TIN VỈA HÈ
Vô Danh Thiên Địa
09/06/2014
sowhat, on 08/06/2014 - 06:55, said:
Tự nhiên lan man, nghĩ đến sự kiện "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" vừa rồi...
Có lẽ nào chúng ta một bên đe kiện TQ ra tòa án quốc tế còn một bên thì đe Mỹ là chúng tôi có thể ngã về TQ? Hiện tại, đất nước chúng ta chỉ còn có hai con đường lựa chọn, một là chấp nhận nhập khối làm chư hầu cho TQ, hai là ngã về cộng đồng quốc tế, không còn con đường "đu dây" thứ ba như chúng ta mong muốn như trên vì việc này đã và đang tốn Đất Nước chúng ta quá nhiều thời gian và với lựa chọn này chúng ta cũng sẽ vẫn mãi làm số phận chư hầu nhược tiểu. Nhìn chung, theo giòng chảy của nhân loại bắt đầu từ đầu thế kỷ trước, chúng ta thấy đâu đó có những phân định về ý thức hệ, và từ vùng ý thức hệ mà phân định ra vùng kinh tế. Con cờ "trừng phạt kinh tế", "tối huệ quốc" là những phân định rất rõ ràng là anh theo khối "Tự do" hay khối "Độc tài". Anh có thể chơi riêng với khối của anh với những luật lệ riêng của khối các anh, nhưng một khi mà anh muốn gia nhập vào khối kinh tế thịnh vượng chung của cộng đồng quốc tế, anh phải theo luật lệ chung của khối này và họ có những điều lệ căn bản nhất, đó là tự do thông tin, tự do tín ngưỡng cho người dân các anh trong phạm trù rộng hơn đó là "nhân quyền". Vào khoảng cuối thập niên 90 vừa rồi, nhân loại đã chứng kiến được sự bùng nổ thông tin toàn cầu, sau đó chúng ta có thể cảm nhận được việc thoát ra khỏi rào cản địa dư quốc gia mà thấy có một thế giới đại đồng hơn. Vì vậy, chúng ta không cảm thấy thắc mắc khi có những bloggers gióng lên tiếng nói mạnh mẽ hơn với thao thức mong muốn VN trở nên một đất nước hùng mạnh, phú cường chứ không quy lụy. Hiện tại, chúng ta cần phải quyết định đặt chữ "Quốc" trước chữ "Gia" chứ không thể đặt chữ "Nhà" cho quyền lợi của nhóm trước "Nước" của cả một dân tộc. Chúng ta có thể quy lụy, níu kéo theo chung với khối Nga, TC, Cuba, BTT... nhưng việc này cũng chỉ làm chậm trễ cho tiến trình phát triển của đất nước. Nhìn và cảm vào giòng chảy nhân loại, tuy vẫn còn vướng mắc với những ngỏ hẹp cần phải thông thoáng, nhưng với thời gian 10, 40, hay 100 năm gì thì những eo hẹp này cũng sẽ bị cuốn phăng đi....
Chỉ là vài suy nghĩ trong ngày...
pth77
09/06/2014
Thứ Hai, ngày 9/6/2014 - 02:55
Trung Quốc đang cố ngụy tạo bằng chứng cho cái gọi là thực thi chủ quyền của họ ở vùng biển vốn đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam.
LTS: Trung Quốc (TQ) không những không rút giàn khoan mà còn tiếp tục di chuyển đặt ở vị trí mới (vẫn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam), đồng thời vẫn duy trì một lực lượng rất lớn các tàu bảo vệ giàn khoan (có cả tàu quân sự) trái phép này. Tàu của TQ ngày càng bạo ngược, sẵn sàng đâm trực diện các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam và tấn công cả tàu cá ngư dân. Tất cả điều đó đã bộc lộ âm mưu gì của TQ?
Pháp Luật TP.H.C.M có cuộc phỏng vấn đầu tuần với nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc để nhận thấy rõ “cách chơi bài ngửa” của TQ trong việc ngày càng bạo ngược ở khu vực giàn khoan trái phép và cả trên mặt trận truyền thông.
TQ đang cố tình tạo ra bằng chứng chủ quyền?
. Phóng viên: Thưa ông, rất nhiều ý kiến cho rằng khả năng có dầu ở khu vực TQ đang đặt giàn khoan trái phép là rất thấp và việc TQ tiếp tục di chuyển giàn khoan tới vị trí khác không phải là để thăm dò dầu khí gì cả?
+ Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: Theo tôi biết, mỗi lần khoan thăm dò như thế là tốn rất nhiều tiền, hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đôla. Và khả năng rất lớn là không có dầu ở khu vực TQ đã và đang đặt giàn khoan. Vì thế việc TQ kéo lê cái giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam là nằm trong một nước cờ thâm hiểm hơn.
. Theo ông, nước cờ thâm hiểm đó là gì?
+ Những diễn biến suốt hơn tháng qua cho thấy mục đích của TQ trong sự vụ này không phải là dầu mà TQ đang cố bày ra cho thế giới thấy rằng họ đang thực thi chủ quyền trên cái mà họ tự cho là lãnh thổ của mình ở vùng biển Hoàng Sa và hợp thức hóa cho cái lưỡi bò phi pháp họ áp đặt trên biển Đông (trong khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định khu vực này là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam). Họ đã dàn binh bố trận để chứng minh cho thế giới thấy mình đang có hoạt động kinh tế và đủ lực lượng để bảo vệ hoạt động ấy. TQ cho rằng đây sẽ là bằng chứng rất có lợi cho họ sau này. Vì thế, ta hết sức cảnh giác mưu đồ đầy thâm độc này của TQ.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: “TQ đang cố ngụy tạo bằng chứng cho cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ ở vùng biển vốn đã đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam”. Ảnh: PN
TQ đang diễn tuồng có lớp lang
. Tức là TQ đang cố tạo ra một hình ảnh là chính họ mới là kẻ thực thi chủ quyền, còn ta đang quấy rối như luận điệu của các quan chức ngoại giao TQ phát ngôn trong thời gian gần đây?
+ Đúng, một mặt trên thực địa TQ cho tàu của họ giăng tầng tầng lớp lớp để cản đường và chẳng ngần ngại gì khi tiến hành đâm húc tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình. Điều ấy để làm gì? Chẳng phải là để chứng tỏ cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ sao? Mặt khác, họ cố ngụy tạo những bằng chứng cho thấy Việt Nam đang gây hấn và họ đóng vai là kẻ “bị hại”. Chúng ta thấy rồi đấy, TQ đang diễn tuồng hết sức có lớp lang.
. Phải chăng thời gian gần đây, các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ ra mặt thừa nhận luôn là tàu cá của họ có đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, tàu của họ có đâm húc vào tàu cảnh sát biển của ta chính là muốn “chơi bài ngửa” để chứng tỏ mình đang có chủ quyền ở khu vực này?
+ Thật như vậy. TQ đang sẵn sàng “chơi bài ngửa” với Việt Nam, không phải giấu giếm nữa. Mọi chuyện đến nước này thì đã quá rõ ràng. TQ đang muốn khẳng định cho cái gọi là thực thi chủ quyền trên biển Đông theo đường lưỡi bò của họ công bố và lấp liếm cho cái gọi là chủ quyền của họ ở Hoàng Sa mà họ đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam hơn 40 năm qua. Đây không phải là tham vọng mới gì cả, đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được các nhà lãnh đạo TQ đưa ra những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là “chủ quyền thuộc ngã”, “gác tranh chấp cùng khai thác” và “biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp”.
Thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ ngư dân
. Trước cách “chơi bài ngửa” này, ông nói Việt Nam cần hết sức cảnh giác. vậy chúng ta cần phải cảnh giác cái gì?
+ Tôi nghĩ chúng ta phải luôn thống nhất quan điểm xuyên suốt rằng đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây cả. TQ đang có hành vi đầy ngạo ngược, cố tình xâm phạm chủ quyền của ta một cách trắng trợn, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982. Vì thế chúng ta đấu tranh là để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc chứ không có tranh chấp trong vụ này. Việt Nam cần duy trì một cách liên tục lực lượng thực thi pháp luật trên biển để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình theo đường lối hòa bình nhưng phải hết sức kiên quyết, ở tư thế người làm chủ.
Mặt khác, hiện nay ngư dân ta đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, đây là hoạt động sản xuất kinh tế rất quan trọng để khẳng định chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam trên vùng biển của mình, vì thế các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cần phải có phương án bảo vệ ngư dân một cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản của bà con.
. Từ những diễn biến trên biển cũng như trên các diễn đàn ngoại giao cho thấy TQ đang bộc lộ những điểm yếu nào, thưa ông?
+ Nói về đường lưỡi bò phi pháp, TQ đang rất đuối lý. Cách trả lời của các quan chức TQ tham dự tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi đã chứng minh rất rõ điều này. Phương cách ngoại giao của họ cũng đang bộc lộ sự hung hăng của một nước lớn và tự thân nó bộc lộ cái mà TQ đang cố giấu đi, đó chính là sự bạo ngược và phi pháp. Điều này trên thực địa TQ càng thể hiện rõ ràng hơn khi họ mang nhiều tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo vệ giàn khoan trái phép. Việc các tàu chấp pháp của TQ tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công tàu cá ngư dân Việt một cách thô bạo cũng như những tàu cá của họ đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt là những hành vi hết sức vô nhân đạo, trái ngược với các nguyên tắc hành xử quốc tế. Chính điều đó sẽ là bằng chứng tố họ trước dư luận quốc tế và bộc lộ rõ sự phi nghĩa, phi pháp, vô nhân đạo của họ ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
. Xin cảm ơn ông.
MINH CƯỜNG thực hiện
Ngoài mưu đồ đầy thâm độc là đang cố ngụy tạo bằng chứng thực thi chủ quyền cho cái mà TQ tự gọi là lãnh thổ của mình ở khu vực giàn khoan trái phép, TQ còn đang thăm dò thái độ của các cường quốc cũng như của ASEAN để tính toán bước đi của họ trong thời gian tới.Song song đó, họ muốn thử phản ứng của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Phản ứng của người dân Việt trong và ngoài nước thì họ đã rõ. Về phía lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đanh thép tuyên bố không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Theo tôi, bất cứ một thỏa hiệp nào với TQ trong trường hợp này đều sẽ bị trả giá rất lớn vì tham vọng độc chiếm biển Đông của TQ không bao giờ thay đổi.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
pth77
09/06/2014
Nguyễn Tất Thịnh
10:34' PM - Thứ hai, 09/06/2014
Tôi suy nghiệm, tưởng định lịch sử để viết về những đối thoại này trong Gia thất nhà Trần trước nguy cơ thôn tính Nước Nam ta bởi dã tâm của Triều đình Nguyên Mông ( 1284 ). Lịch sử luôn chưa đựng những bài học vĩ đại, những nguyên lý cơ bản nhất, những trải nghiệm điển hình…có ý nghĩa không chỉ với việc kinh bang tế thế sau này của các Triều chính mà từng người dân cũng có thể rút ra những điều bổ ích cho tri thức và nhân sinh của mình. Trong mưu sự lớn thế nào cũng có kẻ như Trần Ích Tắc ! Nhưng hay hơn là luôn có người như Trần Quốc Tuấn ! Tinh thần và giá trị tuyệt đỉnh của Nhân dân có sẵn và chỉ tìm thấy trong phương pháp thực hành Dân chủ!
Trần Thánh Tông : Các vị, Đất nước thực đang lâm nguy! Sau trận thắng 1258 , chúng ta đã khiêm cung mà nhận là Phiên xứ của Triều đình nhà Nguyên. Nay Hốt Tất Liệt không từ giã lòng tham tàn lại quyết chí lăm le thôn tính nước Nam ta mà chuẩn bị điều đại binh thuỷ bộ lần thứ hai sang đánh. Trần Nhân Tông đã sai Sứ giả là Trần Phủ sang đó xin yết kiến nhằm thuyết phục và chậm lại ý đồ xâm lăng của chúng. Hốt Tất Liệt không thèm tiếp, rồi Trần Phủ cũng cố gặp được vài quân thần bên đó nhưng cả bầy họ không đếm xỉa gì. Triều đình ta cai trị xã tắc nhưng thực ra là họ tộc nhà Trần ta có trách nhiệm lớn mà quyết vậy. Nên hôm nay mời các ngươi đến, gọi là trong một nhà, không nệ cao thấp, hãy thoải mái thẳng thắn trò chuyện về việc có nên hay không đánh nhà Nguyên Mông, chứ không phải là một nghị sự chính thức lúc thiết Triều. Trần Phủ, trước hết ngươi kể lại vài điều mắt thấy tai nghe về chuyến đi vừa rồi cho mọi người cùng nghị sự
Trần Nhân Tông : Trước khi nghe và mọi người có ý kiến, ta phải nói rằng : ta đã cử người đón đánh Trần Di Ái ở biên giới, điều đó cũng đã thể hiện rõ cái ý của ta không tuân phục, sợ hãi gì vua Nguyên Mông. Vua Nước Nam phải là ý chí, ý nguyện của người Nước Nam chứ không phải kẻ ngoại bang tuỳ tiện ỷ thế mạnh mà phong tước hiệu làm xỉ nhục Thiên định, lòng Dân nước Nam ta. Còn tên sứ quốc Sài Thung của chúng vô lễ nên ta đã đuổi về.
Trần Phủ : Tâu Thái Thượng Hoàng. Cảm giác của Thần là đất nước họ rộng lớn quá đỗi, nhân lực vật lực và phong khí vô cùng dồi dào. Kinh khiếp là muôn người họ, kể cả nghèo khổ cùng cực vẫn coi việc vào lính vừa là cứu đói bản thân, vừa là gia đình oai oách với hàng xóm, vừa là trúng ý nguyện dân tộc bá quyền thấm trong huyết quản. Nhà Nguyên vốn chẳng phải là cội nguồn văn hiến Hán gì, chỉ là đám người Mông Cổ lấy tiếng vạn vó ngựa làm vui, tiếng rừng binh đao trong hú hét làm niềm sống, hợm hĩnh liều lĩnh coi thường cái chết của bản thân và tàn bạo sẵn sàng lấy đi cái chết khác của muôn dân, nhưng đã cai trị được Trung Hoa bằng bạo lực vô tận và kỳ lạ hơn như cộng hưởng mà sử dụng được cái văn hiến, phong hoá, nhân khí, bản chất của người Trung Nguyên như thế, nên thêm ngàn lần gớm ghiếc cái tham vọng của họ. Khác hẳn người Nước Nam ta hiền hoà, an phận, cần lao trên cái mảnh ruộng nhỏ được truyền đời là thấy đủ, đu đưa dưới bóng tre kẽo kẹt là sướng thư thới, thấy cánh cò khi chiều tà làm cảm hứng thi ca, nghe tiếng đàn một dây là lòng bần bật thổn thức, đo thế giới từ xóm Đông đến xóm Đoài được xem là thông thái, làm ăn từ thôn Thượng xuống thôn Hạ là tự thấy giỏi giang…
Trần Nhật Duật : Ông thôi cái giọng đó đi ! Ta chỉ thấy cái khẩu khí nhược tiểu, yếm thế trong cách cà kê của ông. Đã quên cái đận quân dân Nước Nam chúng ta đánh cho chúng tơi bời ở Đông Bộ Đầu năm xưa ( năm 1258 ) hay sao ?
Trần Quốc Tuấn : Thần nghĩ ông ấy nói không có ý đó đâu. Trần Phủ được Triều đình ta coi là mẫn tiệp, có khí phách, đại diện cho tinh thần nước Nam ta trong đó có mang trong trái tim mình cả sự tự cường của cuộc chiến thắng giặc Nguyên Mông lần trước ! Cứ để ông ấy nói về cảm giác của mình chúng ta sẽ hiểu chuyện hơn! Ở cuộc chiến trước chủ trương của vua Mông Cổ là đánh ta để mở đường cho đại quân của chúng dễ bề đi vào thuận lợi để đánh Nam Tống từ mặt dưới. Ba cánh quân của chúng lúc đó vào nước ta chưa nổi 1 vạn quân, lại không quen sông nước thổ nhưỡng…Rồi khi mục đích đánh Nam Tống để bình định thôn tính Trung Hoa của họ đã xong, bây giờ là một Vương Triều Nguyên Mông hoàn chỉnh với cả tiềm lực Trung Hoa, lại muốn báo thù lần thua trận trước của một đội quân kiêu hùng chinh Nam dẹp Bắc thắng Đông bình Tây, thêm với cái tinh thần xưng bá muôn thưở của người Hán, lần này sử dụng muôn người Vân Nam làm lính…thì cục diện và tính chất đã thay đổi quá nhiều phải không ạ?
Trần Quang Khải : Vậy cứ nói tiếp đi. Thế điều anh quan sát thấy về lực lượng, quân bị của họ ra sao ? Dù nghe được gì thì trong lòng chúng ta đã sẵn một điều nung nấu : nếu không còn ý chí dám đánh chúng thì đã không ngồi dự những cuộc như thế này! Nhưng biết thêm được sự thật vẫn tốt hơn !
Trần Phủ : Dạ thưa , binh bị, đồn trú, tiềm lực thực của chúng thì làm sao tôi có cơ hội để biết cặn kẽ được đây ? Nhưng rõ ràng viên phó quan tổng chấn Kinh Thành thì cho tôi đi một ngày trên lưng ngựa chiến để tham duyệt những đội quân cấm vệ thực quy củ chưa từng thấy. Tôi lo rằng các sĩ binh ta không đủ sức vóc và kỉ luật mà cưỡi điều khiển những con tuấn mã đó, khi phi như bay vẫn giữ được hàng lối, hiệu lệnh trên uy dưới nghiêm. Nữa là, riêng việc nhìn vào nét mặt chúng, tôi đã thấy sự tuân thủ, sẵn chết và sát khí, nhìn từng con ngựa tôi cảm thấy đó là những cỗ xe sắt đạp sự sống tan ra như cát bụi dưới chân, rồi trên sông, những chiến thuyền to bằng bao nhiêu lần cái lầu to nhất của nước mình là bằng mọi con sóng…
Trần Ích Tắc : Thật khiếp đảm quá nhỉ ! Muôn tâu Thái Thượng Hoàng cùng thưa Bệ Hạ, thần trộm nghĩ: Trần Phủ tuy đi sứ không có kết quả , nhưng những gì ông ấy kể cũng là một lợi ích đáng suy ngẫm. Dân ta ít, quê mùa, quân sĩ cũng trải qua gần ba chục năm không chiến đấu, rồi kiêm nhiệm làm cả việc đồng áng giỏi hơn đánh trận. Đất ta rộng, sao bằng ta lại thực hiện chước rời bỏ Thăng Long lui về phương Nam. Lý Công Uẩn thời trước không hiểu sao lại đẩy Kinh thành nước Nam lên cao phía Bắc làm gì chứ ? Càng tiến về Nam quân Nguyên Mông, người Hán Nguyên càng bị suy yếu bởi thổ nhưỡng, ta càng lùi về phía Nam lại đem quân dân theo để nuôi dưỡng che chở Triều đình, há chẳng thể mưu sự sau này tiếp hay sao ? So với họ chúng ta chỉ như bộ tộc nhỏ, nếu đánh chúng bây giờ chẳng phải là đem cơ đồ bấy lâu như trứng chọi đá?
Trần Quang Khải : Phía Nam tiềm năng ra thế nào thực xưa nay chúng ta không có bằng chứng văn khế của tổ tông để lại mà tra cứu, mật độ dân cư nhỏ, lại giáp vùng ảnh hưởng của Chiêm Thành, nước này vốn chẳng ưa gì ta, đã thế trước ta cũng lờ đi lợi ích của họ mà trợ giúp Nguyên Mông lương thực đánh họ. Người phía Nam xưa nay lo lợi ích làm ăn của bộ tộc mình chứ lại càng không quen gì với chiến trận. Tổ tông mình Bắc Tiến cũng có cái lý lâu dài, ấy là : vừa có sẵn điều muốn biết về địa lý do người Hán để lại, vừa muốn gần Phiên Bắc, vừa muốn xây phên rậu với bá quyền từ xa, người Nước ta như lưỡng tính chẳng lạ cách của người Hán, lại cùng thân với người Nam, cũng phải lo đối phó hàng nghìn năm với muôn giặc phương Bắc mà kinh nghiệm. Nên ta cho là điều Ích Tắc vừa có nhời cũng là nông cạn. Ta lùi thì bao giờ mới tiến được đây ? Ta đâu còn là Bộ tộc như anh nói ? Liệu cái mồm kẻo cái lưỡi hôi hám của anh không còn trong họng đâu ! Bộ tộc mà có Đế Vương hay sao ?
Trần Quốc Tuấn : Trận chiến trước ta lui binh khỏi Kinh thành đó là kế sách chủ chiến chứ không phải là tinh thần chủ bại ! Quân đội chúng đi xa mệt nhọc lại không có lương thực, thành quách, nhà cửa, dân chúng thì há chẳng đi vào chỗ tự chết hay sao! Lúc đó cũng có đến cả trăm năm quân sĩ ta cũng chưa từng thử thách chiến trận đó sao?! Dân lúc đó chả ít đó sao ?!... Nhưng lần này kẻ thù đã là đội quân hùng hậu, có cả một giang sơn bao la, tiếp vận từ Vân Nam bằng mọi đường đều dồi dào thuận lợi… Thực là bây giờ cần phải có một kế sách khác ? Dẫu đành một thân này chết ngoài nội cỏ, xác này bọc trong da ngựa cũng cam lòng, nhưng còn xã tắc phải bảo tồn !
Trần Phủ : Dạ …chứng kiến thì thấy sức mạnh Nguyên Mông không thể có chút gì coi khinh cho được ! Thực thì tôi tìm cảm nhận trong sách Thánh dạy : chẳng kẻ nào mà không có điểm yếu ! Vì thế cố trấn tĩnh khi đi sứ mà quan sát điều đó: Lôi chúng xuống ngựa, bắt chúng rời tàu, cắt đường tiếp vận, cả đoàn kỵ binh thiết giáp nếu chia nhỏ ra thì từng kẻ trong đó cũng là kẻ cưỡi ngựa chăn gia súc thường thôi ! Một người thậm chí là anh hùng khi đã lên ngựa thì có khi thương thuyết bằng tí lợi ích là xong, nhưng khi đã để họ thành đội quân lại đang xông trận thì chẳng có gì thương thuyết nổi ngoài mưu đồ chiến thắng ! Chẳng phải là bài của người Trung Nguyên đó ru?! Chỉ e…
Trần Nhân Tông : Ta đã cảm được chút khẩu khí muốn nghe, nhưng ngươi e điều gì ?
Trần Ích Tắc : Chắc ông ấy muốn nói là e rằng ta có làm được điều đó mà không thôi! Tôi thấy ‘cái e’ đó có lý lắm : chặt nhỏ được một cây cổ thụ to ra từng miếng nhỏ như thế phải cần cây rìu to, người tiều phu phải khoẻ, và cũng không thể trong một ngày. Lôi được kẻ xuống ngựa không trông cậy được vào kẻ gió thổi bay. Nước Nam ta nhỏ thế này lấy gì đây có giá trị với lòng tham vô bờ của họ mà thương thuyết ?
Trần Khánh Dư : Ông nói thế là không phải ! Một mình ta đây cũng là một giá trị khiến chúng phải tính đến chưa nói là cả Hoàng Tộc ! Chưa nói đến là dân nước Nam ! Ta thấy nếu chúng vào thì phải đánh ở mọi lúc mọi nơi có thể, mọi quy mô, mọi cách. Chúng chính quy thì ta dân dã, chúng thành đội thì ta thành nhóm, chúng tập hợp thì ta phân tán, chúng dừng ta quấy, chúng tiến ta tản, đưa những con tàu to của chúng vào luồng lạch nhỏ, ta có thể nhịn ăn mà đánh, chúng một ngày thiếu lương là loạn…
Trần Quốc Tuấn : Hay lắm ! Tôi chí ít đã hình dung ra được nên làm gì với những điều Khánh Dư và Quang Khải vừa nói ! Nước Nam ta xưa nay là vùng đất lạ với ngoại bang. Một Ngàn năm người phương Bắc họ không hiểu nổi, không giữ được khi đã đến đây thì quân Nguyên Mông há có thể làm được ? Với lại ta nghe nói : họ chỉ quân kỷ quân cương khi chiến đấu, dũng mãnh trên lưng ngựa, nhưng rối loạn trong nghỉ ngơi lâu dài, suy đồi khi rời chiến mã
Trần Ích Tắc : Điều tướng quân nói liệu ở quân ta không có chăng? Nếu không đúng thế cớ chi phải viết Hịch tướng sĩ ? Trần Khánh Dư nói thế nhưng Hoàng Tộc có bao nhiêu người chịu khổ được như Ngài để mà kiên trì ?
Trần Nhân Tông : Ta không thích cách nói cạnh khoé, thủ thế phòng thân ! Ta hỏi mọi người có nên đánh chúng không ? Đánh có thắng không ? Được Mất của sự thắng thua như thế nào ? Hỏi những người có trọng trách với xã tắc và được hưởng bổng cao lộc hậu của muôn dân ! Ta đây không màng danh lợi phú quý, nhưng Dân Nước Nam đã đặt tôn ta làm Vua, ta thừa hưởng truyền ngôi báu của Thái Thượng Hoàng, ta không thể vô ơn hay kém tiền nhân cho được. Nhân dân còn, xã tắc sẽ vinh phát, xã tắc còn nhân dân sẽ phồn thịnh. Nhưng hoàn cảnh bây giờ, quân đội và các khanh tướng là kỳ vọng của tất cả. Ta không đánh chúng, thì đâu cũng có được yên với chúng, không đánh có còn tư cách gì với bất cứ ai. Vua phải giữ được xã tắc, xã tắc chỉ cần Vua khi lâm nguy. Các khanh tướng chỉ hữu dụng khi họ hữu ích trong bàn việc xây giữ nước !
Trần Quang Khải : Chúng thần đã thấu đáo với chí nguyện của Bệ Hạ ! Thần cho rằng khẩn thiết là làm cho dân chúng hiểu được điều đó, và kích được hùng khí của họ với non sông
Trần Thánh Tông : Ta hiểu rồi ! Lấy dân làm trọng, vì Dân mà làm việc lớn! Dân không được hướng vào việc xã tắc thì xã tắc giữ cho ai, để làm gì. Ta hứa là hôm nay khi bàn việc là cởi mở không có ý gì khen chê ai cả. Nhưng mưu sự nào mà chả có nhiều ý kiến. Thấu tỏ được mọi điều trong ý của muôn người là sự minh của bề trên, dẫn dắt, tập trung được nhân dân, củng cố nhân tâm, bồi dưỡng nhân lực, sử dụng nhân sự vào đại cuộc của xã tắc là đạo của Đế Vương vậy ! Này con, mai hãy phát chiếu mời tất cả bô lão, nhân sĩ trong cả nước về nghị sự ở Diên Hồng tham vấn họ về chủ trương hoà hay đánh giặc Hồ nghe !
Trần Ích Tắc : Ôi, tâu Thái Thượng Hoàng, sao lại phải thế với đám dân chúng ấy chứ ?
Trần Nhân Tông : Ta nghiệm thấy kẻ nào cứ hay khua mép mà làm nản lòng người, chỉ nhìn thấy sự vụn vặt mà hoại chí, chỉ thấy khó bản thân mà lo thủ thế, chỉ soi chữ nghĩa mà hoang đạo, chỉ kí sinh xã tắc để phè phỡn, chỉ mượn dân để che chắn….tất thảy đó mới là nguy cơ lớn nhất bên trong ! Bằng không ta chỉ sợ ta không thay đổi được điều đó. Tâu Thái Thượng Hoàng, con xin tuân ý Chỉ của Người ! Hỏi Dân chúng không chỉ ở chỗ tìm sự thông thái của họ mà là tập hợp ý chí yêu quý non sông của họ, cho Dân hiểu chúng ta vì họ, cùng với họ, bảo vệ muôn đời mảnh đất cho con cháu họ ! Không có sức Dân, lòng Dân, ý Dân, chí Dân, thuận Dân thì mọi Triều đại đều sụp đổ, khỏi cần đến ngoại xâm !
Trần Thánh Tông : Ta vui thấy con hiểu thấu đạo trị quốc, giữ nước như thế. Nguy cơ đang kề trước mắt kia nhưng lòng ta vững vàng và thanh thoát hơn rất nhiều. Các ngươi hãy về và chuẩn bị.
Trần Quốc Tuấn : Cảm tạ Thái Thượng Hoàng ! Chúng thần xin cáo lui, chỉ để lại một lời : trước khi đến đã nghĩ nếu bề trên mà có thiên ý cầu hoà thì xin lấy đầu Thần đây, nay thấy ý chí vì xã tắc của bề trên thật sáng rọi, mà vẫn mang được đầu Thần về, thì tinh thần chiến đấu vì xã tắc luôn còn trong binh sĩ ! Xin Người hãy yên tâm !
vietnamconcrete
09/06/2014
------------------------------------------------
Các thương gia Đài loan ở Quảng đông gần đây loan truyền một trào lưu bồi bổ rợn tóc gáy - Canh thai nhi. Chỉ cần 3-4000 nhân dân tệ (1 đô la = 8 NDT) là có thể thưởng thức món canh cực bổ làm từ thai nhi 6-7 tháng tuổi, được các thương gia Đài loan ví như "tráng dương thượng phẩm".
Đài thương họ Vương - chủ một nhà máy ở Dong Wan - tự nhận là thường khách của canh thai nhi, cho biết: "Thai nhi độ mấy tháng tuổi, cộng thêm... (một số vị thuốc Đông y không dịch được), hầm trong 8 tiếng rất có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết.". Ôm một gái bao 19 tuổi người Hồ Nam, ông Vương dương dương tự đắc nói: "Với độ tuổi 62 như tôi, mỗi tối đều có thể làm một lần (make love), chính là nhờ tác dụng của nó".
Thấy vẻ mặt ký giả đầy hoài nghi, ông ta bèn tự nguyện dẫn ký giả đi "mở mang kiến thức".
Trạm đầu tiên, ông ta dẫn ký giả đến thành phố Fo Shan (Phật Sơn) tỉnh Quảng đông, tìm đến nhà hàng ăn canh thai nhi, không may ông chủ Lý nói: "Xương sườn (ám ngữ chỉ thai nhi) không dễ kiếm, hiện tại không có hàng. Loại này không thể để đông lạnh, phải ăn tươi mới tốt".
Ông chủ Lý cho chúng tôi biết, nếu thực sự muốn ăn, "có một đôi vợ chồng ngoại tỉnh đến làm thuê, hiện đang có bầu 8 tháng, vì đã có 2 con gái nên nếu lần này lại là con gái thì có thể ăn được".
Ký giả vẫn bán tín bán nghi, điều tra phỏng vấn mất mấy tuần mà vẫn chỉ đựơc nghe mà chả được nhìn tận mắt, đã tưởng phải bỏ cuộc, nào ngờ mấy ngày sau ông Vương gọi điện thoại báo tin: "Tìm được hàng rồi, tiết trời đang chuyển lạnh, có mấy người bạn đang muốn đi bồi bổ".
Ông ta dẫn ký giả đến Đài Sơn, tìm đến nhà hàng, ông chủ họ Cao dẫn cả đoàn chúng tôi xuống bếp "khai nhãn giới".
Nhìn cái xác thai nhi chỉ nhỏ bằng con mèo con nằm trên cái thớt, ông Cao hơi ngượng ngùng nói : "5 tháng tuổi, hơi nhỏ một chút".
Ông Cao nói rằng cái xác thai nhi nữ này do một người bạn kiếm được dưới nông thôn, ông ta không muốn tiết lộ giá mua vào, chỉ nói rằng giá cả phụ thuộc vào tháng tuổi và sống hay chết.
Ông Vương cũng nói thêm, ăn một bữa hết 3500 tệ, các chi tiết khác ông không quan tâm.
Ký giả nghe mọi người nói, thai nhi chết do lưu sản hoặc phá thai được bán cho người môi giới khoảng vài trăm tệ, nếu là thai nhi sống đẻ thiếu tháng thì giá khoảng 2000 tệ, coi như mua làm con nuôi. Khi thai nhi được giao cho nhà hàng thì đều đã chết, còn chuyện trước đó là thai sống hay thai chết thì không quan trọng.
Bữa canh bổ này ký giả không có gan nếm thử, sau khi tham quan nhà bếp xong rất lâu không ăn được gì, bèn giả vờ ốm cáo lui.
Các món ăn đều làm từ thai nhi nữ. Đây phải chăng là tác hại của chính sách một con, hay là do tập tục thích bồi bổ của người Trung Quốc?.
Thai nhi trước khi bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để làm thành món ăn
Thai nhi đang bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn
Thai nhi đang bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn
Thai nhi đang nằm trên thớt để chuẩn bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn
Thai nhi đươc rữa bằng rượu cho khỏi tanh mùi máu trước khi bị mỗ, xẻ, chặt, cắt để đem nấu thành món ăn
Thai nhi trong chậu rữa cùng cái nhau chưa được cắt bỏ
Thai nhi được nấu với thuốc bắc, những con quỷ đội lốt người cho rằng món ăn nầy sẽ giúp chúng có nhiều sinh lực trong việc làm tình (strong sexual ability)
Thai nhi đang được con ác quỷ cho vào nồi để nấu
Đây là món soup thai nhi sau khi được nấu chín và chuẩn bị đem ra phục vụ cho khách (những con ác quỷ của thế kỷ 21)
Thai nhi sau khi nấu chín và được cắt ra từng miếng trong dĩa
Con ác quỷ của thế kỷ 21 đang thưởng thức món thai nhi mà chúng cho là "đại bổ".
NHẠC TRƯỞNG CỦA BAN NHẠC GIẾT NGƯỜI:
BẰNG BẤT CỨ GIÁ NÀO CŨNG KHÔNG ĐỂ MẤT NƯỚC VÀO TAY LŨ MAN RỢ NÀY, NẾU SỐNG CÙNG TỤI NÓ BẠN ĐÃ CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC HẬU QUẢ LÀ GÌ!
Sửa bởi vietnamconcrete: 09/06/2014 - 17:10
minhminh
09/06/2014
Ông Juda đệ tử ông Giêsu , theo thày , tin và biết , thấy , chứng kiến thày mình hiển lộ thần thông như làm cho kẻ mù được thấy , người điếc được nghe , thậm chí người chết được sống lạ ..
Biết không : biết chứ
Thấy khống : thấy chứ
Chứng kiến không : chứng kiến trước mặt nhiều người
Thế mà vẫn bán thày mình chỉ với 30 đồng
Người ta chỉ lo lên án kẻ phản bội , nhưng ít người đẻ ý đên động lực
Đó chính là đồng tiền có thể xui khiến con người ta làm những việc mà mình khó có thể ngờ được
Ngày xưa có thể la do truyền thông chưa phổ quát toàn cầu như ngày nay nên mình cứ tưởng báy giờ nhiều
Thực ra thời nào cũng có ,ngày xưa ít vụ việc vì dân số ít , ngày nay nhiều hơn xã hội chạy theo kim tiền hơn
Nên nhiều sự kinh hãi hơn .
vietnamconcrete
09/06/2014
Văn Hối nên đọc lại lịch sử, trong đó không ít lần người Trung Quốc đã thử thách lòng yêu nước của người Việt và họ đã thảm bại và trả giá đắt.
Lính hải quân Trung Quốc, hình minh họa.
Tờ Văn Hối, một tờ báo thân Bắc Kinh tại Hồng Kông ngày 9/6 có bài xã luận sặc mùi đế quốc, đe dọa nhằm vào Việt Nam với tiêu đề xấc xược: “Việt Nam nếu không ghìm cương trước vực sẽ phải trả giá đau đớn”?!
Bài xã luận của tờ Văn Hối ngụy biện cho những quan điểm sai trái, bóp méo sự thật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua về vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Không những đổ tội, vu cáo cho Việt Nam “gây hấn” mà Bắc Kinh còn lớn tiếng dọa dẫm nực cười: “Trung Quốc sẽ không ỷ lớn hiếp nhỏ, nhưng cũng không để nhỏ làm nhục lớn. Nếu Việt Nam tiếp tục ngộ nhận tình thế, chấp mê bất ngộ buộcTrung Quốc phải ra tay sẽ phải trả cái giá khó lòng chống đỡ“?!
Bắc Kinh tiếp tục luận điệu bịp bợp thường thấy về cái gọi là “chủ quyền” đối với quần đảo “Tây Sa”, tức Hoàng Sa của Việt Nam từ thời Bắc Tống (960 – 1126) mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho cái “chủ quyền” ấy.
Đồng thời họ ngụy biện biến quần đảo Hoàng Sa thành một “quốc gia quần đảo” có đời sống kinh tế độc lập hòng đòi hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, một sự bẻ cong thô thiển Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để ngụy biện cho vụ giàn khoan.
Máy bay, tàu chiến không thể thay thế cho công lý và pháp luật.
Những hành động gây hấn, leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc như hung hãn đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, liều lĩnh đâm va các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam lại được Bắc Kinh gọi bằng cái tên mĩ miều: “kiềm chế cao độ”, “vì đại cục quan hệ song phương”, vì “tình hữu nghị Việt – Trung”?!
Văn Hối đe dọa, bài học chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 và xâm lược 6 bãi đá ở Trường Sa năm 1988, Việt Nam “đã từng nếm qua”. Tờ báo lớn tiếng, ngày nay thực lực tổng hợp của Việt Nam càng không thể so với Trung Quốc, Bắc Kinh có thực lực hùng hậu cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao “đủ để Việt Nam có bài học đau đớn”?!
Tuy nhiên, tờ báo mang quan điểm diều hâu, hiếu chiến và kích động Văn Hối quên mất rằng, ngoài cái “thực lực quân sự, kinh tế, ngoại giao” hùng hậu hơn Việt Nam, Trung Quốc không có một tí chính nghĩa nào. Và Biển Đông với vai trò tuyến hàng hải chiến lược trọng yếu hàng đầu của thế giới, hầu như các cường quốc đều có lợi ích qua đây, liệu họ có chấp nhận cúi đầu thần phục Bắc Kinh? Đừng mơ hão.
Việt Nam từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh nên hơn ai hết người Việt hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, nhưng không vì thế mà để cho ai đó chà đạp. Trước khi đe dọa láng giềng, thiết nghĩ người viết bài xã luận trên tờ Văn Hối nên đọc lại lịch sử, trong đó không ít lần người Trung Quốc đã thử thách lòng yêu nước của người Việt và họ đã thảm bại và trả giá đắt.
pth77
09/06/2014
Trương Nhân Tuấn
Dư luận gần đây, trên báo chí hay trên mạng internet, cho rằng cần phải kiện Trung Quốc về giàn khoan 981. Vấn đề là ta có thể kiện TQ về việc gì ? Nếu dựa vào các công bố của các học giả VN, trước hay trong những ngày gần đây, (đặc biệt là của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông), nhắc trường hợp Phi kiện TQ để thúc đẩy VN làm tương tự.
Theo tôi, nếu VN làm như vậy, sác xuất thắng kiện là vô cùng nhỏ.
Phi kiện TQ ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) gồm mười điều. Một số điểm chính : yêu sách đường 9 đoạn (là không phù hợp với luật biển), về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Phi, về việc chiếm đóng và xây dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do hàng hải v.v…
Nếu VN kiện, xem lại danh sách bảo lưu của TQ năm 1996 ở LHQ, nếu không lầm thì VN sẽ chỉ có thể kiện TQ (ở Tòa trọng tài theo phụ lục VII của công ước về Luật Biển 1982, hay một Tòa khác...), về việc mâu thuẩn của hai bên do cách diễn giải khác nhau về hiệu lực các đảo thuộc Hoàng Sa. Điển hình là đảo Tri Tôn mà phía VN gọi là « cấu trục địa lý » lúc chìm lúc nổi.
VN không thể kiện về hiệu lực « đường chữ U » vì vị trí giàn khoan 981 nằm trong vùng chồng lấn giữa các đảo Hoàng Sa và thềm lục địa Việt Nam (trong khi TQ chủ trương HS thuộc chủ quyền của họ). VN cũng không thể kiện về việc TQ đã chiếm hữu các cấu trúc địa lý (lúc chìm lúc nổi) nằm trong hải phận kinh tế độc quyền (ZEE) của mình. Các cấu trúc này, nếu có, cũng nằm trong vùng kinh tế độc quyền của các đảo Hoàng Sa.
VN cũng không thể kiện TQ do việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (do TQ bảo lưu không chấp nhận giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế).
Nếu có thể xúc tiến việc kiện (theo kiểu của Phi), thì VN, hoặc yêu cầu Tòa tuyên bố các đảo Hoàng Sa quá nhỏ, không được hưởng qui chế đảo (theo định nghĩa của điều 121 Luật Biển 1982), chúng chỉ có tối đa lãnh hải 12 hải lý mà thôi ; hoặc yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực « đảo » của các đảo Hoàng Sa.
Kiện như vậy Việt Nam có thể bị Estoppel.
(Đại khái theo nguyên tắc luật học này, người ta không thể nói (hay làm) ngược lại những gì đã chủ trương trước kia.)
Theo tuyên bố của chính phủ CHXHCNVN ngày 12-5-1977, điều 5 qui định : « Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này ».
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo « ở ngoài vùng lãnh hải » theo qui định ở điều 1, nên mặc nhiên chúng có vùng (ZEE) 200 hải lý (theo điều 3).
Nội dung điều 6 của Tuyên bố 12-5-1977, cho thấy VN có ý định sẽ điều chỉnh các điều khoản trong tuyên bố này để phù hợp với luật quốc tế.
Vấn đề là VN chưa bao giờ làm việc này một cách công khai (để phù hợp với bộ Luật Biển 1982).
Trên thực tế một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa hội đủ các yếu tố « đảo » theo điều 121 (có người sinh sống, có nền kinh tế tự túc…) của Luật Biển 1982. Mặt khác, nhiều trường hợp phân định ranh giới biển, các quốc gia cho phép các đảo rất nhỏ, thậm chí không có người ở, vẫn được hưởng hiệu lực như trên đất liền. Một số nước như Nhật, Pháp… đều chủ trương các đảo của họ, dầu chỉ là một hòn đá nhỏ xíu nổi lên mặt nưóc, có đầy đủ hiệu lực.
Án lệ của CIJ Jan Mayen – Groenland (Đan Mạch – Na Uy) 1993 cho thấy đảo Jan Mayen rất nhỏ so (và không có người ở thường trực) so với tầm mức như là một lục địa của đảo Groenland (tương tự đảo Bạch Long Vĩ của VN và Hải Nam của TQ trong Vịnh Bắc Việt), nhưng quyết định của Tòa (dựa trên công ước về Biển 1958 vì luật Biển 1982 chưa hiệu lực), là đảo Yan Mayen có hiệu lực tương tự như đảo Groenland.
Bây giờ VN có thể yêu cầu Tòa tuyên bố ngược lại chủ trương của mình trước đó, là các đảo này quá nhỏ, không thể gọi là đảo theo định nghĩa của điều 121 ? Chỉ vì TQ đã quản lý quần đảo HS ?
Do mâu thuẩn lập trường, nguy cơ VN bị Estoppel rất lớn. Việc tòa bác đơn, đồng nghĩa với việc TQ có thể đòi hỏi hiệu lực các đảo HS thế nào cũng được. Điều quan trọng hơn, Tòa mặc nhiên nhìn nhận các đảo này không thuộc chủ quyền của VN.
Nếu VN yêu cầu Tòa giải thích hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Hồ sơ VN cũng có thể bị bác. Hai bên VN và TQ, dầu không đồng ý với nhau mọi điểm do tranh chấp về chủ quyền HS, nhưng đã có một điểm chung về « hiệu lực các đảo » Hoàng Sa. Làm sao anh có thể yêu cầu tòa xử một vụ mà hai bên, nguyên và bị, đã đồng ý với nhau về kết quả ?
Do đó, người viết cho rằng cần phải gạt bỏ các đề nghị mang tính hấp tấp. VN cần một chiến lược pháp lý đã được kết tinh trong một quá trình nghiên cứu và suy nghĩ lâu dài. Kiện để thắng chứ không phải kiện để thua (hay có nguy cơ thua), như các đề nghị mang tính « mì ăn liền », hời hợt.
Lối thoát của VN, nếu chủ trương theo hướng « phân chia vùng biển » như hiện nay (của các học giả VN), cũng có thể thực hiện được. Chìa khóa của mọi vấn đề để VN không bị thiệt hại, là VN phải cương quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa. Muốn làm được việc này, VN cần phải làm rõ lập trường về « một quốc gia Việt Nam » trong khoản thời gian 1954-1973. Tất cả để chứng minh VN có danh nghĩa chủ quyền ở HS.
Trên quan điểm đó (VN có chủ quyền ở HS không thể phản bác), VN có thể chủ trương việc phân định vùng biển « ngoài cửa vịnh Bắc Việt » (tức trong vùng có giàn khoan 981) là nối tiếp với việc « phân định trong vịnh Bắc Việt ». Hai bên có thể áp dụng công ước đã ký tháng 12 năm 2000 về hiệu lực các đảo để làm nền tảng. (Tương tự việc VN và TQ cùng đồng ý lấy các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 làm nền tảng để phân định lại biên giới năm 1999).
VN có thể dẫn các án lệ C.I.J tranh chấp lãnh thổ và phân định hải phận Colombie-Nicaragua 19-11-2012, cho thấy các đảo của Colombie không được tính trọn vẹn hiệu lực. VN cần nhấn mạnh về nội dung Luật Biển 1982 và các nguyên tắc « công bằng - équitabilité » cũng như « tỉ lệ - proportionnalité » đã được áp dụng rộng rãi trong các vụ phân định biên giới biển. Tức là đường biên giới biển được điều chỉnh theo tỉ lệ (chiều dài bờ biển hai bên) và sao cho diện tích hai bên được tương đồng (équitabilité). VN có thể dẫn các án lệ (về nguyên tắc công bằng và theo tỉ lệ) như các vụ C.I.J, Jamahiriya arabe libyenne/Malte 1985, Délimitation maritime en mer Noire (Roumanie c. Ukraine) C.I.J. 2009, Golfe du Bengale, TIDM, 14-3-2012…
VN đã chấp nhận phân định lại Vịnh Bắc Việt bằng luật Biển 1982 cùng với các nguyên tắc « công bằng - équitabilité » và « tỉ lệ - proportionnalité ». Việc này đã làm cho VN thiệt hại trên 11.000km² biển (so với đường phân chia theo công ước 1887).
VN chủ trương các đảo nhỏ ven bờ không có hiệu lực, (mà các đảo này hầu hết lớn hơn các đảo HS). Ngoài ra còn có đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ (các đảo này lớn hơn và đông dân hơn đảo Phú Lâm rất nhiều), các đảo này chỉ có hiệu lực rất giới hạn.
Vì vậy không thể cho các đảo Hoàng Sa có hiệu lực nhiều hơn đảo Bạch Long Vĩ (hay Cồn Cỏ) được.
Nếu phía TQ một mực không rút giàn khoan về, trong chừng mực Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tháng 12-2000 đã bị vi phạm. VN có thể vịn vào các nguyên tắc đã qui định trong « Convention de Vienne sur les droits des Traités 1969 », cho rằng phía TQ đã vi phạm Hiệp định Phân định vịnh Bắc việt tháng 12-2000. Từ đó, theo các qui tắc hướng dẫn, để đưa TQ ra một tòa trọng tài.
Dĩ nhiên, VN còn nhiều lối thoát khác, có lợi hơn, tác giả sẽ trình bày sau. Bài này người viết chỉ đưa ra cái nhìn của mình đối với các « nghiên cứu », các « đề nghị » của các học giả VN, nhất là nhóm học giả thuộc « Quĩ Nghiên cứu Biển Đông ». Vì lo ngại rằng không khéo, VN sẽ bị sụp bẫy pháp lý. Cái bẫy do chính phe mình gài ra.
bluebird2304
09/06/2014
Lợi thế của VN trong các cuộc chiến tranh với TQ là phòng thủ, tiêu thổ, du kích, kỳ binh và sau này là chiến tranh nhân dân thì khó mà áp dụng trên biển. Nói chung phải mạnh về kinh tế, mà kinh tế thì đi liền với chính trị, minh bạch và bạn bè quốc tế.
Báo chí chỉ lo bơm về tinh thần, trên bộ thì dân còn chiến chứ dưới biển thì bơm làm gì, cũng phải tập trung giải quyết các yếu kém từ gốc thì mới mạnh hơn được.
Trước cái vụ giàn khoan này là đòi đăng cai Á vận hội, xa hơn nữa là Nghìn năm thăng long, xa hơn nữa thì tàu siệu tốc, may mà bỏ 2/3 , Bây giờ chỉ nên lo kinh tế quốc phòng, đừng tào lao như trước nữa.
TuBinhTuTru
10/06/2014
1/3 tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt bị thiêu rụi giữa khuya
TTO - Tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt (Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt thuộc Bộ Quốc phòng, 14 Yersin, TP Đà Lạt) đã bị thiêu rụi 1/3 trong trận hỏa hoạn lớn vào xảy ra vào khoảng 1g30 ngày 9-6.
Lửa bốc cháy nghi ngút tại Cục bản đồ Đà Lạt - Ảnh: Phạm Phước
Theo một số người có mặt tại hiện trường vụ cháy, ban đầu chỉ nghe một vài tiếng nổ, sau đó thấy ngọn lửa bốc cháy dữ dội trên nóc tòa nhà này.
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Lâm Đồng đã phải huy động toàn bộ chiến sĩ, xe cứu hỏa để chữa cháy.
Tuy nhiên, do ngọn lửa bốc cao và lan mạnh nên phải huy động thêm xe chữa cháy bằng vòi rồng của Sân bay Liên Khương cách đó 30km đến tiếp ứng.
Đến khoảng 5g sáng, đám cháy cơ bản đã được khống chế. Ghi nhận tại hiện trường, vụ cháy khiến gần 1/3 mái nhà bằng ngói và gỗ bị thêu rụi hoàn toàn, nhiều vật dụng ở tầng trên cùng cũng bị cháy rụi.
Đến khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, lửa vẫn còn âm ỉ, lực lượng chữa cháy tiếp tục được triển khai để dập tắt lửa hoàn toàn, đồng thời lực lượng kiểm soát quân sự cũng được triển khai giám sát xung quanh tòa nhà Cục Bản đồ để bảo vệ các tài liệu bên trong.
Theo nhân viên làm việc tại cơ sở bản đồ, vụ cháy gây hư hại ở khu vực chế bản, khắc bản kẽm, văn phòng. Cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại và làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Tòa nhà Cục bản đồ Đà Lạt, nằm gần Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Công trình được xây dựng từ năm 1939, hoàn thành năm 1943, tiền thân của cơ Sở địa dư Đông Dương.
Hiện đây là nơi chuyên in các loại bản đồ sách, báo chí, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa…trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.
PHAN THÀNH
Vô Danh Thiên Địa
10/06/2014
TuBinhTuTru, on 10/06/2014 - 02:05, said:
1/3 tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt bị thiêu rụi giữa khuya
TTO - Tòa nhà cổ Cục Bản đồ Đà Lạt (Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt thuộc Bộ Quốc phòng, 14 Yersin, TP Đà Lạt) đã bị thiêu rụi 1/3 trong trận hỏa hoạn lớn vào xảy ra vào khoảng 1g30 ngày 9-6.
Lửa bốc cháy nghi ngút tại Cục bản đồ Đà Lạt - Ảnh: Phạm Phước
Theo một số người có mặt tại hiện trường vụ cháy, ban đầu chỉ nghe một vài tiếng nổ, sau đó thấy ngọn lửa bốc cháy dữ dội trên nóc tòa nhà này.
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Lâm Đồng đã phải huy động toàn bộ chiến sĩ, xe cứu hỏa để chữa cháy.
Tuy nhiên, do ngọn lửa bốc cao và lan mạnh nên phải huy động thêm xe chữa cháy bằng vòi rồng của Sân bay Liên Khương cách đó 30km đến tiếp ứng.
Đến khoảng 5g sáng, đám cháy cơ bản đã được khống chế. Ghi nhận tại hiện trường, vụ cháy khiến gần 1/3 mái nhà bằng ngói và gỗ bị thêu rụi hoàn toàn, nhiều vật dụng ở tầng trên cùng cũng bị cháy rụi.
Đến khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, lửa vẫn còn âm ỉ, lực lượng chữa cháy tiếp tục được triển khai để dập tắt lửa hoàn toàn, đồng thời lực lượng kiểm soát quân sự cũng được triển khai giám sát xung quanh tòa nhà Cục Bản đồ để bảo vệ các tài liệu bên trong.
Theo nhân viên làm việc tại cơ sở bản đồ, vụ cháy gây hư hại ở khu vực chế bản, khắc bản kẽm, văn phòng. Cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại và làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Tòa nhà Cục bản đồ Đà Lạt, nằm gần Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Công trình được xây dựng từ năm 1939, hoàn thành năm 1943, tiền thân của cơ Sở địa dư Đông Dương.
Hiện đây là nơi chuyên in các loại bản đồ sách, báo chí, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa…trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.
PHAN THÀNH
La` hết chối .
secretsoflife
10/06/2014
caocau
10/06/2014
pth77, on 09/06/2014 - 19:01, said:
Trương Nhân Tuấn
Dư luận gần đây, trên báo chí hay trên mạng internet, cho rằng cần phải kiện Trung Quốc về giàn khoan 981. Vấn đề là ta có thể kiện TQ về việc gì ? Nếu dựa vào các công bố của các học giả VN, trước hay trong những ngày gần đây, (đặc biệt là của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông), nhắc trường hợp Phi kiện TQ để thúc đẩy VN làm tương tự. ......................
Nếu phía TQ một mực không rút giàn khoan về, trong chừng mực Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ tháng 12-2000 đã bị vi phạm. VN có thể vịn vào các nguyên tắc đã qui định trong « Convention de Vienne sur les droits des Traités 1969 », cho rằng phía TQ đã vi phạm Hiệp định Phân định vịnh Bắc việt tháng 12-2000. Từ đó, theo các qui tắc hướng dẫn, để đưa TQ ra một tòa trọng tài.
Dĩ nhiên, VN còn nhiều lối thoát khác, có lợi hơn, tác giả sẽ trình bày sau. Bài này người viết chỉ đưa ra cái nhìn của mình đối với các « nghiên cứu », các « đề nghị » của các học giả VN, nhất là nhóm học giả thuộc « Quĩ Nghiên cứu Biển Đông ». Vì lo ngại rằng không khéo, VN sẽ bị sụp bẫy pháp lý. Cái bẫy do chính phe mình gài ra.
Sửa bởi caocau: 10/06/2014 - 07:32
pth77
10/06/2014
- Về cụ Tuấn (cũng như các tác giả khác), gôgle là có thể có thông tin thêm về tác giả.
- Về việc kiện: theo thông lệ, việc "quốc gia đại sự" do Đ&NN lo, "thất phu" dù có muốn "hữu trách" có lẽ cũng phải xếp hàng chăng? (nếu không dễ bị coi là "cầm đèn..", hoặc bị gạt sang một bên...)
- Về chứng - lý :(chứng cứ và lý lẽ)
+ Chứng cứ: VN luôn cho rằng có đầy đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền đối với HS -TS (xin xem thêm từ các tác giả như Nhà n/cứu Đinh Kim Phúc; Ts Nguyễn Nhã; quỹ nghiên cứu Biển Đông...)
+ Lý lẽ: có lẽ cái này còn yếu chăng ? (ông Tuấn góp ý là về cái này nhiều) Thí dụ để phủ định "lý lẽ" trong công hàm PVĐ, thì VN có thể yếu lý vì hai bên tranh chấp về chủ quyền đối với HS ( có thể coi là một tài sản, bản chất của tranh chấp), mà công hàm thì "vô tình" gây sự hiểu , diễn giải khác về chủ quyền đối với tài sản đó. Ở một khía canh khác, thực tế, người ta vẫn hay nói "lý lẽ thuộc kẻ mạnh" (chứ không phải thuộc công lý), nên đó cũng là một trở ngại thực tế (về tương quan giữa hai chủ thể)...do vậy, để sử dụng tốt các bằng chứng mạnh mà VN có, thì các lý lẽ cũng rất cần sự "sắc sảo" không kém thì mới có các luận cứ/ luận điểm mạnh được.
+ VN chưa/ hoặc chưa rõ/ hoặc chưa đưa ra các suy đoán về chứng lý của TQ, nên các phản biện mới chỉ có tính "một chiều".
- Về khởi kiện:
+ Yêu cầu khởi kiện của VN là gì? có bị hạn chế nào không? thí dụ: TQ bảo lưu quyền không chấp nhận giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế, là vấn đề cốt lõi trong tranh chấp, thì VN sẽ yêu cầu khởi kiện như thế nào?
+ Về thẩm quyền của Toà/ trọng tài quốc tế: xin xem thêm bài của Ts Tạ Văn Tài.
- Về tranh tụng: còn tuỳ thuộc hệ thống luật áp dụng giải quyết tranh chấp (common law hay civil law) để VN còn mời luật sư đại diện và có các chiến lược hay chiến thuật tranh tụng.
- Về hậu quả pháp lý: dù thắng hay thua, chế tài áp dụng còn phụ thuộc vào
+ sự tự nguyện chế tài của quốc gia
+ khi quốc gia không tự nguyện, cộng đồng quốc tế mới có thể dùng thêm các biện pháp khác để "cưỡng chế"
+ thực tế: liệu TQ có tự nguyện trao trả HS nếu họ thua kiện? có thể sử dụng các áp lực nào để họ thực thi? ai/quốc gia nào có thể (ngoài VN)?...
ps:các thông tin có tính tham khảo, không mang tính "hoả mù", mong bạn đọc lượng thứ.
Sửa bởi pth77: 10/06/2014 - 12:02
Vô Danh Thiên Địa
10/06/2014
China takes dispute with Vietnam to UN
UNITED NATIONS (AP) — China took its dispute with Vietnam over its deployment of an oil rig in contested waters to the United Nations on Monday, accusing Hanoi of infringing on its sovereignty and illegally disrupting a Chinese company's drilling operation.
China's deputy ambassador Wang Min sent a "position paper" on the rig's operation in the South China Sea to Secretary-General Ban Ki-moon on Monday and asked the U.N. chief to circulate it to the 193 members of the General Assembly.
China sent the rig into disputed waters on May 1, provoking a confrontation with Vietnamese ships, complaints from Hanoi, and street protests that turned into bloody anti-Chinese riots. Hundreds of factories were damaged and China said in the paper that four Chinese citizens were "brutally killed" and over 300 injured.
The oil platform is located about 32 kilometers (20 miles) from the China-controlled Paracel Islands, which Vietnam also claims, and 278 kilometers (173 miles) from the coast of Vietnam.
According to the paper, the state-run China National Offshore Oil Corporation has been conducting seismic operations and well site surveys in the area for the past 10 years and the drilling operation "is a continuation of the routine process of explorations and falls well within China's sovereignty and jurisdiction."
China accused Vietnam of "illegally and forcefully" disrupting the rig's operation by sending armed ships and ramming Chinese vessels.
"Vietnam also sent frogmen and other underwater agents to the area, and dropped large numbers of obstacles, including fishing nets and floating objects, in the waters," it said.
The paper said Vietnam's actions violated China's sovereignty, posed "grave threats" to Chinese personnel on the rig and violated international laws including the U.N. Convention on the Law of the Sea.
It cited numerous references to back its claims that the islands "are an inherent part of China's territory, over which there is no dispute."
Calls to Vietnam's U.N. Mission and its spokesman seeking comment were not answered.
Vietnam, which has no hope of competing with China militarily, said soon after the $1 billion deep sea rig was deployed that it wants a peaceful solution, but a top official warned that "all restraint had a limit."
Không biết Cục Bản đồ Đà Lạt bị thiêu rụi có tàng trử tài liệu về HS & TS không ?