Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
ngocanh812, on 07/06/2015 - 10:36, said:
1 Xã hội nào cũng có điểm mạnh điểm yếu. Người dân nước nào cũng có điểm được và chưa được. Chính quyền nước nào cũng vậy.
2 a) Nhưng để chỉ trích, để nói điểm chưa được. Nói chung là ko khó.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nhất lại là với người đã có trong tâm sự bất mãn và đứng nùi thấp trông núi cao.
c) To wish for change will change nothing. To make the decision to take action will change everything
3 Vậy nhưng để hành động và giúp cái núi đó cao lên hơn, để khắc phục được điểm yếu và điểm chưa được thì ko phải dễ. Nói làm sao để tốt hơn được thì dễ. Nhưng để thực hiện được lời nói và thay đổi được thì cực cực kỳ khó.
Tranh luận nhé,
1 Điểm mạnh của xã hội ta là gì so với các xã hội khác? Bố mẹ 1 học sinh giỏi mong con giỏi hơn nữa có khác với bố mẹ học sinh kém mong con lên lớp?
2 a)Chỉ trích để nói cái không được ko khó ở chỗ khác, nhưng ở VN thì nó là khó, vì đi ngược lại định hướng, tuyên truyền phân luồn của 1 bộ máy. Tại sao cần 1 bộ máy phát kẹo niềm tin?
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sao biết là núi thấp trông núi cao mà không phải ngược lại? Nếu ở chỗ núi cao trông núi thấp mà nói thì sao, như Ngô Bảo Châu chẳng hạn, hay khi anh đã ở núi cao rồi anh ko có quyền lên tiếng, còn anh ở núi thấp thì ko nên trông núi cao? Khi ở núi cao và không có người nhà vượt biên hay mất trong chiến tranh thì khi đó có còn sự bất mãn trong tâm hay ko, nếu có vì sao?
c)What are recommended actions? Đừng nói là ngồi im lặng tự trách mình, tự mình cố gắng là đủ nhé. Ai cũng thấy siêng năng nhất là công,nông nhân (bị bắt buộc vì miếng ăn thôi chứ cũng ko phải tự nguyện siêng năng) và làm việc ít hiệu quả nhất là làm nhà nước. Nếu ta so công nhân VN với công nhân thế giới liệu có nên so luôn phần còn lại?
3. Nói không dám nói thì đừng nói đến hành động. Phương pháp để núi cao hơn thì cứ xem những núi khác nó đã từ thấp lên cao như thế nào mà học hỏi. Không có mâu thuẫn thì ko có tiếng bộ, như vậy giữa dùng lời nói để tạo sức ép cho xã hội tiến bộ và im lặng chịu đựng, đồng lõa để thích nghi chiếm lợi thì nên nói hay ko?
Tôi ko đồng ý với các hành động kiểu xúi giục nghèo chống giàu, công nhân hôi của nhà máy, chia lại ruộng đất của cải, khởi nghĩa làm cách mạng để reset lại trật tự xã hội vì cái giá quá lớn. Tôi càng ko mong chế độ sụp đổ để lại khoảng trống quyền lực để đất nước loạn 12 sứ quân tranh giành lẫn nhau cho nước ngoài lợi dụng. Tôi lên tiếng mong chống tham nhũng, trả bớt nợ nần nước ngoài để tránh phụ thuộc thành thuộc địa kiểu mới. Tôi muốn không còn phân luồn ,định hướng trong tiếng Việt để VN biết ở đâu mà cố gắng hòa nhập thay vì bị ru ngủ, tưởng mình có nhiều bạn bè, thế giới kinh nể....Tôi muốn người dân được phép tranh luận với nhau về bất cứ vấn đề gì, đặc biệt về chính trị, đây là cách duy nhất để người dân có tư duy độc lập và hứng thú chính trị ,qua đó nâng cao dân trí thay vì trên bảo dưới nghe cấm cãi, người dân ai cũng được lập trình như nhau.
Bạn ngoài câu "nói dễ, làm khó" ra thì muốn tôi phải làm gì? Im lặng ngồi tu tâm dưỡng tánh và ăn thật nhiều kẹo niềm tin vào tương lai ? ( như những gì các thế hệ VN đã làm trong 40 năm qua) và thế là đất nước đi lên? Lên tiếng bất mãn với tham nhũng thì thiệt hại gì cho xã hội?
Sửa bởi bluebird2304: 07/06/2015 - 13:55