

DỊCH LÝ VIỆT NAM
#31
Gửi vào 06/04/2015 - 12:26
KINH LÀ SÁCH
DỊCH LÀ BIẾN HÓA , CHUYỂN ĐỘNG
KINH DỊCH LÀ THỨ SÁCH NÓI VỀ NGUYÊN LÝ BIẾN HÓA CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẠN VẬT TRONG TRỜI ĐẤT
VẬY DIỄN TẢ NÓ NHƯ THẾ NÀO... HƠI KHÓ DIỄN ĐẠT NHƯNG TA LẤY VÍ DỤ NHƯ TRONG TỰ NHIÊN QUAN SÁT NHỮNG CHIẾC LÁ BAY TRONG GIÓ DỰA VÀO ĐÓ MÀ BIẾT GIÓ ĐANG THỔI VÀO PHƯƠNG NÀO VÀ SỨC MẠNH RA SAO DÙ RẰNG GIÓ VỐN VÔ HÌNH VÔ ẢNH , TƯƠNG TỰ NHƯ THẾ Ở 1 CẤP ĐỘ CAO HƠN KHI QUAN SẤT CÁC TINH CẦU , VÌ SAO DỰA VÀO CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHÚNG MÀ NGƯỜI TA SUY RA ĐƯỢC CÁC VŨ TRỤ LỰC ĐANG VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO.... TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY NGƯỜI TA KHÔNG THỂ CẢM NHẬN BẰNG 5 GIÁC QUAN THÔNG THƯỜNG CÁI ĐÓ ĐANG VẬN HÀNH TIỀM NHẬP TRONG VẠN VẬT NHƯNG NHỜ QUAN SÁT VẠN VẬT MÀ BIẾT ĐƯỢC CÓ CÁI ĐÓ ĐANG TỒN TẠI....... VẺ ĐẸP CỦA MỘT CÁNH ĐỒNG HOA MUÔN NGÀN SẮC , VẺ DŨNG MÃNH CỦA CHIM ĐẠI BÀNG BAY TRÊN BẦU TRỜI BAO LA , NÉT TÌNH SI TRONG ĐÔI MẮT CỦA CHÀNG TRAI ĐANG YÊU HAY ĐÔI MÁ ỬNG HỒNG THẸN THÙNG CỦA CÔ GÁI KHI ĐƯỢC NGHE TỎ TÌNH v.v..... DÙ LÀ MUÔN VẠN HÌNH TƯỚNG KHÁC NHAU NHƯNG CHẲNG PHẢI LÀ THẤM NHẬP VÀ XUYÊN SUỐT TRONG TẤT CẢ LÀ DÒNG CHẢY SỰ SỐNG SAO.....
NGƯỜI TA NHÂN CÁI HÌNH HÀI BÊN NGOÀI ( TƯỢNG QUẺ DỊCH) MÀ TRỰC NHẬN NẮM BẮT CÁI TINH HOA BÊN TRONG ( NGUYÊN LÝ DỊCH )......
TÂM PHÁP TINH HOA CỦA DỊCH NẰM Ở VÒNG TRÒN LUÂN CHUYỂN CỦA VẠN VẬT ( ẤN ĐỘ KHÔNG CÓ KINH DỊCH NHƯNG HỌ CŨNG BIẾT NGUYÊN LÝ VÒNG TRÒN LUÂN CHUYỂN NÀY.... HỌ GỌI ĐÓ LÀ BÁNH XE PHÁP )..... TRỜI ĐẤT VẠN VẬT XOAY CHUYỂN TUẦN HOÀN DƯƠNG THĂNG ÂM GIÁNG , DƯƠNG TỚI ÂM LUI NHƯ TRONG 1 NGÀY THÌ CÓ SÁNG - TRƯA -CHIỀU- TỐI , 1 NĂM CÓ XUÂN -HẠ -THU-ĐÔNG TUẦN HOÀN LUÂN CHUYỂN..... MUÔN LOÀI VẠN VẬT ĐỀU BỊ CUỐN VÀO VÒNG TRÒN LUÂN CHUYỂN BẤT TẬN NÀY ( NHỎ NHƯ NGUYÊN TỬ CÓ CÁC ELECTRON BAY XUNG QUANH HẠT NHÂN TRUNG TÂM , LỚN NHƯ THÁI DƯƠNG HỆ CÓ CÁC HÀNH TINH XOAY XUNG QUANH MẶT TRỜI ).... THẤU HIỂU TRỰC NHẬN ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ SẼ HIỂU ĐƯỢC QUÁ KHỨ TA VỐN TỪ ĐÂU MÀ TỚI VÀ TƯƠNG LAI TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU....
Thanked by 2 Members:
|
|
#32
Gửi vào 06/04/2015 - 22:37
Vovitu, on 03/04/2015 - 17:37, said:
Thiết nghĩ, khi ta chưa biết gì về nó hoặc biết nhưng chưa sâu về một vấn đề, một lĩnh vực thì không nên vội kết luận, nhận xét về vấn đề ấy, lĩnh vực ấy.
Danh xưng Việt Nam Dịch lý học có thể sẽ làm cho nhiều người không đồng tình vì: dựa vào đâu mà gọi đó là Dịch của người Việt Nam? Tuy nhiên, để bác bỏ thì phải chứng minh phương pháp đó là của ngoại bang hoặc chứng minh Việt Nam có một Dịch học khác thì mới có tính thuyết phục. Còn không thì nó vẫn có thể được xem là của người Việt Nam (giống như võ Cổ truyền Việt Nam,... ), vì ít ra nó là do người Việt sáng lập ra.
Đôi lời mạn bàn.
Nhưng niềm tự hào cũng có mặt tốt, mặt xấu. Mặt tốt là tự hào phải đúng, phải xứng đáng, phải đủ tầm mới đáng tự hào. Mặt xấu là không cần biết giá trị thực của cái mà mình tự hào, hay ngộ nhận mà tự hào. Đó gọi là tự sướng. Cái đó, tự thân, nó làm giảm giá trị của chính mình.
Nhớ ngày xưa, vn nghèo lắm, nhiều cái kém, như khi nghe được công nghiệp của vn đã có thể sx hoàn chỉnh một cái xe đạp đúng tiêu chuẩn chất lượng. Đã thấy tự hào rồi. Tự sx được thuốc lá điện biên, rõ là ngon, thơm, ... Cũng thấy tự hào rồi. Sau này mới hiểu, té ra không phải. Đến cái ốc vít làm ra cũng không đủ tiêu chuẩn, xích líp thì phải nhập, cái nan hoa cũng của ngoại nhập về. Thuốc lá Điện biên, vỏ bao thì nhập, giấy bạc bọc thuốc, nhập. Mình chỉ trồng thuốc lá, thu hái. Nhưng sao tẩm thì cũng pahir mượn công nghệ, kỹ thuật ngoại. Niềm tự hào thành sự tủi thân.
Khi thấy nước nhà hùng cường, dân ta giàu có, văn minh, và văn hoá xã hội phát triển tiên tiến thì nếu những cái ngộ nhận thành tự sướng cũng chỉ là chuyện nhỏ, vì mình cũng có cái niềm tự hào lớn lao rồi. Nhưng mà nếu như còn nghèo đói, như hãng Samsung vừa rồi muốn vn cung cấp các loại ốc vít đủ tiêu chuẩn để hoà chung với dây chuyền lắp ráp hiện đại của họ, mà vn cũng chả có ai thục hiện được, thì cái việc tự sướng ấy, khổ tâm lắm.
Hồi nào, chúng ta thấy cái gọi là lạc việt đồ thư, chuyện hoán đổi tốn khôn rồi tử vi lạc việt cũng đã thấy cái tinh thần tự sướng của người việt chúng ta - tất nhiên không hẳn là tất cả - cũng thật là mãnh liệt.
Chuyện dịch lý vn, tôi biết từ lâu. Ngặt vì các tay sáng lập cũng đã quy địa hết cả rồi. Nay còn vài người thuộc hậu thế, chắc gì đã nắm vững được ý của các " thầy tổ " để mà triển khai, để mà bảo vệ luận thuyết và chứng minh lý thuyết cho đúng tầm đúng hướng. Nghe nói, ông nguyễn văn Mỳ, người sáng lập cũng đã từng " giao thủ " với hầu hết các nhà dịch học có thớ đương thời và cũng nghe nói nhiều người công nhận ông ta là nhà dịch lý số một gì đó. Để mà tôn vinh một phái Dịch, mà ai đó trong môn phái đã xưng tụng thành môn Dịch lý VN.
Cái quy trình thiết lập quẻ mà TB trình bày ở trên, viết cho người không nắm vững học thuật, không vững về tư duy suy lý đông phương triết học, lại không có đầu óc khoa học thì có thể úm ba la con gà ra con vịt được. Hơn nữa người đọc, khi sa vào mớ danh từ, ngôn luận hỗn độn thì dễ thừa nhận các kết quả suy ra mà thiếu lý ấy. Từ đó mà quên đi mất bản chất cần thấy trong cái sự thành 1 là 3. Mặc nhiên thừa nhận nó, thì cũng sẽ mặc nhiên thừa nhận sự ngẫu hứng vẽ ba vạch thành quẻ, rồi đặt tên. Khổ nhất là lại mượn tên các quẻ vốn có của dịch. Và thế là, cứ như là tự nhiên, đấy nhé, bát quái xuất hiện rồi. Chứ tôi, khi đọc, chả thấy có cái lý nào đi từ cái lý tựu thành ấy đến 8 quẻ cả.
Nhưng để mà nói cho nhiều người hiểu, dễ nhận rõ thi mới phải đưa ra các tổ hợp về thời gian. Khác gì đánh đố. Bởi vì, cái lý tựu thành ấy, cái đồng mà dị ấy làm sao nhất lý cho ra ba vạch được. Mà vì rằng, không có ba vạch, làm sao có bát quái. Không có bát quái, làm sao có Dịch ?
Nhà Phật nhận không tức thị sắc, sắc tức thị không. Hiểu rõ mà không diễn thành Dịch, bởi nó không thành Dịch được thật, chứ chả phải là không biết làm Dịch Phật. Đạo gia nhận hữu vi với vô vi mà hiểu được lẽ huyền vi, thì chân nhân ấy không lấy làm Dịch, mà tu thành chân nhân. Cho nên chúng ta mới thấy, các phật gia, chân nhân, họ hiểu và nắm vững dịch học nhiều lắm.
Cái lý tựu - thành, có không ? Thưa có. Cái chuyện đồng nhi dị, có không ? Thưa có ! Có cả đấy. Nhưng nếu làm Dịch, nó trở nên què quặt, chứ không phải là không có hình hài. Có cái khổ là ngưốin hoàn thiện, ấy là do hoa mắt, ngộ nhận vậy.
Thành ra, có ai đó vào mà lý giải được cái lý tựu thành các tổ hợp thời gian trên, tất sẽ tự nhiên thấy được dịch lý vn sẽ không phải là Dịch nữa. Đó là loạn thuyết !
Thanked by 6 Members:
|
|
#33
Gửi vào 06/04/2015 - 22:52
Dịch lý của Đạo gia nghiêm cẩn lắm.Vì cái họ dùng chính là tu luyện Tính Mệnh con người.Vì sao Tây Vương nữ quốc không có đàn ông, mà phải uống nước giếng mới thụ thai.Chính là cái lý cực âm thì dương sinh nơi tháng Tí (11) quẻ địa lôi phục, cung Khảm.
Cho nên đạo Gia nói; con người ban đêm thì già đi, muốn trẻ lại nhất định phải tu vào giờ Tí.Cái lý của quẻ Thủy Hỏa ký tế cho rằng Thận thủy là gốc rễ của tâm hỏa, tương thông mà tu luyện.Cái lý của quẻ Địa Thiên Thái, dương thăng nên từ dưới mà thăng lên, Âm giáng mà đặt ở trên nên giáng xuống, cho nên mới có tư thế nam nữ song tu, nữ ở trên mà luyện Khí...
Tôi cũng mong có nhân tài về Dịch lý xuất hiện, để tôi học hỏi.Vì người thông về Dịch lý, không chỉ có bói toán.Mà còn là thông về hệ tư tưởng và có cuộc sống tiêu dao khoáng đạt, có phong thái của thánh nhân xưa, cho nên các Đạo phái đều ưa Dịch..Tiếc rằng toàn người hiểu thì ít, lòe bịp háo danh thì nhiều, chán lắm.
Thanked by 3 Members:
|
|
#34
Gửi vào 06/04/2015 - 23:04
Còn Dịch với người nghiên cứu Dịch lý, Thuật số ... thiên về tầng Thuật. Tham Sân Si vẫn còn nặng, xu hướng ngôi sao tranh đua với đời vẫn còn cao.
Thanked by 1 Member:
|
|
#35
Gửi vào 06/04/2015 - 23:08
ankhoa, on 06/04/2015 - 23:04, said:
Còn Dịch với người nghiên cứu Dịch lý, Thuật số ... thiên về tầng Thuật. Tham Sân Si vẫn còn nặng, xu hướng ngôi sao tranh đua với đời vẫn còn cao.
#36
Gửi vào 07/04/2015 - 09:18
DuongTung, on 06/04/2015 - 23:08, said:
Trước vô cực là cái Không hoàn toàn không ( KHTK ) hay không vô cực không.
Theo Tôi thiết nghĩ nói nhau trên diễn đàn này chỉ diễn tả 1% những gì các bạn & Tôi đang có và đang hiểu. Vậy hay chăng chúng ta nên có buổi offline uống cape anh em nói chuyện rõ hơn.
Hôm chủ nhật vừa rồi Tôi có Tổ chức o ffline nhóm Group DLVN cũng hơn 10 bạn tham gia, qua đó các bạn đã được chia sẽ & mở rộng hơn về cái mà gọi là Dịch. Tôi dùng cả Phật Học, Mật Giáo để giải thích về Dịch & ngược lại.
Anh em có thể cho ý kiến về buổi offline :
Thời gian :
Địa điểm :
Cám ơn anh em.
#37
Gửi vào 07/04/2015 - 09:56
Có thể coi đây là một sáng tạo trong cách giải quẻ dùng ngôn ngữ người Việt Nam. Nói đúng hơn nó chỉ là một phương pháp chứ chưa xứng tầm một học thuyết, nói chi là cả hệ thuyết dân tộc.
#38
Gửi vào 07/04/2015 - 17:05
TRANBINH, on 07/04/2015 - 09:18, said:
Theo Tôi thiết nghĩ nói nhau trên diễn đàn này chỉ diễn tả 1% những gì các bạn & Tôi đang có và đang hiểu. Vậy hay chăng chúng ta nên có buổi offline uống cape anh em nói chuyện rõ hơn.
Hôm chủ nhật vừa rồi Tôi có Tổ chức o ffline nhóm Group DLVN cũng hơn 10 bạn tham gia, qua đó các bạn đã được chia sẽ & mở rộng hơn về cái mà gọi là Dịch. Tôi dùng cả Phật Học, Mật Giáo để giải thích về Dịch & ngược lại.
Anh em có thể cho ý kiến về buổi offline :
Thời gian :
Địa điểm :
Cám ơn anh em.
sắp tới tôi có việc bay vào SG, nếu được sẽ pm anh.
#39
Gửi vào 07/04/2015 - 20:32
Tôi đã dùng DLVN để luận giải cho khá nhiều người với tỷ lệ không dám tự tin nhưng chí ít cũng trên 80% .
Bạn nào không tin cứ tham gia Group sẽ biết.
Thanks
Thanked by 1 Member:
|
|
#40
Gửi vào 08/04/2015 - 13:13
TRANBINH, on 07/04/2015 - 09:18, said:
Trước vô cực là cái Không hoàn toàn không ( KHTK ) hay không vô cực không.
Theo Tôi thiết nghĩ nói nhau trên diễn đàn này chỉ diễn tả 1% những gì các bạn & Tôi đang có và đang hiểu. Vậy hay chăng chúng ta nên có buổi offline uống cape anh em nói chuyện rõ hơn.
Hôm chủ nhật vừa rồi Tôi có Tổ chức o ffline nhóm Group DLVN cũng hơn 10 bạn tham gia, qua đó các bạn đã được chia sẽ & mở rộng hơn về cái mà gọi là Dịch. Tôi dùng cả Phật Học, Mật Giáo để giải thích về Dịch & ngược lại.
Anh em có thể cho ý kiến về buổi offline :
Thời gian :
Địa điểm :
Cám ơn anh em.
Việc giải thích trước vô cực là cái không hoàn toàn không ! Thực ra đó chỉ là quán tính của tư duy mà thôi. Ngay khái niệm vô cực, hoàn toàn chỉ là khái niệm mà thôi. Thái cực là CÁI MỘT, là cái Toàn Bộ rồi thi làm sao mà còn cái khác nó nữa. Cho nên ngay từ việc hiểu thế nào là thái cực, vô cực cũng đã có vấn đề rồi.
Chuyện mà nói ở trên diễn đàn chỉ là 1 phần trăm, có ý phủ định những vấn đề được đặt ra mà DLVN không giải quyết được. Và muốn thể hiện nó bằng con đường khác. Đó không phải là phương pháp chứng minh tính đúng đắn, có tầm của một lý thuyết. Ngay từ cơ sở, một lý thuyết đã có vấn đề, thì dù có khổng lồ thể nào, to lớn về kích thước sách vở thế nào cũng chẳng làm nên được gì. Chỉ tốn giấy mực, tiền của nhân lực mà thôi. Nhiều khi còn gây ra thảm hoạ. Như lý thuyết cs chẳng hạn.
Hơn nữa cũng phải thấy rằng, việc bói đúng, không dùng nó để đánh giá tầm vóc, minh triết của một luận thuyết được. Như Quản Lộ, dù rất giỏi về bói dịch, cũng không là dịch lý gia được.
Việc gặp nhau offline nếu được thì cũng nên, nhưng cũng có hạn chế, bởi những người có thể tranh luận, lại khó có cơ hội gặp nhau. Nếu gặp được nhau, dạng tranh luận "quanh bàn trà" đã thiếu tính học thuật rồi, bởi vì nó bị hạn chế về không gian tư duy, thế đối ứng - không ai cãi tay đôi với diễn giả cả - hạn chế về thời gian suy ngẫm, ... cho nên, trong tranh luận khoa học, các nhà khoa học, dù gặp nhau được thường xuyên, cũng vẫn không bỏ được hình thức tranh luận trên tạp chí, tập san khoa học. Việc gặp nhau thường chỉ là những người cùng trường phái, đồng tư tưởng với nhau mới có thể trà dư tửu hậu được thôi.
Các nhà dịch lý gia vn nên chú ý điểm này. Cố gắng giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, nếu không, dù có trăm năm gây dựng, vẫn chỉ là con số Không thôi !
Thanked by 7 Members:
|
|
#41
Gửi vào 08/04/2015 - 15:45
Bạn có thể đưa ra một ví dụ và luận giải. Tôi khẳng định nhiều người còn luận đến tầng thứ... nhiều nhiều so với bạn và hơn bạn, dù họ chưa chắc đã là nhóm DLVN.
Sau nhiều năm nữa, bạn sẽ thu lại và ngậm thấy, DLVN chỉ là một phương pháp toán quẻ mà thôi.
Thanked by 1 Member:
|
|
#42
Gửi vào 08/04/2015 - 15:59
VuiVui, on 08/04/2015 - 13:13, said:
Việc giải thích trước vô cực là cái không hoàn toàn không ! Thực ra đó chỉ là quán tính của tư duy mà thôi. Ngay khái niệm vô cực, hoàn toàn chỉ là khái niệm mà thôi. Thái cực là CÁI MỘT, là cái Toàn Bộ rồi thi làm sao mà còn cái khác nó nữa. Cho nên ngay từ việc hiểu thế nào là thái cực, vô cực cũng đã có vấn đề rồi.
Chuyện mà nói ở trên diễn đàn chỉ là 1 phần trăm, có ý phủ định những vấn đề được đặt ra mà DLVN không giải quyết được. Và muốn thể hiện nó bằng con đường khác. Đó không phải là phương pháp chứng minh tính đúng đắn, có tầm của một lý thuyết. Ngay từ cơ sở, một lý thuyết đã có vấn đề, thì dù có khổng lồ thể nào, to lớn về kích thước sách vở thế nào cũng chẳng làm nên được gì. Chỉ tốn giấy mực, tiền của nhân lực mà thôi. Nhiều khi còn gây ra thảm hoạ. Như lý thuyết cs chẳng hạn.
Hơn nữa cũng phải thấy rằng, việc bói đúng, không dùng nó để đánh giá tầm vóc, minh triết của một luận thuyết được. Như Quản Lộ, dù rất giỏi về bói dịch, cũng không là dịch lý gia được.
Việc gặp nhau offline nếu được thì cũng nên, nhưng cũng có hạn chế, bởi những người có thể tranh luận, lại khó có cơ hội gặp nhau. Nếu gặp được nhau, dạng tranh luận "quanh bàn trà" đã thiếu tính học thuật rồi, bởi vì nó bị hạn chế về không gian tư duy, thế đối ứng - không ai cãi tay đôi với diễn giả cả - hạn chế về thời gian suy ngẫm, ... cho nên, trong tranh luận khoa học, các nhà khoa học, dù gặp nhau được thường xuyên, cũng vẫn không bỏ được hình thức tranh luận trên tạp chí, tập san khoa học. Việc gặp nhau thường chỉ là những người cùng trường phái, đồng tư tưởng với nhau mới có thể trà dư tửu hậu được thôi.
Các nhà dịch lý gia vn nên chú ý điểm này. Cố gắng giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, nếu không, dù có trăm năm gây dựng, vẫn chỉ là con số Không thôi !
Về quan điểm Tôi nói rất rõ, những vị học Mai Hoa, Bốc Phệ, Lục Hào tầm 40 - 50 năm kinh nghiệm trở lên Tôi đã gặp không dưới 10 vị...khi nói chuyện với Tôi các vị thốt ra 1 câu " vậy có phải 50 năm học của Tôi coi như bỏ không hay sao ? sao Tôi lại không gặp cậu sớm hơn để Tôi không phải phí thời gian thế này..."
Học thuyết & triết dịch thì khá nhiều việc gặp nhau '' mặt đối mặt mà còn chưa hiểu hết nhau, huống là ngồi trên diễn đàn này viết..''. Đã là danh chánh, ngôn thuận thì sao phải ngại việc gặp mặt nhau để rồi cùng tâm sự & chia sẽ ? Nếu đã không muốn & không dám gặp nhau thì chứng tỏ bên trong còn cái ẩn tình gì chưa dám nói ra...
Chúng ta là người VN thiết nghĩ trong các bạn cũng đã có tinh thần tự hào dân tộc. Trước khi nghiên cứu DLVN Tôi cũng chỉ có 1 lý do duy nhất là '' tại sao Việt Nam chúng ta cũng có dịch mà không nghiên cứu lại đi nghiên cứu Kinh Dịch của Trung Quốc, dù cho nó chưa bằng..'' nhưng Tôi đã lầm khi càng nghiên cứu Tôi mới càng thấy cái vi diệu, không thể nghĩ bàn của nó.
Thật ra trước khi đến với DLVN Tôi là người Tu Tập Mật Pháp hơn 10 năm, nay quán thấy chúng sanh thích cái Dịch, nên Tôi mò mẫn học để đáp ứng cái chúng sanh cần...
Cám ơn các bạn.
Sackhongkhongsac, on 08/04/2015 - 15:45, said:
Bạn có thể đưa ra một ví dụ và luận giải. Tôi khẳng định nhiều người còn luận đến tầng thứ... nhiều nhiều so với bạn và hơn bạn, dù họ chưa chắc đã là nhóm DLVN.
Sau nhiều năm nữa, bạn sẽ thu lại và ngậm thấy, DLVN chỉ là một phương pháp toán quẻ mà thôi.
Chỉ có nhưng người chưa hiểu & chưa biết gì về DLVN nên mới phát biểu những câu như thế này. Bạn muốn phát biểu Tôi đề nghị bạn bỏ ra 03 năm để nghiên cứu nó, sau đó bạn phát biểu vẫn chưa muộn.
Thanks bạn
Thanked by 1 Member:
|
|
#43
Gửi vào 08/04/2015 - 16:24
Cách đây hồi còn chiến tranh, có một số người đã được cử sang TQ học về tâm linh.Từ cái hồi xa xưa đó, họ đã biết cách Thiền, dùng chú để kết nối lấy thông tin của các tầng, gọi là đại thừa.Còn lý thuyết chúng ta học gọi là tiểu thừa.Nói về căn cơ ẩn lộ nó khác nhau.tôi có duyên quen 1 vị hễ nói tới lịch sử bất kì nơi đâu, chùa chiền và đời nào ông ta đều thông linh và kể vanh vách.Ông ta quân hàm đại tá và nắm giữ các bí mật về dùng KMĐG, là người tham gia viết cuốn Tích hợp đa văn hóa ĐÔng Tây cho một xu hướng giáo dục tương lai cùng ông Nguyễn Hoàng Phương.Tên ông ta là L.A.Sửu
Tôi đã tới tận những vùng thâm sơn cùng cốc, và tiền nhân nhà tôi là pháp sư Minh, tu trên chùa cây Mít mà anh có lần chụp ảnh trên núi Cấm đấy, sau là pháp sư trên đảo Phú Quốc cho tới khi mất.
70 tuổi mà không học, mấy chục năm mà không học thì cũng coi như không biết gì.
Con lừa có thọ 100 năm thì vẫn là con lừa, cho nên đừng đem mấy con lừa già vào minh chứng.
Đã nói tới Dịch, thì chuẩn xác hơn là Tâm Dịch.Trình độ tâm linh của người giải càng cao thì lời giải càng nhạy bén.
Tôi là người VN, nói cho chính xác thì cũng có chút Hoa Kiều, nhưng không phải vì vậy mà thiên vị.Cái gì có cơ sở lí luận vững chắc, nền tảng vững vàng thì nó lâu bền, tôi biết mọi Bàng môn tả đạo đều có tuyệt chiêu
Vì một người đã dám lập thuyết thì phải có điểm hơn người.Nếu nói chia sẻ , trao đổi thì càng quí.Chứ nói là cái gì cao quá thì chưa hẳn đâu.
Thanked by 1 Member:
|
|
#44
Gửi vào 08/04/2015 - 16:57
Bản thân tôi truyền kinh nghiệm coi quẻ tính bóng đá cho một tay, anh ta trúng tới mức có tiền xây nhà luôn.Còn tôi giải quẻ hộ thì ok, còn thò tay trận nào chết trận ấy nên tôi cạch.Vì sao lại thế thì chịu.
tôi biết rất nhiều dân Mai Hoa tính cờ bạc bóng đá, trúng nhiều có, chết nhiều cũng có.Vì tôi đi nhiều, gặp nhiều.Còn ngồi một chỗ mà tự cho mình đã là cao thủ thì chờ đấy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#45
Gửi vào 08/04/2015 - 17:46
Còn về giá trị thực tế của Dịch, xem lại những nhân vật tầm cỡ người Trung Hoa, không biết có phải khoa trương không nhưng họ vận dụng hơn ta vạn lần.
Một chút phương pháp cỏn con DLVN, giống như cây tầm gửi trên thân đại thụ mà thôi. Huống hồ, anh Trung Hoa gân cổ đòi "có giỏi anh đừng mượn mấy cái vạch loằng ngoằng của tôi, tên quẻ dịch và ý nghĩa quẻ dịch của tôi, cách lập quẻ Chủ - khách của tôi"... Bao giờ phải như "thuốc Nam" mọc trên "đất Nam", chứ còn mang thuốc "Bắc" về đất "Nam" trồng...
Mua chiếc máy, hỏng rồi bán sắt vụn, nhập phôi thép Tàu làm ra chiếc đinh vít... mà tự hào là tư tưởng của lũy tre làng. Đất nước đang chấp nhận cuộc chơi cởi và mở, rất cần những luồng tư tưởng mới lạ du nhập vào.
Chân lý phải qua thực tế, khi nào toàn dân Dịch Việt Nam hô lên, tôi bỏ dịch Trung Hoa, theo DLVN, giống như người VN dùng hàng VN ấy, cái gọi là DLVN mới có đất dụng. Các bạn hậu bối của ông Mỳ có đủ tâm, đủ tầm làm được điều đó không.
Đừng trả lời bài viết này, cảm ơn.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












