ThaiDuong84, on 26/02/2015 - 05:00, said:
Bạn ạ, đối với những dạng đọc chữ còn chưa thông chưa hiểu thì tốt nhất là đừng nên tranh luận làm gì ( Hay vì bạn đi Tây hơn chục năm nên giờ tiếng Việt trở nên ngô ngọng, tôi nói mà bạn không hiểu hay cố tình không hiểu ?! )
Nên sau khi reply đoạn này của bạn, tôi sẽ không tham gia phản biện với bạn nữa.
ThaiDuong84, on 26/02/2015 - 05:00, said:
Nếu bạn muốn khoe khéo kiến thức thì cứ việc. Tôi không dự vào. Còn không thì phải xem đối phương nói cái gì rồi mình nối tiếp cái ý đó nếu muốn tranh luận tử tế. Xem ra bạn vẫn bám víu vào chữ KHÔNG to tướng mà bạn tự gán vào cho cả tôi lẫn tác giả.
Tôi không hiểu bạn đang đề cập Chữ KHÔNG nào nên tôi ko trả lời được????? Bạn làm rõ hơn chút????
Tác giả nào?
Năm 1924 :Life and Teaching of the Masters of the Far East do Baird T. Spalding xuất bản ở Mỹ, nói về tác giả kể chuyện sang đến Ấn Độ, gặp các nhà tu, thì họ bảo Phật là thể hiện con đường đi đến giác ngộ còn Chúa mới là hiện thân của chính sự giác ngộ (lấy phương Đông để chứng minh đức tin của phương Tây là cao siêu).
Xong rồi ông cũng chẳng chứng minh được ông đã sang Ấn ntn, và các vị giáo sư đức cao vọng trọng mà ông kể là đi cùng với ông là ai thì cho đến giờ chưa có ai tra ra được.
Nhưng môn đồ bảo là ko cần chứng minh, vì lời lẽ cao siêu như vậy thì kẻ nói ra ắt là Thánh, ko thể sai
Năm 1987: Nguyên Phong dựa trên đó phóng tác Hành trình về phương đông , nói về Baird T. Spalding đi đến Ai Cập để nghiên cứu. Vẫn để tên tác giả là Baird T Spalding .
Nguyên Phong này viết cái quyển này xưng là của ông Spalding, nội dung thì vả vào mặt quyển kia như thế, lấy phương Tây đi chứng minh phương Đông .Bản này là bản mà bạn đọc với câu quote ở trên. Mời xem hết tác phẩm gốc năm 1924 xem có câu đó không.
Sự khác nhau đủ lớn để 2009 Biện Giang, Poven Leace, Alex V Huỳnh và Thony Ruthandest dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh với tựa đề Journey to the East. 1 lần nữa vẫn để tên là Baird T Spalding (ông này mà sống dậy chắc ói máu ra nằm tiếp).
Đây là ý mà LinnaeBorelis cố giải thích cho bạn hiểu. Như vậy bạn đang gom tác giả là ông Baird hay ông Nguyên Phong? Nếu dựa vào câu tiếng Việt ở trên thì bạn đang dùng ý của Nguyên Phong và ký tên Baird T Spalding.
“Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà.
Đây là câu gốc của cuộc tranh luận, tôi khai triển ra bằng cách chứng minh người châu Âu chịu ảnh hưởng to lớn của đạo Chúa, hay khả năng sùng tín, bác ái phù hợp với đạo Chúa qua cái nhìn lịch sử, khoa học, và xã hội hiện tại. Nên dù bạn có nhét vào bạn giỏi, bạn có bạn tây, sưu tập tiền, bạn ham học hỏi hay ko, hay cắt xén suy diễn, bẻ lái lập luận của tôi... ko giúp gì cho cuộc tranh luận vì tôi nói A bạn hiểu B thì tôi vẫn cố gắng bám vào cái lề trên.
Thế giờ bạn muốn tôi cùng bạn tranh luận vụ Charlie Hebdo hay câu gốc trên? Nếu tôi bẻ lại các lập luận B1,B2,B3... của bạn thành C1,C2,C3 , bạn hiểu thành F1,F2,F3.. trong từng vụ thì không đi đến đâu cả ngày càng xa chủ đề, cái lanh quanh của bạn bắt đầu từ đây. Nên bạn dùng lý luận chứng minh tính đúng sai của câu trên thì cứ việc. Chứ tôi thấy bạn tập trung nhét chữ vào miệng tôi ,hoặc nêu mội trường quanh ta ra, hay tỏ ra ta đi nhiều, hoặc kêu gọi lên tìm sự đồng tình, nói chung tìm mọi cách tranh thủ người đọc, hay làm thấp người đang tranh luận với bạn...,nhiều hơn là nói kiến thức bạn có để chứng minh quan điểm. Rồi quy chụp ngược lại tôi là khoe khéo kiến thức. Thế tranh luận 1 vấn đề là dùng kiến thức và lập luận của mình để chứng minh vế đúng sai của vấn đề hay ngồi diễn sai lập luận người khác rồi bẻ lại , hay kêu gọi hô hào? Đây là lý do cuộc tranh lậun trở nên lanh quanh, vì bạn đưa nhiều ý thừa hoặc sai và bắt tôi phải nối tiếp.
Ngoài tranh luận, tôi ghét kiểu hài phương Tây mà phải lồng tiềng cười vào để chọc cho khán giả cười như bạn phải bỏ cảm xúc của bạn vào bài tranh luận. Thế bạn quen tranh luận theo kiểu này à?
Sửa bởi bluebird2304: 26/02/2015 - 12:59