Gửi vào 23/02/2015 - 16:41
Chung Lữ truyền đạo tập
Chính Dương Chân Nhân Chung Li Quyền Vân Phòng thuật
Thuần Dương Chân Nhân Lữ Nham Động Tân tập
Hoa Dương Chân Nhân Thi Kiên Ngô Hi Thánh truyền
Lữ tổ toàn thư tu chân truyền đạo tập tiểu tự
Xưa đời Nghiêu Thuấn có 16 chữ: Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung, thành tổ của việc truyền tâm. Sau này Khổng môn truyền thụ, cũng chỉ nhất quán nhất ngôn. Nếu truyền đạo chắc không cần đa thuyết. Nhưng Tử Cống nói: “Phu tử nói về Tính với Thiên Đạo, không thể truyền được”. Sách [Trung dung] thuật lại lời Trọng Ni, phần nhiều trong [Luận ngữ] không chép, ý là lúc đó thuyết về Tính và Thiên Đạo đã rõ, nên phần lớn là bí mật không truyền.
Người đời truyền rằng Lữ tổ thụ đạo với Chính Dương Đế Quân, với một câu “sợ làm lầm lỡ hậu nhân năm trăm năm sau”, mà thi hành 3.000 công hạnh mới xong, làm sao mong nhanh được! Đến lúc duyệt [Tu chân truyện đạo tập], trình bày ý nghĩa Thiên Nhân Tính Mệnh, không sợ khúc chiết lằng nhằng, rõ ràng mà nói, khác hẳn so với 16 chữ của Nghiêu Thuấn. Khổng môn nhất quán nhất ngôn, tắc hựu hà dã. [Tập] truyền cho Hoa Dương Thi Kiên Ngô, Kiên Ngô là tiến sĩ đời Đường năm Nguyên Hòa, ẩn cư ở Hồng Châu Tây Sơn, chí ngay thẳng, không chịu làm quan, từng có thơ rằng :
“Khí bản diên niên Dược, Tâm vi sử Khí Thần, năng tri hành Khí chủ, tiện thị đắc tiên nhân-Khí vốn là thuốc kéo dài tuổi thọ, Tâm để khiến Khí Thần, giỏi biết hành Khí chủ, liền được là Tiên nhân”.
Đủ biết về cái cần bồi dưỡng vậy!
Lữ tổ thân đến, thấy ông đi như khói mây, bèn truyền cho Hoàn Đan Đại Đạo, [Tập] này được truyền từ đó. Chỉ là năm xưa hỏi Đạo, lời đáp còn có khẩu quyết bí mật, không thể viết vào sách, gọi là khẩu khẩu tương truyền bất kí văn, nay đều không thể thấy được vậy.
Nguyên bản lỗi nhiều, nay đem chỗ sai mà sửa lại, còn lại chờ xem xét sau. Phân 18 thiên ra thành hai quyển thượng hạ.
Luận chân tiên đệ nhất
Lữ tổ hỏi:
Cuộc sống của con người, làm sao để không có bệnh, mạnh mẽ không già, sống mà không chết, có đạo nào có thể đạt đến như vậy?
Chung tổ đáp:
Sự sống của người ta, từ khi cha mẹ giao hội mà Nhị Khí tương hợp, thì Tinh Huyết thành bào thai, sau Thái Sơ thì có Thái Chất, Âm nhờ Dương sinh, Khí theo Thai hóa, sau 300 ngày Hình tròn đủ. Linh Quang nhập thể thì chia lìa với mẹ. Từ sau Thái Tố đã có thăng giáng, mà Hoàng Nha lớn lên. 5.000 ngày thì Khí đủ, số tự đủ 81 trượng. Còn đương 15 tuổi, mới gọi là đồng nam. Lúc này trong Âm thì Dương chiếm một nửa, có thể so với ánh sáng của mặt trời ở phương Đông. Qua đây về sau, tẩu thất Nguyên Dương, hao tán Chân Khí, Khí nhược thì bệnh, lão, tử, tuyệt vậy.
Bình sinh ngu muội, tự làm tổn hại Linh Quang.
Một đời hung ác ngoan cố, bị trừ thọ số.
Ví thế đến lai sinh thì thân thể khác nhau, thọ có dài ngắn. Đã sinh lại diệt, đã diệt lại sinh. Xoay chuyển mà không ngộ nên đời đới đọa lạc, thì mất thân thành loài khác, thấu linh vào xác lạ. Chí Chân Căn Tính không quay lại vào người, bàng đạo luân hồi, vĩnh vô giải thoát.
Hoặc gặp Chân Tiên Chí Nhân, giúp tiêu tội báo, trừ bì thoát xác, lại được thân người. Mới trong nơi si mê ngu muội, tích hạnh trăm kiếp, lên ở phúc địa, bởi không tránh được đói rét tàn hoạn, vòng vèo đi lên, dần được hoàn toàn hình mạo, lên ở nơi bọn nô tì ti tiện. Nếu như lại tác tiền nghiệt, thì rất nhanh chóng , tái nhập bàng đạo luân hồi.
Lữ tổ hỏi:
Sinh ra ở Trung Quốc, may mắn gặp cảnh thái bình, ăn mặc hơi đủ mà năm tháng chưa muộn. Thích an mà ghét bệnh, tham sống mà sợ chết. Hôm nay được gặp tôn sư, tái bái tái cáo, nghĩ việc lớn sinh tử, dám mong bày cho cái lí về bất bệnh bất tử, chỉ giáo cho kẻ bần nho này chăng?
Chung tổ đáp:
Nhân sinh mà muốn tránh luân hồi, không nhập vào thân xác của loài khác, thì hãy thường để thân này không có bệnh, lão, tử, khổ, đỉnh thiên lập địa, phụ Âm bão Dương mà thành người. Làm người không để thành quỷ, trong loài người lại tu mà thành Tiên, trong các Tiên thì bay lên Trời.
Lữ tổ hỏi:
Người chết thành Quỷ, Đạo thành thì thành Tiên. Tiên có nhất đẳng, cớ sao nói trong các Tiên thì bay lên Trời?
Chung tổ đáp:
Tiên không phải chỉ có một. Thuần Âm mà không có Dương là Quỷ, Thuần Dương mà không có Âm là Tiên, Âm Dương lẫn lộn là Nhân. Chỉ có con người là có thể thành Quỷ, có thể thành Tiên. Lúc thiếu niên chẳng chịu tu luyện, mặc tình phóng ý, thì chết bệnh mà thành Quỷ. Biết ra mà tu luyện, thì siêu phàm nhập thánh, thoát chất mà thành Tiên. Tiên có ngũ đẳng, Pháp có tam thành. Tu trì thì tại người, mà công thành thì tùy phận vậy.
Lữ tổ hỏi:
Pháp có tam thành mà Tiên có ngũ đẳng , là thế nào?
Chung tổ đáp:
Pháp có tam thành là tiểu thành, trung thành, đại thành khác nhau. Tiên có ngũ đẳng là Quỷ Tiên, Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên, Thiên Tiên khong cùng loại, đều là Tiên vậy. Quỷ Tiên không xa Quỷ, Nhân Tiên không xa người, Địa Tiên không xa Đất, Thần Tiên không xa Thần, Thiên Tiên không xa Trời.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Quỷ Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Quỷ Tiên là dưới cùng trong năm loại Tiên. Siêu thoát từ trong Âm, Thần Tượng không rõ, ở Quỷ Quan thì không có họ, ở Tam Sơn thì không có tên. Tuy chẳng phải luân hồi, cũng khó về Bồng Doanh. Cuối cùng chẳng có chỗ về, chỉ có đầu thai mượn xác mà thôi.
Lữ tổ hỏi:
Quỷ Tiên này, là thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà dẫn đến như vậy?
Chung tổ đáp:
Người tu trì, không hiểu Đại Đạo, mà muốn tốc thành. Hình như cây khô, Tâm như tro lạnh, Thần Thức nội thủ, kiên trì không tán. Trong định mà xuất Âm Thần, là Thanh Linh Chi Quỷ, không phải là Thuần Dương Chi Tiên. Vì là kiên trì Âm Linh không tán, nên gọi là Quỷ Tiên. Tuy gọi là Tiên, kì thực là Quỷ. Kẻ sùng Phật xưa nay, dụng công đến như vậy, mà gọi là đắc đạo, thực đáng cười.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Nhân Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Nhân Tiên, đứng thứ hai bên dưới năm loại Tiên. Kẻ sĩ tu chân, không hiểu Đại Đạo, trong Đạo đắc được một pháp, trong pháp đắc được một thuật, tín tâm khổ chí, suốt đời không đổi. Khí của Ngũ Hành, giao nhầm hội nhầm, hình chất cũng vững chắc, dịch bệnh của bát tà không thể làm hại, khỏe mạnh ít bệnh, nên gọi là Nhân Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Như Nhân Tiên này, thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà được vậy?
Chung tổ đáp:
Người tu trì, mới đầu cũng có thể được nghe Đại Đạo. Nhưng nghiệt trọng phúc bạc, các thứ khó khăn dần làm biến đổi tâm chí ban đầu, chỉ dừng ở tiểu thành thì có công hiệu, suốt đời không thể thay đổi, bốn mùa không thể biến cải.
Như kẻ tuyệt ngũ vị, há biết có lục khí.
Kẻ quên thất tình, há biết có thập giới.
Kẻ thi hành sấu yết , cười thổ nạp là sai.
Kẻ thích thái bổ, cười thanh tĩnh là ngu.
Kẻ thích dùng vật để đoạt Khí của Trời Đất, không chịu ngừng ăn.
Kẻ thích tồn tưởng mà thái Tinh của Nhật Nguyệt, không chịu đạo dẫn.
Cô tọa bế tức, sao biết có tự nhiên.
Vất vả cực nhọc, không hiểu gì về vô vi cả.
Thái Âm, lấy Khí của phụ nữ, chẳng giống với người co Kim Quy.
Dưỡng Dương ăn sữa của đàn bà, chẳng giống với người luyện Đan.
Theo loại mà suy đến cùng thì không thể đếm hết. Nhưng đều là Đạo, chỉ không thể hoàn toàn đủ Đại Đạo. Chỉ có một pháp một thuật trong Đại Đạo, công thành an lạc diên niên mà thôi, mới gọi là Nhân Tiên.
Còn có một loại, mà thích vui một chút, ngại giữ gìn lâu, dụng công không cẩn thận, sai ngày sai giờ, phản thành tật bệnh, mà chẳng được diên niên, ở đời cũng nhiều vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Địa Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Địa Tiên là một nửa Trời Đất, sắp là Thần Tiên. Không hiểu Đại Đạo, chỉ dừng ở phép tiểu thành. Không thể thành công, chỉ có thể trường sinh trụ thế, mà bất tử ở nhân gian vậy.
Lữ tổ hỏi:
Địa Tiên hạ thủ thế nào?
Chung tổ đáp:
Mới đầu thì theo cái lí Trời Đất thăng giáng, lấy giữ số sinh thành của Nhật Nguyệt.
Trong thân dùng năm tháng, trong ngày dùng giờ khắc.
Đầu tiên cần biết Long Hổ, tiếp đó cần phối Khảm Li.
Luận rõ nguồn nước trong đục, phân biệt khí hậu sớm muộn.
Thu Chân Nhất, khảo sát Nhị Nghi, liệt kê Tam Tài, phân Tứ Tượng, biệt Ngũ Vận, định Lục Khí, tụ Thất Bảo, sắp xếp Bát Quái, hành qua Cửu Châu.
Ngũ Hành điên đảo, Khí truyền theo cách tử mẫu-mẹ con mà Dịch hành theo đường phu phụ-vợ chồng. Tam Điền phản phục, thiêu thành Đan Dược, vĩnh viễn trấn Hạ Điền, luyện hình trụ thế mà được trường sinh bất tử, thành Lục Địa Thần Tiên, nên gọi Địa Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Thần Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Thần Tiên là Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, quan tiết nối liền, rút Diên thêm Hống mà Kim Tinh luyện Đỉnh. Ngọc Dịch Hoàn Đan, luyện hình thành Khí mà Ngũ Khí Triều Nguyên. Tam Dương Tụ Đỉnh, công mãn vong hình, Thai Tiên tự hóa. Âm tận Dương thuần, thân ngoại hữu thân. Thoát chất thăng Tiên, siêu phàm nhập thánh. Tạ tuyệt trần tục mà về Tam Sơn, mới gọi là Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Thiên Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, mà đắc siêu thoát, mới gọi là Thần Tiên. Thần Tiên chán ở Tam Đảo mà truyền đạo ở nhân gian, có công với đạo, mà có hạnh với nhân gian, công hành mãn túc, thụ Thiên Thư mà về Động Thiên, gọi là Thiên Tiên.
Đã là Thiên Tiên, nếu mà chán ở Động Thiên, làm hết phận sự mà thành Tiên quan: hạ gọi là Thủy Quan, trung gọi là Địa Quan, thượng gọi là Thiên Quan. Có đại công với Trời Đất, có đại hạnh với kim cổ. Chức quan nâng lên, dần vào 36 Động Thiên, mà quay về 81 Dương Thiên. Qua 81 Dương Thiên rồi quay về Tam Thanh Hư Vô Tự Nhiên Chi Giới.
Lữ tổ hỏi:
Quỷ Tiên chắc chắn không thể cầu vậy, Thiên Tiên cũng chưa dám mong. Có thể được nghe về phép Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên không ạ?
Chung tổ đáp:
Nhân Tiên không ngoài tiểu thành pháp, Địa Tiên không ngoài trung thành pháp, Thần Tiên không ngoài đại thành pháp. Đây phân ra thành tam thành, kì thực là một thôi. Dụng pháp cầu Đạo, Đạo vốn không khó. Dùng Đạo để cầu Tiên, thì thành Tiên cũng rất dễ.
Lữ tổ hỏi:
Kẻ sĩ dưỡng mệnh xưa nay, chẳng ai không cầu trường sinh, chẳng ai không cầu thăng Tiên, nhưng cũng có kẻ không đạt được trường sinh thăng Tiên, sao lại vậy?
Chung tổ đáp:
Pháp không hợp Đạo, nghe nhiều biết nhiều, tiểu pháp bàng môn, không tránh được tật bệnh, tử vong, vì thế gọi là Thi Giải, mê hoặc thế nhân, đề cử lẫn nhau, dẫn đến không được nghe Đại Đạo. Tuy có người tín tâm khổ chí, hành trì dài lâu, nhưng đến cuối cùng vẫn không thành công, dần vào suối vàng. Ô hô!
Luận Đại Đạo đệ nhị
Lữ tổ hỏi:
Gọi Đại Đạo là thế nào?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình, vô danh, không hỏi, không đáp, nó lớn đến mức không có gì ở ngoài nó, nó nhỏ đến mức không có gì ở trong nó. Không thể đắc mà biết nó, không thể đắc mà thi hành nó!
Lữ tổ hỏi:
Kẻ sĩ thành đạt xưa nay, đầu tiên là học Đạo, tiếp đó là có Đạo, tiếp đó là đắc Đạo, tiếp đó là Đạo thành, rồi từ trần thế vào Bồng Đảo, bay lên Động Thiên, bay lên Dương Thiên mà lên Tam Thanh, đó đều là kẻ sĩ Đạo thành. Hôm này Tôn Sư chỉ nói Đạo không thể đắc mà biết, không thể đắc mà thi hành, vậy Đạo chỉ được ẩn sao?
Chung tổ đáp:
Ta với Đạo chắc chắn là không giấu ngươi. Nay kẻ sĩ phụng đạo trên đời, chỉ có cái danh hiếu Đạo, nghe Đại Đạo, mà không có lòng tin, tuy có lòng tin mà không cố gắng, sáng làm chiều đổi, ngồi cái là liền quên. Bắt đầu thì chăm chỉ, cuối cùng thì lười nhác. Vì thế ta nói Đại Đạo khó biết, khó thi hành.
Lữ tổ hỏi:
Cái lí Đại Đạo khó biết, khó thi hành như thế nào?
Chung tổ đáp:
Là bàng môn tiểu pháp, dễ thấy hiệu nghiệm, thay nhau truyền thụ, đến chết không tỉnh ngộ, liền thành phong tục, làm bại hoại Đại Đạo. Có kẻ trai giới, có kẻ không ăn, có kẻ thái Khí, có kẻ súc nuốt nước bọt, có kẻ bỏ vợ, có kẻ bỏ tối, có kẻ thiền định, có kẻ không nói, có kẻ tồn tưởng, có kẻ thái Âm, có kẻ uống Khí, có kẻ giữ thanh tịnh, có kẻ ngưng tim, có kẻ tuyệt lo, có kẻ khai đỉnh, có kẻ co quy đầu, có kẻ tuyệt tích, có kẻ xem đọc, có kẻ thiêu luyện, có kẻ định tức, có kẻ đạo dẫn, có kẻ thổ nạp, có kẻ thái bổ, có kẻ bố thí, có kẻ cung dưỡng, có kẻ cứu tế, có kẻ vào núi, có kẻ thức tính, có kẻ bất động, có kẻ thụ trì,... Bàng môn tiểu pháp không thể kể hết.
Đến như thái Nhật Nguyệt Tinh Hoa, đoạt Khí của Trời Đất, tâm tư ý tưởng, mong kết Đan Sa, vất vả cực nhọc, mong cầu siêu thoát, vào nhiều ra ít, có thể công bệnh.
Nhận là Chân Thai Tức, tuyệt niệm vong ngôn, có thể dưỡng Tính. Chỉ tác Thái Nhất Hàm Chân Khí, kim thương bất đảo, Hoàng Hà nghịch lưu, dưỡng mệnh hạ pháp. Hình như cây khô, tâm như tro lạnh, dùng tiểu thuật để tụ tập Thần. Làm sao mà kẻ sĩ phụng đạo xưa nay, lại khổ khổ lưu tâm, hết sức chú ý. Coi nuốt nước bọt là thành Dược, thì làm sao đắc được tạo hóa? Tụ Khí mà thành Đan, thì làm sao đắc đình lưu? Chỉ Can là Long, mà Phế là Hổ, thì làm sao đắc giao hợp? Nhận Khảm là Diên, mà Li là Hống, thì làm sao đắc trừu thiêm ? Tứ thời tưới rót, mong làm lớn Hoàng Nha. Nhất ý bất tán, mong cầu Đại Dược.
Sai năm sai tháng, hỏng ngày loạn giờ. Không biết căn đế của ngũ hành, sao biết được tam tài tạo hóa? Tìm cành tìm lá, mê hoặc hậu nhân. Khiến cho Đại Đạo dần xa, dần tản, dị đoan cùng khởi, mà thành phong tục, làm mất đi bản ý của tiên sư, chính do học theo lời nghe nói phong thanh. Mà chỉ pháp quyết cho kẻ vô tri, dạy dỗ lẫn nhau, dần dần rơi xuống suối vàng, khiến người ta đau lòng. Chẳng phải không muốn chỉ rõ Đại Đạo, mà vì thế nhân nghiệt trọng phúc bạc, không tin Thiên Cơ, trọng tài khinh mệnh, muốn thành hạ quỷ.
Lữ tổ hỏi:
Tiểu pháp bàng môn, đã biết vậy, còn như Đại Đạo, có được nghe không?
Chung tổ đáp:
Đạo vốn không hỏi, hỏi thì không đáp. Đến khi Chân Nguyên phân chia, Thái Phác đã tản ra. Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Nhất là thể, nhị là dụng, tam là tạo hóa. Thể dụng không ngoài Âm Dương, tạo hóa đều do giao cấu. Thượng, trung, hạ liệt ra Tam Tài. Thiên, địa, nhân cộng thành Nhất Đạo. Đạo sinh Nhị Khí, Khí sinh Tam Tài, Tam Tài sinh Ngũ Hành, Ngũ Hành sinh vạn vật. Trong vạn vật thì con người là tối linh, tối quý. Duy có người là có thể suy đến cùng cái lí của vạn vật, tận được tính của mình. Cùng lí, tận Tính cho đến Mệnh, toàn mệnh, bảo sinh mà hợp với Đạo, nên kiên cố bằng Trời Đất, mà cùng được trường cửu.
Lữ tổ hỏi:
Thiên trường địa cửu, hằng thiên cổ đến vô cùng. Nhân thọ bách tuế, đến 70 đã là hiếm. Sao Đạo chỉ ở Trời Đất mà xa người vậy?
Chung tổ đáp:
Đạo không xa người, mà người tự xa Đạo vậy. Sở dĩ xa Đạo là vì dưỡng Mệnh mà không biết pháp. Sở dĩ không biết pháp là vì hạ công phu mà không biết thời. Sở dĩ không biết thời, là vì không đạt được cái cơ của Trời Đất vậy.
Luận Trời Đất đệ tam
Lữ tổ hỏi:
Cái gọi là cơ của Trời Đất, có thể nghe được không?
Chung tổ đáp:
Cơ của Trời Đất là Trời Đất vận dụng Đại Đạo, mà qua lại lên xuống, hành trì không mỏi mệt, thì được trường cửu kiên cố. Chưa từng coi nhẹ mà lộ ra cho người.
Lữ tổ hỏi:
Trời Đất về phía Đạo, sao lại nói là cái cơ vận dụng? Sao lại nói là cái cơ hành trì? Vận dụng thì bắt đầu thế nào? Hành trì thì thấy công hiệu thế nào?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo đã phân mà hữu hình, vì hình mà có số. Trời đắc Càn Đạo, lấy nhất làm thể, trong nhẹ mà ở trên, cái dụng là Dương. Đất đắc Khôn Đạo, lấy nhị làm thể, nặng đục mà ở dưới, cái dụng là Âm. Dương thăng Âm giáng, giao hợp lẫn nhau. Càn Khôn tác dụng, không sai với Đạo. Mà bắt đầu thì có thời điểm, công hiệu thì có ngày.
Lữ tổ hỏi:
Trời đắc Càn Đạo, cái dụng là Dương. Dương chủ về bay lên, vì sao lại giao với Đất? Đất đắc Khôn Đạo, cái dụng là Âm. Âm chủ giáng, vì sao giao với Trời? Trời Đất không giao, thì Âm Dương làm sao hợp được? Âm Dương không hợp, Càn Khôn tác dụng thế nào? Càn Khôn đã không tác dụng, thì dù có thời điểm bắt đầu, có ngày thấy công hiệu, nhưng làm sao có thể đắc Đại Đạo được?
Chung tổ đáp:
Đạo của Trời lấy Càn làm thể, lấy Dương làm dụng, tích khí bên trên. Đạo của Đất lấy Khôn làm thể, lấy Âm làm dụng, tích thủy ở bên dưới. Việc hành Đạo của Trời là dùng Càn yêu cầu Khôn. Một lần yêu cầu thì thành trưởng nam, trưởng nam gọi là Chấn. Yêu cầu tiếp thì thành trung nam, trung nam gọi là Khảm. Yêu cầu lần thứ ba thì thành thiếu nam, thiếu nam gọi là Cấn. Đây là Trời giao với Đất, dùng Càn Đạo yêu cầu Khôn Đạo mà sinh Tam Dương. Đến lúc Đất thi hành Đạo, dùng Khôn yêu cầu Càn. Một lần yêu cầu thì thành trưởng nữ, trưởng nữ gọi là Tốn. Yêu cầu tiếp thì thành trung nữ, trung nữ gọi là Li. Yêu cầu lần ba thì thành thiếu nữ, thiếu nữ gọi là Đoài. Đây là Đất giao với Trời, dùng Khôn Đạo yêu cầu Càn Đạo mà sinh Tam Âm.
Tam Dương giao hợp với Tam Âm mà vạn vật sinh, Tam Âm giao hợp với Tam Dương mà vạn vật thành. Trời Đất giao hợp, vốn dùng Càn Khôn yêu cầu nhau mà vận hành Đạo. Càn Khôn yêu cầu nhau mà sinh Lục Khí, Lục Khí giao hợp mà phân Ngũ Hành, Ngũ Hành giao hợp mà sinh thành vạn vật. Lúc Càn Đạo đi xuống, ba lần yêu cầu là xong, Dương đó lại đi lên, trong Dương tàng Âm, quay về đến Trời. Khôn Đạo đi lên, ba lần yêu cầu là xong, Âm đó lại giáng, trong Âm tàng Dương, xuống về đến Đất.
Trong Dương tàng Âm, thì Âm đó không tiêu, mới gọi là Chân Âm. Chân Âm đến Trời, vì Dương mà sinh, vì vậy khi Âm từ Trời đi xuống, trong Âm có thể không có Dương sao?
Trong Âm tàng Dương, Dương đó không diệt, mới gọi là Chân Dương. Chân Dương đến Đất, vì Âm mà phát, vì vậy khi Dương từ Đất đi lên, trong Dương có thể không có Âm sao?
Trong Dương tàng Âm, thì Âm đó không tiêu, mà quay về Đất. Trong Âm tàng Dương, Dương đó không diệt, mà quay về Trời. Chu nhi phục thủy vận hành không ngừng. Giao hợp không sai với Đạo, vì thế mà trường cửu kiên cố là như vậy.
Lữ tổ hỏi:
Cơ của Trời Đất, vận hành Đạo mà được trường cửu, là công phu của Trời Đất tác dụng. Chỉ có con người, chỉ có thông minh, lưu tâm vào thanh tịnh, muốn phụng hành Đại Đạo, nhỏ thì an lạc diên niên, vừa thì trường sinh bất tử, lớn thì thoát chất thăng Tiên. Làm sao tác dụng, vận hành Đại Đạo, pháp động Thiên Cơ, mà cũng đắc trường cửu kiên cố, hạo kiếp trường tồn?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình, vì có kẻ đắc được mà thành hình. Đại Đạo vô danh, vì có kẻ có được mà thành danh. Trời Đất được nó mà gọi là Càn Khôn Chi Đạo. Nhật Nguyệt được nó mà gọi là Âm Dương Đạo. Con người được nó: ở triều đình thì gọi là quân thần đạo, ở khuê môn thì gọi là phu phụ đạo, ở xóm làng thì gọi là trưởng ấu đạo, ở trường học thì gọi là bằng hữu đạo, ở nhà thì gọi là phụ tử đạo. Đó là xem xét ơ bên ngoài, không ai không có Đạo vậy.
Đến khi cha mẹ giao hội, cha thì Dương đến trước mà Âm đến sau, lấy Chân Khí tiếp Chân Thủy, Tâm Hỏa với Thận Thủy tương giao, luyện thành tinh hoa. Tinh hoa đã xuất, gặp Âm của mẹ, thì Thủy đến trước, bồng bềnh ở nơi vô dụng. Gặp Dương của mẹ, thì Huyết đến trước, mà vào ở trước Tử Cung. Tinh Huyết thành bào thai, bao hàm Chân Khí mà vào Tử Cung của mẹ. Ngày tháng dài lâu, Chân Khí tạo hóa thành người, như Trời Đất hành Đạo, Càn Khôn yêu cầu nhau, mà sinh Tam Âm Tam Dương.
Chân Khí là Dương, Chân Thủy là Âm. Dương tàng trong Thủy, Âm tàng trong Khí. Khí chủ về bay lên, trong Khí có Chân Thủy. Thủy chủ về hạ xuống, trong Thủy có Chân Khí. Chân Thủy là Chân Âm, Chân Khí là Chân Dương vậy.
Chân Dương theo Thủy đi xuống, như Càn yêu cầu Khôn: thượng gọi là Chấn, trung gọi là Khảm, hạ gọi là Cấn. Lấy người để so, lấy ở giữa là hạn độ, từ trên đi xuống, Chấn là Can, Khảm là Thận, Cấn là Bàng Quang.
Chân Âm theo Khí đi lên, như Khôn yêu cầu Càn: hạ gọi là Tốn, trung gọi là Li, thượng gọi là Đoài. Lấy người để so, lấy ở giữa là hạn độ, từ dưới đi lên, Tốn là Đảm, Li là Tâm, Đoái là Phế.
Hình tượng đã đủ, số đủ thì rời mẹ. Sau khi sinh ra, Nguyên Dương tại Thận. Nhân Nguyên Dương mà sinh Chân Khí, thì Chân Khí triều Tâm. Nhân Chân Khí mà sinh Chân Dịch, thì Chân Dịch hoàn nguyên. Lên xuống qua lại, nếu như không hao tổn, thì tự có thể kéo dài tuổi thọ. Nếu biết thời hậu không sai, trừu thiêm có mức độ, thì tự có thể trường sinh. Nếu tạo tác không mệt mỏi, tu trì không ngừng, thì Âm tận Dương thuần, tự có thể siêu phàm nhập thánh. Đây là cái lí Thiên Cơ thâm tạo, là cái việc từ xưa đến nay không truyền.
Nếu anh có lòng tin mà không do dự, coi lợi danh như gông xiềng, coi ân ái như kẻ giặc, tránh tật bệnh như sợ cái nạn tử vong, đề phòng mất thân vào xác lạ, lo bị thấu linh vào loài khác. Để mình có chí thanh tịnh, để lấp đi nguồn căn của nó, không để tẩu thất Nguyên Dương, hao tán Chân Khí. Khí thịnh thì trong Hồn không có Âm, Dương tráng thì trong Phách có Khí. Một thăng một giáng, giữ pháp không ra ngoài Trời Đất. Một thịnh một suy, qua lại cũng giống như Nhật Nguyệt.
Luận Nhật Nguyệt đệ tứ
Lữ tổ hỏi:
Lí của Trời Đất cũng biết sơ vậy. Triền độ giao hợp của Nhật Nguyệt, ở người có thể so được không? Xin nghe về điều này.
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình mà sinh dục Trời Đất. Đại Đạo vô danh mà vận hành Nhật Nguyệt. Nhật Nguyệt là Tinh của Thái Âm, Thái Dương, là phép tắc ngầm của mức độ Trời Đất giao hợp, trợ giúp thi hành công việc sinh thành vạn vật.
Đông Tây mọc lặn mà phân ngày đêm. Nam Bắc qua lại mà định lạnh nóng. Ngày đêm không ngừng, nóng lạnh xô nhau mà trong Phách sinh Hồn, trong Hồn sinh Phách. Tiến thoái có thời, không sai với số của Càn Khôn. Qua lại có mức độ, không sai với hạn kì của Trời Đất.
Lữ tổ hỏi:
Đông Tây mọc lặn mà phân ngày đêm là thế nào?
Chung tổ đáp:
Lúc hỗn độn mới phân, Huyền Hoàng định vị. Hình dáng của Trời Đất giống như quả trứng. Bên trong lục hợp, hình tròn như quả cầu. Nhật Nguyệt-mặt trời mặt trăng lên xuống, vận hành bên trên Trời, bên dưới Đất. Mọc lặn Đông Tây, vòng quang như bánh xe.
Phàm lúc mặt trời đã mọc ở phương Đông mà chưa xuống ở phương Tây thì là ban ngày, lúc mặt trời đã xuống ở phương Tây mà chưa mọc ở phương Đông thì là ban đêm. Đây là sự lên xuống của mặt trời mà phân ngày đêm.
Còn việc mọc lặn của mặt trăng không giống với mặt trời. Tải Phách ở Tây, thụ Hồn ở Đông, ánh sáng chiếu trong đêm mà Hồn tàng vào ban ngày, tích ngày lũy giờ, hoặc mọc hoặc lặn, từ Tây sang Đông.
Bắt đầu thì trong Phách sinh Hồn, hình dạng như cung cong, mới đêm thì ánh sáng chiếu ở Tây.
Tiếp đó trong Phách thì Hồn chiếm một nửa, thời điểm ứng với Thượng Huyền , mới đêm thì ánh sáng chiếu ở Nam.
Tiếp nữa trong Phách đầy Hồn, tương vọng với mặt trời, mới đêm thì ánh sáng chiếu ở Đông.
Tiếp nữa trong Hồn sinh Phách, dạng như miếng gương bị khuyết, mới đêm thì Hồn tàng ở Tây.
Tiếp nữa trong Hồn thì Phách chiếm một nửa, thời điểm ứng với Hạ Huyền , mới đêm thì Hồn tàng ở Nam.
Tiếp nữa trong Hồn đầy Phách, tương bối với mặt trời, mới đêm thì Hồn tàng ở Đông.
Đây là sự mọc lặn của mặt trăng mà phân ngày đêm.
Lữ tổ hỏi:
Nam Bắc qua lại, mà định lạnh nóng là thế nào?
Chung tổ đáp:
Sau Đông Chí, mặt trời mọc lúc 50 phân đầu tiên của giờ Thìn, mặt trời lặn lúc 50 phân cuối giờ Thân. Sau đó trở đi, mọc lặn từ Nam chuyển dần sang Bắc, hạn kì ở Hạ Chí............................
Tâm là Hỏa, làm thế nào để Hỏa đi xuống? Thận là Thủy, làm thế nào để Thủy đi lên? Tì là Thổ, Thổ ở giữa mà nhận Hỏa thì thịnh, không gì không đi xuống mà khắc Thủy sao? Phế là Kim. Kim ở trên, mà xuống tiếp Hỏa thì tổn, sao được sinh Thủy đây? Những cái tương sinh thì cách xa nhau, cái tương khắc thì gần nhau khó dời. Vậy thì Ngũ Hành tự khắc nhau mà tổn, làm thế nào đây?
Chung tổ đáp:
Ngũ Hành quy nguyên, Nhất Khí tiếp dẫn. Nguyên Dương thăng cử mà sinh Chân Thủy, Chân Thủy tạo hóa mà sinh Chân Khí, Chân Khí tạo hóa mà sinh Dương Thần. Bắt đầu thì dựa vào Ngũ Hành định vị, mà có một chồng một vợ.
Thận là Thủy, trong Thủy có Kim, Kim vốn sinh Thủy, lúc hạ thủ cần biết Kim trong Thủy. Thủy vốn ghét Thổ, sau khi thái dược cần được Thổ quy Thủy.
Long là hình tượng của Can, Hổ vốn là thần của Phế. Dương Long xuất ở Li Cung, Âm Hổ sinh ở Khảm Vị.
Ngũ Hành nghịch hành, Khí truyền theo kiểu mẹ con, từ Tý đến Ngọ, gọi là trong Dương sinh Dương.
Ngũ Hành điên đảo, Dịch hành theo kiểu vợ chồng, từ Ngọ đến Tý, gọi là trong Âm luyện Dương.
Dương không được Âm thì không thành, cuối cùng thì nhờ không có Âm mà bất tử.
Âm không được Dương thì không sinh, cuối cùng thì nhờ Âm tuyệt mà trường thọ.
Lữ tổ hỏi:
Ngũ Hành gốc ở Âm Dương Nhất Khí. Gọi Nhất Khí là thế nào?
Chung tổ đáp:
Nhất Khí là lúc xưa khi cha mẹ giao hợp, mà có Tinh Huyết tạo hóa thành hình. Thận sinh Tì, Tì sinh Can, Can sinh Phế, Phế sinh Tâm, Tâm sinh Tiểu Tràng, Tiểu Tràng sinh Đại Tràng, Đại Tràng sinh Đảm, Đảm sinh Vị, Vị sinh Bàng Quang. Đây là Âm dựa vào Tinh Huyết tạo hóa thành hình, còn Dương chỉ ở chỗ lúc bắt đầu mới sinh, một điểm Nguyên Dương, ở tại hai Thận.
Thận là Thủy, trong Thủy có Hỏa, bay lên thành Khí, nhân Khí bay lên mà triều Tâm.
Tâm là Dương, lấy Dương hợp Dương, thái cực sinh Âm, là tích Khí sinh Dịch, Dịch từ Tâm giáng, nhân Dịch hạ giáng mà quay về Thận.
Can vốn là mẹ của Tâm, là con của Thận, truyền dẫn Thận Khí đến Tâm vậy.
Phế vốn là vợ của Tâm, là mẹ của Thận, truyền dẫn Tâm Dịch đến Thận vậy. Khí Dịch thăng giáng như Âm Dương của Trời Đất.
Can Phế truyền dẫn như Nhật Nguyệt qua lại. Ngũ Hành riêng có số, mà luận sự giao hợp sinh thành, thì Nguyên Dương Nhất Khí là gốc, trong Khí sinh Dịch, trong Dịch sinh Khí. Thận là gốc của Khí, Tâm là nguồn của Dịch.
Linh Căn kiên cố, hoảng hoảng hốt hốt, trong Khí tự sinh Chân Thủy.
Tâm Nguyên thanh tịnh, yểu yểu minh minh, trong Dịch tự có Chân Hỏa.
Trong Hỏa biết lấy Chân Long, trong Thủy biết lấy Chân Hổ.
Long Hổ tương giao mà thành Hoàng Nha, hợp thành Hoàng Nha mà kết thành Đại Dược, gọi là Kim Đan. Kim Đan đã được thì gọi là Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Kim Đan thành thì thoát chất thăng Tiên, mà phản Thập Châu , đã hiểu rõ. Còn thế nào gọi là Hoàng Nha?
Chung tổ đáp:
Là Chân Long, Chân Hổ vậy.
Lữ tổ hỏi:
Long Hổ là cái gì?
Chung tổ đáp:
Long không phải là Can, mà là Dương Long, Dương Long xuất ở trong Chân Thủy của Li Cung. Hổ không phải là Phế, mà là Âm Hổ, Âm Hổ xuất ở trong Chân Hỏa của Khảm Vị.
Luận thủy hỏa đệ thất
Lữ tổ hỏi:
Người ta trường sinh là do luyện thành Kim Đan. Muốn luyện Kim Đan, đầu tiên phải thái Hoàng Nha. Muốn đắc Hoàng Nha, cần đắc Long Hổ. Có nói Chân Long xuất ở Li Cung, Chân Hổ sinh ở Khảm Vị. Trong Li Khảm có Thủy Hỏa. Thủy Hỏa đó là cái gì?
Chung tổ đáp:
Phàm trong thân lấy Thủy mà nói thì Tứ Hải, Ngũ Hồ, Cửu Giang, Tam Đảo, Hoa Trì, Dao Trì, Phượng Trì, Thiên Trì, Vương Trì, Côn Trì, Nguyên Đàm, Lãng Uyển, Thần Thủy, Kim Ba, Quỳnh Dịch, Ngọc Tuyền, Dương Tô, Bạch Tuyết… các tên như vậy, không thể trình bày hết được.
Phàm trong thân lấy Hỏa mà nói thì chỉ có Quân Hỏa, Thần Hỏa, Dân Hỏa mà thôi. Ba Hỏa đó lấy Nguyên Dương làm gốc, mà sinh Chân Khí, Chân Khí tụ thì được an lành, Chân Khí yếu thì thành bệnh. Nếu hao tán Chân Khí mà tẩu thất Nguyên Dương, Nguyên Dương mà tận thì thành Thuần Âm, Nguyên Thần rời thể xác, gọi là chết vậy.
Lữ tổ hỏi:
Trong thân người, dùng một điểm Nguyên Dương để hưng cử Tam Hỏa. Tam Hỏa khởi trong quần Thủy chúng Âm , dễ bị hao tán mà khó bốc lên. Như vậy Dương nhược Âm thịnh, Hỏa ít Thủy nhiều, khiến người nhanh chóng suy bại mà không được trường sinh, thì làm thế nào?
Chung tổ đáp:
Tâm là Huyết Hải, Thận là Khí Hải, Não là Tủy Hải, Tì Vị là Thủy Cốc Chi Hải, gọi Tứ Hải là vậy.