- tài Thiên: thời gian, cơ hội, vận hội
- tài Địa: cuộc đất
- tài Nhân: mệnh người
-------------------------------------
1. GIỚI THIỆU
2. CÁC SAO/PHƯƠNG CÁT CẦN DÙNG TRONG THUẬT PHONG THỦY
2.1 MỘ LONG BIẾN VẬN (niên nguyệt khắc sơn gia)
2.2 THÔNG THIÊN KHIẾU
2.3 TẨU MÃ LỤC NHÂM
2.4 CAI SƠN HOÀNG ĐẠO
2.5 TUẾ LỘC, TUẾ MÃ
BẢNG PHƯƠNG LỘC MÃ CỦA TỪNG NĂM
2.6 PHI CUNG QUÝ NHÂN
2.7 TUẾ ĐỨC - TUẾ ĐỨC HỢP
2.8 TUẾ CHI ĐỨC
2.9 THIÊN ĐẠO - THIÊN ĐỨC
2.10NGUYỆT ĐỨC, NGUYỆT ĐỨC HỢP
2.11 NGÀY THIÊN NGUYỆT
2.12 NGÀY ÂM DƯƠNG BẤT TƯƠNG
2.13 NGÀY Ô PHỆ, Ô PHỆ ĐỐI
2.14 NGÀY ĐẠI HUNG: DƯƠNG CÔNG KỴ NHẬT
3. CÁC SAO/PHƯƠNG HUNG CẦN TRÁNH TRONG THUẬT PHONG THỦY
3.1 THÁI TUẾ
3.2 TUẾ PHÁ - ĐẠI HAO
3.3 TAM SÁT: KIẾP SÁT - TAI SÁT - TUẾ SÁT
3.4 ĐẠI TƯỚNG QUÂN
3.5 TUẾ HÌNH
3.6 LỰC SỸ
3.7 TỌA SÁT HƯỚNG SÁT
3.8 MẬU KỶ ĐÔ THIÊN
3.9 ÂM PHỦ
3.10 CHÁ THOÁI
3.11 THIÊN/ĐỊA QUAN PHÙ
3.12 PHI THIÊN QUAN PHÙ
3.13 PHI ĐỊA QUAN PHÙ
3.14 THIÊN ĐỊA KIM THẦN
3.15 NIÊN ĐỘC HỎA
3.14 BÍNH ĐINH ĐỘC HỎA
3.15 TUẦN SƠN LA HẦU
3.16 ĐẠI SÁT
3.17 PHI LIÊM
3.18 BẠCH HỔ
3.19 TANG MÔN
3.20 LỰC SĨ
3.21 TÀM THẤT - TÀM QUAN - TÀM MỆNH
3.22 HOÀNG PHAN (HOA CÁI), CẨU VĨ
3.23 ĐẠI NGUYỆT KIẾN
3. 24 PHI THÁI TUẾ
3.25 TIỂU NGUYỆT KIẾN
4. CÁC THẦN SÁT THEO GIỜ
5. PHÂN LOẠI CÁT THẦN THEO CÔNG DỤNG SỬ DỤNG
6. KHỞI TẠO, TU TẠO, ĐỘNG THỔ
7. LẬP HƯỚNG HUYỆT
8. KHAI TRƯƠNG, XUẤT HÀNH
9. PHÁ NHÀ, HỦY TƯỜNG
10. ĐỘNG THỔ, PHÁ VỠ ĐẤT
11. AN TÁNG
12. CẢI TÁNG
13. CƯỚI HỎI, HÔN NHÂN
14. NAM NỮ MỆNH CUNG
15. CHUYÊN MỤC VỀ TANG MA
16. TỔNG LUẬN
1. GIỚI THIỆU
Học thuật trạch cát là một trong những học thuật cổ của Trung Hoa. Đối chiếu theo thiên địa tự nhiên, dùng âm dương làm biểu lý, dùng ngũ hành làm kinh vĩ, tạo nên quy luật vận hành luân chuyển trong trời đất.
Từ ngàn xưa không riêng gì xã hội phương Đông, mà loài người nói chung trên trái đất đều sử dụng việc đoán định thời gian để khởi công hành sự công việc. Phần này chuyên bàn về các pháp thức hệ trọng trong thuật trạch cát - rất gần với thuật phong thủy. Pháp tuyển trạch chính là pháp tạo mệnh, tức là: 1) xem lai long nên lấy cục nào để bổ, 2) xem hướng để liệu phải tránh sát nào, sát nào chế hóa được, dùng cát tinh chiếu vào, 3) xem bản mệnh chủ nhân mà phù giúp (gọi là tương chủ). Pháp tạo mệnh cần những nguyên tắc sau:
- Âm dương không hỗn tạp
- Tọa hướng gặp tam hợp cục, bổ long - tương chủ (giúp chủ).
- Sao cát nhập sơn - hướng mộ
- Kiêm tinh - thần cát, tránh né thần hung.
ÂM DƯƠNG KHÔNG HỖN TẠP
Xét long nhập thủ âm hay dương, dùng dương long dương hướng thì bát tự (năm, tháng, ngày, giờ) cũng phải dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất). Nếu âm long âm hướng thì dùng bát tự cũng phải âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Đây là chưa xét tới các yếu tố khác. Ví dụ: Long nhập thủ là Cấn sơn thuộc âm long, lập mộ phần tọa Quý hướng Đinh (đều thuộc âm), khi tuyển trạch cũng phải dùng can chi âm để bổ long. Ví dụ khác: long nhập thủ là Ngọ sơn thuộc dương long, lập mộ phần tọa Bính hướng Nhâm hoặc tọa Thân hướng Dần (Nhâm và Dần đều là dương), vậy tuyển trạch phải dùng chữ bát tự dương để bổ long.
TỌA HƯỚNG GẶP TAM HỢP CỤC, BỔ LONG - TƯƠNG CHỦ
Tọa hướng nơi đây ý nói dùng hướng nạp thủy sao cho được thế chân kiềng, tức là tam hợp cục. Xét về hình thế là lập huyệt tại nơi con sông hợp lưu, có hai thủy đáo tại Sinh và Vượng, nơi hợp lưu khứ tại Mộ khố. Ta phải xét lai long thuộc hành nào để còn dụng cục tam hợp để bổ, sử dụng chính ngũ hành để xét:
Trong học thuật phong thủy, có năm cục chính như sau:
- cục vượng: là cục đồng khí với hành thể
- cục ấn: là cục sinh ra hành thể
- cục tài: là cục bị hành thể khắc chế
- cục tiết: là cục được hành thể sinh ra
- cục quỷ: là cục khắc chế hành thể
- cục tài/vượng: Thân - Tý - Thìn thủy cục
- cục ấn: Dần - Ngọ Tuất hỏa cục.
TƯƠNG CHỦ
Có nghĩa giúp đỡ chủ mệnh, tức là mệnh nạp âm ngũ hành năm sinh của người chủ. Đối với âm phần là mệnh nạp âm của người chết làm chủ. Đối với dương cơ là mệnh nạp âm năm sinh của người chủ quản lý gia đình làm chủ mệnh. Ví dụ:
- mệnh thủy: dùng cục Thân - Tý - Thìn để bổ
- mệnh mộc: dùng cục Thân - Tý - Thìn để bổ
- mệnh hỏa: dùng cục Dần - Ngọ - Tuất để bổ
- mệnh thổ: dùng cục Dần - Ngọ - Tuất để bổ
- mệnh kim: cũng dùng cục thủy Thân - Tý - Thìn để bổ
Ví dụ 2: lập mộ tại thế đất Dậu long, hành kim, âm long. Ta có hai cục để bổ:
- cục vượng: Tị - Dậu - Sửu kim cục, âm cục
- cục tài: Hợi - Mão - Mùi mộc cục, âm cục
- người mệnh thủy: nên dùng cục ấn Tị - Dậu - Sửu
- người mệnh kim: có thể dùng cả cục vượng kim lẫn cục tài.
- mệnh mộc: nên dùng tài cục Hợi - Mão - Mùi
- mệnh hỏa: nên dùng tài cục Hợi - Mão - Mùi.
SAO TỐT NHẬP SƠN - HƯỚNG MỘ
đây ý nói sao đương lệnh vận đáo sơn đáo hướng khiến cho mộ phần hay dương trạch cát tường. Trong pháp thức lập trạch mệnh bàn Cửu cung ai tinh huyền không đã ghi rõ.
KIÊM TINH THẦN CÁT, NÉ TRÁNH THẦN HUNG
Đây là nói tới việc lựa chọn các sao tốt, né tránh các sao hung. Các hệ thống sao trong thuật trạch cát rất đa dạng, bao gồm cả Niên, Nguyệt, Nhật, Thời.
</p>
2. CÁC SAO/PHƯƠNG CÁT CẦN DÙNG TRONG THUẬT PHONG THỦY
2.1 MỘ LONG BIẾN VẬN (niên nguyệt khắc sơn gia)
Đây là công thức rất quan trọng của thuật trạch cát và phong thủy, dùng để xác định năm tháng ngày giờ động thổ xây dựng nhà cửa/mộ phần. Chỉ dùng cho việc khai sơn lập hướng mà không dùng trong việc tu tạo. Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, nhà cửa và mộ phần phần đông không biết tung tích của lai long. Nên sử dụng pháp thức này, lấy sơn nhà (hoặc sơn mộ phần) làm chính yếu để xét. Ví dụ: Ngôi nhà tọa Giáp hướng Canh, lấy sơn Giáp để xét; ngôi mộ tọa Quý hướng Đinh, lấy sơn Quý để xét.
CÔNG THỨC
xét sơn tọa của ngôi nhà, ngôi mộ sắp lập là gì, rồi đem so sánh với bảng "Hồng phạm ngũ hành" xem sơn tọa đó thuộc hành gì. Khi đã biết hành Hồng phạm của sơn đó rồi, tìm mộ khố theo cục tam hợp như sau:
- Hành thủy/Hành thổ: Thân (sinh) - Tý (vượng) - Thìn (mộ)
- Hành hỏa: Dần (sinh) - Ngọ (vượng) - Tuất (mộ)
- hành kim: Tị (sinh) - Dậu (vượng) - Sửu (mộ)
- hành mộc: Hợi (sinh) - Mão (vượng) - Mùi (mộ)
Rồi lấy năm bắt đầu xây dựng, dụng pháp "ngũ thử độn" để tính mộ của bổn sơn thì biết nạp âm can chi của mộ sơn - đó là khí mộ long của sơn nhà hay sơn mộ, dùng năm tháng ngày giờ để khởi công theo nguyên tắc sau:
- nạp âm của năm tháng ngày giờ đồng hành với mộ long
- nạp âm của năm tháng ngày giờ sinh ra hành của mộ long
- nạp âm của năm tháng ngày giờ bị hành của mộ long khắc chế
Cần phải kiêng kỵ dùng nạp âm của bát tự khắc chế hành của mộ long là đại hung; còn hành của mộ long sinh ra hành nạp âm của năm tháng ngày giờ là tiểu hung.
--------------------------------------------------------
Phụ lục: Hồng phạm ngũ hành
Hồng phạm ngũ hành lấy:
- Giáp, Dần, Thìn, Tốn, Tuất, Khảm, Tân, Thân: bao gồm 8 sơn thuộc thủy
- Ly, Nhâm, Bính, Ất: bao gồm 4 sơn thuộc hỏa
- Chấn, Cấn, Tị: bao gồm 3 sơn thuộc mộc
- Càn, Hợi, Đoài, Đinh: bao gồm 4 sơn thuộc kim
- Sửu, Quý, Khôn, Canh, Mùi: bao gồm 5 sơn thuộc thổ
--------------------------------------------------------
Ví dụ 1:
năm Đinh Hợi, xây dựng căn nhà tọa Mão hướng Dậu. Sơn Mão đem đối chiếu với bảng Hồng phạm ngũ hành thì thuộc hành mộc, mộc cục thì mộ khố tại Mùi. Xét năm Đinh Hợi lấy ngũ thử độn thì ta khởi Canh Tý (canh tý, tân sửu, nhâm dần, quý mão, giáp thìn, ất tị, bính ngọ, đinh mùi), ta biết rằng vào năm Đinh Hợi, mộ khố của căn nhà tọa Mão là "Đinh Mùi", có nạp âm là "Thiên hà thủy". Mà năm Đinh Hợi có nạp âm là "Ốc thượng thổ" - khắc với mộ long là đại hung (gọi là niên khắc sơn gia). Nếu có thể hoãn lại được thì nên để tới năm Mậu Tý hãy xây dựng. Còn không hoãn được thì lựa 3 trụ còn lại là Tháng - Ngày - Giờ để lập thành thế 3 trị 1 cũng tạm tốt (ví dụ tháng Tị - ngày Dậu - giờ Sửu để thoát khí thổ, sinh cho khí thủy).
Ví dụ 2:
năm Bính Tý xây dựng căn nhà tọa Ất hướng Tân, lấy sơn Ất đối chiếu bảng Hồng phạm ngũ hành thuộc hành hỏa. Hỏa cục mộ tại Tuất, năm Bính khởi Mậu tý - Kỷ sửu - Canh dần - Tân mão - Nhâm thìn - Quý tị - Giáp ngọ - Ất mùi - Bính thân - Đinh dậu - Mậu tuất. Nạp âm mậu tuất hành mộc, vậy mộc chính là khí của mộ long căn nhà tọa Ất năm Bính tý. Năm Bính tý nạp âm hành thủy là đại cát, cần lựa thêm tháng ngày giờ thủy - mộc - thổ, kỵ hành hỏa (tiểu hung) hành kim (đại hung).
Ví dụ 3:
năm Giáp Ngọ, xây dựng căn nhà tọa Tị hướng Hợi. Sơn Tị trong Hồng phạm thuộc hành mộc, mộ tại Mùi. Năm Giáp Ngọ khởi Giáp Tý... tới Mùi là Tân Mùi - thuộc hành thổ, mộ long của căn nhà thuộc hành thổ, mà năm Giáp Ngọ thì hành kim, mộ long của căn nhà sinh xuất cho niên gia là tiểu hung. Vì vậy phải chọn tháng ngày giờ hành thổ (để vượng khí mộ long), hành hỏa (để tướng khí long và khắc niên gia), hành thủy (để hao khí niên gia). Sao cho hình thành cục diện 3 chọi 1 (tháng ngày giờ chọi với năm).
BẢNG MỘ LONG HOÁN NIÊN LẬP THÀNH
lưu ý:
- thổ vận kỵ mộc
- kim vận kỵ hỏa
- thủy vận kỵ thổ
- mộc vận kỵ kim
- hỏa vận kỵ thủy