#16
Gửi vào 24/11/2015 - 16:08
Thanked by 1 Member:
|
|
#17
Gửi vào 06/12/2015 - 13:39
Trước tình trạng một số địa phương hết tiền chi trả hoạt động, trở thành những con nợ, chiều 4/12, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước Bộ Tài chính, có cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này.
Chúng tôi mới nắm thông tin qua báo chí. Được biết chính quyền Bạc Liêu mới họp, không biết Cà Mau đã họp hay chưa để xác định lại số liệu báo chí nêu. Hồi tháng 10, Bộ Tài chính đã có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương về định hướng xử lý những nơi có khả năng hụt thu.
Bản chất ở đây là mất cân đối ngân sách địa phương. Thẳng thừng ra là do nợ xây dựng cơ bản và sâu xa là cách thức điều hành ngân sách địa phương. Khả năng có hai nguyên nhân dẫn đến điều này: Ngân sách chưa dự toán mà vẫn cho phép nhà thầu triển khai dự án; Trong quá trình dự toán, có khoản dự tính, nhưng thực tế không phát sinh; hoặc thu thấp hơn dự kiến (như thu bán đất, bất động sản,…). Khi xây dựng dự toán, các địa phương phải xác định nguồn lực (thu địa phương, bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu) để xác định nhiệm vụ chi. Như vậy, về nguyên tắc, địa phương phải cân đối thu chi.
Thưa ông, để xảy ra tình trạng đó, ai chịu trách nhiệm và xử lý ra sao?
Số liệu chỉ qua báo chí, nên không nói chính xác được. Tuy nhiên, nguyên tắc Luật NSNN, dự toán của 2 trường hợp trên do HĐND duyệt, nên phải xem lại duyệt thế nào. Nếu đã quyết cân đối thu chi rồi, mà điều hành chi vượt dự toán là trách nhiệm tập thể của UBND, trước hết là Chủ tịch UBND tỉnh.
Các địa phương này phải chấp nhận vài năm tới không có dự án khởi công mới, dành tiền thu các năm tiếp theo để ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản, các công trình xây dựng dở dang. Thừa ra mới được xây dựng công trình mới.
Chi quá đà phải tự chịu
Liệu có giải pháp tháo gỡ cho việc này thưa ông ?
Thành ủy Bạc Liêu là một đơn vị dự toán cấp huyện, nên thành phố Bạc Liêu phải lo, sau đó đến tỉnh Bạc Liêu. Còn thành phố Cà Mau do ngân sách cấp tỉnh lo. Các huyện, tỉnh đều có nguồn lực tại chỗ, dự phòng ngân sách. Cấp tỉnh có dự trữ tài chính địa phương. Về nguyên tắc, Luật NSNN quy định nhiệm vụ cấp nào, cấp đó chi. Cấp trên không được chi thay cho cấp dưới. Chỉ có trường hợp ứng trước để giải quyết thiếu hụt tạm thời. Thành phố Bạc Liêu và thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm về vấn đề trên. Chính quyền địa phương phải bố trí dần kinh phí để trả nợ. Còn nhà thầu phải chịu rủi ro rằng kho bạc sẽ không chi vì không có trong dự toán.
Liệu ngân sách Trung ương có phải bổ sung?
Về nguyên tắc trong thời kỳ ổn định ngân sách, địa phương phải tự lo. Ngân sách chỉ bổ sung trong trường hợp thực hiện việc thay đổi văn bản quy phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ngân sách địa phương, như câu chuyện chính sách không thu thuế VAT hàng nông sản vừa rồi có ảnh hưởng nguồn thu địa phương, nên ngân sách Trung ương phải bổ sung. Bạc Liêu và Cà Mau nằm trong nhóm 50 tỉnh nhận bổ sung cân đối ngân sách Trung ương hàng năm. Trường hợp này, địa phương phải có nguồn lực bổ sung cân đối ngân sách.
Cảm ơn ông.
Ứng ngân sách cho thành phố Cà Mau trả lương
Ngày 4/12, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, sẽ ứng ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để thành phố Cà Mau trả lương người lao động vào đầu tháng. Sở Tài chính vừa đề nghị cho thành phố Cà Mau ứng 35,7 tỷ đồng nhưng còn xem xét vì thành phố còn các nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi cuối năm.
Cùng ngày, Sở Tài chính Cà Mau báo cáo về việc ứng trước dự toán năm 2016 đối với ngân sách thành phố Cà Mau 35,7 tỷ đồng để cân đối nhiệm vụ chi trong tháng 12/2015. Trong đó, chi trả bảo hiểm 13 tỷ đồng, nợ sự nghiệp môi trường đô thị và nợ điện chiếu sáng công cộng.
Trước đó, ngày 30/11/2015, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau báo cáo, về tình hình nợ ngân sách thành phố Cà Mau. Theo đó, còn nợ 60,9 tỷ đồng gồm xây dựng cơ bản, bảo hiểm, nợ môi trường đô thị, nợ điện chiếu sáng công cộng.
Theo báo cáo của Sở Tài chính Cà Mau, năm 2014, ngân sách thành phố Cà Mau mất cân đối từ các năm trước nên phải ứng trước dự toán năm 2015 là 69,786 tỷ đồng.
Đến ngày 30/10/2015, hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách đều đạt và vượt chỉ tiêu giao, một số nguồn thu lớn được để lại cân đối ngân sách địa phương như tiền sử dụng đất, vượt 32,675 tỷ đồng, thu tiền bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước 13,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, thành phố Cà Mau không bố trí hoàn trả nguồn trong cân đối để đảm bảo chi thường xuyên theo dự toán năm 2015, dẫn đến mất cân đối chi thường xuyên.
Sở Tài chính Cà Mau nhận định, việc mất cân đối nhiệm vụ chi ở thành phố Cà Mau là do điều hành ngân sách thanh toán các công trình xây dựng cơ bản, nguồn thu dự kiến bán tài sản thuộc sở hữu Nhà nước không đạt tiến độ, dẫn đến mất cân đối kéo dài và phải ứng trước năm sau để thanh toán cho năm trước.
Theo Tiền Phong
Nhận định: các cụ nói "miệng ăn núi lở" là cấm có sai...
#18
Gửi vào 06/12/2015 - 13:47
Đây là câu hỏi được Giám đốc World Bank Việt Nam đặt ra cho Thủ tướng giữa bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn. Thủ tướng khẳng định, câu trả lời chính là huy động nguồn lực xã hội, và quyết định thành bại của sự nghiệp phát triển chính là nhân dân.
Doanh nghiệp Việt vẫn mong manh, yếu ớt
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra sáng nay (5/12), đồng chủ tọa diễn đàn – Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã băn khoăn đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”
Bởi theo phân tích của đại diện World Bank, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã cho thấy xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Theo bà Kwakwa, việc tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, World Bank cũng đề nghị, nguồn vốn ODA phải được Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.
Theo đánh giá nêu tại một báo cáo được Chủ tọa VDPF công bố sáng nay thì sau 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn yếu và mong manh. Cụ thể, 97% doanh nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đáng lo hơn là khi các doanh nghiệp tư nhân gia tăng quy mô thì lại kém hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của World bank cho thấy, doanh thu trên tài sản và doanh thu trên lao động của các doanh nghiệp có trên 300 nhân công lại thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp có dưới 100 nhân công.
Trước những góp ý trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam không hề thỏa mãn và chủ quan với những kết quả đạt được trong 5 năm vừa qua. Thủ tướng thẳng thắn: “Chúng tôi nghiêm túc nhận thấy rằng, kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém, chưa đạt như mong muốn”.
Đi thẳng vào câu hỏi “lấy vốn đâu để phát triển nhanh, bền vững”, Thủ tướng cho rằng, câu trả lời chính là việc thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường, hiện đại, hiệu quả.
Theo Thủ tướng, với việc hoàn thiện kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ huy động hiệu quả nguồn lực xã hội với 92 triệu dân; 4,5 triệu đồng bào đang định cư ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, mà cụ thể ở đây là hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Chúng tôi coi nhân dân chúng tôi là người quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển. Chúng tôi tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho người dân và coi đây là nội lực của đất nước, của nền kinh tế” – Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng khẳng định, theo luật Ngân sách mới, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ giữ bội chi ngân sách nhà nước dưới 4%/năm. Đồng thời, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn, gắn liền với việc sử dụng hiệu quả đầu tư công.
“Việt Nam dứt khoát bảo đảm an ninh của nền tài chính quốc gia, bảo đảm an toàn nợ công từ việc vay nợ cho đến sử dụng hiệu quả nợ công. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội từ bài học đổ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội từ một số quốc gia trên thế giới” - người đứng đầu Chính phủ quả quyết.
Để bảo đảm thể chế kinh tế thị trường, Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam cải cách để thị trường đất đai, khoáng sản dễ tiếp cận hơn, bình đẳng, công khai, minh bạch hơn và được sử dụng hiệu quả hơn. Tương tự với thị trường vốn và các loại thị trường khác.
Bích Diệp
-------------
Lời bàn: sau khi VN bán rừng, boxit, dầu, than đá... Nhân dân sắp thành một nguồn tài nguyên cần phải khai thác.
Thanked by 3 Members:
|
|
#19
Gửi vào 06/12/2015 - 21:44
ĐSPL) - Quản lý khoản tiềnkhổng lồ do người lao động trên cả nước đóng góp nhưng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) đã lộ ra nhiều vấn đề trong quản lý khiến người dân băn khoăn khoản tiền "gửi két" cũng không an toàn.
Tại phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2013 của ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 24/4, đại diện Kiểm toán Nhà nước giải trình: 785,5 tỷ đồng chỉ là số gốc tiền BHXH đã cho công ty Cho thuê tài chính 2 vay. Tính lãi, đến cuối năm 2012 đã là 264,6 tỷ đồng. Con số mà kiểm toán kiến nghị xử lý là 1.052 tỉ đồng. Chưa tính đến bây giờ, số nợ thực tế đã tăng lên rất nhiều. "Đến giờ chúng tôi cơ bản đánh giá khả năng thu hồi nợ là nợ ở "cấp độ 5", là coi như mất" - đại diện Kiểm toán Nhà nước nói. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật. Và hồ sơ đã được chuyển CQĐT từ cuối tháng 12/2012.
sau khi tìm ra nguyên nhân mất trắng nhiều ngàn tỷ bảo hiểm XH, chúng ta sẽ nghiêm túc kiểm điểm...
Cứ sau một năm, nợ công VN tăng hơn 8 tỉ USD
Đồng hồ nợ công toàn cầu (The Global debt clock) của trang Economist hôm qua cho thấy, tính đến 18 giờ (giờ VN) ngày 11.10, nợ công của VN đã xấp xỉ 92,641 tỉ USD. Với dân số trên 91,8 triệu dân, tính trung bình thì mỗi người Việt hiện gánh hơn 1.016 USD.
Nợ công của VN hiện chiếm 46% GDP, tăng 9,6% so với năm trước. Cùng kỳ năm 2014, theo đồng hồ nợ công toàn cầu, tổng nợ công VN trên 84,563 tỉ USD (thấp hơn 8,078 tỉ USD so với hiện tại), trung bình mỗi người Việt tại thời điểm đó (2014?) gánh gần 933 USD nợ công, còn năm 2013 tổng nợ công của VN khoảng 76,485 tỉ USD (thấp hơn 16,156 tỉ USD so với hiện tại) theo đồng hồ nợ công toàn cầu.
Như vậy, cứ sau 1 năm, nợ công VN tăng hơn 8 tỉ USD. Trước đó, trong kỳ họp trung tuần tháng 9 vừa qua về kế hoạch kiểm toán 2016, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị tăng cường kiểm toán nợ công do tình hình giải ngân vốn ODA đang có xu hướng vượt dự toán.
Tháng 7.2015, Ngân hàng Thế giới cũng công bố nợ công VN đến cuối năm 2014 đã lên đến 110 tỉ USD. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo nợ công (bao gồm nợ do Chính phủ bảo lãnh), đến cuối năm 2015 sẽ tăng khoảng 62% GDP.
Theo Thanh Niên
---------------------
Tò mò: có khi nào nước ta phá sản hay không? phá sản rồi thì ai chịu trách nhiệm trả nợ? Tiếc là chú Ma không còn trên diễn đàn nhể...
Thanked by 1 Member:
|
|
#20
Gửi vào 06/12/2015 - 23:07
Còn về câu số 2: nợ quá khứ sẽ xóa nhưng nợ trong tương lai phải gánh lãi suất cao hơn nhiều vì mất tín nhiệm. Do đó, vẫn cứ là dân đen và con cháu tương lai của chúng ta trả qua các loại thuế phí trong tương lai.
Tôi có 2 bài viết này cách đây không lâu:
1. Đau đáu quốc vận, ngẫu ngộ kỳ tướng (http://tuvilyso.org/...au-ngo-ky-tuong)
[...] tôi tình cờ tìm thấy 2 nhân vật kỳ dị:
- 1 người nhãn tướng uy vũ nhưng đang trong trạng thái thao quang dưỡng hối. Tôi xem số thấy anh này có số làm vương một vùng, làm tướng một nước, phát vận từ 2024. Từ giờ đến 2024, mắt anh ta sẽ dần sáng lại và ứng số.
- 1 người trên vai có 5 nốt ruồi (ngũ tinh) và thêm 2 nốt màu nâu nhạt nữa. Tôi đoán người này sẽ trở thành yếu nhân gánh vác vận nước khi 2 nốt nhạt đổi màu thành sẫm (tức là kiên thượng thất tinh ~ trên vai có 7 nốt ruồi như Thất Tinh Bắc Đẩu). Ngày xưa Lưu Bang chân đạp thất tinh mà được thiên hạ, thì người có kiên thượng thất tinh cũng sẽ góp vai trò không nhỏ trong bước đổi vận của nước Việt ta.
Kết hợp duyên số tìm thấy cả 2 người này cộng với sự quan sát về nhân tướng của tứ trụ lãnh đạo trong chính quyền VN và tình hình xã hội hiện tại, tôi nghĩ từ 2020-2024, VN ta sẽ bắt đầu một cuộc thay đổi lịch sử. [...]
2. Khoản cách thời gian giữa 2 hào? (http://tuvilyso.org/...gian-giua-2-hao)
Cách đây vài tháng, vào giờ Tý (00:08) ngày 8 tháng 11 năm 2014, tôi thành tâm xin một quẻ về quốc vận thì được quẻ Trạch Thiên Quải động hào 4. Không biết câu hỏi này của tôi có phải là không có cơ sở dịch lý hay không: thời gian từ khi quẻ 4 động đến khi quẻ 6 động (để biến thành quẻ Càn-kiện) là bao lâu?
Thanked by 1 Member:
|
|
#21
Gửi vào 07/12/2015 - 12:49
Theo biểu đồ mới nhất vừa được ngân hàng Bank of America công bố, nợ công của Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro cao nhất thế giới. Nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2014 ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD.
Thứ Bảy, ngày 15/8/2015 - 05:20
Để có được thống kê, ngân hàng sử dụng giá của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap - CDS) của trái phiếu chính phủ.
Về cơ bản, đây là một công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc của hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Người mua CDS trả cho người bán một khoản phí nhỏ (CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro trong trường hợp vỡ nợ, cụ thể ở đây là nhà phát hành trái phiếu vỡ nợ.
Phí bảo hiểm thường tỷ lệ nghịch với độ tín nhiệm của trái phiếu. Trái phiếu có độ rủi ro càng thấp thì phí bảo hiểm càng nhỏ, và ngược lại.
Nguồn: Bank of America
Theo bản đồ, Venezuela đang là nước có rủi ro nợ công cao nhất. Chi phí bảo hiểm của CDS nước này cao gần gấp đôi so với hai nước theo sau là Hy Lạp và Ukraine. Nước còn lại trong nhóm các quốc gia có CDS spread vượt 500 điểm cơ bản là Pakistan.
Nhóm các nước có CDS spread nằm trong khoảng 200 – 500 điểm cơ bản lần lượt bao gồm Ai Cập, Cyprus, Nga, Brazil, Kazakhtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Việt Nam.
Phần đông các nước Đông Nam Á có mức độ rủi ro nợ công cao lọt nhóm có CDS spread trong khoảng 100 – 200 điểm, như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines.
Các quốc gia phát triển là những nước có tỷ lệ rủi ro nợ công thấp nhất. Đứng đầu bảng là Đức, theo sau là Thụy Sỹ và Thụy Điển. Mỹ và Anh lần lượt chia nhau vị trí 4, 5.
Đầu tháng Tám, theo thông tin từ Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2014 ước tính 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD.
Con số này trùng khớp với số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố trước đó. Vị chi mỗi người dân Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.200 USD nợ công.
Cụ thể, tổng nợ công (nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 54,5% GDP 2013 lên mức 59,6% năm 2014.
Mặc dù nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27 - 28% GDP trong giai đoạn 2010 - 2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014.
Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất bình quân 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014.
Theo Bizlive
-------------------------------
Số doanh nghiệp phải ngưng hoạt động tăng cao
(TBKTSG Online) - Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong 11 tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, và hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng.
Báo cáo mới nhất của Vụ Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong 11 tháng năm nay, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng kinh doanh của cả nước là 62.713 doanh nghiệp, tăng đến 21,35% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, có 14.843 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, và 47.870 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Đây là mức tăng khá lớn so với hai năm trước đó (so sánh 2014/2013: doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngưng hoạt động tăng 12,2%).
Điều đáng chú ý là trong 11 tháng qua, tất cả các vùng trong cả nước đều có doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ ngưng kinh doanh tăng cao nhất là 71,2%; tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc tăng 57,1%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 36,1%; Tây Nguyên tăng 28,8%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 12,7% và Đông Nam Bộ tăng 12,5%.
Phần lớn doanh nghiệp rơi vào tình trạng này là những doanh nghiệp nhỏ, có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 93,5% trên tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là 93,4%). Với doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỉ đồng chỉ có gần 400 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động.
Thống kê của Vụ Quản lý đăng ký kinh doanh cũng cho thấy trong 11 tháng đầu năm nay, các ngành, lĩnh vực đều có số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng đến 141,8%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 89,2%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 58,5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 31,2%; giáo dục và đào tạo tăng 29,2%;...
Ở chiều ngược lại, trong 11 tháng đầu năm nay, cả nước có 18.646 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động không đăng ký nay quay trở lại hoạt động, tăng 31,24% so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động theo quy mô vốn:
Nguồn: Vụ Quản lý Đăng ký Kinh doanh
----------------
Nước ta khai sinh năm con gà, thảo nào mà Ngô Tất Tố đã miêu tả đoạn cuối của chị Dậu:
"Buông tay, chị vội choàng dậy, mở cửa chạy té ra sân. Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị."
#22
Gửi vào 07/12/2015 - 13:14
Trong buổi lễ gặp gỡ các vị doanh nhân ở một quốc gia nọ, vị tổng thống đọc một diễn văn khá dài về các điều CP sẽ làm để thúc đẩy kinh tế phát triển, có một cánh tay nhỏ bé giơ lên: Các ngài ko cần làm gì to tát, chỉ cần làm 03 việc là đất nước tự sẽ hùng mạnh:
1. Giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ
2. Đảm bảo anh ninh trong nước không để xảy ra cướp bóc, bạo loạn
3. May cái túi thật lớn để thu tiền thuế.
Hết
#23
Gửi vào 13/12/2015 - 16:16
CaspianPrince, on 06/12/2015 - 23:07, said:
Tôi có 2 bài viết này cách đây không lâu:
1. Đau đáu quốc vận, ngẫu ngộ kỳ tướng (http://tuvilyso.org/...au-ngo-ky-tuong)
Caspian vào nhận hàng:
Nguyên thủ khóa Can là nhà nước, Chi là kẻ chống đối, tháng 3 mùa Xuân thì Đinh hỏa vượng khí mà Kim cục tù khí. Tam truyền Tị Dậu Sửu tam hợp với Chi, bị Can ngày khắc lại bị tuần không thì phía đối lập chưa có cơ hội trỗi dậy - phải đợi tới thời Thái tuế kích hoạt hung họa, biến hư thành thực, khiến thoát không mới xảy ra. Chiêm gặp Nguyên thủ khóa có lợi cho bên "khách", vì vậy nên khởi binh đánh trước, mọi việc nghe thấy đều là thật
Hung hại nơi chi: Cung có Thái tuế có sao Thái âm, vượng khí mà Hình chi là điềm bất lợi cho phe chống đối.
Bế khẩu khóa Chủ có nhiều điều oan ức, không nói ra được
- Toàn cục khóa: Tam truyền Tị Dậu Sửu: kim cục tù khí, là quẻ thuộc binh các, sơ trung vô khí, xem lại mạt có Can mộ, Tuế phá thừa Câu trận là điềm bậc trưởng thượng lo buồn. Hội Kim thần phá toái, Phi nhận, Câu trận là điềm binh chiến.
- Lục thuần khóa: Tùy lục nhị, hệ tiểu tử thất trượng phu, phục binh vu cửu ngũ chi hạ
Tị địa bàn (4) x Sửu thiên bàn (8) x Tướng khí (2) = 64 tháng (tức trong khoảng từ tháng 3 âm lịch năm Ất Mùi cho tới tháng 6 âm lịch năm Kỷ Hợi).
Thanked by 1 Member:
|
|
#24
Gửi vào 14/12/2015 - 18:27
vietnamconcrete, on 13/12/2015 - 16:16, said:
Nguyên thủ khóa Can là nhà nước, Chi là kẻ chống đối, tháng 3 mùa Xuân thì Đinh hỏa vượng khí mà Kim cục tù khí. Tam truyền Tị Dậu Sửu tam hợp với Chi, bị Can ngày khắc lại bị tuần không thì phía đối lập chưa có cơ hội trỗi dậy - phải đợi tới thời Thái tuế kích hoạt hung họa, biến hư thành thực, khiến thoát không mới xảy ra. Chiêm gặp Nguyên thủ khóa có lợi cho bên "khách", vì vậy nên khởi binh đánh trước, mọi việc nghe thấy đều là thật
Hung hại nơi chi: Cung có Thái tuế có sao Thái âm, vượng khí mà Hình chi là điềm bất lợi cho phe chống đối.
Bế khẩu khóa Chủ có nhiều điều oan ức, không nói ra được
- Toàn cục khóa: Tam truyền Tị Dậu Sửu: kim cục tù khí, là quẻ thuộc binh các, sơ trung vô khí, xem lại mạt có Can mộ, Tuế phá thừa Câu trận là điềm bậc trưởng thượng lo buồn. Hội Kim thần phá toái, Phi nhận, Câu trận là điềm binh chiến.
- Lục thuần khóa: Tùy lục nhị, hệ tiểu tử thất trượng phu, phục binh vu cửu ngũ chi hạ
Tị địa bàn (4) x Sửu thiên bàn (8) x Tướng khí (2) = 64 tháng (tức trong khoảng từ tháng 3 âm lịch năm Ất Mùi cho tới tháng 6 âm lịch năm Kỷ Hợi).
vietnamconcrete, on 14/12/2015 - 05:25, said:
- Nguyên thủ khóa: 3 Qủy hiện tam truyền, Thìn Tuất đóng Can Chi thì chồng/người trên quá hung dữ, khó lòng bình yên. Nguyệt Phá dụng sơ truyền, sự thể hao phá.
- Trảm quan khóa: Thiên cương nơi Can phát dụng sơ truyền là tượng phá cửa mà đi, nhưng tam truyền 3 hào toàn mộ thì ngăn cản lắm. Trực phù đóng tại Chi, không có cửa thoát, trừ định khai nguy không lâm truyền, không có phương tiện phá cửa. Can Quý thì phi phù tại Tuất, có Bạch hổ trấn giữ, chị Dậu và con cái trốn được chăng?
- Du tử khóa: Thiên mã tượng động, ngộ Quý thì bế tắc, sự ác dấy lên, Xà Hổ lâm Can Chi thì trên dưới họa hoạn. Thìn phát sơ truyền là tượng cũ thay đổi mới, sự việc xảy ra nhanh, liên đới đông người, hỏi về nhà thì hư hại, hỏi về người thì nguy nan. Lại nói Thiên cương là bản địa của sao Câu trận, hội Bạch hổ sát khí là tượng binh đao. Lại vào ngày Quý thì Thìn vừa là Quan quỷ, vừa là Can Chi mộ có Bạch hổ thì hung tợn cực điểm - họa xuất năm Tuất. Lại thấy bản mệnh Huyền vũ đoạt lộc, Tam sát vây chiếu là tượng nguy tai. Tuy nguyệt tướng chiếu tặc bản gia, nhưng quẻ lẫn cách Thiên phiền...
- Xung phá khóa: Nguyệt phá phát dụng sơ truyền, xung với nguyệt lệnh thì người cầm lệnh bị xung phá, tượng thay đổi thể chế.
- Thiên phiền khóa: Nguyệt tướng Mão lâm Tý địa bàn, Thiên cương Hà khôi lâm Sửu Mùi, gọi là Đông phiền khóa, tượng đao binh thương tổn.
- Tử kỳ khóa: Sao Thiên cương lâm Can phát dụng sơ truyền là Tinh kỳ quái, ứng điềm đồ lục tang thương. Lại thừa Đằng xà, Can mộ là tượng hung cực điểm. Lại có Nguyệt tú lâm Chi tức "Hình kỳ quái", tượng người dưới tù đày… Phi nhận tại Mùi gặp Tuần không, gặp năm xung (Sửu) thì xuất không, quẻ binh chiến dễ gặp các năm Thìn Tuất Sửu Mùi.
- Quỷ mộ quái: Ngày Âm gặp Can Quỷ là dương thì là Chính quỷ, họa ứng về việc công, xảy ra nhanh và mạnh, hỏi việc gì cũng hung.
- Vô lộc khóa: Tứ khóa 4 hào quỷ, lại thấy Huyền vũ đoạt lộc gọi là quẻ Vô lộc khóa, tượng người dưới bị hiếp hại, chính sách quá hà khắc… Nếu binh chiến xảy ra thì khách thắng mà chủ bại, bởi chủ hết quân lương… Thoái thần đóng Thiên cương địa bàn, ông chồng nên thoái, mà ai chịu thoái?
- Toàn cục khóa: Thìn Mùi Tuất toàn thổ là giá sắc cách, ứng chuyện trì trệ. Thìn là thiên cương tượng người cầm đầu, tượng tranh đấu ruộng đất không ngừng, có Nguyệt phá thì chỉ tán không tụ, không khởi tiến được. Lại thêm năm Giáp thì Thìn là Mậu Thìn - chính là Mậu đô thiên, sao đại hung.
- Luận số mục: Thìn (5) x Sửu (8) x Tướng khí (2) = 160 tháng (?), tức 13 năm?
Chị Dậu quả là số khổ, bán chó rồi bán cả con đi mà vẫn không thoát nợ. Lại thân gái dặm trường, đi đâu ai cũng muốn hiếp... Sau rồi 13 năm sau vẫn gặp gian nan. Ý trời chăng?
vietnamconcrete, on 14/12/2015 - 13:58, said:
Lời ít ý nhiều. Bác tại quốc nội, thân bất do kỷ. Tuy vậy, khôn chết, dại chết, biết thì sống.
Tìm người Đồng Âm Khoa Lộc tránh Kiếp,
tìm người Không Quyền tránh Hình,
tìm nơi Thổ tránh Kình Đà,
và tìm nơi Kim Mộc tránh Linh Hỏa.
2020-2028. Hãy đợi đấy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#25
Gửi vào 14/12/2015 - 19:35
Người dân Tiền Giang không khỏi bức xúc khi biết thông tin năm 2016 tỉnh không có vốn để khởi công các công trình phục vụ dân sinh. Thế nhưng quảng trường ngốn cả nghìn tỉ đồng vẫn được ưu tiên cấp vốn.
Ở cuối đường Hùng Vương, cách trung tâm TP Mỹ Tho chưa tới 2km có một khu đất trống bạt ngàn rộng hơn 32ha đã được giải phóng mặt bằng và bơm cát san lấp gần xong.
Đó là dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1. Chỉ tính số liệu được ghi trong năm quyết định đầu tư của UBND tỉnh có liên quan đến dự án này thì vốn đầu tư đã hơn 900 tỉ đồng, kể cả khu tái định cư.
Đó là chưa kể các công trình dự kiến xây dựng trên quảng trường này hiện giờ chưa có thiết kế, chưa có quyết định đầu tư.
Phải có bộ mặt nghìn tỉ
Mặc dù biết rõ năm 2016 không có vốn để đầu tư những công trình phục vụ dân sinh cấp thiết theo đề nghị của các địa phương và sở - ngành, nhưng UBND tỉnh vẫn chi tới 112 tỉ đồng tổ chức đấu thầu thi công đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống điện tại quảng trường trung tâm.
Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được công bố ngày 1-12 và sẽ thi công vào đầu năm 2016.
Giải thích việc này, ông Trần Thanh Đức (phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang) nói quảng trường trung tâm là công trình trọng điểm của tỉnh đã xác định từ nhiệm kỳ trước. Đây là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân và là bộ mặt của TP Mỹ Tho.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Thông (phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư) cũng nói việc xây dựng quảng trường là cần thiết nhằm hình thành trung tâm sinh hoạt chính trị, giao lưu văn hóa, vui chơi, lễ hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Bên cạnh đó, công trình này còn thúc đẩy sự phát triển TP Mỹ Tho trở thành đô thị loại I - trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.
Theo UBND tỉnh, dự án quảng trường giai đoạn 1 có 601 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng số tiền chi bồi thường để thu hồi đất là hơn 457 tỉ đồng.
Đến nay đã có 569 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng tương đương 95% diện tích. Tỉnh đã chi 422 tỉ đồng bồi thường cho người dân. Trong năm 2015, nhà thầu đã bơm cát san lấp mặt bằng với kinh phí 37 tỉ đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay dự án quảng trường trung tâm giống như một “thảo nguyên” bạt ngàn. Rất nhiều nông dân hằng ngày đến đây cắt cỏ mang về cho gia súc ăn. Một số người còn lùa bò đến đây chăn thả, không lo bị lạc.
Ông Nguyễn Thanh Hùng - ấp Long Hòa A, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, đang chăn thả bò trên khu đất quảng trường - cho biết bị giải tỏa trắng gần 3.000m2 đất và nhà để làm quảng trường.
Gia đình ông đã giao mặt bằng gần hai năm nay và phải đi ở trọ do khu tái định cư đến nay vẫn chưa làm xong. Không có đất làm chuồng nên ông phải cho đàn bò ở tạm dưới gầm cầu. Cũng vì thế mà một con bê vừa lọt lòng mẹ bị rơi xuống kênh chết ngạt.
Sau đó, ông Hùng phải đưa đàn bò đi gửi và hằng ngày lùa ra quảng trường cho ăn cỏ. “Phải chi tỉnh đừng làm quảng trường thì gia đình tôi đâu có khổ như bây giờ. Bị giải tỏa, tiền bồi thường không mua được đất khác để sản xuất, không có nhà ở” - ông Hùng buồn bã.
Chuyện cấp bách... phải chờ
Trong khi đó, một công trình rất cấp thiết đối với người dân Tiền Giang hiện nay là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang vẫn “án binh bất động”, trong khi bệnh viện cũ xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu.
Theo quy hoạch, bệnh viện này có quy mô 1.000 giường với trang thiết bị y tế hiện đại, tổng mức đầu tư 2.350 tỉ đồng. Công trình sẽ được xây dựng tại khu Đồng Sen thuộc xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho rộng 10ha đã có sẵn mặt bằng, không phải giải tỏa.
Tuy nhiên, mấy năm qua tỉnh “cầu viện” Bộ Kế hoạch - đầu tư và các tổ chức nước ngoài để vận động tài trợ vốn ODA nhưng không có kết quả. UBND tỉnh cho biết đã đăng ký xin hỗ trợ vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư bệnh viện này giai đoạn 2016 - 2020, nhưng khả năng có vốn là rất thấp.
Nhiều ý kiến cho rằng số vốn 2.350 tỉ đồng đầu tư bệnh viện tương đương đầu tư quảng trường trung tâm.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư bệnh viện phục vụ nhân dân là chắc chắn. Còn đầu tư vào quảng trường chỉ được hình thức bên ngoài, hiệu quả không cao.
Nếu phân kỳ đầu tư xây dựng bệnh viện trong 5 - 6 năm, tức mỗi năm chỉ phân bổ chừng 500 tỉ đồng, có lẽ hiện giờ bệnh viện đã có hình hài rồi. Việc này hoàn toàn nằm trong khả năng ngân sách của tỉnh.
Tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Tiền Giang ngày 10-12, đại biểu Lê Dũng công bố một thông tin đau lòng: “Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở. Hàng trăm căn nhà xuống cấp nặng, sắp sập trong khi tuổi của họ đã cao, không còn sống bao lâu nữa. Tôi thấy xót xa lắm!”.
Theo ông Trần Thanh Đức - phó chủ tịch UBND tỉnh, để xây dựng mới và sửa chữa nhà cho người có công cần khoảng 115 tỉ đồng.
Đây không phải số tiền quá lớn nhưng giải quyết thế nào thì tỉnh sẽ bàn. Ở bên dưới hội trường lập tức có tiếng xì xào: “Tạm dừng gói thầu làm đường, điện quảng trường thì đủ xây nhà cho hơn 3.000 hộ này chứ có gì mà bàn!”. Rất nhiều đại biểu gật gù đồng tình.
Ông Trần Thanh Đức thừa nhận không thể tránh khỏi tình trạng đầu tư dàn trải. Ban thường vụ Tỉnh ủy vừa có chỉ đạo rà soát, báo cáo tất cả dự án, công trình đang và sắp đầu tư.
Tỉnh ủy sẽ đánh giá những công trình nào quan trọng để tiếp tục đầu tư, công trình nào chưa cấp thiết sẽ tạm dừng.
Ông Trần Long Thôn, trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, cũng xác nhận Tỉnh ủy sẽ sớm xem xét lại các dự án, công trình.
Chắc chắn những công trình chưa thật sự cấp thiết sẽ được tạm dừng để ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ an sinh xã hội.
Riêng về dự án quảng trường trung tâm, ông Thôn cho biết cũng có một số ý kiến đề nghị kêu gọi xã hội hóa đầu tư những hạng mục còn lại. Nếu không kêu gọi được sẽ xem xét chọn thời điểm phù hợp để đầu tư.
Quảng trường sẽ tiêu tốn gần 2.200 tỉ đồng
Theo quyết định 1733 ngày 24-7-2012 của UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 quảng trường trung tâm tỉnh có quy mô 44ha, trong đó có bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật..., tổng vốn đầu tư (khái toán) khoảng 2.189 tỉ đồng.
Dự án được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 (vốn hơn 1.000 tỉ đồng) gồm: bồi thường, giải tỏa hơn 457 tỉ đồng; xây khu tái định cư 16ha (khoảng 242 tỉ đồng); san nền, đường giao thông, điện, cấp thoát nước (150 tỉ đồng); khu quảng trường quy mô 3,5ha (dự kiến 250 tỉ đồng).
Thanked by 1 Member:
|
|
#26
Gửi vào 05/02/2016 - 12:59
Hiện tượng đáng lưu tâm về tử huyệt ngân hàng là cùng thời gian Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình bất ngờ trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội XII của đảng cầm quyền, trên mạng xã hội xuất hiện một tác giả ẩn danh mới: “Góc khuất ĐH 12”. Tác giả này đưa bài “Đại biểu dự đại hội 12 lạnh sống lưng khi biết Ngân hàng sắp vỡ nợ”, trong đó khẳng định: “Trong 2 năm 2014 - 2015, Ngân hàng Nhà nước không đóng góp bất kỳ một đồng nào cho Ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đang lỗ 6.090 tỷ đồng”.
“Góc khuất ĐH 12” cũng là tác giả đã đưa tin khá chính xác (hoặc chính xác) về vụ hai thành viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư phát triển (BIDV) là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa bị khởi tố bởi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, từ ngày 16/1/2016. Tin tức nóng hổi này được đưa trên trang tin hội tụ hai luồng quan điểm đối nghịch - được cho là từ trong lòng đảng Cộng sản - ngay vào thời gian diễn ra Đại hội 12. Một ngày sau khi đại hội này kết thúc, Bộ Công an đã thông báo xác nhận vụ khởi tố điều tra trên, cho dù vẫn chưa đề cập đến từ “bắt”.
Từ lâu nay BIDV lại được coi là ngân hàng ruột rà với Ngân hàng nhà nước.
Từ nợ xấu đến ‘tỷ giá nhập siêu’
Vào cuối năm 2014, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên phải thừa nhận trước Quốc hội về con số nợ xấu 500.000 tỷ đồng. Con số này đã bị Ngân hàng nhà nước giấu biệt từ những năm trước, mà chỉ tiết lộ khi tình thế đã quá khó khăn. Cũng cho tới nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC (Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam) gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn chưa nhận được hồi âm chính thức nào.
Đến đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Úc và đã lần đầu tiên nhiệt thành ngỏ lời "Việt Nam muốn bán nợ xấu". Thế nhưng trong khi hoàn toàn phớt lờ về đề nghị này, Thủ tướng Úc lại thông báo "sẽ cắt giảm viện trợ cho Việt Nam".
Thành tích "giảm nợ xấu về dưới 3%" của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ, cũng bởi thế, cho tới nay vẫn chỉ là con số hoàn toàn vô nghĩa.
Chiếm đến 70% trong nợ xấu, nợ bất động sản trở nên đáng sợ nhất. Cho tới nay, rất nhiều ngân hàng đã phải “ôm” tài sản thế chấp nhà đất nhưng không thể bán lại được.
Mà như vậy, gần như toàn bộ khối nợ xấu vẫn như một quả bom tấn được hẹn giờ, vẫn đang âm ỉ chờ lúc phát nổ trong lòng các ngân hàng thương mại. Gần đây nhất vào tháng 9/2015, một tổ chức tín dụng độc lập là FT Confidential Research đã công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Sau nợ xấu, dư luận xã hội cũng đang hướng mối nghi ngờ vào động cơ “ổn định tỷ giá” của Ngân hàng nhà nước. Trong hai năm 2014-2015, cơ quan này đã chỉ phá giá đồng Việt Nam khoảng 5%, quá thấp so với độ mất giá chung của đồng tiền các quốc gia trong khu vực, và do vậy đã khiến sức cạnh tranh quốc tế về hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt sụt giảm đáng kể. Nhưng ngược lại, cơ chế duy trì tỷ giá thấp luôn được coi là một cách nhằm làm lợi lớn ccho ác nhà nhập khẩu, trong đó chủ yếu là các món hàng nhập khẩu quá nhiều “màu” từ Trung Quốc.
Năm 2015 kết thúc với không chỉ tình hình kinh tế bi đát và số doanh nghiệp phá sản tăng vọt ở Việt Nam, mà con số nhập siêu từ Trung Quốc càng kinh hoàng hơn: 32,3 tỉ USD, tăng tới 12,5% so với năm 2014 và được coi là cao nhất từ trước đến nay. Năm 2013 và 2014, số nhập siêu từ Trung Quốc “chỉ” là 23,7 tỷ USD và 28,9 tỷ USD. Báo chí trong nước kêu rên: “Mua của Trung Quốc từ củ hành đến ôtô!”.
Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu tính cả con số 20 tỷ USD nhập lậu mà “không ai biết” được tuồn vào theo con đường nào và bị biến hóa ra sao, tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2015 phải lên đến gần 52 tỷ USD. Con số này gấp gần 300 lần so với mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm 2002!
Vào giữa năm 2014 khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 đe dọa Biển Đông, một số doanh nghiệp sản xuất dệt may đã phải thốt lên: nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam dẫn đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ “bạn vàng” bị ách lại, doanh nghiệp của họ chỉ có thể cầm cự tối đa được 2 đến 3 tháng!
Khó có thể nói khác hơn rằng cơ chế tỷ giá quá thấp hiện thời cần được đặc tả bằng khái niệm “tỷ giá Trung Quốc”.
Vì sao Thống đốc Bình lọt vào Bộ Chính trị?
Nếu Đại hội XII của đảng cầm quyền tại Việt Nam kết thúc với “Tôi bất ngờ” như một lời than của tổng bí thư tái nhiệm Nguyễn Phú Trọng, trường hợp Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình - nhân vật có nốt ruồi rất vận số trên sống mũi - vừa lọt vào Bộ Chính trị và có khả năng vươn tới chức vụ phó thủ tướng phụ trách về tài chính cũng bất ngờ không kém.
Từ tháng 8/2011 khi chính phủ mới được hình thành, Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân hàng nhà nước và mau chóng được coi là “cánh tay mặt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cũng vào cuối năm 2011, trong khi một trang báo điện tử của nhà nước là Vnexpress vinh danh Nguyễn Văn Bình là “Nhân vật của năm 2011”, thì một tạp chí có uy tín quốc tế là Global Finance đã xếp “Nguyễn Văn Bình là một trong 20 thống đốc kém nhất thế giới”.
Từ 2011 đến 2015, ông Nguyễn Văn Bình đã trở nên nổi tiếng với các chiến dịch “lấy mỡ nó rán nó” liên quan đến vàng, “nhảy múa” các tỷ lệ nợ xấu, cấp phát tín dụng và bị đồn đoán về lợi ích dày cộm liên quan đến chuyện sáp nhập các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, vị thế của ông vẫn yên ấm với sự bảo đảm của Thủ tướng Dũng.
Nhưng từ giữa năm 2015, cùng với chiến dịch “luân chuyển cán bộ” do Ban Tổ chức Trung ương thực hiện đã khiến phe ông Nguyễn Tấn Dũng lâm vào tình cảnh khốn đốn vì mất quá nhiều nhân sự, đã xuất hiện khá nhiều tin ngoài lề về việc Thống đốc Bình bị điều tra liên quan đến vài ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Phương Nam và một đại gia là ông Trầm Bê.
Cũng trong thời gian từ giữa đến gần hết năm 2015, người ta gần như không thấy Nguyễn Văn Bình xuất hiện trên mặt công luận như thói quen thường thấy trước đó. Thay vào đó là một số cấp phó của cơ quan Ngân hàng nhà nước. Chính vào lúc này, hai Hội nghị Trung ương 13 và 14 đã diễn ra với phần thất lợi nghiêng dần và rồi nghiêng hẳn về Thủ tướng Dũng.
Tuy vậy sau Hội nghị 14 và gần Đại hội XII, Thống đốc Bình bất chợt tái xuất hiện. Cùng lúc, nghe nói về một danh sách đề cử ủy viên mới cho Bộ Chính trị, trong đó có tên ông Bình.
Tại Đại hội XII, cùng với sự kiện Thủ tướng Dũng bất ngờ chịu thất bại cay đắng là việc Nguyễn Văn Bình trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị.
Ngay lập tức đã xuất hiện một số dư luận cho rằng ông Bình đã tìm cách rời bỏ chủ cũ là Thủ tướng Dũng để “nhảy” sang chủ mới là những người bên đảng.
Cần nhắc lại, trước Đại hội XII, có nguồn tin không chính thức nhận định rằng sau đại hội này, ông Nguyễn Văn Bình, với nhiều “thành tích” về những khuất tất tài chính và điều hành, có thể phải đối mặt với công lý.
Nhưng thực tế là không những không phải chịu một án kỷ luật hoặc pháp luật nào, ông Bình còn được “nâng lên một tầm cao mới”, trong khi chủ cũ của ông là Thủ tướng Dũng phải ngậm ngùi ra đi và chưa biết tương lai sẽ mờ mịt đến mức nào.
Câu hỏi vẫn đọng lại là vì sao Thống đốc Bình lại thoát hiểm một cách ngoạn mục trong thế cờ đổi trắng thay đen như thế?
Ngay sau khi Thủ tướng Dũng rút lui, trên mạng đã xuất hiện thông tin về một bản “cáo trạng” dày đến 313 trang của bên đảng cáo buộc ông Dũng về nhiều vấn đề, trong đó có những khuất tất về tài chính và “gót chân Asin” về ngân hàng.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thanked by 2 Members:
|
|
#27
Gửi vào 05/02/2016 - 15:17
mong là tương lai sẽ có nhiều người dùng lục nhâm, kỳ môn và thậm chí cả thái ất để cố vấn cho các nhà lãnh đạo nước nhà nhằm điều chỉnh bánh lái con tàu kinh tế - chính trị Việt Nam.
thật là đáng quan tâm.
Thanked by 1 Member:
|
|
#28
Gửi vào 08/02/2016 - 19:41
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012 do Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) tiếp tục phải bán ra USD để bảo vệ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do PBoC công bố ngày 7/2 cho thấy, kho dự trữ lớn nhất thế giới của Trung Quốc sụt 99,5 tỷ USD trong tháng 1, còn 3,23 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, mức dự trữ này vẫn nhỉnh hơn so với mức 3,21 nghìn tỷ USD mà các chuyên gia được Bloomberg khảo sát ý kiến đưa ra trước đó.
Trong năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm hơn 500 tỷ USD, đánh dấu năm đầu tiên giảm trong lịch sử.
Trung Quốc đang ra sức giữ giá đồng nội tệ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán lao dốc. Những nỗ lực bảo vệ tỷ giá đã và đang bào mòn dự trữ ngoại hối của nước này.
Tháng trước, tỷ giá đồng Nhân dân tệ rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm sau khi PBoC bất ngờ giảm mạnh tỷ giá tham chiếu đồng tiền này so với USD - một động thái mà thị trường xem là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng cho phép đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn khi tăng trưởng giảm tốc.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm liên tục từ tháng 8/2015 đến nay, sau động thái phá giá đồng Nhân dân tệ gây hoảng hốt trên toàn cầu của PBoC. Trong tháng 8, dự trữ này sụt 94 tỷ USD, mạnh chưa từng thấy tính đến thời điểm đó.
Mới đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2016 trong khoảng 6,5-7%. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng 6,9%, không đạt mục tiêu 7%, và là mức tăng chậm nhất trong 25 năm.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc một mặt sẵn sàng để cho đồng Nhân dân tệ giảm giá nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu, nhưng mặt khác cũng không muốn đồng nội tệ mất giá quá nhanh vì như vậy sẽ dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn và sự hoảng loạn trên thị trường tài chính.
-------------------
Tôi dốt kinh tế, nhưng tôi nghĩ rằng nếu đồng Tệ giảm giá, ắt tiền Việt cũng phải giảm giá theo bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Nghĩa là tiền lương của công nhân đã eo hẹp, nay còn bị giảm sức mua xuống nữa... Mà chắc gì tiền Đồng giảm giá đã thúc đẩy xuất nhập khẩu cho VN?
Thanked by 2 Members:
|
|
#29
Gửi vào 09/02/2016 - 16:18
vietnamconcrete, on 08/02/2016 - 19:41, said:
Tôi dốt kinh tế, nhưng tôi nghĩ rằng nếu đồng Tệ giảm giá, ắt tiền Việt cũng phải giảm giá theo bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Nghĩa là tiền lương của công nhân đã eo hẹp, nay còn bị giảm sức mua xuống nữa... Mà chắc gì tiền Đồng giảm giá đã thúc đẩy xuất nhập khẩu cho VN?
sai rồi, thị trường xuất khẩu chính của VN là Mỹ.
còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, đồng Nhân Dân Tệ giảm giá thì giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc theo đồng đô la không đổi, nhưng quy ra Nhân Dân tệ thì lại tăng lên và lượng hàng hóa sẽ xuất đi nhiều hơn do bán được giá. Do vậy VN có nguy cơ nhập khẩu hàng TQ nhiều hơn, khiến cho tình hình cán cân thương mại Việt Trung càng bị lệch đi, tức là nhập siêu nhiều hơn, Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc phụ vụ cho sản xuất và nguyên liệu.
Còn với Viêt Nam thì khi NDT giảm giá so với đồng $, sẽ làm cho VN Đồng lên giá so với NDT, nên hàng hóa xuất khẩu của VN sẽ giảm đi, vì giá bán tính theo NDT không đổi, mà VND lên giá so với NDT thì giá bán theo VND sẽ giảm xuống, do đó các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm lương hàng xuất khẩu, nhưng hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng đơn giản nên không ảnh hưởng nhiều.
Việt Nam Đồng có phá giá hay không phụ thuộc vào tình trạng nợ công và tỷ lệ nội địa hóa trong nước. nếu nợ công tính theo đồng $ cao thì việc phá giá VNĐ sẽ làm cho nợ công quy đổi ra tiền Đồng tăng lên mặc dù tính theo đồng $ thì vẫn vậy, đó sẽ là gánh nặng cho chính phủ. VN hiện nay vay nợ nước ngoài nhiều nên phá giá không có nhiều lợi ích lắm. Việc phá giá đồng tiền cũng làm cho đầu tư nước ngoài tăng lên do cùng một vốn đầu tư theo $ nhưng được nhiều hơn theo VNĐ thì đầu tư tốt hơn.
VN cũng là nuớc gia công lắp ráp chủ yếu, cho nên phá giá sẽ làm tăng giá trị hàng nhập khẩu tức là yếu tố đầu vào của các nhà máy, 1 chiếc ô tô sản xuất lắp ráp ở VN nhập tới 70% linh kiện thì việc phá giá sẽ không có nhiều lợi ích đáng kể. Nếu là công ty nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thì việc phá giá không có lợi bao nhiêu, vì tuy giá xuất khẩu tính theo VNĐ tăng lên nhưng giá nhập khẩu đầu vào theo VNĐ cũng tăng lên thì không được bao nhiêu. Lợi nhuận cao chủ yếu thuộc về công ty xuất khẩu sử dụng nguyên liệu trong nước, nếu vậy thì hàng nông nghiệp có lợi nhất.
Như vậy khi phá giá VNĐ thì ngân hàng nhà nước phải tính toán để cân đối nợ công chính phủ, đầu tư nước ngoài FDI, dự trữ ngoại hối và lợi ích của các nhà xuất khẩu. , một khi đã phá giá thì chỉ có biên độ 1-3% để giữ ổn định thị trường tài chính, chủ yếu được bơm tiền qua OMO.
Thanked by 2 Members:
|
|
#30
Gửi vào 13/02/2016 - 07:52
BizLIVE - VND khó có thể giữ được sự ổn định khi nền kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều biến động.
Trong báo cáo về triển vọng năm 2016 mới đây, CTCP chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, thị trường ngoại hối sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới với việc có khả năng giảm khoảng 5% - 8% so với .
Theo đánh giá của BSC, cơ chế điều hành mới sẽ phản ánh chân thực nhu cầu thị trường hơn, thay vì đưa ra cam kết biến động tỷ giá từ đầu năm như các năm trước do bám theo diễn biến ngoại hối thế giới, thông qua neo vào một rổ tiền tệ thay vì neo vào USD và bám theo nhu cầu nội địa, thông qua thả nổi một phần tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Việc neo vào một rổ tiền tệ một mặt sẽ giúp cho VND hạn chế được biến động của sự tăng giá USD (nhờ có sự biến động ngược chiều của các loại tiền tệ khác), mặt khác có thể phản ánh sát thực hơn nhu cầu ngoại tệ của Việt Nam (khi mà rổ tiền tệ tập hợp các ngoại tệ Việt Nam giao dịch nhiều nhất).
SBV sẽ cân đối 2 yếu tố quốc tế và nội địa nhằm xác định tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp nhất cho từng thời điểm.
Theo BSC, VND có thể mất giá thêm 5%, trường hợp không thuận lợi có thể lên tới 8% trong năm nay.
Áp lực tăng giá từ USD (sau sự kiện FED tăng lãi suất tháng 12/2015) có thể tiếp tục kéo dài trong năm nay (lãi suất USD có thể tăng trên 1% từ mức 0,25% hiện tại vào thời điểm cuối 2016).
Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng đồng nhân dân tệ giảm giá trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu với nhiều khó khăn trong tăng trưởng.
Cuối cùng, phần còn lại của thế giới ngoài Mỹ vẫn đang loay hoay với bài toán phục hồi kinh tế; do đó, không loại trừ chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng trên quy mô toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục, sẽ khiến cho tiền tệ của đa phần thế giới giảm thêm so với USD.
Do đó, VND khó có thể giữ được sự ổn định khi nền kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều biến động.
Trong khi đó, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, thị trường tài chính thế giới trong năm 2016 chắc chắn vẫn tiếp tục biến động hết sức phức tạp, do đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần được điều chỉnh linh hoạt. Tỷ lệ mất giá của VND trong năm 2016 chắc chắn sẽ cao hơn mức điều chỉnh tỷ giá thông thường hàng năm từ 1-2% như trước đây.
Chuyên gia này cho rằng, do đồng nhân dân tệ và các đồng tiền mới nổi đã mất giá mạnh và được kỳ vọng vẫn sẽ biến động trong thời gian sắp tới, tuy nhiên, mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu quan trọng trong năm 2016, do đó, ông không kỳ vọng tỷ giá VND sẽ biến động mạnh như các đồng tiền trong khu vực.
"Tôi kỳ vọng đồng Việt Nam sẽ biến động không quá 4% trong năm 2016, trong điều kiện thị trường tài chính thế giới không có biến động mạnh so với thời điểm hiện nay", Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho biết.
Còn theo đánh giá của chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, năm 2016 và những năm tiếp theo, tổng ngoại tệ vào Việt Nam vẫn lớn hơn tổng ngoại tệ ra khỏi Việt Nam. Nói cách khác cung cầu ngoại tệ về cơ bản là dư thừa nếu Việt Nam khắc phục được tình trạng găm giữ ngoại tệ.
"Với cơ chế mới về quản lý ngoại hối và các biện pháp ngăn chặn tình trạng găm giữ đã được Ngân hàng Nhà nước công bố, có thể thấy biến động của tỷ giá hối đoái không lớn, khoảng 3%", chuyên gia này nhận định.
LINH LINH
-------------------- Mất giá 8%, mà tiền gửi ngân hàng lãi xuất 6%, vậy là lỗ 2%?
[center]
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |