Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Geek, on 29/07/2015 - 12:31, said:
có triết lý Nho gia làm nền tảng, bách gia làm chiêu thức, thế thì bố thằng A na mít nào chơi lại cho nổi,
Hi Geek, lâu quá không thấy bạn viết bài, dịch bài gì hay hay cho anh em học hỏi.
Thực ra trong thương trường không phải lúc nào cũng đấu đá, hợp tác đôi bên cùng có lợi mới là trên hết. Lứa cở ngang cơ và trên cơ tôi thì quá biết cơ nhau, bên đây nhún 1 thước là bên kia giật mình lùi 1 trượng (thủ thế) liền. Kết quả là chỉ thăm dò động thái và ý đồ của nhau, khi 2 bên biết là bên kia không có động thái chiến tranh thì bên nào cũng tự giữ cục diện. Vì ai cũng biết 1 điều là nếu đấu nhau sẽ có ngư ông đắc lợi. Có những tình huống thì cùng bắt tay để giữ giá.
Dân từng trải trận mạc nhiều thì nhìn có vẻ ghê gớm nhưng thực sự là không ghê gớm, vì người ta ngán chiến tranh và ra quyết định luôn có cơ sở hợp lí. Người ta không làm gì mình, ai nấy có phần rồi, mình ngứa ngáy đi kiếm chuyện người ta làm gì. Chỉ ngán nhất là mấy ông con, mới ra làm có chút vốn mà mộng làm bá chủ giang sơn. Thị trường không bao giờ có chuyện bá chủ, làm bá chủ thị trường là suy nghĩ của những kẻ bệnh hoạn, biến thái hehehe! Nắm giữ được 20% thị phần thôi là cũng oanh liệt lắm rồi.
Thường chiến tranh chỉ xảy ra với mấy ông con mới ra mà tiền nhiều, coi trời bằng vung. Loại đó thực ra cũng chẳng cần đánh làm gì cho mệt. Kinh nghiệm chưa có, múa võ vài ba năm rồi cũng hết vốn. Không đắc tội với mình thì sớm muộn gì cũng đắc tội với người ta. Có người khác trị nó, hơi đâu mình quan tâm.
Nên thật ra càng làm lớn thì càng ít chiến tranh.
Còn đấu đá cở nào cũng phải lấy Nho Gia làm nền tảng, Bách gia làm chiêu thức thôi. Làm khác điều này là chiến thắng sẽ dẫn đến tự diệt vong đó. Chiến lợi phẩm đạt được không phải là 1 thị phần mà là 1 nghĩa trang.
Đánh có 2 kiểu đánh, đánh kiểu quân tử là anh tha hồ dùng 36 kế, tôn tử binh pháp. Thắng là thắng, thua là thua, thắng làm vua, thua bỏ chạy, người thắng ngẫng mặt, người thua cũng phục. Còn đánh kiểu thứ 2 là chơi tiểu nhân, đánh sau lưng, ném ám khí, thắng dơ bẩn trên cái lối chơi quân tử của đối phương, như cái kiểu đá banh không đá mà cứ nhằm giò để đốn, nhằm loại tiền đạo cứng ra khỏi sân vậy. Hoặc gài người ta với gái rồi quay phim để uy hiếp... Những kiểu chơi này gọi là chơi dơ. Những thằng đại ca có cái đầu, dù thừa sức chơi, nhưng không thằng nào chơi tới những chiêu dơ bẩn đó. Không phải họ không biết ném ám khí, chỉ vì khi sử dụng ám khí, họ cảm thấy bị mất đẳng cấp, nên không dùng tới. Còn dại dột tưởng họ không biết dùng ám khí mà lén lén ném phi tiêu thì coi chừng cả 1 mưa ám khí đổ xuống đầu chết không kịp ngáp đó. Nên nhớ, nếu không biết sử dụng ám khí thì sure là họ đã bị loại ngay từ vòng đầu của cuộc chơi khi đấu với mấy thằng lóc cóc, leng keng. Còn đã có nội công rồi thì không được phép dùng ám khí.
Bước đường thành công của họ nhiều đấu đá, nên khi có tiền, họ cũng nghĩ đến làm thiện tích phước, sợ luật nhân quả, sợ trời đất, bất đắc dĩ lắm mới mạnh tay. Họ không có động lực giành miếng cơm theo kiểu "cấu xé" sống chết như kẻ sắp chết đói. Chinh chiến nhiều, thắng bại trong đường tơ kẻ tóc, nhiều lúc là do Trời giúp, chứ phải do mình giỏi. Họ biết rằng của cải có được mong manh lắm, ông Trời đã cho là sẽ có, ông Trời mà ghét họ, muốn lấy lại thì chỉ 1 phút 30 giây. Tình huống rủi ro kinh doanh nhiều vô kể. Chính vì vậy, họ biến thành hiền và vô hại! Họ tự trói tay họ lại trong nguyên tắc của lối chơi cạnh tranh lành mạnh. Nhưng khi mình chơi lén ném phi tiêu, hay ám khí với họ thì chẳng khác gì giúp họ cắt đứt sợi dây đang tự trói đó.
Biết đánh thắng thì vẫn còn dở hơn là biết không đánh mà vẫn thắng. Câu này thì dễ hiểu.
Học để thắng không hề khó, thắng bằng mọi giá cũng là 1 cách thắng. Nhưng
học để biết cách thất bại trong chiến thắng mới thực sự khó. Câu này thì chinh chiến nhiều rồi sẽ hiểu.
Và nếu
tự mình thắng lợi thì thắng lợi đó không trọn vẹn, không bền vững bằng cách hãy để đối phương cùng thắng với mình. Câu này thì chinh chiến nhiều rồi sẽ hiểu.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
V.E.DAY, on 29/07/2015 - 10:15, said:
( Ghẹo anh một chút chứ tử bình tôi biết còn lơ tơ mơ lắm )
Anh còn được tới 3 chữ
lơ tơ mơ, chứ GLGB này chỉ có 1 chữ
mơ thôi (Hi hi hi).
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
MOA, on 29/07/2015 - 14:25, said:
sếp của tuôi chia làm 3 loại
1 quản lý nhân viên theo năng suất
2 quản lý nhân viên theo thời gian
3 quản lý nhân viên theo năng suất + thời gian
tôi ghét loại 2 và 3 , tôi hay làm việc với loại 1 vì tôi ko bị gò bó thời gian lên cty cũng đc ko lên cty cũng đc miễn hoàn thành xong thì chơi ko hoàn thành thì đừng hòng , loại này hay nghĩ việc cho tôi làm , kể cả ko có việc lão cũng bắt tôi đọc tài liệu rồi tóm tắt ngắn gọn gửi lão ( à dĩ nhiên đọc tài liệu ở đâu là chuyện của tôi miễn trc giờ G tôi gửi vào mail lão thành công là đc )
tóm lại thì động lực chính để tuôi làm việc đó là ko bị kiểm soát thời gian , nhân viên có khoảng thời gian thoải mái trong cv sau khi hoàn thành nhiệm vụ - thay vì làm việc với loại 2 và 3 làm xong rồi mà vẫn ngồi căng thẳng bị soi mói Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Cám ơn MOA, đại biểu 9x. Nhờ những dòng MOA viết, tôi hiểu thêm về hứng thú công việc của thế hệ các bạn.
Sửa bởi goodluckgoodbye: 29/07/2015 - 21:54