Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#91 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 665 thanks

Gửi vào 01/03/2018 - 15:50

Nguyễn Văn Đông, trong 70 năm tình ca tân nhạc Việt Nam của SBS Radio:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theo tư liệu ở đây, sau thời gian ở trại cải tạo (hình như trên 10 năm) ông được đưa về nhà do bệnh nặng, chờ chết. "Như một phép mầu" - lời của Hoài Nam, SBS, ông sống đến giờ (2000, thời điểm thực hiện chương trình). Tính ra, còn hơn cả phép mầu.

#92 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/03/2018 - 20:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Phải nói rằng không những Nguyễn Văn Đông có cái khí tiết của một người lính VNCH mà còn có cái lòng tận tụy của một người thầy đam mê với âm nhạc, dạy học trò tới thổ huyết mà vẫn không chịu ngừng đến nỗi ...."
Mời bạn đọc bài viết về Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những điều chưa nói hết.
Trịnh Thanh Thủy
Thế là chú ấy đã giả từ chốn này và bắt đầu cuộc rong chơi miền phương ngoại rồi. Lần cuối tôi gặp chú là tháng 12 năm 2011. Sau đó, tôi thường liên lạc bằng điện thoại và điện thư với chú nhưng bất thình lình chú thôi không trả lời, bởi vì chú sợ chính quyền theo dõi nên bặt tin chú. Giờ chú đã nằm xuống, thôi lo lắng, hết băn khoăn, và thật sự được yên bình. Mời bạn đọc bài viết kể lại cuộc gặp gỡ của tôi với chú Nguyễn Văn Đông vào ngày tháng 12 năm 2011 đã lưu lại nhiều ấn tượng trong tôi, mà bây giờ tôi mới có thể viết, sau khi chú đã nằm xuống.
Nhân một lần về thăm Việt Nam, nhà văn Bích Huyền kiêm xướng ngôn viên đài VOA có nhờ tôi đem vài món quà biếu ông nên tôi có cơ duyên gặp và tiếp xúc với ông tại nhà riêng. Cô Bích Huyền dự định làm một buổi văn nghệ tuởng niệm những người lính VNCH ở Quận Cam Hoa Kỳ và có ý nhờ ca sĩ hát mấy bài của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Tiện thể, cô nhờ tôi ghé thăm và viết bài về ông. Nhà ông nho nhỏ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, phía trước có chiếc xe bán bánh mì ổ do phu nhân ông là cô Nguyệt Thu đứng bán. Cô rất dễ thương và hiếu khách. Cô cũng là người đầu ấp tay gối đã chăm sóc ông suốt quãng đời còn lại từ ngày ông đi cải tạo về bằng chiếc xe bán bánh mì giò chả này. Bây giờ căn nhà đã thành tiệm thực phẩm và bánh mì Nhiên Hương khang trang và tươm tất hơn năm tôi ghé 2011 rất nhiều.
Tôi thuộc thế hệ con cháu, nên khi nói chuyện tôi gọi ông bằng chú. Lần ấy, ông tiếp tôi rất thân mật, niềm nở nhưng không kém phần nghiêm túc. Ông có nhấn mạnh rằng, sau 36 năm, đây là lần đầu tiên ông tiếp người lạ, từ ngày 30 tháng tư năm 1975, ông không tiếp xúc ai hết, kể cả các giới truyền thông, báo chí, nghệ sĩ, ca sĩ là những người ngày xưa đã từng quen biết ông hay khán thính giả ái mộ và thương mến ông. Vì có sự giới thiệu đặc biệt của cô Bích Huyền, ông mới tiếp tôi. Ông có nói thêm rằng sở dĩ ông không tiếp xúc hay cho ai phỏng vấn vì ông rất e ngại, dè dặt trong việc gần gũi hay ngoại giao và ông muốn sống yên thân đừng ai nói hoặc nhắc tới ông nữa. Ông sợ sự liên hệ hay tin đồn không đúng lan rộng, bất lợi cho ông để tránh những rắc rối phiền phức sau này.
Thật ra trước đó vào mùa xuân Bính Tuất 2006, trong chương trình phát thanh Nghệ Sĩ và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện ông đã dành cho đài VOA một cuộc phỏng vấn rất lý thú và đầy đủ về cuộc đời binh nghiệp và âm nhạc của ông. Ông cũng không quên kể nguyên do và sự thôi thúc khiến ông sáng tác những tác phẩm như "Chiều mưa biên giới, Phiên gác đêm xuân, Hải ngoại thương ca, Thiếu nhi hành khúc ...v..v..”.,trong cuộc phỏng vấn của Trường Kỳ này
Tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với những sáng tác của ông trước năm 1975, về cuộc sống hay những mối tình của những người trai thời chiến, đã chiến đấu hy sinh cho đất nước trong các ca khúc trên. Ý định của tôi là gặp gỡ tác giả để hiểu thêm về tác phẩm, hầu viết một bài về ông cho đúng đắn và trung thực, trước khi buổi tưởng niệm diễn ra. Ông và tôi nói chuyện rất tương đắc về âm nhạc, tác phẩm của ông và những ca sĩ đã trình bày nhạc của ông thế nào và ra sao. Tuy nhiên ông vẫn dè dặt dặn tôi phải cẩn trọng vì ông không muốn gặp rắc rối kẻo lụy cho ông và người nhà.
Về đến Hoa Kỳ, tôi bắt đầu viết thì ông gởi điện thư bảo tôi, thôi đừng viết, vì ông muốn mọi người quên ông đi, ông không tha thiết gì nữa, nên đừng nhắc đến tên ông. Tuân theo ý nguyện của ông, tôi xếp lại và thầm cảm thương cho một người nhạc sĩ tài hoa chịu nhiều bất hạnh, giờ bệnh tật triền miên mà không muốn ai nhớ đến mình nữa. Có lẽ ông nghĩ đúng, biết đâu những hệ lụy của cái tài danh mang đến cho ông nhiều bất lợi hơn là thứ tiếng tăm hư ảo của người đời. Tuy nhiên, ông quên một điều là ông còn có một số lượng rất lớn người trong và ngoài nước vẫn còn mến mộ, yêu, hát, và rung động chân thành khi nghe những con Sơn Ca ngày cũ hát nhạc của ông. Những Hà Thanh, Thanh Tuyền, Thái Thanh hay Trần Văn Trạch, Duy Trác... những giọng hát thiết tha, đầy cảm xúc trong "Chiều mưa biên giới, Mấy dặm sơn khê, Khúc tình ca hàng hàng, lớp lớp, Hải ngoại thương ca, Nhớ một chiều xuân..." đã cho các tác phẩm của ông một chỗ đứng trang trọng nhưng riêng biệt trong con tim những thính giả mến mộ.
Khi hỏi đến sức khoẻ, ông bảo, ông bị đau bao tử kinh niên, đau tai, thấp khớp và cao máu, những thứ này hành hạ ông thường xuyên từ khi đi tù cải tạo về. Tôi liền hỏi lý do tại sao ông không qua Hoa Kỳ định cư theo chương trình HO. Ông bảo sau khi vào tù 9 năm, vì bị bệnh nặng sắp chết nên ông được trả về với lý do: “Ðương sự bị bệnh sắp chết, nên cho phép gia đình đem về nhà chôn cất!” chứ không phải họ tha vì lý do chính trị. Khi về đến nhà, ông được cô Nguyệt Thu và gia đình chăm sóc, thuốc thang mãi và có lẽ vì chí khí kiên cường dũng mãnh lắm, ông mới sống lại được.
Đến khi có chương trình H.O., chính phủ Mỹ có gởi giấy báo cho ông biết về chương trình, ông trộm nghĩ, mình đã già lại bệnh hoạn thế này, qua Mỹ làm gì, vả lại đời sống ông cũng tạm ổn định bên người thân nên từ chối ra đi. Họ có gởi giấy cho ông nhiều lần hỏi ông đã suy nghĩ kỹ chưa? Ông quyết định chọn giải pháp ở lại, với lý do gia đình không muốn đi, nên ông ở lại với gia đình.
Sau này khi Paris By Night có ý định mời ông qua Mỹ để thực hiện cho ông một chương trình dành riêng cho dòng nhạc của ông, ông lại gặp rắc rối trong vấn đề thủ tục. Chính quyền chỉ cho phép ông đi trong 15 ngày mà chương trình họ mời cần đến ít nhất là 1 tháng. Thời gian 15 ngày không đủ cho việc phỏng vấn và thực hiện thu hình..v...v... Có người ngỏ ý bảo lãnh ông qua Canada rồi sau đó sẽ qua Mỹ. Paris By Night sẽ tổ chức show ở đó, vì ở Mỹ còn rất đông người yêu nhạc ông, việc thu nhập mới cao hơn được. Ông bảo tôi, ông có khí phách của một người nhạc sĩ ngày xưa đã từng từ chối đi Mỹ theo chương trình H.O., rồi bây giờ lại đi đường vòng như thế còn gì khí phách ngày xưa nữa. Sau họ có mời ông nhiều lần ông đã từ chối không đi. Ông tâm sự tuy mất cơ hội được có mặt và tiếp xúc cùng đám đông, vẫy vùng trong thế giới âm nhạc mà ông yêu thích nhưng ông cam chịu. Có lẽ vì ông muốn tâm được an bình, không phải lo lắng sợ sệt, bỏ danh lợi ngoài thân và yên phận trong tuổi già. Nhà văn Chu Tất Tiến là 1 bạn tù được ông nhận làm đệ tử kể tôi nghe, một trong những lý do chính là ông không muốn phải xin xỏ, lạy lục, đi lên đi xuống với chính quyền, đòi thêm thời gian, vì dù gì ông còn cái khí tiết của một người sĩ quan quân lực ngày xưa. Ông có bảo Chu Tất Tiến rằng “Anh ghét phải đi lạy lục, xin xỏ, rồi nghe hạch hỏi tra vấn, làm mất hết khí phách của mình”.
Trong lúc vui chuyện, ông kể về thời gian còn trong trại cải tạo ở Suối Máu. Ông bệnh nhiều lắm nhưng được các bạn tù thương mến và giúp đỡ ông rất nhiều vì họ biết tiếng ông, và tìm cách giúp ông. Nhắc đến trại cải tạo Suối Máu, trong một bài viết cho NS Nguyễn Văn Đông của nhà văn Chu Tất Tiến kể chuyện ở tù với ông có đoạn :
“ Em nhớ lại thời gian khi còn trong tù, anh chỉ dẫn cho em từng nốt nhạc vọng cổ, và vì lúc đó anh bệnh nặng quá, nên sự cố gắng dậy bảo của anh làm anh ứa máu, em đã sợ hãi mà ngăn anh lại: “Thôi! Thôi! Anh nghỉ đi! Đừng nói nữa! Máu chẩy ra miệng anh kìa!” Anh lắc đầu, lấy vạt áo tay chùi máu miệng, và nói: “Không ngừng được! Anh phải dậy em bây giờ! Anh không biết lúc nào anh chết, nên phải truyền hết kinh nghiệm cho em, kẻo mai mốt anh chết, thì không có người tiếp tục!” Và cứ thế, bất chấp sức khỏe càng ngày càng sa sút, máu cứ chẩy ra ngoài miệng, anh đã dậy cho em từng câu nhạc Vọng cổ, từng cách viết kịch bản cho một vở tuồng cải lương, cổ nhạc. Vì các đốt ngón tay anh đã bị chất vôi phù lên, cứng ngắc, không sử dụng được, anh đã ngồi xổm trên chiếu, kẹp chiếc bút chì vào giữa ngón chân cái và ngón kế tiếp để vẽ lên các nốt nhạc to bằng quả trứng gà, cũng như các tiết tấu và kết cấu từng câu nhạc, thật công phu vô cùng. Em biết là viết như vậy, anh đau lắm và vất vả lắm, nhưng anh vẫn kiên trì truyền hết kinh nghiệm cho thằng em kém cỏi này và cũng vì biết nỗ lực của người Thầy như anh thật là hiếm có trên đời, nên em đã cố gắng làm vui lòng anh bằng cách sáng tác các bài ca Vọng cổ, cũng như các bài tân nhạc rồi hát cho anh nghe, để thấy anh mỉm cười, mãn nguyện là em mừng. Dĩ nhiên, khả năng của em không đủ để theo kịp sự dậy dỗ của anh, khiến có vài lần anh nhăn mặt, mắng: “Em cứ có cái tật phăng-tê-di! Không chịu theo khuôn phép gì cả! Hòa âm gì kỳ cục thế! Viết lại!” Để sau khi em sửa lại rồi, anh vẫn lắc đầu, thở dài: “Thôi! Cái tật ẩu không bỏ được!” rồi anh lại gật đầu, cười mỉm: “Thế mà lại hay! Mỗi người sáng tác đều có những cái riêng của mình, không ai giống ai.”
Phải nói rằng không những Nguyễn Văn Đông có cái khí tiết của một người lính VNCH mà còn có cái lòng tận tụy của một người thầy đam mê với âm nhạc, dạy học trò tới thổ huyết mà vẫn không chịu ngừng đến nỗi , Chu Tất Tiến tả:
“…, anh chỉ có thể nằm trên một miếng ván nhỏ có gắn bánh xe do anh em cùng tù làm cho anh, để anh lấy tay đẩy miếng ván trôi đi, y như một người bị què cụt sắp chết. Nhìn hình ảnh đó, anh em đều sa lệ. Còn đâu người hùng năm xưa? Còn đâu hình dáng người nhạc sĩ với cây đàn và những bản nhạc tuyệt vời, hát mãi không chán?"
Đám tang ông diễn ra đơn sơ vì có lẽ ông sống khép kín không tiếp xúc với ai và không cho phúng điếu vì hai ông bà không có con sợ không ai trả lễ.

#93 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/03/2018 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mời các bạn xem phần 2 của NS Nguyễn Văn Đông
và những điều chưa nói hết (NS Nguyễn Văn Đông nói về nhạc của mình)

Phần 2 của NS Nguyễn Văn Đông

và những điều chưa nói hết

(NS Nguyễn Văn Đông nói về nhạc của mình)


Trịnh Thanh Thủy thực hiện



Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nằm xuống, trên mạng mọi người bắt đầu truyền nhau nghe nhạc ông sáng tác. Càng nghe lại càng yêu mến ông hơn vì tôi và biết bao nhiêu người Việt ở miền Nam trước 75 đã sống và chia sẻ cùng ông những tư duy, tâm sự, hay cảnh ngộ ngang trái của con người trong một đất nước có chiến tranh trên cả hai miền Nam và Bắc. Nhất là trong cái cảnh mưa phùn, gió rít của một mùa xuân Cali 2018, xứ người, trời gây gây lạnh, cái buồn nhè nhẹ bỗng lãng đãng trong tôi. Giọng ca mê hoặc lòng người của Hà Thanh mà người ta gọi là sang cả, quấn quít, ám ảnh óc tôi khôn nguôi. Hình như nỗi thương, niềm nhớ một mùa xuân nó bàng bạc trong nhạc của Nguyễn Văn Đông và vận vào ông đến nỗi ông đã ra đi vào một ngày xuân và đã không bao giờ trở lại.

Trong buổi gặp gỡ tháng 12 năm 2011, tôi có nói chuyện với ông về các tác phẩm đã làm sáng danh ông vào thập niên 60 như "Chiều mưa biên giới, Mấy dặm Sơn Khê, và Về mái nhà xưa.v..v..". Ông đem ra một cái máy hát cầm tay cũ, một tập nhạc và một chồng CD trong đó có những đĩa nhạc của ông. Ông bảo "Đây là những CD có nhạc của chú do các ca sĩ hát nhạc chú, tặng chú. Chú cho cháu thâu lại hay lấy bất cứ bản copy nhạc nào của chú nhưng không được bán hay làm thương mại". Tôi chọn ra những bài hát tôi ưa thích và ông đã ký đề tặng tôi.


Nhìn những dòng chữ như rồng bay phượng múa “Quý mến tặng cháu Trịnh Thanh Thủy”, tôi giật mình tự hỏi khi nào chữ viết tay đẹp như vậy tuyệt chủng, bởi lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy những dòng chữ viết tay đẹp như vậy, vì thời đại này, tôi và nhiều người quen nhìn những dòng chữ đánh máy của máy tính, của Iphone hằng ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pic 1 Nhạc phẩm Mấy dặm sơn khê với lời tác giả đề tặng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 2 Chiều mưa biên giới

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 3 Về mái nhà xưa


Tôi thấy trong các CD nhạc có rất nhiều bài do Hà Thanh hát, nhân đấy tôi hỏi "Cháu có biết và hay nói chuyện với cô Hà Thanh, cô Hà Thanh hát nhạc chú rất hay". Nghe tôi nói vậy, mắt ông bỗng xa xăm. Ông cầm cuốn CD của Hà Thanh lên một cách trân quí, "Hà Thanh hát nhạc của chú đạt nhất". Rồi ông mở cái máy hát cũ, giọng trong và cao của con hoạ mi xứ Huế vút lên, người nhạc sĩ chìm vào dĩ vãng và thế giới của riêng mình.

Tôi bắt đầu bàn luận với ông về âm vực của Hà Thanh, tôi thích cái lối cô luyến láy. Ông bảo Hà Thanh hát dễ dàng những bài có âm vực rộng của ông viết. Từ ngày cô qua Mỹ, ông không còn gặp cô nhưng ông vẫn theo dõi theo tiếng hát của cô đều đặn. Tôi bảo tôi thích nhất là bài "Mấy dặm sơn khê" của ông nó vừa buồn vừa lãng mạn nhất là do Thái Thanh hát. Ông đồng ý nói, Thái Thanh có âm vực rất tốt, hát được những bài có nốt cao như “Mấy dặm sơn khê” của ông thật tuyệt vời. Tôi hỏi thêm, hình như những bản nhạc của chú đều viết cho những người có âm vực rộng. Ông cười nói, do đó có những bản chú phải viết lại cho các ca sĩ khác dễ hát hơn. Tôi tò mò “Trong quá trình sáng tác, chú có viết nhạc cho riêng một ca sĩ nào, hình bóng nào rõ rệt không?”. Ông bảo “Khi có, khi không, tùy lúc và tùy hứng, cháu ơi”.

Tôi bắt đầu nhắc đến thời vàng son của ông với những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Tình khúc hàng hàng lớp lớp ..v..v…” Tôi bảo chú là người đầu tiên trong âm nhạc trước 1975, dùng chữ “Hải ngoại” đó. Tôi tiếp tục nhận xét “Cháu yêu thích những câu kết trong nhạc của chú, câu nào cũng mang ấn tượng sâu đậm cho nguời hát và người nghe khiến họ nhớ mãi. Như câu “Em ái yêu trong chiều đông gió, mang áo xanh theo chồng sang sông, quên mái tranh quên, con đò xưa”. Tôi cười cười, dí dỏm hỏi, “vừa âu yếm, vừa nao lòng, có phải bài này chú viết cho người yêu đầu đời không?”. Chú cũng cười bảo tôi, muốn hiểu sao cũng được, nhưng bài này có hình ảnh quê cũ là Tây Ninh, ngày chú trở lại, nên trong đầu bài nhạc có ghi “Dâng mảnh đất quê nghèo -Tây Ninh-. Về sau 10 năm xa cách, ngày về vẫn với tâm hồn bơ vơ, cô độc, và tấm lòng dễ tin, dễ yêu như ở buổi ra đi. N.V. Đ. 1964.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 4 Tờ quảng cáo chương trình xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 5 NS Nguyễn Văn Đông với quân phục


Ông nói thêm rằng, sau này ông nghe có những ca sĩ hát bài này, lời bị sai mà họ cứ hát khiến ý nghĩa lời hát bị méo mó. Đó là câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế, qua đáy tim chưa đục sông Mê…”. Họ hát thành “qua đáy tim chưa đục “song mê” hay “song khuya”. Ông bảo trong bản nhạc phát hành hồi đó ông đã cẩn thận ghi chú “Sông Mê, nghĩa bóng, tức lòng không bợn nhơ”. Rồi ông ngồi tỉ mỉ giải thích cho tôi nghe nghĩa của Sông Mê. Khi người ta chết phải đi qua cầu Nại Hà, dưới đó là Sông Mê, rồi uống chén cháo lú để quên kiếp trước, không còn thương tiếc nuối về cảnh cũ mà lộn kiếp trở lại. Nghe ông giải thích tôi mới vỡ lẽ ra ý nghĩa sâu sắc của câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế qua đáy tim chưa đục sông Mê”, có nghĩa lòng người trở về còn y như lúc đi, yêu mảnh đất quê, yêu mái tranh và chưa quên hình bóng người xưa. Nhất là còn yêu lắm lắm, thế mà nhân tình thế thái đổi thay “và em ái yêu đã mang áo xanh theo chồng sang sông mất rồi”.

Về Mái Nhà Xưa - Hà Thanh


Tôi tấn công thêm “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”, theo cháu, câu cuối lại là câu sâu sắc nhất trong bài nhạc “Chiều mưa Biên giới” chú ơi”. Mặt ông bỗng sa sầm, giọng đầy cảm xúc “Chính câu này đã là câu hát gây rắc rối cho đời chú.”. Ông hồi tưởng lại những giây phút gặp khó khăn phải đương đầu với chính quyền VNCH. Những câu hát trong bài “Chiều mưa biên giới” đã làm ông khó xử. Ông tiếp "Những gì chú viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài "Chiều mưa biên giới" là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiến đấu, dành lại non sông, mà chính chúng lại khiến chú khó xử với chính quyền đương thời ngày đó".

Ông không kể tôi nghe chi tiết, nhưng sau này tôi đọc các bài viết thì biết ông bị phạt trọng cấm 15 ngày và tác phẩm này cùng “Mấy dặm sơn khê” bị cấm lưu hành một thời gian với lý do nội dung làm suy yếu tinh thần binh sĩ. Bản nhạc có lời đề tặng rất cảm động “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười(biên giới Việt-Cambod-1956)”.

Chiều Mưa Biên Giới - Trần Văn Trạch- Shot Gun11 trước 75
-


Thái Thanh - Mấy Dặm Sơn Khê - Thu Âm Trước 1975


Thấy ông buồn tôi lãng sang chuyện khác, bảo “Nói đến nhạc lính, theo nhận xét riêng của cháu, nhạc chú có những giai điệu rất quý phái, mà vẫn gần gũi, đi thẳng vào lòng người, điều mà có nhạc sĩ được học hành chỉnh chu cũng không làm nổi, những tình khúc viết cho người lính của chú không giống với các nhạc sĩ khác như Trần Thiện Thanh, Trịnh Lâm Ngân, Lam Phương chẳng hạn.". Ông nhấn mạnh rằng, ông sáng tác những bài hát về người lính khác với những nguời khác, tại ông sống thực. Ông là một sĩ quan tác chiến cùng các quân nhân xông pha trong lửa đạn nên những gì ông viết là cảm xúc thực của người lính đã ôm súng ngoài chiến trường. Còn những nhạc sĩ khác viết nhạc lính vì nhu cầu, lý do thương mại, chính trị hay bởi đơn đặt hàng, có khi cảm xúc vì cái chết, sự hy sinh của những người lính trận mà viết, nên nghe ra khác với nhạc lính của ông. Ngoài ra không có sự chi phối nào giữa một người quân nhân và một người lãnh đạo trong khi sáng tác, dù ông làm tới Trung Tá trong quân lực VNCH.

Ông kể thêm ngày xưa ông đã từng làm Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, gồm có những ca nhạc sĩ tên tuổi như Thu Hồ, Mạnh Phát, Thái Thanh, Anh Ngọc và từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia. Tuy nhiên ông hiểu trong cương vị một người lãnh đạo trong quân đội lại sáng tác hay sinh hoạt tích cực trong âm nhạc thì không thể tiến xa trong quân đội. Do đó hoạt động âm nhạc chỉ là dòng phụ chứ không phải là dòng chính trong sinh hoạt của ông. Sau này ông được vinh thăng Đại Tá. Tôi thêm "Tuy nhiên những hoạt động phụ này đã làm nên tên tuổi của chú".

Khi ông kể chuyện "sông mê", tôi biết ông am tường triết lý nhà Phật và ông thường đi chùa, tôi nêu thắc mắc tại sao ông lại viết rất nhiều những ca khúc Thiên Chúa Giáo, cũng như chuyển ngữ lời ngoại quốc sang lời Việt. Đó là những "Đêm Thánh vô cùng, Ave Maria, Màu xanh Noel, Bóng nhỏ giáo đường, Mùa sao sáng, Giáo đường chiều chủ nhật...v..v..." Ông trả lời rằng, trong quá khứ sinh hoạt và giao tiếp với các vị cố đạo và linh mục Thiên Chúa Giáo, ông có học hỏi nghiên cứu thêm về đạo này và rất mến họ. Chính vì vậy, lòng ông rung động và cảm xúc với thánh ca và ông thường viết nhạc đạo Thiên Chúa dù ông theo đạo Phật.

Lúc tôi dở tập nhạc lấy bản sao, những tác phẩm ông đề tặng, ông vui miệng kể thêm, trong đó có mười mấy gần 20 bài được nhà nước cho phép phát hành hay lưu hành trong nước. Tuy nhiên, ông không cảm thấy đó là điều may mắn hay hài lòng vì những tác phẩm được lưu hành không phải là những tác phẩm ông ưa thích. Những bài hát như "Trái tim Việt Nam" không phải là những bài xuất sắc làm sáng chói tên tuổi ông như "Chiều mưa biên giới hay Mấy dặm sơn khê". Thật ra, họ cũng rất dè dặt trong việc cho lưu hành các tác phẩm của ông. Tôi hỏi liền, "Bây giờ họ cho lưu hành một số nhạc của chú, vậy chú có phát hành hay tổ chức các buổi show nhạc như Phạm Duy đã từng làm không?". Ông lắc đầu ngay "Nếu phát hành những bài hát không hay lắm hoặc không ai biết đến, thì phát hành làm gì, thôi khỏi làm". Ông kể thêm, có lần nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khi còn sống trở về nước gặp ông và nói HTThơ biết một nhân vật rất quan trọng trong chính quyền có thể giúp ông can thiệp và nhờ người đó cho lưu hành nhạc của ông. Ông nói với HTThơ rằng, đâu có dễ dàng như vậy và người đó làm sao có quyền hạn như vậy được, chỉ có ban Tuyên Huấn Trung Ương mới có thể cho phép lưu hành nhạc, nên cho dù có nhân vật nổi tiếng nào đó chăng nữa, cũng không thể cho phép lưu hành nhạc. Làm gì có chuyện ảo tưởng như vậy.

Tuy gặp ông có một lần trong đời, nhưng tôi cảm thấy mình rất may mắn được cơ duyên tiếp xúc với một người nhạc sĩ tài hoa. Hơn thế nữa, là một vị sĩ quan VNCH tuy thất thế nhưng vẫn khiêm cung, có khí phách và rất tư cách. Ông còn là một người nghệ sĩ đầy sáng tạo khi đi tiên phong trong lãnh vực khai sinh ra “Tân cổ giao duyên” là một hình thái nghệ thật kết hợp giữa âm nhạc phương Đông và phương Tây, giữa tân nhạc và vọng cổ miền Nam. Xin thắp nén hương lòng đầy quý mến của tôi gởi về NS Nguyễn Văn Đông nơi cõi tịnh.
Trịnh Thanh Thủy thực hiện

Thanked by 1 Member:

#94 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/03/2018 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Stephen Hawking - MỘT NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG

TTO - Nghị lực sống phi thường của Stephen Hawking thậm chí gây tranh cãi trong giới y khoa, tới mức một số người cho rằng có thể ông đã được chẩn đoán sai.
'Vũ trụ chẳng là gì nếu đó không phải là nơi ở của những người bạn yêu thương' - ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học Stephen Hawking từng nói trước khi qua đời ngày 14-3 ở tuổi 76.
Sau 55 đối phó với căn bệnh quái ác xơ cứng teo cơ (ALS), nhà khoa học người Anh ra đi thanh thản tại nhà riêng ở Cambride, Anh.
Trong suốt cuộc đời, trái ngược với sự yếu đuối của thể xác, ông đã thể hiện một sức mạnh tinh thần kiên cường, một trí tuệ vĩ đại và tình yêu như bao con người khác.
Ông được nhớ đến như một nhân vật huyền thoại góp phần giải mã nhiều bí mật của vũ trụ, để lại dấu ấn với thuyết vụ nổ vũ trụ 'The Big Bang' và cuốn 'Lược sử thời gian'.
Được chẩn đoán mắc căn bệnh ALS quái ác năm 21 tuổi, phần lớn cuộc đời ông gắn liền với chiếc xe lăn.
"Tôi đã cảm thấy rất bất công, tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi. Khi đó, tôi nghĩ cuộc đời mình đã chấm hết và tôi sẽ không bao giờ đạt được những tiềm năng mà tôi cảm thấy", ông nhớ lại trong một cuốn hồi ký.
Bác sĩ cảnh báo bệnh xơ cứng teo cơ không thể chữa được và ông chỉ còn vài năm. Tệ hơn, căn bệnh ngày một tiến triển nặng khiến ông phải nói chuyện thông qua thiết bị tổng hợp âm thanh và giao tiếp bằng lông mày, sống một tuổi trẻ què quặt và đầy tiếc nuối.
Nhưng sau khi nhìn thấy một cậu bé mắc bệnh máu trắng trong bệnh viện, chàng trai trẻ Hawking nhận thấy nhiều người còn đáng thương hơn mình và ít ra căn bệnh ALS không làm anh mất đi khả năng suy nghĩ.
Sau này, Hawking thậm chí cho rằng chuyện ngồi xe lăn và khó giao tiếp là một lợi thế cho công việc nghiên cứu của ông.
"Tôi không phải giảng dạy cho các sinh viên và tôi không phải ngồi trong những ủy ban chán ngắt và tốn thời gian. Tôi có thể cống hiến hết mình cho nghiên cứu", nhà khoa học vĩ đại chia sẻ.
Nói về sự nổi tiếng của mình, ông khiêm tốn cho rằng "tôi trở thành nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới một phần vì các nhà khoa học, trừ Einstein, không được biết đến nhiều như các ngôi sao nhạc rock và một phần vì tôi thuộc dạng một thiên tài tàn tật".
Ông cũng thường truyền cảm hứng trong các phát biểu của mình hơn là than vãn về những khó khăn. Năm 1993, ông đùa rằng chỉ có một phàn nàn duy nhất là chiếc máy tổng hợp âm thanh không phát ra giọng Anh. "Rắc rối duy nhất là nó cho tôi nói giọng Mỹ", ông hóm hỉnh.
Đối mặt với căn bệnh như một bản án tử hình, Hawking lao vào nghiên cứu. Sự nghiệp của ông thành công vang dội từ năm 1974 khi ông đưa ra thuyết hố đen vũ trụ gây chấn động và nhận được vô số sự tán dương và giải thưởng.
"Trước khi được chẩn đoán bệnh, tôi đã sống một cuộc đời buồn chán", ông một lần nữa thể hiện suy nghĩ tích cực trong bài phát biểu với các sinh viên Đại học Seattle, Mỹ, năm 1993.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình ảnh giáo sư Stephen Hawking trên trang bìa tạp chí Wired - Ảnh: CAMBRIDGE-NEWS
Trong khi sự nghiệp đi lên, sức khỏe của ông ngày một suy giảm. Ông cần sự hỗ trợ hầu như trong mọi sinh hoạt hàng ngày và khả năng nói chuyện biến mất.
Năm 1985, ông phải được chăm sóc đặc biệt suốt 24 giờ mỗi ngày sau cuộc phẫu thuật mở khí quản. Sau đó ông phải giao tiếp qua hệ thống tổng hợp âm thanh điều khiển bằng cơ mặt nhưng không từ bỏ nghiên cứu.
"Tôi chọn ký tự bằng cách nhích má. Một thiết bị hồng ngoại gắn trên râu của tôi sẽ nhận diện các di chuyển cơ má của tôi", ông giải thích về thiết bị hỗ trợ của mình trong thời gian đầu.
Ông cũng đã nhiều lần đánh lừa tử thần.
Năm 2001, ông gãy hông sau khi tông vào tường. "Bức tường đã thắng", ông đùa. Năm 2004, ông được chuyển vào bệnh viện Cambride vì chứng viêm phổi và được chuyển đến bệnh viện chuyên về tim phổi ở Anh.
Năm 2009, chứng nhiễm trùng phổi tưởng chừng đã cướp đi mạng sống của ông nhưng ông vẫn hồi phục trong sự kinh ngạc của bác sĩ.
"Ông ấy thật phi thường. Tôi không biết bệnh nhân nào khác mắc ALS mà có thể sống lâu như vậy", chuyên gia thần kinh người Anh Nigel Leigh nói trên tờ British Medical Journal năm 2002.
Nghị lực sống kiên cường của ông thậm chí gây tranh cãi trong giới y khoa, tới mức một số người cho rằng có thể ông đã được chẩn đoán sai.
Căn bệnh cũng là một phần nguyên nhân khiến hai cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ. Ông cưới Jane Wilde năm 1965 và có ba con Robert, Lucy và Timothy nhưng hôn nhân đi vào ngõ cụt. "Bà ấy sợ tôi sẽ chết sớm và muốn có người hỗ trợ bà ấy và các con", ông nói về người vợ đầu tiên.
Ông ly hôn bà Wilde năm 1990 và cưới nữ y tá Elaine Mason, người đã giúp cứu mạng ông nhiều lần. Hai người ly hôn năm 2007.
Tuy nhiên ông vẫn nỗ lực sống một cuộc đời trọn vẹn. Ông mừng tuổi 60 bằng việc hoàn thành giấc mơ đi khinh khí cầu và tham gia dẫn một phần lễ khai mạc sự kiện thể thao Paralympic Games London 2012 ở tuổi 70.
"Tôi đã sống một cuộc sống trọn vẹn và viên mãn. Tôi tin rằng người tàn tật nên tập trung vào những điều mà sự hạn chế không ngăn được họ và đừng hối tiếc về những điều họ không thể làm được.
Tôi đã có một khoảng thời gian huy hoàng để sống và nghiên cứu vật lý lý thuyết. Tôi hạnh phúc vì mình đã góp thêm chút hiểu biết của chúng ta về vũ trụ", ông nói.
Nhà bác học từng chia sẻ với mọi người về những quan điểm sống của ông: "Hãy nhớ ngước nhìn lên những vì sao và đừng cúi gằm xuống chân bạn. Hãy cố hiểu những gì bạn thấy và những điều giúp hành tinh này tồn tại".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Stephen Hawking nhận Huân chương Tự do từ Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: The National
Stephen Hawking khởi đầu nghiên cứu với đam mê khám phá những điều bí ẩn và nguồn gốc của vũ trụ.
Năm 1970, ông và cộng sự ứng dụng toán học lỗ đen vào vũ trụ và công bố kết quả nghiên cứu "bức xạ Hawking" năm 1974 chứng minh rằng các lỗ đen phát ra bức xạ, sau này được đánh giá là một đột phá trong vật lý lý thuyết. Trước đó, ông đã khám phá ra bốn định luật quan trọng về lỗ đen.
Cùng năm 1974, ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của Hội Hoàng gia Anh ở tuổi 32.
Năm 1979, ở tuổi 37, Hawking được bổ nhiệm vào ghế Giáo sư Toán học Lucas, một vị trí danh tiếng hàng đầu ở Đại học Cambridge cũng như trên thế giới, từng là vị trí của Isaac Newton.
Năm 1982, ông bắt đầu hướng nghiên cứu lý thuyết lượng tử mới tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ theo thuyết Vũ trụ lạm phát, cho rằng theo sau Vụ nổ lớn, vũ trụ ban đầu mở rộng cực kỳ nhanh chóng trước khi giảm tốc độ thành một sự giãn nở chậm hơn.
Ông là một trong những người đầu tiên chứng minh sự dao động lượng tử trong quá trình lạm phát góp phần vào sự bành trướng của các thiên hà trong vũ trụ.
Năm 1983, ông cùng cộng sự James Hartle đưa ra cái được gọi là trạng thái Hartle-Hawking mà về lý thuyết có thể tính toán được các đặc tính của vũ trụ.
Năm 1988, ông trở nên nổi tiếng thế giới sau khi xuất bản cuốn Lược sử thời gian đưa ra cái nhìn đơn giản hóa với ngôn ngữ không quá nặng về khoa học cho độc giả thông thường về tổng quan vũ trụ bao gồm vụ nổ lớn Big Bang, lỗ đen... Cuốn sách bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới.


Stephen Hawking
Sinh ngày 8-1-1942 tại Oxford, Anh.
Năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi.
Ông học tiến sĩ tại Cambridge.
Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động và bác sĩ nói ông chỉ có thể sống tiếp 2 năm.
Năm 1974, Hawking chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ - 'bức xạ Hawking' - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.
Cuốn Lược sử thời gian xuất bản năm 1988, đã bán được hơn 10 triệu bản.
Cuộc đời ông là chủ đề của bộ phim The Theory of Everything năm 2014, do diễn viên Eddie Redmayne đóng vai chính.
Nội dung: TRẦN PHƯƠNG
Trình bày: VIỆT THÁI

Sửa bởi tuphuongsg: 14/03/2018 - 21:59


#95 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/04/2018 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tác giả Mộ đom đóm Takahata Isao qua đời ở tuổi 82

06/04/2018 13:55 GMT+7


TTO - Đạo diễn Takahata Isao, bậc thầy phim hoạt hình Nhật Bản, tác giả Mộ đom đóm đã qua đời ngày 5-4 ở tuổi 83 tại một bệnh viện của Tokyo.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đạo diễn Takahata Isao - Ảnh: REUTERS
Theo báo Variety, sức khỏe ông xấu đã đi nghiêm trọng và phải thường xuyên phải nhập viện kể từ mùa hè năm 2017 do bệnh tim.
Cả cuộc đời mình Takahata Isao dành cho các bộ phim hoạt hình. Ông là cây đại thụ của ngành phim hoạt hình Nhật Bản.
Takahata gia nhập hãng phim hoạt hình Toei sau khi tốt nghiệp đại học và đạo diễn bộ phim đầu tay: Horus: Prince of the Sun năm 1968.
Năm 1971 Takahata, cùng với Miyazaki và Yoichi Kotabe, rời hãng phim Toei và gia nhập hãng phim hoạt hình Shin-Ei. Tại đây, ông đạo diễn phần hai 2 bộ phim Lupin - bộ phim hài hành động chiếu trên TV.


Tuy nhiên, tác phẩm nổi bật nhất của ông trong trong giai đoạn này là series phim Heidi, Girl of the Alps sản xuất năm 1974 do hãng hoạt hình Nippon dựa trên một truyện tiểu thuyết cổ điển.
Năm 1985, ông cùng đạo diễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và nhà sản xuất Toshio Suzuki thành lập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Năm 1988, Takahata Isao khẳng định tên tuổi với Mộ đom đóm - Grave of the Fireflies - tác phẩm đã lấy nước mắt của hàng triệu khán giả trên thế giới. Nội dung phim kể về tình anh em của hai đứa trẻ người Nhật Bản vào thời cuối Thế chiến thứ hai.
Nhà phê bình gạo cội Roger Ebert gọi đây là "tuyệt phẩm về chiến tranh", còn nhà nghiên cứu Ernest Rister so sánh tác phẩm với phim Bản danh sách của Schindler của Steven Spielberg và nhận xét: "Đây là phim hoạt hình nhân văn nhất mà tôi từng xem".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mộ đom đóm đã được chiếu ở Việt Nam năm 2013 trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản - Sự kết nối.
Năm 1994, phim Pom Poko của Takahata được đề cử giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Sau một thời gian nghỉ ngơi, ông trở lại với hoạt hình sâu lắng xúc động có tên The Tale of the Princess Kaguya - Truyền thuyết về nàng tiên trong ống tre được đề cử Oscar "Phim hoạt hình xuất sắc" năm 2014.
Bộ phim được chuyển thể truyện dân gian từ thế kỷ 10 của Nhật Bản và được tán thưởng nồng nhiệt từ giới chuyên môn trong và ngoài nước. Dự án cuối cùng ông tham gia là The Red Turtle (2016, trong vai trò sản xuất).
Takahata Isao cũng từng chỉ đạo các tác phẩm ăn khách như Only Yesterday - Chỉ còn ngày hôm qua, Cuộc chiến gấu trúc, Gia đình Yamada...
Lee Unkrich - đạo diễn kỳ cựu của hãng Pixar - chia sẻ: "Thật đau buồn khi hay tin Isao Takahata qua đời. Mộ đom đóm là bộ phim tuyệt vời, giàu cảm xúc".
"Bộ phim My Neighbors the Yamadas cũng vô cùng lôi cuốn. Một thiên tài đã rời bỏ chúng ta", đạo diễn Mỹ Shannon Tindle bày tỏ.
Tờ Variety nhận định Takahata là người sáng tạo, liên tục tìm kiếm những phương pháp thể hiện mới mẻ trong khi vẫn bám chắc vào tính thực tế của mối carh và cảm xúc.
Takahata sinh ngày 29-10-1935, theo học ngành văn học Pháp ở Đại học Tokyo. Ông cũng là học giả về hoạt hình Nhật Bản với chuyên môn về văn học cổ và nghệ thuật.
HỒNG VÂN

#96 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2018 - 21:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người chứng kiến chồng và con lên làm tổng thống Mỹ qua đời

NGỌC MAI
Sau thời gian nguy kịch, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush đã qua đời tại nhà riêng ở tuổi 93.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush cùng 2 tổng thống là chồng và con trai
Reuters

Con trai bà, cựu Tổng thống George W Bush cho biết: "Người mẹ yêu dấu của tôi đã qua đời. Laura, Barbara, Jenna và tôi đều rất buồn, nhưng chúng tôi vẫn ổn vì chúng tôi hiểu mẹ mình. Barbara Bush chính là đệ nhất phu nhân kiệt xuất, là người phụ nữ khác biệt, người mang lại sự nhẹ nhàng, yêu thương và hiểu biết tới hàng triệu người".
Bà Barbara là đệ nhất phu nhân thứ 41 của nước Mỹ, vợ của cựu Tổng thống George HW Bush (Bush cha). Bà là người phụ nữ duy nhất tại nước Mỹ cho đến thời điểm này được chứng kiến chồng và con mình trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Ông George W Bush (Bush con) trở thành tổng thống thứ 43 của nước Mỹ sau khi thắng cử năm 2000.
Với cương vị đệ nhất phu nhân, bà Barbara là người sáng lập quỹ mang tên bà với mục tiêu giúp đỡ trẻ em và bố mẹ chúng trong các cộng đồng yếu thế, bao gồm người khuyết tật, có thể đọc và viết.

Theo Reuters ngày 18.4 dẫn thông báo từ văn phòng của cựu Tổng thống George HW Bush, bà Barbara Bush đã qua đời ngày 17.4 ( giờ Mỹ) sau khi quyết định dừng điều trị bằng y học. Tâm nguyện của bà là được sống những ngày cuối cùng bên gia đình.

#97 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/07/2018 - 20:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Vua Riêm' Phương Quang qua đời, hiến xác cho y học

13/07/2018



TTO - NSƯT Phương Quang trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở đường Trần Xuân Soạn (phường Tân Hưng, Q.7 , TP.H.C.M) sáng 13-7.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NSƯT Phương Quang - Ảnh: Linh Đoan
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Bảo, con trai nghệ sĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cho biết ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9h30 sáng 13-7 sau nhiều năm chống chọi với những căn bệnh tuổi già.
Di nguyện của ông là muốn được hiến xác cho y học, nên trong ngày, người nhà sẽ chuyển thi thể ông đến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
NSƯT Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942 tại Dĩ An, Bình Dương. Thuở nhỏ, ông đã mê nghe cải lương, mỗi lần có rạp hát về quê nhà ông đều tìm mọi cách để đi xem cho bằng được.
Phương Quang có chất giọng trầm buồn, đầy tâm sự, những luyến láy trong từng câu chữ của ông luôn khiến người nghe thổn thức bởi cách ca hết sức mộc mạc, chân phương và tình cảm.


Ông đặc biệt ái mộ và mong muốn được trở thành nghệ sĩ như NSND Út Trà Ôn. Dù không cố tình bắt chước nhưng vì quá yêu mến nên cách ca, làn hơi của ông cũng có phần ảnh hưởng của danh ca Út Trà Ôn.
Khoảng năm 1960, ông rời quê nhà lên Sài Gòn và có dịp theo nhạc sĩ Văn Còn, thầy đờn của đoàn Thanh Minh. Có dịp xem hát mỗi đêm, Phương Quang càng mê mẩn nghề hát.
Thấy Phương Quang mê hát quá, nhạc sĩ Văn Còn chỉ bảo thêm cho ông vững vàng về nhịp và tiến bộ hơn trong cách ca. Sau đó, ông khởi nghiệp ở đoàn Kim Thành, rồi tới Kim Chưởng.
Với vóc dáng chân chất, rắn rỏi, ông thường được giao các vai tướng, những người trung nghĩa và tạo được dấu ấn trong nhiều vở diễn như: Hai chiều ly biệt, Song long thần chưởng, Người nhạn trắng, Ảo ảnh Châu Bích Lệ, Sương gió biệt vương cung…
Năm 1966, ông đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Kỳ Thanh Lang trong vở Tình nào cho em.
Khoảng những năm 1980, ông về công tác tại Nhà hát Trần Hữu Trang, cùng NSƯT Thanh Vy trở thành cặp đào kép sáng giá, mà nổi bật nhất là vở Nàng Xê đa (nghệ sĩ Phương Quang đóng vai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, còn Thanh Vy trong vai nàng Xê đa). Vở đã diễn hàng ngàn suất trên sân khấu, và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trở thành nhân vật để đời của nghệ sĩ Phương Quang.
Sau này, dù tuổi cao nhưng có điều kiện và sức khỏe Phương Quang luôn xuất hiện để ủng hộ các nghệ sĩ trẻ.
LINH ĐOAN

Sửa bởi tuphuongsg: 13/07/2018 - 20:20


Thanked by 1 Member:

#98 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/08/2018 - 12:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan qua đời

18/08/2018
Ông Kofi Annan qua đời tại bệnh viện ở thành phố Bern của Thụy Sĩ vào rạng sáng ngày 18.8 (giờ địa phương), hưởng thọ 80 tuổi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Kofi Annan tại Geneva, Thụy Sĩ tháng 2.2012
Reuters
Reuters ngày 18.8 dẫn thông báo từ Quỹ Kofi Annan thông báo cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã qua đời tại bệnh viện ở Thụy Sĩ, hưởng thọ 80 tuổi.
“Với sự đau buồn sâu sắc, gia đình Annan và Quỹ Kofi Annan xin thông báo cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và chủ nhân Nobel Hòa bình Kofi Annan đã ra đi trong yên bình vào thứ bảy ngày 18.8 sau một thời gian ngắn lâm bệnh”, Quỹ Kofi Annan thông báo.
Ông Kofi Annan là nhà ngoại giao người Ghana, làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thứ 7. Ông giữ vai trò này từ tháng 1.1997 cho đến tháng 12.2006. Người kế nhiệm là ông Ban Ki-moon.
Năm 2001, ông cùng Liên Hiệp Quốc được xướng tên nhận giải Nobel Hòa bình nhờ những nỗ lực để giúp thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn.

Ông Kofi Annan được ghi nhận nhờ nỗ lực mang lại sức sống mới cho Liên Hiệp Quốc và nhờ nỗ lực đấu tranh vì nhân quyền.
Ủy ban Nobel còn công nhận cam kết của ông Annan trong việc ngăn chặn sự lây lan của nạn HIV tại châu Phi và lập trường mạnh mẽ của ông trong việc chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
BẢO VINH

Thanked by 1 Member:

#99 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/08/2018 - 20:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vĩnh biệt tác giả tiểu thuyết 'Bên dòng sông Trẹm'


Nhà văn Dương Hà, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm, từng được độc giả say mê đón đọc vào những năm 1951 trên Báo Sài Gòn Mới, đã từ trần lúc 22 giờ 20 ngày 20.8 tại Bệnh viện 115 (TP.H.C.M).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà văn Dương Hà lúc 25 tuổi
Nhà văn Dương Hà tên thật là Dương Văn Chánh, quê Bạc Liêu, là một trong những nhà văn viết feuilleton ăn khách cùng thời với Trọng Nguyên, Tùng Long, Bình Nguyên Lộc, An Khê, Ngọc Linh, Thanh Nam, Sĩ Trung, Ngọc Sơn, Phi Long, Nguyễn Ngọc Mẫn… với trên 50 tác phẩm được xuất bản trước 1975.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lần đầu tiên ra mắt độc giả miền Nam dưới hình thức đăng nhiều kỳ trên Báo Sài Gòn Mới, Bên dòng sông Trẹm đã được tập hợp để xuất bản thành sách vào năm 1952. Chính câu chuyện tình ngang trái vì không môn đăng hộ đối Triệu Vĩ và Mỹ Lan bị mẹ Triệu Vĩ ngăn cản đã lấy không biết bao nhiêu nước mắt người đọc. Đau xót hơn khi Năm Hương - kẻ làm thuê trong gia đình Triệu Vĩ vì trót đem lòng yêu Mỹ Lan nên tìm mọi thủ đoạn tàn độc nhất để bóp chết tình cảm của hai người. Tiểu thuyết sau này được đạo diễn Lê Dân chuyển thể thành phim với các diễn viên: Y Phụng, Lê Tuấn Anh, Hồng Đào, Thanh Vy, Lê Khanh... rồi tuồng cải lương do nhiều nghệ sĩ: Minh Phụng, Phượng Liên, Kiều Tiên, Bảo Quốc… biểu diễn. Nhà thơ Thiên Hà, một ký giả của làng báo Sài Gòn trước năm 1975 và sau này công tác tại báo Công An TP.H.C.M, từng làm tuyển tập Thơ văn Sài Gòn ngày ấy bây giờ cho biết: "Cuộc tình của nhà văn Dương Hà cũng đầy... kịch tính như tiểu thuyết của ông. Vợ ông là con một bác sĩ nổi tiếng, lúc hai người quen nhau cũng không được gia đình bên vợ cho kết hôn vì họ thấy ông hom hen quá, sợ bị…ho lao. Tuy nhiên vượt qua mọi trở ngại, bà vẫn kiên quyết bỏ nhà đi theo ông và cả hai đã sống rất thọ. Sau này bà qua Pháp đoàn tụ với các con, còn ông dù có bảo lãnh vẫn ở lại quê nhà…”.
Bắt đầu viết lách khi còn đi học vào khoảng năm 1949 – 1950, tập truyện ngắn Bên song cửa được Nhà Long Giang – Sài Gòn ấn hành năm 1950 khi nhà văn vừa tròn 16 tuổi, và sau đó nổi tiếng với Bên dòng sông Trẹm, Dương Hà đến với nghề sửa bản in, phóng viên săn tin tòa án, cây bút viết phóng sự, viết truyện ngắn cho các báo Mạch Sống, Nhân Loại, Sài Gòn Mới… rồi thành ký giả chuyên nghiệp, nhà văn lớn, kinh qua đủ các nghề: thư ký tòa soạn, làm chủ bút Nhựt báo Dân, chủ nhiệm Nhựt báo Sống Mới, Tuần báo Ðẹp
Được biết, sau khi trút hơi thở cuối cùng, thi hài nhà văn Dương Hà được đưa về đặt tại chùa Long Hoa số 44 Trần Minh Quyền (P.11, Q.10) để bạn bè và người thân phúng viếng, sau đó sẽ đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa (TP.H.C.M).
LÊ CÔNG SƠN

Thanked by 1 Member:

#100 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/08/2018 - 19:54

Thượng nghị sĩ Mỹ McCain, người nỗ lực vun đắp quan hệ Mỹ-Việt, qua đời

Thượng nghị sĩ John McCain, một người bạn có nhiều duyên nợ với của Việt Nam, đã qua đời hôm 25.8 (giờ Mỹ) sau một thời gian lâm bệnh ung thư não, hưởng thọ 82 tuổi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vào thời điểm qua đời, ông giữ chức chủ tịch Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ.
Reuters

“Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III trút hơi thở cuối cùng vào 16 giờ 28 hôm 25.8.2018. Bên cạnh thượng nghị sĩ lúc đó là vợ Cindy cùng gia đình”, theo AFP dẫn thông báo chính thức từ văn phòng thượng nghị sĩ.
“Vào thời điểm qua đời, ông đã phụng sự nước Mỹ một cách trung thành trong suốt 60 năm”.
“Thượng nghị sĩ McCain, xin tri ân vì sự phục vụ của ngài”, đài truyền hình địa phương đã ghi hình dòng chữ trên bảng hiệu giao thông gần nhà riêng của người quá cố ở Sedona, bang Arizona.

Trước đó gần 2 ngày, ông quyết định không tiếp tục trị liệu ung thư não, căn bệnh được phát hiện hơn 1 năm trước.
Tháng 7.2017, chính trị gia này được điều trị tại Bệnh viện Mayo ở thành phố Phoenix thuộc bang Arizona để loại bỏ cục máu đông ở trên mắt trái. Khối u não được tìm thấy trong quá trình điều trị.
Ông McCain là cựu binh tham chiến tại Việt Nam và từng có nhiều nỗ lực cải thiện quan hệ Việt - Mỹ sau khi tham gia chính trường. Ông là nghị sĩ kỳ cựu của nước Mỹ trong 35 năm qua.
Hồi tháng 5, thượng nghị sĩ trong lúc chiến đấu chống bệnh ung thư, bày tỏ nguyện vọng không muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump đến viếng đám tang của mình nếu ông qua đời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#101 Rừng Lá Thấp

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1552 Bài viết:
  • 9245 thanks

Gửi vào 27/08/2018 - 17:19

@tuphuongsg ,

có thể , vui lòng thông tin thêm về con . già rừng yêu cầu như thế , trong topic Địa Lý .

rừng .

Thanked by 2 Members:

#102 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 19:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tỉ phú Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft, qua đời

16/10/2018

Ông Bill Gates "rất đau lòng vì sự ra đi của người bạn lâu năm nhất và thân thương nhất".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates (trái) và Paul Allen
Reuters
Công ty đầu tư Vulcan Inc. ngày 15.10 (giờ địa phương) thông báo Chủ tịch Paul Allen đã qua đời tại quê nhà thành phố Seattle (bang Washington) ở tuổi 65.
CNN dẫn thông báo cho biết ông Allen gặp biến chứng liên quan đến bệnh u lympho không Hodgkin, một loại ung thư có nguồ gốc từ hệ bạch huyết.




Ông Bill Gates cùng ngày thông báo "rất đau lòng vì sự ra đi của người bạn lâu năm nhất và thân thương nhất, Paul Allen", theo Reuters.
Nhà đồng sáng lập Microsoft từng điều trị ung thư vào năm 2009 nhưng đã thuyên giảm. Tuy nhiên cách đây 2 tuần, ông Allen thông báo bắt đầu điều trị căn bệnh này trong khi vẫn tiếp tục chiến đấu hết mình cho nhiều dự án của ông.
Ông Allen thành lập Microsoft cùng ông Bill Gates vào năm 1975 sau đó rời công ty vào năm 1983 cũng vì chứng bệnh trên nhưng đã điều trị thành công. Ông sở hữu 2 đội thể thao chuyên nghiệp của Mỹ là đội bóng bầu dục Seattle Seahawks và đội bóng rổ Portland Trail Blazers. Ông cũng có cổ phần trong đội bóng đá Seattle Sounders FC.

Trong nhiều thập niên qua, ông Allen được ước tính đã chi hơn 2 tỉ USD cho các hoạt động công ích như bảo vệ môi trường biển, giúp đỡ người vô gia cư, thúc đẩy nghiên cứu khoa học.
Ông Allen là một trong những người giàu nhất thế giới. Tính đến ngày 15.10, khối tài sản ma ông sở hữu là 26,1 tỉ USD, xếp thứ 27 thế giới theo danh sách của Bloomberg.
BẢO VINH

#103 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 20:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vĩnh biệt tác giả 'Xin gọi nhau là cố nhân'

16/10/2018

Thông tin từ MC Thanh Bạch cùng các nhạc sĩ và Trung tâm băng nhạc Thúy Nga tại Mỹ cho biết nhạc sĩ Song Ngọc (người Mỹ gốc Việt, ảnh) vừa từ trần lúc 21 giờ 30 ngày 14.10 (tức ngày 15.10 giờ VN) tại Houston (Texas, Mỹ) sau thời gian bạo bệnh.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh: T.L


Nhạc sĩ Song Ngọc tên thật Nguyễn Ngọc Thương (75 tuổi) sinh tại Long Xuyên (An Giang). Ông nổi tiếng với các ca khúc như: Tiễn đưa (thơ: Nguyên Sa), Xin gọi nhau là cố nhân, Tình yêu như bóng mây, Giờ tý canh ba, Tuổi mùa xuân, Đàn bà, Hà Nội ngày tháng cũ, Hương đồng gió nội (thơ Nguyễn Bính), Thương nhớ một người (với Hồ Đình Phương)
Ngoài bút danh Song Ngọc, ông còn ký tên Hàn Sinh, Nguyên Hà, Anh Tuyến, Hoàng Ngọc Anh... Ông nổi tiếng từ cuối thập niên 1960 và hiện có trên 300 ca khúc. Không chỉ sáng tác, đầu thập niên 1960, ông từng có thời gian chơi trống trong ban nhạc Dân Nam. Hơn 40 năm sống tại Mỹ, ông từng trải qua các nghề như: chuyên viên địa ốc, kinh doanh nhà hàng, chợ, nhà trọ… và từng làm bầu show ca nhạc.
DẠ LY

Sửa bởi tuphuongsg: 16/10/2018 - 20:27


#104 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/11/2018 - 20:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cha đẻ' tình khúc bất hủ 'Love Story' qua đời


Francis Lai, nhà soạn nhạc người Pháp, 'cha đẻ' của tình khúc Love Story bất hủ trong bộ phim cùng tên đình đám những năm 70 của thế kỷ trước, đã qua đời ngày 7.11, thọ 86 tuổi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà soạn nhạc người Pháp Francis Lai
Ảnh: Getty Images
Tin buồn này được thị trưởng thành phố Nice (Pháp), quê hương của nhạc sĩ tài hoa, xác nhận ngày 8.11. Ông Francis Lai được biết đến là người góp phần vào thành công của hơn 100 bộ phim với những ca khúc chủ đề đi vào lòng người.
Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester cho biết chỉ với một vài nốt nhạc, nhạc sĩ Francis Lai đã làm cho các bộ phim trở nên đẹp đẽ và gây xúc động hơn. Ông Riester nhấn mạnh những ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ được mệnh danh là ông vua của những câu chuyện tình này luôn ngân nga trong trái tim của nhiều thế hệ người yêu nhạc.
Sinh năm 1932 trong một gia đình làm vườn ở Nice, miền Nam nước Pháp, ông Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice trước khi đến Paris lập nghiệp. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã viết khoảng 600 bài hát và hơn 100 ca khúc cho phim, gần đây nhất là nhạc phim cho bộ phim A Man and a Woman.

Với ca khúc Love Story do Andy Williams và Shirley Bassey thể hiện, ông đã giành được một tượng vàng Oscar năm 1971 ở hạng mục Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất. Cũng trong năm này, bài hát này cũng mang về cho ông giải Quả cầu vàng danh giá. Tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng.
Riêng ca khúc Love Story đã đi vòng quanh thế giới với gần 800 phiên bản và được chuyển lời sang 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
TTXVN
08/11/2018

#105 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/11/2018 - 21:37

Một chuyến bay đêm - Hoài Linh & Song Ngọc - Thanh Thúy


Love story (Chuyện tình) - Phạm Duy - Tuấn Ngọc







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |