Jump to content

Advertisements




Nghiệp và số phận



166 replies to this topic

#151 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 26/02/2015 - 12:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 26/02/2015 - 05:00, said:

Bạn lại mặc định chỉ có bạn lắng nghe người lớn tuổi hơn.
Bạn ạ, đối với những dạng đọc chữ còn chưa thông chưa hiểu thì tốt nhất là đừng nên tranh luận làm gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

( Hay vì bạn đi Tây hơn chục năm nên giờ tiếng Việt trở nên ngô ngọng, tôi nói mà bạn không hiểu hay cố tình không hiểu ?! )
Nên sau khi reply đoạn này của bạn, tôi sẽ không tham gia phản biện với bạn nữa.



Tôi trích câu "dạy dỗ" này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 26/02/2015 - 05:00, said:

ôi vẫn cho rằng đọc sách và báo chí là tốt nhé bạn, nhưng nên liên hệ với thực tế, và lắng nghe những người có kinh nghiệm sống, uyên bác tuổi cha ông chú là điều nên làm , vừa để tránh va vấp trong cuộc sống, vừa để mở mang đầu óc.

Nếu bạn muốn khoe khéo kiến thức thì cứ việc. Tôi không dự vào. Còn không thì phải xem đối phương nói cái gì rồi mình nối tiếp cái ý đó nếu muốn tranh luận tử tế. Xem ra bạn vẫn bám víu vào chữ KHÔNG to tướng mà bạn tự gán vào cho cả tôi lẫn tác giả.
Tôi không hiểu bạn đang đề cập Chữ KHÔNG nào nên tôi ko trả lời được????? Bạn làm rõ hơn chút????

Tác giả nào?
Năm 1924 :Life and Teaching of the Masters of the Far East do Baird T. Spalding xuất bản ở Mỹ, nói về tác giả kể chuyện sang đến Ấn Độ, gặp các nhà tu, thì họ bảo Phật là thể hiện con đường đi đến giác ngộ còn Chúa mới là hiện thân của chính sự giác ngộ (lấy phương Đông để chứng minh đức tin của phương Tây là cao siêu).
Xong rồi ông cũng chẳng chứng minh được ông đã sang Ấn ntn, và các vị giáo sư đức cao vọng trọng mà ông kể là đi cùng với ông là ai thì cho đến giờ chưa có ai tra ra được.
Nhưng môn đồ bảo là ko cần chứng minh, vì lời lẽ cao siêu như vậy thì kẻ nói ra ắt là Thánh, ko thể sai

Năm 1987: Nguyên Phong dựa trên đó phóng tác Hành trình về phương đông , nói về Baird T. Spalding đi đến Ai Cập để nghiên cứu. Vẫn để tên tác giả là Baird T Spalding .
Nguyên Phong này viết cái quyển này xưng là của ông Spalding, nội dung thì vả vào mặt quyển kia như thế, lấy phương Tây đi chứng minh phương Đông .Bản này là bản mà bạn đọc với câu quote ở trên. Mời xem hết tác phẩm gốc năm 1924 xem có câu đó không.


Sự khác nhau đủ lớn để 2009 Biện Giang, Poven Leace, Alex V Huỳnh và Thony Ruthandest dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh với tựa đề Journey to the East. 1 lần nữa vẫn để tên là Baird T Spalding (ông này mà sống dậy chắc ói máu ra nằm tiếp).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đây là ý mà LinnaeBorelis cố giải thích cho bạn hiểu. Như vậy bạn đang gom tác giả là ông Baird hay ông Nguyên Phong? Nếu dựa vào câu tiếng Việt ở trên thì bạn đang dùng ý của Nguyên Phong và ký tên Baird T Spalding.



“Người Âu tây đã khai mở rất nhiều khả năng suy luận, khoa học, nhưng thiếu khả năng sùng tín, bác ái. Vì lý trí nảy nở nhiều hơn tình cảm nên họ có vẻ thiếu thiện cảm, lạnh lùng, thích chống báng thay vì dung hoà.



Đây là câu gốc của cuộc tranh luận, tôi khai triển ra bằng cách chứng minh người châu Âu chịu ảnh hưởng to lớn của đạo Chúa, hay khả năng sùng tín, bác ái phù hợp với đạo Chúa qua cái nhìn lịch sử, khoa học, và xã hội hiện tại. Nên dù bạn có nhét vào bạn giỏi, bạn có bạn tây, sưu tập tiền, bạn ham học hỏi hay ko, hay cắt xén suy diễn, bẻ lái lập luận của tôi... ko giúp gì cho cuộc tranh luận vì tôi nói A bạn hiểu B thì tôi vẫn cố gắng bám vào cái lề trên.



Thế giờ bạn muốn tôi cùng bạn tranh luận vụ Charlie Hebdo hay câu gốc trên? Nếu tôi bẻ lại các lập luận B1,B2,B3... của bạn thành C1,C2,C3 , bạn hiểu thành F1,F2,F3.. trong từng vụ thì không đi đến đâu cả ngày càng xa chủ đề, cái lanh quanh của bạn bắt đầu từ đây. Nên bạn dùng lý luận chứng minh tính đúng sai của câu trên thì cứ việc. Chứ tôi thấy bạn tập trung nhét chữ vào miệng tôi ,hoặc nêu mội trường quanh ta ra, hay tỏ ra ta đi nhiều, hoặc kêu gọi lên tìm sự đồng tình, nói chung tìm mọi cách tranh thủ người đọc, hay làm thấp người đang tranh luận với bạn...,nhiều hơn là nói kiến thức bạn có để chứng minh quan điểm. Rồi quy chụp ngược lại tôi là khoe khéo kiến thức. Thế tranh luận 1 vấn đề là dùng kiến thức và lập luận của mình để chứng minh vế đúng sai của vấn đề hay ngồi diễn sai lập luận người khác rồi bẻ lại , hay kêu gọi hô hào? Đây là lý do cuộc tranh lậun trở nên lanh quanh, vì bạn đưa nhiều ý thừa hoặc sai và bắt tôi phải nối tiếp.





Ngoài tranh luận, tôi ghét kiểu hài phương Tây mà phải lồng tiềng cười vào để chọc cho khán giả cười như bạn phải bỏ cảm xúc của bạn vào bài tranh luận. Thế bạn quen tranh luận theo kiểu này à?


Sửa bởi bluebird2304: 26/02/2015 - 12:59


Thanked by 2 Members:

#152 A92

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 75 thanks

Gửi vào 26/02/2015 - 13:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Libra, on 26/02/2015 - 08:14, said:

Có vài nguồn Lib dịch thô thiển nghen
Louis Pasteur nói " Một chút khoa hoc làm xa rời Chúa, nhưng nhiều hơn thì lại đưa về gần
Albert Einstein nói " Tôi không thể thiết lập một nền khoa học mà không có niềm tin sâu đậm, điều này diễn giải cách khác là không thể tin vào một nền khoa học không tôn giáo"
Thomas Edison nói " Tôi ngưỡng mộ những kỹ sư, nhưng người vĩ đại nhất trong số họ, Chúa trời"
William Dembski :" Thế giới là sáng tạo của Chúa..."
Isaac Newton " Đừng nghi ngờ sự tồn tại của đấng sáng tạo..."

và còn nhiều tên tuổi khác, Anthony flew, Max Planck, Avicenne, Camille Flammarion, William Thomson, Al-Bîrunî, William Herschel, André-Marie Ampère vv

Đỉnh cao khoa học có tín ngưỡng


Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khoa học đỉnh cao, đức tin đỉnh cao cũng như triết học và văn học đỉnh cao sẽ hội tụ tại một nơi, kiểu như "Ngụm nước đầu tiên từ cốc nước khoa học tự nhiên sẽ biến bạn thành một người vô thần, nhưng ở đáy cốc Chúa đang đợi bạn" (Heisenberg)

Thanked by 1 Member:

#153 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1585 Bài viết:
  • 2044 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 26/02/2015 - 14:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 26/02/2015 - 12:55, said:

Ngoài tranh luận, tôi ghét kiểu hài phương Tây mà phải lồng tiềng cười vào để chọc cho khán giả cười như bạn phải bỏ cảm xúc của bạn vào bài tranh luận. Thế bạn quen tranh luận theo kiểu này à?


Hiệu ứng tâm lý cả, như khi thấy người khác ngáp thì ta cũng muốn ngáp theo vậy.

Nhưng dù gì vẫn phải công nhận trong các phim truyền hình nước ngoài diễn viên họ không cười, không dùng tiếng nói uốn éo, tiếng la hét, tiếng chửi rủa như của VN ta nhưng cái hài văn hoá và dùng chất xám vẫn khiến người xem phải cười bò. Không nói xa xôi phim truyền hình hài của Mỹ với kinh nghiệm hàng mấy chục năm của Hollywood (How I met your mother, Big Bang theory), ta cứ nhìn phim TH hài của Trung Quốc mà xem (vd: 爱情公寓, tạm dịch chung cư tình yêu, rất sốt dạo 2012-2013). Cái chất hài hước đầy tính nhân văn và yêu cầu một trình độ văn hóa, đặc biệt là về lịch sử và ngôn ngữ, vẫn có thể chọc cười được khán giả dễ dàng.

Nói dông dài vậy là có ý gì? Ý là không phải cứ tranh luận, nói chuyện nghiêm túc là không được cho cảm xúc vào. Tôi chán nhất là các bài nghị luận khô như mực mười nắng. Khô vẫn có thể hài - gọi là Dry Humour. Hài vẫn có thể là nghị luận phê phán chính trị - gọi là trào phúng Satire.

#154 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 26/02/2015 - 15:26

Tôi đồng ý vì muốn viết bài thì phải có cảm xúc trong đó. Nhưng đó là cảm xúc thật chứ ko phải giả giả cái kiểu "đọc đến đây thì tôi cười" trong 1 giọng văn đang gay gắt. Nó không nằm trong lập luận.

Cũng nhấn mạnh là trong tranh luận thì chỉ có lập luận chứ mấy câu bắt đầu bằng chữ Tôi... hoặc khuyên này nọ thì khó mà có giá trị.

Tôi cũng thích xem phim truyền hình như Big Bang theory, 2 and a half men..., nhưng mới đầu dị ứng cái kiểu cười gà bài thay vì để tự cảm nhận, nhiều khi vài giây sau mới hiểu rồi phá ra cười hơn là cười như để báo hiệu: tức cười đấy, ngẫm đi. Với cái cười gà bài đó nằm ngoài nội dung của tình huống, và lần nào cũng giống nhau. Tình tiết hài đó đắc giá do kịch bản và do diễn xuất, dù có cười gà bài hay không cũng thế. Nhiều khi có nhiều chi tiết đắt giá, nhưng nhiều chi tiết ko buồn cười cũng được cười gà bài cho hiệu ứng. Sau này quen thì ko để ý đến nó nữa. Nhưng tôi biết nhiều người thậm chí ko hiểu cười vì cái gì cũng cười theo, cười thật lòng chỉ vì nghe người ta cười gà bài.

Sửa bởi bluebird2304: 26/02/2015 - 15:33


Thanked by 1 Member:

#155 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 02:51

Thật sự tôi thấy tôi chẳng gay gắt gì cả. Tôi cười vì tôi thấy bạn đã lơ ngơ còn tỏ ra nguy hiểm.
Còn tùy tính cách mỗi người. Người bộc trực thẳng tính như tôi thì tôi không nhịn được, tôi cười ha hả. Người ngại bộc lộ cảm xúc thì người ta che miệng cười hay nhếch mép cười. Cũng có người tung hoa cho bạn, bạn cũng nên thấy mặt tích cực đó, chứ đừng nghe bị bóc mẽ mà đã vội nhảy lên như đỉa phải vôi. Tất nhiên, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Đó là điều rất bình thường!
Cách đánh giá của bạn quy đồng ra đúng con người bạn bên trong , chứ không phải hiện thực khách quan bên ngoài nó thể hiện.
Chính bạn còn chưa “định” được mình thì nói gì đòi “định” hộ người khác? Ai theo / tìm hiểu về đạo Phật sẽ hiểu được vấn đề tôi đề cập!
Cái tôi cười thứ 2, đó là có những người vô đạo mà bàn về đạo như đúng rồi. Bàn thì cứ bàn, tự do ngôn luận mà. Nhưng tự tin tới mức đó thì e là quá đà!
Bài viết của tôi ở trên là vừa vặn và dễ hiểu, ít nhất là không vòng vo tam quốc như bài của bạn
Khi học đại học ở nước ngoài, đa phần các trường chất lượng ổn, đều yêu cầu IELTS 6.0 hay iBT TOEFL 80 trở lên . Những bài thi này đều rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh rất tốt và giúp cho học sinh có thể chọn được ý chính trong 1 bài viết học thuật cơ bản thường dài dòng ( tất nhiên ý nào ra ý đó , triển khai ý và liên kết ý rất rõ ràng – chứ không phải 1 đoạn văn mù mịt dẫn học sinh đi hết cảnh giới này tới cảnh giới khác), cũng như hiểu ý tác giả nói gì, ẩn ý là gì, suy diễn là gì, các từ có thể sử dụng để thay thế cho nhau ,đồng nghĩa , phản nghĩa. Đó là cơ sở nền tảng cho giáo dục đại học : ít ra là đọc phải hiểu đúng những gì sẽ được dạy.
Mà một số người du học, làm tôi ngạc nhiên quá về khả năng đọc hiểu lẫn viết 1 bài cho ổn!
Tôi nói chính cho những người theo dõi chủ đề này , chứ bạn chỉ là phần phụ vì như tôi nói, tôi sẽ không sa đà vào tranh luận với bạn nữa. Lý do thì tôi đã nêu ở trên rồi!
Bài đối đáp nên dừng ở đây . Nói nữa tổ 2 bên nổi sân si.
Đúng sai thì từng quý đọc giả tùy cái duyên mà hạnh ngộ vậy.
P.S : À, môt số bạn hay trích dẫn nguồn wiki làm tài liệu tham khảo khi tranh luận. Tranh luận trên diễn đàn này thì được, chứ khi học tập đừng đem wiki ra trích dẫn ( wiki ghi rõ là họ không chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung)

Sửa bởi ThaiDuong84: 27/02/2015 - 03:03


#156 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 03:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 27/02/2015 - 02:51, said:

Khi học đại học ở nước ngoài, đa phần các trường chất lượng ổn, đều yêu cầu IELTS 6.0 hay iBT TOEFL 80 trở lên . Những bài thi này đều rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh rất tốt và giúp cho học sinh có thể chọn được ý chính trong 1 bài viết học thuật cơ bản thường dài dòng ( tất nhiên ý nào ra ý đó , triển khai ý và liên kết ý rất rõ ràng – chứ không phải 1 đoạn văn mù mịt dẫn học sinh đi hết cảnh giới này tới cảnh giới khác), cũng như hiểu ý tác giả nói gì, ẩn ý là gì, suy diễn là gì, các từ có thể sử dụng để thay thế cho nhau ,đồng nghĩa , phản nghĩa. Đó là cơ sở nền tảng cho giáo dục đại học : ít ra là đọc phải hiểu đúng những gì sẽ được dạy.
Mà một số người du học, làm tôi ngạc nhiên quá về khả năng đọc hiểu lẫn viết 1 bài cho ổn!

P.S : À, môt số bạn hay trích dẫn nguồn wiki làm tài liệu tham khảo khi tranh luận. Tranh luận trên diễn đàn này thì được, chứ khi học tập đừng đem wiki ra trích dẫn ( wiki ghi rõ là họ không chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung)
Cái sai về wiki: wiki vẫn được chấp nhận khi làm luận văn khi những gì trong wiki được chỉ ra trích dẫn từ sách nào, tác giả nào. Những câu wiki không được trích dẫn nguồn thì sẽ không được công nhận. Wiki giống bài luận được củng cố bởi những trích dẫn nhưng ko phải là nguồn để trích dẫn. Nghĩa là ko có Nguồn wiki..., retrieved at...

Ngoài tranh luận:
Về câu dạy dỗ Anh Văn IELTS. Tôi lại phải khoe ra cái chuẩn đủ tranh luận bạn nêu ra để đánh giá tôi hơi thấp, và chẳng liên quan gì Tiếng Anh và tranh luận. Tôi chỉ thỉ IELTS có 1 lần lúc trước khi vào đại học lúc 18 tuổi. Ngành Engineer University of Auckland ở NZ cần cho học sinh quốc tế là 6.5. Vận tốt, tôi đủ điểm. Môn viết tôi là 7.0 . Chả có bí quyết gì ghê gớm cả, mỗi ngày giải 1 bộ đề trong 3 tháng là được (Tiếng Anh muốn tốt phải tích lũy, nhưng đây là cách đi thi đạt được điểm tốt nhất trong khả năng khi ngắn hạn). Trừ môn nói phải rèn luyện ở ngoài. Lúc tôi thi còn 3 tháng mới được đăng kí thi 1 lần nếu không đủ điểm.

Nhưng nói thật cái viết đó chỉ là cho trẻ con trước khi vào đại học. Bằng chứng là khi ra trường chỉ cần cái bằng đại học là khỏi phải thi IELTS để xin học cao học ở đâu đó nói tiếng Anh nữa. Một số ngành như kỹ sư, luật (cái này khó nhất do tiếng Anh cổ, formal) ... khi viết tranh luận luôn ko lạc đề, ko được có chữ I... .Muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người tranh luận. Tranh luận tối kị có cái kiểu :vì tôi giỏi nên bạn sai, hay từ cách tranh luận của bạn thì bạn thế này... bạn thế kia ... dù thật thà nóng tính bộc trực thẳng thắng đến đâu đi nữa. Chỉ cần phạm vào những điều trên thì bài viết sẽ failed và bị phê unprofessional. Nguyên tắc tranh luận dù ở VN hay nước ngoài đều là vậy.Tôi thấy bạn khen bài tranh luận của bạn hơi quá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tôi khâm phục và ước mình có được sự tự tin tuyệt đối của bạn.. Tôi viết bài và chấp nhận bị soi là để tự tin hơn. Chứ cho đến giờ mỗi lần post bài là thấy run run ko biết có sai gì ko, viết nhiều quá thì người ta sẽ cho là mình chấp nhất, trẻ con... Tôi cũng đồng ý là chúng ta nên dừng tại đây. Bạn có nói gì với tôi hay với xã hội tôi cũng xin phép ko reply nữa.

P/S: Sorry chú Andrew đã làm bài post chuyển sang mục linh tinh. Lần sau BB ko dám vậy nữa hix.

Sửa bởi bluebird2304: 27/02/2015 - 04:19


#157 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 04:45

Cái sai về wiki: wiki vẫn được chấp nhận khi làm luận văn khi những gì trong wiki được chỉ ra trích dẫn từ sách nào, tác giả nào. Những câu wiki không được trích dẫn nguồn thì sẽ không được công nhận. Wiki giống bài luận được trích dẫn.
Vậy tôi hỏi bạn đánh giá về định nghĩa thế nào là học thuật rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sorry mọi người, tôi học ngành Y, tiếc là ngành Y chuẩn cao hơn các ngành khác một chút. Và Wiki là điều không được chấp nhận. Viết luận muốn có nguồn giá trị, phải bỏ tiền ra mua bài chứ không phải lên mạng xài free được. Cái free thì textbook có hết cả rồi. Vậy tùy ngành cụ thể mà các bạn linh động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngoài tranh luận:
Về câu dạy dỗ Anh Văn IELTS. Tôi lại phải nêu ra cái chuẩn đủ tranh luận với bạn hơi thấp. Tôi chỉ thỉ IELTS có 1 lần lúc trước khi vào đại học lúc 18 tuổi. Ngành Engineer University of Auckland ở NZ cần cho học sinh quốc tế là 6.5. Vận tốt, tôi đủ điểm. Môn viết tôi là 7.0 . Chả có bí quyết gì ghê gớm cả, mỗi ngày giải 1 bộ đề trong 3 tháng là được (Tiếng Anh muốn tốt phải tích lũy, nhưng đây là cách đi thi đạt được điểm tốt nhất trong khả năng khi ngắn hạn). Trừ môn nói phải rèn luyện ở ngoài. Lúc tôi thi còn 3 tháng mới được đăng kí thi 1 lần nếu không đủ điểm.


Tôi nói là chuẩn chung, chứ không nói vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không phải là 6.0-7.0
Tôi nói bình thường, bạn lại cho là dạy dỗ. Vậy bạn nói thế này thì còn quá dạy dỗ , mang tầm khai sáng!
Tôi cũng chưa đưa ra chuẩn đủ để tranh luận với tôi nếu bạn chịu đọc bài tôi viết với một cái tâm bớt sân si, phô trương đi. Như tôi đã nói cái bạn tưởng là người khác, hóa ra là chính bạn , mà bạn không hiểu!
Một lần nữa sorry mọi người, chuẩn của ngành Y là IELTS 7.0 ạ, chưa kể phải thi thêm MCAT.
Và tôi đã thi đạt chuẩn đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và môn nói tôi cũng chả cần luyện ở nước ngoài.

Tôi phải mở ngoặc ở đây, chứ không lại bị trích dẫn bừa bãi rồi vu cho tội tự cao. Rằng thì là mà có những người thi 8.0 (8.5 thì ít lắm) , tôi 7.0 cũng là bình thường ! ( max là 9.0)

Muốn điểm cao thì cần thời gian và tiền. Có những bạn trình Anh văn trong nước yếu kém, ra nước ngoài 6 tháng, nếu chịu học cho tử tế, quay về thi IELTS điểm vẫn cao!

Bằng chứng là khi ra trường chỉ cần cái bằng đại học là khỏi phải thi IELTS để xin học cao học ở đâu đó nói tiếng Anh nữa. Một số ngành như kỹ sư, luật (cái này khó nhất do tiếng Anh cổ, formal)

Vậy cái trường của bạn phải xem lại độ xếp hạng trong top ranking rồi.
Trường không danh tiếng gì thì nó còn mời vào học để thu tiền. Trường tử tế thì anh phải đạt chuẩn cơ bản là thế, nó mới xét hồ sơ, quy định rất rõ ràng.
Ngành tôi, cao học IELTS phải 7.5 . Kinh tế thì thấp hơn 7.0, nhưng phải thi kèm GMAT.

Nhưng nói thật cái viết đó chỉ là cho trẻ con trước khi vào đại học.
Đúng là lên trình cao học thì bài IETLS đó chỉ là trẻ con chuẩn bị vào đại học. Nhưng không phải theo hướng như bạn giải thích bên trên. Trong GMAT các bài đọc học thuật, lẫn viết luận yêu cầu khó hơn IELTS rất nhiều lần.

khi viết tranh luận luôn ko lạc đề, ko được có chữ I... .Muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người tranh luận.
Bạn cứ ảo tung chảo thế này tôi thấy rất khó nói chuyện. Hãy xem lại diễn biến để nhớ ra bạn đã mỉa mai tôi chỗ nào nhé. Hay bạn nói nhiều quá rồi không nhớ mình đã mỉa người khác chỗ nào ? Chữ I tôi dùng là để trả lời cho nhưng câu (I) ngầm của bạn đấy chứ. Ai đã từng học IELTS mà không biết là nên tránh chữ I!

... Tranh luận tối kị có cái kiểu :vì tôi giỏi nên bạn sai, hay từ cách tranh luận của bạn thì bạn thế này... bạn thế kia ... dù thật thà nóng tính bộc trực thẳng thắng đến đâu đi nữa. Chỉ cần phạm vào những điều trên thì bài viết sẽ failed và bị phê unprofessional. Nguyên tắc tranh luận dù ở VN hay nước ngoài đều là vậy.Tôi thấy bạn khen bài tranh luận của bạn hơi quá file:///C:UsersadminAppDataLocalTempmsohtmlclip11clip_image001.gif . Tôi khâm phục và ước mình có được sự tự tin tuyệt đối của bạn.
Tôi thì thấy ngược lại bạn ạ.
Tôi không cố chứng tỏ tôi giỏi làm gì, nên bạn phải sai. Và tôi cũng chả cần tự khen bài mình .Bài tôi cũng được thanked đấy chứ!
Mà điều tôi thấy là : tôi chứng minh lập luận bạn sai , thì bạn lại lôi trình độ bạn ra chứng minh bạn giỏi và do đó không thể sai. Từ vụ du học chục năm xứ người, rồi giờ tới vụ IELTS.
Muốn ngạo mạn cười người khác, thì phải hiểu đối phương thế nào đã. ( Người tự tin hiểu mình, hiểu người ở đây là bạn!)
Nếu không tiếng cười sẽ trở nên vô duyên, nhạt nhẽo và lạc lõng.

Sửa bởi ThaiDuong84: 27/02/2015 - 04:54


#158 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 10:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 27/02/2015 - 04:45, said:

Cái sai về wiki: wiki vẫn được chấp nhận khi làm luận văn khi những gì trong wiki được chỉ ra trích dẫn từ sách nào, tác giả nào. Những câu wiki không được trích dẫn nguồn thì sẽ không được công nhận. Wiki giống bài luận được trích dẫn.
Vậy tôi hỏi bạn đánh giá về định nghĩa thế nào là học thuật rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sorry mọi người, tôi học ngành Y, tiếc là ngành Y chuẩn cao hơn các ngành khác một chút. Và Wiki là điều không được chấp nhận. Viết luận muốn có nguồn giá trị, phải bỏ tiền ra mua bài chứ không phải lên mạng xài free được. Cái free thì textbook có hết cả rồi. Vậy tùy ngành cụ thể mà các bạn linh động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngoài tranh luận:
Về câu dạy dỗ Anh Văn IELTS. Tôi lại phải nêu ra cái chuẩn đủ tranh luận với bạn hơi thấp. Tôi chỉ thỉ IELTS có 1 lần lúc trước khi vào đại học lúc 18 tuổi. Ngành Engineer University of Auckland ở NZ cần cho học sinh quốc tế là 6.5. Vận tốt, tôi đủ điểm. Môn viết tôi là 7.0 . Chả có bí quyết gì ghê gớm cả, mỗi ngày giải 1 bộ đề trong 3 tháng là được (Tiếng Anh muốn tốt phải tích lũy, nhưng đây là cách đi thi đạt được điểm tốt nhất trong khả năng khi ngắn hạn). Trừ môn nói phải rèn luyện ở ngoài. Lúc tôi thi còn 3 tháng mới được đăng kí thi 1 lần nếu không đủ điểm.


Tôi nói là chuẩn chung, chứ không nói vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không phải là 6.0-7.0
Tôi nói bình thường, bạn lại cho là dạy dỗ. Vậy bạn nói thế này thì còn quá dạy dỗ , mang tầm khai sáng!
Tôi cũng chưa đưa ra chuẩn đủ để tranh luận với tôi nếu bạn chịu đọc bài tôi viết với một cái tâm bớt sân si, phô trương đi. Như tôi đã nói cái bạn tưởng là người khác, hóa ra là chính bạn , mà bạn không hiểu!
Một lần nữa sorry mọi người, chuẩn của ngành Y là IELTS 7.0 ạ, chưa kể phải thi thêm MCAT.
Và tôi đã thi đạt chuẩn đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và môn nói tôi cũng chả cần luyện ở nước ngoài.

Tôi phải mở ngoặc ở đây, chứ không lại bị trích dẫn bừa bãi rồi vu cho tội tự cao. Rằng thì là mà có những người thi 8.0 (8.5 thì ít lắm) , tôi 7.0 cũng là bình thường ! ( max là 9.0)

Muốn điểm cao thì cần thời gian và tiền. Có những bạn trình Anh văn trong nước yếu kém, ra nước ngoài 6 tháng, nếu chịu học cho tử tế, quay về thi IELTS điểm vẫn cao!

Bằng chứng là khi ra trường chỉ cần cái bằng đại học là khỏi phải thi IELTS để xin học cao học ở đâu đó nói tiếng Anh nữa. Một số ngành như kỹ sư, luật (cái này khó nhất do tiếng Anh cổ, formal)

Vậy cái trường của bạn phải xem lại độ xếp hạng trong top ranking rồi.
Trường không danh tiếng gì thì nó còn mời vào học để thu tiền. Trường tử tế thì anh phải đạt chuẩn cơ bản là thế, nó mới xét hồ sơ, quy định rất rõ ràng.
Ngành tôi, cao học IELTS phải 7.5 . Kinh tế thì thấp hơn 7.0, nhưng phải thi kèm GMAT.

Nhưng nói thật cái viết đó chỉ là cho trẻ con trước khi vào đại học.
Đúng là lên trình cao học thì bài IETLS đó chỉ là trẻ con chuẩn bị vào đại học. Nhưng không phải theo hướng như bạn giải thích bên trên. Trong GMAT các bài đọc học thuật, lẫn viết luận yêu cầu khó hơn IELTS rất nhiều lần.

khi viết tranh luận luôn ko lạc đề, ko được có chữ I... .Muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng người tranh luận.
Bạn cứ ảo tung chảo thế này tôi thấy rất khó nói chuyện. Hãy xem lại diễn biến để nhớ ra bạn đã mỉa mai tôi chỗ nào nhé. Hay bạn nói nhiều quá rồi không nhớ mình đã mỉa người khác chỗ nào ? Chữ I tôi dùng là để trả lời cho nhưng câu (I) ngầm của bạn đấy chứ. Ai đã từng học IELTS mà không biết là nên tránh chữ I!

... Tranh luận tối kị có cái kiểu :vì tôi giỏi nên bạn sai, hay từ cách tranh luận của bạn thì bạn thế này... bạn thế kia ... dù thật thà nóng tính bộc trực thẳng thắng đến đâu đi nữa. Chỉ cần phạm vào những điều trên thì bài viết sẽ failed và bị phê unprofessional. Nguyên tắc tranh luận dù ở VN hay nước ngoài đều là vậy.Tôi thấy bạn khen bài tranh luận của bạn hơi quá file:///C:UsersadminAppDataLocalTempmsohtmlclip11clip_image001.gif . Tôi khâm phục và ước mình có được sự tự tin tuyệt đối của bạn.
Tôi thì thấy ngược lại bạn ạ.
Tôi không cố chứng tỏ tôi giỏi làm gì, nên bạn phải sai. Và tôi cũng chả cần tự khen bài mình .Bài tôi cũng được thanked đấy chứ!
Mà điều tôi thấy là : tôi chứng minh lập luận bạn sai , thì bạn lại lôi trình độ bạn ra chứng minh bạn giỏi và do đó không thể sai. Từ vụ du học chục năm xứ người, rồi giờ tới vụ IELTS.
Muốn ngạo mạn cười người khác, thì phải hiểu đối phương thế nào đã. ( Người tự tin hiểu mình, hiểu người ở đây là bạn!)
Nếu không tiếng cười sẽ trở nên vô duyên, nhạt nhẽo và lạc lõng.
Dạ, tôi thi năm 18 tuổi, khi vừa thò chân sang NZ, năm nay tôi 31 nên thi sẽ khác nhiều. Tôi nghe bạn còn nghĩ đến IELTS thì biết ngay bạn mới thi, giỏi thật đấy. Bạn thi nói ở VN thì dễ hơn ở NZ là tất nhiên vì họ nghe quen Vietnamese English rồi, bên tôi lúc đó VN là hàng hiếm. Bạn còn đang đi học à?
Tôi du học ở NZ thì vào trường số 1 NZ là Auckland Uni. Chê trường tôi thì coi như giáo dục NZ vứt vì chỉ mỗi trường tôi được xếp hạng. Muốn có trường tốt hơn thì phải đi nước khác thôi.Bạn đi từ VN muốn vào thì trường người ta thì phải thi IELTS chứ bọn ở quốc tịch Anh, Mỹ ,NZ như tôi rồi có bằng đại học cũng phải thi IELTS cho cao học à?

Mà tôi cũng trung bình thôi. Nhưng mà tôi ko phải đem tôi quen giáo sư, sưu tập tem, sưu tập tiền... vào tranh luận. Vì bạn cứ đem mốc ra để nói, để khuyên người ta đi nhiều thì tôi mới phải đem ra. Chứ nếu ko khuyên người ta nên đi nước ngoài, kể lể IELTS ra làm gì? Tại sao cứ mặt định người khác nhỏ tuổi hơn, ko học hỏi nhiều, ko ra khỏi VN.... như bạn sử dụng để người khác phải kể ra? Ko đi học mà rất giỏi cũng nhiều. Nhưng tôi chưa gặp ai giỏi mà phải dựa hơi này nọ để khoe mình giỏi cả.

Té ra bạn hạ thấp người tranh luận, hoặc khoe mình thế này thế kia, quen thế này thế kia để tăng uy tín để được thank và lấy nó làm thước đo à? Bạn tự khen rồi nói mình ko tự khen thì kệ bạn, ai siêng đọc sẽ thấy thôi. Khổ cái tôi mà pm riêng với bạn thì bạn chắc cũng sẽ tru tréo lên đây là tôi pm với lời lẽ bất lịch sự, đừng pm nữa...để giữ mặt mũi. .À, bạn được khen có thể vì bạn support cho cái câu in đậm, cái kiểu Tây giỏi khoa học nhưng thiếu hụt về đời sống tình cảm, tôn giáo so với Ta đấy, chứ nếu không Ta còn cái gì để tự hào bây giờ.

Thật sướng, cắt xén diễn dịch sai ý người khác rồi bác bỏ thay vì động não để nêu kiến thức và lập luận của mình, nên tranh cãi ko đi đến đâu cả. Tôi ko làm được như bạn. Chúc bạn ngày càng được thank nhiều.

Sửa bởi bluebird2304: 27/02/2015 - 11:08


#159 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 11:08

Nghiệp là do mình, từ tết tới giờ trấn lại nhà, ông già khách xếp hàng dài.Ông ấy tối đi rượi say về , nói mình trấn cái cửa vướng.Nói mãi mình cầm búa đập hết đống đồ phong thủy ra.Ông già và cái nhà này ở thế cứ tiền to là sinh họa gãy tay chân, mình khó lắm mới trấn nổi.Đập sướng tay rồi thì tới cái bể cá, mình quí chúng nó lắm, không nỡ thế là thôi.
Đêm nằm nghĩ lại, ngày xưa bạn gái chửi mình có 1 câu, yêu thế mình cũng thôi.Tính mình hiền mà cục, đã không thích thì không cần một cái gì.Cái đó làm mình đau thương nhiều, sáng lại đi mua đồ
Phải nói mình mang ơn mấy con cá, chúng nó mới là giúp mình nhận ra
Minh ân hận, thà ngày xưa để nó chửi , nó nói gì cũng gật đầu đi,Có chửi lắm nói lắm thì cũng lau mặt là xong.Bây giờ có khi còn có gấu ôm.Cái tính cái nết mà xửa được thì cái nghiệp cũng hết.Nhưng mấy ai xửa nổi???
Xửa nhà tức là xửa tâm, xửa tâm thì xửa nghiệp.

Thanked by 3 Members:

#160 Libra

    Chấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4368 Bài viết:
  • 18493 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 11:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 27/02/2015 - 02:51, said:

À, môt số bạn hay trích dẫn nguồn wiki làm tài liệu tham khảo khi tranh luận. Tranh luận trên diễn đàn này thì được, chứ khi học tập đừng đem wiki ra trích dẫn ( wiki ghi rõ là họ không chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung
Khi học đại học ở nước ngoài, đa phần các trường chất lượng ổn, đều yêu cầu IELTS 6.0 hay iBT TOEFL 80 trở lên . Những bài thi này đều rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh rất tốt và giúp cho học sinh có thể chọn được ý chính trong 1 bài viết học thuật cơ bản thường dài dòng
- Nghe cũng có lý. wiki không phải là căn cứ nghiêm túc. Cái ni là đúng.
- Mình thì hết học lâu rồi, tại thấy quý vị tranh luận thì đưa cho mọi người đọc chơi tham khảo, đúng sai thì người đọc đánh giá riêng, xem như wiki như cái trang tập hợp tài liệu để tự suy xét
- Xưa giờ mình gửi báo cáo có khi cho bộ cứ lội wiki chép ra hổng thấy ông nào nói gì, có ý là ok rồi. Sinh viên đi học thì khác, làm luận văn thì tuỳ độ khó giáo sư vậy
- À, mấy vụ IELTS Lib hổng biết cũng chưa bao giờ có. Bluebird nói đúng đó, có đại học từ nhỏ, sống ở đó, ngôn ngữ xem như tiếng mẹ thì trường cao học không kiểm tra chi

Thanked by 2 Members:

#161 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 13:16

Bạn về xem truyện cổ tích “ Ông vua cởi truồng” . Ông vua rất hợp vai với bạn!!!
Đang tồng ngồng giữa giới tri thức mà cứ tưởng mình đang mặc hoàng bào!!!
Lập luận cùn không bẻ nổi tôi, tôi nói lại thì lơ đi, lấy chỗ không liên quan lấp liếm cũng không xong, rồi quay sang chơi tâm lý : mỉa mai , trưng thành tích ra để lấy điểm với mọi người, ra vẻ ta đây hiểu biết!
Tới chừng tôi buộc phải chứng tỏ những chỗ mỉa mai đấy là nông cạn, để bạn đừng có mà cưỡi mây làm thầy thiên hạ, thì đúng như tôi nghĩ ,bạn lại vu sang cho tôi tội khoe quen người này người kia để chứng minh mình giỏi, tự cao . Vụ cắt xén là bạn chứ ai , tôi có lặp lại diễn biến câu chuyện để tôi phát sinh ra câu nói ấy . Chỉ có bạn mới là người tách đoạn ra, hòng giá họa cho người khác! Vậy mà mồm cứ luôn miệng tranh luận là phải tôn trọng nhau!!!
Cái này gọi là “ Gái….. già mồm” !!!
Vụ PM, nếu bạn kia ok, thì tôi sẵn sàng copy lên trên này cho mọi người cùng đọc. Chả việc gì bạn phải lôi kéo bạn kia vào . Chuyện gì ra chuyện đó!
Đàn ông thì phải minh bạch và ra khí khái đàn ông! Đàn ông nhập nhèm thế này nhục mặt giới đàn ông quá!!!
Đàn bà thì đúng như câu “ Gái…già mồm “.
Ai theo dõi toàn bộ câu chuyện sẽ biết !!!
Tôi lịch sự hoài, chỉ tổ người ta được nước lấn tới. Mong các bạn thông cảm!
Du học có gì là ghê gớm? Một số người ở nhà sợ thi rớt đại học, mang nhục,mà nhiều tiền của, thì liệu đường mà du cho nó sớm. Qua đó hơn chục nghìn học lại anh văn rồi thi. Xét thêm điểm tốt nghiệp từ VN thì dễ ẹc. Chỉ đừng mất căn bản, siêng tí , thì trung bình 9 điểm/ môn * 6 môn nằm trong tầm tay. Cũng có gì thần thánh đâu nhỉ ? Ngày xưa học 12, hội bạn rủ nhau thi IELTS, thằng bạn thân đạt 8.5 lên báo Tuổi Trẻ thời đó, mà nó cũng chả cưa bom , chém gió thế này! Thế mới biết, môi trường rất quan trọng. Nếu sống trong môi trường nhiều người giỏi, sẽ tự biết thế nào là năng lực thực và phải cố gắng từng ngày. Nếu học trong môi trường nhiều người vừa thông minh vừa siêng, thì không lý gì mình không chăm chỉ. Kiểu này chắc nhiều em VN nghe mác du học nên ngưỡng mộ , thành ra mới thế.
@Libra : mình học đại học từ đó ra và học luôn cao học của nó thì nó ko xét nữa. Còn nếu bạn thử dừng 1 thời gian, mà lại apply sang nước khác, mà lại trường danh tiếng tầm 100 trường hàng đầu thế giới , khi 12 năm học phổ thông là tiếng Việt thì nó sẽ xét ngay. Có quốc tịch thì may ra thoát IELTS. Độ xét nét thì tất nhiên số 1 phải khác số 50, hay 100 rồi! Cao học thì chủ yếu là bằng GMAT/ GRE kia, cái đó khó nhằn hơn IELTS/ iBT nhiều lần.

Thanked by 2 Members:

#162 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 16:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiDuong84, on 27/02/2015 - 13:16, said:

Bạn về xem truyện cổ tích “ Ông vua cởi truồng” . Ông vua rất hợp vai với bạn!!!
Đang tồng ngồng giữa giới tri thức mà cứ tưởng mình đang mặc hoàng bào!!!
Lập luận cùn không bẻ nổi tôi, tôi nói lại thì lơ đi, lấy chỗ không liên quan lấp liếm cũng không xong, rồi quay sang chơi tâm lý : mỉa mai , trưng thành tích ra để lấy điểm với mọi người, ra vẻ ta đây hiểu biết!
Tới chừng tôi buộc phải chứng tỏ những chỗ mỉa mai đấy là nông cạn, để bạn đừng có mà cưỡi mây làm thầy thiên hạ, thì đúng như tôi nghĩ ,bạn lại vu sang cho tôi tội khoe quen người này người kia để chứng minh mình giỏi, tự cao . Vụ cắt xén là bạn chứ ai , tôi có lặp lại diễn biến câu chuyện để tôi phát sinh ra câu nói ấy . Chỉ có bạn mới là người tách đoạn ra, hòng giá họa cho người khác! Vậy mà mồm cứ luôn miệng tranh luận là phải tôn trọng nhau!!!
Cái này gọi là “ Gái….. già mồm” !!!
Vụ PM, nếu bạn kia ok, thì tôi sẵn sàng copy lên trên này cho mọi người cùng đọc. Chả việc gì bạn phải lôi kéo bạn kia vào . Chuyện gì ra chuyện đó!
Đàn ông thì phải minh bạch và ra khí khái đàn ông! Đàn ông nhập nhèm thế này nhục mặt giới đàn ông quá!!!
Đàn bà thì đúng như câu “ Gái…già mồm “.
Ai theo dõi toàn bộ câu chuyện sẽ biết !!!
Tôi lịch sự hoài, chỉ tổ người ta được nước lấn tới. Mong các bạn thông cảm!
Du học có gì là ghê gớm? Một số người ở nhà sợ thi rớt đại học, mang nhục,mà nhiều tiền của, thì liệu đường mà du cho nó sớm. Qua đó hơn chục nghìn học lại anh văn rồi thi. Xét thêm điểm tốt nghiệp từ VN thì dễ ẹc. Chỉ đừng mất căn bản, siêng tí , thì trung bình 9 điểm/ môn * 6 môn nằm trong tầm tay. Cũng có gì thần thánh đâu nhỉ ? Ngày xưa học 12, hội bạn rủ nhau thi IELTS, thằng bạn thân đạt 8.5 lên báo Tuổi Trẻ thời đó, mà nó cũng chả cưa bom , chém gió thế này! Thế mới biết, môi trường rất quan trọng. Nếu sống trong môi trường nhiều người giỏi, sẽ tự biết thế nào là năng lực thực và phải cố gắng từng ngày. Nếu học trong môi trường nhiều người vừa thông minh vừa siêng, thì không lý gì mình không chăm chỉ. Kiểu này chắc nhiều em VN nghe mác du học nên ngưỡng mộ , thành ra mới thế.
@Libra : mình học đại học từ đó ra và học luôn cao học của nó thì nó ko xét nữa. Còn nếu bạn thử dừng 1 thời gian, mà lại apply sang nước khác, mà lại trường danh tiếng tầm 100 trường hàng đầu thế giới , khi 12 năm học phổ thông là tiếng Việt thì nó sẽ xét ngay. Có quốc tịch thì may ra thoát IELTS. Độ xét nét thì tất nhiên số 1 phải khác số 50, hay 100 rồi! Cao học thì chủ yếu là bằng GMAT/ GRE kia, cái đó khó nhằn hơn IELTS/ iBT nhiều lần.
Bây giờ lại ca bài ca thi rớt đại học đi du học. Tôi từ nhỏ đến lớn học lớp chọn, trường chuyên. Cấp 3 học bang A Lê Hồng Phong trong SG nên lúc nào cũng gặp người giỏi hơn, và cả lớp 60 đứa thì chỉ có vài đứa rớt đai học, huống gì tôi trong đại vận đi học cũng được tiền thưởng, có tên trong bản danh dự trường, học bổng thì đủ điểm chỉ có điều ko phải dân bản địa để hưởng. Còn IETLS mà rớt 4 lần ko được 6.5 thì xem như điểm học cao cũng vô ích vì mỗi lần thi tốn 400 NZD, 3 tháng mới được thi lại. (em tôi ko đạt được điểm IELTS nên chuyển sang giành học bổng ở CNTT của Sin, NUS). Ngày nay thì cứ thi IELTS thoải mái, hôm nay rớt mai đi thi tiếp được nếu book sẵn. Tôi ko nghĩ tôi sẽ rớt đại học trong vận đó.

Khóa Software Engineering của tôi thời đó hiếm và đa số dân địa phương, thi ở NZ cũng đếm số điểm những người apply ngành này rồi đếm từ trên xuống 40 người và cắt thôi. Sau đó thì phổ biến đại trà hơn. Du học thì hay học computer science hay business. Học bác sĩ thì quá lâu và đắt.

Mà tôi cũng chả giỏi gì, vận ngon thì lên thôi. Đến vận xấu thì cũng te tua như ai. Nên tôi thích tranh luận để học hỏi, nói nhiều sai thì người ta phản biện lại. Người ta hiểu lầm thì làm rõ thêm.

Tôi tự ti vì tốn nhiều tiền đi học kỹ sư NZ, ko được học bổng học kỹ sư Tây Đức như ba tôi hay kỹ sư CNTT ở NUS như em tôi. Bạn cùng lớp học bổng đi cũng nhiều nhưng đa số khối kinh tế , chứ khối kỹ sư thì e là cả nước chỉ có dưới 10 chỗ. Học bổng đại học còn khó lấy hơn học bổng cao học, tiến sĩ. Xung quanh tôi ai cũng giỏi và thành đạt hơn tôi cả, đem họ ra ko có nghĩa là tôi giỏi như họ.

Bạn cũng đừng lo xa người ta thấy bạn lịch sư nên bị tôi lấn, tôi thấy cái chuẩn lịch sự của bạn rất thấp . Bạn học giỏi quá nhỉ, trường bạn top 100 thế giới trong khi trường tôi chỉ top 200. Vậy bạn thuộc diện du học hay ko thế? Hay lại là bạn thân của bạn bla bla bla?

Mỗi người 1 giấc mơ. Không yêu đừng nói lời cay đắng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Libra, on 27/02/2015 - 11:45, said:

- Nghe cũng có lý. wiki không phải là căn cứ nghiêm túc. Cái ni là đúng.
- Mình thì hết học lâu rồi, tại thấy quý vị tranh luận thì đưa cho mọi người đọc chơi tham khảo, đúng sai thì người đọc đánh giá riêng, xem như wiki như cái trang tập hợp tài liệu để tự suy xét
- Xưa giờ mình gửi báo cáo có khi cho bộ cứ lội wiki chép ra hổng thấy ông nào nói gì, có ý là ok rồi. Sinh viên đi học thì khác, làm luận văn thì tuỳ độ khó giáo sư vậy
- À, mấy vụ IELTS Lib hổng biết cũng chưa bao giờ có. Bluebird nói đúng đó, có đại học từ nhỏ, sống ở đó, ngôn ngữ xem như tiếng mẹ thì trường cao học không kiểm tra chi

Libra đọc wiki để lấy trích dẫn từ tác giả nào sách nào. Nếu cẩn thận thì lật sách ra kiểm tra lại, không thì thôi. Ở những vấn đề gây tranh cãi thì rất khó đủ thời gian đọc hết sách để tóm tắt. References sẽ là tên tác giả và sách chứ ko phải là lấy references từ wiki. Trong wiki sẽ có những câu ý tưởng của riêng người viết , cái này ko lấy làm references được.

Sửa bởi bluebird2304: 27/02/2015 - 16:51


#163 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 22:50

Nói quanh nói quẩn lại quay về show off bản thân.
Bạn rao giảng là phải tôn trọng nhau này nọ mới nói chuyện được trong khi liên tục xem thường bôi bác người khác (liên tục bảo chuẩn người khác thấp : từ vụ IELTS tới vụ lịch sự và viện dẫn 1 đống thành tích bản thân – giờ lại sang gia đình). Vấn đề là bạn nghĩ khó ai có thể được như bạn nên bạn look down người khác. Điều đó là trở ngại chính trong tranh luận giữa tôi và bạn.
Sorry bạn, bạn dìm người khác xuống thì bạn không cao lên được mấy phân đâu bạn ạ.

Tôi chỉ lưu ý bạn đọc một điều là những thông tin tôi đưa ra về bản thân là sau khi bị bạn kia mỉa mai , châm chích chứ không phải đương không tôi lại ngồi kể lể tôi đi làm, học hành này nọ như bạn kia. Bảo chuẩn tôi thấp thì tôi phải nói về bản thân để cho thấy chuẩn tôi không thấp , lại ngoặc sang bảo tôi là đem những người giỏi ra chứng tỏ, xem mình ngang hàng họ…

Đại để là khi bạn bị người ta cho xuống chiếu dưới , buộc phải ngóc đầu lên mới nói chuyện với người ta được, thì bổ sung thông tin để có thể ngồi cùng chiếu, mới nói chuyện được tiếp, là điều cần thiết . Cứ tưởng là ngồi cùng chiếu thì tử tế nói chuyện tiếp được. Ai ngờ bên kia lại tự tụt xuống, gièm pha rằng tôi ngồi cao quá. Kiểu này thì tôi chịu, ai có sức khỏe lắm mới tiếp chuyện bạn được, chứ lên lên xuống xuống mãi chóng cả mặt!

À, nói ra mới biết bạn cùng trường tôi đấy. Thế nhé, cùng chiếu cấp 3 rồi. Đừng tự tụt xuống rồi nâng tôi lên nữa. Mệt lắm!

Tôi chả thấy ai IELTS , thi tới 4 lần mà vẫn 6.5, có chăng là quá dư tiền!

Đại học thì không phải tất cả cùng chiếu. Thi vào ngành mà 1 môn 9 điểm vẫn rớt thì nó phải khác với những ngành chỉ cần 1 môn 5 điểm là đậu.

Học bác sĩ vấn đề không phải quá lâu và đắt. Vấn đề sâu xa là:
1. Những ngành ra ngon lành cành đào chẳng ai cho học bổng đại học cả ( trừ một số trường hợp quá cá biệt mang thành tích quốc tế thì ok). Học bổng cao học, tiến sĩ thì dễ thở hơn, (chứ không phải là dễ) thậm chí vì nhu cầu nó cần mà dân nó không có người chọn học, thì nó du di tiêu chuẩn nhiều thứ lắm, miễn sao dẻo miệng trình bày .

2. Học những ngành này ở nước ngoài, nhà phải cực kì giàu, vì không có thời gian làm thêm để chia sẽ gánh nặng kinh tế cha mẹ ở nhà đang lo cho mình . Tính toán không khéo, lỡ dỡ giữa đường thì chết. Mà đắt cũng phải, chi phí bảo quản xác rất lớn

3. Ngành này không nhanh được vì lượng kiến thức cực kì lớn, không thể học nhồi sọ cho xong và liên quan đến tính mạng con người.

4. Ngay cả có sức khỏe, có tiền bạc, nhưng trụ được là điều không dễ. SV Y đứa nào khi đi học chả bị stress

5. Ra trường muốn đi làm phải qua kì thi sát hạch của hội, mỗi năm đều kiểm tra kiến thức định kì để không quên bài.

À, mà nếu nói về lí lịch gia phả , thì tôi cũng có thể tự hào như bạn rằng anh tôi thi quốc gia Toán và Hóa nhé, mẹ tôi cũng chức tước như ai nhé( không phải dạng mấy bác vào rừng rồi sau này hợp pháp hóa thành ông này bà kia đâu), cậu tôi, dì tôi, cũng LX về, làm Thứ Trưởng , Viện Trưởng đấy. Rõ khổ, đừng cho tôi xuống chiếu dưới nữa!

Tôi nói là làm việc với các người đầu ngành, là để nói tôi có cái chuẩn cũng ổn, chứ không thấp như bạn nghĩ. Mà thôi, bạn muốn bôi vẽ tôi sao thì tùy. Người đọc người ta tự hiểu, chả cần hô to như bạn.

Người giỏi giờ thì nhiều , giỏi thật nhé, chứ không phải dạng mọt sách. (Thú thật, ngày xưa tôi đi học cũng phải mọt sách vì ngành mình nó thế, muốn không thành mọt cũng phải thành mọt.)

Nhưng vấn đề là dùng cái giỏi đó để đem lại lợi ích cho nhiều người ( chứ không phải nghĩ cách bóc lột họ cho lợi mình thật nhiều) và trong một khuôn khổ đạo đức thì rất ít người làm được.

Sửa bởi ThaiDuong84: 27/02/2015 - 22:55


#164 ThaiDuong84

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 350 thanks

Gửi vào 27/02/2015 - 23:06

Vụ Wiki, nói trích Wiki làm nguồn tham khảo là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như kiểu mọi người thường trích, thì không được ghi như vậy trong phần Tài liệu tham khảo
Chứ sang 1 tài liệu khác có link trong Wiki, thì Tài liệu tham khảo phải ghi đúng nguồn đó,kèm ghi rõ số trang ( nếu quyển sách cả trăm trang), nhưng phải coi giá trị nó tới đâu.

#165 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2131 thanks

Gửi vào 28/02/2015 - 01:45

Chúng tôi trích wiki ở đây là để giới thiệu cho mà mọi người tự tìm hiểu, chứ tất nhiên chúng tôi ko dùng nó bừa bãi ở nơi ko cần thiết.

Bạn Thaiduong84 làm ngành y, nên bạn đã bị ảnh hưởng của những nguyên tắc ngành đó. Có thể ở đó gặp trường hợp cá biệt thế nào thì phản ứng ngay cho thích hợp, sách dạy một đằng nhưng bệnh nhân thể hiện ra một nẻo, thì chữa theo logic của bệnh nhân, là đúng là hợp lý, có ai kêu gì.
Nhưng bạn hãy chú ý là với khoa học xã hội và nhân văn thì khác đấy.

Đạo gì thì Đạo, chả ai thèm động đến các vị đâu nếu các vị đừng mở miệng phát biểu vô lý về Đời.

Đối với tôi:

-Không chấp nhận chuyện hạ Đời xuống để tâng cái Đạo mình lên.
Cái nạn như chuyện Alexander là tiểu tiết với bạn, nhưng với tôi nó là nạn chung của tâm linh: bóp méo hình ảnh của cuộc sống, tiêu cực hóa người thực việc thực để chứng minh Đạo mình.
Đấy là trải nghiệm của tôi ạ.
Với lịch sử, chúng tôi ko có phương tiện để bảo tồn nguyên bản một số bản thảo cách đây hàng ngàn năm. Nhưng pp được chấp nhận trong ngành là tôn trọng cứ liệu do các tác giả có uy tín, sống gần thời điểm nhân vật, sau khi kiểm chứng nhiều dị bản thấy sai lệch ko quá lớn.
Muốn nêu cái gì chống lại consensus trong ngành thì ít ra nó phải có gốc gác rõ ràng, chuyện đó đầu tiên do ai kể? Dựa vào logic nào mà dám triển khai theo hướng đó?
Nếu có dựa vào "trải nghiệm" thì cũng phải có thêm cơ sở khác.
Đối với bên xã hội nhân văn, như thế mới là có não.

Tôi vốn ko có ý đọc và bàn toàn thể về cái quyển sách nhà bạn cho nên phản biện là tôi chú ý tiểu tiết là vớ vẩn.
Vì từ đầu tôi tách chi tiết kia ra chỉ để nói cái nạn trên thôi.

-Tâm linh thì có thể cái gì gợi mở nối cho mình thì theo, cứ thấy tin được thì tin, có thể giữ thái độ hy vọng ở điều kỳ diệu còn tạm thời cứ gạn đục khơi trong, đồng ý. Nhưng về mặt học thuật, một quyển sách "phóng tác" đi vả vào mặt nội dung của sách nguyên bản, mà còn dám mạo nhận là dịch từ đó ra (tôi cứ tưởng nó bảo nó dịch từ Journey to the East thì còn biện hộ được, chứ nó dám tự nhận nó dịch từ Life and Teaching of the Masters of the Far East thì nó quá là láo lếu) thì vô đạo đức. Nên chúng tôi thông báo như thế để người mua sách biết đường mà cân nhắc, chứ đừng có nói cái giọng chúng tôi ko biết nhiều về Đạo thì đừng có bàn.
Và một (hai) tác giả đã thích bàn về nhiều loại Đạo thì cũng nên chấp nhận là sẽ có những người agnostic và theo những cái Đạo khác nữa sẽ có ý kiến. Và fan của họ cũng nên như thế.

-Thớt này thì là như thế, nhưng tôi cũng là người bỏ công ra chả ít đi giải thích những điều hiểu lầm của mọi người về lịch sử hay văn hóa phương Đông đâu, hay là danh nhân phương Tây cũng rất gần các chuẩn mực phương Đông thế nào, hay các thứ Đạo phương Đông cũng ko phải là dựa trên thế giới quan cứng nhắc cổ hủ. Tôi có thể nói chắc là so với những người trẻ ở đây, tôi không ít quan tâm đến mặt triết lý của Tử vi hơn ai cả. Tôi cũng vì muốn đạt đến sự bao dung của người xưa mà chê cái nạn tự sướng ở người nay đó thôi, đã sống trong những XH lắm vấn đề còn thích tự sướng tìm ra đứa khác để thấy ta còn tốt chán.

-Tôi cực ghét cái kiểu cứ phải chêm các sự khuyên này khuyên nọ đạo mạo vào.
Nhưng vì bạn khuyên nhiều quá nên tôi cũng khuyên lại bạn một câu: đừng có coi cái gì "tâm linh" cũng là của vấn đề tâm linh không thôi, muốn đọc gì muốn trải nghiệm gì thì ráng mà thử nghĩ bằng thế giới quan của các ngành khác nhau, các góc nhìn khác nhau một tý.
Đấy mới là tâm linh. Nhiều ngành như ngành gián điệp thì cần thằng nào trong ngành thì biết ngành mình là tốt chứ cũng chả cần ai khác phải hiểu. Chứ cái tâm linh của bạn mà nó ko vươn đến mọi người thì đó là lỗi của bạn.

Ngay vấn đề nhập cư bạn đã nghĩ được là (một số thành phần) người ta chán ngán người nhập cư là có lý do chính đáng do các vấn đề sự nhập cư ồ ạt đem lại, thì sao ko nghĩ được là cái gốc ko phải ở chỗ người ta kém bao dung hơn những kẻ chả nhận mấy người nhập cư mà cứ to mồm. Họ chỉ chưa bao dung đến cái mức ai tát mình thì đem cái má còn lại ra cho tát nốt thôi!

Hay là ngược lại, cái việc khi thời đại thay đổi, một con người ý thức được việc đòi quyền bình đẳng cho mình, đòi hạnh phúc cho mình bất kể xuất thân, chống lại "trời trao quyền làm vua", nó ko đơn giản là "chế độ chính trị" đâu, vì nó là ý thức chứ ko phải là cơ cấu vật chất. Nó là kết quả đấu tranh ý thức hệ trong đó có ý thức tôn giáo, nên đừng bảo là ko liên quan đến tâm linh.

Có những cái ko phải một câu hai câu trên diễn đàn mà giải thích được, như việc tại sao bọn Nhật nó lại ko thể mở mồm ra xin lỗi được như bọn Đức, tại sao khối ASEAN này sẽ còn lâu mới tiến đến gần như EU (dù thất bại ko thì các vĩ nhân bên đấy cũng chuẩn bị cho nó hàng trăm năm rồi), tại sao ngay cả Singapore hay Nhật cũng còn lâu mới nghĩ đến cho nhập cư vì lý do nhân đạo như bên Thụy Điển (tôi ko nói là châu Âu ko tính toán thực dụng, mà chỉ nói những nước tiến bộ nhất nó đã ở thế có thể suy xét về điều đấy rồi)... Ko tự tìm hiểu thì chịu thôi.
Bạn nói Bắc Âu sướng quá hóa rồ (nên tội phạm của nó giáo hóa được bằng sự bao bọc thay vì nỗi khổ, thì là ko chứng minh được là con người ở nơi khác cũng có cùng tiềm năng đó chăng?) với cái vấn đề nhập cư lậu đường biển này nọ là tôi thấy, bạn tìm hiểu ít quá.

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 28/02/2015 - 01:52







Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |