Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
goodluckgoodbye, on 14/07/2015 - 23:29, said:
Một câu hỏi nhe! Tai sao biết bao nhiêu đứa cù bất cù bơ, nghèo kiết xác, bạn bè cho nó mượn tiền thì coi như mất luôn, không cách nào đòi được, trong khi đó mấy mẹ tiền góp, cho vay nặng lãi tới nhà nó là không biết xoay xở kiểu gì nó cũng có tiền để trả. Hỏi tức là đáp, sự quyết liệt của mình ở đâu, có thể hiện ra thành thái độ hay không. Cái quyết liệt đó không nhất thiết là dữ dằn mà kiên trì đều đặn không bao giờ buông tha, hằng ngày gọi điện đều đều, mỗi tuần đến tận nhà 1 ngày. Nó bán cơm thì ăn cơm trừ nợ, nó bán xăng thì đổ xăng trừ nợ, nó bán tạp hóa thì mua đồ trừ nợ, để nó nhớ rằng nó còn thiếu nợ mình và số tiền đó ghi vô ký ức của nó. Vì dân chây ỳ nợ, vua thiếu nợ, sẽ không có ký ức sâu về các khoản nợ đâu, phải khắc được tên HAMZUI9 vô trong đầu, trong giấc mơ, trong buổi ăn của nó. Được như vậy là thành công bước đầu để nó biết rằng món nợ đó không thể xù được.
Nhưng để cho thiếu nợ rồi mình mất công đi đòi, mất ăn mất ngủ cũng không hay ho gì. Tốt hơn hết vẫn là đánh giá credit khách hàng trước. Thấy người này đòi nợ dây dưa là "kính nhi viễn chi" từ đầu luôn.
Vụ này của cháu hơi khó một chút vì khoảng cách địa lý rất xa, họ ở một thành phố vùng sâu vùng xa, phải đi hơn 10h ôtô mới tới nơi, cháu con gái cháu không dám đi xa như vậy. Cháu cũng chưa gặp họ bao giờ, chỉ liên hệ qua điện thoại. Ban đầu họ thanh toán sòng phẳng, thanh toán 100% tiền hàng trước khi giao hàng, mặc dù họ cũng chưa biết cháu, chỉ giao dịch qua điện thoại.
Chính vì họ thanh toán tốt vậy nên có một cái đơn hàng, họ bảo gửi hàng trước, họ thanh toán sau, và cháu dính phốt đơn hàng này. Nếu bình thường thì không sao, nhưng lúc đó họ đang xây nhà chắc là phải vay mượn thêm nên họ đã sử dụng tiền công ty của họ để thanh toán cho cháu vào việc riêng.
Giờ cháu chỉ có thể ép họ thanh toán bằng việc đưa vấn đề này với lãnh đạo công ty họ, hiện tại chỉ có điều này làm họ sợ thôi vì họ đã lên vùng sâu vùng xa đó theo công ty kia lập nghiệp, xây dựng gia đình nhà cửa trên đó. Nhưng cháu chưa muốn dùng biện pháp này vì nó sẽ ảnh hưởng tới công việc của họ, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của họ thì việc thanh toán cho cháu sẽ khó khăn hơn. Với lại, cháu không muốn làm vậy vì sợ làm thế thì quá tay quá.
Hơn nữa, đây là nhà máy sản xuất có nhu cầu lớn, cháu cũng muốn giữ khách hàng để cung cấp sản phẩm tiếp. Hiện tại, việc mua bán đã chuyển qua người khác phụ trách, họ cũng thanh toán cho cháu 100% tiền hàng trước khi giao hàng.
Trước khi hỏi bác, cháu chưa nghĩ được biện pháp nào vẹn toàn mà lại hiệu quả nhất. Giờ cháu sẽ kiên trì với quyết liệt đòi tiền hơn theo như bác chỉ dẫn, cho họ một thời hạn nhất định, nếu họ không thanh toán cháu sẽ đưa vấn đề này lên lãnh đạo công ty họ. Công ty họ đưa tiền thanh toán cho nhân viên của họ rồi. Về nguyên tắc thì Công ty kia nợ tiền bên cháu, họ có trách nhiệm phải trả bên cháu, còn nhân viên của họ không làm đúng thì công ty họ phải tự chịu trách nhiệm vì đó là người của họ, và cty họ vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền còn nợ. Cháu đã nghĩ đến cách này rồi nhưng cháu chưa gặp trường hợp này bao giờ, cháu chưa biết kết quả có khả quan không nên cháu cũng chưa dám hành động.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Hoa Cái, on 15/07/2015 - 00:08, said:
Còn không được thì rút súng dí lên đầu con nợ, quát "Cho 2 tuần phải trả, không thì gặp bất cứ chỗ nào sẽ cho cái đầu mà y nổ tung ra như dưa hấu trồng bên TQ".
Còn "nó" nghèo và bệnh thì xí xoá, khi nào "nó" khoẻ thì đòi tiếp .
Tiếc là cháu là con gái nên không có khí phách giống bác minhminh, mặc dù thân mệnh cũng có kình hình giống bác minhminh.
À, mà cháu cũng không rõ, khi thực sự lên cơn thịnh nộ thì chưa biết thế nào
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sửa bởi hamzui9: 15/07/2015 - 23:03