Huế, họ Tôn thất, lẫm bẩm mấy lần:
- " Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân ". À ! Thì ra là rứa .
Ông ta cám ơn và từ giả, Cẩn cũng lên xe đạp, cuốc một hơi về nhà ...
Tối đến, Cẩn đem chuyện gặp lại mẹ Phương Thư, kể cho gia đình nghe, ai cũng mừng rỡ, vì nay đã biết tin về họ . Bố Cẩn càng khuyến khích anh ta ra đi, để mong gặp lại Phương Thư . Ông bà nhắc Cẩn sáng mai đi thăm họ, nhớ chuyển lời, là ba má Cẩn mưốn đến thăm gia đình, vì đã lâu không gặp .
... Sáng hôm sau... Đúng 8 giờ, Cẩn rời nhà, cuốc xe đến đường Nguyễn văn Trổi ( Ha ! cái ông này hồi trước đặt mìn tại cầu Công Lý, bị bắt được, không thôi thì cả mấy trăm mạng người đã bị chết theo trái mìn đó . Khi bị bắt, khóc lóc quá trời, xin tha mạng, nhưng không được . Bị toà án phán Tử hình, trước khi chết, tòa cho nói vài lời cuối cùng ân huệ... Đột nhiên ông ta la to lên H.C.M muôn năm . Tức cười thật, chuyện này dân Sài-Gòn ai cũng biết cả, vậy mà bây giờ cũng được con đường mang tên ổng . nếu ổng không bị bắt, thì mấy trăm người dân vô tội bị chết, rồi ổng bị chết, thì lại được phong là Anh Hùng Liệt sĩ ! Hi Hi Hi )...
Đang đi ngang qua một cái sạp nhỏ bán vé số bên đường, Cẩn sực nhớ đến mấy tấm vé số đã mua hôm qua, đã xổ trong ngày, mình chưa rãnh mà xem, bèn quày xe lại để dò số...
Hừm !... Trật lất, không vô con nào cả, dù chỉ là một con số . Không hiểu cái ông già 833 ra ám hiệu cái gì cho mình đây nữa ?
Chưa tới nữa tiếng, thì Cẩn đã tỉm ra địa chỉ, gia đình ở tầng thứ ba . Tin gặp lại Cẩn, đã được mẹ Phương Thư báo cho gia đình biết từ ngày hôm qua, nên khi gặp nhau anh em tay bắt mặt mừng, nhìn Hùng có vẽ chững chạc hơn xưa, cũng gần ba chục tuỗi . Hùng giới thiệu hai cô gái tuổi chưa tới hai mươi :
- Đây là cô em gái, Lý . Và đây là bà xã của em, Hoa .
- Anh có nghe bác gái nhắc hôm qua, hồi xưa anh tới nhà em còn nhỏ, chắc không nhớ anh đâu ! Mà anh cũng vậy, hơn tám năm rồi mới gặp lại, mọi sự đều thay đổi.
- Dạ, nghe mẹ em nhắc hôm qua, em chỉ nhớ mang máng. Lý trả lời .
Cẩn thích dùng từ " Cụ mi " để gọi mấy anh em Huế nhỏ hơn mình . Tuy nhiên Hùng ở Sài-Gòn từ nhỏ để đi học, rồi lớn lên cũng làm việc tại Sài-Gòn . Cẩn lên tiếng :
- Sao mà cụ mi giống người Miên vậy ?
- Thì em đang ở vùng biển, phải làm lụng với người ta để che mắt Thiên hạ chứ .
- Ừ cũng phải, mà cụ mi đi kéo lưới hay lái tàu ?
- Cả hai, nhưng lái tàu là chính, vì đó là cơ hội để tập dợt . Nè ! mà nghe nói anh đã về mấy tháng rồi, sao lại không đi ? Bộ anh tính phấn đấu để vô đảng viên hả ? Hùng vừa hỏi vừa cười giểu .
- Hừm, đừng nói tới đảng nữa, Phó thường dân Nam bộ còn chưa xong . Anh xém chút nữa bị lên đoạn đầu đài, may mà Diêm Chúa chê, chưa nhận... Cẩn đem chuyện từ ngày được tha về, rồi làm nghề dạy chó cho ông Đại tá Công an, và mới từ Khám chí Hòa được thả ra, kể lại cho Hùng nghe...
- Này, theo em, anh ở đây không được đâu . Thôi thì anh hãy dọn về Cà-Mâu ở với em, chỉ chờ cơ hội thuận tiện là mình ra khơi... Hơn nữa anh cũng cần đi gặp chị Phương Thư, chị đang chờ anh mà !
- Ừ, anh cũng muốn lắm, nhưng hiện tại anh chưa được trả quyền công dân, nên không đi đâu được . Công an phường không cấp giấy phép cho đi đâu cả , chỉ đi lui đi tới trong thành phố này, nếu về Ca-Mâu, lỡ bị hỏi giấy tờ, chắc là bị vô khám nữa !
- Em chỉ lo trên đường từ đây xuống Cà-Mâu, còn đến Cà-Mâu rồi thì khỏi lo, em quen nhiều ở đó.
- Ừ để anh tính lại đã ...
Vợ Hùng đem ra hai ly cà phê, đã được pha sẵn từ hồi nào . Hùng chợt hỏi Cẩn :
- Nè ! Anh biết chổ nào đánh số đề không ?
- Không, anh không bao giờ chơi mấy thứ này, nhưng hỏi trong xóm, chắc có người biết . À ! Mà cụ mi thích chơi cái trò này hả ?
- Cũng chẳng phải là thích gì cho lắm, chỉ tiêu khiển thôi . Nhưng, em đánh muời lần thì trúng hết chín, nên luôn luôn có tiền nhậu chùa . Hùng cười .
- Cụ mi làm cách nào mà đánh mười lần trúng hết chín, nói ra nghe được không ?
- Thì có gì đâu, em chỉ dùng mấy môn bói toán mà tính ra thôi .
- Ý chà ! Mới nghe lần đầu, anh đây chỉ nghe người ta dùng bói toán để tính chuyện hên xui, may rủi trong cuộc đời, chứ chưa bao giờ nghe ai dùng nó mà đánh số đề cả ! Bộ ai chỉ cho cụ mi hả !
Hùng cười :
- Hì Hì, Không ai chỉ cả, vậy mới đặc biệt chứ, nè anh coi trên tấm bảng này.
Cẩn nhìn lên tấm bảng đã được viết từ trước :
Ngày Bính Tý giờ Dần, Thân Tướng Dạ chiêm (1)
Cẩn buộc miệng :
- Cụ mi tính Lục Nhâm Đại Độn hả ?
- Dạ đúng vậy, em thức dậy từ lúc năm giờ sáng, rãnh chẳng biết làm gì, nên tính ra con số để tính đánh đề ngày nay, chiều có tiền chùa nhậu chơi .
- Cũng lạ thật, nhưng mà cụ mi nói tại sao lại mười lần trúng hết chín lần, vậy lần trật là tại sao vậy ?
- Thì lần trật là tại vì tham, anh thử nghĩ đi, đã tính lần nào cũng trúng ngay chóc, nên cũng sinh lòng tham, em là người, chứ đâu phải thần thánh gì đâu mà không tham, mà đã tham, thì đánh lớn để ăn lớn, vì vậy mà khi trật cũng trật lớn, mất tiền nhiều . Rốt cuộc cũng bù trừ những lần ăn nhỏ .
- Nhưng mà tại sao lại đánh để kiếm tiền nhậu thì lại trúng, mà khi đánh để kiếm nhiều thì lại trật ?
- Đó là điều, mà bây giờ em mới hiểu ra rằng, tại sao giỏi như khổng Minh, mà cũng không đổi được Thiên định . Đổi đây, em muốn nói là từ nghèo dổi thành giàu, chứ đổi để từ nghèo rớt mồng tơi, trở thành có ba bửa cơm thì không khó .
- Như vậy chỉ có Lục Nhâm mới tính ra số đề thôi à !
- Hầu hết mọi môn bói toán đều tính ra được, bởi vì mọi con số đều có trong đó, chỉ vì người ta không lưu ý đó thôi.
- Nè, sao cụ mi không đến Hội Tử Vi trên đường Trần Quý Cáp mà giảng cho Thiên Hạ nghe chơi một bữa.
- Em nghĩ không nên, vì thứ nhất là người ta cho là mình nói dóc . Thứ hai, lỡ có người có máu cờ bạc, nghe xong họ theo mình mà đánh, lỡ bán nhà, bán vợ, bán con thì mình lại mang tội . Bởi vì phải thật giỏi mới tính ra được, hơn nữa chỉ là kiếm chút tiền còm thôi, chứ không thể làm giàu, nếu mà dễ thì em đây đã làm giàu rồi . Cái mà em đã nói, tuy lời ít nhưng người có " Duyên ", là họ hiểu ngay .
- À ! Vậy anh hiểu rồi, hèn gì mà cái Lão già An ở trong trại đã giảng, lúc đó anh không hiểu ?
- Có phải Lão già An tóc bạc ở trại " Bình Điền " (2) không ?
- Đúng rồi ! Sao mà cụ mi biết.
- Thì em cũng đã ở trại đó một năm, lại nằm gần ổng .
- À ! Vậy lúc cụ mi bị chuyển đến, thì lại là lúc anh bị chuyển đi . À ! Mà cụ mi có nghe ông ta giảng về Phong Thủy với những con số Ma Phương không ?
- Dạ có, còn nhớ như thâu băng vậy.
- vậy thì hên quá, anh thì lại bị quên . Nè chút nữa cụ mi giảng lại để anh đi gặp mầy tên Vẹm, mà làm thầy một lát chơi .
- Được rồi anh đừng có lo , nếu anh muốn thì em đưa cuốn sách này, để anh làm một mách cho bỏ ghét .
Hùng đứng dậy vào trong đem ra đưa Cẩn xem, cuốn sách viết tay mang tựa đề " Thiên Hạ Đệ Nhất Bói Thư " (3).
- Hừm ! Cuốn sách này có cái tựa đề cũng gớm thật .
- Thì mình hù mấy ổng , cần phải có cái tựa cho mấy ổng sợ chứ .
- Cụ mi nói đúng đó, rất hợp ý của anh đây .
Vừa lúc đó thì Hoa , vợ Hùng đem hai tô bún bò đến cho hai người. Cẩn vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon không ngớt .
- Bà xã của em nấu đó .
- Ủa , cô ta người ở Sài-Gòn, sao mà nấu bún bò Huế lại ngon như vậy ?
Hùng vừa cười vừa nói :
- Hì Hì ! Chưa chắc người Huế lại nấu bún bò Huế ngon . Cái nghệ thuật nấu ăn, còn tuỳ thuộc vào năng khiếu của mỗi người, đây mới chỉ là chuyện nội trợ .
Hùng lại tiếp :
- Người biết bói toán, mà lấy vợ không xong, thì nên đút sách hay hơn .
Hoa nghe được, vội trả lời :
- Anh đừng tin ảnh nói, ảnh chỉ khen để lấy lòng người khác mà thôi .
Đợi Hoa đi lui nhà sau, Cẩn hỏi Hùng :
- Cô ta có vẽ nhỏ hơn em nhiều .
- Cũng chỉ nhỏ hơn mười tuổi thôi, lấy vợ theo tướng và tuổi mà .
Cả hai đều cười, Cẩn ngồi lại hơn cả tiếng sau, để nghe Hùng nhắc lại, những gì mà Lão già tóc bạc, đã giảng về Phong Thủy Dương trạch ở trong trại ...

(1) Trích từ Lục Nhâm Đại Độn của Tác giả
(2) Tên của một trại tù " Cải tạo "
(3) Tựa đề sách Bói Dịch của Tác giả ( Sách chưa in ra, và cũng có thể không bao giờ in ra, nếu có địp in ra, có lẽ sẽ đổi tựa đề, vì không muốn hiểu lầm là quảng cáo không tốn tiền )

Thanked by 1 Member:
Tre

#25 maxmin

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 785 thanks

Gửi vào 08/12/2022 - 10:23

Tiếp theo :

Sau khi được Hùng giảng lại về Địa lý Dương trạch, và ăn trưa với gia đình, Cẩn từ giả ra về, làm một cuốc thẳng đến nhà ông chủ...
Vừa đạp xe, vừa nghẫm nghĩ...Thì ra ông già 833 đã đưa đẩy mình gặp lại gia đình Phương Thư, mình đã có cơ hội để ra nước ngoài, lại sẽ được gặp lại người yêu năm xưa... Cẩn cảm nhận một sự thành công sẽ đưa đến, và đã quyết định sẽ theo Hùng trở về Cà-Mâu vào ngày mai .
Không ngờ Hùng lại có trí nhớ tốt như vậy, ghi lại được cả cuốn Bói Dịch do một Lão già khác giảng ra, mình cũng đã nghe Lão giảng qua một lần rồi . Hắn ta có cái đầu óc cũng không bình thường, dùng bói toán để cờ bạc, cũng đặc biệt thật ! Hùng lại tốt, biểu vợ xuống phố copy lại một bản, khi mình xin để tặng cho một người...

Vừa vào khỏi cổng, ông chủ bước ra ngoài tiếp Cẩn . Ông ta hỏi nhỏ :
- Ngày hôm qua cậu giận à ?
- Thưa không ! Tôi chỉ sợ người giận là ông chứ !
- Không bao giờ ! Cậu là người mà sau này tôi còn ăn nhờ, tôi đâu có dám giận cậu . Nhưng mà nói thật nghe ! Cậu trước sau gì cũng phải đi, chứ ở đây thì có ngày mang hoạ, có khi tôi lại không cứu cậu nổi . Lần tới đây có chuyến, tôi nhất định gửi cậu đi .
- Thưa ông chủ ! Cám ơn nhã ý của ông . Hôm nay tôi đến cũng để từ giả ông . Tôi có người thân ở Cà-Mâu , họ đang sửa soạn đi . Thú thật với ông, đó là gia đình vị hôn thê của tôi, tôi đã quyết định sẽ đi với họ .
Cẩn lấy trong áo ra cuốn sách, hai tay đưa cho ổng rồi nói :
- Đây cũng là tâm huyết của một Lão già ở trong trại, tôi không có thì giờ để giảng môn này, vậy xin tặng ông để đền duyên tương ngộ, mà ông đã cứu tôi . Đây là Thiên hạ Đệ nhất bói thư, ông cứ từ từ mà nghiên cứu, sẽ hiểu hết tất cả . Sau này ra được nước ngoài, tôi sẽ liên lạc với ông .
- Cám ơn cậu, cậu cũng chu đáo mà lo cho tôi . Cậu quả là Ơn trả nghĩa đền , cuốn sách này còn quý hơn cả vàng bạc, tôi sẽ giữ nó mãi mãi, để ghi nhớ chuyện tương phùng này .
- Loại này dễ học dễ hiểu cho ông, chỉ khó là lúc luận cao thấp, tới mức chính xác ngày giờ xảy ra. Vì vậy ông nên kiếm thêm cuốn " Tăng sang Bốc Dịch " để học cách luận của những thánh nhân hồi xưa . Tuy nhiên chỉ cần trau giồi chút đỉnh, là ông sẽ nắm vững được sự kiết hung sau khi xủ quẻ .
Cả hai đi vào nhà, Số khách coi bộ còn đông hơn ngày hôm qua . Ông chủ nói nhỏ vừa đủ Cẩn nghe :
- Tất cả mọi người đây ở miền Nam cũng đã tám năm, nhiều người bây giờ đã giàu, có tiền bạc để mua nhà cửa, họ nghe hôm nay cậu hứa sẽ giảng môn này, nên ai nấy đều tập trung đến đây . Thôi thì cậu cũng nên để một cái gì lưu niệm lần cuối đi . Sau này chẳng biết có duyên hoăc nợ gặp lại ai không !
- Được rồi ! Tôi sẽ vì ông mà nói rõ hôm nay .
Cũng lại là ông Giáo sư nữa, vừa thấy Cẩn bước vào, đã vội vàng đem tấm bảng dựng lên . Ông ta nói :
- Tôi mong cậu giảng ra . Hồi đêm tôi đã thức thật khuya với nhiều người bạn, để ráp Bát quái vào, nhưng chẳng hiểu là cái gì cả .
Ông chủ lại mang lại cho Cẩn một ly rượu, ông ta cụng ly, nói nhỏ :
- Chúc Cậu thuận buồm xuôi gió .
- Xin cám ơn ông.
Cẩn vô nguyên ly, lấy ra một điếu thuốc châm lữa rồi bước tới đứng trước bảng, mọi người lại phân chia chổ ngồi xuống sàn nhà . Cẩn bắt đầu vẽ lại hình vuông, có sáu mươi bốn ô vuông nhỏ, điền các con số ngày hôm qua vào, rồi nhìn xuống, thấy mọi người đang ghi xuống giấy .
Cẩn nói lớn :
- Hàng bên trái của Ô vuông lớn, quý vị hãy vẽ thêm tám ô vuông nữa, và hãy điền vào theo thứ tự trong các ô từ trên xuống dưới Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn . Hàng trên cũng vẽ thêm tám ô vuông nhỏ, và điền vào theo thứ tự, từ trái sang phải Sinh Khí, Ngũ Quỷ, Phước Đức, Lục Sát, Họa Hại, Thiên Y. Tuyệt Mệnh, Phục Vì. Và ở dưới ô lớn cũng vẽ tám ô nhỏ, điền vào theo thứ tự Nhất biến, Nhị biến, Tam biến, Tứ biến, Ngũ biến, Lục biến, Thất biến, Bát biến . Bây giờ hãy xem đây : (*)


Mạng SK NQ PĐ LS HH TY TM PV

CÀN 7 3 2 1 4 8 9 6

ĐOÀI 6 9 8 4 1 2 3 7

LY 3 7 1 2 8 4 6 9

CHẤN 9 6 4 8 2 1 7 3

TỐN 1 2 3 7 6 9 8 4

KHẢM 4 8 9 6 7 3 2 1

CẤN 2 1 7 3 9 6 4 8

KHÔN 8 4 6 9 3 7 1 2

Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất Bát


Cẩn giảng tiếp :
- Để cho dễ hiểu, quý vị có thể thay Bát quái vào: 1 là Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 6 Càn, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly thay vào bảng số trên sẽ thành : (*)


Mạng Sinh Ngũ Phước Lục Họa Thiên Tuyệt Phục
Khí Quỷ Đức Sát Hại Y mệnh Vì

CÀN Đoài Chấn Khôn Khảm Tốn Cấn Ly Càn

ĐOÀI Càn Ly Cấn Tốn Khảm Khôn Chấn Đoài

LY Chấn Đoài Khảm Khôn Cấn Tốn Càn Ly

CHẤN Ly Càn Tốn Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn

TỐN Khảm Khôn Chấn Đoài Càn Ly Cấn Tốn

KHẢM Tốn Cấn Ly Càn Đoài Chấn Khôn Khảm

Cấn Khôn Khảm Đoài Chấn Ly Càn Tốn Cấn

KHÔN Cấn Tốn Càn Ly Chấn Đoài Khảm Khôn

Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất Bát (1)


Cẩn lại giảng và viết tiếp lên bảng :
- Có 3 cách tính ra mạng của từng người ( Nam nữ tính khác nhau ), ở đây tôi chỉ ví dụ một cách .
- Bây giờ thí dụ có Nam nhân sinh 1931, thì lấy hai số sau của năm sinh cộng lại 3 + 1 = 4 . rồi lấy 10 - 4 = 6 . 6 là số thành . Theo Bát quái 6 là Càn .
Người có chủ mệnh là Càn thì xem bảng trên : Hướng Đoài được Sinh Khí, Chấn bị Ngũ Quỷ, Khôn được Phước Đức, Khảm bị Lục Sát, Tốn bị Họa Hại, Cấn được Thiên Y, Ly bị Tuyệt Mạng, Càn được Phục vì .
Hoặc sau khi tìm được Chủ mệnh là Càn rồi thì hãy tính... Nhất biến thượng Sinh Khí, nhị biến trung Ngũ Quỷ, tam biến hạ Phước Đức, tứ biến trung Lục Sát, ngũ biến thượng Hoạ Hại, lục biến trung Thiên Y, thất biến hạ Tuyệt Mạng, bát biến trung Phục Vì .
Các Mạng khác cứ theo trên mà luận...
Có tiếng la lớn :
- Sư... Phụ... ! Sư.. Phụ... ! Đệ tử bái phục sư phụ sát đất...

(*) Copyright .
Lưu ý : Các hình vẽ trên (*) Trích từ sách đã đăng ký ( Copyright ) bằng tên tuổi thật của tác giả bài này .
(1) Ma phương số và Phong thủy đồ, đều có thể đổi phương vị trái phải, trên dưới, kết quả cũng đều giống nhau .


Tiếp theo :

Cẩn quay lại nhìn, thì ra đó là vị giáo sư, ông ta đang đứng dậy từ hàng trước, nhìn Cẩn nói lớn :
- Cái ví dụ mà thầy mới nêu ra, thật đúng với năm sinh của tôi, các phương hướng trên bảng, đều đúng theo chủ mạng của tôi . Tôi đây thật sự bái phục thầy sát đất !
Ông ta không đợi Cẩn trả lời, vội quay lại hỏi lớn với mọi người :
- Nè ! Các đồng chí ! Có ai muốn bái sư không ?
- Muốn... Muốn... Muốn...
Cả hết đều giăng cao tay lên . Chỉ chừa lại vị đại tá đang đứng bên mình Cẩn là mĩm cười.
Thấy vậy Cẩn vội lên tiếng :
- Xin thưa, Không dám ! Không dám ! Quý vị là những người của " Đỉnh cao Trí tuệ ", còn tôi đây chỉ là " Kẻ dạy chó " . Tôi thật sự không dám lãnh cái phước này đâu !
Một vị giáo sư khác lên tiếng :
- Cái đó là do Nhà Nước tự nói mà thôi ! Chứ chúng tôi đây, thật sự sau khi gặp thầy rồi, thì tự nhận thấy rằng... Chúng tôi chỉ là những người của " Vực sâu Trí tuệ " . Thầy cũng đã thấy, tám năm trôi qua, chúng tôi đã không những không đưa được đất nước đi lên, mà ngược lại đã để cho đất nước bị lọt vào sổ, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới...
Ông ta tằng hắng một tiếng rồi nói tiếp :
- Không biết mấy lão già trong trại, có nói về cách gì để đưa đất nước đi lên không ? Thưa thầy .
- Thưa có ! Hán văn có câu " Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng ", có nghĩa là trong ba mươi sáu cách, bỏ chạy là thượng sách . Nhưng mà cách này chắc chắn Nhà Nước không dùng đâu . Bởi vì xổ trò ma giáo mà táp được cục xương thơm ngon, nhai thì không được, bỏ thì không đành, nên cứ ngậm hoài, mặc kệ dân chết mặc dân, miển sao Nhà Nước không chết là được rồi . Vậy thì nên dùng kế thứ ba mươi bảy gọi là " Tam thâp thất kế, giả ái vi thượng "...
- Xin thầy vui lòng giảng rõ một chút được không ?
- Thì trong ba muơi bảy kế, giả bộ yêu thương là đứng đầu .
- Xin thầy giảng rõ hơn nữa, chúng tôi vẫn chưa hiểu được .
- Tôi cũng nghĩ tình chúng ta có duyên với nhau, nên xin nói lại những gì mà các Lão già đã bàn luận... Nhưng kể ra thì nghe bẩn thỉu lắm, không nói được đâu !
Nhiều người la ố lên , vị giáo sư Bách khoa lên tiếng :
- Nói đi thầy, hãy vì dân tộc Việt-Nam mà nói ra, có ghớm ghê gì chúng tôi cũng muốn nghe, để trình lên Nhà Nước .
- Ý dà ! Tôi đây là người có ăn học, lại đã từng là một sĩ quan, giảng ra nghe thô tục lắm . Nhưng mà thấy quý vị nóng lòng muốn nghe cho biết ! Thôi được, vậy thì tôi xin nói ra đây... Kế thứ ba mươi bảy, nếu giảng ra tiếng Việt, có nghĩa là " Nhổ nước miếng xuống đất, rồi lại nằm xuống mà liếm vào lại " . Quý vị đã hiểu chưa ?
- Vẫn chưa hiểu, cái kế gì mà nghe dơ dáy vậy !
- Thì tôi đã nói rồi, nghe thì ghê tởm vậy đó, nhưng mà chỉ có kế này thôi, Đảng và Nhà Nước mới sống còn được...
- Xin thầy một lần nữa nói rõ ra đi .
- Nè ! Từ trước đến nay, các người đi vượt biên để tìm Tự Do, thì bị Nhà Nước miệt thị, gán cho họ cái tội là " Đồ phản quốc " . Kẻ phản quốc là một đại tội, đáng khinh bỉ, đáng nhổ nước miếng vào mặt . Có phải không quý vị ?
- Đúng rồi, phản quốc thì nên nhổ nước miếng vào mặt .
- Bây giờ số người này ở nước ngoài, ngày càng khá giả . Tâm tính người Việt chúng ta, thì không có hưởng thụ sự sung sướng một mình, mà lại phải nghĩ đến gia đình cha mẹ, vợ con, anh em, bè bạn . Nên có dư giã là gởi về cho thân nhân trong nước . Thời gian ở xứ người càng lâu, họ sẽ trở nên giàu có, số người này mà về nước là mang toàn Đô-la mới toanh . Họ càng về nhiều, thì tiền đô càng vào trong nước nhiều, chỉ có số tiền này, mới làm cho Nhà Nước có cơ hội sống còn, và cũng nhờ số tiền này mà làm ngân quỷ cho Nhà Nước, để khuếch trương các kế hoạch tương lai . Mà muốn cho những người này về thì phải giả bộ yêu thương họ, mà muốn làm vậy, thì phải tìm một danh từ cho hay, cho họ hãnh diện khi về nước, vậy thì danh từ " Việt kiều yêu nước " là hay nhất. Rồi cứ đợi người nào đem tiền về nhiều, để khuếch trương cơ sở làm ăn lớn, đợi họ giàu có lớn rồi, thì cứ buộc cho một tội để tịch thu tài sản . Như vậy Nhà Nước ngày càng giàu thêm... Làm như vậy cũng chẳng khác gì trước đây nhổ nước miếng ra, bây giờ thì liếm vào lại . Đó là kế thứ ba mươi bảy " Giả ái vi thượng " .
- Hay thật ! Hay thật ! Chúng tôi nhất định sẽ trình kế hoạch này lên Đảng và Nhà Nước . Xin cám ơn thầy .
- Không ! Xin đừng cám ơn tôi, tôi chỉ lập lại lời của mấy Lão già trong trại mà thôi, mấy Lão đó đã nói : Vạn bất đắc dĩ, vì dân lành đang đói khổ, thiếu thốn mọi bề, bởi Nhà Nước không chịu nhả cục xương ra . Chứ họ không phải vì Đảng và Nhà Nước đâu, và trên đời này chỉ có những kẻ tự xưng " Đỉnh cao Trí tuệ " mới thực hành cái kế vô liêm sĩ này...
- Sư...Phụ ! Sư...Phụ ! Thầy quả thật là truyền nhân số một của phái " Lão già trong trại "...
Cẩn vội chửa lời :
- Không phải số một, mà là một trong những số...
Lại có người lên tiếng :
- Xin thầy giảng tiếp về thuật ứng dụng Ma phương đồ của Phong thủy .
- Tôi có chuyện buồn, nên đã tự hứa với mình từ nay không nói thêm một chút gì nữa về mấy cái môn này. Xin tất cả thông cảm giùm cho .
- Thầy có biết về Thái Ất và Kỳ môn không ?
- Cũng biết chút đỉnh .
- Thưa thầy, nghe nói Thái Ất và Kỳ môn khó học lắm. có phải không ?
- Cũng khó mà dễ, dễ mà khó !
- Tại sao thầy nói vậy, tôi thật sự không hiểu ?
- Này, chúng ta là người phàm, nên chỉ học được mấy cái môn Tử Vi, Phong thủy v.v... Còn Thái Ất, Kỳ môn thì lại không học nổi, bởi vì môn này có thể chiêm đoán chuyện sẽ xảy ra mấy trăm năm về sau, như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm . Lại có thể dùng nó mà giết cả vạn quân, như Khổng Minh, Lưu bá Ôn . Bởi vậy mà từ xưa đến nay đâu có mấy ai thông được môn này ! Môn này đúng là chỉ dành riêng cho " Đỉnh cao của đỉnh cao trí tuệ " nên đối với họ thì dễ . Còn đối với " Vực sâu trí tuệ " thì quả thật quá khó, không bao giờ học được đâu ! Do đó dù có sách vỡ cả đống, nên thấy dễ, nhưng mà khó .
- Nhưng mà nói vậy, chẳng lẽ thầy là Đỉnh cao của Đỉnh cao trí tuệ ?
- Không đâu ! Không đâu ! Tôi đã nói rồi, tôi chỉ học lóm được một chút đỉnh của mấy Lão già trong trại, mấy Lão đó cũng chưa có thể nói là Đỉnh cao của đỉnh cao trí tuệ, nhưng họ thật sự là Đỉnh cao trí tuệ đó !
- Thầy nói là thầy biết chút đỉnh, nhưng mà thầy lại nói là từ nay thầy sẽ không nói nữa, vậy chẳng biết thầy thật sự biết hay không ? Tôi thấy hình như thầy có vẽ ca tụng mấy Lão già trong trại quá ! Tôi quả thật có một câu hỏi, nếu thầy chỉ điểm được, vậy thì sau này thầy có im luôn, tôi vẫn phục thầy . Mà đã phục thầy, thì đương nhiện là phục luôn các Sư tổ Lão già trong trại .
Vị này tằng hắng một tiếng, rồi hỏi tiếp : (1)
- Khai Huyệt thì tính từ Vòng Trường Sinh - Nhưng Huyệt Khai trong Bát Môn Độn Pháp căn cứ vào ngày giờ và tháng chiêm độn :
Tháng giêng và Chạp : Sinh Môn tại Cấn số 8
Tháng 2 Khởi Thương môn tại Chấn số 3
.........................................
Tháng 11 khời Hưu Môn tại Khảm số 1.
- Ý dà ! Câu hỏi này sao mà giống y chang một người anh em của tôi đã đặt ra ! Người này không có mặt hôm nay, nhưng chắc chắn sau khi anh ta nghe được, thì nhất định sẽ hiểu được, và cũng không uổng công tôi nói . Còn các vị, sợ là sau khi nghe xong, cũng như nước chảy lá môn thôi ! Tuy nhiên, tôi sẽ phá lệ một lần cuối, trước khi từ giả tất cả...
Cẩn lại cầm cái ly rượu đã cạn sạch rượu, và mân mê theo cái phản ứng của một ông thầy...đắc chí, và cười mĩm chi .
Ông chủ lại nhanh tay rót cho một ly thật đầy . Cẩn làm một hơi hết sạch, tay móc một điếu thuốc bỏ lên môi phì phà ... rồi nói tiếp :
- Các cửa nằm tại vị trí đã hỏi là đúng rồi, nhưng đó là lúc không có chuyện . Khi có chuyện thì nó biến đổi, di chuyển, bởi vậy mới gọi là Dịch... Nè ! Hảy xem vì dụ ngày hôm nay Chúa Nhật (2) Năm ... Tháng Canh Thân, ngày Kỷ Tỵ, giờ Canh Ngọ Tiết Xử Thử Trung nguyên Âm độn tứ cục .
Ghi bảng Lục Nghi và Tam kỳ xuống, sẽ có Âm độn thì Lục nghi đi theo chiều nghịch và Tam kỳ thì đi theo chiều thuận :

Mậu 4
Kỳ 3
Lục Nghi Canh 2
Tân 1
Nhâm 9
Quý 8

Ất 5
Tam Kỳ Bính 6
Đinh 7

Giờ Canh Ngọ thuộc về con nhà Giáp Tý ẩn tại Mậu, xem bảng trên Mậu là 4, mà 4 là cung Tốn gồm có Thiên Phụ và Đỗ môn . Tạm thời ghi lại Chục phù là Thiên Phụ và Chục sứ là Đỗ môn .
THiên Phụ Đỗ môn
--------- ----------
4 4
Giờ bấm độn là Canh Ngọ, xem bảng lục nghi trên thì Canh là 2 . Vậy thì chực phù lâm cung Khôn ( Khôn là số 2 ).
Giờ Canh Ngọ thuộc con nhà Giáp Tý ẩn tại Mậu. Từ Mậu kể là Giáp đi theo chiều của Bảng Lục Nghi và Tam kỳ tính cho đến giờ Canh thời vào số 7 . Vậy Đỗ môn nằm vào cung Đoài ( Đoài là số 7 ).
Thiên Phụ Đỗ môn
Cuối cùng là : --------- ---------
2 7

Đưa vào Bát cung :


Thiên Nhậm Thiên Xung THiên Phụ
--------
2
Hưu môn Sinh môn Thương môn
---------------------------------------------------
Thiên Bồng Thiên Anh

Khai môn Đỗ Môn
----------- ---------
3 7

----------------------------------------------------

Thiên Tâm Thiên Trụ Thiên Nhuế

Kinh môn Tử môn Cảnh môn

Bây giờ xem lại câu hỏi, thời cung Chấn không còn là Thương môn nữa, mà thay vào đó là Khai môn . Từ đây bắt đầu khởi vòng Trường sinh để tìm huyệt mà điểm .

Giảng xong Cẩn quay lại hỏi :
- Quý vị hiểu rồi chứ !
- Úi chà ! Chẳng hiểu gì hết ! Khó quá là khó, y như toán học vậy . Loại toán gì gì đó !
- Thì đó cũng là một trong những loại toán số Đông phương mà !...
- Thú thật với thầy, chứ trong chúng tôi đây không ai hiểu gì hết .
- Có tôi đây, nhưng mà nữa hiểu nữa không .
Mọi người đều quay đầu nhìn... Thì ra là vị Giáo sư khác, người đã đưa câu hỏi này . Ông ta nói tiếp :
- Trước khi đưa câu hỏi, tôi đã được đọc một bài giải ra rồi, thật sự giống như thầy giảng vậy . Tôi đây thật sự kính phục thầy . Nhưng mà hiểu thì thật sự tôi chẳng hiểu gì hết .
- Thì tôi đã nói trước rồi, như nước chảy lá môn mà ! Quý vị không hiểu là chuyện đương nhiên thôi... Này, quý vị có còn muốn bái sư không ?
- Muốn... Muốn...Muốn...
- Vậy thì đây là lời đâu tiên để nhập môn ... " Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị ", các đệ tử hiểu chưa ?
- Dạ hiểu rồi...
- Vậy thì từ nay lo mà bỏ cái chữ " Đỉnh cao Trí tuệ " đi nghe chưa !
- Dạ ! Chúng đệ tử nhất trí từ nay sẽ bỏ hẳn . Thầy mới quả thật là Đỉnh cao trí tuệ .
- Không phải ! Nói như vậy là nịnh bợ sư phụ . Đỉnh Cao Trí Tuệ chính là mấy Lão già sư tổ đang bị nhốt ở trong trại đó ! Hi Hi Hi...


(1) Phỏng theo câu hỏi của QD
(2) Ngày giờ được tính vào lúc Tác giả viết đoạn này .

Đ Ô I D Ò N G T Â M S Ự

Kính thưa quý đọc giả,
Ơn trả nghĩa đền là một câu chuyện thật,
Rất tiếc câu chuyện còn dài, nhưng vì có nhiều lý do nên tác giả phải tạm ngưng, hẹn tái ngộ một ngày nào đó sẽ tiếp tục .
Tác giả đã theo nội dung của câu chuyện mà viết . Đại úy Cẩn trước kia đã dùng Chính trị và Kinh tế để dạy cho các các bộ cao cấp của c.... s.. Việt Nam trong thời gian 1983 .
Vì đây là lần đầu tiên vào web, và lại vào Web Tuvilyso, nên tác giả đã dùng sự hiểu biết của mình để thay vào mưu kế Chính trị và kinh tế của Đại úy Cẩn .
Một ngày nào đó nếu tác giả kiếm ra Web Chính trị thì sẽ mang những lời mà hồi xưa Đại úy đã làm cho các cán bộ cao cấp CS phải tâm phục khẩu phục, chứ chẳng phải như tác giả đã dùng bói toán để thay vào đâu !
Đại úy Cẩn đã đến được Hoa Kỳ, và đã nhờ Hồn Ma 833 ơn trả nghĩa đền, nên đã thành công trên nhiều phương diện . Nhưng tiếc thay anh đã nằm xuống trong lòng đất lạnh, vì trong thân thể mang những vết tích đã bị hành hạ và quá thiếu thốn mọi thứ trong thời gian tám năm tù, nên không còn cách cứu chửa, dù Hoa-Kỳ là Quốc Gia có nền y-khoa cao nhất thế giới .

Lý do chính mà tác giả phải ngưng, vì câu chuyện có thể làm phương hại đến một số anh em của Nhóm Kiểm Soát và một số huynh đệ hiện đang ở VN, nhất là đi sai chủ trương phi chính trị của web này . Tác giả tự động rút lui, chứ không một ai bắt buột cả .
Tác giả viết lên trong một nỗi niềm thương tiếc cho những chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong các trại cải tạo, hoặc đã từ giả kiếp con người trong một thời gian ngắn sau khi được trả tự do .

Xin thành thật cáo lỗi.
Độccôcầuthắng

Sửa bởi maxmin: 08/12/2022 - 10:22


Thanked by 4 Members:

#26 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2201 Bài viết:
  • 3787 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 15/12/2022 - 13:00

Thật ra thì câu chuyện chưa dừng ở đây...

Sau đó Bác Độc Cô Cầu Thắng có viết thêm về "Xã Giao Lịch Sự" nhưng mà thiết nghĩ tạm dừng ở đây cũng đủ đẹp rồi ạ, người nào hâm mộ Bác có thể tự kiếm thêm và đọc tiếp.

Hy vọng Chú Cẩn trong câu chuyện kể đã có cuộc hội ngộ trên mảnh Đất khác với cô gái xứ Huế của chú.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#27 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2201 Bài viết:
  • 3787 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 26/08/2024 - 16:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

FM_daubac, on 01/07/2015 - 13:30, said:

Tiếc là đã chính thức chia tay diễn đàn ngày 12 tháng 11 năm 2006. Với nội dung như sau

Thưa quý vị Ban Điều Hành Tuvilyso.com
Thưa các bằng hữu và huynh đệ,
Độc Cô vừa từ Trung Hoa trở về, trong chuyến đi có cơ duyên gặp một vị cao tăng đã nhận Độc Cô làm người tùy tùng.
Độc Cô thiết nghĩ: trong thời gian đi theo vị cao tăng để học tập, thì nên từ giả mọi thứ trên cõi đời để tiện bề tu học, do đó nên vào lại đây có vài lời từ biệt với tất cả quý vị:
- Xin chân thành cám ơn Ban Điều Hành đã dành những sự ưu ái cho Độc Cô Cầu Thắng trong thời gian viết bài.
- Xin chân thành cám ơn các huynh, đệ, muội đã kết giao tình nghĩa với Độc Cô, Độc Cô sẽ giữ mãi cái kỷ niệm này trong chuổi ngày còn lại của cuộc đời.
- Xin chân thành cám ơn các bằng hữu và đọc giả bốn phương đã ủng hộ Độc Cô trong thời gian qua.
- Trong các câu chuyện, bài viết v.v… nếu Độc Cô có gì xúc phạm hay làm mất lòng bất cứ ai, xin quý vị niệm tình tha thứ cho.
- Kể từ hôm nay cái tên ĐộcCôCầuThắng sẽ không bao giờ vào trong Diễn Đàn này nữa.
- Độc Cô có nhận một số e-mail, nhắn tin, điện thoại v.v… nhưng vì bắt đầu xuống tóc, nên không tiện trả lời cho bất cứ một ai, kính mong quý vị lượng thứ cho.

Một lần nữa, Độc Cô xin chân thành cám ơn và xin lỗi tất cả quý vị.

Kính chúc quý vị thân tâm thường an lạc.
Độc Cô Cầu Thắng


Nay con tre tình cờ đọc lại topic này của bác FM.
18 năm đã trôi qua, không biết giờ bác Độc Cô Cầu Thắng đang ở Phương Trời nào....

Sửa bởi Tre: 26/08/2024 - 16:40


Thanked by 1 Member:

#28 Tre

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2201 Bài viết:
  • 3787 thanks
  • LocationRừng

Gửi vào 26/08/2024 - 17:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tre, on 26/08/2024 - 16:36, said:

18 năm đã trôi qua, không biết giờ bác Độc Cô Cầu Thắng đang ở Phương Trời nào....

Chiều nay con đọc kĩ lại câu chuyện năm xưa Bác Độc Cô Cầu Thắng viết, thấy bác có nhắc đến những con Người đó và địa danh đó, nếu từ đó đến nay bác vẫn còn ở Việt Nam thì không chừng cuối năm rồi bác và con đã về cùng một chốn nhưng con không đủ kết nối để nhận ra bác.

Sửa bởi Tre: 26/08/2024 - 17:29


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

7 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |