Jump to content

Advertisements




Mai Hoa Dịch Số của Nguyễn văn Thuỳ


62 replies to this topic

#1 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7733 Bài viết:
  • 17637 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 20:09

Tôi còn nhớ có người đã chép lại được Quyển Mai Hoa Dịch của Nguyễn văn Thùy, xin vui lòng upload lên lại .
Ngoài ra thì sách nầy cũng được 2 Tác giả khác là Ông-văn-Tùng và Minh Lâm dịch và Xuất bản .

Thanked by 3 Members:

#2 Chém Gió

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 26/04/2011 - 11:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dinhvantan, on 25/04/2011 - 20:09, said:

Tôi còn nhớ có người đã chép lại được Quyển Mai Hoa Dịch của Nguyễn văn Thùy, xin vui lòng upload lên lại .
Ngoài ra thì sách nầy cũng được 2 Tác giả khác là Ông-văn-Tùng và Minh Lâm dịch và Xuất bản .

Minh lâm hình như là tên nhà sách bác ơi, họ in ra vẫn là bản của cụ Ông Văn Tùng dịch mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7733 Bài viết:
  • 17637 thanks

Gửi vào 26/04/2011 - 20:37

Hiện tôi có cả 3 quyển . Tôi đọc chữ Việt đâu có lầm . 2 quyển 2 nhà Xuất bản : Lao động và Hà Nội . Lời văn khác nhau .

Thanked by 2 Members:

#4 langthang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 10 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 28/04/2011 - 09:52

Diễn đàn cũ có cuốn này bác dvt. Nhưng k có tập hợp thành sách load offline.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Thanked by 2 Members:

#5 Phuc Loc

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 55 Bài viết:
  • 33 thanks
  • LocationJebel Hafeet

Gửi vào 28/04/2011 - 11:24

Chưa thấy ai post thì tui post sách MHDS của TVGlobal, như bác Tân yêu cầu - 4 phần :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 Lãn Công Tử

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 1571 Bài viết:
  • 2771 thanks

Gửi vào 30/04/2011 - 02:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dinhvantan, on 26/04/2011 - 20:37, said:

Hiện tôi có cả 3 quyển . Tôi đọc chữ Việt đâu có lầm . 2 quyển 2 nhà Xuất bản : Lao động và Hà Nội . Lời văn khác nhau .

Bác Tân,

Nếu bác có sách do Ông Vân Tùng dịch thì Lãn nhờ bác coi lại phần Thứ Tự Định Âm Dương Của Bát Quái trong MHDS quyển số 3. Vì có nhiều quẻ hình như có vấn đề in sai cho nên khi đăng lại hay viết lại sẽ có vấn đề, kể cả sách của cụ Nguyễn Văn Thùy cũng bị lỗi này. Sách MHDS của Ông Văn Tùng dịch đã được hội viên vovitu bỏ công đánh máy mang vào nhà TVLS cũ

Các quẻ như sau:

Ví dụ 4:

Trạch Hỏa Cách biến Hỏa Lôi Phệ Hạp. Sách viết như sau: " Thử quái nãi dụng kim hỏa thể, hạ hỏa đắc vượng, năng xuất thổ, tất thị thổ vật dã." Dụng Kim Thể Hỏa thì chỉ ngoại quái động, trong khi đó Cách quái mà biến Phệ hạp quái thì phải có tới 3 hào động.

Ví dụ 5:

Lôi Trạch Quy Muội biến Hỏa Trạch Khuê . Sách viết như sau: "Dụng hào chúc mộc biến hỏa, thể quái chúc kim. Tứ hào biến thành Cấn quái, thổ năng sanh kim, đoán xuất thị thiết. " Dụng hào là mộc biến hỏa, Lôi chấn biến Ly Hỏa, hào 6 động . Vậy cái câu "Tứ hào biến thành Cấn quái, thổ năng sanh kim, đoán xuất thị thiết" thì từ đâu ra đây không dính dáng gì đến ví dụ 5 này.

Ví dụ 7:

Trạch Hỏa Cách biến Cấn.

Trạch Hỏa Cách thì không thể nào biến Cấn được, Mai Hoa chỉ có 1 hào động, trong khi đó Cách mà biến Cấn thì có tới 4 hào động: 1, 4, 5 và 6. Cách giải thích trong quẻ thì giống như hào sơ của quẻ Cách động, nội quái biến thành Cấn quái vậy thì thành quẻ Trạch Sơn Hàm, giống như ví dụ 1.

Ví dụ 8:

Thiên Thủy Tụng biến Đoài.

Tụng mà biến Đoài thì cần phải có hào 1 và hào 6 động, trong khi đó Mai Hoa chỉ có 1 hào động . Có thể là Thiên Thủy Tụng, hào 6 động biến Trạch Thủy Khôn, ngoại quái Càn biến Đoài thì đúng hơn .

Nhờ bác coi lại để hậu sinh có thể coi theo đó mà học hỏi cho đúng hơn . Có thể người chép lại cuốn MHDS của cụ Nguyễn Văn Thùy sai từ thuở ban đầu, rồi tam sao thất bổn không có người hiệu đính lại những lỗi đánh máy này.

Kính,
lancongtu

Thanked by 1 Member:

#7 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 01/05/2011 - 23:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 01/05/2011 - 23:08, said:

Ví dụ 5:

Lôi Trạch Quy Muội biến Hỏa Trạch Khuê . Sách viết như sau: "Dụng hào chúc mộc biến hỏa, thể quái chúc kim. Tứ hào biến thành Cấn quái, thổ năng sanh kim, đoán xuất thị thiết. " Dụng hào là mộc biến hỏa, Lôi chấn biến Ly Hỏa, hào 6 động . Vậy cái câu "Tứ hào biến thành Cấn quái, thổ năng sanh kim, đoán xuất thị thiết" thì từ đâu ra đây không dính dáng gì đến ví dụ 5 này.

Đa^y la` no'i que? the^' o*? ha`o 4 cu?a Hoa? Tra.ch Khue^ vo^'n tu*` que ? thua^`n Ca^'n bie^'n tha`nh sau bo^'n la^`n bie^'n theo phe'p Ba't Cung Qua'i Tu*o*.ng . Kho^ng phai? no'i đo^.ng ha`o trong Mai Hoa Qui Muo^.i bie^'n tha`nh Khue^ . Sa'ch vie^'t kiêu? na`y thi` ngu*o*`i ta đo.c ra^'t la` dê? ga^y nha^`m lâ?n nhu*ng đo^'i vo*i' ngu*o*`i xu*a thi` ho. qu'a quen thuo^.c vo*i' Di.ch nên kho^ng co' va^'n đê` .

Sửa bởi daicoviet: 01/05/2011 - 23:13


#8 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2357 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 03/05/2011 - 11:16

Sách của Ông Văn Tùng dịch quá nhiều sai sót (sai tên quẻ, sai các từ thuộc về 'thuật ngữ" của Dịch...) và cũng không đầy đủ.
Sách của Nguyễn Văn Thùy Dịch đúng hơn nhưng cũng thiếu nhiều phần.
Ở diễn đàn cũ Vovitu cố gắng kết hợp cả hai sách lại và có phần dịch của người khác nữa (đối với những chỗ hai sách đều thiếu). Dạo này bận quá nên chưa hoàn thành. Sẽ đăng lại trên Diễn đàn mới khi có thời gian.

Thanked by 3 Members:

#9 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3024 thanks

Gửi vào 04/05/2011 - 08:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vovitu, on 03/05/2011 - 11:16, said:

Sách của Ông Văn Tùng dịch quá nhiều sai sót (sai tên quẻ, sai các từ thuộc về 'thuật ngữ" của Dịch...) và cũng không đầy đủ.
Sách của Nguyễn Văn Thùy Dịch đúng hơn nhưng cũng thiếu nhiều phần.
Ở diễn đàn cũ Vovitu cố gắng kết hợp cả hai sách lại và có phần dịch của người khác nữa (đối với những chỗ hai sách đều thiếu). Dạo này bận quá nên chưa hoàn thành. Sẽ đăng lại trên Diễn đàn mới khi có thời gian.
Hy vọng sớm được thấy tác phẩm của anh trên diễn đàn

Thanked by 1 Member:

#10 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:10

Để thuận lợi theo dõi, maphuong sẽ giúp dọn toàn bộ bài đã đăng bên nhà cũ sang đây.
Hy vọng bạn vovitu sẽ sớm đăng phiên bản đã chỉnh sửa & bổ sung.

=================================================================

Mai Hoa Dịch Số
(tác giả Nguyễn Văn Thuỳ tự Tuấn Châu)

Lời Tựa
Bản khắc mới định thêm tướng tự Tâm Dịch Mai Hoa Số Tự

Đời nhà Tống có ông Thiệu Khang Tiết, ẩn cư tại chốn sơn lâm, mùa đông lạnh không sưởi ấm, mùa hạ nóng mực không dùng quạt giải nhiệt, chỉ để tâm đến Dịch quên hẳn sức giá rét, sức nóng bức, mà còn dán Dịch lên vách, chú tâm suy xét tìm tòi chỗ cùng cực và mắt đăm đăm nhìn vào Dịch xét sự huyền bí sâu xa của Dịch, lòng mong ước tạo nên dịch số nhưng chưa có bằng chứng đích xác.

Một ngày kia đương Ngọ ngủ trưa, thấy một con chuột chạy ngang qua, bèn lấy cái gối bằng sành kê trên đầu ném con chuột đương chạy, chuột chạy mất gối bị bể ra, thấy trong mảnh gối có đề chữ, bèn lượm lên xem thấy: "Cái gối này ban cho hiền nhân Khang Tiết, năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy thì dùng gối này ném chuột, gối bị bể".

Tiên sinh lấy làm lạ, bèn đi tìm nhà làm đồ gốm để dò xét. Chủ lò gốm bảo với tiên sinh rằng: "Xưa có một người, tay cầm quyển Chu Dịch, ngồi nghỉ cầm cái gối này biên chép, vậy chắc dạng chữ là của ông già đó vậy. Đến nay cũng chưa được bao lâu, vả chăng tôi có quen biết ông già đó, vậy tiên sinh vui lòng cùng tôi đi tìm xem". Nhưng ông già đó không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: "Năm ấy, tháng ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quển sách này cho người thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào?" Người nhà lấy sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch số. Tiên sinh bảo cùng gia nhân rằng: "Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn dấu một số bạch kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường nằm của người, để lo toàn việc tang sự". Thế rồi, người nhà tin lời nói, quả tìm được số bạc đó.

Tiên sinh đem sách ấy về, sau tiên sinh đi ngắm bông mai, thấy hai con chim sẻ tranh nhau đậu cành mai bị sa xuống đất. Tiên sinh đoán biết chiều hôm sau, có cô gái hàng xóm bẻ trộm bông, sẽ bị thương ở bắp vế; thế rồi cũng vì lần đoán đầu tiên đó, mà ngày sau đời lấy thế mà đặt tên cho quyển Dịch số là "Quan Mai Dịch Số". Sau tiên sinh toán biết vườn Mẫu đơn bị ngựa dày xéo tan nát vào giờ Ngọ, lại toán biết bức hoành phi chùa Tây Lâm có điềm họa về âm nhân. Phàm những cách toán biết như trên, gọi là Tiên Thiên dịch số, vì rằng trước biết được số mà chưa biết được quái, dùng số mà toán ra quái gọi là Tiên Thiên.

Lại như thấy ông già có sắc mặt buồn, toán biết ông già sẽ chết vì họa ăn mắc phải xương cá. Lại thấy một thiếu niên có sắc mặt vui tươi, tiên sinh toán biết thiếu niên ấy, sẽ có việc vui làm lễ lệ sinh (hỏi vợ). Lại nghe con gà gáy, toán biết con gà sẽ bị làm thịt. Lại nghe con bò rống, toán biết con bò sẽ bị hại; phàm những cách toấn như thế đều gọi là Hậu Thiên chi số, vì chưa có số mà đã được quái trước, dùng quái mà diễn thành số, cho nên mới gọi là Hậu Thiên.

Một ngày nọ, tiên sinh đem một cái ghế dựa ra, rồi dùng số toán quái xong, lật ghế lên biên vào đáy ghế: "Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, có một tiên khách tới, ngồi cái ghế này rồi ghế bị gãy nát". Quả đến kỳ định, có một đạo giả tới thăm, ngồi lên ghế ấy, ghế bị gãy bể. Tiên khách lấy làm mắc cở xin lỗi tiên sinh. Tiên sinh thưa rằng: "Vật cũng có số hủy hoại, há làm bận lòng thần tiên lắm sao. Nay nhờ sự ngồi đó để truyền dạy cho hậu học". Rồi tiên sinh lật đáy ghế lên, cùng với đạo giả xem để làm chứng nghiệm. Đạo giả ngạc nhiên bèn đứng dậy, cáo từ ra đi rồi biến mất. Cho nên mới biết Dịch số là kỳ diệu. Như vậy mới biết quỷ thần cũng chẳng tránh khỏi, huống chi là người, huống hồ gì là vật vậy(*).

(*) Câu này có ý nói rằng: người và loài vật không sau tránh khỏi.

---

Chu Dịch Quái số:
Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.

Ngũ Hành sinh, khắc:

- Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim
- Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim.

Bát Cung thuộc Ngũ Hành:

- Càn Đoài thuộc Kim,
- Khôn, Cấn thuộc Thổ,
- Chấn, Tốn thuộc Mộc,
- Khảm thuộc Thủy,
- Ly thuộc Hỏa.

Quái Khí Vượng:

- Chấn, Tốn ==> Mộc vượng ở mùa Xuân.
- Ly ==> Hỏa vượng ở mùa Hạ.
- Càn Đoài ==> Kim vượng ở mùa Thu.
- Khảm ==> Thủy vượng ở mùa Đông.
- Khôn, Cấn ==> Thổ vượng ở Thìn (tháng 3), Tuất (tháng 9), Sửu (tháng 12), Mùi (tháng 6).

Quái Khí suy:

- Mùa Xuân ==> Khôn, Cấn;
- Mùa Hạ ==> Càn Đoài,
- Mùa Thu ==> Chấn, Tốn;
- Mùa Đông ==> Ly.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ==> Khảm.


Thập Thiên Can:

- Giáp, Ất thuộc Mộc (phương Đông),
- Bính, Đinh thuộc Hỏa (phương Nam),
- Mậu, Kỷ thuộc Thổ (Trung ương),
- Canh, Tân thuộc Kim (phương Tây),
- Nhâm, Quý thuộc Thủy (phương Bắc).

Thập nhị Địa chi:

- Tý (Chuột) thuộc Thủy; Sửu (Trâu) thuộc Thổ.
- Dần (Cọp) thuộc Mộc; Mẹo (Thỏ hay Mèo) thuộc Mộc.
- Thìn (Rồng) thuộc Thổ; Tỵ (Rắn) thuộc Hỏa.
- Ngọ (Ngựa) thuộc Hỏa; Mùi (Dê) thuộc Thổ.
- Thân (Khỉ) thuộc Kim; Dậu (Gà) thuộc Kim.
- Tuất (Chó) thuộc Thổ; Hợi (Heo) thuộc Thủy.

Ngũ Hành tương sinh Địa chi:

- Mộc sinh ở Hợi; Hỏa sinh ở Dần; Kim sinh ở Tỵ; Hỏa, Thổ trường sinh ở Thân.

Thiên Can, Địa Chi thuộc Ngũ Hành:

- Giáp, Ất, Dần, Mẹo thuộc Mộc.
- Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa.
- Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ.
- Quý, Nhâm, Hợi Tý thuộc Thủy.

Ngũ Hành, Tứ thời Vượng, Tướng, Hưu, Tù:

Mùa--------Vượng----Tướng-----Hưu ---------Tù
Xuân-------Mộc------Hoả-------Thuỷ-------- Thổ
Hạ---------Hỏa------Thổ-------Mộc--- ------Kim
Thu--------Kim------Thủy------Thổ-------Mộ c
Đông-------Thủy-----Mộc-------Kim---------H ỏa
Tứ quý-----Thổ------Kim-------Hỏa---------Thủ y
4 tháng tứ quý (3,6,9,12)


Bát Quái Tượng Đồ:

Càn
Tam liên
---------------
_____
_____
_____

---------------
Ly
Trung hư
(Giữa ruột trống)
---------------
_____
__ __
_____

---------------
Khôn
Lục đoạn
(Sáu đoạn)
---------------
__ __
__ __
__ __

---------------
Khảm
Trung măn
(Giữa ruột đầy)
---------------
__ __
_____
__ __

---------------
Chấn
Ngưỡng bồn
(Chậu để ngửa)
---------------
__ __
__ __
_____

---------------
Đoài
Thượng Khuyết
(Trên thiếu)
---------------
__ __
_____
_____

---------------
Cấn
Phúc uyển
(Chép úp sấp)
---------------
_____
__ __
__ __

---------------
Tốn
Hạ đoạn
(Dưới đứt khúc)
---------------
_____
_____
__ __

---------------

Chiêm Pháp:

Dịch trung bí mật trùm trời đất,
Tạo hóa thiên cơ chửa vén màn.
Họa phước thần minh đều nắm trọn,
Đợi sau nên biết khó truyền ban.


Ngoạn Pháp:

Mỗi vật sinh ra có một thân,
Một thân lại có một Càn Khôn.
Biết hay muôn vật đều do Ngă,
Tam tài ắt hẳn chẳng đồng môn.
Trời nắm quyền chia phân Tạo hóa,
Người quyết tâm gây-dựng kinh-luân.
Thần Tiên còn lắm nỗi phân vân,
Đạo chẳng hư truyền tại thế nhân.

Thanked by 3 Members:

#11 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:13

Luật Lệ Bố Quái - Bố quái (Toán quẻ)

Lấy số 8 mà trừ. Phàm bố quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1 lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà toán quẻ. Số 8 tức là quẻ Khôn, số 1 là quẻ Càn.

Hào

Lấy 6 mà trừ. Phàm khởi Động hào thì lấy tổng số của Thượng quái và Hạ quái và gia thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được, rồi nên xem Động hào ấy là hào dương thì đổi ra âm. Nếu Động hào là âm thì đổi ra dương. (Tổng số của thượng quái và hạ quái đều phải gia số giờ trong ấy).

Hổ quái

Hổ quái thì chỉ dùng trong tám quái đơn, chẳng cần thiết đến 64 trùng quái. Hổ quái chỉ lấy thượng quái và hạ quái, hai đơn quái đó thay đổi lẫn nhau bằng cách bỏ hẳn sơ hào và đệ lục hào (tức là hào thứ nhất và hào thứ sáu), chỉ dùng bốn hào trung gian ở giữa thay đổi lẫn nhau, đoạn chia làm hai quái phụ gọi là Hổ quái.
- Hổ quái phần trên, lấy hai hào (hào 4 và hào 5) của thượng chánh quái và một hào (hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần trên.
- Hổ quái phần dưới, lấy một hào của thượng chánh quái (hào thứ 4) và hai hào (hào thứ 2 và hào thứ 3) của hạ chánh quái, đem làm Hổ quái phần dưới. Thí dụ:


Chánh quái
Tên là Phong Lôi ích

Hào 6 _____ Hào này bỏ.
Hào 5 _____ Thượng quái
Hào 4 __ __ là Tốn.

Hào 3 __ __ Hạ quái
Hào 2 __ __ là Chấn.
Hào 1 _____ Hào này bỏ.Hổ quái
Tên là Phong lôi quan

Hào 5 _____
Hào 4 __ __ Thượng quái
Hào 3 __ __ là Cấn.

Hào 4 __ __
Hào 3 __ __ Hạ quái
Hào 2 __ __ là Khôn.

Nếu trong trường hợp chánh quái trên Càn, dưới Khôn, thì không làm Hổ quái, trái lại dùng Biến quái mà lập Hổ quái. (Xem ở mục chiêm bệnh: trên Càn dưới Khôn)

Âm hào và Dương hào

Hào lại chia ra dương hào và âm hào. Dương hào có một gạch liền (_____). Âm hào là hào đứt đoạn ở giữa thành hai gạch ngắn ( __ __).

Biến quái

Sau khi dùng toàn tổng số, trừ cho 6 rồi, số còn lại bằng 6 và dưới 6 đó, tức là Động hào. Nếu còn 6 tức là hào 6 động (gọi là lục hào động), nếu còn 5 tức là hào 5 động (gọi là ngũ hào động), nếu còn 2 tức là hào 2 động (gọi là nhị hào động) v.v... Hào nào động thì biến (đổi) hào ấy.

Thí dụ 1:


Chánh quái
_____
_____
__ __
__ __
__ __
_____ * Sơ hào động.

Biến quái

_____
_____
__ __ Thượng quái giữ nguyên.
__ __
__ __
__ __ Hạ quái,

sơ hào của chánh quái 1 gạch biến ra hai gạch, tức là: dương hào biến âm hào.

Thí dụ 2:

Chánh quái
_____
_____
__ __ * Hào 4 động.
__ __
__ __
_____

Biến quái
_____
_____
_____ Thượng quái, hào 4 động của chánh quái 1 gạch biến ra 2 gạch, tức là âm hào biến ra dương hào.
__ __
__ __
_____ Hạ quái giữ nguyên.

Trong toàn quái gồm có Chánh quái, Hổ quái và Biến quái. Theo cách đoán ta chỉ cần chú vào Chánh quái. Trong đó có Thể và Dụng, kế đến Hổ quái. Xét cả Thượng quái và Hạ quái mà suy sinh khắc; thứ đến Biến quái là Dụng quái ở Chánh quái biến ra, với Biến quái này, ta chỉ dùng độc quái đó mà suy thôi; nghĩa là quái nào biến ở Chánh quái ra, thì chỉ dựa vào quái biến đó mà suy. Tùy theo Dụng quái ở Chánh quái, nếu ở trên thì Biến quái cũng ở trên. Nếu Dụng quái của Chánh quái nằm dưới, thì Biến quái cũng ở dưới, còn ít khi xét đến quái nằm trên hay dưới của Biến quái đó. Vì chỉ có Biến quái, biến ở Dụng quái ra là chung kết sự việc của Dụng quái thôi. Tuy vậy nhiều khi cũng cần cả hai, để xưng danh trùng quái, mà suy nghiệm 64 quái từ và 384 hào từ. Cách bố quái có nhiều cách kể như sau:


1. Cách bố quái: Toán theo năm tháng, ngày, giờ suy ra số:
Thí dụ:
- Năm: như năm Tý số 1, năm Sửu số 2, năm Dần số 3,..... và năm Hợi số 12.
- Tháng: tháng Giêng số 1, tháng Hai số 2, tháng 3 số 3,... và tháng Chạp số 12.
- Ngày: ngày mồng một số 1, ngày mồng hai số 2, ngày mồng ba số 3,... ngày Rằm số 15, ngày ba mươi số 30.
- Giờ: giờ Tý số 1, giờ Sửu số 2, giờ Dần số 3,... và giờ Hợi số 12.

a.- Thượng quái: Lấy số năm, tháng và ngày làm Thượng quái.
Thí dụ: Năm Sửu, tháng 8, ngày 16. Thì năm Sửu số 2 cộng với số 8 (tháng 8) cộng với số 16 (số ngày); tổng số: 2+8+16 = 26 trừ cho 24 (3 lần 8 là 24), còn lại 2. Số 2 tức là quẻ Đoài. (Xem Bát Quái Tượng Đồ ở trên).

Đoài thì thượng khuyết, đặt Đoài làm Thượng quái:
__ __
_____
_____


b.- Hạ quái: Lấy tổng số của Thượng quái trên là 26, cộng với giờ muốn toán.
Thí dụ: Lúc bố quẻ là giở Thân, tức số 9 + 26 = 35, trừ cho 32 (4x8 là 32) còn 3, tức là quẻ Ly (Xem lại Bát Quái Tượng đồ trên).

Ly thì trung hư, đặt Ly làm Hạ quái:

_____
__ __
_____


Như thế ta được:

_ __
_____ Thượng quái là Đoài.
_____

_____
__ __ Hạ quái là Ly.
_____


Cả hai Thượng và Hạ gọi là Chánh quái có tên riêng là Trạch Hỏa Cách, gọi tắt là Cách quái trong 64 Trùng quái.
c.- Hào động: Tìm động hào thì lấy toàn tổng số trên là 35 trừ cho 30 (5x6 là 30) còn lại 5, tức là đệ ngũ hào động.
Thí dụ:

__ __
_____ * Hào động (đệ ngũ).
_____

_____
__ __
_____


Như vậy ta được quẻ Trạch Hỏa cách, đệ ngũ hào động, gọi tắt là Cách quái.

Thanked by 1 Member:

#12 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:14

2. Cách bố quái: Toán theo cách đếm số vật:
Thí dụ: Bốc thăm bằng vật (hột trái cây hay sỏi đá nhỏ), ta đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái. Kế cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ (như đã nói ở đoạn trên), được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm Động hào.


Thí dụ: Bốc được 12 cái thăm vào giờ Thìn, 12 trừ 8 còn 4. Số 4 tức là Chấn làm Thượng quái.

12 + 5 (giờ Thìn) = 17 trừ (2 lần 8 là 16) còn 1. Số 1 tức là Càn làm Hạ quái.
Toàn tổng số là 17 trừ (2 lần 6 là 12), còn 5, tức là động hào 5.
Như vậy, ta được quái Lôi Thiên Đại Tráng, gọi tắt là Đại tráng, đệ ngũ hào

__ __
__ __ *
_____
_____
_____
_____


3.Cách bố quái: Toán theo tiếng nghe được:

Nghe tiếng nói, tiếng chim kêu, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng đánh, tiếng gõ v.v... đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ. Nếu nhiều quá 8 thì cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm Động hào.
Thí dụ: Nghe người nói vào lúc 8 giờ sáng: Tôi xin xem một quẻ (5 tiếng)


Lấy số 5 làm Thượng quái, tức là quẻ Tốn.Số 5 trên cộng với 4 là giờ Mẹo, tức giờ thứ tư trong 12 chi giờ (tức 8 giờ sáng), thì được số 9 trừ cho 8 còn 1, lấy số 1 làm Hạ quái, tức là quẻ Càn.
Kế lấy tổng số 9 - 6 = 3 làm Động hào.
Như vậy ta được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc, gọi tắt là Tiểu Súc, đệ tam hào động như dưới đây:


_____
_____
__ __
_____ * Hào 3 động.
_____
_____


4.Cách bố quái: Toán theo lối chiết tự thư Hán:

Lối này có nhiều cách, tuy hiện nay ít người viết được chữ Hán, nhưng làmcho tròn bổn phận của Dịch giả, tôi xin dịch theo nguyên văn để chư vị đọc giả đồng giám. Phàm toán theo lối chữ viết, nếu số chữ mà bình quân (đều nhau) thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làn Hạ quái. Nếu số chữ không bình quân (không đều nhau), thì lấy kém một chữ làm Thượng quái gọi là Thiên khinh thanh và lấy số chữ nhiều hơn một chữ là Hạ quái, gọi là Địa trọng trọc.

a.- Toán một chữ:
Một chữ gọi là Thái Cực Vị phân nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết chữ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không toán được, nếu viết một chữ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét đem làm Thượng quái, bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét, đem làm Hạ quái, kế lấy số nét cả hai bộ phận âm và dương của toàn chữ mà tìm động hào.

Thí dụ: Như chữ (chữ vị), chia ra bên trái (bộ nhân 人) có hai nét, bên phải 立 có 5 nét.

b.- Toán hai chữ:
Hai chữ gọi là Lưỡng nghi, bình phân (chia đều) lấy số nét của chữ đầu làm Thượng quái và số nét chữ thứ hai làm Hạ quái.

c.- Toán ba chữ:
Ba chữ gọi là Tam tài, lấy một chữ làm Thượng quái và hai chữ làm Hạ quái (đếm nét).

d.- Toán bốn chữ:

Bốn chữ gọi là Tứ tượng, bình phân (chia đều) làm 2 quái Thượng và Hạ. Còn trên bốn chữ, không cần đếm số nét mà chỉ dùng tiếng bằng, trắc từng thanh âm mà toán.
- Bình thanh thì kể 1.
- Thượng thanh thì kể 2.
- Khứ thanh thì kể 3.
- Nhập thanh thì kể 4.

(Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy).
e.- Toán năm chữ: Năm chữ gọi là Ngũ hành, lấy hai chữ làm Thượng quái và ba chữ làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc).
f.- Toán sáu chữ: Sáu chữ gọilà Lục hào, bình phân (chia đều) àm Thượng quái và Hạ quái.
g.- Toán bảy chữ: Bảy chữ gọi là Thất chánh, lấy ba chữ làm Thượng quái và bốn chữ làm Hạ quái.
h.- Toán tám chữ: Tám chữ gọi là Bát quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái.
i.- Toán chín chữ: Chín chữ gọi là Cửu trù, lấy bốn chữ làm Thượng quái và năm chữ làm Hạ quái.
j.- Toán mười chữ: Mười chữ gọi là Thành quái, bình phân làm Thượng quái và Hạ quái.
k.- Toán mười một chữ: Từ 11 chữ trở lên đến 100 đều toán được quẻ cả. nhưng trên 11 chữ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại kể số chữ, nếu số chữ quân bình thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái, rồi tổng hợp số chữ của Thượng quái và Hạ quái để tìm Động hào.

5.Cách bố quái: Toán trượng xích
(Toán vật đo được): Trượng là 10 thước, xích là một thước.Vật gì dài trên 10 thước, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm động hào (số tấc không kể).

6.Cách bố quái: Toán xích thốn:
Toán vật dưới một trượng, xích là thước, thốn là tấc. Lấy số thước làm thượng quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Động hào (số phân không kể)

7.Cách bố quái: Toán nhân thể: Toán nhân thể thì quy luật không đồng nhất:

- Hoặc nghe tiếng nói mà toán.
- Hoặc xét nhân phẩm.
- Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta.
- Hoặc xem người ấy có vật gì.
- Hoặc xem sắc phục.
- Hoặc cảm xúc với ngoại vật.
- Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ.
- Hoặc chữ viết ra với dụng ý gì.
a.- Nghe tiếng nói mà toán:
- Nếu nói một câu, làm như cách toán chữ nói ở trên, phân số mà toán.
- Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái.
- Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến.
b.- Xét nhân phẩm: Nghĩa là xem người ấy là đàn ông thì lấy Càn, người ấy là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v... mà toán quẻ.
c.- Xét sự cử động:
Nếu người ấy lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì lấy Ly mà toán.
d.- Xem người ấy có vật gì:
Nghĩa là ngẫu nhiên thấy người ấy cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà toán.
e.- Xem sắc phục: Nghĩa là xem người ấy bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà toán.
f.- Cảm xúc ngoại vật: Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà toán.
g.- Dùng năm, tháng, ngày, giờ: Làm như cách toán "Quan Mai" ở Tiên thiên mà toán.
h.- Xem chữ viết: Người tới xem cho chính mình dùng:

(1) Năm, tháng, ngày, giờ.

(2) Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì.

(3) Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì.Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách toán nhân thể nói trên.

8.Cách bố quái: Toán động vật: Phàm thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể toán quẻ được. Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng "Bát quái thuộc vạn vật loại" ở trang 17, giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số giờ để tìm Động hào. Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy cũng như cách toán con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên vậy (Xem ở sau). Muốn toán các loại như: bò, ngựa, chó, heo, phảidùng năm, tháng, ngày, giờ sinh của chúng mà toán, nếu những con vật đó ta mua thì dùng năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà toán.


9.Cách bố quái: Toán tịnh vật: Toán tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Toán về nhà cửa, cây cối các loại:
- Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây xất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại.
- Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây.
- Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua lại mà toán cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa) các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không toán, ví như toán "Quan Mai" vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến phải xuống đất.
Toán hoa "Mẫu đơn" vì có người hỏi mới toán như cây cổ thụ đương tươi tốt vì có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà toán quẻ. Kỳ dư không có duyên cớ thì không hiệu nghiệm.

Thanked by 1 Member:

#13 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:26

QUY LỆ TOÁN QUẺ CÙA HẬU THIÊN
Toán vật quái: Phép của Hậu Thiên dùng vật làm Thượng quái, phương vị
(phương hướng) là Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm Động hào.
BÁT QUÁI THUỘC BẢNG VẠN VẬT LOẠI
(Sau đây để đặt làm Thượng quái)
1.- Càn quái: Trời - Cha - Ông già - Quý quan - Đầu - Xương - Ngựa - Vàng - Châu báu - Ngọc - Cây quả - Vật tròn - Mũ - Kiếng soi - Vật cứng - Sắc đỏ hung - Nước - Rét lạnh.

2.- Khôn quái:
Đất - Mẹ - Bà già - Trâu bò - Vàng - Vải lụa - Xe - Văn chương - Sinh đẻ - Vật vuông - Chốt mộng - Sắc vàng - Đồ gốm, đồ sành - Bụng - Quần, xiêm - Sắc đen - Nếp - Kê - Sách vở - Gạo - Hạt cấy.

3.- Chấn quái:
Sấm - Trưởng nam - Chân - Tóc - Rồng - Loài sâu bọ - Móng chân thú - Tre - Cỏ lau - Ngựa hí - Ngón chân cái - Cái trán -Trồng, cấy lúa - Đồ nhạc khí - Cỏ cây - Sắc xanh, biếc, lục - Cây lớn - Hạt cây lớn - Củi - Rắn.

4.- Tốn quái:
Gió - Trưởng nữ - Tang ni - Bắp vế - Bách cầm - Bách thảo - Cái cối đá - Mùi thơm - Mùi hôi thúi - Con mắt - Cánh buồm (ghe) - Lông chim, lông thú - Cái quạt - Cành lá các loại - Tiên đạo - Thợ - Vật thẳng - Đồ công xảo - Gà.

5.- Khảm quái:
Nước - Mưa tuyết - Heo - Trung nam - Ngòi rãnh nước - Cái cung, vành xe - Tai - Huyết - Mặt trăng - Kẻ trộm - Vung luật (đồ dùng về âm thanh) - Bụi gai - Cá - Nóc nhà - Vỏ Tật lê (hoa vàng, quả có gai dùng làm thuốc) - Con cáo chồn - Đồ cùm tay chân - Loại ở nước - Muối - Rượu - Thịt ướp - Đồ vật có hột - Sắc đen.

6.- Ly quái:
Lửa - Chim trĩ - Mặt trời - Con mắt - Chớp điện - Cái ráng trời - Trung nữ - Ao giáp, mũ sắt - Binh khí - Văn thơ - Lò - Cây khô - Con đà - Con rùa - Con trai - Võ các loài vật - Sắc đỏ, hồng, tía - Hoa - Văn nhân - Vật khô dòn - Con cua.

7.- Cấn quái:
Núi - Đất - Thiếu nam - Đồng tử (trẻ con từ 10 tuổi sắp lên) - Chó - Tay - Ngón chân - Đường đi tắt - Cửa cổng có hai tầng - Trái loài cỏ - Trái loài cây - Cổng chùa - Chuột - Cọp - Con chồn - Con cáo - Loài mỏ đen - Vật do gỗ làm ra - Dây cây dưa (dây quấn quít của cây dưa bò ra) - Sống mũi.

8.- Đoài quái:
Cái hồ - Cái đầm - Thiếu nữ - Thầy đồng bóng (phù thủy) - Lưỡi - Vợ lẽ - Chổi - Con dê - Đồ vật sứt mẻ - Đồ vật có miệng - Loài thuộc kim - Vật phế khuyết - Nô bộc, Tỳ (người ở, đầy tớ).


Bát Quái Thuộc Phương Vị
(Phương hướng)
(Theo phuong hướng nếu trong Bát quái, của các vật từ đâu đến, đặt làm Hạ Quái)
1.- Ly là hướng Nam.
2.- Khảm là hướng Bắc.
3.- Chấn là hướng Đông.
4.- Đoài là hướng Tây.
5.- Tốn là hướng Đông Nam.
6.- Cấn là hướng Đông Bắc.
7.- Càn là hướng Tây Bắc.
8.- Khôn là hướng Tây Nam.

Thanked by 2 Members:

#14 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:37

<center> Toán Quan Mai
(Dùng năm, tháng, ngày, giờ mà toán)

</center> Năm Thìn, tháng Chạp, ngày 17, giờ Thân. Khang Tiết tiên sinh, thình lình, dạo xem cảnh bông mai, chợt thấy hai con chim sẻ, giành nhau một cành mai mà đậu, bỗng nhiên sa (rơi) xuống đất. Tiên sinh bảo: không động không chiêm, không có cớ thì không toán, nay thấy hai con chim sẻ gianh nhau cành mà đậu, lại bị rớt xuống đất. Tiên sinh lấy làm quái dị, nhân đó tiên sinh lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ.

Năm Thìn thuộc hàng thứ 5 trong 12 chi: . . . . 5
Tháng Chạp là tháng thứ 12: . . . . . . . . . . . 12
Ngày 17: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
Cộng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Lấy số: 34 - 32 (4 lần 8 là 32) = 2
2 tức là Đoài dặt làm thượng quái;
Thêm giờ Thân (giờ thứ 9 trong 12 chi): . . . . 9
Cộng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Lấy số 43 - 40 (5 lần 8 là 40) = 3
3 tức là Ly đặt làm hạ quái.
Lấy tổng số 43 - 42 (7 lần 6 là 42) = 1 tức là hào sơ động.

Bố quái như sau:


<table id="table1" style="border-collapse: collapse" width="460" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Trạch Hỏa Cách
(gọi tắt là Cách-quái)
Thượng -quái 2 là:
Đoài
Kim
Hào 6 __ __ Thể:
Hào 5 _____ Thiếu nữ
Hào 4 _____

Hạ quái 3 là:
Ly
Hỏa
Hào 3 _____ * Dụng
Hào 2 __ __
Hào 1 _____ </td><td>Hổ quái



Càn Kim
Hào 6 _____
Hào 5 _____
Hào 4 _____


Tốn Mộc
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 __ __</td><td>Biến quái
Tên là Trạch Sơn-Hàm
(gọi tắt là Hàm-quái)

Đoài Kim
Hào 6 __ __
Hào 5 _____
Hào 4 _____


Cấn Thổ
Hào 3 _____
Hào 2 __ __
Hào 1 __ __ </td></tr> </tbody></table>
Tiên sinh đoán: Xét rõ quẻ này chiều mai sẽ có một thiếu nữ tới bẻ trộm bông, người giữ vườn đuổi thiếu nữ đi, thiếu nữ thất kinh bỏ chạy bị té và bị thương ở bắp vế.

Giải nghĩa: Theo quẻ trên là Đoài là Thiếu nữ là Thể quái thuộc kim. Ly là Dung quái thuộc hoả khắc Thể (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy Tốn thuộc mộc. Ly hoả khắc thể kim, kim khí thịnh, Đoài là thiếu nữ, cho nên biết thiếu nữ bị thương. Xét Hổ quái thì thất Tốn mộc lại gặp Càn kim cũng khắc, Đoài cùng Càn kim đều khắc. Vậy thời Tốn mộc bị thương, mà Tốn thuộc bắp vế, cho nên thiêu nữ bị thương ở bắp vế. May thay! Xét đến Biến quái là Cấn thuộc thổ sinh Đoài kim là Thể cho nên biết thiếu nữ bị thương, không đến nổi nguy đến tính mạng.

<center>TOÁN MẪU ĐƠN </center> Năm Tỵ, tháng 3, ngày 16, giờ Mẹo, Tiên sinh cùng bạn qua nhà Quan Tư Mã viếng vườn Mẫu Đơn, đương thời hoa nở rất thịnh.
- Khách hỏi: "Hoa nở nhiều như vậy có biết được bao nhiêu bông không?"
- Tiên sinh thưa rằng: "Chẳng biết được số hoa nở".
Rồi nhân sự hỏi Tiên sinh liền lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ:
Năm Tỵ là chi thứ 6 trong hàng chi, tháng 3, ngày 16 tổng cộng được: 6 + 3 + 16 = 25 trừ 24 (3 lần 8 là 24) còn lại 1 tức quẻ Càn đặt làm thượng quái.
Kế lấy tổng số 25 gia thêm giờ Mẹo là giờ thứ 4 trong 12 chi nên được: 25 + 4 = 29 trừ 24 (3 lần 8 là 24) còn lại 5 tức quẻ Tốn đặt làm hạ quái. Nên được quẻ THIÊN PHONG CẤU.
Đoạn Tiên sinh lại lấy tổng số 29 - 24 (4 lần 6 là 24) = 5 tức là động hào 5 biến ra Đỉnh Quái.
Vì Hổ quái thấy có trùng Càn (2 quẻ Càn) Tiên sinh quay lại bảo với khách:
"Quái thay! Vườn hoa này đến ngày mai giờ Ngọ sẽ bị ngựa giày xéo nát hết cả".
Khách lấy làm ngạc nhiên nhưng không tin.
Đúng ngày, giờ nói trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vườn Mẫu đơn. Bỗng nhiên 2 con ngựa cắn nhau quần nhau, giẫm nát cả vườn hoa.

Cách Bố Quẻ
Năm Tỵ năm thư 6 trong hàng chi: . . . . . 6
tháng 3: . . . . . . . . . . . . . . . .3
ngày 16: . . . . . . . . . . . . . . . .16
Tổng số: . . . . . . . . . . . . . . . .25
Lấy tổng số 25 - (3 x 8 = 24) = 1 tức Càn làm thượng quái
Lấy tổng số: . . . . . . . . . . . . 25
Cộng thêm giờ Mẹo: . . . . . . . . . 4
. . . . . . . . . . . . . . . . . 29
Lấy tổng số 29 - (3 x 8=24) = 5 tức là Tốn làm hạ quái
Lấy tổng số 29 - (4 x 6=24) = 5 tức là động hào 5

<center>CÁCH BỐ QUÁI</center> <table id="table5" style="border-collapse: collapse" width="460" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Thiên Phong Cấu
(gọi tắt là Cấu-quái)
Thượng -quái:
Càn
Kim
Hào 6 _____ * Dụng
Hào 5 _____
Hào 4 _____

Hạ quái:
Tốn
Mộc
Hào 3 _____ Thể
Hào 2 _____
Hào 1 __ __ </td><td>Hổ quái
Tên: Trùng Càn


Càn Kim
Hào 6 _____
Hào 5 _____
Hào 4 _____


Càn Kim
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 _____</td><td>Biến quái
Tên là Hỏa phong Đỉnh
(gọi tắt là Đỉnh-quái)

Ly Hỏa
Hào 6 _____
Hào 5 __ __
Hào 4 _____


Tốn Mộc
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 __ __ </td></tr> </tbody></table>
Tiên sinh đoán rằng: Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Càn là Dụng quái thuộc kim là khắc (Dụng khắc Thể).
Hổ quái lại thấy 2 quẻ Càn đều thuộc kim hết, cho nên khắc Thể quái.
Trong quẻ lại không có sinh khí, nên vườn hoa phải tận diệt hết, vì Càn là ngựa, giờ Ngọ là Ly, tức là quẻ Ly biến ở Dụng ra (như đã nói trước Biến quái chỉ dùng có độc quái của Dụng quái biến ra mà thôi, là kết cục của sự việc, tức là Dụng vậy).
Đoạn trong móc đơn có lẽ của dịch giả Nguyễn Văn Thuỳ chú thích, chớ không phải lời bàn của Thiệu Khang Tiết, sách có sao tôi chỉ gõ lại như vậy.
(Theo sự nhận xét của Dịch giả trong tất cả các quái làm thí dụ trong quyển Mai Hoa này, những quẻ nằm trên, hay nằm dưới Biến quái, như quẻ Tốn nằm dưới quẻ Ly, trong bài này ít khi đề cập tới). Lời của Dịch giả

Thanked by 1 Member:

#15 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1288 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 13:39

<center>VẬT TOÁN
(ĐOÁN VẬT)

(Ban đêm, người cùng xóm tới mượn đồ) </center> Đêm mùa Đông, lúc giờ Dậu, Tiên sinh còn đương sưởi lồng ấp (1) bỗng nghe tiếng gõ cửa.
Thoạt đầu nghe gõ 1 tiếng, lát sau lại nghe gõ tiếp 5 tiếng nữa và nói xin vào mượn đồ.
Tiên sinh nghe tiếng nói, bèn bảo con toán quẻ xem người kia muốn mượn vật gì?
Người con liền lấy 1 tiếng gõ đầu tiên làm Thượng quái là Càn và 5 tiếng gõ liên tiếp lần sau làm Hạ quái là Tốn, rồi cộng cả 2 quẻ lại được 6, gia thêm giờ Dậu là số 10 (giờ Dậu là giờ thứ 10 trong hàng chi), tất cả được 16 trừ cho (2 lần 6 là 12) còn lại 4, tức là hào 4 động, được tên quái là Thiên Phong Cấu.
Hào 4 động biến ra quẻ Tốn, hổ quái lại thấy trùng Càn.
Trong toàn quái có 3 quẻ: 3 quẻ Càn thuộc Kim và 2 quẻ Tốn thuộc Mộc; cho là mượn đồ có cả Kim lẫn Mộc, vì xét thấy Càn là Kim (thuộc về loại ngắn), mà Tốn là Mộc (thuộc về loại dài), nên ông con (người con) đoán là mượn cày, vì cho rằng Kim đoản, Mộc trường (loại Kim ngắn, loại Mộc dài tức là cái cày).
Tiên sinh bèn đổi lại: Chẳng mượn cày, tất nhiên mượn búa. Khi hỏi lại người mượn, quả nhiên anh ta mượn búa.
Người con hỏi lại Tiên sinh: Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa? Tiên sinh bèn giảng cho con nghe rằng: "Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số, tất phải xét đến lý, đó là thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu".

Cách Bố Quẻ

<table id="table6" style="border-collapse: collapse" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Thiên Phong Cấu
(gọi tắt là Cấu-quái)
Thượng -quái:1 tiếng
Càn
Kim
Hào 6 _____ * Dụng
Hào 5 _____
Hào 4 _____

Hạ quái:
Tốn
Mộc
Hào 3 _____ Thể
Hào 2 _____
Hào 1 __ __ </td><td>Hổ quái
Tên: Trùng Càn


Càn Kim
Hào 6 _____
Hào 5 _____
Hào 4 _____


Càn Kim
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 _____</td><td>Biến quái
Tên là Trùng Tốn


Tốn Mộc
Hào 6 _____
Hào 5 _____
Hào 4 __ __


Tốn Mộc
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 __ __ </td></tr> </tbody></table>
Thượng quái cộng Hạ quái (1 + 5 = 6) cộng thêm giờ Dậu là 10 (giờ thứ 10 trong hàng chi) được số 16.
Rồi lấy số 16 trừ (2 x 6 = 12) còn 4 tức hào 4 động.
Xin nhắc lại: Ớ biến quai Tốn nằm trên, do Dụng quái có hào động biến ra; còn Tốn ở dưới không nói tới, nên trong bài luận trên đây, chỉ bảo có 3 Càn và 2 Tốn, tức là Tốn trên. (Lời Dịch giả)

(1) Là cái lồng đan bằng tre, trong để một cái bồn bằng đồ gốm dùng để chứa than nóng ấp cho ấm về mùa rét.

<center>
TOÁN ÂM THANH

Dùng âm thanh mà toán </center>"Kim nhật động tịnh như hà?"
nghĩa là:
Hôm nay động tịnh ra sao?

Một ngày nọ, có khách đến viếng Tiên sinh, ông khách hỏi Tiên sinh: "Kim nhật động tịnh như hà?"
Tiên sinh bèn đem sáu tiếng đó mà toán, 6 tiếng ấy bình phân chia làm hai:
- Kim nhật động, lấy 3 tiếng trên làm Thượng quái;
- Tịnh như hà tức là ba tiếng dưới làm Hạ quái.

Ba tiếng trước: Kim nhật động: Kim tức bình thanh là 1, nhật tức là nhập thanh là 4, động tức là khứ thanh là 3, cộng cả lại được 8, đặt làm Thượng quái là quẻ Khôn.

Ba tiếng sau: tịnh như hà: Tịnh tức là khứ thanh là 3, như tức là bình thanh là 4, hà tức là bình thanh là 1, cộng cả lại được 5, đặt làm Hạ quái là quẻ Tốn. Kế lấy 8 + 5 = 13 trừ (2 lần 6 là 12) còn lại 1, tức là Quái Địa Phong Thăng, động hào 1, biến ra quẻ Địa Thiên Thái.

Hổ quái thấy Chấn, Đoài, bèn quay lại bảo với khách rằng: "Hôm nay có người đến mời, khách chẳng có nhiều, rượu uống không được say, vị thì chỉ có gà, xôi mà thôi". Quả nhiên tới chiều có người tới mời.

Giải toán: Quẻ thăng có nghĩa là thăng giai lên cấp, chức. Hổ quái thấy Chấn Đoài có nghĩa là Đông Tây (chia chỗ ngồi Đông và Tây). Trong toàn quái có Đoài là miệng, Khôn là bụng, miệng và bụng, tức là biết có người tới mời ăn. Khách chẳng có nhiều, vì Khôn thuộc Thổ độc lập, không đồng loại với Khí quái. Rượu uống không được say vì trong quẻ không có Khảm (Thuỷ). Vị ăn chỉ có gà, xôi mà thôi, vì Khôn là Thử, Tắc (1) là nếp tức xôi, vả lại trong quái không có khí tương sinh, vì cớ ấy nên biết rượu chẳng nhiều, đồ ăn chẳng được phong phú cho lắm. <center>Cách Bố Quẻ</center> <table id="table7" style="border-collapse: collapse" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Địa Phong Thăng
(gọi tắt là Thăng-quái)
Thượng -quái:
8 Khôn
Thổ
Hào 6 __ __ Thể
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __

Hạ quái:
5 Tốn
Mộc
Hào 3 _____ * Dụng
Hào 2 _____
Hào 1 __ __ </td><td>Hổ quái



Chấn Mộc
Hào 6 __ __ Đông
Hào 5 __ __
Hào 4 _____


Đoài Kim
Hào 3 __ __ Tây
Hào 2 _____
Hào 1 _____</td><td>Biến quái
Tên là Địa Thiên Thái
(gọi tắt là Thái-quái)

Khôn Thổ
Hào 6 __ __
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __


Càn Kim
Hào 3 _____
Hào 2 _____
Hào 1 _____ </td></tr> </tbody></table>
Thượng quái cộng hạ quái: 8 + 5 = 13 trừ (2 x 6 = 12) = 1.
1 là hào 1 động.

(1)Chữ tàu (Hán): Thử là lúa nếp,; Tắc là loài kê.

<center>TOÁN BỨC HOÀNH PHI Ở CHÙA TÂY LÂM
(Đếm nét chữ viết mà toán) </center>Tiên sinh thoảng thấy bức hoành phi ở chùa Tây Lâm, có đề hai chữ Tây Lâm 西 林 vì chữ Lâm không có 2 nét đá, nhân đó Tiên sinh bèn toán quẻ.

Tiên sinh lấy chữ Tây 西, có 7 nét là quẻ Cấn, làm Thượng quái, và chữ Lâm 林, có 8 nét là Khôn, làm Hạ quái, cả hai số nét cộng lại được 15 nét, trừ (2 lần 6 là 12) còn lại 3, được quẻ Sơn Địa Bác, động hào 3 biến thành quẻ Cấn, Hổ thấy Trùng Khôn.
<center>CÁCH BỐ QUẺ</center> <table id="table8" style="border-collapse: collapse" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Sơn Địa Bác
(gọi tắt là Bác-quái)
chữ Tây 7 nét thuộc
Cấn
Thổ
Hào 6 _____
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __

Chữ Lâm 8 nét thuộc
Khôn
Thổ
Hào 3 __ __
Hào 2 __ __
Hào 1 __ __ </td><td>Hổ quái



Khôn Thổ
Hào 6 __ __
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __


Khôn Thổ
Hào 3 __ __
Hào 2 __ __
Hào 1 __ __</td><td>Biến quái









Cấn Mộc
Hào 3 _____
Hào 2 __ __
Hào 1 __ __ </td></tr> </tbody></table>
7 nét + 8 nét = 15; 15 - (2 x 6 = 12) = 3 tức là hào 3 động.

Tiên sinh đoán rằng: Chùa tất phải toàn thể trụ trì là đàn ông; mà nay quẻ lại cho biết toàn âm, tức có đàn bà (Trùng Khôn thuộc âm), ắt là có triệu chia rẽ, lấn áp của đàn bà. Tiên sinh dò hỏi ra, quả nhiên có hoạ đó. Tiên sinh bèn bảo với Sư ông trụ trì trong chùa: "Sao chữ Lâm không thêm 2 nét đá, (đúng chữ Lâm thì cuối đường kéo thẳng xuống rồi đá qua bên trái - máy không thể viết chữ có nét đá này) nếu thêm hai nét đá nữa, thì ắt trong chùa không có đàn bà, tất nhiên trong chùa không xãy ra sự lộn xộn nào hết". Sư ông tin lời, bèn cho thêm vào chữ Lâm 2 nét đá nữa, quả nhiên trong chùa được vô sự.

Đoán rằng: Chùa ở phải toàn dương, mà quẻ lại cho biết biết toàn âm cho nên quẻ không tốt, vì có nghĩa là quần âm bác dương (đàn bà lấn áp, chia rẽ đàn ông). Nếu thêm vào chữ Lâm hai nét đá nữa, thành ra 10 nét:
10 - (1 x 8) = 2

2 tức là Đoài, hợp với qua ẻ Cấn ở Thượng quái, thì được Sơn Trạch Tổn đệ ngũ hào động, (7 + 8 - 12 (2 lần 6 là 12) = 5) Biến quái thì được Phong Trạch Trung Phu, Hổ thì thấy Khôn, Chấn. Tổn giả ích chi (Tổn là có lợi). Dụng quái, và quẻ Hổ của Dụng đều sinh Thể cả (Cấn và Khôn thuộc Thổ sinh Thể Kim), là quẻ tốt, ắt được yên ổn.
<center>CÁCH BỐ QUẺ</center> <table id="table9" style="border-collapse: collapse" border="1"><tbody><tr><td>Chánh quái
Tên là Sơn Trạch Tổn
(gọi tắt là Tổn-quái)
chữ Tây 7 nét thuộc
Cấn
Thổ
Hào 6 _____ * Dụng
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __

Chữ Lâm 10 nét thuộc
Đoài
Kim
Hào 3 __ __ Thể
Hào 2 _____
Hào 1 _____ </td><td>Hổ quái



Khôn Thổ
Hào 6 __ __
Hào 5 __ __
Hào 4 __ __


Chấn Mộc
Hào 3 __ __
Hào 2 __ __
Hào 1 _____</td><td>Biến quái
Tên là Phong Trạch Trung
(gọi tắt là Trung-phu)

Tốn Mộc
Hào 6 _____
Hào 5 _____
Hào 4 __ __


Đoài Kim
Hào 3 __ __
Hào 2 _____
Hào 1 _____ </td></tr> </tbody></table>

7 + 10 = 17; 17 - (2 x 6 = 12) = 5; 5 là hào 5 động.

Lưu ý: Từ toán Quan Mai cho tới toán Tây Lâm Tự đều thuộc về số Tiên Thiên, nghĩa là trước tiên dùng số, lấy số đó mà lập ra quái, cho nên gọi là Tiên Thiên Số.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

13 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 13 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |