Jump to content

Advertisements




Thế hệ mới


474 replies to this topic

#226 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 07:08

Lần trước là chiêu star war kỳ này là chiêu gì ?




Not even the darkest minds imagined it would be this bad for China

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#227 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 07:10

Công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa mới


180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Một số ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương khóa 11 tái đắc cử...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#228 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 8148 Bài viết:
  • 18342 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 08:19

Danh sách nầy có cả hình .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#229 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 08:23

14 Bộ trưởng dự kiến sẽ nghỉ

Chiều 26-1, danh sách Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã được công bố. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ, một Phó Thủ tướng và 14 Bộ trưởng sẽ không đảm nhiệm cương vị trong thời gian tới.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (1949) được Đại hội XII quyết định cho rút khỏi danh sách đề cử, theo yêu cầu. Ông sẽ không là thành viên Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, đồng nghĩa với việc ông sẽ nghỉ hưu trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (1955) do đến tuổi nghỉ hưu, cũng không có mặt trong danh sách BCH TƯ Khóa XII.

Ngoài ra còn có 14 Bộ trưởng khác không là ủy viên trung ương khóa XII và sẽ nghỉ trong thời gian tới, gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (1949)
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (1952).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (1954).
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (1952).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (1953).
- Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (1953)
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (1955)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử (1951)
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (1953)
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (1955)
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (1953)
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (1959)
- Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (1955)
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (1953)

Đáng chú ý là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn được Ban Chấp hành Khóa XI giới thiệu và có tên trong danh sách bầu ủy viên trung ương khóa mới; tuy nhiên bà đã không đủ số phiếu quá bán cần thiết để tái đắc cử.

Tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuy đã quá tuổi, nhưng là 1 trong 4 trường hợp “đặc biệt” được Ban chấp hành Khóa XI giới thiệu ra hội nghị. Ông Tranh cũng không đủ số phiếu để được “ở lại”.

Các Bộ trưởng đương nhiệm tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII gồm:

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (1961)
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (1956)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên (1957)
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát (1956)
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng (1960)
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (1961)

Ngoài ra, trong các thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1954) đã trúng cử BCH TƯ Khóa XII. Ông được BCH TƯ khóa XI giới thiệu làm Thủ tướng, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (1959) tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (1959) tiếp tục là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (1963) là Ủy viên trung ương Khóa XII.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (1956) tái cử Ủy viên trung ương Khóa XII. Ông được Ban chấp hành Khóa XI giới thiệu làm Chủ tịch Nước.

Ở Bộ Công An, Thượng Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng, đã tái đắc cử Ủy viên trung ương Khóa XII.

Ở Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch (1954), Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, tái đắc cử Ủy viên trung ương Khóa XII.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#230 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 08:36

Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam


Theo thông tin và hình ảnh từ BBC Vietnam, Trung Quốc đã cho đào cột mốc biên giới cũ theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Trong hình là cột mang dòng chữ “Đại Nam Quốc Giới” tại Đông Hưng, Quảng Tây.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “Trung Hoa” và “An Nam”.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(GDVN) - Tất cả các công cụ đều được sử dụng nhằm phục vụ cho ý đồ của Bắc Kinh nhằm thống trị thế giới.

Ngày 18/1, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết, Nga hy vọng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc nắm cổ phần chi phối, sẽ thông qua những khoản vay đầu tiên trong vòng sáu tháng tới, theo Reuters.

Không chỉ Nga, mà hàng loạt các quốc gia khác cũng đang chờ AIIB cho vay để có thể có nguồn tài chính phục vụ cho phát triển đất nước trong giai đoạn kinh tế thế giới đang chao đảo do tác động của giá dầu thô giảm mạnh như hiện nay.

Điều này cho thấy AIIB đang được xem như một định chế tài chính cung cấp vốn cho nhiều nền kinh tế, còn Bắc Kinh đang được xem là “bà đỡ” cho nhiều chính phủ, dù AIIB “sinh sau đẻ muộn” so với những định chế tài chính khác trên thế giới như WB, IMF, ADB...

Điều gì làm cho AIIB trở nên quan trọng như vậy, ngay cả khi nó chưa thực sự vận hành để cung cấp các dịch vụ cho thị trường tài chính?

AIIB - một “siêu ngân hàng thế giới”

Dư luận thế giới cho rằng việc AIIB ra đời là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “dằn mặt” Tổng thống Mỹ Barak Obama khi bị gạt ra ngoài TPP. Song theo người viết thì việc Trung Quốc cho thành lập AIIB còn do chính phủ nước này thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế và do chính sự thiếu toàn diện của TPP.

Theo tài liệu giới thiệu thì Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương (MDB) được hình thành nhằm phục vụ cho thị trường vốn trong thế kỷ 21. AIIB được tổ chức và quản trị dựa trên nền tri thức hiện đại, tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất khác ở châu Á.

Các dự án mà AIIB ưu tiên cung cấp vốn sẽ nằm trong các lĩnh vực điện và năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông, cơ sở hạ tầng nông thôn và phát triển nông nghiệp, cung cấp nước và vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, hậu cần và phát triển đô thị.

AIIB sẽ bổ sung và phối hợp với các MDB hiện có để cùng giải quyết các nhu cầu vốn về cơ sở hạ tầng tại những quốc gia khó khăn ở châu Á. Sự cởi mở và tính toàn diện của Ngân hàng đã phản ánh tính chất đa phương của nó.

AIIB chào đón tất cả các nước trong khu vực Châu Á và ngoài khu vực, các nước phát triển và các đang nước phát triển – nghĩa là AIIB sẽ đón nhận tất cả những cổ đông có mục đích đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối các khu vực ở châu Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố sáng kiến ​​thành lập AIIB trong những chuyến thăm đến các nước Đông Nam Á vào tháng 10/2013. Theo tính toán của của Trung Quốc thì nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Châu Á cần tới khoảng 8.000 tỷ USD, vì vậy Bắc Kinh đã xác định quy mô của AIIB với số vốn đóng góp của các cổ động lên đến 1.000 tỷ USD, theo aiib.org.

Đến nay, đã có 56 quốc gia trên thế giới tham gia làm thành viên sáng lập AIIB cùng với Trung Quốc và cam kết số vốn góp lên đến 981,514tỷ USD, gần bằng con số như Bắc Kinh dự tính ban đầu. Điều này làm cho AIIB trở thành định chế tài chính lớn nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thành phần trong danh sách các nền kinh tế tham gia AIIB mới thấy nó là một “siêu ngân hàng thế giới” chứ không chỉ đơn giản là định chế tài chính có quy mô lớn nhất mà thôi. Và nó được xem là công cụ mà Bắc Kinh sẽ sử dụng cho cả mục đích kinh tế và mục đích chính trị của mình trong tương lai.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngày 18/1, Ban điều hành của AIIB họp lần đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung quốc. Ảnh : aiib.org.
.

Những nước thuộc G7 tham gia AIIB có Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada. G20 có thêm Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. EU có thêm: Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Séc, Hungary.

Những nước OPEC tham gia AIIB có thêm Iran, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. ASEAN có thêm Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Như vậy, có 5/7 nước G7, 15/20 nước thuộc G20, 16/28 nước thuộc EU, 5/13 nước thuộc OPEC và có 9/10 nước thuộc ASEAN, là thành viên của AIIB. Nghĩa là hầu hết những cường quốc kinh tế, những quốc gia phát triển trên thế giới quy về dưới trướng Bắc Kinh. Vì vậy, giới quan sát cho rằng AIIB là một “siêu ngân hàng thế giới của Trung Quốc”.

Và ngày 16/1 vừa qua AIIB đã chính thức đi vào hoạt động với vốn đóng góp đợt đầu của các thành viên là 10% của vốn cam kết, tức là khoảng gần 100 tỷ USD. Với hơn 29% vốn góp, Trung Quốc đóng vai trò chi phối hoạt động của AIIB. Trụ sở của AIIB đặt tại Bắc Kinh và Chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng này là người Trung Quốc – ông Kim Lập Quần, theo aiib.org.

Qua việc thành lập AIIB người ta có thể nhận ra đây là một trong những bước đi của Trung Quốc trong việc chi phối, tiến tới thống trị nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 – điều mà Mỹ quyết tâm ngăn chặn. Liệu Trung Quốc có thể làm được điều ấy và sẽ thực hiện theo cách nào?

AIIB – công cụ Bắc Kinh chặn đầu chặn đuôi Washington

Do Tổng thống Barak Obama chuyển hướng trọng tâm trong chiến lược quan hệ quốc tế sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên đã khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Mỹ đã gạt Trung Quốc ra ngoài TPP để tránh hậu họa là Bắc Kinh trở thành bá chủ thế giới trong thế kỷ 21, theo The NewYork Times ngày 4/12/2015.

Có thể thấy rằng, TPP là một hiệp định thương mại tự do giữa các đối tác hai bên bờ Thái Bình Dương. Đấy chỉ là hiệp định thuần túy về thương mại. Mục đích của hiệp định này nhằm hướng tới việc tự do và bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các thành viên tham gia hiệp định.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước tham gia gồm Mỹ, Nhật, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Brunei, Peru, Chile, Mexico, Malaysia và Việt Nam, theo ustr.gov/tpp

Có thể hiểu một cách đơn giản là, việc các quốc gia được hưởng lợi là nhờ giảm thủ tục và áp thuế suất ưu đãi cho những hàng hóa trao đổi giữa các thành viên, trong đó có nhiều mặt hàng thuế suất bằng 0. Nói một cách nôm na là bán hàng giá rẻ và mua hàng giá cũng rẻ.

Như vậy, người dân và doanh nghiệp của các nước tham gia TPP là những đối tượng chịu sự ảnh hưởng trước tiên và trực tiếp nhất bởi hiệp định này.

Khi TPP vận hành thì có thể mang đến cả lợi ích và thiệt hại cho các thành viên. Việc lợi nhiều hay thiệt nhiều là do sức mạnh của nền kinh tế cũng như những chủng loại hàng hóa mà quốc gia có thể xuất khẩu được và những mặt hàng mà người dân và doanh nghiệp có thể tiêu thụ được. Nghĩa là lợi và hại là rất tương đối và tùy theo lĩnh vực cụ thể.

Tuy nhiên, muốn được lợi và tránh thua thiệt thì điều kiện cần và đủ là phải có hàng để bán và có tiền để mua hàng sử dụng. Nghĩa là phải có tiền, có hàng hóa thì mới có thể thấy được lợi ích của TPP.

Tuy nhiên, TPP chỉ thuần túy là hoạt động thương mại, chứ không liên quan đến dịch vụ tài chính – một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hoạt động thương mại có thể diễn ra.

Một ví dụ đơn giản là Việt Nam tham gia TPP nên mặt hàng may mặc của Việt Nam được hưởng lợi khi xuất khẩu vào thị trường Úc với thuế nhập khẩu của Úc là 0% chẳng hạn, nhưng nếu không đủ vốn để phát triển sản xuất thì lợi thế đó chẳng có ý nghĩa gì.

Ngược lại, Việt Nam giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản từ các nước TPP bằng 0% chẳng hạn và New Zealand sẽ xuất khẩu gạo vào Việt Nam vì giá của họ rẻ hơn, gạo ngon hơn.

Nông dân và doanh nghiệp kinh doanh gạo Việt Nam sẽ thua thiệt nều không có vốn cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng để không mất thị trường nội địa – nghĩa là không để người Việt Nam ăn gạo New Zealand.

Điều đó cho thấy. những bên tham gia vào TPP chỉ tạo ra sự thuận lợi cho đối tác và cũng khai thác tối đa sự thuận lợi mà đối tác tạo ra cho mình. Ở đây không có sự tương trợ, hỗ trợ giữa các đối tác, thậm chí còn ngược lại để có thể được lợi nhiều hơn – nghĩa là phải cạnh tranh sòng phẳng với phương châm: mạnh thì thắng, yếu thì chết (chứ không chỉ là thua).

Vì vậy, sẽ có đối tác thua thiệt rất nhiều khi tham gia TPP nếu như tài chính công và tài chính doanh nghiệp yếu, sức mạnh kinh tế nội địa kém hơn so với các đối tác khác.

Đây chính là sự thiếu toàn diện của TPP mà Trung Quốc nhắm tới khi xúc tiến việc thành lập AIIB. Có thể mục tiêu của AIIB là cho giúp cho Châu Á thoát nghèo, nhưng tác động vào TPP mới là mục đích của Bắc Kinh, theo The New York Times ngày 4/12/2015.

Trong số 12 nước tham gia TPP thì có tới 7 quốc gia là cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB, điều đó cho thấy khi TPP vận hành thì AIIB có sự chi phối tới nhiều chủ thể của nó. Nghĩa là tiền của AIIB sẽ làm nên hàng hóa cho TPP - dịch vụ tài chính của AIIB có sự chi phối hoạt động thương mại của TPP.

Như vậy dù không được tham gia vào TPP, thậm chí bây giờ có thể nói là không cần TPP, nhưng Trung Quốc đã có ảnh hưởng trực tiếp tới TPP và được hưởng lợi khi TPP vận hành.

Do vậy, trước đây Trung Quốc có thể có ý định ngăn cho TPP chậm được các nước thông qua, thì nay Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy TPP nhanh chóng khởi động và vận hành.

Song Trung Quốc sẽ không chỉ “ngồi mát ăn bát vàng” mà Bắc Kinh sẽ sử dụng AIIB như một công cụ tác động mang tính chi phối tới TPP, mà mục đích là chặn hướng đi của Washington tới Châu Á – Thái Bình Dương hay nói cách khác là buộc người Mỹ đi theo hướng của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, khi Tổng thống Obama khởi động TPP thì cũng đồng thời xem nhẹ quan hệ với những đối tác truyền thống ở các khu vực khác, trong đó có EU. Thế là Bắc Kinh thấy đây là cơ hội trời cho nên đã nhanh chân thay thế Mỹ, trở thành đối tác quan trọng của những “người bạn cũ” của Mỹ, theo BBC ngày 20/10/2015.

Với thành phần cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB thì có thể thấy rằng, những đối tác mà Mỹ “buông” đã nằm trong sự chi phối của Bắc Kinh thông qua lợi ích từ AIIB và cơ chế hoạt động của nó.

Có thể thấy rằng, nếu TPP không mang lại hiệu quả như Mỹ mong muốn thì Washington cũng không còn cửa quay lại với những đối tác truyền thống vì Bắc Kinh đã thay thế họ mất rồi.

Có thể thấy rằng, lúc này thúc đẩy cho TPP khởi động là nhiệm vụ tối quan trọng của chính quyền Tổng thống Obama, nhưng khi nó vận hành thì người được hưởng lợi đầu tiên nhất không phải là Washington mà lại là Bắc Kinh.

Và Trung Quốc sẽ tác động vào TPP theo hướng chi phối nó ngày càng nhiều trong tương lai, mà mục đích hướng tới là khống chế Mỹ.

Như vậy, Bắc Kinh đã chặn cả đường tiến lẫn đường lùi của Washington trong một thế trận được họ bày ra với việc sắp đặt lại những quân cờ mà có thể Mỹ đã vội vàng cho là “vô dụng”, thông qua dịnh chế AIIB.

Tuy nhiên, cùng với kênh thị trường hàng giá rẻ và tỷ giá tiền tệ có điều tiết, thì dịch vụ tài chính của AIIB cũng chỉ là công cụ phục vụ cho những kế hoạch mang tính sách lược của Trung Quốc mà thôi.

Việc Bắc Kinh nuôi mộng bá chủ thế giới được Tập Cận Bình xây dựng bằng một chiến lược mang tên “Con đường tơ lụa mới” mà khi phân tích về nó, người ta sẽ hiểu được lý do tại sao Bắc Kinh quyết tâm gây hấn tại Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng ngày càng lớn tại Trung Đông và thực hiện “đồng hóa” tại Châu Phi.

Tất cả các công cụ đều được sử dụng nhằm phục vụ cho ý đồ của Bắc Kinh nhằm thống trị thế giới.

Nguồn Giaodục (GDVN)

Thanked by 5 Members:

#231 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 08:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 25/01/2016 - 21:59, said:

Ngày mai ... Ngày mai chứng khoán sẽ đỏ sàn, và sẽ còn rớt thế thảm trong những ngày tới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thị trường chứng khoán Việt lại hoảng loạn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Sau phiên tăng điểm kỷ lục hôm qua, thị trường chứng khoán sáng nay 26.1 lại rơi vào phiên hoảng loạn, với độ rung lắc mạnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#232 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 09:58

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ!

Những chỉ số từ các thành phần kinh tế vĩ mô vẫn xác nhận nước Mỹ đang tiếp tục những bước phục hồi mạnh mẽ từ cuộc đại khủng hoảng 2008.

Mặc dù các thị trường chứng khoán biến động thất thường và số lượng nhà cửa mua bán có sụt giảm trong vài tháng vừa qua, chỉ số niềm tin của người tiêu thụ trong tháng 1/2016 đã tăng gần 2% so với tháng 12/2015.

Thị trường tiếp tục lạc quan về số liệu việc làm. Ước tính sơ khởi cho biết số việc làm sẽ gia tăng 13.2% trong những tháng kế tiếp so với 12.6% của tháng 12/2015. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình cho toàn quốc là 5%, tương đương với thời điểm thịnh vượng nhất trước khủng hoảng. Mức thu nhập cũng sẽ tăng 18.1% so với 16.3% trong lúc giá nhà ở - bất động sản tăng 5.8% so với năm cũ.

Về thị trường bất động sản, mặc dù đã tăng gần 30% so với điểm đáy của năm 2012, giá nhà ở hiện tại vẫn thấp hơn đỉnh điểm của năm 2006. Chuyên gia kinh tế Kristin Reynolds của ISH Global nhận định, giá nhà tiếp tục tăng tạo ra sự năng động cho thị trường, khuyến khích nhiều người rao bán nhà và đổi nhà ...

Tóm lại, mặc dù có những mảng kinh tế (sections) có phần nhợt nhạt trong thời gian qua như giá dầu lửa, chứng khoán ... nhưng các chỉ số kinh tế vĩ mô như việc làm, tổng thu nhập, chỉ số tiêu thụ ... đều gia tăng vững chắc, là chỉ dấu cho thấy nước Mỹ đang tiếp tục trên đà phục hồi mạnh mẽ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#233 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 10:21

Quy trình bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Việt Nam



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#234 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 10:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tra.My, on 27/01/2016 - 08:36, said:

Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam


Theo thông tin và hình ảnh từ BBC Vietnam, Trung Quốc đã cho đào cột mốc biên giới cũ theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Trong hình là cột mang dòng chữ “Đại Nam Quốc Giới” tại Đông Hưng, Quảng Tây.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “Trung Hoa” và “An Nam”.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#235 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 16:28

Đúng quy trình !

===

Đại biểu chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư


Lúc 15 giờ 4 phút chiều nay (27-1), bức ảnh được đưa lên trang thông tin về Đại hội Đảng XII của TTXVN (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) cho biết như trên.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#236 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 16:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tra.My, on 27/01/2016 - 16:28, said:

Đúng quy trình !

===

Đại biểu chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư


Lúc 15 giờ 4 phút chiều nay (27-1), bức ảnh được đưa lên trang thông tin về Đại hội Đảng XII của TTXVN (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) cho biết như trên.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngày Mậu Thân giờ Kỷ Mùi ...

Cuộc đời cứ oẳn tù tì
Như bàn cờ thế ... lâm ly bi hùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#237 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 16:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 27/01/2016 - 16:35, said:

Ngày Mậu Thân giờ Kỷ Mùi ...

Cuộc đời cứ oẳn tù tì
Như bàn cờ thế ... lâm ly bi hùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vô Thổ bất Thủy, Thủy hóa tới tận Kỳ anh - Nghệ tĩnh đó LeDung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#238 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 16:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tra.My, on 27/01/2016 - 16:39, said:

Vô Thổ bất Thủy, Thủy hóa tới tận Kỳ anh - Nghệ tĩnh đó LeDung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngày Mậu giờ Kỷ mà TraMy !

Họa ở cung 3, mưa hóa 5, lạnh hóa 1, 9 hóa độ đó nha ... hihi ... Băng & Tuyết tới tận Kỳ anh - Nghệ tĩnh cũng là thường của Trời Đất thôi!

Sửa bởi Le.Dung: 27/01/2016 - 17:03


Thanked by 3 Members:

#239 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 16:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Le.Dung, on 27/01/2016 - 16:47, said:

Ngày Mậu giờ Kỷ mà TraMy !

Họa ở cung 3, mưa hóa 5, lạnh hóa 1, 9 hóa độ đó nha ... hihi ... Tuyết tới tận Kỳ anh - Nghệ tình cũng là thường của Trời Đất thôi!

Xác nhận, cung 3 - hướng Đông, ... biển Đông đang có chuyện, không biết báo chí có được đăng tải tin cho bà con biết kg ? Hy vọng!

Thanked by 4 Members:

#240 N.ThuHa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 1218 thanks

Gửi vào 27/01/2016 - 17:10


BỘ CHÍNH TRỊ KHOÁ XII:

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
2. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng,
3. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang,
4. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
5. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,
6. Trưởng Ban Tuyên giáo Tuyên giáo Đinh Thế Huynh,
7. Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân,
8. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính,
9. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh,
10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình,
11. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch,
12. Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai,
13. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ,
14. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP H-C-M Võ Văn Thưởng,
15. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình,
16. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải,
17. Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng,
18. Trần Quốc Vượng – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,
19. Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.


Ban Bí thư:


1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình,
2. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng,
3. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lương Cường.


Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |