hamzui9, on 14/07/2015 - 21:59, said:
Thế là từ tết giờ họ cứ khất lần khất lượt không trả...
Hiện họ không có tiền, do mới xây nhà nên nợ tiền, với vừa rồi họ bị bệnh tật nữa. Nếu làm quá thì chả may họ bị đuổi việc thì họ cũng mất cơ hội kiếm tiền trả mình. Nên thỉnh thoảng cháu gọi đòi tiền thôi.
Cũng may, giờ việc mua bán mới chuyển qua người khác phụ trách, cháu mới cung cấp cho họ đơn hàng nhỏ khác. Được thêm 2-3 đơn hàng như vậy nữa thì cháu sẽ huề vốn
HZ,
Dù chưa có hứng viết nhưng đọc mấy dòng trên của HZ thì tôi cũng muốn lộn gan, tưởng là nợ của mình đó chứ. Đọc kĩ mấy chổ tôi làm đậm ở trên, suy nghĩ 1 chút. Tôi bảo đảm nếu giữ tư tưởng này thì chắc chắn sẽ không đòi được nợ mà còn gặp nhiều con nợ như vậy trong tương lai.
Muốn đòi được nợ, trước tiên phải từ quan niệm rằng thiếu nợ phải trả, có nợ phải đòi. Trả nợ và đòi nợ là việc thiên kinh địa nghĩa, giữ luật công bằng của tạo hóa, thực thi luân lí chính nghĩa, bảo vệ sự công bằng. Đó là lí tưởng cao đẹp của cái sự đòi nợ, phải xác tín nó, phải tuyệt đối tin tưởng rằng người ta không có quyền cướp đi mồ hôi, công sức lao động của mình, và mình có quyền đường đường chính chính để đòi lại công bằng, nói 1 cách thậm xưng là sẳng sàng chết cho lẻ công bằng đó!
Có xác lập được cái đức tin cao cả của chân lý đòi nợ thì mới có thể hành động quyết liệt để đòi. 90% nợ không đòi được là do chủ nợ bỏ luôn vì con nợ chây ỳ, do chủ nợ nghĩ rằng con nợ không có khả năng trả, do chủ nợ nghĩ rằng mình có thể huề vốn ở các đơn hàng sau, do con nợ nghĩ rằng chủ nợ không quyết liệt với mình nên mình dây dưa được, do con nợ cho rằng số tiền đó đối với chủ nợ là không nhiều nên mình có quyền thiếu vô biên.
Một câu hỏi nhe! Tai sao biết bao nhiêu đứa cù bất cù bơ, nghèo kiết xác, bạn bè cho nó mượn tiền thì coi như mất luôn, không cách nào đòi được, trong khi đó mấy mẹ tiền góp, cho vay nặng lãi tới nhà nó là không biết xoay xở kiểu gì nó cũng có tiền để trả. Hỏi tức là đáp, sự quyết liệt của mình ở đâu, có thể hiện ra thành thái độ hay không. Cái quyết liệt đó không nhất thiết là dữ dằn mà kiên trì đều đặn không bao giờ buông tha, hằng ngày gọi điện đều đều, mỗi tuần đến tận nhà 1 ngày. Nó bán cơm thì ăn cơm trừ nợ, nó bán xăng thì đổ xăng trừ nợ, nó bán tạp hóa thì mua đồ trừ nợ, để nó nhớ rằng nó còn thiếu nợ mình và số tiền đó ghi vô ký ức của nó. Vì dân chây ỳ nợ, vua thiếu nợ, sẽ không có ký ức sâu về các khoản nợ đâu, phải khắc được tên HAMZUI9 vô trong đầu, trong giấc mơ, trong buổi ăn của nó. Được như vậy là thành công bước đầu để nó biết rằng món nợ đó không thể xù được.
Còn gãy bước này thì thua, không bàn gì nữa được.
Bước 2 là cách thức
Mỗi người 1 phong cách, với thằng cha này cáo già, đừng có tin nó, làm quyết liệt là nó ói tiền ra hết à. HZ thì tính không cứng rắn nên áp dụng cách nó đứng thì mình rạp, nó rạp thì mình cúi, nó cúi thì mình quỳ, nó quỳ thì lạy, nó lạy thì mình nằm xuống, nó cũng nằm xuống sát đất thì mình nhảy lên lưng nó ngồi hahaha. Nói giỡn chơi chứ nguyên lí là vậy, đòi nợ trường hợp này phải mềm mỏng lịch sự nhưng quyết liệt và không buông tha.
Nhưng để cho thiếu nợ rồi mình mất công đi đòi, mất ăn mất ngủ cũng không hay ho gì. Tốt hơn hết vẫn là đánh giá credit khách hàng trước. Thấy người này đòi nợ dây dưa là "kính nhi viễn chi" từ đầu luôn.