Theo lý thuyết của tôi thì khi Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều, dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh. Nếu không có Tài tinh thì mới phải lấy đến Thực Thương. Còn nếu không có cả Tài tinh lẫn Thực Thương thì mới phải lấy đến Quan Sát.
Bởi vì khi Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều thì Kiêu Ấn xì hơi Quan Sát để sinh Thân (cứ giả sử là Thân nhận được 3 đv chẳng hạn) nhiều hơn giá trị mà Quan Sát khắc Thân (giả sử Thân chỉ bị giảm 1đv chẳng hạn). Như vậy Thân nhận được 3đv của Kiêu Ấn sinh cho mà chỉ bị trừ đi 1đv do Quan Sát khắc thì Thân vẫn được vượng thêm 2đv nữa nên là xấu. Do vậy Quan Sát lúc này phải là hành kỵ thần có điểm hạn dương.
Còn nếu không chọn Tài tinh mà lại chọn Thực Thương làm dụng thần đầu tiên thì rõ ràng Kiêu Ấn nhiều khi gặp Thực Thương sẽ trở thành động không những khắc Thực Thương mà còn sinh Thân nên Thân đã vượng còn được sinh thêm dĩ nhiên càng vượng là điều xấu, trong khi Thực Thương bị thương tổn không còn khả năng xì hơi Thân để sinh cho Tài tinh nữa nên cũng là xấu.
Đây là lý thuyết phải chọn dụng thần trong Tứ Trụ như vậy không thể khác được. Có thể khẳng định một ai muốn qua bước Nhập Môn của Tử Bình thì không được quên quy tắc tối quan trọng này. Để bổ cứu cho Tứ Trụ khi dụng thần trong Tứ Trụ không có hay yếu thì người ta có quyền lấy các yếu tố bên ngoài như tên gọi, phương sinh sống,…. Nhưng phải tuyệt đối không được coi những hành bổ cứu này là dụng thần trong Tứ Trụ.
Như ví dụ này thì dụng thần phải là Mộc còn Thủy không phải là dụng thần nhưng vì nó là hỷ thần và thiếu trong Tứ Trụ nên người ta đã đặt tên là Thủy Biển mang hành Thủy để bổ cứu hành Thủy trong Tứ Trụ.
Nếu như trong Tứ Trụ này không có Mộc thì dụng thần của Tứ Trụ này phải là Thủy, khi đó có bổ cứu Mộc bên ngoài như tên có hành Mộc cũng không được gọi nó là dụng thần của Tứ Trụ này…
Ta thử kiểm tra sự suy luận này vào tai họa này xem sao ?
Giả sử ta không muốn xác định Giáp (Mộc) là dụng thần của Tứ Trụ này mà lại chọn Quý (Thủy) tàng trong Thìn trụ ngày làm dụng thần thì sao ?
Sau đây là sơ đồ xác định tai họa lao tù của TT. Trần Thủy Biển năm 2008 với dụng thần là Quý như sau :
Nếu Quý làm dụng thần thì hành Thủy có -1đh và hành Thổ có 1đh, còn hành Kim có 0,5đh, hành Mộc có -0,5đh, riêng hành Hỏa không thay đổi.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Quý hay Giáp làm dụng thần đều tàng trong chi hợp với tuế vận không hóa nên đều có 1đh và cùng vượng ở lưu niên nên đều có -1đh.
Riêng điểm hạn Tân đại vận từ 0,75đh nay chỉ còn 0,38đh (vì hành Kim từ 1đh nay là 0,5đh nên không phải 0,75đh mà chỉ là 0,38đh). Còn tất cả các điểm hạn khác không hề thay đổi.
Tổng số được giảm 0,38đh nên chỉ còn (4,84 – 0,38 =) 4,42đh. Số điểm này chỉ tương đương vào tù vài tháng là cùng không thể tới 15 năm tù giam được, vì vậy số điểm này là quá thấp không thể chấp nhận được.
Qua ví dụ này cho biết chọn dụng thần trong Tứ Trụ không thể tùy tiện, nó phải tuân theo những quy tắc nhất định. Nhưng chọn dụng thần bổ cứu ở bên ngoài thì không phụ thuộc vào Tứ Trụ như vậy.
Đây là một ví dụ rất đơn giản và cực hay và càng thú vị khi tất cả các quy tắc được sử dụng ở đây đều đã có trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” của tôi được công bố từ lâu rồi. Hơn nữa số điểm của từng quy tắc này không phải chỉnh sửa lại và cũng không phải thêm bất kỳ một quy tắc mới nào cả nên bất cứ một ai sử dụng các quy tắc này để tính thì đều ra cùng 1 kết quả giống tôi.
Vậy thì đây có phải là 1 + 1 = 2 giống như các môn Khoa Học của phương Tây hay không ?
Sửa bởi VULONG001: 25/04/2017 - 19:37