QUỶ BÀNH TRƯỚNG
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
*
Ghi chép:
MINH DIỆN
Buổi sáng hôm ấy tôi và nhà thơ Lê Văn thấy ba người Hoa đi xem mít tinh ở trước cửa Nhà hát lớn Sài Gòn. Họ đứng ở góc đường Đồng Khởi , mũ lưỡi trai trùm lút trán, lặng lẽ kín đáo quan sát một cách chăm chú.
Khi tiếng hô: “Giàn khoan Hải Dương cút đi!”, “ Đả đảo Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa!”... vang lên, nét mặt họ biểu hiện sự xúc động. Kết thúc cuộc mít tinh, ba người Hoa ấy đi theo đoàn biểu tình một đoạn rồi rẽ vào quán cà phê góc đường Hai Bà Trung.
Nhà thơ Lê Văn bảo tôi:
- Thử nói chuyện với các cha này xem sao!
Quán cà phê vắng khách. Tôi kéo ghế ngồi cạnh bàn ba người Hoa. Trong lúc chờ cà phê , tôi hí hoáy viết hai câu thơ của Bạch Cư Dị lên tờ giấy vệ sinh:
“ Thị tuế Giang Nam hạn. Cù Châu nhân thực nhân!” theo thói quen tập viết thư pháp của tôi.
Một người Hoa nhìn sang hỏi :
- Anh biết chữ Hán ?
- Vâng, ít thôi!
Người ấy đọc hai câu thơ, và nói : “ Bây giờ bọn ăn thịt người nhiều lắm!”
Anh chàng người Hoa khoảng gần bốn chục tuổi ,mặt đầy vết sẹo, đầu húi cua nhích mép cười gượng. Lê Văn rút thuốc lá mời. Anh ta cảm ơn và chìa bàn tay cụt hai ngón ra cầm điếu thuốc. Tôi hỏi:
- Anh bị tai nạn lao động à?
- Không. Bị chắt!
Người đàn ông Trung Quốc nói tiếng Viết khá sõi và tỏ ra thiện cảm với chúng tôi. Anh tên là Lưu Trí Lâm, thường gọi là A Lâm, quê Thiên Tân, sang Việt Nam từ năm 2004, hiện đang làm ở văn phòng đại diện một công ty buôn bán máy dệt kim Đài Loan tại thành phố H-C-M. Hai người cùng đi cũng quê Thiên Tân và đều là học viên Pháp luân công trốn chạy khỏi Trung Quốc từ mười năm trước. Bên ly cà phê đen , A Lâm và hai người bạn đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện kinh khủng vụ đàn áp Pháp luân công ở Trung Quốc mà họ là một nạn nhân.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Quỷ Bành Trướng độc tài chuyên chế
ăn thịt người dân Tây Tạng
Pháp luân công còn gọi là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí sáng lập ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm , với triết lý đạo đức Chân- Thiện- Nhẫn. Chân: không nói dối. Thiện : không tham lam độc ác . Nhẫn : không nóng giận. Pháp luân công không phải tổ chức chính trị, tôn giáo, chỉ dạy người ta sống tốt hơn, và bằng những động tác thiền đơn giản có tác dụng chữa nhiều căn bệnh mãn tính. Chỉ sau mấy năm từ Trường Xuân , Pháp luân công đã lan ra khắp Trung Quốc , và nhờ Pháp luân công xã hội bớt căng thẳng, ở các công sở người ta sống với nhau hòa nhã hơn, bạo hành trong gia đình bớt và bệnh tật giảm . Chính quyền Trung Quốc khen ngợi Lý Hồng Chí và thừa nhận Pháp luân công là một trong 5 môn khí công đắc dụng.
Nhưng rồi ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lo ngại khi số học viên Pháp luân công tăng nhanh. Từ mấy ngàn người năm 1992 đã tăng lên 70 triệu người vào đầu năm 1999, trong khi thời điểm đó số đảng viên cộng sản Trung Quốc mới có 50 triệu . Hơn thế , gần nửa triệu đảng viên đã luyện tập Pháp luân công , trong đó có cả những đảng viên giữ chức vụ cao. Người Trung Quốc ngộ ra tâm thức Chân-Thiện- Nhẫn khác hẳn triết lý bạo lực , vô thần của cộng sản và xã hội Trung Quốc có chiều hướng thay đổi. Chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước Giang Trạch Dân cảm thấy nguy cơ Pháp luân công vượt khỏi tầm kiểm soát, xâm phạm độc quyền lãnh đạo của đảng, nên quyết định dẹp bỏ.
Ngày 25-4-1997, tờ báo Tuổi trẻ ở Trường đại học sư phạm Thiên Tân mở đầu chiến dịch bằng bài phê phán Pháp luân công mê tín dị đoan lừa đảo. Hàng ngàn học viên Pháp luân công đã kéo đến phản đối bài báo đó. Công an đàn áp , bắt đi hơn bốn chục người.
Học viên Pháp luân công Thiên Tân mang đơn lên Bắc Kinh khiếu nại đúng theo quy định của pháp luật, được các nơi khác hưởng ứng , kết thành một lực lượng gần 10.000 người trước Phòng thỉnh nguyện quốc gia , đối diện với Trung Nam Hải , cơ quan đầu não của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng Chu Dung Cơ từ trong đó ra , hỏi:
- Mọi người từ đâu đến vậy? Ai bảo mọi người đến?
Đại diện học viên Pháp Luân Công nói:
- Thưa Thủ tướng! Chúng tôi đến để đưa đơn thỉnh nguyện !
Ông Chu Dung Cơ bảo:
- Không thể nói chuyện với tất cả. Hãy cử đại diện vào gặp người nói chuyện.
Mấy người đại diện theo Chu Dung Cơ vào Trung Nam Hải . Giang Trạch Dân sau khi ngồi trong xe bọc thép đi quan sát, trở về bắt tay, cười và bảo: “ Về đi, những người bị bắt sẽ được thả và không cấm Pháp luân công!”
Nụ cười tắt ngấm trên khuôn mặt lạnh lùng của chủ tịch đảng ngay sau khi đoàn người rời khỏi Phòng thỉnh nguyện, Giang thét:
- Giết! Giết hết chúng đi!
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Phòng 610 được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân. Đó là một cơ quan siêu quyền lực đứng trên pháp luật , trực tiếp vận hành các guồng máy truyền thông, công an, quân đội, tòa án... nhổ tận gốc Pháp luân công. Người ta ví phòng 610 như sở Gét-ta-pô của phát xít Đức trong thế chiến thứ 2.
Chỉ trong vòng 5 năm, P 610 cho xuất bản 370.000 tác phẩm báo chí, phim ảnh phê phán Pháp luân công , cho lực lượng công an, quân đội bắt giam giữ hơn 10 triệu người, trong đó 9.500 người đã bị giết, hơn 100 nghìn người bị đánh đập, hành hạ tàn phế.
A Lâm nói:
- Tôi bị giam ở trại Đông Phong sau khi bị chặt hai ngón tay vì ký đơn thỉnh nguyện. Những vết sẹo trên mặt tôi là do bị đốt điện 300 V...
A Lâm từng được chứng kiến những học viên Pháp luân công bị trói chân tay vào giường bỏ đói, bị đánh nát đầu, bị bóp cổ đến chết rồi vu cho tự tử. Hai người bạn A Lâm vạch áo khoe những vết sẹo còn nhằng nhịt trên thân thể.
Tôi hỏi A Lâm:
- Bây giờ anh suy nghi gì về ban lãnh đạo Trung Quốc!
- Đó là bọn ăn thịt người!
- Anh nghĩ gì về việc họ đang làm với Việt Nam?
A Lâm ngồi trầm ngâm một lát và nói với chúng tôi:
- Chúng tôi không chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, không mang giàn khoan vào biển Việt Nam . Đó là bọn ăn thịt người...Cũng như dân Việt, dân Trung Quốc không muốn chiến tranh, không đi cướp đất cướp biển, khong ai ủng hộ chúng. Đó là lũ quỷ Bành Trướng.
A Lâm và hai người bạn bắt tay chúng tôi , ra khỏi quán cà phê. Họ kéo mũ lưỡi trai che mặt. Có phải họ sợ những người Việt Nam quá khích hay cảm thấy xấu hổ vì truyền thống ăn thịt người của Trung Quốc mà từ nhà thơ Bạch Cư Dị ( 772-846) đến nhà văn Lỗ Tấn (1881- 1936) đều đã vạch ra .
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: “Chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người!”
Ông kể có lần Mao Trạch Đông hỏi ông:
- Lào có bao nhiêu cây số vuông đất?
Ông đáp:
- Khoảng 200.000 cây số vuông.
- Dân số bao nhiêu?
- Khoảng 3 triệu người!
Mao cười và nói:
- Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó! Thật đó!
Mao lại hỏi:
- Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
-Khoảng 500.000 cây số vuông!
- Bao nhiêu người?
- Khoảng 40 triệu!
- Lạy chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông nhưng có tới 90 triệu người. Tôi sẽ đưa một số người tới Thái Lan.
Ông Lê Duần kể rằng Mao Trạch Đông không hỏi Việt Nam có bao nhiêu đất nhiêu người , mà hỏi có thật người Việt Nam đã đánh thắng quân Nguyên, quân Thanh không. Ông Lê Duẩn đáp: “ Đúng!” Và nói thẳng với Mao: “ Cả các ông nữa! Tôi đánh các ông luôn!”
Vâng, đúng như vậy. Nếu Trung Quốc xâm lược nước ta thì ta phải đánh. Đánh cho gãy răng bọn ăn thịt người!
M D
Tập Cận Bình biến Quân ủy Trung ương thành đầu não cỗ máy bành trướng
Từ hàng ngàn năm, các hoàng đế Trung Quốc đã tự coi họ là thiên tử, là con trời, coi vạn vật dưới mặt đất là của họ. Các dân tộc khác đều là di dịch và phải bị chinh phục. Đến thời Mao vẫn kế thừa truyền thống này, tư tưởng “súng đẻ ra chính quyền” được những phần tử cực đoan trong Đảng Cộng sản TQ nhiệt liệt hưởng ứng, trong đó có Đặng Tiểu Bình. Sau đó, Đặng hoàn thiện học thuyết này bằng “Bốn Hiện đại hóa” trong đó hiện đại hóa quân sự là quan trọng hàng đầu nhằm hiện thực hóa giấc mơ bành trướng của các hoàng đế Trung Quốc. Sau 4 thế hệ lãnh đạo, ĐCS Trung Quốc tại Đại hội 18, chứng kiến sự lên ngôi của một người luôn tôn thờ Đặng, tôn thờ học thuyết “súng đẻ ra chính quyền”, người đó là Tập Cận Bình.
Tập tiếp cận và chịu ảnh hưởng những tư tưởng của Đặng Tiểu Bình hồi làm cán bộ Văn phòng Quân ủy Trung ương (1979 – 1983), giai đoạn đỉnh cao của chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lúc này Đặng trực tiếp chỉ đạo Quân ủy hàng ngày. Còn nhớ, Đặng ấp ủ giấc mơ bành trướng đã lâu. Ngay khi được Chu Ân Lai cứu thoát khỏi bàn tay của lũ bốn tên trong Cách mạng văn hóa, ngày 5/1/1974 Đặng được gọi về Trung ương làm Phó Tổng tham mưu trưởng thì ngày 19/1/1974 chính Đặng đã chỉ huy chiến dịch đánh chiếm Hoàng Sa bằng quân sự. Sự táo tợn này khiến ông hoàng Mao cũng phải thốt lên “anh làm, tôi thấy yên tâm’. Tư tưởng bành trướng dùng quân sự được Đặng sau này phát triển lên thành Hiện đại hóa quân sự. Chính việc xâm lược Gạc Ma tại quần đảo Trường Sa cũng do một tay Đặng toan tính và thực hiện khi còn giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương (lúc này Đặng thôi Tổng Bí thư nhưng vẫn giữ chức Bí thư Quân ủy Trung ương).
Đến thế hệ lãnh đạo thứ 5, Trung Quốc nổi lên là nền kinh tế thứ 2 thế giới. Tập Cận Bình có đủ thời cơ và lực lượng để thực hiện tiếp giấc mơ của các hoàng đế Trung Quốc để lại. Thắng thế tại Đại hội Đảng CS lần thứ 18 (sau khi hạ được phe cánh của Bạc Hy Lai), Tập trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương đã biến cơ quan này thành pháo hạm bất khả xâm phạm, tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay mình nhằm tiếp tục thực hiện những tham vọng bành trướng, bắt cả nước Trung Quốc phải theo và phục vụ mọi phiêu lưu mà pháo hạm hiếu chiến này vẽ ra. Cần lưu ý, ở Trung Quốc, tướng lĩnh quân đội có quyền lực hơn các bộ trưởng và đại biểu quốc hội. Chức vụ cao cấp quan trọng nhất của Trung Quốc không phải là Chủ tịch nước, hoặc Tổng bí thư hay Thủ tướng Quốc vụ viện mà là Bí thư Quân ủy Trung ương. Trên đã nói, Đặng Tiểu Bình thôi Tổng Bí thư nhưng vẫn nắm Bí thư quân ủy. Giang Trạch Dân cũng noi gương Đặng: thôi Tổng Bí thư nhưng vẫn nắm Bí thư Quân ủy.
Trước Đại hội 18, họ Tập xử Bạc Hy Lai, thanh toán các phe phái cản trở trong quân đội. Tập dùng Ban Kiểm tra Trung ương để bắt Từ Tài Hậu (nguyên Phó Bí thư quân Ủy Trung ương). Lệnh bắt khẩn cấp tướng Từ Tài Hậu được thực hiện ngay trong ngày Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp đầu tiên Nhóm cải cách quân đội. Thực chất đây là đòn đánh rằn mặt những người còn có tư tưởng không theo Tập.
Tại đại hội 18, Tập thâu tóm thường trực Bộ Chính trị, chỉ định các nhân vật thân tín vào chức vụ Phó Chủ tịch và ủy viên Quân ủy Trung ương. Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc quyết định không bầu chức vụ Phó Chủ tịch quân ủy và các ủy viên, thay vào đó giao Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định theo danh sách do Tập đề xuất. Trước đó, Tập đã thu nhặt nhiều tướng lĩnh diều hâu từ những quân chủng và quân khu, rất hãnh tiến và đang muốn về Trung ương. Tại Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc, Quân ủy Trung Quốc có hai Phó Bí thư mới: Phạm Trường Long và Hứa Kỳ Lượng. Thủ tướng Quốc vụ viện (thường là Phó Bí thư quân ủy tại các Đại hội trước), đến ĐH này bị gạt ra ngoài.
Quân ủy Trung ương khóa 18.
Bí thư: Tập Cận Bình
Phó Bí thư: Phạm Trường Long (Fan Changlong), Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang)
Ủy viên: Thường Vạn Toàn – Chang Wanquan (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Phòng Phong Huy – Fang Fenghui (Tổng tham mưu Trưởng), Trương Dương – Zhang Yang (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Triệu Khắc Thạch – Zhao Keshi (Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Trương Hựu Hiệp – Zhang Youxia (Tổng cục Trang bị), Ngô Thắng Lợi – Wu Shengli (Tư lệnh Hải quân, Mã Hiểu Thiên – Ma Xiaotian (Tư lệnh Không quân) Ngụy Phương Hòa – Wei Fenghe (Tư lệnh Tên lửa chiến lược). Họ Tập trở thành thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang Trung Quốc với quyền lực tuyệt đối và có toàn quyền huy động, sử dụng nguồn lực vô tận từ nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc. Pháo hạm Quân ủy do Tập thống lĩnh tự bàn bạc và quyết định mọi vấn đề về quân sự và quốc phòng của Trung Quốc mà không cần tham vấn ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội hoặc Chính hiệp. Quyền hành tập trung vào tay quân ủy dưới thời Tập còn hơn nhiều lần quyền hành mà Mao giao cho bè lũ 4 tên thời Đại cách mạng Văn hóa Vô sản.
Phạm Trường Long, trước kia làm Tham mưu trưởng quân khu Thẩm Dương sau lên Tư lệnh quân khu Tế Nam. Hứa Kỳ Lượng từng làm Phó tư lệnh Quân chủng không quân sau bị đưa xuống Tư lệnh quân khu Thẩm Dương. Gần đại hội 18 thì được Tập gồng gánh lên trở lại Tư lệnh Không quân và tại ĐH 18 được đưa vào Phó Bí thư quân ủy (trên cả Thường Vạn Toàn – Bộ trưởng Bộ QP). Hai nhân vật này được coi là trung thành tuyệt đối và nhất nhất phụng sự họ Tập thực hiện giấc mơ thu hồi quyền kiểm soát ở khu vực Nam Hải với học thuyết đường 9 đoạn (gồm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam) mà họ vừa kịp nâng lên tầm lợi ích cốt lõi – mang tầm vóc quan trọng đối với Trung Quốc ngang Tây Tạng và Đài Loan.
Với tham vọng bành trướng và quyền lực tập trung cao, với nguồn lực dồi dào, Quân ủy Trung ương đã tăng ngay chi phí quốc phòng thêm 12% ngay trong năm 2013 và dự tính sẽ tăng đều từ 10-15% hàng năm nhằm theo đuổi những hoạt động vũ trang mang tính chiến lược mà trên thế giới hiện chỉ Hoa Kỳ mới có đủ tiềm lực thực hiện: đóng thêm 3 tàu sân bay, phát triển mới tên lửa đạn đạo vượt đại châu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, phát triển vũ khí thông minh, phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phát triển các loại máy bay tiêm kích, cường kích, do thám tàng hình, không người lái, đầu tư chiến tranh điện tử, chiến tranh không gian, nghiên cứu phát triển thêm các loại vũ khí chiến thuật … Tăng cường khả năng của hải quân: tích hợp bộ binh, không quân, tên lửa vào trong lực lượng hải quân, tiến hành cải cách chế độ chỉ huy, thông tin để có thể ra quyết định nhanh và tức thì.
Tại các cấp cao: quân ủy đến các quân chủng, binh chủng, quân khu, họ Tập chủ trương coi nhẹ chế độ chính ủy nhằm thoát ly sự lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc đối với quân đội. Hoạt động này gần giống sự soán quyền thời Lâm Bưu làm Bí thư Quân ủy Trung ương. Tuy nhiên, việc tập quyền và hình thành một Bộ tư lệnh điều hành chiến tranh với quyền hành tuyệt đối, thoát ly mọi cơ chế kiểm soát nhằm dễ dàng thực hiện mưu đồ bành trướng thì mang đậm dấu ấn bộ máy chiến tranh của Hitler thời y mới lên nắm quyền đầu những năm 1930 tại Đức.
Qua những diễn biến trên, kết hợp với việc củng cố liên minh với Nga gần đây (về quân sự, kinh tế, chính trị), có sự hậu thuẫn của Nga, chắc chắn, thời gian tới Trung Quốc sẽ gia tăng sử dụng các chiến thuật và sách lược leo thang quân sự tại Biển Đông nhằm phục vụ chiến lược của họ là chiếm gọn biển Đông (đường 9 đoạn) và loại trừ mọi ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng như Phương Tây, áp đặt ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước quanh khu vực, sau đó tận dụng vật lực (thậm chí cưỡng ép nhân lực) tại khu vực này phục vụ chiến lược bành trướng ra các khu vực xa hơn. Việc gây sự tại đảo Scarborough hay cắm giàn khoan 981 tại khu vực Hoàng Sa vừa qua chỉ là một vài bước dạo đầu mà họ Tập tiến hành.
nguồn: ST
Sửa bởi pth77: 31/05/2014 - 12:30