Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#691 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 20/06/2014 - 22:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 20/06/2014 - 21:17, said:

Việt Nam không ở thế nguy hiểm mà triều đình đang ở thế nguy hiểm. Dân Việt lại có thời cơ đổi đời.

Chúng nó sẽ bay sang nước ngoài shopping và du lịch bằng tiền thuế của dân, bỏ lại những thần dân ngơ ngác hem có điều kiện đi tị nạn qua nước khác mà đành chết mất xác.

Thanked by 5 Members:

#692 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 20/06/2014 - 22:53

Tình thế VN như trong chuyện Tam Quốc ,Tào Tháo mạng vạn hùng binh đến dương oai diễu võ ,vua Ngô Tôn Quyền lo sốt vó hoà hay chiến ,hoà thì sợ mất nước như Lưu Tông con Lưu biểu,đánh thì sợ thua như Lưu Bị...tình thế các quan văn võ cứ cãi nhau lăng nhằn ko quyết..mới hỏi Gia cát Lượng rằng Tào Tháo đang mưu đồ gì ?!...(ui xời nó uýnh ông chứ chứ làm gì)
khổng minh có thuyết một câu như vầy : chúa công (Tôn Quyền)ngoài mặt thì tỏ vẻ thần phục bên trong lại cứ muốn tính nước đôi ,việc đã gấp mà cứ trù trừ ko quyết e vạ lớn đến nơi rồi..Tôn Quyền mới tức giậnn hỏi :thế sao chúa nhà ngươi(Lưu bị)ko hàng tào đi .Khổng Minh khẳng khái đáp ...........
Ngẫm chuyện Tam Quốc quả là vòng vo ko bít tính sao ?

Thanked by 3 Members:

#693 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 20/06/2014 - 23:53

Mấy lão tự đưa vào thế kẹt rùi, giờ quay đi là bị bụp ngay. Bị chiếu bí rùi., vua cờ Kasparov cũng bó tay. Năm 1990 nghèo còn ko dám quẩy thì giờ sao dám, lúc nào cũng phải tìm chỗ dựa, giờ ôm 1 mớ tiền rồi thì sao dám quẩy.
-Dân lật thì TQ mượn cớ mút cú chót, chắc mất hết đảo, biển, có thể chiến tranh trên bộ.
-Dân ko lật thì thì như trước giờ, VN cũng ko còn gì.

Nền CN ko có thì khi chiến tranh lấy gì sửa tên lửa, bom. Có ai cấp đồ nghề nữa đâu. Muốn mua thiếu cũng phải tìm người bán chịu chứ, may ra chỉ có Nhật. Còn Mỹ thì kẹt rồi.

Thanked by 3 Members:

#694 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 03:12

ĐỪNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA NGƯỜI KHÁC

Posted on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chiến tranh là tang tóc đau thương, là nhìn quê hương thanh bình chìm trong đạn lửa, là mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố. Các bạn ngồi đây, trong hòa bình, các bạn hiểu được bao nhiêu phần giá trị những thứ mình đang có?
ôi cũng chỉ hiểu được một phần bố tôi, nhập ngũ 1973, tham gia giải phóng Huế năm 1975, 2 năm làm lính chiến và ông dành phần nhiều thời gian kể từ đó đến nay (39 năm) để … đi tìm mộ đồng đội, công việc ấy chưa có dấu hiệu dừng lại
Nếu bạn hiểu được dù chỉ một phần sự oan nghiệt của chiến tranh, bạn sẽ không bao giờ muốn nó. Thế nhưng thật buồn là nhiều người không hiểu. Họ gào lên đòi đánh, đòi giết …
“Trong bài phát biểu của mình Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh đã thể hiện một mức độ mới của tính minh bạch, sự chuyên nghiệp và trực diện của Việt Nam trong bài phát biểu tại Đối Thoại Shangri-la.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông nói đến sự trừng phạt về Quản lý những căng thẳng chiến lược cùng với các bộ trưởng quốc phòng của Indonesia, Australia. Tướng Thanh cung cấp một tổng quan về tình huống chiến lược của khu vực Đông Á như đã xuất hiện trong Sách Trắng về quốc phòng xuất bản hồi tháng 12.
Ông cũng gợi lên vai trò và trách nhiệm của các cường quốc lớn để duy trì hoà bình, giám sát luật quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tướng Thanh cũng đưa ra đánh giá rằng các lãnh đạo cấp cao cần bình tĩnh và kiềm chế. Ông cũng kêu gọi các nguyên thủ sử dụng nhuần nhuyễn các cơ chế hợp tác.
Và rồi ông ôn hoà trình bày câu trả lời của Việt Nam với các hành vi đơn phương của Trung Quốc trong việc đặt giàn khoan tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam. Tướng Thanh vạch ra chiến lược kiềm chế của Việt Nam trong việc sử dụng tàu của lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và tàu cá. Ông đặc biệt nhấn mạnh Việt Nam chưa hề sử dụng máy bay hay tàu chiến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong quá trình trả lời và chất vấn, tướng Thanh đã trả lời các vấn đề bằng việc phân ra ba điểm chính.
Thứ nhất, ASEAN cần duy trì sự vững chắc, đồng nhất và hợp tác với các đối tác đối thoại.
Thứ hai, các lãnh đạo cấp cao đóng vai trò giải quyết tranh chấp. Tướng Thanh thật thà/thẳng thắn nói đến nỗ lực của VN để chủ động liên lạc với các đồng cấp phía Trung Quốc. Ông lưu ý rằng phía Trung Quốc vẫn đang xem xét các yêu cầu của Việt Nam.
Và cuối cùng, tướng Thanh đã rất cởi mở về cân nhắc của Việt Nam trong việc tiến hành các biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc như một phương cách cuối cùng.”
Tôi nhìn thấy ở đó có sự trân tĩnh và ôn hòa cần thiết của Việt Nam, nhìn thấy khát vọng hòa bình và đường lối vị hòa bình nhất quán của Việt Nam.
Nhưng nhiều bạn trẻ và cả “một số trí thức” lại gọi đó là sự “hèn nhát”, chỉ có chửi và đòi đánh Trung Quốc thì họ mới hài lòng và “sướng trong người”, bất chấp đó là một hội nghị quốc tế.
Các bạn mong nhìn, nghe thấy những lời lẽ cứng rắn thậm chí là hổ báo từ các lãnh đạo Việt Nam, nhưng thế giới có khi họ lại muốn nghe, thấy ở Việt Nam sự dung dị, bình tĩnh, nhẹ nhàng mà khôn ngoan, chứ không phải những lời lẽ đanh thép có thể gây mất thiện cảm.
Và rồi, khi không đáp được cái mong mỏi ấy, các bạn rủa sả, hùng hùng hổ hổ “lên tiếng chỉ trích”, nếu ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng mà cũng hiếu chiến và hăng máu như các bạn thì đất nước này phải có tới vài chục cuộc chiến rồi, đâu có yên lành cho các bạn lên mạng chém gió.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đó là câu chuyện của hai ngày hôm nay. Nhưng còn đó cả một câu chuyện dài xuyên suốt không chỉ trong “mùa quậy” năm nay của Trung Quốc mà cả những năm trước.
Điều đầu tiên nhiều bạn trẻ nghĩ là “đánh chết mẹ bọn Tàu đi”, và dĩ nhiên là nói bằng bàn phím, còn những người cầm súng thực sự thì ở ngoài kia, và họ không mong chiến tranh đâu.
Nếu có chiến tranh, họ là người đầu tiên giáp mặt giặc, người đầu tiên có thể đổ máu và hi sinh, không phải các bạn. ĐỪNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU NGƯỜI KHÁC.
Mà cho dẫu có chiến tranh, bạn sẵn sàng cầm súng đi chăng nữa, thì chiến tranh là máu và mạng của hàng ngàn hàng vạn hàng triệu người chứ không riêng mình bạn, bạn không có quyền hô hào một cuộc chiến khi mà còn có thể hòa bình.
Việt Nam yêu hòa bình. Việt Nam cần hòa bình. Yêu hòa bình và cần hòa bình, nhưng chỉ yêu và cần thôi chưa đủ, phải luôn luôn tỉnh táo thì mới mong có và giữ được hòa bình.
Xưa nay, muốn thành công bất cứ chuyện gì, trước hết chúng ta phải nhìn nhận đúng “thứ mà chúng ta đang đối mặt”, phải gọi tên đúng vấn đề chúng ta cần giải quyết.
Thứ mà chúng ta đang đối mặt là gì? Là những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Chứ tuyệt đối không phải là một cuộc chiến với Trung Quốc.
Vì vậy chúng ta cần sự ủng hộ của quốc tế chứ không phải liên minh quân sự theo nước này để chống nước khác. Chúng ta cần mềm dẻo trong hình thức, kiến quyết trong mục tiêu, chứ không phải khẩu khí hăng máu.
Nhiều bạn cứ nghĩ rằng chúng ta đang có một cuộc chiến, để rồi suốt ngày lên gân, đòi thế này, đòi thế kia.
Nếu chúng ta nghĩ đến một cuộc chiến, một cuộc chiến sẽ đến. Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nghĩ đến hòa bình.
Tỉnh đi nhé, không hề có cuộc chiến nào cả đâu.
Tác giả:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ĐỪNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA NGƯỜI KHÁCT
Tặng bà chị PMK đọc cho bớt buồn .Ps/dạo này còn đi họp mỗi tháng ko?có chính sách đường lối mới chưa ?

Sửa bởi ttd: 21/06/2014 - 03:21


Thanked by 3 Members:

#695 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 04:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 20/06/2014 - 22:53, said:

Tình thế VN như trong chuyện Tam Quốc ,Tào Tháo mạng vạn hùng binh đến dương oai diễu võ ,vua Ngô Tôn Quyền lo sốt vó hoà hay chiến ,hoà thì sợ mất nước như Lưu Tông con Lưu biểu,đánh thì sợ thua như Lưu Bị...tình thế các quan văn võ cứ cãi nhau lăng nhằn ko quyết..mới hỏi Gia cát Lượng rằng Tào Tháo đang mưu đồ gì ?!...(ui xời nó uýnh ông chứ chứ làm gì)
khổng minh có thuyết một câu như vầy : chúa công (Tôn Quyền)ngoài mặt thì tỏ vẻ thần phục bên trong lại cứ muốn tính nước đôi ,việc đã gấp mà cứ trù trừ ko quyết e vạ lớn đến nơi rồi..Tôn Quyền mới tức giậnn hỏi :thế sao chúa nhà ngươi(Lưu bị)ko hàng tào đi .Khổng Minh khẳng khái đáp ...........
Ngẫm chuyện Tam Quốc quả là vòng vo ko bít tính sao ?

Chú Du đâu, qua hỏi anh Lượng xem có cầu được gió đông nữa hay không để tụi mình làm thêm trận Xích Bích nữa?

Thanked by 1 Member:
ttd

#696 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 09:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài viết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Truyền Thông Trung Khựa.: Tại Việt Nam, Dương Khiết Trì gọi 'đứa con hoang đàng' trở về nhà) nhận xét: ''Truyền Thông Trung Quốc mô tả chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì là một chiến thắng về ngoại giao và tinh thần đối với Trung Quốc''.

Nhật xét :
Việc NPT và NTD tiếp kiến riêng họ Dương cho thấy bị trúng đòn của Khựa . Chỉ cho PBM gặp là đủ rồi . Qua yếu kém trong đối ngoại .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 21/06/2014 - 10:05


Thanked by 1 Member:

#697 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 21/06/2014 - 11:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 20/06/2014 - 23:53, said:

...
Nền CN ko có thì khi chiến tranh lấy gì sửa tên lửa, bom. Có ai cấp đồ nghề nữa đâu. Muốn mua thiếu cũng phải tìm người bán chịu chứ, may ra chỉ có Nhật. Còn Mỹ thì kẹt rồi.

‘Đến lúc dỡ lệnh cấm vũ khí với VN’

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ted Osius (phải) là một nhà ngoại giao kỳ cựu

Người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết.

‘Có tiến bộ’

Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện trước khi Thượng viện quyết định có phê chuẩn ông cho vị trí này hay không, ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ độc đoán ở Việt Nam rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.

Tuy nhiên, ông nói đã có tiến bộ trong ba hoặc bốn trong tổng số chín lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động.

“Điều này có nghĩa là đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm,” ông nói nhưng nhấn mạnh rằng tốc độ thực hiện công việc này tùy thuộc vào Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Ông đưa ra bình luận này khi trả lời câu hỏi của Thượng nghị sỹ John McCain, người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm, trong phiên điều trần.

Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận.

Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Luật sư Lê Quốc Quân là một trong số các tù nhân chính trị mà Mỹ đòi Việt Nam thả

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu Chính quyền Obama dỡ bỏ những hạn chế này và xem đây là một bước đi quan trọng để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai nước.

‘Còn khiêm tốn’

Các tổ chức nhân quyền vẫn chỉ trích rất nhiều thành tích nhân quyền của Việt Nam. Đất nước này vẫn duy trì chế độ độc đảng vốn bóp nghẹt bất đồng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết số người bị bỏ tù trong các phiên tòa chính trị ở nước này đã tăng liên tục qua hàng năm kể từ năm 2010 và rằng 63 người bị kết án tù chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách hòa bình hồi năm ngoái.

Ông Osius thừa nhận rằng những tiến bộ mà Việt Nam đạt được cho đến nay vẫn còn ‘khiêm tốn’ nhưng cũng nói rằng ‘bây giờ là lúc’ Washington gây sức ép để Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nữa về nhân quyền và quản trị quốc gia bởi vì xét trên sự sốt sắng muốn gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hà Nội và vì ‘tình hình chiến lược’ mà nước này đang đối diện với Trung Quốc.

“Thật sự không có lúc nào tốt hơn lúc này do Việt Nam rất muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với Mỹ,” ông nói.

Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Đề cử ông cho vị trí đại sứ Mỹ tại Hà Nội còn chờ được Ủy ban đối ngoại cũng như toàn thể Thượng viện Mỹ phê chuẩn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#698 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 12:08

@ Ý BB là cho mượn hay trả chậm kìa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Trong tình hình kinh tế VN thì dỡ bỏ lệnh cấm cũng ko mấy ý nghĩa, lấy tiền đâu mà mua. Ko lẽ đi vận động tuần lễ vàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#699 haonguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 115 thanks

Gửi vào 21/06/2014 - 15:38

"Con bà có thương bà đâu, để cho chàng rể nàng dâu thương cùng?". Chừng nào các quan to quan nhỏ thật sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân, thì chừng đó mới thay đổi được cục diện.Chỉ thương nhất dân nghèo, trình độ cấp 1-2, đầu tắt mặt tối, k được học nghề, hướng nghiệp, nhưng khi biển động sóng to, thì lại là người đầu tiên được các bác trên cao ngó đến,nhỏ cho cha mẹ chút tiền chữa bệnh, nhỏ cho con chút tiền học phí, và mấy ẻm phóng viên sẽ đăng lên trang nhất, để mỵ mà!.( Nếu biển k động thì hem có nhé, bệnh k có tiền thì xin về mà chờ chết nhé, k có tiền đóng học thì bỏ học đi osin nhé).

Ôi Vn!

Sửa bởi haonguyen: 21/06/2014 - 16:03


Thanked by 2 Members:

#700 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 01:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyễn Văn Thân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Các vị thẩm phán Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển thành lập dưới Phụ lục VII trong vụ kiện giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc (Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (The United Nations Convention on the Law of the Sea) ra đời tại Montego Bay Jamaica vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994. Hiện đã có 166 quốc gia ký vào Công Ước.
Công Ước phân loại biển và đại dương thành các vùng khác nhau. Thứ nhất là nội thủy nằm phía trong của đường cơ sở (đường thẳng từ những mũi đất nhô ra bờ biển hoặc theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển). Lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia ven biển gồm có bờ biển, vùng nội thủy cộng với 12 hải lý. Trong vùng tiếp giáp (contiguou<a name="146be5f858bb325d__GoBack">s zone) gồm có 12 hải lý từ lãnh hải (tức 24 hải lý từ đường cơ sở), quốc gia có thẩm quyển thực thi hệ thống luật pháp của mình đối với một số tội phạm ví dụ như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp. Từ đường cơ sở ra tới 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và dưới lòng đất đáy biển cùng với quyền tài phán trong các lãnh vực như lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường. Nhưng các quốc gia khác dù có biển hay không có biển được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và các đường ống ngầm.
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý từ đường cơ sở cho đến mép lục địa (continental margin) hoặc cách đường cơ sở 200 hải lý tính theo cái nào có giá trị lớn hơn, nhưng không được vượt quá 350 hải lý hoặc cách đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách 100 hải lý. Quốc gia ven biển có độc quyền khai thác khoáng sản và các thứ nguyên liệu không phải là sinh vật sống. Bên ngoài thêm lục địa là hải phận quốc tế, tài sản chung của nhân loại.
Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công Ước
Công Ước quy định là các quốc gia thành viên khi có tranh chấp về việc diễn giải hoặc áp dụng các điều khoản của Công Ước phải tìm cách thoả thuận và giải quyết tranh chấp bằng một phương pháp hòa bình. Nếu thương lượng không thành công thì các quốc gia tranh chấp có quyền tiến kiện và lựa chọn phương thức xét xử và tòa án gồm có Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice), Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea), Tòa Trọng Tài về Luật Biển dưới Phụ lục VII của Công Ước (Annex VII Arbitral Tribunal) hoặc Tòa Trọng Tài Đặc biệt dưới Phụ lục VIII của Công Ước (Annex VIII Special Tribunal). Trong trường hợp các quốc gia tranh chấp không đạt được đồng thuận về thủ tục giải quyết thì Tòa Trọng Tài về Luật Biển được thành lập dưới Phụ lục VII sẽ được áp dụng. Phán quyết của các tòa có giá trị tối hậu và ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Không có thủ tục hoặc cơ chế kháng cáo ngoại trừ các bên tranh chấp cùng đồng ý xin tòa xét lại sự việc.
Tòa án Công lý Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế được thành lập dưới Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ký trong tháng 6 năm 1945 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945. Trụ sở chính nằm tại The Hague, Hòa Lan. Tòa có 15 vị thẩm phán được các đại biểu Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu chọn với nhiệm kỳ 9 năm. Tòa có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (State Member) với điều kiện là các quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Tới nay thì chỉ mới có khoảng 65 quốc gia thành viên phê chuẩn. Tính tới năm 2013 thì Tòa đã xét xử hơn 150 vụ kiện liên quan tới tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, quan hệ ngoại giao, con tin, tỵ nạn quốc tịch và nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. Tòa đã công bố hơn 110 phán quyết. Vụ kiện gần đây nhất liên quan tới việc Úc kiện Nhật bản về các chương trình săn cá voi trong vùng biển phía Nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, Tòa cũng ban hành phán quyết tư vấn (advisory opinions) khi được các cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu. Cho tới nay thì Tòa đã ban hành 25 phán quyết tư vấn. Những phán quyết này không có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên nhưng có thể có nhiều ảnh hưởng về mặt ngoại giao và chính trị.
Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Tòa án Quốc tế về Luật Biển được thành lập dưới Phụ lục VI của Công Ước và có trụ sở tại Hamburg, Đức quốc. Tòa có 21 vị thẩm phán được các quốc gia thành viên Công Ước bầu chọn cho mỗi nhiệm kỳ 9 năm. Chánh Án đương nhiệm là Shunji Yanai (Nhật). Trong các quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông hiện nay thì chỉ có Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo) từ Trung quốc là một thẩm phán của Tòa. Một điểm khác biệt với Tòa án Công lý Quốc tế là đương đơn gồm có nguyên đơn lẫn bị đơn không nhất thiết phải là quốc gia thành viên Công Ước.
Tới nay thì Tòa đã xét xử 22 vụ kiện. Đa số các vụ kiện này liên quan tới đơn xin thả tàu khẩn cấp (prompt release) trong các trường hợp mà tàu bị bắt giữ vì bị coi là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (đánh cá bất hợp pháp) và biện pháp tạm thời (provisional measures) yêu cầu các bên tranh chấp ngưng một số hành động trong khi chờ Tòa xét xử.
Cũng nên nói rõ là Tòa án Quốc tế về Luật Biển chỉ có thể xét xử các vụ tranh chấp về việc diễn giải vá áp dụng các điều khoản của Công Ước về Luật Biển chứ không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ hoặc lãnh hải hoặc ấn định lãnh thổ hoặc lãnh hải vốn thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế. Tuy nhiên, trong tiến trình diễn giải và áp dụng các điều khoản của Công Ước thì có lúc Tòa phải có phán quyết liên quan tới việc phân định lãnh hải cũng như vùng đạc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2012 thì Tòa đã ra phán quyết về vụ kiện giữa Bangladesh và Miến điện liên quan tới sự tranh chấp về việc khai thác kinh tế trong Vịnh Bengal. Đây là một phán quyết quan trọng và là lần đầu tiên Tòa trình bày những luận cứ pháp lý trong tiến trình giải quyết các tranh chấp về biên giới lảnh hãi và phân định vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa.
Có một điểm quan trọng liên quan tới Công Hàm Phạm Văn Đồng trong vụ kiện này là Bangladesh lập luận rằng biên giới lãnh hải đã được quyết định sau khi hai phái đoàn thương lượng của họ và Miến điện ký vào Biên bản Đồng thuận vào năm 1974 (Agreed Minutes of 1974) và vì vậy Miến điện không được quyền đi ngược lại (estopped) với những điểm đồng thuận đó. Nhưng Tòa phán rằng Biên bản này không hội đủ tiêu chuẩn pháp lý quốc tế trói buộc Miến điện mà chỉ là một dữ kiện ghi nhận những điểm thảo luận và đồng thuận trong phiên họp. Biên bản không có tính cách ràng buộc pháp lý như là một hiệp ước vì người dẫn đầu phái đoàn thương lượng của Miến điện không có thẩm quyền đại diện quốc gia ký kết Hiệp Ước có tính ràng buộc theo Điều 7 của Công Ước và Hiệp Ước Quốc tế Vienna. Hơn nữa, Biên bản này không được bên nào thông qua dưới thủ tục hiến pháp quốc gia để biến nó thành một Hiệp Ước ràng buộc cả hai bên.
Tòa Trọng tài về Luật Biển dưới Phụ lục VII
Nếu các quốc gia thành viên không đồng thuận được việc sử dụng Tòa nào thì Tòa Trọng Tài về Luật Biển được thành lập dưới Phụ Lục VII sẽ được áp dụng. Tòa này có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp liên quan tới Công Ước ngoại trừ những vụ kiện có tính chuyên môn ví dụ như đánh cá, bảo vệ môi trường biển, hàng hải và nghiên cứu khoa học biển. Tòa này có 5 thành viên được chọn lựa từ danh sách thẩm phán Mỗi quốc gia thành viên Công Ước đều được quyền đề cử 4 người với Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc để đưa vào danh sách thẩm phán. Khi có tranh chấp thì các bên chỉ định thẩm phán. Nếu không đồng thuận thì sẽ do Chánh Án Tòa án Quốc tế về Luật Biển chỉ định.
Như mọi người đã biết, vào ngày 30 tháng 3 năm 2004 vừa qua, Phi Luật Tân đã để đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Thường trực được thành lập dưới Phụ lục VII. Đơn kiện gồm có hồ sơ dài khoảng 4000 trang và nguyên đơn yêu cầu Tòa phán quyến tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung quốc là bất hợp pháp. Tòa đã yêu cầu Trung quốc hồi đáp trước ngày 15 tháng 12 năm 2014. Cho tới nay thì Trung Quốc đã thông báo là sẽ không tham gia vụ kiện và không công nhận phiên tòa.
Tòa Trọng Tài Đặc biệt dưới Phụ lục VIII
Tòa này có thẩm quyền giới hạn và chuyên môn ví dụ như việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc hàng hải. Tòa này có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức khoa học quốc tế chuyên môn chẳng hạn như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương Trình của Liên Hiệp Quốc về Môi trường (UNEF)... Khi có tranh chấp, một hội đồng đặc biệt dựa trên danh sách chuyên viên sẽ được thành lập để xét xử và giải quyết tranh chấp.
Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration)
Tòa Trọng tài Thường trực được thành lập dưới Công Ước The Hague 1899 và 1907 và cũng có trụ sở tại The Hague Hòa Lan. Thật ra, tên gọi Tòa Trọng Tài Thường trực là không đúng vì tổ chức này không phải là một tòa án theo nghĩa ý nghĩa thông thường mà chỉ là một tổ chức quốc tế cung cấp dịch vụ tài phán và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Tính tới tháng 2 năm 2012 thì tổ chức này có 115 thành viên. Việt nam là thành viên mới nhất gia nhập ngày 27 tháng 2 năm 2012. Tòa có văn phòng thường trực đón nhận và chuyển đơn kiện (Registry) cho các bên liên hệ trong cuộc tranh chấp.
Như đã trình bày, Phi Luật tân đã tiến hành nộp đơn kiện Trung Quốc với Tòa Trọng Tài Thường Trực được thành lập theo Phụ lục VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng sau đó, Trung Quốc cho biết là họ sẽ không chấp nhận và tham gia vào vụ kiện. Tuy nhiên, một Tòa Trọng tài đã được thành lập gồm có 5 thành viên là Thẩm phán Thomas A. Mensah (Chánh Án-Ghana), Thẩm phán Jean-Pierre Cot (Pháp), Thẩm phán Stanislaw Pawlak (Ba Lan), Giáo sư Alfred H.A. Soons (Hòa Lan) và Thẩm phán Rudiger Wolfrum (Đức). Tòa đã chính thức yêu cầu Trung Quốc nộp hồ sơ phản biện trước ngày 15 tháng 12 năm nay. Cho tới bây giờ thì có dấu hiệu cho thấy là Tòa sẽ vẫn tiến tới xét xử cho dù Trung Quốc không tham dự vào vụ kiện.
Tòa án nào cho tranh chấp giữa Việt nam và Trung quốc tại Biển Đông
Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung qUốc bao gồm tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tổng quát hơn là tuyên bố chủ quyền 9 đoạn “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa tuyên bố tham gia và công nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế và vì vậy Việt Nam không có cơ sở để kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Tòa án Công lý Quốc tế. Trong khi đó thì Tòa án Quốc tế về Luật Biển lại không có thẩm quyền xét xử tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam phê chuẩn Công Ước ngày 25 tháng 7 năm 1994 và Trung Quốc hai năm sau đó vào ngày 7 tháng 6 năm 1996. Trước mắt thì Việt nam có thể tiến hành đơn kiện với Tòa án Quốc tế về Luật Biển phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 gần đảo Tri Tôn và cách đảo Lý Sơn 120 hải lý là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu Việt Nam và Trung Quốc không đồng thuận thủ tục pháp lý thì Việt Nam có thể nộp đơn kiện với Tòa Trọng Tài Thường trực được thành lập dưới Phụ Lục VII của Công Ước, như Phi Luật Tân đã làm. Ngoài ra Việt Nam cũng có thể tham gia nhập vào vụ kiện của Phi Luật Tân phản đối tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò của Trung Quốc. Đây là yêu sách yếu nhất của Trung Quốc vì tuyên bố này thiếu hoặc không có cơ sở pháp lý. Vì vậy cả Phi Luật Tân lẫn Việt Nam đều có cơ hội thành công cao nhất. Có thể Trung Quốc sẽ không tham gia vào vụ kiện nhưng nếu Tòa phán quyết theo yêu cầu của nguyên đơn thì sẽ có tác động mạnh mẽ về mặt chính trị và ngoại giao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như vạch rõ bộ mặt giả dối “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trước công luận quốc tế.

Thanked by 2 Members:

#701 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 02:45

Thằng TQ nhờ VN nhì nhằng đánh Mỹ,làm thằng Mỹ phải đi đêm với TQ sau cho thằng TQ chơi kinh tế nên bây giờ TQ trổi dậy...trăm sự là do thằng Mỹ thui..
Mà nghĩ cũng đúng ko cho thằng TQ giầu lên thì bây giờ thằng TQ nghèo thành thằng Bắc Triều Tiên khổng lồ còn kinh dị hơn , nghĩ lại thì cuối cùng Mỹ vẫn đúng...

Thanked by 4 Members:

#702 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 03:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ttd, on 22/06/2014 - 02:45, said:

Thằng TQ nhờ VN nhì nhằng đánh Mỹ,làm thằng Mỹ phải đi đêm với TQ sau cho thằng TQ chơi kinh tế nên bây giờ TQ trổi dậy...trăm sự là do thằng Mỹ thui..
Mà nghĩ cũng đúng ko cho thằng TQ giầu lên thì bây giờ thằng TQ nghèo thành thằng Bắc Triều Tiên khổng lồ còn kinh dị hơn , nghĩ lại thì cuối cùng Mỹ vẫn đúng...

Là tài phiệt Mỹ đúng (chỉ đúng 1 phần thôi vì đám này tưởng dể xỏ mủi nắm đầu được Tàu làm nô dịch lao động) và chỉ có đám tài phiệt là hốt bạc khi bơm kinh tế Tàu lên bằng con đường outsource manufacturing còn dân Mỹ từ giới trung lưu đến dân nghèo đều te tua vì mất việc và cạnh tranh từ hàng phá giá của Tàu .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/06/2014 - 03:28


Thanked by 5 Members:

#703 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 05:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 22/06/2014 - 03:23, said:

Là tài phiệt Mỹ đúng (chỉ đúng 1 phần thôi vì đám này tưởng dể xỏ mủi nắm đầu được Tàu làm nô dịch lao động) và chỉ có đám tài phiệt là hốt bạc khi bơm kinh tế Tàu lên bằng con đường outsource manufacturing còn dân Mỹ từ giới trung lưu đến dân nghèo đều te tua vì mất việc và cạnh tranh từ hàng phá giá của Tàu .


BB thử đóng vai tài phiệt nhé:
-Xuất khẩu ô nhiễm sang Trung Quốc.
-TQ tăng trưởng nhờ tiền đầu tư nước ngoài. Sau khi đầu tư là đến lúc hái quả, TQ cũng phải ói ra dần ví dụ chỉ kiếm được tiền thuế từ tiền lương. Đa số lợi nhuận vẫn trong túi tài phiệt.
-Xem như nắm được TQ bằng quyền lực mềm. Đùng 1 phát rút hết đầu tư thì TQ loạn do thất nghiệp. Ngược với TQ là Ấn Độ, phát triển từ nội lực bên trong (nhưng khuyết điểm do cái đạo Hindu phân hóa xã hội giai cấp, nam nữ quá).

Nhưng Mỹ cũng biết 1 khi làm thế, TQ vào đường cùng, world war 3 dễ bùng nổ mà các thằng nhỏ nhỏ bên cạnh TQ chết trước. Nên TQ hiện nay tình huống cũng không khác chí phéo là mấy. TQ cũng biết thế nên đang tìm cách phân hóa Mỹ và Châu Âu để lọt sàn xuống nia, kinh tế châu Âu khủng hoảng là thời co cho TQ xâm nhập EU.

Nước ta đang bắt chước đi trên con đường TQ này. Nhưng chỉ giống ở khoảng gọi nước ngoài vào đầu tư.

Cái mà TQ khác VN:
-1950s nền công nghiệp cũ kĩ, lạc hậu nhưng được người anh cả LX giúp cho đến 1960s. Từ đó đến nay ngày luyện kim TQ vẫn được xem trọng nghiên cứu và phát triển đều đều.1980s và khi LX sụp đổ, mua được nhiều công nghệ. Có nền tảng cơ khí và luyện kim sẵn tuy không hiện đại nên dễ tiếp thu các công nghệ để hôi của từ LX và khi nước ngoài đầu tư (như là học sinh lớp 3 mà chuyển sang nước khác học lớp 5 vẫn theo kịp). Rồi sau đó đi từng bước. Có nền tảng để học lóm, ăn cắp, làm chủ công nghệ.

-VN thì luyện kim gần bằng 0, chỉ làm được thép xây dựng. Hiện giờ các công nghệ nước ngoài xây nhà máy để sản xuất, lắp ráp ta không đủ trình để học lóm, tự sản xuất dây chuyền vì nền tảng chưa có. Điều này khiến nhiều GS TS ở VN có nghiên cứu xong cũng xếp xó vì nền công nghiệp không đủ để ứng dụng (nếu giỏi). Dần dần dẫn đến tình trạng tạo các dự án nghiên cứu tào lao để lấy funding, xuất hiện, đăng báo để nổi, được rót tiền, rồi im. Còn chất lượng giáo sư vàng thau lẫn lộn. Cái tiền nghiên cứu phát triển của VN xem như lãng phí, ko đi thêm 1 bước nào. Học bổng nhà nước đi ra nước ngoài kỹ thuật xong về ko có chỗ ứng dụng, đa số trốn ở lại. VN thì cần thành tích báo cáo là đưa bao nhiêu đi học dưới dạng học bổng các nước giúp VN,bao nhiêu ta tự đưa đi.... nhưng thật ra để báo cáo thành tích, thật ra ở nước ngoài gửi tiền về được rồi chứ về VN thì công tác tuyên truyền với bọn này ko tác dụng.

Mà thời buổi này công nghệ là tất cả. Kinh tế VN thì tài chính, BDS không có cũng không sao, vì có theo kinh tế thị trường đâu, toàn các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trực tiếp với tư nhân, tư nhân chết, doanh nghiệp nhà nước thì lỗ, thiếu tiền thuế của tư nhân để nuôi chính doanh nghiệp nhà nước.

Cái gì muốn phát triển thì phải đi bước 1, bước 2, bước 3... VN đến giờ luyện kim bước 1 còn chưa qua sau, tính từ lúc mở cửa nhé hơn 20 năm.

Thui nói nhiều sợ sai nhiều, nhưng đừng tôn sùng cái gì mù quán quá, vua cờ mà được bàn giao vào thế bí thì cũng chịu thua thui, những cái BB biết thì nhà nước cũng biết, mà sao thấy ko sửa sai mà tăng cường báo chí khen ngợi chính mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chờ hết nhiệm kỳ, còn ván cờ thì để thế hệ sau đánh. Chấp nó xe mã tượng thôi, nhằm nhò gì.

Muốn phát triển cái gì thì phải đi bước 1, 2, 3...thì mới gọi là phát triển 20 năm nay luyện kim ta chưa đi 1 bước ngoài tăng sản lượng thép xây dựng.

Ngoài tăng sản lượng thép xây dựng. Hiện giờ ở Mỹ kinh tế khó khăn hình như có phong trào rút lại outsource về tạo việc làm cho người Mỹ thì phải. Nước Mỹ đứng đầu thế giới là do nó mạnh nhất về nghiên cứu phát triển. Thằng nào mạnh về nghiên cứu phát triển thì sẽ mạnh lên. Thằng nào ăn cắp, copy thì cũng tiến bộ so với chính nó, nhưng luôn đi sau.

Sửa bởi bluebird2304: 22/06/2014 - 05:39


Thanked by 6 Members:

#704 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 12:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 22/06/2014 - 05:43, said:

BB thử đóng vai tài phiệt nhé:
-Xuất khẩu ô nhiễm sang Trung Quốc.
-TQ tăng trưởng nhờ tiền đầu tư nước ngoài. Sau khi đầu tư là đến lúc hái quả, TQ cũng phải ói ra dần ví dụ chỉ kiếm được tiền thuế từ tiền lương. Đa số lợi nhuận vẫn trong túi tài phiệt.
-Xem như nắm được TQ bằng quyền lực mềm. Đùng 1 phát rút hết đầu tư thì TQ loạn do thất nghiệp. Ngược với TQ là Ấn Độ, phát triển từ nội lực bên trong (nhưng khuyết điểm do cái đạo Hindu phân hóa xã hội giai cấp, nam nữ quá).

Nhưng Mỹ cũng biết 1 khi làm thế, TQ vào đường cùng, world war 3 dễ bùng nổ mà các thằng nhỏ nhỏ bên cạnh TQ chết trước. Nên TQ hiện nay tình huống cũng không khác chí phéo là mấy. TQ cũng biết thế nên đang tìm cách phân hóa Mỹ và Châu Âu để lọt sàn xuống nia, kinh tế châu Âu khủng hoảng là thời co cho TQ xâm nhập EU.

Nước ta đang bắt chước đi trên con đường TQ này. Nhưng chỉ giống ở khoảng gọi nước ngoài vào đầu tư.

Cái mà TQ khác VN:
-1950s nền công nghiệp cũ kĩ, lạc hậu nhưng được người anh cả LX giúp cho đến 1960s. Từ đó đến nay ngày luyện kim TQ vẫn được xem trọng nghiên cứu và phát triển đều đều.1980s và khi LX sụp đổ, mua được nhiều công nghệ. Có nền tảng cơ khí và luyện kim sẵn tuy không hiện đại nên dễ tiếp thu các công nghệ để hôi của từ LX và khi nước ngoài đầu tư (như là học sinh lớp 3 mà chuyển sang nước khác học lớp 5 vẫn theo kịp). Rồi sau đó đi từng bước. Có nền tảng để học lóm, ăn cắp, làm chủ công nghệ.

-VN thì luyện kim gần bằng 0, chỉ làm được thép xây dựng. Hiện giờ các công nghệ nước ngoài xây nhà máy để sản xuất, lắp ráp ta không đủ trình để học lóm, tự sản xuất dây chuyền vì nền tảng chưa có. Điều này khiến nhiều GS TS ở VN có nghiên cứu xong cũng xếp xó vì nền công nghiệp không đủ để ứng dụng (nếu giỏi). Dần dần dẫn đến tình trạng tạo các dự án nghiên cứu tào lao để lấy funding, xuất hiện, đăng báo để nổi, được rót tiền, rồi im. Còn chất lượng giáo sư vàng thau lẫn lộn. Cái tiền nghiên cứu phát triển của VN xem như lãng phí, ko đi thêm 1 bước nào. Học bổng nhà nước đi ra nước ngoài kỹ thuật xong về ko có chỗ ứng dụng, đa số trốn ở lại. VN thì cần thành tích báo cáo là đưa bao nhiêu đi học dưới dạng học bổng các nước giúp VN,bao nhiêu ta tự đưa đi.... nhưng thật ra để báo cáo thành tích, thật ra ở nước ngoài gửi tiền về được rồi chứ về VN thì công tác tuyên truyền với bọn này ko tác dụng.

Mà thời buổi này công nghệ là tất cả. Kinh tế VN thì tài chính, BDS không có cũng không sao, vì có theo kinh tế thị trường đâu, toàn các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trực tiếp với tư nhân, tư nhân chết, doanh nghiệp nhà nước thì lỗ, thiếu tiền thuế của tư nhân để nuôi chính doanh nghiệp nhà nước.

Cái gì muốn phát triển thì phải đi bước 1, bước 2, bước 3... VN đến giờ luyện kim bước 1 còn chưa qua sau, tính từ lúc mở cửa nhé hơn 20 năm.

Thui nói nhiều sợ sai nhiều, nhưng đừng tôn sùng cái gì mù quán quá, vua cờ mà được bàn giao vào thế bí thì cũng chịu thua thui, những cái BB biết thì nhà nước cũng biết, mà sao thấy ko sửa sai mà tăng cường báo chí khen ngợi chính mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chờ hết nhiệm kỳ, còn ván cờ thì để thế hệ sau đánh. Chấp nó xe mã tượng thôi, nhằm nhò gì.

Muốn phát triển cái gì thì phải đi bước 1, 2, 3...thì mới gọi là phát triển 20 năm nay luyện kim ta chưa đi 1 bước ngoài tăng sản lượng thép xây dựng.

Ngoài tăng sản lượng thép xây dựng. Hiện giờ ở Mỹ kinh tế khó khăn hình như có phong trào rút lại outsource về tạo việc làm cho người Mỹ thì phải. Nước Mỹ đứng đầu thế giới là do nó mạnh nhất về nghiên cứu phát triển. Thằng nào mạnh về nghiên cứu phát triển thì sẽ mạnh lên. Thằng nào ăn cắp, copy thì cũng tiến bộ so với chính nó, nhưng luôn đi sau.

Mỹ là xứ luật pháp và tự do . Trừ khi quốc hội Mỹ biểu quyết "declare war" với Tàu và cấm vận mậu dịch sẽ không có chuyện rút hết đầu tư làm kinh tế Tàu xập ( theo tôi chưa chắc kinh tế Tàu xập mà chỉ sợ kinh tế Mỹ xập trước nhưng đây là vấn đề khác) nhưng để làm thế thì phải có lý do chính đáng (Chính Danh) nếu không thì cả quốc hội Mỹ sẽ bị dân truất phế từ trên xuống .

Thanked by 5 Members:

#705 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 22/06/2014 - 13:05

Thương nhân mà cụ, 2 nước căng thẳng, risk cao là họ cũng rút dần rùi , thật ra là dời đi nước khác hoặc đem về Mỹ thui cụ ạ.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |