![](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/TuViLySo/icon_users.png)
![](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/TuViLySo/profile/default_large.png)
5 replies to this topic
#1
Gửi vào 13/06/2015 - 15:06
Kỳ 1- Thầy bói đủ dạng, đủ tầm kiểu trăm hoa đua nở
Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được sự tín nhiệm của chính khách, nguyên thủ quốc gia lúc bấy giờ mà lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điềm giải mộng”, “nhân tướng học”… thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo.
Sơ nét về nghề thầy bói
Rõ ràng đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như: Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hồ, Nguyễn Văn Canh, Ba La… lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghề “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền thoại. Vậy thực hư của nghề “bói toán” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?
Những "ông thầy, bà thầy" là tên gọi ám chỉ những thầy bói bình dân, hàng nghề ở vỉa hè, góc đường, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa và cả trong các khách sạn lớn. Họ hành nghề rất đơn giản, một manh chiếu con trải ra chiếm chỗ thuận tiện, trên đặt một cái mu rùa, mấy đồng tiền xu gieo quẻ, một bộ bài Tây 52 lá, xâu chân gà luộc phơi khô, mấy quyển sách tử vi, bói toán úa vàng, nhàu nát.
Phục trang của thầy bói gần giống nhau, áo dài khăn đóng, kính đen do mù thật hoặc mù giả có trời mới biết. Một vài thầy chơi xì-ting mặc bộ đồ bà ba trắng tóc búi củ tỏi hay cắt tóc ngắn đội nón nĩ cho nó lạ. Lại có thầy ra vẻ hiện đại, lịch sự mặc áo bỏ thùng, thắt cà-vạt, hoặc quái hơn mặc com-lê tông chõi chơi cặp kính trắng gọng vàng ra vẻ thầy bói trí thức với cái cặp táp da đen cáu bẩn đựng sách bói toán căng phồng lúc nào cũng kè kè bên cạnh.
Nơi nổi tiếng để thầy bói dạng này hành nghề là Lăng Ông-Bà Chiểu Gia Định (Giờ là quận Bình Thạnh). Lăng Ông tức là lăng thờ đức Tả Quân Lê Văn Duyệt một vị tướng thời vua Gia Long triều Nguyễn. Do huyền thoại đồn đại đức Tả Quân Lê Văn Duyệt rất linh thiêng nên lăng thờ ngày thường đã đông khách thập phương đến viếng, lễ bái, cầu xin mọi chuyện trên đời. Vào các ngày rằm, lễ, Tết khách càng đông, đủ mọi thành phần xã hội.
Sau khi vào lăng Ông lễ bái, xin xăm người nào cũng ra nhờ thầy bói giải xăm và luôn tiện nhờ bói cho một quẻ hung kiết, tình duyên, gia đạo, làm ăn, tiền hậu vận. Thanh niên nam nữ thì ngoài tình duyên là chuyện học hành, thi cử. Ngày đó những thầy bói hành nghề trong chu vi lăng phải đóng thuế môn bài, có chỗ ngồi nhất định, được kê bàn làm việc, trong phạm vi chỗ ngồi có che bạt phòng lúc mưa nắng hẳn hoi.
Bên hông lăng là con đường nhỏ mang tên Trịnh Hoài Đức, rợp mát bóng me, đây là chỗ hành nghề của trên 20 thầy bói không đóng thuế môn bài, có nghĩa là hoạt động không hợp pháp nên cũng tùy thuộc sự vui buồn của lực lượng cảnh sát giữ trật tự. Vui thì để mấy thầy hoạt động, buồn thì đi hốt nên thầy nào cũng rất cơ động, chỉ trải manh chiếu con, có thầy manh chiếu cũng không được lành lặn… mỗi khi nghe có tiếng hô “cảnh sát”, lập tức mấy thầy cuốn chiếu, ôm đồ nghề tan hàng, chạy nháo nhác. Khi xe cảnh sát chạy qua mấy thầy tập trung trở lại, chỗ ai nấy ngồi, gốc me ai nấy giữ, xem như không có chuyện gì xảy ra.
Thầy bói hành nghề cơ động, lấy tiền xủ quẻ, giải xăm, “đóan điềm, giải mộng” cho thân chủ cũng lấy giá bình dân. Nhưng tích tiểu thành đại, chủ yếu là lượng khách nhiều nên cuộc sống các thầy cũng khá sung túc.
Thầy bói khách sạn
Ở vùng Chợ Lớn tập trung nhiều người Hoa sinh sống có một số khách sạn lớn cũng mang tên rất Trung Hoa như Đồng Khách, Phượng Hoàng, Bát Đạt, Thiên Hồng…lại có đội ngũ thầy bói người Tàu hành nghề, chủ yếu phục vụ cho khách vãn lai là những “xì thẩu” từ khắp nơi tới trú ngụ để làm ăn với thương nhân Chợ Lớn, trong đó có thương nhân người Việt. Những thầy bói Tàu này không nói sỏi được tiếng Việt nên phải có phiên dịch để diễn giải lời thầy phán cho thân chủ người Việt.
Nhiều thầy bói Tàu nổi tiếng đóng trụ sở hành nghề tại các khách sạn sang trọng vùng Chợ Lớn thời bấy giờ cũng có những cái tên rất Tàu và đầy vẻ kiếm hiệp của Kim Dung như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Hà Thiết Ngôn Đại Sư, Đại Lục Tiên, Sơn Đầu Bạch Mã Long, Mã Cơ Sanh…Những ông thầy bói Tàu này thường tự xưng là “Đại bốc sư” đến từ Hồng Kông và từ dung nhan cho đến cách ăn mặc đều rất…tiên phong đạo cốt, mang vẻ huyền bí. Đặc biệt có ông khi rời “văn phòng” xuất hành đi thăm thú đâu đó, hoặc có thân chủ mời tời tận nhà xem bói thì ăn mặc giống y như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có hai hàng đệ tử theo hầu coppy rặt phong của lão quái Đinh Xuân Thu.
Điểm đặc biệt của những ông “Đại bốc sư” này là xem từng món mà dân trong nghề gọi là “xào, chẻ” chứ không xem hết một lèo mọi thứ như thầy bói ta. Ví dụ như xem chỉ tay hoặc tài lộc trong thời hạn 2 năm, không xem xa hơn và lấy giá 5 ngàn. Xem ngày tốt, xấu xuất hành, khai trương, làm ăn buôn bán lấy giá 10 ngàn, xem tử vi giá 30 ngàn…(tiền trước năm 1975). Chính điều này lại tạo thêm cho mấy ông thầy tác phong huyền bí, hấp dẫn nên khách hiếu kỳ luôn tìm đến nhờ đoán vận hạn, tài lộc, số mạng, hùn hạp làm ăn… Nhờ có nhiều thân chủ giới thiệu nhau nên lượng khách ruột và khách tiềm năng tìm đến thầy rất nhiều, có lúc phải lấy số thứ tự trước và chờ đợi tới lượt cũng khá mỏi mòn. Nhưng đã mê tín rồi thì thời gian chờ đợi để được thầy xủ quẻ, đoán vận hạn mỏi mòn cỡ nào cũng phải ráng.
Thế là các thầy đua nhau hốt bạc, làm giàu, ăn xài thả cửa ở khác sạn sang trọng và lâu lâu chơi trò ú tim, giả vờ có khách quen rước qua Singapore, Malaysia, Thái Lan cả tuần lễ hoặc cả tháng khiến nhiều thân chủ đợi dài cổ. Trò bịp này các thầy chỉ bịp được khách Việt hoặc khách Tàu mới sang chứ người Chợ Lớn biết tõng mánh lới của các thầy đồng hương và cũng chả tin vào tài bói toán của các thầy nên khó bịp được họ.
Kỳ 2- Thầy bói hay không bằng hên
Vượt lên trên những thầy bói lăng Ông, khách sạn là thầy bói cao cấp chuyên phục vụ cho chính khách và nguyên thủ quốc gia thời đó. Đây là những ông thầy bói có thương hiệu, nhờ uy tín và tên tuổi do tự quảng cáo trên báo chí và biết cách lăng xê mình.
Có thầy tự phong mình là “giáo sư thần học”, “chiêm tinh gia”, “quỷ cốc đại sư”, maitre”, “nhà tướng số”… nhờ ăn may một vài vụ nên tên tuổi nổi như cồn, được nhiều người trọng vọng, chính khách, nguyên thủ quốc gia đón rước long trọng tất nhiên tài lộc cũng vô như nước. Lúc này lời phán của thầy cũng được nhiều người tin sái cổ.
Thầy bói phục vụ chính khách
Ví vụ, đầu năm Nhâm Tý 1972 nhằm củng cố lòng tin của người dân Tổng Thống Nguyễn Văn thiệu đã chỉ đạo cho đại tá Trần Văn Lâm, Giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã mời 3 ông thầy bói nổi tiếng bấy giờ là Huỳnh Liên, Minh Nguyệt, Khánh Sơn lên đài truyền hình dự đoán về vận mệnh quốc gia, tức nhiên là nói tốt cho chế độ Thiệu mở ra một tương lai sáng sủa hơn để trấn an dư luận trước những thất bại thê thảm trên chiến trường mà thời đó gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.
Một tay bốc sư cũng khá nổi tiếng tên Vũ Hùng hành nghề trên đường Nguyễn Trãi, không biết đã đoán vận mệnh chính trị cho ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện lúc bấy giờ ra sao mà được ông này tin sái cổ, liền đặt làm một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp để tặng cho nhà “tướng số” tài ba bày tỏ sự trọng vọng, có khắc dòng chữ rất trang trọng: “Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng”. Được bức tranh quý hơn vàng này, nhà “ tướng số” Vũ Hùng liền treo ngay trong phòng làm việc để lòe thiên hạ và mặc sức đánh bóng tên tuổi, quảng cáo, tiếp thị rùm beng cho tài đoán vận mệnh chính khách của mình.
Dạo đó có một giai thoại khá lý thú về ông thầy Chiêm, nổi tiếng ở Đà Lạt và cao nguyên về tài xem tử vi và nhìn tướng mạo rồi phán vanh vách về vận mệnh của các chính khách. Ông thầy Chiêm tuổi còn khá trẻ, không vận áo dài khăn đóng như các thầy bói cao niên mà mặc quần Tây, áo sơ mi đóng thùng rất sành điệu lại khoái đeo cặp “kiếng mát” nên lúc nào trông ông này cũng bảnh chọe, tác phong rất Tây.
Đây là ông thầy bói theo trường phái “tân thời” nên mỗi khi ông rời văn phòng ra ngoài, bát phố chẳng ai biết ông ta làm nghề bói toán mà cứ nghĩ là một ông công chức hay “giáo sư” dạy cấp II. Tuy tác phong rất Tây nhưng cách ứng xử lại rất Tàu, mỗi lần gặp các nhân vật mới nổi lên trên chính trường, phỏng đoán người này có thể sẽ còn phất lên nữa, như sẽ ra ứng cử Tổng Thống chẳng hạn, thầy Chiêm liền sụp xuống lạy và cung kính phán: “ Ngài quả là có chân mạng đế vương”.
Sự khéo nịnh của thầy Chiêm khiến cho các chính khách đang nổi tiếng hay sắp nổi tiếng trên chính trường Sài Gòn đều rất ái mộ nên thường xuyên tới nhờ thầy xem tử vi, nhìn sắc diện để đoán vận mệnh có lẽ trước hết là để được nghe thầy Chiêm nịnh kiểu: “Ngài quả có chân mạng đế vương” còn lời nịnh bợ này có trở thành hiện thực hay không thì hậu xét.
Nhờ ăn may trở nên nổi tiếng như cồn
Nhưng thầy Chiêm cũng ăn may được một vố, và nhờ thế tên tuổi càng nổi như cồn, đó là lần bẩu cử Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, năm đó chẳng hiểu sao lại có tới 11 vị chính khách ra ứng cử, trong đó có một vài nhân vật mà thầy Chiêm đã quỳ lạy và xưng tụng: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”. Sau cú ăn may này thầy Chiêm tiếp đón thân chủ mệt xỉu và tất nhiên tài lộc cũng ào vào nhà thầy như nước.
Sau ngày Tổng Thổng Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính trường Sài Gòn luôn trong tình thế hỗn loạn, sinh mệnh chính trị của một chính khách đang chểm chệ trên ghế cao của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ mỏng manh như chỉ mành treo chuông, có thể lộn nhào sau một đêm đảo chánh, khi phe này lên thay thế phe kia. Chuyện “lên voi xuống chó” của chính khách kể cả các tướng lĩnh nắm quân đội tham gia chính trị cũng tùy thuộc vào cơn lốc xoáy thời cuộc đảo điên.
Do đó ngay cả những nhân vật đầy thế lực này cũng không còn mấy tin vào chính mình mà hướng tới “thần quyền” vô hình nào đó để tiên liệu số phận hoặc tiến hành âm mưu, thủ đoạn, những bước “tiến thoái lưỡng nan” của mình và phe cánh. Lúc bấy giờ là thời của những chiêm tinh gia, những thầy tướng số và họ là trung gian giữa “thần quyền” và các nhân vật chính trị để phán những việc kiết hung, tạo niềm tin và là chỗ dựa tinh thần cho các chính khách Sài Gòn.
Hầu như mỗi chính khách Sài Gòn thời đó đều chọn cho mình một ông thầy bói nổi tiếng làm “quân sư quạt mo” để vấn kế, mách nước trong mọi hoạt động mang tính đại sự. Do đó những ông thầy bói có tầm ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của các chính khách. Có vị chính khách nghe thầy bói mà để râu, sửa lại gương mặt như tướng “râu dê” Nguyễn Khánh.
Có nhân vật nghe lời “quân sư” là chiêm tinh gia nên theo phe này mà không theo phe kia, có người phải mặc sơ mi trắng quanh năm, thắt cà vạt hồng kẻ sọc rất dỏm dáng mà không dám thay đổi vì theo lời thầy bói phán mặc như thế mới có tương lai sáng sủa. Hay như sự kiện chấn động Sài Gòn và cả miền Nam lúc bấy giờ là các tướng lĩnh nắm quân đội kết hợp với các thế lực chính trị lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm thay vì theo kế hoạch tiến hành sớm hơn, nhưng theo lời “quân sư” là mấy ông thầy bói đã phải dời lại vào đúng 3 giờ chiều ngày 1-11-1963 mới bắt đầu nổ súng tấn công vào Dinh Độc Lập.
Kỳ 3-Những ông, bà thầy bói nức tiếng Sài gòn
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 16:04 20-04-2015
Nếu nhắc tới đội ngũ thầy bói nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975 mà không đề cập tới những bà thầy bói cũng rất nổi tiếng thời đó là một thiếu sót lớn.
Trước hết là bà thầy bói Anna Phán người Bắc, đã nổi tiếng về tài bói toán ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Bà thầy này lấy chồng Pháp nên mới có tên nửa Việt, nửa Tây là Anna Phán.
Những nữ “bốc sư” lẫy lừng
Sau khi di cư vào Nam bà thầy Anna Phán tiếp tục hành nghề và cũng rất nổi tiếng, được các mệnh phụ phu nhân thời đó tin sái cổ và rất có ảnh hưởng tới những nhân vật chính trị thông qua các bà mệnh phụ phu nhân này khi về thỏ thẻ lại với chồng. Nhưng bà thầy Anna Phán chỉ hành nghề vài năm rồi tự “nghỉ hưu” theo lời khuyên của con cháu vì thấy bà tuổi cao sức yếu. Vả lại gia sản bà thầy cũng đã đủ đầy, “lộc thánh” ăn chừng ấy thôi.
Madame Claire không phải biệt danh mà là một cái tên Tây chính thống của một phụ nữ có hai dòng máu Pháp-Việt. Thời thiếu nữ Madame Claire rất đẹp, ăn chơi cũng rất nức tiếng Sài Gòn và là nhân tình của rất nhiều vương tôn, công tử thời đó mà Công tử Bạc Liêu là một trong những kẻ si tình đã từng tặng cho Madam Claire những món trang sức đắc giá để mong lọt mắt xanh của người đẹp.
Nhưng Madame Claire không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, giỏi ăn chơi, nhiều trai bao mà con nổi tiếng về bói bài. Khi hết thời xuân sắc, Madame Claire đã sống nhờ vào nghề này mà tiếp tục cuộc đời vương giả. Tất nhiên thân chủ của bày thầy Madame Claire cũng thuộc giới thượng lưu.
Nhưng trên cơ cả Anna Phán và Madame Claire có lẽ là bà thầy Nguyệt Hồ nức tiếng Sài Gòn hành nghề ở đường Đinh Công Tráng, phường Tân Định quận 1. Khoảng cuối năm 1974 bà thầy Nguyệt Hồ đã 43 tuổi mà nhan sắc vẫn còn mơn mỡn, nghe đâu lúc còn con gái bà thầy đã từng dự thi sắc đẹp và đoạt danh hiệu hoa khôi do báo Đời Mới tổ chức. Bà thầy Nguyệt Hồ không chỉ bói bài, xem chỉ tay, đoán số mạng mà còn kiêm luôn cả việc tư vấn, gỡ rối tơ lòng cho những chị em gặp rắc rối về tình duyên, gia đạo, ghen tuông, chơi hụi, làm an buôn bán…
Nếu như những bà thầy bói chỉ hành nghề thuần túy thì những ông thầy bói ngoài việc hành nghề kiếm sống còn có tham vọng lớn hơn là muốn trở thành người thân cận của chính khách, hay nguyên thủ quốc gia trên cương vị “mưu sĩ” mà gọi cho nhẹ nhàng hơn là “ quân sư” để tìm cơ hội làm giàu nhanh hoặc bước lên nấc thang danh vọng. Trong số những ông thầy bói dạng này phải kể trước tiên là Maitre Khánh Sơn thường tự xưng là Giáo sư có lẽ vì đã tốt nghiệp và có bằng sư phạm tại Hà Nội, nhưng không hiểu đã dạy ở trường nào chưa. Thầy Khánh Sơn rất nổi tiếng và hành nghề từ những năm 40-45 ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam.
Có một giai thoại về Maitre Khánh Sơn như thầy đã đưa ra câu sấm rằng:
Bao giờ hai bảy mười ba
Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây
Câu sấm này được giải thích là tám gà tức bát kê, còn trên mây là… máy bay(?! ). Vào ngày 27-3 sẽ có chiếc máy bay chở ông Pasquier (Toàn quyền người Pháp) phiên âm tiếng Việt là Bát-Kê, mà “bát kê” chính là… tám gà cùng 8 tùy tùng bay về Pháp và bị bốc cháy. Không ngờ câu sấm này lại linh nghiệm vì chiếc máy bay chở ông Pasquier cháy thật nhưng chỉ có một mình ông ta chết thôi, vì 8 viên tùy tùng định theo ông đã nghe thầy Khánh Sơn khuyên can nên ở lại và… thoát chết.
Từ đó thầy Khánh Sơn nổi danh như cồn, vào Sài Gòn tiếp tục hành nghề và hốt bạc. Và cũng nhờ câu sấm nói trên mà sau này thầy Khánh Sơn trở thành người tín nhiệm để đoán vận mạng của cựu hoàng Bảo Đại, cựu hoàng Sihanouk và nhiều chính khách Sài Gòn khác.
Chiêm tinh gia nổi tiếng Huỳnh Liên và cái chết lãng xẹt
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên nổi tiếng không thua gì Maitre Khánh Sơn, vừa hành nghề bói toán, thầy Huỳnh Liên còn phụ trách mục “tướng số” trên những tờ báo lá cải ở Sài Gòn nên thân chủ của thầy rất đông. Ngoài việc lấy số, giải hạn cho khách hàng bình thường, chiêm tinh gia Huỳnh Liên còn là “quân sư” của nhiều chính khách, tướng tá, mệnh phụ phu nhân, tiếng nói của thầy rất có ảnh hưởng đối với những nhân vật quyền thế lúc bấy giờ nên tài lộc vô như nước. Thầy Huỳnh Liên có nhiều tài sản, của chìm, của nổi và tất nhiên cũng có nhiều vợ lớn, bé… Nhưng vào phút cuối đời cũng chính vì thế mà chết một cách lãng xẹt.
Thời điểm đó là đầu tháng 10-1992, thầy Huỳnh Liên về ở với bà vợ bé trong trang trại mà ông đã mua từ trước thuộc làng Vĩnh Phú Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, trong khi bà vợ lớn vẫn ở ngôi biệt thự trên đường Phan Thanh Giản (Giờ là Điện Biên Phủ) Sài Gòn. Một hôm đường dây điện thoại trên lầu bị hư, thầy Huỳnh Liên bảo bà vợ bé về kêu hai đứa cháu của bà lên sửa. Khi hai đứa cháu lên không thấy bà vợ nhỏ theo về, ông thắc mắc thì được giải thích bà còn ở lại Sài Gòn chơi, về sau. Hai anh thợ xem xét khắp nơi, vào ga ra ngắm nghía chiếc ô tô của ông Huỳnh Liên lâu năm không di chuyển rồi lên lầu sửa đường dây điện thoại trong lúc chị giúp việc được lệnh ông chủ làm gà nấu cháu đãi khách. Khi chị giúp việc nghe có tiếng động khả nghi trên lầu vội chạy lên thì tá hỏa trước cảnh tượng hãi hùng: ông Huỳnh Liên bị hai người cháu đè xiết cổ bằng sợi dây điện thoại nên vội kêu cứu.
Hai tên giết người sợ hãi bỏ chạy. Khi công an đến nơi thì ông Huỳnh Liên đã chết. Kẻ giết người không kịp lấy tài sản, tiền, vàng và đồ đạc quý giá trong nhà vẫn còn nguyên. Dư luận nghi ngờ đây là một vụ dàn cảnh giết người cướp tài sản không thành của bà vợ nhỏ ông Huỳnh Liên vì tuy sống với bà nhưng chìa khóa tủ cất tiền, vàng ông không giao mà lúc nào cũng kè kè bên mình.
Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng rõ ràng chiêm tinh gia Huỳnh Liên nức tiếng một thời đã chết, có thể ông đã đoán số mệnh và “giải hạn” cho nhiều người nhưng số mệnh cuối đời của chính mình “chiêm tinh gia” vẫn không đoán và “giải” được kiếp nạn hại thân.
Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được sự tín nhiệm của chính khách, nguyên thủ quốc gia lúc bấy giờ mà lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điềm giải mộng”, “nhân tướng học”… thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo.
Sơ nét về nghề thầy bói
Rõ ràng đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như: Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hồ, Nguyễn Văn Canh, Ba La… lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghề “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền thoại. Vậy thực hư của nghề “bói toán” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?
Những "ông thầy, bà thầy" là tên gọi ám chỉ những thầy bói bình dân, hàng nghề ở vỉa hè, góc đường, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa và cả trong các khách sạn lớn. Họ hành nghề rất đơn giản, một manh chiếu con trải ra chiếm chỗ thuận tiện, trên đặt một cái mu rùa, mấy đồng tiền xu gieo quẻ, một bộ bài Tây 52 lá, xâu chân gà luộc phơi khô, mấy quyển sách tử vi, bói toán úa vàng, nhàu nát.
Phục trang của thầy bói gần giống nhau, áo dài khăn đóng, kính đen do mù thật hoặc mù giả có trời mới biết. Một vài thầy chơi xì-ting mặc bộ đồ bà ba trắng tóc búi củ tỏi hay cắt tóc ngắn đội nón nĩ cho nó lạ. Lại có thầy ra vẻ hiện đại, lịch sự mặc áo bỏ thùng, thắt cà-vạt, hoặc quái hơn mặc com-lê tông chõi chơi cặp kính trắng gọng vàng ra vẻ thầy bói trí thức với cái cặp táp da đen cáu bẩn đựng sách bói toán căng phồng lúc nào cũng kè kè bên cạnh.
Nơi nổi tiếng để thầy bói dạng này hành nghề là Lăng Ông-Bà Chiểu Gia Định (Giờ là quận Bình Thạnh). Lăng Ông tức là lăng thờ đức Tả Quân Lê Văn Duyệt một vị tướng thời vua Gia Long triều Nguyễn. Do huyền thoại đồn đại đức Tả Quân Lê Văn Duyệt rất linh thiêng nên lăng thờ ngày thường đã đông khách thập phương đến viếng, lễ bái, cầu xin mọi chuyện trên đời. Vào các ngày rằm, lễ, Tết khách càng đông, đủ mọi thành phần xã hội.
Sau khi vào lăng Ông lễ bái, xin xăm người nào cũng ra nhờ thầy bói giải xăm và luôn tiện nhờ bói cho một quẻ hung kiết, tình duyên, gia đạo, làm ăn, tiền hậu vận. Thanh niên nam nữ thì ngoài tình duyên là chuyện học hành, thi cử. Ngày đó những thầy bói hành nghề trong chu vi lăng phải đóng thuế môn bài, có chỗ ngồi nhất định, được kê bàn làm việc, trong phạm vi chỗ ngồi có che bạt phòng lúc mưa nắng hẳn hoi.
Bên hông lăng là con đường nhỏ mang tên Trịnh Hoài Đức, rợp mát bóng me, đây là chỗ hành nghề của trên 20 thầy bói không đóng thuế môn bài, có nghĩa là hoạt động không hợp pháp nên cũng tùy thuộc sự vui buồn của lực lượng cảnh sát giữ trật tự. Vui thì để mấy thầy hoạt động, buồn thì đi hốt nên thầy nào cũng rất cơ động, chỉ trải manh chiếu con, có thầy manh chiếu cũng không được lành lặn… mỗi khi nghe có tiếng hô “cảnh sát”, lập tức mấy thầy cuốn chiếu, ôm đồ nghề tan hàng, chạy nháo nhác. Khi xe cảnh sát chạy qua mấy thầy tập trung trở lại, chỗ ai nấy ngồi, gốc me ai nấy giữ, xem như không có chuyện gì xảy ra.
Thầy bói hành nghề cơ động, lấy tiền xủ quẻ, giải xăm, “đóan điềm, giải mộng” cho thân chủ cũng lấy giá bình dân. Nhưng tích tiểu thành đại, chủ yếu là lượng khách nhiều nên cuộc sống các thầy cũng khá sung túc.
Thầy bói khách sạn
Ở vùng Chợ Lớn tập trung nhiều người Hoa sinh sống có một số khách sạn lớn cũng mang tên rất Trung Hoa như Đồng Khách, Phượng Hoàng, Bát Đạt, Thiên Hồng…lại có đội ngũ thầy bói người Tàu hành nghề, chủ yếu phục vụ cho khách vãn lai là những “xì thẩu” từ khắp nơi tới trú ngụ để làm ăn với thương nhân Chợ Lớn, trong đó có thương nhân người Việt. Những thầy bói Tàu này không nói sỏi được tiếng Việt nên phải có phiên dịch để diễn giải lời thầy phán cho thân chủ người Việt.
Nhiều thầy bói Tàu nổi tiếng đóng trụ sở hành nghề tại các khách sạn sang trọng vùng Chợ Lớn thời bấy giờ cũng có những cái tên rất Tàu và đầy vẻ kiếm hiệp của Kim Dung như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Hà Thiết Ngôn Đại Sư, Đại Lục Tiên, Sơn Đầu Bạch Mã Long, Mã Cơ Sanh…Những ông thầy bói Tàu này thường tự xưng là “Đại bốc sư” đến từ Hồng Kông và từ dung nhan cho đến cách ăn mặc đều rất…tiên phong đạo cốt, mang vẻ huyền bí. Đặc biệt có ông khi rời “văn phòng” xuất hành đi thăm thú đâu đó, hoặc có thân chủ mời tời tận nhà xem bói thì ăn mặc giống y như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có hai hàng đệ tử theo hầu coppy rặt phong của lão quái Đinh Xuân Thu.
Điểm đặc biệt của những ông “Đại bốc sư” này là xem từng món mà dân trong nghề gọi là “xào, chẻ” chứ không xem hết một lèo mọi thứ như thầy bói ta. Ví dụ như xem chỉ tay hoặc tài lộc trong thời hạn 2 năm, không xem xa hơn và lấy giá 5 ngàn. Xem ngày tốt, xấu xuất hành, khai trương, làm ăn buôn bán lấy giá 10 ngàn, xem tử vi giá 30 ngàn…(tiền trước năm 1975). Chính điều này lại tạo thêm cho mấy ông thầy tác phong huyền bí, hấp dẫn nên khách hiếu kỳ luôn tìm đến nhờ đoán vận hạn, tài lộc, số mạng, hùn hạp làm ăn… Nhờ có nhiều thân chủ giới thiệu nhau nên lượng khách ruột và khách tiềm năng tìm đến thầy rất nhiều, có lúc phải lấy số thứ tự trước và chờ đợi tới lượt cũng khá mỏi mòn. Nhưng đã mê tín rồi thì thời gian chờ đợi để được thầy xủ quẻ, đoán vận hạn mỏi mòn cỡ nào cũng phải ráng.
Thế là các thầy đua nhau hốt bạc, làm giàu, ăn xài thả cửa ở khác sạn sang trọng và lâu lâu chơi trò ú tim, giả vờ có khách quen rước qua Singapore, Malaysia, Thái Lan cả tuần lễ hoặc cả tháng khiến nhiều thân chủ đợi dài cổ. Trò bịp này các thầy chỉ bịp được khách Việt hoặc khách Tàu mới sang chứ người Chợ Lớn biết tõng mánh lới của các thầy đồng hương và cũng chả tin vào tài bói toán của các thầy nên khó bịp được họ.
Kỳ 2- Thầy bói hay không bằng hên
Vượt lên trên những thầy bói lăng Ông, khách sạn là thầy bói cao cấp chuyên phục vụ cho chính khách và nguyên thủ quốc gia thời đó. Đây là những ông thầy bói có thương hiệu, nhờ uy tín và tên tuổi do tự quảng cáo trên báo chí và biết cách lăng xê mình.
Có thầy tự phong mình là “giáo sư thần học”, “chiêm tinh gia”, “quỷ cốc đại sư”, maitre”, “nhà tướng số”… nhờ ăn may một vài vụ nên tên tuổi nổi như cồn, được nhiều người trọng vọng, chính khách, nguyên thủ quốc gia đón rước long trọng tất nhiên tài lộc cũng vô như nước. Lúc này lời phán của thầy cũng được nhiều người tin sái cổ.
Thầy bói phục vụ chính khách
Ví vụ, đầu năm Nhâm Tý 1972 nhằm củng cố lòng tin của người dân Tổng Thống Nguyễn Văn thiệu đã chỉ đạo cho đại tá Trần Văn Lâm, Giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã mời 3 ông thầy bói nổi tiếng bấy giờ là Huỳnh Liên, Minh Nguyệt, Khánh Sơn lên đài truyền hình dự đoán về vận mệnh quốc gia, tức nhiên là nói tốt cho chế độ Thiệu mở ra một tương lai sáng sủa hơn để trấn an dư luận trước những thất bại thê thảm trên chiến trường mà thời đó gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.
Một tay bốc sư cũng khá nổi tiếng tên Vũ Hùng hành nghề trên đường Nguyễn Trãi, không biết đã đoán vận mệnh chính trị cho ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện lúc bấy giờ ra sao mà được ông này tin sái cổ, liền đặt làm một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp để tặng cho nhà “tướng số” tài ba bày tỏ sự trọng vọng, có khắc dòng chữ rất trang trọng: “Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng”. Được bức tranh quý hơn vàng này, nhà “ tướng số” Vũ Hùng liền treo ngay trong phòng làm việc để lòe thiên hạ và mặc sức đánh bóng tên tuổi, quảng cáo, tiếp thị rùm beng cho tài đoán vận mệnh chính khách của mình.
Dạo đó có một giai thoại khá lý thú về ông thầy Chiêm, nổi tiếng ở Đà Lạt và cao nguyên về tài xem tử vi và nhìn tướng mạo rồi phán vanh vách về vận mệnh của các chính khách. Ông thầy Chiêm tuổi còn khá trẻ, không vận áo dài khăn đóng như các thầy bói cao niên mà mặc quần Tây, áo sơ mi đóng thùng rất sành điệu lại khoái đeo cặp “kiếng mát” nên lúc nào trông ông này cũng bảnh chọe, tác phong rất Tây.
Đây là ông thầy bói theo trường phái “tân thời” nên mỗi khi ông rời văn phòng ra ngoài, bát phố chẳng ai biết ông ta làm nghề bói toán mà cứ nghĩ là một ông công chức hay “giáo sư” dạy cấp II. Tuy tác phong rất Tây nhưng cách ứng xử lại rất Tàu, mỗi lần gặp các nhân vật mới nổi lên trên chính trường, phỏng đoán người này có thể sẽ còn phất lên nữa, như sẽ ra ứng cử Tổng Thống chẳng hạn, thầy Chiêm liền sụp xuống lạy và cung kính phán: “ Ngài quả là có chân mạng đế vương”.
Sự khéo nịnh của thầy Chiêm khiến cho các chính khách đang nổi tiếng hay sắp nổi tiếng trên chính trường Sài Gòn đều rất ái mộ nên thường xuyên tới nhờ thầy xem tử vi, nhìn sắc diện để đoán vận mệnh có lẽ trước hết là để được nghe thầy Chiêm nịnh kiểu: “Ngài quả có chân mạng đế vương” còn lời nịnh bợ này có trở thành hiện thực hay không thì hậu xét.
Nhờ ăn may trở nên nổi tiếng như cồn
Nhưng thầy Chiêm cũng ăn may được một vố, và nhờ thế tên tuổi càng nổi như cồn, đó là lần bẩu cử Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, năm đó chẳng hiểu sao lại có tới 11 vị chính khách ra ứng cử, trong đó có một vài nhân vật mà thầy Chiêm đã quỳ lạy và xưng tụng: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”. Sau cú ăn may này thầy Chiêm tiếp đón thân chủ mệt xỉu và tất nhiên tài lộc cũng ào vào nhà thầy như nước.
Sau ngày Tổng Thổng Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính trường Sài Gòn luôn trong tình thế hỗn loạn, sinh mệnh chính trị của một chính khách đang chểm chệ trên ghế cao của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ mỏng manh như chỉ mành treo chuông, có thể lộn nhào sau một đêm đảo chánh, khi phe này lên thay thế phe kia. Chuyện “lên voi xuống chó” của chính khách kể cả các tướng lĩnh nắm quân đội tham gia chính trị cũng tùy thuộc vào cơn lốc xoáy thời cuộc đảo điên.
Do đó ngay cả những nhân vật đầy thế lực này cũng không còn mấy tin vào chính mình mà hướng tới “thần quyền” vô hình nào đó để tiên liệu số phận hoặc tiến hành âm mưu, thủ đoạn, những bước “tiến thoái lưỡng nan” của mình và phe cánh. Lúc bấy giờ là thời của những chiêm tinh gia, những thầy tướng số và họ là trung gian giữa “thần quyền” và các nhân vật chính trị để phán những việc kiết hung, tạo niềm tin và là chỗ dựa tinh thần cho các chính khách Sài Gòn.
Hầu như mỗi chính khách Sài Gòn thời đó đều chọn cho mình một ông thầy bói nổi tiếng làm “quân sư quạt mo” để vấn kế, mách nước trong mọi hoạt động mang tính đại sự. Do đó những ông thầy bói có tầm ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của các chính khách. Có vị chính khách nghe thầy bói mà để râu, sửa lại gương mặt như tướng “râu dê” Nguyễn Khánh.
Có nhân vật nghe lời “quân sư” là chiêm tinh gia nên theo phe này mà không theo phe kia, có người phải mặc sơ mi trắng quanh năm, thắt cà vạt hồng kẻ sọc rất dỏm dáng mà không dám thay đổi vì theo lời thầy bói phán mặc như thế mới có tương lai sáng sủa. Hay như sự kiện chấn động Sài Gòn và cả miền Nam lúc bấy giờ là các tướng lĩnh nắm quân đội kết hợp với các thế lực chính trị lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm thay vì theo kế hoạch tiến hành sớm hơn, nhưng theo lời “quân sư” là mấy ông thầy bói đã phải dời lại vào đúng 3 giờ chiều ngày 1-11-1963 mới bắt đầu nổ súng tấn công vào Dinh Độc Lập.
Kỳ 3-Những ông, bà thầy bói nức tiếng Sài gòn
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 16:04 20-04-2015
Nếu nhắc tới đội ngũ thầy bói nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975 mà không đề cập tới những bà thầy bói cũng rất nổi tiếng thời đó là một thiếu sót lớn.
Trước hết là bà thầy bói Anna Phán người Bắc, đã nổi tiếng về tài bói toán ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam năm 1954. Bà thầy này lấy chồng Pháp nên mới có tên nửa Việt, nửa Tây là Anna Phán.
Những nữ “bốc sư” lẫy lừng
Sau khi di cư vào Nam bà thầy Anna Phán tiếp tục hành nghề và cũng rất nổi tiếng, được các mệnh phụ phu nhân thời đó tin sái cổ và rất có ảnh hưởng tới những nhân vật chính trị thông qua các bà mệnh phụ phu nhân này khi về thỏ thẻ lại với chồng. Nhưng bà thầy Anna Phán chỉ hành nghề vài năm rồi tự “nghỉ hưu” theo lời khuyên của con cháu vì thấy bà tuổi cao sức yếu. Vả lại gia sản bà thầy cũng đã đủ đầy, “lộc thánh” ăn chừng ấy thôi.
Madame Claire không phải biệt danh mà là một cái tên Tây chính thống của một phụ nữ có hai dòng máu Pháp-Việt. Thời thiếu nữ Madame Claire rất đẹp, ăn chơi cũng rất nức tiếng Sài Gòn và là nhân tình của rất nhiều vương tôn, công tử thời đó mà Công tử Bạc Liêu là một trong những kẻ si tình đã từng tặng cho Madam Claire những món trang sức đắc giá để mong lọt mắt xanh của người đẹp.
Nhưng Madame Claire không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, giỏi ăn chơi, nhiều trai bao mà con nổi tiếng về bói bài. Khi hết thời xuân sắc, Madame Claire đã sống nhờ vào nghề này mà tiếp tục cuộc đời vương giả. Tất nhiên thân chủ của bày thầy Madame Claire cũng thuộc giới thượng lưu.
Nhưng trên cơ cả Anna Phán và Madame Claire có lẽ là bà thầy Nguyệt Hồ nức tiếng Sài Gòn hành nghề ở đường Đinh Công Tráng, phường Tân Định quận 1. Khoảng cuối năm 1974 bà thầy Nguyệt Hồ đã 43 tuổi mà nhan sắc vẫn còn mơn mỡn, nghe đâu lúc còn con gái bà thầy đã từng dự thi sắc đẹp và đoạt danh hiệu hoa khôi do báo Đời Mới tổ chức. Bà thầy Nguyệt Hồ không chỉ bói bài, xem chỉ tay, đoán số mạng mà còn kiêm luôn cả việc tư vấn, gỡ rối tơ lòng cho những chị em gặp rắc rối về tình duyên, gia đạo, ghen tuông, chơi hụi, làm an buôn bán…
Nếu như những bà thầy bói chỉ hành nghề thuần túy thì những ông thầy bói ngoài việc hành nghề kiếm sống còn có tham vọng lớn hơn là muốn trở thành người thân cận của chính khách, hay nguyên thủ quốc gia trên cương vị “mưu sĩ” mà gọi cho nhẹ nhàng hơn là “ quân sư” để tìm cơ hội làm giàu nhanh hoặc bước lên nấc thang danh vọng. Trong số những ông thầy bói dạng này phải kể trước tiên là Maitre Khánh Sơn thường tự xưng là Giáo sư có lẽ vì đã tốt nghiệp và có bằng sư phạm tại Hà Nội, nhưng không hiểu đã dạy ở trường nào chưa. Thầy Khánh Sơn rất nổi tiếng và hành nghề từ những năm 40-45 ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam.
Có một giai thoại về Maitre Khánh Sơn như thầy đã đưa ra câu sấm rằng:
Bao giờ hai bảy mười ba
Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây
Câu sấm này được giải thích là tám gà tức bát kê, còn trên mây là… máy bay(?! ). Vào ngày 27-3 sẽ có chiếc máy bay chở ông Pasquier (Toàn quyền người Pháp) phiên âm tiếng Việt là Bát-Kê, mà “bát kê” chính là… tám gà cùng 8 tùy tùng bay về Pháp và bị bốc cháy. Không ngờ câu sấm này lại linh nghiệm vì chiếc máy bay chở ông Pasquier cháy thật nhưng chỉ có một mình ông ta chết thôi, vì 8 viên tùy tùng định theo ông đã nghe thầy Khánh Sơn khuyên can nên ở lại và… thoát chết.
Từ đó thầy Khánh Sơn nổi danh như cồn, vào Sài Gòn tiếp tục hành nghề và hốt bạc. Và cũng nhờ câu sấm nói trên mà sau này thầy Khánh Sơn trở thành người tín nhiệm để đoán vận mạng của cựu hoàng Bảo Đại, cựu hoàng Sihanouk và nhiều chính khách Sài Gòn khác.
Chiêm tinh gia nổi tiếng Huỳnh Liên và cái chết lãng xẹt
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên nổi tiếng không thua gì Maitre Khánh Sơn, vừa hành nghề bói toán, thầy Huỳnh Liên còn phụ trách mục “tướng số” trên những tờ báo lá cải ở Sài Gòn nên thân chủ của thầy rất đông. Ngoài việc lấy số, giải hạn cho khách hàng bình thường, chiêm tinh gia Huỳnh Liên còn là “quân sư” của nhiều chính khách, tướng tá, mệnh phụ phu nhân, tiếng nói của thầy rất có ảnh hưởng đối với những nhân vật quyền thế lúc bấy giờ nên tài lộc vô như nước. Thầy Huỳnh Liên có nhiều tài sản, của chìm, của nổi và tất nhiên cũng có nhiều vợ lớn, bé… Nhưng vào phút cuối đời cũng chính vì thế mà chết một cách lãng xẹt.
Thời điểm đó là đầu tháng 10-1992, thầy Huỳnh Liên về ở với bà vợ bé trong trang trại mà ông đã mua từ trước thuộc làng Vĩnh Phú Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, trong khi bà vợ lớn vẫn ở ngôi biệt thự trên đường Phan Thanh Giản (Giờ là Điện Biên Phủ) Sài Gòn. Một hôm đường dây điện thoại trên lầu bị hư, thầy Huỳnh Liên bảo bà vợ bé về kêu hai đứa cháu của bà lên sửa. Khi hai đứa cháu lên không thấy bà vợ nhỏ theo về, ông thắc mắc thì được giải thích bà còn ở lại Sài Gòn chơi, về sau. Hai anh thợ xem xét khắp nơi, vào ga ra ngắm nghía chiếc ô tô của ông Huỳnh Liên lâu năm không di chuyển rồi lên lầu sửa đường dây điện thoại trong lúc chị giúp việc được lệnh ông chủ làm gà nấu cháu đãi khách. Khi chị giúp việc nghe có tiếng động khả nghi trên lầu vội chạy lên thì tá hỏa trước cảnh tượng hãi hùng: ông Huỳnh Liên bị hai người cháu đè xiết cổ bằng sợi dây điện thoại nên vội kêu cứu.
Hai tên giết người sợ hãi bỏ chạy. Khi công an đến nơi thì ông Huỳnh Liên đã chết. Kẻ giết người không kịp lấy tài sản, tiền, vàng và đồ đạc quý giá trong nhà vẫn còn nguyên. Dư luận nghi ngờ đây là một vụ dàn cảnh giết người cướp tài sản không thành của bà vợ nhỏ ông Huỳnh Liên vì tuy sống với bà nhưng chìa khóa tủ cất tiền, vàng ông không giao mà lúc nào cũng kè kè bên mình.
Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng rõ ràng chiêm tinh gia Huỳnh Liên nức tiếng một thời đã chết, có thể ông đã đoán số mệnh và “giải hạn” cho nhiều người nhưng số mệnh cuối đời của chính mình “chiêm tinh gia” vẫn không đoán và “giải” được kiếp nạn hại thân.
Thanked by 1 Member:
|
|
#2
Gửi vào 13/06/2015 - 15:07
Kỳ 4-Được mùa thầy bói lên ti vi chém gió
Trong giới thầy bói Sài Gòn thời đó lại có thêm một người tự xưng “Giáo sư” nữa. Đó là thầy Minh Nguyệt. Ông này có văn phòng làm việc tại đường Đề Thám Q1 và có trong tay cả chục ngàn thân chủ chưa kể khách vãn lai.
Thân chủ của thầy Minh Nguyệt hầu hết là phụ nữ, trong số đó có nhiều phụ nữ lấy chồng là lính Mỹ. Đặc điểm của thầy Minh Nguyệt là giọng nói rè rè, vui vui giống y như giọng của kịch sĩ Tùng Lâm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Ngoài ra thầy Minh Nguyệt cũng tỏ vẻ am tường võ nghệ ngoài tài coi chỉ tay, lấy số tử vi, mặc dù không ai biết về mặt võ thuật thầy Minh Nguyệt nội lực thâm hậu thế nào.
Từng lên tivi “chém gió” chuyện đại sự
Ba ông thầy bói: Khánh sơn, Huỳnh Liên, Minh Nguyệt vào đầu năm 1972 (Nhâm Tý) đã được mời lên đài truyền hình chế độ Sài Gòn bàn về vận mạng đất nước , cả 3 ông đều cố sức, hết lời tô vẽ lên một tương lai tươi sáng cho chế độ của TT Nguyễn Văn Thiệu trước nguy cơ thất trận và sụp đổ bằng “mùa hè đỏ lửa”. Ba ông thầy bói đại tài này không ông nào đoán được rằng ngày 30-4-1975 sẽ là ngày cáo chung của chế độ Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hóa ra các thầy nhân dịp lên ti vi chỉ để… chém gió.
Một thầy bói cũng khá nổi tiếng khác là Gia Cát Hồng, ông này tên thật là Phạm Bảo, người Bắc. không biết trước năm 1954 làm gì ở ngoài Bắc nhưng khi di vào Nam bỗng dưng ông làm “thầy”. “Thầy” Gia Cát Hồng mở văn phòng tại đường Trần Quốc Toản Q10, không chỉ coi bói mà còn kiêm thêm việc bốc thuốc chữa bá bệnh trong đó có bệnh ngứa, kinh phong và một loại phong khác là… phong tình. Sở dĩ “thầy” lấy tên Gia Cát Hồng, ý nói mình là truyền nhân của Gia Cát Lượng quân sư của Lưu Bị trong Tam Quốc Chí, một người thần cơ diệu toán có thể nói trên “thông thiên văn, dưới đạt địa lý”. Nhưng cuối cùng phải bị thảm bại, đẩy Quan Công, Trương Phi vào chỗ chết, rồi chính “quân sư” cũng tiêu luôn vì thất trận bởi mưu trí của một viên tướng tầm thường phía Tào Tháo.
Thầy bói mù đoán mò
Một ông thầy khác, bị mù bẩm sinh, đó là “thầy” Nguyễn Văn Canh”. Thầy Canh quê quán Nam Định, dáng người cao, to bệ vệ. Thầy bị mù từ thủa sơ sinh. Chính vì thế nên việc thầy Canh hành nghề coi bói khác với các đồng nghiệp khác. Những ông “thầy” bói khác lớn lên do hoàn cảnh, hoặc mưu đồ gì đó mới trở thành thầy bói, nhưng riêng với “thầy” Nguyễn Văn Canh thì có chủ đích làm”thầy” từ nhỏ, do ông này bị mù bẩm sinh nên gia đình quyết chí cho ông đi học nghề bói toán để lớn lên làm “thầy”, tức có chuẩn bị nghề nghiệp sinh nhai hẳn hoi.
Lúc mới ra nghề, thầy Canh xem bói ở Thái Bình, đi lần ra Hà Nội rồi mới di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Thầy” Nguyễn Văn Canh tuy mù nhưng nói đâu trúng đó, “thầy” đoán được cả cơ may, vận hạn của thân chủ, nói trúng vanh vách. “Thầy” Nguyễn Văn Canh nổi tiếng về tài chấm số tử vi và biệt tài của thầy Canh là xem tử vi bằng 5 đầu ngón tay, chỉ cần nghe thân chủ nói ngày sinh, tháng đẻ là thầy thao thao bất tuyệt về sao chiếu mệnh, về cung thê tử, đường tình duyên, công danh sự nghiệp của thân chủ. Và cũng nhờ vào tài này mà thầy kiếm được rất nhiều tiền để nuôi một đàn con hơn 10 người và gia đình thuộc thành phần giàu có ở đất Sài Gòn.
Cũng bị mù từ nhỏ như “thầy” Nguyễn Văn Canh là “thầy” Ba La, sinh quán ở miền Bắc và di cư vào Nam năm 1954. Ông thầy này là người Việt nhưng lại lấy “nghệ danh” giống như tên Ấn Độ và xưng là “bốc sư” Ba La, thầy Ba La mở văn phòng hành nghề tại đường Nguyễn Phi Khanh Tân Định Q1. Điểm đặc biệt của “bốc sư” Nguyễn Văn Canh là tuy bị mù bẩm sinh nhưng lại… biết chữ và thông thạo Hán Văn, chính nhờ “thâm nho”, phong thái lại rất “tiên phong đạo cốt” nên mỗi ngày có rất đông thân chủ nam, nữ tới nhờ “thầy” bốc số, đoán hậu vận, hóa giải tiền căn. Có tin đồng thầy “Canh” đã phù phép hóa giải được tai kiếp cho một thân chủ thuộc hàng đại gia, nên được tưởng thưởng trọng hậu và từ đó “thầy” càng nổi tiếng đi kèm với việc hốt bạc từ những thân chủ mê tín.
Thân chủ của thầy Ba La đủ thành phần, nhưng giới trí thức nhiều hơn, trong đó có cả giáo sư, kỹ sư, luật sư và nhiều doanh nhân giàu có. Thầy Ba La khi làm việc ở văn phòng ăn mặc như một vị phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ… thầy không “chảnh” như mấy ông thầy nổi tiếng khác, bắt thân chủ ngồi đợi dài cổ có khi phải hẹn trước 2-3 ngày mới được gặp mà rất thân thiện, mến khách. Nhưng lại rất cẩn trọng trong việc gieo quẽ, chấm số tử vi cho thân thủ.
Chuyện thực, hư về huyền thoại thầy Ba La rất nhiều. Ví dụ như có hai vợ chồng một người hiếm muộn, khao khát có được đứa con. Đi cầu tự mãi, rốt cuộc đôi vợ chồng ham con này cũng sinh được một đứa con trai như ước nguyện nhưng không may khi lên 3 tuổi cậu quý tử này bị bệnh chết. Hai vợ chồng rất đau buồn, lại chạy vạy khắp nơi cầu tự và khấn nguyện xin “ơn trên” trả lại cho họ đứa con trai đã mất.
Ít lâu sau họ đã may mắn sinh được cậu con trai khác, giống người anh đã chết như đúc kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì thương đứa con trai đầu lòng đã mất, hai vợ chồng này liền lấy tên của đứa anh đặt cho đứa em, giữ luôn giấy khai sinh tên đứa anh để đi học. Lớn lên, cậu em thành đạt tìm đến thầy Ba La để nhờ xem tử vi với ngày tháng năm sinh của anh trai. Thầy Ba La bấm tử vi cậu em một lúc rồi ngỡ ngàng phán nếu thân chủ sinh đúng ngày giờ như đã nói thì chắc chắn đã bị yểu mệnh từ năm lên 3 chứ không thể sống tới bây giờ, trừ phi vị thân chủ đang ngồi trước mặt đã nói dối.
Cuối cùng vị thân chủ trẻ đành phải nói thật đó là ngày tháng năm sinh của người anh. Và tất nhiên anh chàng này phục tài ông thầy Ba La sát đất.
Kỳ 5- Các “ông thầy” đình đám trong làng bói toán Sài gòn
Ở Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20 cũng nổi lên ông thầy tướng số “đại tài” tên là Vi Kính Trang. Chính vì nổi tiếng như cồn nên thân chủ quá đông, ai muốn được “thầy” bốc số phải trả 5 cắc (thời đó 5 cắc bằng 1 giạ lúa), nhưng nộp tiền rồi còn phải chờ tới lượt, có khi phải đợi cả ngày
“Thầy” Vi Kình Trang mới đầu có văn phòng tại đường Đồng Khánh, trên một căn gác. Sau vì đông thân chủ quá phải dời về địa điểm mới, đó là một căn phố lầu nằm trên đường Tản Đà gần vũ trường Arc En Ciel, phía dưới là tiệm mì, hủ tíu.
Làm ăn phát đạt nhờ ở gần… vũ trường
Do gần một vũ trường lớn như thế nên thân chủ của “thầy” Vi Kính Trang từ đó phát triển thêm… nhiều thân chủ là chị em cave làm ở vũ trường Arc En Ciel mà chị em này thì cực kỳ mê tín lại rất nhiều tiền nên “thầy” Vi Kính Trang lại được dịp phất lên như diều gặp gió.
Tương truyền, một hôm nọ, “thầy” Vi Kính Trang đón tiếp một nữ thân chủ đặc biệt, một khách sộp và là người đẹp nức tiếng trong giới ăn chơi của Sài Gòn-Chợ Lớn. Đó là cô Ba Trà tức Trần Ngọc Trà hay Yvette Trà, một hoa khôi Sài Gòn (thời đó chưa có hoa hậu), và cũng là một cô gái làng chơi có sắc đẹp rất Tây đã khiến cho bao vương tôn công tử, con nhà đại gia mê mệt. Trong số những người không tiếc tiền để được diện kiến Yvette Trà, mua một đêm vui có cả Hắc công tử và Bạch công tử. Cô Ba Trà nhờ “thầy” Vi Kính Trang xem hiện tại và đoán hậu vận.
Chỉ nhìn sơ dung nhan người đối diện, “thầy” Vi Kính Trang đã nói trúng… y như trong kinh cuộc đời, ái tình, “sự nghiệp” của Yvette Trà khiến cô xanh mặt. Tới chuyện hậu vận, “thầy” Vi Kính Trang hắng giọng rồi nói:
- Xin lỗi cô Ba, số cô hiện rõ trên gương mặt, thầy nói cũng bằng thừa.
- Sao lại hiện rõ trên gương mặt?
- Số cô giống như Đạm Tiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du. “Sống làm vợ khắp người ta, hại thay thác xuống làm ma không chồng”.Có lẽ Ba Trà lúc đó không tin, nhưng về sau, cuộc đời của người đàn bà đẹp, giàu có, nức tiếng trong chốn tình trường và ăn chơi đã có kết cuộc…trúng phóc như lời “thầy” Vi Kính Trang phán.
Từng bói cho vua Khải Định
Ở Mỹ Tho, cũng những năm đầu thế kỷ 20 có “thầy” Tư Nên nổi tiếng như cồn. Tương truyền một hôm “thầy” đang ngồi chơi xơi nước tại văn phòng ở thành phố Mỹ Tho, bỗng có một ông khách cầm cây ba-ton đi cùng với 3 người nữa bước vào văn phòng. Khách bảo từ Huế, nghe danh “thầy” nên tới thăm. Nói rồi ông khách cầm ba-ton ngồi xuống ghế, dùng cây ba-ton vẽ một đường ngang trong không khí rồi chống ba-ton im lặng chẳng nói năng gì. Nhưng ngay lập tức “thầy” Tư Nên vội chạy đến quỳ xuống, sụp lại và cúm rúm nói:” Tâu hoàng thượng, ngài sẽ là vua trong tương lai”. Năm đó là năm 1915.
Người đàn ông cầm ba-ton này chính… hoàng tử Bửu Đảo, từ Huế vào Mỹ Tho cùng với 3 ông bạn để xem đá gà và thưởng thức đờn ca tài tử. Nghe nói “thầy” Tư Nên xem bói, đoán số tử vi rất hay nên ghé thăm cho biết lời thiên hạ nói đúng hay chỉ là tin đồn. Khi nghe “thầy” Tư Nên nói thế chính hoàng tử Bửu Đảo cũng không tin vì lúc đó vua Duy Tân đang trị vì ngôi báu.
Nhưng không ngờ sau cuộc gặp “thầy” Tư Nên, xã hội có nhiều chuyển biến, vài tháng sau vua Duy Tân không cam phận làm một ông vua nô lệ đã khởi nghĩa chống sự đô hộ của thực dân Pháp thất bại ở Huế và bị lưu đày, toàn quyền Paul Bert đã đưa hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi vua lấy hiệu Khải Định, đó là năm 1916, sự việc trùng hợp ngẫu nhiên này lại trúng phóc như lời “thầy” Tư Nên phán khiến tiếng tăm của thầy Tư Nên càng thêm lẫy lừng.
Thầy “Chim Đa Đa” với mánh “cò mồi”
Ông thầy này có tài biến hóa về hồ sơ lý lịch, thoạt đầu là người Việt gốc Miên, nhưng về sau lại hóa thành… người Miên gốc Việt tùy theo hoàn cảnh và “môi trường làm việc”. Lúc mới 7 tuổi, thầy Chim Đa Đa xuất gia vào tu tại một ngôi chùa Miên ở Sóc Trăng, cuộc sống ở chùa gò bó nên chú tiểu Chim Đa Đa rất buồn, luôn khát khao không khí náo nhiệt bên ngoài. Do đó năm chú tiểu Chim Đa Đa được 14 tuổi, thành một thiếu niên ham chơi nên nhân một dịp thuận tiện, chú tiểu ham chơi này đã lén rủ chú tiểu tu cùng chùa trốn sư trụ trì thoát khỏi chùa về nhà bạn chơi.
Chú tiểu này cũng thuộc loại ham chơi chẳng kém gì Chim Đa Đa mà muốn chơi thì phải có tiền, do đó cậu đã nghĩ kế hoạch cho Chim Đa Đa làm… thầy bói, khách xem bói là người trong làng mà người trong làng thì cậu bạn này đã nắm rõ hoàn cảnh của từng nhà và”mớm” thông tin lại cho Chim Đa Đa nên bảo đảm xem đâu trúng đó, xem ai thì người đó chỉ có nước cúi đầu bái phục.
Nhưng không may, trong làng vừa có nhà bị mất con trâu, mà ở thôn quê “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên khổ chủ rất lo lắng tìm đến thầy Chim Đa Đa nhờ coi giúp xem trâu bị trộm thế nào, hiện ở đâu để đi tìm. Thầy Chim Đa Đa và cậu “chiến hữu” hoàn toàn không lường trước được sự việc này nên lo lắng mất ăn mất ngủ vì xem cho người thì “cò mồi” còn nắm được gia cảnh chứ xem cho con trâu bị trộm thì bó tay!
Kỳ 6- Nghề thầy bói hay không bằng hên
Thầy Chim Đa Đa tức khí, không lẽ lại chịu thua vụ con trâu bị mất trộm thì còn đâu uy tín để làm nghề? Vì thế nên thầy Chim Đa Đa và "thầy" cò mồi tìm cách hoãn binh hẹn khổ chủ vài hôm sẽ trả lời để tìm mưu kế gở gạc uy tín.
Tối nào thầy Chim Đa Đa cũng mất ngủ để suy nghĩ ra kế sách khả thi tìm tung tích của con trâu bị trộm. Nghĩ nát óc vẫn chưa có kế gì hay ho, bèn van vái … A La Đin và đủ các thứ thần nhờ chỉ giúp.
Thầy Chim Đa Đa thêu dệt chuyện nằm mộng
Thao thức, lo lắng mãi thầy Chim Đa Đa mệt quá, lăn ra ngủ. Trong giấc ngủ thầy Chim Đa Đa nằm mộng thấy mình đi tới chỗ con trâu bị trộm, sáng ra vẫn còn bán tín, bán nghi thì người mất trâu đã tới nhà giục thầy Chim Đa Đa xủ quẽ. Túng thế, Chim Đa Đa chỉ đại cái địa điểm đang cột trâu mà trong mộng mình đã thấy. Không ngờ người mất trâu tới nơi và... phát hiện con trâu của mình tại đó. Thầy Chim Đa đa đã được người mất trâu thưởng cho một số tiền và từ đó nổi danh là… thầy bói đại tài.
Sau khi trở về chùa vài năm, thầy Chim Đa Đa không tiếp tục tu ở chùa Sóc Trăng nữa mà do biến cố thời cuộc, thầy lại rời chùa ra đi. Trên bước đường lưu lạc, thầy Chim Đa Đa có ý định đi về hướng biên giới… Campuchia, nhưng thầy tuyệt nhiên không có ai quen ở đây. Trong lúc trong túi không tiền, đường xa vạn dặm, trong thế tiến thoái lưỡng nan nguy cấp giống như người gặp hố sâu phía trước còn sau lưng thì bị… cọp đuổi tới, hoàn toàn tuyệt vọng thì thầy Chim Đa Đa lại nhớ tới vị thần linh Nguyễn Trung Trực mà ở quê thầy có dựng đền thờ.
Sau một lúc khấn vái thần Nguyễn Trung Trực, thầy Chim Đa Đa nằm mộng và thấy thần về mách bảo hôm sau thầy Chim Đa Đa cứ ra địa điểm cũ, ngồi bên vệ đường ắt sẽ có quới nhơn tới giúp đỡ và rồi mọi ý nguyện sẽ đạt thành.
Bỗng dưng được làm sư… trụ trì
Hôm sau, theo lời thần báo mộng, thầy Chim Đa Đa trở ra địa điểm cũ ngồi đợi, quả nhiên có một đôi vợ chồng mà thầy không hề quen biết tới hỏi tên rồi trao cho thầy một giỏ đựng đầy thức ăn và một gói tiền và bảo rằng do tối qua nằm mộng được thần Nguyễn Trung Trực hiện về mách bảo nên mới tìm đến gặp thầy Chim Đa Đa người sau này sẽ rất nổi danh và trở thành sư trụ trì một ngôi chùa lớn bên xứ Chùa Tháp. Thức ăn và tiền xem như đôi vợ chồng này “cúng dường công quả” để tích phước đức cho con cháu.
Thầy Chim Đa Đa vô cùng ngạc nhiên trước tương lai rạng rỡ mở ra trước mắt, nhưng không thể tin được vì nơi xứ Chùa Tháp thầy hoàn toàn không có người quen hay mối quan hệ nào với cửa Phật. Tuy nhiên, do thần Nguyễn Trung Trực mách bảo nên thầy cứ nhắm thẳng con đường trước mặt mà đi tới. Đó là hướng sang biên giới Campuchia mà theo thần Nguyễn Trung Trực đã mách bảo trong khi thầy Chim Đa Đa nằm mộng rằng: “Đây là phần đất cuối cùng do ta cai quản, con cứ đi về phía trước sẽ có người giúp đỡ tiếp ở phía bên kia”.
Quả nhiên, khi sang được bên kia biên giới Capuchia, bất ngở thầy Chim Đa Đa gặp mấy người phụ nữ Campuchia có vẻ nghèo khổ, lam lũ mời thầy đi về một ngôi chùa hoang vắng, hẻo lánh ít người lui tới, chẳng ai trùng tu nên xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế nên cũng chẳng có nhà sư Campuchia nào chịu về trụ trì chùa, trong cảnh “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” thầy Chim Đa Đa nhận lời làm trụ trì ngôi chùa hoang phế này, vừa lả chỗ để nương thân. Thế là người dân địa phương đã giúp thầy xin được giấy tờ là người… Miên gốc Việt để được quản lý chùa, đồng thời góp công sức trùng tu ngôi chùa ngày càng hoành tráng.
Thầy Già đoán vận mạng cho tướng Lê Quang Lưỡng
Đây là biệt danh của một “ông thầy” nguyên là cư sĩ tên Triệu Phước, pháp danh Đức Quý. Thầy Già SN 1948 tại tỉnh Trà Vinh. Lúc nhỏ học trường tiểu học tại Trà Vinh, lớn lên học trường Tây, đầu tiên là trường dòng Lasan (Mossard Thủ Đức) tốt nghiệp Brevet Elementair, năm 17-20 tuổi học nội trú trường dòng Lasan Đà Lạt (College D’Adran) tốt nghiệp tú tài đôi Pháp, rồi bị tổng động viên, đi lính chế độ cũ phục vụ trong binh chủng Hải Quân với cấp bậc thiếu úy rồi giải ngũ về tiếp tục học đại học luật khoa Sài Gòn.
Triệu Phước tốt nghiệp cử nhân luật ban công pháp quốc tế năm 25 tuổi, ra trường làm Giáo sư Pháp văn đi dạy học 3 năm. Sau đó ăn chay trường, tu tập Mật tông và nghiên cứu các tôn giáo: Phật, Thiên chúa, Ấn độ giáo, Thông Thiên Học, Cao Đài, Hòa Hảo…Năm 30 tuổi bỗng… làm thầy trừ tà và coi bói. Cuối năm 1982 định cư tại Mỹ theo diện ODP.
Thầy Già cũng rất nổi tiếng trước năm 1975 khi còn ở Việt Nam, đến khi sang Mỹ định cư cũng tiếp tục hành nghề trừ tà, coi bói và thêm món… truyền đạo. Thầy Già khoe rằng từng viết nhiều sách về hiện tượng thần bí và gián tiếp “điểm đạo” cho trên 10.000 người, trong đó có nhiều nhân vật trí thức, khoa bản và các tướng tá chế độ cũ. Thầy Già cũng không giấu việc mình từng trừ tà, “điểm đạo”, xem bói cho cả giới bình dân, lao động, mua gánh bán bưng và những dân giang hồ, cờ bạc, gái lầu xanh. Chẳng biết Thầy Già tài ba đến đâu nhưng có lần tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh binh chủng nhảy dù chế độ cũ và cả… tướng Nhật cũng tìm đến ông để nhờ xem vận mạng.
Thực hư chuyện thầy bói Sài Gòn trước năm 1975-Kỳ cuối
Lần đó Thầy Già đã “điểm đạo” cho tướng Lê Quang Lưỡng và xem vận mạng cho ông này, bảo rằng số của Lê Quang Lưỡng phải nắm các tiểu đoàn, trung đoàn lính dù mới thắng trận chứ binh lính cũ chỉ từ…chết tới bị thương. Lê Quang Lưỡng không tin, cho rằng Thầy Già chỉ dựa theo thời thế mà phán ẩu chứ đường binh nghiệp của ông ta đang thuận lợi.
Nào ngờ sau đó ít lâu tướng tư lệnh dù Lê quang Lưỡng đã nướng sạch binh lính của mình trong những đợt hành quân tiến đánh quân Giài phóng, có trận cả một tiểu đoàn dù của Lưỡng chỉ còn lại có…6 ngoe, kể cả tướng Lưỡng cũng bị trọng thương.
Thời điểm đó nhiều trận đánh ác liệt mở ra nên chính quyền Sài Gòn tiếp tục tuyển bộ thêm binh lính cho lực lượng nhảy dù. Tin lời Thầy Già, tướng Lê Quang Lưỡng chạy hết các cửa để không bị cách chức mà vẫn làm tư lệnh lực lượng nhảy dù như cũ (lần này được bổ sung thêm nhiều lính mới). Thấy Lê quang Lưỡng nướng quân lính nhiều quá, và bản thân ông ta cũng bị thương nên cấp trên của Lưỡng không cho. Nhưng Lưỡng vẫn cả quyết là mình sẽ đánh thắng nếu được bổ ung thêm lính mới.
May mắn cho viên tướng này, có những cuộc hành quân thánh công, vì thế tướng Lưỡng càng khâm phục tài của Thầy Già. Chưa hết, có một lần tướng Lưỡng và binh lính bị quân Giải phóng bao vây, sắp bị tiêu diệt, bản thân tướng Lưỡng cũng chuẩn bị cho mình một cái chết nếu thất trận nên để sẵn khẩu súng ngắn bên cạnh, có gì sẽ tự bắn vào đầu mình tự sát chứ không để bị bắt. Trong lúc chờ chết, tướng Lưỡng vụt nhớ tới Thầy Già và lầm bầm khấn nguyện, không ngờ sau đó quân Giải phóng không những không tiếp tục bao vây, tiến công tiêu diệt mà còn rút quân nên tướng Lưỡng mới được toàn mạng.
Hư thực cũng chỉ là bói ra ma quét nhà ra rác
Trước năm 1975 và trước đó nữa, ở Sài Gòn và miền Nam nói chung có rất nhiều thầy bói, chiêm tinh gia, cả nam lẫn nữ. Những ông, bà thầy này hành nghề công khai, mở văn phòng, trương bảng hiệu hẳn hoi…hằng ngày đón tiếp thân chủ nườm nượp. Có ông, bà thầy tự phong cho mình đẳng cấp giáo sư đặt trước “chiêm tinh gia” ý nói rằng mình là thầy bói, chấm số tử vi nhưng có đẳng cấp giáo sư chứ không phải bói toán làng nhàng.
Và những ông, bà thầy này đã là một thứ giai cấp trong xã hội cũ, họ phất lên nhờ những người nặng đầu óc mê tín dị đoan, trong số đó có những đại gia, chính khách, tướng tá và hùng hậu nhất là cánh phụ nữ thuộc hàng mệnh phụ phu nhân của các ông lớn. Không biết kết quả của những lời tiên đoán của các ông, bà thầy như thế nào và thực hư của nhửng lời đồn thổi, câu chuyện, giai thoại tương truyền xung quanh những ông, bà thầy bói ấy ra sao. Nhưng chắc chắn một điều: hư thực xung quanh những ông, bà thầy bói cũng chỉ là việc “bói ra ma, quét nhà ra rác”.
Sau năm 1975, người viết bài này công tác ở Q4, ngành Văn hóa Thông tin. Hồi ấy, có chủ trương mở ra nhiều đợt mời các ông, bà thầy bói hành nghề trước và sau năm 1975 về Nhà Văn Hóa quận học tập trong 3 ngày, viết tường trình, cam kết chấm dứt việc hành nghề bói toán, mê tín dị đoan. Mỗi đợt có vài chục ông, bà thầy bói, thầy bùa ngải, có cả những ông thầy pháp từng "hô phong hoán vũ", kêu gọi "âm binh" nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Những ông, bà thầy này đã nói hết sự thật về thủ đoạn, mánh khóe lừa gạt người nhẹ dạ, mê tín của mình. Nhiều chuyện rất vui, rất khôi hài, nhưng lại có nhiều người sa bẫy mất tiền cho những việc bói tóan tào lao như vậy.
Quận 4 hồi ấy là địa bàn rất phức tạp về tệ nạn xã hội, trong đó nghề bói toán, bùa ngải khá phổ biến và có nhiều ông, bà thầy rất nổi tiếng như thầy Xiêm chuyên trục ngải, chơi ngải nói, bùa yêu… còn dạng thầy bói, xem tử vi, tướng số thì rất nhiều. Mỗi ông, bà thầy khi nói thật về mánh khóe lừa gạt người nhẹ dạ, mê tín để tỏ vẻ ăn năn, hối cải rồi cam kết chuyển nghề. Nhưng có người bị bắt hai ba lần vì sau khi cam kết, trở về địa phương lại tiếp tục hành nghề bói toán, mê tín dị đoan trở lại.
Có một bà thầy bói rất nổi tiếng, được nhiều thân chủ gần xa tấp nập tới coi tiền hung hậu cát, tình duyên gia đạo, tài lộc... hầu hết thân chủ là giới nữ, khi được mời lên tập trung ở Nhà Văn Hóa để học tập, mới ngày đâu tiên đã lo lắng hỏi người viết bài này rằng: “Cán bộ ơi, tụi tui đi học như vầy bao lâu mới được về?”, Chúng tôi đã bật cười hỏi lại rằng “ Bà là thầy bói nổi tiếng, coi đâu trúng đó mà không biết ngày nào mình được về thì tụi tui al2m sao biết được?”. Bà thầy bói này cười bẽn lẽn: “ Thôi cán bộ ơi, tụi tui nói thật hết rồi mà còn chọc ghẹo làm gì, tội nghiệp”.
Quả thật, chuyện thầy bói Sài Gòn trước năm 1975 còn rất nhiều, nhưng hư thực gì của những ông bà thầy bói này cũng chỉ là chuyện thêu dệt, đồn thổi kiều…bói ra ma quét nhà ra rác!
Trong giới thầy bói Sài Gòn thời đó lại có thêm một người tự xưng “Giáo sư” nữa. Đó là thầy Minh Nguyệt. Ông này có văn phòng làm việc tại đường Đề Thám Q1 và có trong tay cả chục ngàn thân chủ chưa kể khách vãn lai.
Thân chủ của thầy Minh Nguyệt hầu hết là phụ nữ, trong số đó có nhiều phụ nữ lấy chồng là lính Mỹ. Đặc điểm của thầy Minh Nguyệt là giọng nói rè rè, vui vui giống y như giọng của kịch sĩ Tùng Lâm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Ngoài ra thầy Minh Nguyệt cũng tỏ vẻ am tường võ nghệ ngoài tài coi chỉ tay, lấy số tử vi, mặc dù không ai biết về mặt võ thuật thầy Minh Nguyệt nội lực thâm hậu thế nào.
Từng lên tivi “chém gió” chuyện đại sự
Ba ông thầy bói: Khánh sơn, Huỳnh Liên, Minh Nguyệt vào đầu năm 1972 (Nhâm Tý) đã được mời lên đài truyền hình chế độ Sài Gòn bàn về vận mạng đất nước , cả 3 ông đều cố sức, hết lời tô vẽ lên một tương lai tươi sáng cho chế độ của TT Nguyễn Văn Thiệu trước nguy cơ thất trận và sụp đổ bằng “mùa hè đỏ lửa”. Ba ông thầy bói đại tài này không ông nào đoán được rằng ngày 30-4-1975 sẽ là ngày cáo chung của chế độ Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hóa ra các thầy nhân dịp lên ti vi chỉ để… chém gió.
Một thầy bói cũng khá nổi tiếng khác là Gia Cát Hồng, ông này tên thật là Phạm Bảo, người Bắc. không biết trước năm 1954 làm gì ở ngoài Bắc nhưng khi di vào Nam bỗng dưng ông làm “thầy”. “Thầy” Gia Cát Hồng mở văn phòng tại đường Trần Quốc Toản Q10, không chỉ coi bói mà còn kiêm thêm việc bốc thuốc chữa bá bệnh trong đó có bệnh ngứa, kinh phong và một loại phong khác là… phong tình. Sở dĩ “thầy” lấy tên Gia Cát Hồng, ý nói mình là truyền nhân của Gia Cát Lượng quân sư của Lưu Bị trong Tam Quốc Chí, một người thần cơ diệu toán có thể nói trên “thông thiên văn, dưới đạt địa lý”. Nhưng cuối cùng phải bị thảm bại, đẩy Quan Công, Trương Phi vào chỗ chết, rồi chính “quân sư” cũng tiêu luôn vì thất trận bởi mưu trí của một viên tướng tầm thường phía Tào Tháo.
Thầy bói mù đoán mò
Một ông thầy khác, bị mù bẩm sinh, đó là “thầy” Nguyễn Văn Canh”. Thầy Canh quê quán Nam Định, dáng người cao, to bệ vệ. Thầy bị mù từ thủa sơ sinh. Chính vì thế nên việc thầy Canh hành nghề coi bói khác với các đồng nghiệp khác. Những ông “thầy” bói khác lớn lên do hoàn cảnh, hoặc mưu đồ gì đó mới trở thành thầy bói, nhưng riêng với “thầy” Nguyễn Văn Canh thì có chủ đích làm”thầy” từ nhỏ, do ông này bị mù bẩm sinh nên gia đình quyết chí cho ông đi học nghề bói toán để lớn lên làm “thầy”, tức có chuẩn bị nghề nghiệp sinh nhai hẳn hoi.
Lúc mới ra nghề, thầy Canh xem bói ở Thái Bình, đi lần ra Hà Nội rồi mới di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Thầy” Nguyễn Văn Canh tuy mù nhưng nói đâu trúng đó, “thầy” đoán được cả cơ may, vận hạn của thân chủ, nói trúng vanh vách. “Thầy” Nguyễn Văn Canh nổi tiếng về tài chấm số tử vi và biệt tài của thầy Canh là xem tử vi bằng 5 đầu ngón tay, chỉ cần nghe thân chủ nói ngày sinh, tháng đẻ là thầy thao thao bất tuyệt về sao chiếu mệnh, về cung thê tử, đường tình duyên, công danh sự nghiệp của thân chủ. Và cũng nhờ vào tài này mà thầy kiếm được rất nhiều tiền để nuôi một đàn con hơn 10 người và gia đình thuộc thành phần giàu có ở đất Sài Gòn.
Cũng bị mù từ nhỏ như “thầy” Nguyễn Văn Canh là “thầy” Ba La, sinh quán ở miền Bắc và di cư vào Nam năm 1954. Ông thầy này là người Việt nhưng lại lấy “nghệ danh” giống như tên Ấn Độ và xưng là “bốc sư” Ba La, thầy Ba La mở văn phòng hành nghề tại đường Nguyễn Phi Khanh Tân Định Q1. Điểm đặc biệt của “bốc sư” Nguyễn Văn Canh là tuy bị mù bẩm sinh nhưng lại… biết chữ và thông thạo Hán Văn, chính nhờ “thâm nho”, phong thái lại rất “tiên phong đạo cốt” nên mỗi ngày có rất đông thân chủ nam, nữ tới nhờ “thầy” bốc số, đoán hậu vận, hóa giải tiền căn. Có tin đồng thầy “Canh” đã phù phép hóa giải được tai kiếp cho một thân chủ thuộc hàng đại gia, nên được tưởng thưởng trọng hậu và từ đó “thầy” càng nổi tiếng đi kèm với việc hốt bạc từ những thân chủ mê tín.
Thân chủ của thầy Ba La đủ thành phần, nhưng giới trí thức nhiều hơn, trong đó có cả giáo sư, kỹ sư, luật sư và nhiều doanh nhân giàu có. Thầy Ba La khi làm việc ở văn phòng ăn mặc như một vị phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ… thầy không “chảnh” như mấy ông thầy nổi tiếng khác, bắt thân chủ ngồi đợi dài cổ có khi phải hẹn trước 2-3 ngày mới được gặp mà rất thân thiện, mến khách. Nhưng lại rất cẩn trọng trong việc gieo quẽ, chấm số tử vi cho thân thủ.
Chuyện thực, hư về huyền thoại thầy Ba La rất nhiều. Ví dụ như có hai vợ chồng một người hiếm muộn, khao khát có được đứa con. Đi cầu tự mãi, rốt cuộc đôi vợ chồng ham con này cũng sinh được một đứa con trai như ước nguyện nhưng không may khi lên 3 tuổi cậu quý tử này bị bệnh chết. Hai vợ chồng rất đau buồn, lại chạy vạy khắp nơi cầu tự và khấn nguyện xin “ơn trên” trả lại cho họ đứa con trai đã mất.
Ít lâu sau họ đã may mắn sinh được cậu con trai khác, giống người anh đã chết như đúc kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì thương đứa con trai đầu lòng đã mất, hai vợ chồng này liền lấy tên của đứa anh đặt cho đứa em, giữ luôn giấy khai sinh tên đứa anh để đi học. Lớn lên, cậu em thành đạt tìm đến thầy Ba La để nhờ xem tử vi với ngày tháng năm sinh của anh trai. Thầy Ba La bấm tử vi cậu em một lúc rồi ngỡ ngàng phán nếu thân chủ sinh đúng ngày giờ như đã nói thì chắc chắn đã bị yểu mệnh từ năm lên 3 chứ không thể sống tới bây giờ, trừ phi vị thân chủ đang ngồi trước mặt đã nói dối.
Cuối cùng vị thân chủ trẻ đành phải nói thật đó là ngày tháng năm sinh của người anh. Và tất nhiên anh chàng này phục tài ông thầy Ba La sát đất.
Kỳ 5- Các “ông thầy” đình đám trong làng bói toán Sài gòn
Ở Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20 cũng nổi lên ông thầy tướng số “đại tài” tên là Vi Kính Trang. Chính vì nổi tiếng như cồn nên thân chủ quá đông, ai muốn được “thầy” bốc số phải trả 5 cắc (thời đó 5 cắc bằng 1 giạ lúa), nhưng nộp tiền rồi còn phải chờ tới lượt, có khi phải đợi cả ngày
“Thầy” Vi Kình Trang mới đầu có văn phòng tại đường Đồng Khánh, trên một căn gác. Sau vì đông thân chủ quá phải dời về địa điểm mới, đó là một căn phố lầu nằm trên đường Tản Đà gần vũ trường Arc En Ciel, phía dưới là tiệm mì, hủ tíu.
Làm ăn phát đạt nhờ ở gần… vũ trường
Do gần một vũ trường lớn như thế nên thân chủ của “thầy” Vi Kính Trang từ đó phát triển thêm… nhiều thân chủ là chị em cave làm ở vũ trường Arc En Ciel mà chị em này thì cực kỳ mê tín lại rất nhiều tiền nên “thầy” Vi Kính Trang lại được dịp phất lên như diều gặp gió.
Tương truyền, một hôm nọ, “thầy” Vi Kính Trang đón tiếp một nữ thân chủ đặc biệt, một khách sộp và là người đẹp nức tiếng trong giới ăn chơi của Sài Gòn-Chợ Lớn. Đó là cô Ba Trà tức Trần Ngọc Trà hay Yvette Trà, một hoa khôi Sài Gòn (thời đó chưa có hoa hậu), và cũng là một cô gái làng chơi có sắc đẹp rất Tây đã khiến cho bao vương tôn công tử, con nhà đại gia mê mệt. Trong số những người không tiếc tiền để được diện kiến Yvette Trà, mua một đêm vui có cả Hắc công tử và Bạch công tử. Cô Ba Trà nhờ “thầy” Vi Kính Trang xem hiện tại và đoán hậu vận.
Chỉ nhìn sơ dung nhan người đối diện, “thầy” Vi Kính Trang đã nói trúng… y như trong kinh cuộc đời, ái tình, “sự nghiệp” của Yvette Trà khiến cô xanh mặt. Tới chuyện hậu vận, “thầy” Vi Kính Trang hắng giọng rồi nói:
- Xin lỗi cô Ba, số cô hiện rõ trên gương mặt, thầy nói cũng bằng thừa.
- Sao lại hiện rõ trên gương mặt?
- Số cô giống như Đạm Tiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du. “Sống làm vợ khắp người ta, hại thay thác xuống làm ma không chồng”.Có lẽ Ba Trà lúc đó không tin, nhưng về sau, cuộc đời của người đàn bà đẹp, giàu có, nức tiếng trong chốn tình trường và ăn chơi đã có kết cuộc…trúng phóc như lời “thầy” Vi Kính Trang phán.
Từng bói cho vua Khải Định
Ở Mỹ Tho, cũng những năm đầu thế kỷ 20 có “thầy” Tư Nên nổi tiếng như cồn. Tương truyền một hôm “thầy” đang ngồi chơi xơi nước tại văn phòng ở thành phố Mỹ Tho, bỗng có một ông khách cầm cây ba-ton đi cùng với 3 người nữa bước vào văn phòng. Khách bảo từ Huế, nghe danh “thầy” nên tới thăm. Nói rồi ông khách cầm ba-ton ngồi xuống ghế, dùng cây ba-ton vẽ một đường ngang trong không khí rồi chống ba-ton im lặng chẳng nói năng gì. Nhưng ngay lập tức “thầy” Tư Nên vội chạy đến quỳ xuống, sụp lại và cúm rúm nói:” Tâu hoàng thượng, ngài sẽ là vua trong tương lai”. Năm đó là năm 1915.
Người đàn ông cầm ba-ton này chính… hoàng tử Bửu Đảo, từ Huế vào Mỹ Tho cùng với 3 ông bạn để xem đá gà và thưởng thức đờn ca tài tử. Nghe nói “thầy” Tư Nên xem bói, đoán số tử vi rất hay nên ghé thăm cho biết lời thiên hạ nói đúng hay chỉ là tin đồn. Khi nghe “thầy” Tư Nên nói thế chính hoàng tử Bửu Đảo cũng không tin vì lúc đó vua Duy Tân đang trị vì ngôi báu.
Nhưng không ngờ sau cuộc gặp “thầy” Tư Nên, xã hội có nhiều chuyển biến, vài tháng sau vua Duy Tân không cam phận làm một ông vua nô lệ đã khởi nghĩa chống sự đô hộ của thực dân Pháp thất bại ở Huế và bị lưu đày, toàn quyền Paul Bert đã đưa hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi vua lấy hiệu Khải Định, đó là năm 1916, sự việc trùng hợp ngẫu nhiên này lại trúng phóc như lời “thầy” Tư Nên phán khiến tiếng tăm của thầy Tư Nên càng thêm lẫy lừng.
Thầy “Chim Đa Đa” với mánh “cò mồi”
Ông thầy này có tài biến hóa về hồ sơ lý lịch, thoạt đầu là người Việt gốc Miên, nhưng về sau lại hóa thành… người Miên gốc Việt tùy theo hoàn cảnh và “môi trường làm việc”. Lúc mới 7 tuổi, thầy Chim Đa Đa xuất gia vào tu tại một ngôi chùa Miên ở Sóc Trăng, cuộc sống ở chùa gò bó nên chú tiểu Chim Đa Đa rất buồn, luôn khát khao không khí náo nhiệt bên ngoài. Do đó năm chú tiểu Chim Đa Đa được 14 tuổi, thành một thiếu niên ham chơi nên nhân một dịp thuận tiện, chú tiểu ham chơi này đã lén rủ chú tiểu tu cùng chùa trốn sư trụ trì thoát khỏi chùa về nhà bạn chơi.
Chú tiểu này cũng thuộc loại ham chơi chẳng kém gì Chim Đa Đa mà muốn chơi thì phải có tiền, do đó cậu đã nghĩ kế hoạch cho Chim Đa Đa làm… thầy bói, khách xem bói là người trong làng mà người trong làng thì cậu bạn này đã nắm rõ hoàn cảnh của từng nhà và”mớm” thông tin lại cho Chim Đa Đa nên bảo đảm xem đâu trúng đó, xem ai thì người đó chỉ có nước cúi đầu bái phục.
Nhưng không may, trong làng vừa có nhà bị mất con trâu, mà ở thôn quê “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên khổ chủ rất lo lắng tìm đến thầy Chim Đa Đa nhờ coi giúp xem trâu bị trộm thế nào, hiện ở đâu để đi tìm. Thầy Chim Đa Đa và cậu “chiến hữu” hoàn toàn không lường trước được sự việc này nên lo lắng mất ăn mất ngủ vì xem cho người thì “cò mồi” còn nắm được gia cảnh chứ xem cho con trâu bị trộm thì bó tay!
Kỳ 6- Nghề thầy bói hay không bằng hên
Thầy Chim Đa Đa tức khí, không lẽ lại chịu thua vụ con trâu bị mất trộm thì còn đâu uy tín để làm nghề? Vì thế nên thầy Chim Đa Đa và "thầy" cò mồi tìm cách hoãn binh hẹn khổ chủ vài hôm sẽ trả lời để tìm mưu kế gở gạc uy tín.
Tối nào thầy Chim Đa Đa cũng mất ngủ để suy nghĩ ra kế sách khả thi tìm tung tích của con trâu bị trộm. Nghĩ nát óc vẫn chưa có kế gì hay ho, bèn van vái … A La Đin và đủ các thứ thần nhờ chỉ giúp.
Thầy Chim Đa Đa thêu dệt chuyện nằm mộng
Thao thức, lo lắng mãi thầy Chim Đa Đa mệt quá, lăn ra ngủ. Trong giấc ngủ thầy Chim Đa Đa nằm mộng thấy mình đi tới chỗ con trâu bị trộm, sáng ra vẫn còn bán tín, bán nghi thì người mất trâu đã tới nhà giục thầy Chim Đa Đa xủ quẽ. Túng thế, Chim Đa Đa chỉ đại cái địa điểm đang cột trâu mà trong mộng mình đã thấy. Không ngờ người mất trâu tới nơi và... phát hiện con trâu của mình tại đó. Thầy Chim Đa đa đã được người mất trâu thưởng cho một số tiền và từ đó nổi danh là… thầy bói đại tài.
Sau khi trở về chùa vài năm, thầy Chim Đa Đa không tiếp tục tu ở chùa Sóc Trăng nữa mà do biến cố thời cuộc, thầy lại rời chùa ra đi. Trên bước đường lưu lạc, thầy Chim Đa Đa có ý định đi về hướng biên giới… Campuchia, nhưng thầy tuyệt nhiên không có ai quen ở đây. Trong lúc trong túi không tiền, đường xa vạn dặm, trong thế tiến thoái lưỡng nan nguy cấp giống như người gặp hố sâu phía trước còn sau lưng thì bị… cọp đuổi tới, hoàn toàn tuyệt vọng thì thầy Chim Đa Đa lại nhớ tới vị thần linh Nguyễn Trung Trực mà ở quê thầy có dựng đền thờ.
Sau một lúc khấn vái thần Nguyễn Trung Trực, thầy Chim Đa Đa nằm mộng và thấy thần về mách bảo hôm sau thầy Chim Đa Đa cứ ra địa điểm cũ, ngồi bên vệ đường ắt sẽ có quới nhơn tới giúp đỡ và rồi mọi ý nguyện sẽ đạt thành.
Bỗng dưng được làm sư… trụ trì
Hôm sau, theo lời thần báo mộng, thầy Chim Đa Đa trở ra địa điểm cũ ngồi đợi, quả nhiên có một đôi vợ chồng mà thầy không hề quen biết tới hỏi tên rồi trao cho thầy một giỏ đựng đầy thức ăn và một gói tiền và bảo rằng do tối qua nằm mộng được thần Nguyễn Trung Trực hiện về mách bảo nên mới tìm đến gặp thầy Chim Đa Đa người sau này sẽ rất nổi danh và trở thành sư trụ trì một ngôi chùa lớn bên xứ Chùa Tháp. Thức ăn và tiền xem như đôi vợ chồng này “cúng dường công quả” để tích phước đức cho con cháu.
Thầy Chim Đa Đa vô cùng ngạc nhiên trước tương lai rạng rỡ mở ra trước mắt, nhưng không thể tin được vì nơi xứ Chùa Tháp thầy hoàn toàn không có người quen hay mối quan hệ nào với cửa Phật. Tuy nhiên, do thần Nguyễn Trung Trực mách bảo nên thầy cứ nhắm thẳng con đường trước mặt mà đi tới. Đó là hướng sang biên giới Campuchia mà theo thần Nguyễn Trung Trực đã mách bảo trong khi thầy Chim Đa Đa nằm mộng rằng: “Đây là phần đất cuối cùng do ta cai quản, con cứ đi về phía trước sẽ có người giúp đỡ tiếp ở phía bên kia”.
Quả nhiên, khi sang được bên kia biên giới Capuchia, bất ngở thầy Chim Đa Đa gặp mấy người phụ nữ Campuchia có vẻ nghèo khổ, lam lũ mời thầy đi về một ngôi chùa hoang vắng, hẻo lánh ít người lui tới, chẳng ai trùng tu nên xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế nên cũng chẳng có nhà sư Campuchia nào chịu về trụ trì chùa, trong cảnh “buồn ngủ mà gặp chiếu manh” thầy Chim Đa Đa nhận lời làm trụ trì ngôi chùa hoang phế này, vừa lả chỗ để nương thân. Thế là người dân địa phương đã giúp thầy xin được giấy tờ là người… Miên gốc Việt để được quản lý chùa, đồng thời góp công sức trùng tu ngôi chùa ngày càng hoành tráng.
Thầy Già đoán vận mạng cho tướng Lê Quang Lưỡng
Đây là biệt danh của một “ông thầy” nguyên là cư sĩ tên Triệu Phước, pháp danh Đức Quý. Thầy Già SN 1948 tại tỉnh Trà Vinh. Lúc nhỏ học trường tiểu học tại Trà Vinh, lớn lên học trường Tây, đầu tiên là trường dòng Lasan (Mossard Thủ Đức) tốt nghiệp Brevet Elementair, năm 17-20 tuổi học nội trú trường dòng Lasan Đà Lạt (College D’Adran) tốt nghiệp tú tài đôi Pháp, rồi bị tổng động viên, đi lính chế độ cũ phục vụ trong binh chủng Hải Quân với cấp bậc thiếu úy rồi giải ngũ về tiếp tục học đại học luật khoa Sài Gòn.
Triệu Phước tốt nghiệp cử nhân luật ban công pháp quốc tế năm 25 tuổi, ra trường làm Giáo sư Pháp văn đi dạy học 3 năm. Sau đó ăn chay trường, tu tập Mật tông và nghiên cứu các tôn giáo: Phật, Thiên chúa, Ấn độ giáo, Thông Thiên Học, Cao Đài, Hòa Hảo…Năm 30 tuổi bỗng… làm thầy trừ tà và coi bói. Cuối năm 1982 định cư tại Mỹ theo diện ODP.
Thầy Già cũng rất nổi tiếng trước năm 1975 khi còn ở Việt Nam, đến khi sang Mỹ định cư cũng tiếp tục hành nghề trừ tà, coi bói và thêm món… truyền đạo. Thầy Già khoe rằng từng viết nhiều sách về hiện tượng thần bí và gián tiếp “điểm đạo” cho trên 10.000 người, trong đó có nhiều nhân vật trí thức, khoa bản và các tướng tá chế độ cũ. Thầy Già cũng không giấu việc mình từng trừ tà, “điểm đạo”, xem bói cho cả giới bình dân, lao động, mua gánh bán bưng và những dân giang hồ, cờ bạc, gái lầu xanh. Chẳng biết Thầy Già tài ba đến đâu nhưng có lần tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh binh chủng nhảy dù chế độ cũ và cả… tướng Nhật cũng tìm đến ông để nhờ xem vận mạng.
Thực hư chuyện thầy bói Sài Gòn trước năm 1975-Kỳ cuối
Lần đó Thầy Già đã “điểm đạo” cho tướng Lê Quang Lưỡng và xem vận mạng cho ông này, bảo rằng số của Lê Quang Lưỡng phải nắm các tiểu đoàn, trung đoàn lính dù mới thắng trận chứ binh lính cũ chỉ từ…chết tới bị thương. Lê Quang Lưỡng không tin, cho rằng Thầy Già chỉ dựa theo thời thế mà phán ẩu chứ đường binh nghiệp của ông ta đang thuận lợi.
Nào ngờ sau đó ít lâu tướng tư lệnh dù Lê quang Lưỡng đã nướng sạch binh lính của mình trong những đợt hành quân tiến đánh quân Giài phóng, có trận cả một tiểu đoàn dù của Lưỡng chỉ còn lại có…6 ngoe, kể cả tướng Lưỡng cũng bị trọng thương.
Thời điểm đó nhiều trận đánh ác liệt mở ra nên chính quyền Sài Gòn tiếp tục tuyển bộ thêm binh lính cho lực lượng nhảy dù. Tin lời Thầy Già, tướng Lê Quang Lưỡng chạy hết các cửa để không bị cách chức mà vẫn làm tư lệnh lực lượng nhảy dù như cũ (lần này được bổ sung thêm nhiều lính mới). Thấy Lê quang Lưỡng nướng quân lính nhiều quá, và bản thân ông ta cũng bị thương nên cấp trên của Lưỡng không cho. Nhưng Lưỡng vẫn cả quyết là mình sẽ đánh thắng nếu được bổ ung thêm lính mới.
May mắn cho viên tướng này, có những cuộc hành quân thánh công, vì thế tướng Lưỡng càng khâm phục tài của Thầy Già. Chưa hết, có một lần tướng Lưỡng và binh lính bị quân Giải phóng bao vây, sắp bị tiêu diệt, bản thân tướng Lưỡng cũng chuẩn bị cho mình một cái chết nếu thất trận nên để sẵn khẩu súng ngắn bên cạnh, có gì sẽ tự bắn vào đầu mình tự sát chứ không để bị bắt. Trong lúc chờ chết, tướng Lưỡng vụt nhớ tới Thầy Già và lầm bầm khấn nguyện, không ngờ sau đó quân Giải phóng không những không tiếp tục bao vây, tiến công tiêu diệt mà còn rút quân nên tướng Lưỡng mới được toàn mạng.
Hư thực cũng chỉ là bói ra ma quét nhà ra rác
Trước năm 1975 và trước đó nữa, ở Sài Gòn và miền Nam nói chung có rất nhiều thầy bói, chiêm tinh gia, cả nam lẫn nữ. Những ông, bà thầy này hành nghề công khai, mở văn phòng, trương bảng hiệu hẳn hoi…hằng ngày đón tiếp thân chủ nườm nượp. Có ông, bà thầy tự phong cho mình đẳng cấp giáo sư đặt trước “chiêm tinh gia” ý nói rằng mình là thầy bói, chấm số tử vi nhưng có đẳng cấp giáo sư chứ không phải bói toán làng nhàng.
Và những ông, bà thầy này đã là một thứ giai cấp trong xã hội cũ, họ phất lên nhờ những người nặng đầu óc mê tín dị đoan, trong số đó có những đại gia, chính khách, tướng tá và hùng hậu nhất là cánh phụ nữ thuộc hàng mệnh phụ phu nhân của các ông lớn. Không biết kết quả của những lời tiên đoán của các ông, bà thầy như thế nào và thực hư của nhửng lời đồn thổi, câu chuyện, giai thoại tương truyền xung quanh những ông, bà thầy bói ấy ra sao. Nhưng chắc chắn một điều: hư thực xung quanh những ông, bà thầy bói cũng chỉ là việc “bói ra ma, quét nhà ra rác”.
Sau năm 1975, người viết bài này công tác ở Q4, ngành Văn hóa Thông tin. Hồi ấy, có chủ trương mở ra nhiều đợt mời các ông, bà thầy bói hành nghề trước và sau năm 1975 về Nhà Văn Hóa quận học tập trong 3 ngày, viết tường trình, cam kết chấm dứt việc hành nghề bói toán, mê tín dị đoan. Mỗi đợt có vài chục ông, bà thầy bói, thầy bùa ngải, có cả những ông thầy pháp từng "hô phong hoán vũ", kêu gọi "âm binh" nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Những ông, bà thầy này đã nói hết sự thật về thủ đoạn, mánh khóe lừa gạt người nhẹ dạ, mê tín của mình. Nhiều chuyện rất vui, rất khôi hài, nhưng lại có nhiều người sa bẫy mất tiền cho những việc bói tóan tào lao như vậy.
Quận 4 hồi ấy là địa bàn rất phức tạp về tệ nạn xã hội, trong đó nghề bói toán, bùa ngải khá phổ biến và có nhiều ông, bà thầy rất nổi tiếng như thầy Xiêm chuyên trục ngải, chơi ngải nói, bùa yêu… còn dạng thầy bói, xem tử vi, tướng số thì rất nhiều. Mỗi ông, bà thầy khi nói thật về mánh khóe lừa gạt người nhẹ dạ, mê tín để tỏ vẻ ăn năn, hối cải rồi cam kết chuyển nghề. Nhưng có người bị bắt hai ba lần vì sau khi cam kết, trở về địa phương lại tiếp tục hành nghề bói toán, mê tín dị đoan trở lại.
Có một bà thầy bói rất nổi tiếng, được nhiều thân chủ gần xa tấp nập tới coi tiền hung hậu cát, tình duyên gia đạo, tài lộc... hầu hết thân chủ là giới nữ, khi được mời lên tập trung ở Nhà Văn Hóa để học tập, mới ngày đâu tiên đã lo lắng hỏi người viết bài này rằng: “Cán bộ ơi, tụi tui đi học như vầy bao lâu mới được về?”, Chúng tôi đã bật cười hỏi lại rằng “ Bà là thầy bói nổi tiếng, coi đâu trúng đó mà không biết ngày nào mình được về thì tụi tui al2m sao biết được?”. Bà thầy bói này cười bẽn lẽn: “ Thôi cán bộ ơi, tụi tui nói thật hết rồi mà còn chọc ghẹo làm gì, tội nghiệp”.
Quả thật, chuyện thầy bói Sài Gòn trước năm 1975 còn rất nhiều, nhưng hư thực gì của những ông bà thầy bói này cũng chỉ là chuyện thêu dệt, đồn thổi kiều…bói ra ma quét nhà ra rác!
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 13/06/2015 - 22:20
Mr. HoaCai warns status:
http://tuvilyso.org/...oi/page__st__15
Hoa Cái, on 12/06/2015 - 19:55, said:
Tôi có thể khẳng định với các bạn như thế này Qua quá trình lâu dài nghiệm lý, coi cho người và coi cho mình, chưa có 1 cao thủ nào thật sự có thể làm cho tôi tin rằng bói toán có thể áp dụng đúng đắn như ý muốn .
Con người vào đây tham vấn là bất bình thường, còn những người khác không cần gì vào TVLS để làm gì !
SEA GAMES 28 đang tiếp diễn, ngày nào tôi cũng theo dõi các thành tích bị phá vỡ nhưng tại đây thì sao ? Cũng màn cũ diễn lại, cũng lối mòn đi trở lại, thậm chí thụt lùi .
Ngay cả người mà tôi xem là thông thạo võ nghệ thập bát ban tại TVLS với danh xưng cao ngất chỉ là tuồng múa rối, là 1 kẻ bịp .
Con người vào đây tham vấn là bất bình thường, còn những người khác không cần gì vào TVLS để làm gì !
SEA GAMES 28 đang tiếp diễn, ngày nào tôi cũng theo dõi các thành tích bị phá vỡ nhưng tại đây thì sao ? Cũng màn cũ diễn lại, cũng lối mòn đi trở lại, thậm chí thụt lùi .
Ngay cả người mà tôi xem là thông thạo võ nghệ thập bát ban tại TVLS với danh xưng cao ngất chỉ là tuồng múa rối, là 1 kẻ bịp .
Thanked by 2 Members:
|
|
#4
Gửi vào 14/06/2015 - 08:42
Đệ nhất kỳ viên HoaCai says very true.Tiếc là vạch mặt đại bịp rất là khó. Thân cô, tính nóng bác HoaCai thường không chịu nổi đòn CỰ KỴ của đám đệ tử bịp hay nóng giận bỏ dở bút chiến.
Thanked by 3 Members:
|
|
#5
Gửi vào 15/06/2015 - 08:51
Thày bói thời Internet dễ tạo danh nhưng cũng dễ bị lật tẩy.
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Thày bói thời Internet dễ tạo danh nhưng cũng dễ bị lật tẩy.
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Thày bói thời Internet dễ tạo danh nhưng cũng dễ bị lật tẩy.
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Thanked by 3 Members:
|
|
#6
Gửi vào 21/06/2015 - 17:52
Hoa Cái, on , said:
Tôi có thể khẳng định với các bạn như thế này Qua quá trình lâu dài nghiệm lý, coi cho người và coi cho mình, chưa có 1 cao thủ nào thật sự có thể làm cho tôi tin rằng bói toán có thể áp dụng đúng đắn như ý muốn .
Con người vào đây tham vấn là bất bình thường, còn những người khác không cần gì vào TVLS để làm gì !
SEA GAMES 28 đang tiếp diễn, ngày nào tôi cũng theo dõi các thành tích bị phá vỡ nhưng tại đây thì sao ? Cũng màn cũ diễn lại, cũng lối mòn đi trở lại, thậm chí thụt lùi .
Ngay cả người mà tôi xem là thông thạo võ nghệ thập bát ban tại TVLS với danh xưng cao ngất chỉ là tuồng múa rối, là 1 kẻ bịp .
Đời thường lột được mặt bịp đã khó, trong lĩnh vực lý số còn gian nan hơn. Bời kẻ bịp bợm có thể lợi dụng chỗ lý thuyết chưa rõ ràng, chưa thống nhất để ngụy biện, thậm chí kẻ gian hùng sẵn sàng quy chụp những người phản bác, chỉ ra chỗ sai là nhỏ mọn, soi mói tiểu nhân, lợi dụng tranh biện trả thù ân oán cá nhân.
Tôi có thể khẳng định với các bạn như thế này Qua quá trình lâu dài nghiệm lý, coi cho người và coi cho mình, chưa có 1 cao thủ nào thật sự có thể làm cho tôi tin rằng bói toán có thể áp dụng đúng đắn như ý muốn .
Con người vào đây tham vấn là bất bình thường, còn những người khác không cần gì vào TVLS để làm gì !
SEA GAMES 28 đang tiếp diễn, ngày nào tôi cũng theo dõi các thành tích bị phá vỡ nhưng tại đây thì sao ? Cũng màn cũ diễn lại, cũng lối mòn đi trở lại, thậm chí thụt lùi .
Ngay cả người mà tôi xem là thông thạo võ nghệ thập bát ban tại TVLS với danh xưng cao ngất chỉ là tuồng múa rối, là 1 kẻ bịp .
Read more: http://tuvilyso.org/.../#ixzz3dgyAnlSk
TuViLySo.Org
Alan, on 14/06/2015 - 08:42, said:
Đệ nhất kỳ viên HoaCai says very true.Tiếc là vạch mặt đại bịp rất là khó. Thân cô, tính nóng bác HoaCai thường không chịu nổi đòn CỰ KỴ của đám đệ tử bịp hay nóng giận bỏ dở bút chiến.
ThanhLong1, on 15/06/2015 - 08:51, said:
Thày bói thời Internet dễ tạo danh nhưng cũng dễ bị lật tẩy.
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Dấu hiệu nhận biết thầy thực ít hư nhiều:
1. Dựng đồn thổi tạo danh
2. Có đệ tử bảo vệ
3. Có cò mồi bắt khách
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Pinned Kinh Dịch - Mong Được Các Quý Anh Chị Tiền Bối Đi Trước Giải Đáp Giúp Ạ ? |
Kinh Dịch - Bốc Dịch - Lục Hào | HUYNHVU |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
![An Sao Tử Vi](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/ansaotuvi.png)
![Quỷ Cốc Toán Mệnh](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/quycoctoanmenh.png)
![Tử Bình Tứ Trụ](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/tubinh.png)
![Quẻ Mai Hoa Dịch Số](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/maihoadichso.png)
![Bát Tự Hà Lạc](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/battuhalac.png)
![Thái Ât Thần Số](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/thaiatthanso.png)
![Căn Duyên Tiền Định](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/canduyen.png)
![Cao Ly Đầu Hình](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/caolydauhinh.png)
![Âm Lịch](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/amlich.png)
![Xem Ngày](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/xemngay.png)
![Lịch Vạn Niên](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/xemngay.png)
![So Tuổi Vợ Chồng](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/canduyen.png)
![Bát Trạch](https://tuvilyso.org/forum/public/style_images/master/_menu_icons/battrach.png)