Cuộc hội luận Tử Vi dù có 10 lần Hoa Sơn Luận Kiếm vẫn không bao giờ kết thúc. Cũng may là mình đã thối hưu rồi. Đọc về Tử Vi không còn 1 chút hứng thú, đam mê, ai nói gì nghe đó, rất lười suy nghĩ. Tỉ lệ có cùng lá số mà khác cuộc đời quá cao. Tính toán theo kiểu đại trà thì 1 giờ có bao nhiêu đứa trẻ sinh ra, cứ cho là 12000 đứa bé sinh ra trên toàn cầu có cùng năm tháng ngày giờ sinh, nếu chia cho 12 cung thì tỉ lệ chính xác cao nhất sẽ nằm ở 1 trong 12 cung bất kỳ cho mỗi 1000 đứa trẻ. Cứ cho là cung Tí có 1000 đứa trẻ có xác suất giống nhau cao, trong cung đó có 10 sao. Chia tiếp 1000 đứa trẻ cho 10 sao thì vẫn còn 100 đứa trên 1 sao có khả năng ăn vào sao đó nhiều nhất. Vậy cũng còn cao quá. Nói chung tùy theo xác suất mà có người đúng, có người sai, nhìn chung vẫn đại đồng tiểu dị. Mà chính cái tiểu dị mới nói lên phần bản sắc cuộc đời của mỗi con người.
Càng về sau, đọc Tử Vi dưới phương diện tiêu khiển thì gần như tôi bỏ hết các luận thuyết mới. Cái rừng đó, càng đi càng lạc lối mà chân lý vốn dĩ là giản dị. Nhưng đời người ngắn ngủi, không ai có thể mổ xẻ cái "giản dị" đó trong hết đời người. "Giản dị" nên khó hiểu đến nổi nhìn là hiểu liền mà không hiểu hết về nó.
Chính trong tên gọi đã phác họa đầy đủ về nó
Tử Vi Đẩu Số. 2 chữ
Tử Vi nói rõ nguồn gốc của môn này xuất phát từ quan sát Thiên Văn, nên mong rằng mọi sự thay đổi, thêm mới, bỏ cũ cần dựa trên nền tảng của Thiên Văn. Tiếp theo là chữ
Đẩu đã nói rõ từ quan sát Thiên Văn người xưa khái quát các hiện tượng thiên văn tác động lên con người bằng các đại lượng
Tinh Đẩu. Nói gì thì nói, ở phần dụng của bộ môn này giải thích theo phe Kiếm Tông vẫn là nền tảng, coi nhẹ Tinh Đẩu mà nặng về âm dương ngũ hành thì dễ đi sang bộ môn khác, mượn kiếm để chặt thịt heo, mượn dao để giết giặc. Đồng ý là cả kiếm và dao đều là kim khí, có công năng sát thương, nhưng cách dụng lực để đạt công năng thì hoàn toàn khác nhau. Kiếm được thiết kế để chiến đấu, cho võ sĩ sử dụng. Dao được thiết kế để chặt thịt, cho đầu bếp sử dụng. Tuy túng quá khi không có công cụ tương ứng thì có thể tạm thời dùng lẫn lộn nhưng bản chất cái dụng nó khác nhau.
Cuối cùng là chữ
Số. Các môn có dùng tới số như
Mai Hoa Dịch Số,
Thiết Bản Thần Số,
Hà Lạc Lí Số... thì dùng chữ
Số trong tên gọi nghe còn hợp lí. Đằng này trong môn Tử Vi
chỉ có mỗi Cục là dùng tới
Số tức là
Cục Số. Tỉ lệ số xuất hiện và ứng dụng quá thấp, vậy mắc mớ gì phải để nguyên chữ
Số trong tên gọi bộ môn? Phần này là của Khí Tông, có số tức có lý, có số tức có âm dương, có ngũ hành.
Như vậy 4 chữ
Tử Vi Đẩu Số có thể hiểu là bộ môn này có nguồn gốc từ quan sát thiên văn, khi vận dụng thì lấy tinh đẩu là nền tảng, nhưng chiều sâu, độ cao, độ rộng độ hẹp thì ở chổ âm dương, ngũ hành.
Ừ mà, trong tên bộ môn
Tử Vi Đẩu Số có xuất hiện từ
Số, tên chỉ có 4 chữ, mà Số đã chiếm 25% trong tên. Nhưng trong môn học thì chỉ thấy có mỗi cái Cục Số. Vậy còn Số nào nữa không các thầy? (
Xin lỗi tôi rất dị ứng với từ cao thủ, cao nhân, nghe giống phim kiếm hiệp và cải lương quá, nên tôi không dùng những đại từ này cho ai hết)
Tử Vi có Đẩu có Số, cũng như Phong Thủy có Loan Đầu có Lý Khí. Tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2. Như
Khí với
Hình, tách nó ra rất khó.
Sửa bởi goodluckgoodbye: 16/07/2015 - 22:14