Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#601 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 07/06/2014 - 12:40

Những điều chưa biết về “hội chứng Stockholm”


Khi Jan - Erik Olsson, 32 tuổi, tay lăm lăm khẩu súng xông vào nhà băng Kreditbanken ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) và bắt giữ 4 người làm con tin ngày 23/8/1973, ông ta không thể ngờ rằng hành động này đã tạo ra một hội chứng tâm lý đặc biệt đến 40 năm sau vẫn được nhắc đến.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh sát và các tay súng bắn tỉa tại địa điểm đối diện nhà băng Kreditbanken. Ảnh: AFP/TTXVN


“Hội chứng Stockholm” bắt nguồn từ vụ án trên là thuật ngữ mô tả trạng thái tâm lý kỳ lạ, trong đó người bị bắt cóc sau một thời gian đã chuyển từ sợ hãi và căm ghét thành thông cảm và quý mến chính đã kẻ bắt cóc mình. Hãng tin AFP đã trích dẫn những hồi tưởng của Olsson, nay là một ông lão 72 tuổi, kể rằng: “Đã có lúc các con tin còn che chắn để cảnh sát không thể bắn tôi”.

Vụ bắt cóc con tin trong 5 ngày tại nhà băng Kreditbanken đã trở thành hiện tượng và lần đầu tiên một vụ án như vậy được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển. Ban đầu, Olsson hoàn toàn khiến các con tin khiếp sợ và nhận thấy tính mạng của họ đang bị đe dọa. Olsson kể lại: “Bạn có thể thấy rõ nỗi sợ hãi trong mắt họ. Tôi chỉ muốn dọa họ thôi, chưa bao giờ tôi muốn có bạo lực”. Bốn con tin và cũng là nhân viên nhà băng gồm Birgitta Lundblad, Elisabeth Oldgren, Kristin Ehnmark và Sven Safstrom.





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức ảnh các con tin được chụp từ camera bí mật của cảnh sát. Ảnh: AFP/TTXVN





Vụ án còn trở nên rắc rối hơn khi cảnh sát chấp thuận yêu sách của Olsson là đưa một trong những tên tội phạm khét tiếng của Thụy Điển thời điểm đó, tên cướp nhà băng Clark Olofsson, từ trong tù tới nhà băng Kreditbanken.

Sau một vài ngày bị giam giữ, nỗi sợ của các con tin đã biến chuyển thành một cảm xúc phức tạp. Con tin Kristin Enmark chia sẻ: “Tôi không còn quá sợ Clark và Olsson, mà là sợ chính cảnh sát”. Sven Safstrom, một con tin khác, thậm chí còn cảm thấy biết ơn khi Olsson “thổ lộ” hắn dự định bắn anh để cảnh sát biết hắn nghiêm túc thế nào nhưng đảm bảo sẽ chỉ làm Enmark bị thương. Ehnmark đã có cuộc gọi từ nhà băng tới Thủ tướng Thụy Điển lúc đó là Olof Palme để cầu xin được cho phép rời nhà băng cùng kẻ bắt cóc. Ehnmark sau này tâm sự: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Clark và Olsson. Tôi không hề tuyệt vọng. Họ chưa làm gì ảnh hưởng tới chúng tôi, ngược lại, đôi khi họ rất tốt. Cái tôi sợ là cảnh sát sẽ bất ngờ tấn công và khiến chúng tôi thiệt mạng”.

Sau 5 ngày cố thủ, Olsson và Olofsson đã đầu hàng và tất cả các con tin đã được giải cứu nhưng đó chưa phải là hồi kết của câu chuyện. Thuật ngữ “hội chứng Stockholm”, được nhà tội phạm học - tâm lý học người Thụy Điển Nils Bejerot đưa ra, còn được biết đến từ nhiều hồ sơ các vụ bắt cóc sau này.

Điển hình như vụ án năm 1974 (1 năm sau vụ bắt cóc con tin ở Stockholm), Patty Hearst, cháu gái và người thừa kế của nhà xuất bản báo chí lừng danh người Mỹ William Randolph Hearst, đã bị một nhóm kẻ lạ mặt bắt cóc tại California. Dần dà Patty đã nảy sinh sự đồng cảm với những kẻ bắt cóc và thậm chí còn cùng tham gia các vụ cướp với chúng. Sau này Patty bị bắt và chịu án tù, trong khi luật sư của Patty khẳng định rằng cô gái 19 tuổi này đã bị “tẩy não” và mắc phải “hội chứng Stockholm”.

Sau một số vụ án khác, thuật ngữ “hội chứng Stockholm” đã trở nên khá phổ biến, nhưng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn tương đối mơ hồ. Chuyên gia tâm lý học Frank Ochberg đã bỏ công nghiên cứu về hội chứng này và nhận xét: Đầu tiên, nỗi sợ hãi bất ngờ đến với các con tin, họ đinh ninh rằng mình sẽ chết. Sau đó, họ lại trải nghiệm trạng thái giống như một đứa trẻ - không thể tự ăn, nói hoặc đi vệ sinh mà không có sự cho phép. Vì vậy, những hành động nhỏ của kẻ bắt cóc con tin như cho ăn, uống đã dẫn đến sự biết ơn ban đầu. Các con tin dần rơi vào trạng thái tự phủ nhận thực tế rằng chính những kẻ bắt cóc đã đẩy họ vào tình huống như vậy, và trong tâm trí họ lại cho rằng đó là những kẻ “tối cao” có quyền quyết định việc họ được sống hay phải chết”.

Nhà báo Mỹ Daniel Lang năm 1974 đã phỏng vấn tất cả những người có liên quan đến vụ án nhà băng Kreditbanken và các con tin đều cho biết, họ được Olsson đối xử rất tốt, thậm chí có thời điểm họ còn cảm thấy họ nợ những kẻ bắt cóc cả cuộc sống của mình. Con tin Elisabeth Oldgren được Olsson cho phép đi lại với điều kiện có dây quấn chặt quanh cổ nhưng lại có suy nghĩ rằng Olsson đã rất tốt khi cho phép cô được di chuyển quanh sàn nhà băng.

Lang còn có một phát hiện rất thú vị là “hội chứng Stockholm”, không chỉ đề cập tới cảm xúc trái ngược của con tin mà còn cho thấy sự thay đổi trong cảm xúc của những kẻ bắt cóc.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Jan - Erik Olsson (giữa) khi bị bắt. Ảnh: AFP/TTXVN


Olsson cho hay, ngay từ khi vụ bắt cóc bắt đầu, ông ta nghĩ rằng mình có thể dễ dàng tiêu diệt các con tin nhưng điều đó đã dần thay đổi. “Họ đã làm mọi thứ như tôi bảo họ, không một ai trong số họ tấn công tôi”. Olsson nghĩ rằng qua những ngày bắt cóc đó, hai bên đã không còn gì để làm ngoài việc tìm hiểu thêm về nhau.

Mặc dù đã trở thành một bài học trong các khóa học thương thuyết giải cứu con tin nhưng thời gian gần đây, “hội chứng Stockholm” hiếm khi xảy ra. McGowan, đứng đầu Đội Thương thuyết Giải cứu con tin ra đời hồi tháng 4/1973 tại Mỹ, cho biết: “Hội chứng Stockholm là một tình huống đặc biệt. Nó diễn ra vào thời điểm những vụ bắt cóc con tin xảy ra nhiều hơn”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#602 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 13:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 06/06/2014 - 21:56, said:

Tôi không nghĩ ra.

Muốn gì thì muốn, có thực mới vực được đạo, không bột sao gột nên hồ.

Nếu Trung Quốc dám thực sự gây chiến tranh với Việt Nam thì có lẽ các nước khác sẽ giúp đỡ Việt Nam. Nhưng mà giữa các quốc gia thì chỉ nói chuyện lợi ích. Chỉ e nếu Trung Quốc nó nhả ra tí lợi ích cho các quốc gia khác thì không biết họ còn giúp Việt Nam nữa hay không, trừ Nhật Bản là kẻ mà Trung Quốc vẫn coi là thù địch từ xưa đến nay, nhưng lại sợ sau khi giúp rồi liệu Nhật Bản có nuốt chửng Việt Nam hay không?
bó tay với bà chị PMK.
Trong chính trị quân sự,tôi chỉ thật sư phục mỗi TBT Lê Duẩn là người nhìn xa thấy rộng,tuy về mặt xây dựng kinh tế là số 0 vì ông quá tin và bị phỉnh với mô hình Liên Xô nên thất bại ...chia sẻ chút với PMK cho bà chị cho bớt cô đơn..

Thanked by 1 Member:

#603 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2635 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 07/06/2014 - 14:27

có ai ở đây làm được thế này không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#604 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 14:36

Vừa đọc được cái CM này thấy ảo thật , ko biết ai ở đây biết cho hỏi điều này là đúng hay sai ?

Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Như vậy, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về luật Biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc

Ko hiểu sao lại ko kiện nó , chả lẽ đợi 11 năm nữa

Thanked by 3 Members:

#605 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3868 Bài viết:
  • 24437 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 14:50

Đúng
MM co tham dự seminar do ls Nguyễn hũu Thống , năm nay đã hơn 90 tuổi , ông có nói tời thời gian nhưng Mm không nhớ chính xác là bao nhiêu láu
Ls Thống nguyên là giáo sư khoa trưởng của đh luật khoa Saigon , ông có tốt nghiệp tiến si luật ở Pháp , có licence luạt sư ở Pháp và cả ở Mỹ , ông nguyên là chủ tịch uỷ ban soạn thảo hiến pháp của đệ nhất cộng hoà miền Nam VN, và là chủ tịch đầu tiên của hiẹp hội các luật sư Vn tại Hoa Kỳ

Trong một bài viết của ông Lữ Giang Nguyễn Cần nguyên luạt sư thẩm phán cũng nói tới mốc khoảng thời gian , tôi nho không rõ hình như là 20 năm
Các bạn ai biết luạt này thi post lên cho ai quan tam thì sẽ tăng tầm hieu biết

Thanked by 4 Members:

#606 HaHoangDat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 280 Bài viết:
  • 222 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 16:12

Mình đã học qua môn luật quốc tế. Chưa tìm thấy quy định chi tiết về thời gian chiếm hữu.
Ngày xưa thì chiến tranh là phương tiện hợp pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Ngày nay thì luật quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Nên việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải dựa trên 2 căn cứ:
- Các phương pháp thụ đắc lãnh thổ.
- Quyền dân tộc tự quyết trên phần lãnh thổ đó.
Phương pháp thụ đắc lãnh thổ thì có 2 phương pháp:
- Phương pháp thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu (lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi):
+ Chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng bp hòa bình)
+ Phải có sự chiếm cứ thực sự (đưa dân tới, tổ chức bộ máy...)
+ Chiếm cứ liên tục, trong thời gian dài và không có tranh chấp.
+ Mục đích tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.
- Phương pháp thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện.(trao đổi, mua bán)
Vài dòng kiến thức sách vở.

Viết xong thì tìm thấy bài này.
"Thụ Đắc chủ quyền theo thời hiệu
Trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, có nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợi dụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng một cách bất hợp pháp.
Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu là thụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trong một thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp.
Chiếm hữu trên thực tế + Trong thời gian dài + Không có sự tranh chấp trực tiếp = Chủ quyền lãnh thổ.
Như vậy, để có được chủ quyền lãnh thổ tại một vùng tranh chấp thì Trung Quốc phải thỏa mãn ba yếu tố: Chiếm hữu trên thực tế, trong thời gian dài, không có sự tranh chấp trực tiếp.
Ở đây, Trung Quốc đã đạt được 2/3 tiêu chí đối với Quần đảo Hoàng Sa, một phần của Quần đảo Trường Sa nhưng chưa có được Chủ quyền lãnh thổ vì Việt Nam không bao giờ cho họ yếu tố thứ ba (Không có sự tranh chấp trực tiếp) bằng những tuyên bố phản đối kịch liệt.
Như vậy, ý nghĩa của những tuyên đó là: Dưới góc độ pháp luật quốc tế những vùng tranh chấp nêu trên (dù Trung Quốc đang chiếm hữu thực tế) vẫn là lãnh thổ của Việt Nam."
danluat.thuvienphapluat.vn

Sửa bởi HaHoangDat: 07/06/2014 - 16:14


Thanked by 4 Members:

#607 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 16:20

Việt Nam đã từng bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm, tại sao bây giờ Việt Nam là một nước độc lập. Kiện thì kiện cũng làm được gì, đủ sức mạnh thì đánh chiếm lại thôi.

#608 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 16:31


Thứ sáu, 06/06/2014, 11:06 GMT+7

Tình hình Biển Đông hôm nay: Trung Quốc tăng cường tàu trái phép đến Hoàng Sa

Sự kiện:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(VietQ.vn) - Tình hình biển Đông hôm nay chứng kiến việcTrung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường trái phép tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 cho lực lượng đồn trú trái phép của nước này tại quần đảo Hoàng Sa
[font=Arial !important]

Được biết, tàu hộ vệ mới được biên chế cho căn cứ Hoàng Sa được đặt tên là “Lô Châu” - Lô Châu là loại tàu hộ tống nhỏ Type 056 và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện có 13 tàu hộ tống nhỏ loại này.
Tàu Lô Châu có khả năng tác chiến tương đương như tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc khiến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hôm nay thêm căng thẳng

[/font]

[font=Arial]Dự kiến lễ đặt tên và hạ thủy sẽ được tiến hành vào ngày 7-6 tới đây. Sau đó tàu sẽ được biên chế cho lực lượng quân đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa trực thuộc Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc. Tàu “Lô Châu” có chiều dài 90m, lượng giãn nước 1.440 tấn, tốc độ 25 hải lý/h, hành trình liên tục 3.500 hải lý, thủy thủ đoàn trên tàu là 60-80 người.[/font]

Thanked by 3 Members:

#609 hamara

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 21 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 16:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cự Cơ, on 07/06/2014 - 16:20, said:

Việt Nam đã từng bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm, tại sao bây giờ Việt Nam là một nước độc lập. Kiện thì kiện cũng làm được gì, đủ sức mạnh thì đánh chiếm lại thôi.
nước ta độc lập như bây giờ một phần cũng nhờ tiếng nói của quốc tế chư không phải tự thân ta giành được đâu, đất của ta bị mất ta không Kiện không liên tiếng thì ai lên tiếng hộ ta, ta phải nói thì cộng đồng quốc tế muốn giúp ta họ cũng có cai cớ để giúp, chứ ta im lặng thì ai mà giúp. Còn đợi ta mạnh ta lấy lại được thì chắc không bao giờ, mất một vùng biển đảo là thiệt hai rất nhiều về kinh tế đó. Kiện là hành động hòa bình nhất có thể mà ta không làm được thì e rằng ta sẽ không bao giờ lấy lại đảo được.

Sửa bởi hamara: 07/06/2014 - 16:35


#610 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 07/06/2014 - 16:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MRGIO, on 07/06/2014 - 14:36, said:

Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Như vậy, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ 1 kháng nghị, đơn kiện nào lên Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về luật Biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc

Đoạn trên trích từ bài dưới, nguồn chính từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



===

Dàn khoan TQ vào Biển Đông: Sai lầm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?

Câu chuyện Biển Đông một lần nữa lại nóng bừng lên, sau khi chính quyền Trung Quốc chính thức đưa giàn khoan HD-981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang có những bước đi mới rất quyết đoán rất nguy hiểm và chắc chắn tất cả các bước đi này đều được họ tính toán một cách kỹ càng.

Điều này đã khiến cho không ít người giận dữ và hỏi rằng tại sao chính quyền Việt Nam lại làm ngơ để Trung Quốc hoành hành trên Biển Đông như trong ao nhà của họ, vì theo họ đây chắc chắn là một sự việc nghiêm trọng và có thể ví như giặc đã vào trong nhà, nghĩa là Trung Quốc đã chính thức xâm lược lãnh hải của Việt Nam.

Trên thực tế thì vị trí tọa độ của giàn khoan HD-981 nếu xét theo quy ước về thềm lục địa tính từ quần đảo Hoàng Sa hiện tại thuộc quyền quản lý của Trung Quốc, thì giàn khoan này vẫn nằm trong thềm lục địa của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cho là của họ. Nếu vậy thì đương nhiên Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan trên mọi khu vực thuộc phạm vi này. Nhưng một khi khu vực này vẫn đang là khu vực tranh chấp, thì phía Trung Quốc không có quyền đưa giàn khoan vào vùng biển này.

Do vậy việc cho rằng thực chất đây được coi là hành động đối phó của Trung Quốc, vì thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi có tin Việt Nam vừa đề nghị giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò dầu khí chỉ là bao biện và khó đứng vững. Cho dù trước đây Việt Nam từng đề nghị giao cho OVL năm lô để công ty này tổ chức thăm dò dầu khí ở biển Đông vào tháng 11.2013 và theo báo chí nước ngoài thì OVL chỉ chọn một trong 5 lô mà Việt Nam đề nghị giao hồi năm ngoái và đang thẩm định hai lô mà Việt Nam mới đề nghị giao thêm.

Việc tranh chấp trong việc khai thác dầu khí ở khu vực này không phải là chuyện mới, mà trước đây đã có chuyện một số các công ty dầu khí của Hoa kỳ, Anh... đã đơn phương hủy bỏ các hợp đồng thăm dò và khai thác với Việt Nam do chịu sức ép từ phía Trung Quốc. Điều đó khiến Trung Quốc càng ngày càng được thể lấn tới. Không chỉ thế, còn nhớ trong nhiều năm gần đây Trung Quốc còn ra sức cản trở các hoạt động tìm kiếm, khảo sát thăm dò địa chấn của các tàu nghiên cứu của Việt Nam, cụ thể là các hành động cắt cáp của các tàu thăm dò như Viking, Bình Minh 2... các năm 2011 và 2012. Hành động đó cộng với các hoạt động khác trên Biển Đông giới được quan sát cho rằng tất cả những động thái này đều nhằm hỗ trợ cho yêu sách đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này của Trung Quốc đã được cụ thể hóa trong đường lưỡi bò chín đoạn mà họ đơn phương đưa ra.

Tuy nhiên để đáp trả các hành động này từ phía Trung Quốc thì chính quyền Việt Nam chỉ có các phản ứng yếu ớt, lấy lệ cho qua với chiêu bài cũ rích và lặp đi lặp lại. Đó là luôn luôn chỉ bài ca: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển 1982.".

Thử hỏi rằng với cách phản ứng lặp đi lặp lại như vậy trong nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã đạt được một kết quả gì đáng gọi là khả quan hay chưa? Chỉ bằng biện pháp thông qua con đường ngoại giao để phản đối, chỉ trích thì liệu có thể bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ và chủ quyền của Quốc gia? Do đó vấn đề đặt ra bây giờ là tại Sao chính quyền Việt Nam không đưa vấn đề Biển Đông ra kiện Trung Quốc trước tòa án Quốc tế như Philippines đã và đang tiến hành? Vì chỉ có bằng các hành động kiên quyết, cụ thể và sức ép Quốc tế như vậy mới có thể hy vọng ngăn chặn chính sách vết dầu loang trong việc bành trướng lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đây có thể nói là hệ quả của vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị mất vào tay Trung Quốc từ năm 1974 nhưng không được giải quyết một cách cụ thể và rõ ràng trong suốt thời gian 40 năm qua. Vì theo luật Quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Nếu như vậy, Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm và từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ một kháng nghị, hoặc đơn kiện nào lên Tòa án Quốc tế về luật Biển. Như vậy Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa để tiến hành, nếu như trong vòng 10 năm tới phía Việt Nam không có bất kỳ một kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo Luật biển Quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở khu vực Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc.

Hiện nay, với đường lối đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc bị trói chặt vào nền tảng quan hệ láng giềng hữu nghị theo tinh thần bốn tốt và khẩu hiệu 16 chữ vàng và trong suốt một thời gian dài điều đó đã và đang bị phía Trung Quốc triệt để khai thác trong quan hệ nước cộng sản lớn đối với một nước cộng sản nhỏ để lấn lướt, kể cả việc xâm chiếm lãnh thổ. Trong lúc các lãnh tụ cộng sản thì nhu nhược, cúi đầu trước các yêu sách và đòi hỏi hết sức ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc đi từ các nhân nhượng này đến các nhân nhượng khác. Nhưng ngược lại trong chính sách đối nội thì vấn đề Biển Đông luôn được coi là vấn đề nhạy cảm, là vùng cấm mà người dân không có quyền quan tâm đến, mà để "Đảng và nhà nước lo". Với tình hình như vậy thì nguy cơ mất vĩnh viễn quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa là điều tương đối chắc chắn. Nhất là trong lúc này nếu như Hoa kỳ đã bật đèn xanh cho Trung Quốc trong chính sách Biển Đông để đổi lấy các chính sách có lợi cho họ từ phía Trung Quốc, điều mà Hoa kỳ đã từng bắt tay với Trung Quốc để bỏ rơi VNCH vào năm 1972. Nếu điều đó thực sự xảy ra thì có nghĩa là trong một tương lai gần Trung Quốc sẽ lần lượt chiếm hết các đảo trong khu vực Biển Đông của Việt Nam, điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã làm chủ hoàn toàn Biển Đông.

Trở lại vấn đề giàn khoan HD-981 của Trung Quốc nằm trong vị trí các lô mà Việt Nam đã cho Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò dầu khí. Nếu như lần này phía Trung Quốc tìm mọi cách để gây áp lực để buộc Công ty ONGC Videsh tự động đơn phương ngưng hợp đồng để rút khỏi việc khai thác và thăm dò dầu khí trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu không phải là việc phía Việt Nam bị vô hiệu hóa và phải bất lực trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong phần thềm lục địa thuộc chủ quyền hợp pháp của mình. Và cứ như thế, nếu lần lượt có nhiều các giàn khoan cỡ lớn như DH-981 án ngữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì điều gì sẽ xảy ra đối với Việt Nam?

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD-981 vào thềm lục địa của Việt Nam cách bờ biển Việt Nam chỉ 120 hải lý cùng với việc Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, đặc biệt là những dự án đầu tư của Trung Quốc ở các vùng địa bàn chiến lược của Việt Nam đã khiến người ta không thể không nghi ngờ về sự tồn tại của vùng biển cũng như các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sai lầm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đã đến hồi phải trả giá.

Ngày 05 tháng 5 năm 2014

Kami

*Nội dung bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.

Thanked by 4 Members:

#611 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 07/06/2014 - 17:27

Vài ngày trước tìm thấy trang tài liệu của Congressional Record - Senate số S11424, ngày 26/9/1996, trên trang nhà của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có đoạn:

"In discussing regional security issues, officials emphasized their desire for peace and stability to foster an environment conducive to economic growth for all. Deputy Foreign Minister Le Mai emphasized the need to have a "balance" between the various powers in the region, such as the U.S. and China, and U.S. and Japan, or Japan and China. While Mai did not name China as a threat regional stability, in the context of a discussion of re-cent Chinese military aggression in the Spratly Islands and the Taiwan Strait, he suggested that if "any one country" tried to increase its power, Vietnam would be open to an increasing U.S. presence to preserve the balance.

Đoạn trên cho ta một suy nghĩ, một khi đã biết trước được mối họa sẽ xảy ra thì thay vì cần phải hiện đại hóa lực lượng hải duyên, tăng cường bảo vệ biển đảo thì lại muốn làm số phận nhược tiểu nhờ tay nước khác làm giùm. Bài trên cách đây đã gần 20 năm.

Ref:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Chỉ có 1 trang, trong trang này lại có so sánh số liệu nợ của Mỹ năm 1996 và trước đó.)

Thanked by 3 Members:

#612 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 21:10

anh sowhat nếu có post bài có tiếng anh thì xin anh giúp dịch ra tiếng viêt giùm em cái , em học tiếng anh kém nên ko dịch được

Thanked by 3 Members:

#613 cacphuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 78 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 22:16

Tàu hảm giám trang bị vũ khí cung` tàu chiến TQ lởn vởn hơn trăm chiếc bên trong lãnh hải VN với lý do bảo vệ dàn khoan ,là một hành động chưa từng thấy trong lịch sử VN.Thêm nữa ,sắp tới TQ sẽ tập trận và cấm đánh bắt cá trong lãnh hải VN ,một hành động mà ....tui không tưởng tượng nổi, chịu...không nổi .
Không biết các nhà chiến lược VN đã nghĩ tới chuyện dùng ...Bomb lữa để phòng xa chưa nhể ! vài trăm tàu sẽ tiêu trong nháy mắt ,chứ nhằm nhò gì trăm chiếc ....

Sửa bởi cacphuong: 07/06/2014 - 22:20


Thanked by 1 Member:

#614 HaHoangDat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 280 Bài viết:
  • 222 thanks

Gửi vào 07/06/2014 - 23:05

Theo thông tin "vỉa hè" chính hiệu mình có được: Không chỉ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, Việt Nam mình cũng không ngại va chạm tàu với Trung Quốc, cũng dùng rất nhiều cách để "chơi" Trung Quốc, và đã điều 1 số Yết Kiêu Dã Tượng xuống dưới biển...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nói chung là không mèo nào cắn mỉu mèo nào.

#615 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 08/06/2014 - 06:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MRGIO, on 07/06/2014 - 21:10, said:

anh sowhat nếu có post bài có tiếng anh thì xin anh giúp dịch ra tiếng viêt giùm em cái , em học tiếng anh kém nên ko dịch được

Sorry, cứ nghĩ mọi người dùng translate.google nên cũng biến...g dịch... :)

Trích dẫn

Khi thảo luận về các vấn đề an ninh của khu vực, các quan chức nhấn mạnh mong muốn của họ là hòa bình và ổn định để nuôi dưỡng một môi trường thuận lợi phát triển kinh tế chung cho tất cả. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai nhấn mạnh sự cần thiết phải có một "cân bằng" lực lượng giữa các cường quốc khác nhau trong khu vực, chẳng hạn như Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, hay Nhật Bản và Trung Quốc. Trong khi ông Mai không nêu tên Trung Quốc là mối đe dọa ổn định khu vực, trong bối cảnh của một cuộc thảo luận về sự gây hấn gần đây của quân đội của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và eo biển Đài Loan, ông cho rằng nếu "bất kỳ một quốc gia" nào cố gắng để tăng sức mạnh của họ, Việt Nam sẽ được mở cửa cho sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để bảo vệ sự cân bằng.

Tự nhiên lan man, nghĩ đến sự kiện "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" vừa rồi...

Có lẽ nào chúng ta một bên đe kiện TQ ra tòa án quốc tế còn một bên thì đe Mỹ là chúng tôi có thể ngã về TQ? Hiện tại, đất nước chúng ta chỉ còn có hai con đường lựa chọn, một là chấp nhận nhập khối làm chư hầu cho TQ, hai là ngã về cộng đồng quốc tế, không còn con đường "đu dây" thứ ba như chúng ta mong muốn như trên vì việc này đã và đang tốn Đất Nước chúng ta quá nhiều thời gian và với lựa chọn này chúng ta cũng sẽ vẫn mãi làm số phận chư hầu nhược tiểu. Nhìn chung, theo giòng chảy của nhân loại bắt đầu từ đầu thế kỷ trước, chúng ta thấy đâu đó có những phân định về ý thức hệ, và từ vùng ý thức hệ mà phân định ra vùng kinh tế. Con cờ "trừng phạt kinh tế", "tối huệ quốc" là những phân định rất rõ ràng là anh theo khối "Tự do" hay khối "Độc tài". Anh có thể chơi riêng với khối của anh với những luật lệ riêng của khối các anh, nhưng một khi mà anh muốn gia nhập vào khối kinh tế thịnh vượng chung của cộng đồng quốc tế, anh phải theo luật lệ chung của khối này và họ có những điều lệ căn bản nhất, đó là tự do thông tin, tự do tín ngưỡng cho người dân các anh trong phạm trù rộng hơn đó là "nhân quyền". Vào khoảng cuối thập niên 90 vừa rồi, nhân loại đã chứng kiến được sự bùng nổ thông tin toàn cầu, sau đó chúng ta có thể cảm nhận được việc thoát ra khỏi rào cản địa dư quốc gia mà thấy có một thế giới đại đồng hơn. Vì vậy, chúng ta không cảm thấy thắc mắc khi có những bloggers gióng lên tiếng nói mạnh mẽ hơn với thao thức mong muốn VN trở nên một đất nước hùng mạnh, phú cường chứ không quy lụy. Hiện tại, chúng ta cần phải quyết định đặt chữ "Quốc" trước chữ "Gia" chứ không thể đặt chữ "Nhà" cho quyền lợi của nhóm trước "Nước" của cả một dân tộc. Chúng ta có thể quy lụy, níu kéo theo chung với khối Nga, TC, Cuba, BTT... nhưng việc này cũng chỉ làm chậm trễ cho tiến trình phát triển của đất nước. Nhìn và cảm vào giòng chảy nhân loại, tuy vẫn còn vướng mắc với những ngỏ hẹp cần phải thông thoáng, nhưng với thời gian 10, 40, hay 100 năm gì thì những eo hẹp này cũng sẽ bị cuốn phăng đi....

Chỉ là vài suy nghĩ trong ngày...






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |