Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#106 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/12/2018 - 20:42

Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush qua đời

Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, người đã giúp lèo lái Mỹ trong giai đoạn cuối Chiến tranh lạnh, vừa qua đời ở tuổi 94.
- 01/12/2018
Ông Bush, làm tổng thống thứ 41 của Mỹ từ năm 1989-1993, sống thọ hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào của ông, qua đời vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 30.11 (giờ Mỹ), Reuters dẫn lời phát ngôn viên gia đình của ông Bush cho hay.
“Tôi đau buồn thông báo rằng sau 94 năm, người cha đáng yêu mến của chúng tôi đã qua đời. George H.W. Bush là một người có nhân cách cao nhất và người cha tốt nhất mà một người trai hay con gái có thể mong muốn”, con trai của ông Bush là cựu Tổng thống George W. Bush cho hay trong thông báo ra cùng ngày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tổng thống George H.W. Bush phát biểu năm 1992
Cựu Tổng thống Mỹ George Herbert Walker Bush đã qua đời ngày 30.11 (giờ địa phương), hưởng thọ 94, sau thời gian lâm bệnh. Cùng điểm lại 5 nét chính về vị tổng thống thứ 41 của Mỹ.


Bush sinh ngày 12.6.1924 tại thị trấn Milton, bang Massachusetts. Sau khi tham gia Thế chiến 2 với vai trò là phi công lái máy bay chiến đấu cho hải quân, ông Bush học đại học Yale ngành kinh tế học. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành một doanh nhân thành đạt trong ngành dầu mỏ ở Texas. Năm 1966, ông được bầu làm hạ nghị sĩ và bắt đầu sự nghiệp chính trị lâu dài đầy vẻ vang.
Năm 1980, ông thất bại trong cuộc đua tranh vị trí ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa trước đối thủ Ronald Reagan. Tuy nhiên, ông Bush được ông Reagan chọn đứng cùng liên danh tranh cử và làm Phó tổng thống trong 2 nhiệm kỳ của ông Reagan (1981-1989).

Một trong những tổng thống nổi bật nhất sau Chiến tranh vùng Vịnh (1991)
Năm 1988, ông cùng người đồng hành Dan Quayle đánh bại đối thủ Michael Dukakis-Lloyd Bentsen của đảng Dân chủ với chiến thắng áp đảo tại 40 bang. Ngày 20.1.1989, ông nhậm chức trở thành tổng thống thứ 41 của Mỹ.
Theo trang Heavy, mức độ ủng hộ dành cho ông Bush lên cao kỷ lục nhờ chính quyền Mỹ thời điểm đó dẫn đầu liên minh đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait trong Chiến tranh vùng Vịnh. Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi nền kinh tế chậm chạp sau cuộc suy thoái năm 1990-1991 đã khiến ông Bush thua cuộc trong hành trình tranh cử nhiệm kỳ 2.
Đối thủ Bill Clinton đánh bại ông Bush khi nhiều hơn 5,4 điểm phần trăm, chiến thắng tại 32 bang. Kỷ nguyên của ông Bush kết thúc vào ngày 20.1.1993.

Nhập ngũ khi chưa đầy 19 tuổi
Tổng thống George H.W. Bush gia nhập hải quân Mỹ chỉ 3 ngày trước sinh nhật lần thứ 19, theo tiểu sử trên website Nhà Trắng. Ông là phi công máy bay chiến đấu hải quân trẻ nhất lúc đó. Ông thực hiện 58 nhiệm vụ chiến đấu trong Thế chiến 2.
Trong một lần bay qua Thái Bình Dương, máy bay của ông Bush bị hỏa lực phòng không Nhật bắn rơi nhưng ông may mắn được tàu ngầm Mỹ cứu sống. Ông được trao huân chương cao quý của quân đội Mỹ vì hành động dũng cảm.

Từng là Giám đốc tình báo CIA
Sau khi làm hạ nghị sĩ, ông Bush từng 2 lần tranh cử vào thượng viện như cha mình nhưng thất bại. Năm 1971, ông được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.
Hai năm sau, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa. Năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục Tình báo trung ương (CIA) và giữ chức vụ này cho đến năm 1977.

Là một trong 2 tổng thống có con làm tổng thống
Ông Bush đạt thành tích này khi người con trai George W. Bush tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.2001. Cặp cha con còn lại làm được điều này là Tổng thống John Adams, tổng thống thứ 2 của Mỹ (1797-1801) và con trai John Quincy Adams, tổng thống thứ 6 (1825-1829).
Ông nội của Tổng thống Bush cha, ông Samuel Prescott Bush từng là thành viên Hội đồng công nghiệp chiến tranh trong Thế chiến 1 và giữ một số vị trí khác trong chính quyền Tổng thống Herbert Hoover.
Cha của Tổng thống Bush là ông Prescott Bush, thượng nghị sĩ bang Connecticut từ năm 1952-1963. Một người con khác của Tổng thống Bush là Jeb Bush làm thống đốc bang Florida từ 1999-2007. Ông Jeb tham gia tranh cử tổng thống năm 2016 nhưng thất bại trước đối thủ Donald Trump. Ngoài ra, con trai ông Jeb là George Prescott Bush cũng là thành viên Cục quản lý đất đai bang Texas.
Tổng thống Mỹ có cuộc hôn nhân kéo dài nhất

Ông Bush kết hôn cùng bà Barbara Pierce Bush (1925-2018) vào năm 1945 ngay sau khi ông trở về từ Thế chiến 2. Hai người có 6 người con và là cặp vợ chồng tổng thống có hôn nhân kéo dài nhất (73 năm). Bà Barbara qua đời hồi tháng 4.
Cặp đôi khác có thể phá vỡ kỷ lục này là Tổng thống Jimmy Carter và đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter, kết hôn năm 1946. Ông Carter hiện đã 94 tuổi còn bà Rosalynn 91 tuổi.
BẢO VINH

Sửa bởi tuphuongsg: 01/12/2018 - 20:49


Thanked by 1 Member:

#107 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 21:53

Ông Khai Trí của "Sài Gòn, một thời vang bóng"

06/12/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Khai Trí của "Sài Gòn, một thời vang bóng"


Trịnh Thanh Thủy thực hiện


Cách đây 13 năm khi nghe tin ông chủ nhà sách Khai Trí Nguyễn Hùng Trương mất đi, giới yêu sách Sài Gòn ai cũng bùi ngùi thương mến. Ngày 4 tháng 11, 2018 vừa qua, người vợ đầu ấp tay gối của ông Khai Trí cũng đã mãn phần theo gót ông về cõi tịnh, cùng ông an giấc ngàn thu. Cụ bà Phùng Thị Bông hưởng thọ 89 tuổi, mất tại Little Sài Gòn vào cuối mùa thu.
Tôi đến viếng tang lễ của cụ bà và gặp gỡ những người thân của đại gia đình họ Nguyễn. Những tấm ảnh slide show chiếu trên màn hình nhà tang lễ đã ghi lại những kỷ niệm đẹp của gia đình và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hình bóng của kẻ ra đi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pic 1. Ông Khai Trí đứng bên kệ sách nhà ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 2. Ông Khai Trí ngồi trên giường đầy sách


Tôi được dịp trò chuyện với người con trai thứ của cụ là anh Nguyễn Hùng Tâm và tỏ lòng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trí cùng đức độ của cụ khi còn sinh thời. Tiếng vang thơm ngát về lòng yêu thiếu nhi và mối tình gắn bó của cụ với sách vở đã khiến tôi quý trọng con người cụ dù tôi chưa gặp cụ bao giờ.
Dù đang có tang chế anh Hùng Tâm vẫn vui vẻ nghe tôi trò chuyện và hỏi han về những kỷ niệm đẹp còn lưu dấu của song thân anh, hai người đã khuất. Anh kể:
- Đối với cha tôi, những điều tôi trân trọng, lưu giữ trong trí, mến quí và yêu nhất là những giờ phút cuối của cụ. Trong 2 tấm hình chụp ông cụ trên giường, tôi thấy lúc nào quanh ông cũng tràn đầy sách vở. Hình ông cụ ngồi có một cái võng vắt ngang, sách vở cũng đầy giường tủ. Cụ luôn luôn miệt mài cùng sách vở kể cả những phút lâm chung.
- Đối với mẹ tôi, bà là người vợ lúc nào cũng tận tụy với chồng kể cả từ những ngày ban đầu mới thành lập nhà sách Khai Trí. Thuở hàn vi, dẫu không có người làm phụ giúp, bà vẫn hết lòng cùng chồng gánh vác những khó khăn, gian khổ buổi đầu. Những cuốn sách nào có giá trị cha tôi lúc nào cũng đưa cho bà đọc để có cùng một chí hướng với chồng và cùng tạo dựng sự nghiệp.

Anh Nguyễn Hùng Tâm nguyên là chủ nhân và hiệu trưởng của một trường đại học "TTL College" ở San Jose, CA. Anh tâm sự, sở dĩ anh mở trường đại học kỹ thuật này là do dòng máu văn hoá VN của cha anh để lại. Do đó anh muốn thành lập một trường chuyên môn dạy nghề hầu giúp cho người Việt hải ngoại có 1 cái nghề để sinh sống không những cho bản thân mà có thể giúp đỡ gia đình nữa. Ngoài ra anh còn muốn giúp cho những người Việt mới định cư và những người muốn thăng tiến nghề nghiệp có được một trình độ cao hơn. Các giáo sư trong trường đều là người VN.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pic 3 Ông Bà Khai Trí trong toà soạn báo Thiếu Nhi trước 75

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 4. Trong phòng khách nhà ông Khai Trí trước 75

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 5. Ông bà Khai Trí năm 1983


Khi chụp hình tang lễ, tôi nhận ra gia đình cụ Khai Trí là một đại gia đình như đa số các gia đình VN với nhiều người con. Tôì trộm nghĩ đây có lẽ là lý do cụ rất yêu thiếu nhi và bỏ nhiều tâm huyết vào việc mở mang trí tuệ cho các thế hệ măng non VN trước năm 1975. Để trả lời câu hỏi của tôi về tình yêu thiếu nhi, anh Hùng Tâm cho biết:
- Lúc đương thời, ông cụ luôn có chí hướng muốn tiến lên mãi và muốn làm cái gì đó cho thế hệ mai sau . Quan trọng nhất là thế hệ thiếu nhi nên cụ bỏ ra rất nhiều thì giờ vào thế hệ này. Cụ đã để 1 gian hàng sách thiếu nhi cho những đứa trẻ vào đọc mà không cần phải mua. Khi cụ thấy các em đứng đọc trông thật tội nghiệp, cụ cho lập 1 hàng ghế để các em ngồi đọc thoải mái từ sáng tới chiều. Những em nào không có tiền mua sách, có thể đến gặp cụ, cụ viết cho một tấm thiếp có tên cụ, giống như một tấm chi phiếu. Lúc nào cần sách cứ tới gặp nhân viên, họ sẽ đưa sách đem về nhà mà không cần phải trả tiền. Trên con đường tiến xa hơn nữa, nguyên thủy nhà sách Khai Trí có hai căn, cụ đã mua thêm hai căn sát bên với mục đích nối liền 4 căn với nhau để có diện tích rộng gấp hai nhà sách cũ. Với dự án xây lầu cao hơn, cụ dành một tầng cho sách tiếng Việt, 1 tầng cho sách ngoại quốc và 1 tầng cho sách thiếu nhi. Ước vọng của ông cụ không chỉ có thế, cụ còn có chương trình thành lập bộ sách "Encyclopedia" cho VN. Cụ thấy các quốc gia khác có, tại sao VN chưa có. Cụ đang chuẩn bị để thành lập với những người cộng tác và họ sẽ được cụ trả lương ngồi viết cho đến khi bộ sách hoàn tất. Tuy nhiên những ước mơ của cụ đã bị ngưng vào năm 1975.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pic 6. Bài Vị bà Khai Trí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 7. Toàn gia đình của ÔB Khai Trí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Pic 8. Từ trái sang phải: Giáo sư Trần Huy Bích, MC Thụy Vy (đại diện cho Nhân Ảnh Tân Văn), Thứ Nam Nguyễn Hùng Tâm (con ông Khai Trí)

.

Nghe anh H Tâm kể, tôi cảm thấy sững sờ và kính phục cụ Khai Trí với nhiệt tâm và công sức của chỉ một cá nhân mà vẫn muốn thực hiện những dự án lớn lao như Encyclopedia. Anh H Tâm kể tiếp:
- Sau năm 1975, cha tôi bị đi tù. Khi ở trại cải tạo về, ông lại có ý định trở lại với ngành sách vở. Ông đã bỏ ra thì giờ, tiền bạc, đi tìm mua lại những sách cũ đã bị thất lạc, bị tịch thu hay thất thoát ra ngoài đem về cất giữ. Lúc nhận được giấy bảo lãnh qua Mỹ, ông đã có trong tay trên 3000 cuốn sách thuộc nhiều loại khác nhau. Ông đã cố gắng chuyển số sách ấy ra hải ngoại với mục đích mang tiếng Việt ra hải ngoại cho người Việt. Ra đến hải ngoại ông đi thăm tất cả các tiệm sách ở đây và nhận ra 90% số sách ông mang qua đều đã được tái, xuất bản và đang bày bán. Ông vô cùng thất vọng, vì cảm thấy không còn làm gì được nữa đành phải trở về lại VN. Lần này, ông đi mua tất cả những cuốn sách được xuất bản ở hải ngoại sau 75 trong kỳ vọng đem về cho dân trong nước có cơ hội được đọc sách hải ngoại. Tuy nhiên khi về đến VN, ông bị chận lại và bị bắt bỏ tù lần nữa. Tất cả số sách ông mang về bị tịch thu và ông vào tù với tội danh "mang văn hoá đồi trụy vào trong nước".

.......

Ngoài ra còn một việc làm thứ hai mà ông đã làm được ở VN là đi đòi tiền bản quyền cho 1 số tác giả viết trước 1975 mặc dù các tác giả đã xuất ngoại, nhưng ông vẫn đòi được. Ông đã gởi tiền đòi được qua cho tôi ở hải ngoại và tôi cầm tiền trao lại cho các tác giả ấy.
Câu chuyện anh H Tâm kể về cụ Khai Trí làm tôi vô cùng xúc động. Không biết tỏ nỗi cảm phục nào hơn, tôi chỉ biết thắp nén huơng lòng gởi đến cho cụ ông, cụ bà Khai Trí và cầu nguyện cho hai cụ mãi mãi thong dong ở cõi yên bình.

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

Thanked by 2 Members:

#108 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 22:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Ông Khai Trí
Ở trại tù Z 30 C Hàm Tân vào mỗi buổi sáng, những người tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngả qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai.

Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.
Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.
Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.
Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.
Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.
Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...
Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:
"Ông Khai Trí qua đời lúc 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Fahasa của nhà nước.
Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.
Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.
..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Fahasa.
Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?
Ông cười chua chát:
- Phải đến năm 3000 thì may ra..
Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.
Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Điện Biên Phủ (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia sẻ sự thương tiếc với gia đình ông.
Nhà văn Nguyễn Thụy Long ngâm ngùi tiếp:
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
Nguồn Fb

Thanked by 3 Members:

#109 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 8143 Bài viết:
  • 18336 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 22:04

Ông sinh ở VN và chỉ nguyện chết ở VN .

Thanked by 3 Members:

#110 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 22:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Xem lại một tấm ảnh xưa: SG xưa có cái nhà sách Khai Trí dễ thương, dễ chịu. Tấm ảnh này còn thiếu mấy đứa trẻ đánh giày, bán báo ngồi nhóc trên bậc thềm cửa đọc tập san Thiếu Nhi. Ông chủ nhà sách cố ý để cái kệ Thiếu Nhi ra trước mặt tiền để phục vụ các độc giả con nít, trong đó có đám trẻ bụi đời SG. Bụi đời nhưng có học, đọc chữ rành rẽ. Dường như không có đứa nào mù chữ. Sách báo đọc xong được xếp lại ngay ngắn trên kệ.

Nhà sách lớn vậy mà chỉ có cô nhân viên ngồi ở quày thu tiền phía trước. Không thấy bóng dáng bảo vệ lòng vòng như các nhà sách ngày nay.
(Nguồn: FB Nguyen Tien Binh)

Thanked by 3 Members:

#111 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/02/2020 - 21:56

Ngôi sao miền Tây hoang dã Robert Conrad chết ở tuổi 84

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Robert Conrad, nam diễn viên gồ ghề, gây tranh cãi, đóng vai chính trong bộ phim truyền hình cực kỳ nổi tiếng thập niên 1960, Hawaiian Eye, và The Wild Wild West, West đã chết vào thứ bảy. Ông đã 84 tuổi.
Nam diễn viên chết vì suy tim ở Malibu, California, người phát ngôn của gia đình Jeff Ballard cho biết. Một dịch vụ tư nhân nhỏ được lên kế hoạch vào ngày 1 tháng 3, đó sẽ là sinh nhật lần thứ 85 của anh ấy.
Anh ấy đã sống một cuộc đời dài tuyệt vời và trong khi gia đình rất buồn vì sự ra đi của anh ấy, anh ấy sẽ sống mãi trong trái tim của họ, anh Ball Ballard nói.
Trong miền Nam hoang dã miền Tây hoang dã, ra mắt vào năm 1965, anh ta là James T. West, một đặc vụ giống James Bond, người đã sử dụng các chiến thuật sáng tạo và các thiết bị tương lai (dù sao cho những năm 1800) để chiến đấu với những kẻ hung ác kỳ quái. Anh ta được hỗ trợ một cách có ích bởi Ross Martin Land Artemus Gordon, một bậc thầy cải trang.
Chương trình được phát sóng đến năm 1969.
----------------------
Tin về Robert Conrad mới mất, tài tử phim Wild Wild West trên màn ảnh nhỏ, nhưng không nhỏ chút nào đối với các khán giả Việt như chúng tôi trước 1975, làm tôi nhớ về một quãng đời thơ ấu, thời khi cái tivi mới xuất hiện ở Saigon.
Khoảng năm 1966, cái tivi trắng đen đầu tiên trong nhà hiệu Panasonic, 15 hay 19 inches gì đó. Tivi có 2 đài: số 9 của VN, số 11 của Mỹ.
Đài Mỹ chiếu nhiều shows, anh chị em chúng tôi cứ dán mắt lên màn ảnh mê tít, mặc dù tiếng Anh lúc đó lỏm bỏm mà sao hiểu hết.
Mê nhất là Bewitched, cô nàng Samantha nháy nháy cái miệng là hoá phép, tàng hình, ông chồng Darrin (**** York) và bà má vợ Agnes Morehead hay xích mích. Sau này vai chồng do ông khác đóng nhưng không có duyên bằng **** York.
Nhớ Show Andy Griffith với tiếng huýt sáo nhạc hiệu mở đầu. Chuyện gia đình ông sheriff ở tỉnh nhỏ Mayberry. Phim này có 4 vai chính: Andy Griffith (trong vai sheriff), Ronny Howard (con trai), Don Knotts (làm việc với sheriff), Frances Bavier (bà cô). Don Knotts và Gomer Pyle cho tôi những trận cười thoải mái. Ronny Howard đóng vai cậu bé, sau này trở nên một tài tử kiêm đạo diễn rất có thớ trong làng Hollywood. Tất cả các tài tử này đều đã qua đời, hiện nay chỉ còn lại Ronny Howard.
Rồi nào là Combat, Star Trek, Voyage to the Bottom of the Sea, Mission Impossible ... Show Bob Hope, Ed Sullivan ... Tất cả là Entertainment của thời đó.
1975, lưu lạc qua Mỹ, tôi vẫn tiếp tục xem không thiếu một episode nào. Vẫn mở Bewitched mỗi ngày, vẫn mơ phải chi mình làm phép được như Samantha.
Các hình ảnh dưới đây cố ý không để tựa để xem các bạn có nhớ không. Chắc chắn là nhớ chứ, niềm vui ngày nào chúng ta còn bé, một thời đã qua !
Feb 09, 2020
C.Luu


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



----------------

Nam tài tử Robert Conrad, được dân Saigon biết đến qua phim truyền hình "The Wild, Wild West" với vai James West , chiếu trên Đài truyền hình Mỹ băng tần số 11 tại thủ đô Saigon, đã từ trần vào thứ bảy 08-02-2020, hưởng thọ 85 tuổi.
Hầu như nhóc tì Saigon 60teen nào, cũng biết ông và ghiền phim "Quai Quai Quét"!
9/2/2002
Nguyên My

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 10/02/2020 - 22:09


Thanked by 2 Members:

#112 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/02/2020 - 19:59

VĨNH BIỆT NGHỆ SĨ NGỌC PHU
Ngọc Phu là một nghệ sĩ đa năng của nền kịch nghệ miền nam Việt Nam. Ông là một ca sĩ, một MC, kịch sĩ, ảo thuật gia,…
Con đường đến với nghệ thuật của ông là sau một tai nạn. Ông lang thang đi tìm việc làm và bước chân ông lạc đến rạp hát Nam Việt. Tại đây, Ngọc Phu gặp nhạc sĩ kiêm ca sĩ Trần Văn Trạch. Chính Trần Văn Trạch đã phát hiện ra khả năng biết ca hát của anh chàng Ngọc Phu.

Qua bao gian nan học việc, lần đầu tiên bước ra sân khấu là vai người lính Tàu trong vở kịch Ải Nam Quan.
Năm 1954, Ông cộng tác với Đài Phát Thanh Đà Lạt, lúc ấy Trưởng Ban Văn Nghệ của Đài là nhạc sĩ Lữ Liên. Cứ mỗi 6g chiều, các ca sĩ lại vào Đài radio để thu và phát thanh trực tiếp.
Hãng phim do người Trung Hoa làm chủ là Việt Thanh đã mời Ngọc Phu đóng các phim như: Trương Chi Mỵ Nương, Lý Chơn Tâm – Anh hùng cởi cũi,…Sau đó ông tham gia bộ phim mầu - đại vĩ tuyến của hãng phim Alpha – Mưa Rừng. Tên tuổi ông thành danh trong những vai cá tính, độc và ác.
Tiếp sau đó là những bộ phim đình đám như: Loan Mắt Nhung (1970), Chân Trời Tím (1970), Lệ Đá (1971), Trần Thị Diễm Châu (1971), Mùa Thu Cuối Cùng (1971), Nắng Chiều (1971), Sau Giờ Giới Nghiêm (1972), Chiếc Bóng Bên Đường (1973), Xóm Tôi (1974), Bên Kia Màn Sương (1990),...
Ngọc Phu được khán giả ấn tượng nhất khi thủ vai chính một nhạc sĩ nghèo nghiện ngập bị lợi dụng vào mưu đồ khủng bố trong Giã Từ Bóng Tối. Bộ phim còn có sự góp mặt của nghệ sĩ lão thành Năm Sa Đéc, Nguyễn Năng Tế,…Vai diễn đã giúp Ngọc Phu đoạt giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc.
Sau năm 1975, Ngọc Phu vẫn ở lại Việt Nam, tham gia đoàn kịch nói Kim Cương. Ông còn xuất hiện trong bộ phim Kỷ Niệm Vùng Ven.
Ông sống ở Mỹ và vẫn ít nhiều tham gia làng nghệ thuật hải ngoại cho đỡ nhớ nghề. Nhiều lần, ông được con cháu tạo điều kiện về thăm quê hương. Trong những ngày tháng vui hưởng tuổi già, ông sống hạnh phúc và bình an với các con và những người cháu gồm nội, ngoại đông đủ.
Nam nghệ sĩ Ngọc Phu từ trần vào lúc 12 giờ trưa tại nhà riêng, vào ngày 30/1/2020, hưởng thọ 85 tuổi.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 2 Members:

#113 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/03/2020 - 20:51

Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, đã không còn Phòng trà Mỹ Trân nghe Thái Thanh ca Biệt Ly
Thái Thanh (1934-2020)


Thái Thanh dưới nét vẽ của họa sĩ Đinh Trường Chinh





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#114 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/04/2020 - 19:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Danh ca Pháp Christophe, lừng danh với 'Aline', 'Les mots bleus' qua đời ở tuổi 74

17/04/2020 - Đỗ Tuấn

Ca sĩ Pháp Christophe từng làm thổn thức trái tim bao thế hệ, chủ nhân của nhiều ca khúc hit như Aline, Les mots bleus vừa qua đời hôm 16.4 (giờ địa phương), theo tờ Le Parisien (Pháp).

Christophe bị một số triệu chứng về phổi và được gia đình đưa vào bệnh viện tại TP.Brest (tỉnh Finistère) ngày 16.4, đại diện gia đình ông nói với hãng tin AFP. Đi cùng Christophe vào viện là con gái Lucie. Trước đó, ông đã phải nhập viện vào ngày 26.3 tại Paris vì suy hô hấp, sau đó được chuyển đến Brittany.
Theo lời vợ ông, bà Véronique Bevilacqua, danh ca Christophe qua đời vì “khí phế thũng” (phổi bị tắt nghẽn mãn tính-PV). Bất chấp sự chăm sóc không ngừng nghỉ của các đội ngũ y tế, gia đình, danh ca Christophe vẫn không vượt qua được căn bịnh. Tuy nhiên bà Véronique Bevilacqua không xác nhận với báo giới Christophe chết do

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dù dư luận nghi ngờ có triệu chứng của dịch bệnh này.

Christophe có rất nhiều ca khúc đã được dịch lời sang tiếng Việt và được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam thể hiện như Elvis Phương, Khánh Hà, Ngọc Lan, Đồng Lan...

Tháng 11.2013, danh ca Christophe từng có buổi biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình, TP.H.C.M trong chương trình ca nhạc từ thiện Christophe Live Concert.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Danh ca Christophe
Ảnh: Le Parisien




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bìa đĩa những ca khúc hay của Christophe phát hành cuối thập niên 1960

Ảnh: Music.Apple





Thanked by 2 Members:

#115 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/06/2020 - 19:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giã biệt nhà thơ kỳ dị Nguyễn Đức Sơn

11/06/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sáng 11.6, tin buồn về sự ra đi của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, một trong tứ trụ thi ca của miền Nam trước đây, đã khiến giới văn chương và những độc giả yêu mến ông ngỡ ngàng.
Trên trang cá nhân, nhà thơ – nhà báo Lý Đợi bùi ngùi: “Có lẽ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (18.11.1937 - 11.6.2020) là một trong vài nhà thơ kỳ dị và quyến rũ bậc nhất của Việt Nam thời hiện đại. Ví dụ như trong bài Cây bông, ông viết: “Cây bông/hắn không/lao động/ai trồng/chật chỗ/mày nhổ/xem sao/máu trào/thiên cổ”.
Cũng theo tác giả Lý Đợi: “Ở một khía cạnh khác, có lẽ cũng là đặc biệt nhất, hiếm nhà thơ nào của Việt Nam viết về tâm lý tính dục của những đứa con trai tuổi dậy thì, mới lớn hay và thật hơn Nguyễn Đức Sơn. Điều này có thể nhận thấy rất rõ qua tập thơ Đêm nguyệt động (NXB An Tiêm, 1967). Nhưng hôm nay tạm biệt ông, nên sẽ trở lại đề tài này trong một dịp rất gần đây. “Đời sau người có thương ta/Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi/Đường xa thôi miễn bồi hồi/Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha” (Nhắn, Nguyễn Đức Sơn)”. Còn nhà văn Dạ Ngân thì gửi đến nhà thơ vài câu ngắn gọn: “Chào Ngọn Núi Lớn. Ông đi rồi ông lại về”.

Được biết, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18.11.1937 tại H.Thanh Hải (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), nhưng quê gốc của ông là ở Thừa Thiên-Huế. Ông làm thơ từ sớm với bút danh Sao Trên Rừng và xuất hiện trong giới văn nghệ sĩ như là một người có kiểu cách khác người. Vì vậy, Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được coi là ba kỳ nhân nổi danh về tài năng và sự quái dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975, đồng thời cũng là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam trước đây (ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên).
Cuộc đời nhà thơ lưu lạc qua nhiều vùng đất: Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một - Bình Dương, B'lao – Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy học, viết văn, viết báo. Năm 1967, ông lấy bà Nguyễn Thị Phượng bằng đám cưới tổ chức tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) và sinh được 9 người con. Năm 1979, ông cùng gia đình chuyển lên sống trên Phương Bối (Lâm Đồng), chọn cách sống tĩnh tâm với núi rừng.
Góc nhìn bất ngờ của nhà thơ chung quanh lĩnh vực lạc thú

Nhà thơ Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ thêm về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn: “Trong quá trình từ những năm 20 tuổi, tìm đọc lại những gì hay đẹp của nền văn học đô thị miền Nam cũ, Nguyễn Đức Sơn thật sự là cái tên làm tôi ấn tượng và băn khoăn. Khi phần đông văn giới trình bày sản phẩm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở phần đâu đó hoành tráng, trang nghiêm, tinh tuệ thì ông Nguyễn Đức Sơn lại nổi bật bởi những bài thơ hồng hoang, gây thú vị bởi những quan sát và góc nhìn bất ngờ chung quanh lĩnh vực lạc thú và những gì gọi là cấm kỵ”
Nhà văn Bửu Ý thì nhận xét: “Nguyễn Ðức Sơn lao về những đích đến nhiều khi không định hướng bởi sự thôi thúc nào đó. Với người, ông cáu kỉnh gây sự, không lý gì đến bạn mà cũng chẳng ngại ngùng gì với thù, nói và viết theo ý riêng mình kiểu của một kẻ quen sống đơn độc. Nhưng với thiên nhiên thì mở lòng ra, thoải mái thong dong ở những vùng biển, vùng núi của những quá khứ đã qua, của những mơ ước đã có, hằng hiện hữu…".

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn không chỉ làm thơ hay, sống cuộc đời kỳ dị mà ông còn nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông vì trồng tới hàng vạn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối (Lâm Đồng) rộng tới hàng chục héc-ta nên còn có biệt danh Sơn Núi.
Sơn Núi giã từ cõi tạm ở tuổi 83, để lại ở trần gian 3 tập truyện ngắn: Cát bụi mệt mỏi (An Tiêm, 1968), Cái chuồng khỉ (An Tiêm, 1969), Xóm chuồng ngựa (An Tiêm, 1971) và một số tuyển tập thơ: Hoa cô độc (1965) Bọt nước (1966), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), 2 tập thơ cuối cùng là Tịnh khẩuDu sĩ ca (An Tiêm, 1973) cùng tập Ngồi đợi ngoài hành lang vẫn đang dang dở.
Linh cữu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn hiện quàn tại nhà riêng ở tổ 9, thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Lễ nhập quan diễn ra lúc 13 giờ 30 ngày 11.6, sau đó di quan hỏa táng lúc 6 giờ ngày 13.6.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bìa tập thơ Đêm Nguyệt động




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chân dung nhà thơ kỳ dị và khắc khổ



Mai kia

Mai kia tan biến hận thù
Giữa đêm sao chiếu mịt mù phương đông
Cha về ôm cả biển sông
Duỗi chân duỗi cẳng nằm không một đời
Cho con cha hứa một lời
Đuổi mây thiên cổ rong chơi tối ngày
Thu nào tóc bạc oà bay
Có con chỉ trỏ mới hay cái già
Cúi hôn trời đất đậm đà
Cha tan theo bóng trăng tà vạn niên

Thanked by 2 Members:

#116 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/07/2020 - 20:34

Nhà văn Tuý Hồng qua đời


Nhận được tin buồn NHÀ VĂN TUÝ HỒNG - hiền thê của cố nhà văn Thanh Nam, đã qua đời tại Hoa Kỳ vào sáng ngày 19-7-2020, hưởng thọ 82 tuổi.


Nhà văn Tuý Hồng tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng, sinh 12-10-1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm. Viết văn từ năm 1962.

Được giải nhất văn học nghệ thuật Sài gòn 1970.


Sang Mỹ năm 1975, bà học lớp thư ký cấp tốc một năm. Định cư tại Seattle Washington Hoa Kỳ từ 1975.


Đã cộng tác với: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Văn Học, Tin Sách, Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, Con Ong, Diều Hâu, Tia Sáng, Độc Lập, Tin Sáng, Thần Phong, Thời Nay, Đời Nay, Khởi Hành, Tiền Tuyến, Vấn Đề….

Bà là vợ của cố nhà văn Thanh Nam, di cư vào Nam từ năm 1953, khi 22 tuổi đã là tổng thư ký báo Thẩm Mỹ. Năm 1975 gia đình sang Mỹ định cư ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Năm 1985, nhà văn Thanh Nam qua đời vì bệnh ung thư thanh quản, lúc còn 54 tuổi.

Túy Hồng là nhà văn nữ tên tuổi cùng với các nhà văn nữ khác cùng thời: Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo.

Tác phẩm đã xuất bản: Thở dài (NXB Đời Mới 1965, Kim Anh tái bản 1966), Vết thương dậy thì (NXB Kim Anh, 1966), Trong móc mưa hạt huyền (NXB Đồng Nai, 1969), Tôi nhìn tôi trên vách (NXB Đồng Nai, 1970), Những sợi sắc không (Giải Văn chương toàn quốc, NXB Khai Trí, 1971), Biển điên (NXB Văn Khoa, 1971), Bướm khuya (NXB Đồng Nai, 1971), Mùa hạ huyền (truyện dài, 1971), Nhánh tóc sợi dòn (truyện dài, 1972), Mối thù rực rỡ (truyện dài, 1972), Eo biển đa tình (truyện dài,1973), Kinh thiên thu (truyện dài, 1973), Trong cuối cùng (truyện dài), Sạn đạo (ruyện dài), Tay che thời tiết (truyện dài, 1988), Mưa thầm trên bông phấn (truyện dài), Thông đưa tiếng kệ (truyện dài, 1991)...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#117 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/08/2020 - 20:05

Vĩnh biệt ‘Thiết cước đại vương’ Trương Kim Hùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


27/08/2020 Hoàng Quỳnh

Cựu tay đua xe đạp lừng lẫy một thời Trương Kim Hùng với biệt danh thiết cước đại vương vừa từ trần ở tuổi 69 tại Mỹ trong niềm tiếc thương của gia đình, bạn bè và những người mến mộ.

Hôm nay, nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm 2000 Trương Quốc Thắng đau xót báo tin ba anh, cựu tay đua Trương Kim Hùng vừa từ trần tại Mỹ.
Ông Trương Kim Hùng sinh năm 1951 trong gia đình họ Trương nổi tiếng trong làng xe đạp Việt Nam với bố là cựu tay đua Trương Tỷ nổi danh thời Đông Dương. Các anh em ông như Trương Ngọc Sinh, Trương Tấn Quang, Trương Thanh Sĩ… đều theo nghiệp đua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Trương Kim Hùng mới 15 tuổi đã mặc áo vàng cuộc đua miền trung tháng 8 năm 1966. Năm 1968, vinh dự lần đầu tham dự Olympic Mexico. Năm 1969, ông đoạt 1 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ ở SEAP Games (sau này là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) tại Miến Điện (Myanmar). Ở SEAP Games 1973 tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Trương Kim Hùng khiến giới chuyên môn kinh ngạc bởi không những đoạt HCV mà còn phá kỷ lục châu Á.
Giã từ sự nghiệp rồi sang Mỹ định cư nhưng Trương Kim Hùng vẫn không khỏi tự hào khi có truyền nhân là chàng cua rơ-con trai Trương Quốc Thắng với thành tích lịch sử HCV châu Á năm 2000 cùng kỷ lục 4 lần mặc áo vàng Cúp xe đạp truyền hình TP.H.C.M.
Lần cuối cùng về nước cách đây hơn 10 năm, cựu cua rơ Trương Kim Hùng vẫn ra đường đạp xe tập thể dục cùng bạn bè mỗi sáng. Ông cũng từng cưỡi xe máy chạy theo đoàn đua để cổ vũ cho con trai Trương Quốc Thắng thi đấu giải trong nước hòng tiếp thêm động lực cho con và cũng để hưởng không khí đoàn đua xe đạp.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trương Kim Hùng gây kinh ngạc khi phá kỷ lục châu Á năm 1973

Gia đình nhân vật cung cấp



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trương Kim Hùng thời tung hoành trên đường đua


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiết cước đại vương Trương Kim Hùng thời đỉnh cao
Gia đình nhân vật cung cấp

Thanked by 2 Members:

#118 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/08/2020 - 20:27

VĨNH BIỆT CÔ ĐỖ PHƯƠNG KHANH

Sáng nay thức dậy đọc mail và nhận được tin nhà văn Đỗ Phương Khanh, phu nhân của nhà văn Nhật Tiến đã mất, thật bàng hoàng và cảm thấy buồn.

Lần đầu tiên tôi gặp cô Phương Khanh là mùa hè năm 1974, khi tôi 13 tuổi đến tòa soạn báo Thiếu Nhi ở số 159 đường Thiệu Trị (nay là đường Trần Hữu Trang), Phú Nhuận để học lớp xếp giấy Origami. Lúc đó, cô chỉ 38 tuổi, da rất trắng, bận áo dài nhã nhặn nhưng sang trọng, nói chuyện bằng giọng Hà Nội xưa mà bây giờ hiếm khi được nghe. Cô vừa làm giám đốc mẫu giáo Anh Vũ dạy trẻ em theo phương pháp Montessori, vừa giúp thầy Nhật Tiến làm tờ báo Thiếu Nhi. Cô phụ trách mục Vườn Hồng trên báo, viết những lời khuyên nhủ độc giả nhỏ tuổi. Mỗi cuối tuần ngày thứ sáu, mua báo Thiếu Nhi, tôi không bỏ sót dòng nào do cô viết.

Sau này, mua được bộ tạp chí Văn Hóa Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh chủ biên và tạp chí Tân Phong do nhà văn Trương Bảo Sơn chủ biên xuất bản những năm cuối thập niên 1950 và đầu 1960s, tôi “gặp lại” cô Phương Khanh khi đọc truyện ngắn của cô.

Năm 2015 cô về nước, ở khách sạn gần chợ Bến Thành. Tôi và bạn Phúc Tiến có đến thăm và đưa cô đi vài nơi trong thành phố. Lúc đó cô đã gần tám mươi, chân đã yếu nhưng giọng nói vẫn như ngày xưa, còn trong veo. Cô nói chuyện về nhiều điều, rất sắc sảo và nhẹ nhàng. Cả buổi sáng, nói chuyện với cô không biết chán. Cô vẫn minh mẫn, vẫn đọc nhiều và theo sát thời sự. Trong cô vẫn có những cảm xúc trong trẻo hồn nhiên, thể hiện ra khi đọc được một bài hay, hình ảnh đẹp khi bình luận trên mạng xã hội.

Qua năm sau, thật vui khi cô Phương Khanh và thầy Nhật Tiến cùng về cùng các con. Chúng tôi lại gặp nhau. Thầy cô cùng ra Đường Sách xem và mua sách. Cô và thầy cũng đã yếu, dù còn rất minh mẫn. Đó là lần cuối cùng gặp cô.

Chúng tôi dù đã gần tuổi sáu mươi, vẫn thấy mình như đứa trẻ nhỏ bên cạnh thầy cô. Nhớ có lần tôi và Phúc Tiến trở lại Tòa soạn báo Thiếu Nhi cũ. Chủ nhà hiện giờ rất vui vẻ cho chúng tôi vào thăm. Tôi nhận ra phía bên lớp mẫu giáo Anh Vũ ngày xưa tôi ngồi học xếp giấy bên trái ngôi nhà, bên phải là Tòa soạn tôi có lúc thấy thấp thoáng họa sĩ ViVi. Có lần có một xe ba gác đậu sẵn , trên xe chất đầy các chồng báo Thiếu Nhi chưa phát hành, khiến tôi háo hức quá chỉ mong được xem bìa trước anh ViVi vẽ hình gì.

Có lần cô viết thư bảo khi nào qua Mỹ chơi cô sẽ chở đi thăm thắng cảnh quanh đó. Tôi vẫn chưa sang được, chỉ có bạn Phúc Tiến và vợ chồng em gái tôi sang thăm. Sẽ không bao giờ được cô chở đi chơi nữa.

Vì ở xa, không thắp nhang được nên viết vài dòng hướng về cô. Vĩnh biệt cô Đỗ Phương Khanh!

Phạm Công Luận
28/8/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà văn Đỗ Phương Khanh giới thiệu báo Tết Thiếu Nhi năm Ất Mão 1975 ở chợ Bến Thành.

Tư liệu gia đình cô Phương Khanh
-------------------------------------------

TIN BUỒN GIA ĐÌNH THIẾU NHI: Nhà văn và dịch giả Đỗ Phương Khanh đã từ trần hôm Thứ Tư 26/8/2020 tại nhà ở Westminster, Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi.
Thành Kính Phân Ưu cùng Nhà Văn Nhật Tiến và tang quyến, Nguyện cầu hương linh nhà văn Đỗ Phương Khanh sớm về miền Miên Viễn.
Vivi Võ Hùng Kiệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 29/08/2020 - 20:29


Thanked by 2 Members:

#119 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/09/2020 - 21:14

Nguồn: Fb Jade Tran

CA SĨ TRƯỜNG DUY (1944 - 2020)

Anh là con trai của cô tôi, tên thật là Phạm Như Thành. Do cách biệt tuổi tác, tôi không có nhiều kỷ niệm với anh. Chỉ nhớ anh là ca sĩ hát nhạc tiền chiến khá nổi tiếng, cùng 1 thời với Quỳnh Giao, Mai Hương, Sĩ Phú, và nhiều lần góp mặt trong chương trình nhạc Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Cũng nhớ là anh khá bảnh trai, dong dỏng cao, nói chuyện nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, và giọng hát của anh là sự pha trộn cái dụ hoặc của Sĩ Phú và cái quý phái, già dặn của Duy Trác.
Bài hát tủ của anh là bài Cô Láng Giềng, và tôi nhớ có 1 lần vào buổi tối, khi cả nhà quây quần trong phòng khách nhỏ xem truyền hình, thì thấy anh xuất hiện, hát Cô Làng Giềng. Mẹ tôi nhận xét: "Thằng Duy hát Cô Láng Giềng, coi chừng sẽ có vài cô láng giềng xách valise chạy qua nhà cô Phương (mẹ anh) theo nó mất thôi!".

Rồi nước mất nhà tan, anh kẹt lại Việt Nam. Rất nhiều năm không gặp anh, rất nhiều năm không nghe anh hát, dù là những ca sĩ cùng thời với anh, nhiều người đã hát trở lại lâu lắm, kể cả nhiều ca sĩ sau tháng 4 năm 1975 đã rời khỏi Việt Nam với tư cách tị nạn c.... s.. cũng quay trởi lại Việt Nam hát, kiếm cũng khá tiền!
Năm 2010, tôi và anh 2 nhân 1 chuyến về Việt Nam, đến thăm cô cùng cả gia đình.
Gặp lại anh, cái khoảng cách tuổi tác giờ đã không còn nữa, cộng thêm sợi giây huyết thống, nên chẳng mấy chốc đã thân thiết.
Chuyện này, chuyện kia, rồi anh 2 tôi hỏi anh là: anh đâu còn bị cấm hát như thời gian đầu sau khi mất nước, và rất nhiều người hát cùng thời với anh đã quay lại với sân khấu lâu rồi, mà sao anh vẫn không hát trở lại?

Anh im lặng 1 lúc rồi nhìn thẳng 2 anh em chúng tôi, rất nhẹ nhàng nói 1 câu: "NGƯỜI CÓ TƯ CÁCH KHÔNG HÁT CHO CẢ 2 CHẾ ĐỘ, CÁC EM Ạ!"

KHẲNG KHÁI VÀ KHÍ PHÁCH LÀ NGƯỜI CHÁU CỦA BỐ TÔI, NGƯỜI ANH HỌ CỦA CHÚNG TÔI, CA SĨ TRƯỜNG DUY!

Ca sĩ Trường Duy của Việt Nam Cộng Hòa đã rời trần thế ngày hôm qua! Vĩnh Biệt anh, em chúc anh những ngày sắp tới, nơi thế giới bên kia được yên vui, và mong anh sẽ lại thênh thang cất tiếng hát!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#120 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/09/2020 - 18:17

(Bài viết sau do con của nhà văn Nhật Tiến và chị Đỗ Phương Khanh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chấp bút)
NHÀ VĂN NHẬT TIẾN QUA ĐỜI
Theo sau sự ra đi của hiền thê là nữ văn sĩ, dịch giả Đỗ Phương Khanh vào ngày 26 tháng 8 vừa qua, gia đình cho hay, 11:26 phút trưa ngày 14 tháng 9, 2020 (tức 27 tháng 7 năm Canh Tý), nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi.
Nhà văn Nhật Tiến tên đầy đủ là Bùi Nhật Tiến - sinh ngày 24 tháng 8 năm 1936, tại Hà Nội - là tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam. Ông là tác giả tiếp nối của dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn; và, bằng chính đời sống và sáng tác của mình, ông mở rộng những chủ đề và cả phong cách sáng tác theo dòng lịch sử đất nước. Có thể nói, lịch sử đặt ông vào những biến cố lớn của đất nước, để từ đó, thông qua ngòi bút của mình, ông trở thành tiếng nói của thời đại mà chính ông và gia đình là những nhân chứng sống. Năm 1954 ông di cư vào Nam, sống tại Đà Lạt, rồi Sài Gòn. Vượt biển vào tháng 10/1979, và tỵ nạn tại Songkhla (Thái Lan) 9 tháng. Ông và gia đình định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980.

Về sự nghiệp văn chương, ông đoạt Giải nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1960 – 1961, với tác phẩm Thềm Hoang. Trước đó, năm 1952, truyện ngắn của ông lần đầu xuất hiện tại Hà Nội trên Nhật báo Giang Sơn và những vở kịch trên Tuần báo Cải Tạo năm 1953-1954. Tại Đà Lạt, năm 1954 - 1955, ông tiếp tục viết kịch truyền thanh cho đài radio tiếng nói của Ngự Lâm Quân. Từ năm 1958, tại Sài Gòn, 1958, ông tham gia Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh chủ biên.

Trước năm 1975, tại Việt Nam, ông từng viết cho: Giang Sơn, Cải Tạo, Thời Tập, Chánh Đạo, Bách Khoa, Văn, Tân Phong, Văn Học, Đông Phương. Tại hải ngoại, từ năm 1980 đến nay, ông được mời xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang web. Riêng tại California, ông đã từ viết cho: Người Việt, Sài Gòn, Văn Nghệ, Hợp Lưu, Văn Học, Việt Tide, Vietstream, Khai Phóng, Chấn Hưng, Việt Nam Hải Ngoại.Ngoài ra, ông còn có tác phẩm trên Đất Mới(ở Seattle), Ngày Nay (ở Kansas City), Xác Định (ở Virginia). Xa hơn, bên ngoài Hoa Kỳ, ông có bài trên Chuông Saigon, Việt Luận, Chiêu Dươngphát hành tại Úc châu, Lửa Việt tại Canada, Độc Lập tại Tây Đức), và Đường Mới, Quê Mẹ tại Pháp.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: Truyện dài, Truyện ngắn, Truyện thiếu nhi, Kịch - Tiểu thuyết kịch. Đặc biệt, những năm sau này ông làm công việc khảo cứu gần như là văn học sử qua các tác phẩm Ghi chép và Tiểu luận.

Ngoài viết văn, ông còn là nhà giáo. Ông dạy học, và tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội khác. Ông là người viết thỉnh nguyện thư và sau trở thành thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee), từ năm1980 đến 1990.
---------------






NHÀ VĂN NHẬT TIẾN QUA ĐỜI
Theo sau sự ra đi của hiền thê là nữ văn sĩ, dịch giả Đỗ Phương Khanh vào ngày 26 tháng 8 vừa qua, gia đình cho hay, 11:26 phút trưa ngày 14 tháng 9, 2020 (tức 27 tháng 7 năm Canh Tý), nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi.
VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NHẬT TIẾN ...
Ông đã đoàn viên cùng hiền thê PHƯƠNG KHANH sau hơn 2 tuần xa vắng. Mong Ông Bà vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi mièn Cực Lạc
Vivi Võ Hùng Kiệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |