Jump to content

Advertisements




Xem quẻ "Nợ Công"

lục nhâm

167 replies to this topic

#31 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 09:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 13/02/2016 - 07:52, said:

Đồng VND có thể mất tới 8% trong năm nay?

Mất giá 8%, mà tiền gửi ngân hàng lãi xuất 6%, vậy là lỗ 2%?



mất giá trong bài báo này nói là giảm giá theo Tỷ giá chứ không phải mất giá đồng tiền do lạm phát. các chuyên gia tổ chức dự đoán Việt nam lạm phát khoảng 4% năm 2016, nếu lãi suất ngân hàng không có gì thay đổi ở mức 6% thì người gửi tiền sẽ có lãi suất thực dương là 6%-4%=2%, như vậy người gửi tiền sẽ được sinh lời thêm 2% mỗi năm. Lãi suất ngân hàng là lãi suất danh nghĩa, một người làm kinh doanh sẽ tính toán xem lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để tiến hành đầu tư kinh doanh, nếu lợi nhuận/vốn chủ sỡ hữu dưới lãi suất thực nhận được tức là dưới 2% thì sẽ không đầu tư mà dùng tiền vốn đó gửi ngân hàng sẽ tốt hơn. Nếu lớn hơn 2% thì mới đầu tư, đây là nguyên tắc quan trọng trong việc thẩm định dự án đầu tư xem có khả thi không.

đối với những người có nhiều tiền mà họ chưa muốn hoặc không muốn đầu tư thì cách tốt nhất của họ là gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Vậy họ sẽ băn khoăn là nên gửi bằng VND hay đổi VND sang đồng USD để gửi tiết kiệm. Vậy theo bài báo này nên gửi tiết kiệm bằng đồng nào thì có lợi hơn?

tỷ giá VND/USD là 22.290, với việc VND mất giá cao nhất là 8% theo dự đoán của chuyên gia nào đó, thì tỷ giá VND/USD mới sẽ 24073. giả sử anh VNconcert đang có số tiền là 100.000 USD, với động thái của NHNN về việc hạ lãi suất đồng USD xuống mức 0% thì nếu gửi ngân hàng bằng đồng Đô la thì số tiền anh nhận được sau khi đáo hạn vẫn là 100.000 USD. Bây giờ sẽ đổi tiền USD sang tiền đồng để gửi tiền đồng sẽ là 24073*100.000= 2 tỷ 407 triệu VND. gửi vào ngân hàng với lãi suất thực dương là 2% thì anh sẽ lời được gần 48,5 triệu.

nếu NHNN tăng lãi suất đồng đô la lên 1% hoặc 2% thì vẫn tính như vậy, với người có ít tiền thì không nói, với người có nhiều tiền thì đó là cả 1 vấn đề nên họ hay tính toán lời nhiều hay ít giữa VND hay USD nhưng NHNN bây giờ khôn ngoan hơn bằng cách hạ lãi suất USD xuống để người dân đổi đồng đô la sang VND gửi tiết kiệm, vừa tăng dự trữ ngoại hối vừa chống đô la hóa nền kinh tế. Hoặc ít nhất thì đồng tiền cũng đi vào sản xuất kinh doanh chứ không bị đầu cơ.

Thanked by 3 Members:

#32 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 10:50

chú Kim nói rất hay, tuy nhiên, việc hạ giá tiền đồng có lẽ chỉ có ý nghĩa tốt đẹp khi Việt Nam gia tăng được xuất khẩu, chứ với tình trạng nhập siêu hiện nay mà giảm giá tiền đồng thì rõ ràng là không tốt rồi. Ví dụ theo như phép tính tỷ giá hiện tại với tỷ giá tăng lên 8%:
  • chưa giảm giá tiền đồng, mua 1 cái xe hơi 100,000 USD x 22290 = 2,229,000,000 VND
  • giảm giá tiền đồng, mua 1 cái xe hơi 100,000 USD x 22290 = 2,407,300,000 VND
Trên báo mạng nói rằng nửa đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu 3,7 tỷ USD, giả định rằng năm 2016 tình trạng nhập siêu cũng ổn định như vậy, ta có:
  • chưa giảm giá tiền đồng: 3,7 tỷ USD x 22290 = 82 ngàn tỷ đồng
  • giảm giá tiền đồng 8%: 3,7 tỷ USD x 22290 = 89 ngàn tỷ đồng
Như vậy nửa năm lỗ mất 7000 tỷ, cả năm lỗ mất 14 ngàn tỷ. Dĩ nhiên, nếu xuất khẩu được thì lại khác.

Thanked by 3 Members:

#33 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 11:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 13/02/2016 - 10:50, said:

chú Kim nói rất hay, tuy nhiên, việc hạ giá tiền đồng có lẽ chỉ có ý nghĩa tốt đẹp khi Việt Nam gia tăng được xuất khẩu, chứ với tình trạng nhập siêu hiện nay mà giảm giá tiền đồng thì rõ ràng là không tốt rồi. Ví dụ theo như phép tính tỷ giá hiện tại với tỷ giá tăng lên 8%:
  • chưa giảm giá tiền đồng, mua 1 cái xe hơi 100,000 USD x 22290 = 2,229,000,000 VND
  • giảm giá tiền đồng, mua 1 cái xe hơi 100,000 USD x 22290 = 2,407,300,000 VND
Trên báo mạng nói rằng nửa đầu năm 2015, Việt Nam nhập siêu 3,7 tỷ USD, giả định rằng năm 2016 tình trạng nhập siêu cũng ổn định như vậy, ta có:
  • chưa giảm giá tiền đồng: 3,7 tỷ USD x 22290 = 82 ngàn tỷ đồng
  • giảm giá tiền đồng 8%: 3,7 tỷ USD x 22290 = 89 ngàn tỷ đồng
Như vậy nửa năm lỗ mất 7000 tỷ, cả năm lỗ mất 14 ngàn tỷ. Dĩ nhiên, nếu xuất khẩu được thì lại khác.

nếu như giá chiếc xe hơi trước giảm giá là 2,2 tỷ, sau khi giảm giá tiền đồng là 2,4 tỷ, vậy theo quy luật Cung Cầu thì khi giá tăng thì số lượng mua sẽ giảm đi. Như vậy tính theo tổng giá trị lượng hàng nhập khẩu chưa thể biết được là tăng hay giảm, tuy nhiên trên thực tế phụ thuộc vào mặt hàng đó thuộc loại xa xỉ phẩm, hàng thiết yếu và hàng thứ cấp, hoặc có thể là hàng có thể thay thế hay không thay thế. ví dụ như nhập khẩu xăng là hàng thiết yếu, không thể thay thế được, cho nên gảm giá VND làm cho tổng giá trị xăng dầu nhập tăng cao.

ô tô con nguyên chiếc thuộc danh mục hàng xa xỉ nên giá cao thì độ cao giãn của hàng này lớn, dẫn đến Cầu giảm đi nhiều, từ đó tổng giá trị ô tô nhập sẽ giảm theo nhiều. với mặt hàng như vải may mặc thì trong nước sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu nên phải nhập khẩu nhiều, mà nếu không nhập khẩu thì không lấy đâu ra nguyên liệu để làm hàng cả, cho nên tuy VND giảm giá thì vẫn phải nhập hàng, lúc này thì lợi nhuận của doanh nhập sẽ giảm xuống do tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu tăng cao.

Thanked by 2 Members:

#34 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 16:56

Cú đảo chiều khó lường của giá vàng


Trong phiên giao dịch ngày 11/2, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong một năm...

Ngay cả những nhà giao dịch vàng, tinh luyện vàng và ngân hàng đầu tư lớn nhất, sành sỏi nhất hợp sức lại cũng không thể lường trước được sự tăng giá mạnh đến như vậy của kim loại quý này từ đầu năm đến nay.

Theo hãng tin Bloomberg, năm 2016 mới trôi qua chưa đầy một tháng rưỡi, nhưng giá vàng đã vượt qua mức dự báo giá vàng cao nhất mà Hiệp hội Vàng London (LBMA) - tổ chức với các thành viên hoạt động trên thị trường vàng giao ngay lớn nhất thế giới - đưa ra trong cuộc khảo sát hồi tháng 1.

Vàng chính là loại hàng hóa cơ bản tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay, đảo ngược xu hướng giảm liên tục của 3 năm trước. Giới đầu tư đang đổ tiền vào vàng để tìm kiếm một “vịnh tránh bão” trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh và kỳ vọng giảm về việc Mỹ tăng lãi suất trong năm nay.

Trong phiên giao dịch ngày 11/2, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 1 năm, trên ngưỡng 1.263 USD/oz. Có thời điểm, giá vàng tăng gần 5%, mạnh nhất trong một phiên giao dịch kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Mới chỉ tháng trước, giới đầu cơ còn đặt cược giá vàng sẽ giảm. Nhiều ngân hàng như Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ sớm về mốc 1.000 USD/oz.

“Tôi vốn tin giá vàng sẽ giảm. Đối với tôi, những gì đang diễn ra là cả một sự thay đổi xu hướng”, chiến lược gia Georgette Boele thuộc ngân hàng ABN Amro ở Amsterdam nhận định.

“Dự báo của chúng tôi đang được rà soát lại”, ông Boele nói. Mới đầu tuần này, vị chiến lược gia này dự báo giá vàng sẽ sụt về 1.130 USD/oz trong tháng 2.

Trong cuộc khảo sát của LBMA hồi tháng trước, chỉ có 8/31 thành viên cho rằng giá vàng sẽ vượt ngưỡng 1.250 USD/oz trong năm nay. Dự báo trung bình cho mức giá đỉnh của vàng trong năm 2016 là 1.231 USD/oz, còn dự báo giá vàng bình quân của 12 tháng mà cuộc khảo sát đưa ra là 1.103 USD/oz.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 17%. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/2, giá vàng giao ngay tăng 49,6 USD/oz, tương đương tăng hơn 4,1%, chốt ở mức 1.247,4 USD/oz.

Cho dù vàng không tăng giá, thì mua vàng ở thời điểm này vẫn được nhiều nhà đầu tư xem là tốt hơn rót tiền vào một số loại trái phiếu chính phủ, bởi lãi suất hiện đang ở mức dưới 0 ở nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Nhật Bản và Thụy Sỹ.

Từ đầu tuần tới nay giá vàng đã tăng 5,5%, mức tăng mạnh nhất trong 1 tuần kể từ tháng 10/2011.
Khối lượng vàng mà quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã tăng thêm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 11/2, đạt mức hơn 716 tấn. Đây là phiên mua ròng mạnh nhất của quỹ này trong 2 tháng qua.

Từ đầu năm đến nay, SPDR Gold Trust hầu như chỉ mua ròng vàng, đảo ngược xu hướng bán ròng của năm ngoái.

Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Jeffrey Gundlach, Giám đốc điều hành quỹ DoubleLine Capital, nói giá vàng có thể sớm đạt mức 1.400 USD/oz do các nhà đầu tư mất niềm tin vào các ngân hàng trung ương.
---------------------------

Sách nói "mùng 1 tết là ngày Canh, lúa được mùa, vàng bạc đắt quý" - minh triết người xưa thật giản dị và chính xác.

Thanked by 4 Members:

#35 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 06:58


Thế giới đang được chứng kiến một cơn bão lạm phát trong vòng hơn một tháng đầu năm 2016, khi có tới 2 trong số 5 quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn nhất (BRICS) là Nga và Trung Quốc đang phải oằn mình đối phó với nguy cơ đồng nội tệ mất giá.

Đồng Rup của Nga đang có tốc độ mất giá khoảng 13%, còn đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng đã mất giá hơn 5% kể từ tháng Tám năm ngoái. Nga đối mặt với khủng hoảng kinh tế và lạm phát sớm hơn Trung Quốc hơn một năm, vì thế có thể dựa vào trường hợp của Nga để hình dung ra kịch bản sẽ xảy đến với Trung Quốc trong thời gian tới, một kịch bản trong đó quỹ dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc bị vô hiệu hóa trong việc bảo hiểm cho nền kinh tế nước này.

Ở thời điểm hiện tại, yếu tố duy nhất ngăn cản các chuyên gia kinh tế trên khắp thế giới dự đoán về một cuộc khủng hoảng sẽ nổ ra với nền kinh tế Trung Quốc, là quỹ dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà nước này đang nắm giữ. Dù đã sụt giảm đáng kể sau khi vụ hỗn loạn trên thị trường chứng khoán (TTCK) nước này hồi tháng Tám năm ngoái, thì quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn đạt khoảng 3.300 tỷ USD, một con số vẫn rất lớn.

Với quy mô dự trữ ngoại tệ đạt khoảng 30% GDP, tức hơn gấp ba so với mức chuẩn trung bình mà quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến cáo với các quốc gia là khoảng 10%, Trung Quốc được cho là đang nắm giữ một chiếc chìa khóa bảo hiểm có thể đủ khả năng xử lý bất cứ một nguy cơ về kinh tế hay tài chính nào.

Đúng là với quỹ dự trữ ngoại tệ lên tới khoảng 30% GDP, về lý thuyết thì Trung Quốc có thể xử lý bất cứ một nguy cơ về tài chính hay kinh tế nào. Nhưng nó sẽ vẫn có một giới hạn nhất định trước khi chạm đến chân tường. Trường hợp của Nga trong việc xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế hồi cuối năm 2014 đã chỉ ra, các quốc gia không bao giờ được phép sử dụng đến đồng xu cuối cùng trong quỹ dự trữ để đối phó với các vấn đề kinh tế của quốc gia.

Trong giai đoạn cuối 2014 và đầu 2015, Nga cũng đã bơm khá nhiều USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ lên tới khoảng 500 tỷ USD của mình để ngăn chặn đà mất giá của đồng Rup, nhưng nước này đã nhanh chóng dừng lại khi mới chỉ bơm ra thị trường chưa đầy 1/5 trữ lượng quỹ dự trữ của mình, tức là chưa đầy 100 tỷ USD.

Trên thực tế, luôn có một giới hạn mà các quốc gia không thể vượt qua trong vấn đề sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ của mình. Theo công thức chuẩn của IMF, thì trần giới hạn thấp nhất của quy mô dự trữ ngoại tệ với các quốc gia thường là 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu và các khoản nợ ngắn hạn, trần cao nhất là 1/3; còn nếu tính theo GDP thì mức giới hạn an toàn là khoảng 10% GDP. Nếu đối chiếu công thức này vào trường hợp Trung Quốc, thì mức trần giới hạn sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ của chính phủ nước này là khoảng trên 1.000 tỷ USD, nghĩa là với khoản dự trữ khoảng 3.300 tỷ USD hiện nay thì Trung Quốc sẽ chỉ được sử dụng khoảng 2.300 tỷ USD cho các vấn đề của mình mà thôi.

Nhưng, vấn đề chưa dừng lại ở đó. Theo thống kê, gần 1/3 quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là được đầu tư vào các tài khoản thanh khoản, chẳng hạn như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong kế hoạch Con đường tơ lụa. Điều này có nghĩa là khoảng 1.000 tỷ USD trong quỹ dự trữ của Trung Quốc chỉ thực sự hiện hữu và có tác dụng trong vòng một năm tới, kể cả trong tình huống thuận lợi nhất thì điều này cũng đang thu hẹp quy mô dự trữ thực sự của Trung Quốc xuống còn khoảng 2.800 tỷ USD.

Chưa kể, tính từ tháng Mười năm ngoái cho đến nay, trung bình quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm khoảng 100 tỷ USD mỗi tháng, chỉ tính riêng trong tháng 1.2016 thì chính phủ nước này đã bơm tổng cộng gần 200 tỷ USD ra thị trường, trong khi các chuyên gia kinh tế dự đoán tổng số tiền mà Trung Quốc bơm ra thị trường trong cả năm 2016 chỉ là khoảng 300 tỷ USD. Nếu tình trạng hiện tại cứ tiếp tục diễn ra, nhiều khả năng chỉ đến mùa hè là số tiền mà chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng trong quỹ dự trữ của mình chỉ còn khoảng chưa đầy 2.000 tỷ USD mà thôi.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là kinh tế Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn giảm tốc, khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, là mức thấp nhất kể từ năm 1990. Nó dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc, gây ra một dòng chảy ngoại tệ lớn rời khỏi nước này và tạo áp lực cực lớn lên tỷ giá đồng nhân dân tệ. Điều này cũng tương tự như Nga giai đoạn cuối năm 2014, khi các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU đã khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường Nga và tạo áp lực lớn lên đồng Rup.

Nhưng, nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến tình trạng hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc, lại là sự tham lam của chính phủ nước này trong việc tích lũy và đẩy cao quy mô của quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này. Mức chuẩn về giới hạn trần quỹ dự trữ ngoại tệ mà IMF khuyến cáo là trên 10% GDP, nếu vượt quá mức này sẽ gây ra những tác động xấu với nền kinh tế, chứ không phải là cứ tích lũy càng nhiều dự trữ ngoại tệ thì càng tốt.

Cục trưởng cục tài chính khu công nghiệp Tô Châu là Quách Cương cho rằng, mức dự trữ ngoại tệ khổng lồ và vẫn đang có dấu hiệu gia tăng của Trung Quốc hiện nay sẽ đem lại 5 năm tác động xấu với nền kinh tế: 1. Để tương ứng với số ngoại tệ, Trung Quốc cần phát hành thêm nhân dân tệ và sẽ dẫn đến lạm phát, 2. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc khá đơn nhất, chủ yếu là đồng USD, nên đầu tư ra nước ngoài không linh hoạt và không đảm bảo thu lời tương ứng với việc sử dụng ngoại tệ, 3. Trung Quốc tăng quỹ dự trữ nhờ vào thặng dư thương mại do giá nhân công và xuất khẩu rẻ, nhưng lại thu ngoại tệ để dự trữ thay vì đầu tư vào nền kinh tế, 4. Không cân bằng thu chi quốc tế sẽ dẫn đến sự bất lợi trong việc phát triển ngoại thương, 5. Một lượng lớn trong quỹ dự trữ là do các nhà đầu cơ trục lợi, bằng cách mua nhân dân tệ giá rẻ rồi bán lại giá cao.

Nói cách khác, bằng việc tăng cường tích lũy ngoại tệ để làm tăng quỹ dự trữ bằng tiền thu được từ thặng dư thương mại, Trung Quốc đã tước đi cơ hội phát triển của các doanh nghiệp nước này thông qua việc không tái đầu tư khoản lợi nhuận thu được từ thặng dư thương mại. Theo công thức chuẩn của IMF, khi quỹ dự trữ lớn hơn 10% GDP, thì nên tái đầu tư vào nền kinh tế thay vì tiếp tục đẩy cao quy mô của quỹ dự trữ.

Trên thực tế, vào tháng 10.2006 khi quỹ dự trữ của Trung Quốc lớn hơn 1.000 tỷ USD, thống đốc ngân hàng trung ương là Chu Tiểu Xuyên đã cho rằng như thế là đã đủ, và ông này đã nhận được sự đồng tình của thủ tướng khi đó là Ôn Gia Bảo, rằng dự trữ ngoại tệ quá cao là không cần thiết và nó dễ bóp méo kết cấu của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng tất cả đã bị lờ đi, và Trung Quốc tiếp tục nâng cao hơn nữa quy mô của quỹ dự trữ ngoại tệ, có lúc lên đến 50% GDP.

Theo một cách nhìn nhất định, thì đó có thể cũng là một lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh hiện tại, vì năng lực của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay vẫn khá hữu hạn và không đủ sức bù đắp khoảng trống do các doanh nghiệp nước ngoài để lại. Trung Quốc đã tước đi cơ hội phát triển của các doanh nghiệp nước mình bằng cách nâng quy mô quỹ dự trữ lên cao quá mức cần thiết từ tiền thu được từ thặng dư thương mại, nhưng giờ đây nước này lại đang phải bơm tiền ra với tốc độ chóng mặt để cứu vãn tình hình một phần do việc nâng quy mô quỹ dự trữ trước kia gây ra. Người Á Đông có câu: “của thiên trả địa” có vẻ như rất đúng với tình trạng hiện tại của Trung Quốc.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)


Thanked by 6 Members:

#36 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 10:11

nói chuyện thế giới làm gì anh Vietnamconcert, nói chuyện Vn hay ngành nghề nào đó thôi. Mấy cái kinh tế thế giới này nên dành cho chuyên gia kinh tế làm cố vấn chính phủ, hoặc tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu quan trọng...chứ SME thì quan tâm để làm gì.

Giết già đâu cần dùng dao mổ trâu.

#37 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 23:06



Báo Les Echos : Khi nào lại vỡ quả bóng tài chính ? Giáo sư Nouriel Roubini, đại học New York nêu lên « 5 điều bất thường » đè nặng lên kinh tế toàn cầu. Năm 2006 ông là người đầu tiên báo trước khủng hoảng tài chính 2008-2009, xuất phát từ Hoa Kỳ.






Vị "lang y" này bắt mạch tình hình hiện nay như sau : tăng trưởng của Trung Quốc đang hụt hơi, mọi người lo ngại đà phục hồi của kinh tế Mỹ chựng lại sau khi Ngân Hàng Trung Ương Fed tăng lãi suất, bất ổn về địa chính trị tại Trung Đông, giá dầu hỏa liên tục đổ dốc, các tập đoàn – chủ yếu là của Mỹ, trong cảnh nợ nần chồng chất. Dù vậy trên các sàn chứng khoán nhìn chung, cho tới những ngày rất gần đây, chỉ số vẫn tăng cao. Hiện tượng đó không thể kéo dài.

Thêm vào đó, kinh tế của thế giới đang đứng trước 5 hiện tượng mà giáo sư Roubini gọi là những « điều bất thường » : Một là tiềm năng tăng trưởng của cả các nền kinh tế phát triển lẫn các nước đang trỗi dậy đều bị giảm sụt. Hai là do tỷ lệ tăng trưởng thực sự của thế giới vẫn không cất cánh nổi- đáng quan ngại nhất là trường hợp của châu Âu. Lý do thứ ba liên quan đến chính sách tiền tệ của thế giới.

Theo chuyên gia người Mỹ này, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đua nhau áp dụng chính sách « tiền rẻ » để kích thích tiêu thụ và đầu tư. Hậu quả về lâu về dài, trên nguyên tắc là lạm phát tăng lên, đồng đô la mất giá, vàng và dầu hỏa thì tăng giá.

Sau 7 năm liên tiếp Âu – Mỹ, Nhật Bản và cả Trung Quốc cùng nới lỏng chính sách tiền tệ, tất cả những tác động mọi người chờ đợi nói trên đều không xảy ra : đồng đô la tăng giá, dầu hỏa tuột dốc đến mức thấp chưa từng thấy, lạm phát thì gần như ở số không. Đó chính là nghịch lý thứ tư trong mắt giáo sư Roubini.




Điều bất thường cuối cùng, là giá vật liệu trên thế giới đồng loạt giảm sụt, trong lúc thế giới đang ngồi trên nhiều thùng thuốc nổ, từ khủng hoảng về bản sắc tại châu Âu tới khủng hoảng địa chính trị ở Trung Đông, giếng dầu của nhân loại.

Chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini kết thúc bài nhận định bằng câu hỏi : đến khi nào các thị trường tài chính trên thế giới mới ý thức được tất cả những mối đe dọa tiềm tàng đó ?

Bão từ ngành dầu khí thổi qua ngân hàng

Libération không lạc quan hơn với một bài báo ngắn : « Chứng khoán quốc tế, tình hình tạm yên ắng trước cơn giông tố ». Trên thị trường châu Âu, từ đầu năm 2016, cổ phiếu của các ngân hàng mất giá 25 %.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do các ngân hàng châu Âu đã quá tin tưởng vào các tập đoàn dầu hỏa, cấp đến 3.500 tỷ euro tín dụng cho các hãng dầu khí. Có điều trong 18 tháng qua, giá dầu hỏa không ngừng sụt giảm, kéo theo các đại tập đoàn dầu khí của châu Âu vào vòng xoáy.

Nhiều người lo sợ các đại gia dầu hỏa không đủ khả năng trả nợ đáo hạn. Les Echos : « Áp lực ngày càng lớn đối với các tập đoàn ngân hàng ». Trong bối cảnh rối ren này, mọi cặp mắt đều đã hướng về bà Janet Yellen, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Le Figaro đánh giá rất cao bản phúc trình của bà tại Quốc Hội ngày hôm qua đã phần nào trấn an được giới tư bản.

La Croix lo lắng : Liệu rằng kinh tế toàn cầu có được chuẩn bị để đối phó với một cuộc khủng hoảng mới hay không ?

Bà Aung San Suu Kyi, tổng thống Miến Điện ?

Châu Á, ít được các tờ báo Paris trong ngày quan tâm, ngoại trừ bài viết của Bruno Philippe, thông tín viên báo Le Monde từ Bangkok về “đàm phán giữa lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, bà Aung San Suu Kyu và quân đội”. Đàm phán về khả năng sửa đổi Hiến Pháp Miến Điện để bà có thể trở thành tổng thống quốc gia Đông Nam Á này.

Tại thủ đô hành chính Miến Điện Naypyidaw ngày càng có nhiều tin đồn giải Nobel Hòa bình năm 1991 đồng ý không đụng chạm đến quyền lợi của bên quân đội một khi bà ngồi vào chiếc ghế tổng thống.

Hiện tại, bộ Quốc Phòng Miến Điện đang trực tiếp quản lý hai đại tập đoàn Myanmar Economic Holdings và Myanmar Economic Corporation. Theo tác giả bài báo, việc Quốc Hội lưỡng viện Miến Điện sẽ họp phiên đầu tiên vào ngày 17/03/2016 để chỉ định tổng thống cho thấy “tiến trình thương lượng” cần có nhiều thời gian.

“Hiện tượng” Bernie Sanders

Nhìn sang Hoa Kỳ, hai ngày sau cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire với kết quả như đã biết là nhà tỷ phú Donald Trump về đầu phía đảng Cộng Hòa và thượng nghị sĩ bang Vermont, Bernie Sanders áp đảo bên đảng Dân Chủ, báo chí Paris vẫn ngạc nhiên trước “Hiện tượng” Bernie Sanders, người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa lại “ung dung với vị trí khá vững vàng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng”, như bình luận của Le Monde.

Le Figaro cũng ngạc nhiên không kém khi thấy Sanders, 74 tuổi, trở thành “thần tượng của giới trẻ và phụ nữ” đe dọa tương lai chính trị cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Theo các con số được thông tín viên của tờ báo này đưa ra, tại bang New Hampshire vừa qua, đã có tới 83 % những người dưới 30 tuổi bỏ phiếu ủng hộ ông Sanders và 55 % phụ nữ tin tưởng vào thượng nghị sĩ bang Vermont này hơn là tín nhiệm cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ.

Tờ La Croix xem Bernie Sanders là “hiện tượng bất bình thường của nước Mỹ” : ông là ứng cử viên dám đề nghị đánh thuế tới 52 % vào những người có thu nhập trên 10 triệu đô la ! Trong suốt sự nghiệp ông Sanders luôn khẳng định mình là người theo chủ nghĩa “xã hội” trước khi tự cho mình là người của bên đảng Dân Chủ.

Báo kinh tế Les Echos không vòng vo “Sanders, người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thu hút nước Mỹ”. Hậu quả kèm theo là tới đây chiến dịch vận động của bà Clinton sẽ phải nghiêng thêm về lập trường của cánh tả.

Đánh mất tuổi thơ

Chia tay với New Hampshire để tìm đến với trại tị nạn Kepy trên đảo Lesbos, Hy Lạp : đây là nơi đón nhận hàng ngàn trẻ vị thành niên từ Afghanistan, Syria hay Irak, Somalia. Phóng sự trên tờ Le Monde mang tựa đề “Tuổi thơ bị đánh mất” không khỏi gây chú ý.

Eman, Chadab hay Fatima, một vài thanh niên mà phóng viên của tờ báo gặp được đều đã hy sinh tuổi thơ của mình để đương đầu với thực tế : Eman 16 tuổi, được gia đình gửi đi tiên phong, từ Syria đi sang Iran, rồi Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đến được Lesbos. Đây là nơi hàng ngàn thanh niên đồng trang lứa có cảm tưởng là bị giam lỏng trong tù.

Chung quanh trại tị nạn là hàng rào kẽm gai, là cổng sắt. Những thanh thiếu niên này bị cách ly với thế giới bên ngoài. Để đến được trại Kepy, Eman từng bị cướp và bạo hành. Chadab, một đứa bé 12 tuổi xuất xứ từ Afghanistan, mồ côi cha từ năm lên 6, em phải có trách nhiệm tìm kế sinh nhai trong gia đình. Khi hay tin nước Đức đón nhận 800.000 người tị nạn, đứa bé này đã cùng với 17 thanh niên khác lên đường. Nguyện vọng của Chadab là tìm lại được tuổi thơ đã mất.

Fatima, một thiếu nữ người Somalia vẫn chưa thể nói thành lời để kể lại những gì kinh khủng nhất đã xảy đến với cô trên con đường đi tìm sự sống.

Tác giả bài viết kết luận : những thiếu niên mà Le Monde đã gặp, không một ai được vẹn toàn. Đó là thất bại chung của châu Âu, lục địa mà tới nay vẫn xem nặng quyền của trẻ em.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


------------------

Trước nhiều dấu hiệu bất ổn về giá dầu lửa xuống thấp, sự bấp bênh của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống, hôm nay, 12/02/2016, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục lún sâu. Tokyo mất gần 5% khi đóng cửa sau một tuần chao đảo của thị trường tài chính châu Á cũng như thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


---------------------

Một lần nữa tai họa bao trùm các thị trường tài chính trên thế giới. Một chuỗi sàn giao dịch mất điểm nghiêm trọng do hàng loạt mối lo âu chồng chất : dầu hỏa xuống giá, trị giá cổ phiếu ngân hàng rơi điểm, tăng trưởng thế giới chậm lại.


Thị trường chứng khoán từ Á sang Âu đều mất điểm trong ngày giao dịch hôm nay 11/02/2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


------------------------

Tình hình tài chính thế giới 2016 không có một tín hiệu nào khả quan, Việt Nam cũng sẽ nằm trong tầm ảnh hưởng của cơn bão này, mọi người hãy lưu ý...



Thanked by 3 Members:

#38 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 23:56

Happy Valentine to all girls...



Thanked by 2 Members:

#39 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 19:46

người Việt Nam hay nói chuyện vĩ mô lắm, mà nói toàn kiểu tám ở quán cà phê, chẳng có kiến thức chuyên sâu gì cả, ấy thế mà nói từ Đông Á, đến Trung Đông, rồi sang Mỹ...khắp mọi nơi trên thế giới, còn nói chuyện làm ăn thì chẳng thấy mấy khi nói, có lẽ đó là cái tính huênh hoang của người Việt, thích nói chuyện to lớn, không thèm nói chuyện nhỏ, phải là chuyện quốc gia đại sự kia. Đây ta là hiểu biết các vấn đề thời sự. Ăn cơm với rau nói toàn chuyện đâu đâu, vô bổ, chẳng mang lợi được cái lợi ích gì. Mấy ông ngồi với nhau làm chai rượu và ít đồ nhắm, thế là lai rai cả buổi ra rả là chuyện trên trời dưới đất. em thấy sợ lắm, có ngồi với những người đó thì em cũng cười chung ra vẻ bộ mặt hòa đồng, cũng cười nói ầm ầm, nhưng trong bụng thì không vui lắm đâu. hehe.

Ngô Bảo Châu được giải field mà báo chí, người dân, quan chức...tung hô còn hơn cả sự kiện con cóc kiện ông trời, châu Âu hay Mỹ, Nhật chẳng có NBC mà cứ phát triển ầm ầm, mình được tí thành tích lý thuyết thì khoe, khoe của cái người không có là vậy. Khoe của một đất nước nghèo là vậy. Ngày xưa có mấy thần đồng, khi còn nhỏ mới có tí tố chất đã đưa lên mây rồi, lớn lên nó bị người ta đùm bọc quá, tung hô nhiều quá mà sau lớn lên mất hút đi đâu, chẳng thấy có tí cái gì để lại cho đời. khoa học, công nghệ...nói chung muôn mặt xã hội.

Người nghèo thì thích khoe của, người giàu thì lại không thích khoe. có nghèo cũng phải cố sắm sửa cho được bộ quần áo đẹp, ngôi nhà phải trang trí cho đẹp, người ta nhìn vào tưởng giàu lắm mà thực tế lại nghèo rớt mồng tơi, có nhà thì trong trang trí nội thất lộng lẫy, ngoài thì hoành tráng...nhưng thực tế cái nội thất thì mua của người ta không trả tiền, mua nợ để đắp vào cái mặt cho đẹp.

Việt Nam vốn nghèo đói, từ thời phong kiến, địa chủ, quan lại, cường hào... bóc lột người dân nên sinh ra việc dân nghèo vừa sợ, vừa ghét địa chủ. trong khi địa chủ, quan lại thì huênh hoang, cho mình là nhất, có quyền phát xét, giữ miếng ăn...rồi đến kháng chiến chống pháp, chống mỹ, người dân nghèo đói mãi rồi, đói cả trăm năm, mà có câu bần cùng sinh đạo tặc, tranh giành nhau, thấy người khác có ăn mà mình đói ăn phải kè để kiếm miếng, giành nhau miếng ăn. giống con thú đang đói vậy, dần dần thành cái truyền thống xã hội, ghen ghét nhau, đố kỵ nhau, tranh ăn của nhau.

người miền Bắc, đi ăn ở nhà khác, hay ở một nơi nào đó có nhiều người, ăn là phải để lại một chút, để thể hiện ta đây no đủ, không đói khổ, có tiền, có của, không thèm ăn, ăn nấy đủ rồi. Ở những nơi phát triển mà ăn vậy là lần sau miễn ăn, cái kiểu bỏ phí, đã không có tiền còn sĩ, ngu lâu dốt dai. Đi ăn nhà hàng thì phải " bao ", một mình trả, thể hiện ta đây giàu có, sang trọng., trong khi ở SG thì ăn chung mà chia nhau trả, không có bao gì hết, bao cho mà sạt nhà.


copy right @KimCa 2014

Sửa bởi KimCa: 15/02/2016 - 19:48


Thanked by 4 Members:

#40 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 20:12

chú Ma không thích, có thể ra chỗ khác chơi, chú không thích chuyện vĩ mô thì ra chỗ mấy em teen tán dóc. Chỗ này anh học tập gương sáng của người trước, ăn cơm độn bo bo nói chuyện quốc gia cho nó quên đói.

Thanked by 1 Member:

#41 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 20:18

tôi không thích chuyện vĩ mô thế giới nhưng tôi thích chọc bác vietnamconcert

Thanked by 2 Members:

#42 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 16/02/2016 - 07:38

Nới lỏng tiền tệ, Trung Quốc có thể dính bẫy 'thiên nga đen'

Chính sách cắt giảm tỷ lệ dữ trự bắt buộc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có hiệu lực từ 20/4. Hơn 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương dương gần 200 tỷ USD) vừa được bơm vào thị trường nhằm thúc đẩy kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại, Trung Quốc sẽ rơi vào “Bẫy thiên nga đen” sau chính sách này.

Thuật ngữ “Black Swan” được khởi xướng bởi Nassim Nicholas Taleb, một giáo sư tài chính và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại Wall Street. Nó dùng để miêu tả hiện tượng kinh tế không thể nào dự đoán được các tác động, diễn biến và hiệu ứng gây ra từ một chính sách.
“Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc giống như tiếp thêm dầu vào lửa cho thị trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đang bùng nổ. Nếu không có thêm các quy định hợp lý, số tiền bơm vào thị trường từ chính sách này có thể dẫn đến bong bóng đầu cơ trên thị trường chứng khoán và tạo thành “bẫy thiên nga đen” cho hệ thống tài chính của Trung Quốc”, bản báo cáo viết.

Viễn cảnh khủng hoảng, rối loạn tài chính này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà có thể lan rộng ra toàn cầu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#43 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 12:26

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc sẽ bị chìm vì tranh chấp Biển Đông ?


Liệu Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – tên quốc tế là AIIB – một ngân hàng do Trung Quốc chủ trương, có bị vạ lây trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ phán quyết về Biển Đông của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sắp tới đây hay không ? Trang mạng nghiên cứu của Mỹ Eurasia trong một bài phân tích công bố hôm nay 16/02/2016 đã không ngần ngại cho rằng AIIB rất có thể sẽ là nạn nhận đầu tiên của các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.


Theo ghi nhận của tác giả bài phân tích, Ngân Hàng do Trung Quốc sản sinh này dự trù sẽ cung cấp các khoản vay đầu tiên vào giữa năm 2016 này. Đó cũng là thời điểm mà một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở La Haye dự trù sẽ ra phán quyết định về việc Philippines kiện các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Nếu bác bỏ phán quyết của tòa án và thẩm quyền của một định chế quốc tế được công nhận giải quyết vấn đề Biển Đông, theo Eurasia, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn dữ dội.

Theo Eurasia, lý do rất đơn giản : khi chính Bắc Kinh tạo ra tiền lệ coi thường một cơ chế trọng tài quốc tế, những quốc gia con nợ của Trung Quốc trong tương lai, những nước sẽ vay tiền của Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, hoàn toàn có thể vin vào đó để không trả nợ.

Bắc Kinh lúc đó sẽ khó có thể cầu viện nơi các cơ chế trọng tài quốc tế để nhờ giải quyết hay áp đặt các biện pháp trừng phạt vì chính Trung Quốc đã tự mình bác bỏ những phán quyết từ những định chế có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp đa phương.




Đối với Eurasia, vấn đề đối với Trung Quốc sẽ rất hệ trọng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội trong nước.

Trong nhiều thập niên trước đây, Trung Quốc chủ yếu là nước nhận đầu tư từ nước ngoài trên quy mô lớn. Trong tư cách đó, Bắc Kinh đã có thể viết ra - và tùy tiện thay đổi – các quy tắc.

Thế nhưng, trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành nước đi đầu tư, nhờ vào kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la mà họ tích lũy được trong thời gian qua.

Ngân Hàng AIIB, theo Eurasia được tạo ra chính là để sử dụng kho dự trữ đó, vào mục tiêu duy trì được công ăn việc làm cho người Trung Quốc, chủ yếu là tại hai đại tập đoàn trong lãnh vực hạ tầng là công ty Điện Quốc Gia và tập đoàn Đầu Khí Hải Dương CNOOC.

Hiện nay, nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc phần lớn đã bão hòa, các doanh nghiệp nhà nước này do đó cần hợp đồng ở nước ngoài để tránh sa thải nhân công gây mất ổn định chính trị. Thế nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, họ phải thay đổi tư duy và cung cách làm ăn.

Hiện nay, Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng là - hoặc nên là - một phần mở rộng của Trung Quốc, nơi áp dụng các quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo Eurasia, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một biểu hiện của điều này. Nó được đặt trên hai giả định mang tính chất hồi tố : khẳng định không chứng từ là chủ quyền Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, và tuyên bố cũng không chứng từ rằng đấy là chủ quyền không thể tranh cãi.

Đối với Eurasia, con nợ tiềm tàng của AIIB không thể không tự hỏi là liệu các tiêu chuẩn tương tự có thể được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các khoản vay của AIIB hay không, liệu đất đai ở các nước thứ ba, dùng trong các công trình hạ tầng xây bằng tiền vay của AIIB có bị tuyên bố là thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của Trung Quốc – một cách hồi tố - hay không ?

Tóm lại, bài phân tích của Eurasia cho rằng các khách hàng tương lai của AIIB phải tính đến các rủi ro kể trên khi làm ăn với Ngân Hàng Trung Quốc.

--------------------

nấu được nồi lẩu biển đông, TQ hẳn cũng phải trả rất nhiều phí...


Thanked by 1 Member:

#44 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 17:37

Chủ đề là xem quẻ nợ công ==> mục tiêu là xem nợ công bằng quẻ lục nhâm.

dần dần chủ đề xa rời mục tiêu, nếu cứ tiếp tục có lẽ sẽ nói đến Sự sống ngoài trái đất !

đề nghị bác Vn concert trở về mục tiêu lúc ban đầu.

#45 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5875 thanks

Gửi vào 18/02/2016 - 17:57

để anh chỉ chú Ma một chút binh pháp: trong Tôn Tử binh pháp có kế chỉ cây hòe mà mắng cây dâu, tiếng Anh cũng có câu "read between the line". Chú đọc thì phải suy nghĩ, nợ công là ai nợ ai:
  • Chủ nợ nó mà an ổn, thì nó mới dễ dãi với con nợ, nó uýnh nhau đói kém thì nó phải truy nợ chú.
  • Đã nợ, mà tình hình kinh tế tốt thì dễ kiếm tiền trả nợ. Kinh tế xấu thì khó kiếm tiền, ăn uống hoang phí, nợ nhiều, không kiếm ra tiền, bị chủ nợ truy sát...
Chú hiểu chứ?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |