Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#331 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 02/06/2014 - 22:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 31/05/2014 - 20:33, said:

Giàn khoan ế phải tiếp thị cho tốt ,ai mua nhớ hoa hồng 4% nha.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đừng có ghép hình bậy bạ rồi đi lừa mấy cháu thiếu nhi như vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#332 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 02/06/2014 - 23:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 02/06/2014 - 22:57, said:

Cãi làm gì ? đơn giản là có chịu đưa nhau ra toà ko ? Nếu ko dám nghĩa là công hàm PVD thật sự bán HS,TS cho TQ!
Không lên lấy thời điểm hiện tại đi so sánh với quá khứ! nói TT PVD bán hs, ts cho TQ là bố láo!

thời điểm đó TQ giúp đỡ ta nhiều, nhiều khi ta còn phải nhờ TQ đưa quân ra đóng giữ biển đảo hộ...

còn bây giờ vì thấy tài nguyên biển là quý hiếm nên họ có ý định thôn tính và trở mặt là đương nhiên!

#333 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 02/06/2014 - 23:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cự Cơ, on 02/06/2014 - 22:57, said:



Đừng có ghép hình bậy bạ rồi đi lừa mấy cháu thiếu nhi như vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở đời Thật Giả khó lường,một cái công hàm ký hơn 50 năm chả thấy báo đài công nhận ,rồi nghe xì xầm trên mạng hơn 10 năm rồi ai cũng tưởng là GIẢ ,do bọn xấu bịa đặt.
Nhân vụ này mới biết công hàm PVD là có thật! hỡi ôi ,cái giả có thể bỏ qua,nhưng cái Thật quả là phũ phàng...
Thưa ,"Biển Đông không có gì mới" câu nói nồi tiếng của bác Nguyễn Phú Trọng đấy...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TanThuyHoang, on 02/06/2014 - 23:16, said:


Không lên lấy thời điểm hiện tại đi so sánh với quá khứ! nói TT PVD bán hs, ts cho TQ là bố láo!

thời điểm đó TQ giúp đỡ ta nhiều, nhiều khi ta còn phải nhờ TQ đưa quân ra đóng giữ biển đảo hộ...

còn bây giờ vì thấy tài nguyên biển là quý hiếm nên họ có ý định thôn tính và trở mặt là đương nhiên!
TQ không cần phải kể công,hồi chiến tranh 1978 TQ xâm lược VN,đồng chí tổng bí thư Lê Duẩn đã nói huỵch toẹt vào mặt chúng "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho TQ..."
TQ sợ mỹ nhờ VN đánh cho ,vậy phải trả tiền cho ta ,ko có ơn nghĩa gì ,giỏi thì thằng TQ tự đánh Mỹ đi,ý của dc TBT Lê Duẩn nói thẳng ra là vậy. Hiểu chứ..
Ngây thơ tình cảm ơn nghiã có ngày...trái tim vô ý để lên đầu..như nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thuỷ...mất nước.,lệ thuộc hữu nghị viễn vông...

#334 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 02/06/2014 - 23:52

IQ còn ngắn lắm. thích “ní nuận” làm gì?!

Chính trị thì làm gì có tình nghĩa hay ơn huệ mà mị châu với trọng thuỷ!


#335 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 02/06/2014 - 23:54

Thôi chuyện biển đông các ông nói làm gi , VN h yếu hơn khựa nhiều , đánh với nó bây giờ vừa chết nhiều mà liệu có đòi được công lý ko ? đánh nhau với nó thật sự chỉ trên danh dự chứ các nước lớn h nó cũng bắt tay với khưa , vì sao VN ko kiện TQ ra tòa án quốc tế là vì TQ nó nhiều tiền nó đút cho mấy nước kia câm mõm rồi hoãn 5-10 năm xử , trong thời gian đó nó gây sự với VN thì sao " đầu hàng thì mất đất , ko đầu hàng thí đánh nhau thua cũng mất đất " , dân TQ cũng được học TS HS là của TQ nó chắc ko có người yêu nước mà ko dám bảo vệ nước nó ah , tôi thấy cách hành xử VN h là chuẩn
tối nay vừa đi uống bia với thg em bố làm đại tá quân đội ( cả họ nó vào quân đội thì phải ) , nó nói VN mình vũ khí cũng ko phải yếu nhưng thằng khựa nó mạnh quá , mình ko làm gì được , nếu thua nó 1 tý mình cũng đánh bỏ mẹ nó ngay nhưng đây là trứng trọi đá nên mình phải vậy , đời anh em mình còn lâu còn dài kiểu gì cũng có đánh nhau nhưng đánh nhau trên thế là mình thắng chứ ko như ukaina mất crimme cho Nga ... tôi nghe điều ấy mừng phát khóc , mình hi sinh cũng được nhưng con cháu mình vẫn còn đất và còn miếng ăn là hạnh phúc lắm rồi ...

Thanked by 3 Members:

#336 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 00:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TanThuyHoang, on 02/06/2014 - 23:52, said:

IQ còn ngắn lắm. thích “ní nuận” làm gì?!

Chính trị thì làm gì có tình nghĩa hay ơn huệ mà mị châu với trọng thuỷ!
Trước tình hình biển đảo dầu sôi lửa bỏng,là con dân VN phải đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau có đâu lại nặng lời,chê bai,chỉ trích lẫn nhau làm gì...
Nếu bạn giận ,tôi sần sàng xin lỗi bạn và chịu nhận IQ ngắn,bạn Tần Thuỷ hoàng nhá!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MRGIO, on 02/06/2014 - 23:54, said:

Thôi chuyện biển đông các ông nói làm gi , VN h yếu hơn khựa nhiều , đánh với nó bây giờ vừa chết nhiều mà liệu có đòi được công lý ko ? đánh nhau với nó thật sự chỉ trên danh dự chứ các nước lớn h nó cũng bắt tay với khưa , vì sao VN ko kiện TQ ra tòa án quốc tế là vì TQ nó nhiều tiền nó đút cho mấy nước kia câm mõm rồi hoãn 5-10 năm xử , trong thời gian đó nó gây sự với VN thì sao " đầu hàng thì mất đất , ko đầu hàng thí đánh nhau thua cũng mất đất " , dân TQ cũng được học TS HS là của TQ nó chắc ko có người yêu nước mà ko dám bảo vệ nước nó ah , tôi thấy cách hành xử VN h là chuẩn
tối nay vừa đi uống bia với thg em bố làm đại tá quân đội ( cả họ nó vào quân đội thì phải ) , nó nói VN mình vũ khí cũng ko phải yếu nhưng thằng khựa nó mạnh quá , mình ko làm gì được , nếu thua nó 1 tý mình cũng đánh bỏ mẹ nó ngay nhưng đây là trứng trọi đá nên mình phải vậy , đời anh em mình còn lâu còn dài kiểu gì cũng có đánh nhau nhưng đánh nhau trên thế là mình thắng chứ ko như ukaina mất crimme cho Nga ... tôi nghe điều ấy mừng phát khóc , mình hi sinh cũng được nhưng con cháu mình vẫn còn đất và còn miếng ăn là hạnh phúc lắm rồi ...
ít ra cũng như bạn!tỉnh táo,ko chia rẽ ,mất đoàn kết..crimme mất là anh em trong nhà cãi cọ mất đoàn kết Nga nó mới có cớ xâm chiếm..còn kiện ra toà nghe đâu TT Ng Tấn Dũng đang xem xét..
Chiến tranh khổ dân chúng ,là việc bất đắc dĩ ko ai muốn.

Thanked by 3 Members:

#337 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 01:41

Hồi nhỏ đi học luôn luôn có những tay đầu gấu chuyên bắt nạt.
Nghiệm ra mấy điều.
1/em nào yếu,tự kỷ ko chơi với ai dễ bị bắt nạt
2/em nào có chút tiền cũng bị bắt nạt
3/ngồi cạnh thằng đầu gấu hoặc là làm tay sai cho nó,cũng bị bắt nạt.
Muốn ko bị bắt nạt
-Có nhiều bạn,lanh lợi,hoạt bác.
-To mồm ,hễ tay đầu gấu đụng vào phải gào lên cho cả lớp nghe
-Lỳ và thật lỳ...,nhất là mấy tay đầu gấu miền Bắc hễ thấy nhịn hay lấn và bắt nạt liên tục ngày này qua tháng khác..
Còn cứ nhịn,im im,tình cảm như bác Phú Trọng nhà mình thì nó bắt nạt cho đẻ con so lun..

Thanked by 1 Member:

#338 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 03:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cự Cơ, on 02/06/2014 - 22:34, said:

Giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Bối cảnh xuất hiện công hàm

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thuyết "estoppel”

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”. Tag: Tranh chấp biển Đông

Theo ĐẠI ĐOÀN KẾT

Mượn


quote name='TanThuyHoang' timestamp='1401727972' post='471088'

"Chính trị thì làm gì có tình nghĩa hay ơn huệ mà mị châu với trọng thuỷ"

"Toà Án quốc tế không rảnh để nghe chuyện tình nghĩa hay ơn huệ trong xử án"

Mang những biện luân trên ra toà án quốc tế thì mất luôn Hoàng Sa và Trường Sa vỉnh viển .
Tàu dư sức phản biện các lập luân trên.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 03/06/2014 - 03:32


#339 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 06:58

Tôi đưa lên đây một số tài liệu mà chưa thấy một luật sư hay đoàn thể người Việt nào đề cập đến vấn đề này; tôi sẽ dịch thoát sau nay mai ...


1. Bản tuyên bố September 4th, 1958 của Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Bản tuyên bố May 15th, 1996 của Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3. Về quần đảo Hoàng Sa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#340 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 07:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 03/06/2014 - 06:58, said:

Tôi đưa lên đây một số tài liệu mà chưa thấy một luật sư hay đoàn thể người Việt nào đề cập đến vấn đề này; tôi sẽ dịch thoát sau nay mai ...


1. Bản tuyên bố September 4th, 1958 của Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Bản tuyên bố May 15th, 1996 của Trung Quốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



3. Về quần đảo Hoàng Sa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo tài liệu trên thì bản tuyên bố năm 1958 của Tàu không đũ tiêu chuẩn pháp lý quốc tế của một bản tuyên bố chủ quyền .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 03/06/2014 - 07:49


Thanked by 3 Members:

#341 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 07:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 03/06/2014 - 01:41, said:

Hồi nhỏ đi học luôn luôn có những tay đầu gấu chuyên bắt nạt.
Nghiệm ra mấy điều.
1/em nào yếu,tự kỷ ko chơi với ai dễ bị bắt nạt
2/em nào có chút tiền cũng bị bắt nạt
3/ngồi cạnh thằng đầu gấu hoặc là làm tay sai cho nó,cũng bị bắt nạt.
Muốn ko bị bắt nạt
-Có nhiều bạn,lanh lợi,hoạt bác.
-To mồm ,hễ tay đầu gấu đụng vào phải gào lên cho cả lớp nghe
-Lỳ và thật lỳ...,nhất là mấy tay đầu gấu miền Bắc hễ thấy nhịn hay lấn và bắt nạt liên tục ngày này qua tháng khác..
Còn cứ nhịn,im im,tình cảm như bác Phú Trọng nhà mình thì nó bắt nạt cho đẻ con so lun..
Bắt nạt còn có một hiệu ứng nữa là quá mù ra mưa.
Hơn nữa còn do giai đoạn phát triển. Tôi hồi nhỏ cũng bị bắt nạt nhưng sau này lớn lên ít bị bắt nạt hơn. Nhìn lại thấy những anh em bắt nạt mình hồi xưa giờ cũng hiền.
Đến nay thì tôi không sợ chính quyền vì tôi sống đúng luật pháp. Tôi không sợ khủng bố vì sợ làm gì. Tôi chỉ sợ Trung Quốc mà thôi.

#342 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 07:52

-Tình nghĩa là cái mà ta vin vào khi phát biểu giữa cộng đồng quốc tế, và ko kiện TQ, ví như "Bát nước đầy". Còn TQ có thèm kể lể tình nghĩa hay ko thì tự hiểu. 79 đánh nhau chí choé thì còn gì mà tình nghĩa.

-VN bây giờ muốn chơi với cả TQ, Mỹ, Nhật, Đối xử bình đẳng với cả 3 (bán tài nguyên thô cho cả 3), TQ có cho hay ko? Hay xem ta là sân sau? Câu hỏi là ta có vì sợ TQ mà ko dám chơi với ai hay ko? Cứ cái kiểu phát biểu trước quốc tế như vừa rồi thì còn lâu mới người ta có lòng tin mà "chơi". Suốt ngày chơi trò có sói tới thì hậu quả là có ngày bị sói làm thịt, ta ko bị thì con cháu bị.

-Ukraine đứng giữa Châu Âu và Nga, suốt ngày lo vòi tiền 2 bên thay gì tự thân phát triển, giờ hãy nhìn kết quả . Do Nga và châu Âu hay do chính bản thân Ukraine "ngoại giao khéo léo". Phụ thuộc 90% rồi đòi giãy ra thì ai mà ko đánh. Ta khuyên Ukraine nên theo Nga 100%, ko chơi với châu Âu, dân Ukraine cấm cãi thì ko có chuyện à?

-Ta càng lúc nợ càng lớn, cứ đà này chỉ có nước phá sản như Ukraine chứ ở đó mà đợi thế hệ sau mạnh lên đòi lại. Lo xây BDS là tinh thần sẽ đòi lại Hoàng Sa hay "in time of peace, prepare for war" à? Có nước nào dân giàu nước mạnh nhờ BDS hay ODA vậy?

-Còn lo bị bán đứng nữa chứ, anh là món hàng có giá thì người ta mới bán anh để đổi lấy lợi ích. Cái lợi ích các nước khi bán biển của VN cho TQ để TQ mạnh hơn, hung hăng hơn là gì vậy? Ta chống bị thằng ất ơ nào đó bán đứng bằng cách ko dám chơi với ai hết, còn TQ làm gì cũng ko dám kiện à? Còn kiện mà cũng sợ bị đánh thì đưng vỗ ngực là ta đây có chính nghĩa.

-Còn cái trò ngoại giao khéo léo thì xưa nay ko phải thế mạnh của VN rồi. Lãnh đạo ta toàn tầng lớp tinh hoa tài giỏi, thế lãnh đạo TQ,US... nó ngu hơn ta nên để ta khéo léo khôn lỏi với cả 2 phe để bảo toàn lợi ích, hưởng lợi từ người à? Ngời ta vừa giỏi hơn, vừa có thực lực hơn ạ. Nên đừng tự kỷ là ta giỏi, ta khéo hơn người nữa. VN có bao giờ chứng mình được là giỏi hơn thiên hạ đâu (đừng cho thắng này kia là giỏi nhé, vì nếu thế chỉ giỏi liều mạng đánh nhau thôi). Hay ta bảo vệ chủ quyền bằng tình nghĩa như 20 năm nay?

Sửa bởi bluebird2304: 03/06/2014 - 08:02


Thanked by 5 Members:

#343 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3868 Bài viết:
  • 24437 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 08:09

Tôi nhớ câu nói của Napoleon
La raison du plus forte est tout jour de la meilleur , không biết có đúng như thế này không nếu sai nhờ các bạn sửa hộ
Lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng
Lenin cũng nói sức mạnh trên đầu súng

Dĩ nhiên không thể là tuyẹt đối , nhưng đúng không những cho nhiều mà là hầu hết các trường hợp.

Dầu ( khôn khéo ) thế nào , giải thích thế nào đi nữa , biết nó là tên từ ngàn xưa chỉ muốn nuốt chửng mình đẩy lui mình xuống tận phương Nam như ngày nay mà mình vẫn bắt tay với nó , cầu cạnh nó , mượn sức người sức của của nó để tiến hành bạo lực ( thống nhất ) gây bao tang thương ảnh hưởng cho nhiều thế hệ , thì dù muốn dù không , đây cũng là một thức tế không thể phủ nhán : bắc cầu cho cọp vào nhà
Bây giờ cọp quay lại cắn mình cũng là một thực tế đang diễn ra không thể gọi nội bộ trong nhà
Con dân Viết phải một lòng thực sự đoàn kết mà tim ra phương án hiẹu quả nhất
Chứ mỗi cá nhân mỗi đoàn thể , mồi nhóm người hay nói mọi người trong nhà cứ gấu ó trách cứ nhau
Tại , bởi , vì , nhưng ......Áy là chúng mình chỉ nó với nhau chứ quan cướp có nghe đâu
Vùng biển đông , bay giò mới gọi là biển đông chứ ngày xưa gọi là biển Nam hải , lập đi lập lại như con vẹt tên gọi của bọn China
Thực tế ta gọi là biển Thái bình Dương ,phía đông vn giáp biển Thái bình Dương là đúng nhất , theo tên biển đã được quốc tế thường gọi Pacific ocean là Thái bình Dương .
Bản đồ nước mình lại giao cho nước ( lạ ) mà mình không chỉnh sửa , nó in sao cứ theo vậy
Thế là thế nào đây .

Thanked by 5 Members:

#344 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 03/06/2014 - 08:22

Theo Dịch lý thì cái gì cũng đến hồi suy vong. Mà một quốc gia bạc nhược như Việt Nam suy vong là điều quá hợp lý. 90 triệu con vượn sống giữa bầy người văn minh để tha hóa loài người ư ?
Hãy để cho Việt Nam chết, chết theo đúng quy luật tự nhiên.

Sửa bởi GumBall: 03/06/2014 - 08:39


Thanked by 1 Member:
ttd

#345 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 03/06/2014 - 09:25

Dẹp đi, đang hưởng thụ cuộc sống thì bảo đi chết vì mấy cái tý dầu vớ vẩn. Anh Khựa hút dầu và bác CS hút có khác gì nhau đâu.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |