

Thế hệ mới
#286
Gửi vào 29/01/2016 - 10:02
5 năm sau "Mùa xuân Arab", người dân Tunisia tiếp tục xuống đường vì tức giận với tình trạng thất nghiệp và bất công của nền kinh tế.
Người biểu tình Tunisia mang theo di ảnh của Yahyaoui tuần hành trên phố. Ảnh:Al Jazeera
Khi Ridha Yahyaoui phát hiện ra rằng mình lại bị loại trong cuộc đua tranh xin việc làm, người thanh niên 28 tuổi thất nghiệp này đã trèo lên một cột điện trong thị trấn Kasserine ở Tunisia hôm thứ bảy tuần trước, và bị điện giật chết. Một số nhân chứng cho hay Yahyaoui đã tuyên bố sẽ tự tử trước khi trèo lên cột điện.
Cái chết của Yahyaoui diễn ra gần tròn 5 năm sau khi người đàn ông thất nghiệp Mohamed Bouazizi châm lửa tự thiêu, làm bùng lên một cuộc cách mạng ở Tunisia, khơi cảm hứng cho phong trào "Mùa xuân Arab" lan tràn khắp Trung Đông.
Những gì xảy ra cách đây 5 năm đang gần như lặp lại. Sau cái chết của Yahyaoui, các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng ra các thị trấn, thành phố trên khắp Tunisia, khi đông đảo thanh niên nước này thể hiện nỗi tức giận và tuyệt vọng trước tình hình kinh tế, chính trị của đất nước sau cuộc cách mạng mở đầu cho "Mùa xuân Arab".
Ở một số thị trấn, người biểu tình giận dữ đập phá, cướp bóc các cửa hàng và đụng độ bạo lực với lực lượng an ninh, khiến một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ Tunisia phải ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Theo bình luận viên Charlotte Alfred của Huffington Post, điều khiến đông đảo người dân Tunisia cảm thấy thất vọng nhất sau khi nổi dậy lật đổ chính quyền cách đây 5 năm là đến nay tình trạng thất nghiệp của thanh niên vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn.
Trước phong trào biểu tình năm 2011, với hàng triệu người dân Tunisia xuống đường đòi tự do chính trị và cơ hội kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đứng ở mức 13%, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Đến nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia đã tăng lên mức 15,2%, và người dân lại tiếp tục xuống đường hô to khẩu hiệu "Việc làm, tự do và nhân phẩm".
Tình hình đặc biệt bi đát đối với những cử nhân trẻ vừa tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ thất nghiệp đối với các cử nhân này ở mức 32% vào năm 2011, và đến năm 2016, vẫn có gần 20% thanh niên Tunisia không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, theo WB. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đối với thanh niên độ tuổi 15-24 là gần 40%.
Ngoài ra, sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền của Tunisia cũng ngày càng bộc lộ rõ, đặc biệt là giữa khu vực đô thị, duyên hải của nước này với vùng đất khô cằn từ miền trung tới giáp biên giới Algeria. Đây chính là vùng đất có thị trấn Kasserine của Yahyaoui, nơi tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 30%. Vùng Sidi Bouzid lân cận, nơi Bouazizi tự thiêu, cũng phải chịu đựng tình trạng đói nghèo tương tự. Đây chính là những khu vực nghèo khó nơi cuộc biểu tình năm 2011 bùng lên.
Tunisia là "cái nôi" khởi phát phong trào Mùa xuân Arab cách đây 5 năm. Đồ họa:BBC
"Dù ai điều hành đất nước đi nữa, Tunisia vẫn đang chịu tình trạng phân phối của cải bất công", giáo sư Khattar Abou Diab, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Paris, nói. "Người dân đã được tự do hơn sau các cuộc biểu tình năm 2011, nhưng họ muốn có những thứ vững chắc hơn như thực phẩm và công ăn việc làm".
Căn nguyên bất ổn
Khi phong trào biểu tình năm 2011 bùng lên và lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, đưa Tunisia bước vào con đường dân chủ đầy gập ghềnh, những quyền tự do dân chủ mà nó mang lại không song hành với tăng trưởng kinh tế.
Những bất ổn chính trị sau cuộc cách mạng đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu từ du lịch và đầu tư nước ngoài ở Tunisia, đẩy đất nước rơi vào tình trạng suy thoái từ năm 2011.
Tunisia được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong phong trào "Mùa xuân Arab", khi một loạt các nước khác theo gót vẫn đang chìm trong hỗn loạn và bất ổn, như Libya, Syria, Ai Cập. Thế nhưng một loạt vụ tấn công khủng bố, trong đó có vụ xả súng tại một bảo tàng nổi tiếng và một khách sạn ven biển, đã giáng thêm đòn mạnh vào nền du lịch nước này.
Các đảng phái chính trị ở Tunisia đã tham gia vào các cuộc bầu cử dân chủ để lập nên hiến pháp và chính quyền mới, nhưng sau đó họ lại lao vào các cuộc đấu đá chính trị và tranh giành quyền lực. Nhiều người biểu tình cáo buộc chính phủ phớt lờ mục tiêu phát triển kinh tế và không có biện pháp hữu hiệu để diệt trừ tình trạng tham nhũng lan tràn từ trước cuộc cách mạng.
"Con trai tôi là nạn nhân của tình trạng tham nhũng, phân chia bè phái và những lời hứa hẹn không bao giờ trở thành hiện thực", Othman Yahyaoui, cha của người thanh niên bị điện giật chết ở Kasserine, chia sẻ với AFP. "Khi tình trạng lạm quyền này vẫn tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều người khác phải chết như nó".
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi tuyên bố ông hiểu rõ căn nguyên của các cuộc biểu tình hồi cuối tuần trước. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những khu vực như Kasserine, nhưng chưa đưa ra các biện pháp cụ thể. Pháp cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ Tunisia một tỷ euro trong vòng 5 năm tới.
Người biểu tình Tunisia đụng độ với cảnh sát. Ảnh: Al Jazeera
Thủ tướng Tunisia Habib Essid cảnh báo rằng sẽ không có một "chiếc đũa thần" giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay, và kêu gọi người dân kiên nhẫn. Thủ tướng cũng cho rằng có những người lợi dụng các cuộc biểu tình để hủy hoại tiến trình chuyển giao dân chủ, đồng thời cam kết rằng nền dân chủ nước này sẽ được bảo tồn "bằng bất cứ giá nào".
Tổng thống Essebsi còn đổ lỗi cho "những bàn tay bẩn" kích động bạo lực trong đoàn biểu tình, và các chuyên gia lo ngại rằng những cáo buộc này rất giống với cách phản ứng của chính quyền cũ trong phong trào "Mùa xuân Arab". "Đây không phải là dấu hiệu tốt, vì nó thể hiện tổng thống không xử lý nguyên nhân thực sự. Ông ấy đang đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài", ông Roxanne Farmanfarmaian, giảng viên Đại học Cambridge, nhấn mạnh.
Thanked by 2 Members:
|
|
#287
Gửi vào 29/01/2016 - 11:23
Thanked by 1 Member:
|
|
#288
Gửi vào 29/01/2016 - 11:41
TanThuyHoang, on 29/01/2016 - 10:02, said:
5 năm sau "Mùa xuân Arab", người dân Tunisia tiếp tục xuống đường vì tức giận với tình trạng thất nghiệp và bất công của nền kinh tế.
Người biểu tình Tunisia mang theo di ảnh của Yahyaoui tuần hành trên phố. Ảnh:Al Jazeera
Khi Ridha Yahyaoui phát hiện ra rằng mình lại bị loại trong cuộc đua tranh xin việc làm, người thanh niên 28 tuổi thất nghiệp này đã trèo lên một cột điện trong thị trấn Kasserine ở Tunisia hôm thứ bảy tuần trước, và bị điện giật chết. Một số nhân chứng cho hay Yahyaoui đã tuyên bố sẽ tự tử trước khi trèo lên cột điện.
Cái chết của Yahyaoui diễn ra gần tròn 5 năm sau khi người đàn ông thất nghiệp Mohamed Bouazizi châm lửa tự thiêu, làm bùng lên một cuộc cách mạng ở Tunisia, khơi cảm hứng cho phong trào "Mùa xuân Arab" lan tràn khắp Trung Đông.
Những gì xảy ra cách đây 5 năm đang gần như lặp lại. Sau cái chết của Yahyaoui, các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng ra các thị trấn, thành phố trên khắp Tunisia, khi đông đảo thanh niên nước này thể hiện nỗi tức giận và tuyệt vọng trước tình hình kinh tế, chính trị của đất nước sau cuộc cách mạng mở đầu cho "Mùa xuân Arab".
Ở một số thị trấn, người biểu tình giận dữ đập phá, cướp bóc các cửa hàng và đụng độ bạo lực với lực lượng an ninh, khiến một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ Tunisia phải ban bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Theo bình luận viên Charlotte Alfred của Huffington Post, điều khiến đông đảo người dân Tunisia cảm thấy thất vọng nhất sau khi nổi dậy lật đổ chính quyền cách đây 5 năm là đến nay tình trạng thất nghiệp của thanh niên vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn.
Trước phong trào biểu tình năm 2011, với hàng triệu người dân Tunisia xuống đường đòi tự do chính trị và cơ hội kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đứng ở mức 13%, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB). Đến nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia đã tăng lên mức 15,2%, và người dân lại tiếp tục xuống đường hô to khẩu hiệu "Việc làm, tự do và nhân phẩm".
Tình hình đặc biệt bi đát đối với những cử nhân trẻ vừa tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ thất nghiệp đối với các cử nhân này ở mức 32% vào năm 2011, và đến năm 2016, vẫn có gần 20% thanh niên Tunisia không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, theo WB. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đối với thanh niên độ tuổi 15-24 là gần 40%.
Ngoài ra, sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền của Tunisia cũng ngày càng bộc lộ rõ, đặc biệt là giữa khu vực đô thị, duyên hải của nước này với vùng đất khô cằn từ miền trung tới giáp biên giới Algeria. Đây chính là vùng đất có thị trấn Kasserine của Yahyaoui, nơi tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 30%. Vùng Sidi Bouzid lân cận, nơi Bouazizi tự thiêu, cũng phải chịu đựng tình trạng đói nghèo tương tự. Đây chính là những khu vực nghèo khó nơi cuộc biểu tình năm 2011 bùng lên.
Tunisia là "cái nôi" khởi phát phong trào Mùa xuân Arab cách đây 5 năm. Đồ họa:BBC
"Dù ai điều hành đất nước đi nữa, Tunisia vẫn đang chịu tình trạng phân phối của cải bất công", giáo sư Khattar Abou Diab, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Paris, nói. "Người dân đã được tự do hơn sau các cuộc biểu tình năm 2011, nhưng họ muốn có những thứ vững chắc hơn như thực phẩm và công ăn việc làm".
Căn nguyên bất ổn
Khi phong trào biểu tình năm 2011 bùng lên và lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, đưa Tunisia bước vào con đường dân chủ đầy gập ghềnh, những quyền tự do dân chủ mà nó mang lại không song hành với tăng trưởng kinh tế.
Những bất ổn chính trị sau cuộc cách mạng đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu từ du lịch và đầu tư nước ngoài ở Tunisia, đẩy đất nước rơi vào tình trạng suy thoái từ năm 2011.
Tunisia được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong phong trào "Mùa xuân Arab", khi một loạt các nước khác theo gót vẫn đang chìm trong hỗn loạn và bất ổn, như Libya, Syria, Ai Cập. Thế nhưng một loạt vụ tấn công khủng bố, trong đó có vụ xả súng tại một bảo tàng nổi tiếng và một khách sạn ven biển, đã giáng thêm đòn mạnh vào nền du lịch nước này.
Các đảng phái chính trị ở Tunisia đã tham gia vào các cuộc bầu cử dân chủ để lập nên hiến pháp và chính quyền mới, nhưng sau đó họ lại lao vào các cuộc đấu đá chính trị và tranh giành quyền lực. Nhiều người biểu tình cáo buộc chính phủ phớt lờ mục tiêu phát triển kinh tế và không có biện pháp hữu hiệu để diệt trừ tình trạng tham nhũng lan tràn từ trước cuộc cách mạng.
"Con trai tôi là nạn nhân của tình trạng tham nhũng, phân chia bè phái và những lời hứa hẹn không bao giờ trở thành hiện thực", Othman Yahyaoui, cha của người thanh niên bị điện giật chết ở Kasserine, chia sẻ với AFP. "Khi tình trạng lạm quyền này vẫn tiếp diễn, sẽ có thêm nhiều người khác phải chết như nó".
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi tuyên bố ông hiểu rõ căn nguyên của các cuộc biểu tình hồi cuối tuần trước. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những khu vực như Kasserine, nhưng chưa đưa ra các biện pháp cụ thể. Pháp cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ Tunisia một tỷ euro trong vòng 5 năm tới.
Người biểu tình Tunisia đụng độ với cảnh sát. Ảnh: Al Jazeera
Thủ tướng Tunisia Habib Essid cảnh báo rằng sẽ không có một "chiếc đũa thần" giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay, và kêu gọi người dân kiên nhẫn. Thủ tướng cũng cho rằng có những người lợi dụng các cuộc biểu tình để hủy hoại tiến trình chuyển giao dân chủ, đồng thời cam kết rằng nền dân chủ nước này sẽ được bảo tồn "bằng bất cứ giá nào".
Tổng thống Essebsi còn đổ lỗi cho "những bàn tay bẩn" kích động bạo lực trong đoàn biểu tình, và các chuyên gia lo ngại rằng những cáo buộc này rất giống với cách phản ứng của chính quyền cũ trong phong trào "Mùa xuân Arab". "Đây không phải là dấu hiệu tốt, vì nó thể hiện tổng thống không xử lý nguyên nhân thực sự. Ông ấy đang đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài", ông Roxanne Farmanfarmaian, giảng viên Đại học Cambridge, nhấn mạnh.
Bất kể xã hội đó theo chủ thuyết gì miễn là dân có thể xuống đường đòi hỏi công lý vì những điều bất công trong xã hội thì người dân còn đường sống để xã hội thăng tiến .
Chế độ độc tài bỏ tù , đánh đập, trù hại người dân xuống đường đòi công lý trong đời sống thì chế độ đó mớí đáng bị lên án và phỉ rủa .
Thanked by 3 Members:
|
|
#289
Gửi vào 29/01/2016 - 12:03
=====
VIỆT NAM: ĐI ĐÂU TỪ ĐÂY?
Vietnam: Where to from here?
.
.
Con số thú vị về Bộ Chính trị, BCH TƯ khóa 12
.
.
Thanked by 4 Members:
|
|
#290
Gửi vào 29/01/2016 - 12:58
NgocHoaVT, on 29/01/2016 - 12:03, said:
Con số thú vị về Bộ Chính trị, BCH TƯ khóa 12
.
.
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn:
"Nếu người nước ngoài nhìn vào danh sách uỷ viên Bộ chính trị và biết được trình độ học vấn của họ thì sẽ rất nể phục Việt Nam.
Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể họ sẽ suy luận rằng, Việt Nam là nước rất phát triển.
Nhưng trong thực tế, Việt Nam là một nước nghèo và hay “ăn xin”.
Ăn xin nhiều đến nỗi giới Ngoại giao nước ngoài hỏi 'chừng nào Việt Nam hết ăn xin'.
Thật ra, (nói vui một chút), ở Việt Nam có một sự tương quan cao giữa số quan chức có bằng tiến sĩ và vay/xin ODA: theo thời gian, con số tiến sĩ càng nhiều thì số tiền vay/xin ODA càng cao!"
Thanked by 5 Members:
|
|
#291
Gửi vào 29/01/2016 - 13:35
Thanked by 1 Member:
|
|
#292
Gửi vào 29/01/2016 - 14:07
Vô Danh Thiên Địa, on 29/01/2016 - 11:41, said:
Chế độ độc tài bỏ tù , đánh đập, trù hại người dân xuống đường đòi công lý trong đời sống thì chế độ đó mớí đáng bị lên án và phỉ rủa .
ấy ấy ... các hạ "lóng" tính quá!
theo triết học Mac thì khi nào xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn thì tự khắc sẽ nảy sinh ra xung đột, có thể trong vùng miền hay quốc gia ... lớn hơn hơn là xung đột chiến tranh thế giới để lập lại một trật tự đất nước hay thế giới mới!
khi có nhiều mâu thuẫn tức là đang phát triển, khi không còn mâu thuẫn nữa là thời kỳ đồ đá! (kiểu như sau khi kết thúc chiến tranh) chẳng hạn!
thay đổi hay đổi mới thì ai cũng muốn, nhưng là người làm được hay dám đứng ra gánh vác mới quan trọng. chứ cứ thay đổi theo kiểu trung đông hay libya ... thì ...
hí hí ...
hí hí ...
và có một câu trong chủ nghĩa Mac thấy khá đúng và hấp dẫn hơn tư bản đó là: "quan hệ giữa con người với người vốn là mối quan hệ kẻ thù" hí hí câu này tại hạ được một bác năm nay gần 80 tuổi, từng là giáo sư triết học bảo vậy! cách đây khoảng 6-7 năm oy!
#293
Gửi vào 29/01/2016 - 15:13
=============
Lý do Indonesia đột ngột bắt nhà thầu Trung Quốc dừng thi công đường sắt cao tốc
"Chúng tôi phải bảo đảm chắc chắn, nếu công trình xảy ra vấn đề gì chính phủ không thể gánh nổi trách nhiệm trước dân".
.
=============
Gần 12.500 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong tháng 1.2016
Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã tăng thêm 27,5% so với cùng kỳ năm trước với 12.456 doanh nghiệp.
.
Thanked by 3 Members:
|
|
#294
Gửi vào 29/01/2016 - 16:10
.
Trong danh sách các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, ông Võ Văn Thưởng là người trẻ nhất.
Ông năm nay 46 tuổi, hiện giữ chức Phó bí thư thường trực .
Ông Thưởng quê quán tại huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông có bằng thạc sĩ Triết học Mác - Lênin.
Thanked by 2 Members:
|
|
#295
Gửi vào 29/01/2016 - 16:23
Nên chôn lý thuyết không thật đó đi ! 1 bộ trưởng đã tuyên bố với ý như thế .
Tượng Lenin bị dời, đập, đổ .
Nhưng ở Mỹ còn nguyen
Sửa bởi Hoa Cái: 29/01/2016 - 16:30
Thanked by 3 Members:
|
|
#296
Gửi vào 29/01/2016 - 16:53
Thanh.Huong, on 27/01/2016 - 19:15, said:
Các Tập đoàn kinh tế lớn VN - mô hình của TT NTD
======
'Cả nước làm cả năm không đủ cho doanh nghiệp nhà nước trả nợ'
"Tốc độ tăng về nợ của khối doanh nghiệp nhà nước năm 2011 so với năm 2006 là 2,2 lần và tăng bình quân hàng năm vào khoảng 16%. Tỷ lệ nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2006 đến nay cao hơn số GDP. Điều này có nghĩa cả nước làm trong cả năm cũng không đủ để doanh nghiệp nhà nước trả nợ trong suốt từ năm 2006 đến nay", CEO Đặng Đức Thành nhận định.
Tập đoàn nhà nước nợ gần 70 tỷ USD
Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng, tương đương 69,8 tỷ USD...
Thanked by 4 Members:
|
|
#297
Gửi vào 29/01/2016 - 17:02
Cái gì tồn tại đều có lý của nó và cũng tuân theo quy luật sinh trụ hoại diệt thôi.
Thanked by 2 Members:
|
|
#298
Gửi vào 29/01/2016 - 17:14
PhapVan, on 29/01/2016 - 17:02, said:
Cái gì tồn tại đều có lý của nó và cũng tuân theo quy luật sinh trụ hoại diệt thôi.
Anh PhapVan ơi, mấy chị em chúng em lưu lại một số bài báo chính thống viết , là để nghiệm lý Thế và Hội của Hoàng Cực, lý do đơn giản vậy thôi anh à, chúng em cũng không thích nói (chưa dám bàn) chuyện chính trị mà anh
Thanked by 2 Members:
|
|
#299
Gửi vào 29/01/2016 - 17:22
Le.Dung, on 29/01/2016 - 16:53, said:
Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng, tương đương 69,8 tỷ USD...
Hình như thế giới đã tổng kết, các công ty nhà nước hòa vốn là may
Thế nên nhà nước chủ yếu tập trung nghiên cứu sắc thuế, thu thuế và tạo luật để giải phóng lực lượng sản xuất - còn sản xuất kinh doanh phần nhiều dành cho doanh nghiệp tư nhân (đỡ đầu tư vốn và rủi ro)
Le.Dung, on 29/01/2016 - 17:14, said:
Thấy tiện thì thêm trà dư tửu hậu mà. Anh cũng đâu dám bàn chuyện chính trị mà thực tế biết gì mà bàn dù là chính trị xa lông nữa (ngồi tán dóc).
Thanked by 2 Members:
|
|
#300
Gửi vào 29/01/2016 - 17:28
Le.Dung, on 29/01/2016 - 16:10, said:
.
Trong danh sách các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, ông Võ Văn Thưởng là người trẻ nhất.
Ông năm nay 46 tuổi, hiện giữ chức Phó bí thư thường trực .
Ông Thưởng quê quán tại huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông có bằng thạc sĩ Triết học Mác - Lênin.
Chân dung ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12
Ban Chấp hành trung ương khóa 12 vừa bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc vào Bộ Chính trị khóa 12. Tại Hội nghị 14 của Ban Chấp hành Trung ương 11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng được giới thiệu vào chức danh Thủ tướng Chính phủ khóa mới.
.
Họ và tên: Nguyễn Xuân Phúc
Sinh ngày: 20/7/1954
Quê quán: Quảng Nam.
Học vị: Cử nhân.
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII
Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII
Phó Thủ tướng Chính phủ
Tóm tắt quá trình công tác
1973-1978: Sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; Bí thư chi đoàn.
1978-1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng.
1980-1993: Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa 1, 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia.
1993 – 1996: Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa 15, 16 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
1997 – 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa 17, 18; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam: Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 6.
2001 – 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (nhiệm kỳ 1999 – 2004); Bí thư Ban cán sự đảng UBND tỉnh. Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI.
2004 – 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (nhiệm kỳ 2004-2009); đại biểu HĐND tỉnh khóa 7; Đại biểu Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI; Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Quảng Nam.
3/2006-5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
6/2006 – 8/2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội khóa XI.
Từ 8/2007 đến nay:
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị khóa XII.
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ chinhphu.vn)
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












