bluebird2304, on 22/06/2014 - 13:05, said:


#706
Gửi vào 22/06/2014 - 13:34
Thanked by 1 Member:
|
|
#707
Gửi vào 22/06/2014 - 14:17
Vô Danh Thiên Địa, on 22/06/2014 - 12:29, said:
Nước nào cũng vậy. Nhưng mức độ khác nhau. Vấn đề là dân. Khi dân còn đồng ý thì yên, dân không đồng ý thì loạn. Bây giờ dân đang căm Tàu, chúng tôi không biết chính phủ nhà nước làm thế nào, mất đất mất đảo là lật chính phủ. Quân đội nhân dân có ưu điểm là gắn với dân nên khó có chuyện đảo chính làm phản, nhưng có nhược điểm là khi số đông ra đường trong đó có bố mẹ anh em họ thì họ cũng không bắn được.
Có ông nói vì Mỹ đi đêm với Tàu nên bán đứng miền nam Việt Nam. Đó không phải là nguyên nhân, đó là kết quả của vận động theo quy luật tự nhiên, nằm ngoài ý muốn con người. Có vậy mới có lịch sử, và lịch sử mới có thể dự đoán được. Vì quyền lợi lớn, nước Mỹ phải hi sinh lợi ích nhỏ, chứ họ không rảnh làm chuyện trẻ con yêu ghét. Họ phải làm vậy để kiềm chế và hạ gục Đảng Cộng Sản Nga và liên minh Xô Viết Đông Âu.
Sửa bởi BigBang: 22/06/2014 - 14:22
Thanked by 4 Members:
|
|
#708
Gửi vào 22/06/2014 - 15:51
Sửa bởi haonguyen: 22/06/2014 - 16:05
#709
Gửi vào 22/06/2014 - 16:41
Lê Thanh Dũng
20-6-2014
Trong phạm vi bạn bè, khi trao đổi tình hình thời cuộc, có bạn hỏi mình nghĩ thế nào về cách hành xử của Trung Quốc với Việt Nam. Mình không dám bàn sâu vì không phải là nhà nghiên cứu, chỉ xin kể các bạn nghe những mẩu chuyện chính mình chứng kiến để sẽ dẫn đến kết luận của mình.
Năm 14 tuổi ở Quế Lâm TQ, mình và các bạn từng bu lên cửa sổ xem hai vợ chồng nhân viên đấu tố ông trưởng phòng hành chính bị qui là "phái hữu" bằng cách lấy cái ghế băng phang vào chân ông. Chán chê rồi họ lấy phấn vẽ vòng tròn nhỏ quanh chân ông và bảo không được bước ra. Sau đó hai vợ chồng khoá cửa đi ăn cơm và ngủ trưa. Hôm sau ông này vẫn làm việc bình thường và vẫn là trưởng phòng, đến ngày qui định lại đấu tiếp. Từ bé cho đến bây giờ mình vẫn chẳng hiểu thế nào là phái hữu thế nào là không, chắc ông trưởng phòng và cả các nhân viên cũng thế, trên bảo đánh ai thì đánh thôi.
- Hồi học đại học, cũng ở TQ, một hôm trên đường từ kí túc xá lên lớp học, thấy mọi người quây lại hỏi một sinh viên đang đứng trước cái bàn trên để cái quần dài. Thì ra cậu này ăn cắp cái quần, bây giờ phải đứng đó để trả lời những câu hỏi diễu cợt của mọi người đi qua (toàn sinh viên) Cậu này đỏ mặt phải nghiêm túc trả lời tất cả, xung quanh chuyện cái quần ăn cắp. Và mọi người cười ha hả khoái chí...
- Một lần mình có dự cuộc họp tổ, họ đấu một bạn tơi bời. Trong tổ có một bạn phân tích cậu này sai lầm nhưng có một số ưu điểm... Thế là cậu bênh bạn này bị đấu luôn là phản động, mất cảnh giác, vì "ưu điểm của kẻ sai lầm còn tồi tệ, nguy hiểm hơn cả khuyết điểm của nó..."
- Hồi Cách mạng Văn Hoá (luôn luôn nói là do đích thân Mao Chủ tịch lãnh đạo), trên một tờ hoạ báo có đăng tin và phóng sự ảnh về một gia đình gương mẫu. Đó là gia đình có mấy đứa trẻ học tiểu học, trung học đấu tố bố. Anh cả là sĩ quan không quân về nhà thấy thế, mắng các em và cấm các em làm vậy. Bọn trẻ bèn quay sang đấu anh một cách kiên quyết. Cuối cùng ông anh "thấy sai", cùng các em đấu bố... Một hình ảnh gia đình gương mẫu...
Nhắc lại những chuyện này, mình chỉ muốn đi đến mấy kết luận:
1/ Chuyện vu khống dựng đứng thì không có gì lạ với cái nhà cầm quyền TQ này!!!!
Chính mắt mình đọc thông cáo của Ban chấp hành TƯ đảng CSTQ nói rằng Lưu Thiếu Kì là phản quốc, là nội gián, là kẻ cướp ... Hội nghị toàn thể quyết định khai trừ khỏi đảng và tước mọi chức vụ trong và ngoài đảng... Tiếp tục quét sạch tội ác của Lưu Thiếu Kỳ và đồng bọn... Hội nghi trung ương kêu gọi đi sâu và mở rộng "cách mạng đại phê phán" ! (Nguyên văn như sau :
...全会批准中央专案审查小组"关于叛徒内奸、工贼刘少奇的审查报告"...
全 会对于刘少奇的反革命罪行,表示了极大的革命义愤,一致通过决议:把刘少奇永远开除出党,撤销其党内外的一切职务,并继续清算刘少奇及其同伙叛党叛国的罪 行。全会号召全党同志和全国人民继续深入展开革命大批判,肃清刘少奇等党内最大的一小撮走资派的反革命修正主义的思想。)
2/ Mình đã có lần nói thẳng với một trí thức TQ về chiến tranh biên giới 1979 rằng: “VN nghèo, dân ít, sau mấy chục năm chiến tranh hao người tốn của lại quay sang gây chiến ngay với TQ ư? Ai nghe được không?
Chúng m*y vu cho Lưu Thiếu Kỳ tội gì? Ông chủ tịch nước của chúng m*y đang có ảnh in trên tờ nhân dân tệ cùng Mao Trạch Đông kia, chết như thế nào, bại liệt mà vẫn bị trói đến 6 tháng trời, chết đói và chết bệnh vẫn trong tình trạng bị trói! t*o có bịa hay không thì m*y biết. Với lãnh tụ, với thủ trương, với bạn học, chúng m*y còn đối xử thế thì chúng t*o hàng xóm là cái đếch gì. t*o nói thực, nói hữu nghị thì hữu nghị, được ngày nào biết ngày đó thôi.”
Những kẻ bẻm mép với 16 chữ đen xì, đùm từ TQ về, hì hụi mạ thành 16 "chữ vàng" cắt nghĩa sao đây trước một thực tế là VN ta có hai truyền thống lớn: Một là "truyền thống hữu nghị lâu đời với TQ" (?) ; hai là truyền thống chống ngoại xâm - mà ai cũng biết là đánh bọn xâm lươc Trung Quốc là nhiều !!! Có truyền thống nọ thì không thể có truyền thống kia! Không cần ai chọn cả. Lịch sử chọn rồi, dạy cho rồi!
3/ Con người TQ khi được nhồi sọ đêm ngày thì họ cũng bị méo mó nhân cách. Nhân dân Bắc Kinh hai lần mít tinh lớn hoan nghênh TƯ đảng sáng suốt trừng trị Đặng Tiểu Bình, tên phản động gian ác tầy trời và hai lần mít tinh hoan nghênh TƯ đảng sáng suốt khôi phục cho đồng chí Đặng Tiểu Bình... Khi quật đổ và khi khôi phục đều đưa những lí lẽ sang sảng ầm ĩ ngày nọ qua ngày kia trên báo, trên truyền hình.
Hàng vạn chuyện, bi hài, lố bịch, các bạn từng học ở TQ những năm tháng đó đều biết, kể sao cho hết.
Vụ giàn khoan bây giờ cũng thế, chúng nó bảo tầu VN đâm tầu TQ. Vậy là tầu VN bé hơn, lại lấy hông tầu “đâm” vào mũi tầu TQ rồi “tự lật chìm”. Một kiểu đâm lạ!
Thế mà truyền thông TQ nói ra rả, và dân tin và chửi VN vô ơn kêu gọi chính phủ đánh VN!
4/ Dạy cho VN một bài học. Một câu nói tự phơi bày quan điểm nước lớn, lăng loàn và côn đồ. Nói đến chiến tranh biên giới là chúng nó bao giờ cũng dùng cụm từ “phản kích tự vệ”. Ai công kích mà chúng phải phản kích? Ai làm gì mà phải tự vệ? Cứ thế chúng nhồi nhét cho ăn sâu vào đầu óc người dân.
Một cô giáo sư TQ, giảng dạy đại học hỏi mình: Tại sao VN đánh TQ?
Mình hỏi lại: Tại sao TQ đánh Nhật? (TQ căm Nhật đến xương tuỷ, bây giờ vẫn say sưa làm phim và chiếu phim về chiến tranh chống Nhật).
Rồi mình hỏi tiếp: Nhật sang xâm chiếm TQ và nhân dân TQ đánh Nhật trên đất TQ, phải vậy không?
Cô ta trả lời: Đúng thế.
Mình hỏi tiếp VN đánh TQ ở đâu? Ở Vân Nam, Quý Châu Quảng Tây, Quảng Đông à? Xin thưa, ở trên đất Việt Nam! Tại sao lại thế thì cô tự trả lời.
Đế quốc Nhật không bỉ ổi đến mức bảo quân Nhật sang đánh TQ là phản kích tự vệ!
5/ Trở lại câu chuyện với cậu trí thức. Nhắc lại lịch sử, mình bảo:
- Hồi đó Mao Trạch Đông nói với Nixon: “Anh không động đến tôi thì tôi không động đến anh.” Phải thế không?
- Đúng thế.
- Thế Mỹ có động đến TQ không?
- Không. Quả thực là Mỹ không xâm phạm TQ.
- Trong chiến tranh VN, hạm đội Mỹ quần thảo ở biển Đông là không xâm phạm vào lưỡi bò, không xâm phạm “vùng lợi ích cốt lõi” của TQ chứ gì? Vậy là m*y thừa nhận vùng biển đó không phải là của TQ nhá. “Nix không đụng Mao thì Mao không động Nix” mà!
6/ Thực tế mọi “lí lẽ” mà TQ đưa ra là để nói với dân nước nó mà thôi. Người ta bảo một việc không có thật mà nói chục lần trăm lần là thành sự thật, Mao nói một câu nổi tiếng: “Nhân dân là tờ giấy trắng” với hàm ý là viết cái gì vào cũng được.
Cho nên mới có chuyện Đặng lên voi xuống chó đến mấy lần mà lần nào cũng do sáng suốt của trung ương; mới có chuyện đánh VN là “phản kích tự vệ”…
7/ Về chuyện TQ bảo VN “vô ơn”. Trước hết phải nói rằng chỉ có kẻ nào hẹp hòi, nhỏ nhen và có âm mưu gì đó khi giúp người khác mới hay kể công. Người vô tư không bao giờ kể lể.
Chúng mình, hàng ngàn người đã từng nhiều năm học ở TQ không bao giờ quên những gì chính phủ và nhân dân TQ đã cưu mang giúp đỡ mình. Nhưng tại sao vẫn thấy không thế gắn bó khăng khít được. Có lẽ không giống tình cảm của các bạn học tại các nước khác. Mình đã từng nói, có rất nhiều tính từ đẹp đẽ để nói về tình bạn và tình hữu nghị, với TQ cũng vậy, có đủ mọi tính từ đẹp để mô tả, nhưng chỉ riêng hai chữ TIN CẬY thì, xin lỗi, không! Rất tiếc đó lại là từ đẹp nhất.
Chúng tôi không vô ơn. Nhưng nhà cầm quyền TQ đã đặt đối lập tình hữu nghị và lòng yêu nước, muốn chúng tôi chỉ được chọn một không được chọn cả hai! Vậy chúng tôi bỏ lòng yêu nước mà chọn tình hữu nghị chắc?
Đâu phải lỗi tại chúng tôi!
Trong một bài viết, mình đã kể: “... hơn nửa thế kỷ trước mình đã đến Trung Quốc. Khi đó đối với mình-đứa bé mười bốn tuổi, nước Trung Hoa mới cái gì cũng hay cũng đẹp, người Trung Quốc ai cũng tử tế nhân hậu. Chân tình lắm, cảm động lắm… Thế rồi mình học ở đó hàng chục năm, học được nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật và vỡ ra nhiều điều về nhân tình thế thái, các thầy các bạn, những con người cụ thể, đáng yêu đồng thời cũng là nạn nhân của hàng chục “cuộc vận động chính trị” mà nội dung là đấu tố, hành hạ về tinh thần và thể xác con người. Cách nhìn Trung Quốc của mình khác dần đi. Cho đến năm 1979 sau cuộc xâm lược trắng trợn của bọn con cháu Mã Viện, Vương Thông thì chẳng còn gì tốt đẹp nữa. Biết làm sao, một người yêu Tổ Quốc mình yêu nhân dân mình, có thể có cách nhìn nào khác đối với kẻ giết dân mình, cướp nước mình ngoài sự ghê tởm và căm thù, ít ra là đối với cái chế độ đó."
8/ Chuyện cái công hàm Phạm Văn Đồng thì hãy tạm gạt sang một bên cái lí cái lẽ, điều đó để cho các nhà chuyên môn làm. Trong chuyện này TQ lộ nguyên hình bộ mặt một người “bạn” tởm lợm. Chuyện xảy ra trong một bối cảnh hữu nghị thân thiết, trong ảnh chụp, ai cũng tươi cười vậy mà đã bị lợi dụng để biến thành tranh chấp ngôn từ và tiếp theo là lãnh thổ!
Hãy khoan nói về sự ngây thơ hay ngây ngô về chính trị, cùng với hàng ngàn thí dụ khác có thể chứng minh TQ không bao giờ có thể là bạn tin cậy. Và nên nhớ rằng trong hồ sơ của chúng nó còn nhiều, nhiều lắm, ảnh chụp, chữ viết, văn bản con dấu… Đừng có sa đà để rồi luôn luôn phải bị động chống đỡ. Hãy bỏ ảo tưởng hữu nghị đi mà đập thẳng vào mặt nó.
Người TQ, trong văn chương thích nói hai chữ "quân tử" như một nhân cách đáng trọng. Vậy trong quan hệ với VN và trong chuyện Biển Đông, có mảy may gì quân tử không?! Một bộ mặt tráo trở, ba que, xỏ lá, ti tiện, đểu giả, hèn mạt... trọn vẹn, đúng nghĩa.
Không có công hàm Phạm Văn Đồng thì chúng sẽ kiếm cái khác, không có gì cả thì chúng làm liều, như cái đường lưỡi bò khoanh hết biển đông thì dựa vào công hàm nào?
Lý lẽ chỉ là công cụ từng lúc của chúng nó thôi, khi không cần thì chúng vứt sọt rác.
Xin phép nhắc lại câu mình từng viết trên một bài khác: Trung Quốc bao giờ cũng lấy sự kìm hãm, phá hoại Việt Nam làm quốc sách. Đồ ăn ôi thối độc hại ùn ùn trút sang Việt Nam có thể đổ cho thương lái nhưng tiền giả đổ sang ta bấy lâu thì do ai in? Trung Quốc quản lý tài giỏi thế mà không cấm nổi mấy vụ thu mua rễ hồi, sừng trâu, móng trâu, bán vũ khí gây án, phân hóa học giả làm hại người bạn truyền thống hữu nghị lâu đời sao? Chính hắn là thủ phạm chứ ai! Nếu cứ miễn cưỡng coi Trung Quốc là bạn thì không bao giờ là bạn tin cậy cả. Ông cha ta dạy thế, đừng đòi khôn hơn ông cha mà thành kẻ m*t d*y.
Trung Quốc rắp tâm kìm hãm Việt Nam, muốn Việt Nam luôn luôn trong tình trạng nghèo nàn về kinh tế, bất ổn về chính trị xã hội. Họ nghĩ, như vậy những người lãnh đạo Việt Nam sẽ luôn luôn bị dân xa lánh, phải phụ thuộc vào họ, để cho họ ép thực hiện những gì họ muốn.
Trung Quốc thật lòng muốn Việt Nam là một nước độc lập tự do và giàu mạnh ư?
Ai tưởng rằng Trung Quốc nghĩ thế thì hoặc là ngu hoặc là điên, hoặc là… Trung Quốc cho tiền và bảo nói thế.
L.T.D.
Tác giả gửi BVN
Sửa bởi pth77: 22/06/2014 - 16:42
Thanked by 6 Members:
|
|
#710
Gửi vào 22/06/2014 - 16:44
Giờ nhao nhao, háo hức với chiến tranh. Chiến game half life nhiều quá hem phân biệt đâu thực đâu ảo nữa à. Giới trẻ mà thông minh, có trí tuệ thì đất nước nó chẳng đến nỗi tệ như vầy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#711
Gửi vào 22/06/2014 - 21:56
Định không u ơ gì về ngày 21-6, lờ tịt đi, vì thấy mình không liên quan, nhưng từ hôm qua nhận được nhiều lời chúc mừng quá nên thấy cần phải đáp lễ và nhân tiện thanh minh.
Tôi gắn bó với báo chí từ bé. Ba tôi mở cửa hàng bán sách báo từ khi tôi còn nhỏ xíu. Bài viết đầu tiên của tôi đăng trên báo năm 15 tuổi, cơ quan đầu tiên trả lương hàng tháng cho tôi là một tòa soạn báo, những bạn bè thân yêu nhất, những kỷ niệm trong sáng nhất, những ngày làm việc căng thẳng và hồ hởi nhất trong thời gian ở Việt Nam đều gắn bó với nghề báo. Như mọi người cầm bút ở đây, không ai dạy nhưng tôi tự biết cái gì được viết và cái gì không bao giờ được viết. Khi trở thành Thư ký tòa soạn thì tự động biết cái gì được duyệt và cái gì không bao giờ được duyệt. Cái sự biết ấy tự nhiên như thể sinh ra là đã có, như một bản năng, không cần ai dạy dỗ.
Sau này, mãi sau này, tôi mới gọi tên được nó: đó là nỗi sợ hãi.
Khủng khiếp hơn, nỗi sợ hãi mà tôi có chỉ là sự tiếp nối của tinh thần phản kháng bị thất bại của thế hệ đi trước. Những bậc cha chú làm báo đã bị trày xước vì phạm húy, tàn tật vì viết những điều phạm thượng, trả giá quá đắt vì dám mở cửa căn phòng bí mật thứ 7 mà con yêu râu xanh không cho phép. Bị cưỡng hiếp cho đến thân tàn ma dại mà không được chết, họ lê lết thân xác trọng thương đến hết chặng đường còn lại của nghề báo, và truyền lại sự đớn đau bại trận ấy cho những kẻ tiếp nối. Bị đô hộ bởi nỗi sợ hãi, tôi và rất nhiều người thế hệ kế tiếp không hề còn tồn tại ý nghĩ phải đấu tranh nữa, mà tự động kiểm duyệt chính mình, tự động trở thành một con yêu râu xanh cưỡng hiếp những khát khao của chính mình.
Từ lâu tôi đã không còn tự hào về ngày 21-6 nữa. Đó là ngày ba tôi mất, trước khi mất, ông nói: “Trên đời chỉ có hai nghề cao quý, nghề thầy thuốc và nghề nhà giáo”. Cả hai nghề tôi không theo, mà theo một cái nghề ba ghét cay ghét đắng, ghét đến nỗi kể cả khi tôi đã thành một cô sếp con con ở tòa soạn, mỗi lần tổng biên tập và phó tổng sang cửa hàng của ba mua sách đều bị ba gắt gỏng, kêu là các anh làm hỏng con tôi. Giờ thì tôi hiểu, nghề thầy thuốc có thể cứu mạng, nghề nhà giáo có thể cứu tâm hồn, còn nghề nhà báo ở VN chỉ tự cứu lòng tự trọng nghề nghiệp của chính mình thôi cũng đủ kiệt sức.
Từ lâu tôi không còn tự hào về ngày 21-6 nữa. Đó là ngày báo chí CÁCH MẠNG, là ngày mà nhà báo được vinh danh như những CÔNG CỤ của chính quyền chứ không phải những nhà báo chân chính. Tôi cho rằng ngày 21-6 là một sự xúc phạm đến tư cách nghề nghiệp của các nhà báo chân chính, đánh tráo khái niệm, cưỡng bức danh tính của hàng triệu người vẫn đang cố gắng cầm bút vì chân lý, sự thật và khách quan.
Tôi đề nghị trả lại tên cho ngày 21-6, trả lại tên cho tôi và các đồng nghiệp. Chúng tôi là nhà báo chứ không phải nô lệ cao cấp của một chế độ cầm quyền.
---------------------------------------------------
1. Trên bậc thang tự do báo chí, Việt Nam xếp thứ 174/177
2. Ngày 21.6.2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý đổi tên Ngày báo chí Việt Nam thành Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
3. Gần 700 cơ quan báo chí ở VN có chung 1 Tổng Biên Tập, chịu sự chỉ đạo chung của Ban Tư Tưởng Văn hóa Trung Ương . Mỗi tuần các Tổng Biên Tập đều có cuộc họp chung với Ban Tư Tưởng để thống nhất về đường lối tuyên truyền.
NHÀ BÁO NGUYỄN PHƯƠNG MAI
Thanked by 1 Member:
|
|
#712
Gửi vào 22/06/2014 - 22:30
Tác giả: Phan Kim Thanh.
#713
Gửi vào 23/06/2014 - 00:23
đất nước ta nhộm nhoạm vậy. phải làm gì bây giờ?
@ msg711: tên gì chẳng được, thống nhất một hướng cũng tốt chứ sao?
Thanked by 1 Member:
|
|
#714
Gửi vào 23/06/2014 - 08:21
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan – Ảnh: Độc Lập
Đây là nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, tại cuộc tọa đàm “Tình hình an ninh biển Đông hiện nay” do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức sáng 20.6 tại Hà Nội.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết qua trao đổi, nhiều học giả của Việt Nam cho rằng từ nay đến thời điểm 15.8, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vị trí hiện nay do không muốn để giàn khoan làm mục tiêu cho thế giới chỉ trích. Tuy nhiên, hướng đi sắp tới sau khi rút đi giàn khoan Hải Dương-981 là rất khó dự đoán.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, có 3 kịch bản mà Trung Quốc sử dụng với giàn khoan Hải Dương-981 trong thời gian tới gồm: rút ra vùng biển quốc tế, rút về vùng biển của Trung Quốc và nguy hiểm nhất là vẫn duy trì giàn khoan này ở trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kéo hướng về phía quần đảo Trường Sa.
Tại các vị trí mà giàn khoan Hải Dương-981 đã “khảo sát, thăm dò”, Trung Quốc có thể đưa vào đó những giàn khoan khác cùng lực lượng tàu bảo vệ, tàu cá… “Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ hợp tác với một bên thứ ba để khai thác, hoạt động. Đó là lúc họ hiện thực hóa việc xâm chiếm vùng biển của Việt Nam cả trên mặt biển, trên không và dưới đáy biển”, thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Theo nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh hòa bình buộc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, đỉnh điểm của những căng thẳng trên biển Đông vẫn còn nằm ở phía trước. “Trung Quốc hiện mới đang tung ra những quân tốt, quân mã cho ván cờ của mình mà chưa đưa ra xe, pháo… ”, thiếu tướng Cương nói. Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng khẳng định Việt Nam muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình nhưng không hề sợ hãi nếu buộc sử dụng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình.
--------------------
Đợi mãi mới thấy tuyên bố nghe được được một chút.
#715
Gửi vào 23/06/2014 - 08:46
NƯỚC MỸ LÂM NGUY MẤT RỒI
------------------
Nước Mỹ có thể mất bất cứ lúc nào
Phiếm luận của Nguyễn Tường Thuỵ – 21/6/2014
Hôm đến thăm tòa soạn báo Người Việt ở California, một chị trong Ban biên tập hỏi mình: “Cảm tưởng của anh từ khi sang Mỹ?”, mình trả lời luôn:
-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào.
Mọi người hoảng sợ và chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé.
Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà chỉ nhõn cái tên: Mỹ. Ít ra, phải có chữ mỹ miều nào đó đi kèm như “Nhân Dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.
Không có những chữ ấy đã đành, còn không có cả mục tiêu, kiểu như hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nữa. Sợ à? Thì cứ hô lên, thiên hạ không tin thì cũng có vài thằng tin. Vài thằng còn hơn không. Cứ nói đại, còn dân không giàu, nước không mạnh, cũng chẳng có độc lập, không có tự do hạnh phúc thì đã chết ai. Hình như Mỹ chẳng thuộc câu: “điều gì không đúng, nói mãi rồi người ta cũng tin”
Ở các đường phố Mỹ, người ta không biết trương lên các biểu ngữ như “Nước Mỹ muôn năm”, “đảng (đảng gì nhỉ, hi hi) quang vinh muôn năm” hay “Tổng thống Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Cờ Mỹ chỉ treo ở công sở, cấm có mang phơi bày ra giữa các dải phân cách trên đường giao thông để nhắc nhở đây là nước Mỹ bao giờ.
Thời gian mình ở Mỹ, cả 3 buổi sáng, chiều, tối, không làm việc thì giao tiếp nên thường xuyên long nhong trên đường. Mặc dù trước khi sang đây mình ra sức hình dung nhưng không tránh khỏi những điều lạ, nó chẳng giống như môi trường quen thuộc mình đã sống. Vì thế, mình càng lo cho nước Mỹ.
Đất nước gì mà ngay cả thủ đô cũng chẳng trông thấy mống cảnh sát nào, cứ như là một vùng đất hoang không có ai quản lý vậy. Lúc anh lái xe chở mình từ sân bay về chỗ ở, chỉ thấy xe hơi là xe hơi. Dân cứ thế lái, chẳng có ai chỉ đường, phân luồng hay giám sát giao thông. Mình căng mắt ra nhìn vào lề đường với hy vọng túm được chú cảnh sát nào đó đang núp lùm. Nhưng hỡi ôi, cây thì nhiều nhưng toàn là cây thưa lá, thì núp ở đâu. Nhưng mãi rồi cũng thấy có một chỗ khuất. Mình nhắc anh lái xe:
-Chầm chậm thôi anh, coi chừng lùm cây, chú ý cảnh sát…
Anh quay sang mình 1 giây như không hiểu gì rồi lại chăm chú vào tay lái.
Mãi rồi quen. Đúng là ở Mỹ, họ không cho cảnh sát đứng đường thật. Mà không cho đứng đường thì làm gì có thu nhập thêm. Không có thu nhập thêm thì làm sao khuyến khích được sự tận tụy của nhân viên cộng lực. Cảnh sát sẽ sinh ra trễ nải với công việc thì bảo vệ chế độ làm sao. Lẽ ra phải có chính sách kích thích họ sao cho ngày nghỉ cũng tranh nhau đi làm nhiệm vụ, lăm le trực thay đồng nghiệp khi đồng nghiệp mới chỉ nhức đầu, sổ mũi. Chiến sĩ không có thu nhập thêm thì lấy chi cống nạp, sếp tiêu bằng cái gì ngoài lương, chỉ đạo cấp dưới phá án làm sao mà sáng suốt được. Ở Việt Nam, ấy chết, nói nhầm, ở nước khác á, điều một cảnh sát ra đứng đường sếp thu ít ra cũng dăm nghìn đô. Tiêu hết, sếp lại “luân chuyển cán bộ”, thu thêm. Mới biết Mỹ to xác nên ngờ nghệch, làm sao nghĩ ra được những cái mẹo ấy.
Cảnh sát đã vậy còn tình hình dân phòng cũng không khá hơn. Vào các khu thương mại và ở cả những chỗ hàng quán quây ra vỉa hè nữa, chẳng thấy dân phòng vung vẩy dùi cui đuổi chợ. Mà lực lượng này cần gì phải trả lương vì nó tự trang trải được. Nó đói thì bắt trứng lộn, trái cây mà ăn, khát thì bắt cô ca, pep si mà uống, no rồi thì chia nhau mang về cho vợ tuồn sang chợ khác. Hôm nào dân sợ quá, không dám bày hàng ra, không thu được gì thì cũng giải quyết được khâu oai, tăng cường nỗi sợ hãi từ dân đối với chính phủ. Không nuôi dưỡng lực lượng này, nếu có biến xảy ra thì huy động sao đây. Cái đám lúc nhúc ấy, nếu sử dụng vào việc dẹp biểu tình, giải tán đám đông, cưỡng chế đất cũng được việc đáo để chứ.
Mình nhập cảnh vào Mỹ cũng chẳng ai thèm để ý. Ít ra, mình cũng từ nước cộng sản sang nước đế quốc. Cộng sản với đế quốc là kẻ thù của nhau, một mất một còn. Mặc dù kiểm tra an ninh rất kỹ, không phát hiện ra vũ khí, vật dụng kim loại nhưng làm sao biết đầu óc mình đang nghĩ gì. Lẽ ra, ngay từ sân bay, họ phải cho người theo dõi xem thằng cha Việt cộng ấy hành tung ra sao, ẩn náu ở đâu, móc nối cấu kết với thế lực thù địch nào chứ.
Hai ngày đầu tiên, mình được bố trí ở một nhà ngoại thành. Chủ nhà giành cho mình một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi. Mỗi lần ra khỏi phòng, mình chỉ khư khư tấm hộ chiếu như lá bùa hộ mệnh, lại còn kẹp sẵn hai tờ 20 đô la vào nữa, phòng khi công an hay tổ trưởng dân phố đến hỏi thì nhanh nhảu trình ngay để gây thiện cảm.
Chiều tối, mọi người đến chơi đông lắm. Nhưng mình miệng vẫn nói chuyện còn lòng dạ thì không yên. Nhớ hôm nhà mình tụ tập đông người, nhờ có “tai mắt của nhân dân” mà bọn chúng biết Thúy Nga đang ở đây nên mới mai phục đánh cho mẹ con Nga một trận khi mới ra khỏi nhà mình chừng dăm phút. Nghĩ thế, thỉnh thoảng mình ra ngoài nhìn quanh xem có thấy hàng xóm rình rập gì không. Khách đến chơi, ô tô để đầy phía trước tức là rất bất thường sao lại không có người rình cơ chứ. Phát hiện thấy một phần tử người nước ngoài, lại thuộc quốc gia cộng sản đang ẩn náu ở đây mà trình báo, nếu không được thưởng thì cũng tăng thêm uy tín với chính quyền. Nơi mình sống, nhà nào có người làm cán bộ chính quyền, công an, hay dân phòng thì tự hào và yên tâm lắm, khối người nhờ vả. Nếu không có thì tìm cách quen thân. Nhà mình không thân được ai nên đành chịu.
Cuối cùng, mình lén chốt chặt cửa lại nhưng thỉnh thoảng vẫn đánh mắt ra phía ngoài, chỉ sợ công an đến kiểm tra đột xuất. Nghĩ lại hôm 25/9/2013 công an phá cửa nhà mình xông vào bắt Phương Uyên rồi bắt luôn cả 9 người khác mà kinh hãi đến tận bây giờ. Nhỡ ra công an Mỹ lấy lý do kiểm tra hộ khẩu, xông vào bắt mình nện cho một trận rồi tống lên máy bay áp giải về Việt Nam thì hỏng hết việc, chưa ra trận mà đã thành tù binh.
Khách đã về hết, chỉ còn mình với chủ nhà. Lúc này đã 10 giờ nhưng không thấy anh có vẻ gì lo đến việc khai báo lưu trú. Định nhắc, lại sợ anh cho mình là nhà quê. Đành gợi ý khéo bằng cách tỏ ra rằng mình có thể là đối tượng cảnh sát quan tâm để anh đừng quên việc trình báo, mình bảo:
-Ngày xưa tôi có 5 năm ở chiến trường…
Có vẻ như anh chẳng để ý gì, mình tỏ ra nguy hiểm hơn:
-Tôi ra trận, đánh nhau hăng lắm, cũng được mấy danh hiệu dũng sĩ.
Nhưng anh chỉ bảo:
-Từ chiều đến giờ, mải nói chuyện, anh chưa ăn, tôi làm cái gì cho anh ăn nhé.
Mãi rồi mình cũng biết, ở đây không có qui định khai báo tạm trú lưu trú gì ráo trọi. Tóm lại, hộ chiếu của mình chỉ phải chìa ra mấy lần khi xuất, nhập cảnh, ngoài ra chẳng ma nào thèm hỏi đến. Quản lý lỏng lẻo thế này, làm sao tránh khỏi thế lực thù địch trà trộn vào dân phá hoại cơ chứ.
Tuy vậy cái dở nhất của nước Mỹ là làm cho dân nhờn. Quốc hội gì mà ai ra vào tùy thích, sao tránh khỏi mất thiêng. Lại còn rồng rắn mang theo mỗi người cốc cà phê hay nước uống vào Quốc hội nữa chứ. Đi cũng uống, ngồi cũng uống, mỏi tay thì để cả lên bàn toàn tài liệu, chẳng ra cái vẻ uy nghiêm của cơ quan quyền lực cao nhất nước gì cả. Không có hàng rào cảnh sát gườm gườm, đầy sát khí mỗi khi thấy ai có vẻ dân thường mon men đến gần. Mình ra vào nhà Quốc Hội mấy lần, chỉ họ thấy kiếm tra xem những thứ mang theo có gì có thể gây ra nguy hiểm thôi chứ hoàn toàn không kiểm tra giấy tờ xem là ai, quan hay dân thường, có ai là đối tượng theo dõi không, chủ quan đến thế là cùng.
Hôm đầu, mình cứ nem nép đi theo mấy cháu, thấy chúng nó vào đâu, mình mới dám vào. Sau quen dần, mình xông khắp nơi, vào cả phòng tổng thống cầu nguyện, đứng ở nơi tổng thống tuyên thệ nhậm chức chụp ảnh, chụp chán rồi nằm khèo lên đi văng hóng cái không khí thoáng đãng, chẳng thấy ai thèm nhắc nhở
Buổi điều trần ở quốc hội, khi một ông nghị phát biểu, mình thấy bà Sanchez đứng nép sang một bên vui vẻ chờ đến lượt mình. Nghe nói bà có nhiều người giúp việc, thế mà không có đứa nào chạy đi bê ghế xun xoe đặt vào mông bà. Nếu ở ngoài trời chắc cũng chẳng đứa nào chịu cầm ô che. Hình như đám giúp việc chẳng hãi bà tí nào, chẳng sợ bà đuổi việc hay sao ấy.
À, còn ở Hollywood, dân chúng nặn cả tượng tổng thống đương nhiệm bằng sáp mới táo tợn chứ. Obama đứng, cười nhăn nhở, chìa tay ra cho ai muốn bắt thì bắt. Nhạo báng lãnh tụ đến thế là cùng, hỏi sao dân không nhờn. Mình bắt tay chụp hình xong, xoa đầu gã một cái để thử phản ứng nhưng không thấy cảnh sát nào chạy đến xốc nách dong đi.
Tóm lại, ở Mỹ, hệ thống chuyên chính vô sản, à quên, chuyên chính… tư sản tê liệt, không thấy hoạt động, quan và dân đều như nhau, thậm chí quan còn khổ hơn. Đó là điểm yếu chết người của Mỹ. Nếu không biết làm cho dân sợ thì sao tránh khỏi chuyện biểu tình không theo định hướng, rồi cứ đà này, dần dần dân chúng nó lật nhào chế độ lúc nào không biết ấy chứ.
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Thanked by 3 Members:
|
|
#716
Gửi vào 23/06/2014 - 15:21
AT-M Ad
Đây là World Cup, chứ không phải một trận đấu giao hữu tại Việt Nam”, trung vệ Raul Albiol cho biết trong cuộc họp báo trước trận đấu giữa Tây Ban Nha - Australia.
“Bò tót” đã chính thức bị loại sau 2 trận thua mất mặt trước Hà Lan và Chile. Trận đấu cuối cùng với Australia hôm nay chỉ còn mang tính chất thủ tục. Tuy nhiên, Raul Albiol vẫn khẳng định đây là một trận đấu quan trọng với Tây Ban Nha và anh cùng các đồng đội sẽ thi đấu hết mình.
Trung vệ Raul Albiol có lẽ chưa xem bóng đá Việt Nam nhưng vẫn lôi ra để chê bai. Ảnh: Zimbio. lôi bóng đá Việt Nam ra chê bai
Trung vệ Raul Albiol có lẽ chưa xem bóng đá Việt Nam nhưng vẫn lôi ra để chê bai. Ảnh: Zimbio.
“Động lực cho trận đấu này là nó diễn ra ở một kỳ World Cup. Chúng tôi phải giành chiến thắng vì không muốn xếp cuối bảng. Đây là trận đấu tại World Cup chứ không phải một trận giao hữu tại Việt Nam. Chúng tôi đại diện cho một quốc gia và phải làm mọi thứ để giành chiến thắng”, tờ Guardian (Anh) dẫn lời Albiol.
Việc bóng đá Việt Nam bị lôi ra mỉa mai không phải chuyện hiếm tại xứ bò tót. Cách đây vài ngày, khi Tây Ban Nha chính thức bị loại sau trận thua 0-2 trước Chile, truyền thông nơi đây đã bình luận: “Đừng nói Chile, ngay cả Việt Nam cũng đủ sức đánh bại Tây Ban Nha”.
Bóng đá Việt Nam bị khinh nhờn tại Tây Ban xuất phát từ… Jose Mourinho. Năm 2009, khi dẫn dắt Inter Milan, người đặc biệt khi nhận định về thực lực các đội bóng ở Serie A đã phát biểu: “Năm nay, cả Juventus lẫn AC Milan đều có khá nhiều sự thay đổi về đội hình. Chúng tôi đã từng đánh bại Milan tại đất Mỹ và cũng có 45 phút đọ sức cùng Juve. Họ đều không phải là đối thủ dễ đánh bại. Muốn giành chiến thắng ở bất kỳ giải đấu nào cũng không hề dễ dàng, kể cả ở… Việt Nam”.
Khi sang dẫn dắt Real Madrid, Mourinho tiếp tục tái diễn điều này. Hôm 20/12/2010, quá tức giận trước việc trọng tài rút 1 thẻ đỏ, 8 thẻ vàng đối với Real Madrid trong trận thắng nhọc nhằn Sevilla, vị HLV người Bồ Đào Nha đã cạnh khóe: “Đây là một trận đấu đáng quên. Trọng tài đã mắc 13 lỗi nghiêm trọng. Nếu là một khán giả, tôi sẽ không bao giờ bỏ tiền ra để mua vé xem trận đấu này. Còn nếu ở nhà, tôi chắc chắn sẽ chuyển kênh để xem một trận đấu ở tận Việt Nam còn hơn”.
Trước đó, vào cuối tháng 9/2010 khi bình luận về trận giao hữu Tây Ban Nha thua Argentina 1-4 tại Buenos Aires, tờ AS cho biết: “Trong 15 phút đầu các nhà đương kim vô địch thế giới chơi không khác gì Việt Nam”. Ở trận đấu đó, TBN đã để thua 2 bàn chỉ sau 13 phút với vô số sai làm ở hàng phòng ngự.Hùa theo “người đặc biệt”, 2 tờ báo hàng đầu của Tây Ban Nha là AS vàMarca cũng thi nhau chê bóng đá Việt Nam không tiếc lời. Năm 2011, phản ứng trước việc Del Bosque triệu tập Torres, Llorente, Negredo và Villa vào ĐTQG mà bỏ qua các chân sút đang đạt phong độ cao là Soldado và Raul, tờMarca đã giật tít: “Phải chăng Raul và Soldado là người Việt Nam hay sao mà không được gọi là tuyển TBN?”.
Nguồn:
Trong khi các em gái VN lại thần thánh các chàng lẵng tử TBN.
Sửa bởi bluebird2304: 23/06/2014 - 15:22
Thanked by 3 Members:
|
|
#717
Gửi vào 23/06/2014 - 23:22
Một vài tờ báo Trung Quốc tự hào tuyên bố rằng dù không có mặt tại World Cup, nhưng chính các nhà máy nước này đã góp phần tạo ra giải đấu. Họ đã đúng. Bóng được khâu tại đây, giày được khâu tại đây. Nhưng có đáng tự hào không, lại là một vấn đề khác.
Một buổi sáng tháng 11/1999, một cô gái nhảy từ tầng 8 của tòa nhà B trong nhà máy giày Yue Yuen, Đông Quảng xuống đất. Đó là một công nhân của nhà máy, nhưng không ai biết tên cô ta: cô gái đã dùng chứng minh thư của một người khác để xin vào làm việc, có lẽ vì cô chưa đủ 18 tuổi theo luật.
Đó chỉ là một trong số hàng chục người đã nhảy từ các tầng cao của nhà máy Yue Yuen xuống đất kể từ khi nó được thành lập vào năm 1989.
Yue Yuen, thuộc tập đoàn Pou Chen (Đài Loan), là nhà máy đã góp phần tạo nên Olympic, EURO, World Cup hay rất nhiều sự kiện thể thao toàn cầu khác. Đó là nhà thầu của Adidas, Nike, Reebok và Puma, bốn cái tên thâu tóm gần như toàn bộ thị trường giày thể thao thế giới.
Cũng tháng 11 năm 1999 ấy, một công nhân tên là Liu Xiaoling, làm việc trong bộ phận khâu-cắt của dây chuyền sản xuất giày Adidas, bị ốm. Ba lần, Liu đến gặp quản lý để xin được nghỉ, và cả ba lần đều bị từ chối. Cô phải ở lại làm việc đến khi tan ca, là lúc 1 giờ sáng. Ngày hôm sau, các công nhân khác tìm thấy xác của Liu trong toilet. Khoản tiền bồi thường mà Yue Yuen trả cho gia đình là 5.000 nhân dân tệ.
Đó là những câu chuyện mà người ta có thể đọc trên trang web của China Labour Watch, một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ đã theo dõi tình trạng lao động tại Trung Quốc nhiều năm nay. Rất có thể một ai đó trong số những người này, đã khâu lên những đôi giày mà Messi, Beckham hay Michael Ballack từng đi.
“Áp lực lúc nào cũng tăng” – một quản lý của nhà máy than phiền vào năm 2000 – “Bây giờ họ luôn miệng nói về quyền con người, về phúc lợi. Năm 1989 chẳng ai nói về điều đó cả. Đó là thời hoàng kim của tôi”.
Thời hoàng kim của các lãnh đạo nhà máy Yue Yuen có vẻ như còn lâu mới đi qua. Bởi cho đến tận 14 năm sau, công nhân của Yue Yuen vẫn còn phải đình công để đòi tiền bảo hiểm xã hội. Tháng 4 vừa qua, 50.000 công nhân của nhà máy này đã tạo nên một trong những vụ đình công lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Họ tin rằng tiền bảo hiểm xã hội của mình đã liên tục bị cắt xén trong hàng thập kỷ, và nhà máy nợ họ hàng tỷ nhân dân tệ.
Biểu tình chống bóc lột sức lao động tại nhà máy Yue Yuen
Tổng giám đốc Adidas, Herbert Hainer tất nhiên không thể hài lòng về những đòi hỏi đó. Năm 2008, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí Đức, ông cho rằng lương của công nhân Trung Quốc đang quá cao. “Mức lương tại Trung Quốc, vốn được quy định bởi chính phủ, đang trở nên quá cao” – Hainer phàn nàn – “Chúng tôi sẽ mở nhà máy ở Ấn Độ. Việc sản xuất sẽ được đưa sang Indonesia, Lào và Việt Nam”.
Tại Việt Nam, tập đoàn chủ của nhà máy Yue Yuen, Pou Chen, cũng có một khu công nghiệp rất lớn tại TP.H.C.M.
(phần kiểm dịch)
Tại thời điểm Hainer nói câu này, năm 2008, nhiều công nhân của Adidas ở Phúc Châu đang nhận khoảng 150 nhân dân tệ mỗi tuần.
Adidas và cả Nike chưa bao giờ thực sự thoát khỏi những cáo buộc về sự bóc lột sức lao động của công nhân các nước nghèo. Mọi thứ bắt đầu gây sự chú ý từ năm 2000, khi báo chí phương Tây khui ra việc Adidas đang sử dụng các lao động trẻ em tại Indonesia, ép những đứa trẻ 15 tuổi phải làm 15 tiếng mỗi ngày, trả ít hơn 60 USD/tháng (dưới mức tối thiểu của Tổ chức Lao động quốc tế), và không cho công nhân được nghỉ ốm.
Một vài sự thay đổi đã được tạo ra. Cho đến thời điểm này, không còn cáo buộc nào cho việc Adidas dùng lao động trẻ em. Nhưng mức lương và điều kiện làm việc của nhiều công nhân trong các nhà máy sản xuất cho hãng này, vẫn là điều bức bối. Những scandal của họ vẫn liên tục xuất hiện.
Năm 2012, đã có cả một chiến dịch truyền thông xã hội yêu cầu tẩy chay hàng Adidas vì nhiều người tin rằng Olympic London 2012 đã được tạo ra bởi các “sweatshop” – từ ám chỉ những xưởng bóc lột sức lao động của công nhân nghèo. Trong vụ đình công ở nhà máy Yue Yuen, ở khắp nơi trên thế giới, người ta đã tiến hành các vụ biểu tình ở những cửa hàng của Adidas.
"Bóc lột" là một từ được gắn với thương hiệu Adidas
Thậm chí khi Selena Gomez, nữ ca sỹ nổi tiếng nước Mỹ trở thành đại sứ hình ảnh của Adidas, người ta thực hiện cả những cuộc biểu tình chống lại cô gái này, với biểu ngữ: “Selena: Đừng làm đại sứ cho lũ bóc lột công nhân”.
Doanh thu của Adidas trong năm 2012 là 20 tỷ USD. Trong năm đó, họ nhận những cáo buộc về việc trả cho công nhân 0,57 USD/giờ làm việc.
Họ vẫn liên tục hướng tới sự tăng trưởng. Trong năm 2014 này, năm diễn ra World Cup, hãng đồ thể thao khổng lồ của nước Đức đặt mục tiêu tạo ra doanh thu 2,7 tỷ USD chỉ riêng trong lĩnh vực bóng đá. Và một trong những biện pháp quan trọng, là hạ chi phí sản xuất.
#718
Gửi vào 24/06/2014 - 03:06
Sáng ngày 20/6/2014, trong phiên thứ nhất của hội thảo quốc tế HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: SỰ THẬT LỊCH SỬ, có đại biểu Việt Nam trách Mỹ "xoay trục nửa vời" nên Trung Quốc không sợ và tiếp tục làm càn, đem giàn khoan vào cắm trong vùng biển VN và thắc mắc là liệu khi nào thì chính sách xoay trục của Mỹ mới thực sự đây? Tôi ko hiểu hết ý của vị này lắm, nhưng đoán là có ý chờ đợi động thái của Mỹ. Vì thế, tôi đã có phát biểu, lấy ý từ nội dung một status mà tôi đã dán lên FB của mình từ đầu tháng 4/2014. Nội dung như sau:
"Thưa quý vị!. Tôi là người nghiên cứu lịch sử, đã tiếp cận nhiều tư liệu lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây đã chứng minh người Việt đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa muộn nhất là từ thế kỷ XVII. Tuy nhiên, chủ quyền của Việt Nam chúng tôi trên hai quần đảo này cứ bị các nước lớn đem ra mặc cả và mua bán vì lợi ích của họ. Sau đây là những bằng chứng:
1. Năm 1909, Nhật Bản tuyên bố người Nhật đã khám phá ra các đảo thuộc quần đảo Pratas [Trung Quốc gọi là Dongsha qundao (Đông Sa quần đảo)] từ tháng 8.1907 và đòi chính quyền nhà Thanh phải thừa nhận những quyền lợi chính đáng của kiều dân Nhật Bản đang sinh sống trên các đảo thuộc Pratas. Đổi lại Nhật Bản sẽ không tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Nhà Thanh đồng ý, trả cho Nhật 160.000 quan tiền. Nhật Bản trích lại 30.000 quan tiền để bồi thường cho việc phá hủy một số chùa chiền trên quần đảo này khi họ đến chiếm đóng ở đây vào năm 1907. Lo sợ Nhật Bản sẽ áp dụng chiêu này với quần đảo Hoàng Sa, vốn là vùng đất thuộc về vương quốc An Nam nhưng do chính quyền An Nam bị tước đoạt quyền ngoại giao và quân sự từ sau khi ký Hiệp ước Giáp Thân (1884) với Pháp, trong khi Pháp lại "lơ là" việc thay mặt chính quyền An Nam thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, nên chính quyền Quảng Đông âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa. Tháng 3.1909, Phó vương Lưỡng Quảng là Trương Nhân Tuấn cử 3 thuộc hạ ra thám sát Hoàng Sa. Nhóm này đã thám sát 15 đảo, trở về báo cáo tình hình cho Phó vương. Ngày 21.5.1909, Trương Nhân Tuấn cử Đô đốc Lý Chuẩn đem 3 chiến thuyền đi thị sát Hoàng Sa lần 2. Họ đến đây cắm cờ, bắn 21 phát đại bác và tuyên bố chủ quyền. Beauvais, Tổng Lãnh sự Pháp ở Quảng Châu đã biết trước việc này và đã gửi một bức thư cho Bộ Ngoại giao Pháp vào ngày 4.5.1909, cho biết quần đảo Hoàng Sa có một tầm quan trọng đối với nước Pháp vì nằm trên tuyến đường biển Sài Gòn - Hong Kong. Ông ta cũng nói rõ: “nước Pháp có các quyền ngang với Trung Quốc đối với các đảo nói trên và chúng ta dễ tìm ra các lập luận hỗ trợ cho các đòi hỏi của chúng ta. Nhưng nếu việc đó không đáng thì tốt nhất là nhắm mắt làm ngơ trước các sự việc hiện nay vì một sự can thiệp của chúng ta có thể làm phát sinh trong lòng dân chúng một phong trào sô vanh mới có hại cho chúng ta hơn lợi ích mà việc chiếm hữu các đảo Hoàng Sa đem lại” (Hồ sơ số 18, ngày 10.6.1909 của Vụ Các vấn đề Chính trị và Thương mại của Bộ Ngoại giao Pháp). Bộ Ngoại giao Pháp cho biết “Bộ tôi đã đồng ý với ý kiến của ông Beauvais và chúng tôi đã để cho người Trung Quốc hành động” (Ghi chú của Bộ Ngoại giao Pháp ngày 14.1.1921 về vấn đề quốc tịch của quần đảo Đông Sa và quần đảo Hoàng Sa). Nước Pháp "bán đứng" Hoàng Sa cho Trung Quốc lần thứ nhất. Người “đứng bán” là Bộ Ngoại giao Pháp.
2. Ngày 20.9.1920, Công ty Mitsui Bussan Kaisha của Nhật Bản gửi thư cho đại tá hải quân Pháp Remy thuộc hải quân Sài Gòn để hỏi xem các đảo Hoàng Sa có phải là sở hữu của Pháp hay không, và rằng công ty này muốn khai thác quặng phốt phát trên đảo Hoàng Sa. Do không tìm thấy tư liệu nào liên quan đến câu hỏi của công ty Nhật Bản trong kho tư liệu của hải quân ở Sài Gòn, nên ngày 24.9.1920, đại tá Remy đã trả lời cho công ty Nhật Bản là “quần đảo Hoàng Sa không phải sở hữu của Pháp” nhưng cho biết đó chỉ là ý kiến cá nhân của ông ta mà thôi. Khi thông tin này được công bố, Thống đốc Nam Kỳ đã yêu cầu Phủ Toàn quyền Đông Dương đặt vấn đề với Bộ Hải quân ở Paris, mở một cuộc điều tra nhằm có câu trả lời chính thức cho công ty Nhật. Tuy nhiên, khi cuộc điều tra vừa mới bắt đầu thì ngày 8.4.1921, Tổng Lãnh sự Pháp ở Quảng Châu là Beauvais đã báo tin cho Toàn quyền Đông Dương là vào ngày 30.3.1921, Thống đốc dân sự tỉnh Quảng Đông đã công bố Lệnh số 831 cho biết “trong phiên họp ngày 11.3.1921, Ban Đốc chính chính quyền quân sự phương Nam đã quyết định sáp nhập về mặt hành chính các đảo Hoàng Sa vào huyện Nhai, đảo Hải Nam”. Cuộc điều tra bị đình chỉ và Phủ Toàn quyền Đông Dương chưa có cơ hội trả lời cho công ty Nhật Bản về việc vương quốc An Nam đã thụ đắc quần đảo Hoàng Sa này từ lâu đời. Thế nên, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã trách cứ đại tá Remy trong việc vội vàng trả lời công ty Nhật Bản, rằng: “tuy với tính chất cá nhân cho một công ty hàng hải nước ngoài, về những vấn đề mà chỉ riêng tính chất cũng đủ biện minh việc khước từ hay ít nhất, những sự dè dặt thận trọng nhất, và ông ta đã làm điều đó mà không có sự liên hệ trước với Phủ Toàn quyền”. Đồng thời, cũng trách cứ Bộ Hải quân Pháp khi được tham khảo về một vụ tranh chấp liên quan đến lợi ích của nước Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa, đã tự động xử lý mà “không cho rằng mình (Bộ Hải quân) phải báo cáo cho bộ có thẩm quyền về ngoại giao và Bộ Thuộc địa, vì đó (quần đảo Hoàng Sa) là về một vùng đất phụ thuộc vào một trong các thuộc địa lớn của chúng ta (tức An Nam)” (Ghi chú của Vụ Các vấn đề Chính trị và Bản xứ, Phủ Toàn quyền Đông Dương ngày 6.5.1921). Nước Pháp "bán đứng" Hoàng Sa cho Trung Quốc lần thứ 2. Lần này người “đứng bán” là Bộ Hải quân Pháp.
3. Mùa hè năm 1951, các bên tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu hình thành bản dự thảo Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Điều 2 của dự thảo Hiệp ước này có nêu: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 9.1951, Hội nghị hòa bình với Nhật Bản khai mạc tại San Francisco (Hoa Kỳ), Trung Quốc và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) đều không có đại diện tham dự do Hoa Kỳ và Liên Xô không thống nhất được việc ai sẽ là đại diện của Trung Quốc trong hội nghị này (Đài Loan hay Trung Quốc). Trong phiên họp toàn thể vào ngày 5.9.1951, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô là Andrei Gromyko đưa ra 13 điều khoản bổ sung cho bản dự thảo Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, trong đó có điều khoản Nhật Bản "công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và các đảo khác quá về phía nam”. Hoàng Sa (và Trường Sa) bị "bán đứng" lần thứ 3. Người “đứng bán” lần này là Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko, Tuy nhiên, hội nghị đã bác bỏ điều khoản bổ sung này của Liên Xô, thương vụ "bán đứng" Hoàng Sa của Liên Xô bất thành.
4. Ngày 19.1.1974, Trung Quốc mở cuộc tấn công tổng lực nhằm xâm lược quần đảo Hoàng Sa. Hải quân Việt Nam Cộng hòa anh dũng chống trả nhưng do lực lượng yếu hơn nên đã để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa gửi điện khẩn đề nghị Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp để giúp Việt Nam Cộng hòa giành lại Hoàng Sa nhưng Hoa Kỳ quyết định đứng ngoài cuộc xung đột. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ là Arthur Hummel cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa biết là Mỹ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa. Hoàng Sa bị bán lần thứ 4. Lần này người “đứng bán” là Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon trong một "thương vụ" được thực hiện tại Bắc Kinh năm 1972 khi ông ta qua thăm Trung Quốc
5. Ngày 14.3.1988, Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, các đá Colin và Lendao thuộc quần đảo Trường Sa. Hải quân Việt Nam gồng mình chống đỡ. Anh cả trong phe XHCN là Liên Xô, quốc gia đã ký Hiệp ước hữu nghị Xô - Việt, mang tính chất của một hiệp ước đồng minh chiến lược giữa Liên Xô và Việt Nam (ký năm 1978, thời điểm 1988 vẫn còn giá trị), có hạm đội đóng ở Cam Ranh, rất gần Trường Sa, nhưng không hề nhúc nhích. Gần 70 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận trong trận chiến này. Lần thứ 2 Liên Xô "bán đứng" Trường Sa cho Trung Quốc.
6. Ngày 1.5.2014, Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào hạ đặt sâu trong EEZ của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ hơn 120 hải lý. Thế giới lên tiếng phản đối nhưng "đối tác chiến lược toàn diện" của Việt Nam là Liên bang Nga (quan hệ được nâng cấp từ năm 2012), nước đã và đang bán 4 tàu ngầm cho Việt Nam với giá 2 tỉ USD, đã không hề phản ứng gì trước hành động hung hăng của TQ ở trong EEZ của Việt Nam. Trong khi đó Tổng thống Liên bang Nga là Putin sang Trung Quốc, “dung dăng dung dẻ” cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi dự khai mạc tập trận chung Trung - Nga ở vùng biển Hoa Đông, để mặc “chú em” Việt Nam là “đối tác chiến lược toàn diện” của Nga mặc sức chống đỡ với máy bay, pháo hạm, tàu vũ trang đủ loại của Trung Quốc.
Vậy tôi xin thưa với quý vị rằng, lợi ích từ mối quan hệ giữa các nước lớn với TQ là rất lớn, vậy họ có dám hy sinh lợi ích đó vì VN hay không, trong khi giữa họ và VN chưa có những cam kết liên minh đúng nghĩa? Và xin quý vị hãy bày tỏ quan điểm về vấn đề này?.
Tôi phát biểu xong thì một học giả Nga lên tiếng nói: "Liên Xô trước đây và Nga bây giờ chưa bao giờ "bán đứng Việt Nam" mà còn giúp vũ khí, khí tài để VN đánh Tàu năm 1979 và bây giờ vẫn bán tàu ngầm cho VN".
Nhưng sau đó có một học giả Ý đến gặp riêng tôi để hỏi thêm về Hiệp ước hữu nghị Xô - Việt ký năm 1978 nhằm tìm hiểu xem việc Liên Xô không phản ứng trước sự kiện TQ đánh chiếm Gạc Ma năm 1988 là có phù hợp với tinh thần của Hiệp ước này ko?. Tôi đã cung cấp cho ông ấy đường link dẫn tới Hiệp ước này. Hy vọng vài ngày nữa ông ấy sẽ có phản hồi. Nhưng trước khi chia tay tôi ông ấy nói: "Ý kiến của anh rất đáng chú ý, nhất là trong lúc mối quan hệ Nga - Trung đang rất nồng ấm sau hợp đồng mua bán khí đốt vừa ký giữa ông Tập và ông Putin vừa qua". Có lẽ học giả người Ý này đã tán đồng ý kiến của tôi.
Trần Đức Anh Sơn
Sửa bởi pth77: 24/06/2014 - 03:07
Thanked by 1 Member:
|
|
#719
Gửi vào 24/06/2014 - 04:47
THƯA CÁC FACEBOOKERS QUAN TÂM VẤN ĐỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA:
Sau khi hội thảo quốc tế HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: SỰ THẬT LỊCH SỬ kết thúc, nhiều bạn hỏi tôi: “Kết quả hội thảo như thế nào?”, “Kết luận của bác về hội thảo thế nào?”… Tôi không có nhiều thời gian để trả lời chi tiết, vả lại cũng có nhiều đài báo, nhất là VTV đưa tin rồi, tôi chỉ tạm tóm lượt thế này:
1. Hội thảo rất hay, rất thú vị và bổ ích. Nếu chúng ta biết lắng nghe những lời tư vấn của các học giả quốc tế thì sẽ có nhiều “hướng mở” hữu dụng để đối phó với Trung Quốc trong tình hình căng thẳng hiện nay. Theo những gì tôi nghe được ở trong hội thảo và ở những cuộc trao đổi bên ngoài phòng họp, thì các học giả quốc tế đều khuyến khích Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa, coi đây là giải pháp hòa bình thích hợp nhất trong bối cảnh hiện nay. Kiện ra tòa nào? bao giờ kiện? thì họ cũng có gợi ý cho chúng ta: nên kiện như Philippines đang kiện, buộc Trung Quốc phải giải thích về “đường lưỡi bò”, cho rằng “đường lưỡi bò” này đang gây hại cho tự do hàng hải, tự do đánh cá, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines (và của Việt Nam trong trường hợp Việt Nam khởi kiện). Ngoài ra, ngư dân Việt Nam có thể khởi kiện ngay việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của họ theo khoản 2 điều 20 của quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển, vì UNCLOS đã có quy định rất chặt chẽ để bảo vệ quyền đánh cá của ngư dân. Tòa án quốc tế về Luật biển là tòa án quốc tế duy nhất cho phép các chủ thể không phải là nhà nước có thể khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan đến cách hiểu và áp dụng UNCLOS. Ngư dân Việt Nam nên tận dụng cơ hội này.
2. Nhiều học giả cho rằng chúng ta phải chấp nhận Trung Quốc là một thế lực đang lớn mạnh không ngừng và không thể tẩy chay họ. Chúng ta phải sống chung với họ, phải “chơi” với họ, nhưng phải “chơi” 1 cách khôn ngoan để tránh bị họ o ép càng nhiều càng tốt. Muốn vậy, phải tìm kiếm sự liên minh, không phải là liên minh quân sự mà liên minh về chính trị, ngoại giao, liên minh trên trường quốc tế, để ép “con sư tử tham lam” này phải tuân thủ theo luật lệ quốc tế. GS. Jerome A. Cohen nói (đại ý): Trung Quốc bây giờ rất hung hăng và bạo ngược, nhưng họ sẽ không thể hung hăng bạo ngược mãi hoài vì nếu cứ làm thế thì họ sẽ bị cả thế giới cô lập. Thế giới sẽ tập hợp lại để đối phó với “con sư tử ngông cuồng” này và sẽ lùa dần nó vào cái rọ pháp lý quốc tế để buộc nó phải tuân thủ luật lệ. Ông kể rằng trước đây ông đã từng nói chuyện với Chu Ân Lai nhân một vấn đề liên quan đến tranh chấp biên giới, khuyên Trung Quốc tìm đến vai trò của Liên hiệp quốc để hòa giải. Lúc đó Chu Ân Lai nói rằng: Trung Quốc không quan tâm đến LHQ vì nó chả giải quyết được gì. Nhưng về sau thì Trung Quốc thay đổi dần chính sách coi thường các tổ chức quốc tế này, nhất là dưới thời Đặng Tiểu Bình. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc tham gia vào WTO thì họ đã đi phải đi vào khuôn phép quốc tế, từ từ nhưng không thể không theo vì nếu không sẽ bị thua thiệt. GS. Cohen cũng nói rằng thời kỳ hung hăng của Trung Quốc chỉ kéo dài khoảng 8 năm rưỡi nữa là kết thúc (hàm ý nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình sẽ kết thúc) và thế hệ lãnh đạo mới sẽ phải thay đổi để có thể sống chung với thế giới. Một học giả khác khi trao đổi bên lề với tôi đã nói: Hiện giờ Trung Quốc là một thứ “barbarian” (kẻ man rợ, thô lỗ), chưa tiệm cận được với những chuẩn mực của thế giới văn minh nên chúng ta phải “giáo hóa” những kẻ man rợ này bằng các thể chế pháp lý quốc tế và đưa dần họ vào khuôn khổ của văn minh.
3. Trong hội thảo cũng có vài ý kiến mong chờ sự xoay trục của Mỹ sang châu Á, coi đó sẽ là nhân tố có tác dụng kìm hãm sự hung hăng, bạo ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng cho dù chính sách xoay trục của Mỹ trở nên thực tế hơn trong thời gian tới, nhưng các nước ASEAN vẫn chia rẽ, hoặc Việt Nam vẫn do dự, ngại ngần liên minh với Mỹ và các quốc gia khác như Nhật, Ấn, Phi, Úc… để làm đối trọng với Trung Quốc thì Trung Quốc vẫn cứ hung hăng và uy hiếp các láng giềng ASEAN và đe dọa VN. Họ nói: “Muốn nhảy tango, cần phải có hai người”. Hàm ý đã rõ cả rồi.
4. Trong các comment trong phiên thảo luận, có ý kiến cho rằng những thư tịch cổ và bản đồ cổ sẽ không giúp ích nhiều trong các phiên tòa quốc tế về vấn đề tranh chấp chủ quyền vì tòa chỉ xem xét các hồ sơ, bản đồ trong những điều kiện đặc biệt. Tôi đã đăng đàn để bày tỏ quan điểm của mình rằng: nếu không có các hồ sơ chủ quyền được hình thành từ các nguồn thư tịch và bản đồ này, thì trước tiên, thế hệ người Việt hiện nay sẽ không hiểu cha ông mình đã từng đổ mồ hôi và xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa như thế nào? Mà một khi đã không hiểu thì người ta sẽ thờ ơ, sẽ không thể hiện lòng yêu nước và sẽ không sẵn sàng đấu tranh vì chủ quyền của đất nước. Hệ quả ấy sẽ rất nguy hiểm. Mặt khác, Trung Quốc đã chuẩn bị “hồ sơ chủ quyền” của họ từ thập niên 1970 và đã xây dựng “hồ sơ” này rất bài bản, công phu, đã viết thành Sách Trắng để chống lại chúng ta trên mặt trận “chủ quyền lịch sử” trước đây. Và mới đây Trung Quốc còn đem những tài liệu trong hồ sơ đó nộp lên Tổng thư ký LHQ để chống lại Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần phải chuẩn bị hồ sơ chủ quyền 1 cách khoa học, khách quan và bài bản để đối phó với Trung Quốc trên mặt trận này. Đồng thời những hồ sơ này sẽ cho dư luận thế giới thấy Trung Quốc đã ngụy tạo hồ sơ của họ, đã ngụy biện chủ quyền như thế nào? Nhiều học giả sau đó đã tán thành quan điểm của tôi.
Tóm lại, tôi thấy hội thảo vừa qua là cần thiết, hữu ích vì đã đánh giá đúng tình hình thực tế và tư vấn cho chúng ta những ý kiến rất quan trọng và thiết thực để đối phó với Trung Quốc.
Trần Đức Anh Sơn
Thanked by 1 Member:
|
|
#720
Gửi vào 24/06/2014 - 22:08
Thứ Ba, ngày 24 tháng 6 năm 2014
Tờ báo có tiếng là theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc tiếp tục có bài viết khiêu khích, hiếu chiến nhằm vào Việt Nam.
Sáng nay, 24/6, tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc tiếp tục có những bài viết mang đầy giọng điệu hiếu chiến, đe nẹt, vu khống Việt Nam.
Bài viết trên mục Diễn đàn bạn đọc được Hoàn Cầu thời báo đăng tải với tiêu đề xấc xược: Việt Nam không dám nổ súng vào Trung Quốc bởi sẽ cầm chắc thảm bại.
Tàu Trung Quốc thường xuyên đâm va tàu Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép - Ảnh: Quang Tùng
Gần một nửa dung lượng bài viết là những ‘chứng cứ lịch sử’ nghèo nàn, lòe bịp được Trung Quốc sử dụng bấy lâu nay. Nửa sau bài viết là giọng điệu sặc mùi hiếu chiến: “Trung Quốc đã mài gươm bấy lâu nay, giờ mới đem ra sử dụng.Vì thế, cuộc đối đầu ở Nam Hải (Biển Đông) còn kéo dài. Lần này xuất kích, sẽ không dễ buông tay, ý chí và quyết tâm là điều không có gì phải nghi ngờ. Việt Nam xưng bá ở vùng Đông Nam Á, có sức mạnh hải quân nhất định, nhưng không là gì so với Trung Quốc.”
“Việt Nam đang diễn bộ mặt ‘bi kịch’ trên các diễn đàn quốc tế, điều này có thể tạo được sự đồng cảm với vài nước ít nhiều gây sức ép quốc tế với Trung Quốc. Thế nhưng nước này chỉ dựa vào Mỹ, ASEAN, Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS 1982 và các tổ chức tài phán quốc tế thì sẽ không thể có được điều mình muốn.” – tác giả trâng tráo viết.
[img]https://s3.yimg.com/bt/api/res/1.2/CG0ELpMNWZDUvn4TDCBgvA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ4OA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/VTC/Ho_n_C_u_th_i_b_o_Vi_t-2b23a34d2cd87df09a527f7f4a87b7cb[/img]
Tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 791 của Trung Quốc
Tiếp đó, bài viết trên báo Trung Quốc trắng trợn vu khống, cho rằng “Việt Nam là nước vi phạm UNCLOS 1982, nếu kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế chưa chắc thành công, có thể còn tự gây bất lợi cho mình”.Ở bài báo khác với tựa đề: “Mỹ chớ nên coi nhẹ sự kiềm chế của Trung Quốc”, tác giả thể hiện giọng điệu tự mãn, hung hăng như sau:
“Vấn đề chủ quyền hết sức nhạy cảm, đa số các quốc gia giữ lập trường trung lập hoặc quan tâm ở mức vừa phải. Các nước Đông Nam Á khó có thể hình thành nhận thức chung, đừng nói gì đến cộng đồng quốc tế. Thậm chí ngay cả Mỹ khi chỉ trích Trung Quốc là ‘kẻ gây hấn’, thì cũng không có khả năng gây sự với Trung Quốc qua sự việc ở Hoàng Sa”.
Bài viết nhận định rằng cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không có nước thứ ba tham dự, ít nhất mọi chuyện chỉ có thể tạm lắng xuống khi ngày 15/8 tới, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981.
[img]https://s.yimg.com/bt/api/res/1.2/aOvi8QM8NP9d181R996IPQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ4OA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/VTC/Ho_n_C_u_th_i_b_o_Vi_t-cb7da140ffb11b23e6c42618ed88922a[/img]
Trung Quốc khoe ảnh chiến hạm thuộc hạm đội Nam Hải khai hỏa
Sau khi lên giọng khiêu khích, dọa nạt, tác giả bài viết tìm cách trấn an bằng cách nêu ra việc “Lãnh đạo hai nước Việt – Trung đã thống nhất không để những bất đồng mang tính cục bộ ở Biển Đông làm hỏng mối quan hệ hữu hảo bấy lâu nay”.Dự đoán về diễn biến sắp tới ở Hoàng Sa, tác giả bài viết cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục ‘kiềm chế nhất định’. “Chỉ cần Việt Nam không gây tổn hại về người và vật tư cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ chỉ dùng kiểu ‘sát thương mềm’ bằng cách cho tàu đâm va, dùng vòi rồng ngăn chặn Việt Nam.”
“Đối với Việt Nam, qua những lần giao tranh trước đây, tình thế đã rất rõ rệt. Chênh lệch sức mạnh Trung – Việt là quá lớn, Việt Nam cầm chắc sẽ thảm bại nếu tiêp tục thách thức Trung Quốc. Là đất nước có nhiều kinh nghiệm chiến tranh, Việt Nam nhiều khả năng sẽ không chủ động khai hỏa”.
[img]https://s1.yimg.com/bt/api/res/1.2/0sqIk_ACdbn1w9ydcj2b8A--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ4OA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/VTC/Ho_n_C_u_th_i_b_o_Vi_t-7816ccdfc40ddbd600e42c9fe4928e0b[/img]
Có lúc tàu quét mìn Trung Quốc ở khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981 chạy rất gần tàu CSB Việt Nam 8003, chỉ cách khoảng 500m - Ảnh: My Lăng/ Tuổi Trẻ
Tác giả bài viết thậm chí phủ nhận hoàn toàn vai trò của cộng đồng và luật pháp quốc tế: Các vụ tranh chấp lãnh hải xưa nay trên thế giới đều cho thấy một điều, nếu các bên liên quan hòa giải và đàm phán thì tòa án quốc tế và bên thứ ba tham gia vào đều không có tác dụng, đặc biệt là vấn đề có liên quan đến nước lớn thì càng như vậy.Chuyển hướng sang Philippines, bài viết rêu rao rằng “những kẻ khiêu khích sức mạnh Trung Quốc đều chuốc lấy nỗi nhục”. Viện dẫn căng thẳng xảy ra ở bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham hồi năm 2012, tác giả vu cáo Việt Nam và Philippines “sẽ không thể cướp đảo của Trung Quốc như những năm trước”.
Bài viết kết thúc bằng giọng điệu Đại Hán, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan: "Trước kia, Trung Quốc đã hết sức kiềm chế để giữ gìn hòa bình, ổn định ở Nam Hải (Biển Đông), nhưng nay là lúc Trung Quốc không thể mềm mỏng được nữa. Giàn khoan Hải Dương 981 đi vào hoạt động là bước ngoặt lịch sử, nó cho thấy sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc về các biện pháp quản lý kinh tế và khai thác Nam Hải. Từ nay, Trung Quốc sẽ thay đổi cục diện khai thác dầu khí ở Nam Hải.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












