Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#661 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 12/06/2014 - 17:09

Mỗi năm tiền thu của dân ko phải là ít mà cầu treo thì ko thấy đâu , nếu quy trách nhiệm thì mấy thằng tham ô số tiền đó bắn cho rộng đất , tịch thu tài sản xung công quỹ , con cháu cho đi sang nô dịch bên TQ để TQ cũng thấy tấm lòng mình cho rút gian khoan 981 , vừa hợp ý trời và lòng người
P/S : tôi biết 1 câu chuyện cổ tích hài hước ở một nước nọ có 1 ông tham nhũng nhất nước thì lại được đề cử làm TB chống tham nhũng , vì đất nước ông tin tưởng vào 16 tòng và 4 đức ở 1 nước láng giềng nên luôn bị dắt mũi và đất đai bị thu hẹp dần theo thời gian , đến 30 năm sau khi dân chúng hỏi : nước ta giáp biển mà sao ko được đánh bắt cá " thì các ông ý nói " ra biển có quái vật " nó giết đấy ... từ đó người dân ko dám đánh bắt cá nữa mà chuyển sang mua cá nước láng giềng ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#662 haonguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 115 thanks

Gửi vào 12/06/2014 - 17:16

Nghĩ về thời cuộc mà buồn, buồn nữa, buồn mãi...Bao giờ cho hết nỗi buồn?

Thanked by 1 Member:

#663 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 00:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 11/06/2014 - 15:09, said:

Vì sao Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc? - Kỳ 3: Chuẩn bị chứng cứ và phản biện
11/06/2014 11:55

1. Chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam:
Đây là loại chứng cứ có giá trị chứng minh rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền bởi chúng đã được tạo lập khi tranh chấp chưa phát sinh và hoàn toàn mang tính khách quan, bao gồm:
- Các bản đồ đã được vẽ trong các giai đoạn lịch sử trước đó bởi người Việt Nam hoặc người nước ngoài;
- Các tài liệu bằng văn bản như: các nhật ký hải trình của các hãng vận tải, các đoàn khảo sát;
- Các tài liệu do các nhà khoa học công bố tập thể hoặc cá nhân, nhân danh nhà nước hoặc công bố độc lập;
- Các tài liệu của sử gia Việt Nam;
- Các tài liệu của các tác giả nước ngoài;
- Các văn bản pháp lý, các điều ước quốc tế đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam cũng có giá trị chứng cứ lịch sử rất quan trọng.

Có các tài liệu thì sao, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo đó đã có hội được đủ 4 yếu tố cấu thành "chủ quyền quốc gia" chưa??

a. lãnh thổ, biên giới - thuộc dạng đang tranh chấp giữa đa quốc gia ...
b. dân số - có dân cư trú ngụ sao ?
c. chính phủ đại diện - VN có quyền lực thực thi không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác ư về 2 quần đảo này à ?
d. độc lập đối ngoại - cộng đồng quốc tế có thừa nhận 2 quần đảo đó là của Việt Nam không?

... thì chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam cái gì? Nếu để bảo vệ chủ quyền quốc gia:

__ trên biển bằng hải quân,
__ trên không bằng không quân,
__ trên đất liền bằng lục quân ..v.v...

thì CHXHCN Việt Nam đã có bảo vệ bằng những gì rồi!?


Ngày xưa, nếu như Mỹ không bỏ rơi chế độ củ của miền Nam VN thì không chỉ dừng lại ở cuộc Hải chiến 1974 với Trung Quốc mặc dầu đang nội chiến với Bắc Việt và không có tháng 4, 1975 thì sẽ còn có những cuộc hải chiến khác để giành lại biển đảo ... để không như bây giờ lực lượng vũ trang của Trung Quốc quá lớn mạnh mà ngang nhiên xâm phạm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 11/06/2014 - 15:09, said:

Về văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Trung Quốc đã sử dụng văn bản do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ban hành năm 1958, viện dẫn rằng đó là việc từ bỏ chủ quyền, do đó không có quyền làm ngược lại những điều đã tuyên bố (theo học thuyết Estoppel).
Đã có nhiều học giả phân tích về điều kiện để thuyết Estoppel được áp dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng những lập luận loại trừ việc áp dụng học thuyết Estoppel, ta nên xem xét xem văn bản của cố Thủ tướng nước VNDCCH có phải là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của quốc gia đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không.
Ở đây tôi không muốn lạm bàn đến chuyên môn khác, chỉ muốn nói đến khía cạnh kỹ thuật pháp lý và logic pháp lý mà thôi.
Nếu Trung Quốc cho rằng bằng văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền, xét về mặt logic, họ đã nghiễm nhiên công nhận ta có chủ quyền nên mới có chuyện từ bỏ.
Tôi thấy thay vì lý luận rằng “ta chưa thể từ bỏ cái mà ta chưa có vì lãnh thổ Trường Sa, Hoàng Sa vào thời điểm đó chưa thuộc về VNDCCH”, tại sao ta không đặt ngược vấn đề rằng nếu ta đã có chủ quyền vào thời điểm đó theo lý luận của Trung Quốc (đồng nhất với điều 2 của Hiến pháp 1946: “Việt Nam là một khối thống nhất”) thì khi đó việc từ bỏ chủ quyền là một việc liên quan đến vận mệnh quốc gia.
(Trên thực tế, sau khi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và thụ đắc lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau năm 1975, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã có những tuyên bố khẳng định chủ quyền và có những hành động bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Điều 32 Hiến pháp 1946 đã quy định: “những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định”.
Vậy, vào thời điểm đó những việc bàn về chuyện từ bỏ chủ quyền lãnh thổ đã được nghị viện đưa ra nhân dân phúc quyết chưa? Nếu chưa thì văn bản ấy không có hiệu lực vì đã vượt quyền (theo học thuyết ultra vires).
Hơn nữa, vào thời điểm ký văn bản này, Chính phủ nước VNDCCH bao gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước và Nội các đứng đầu là Thủ tướng (Điều 44 Hiến pháp). Như vậy, để văn bản này có giá trị như một văn bản có tính ràng buộc cao nhất của nhà nước cần phải xác định rằng văn bản ấy đã được ký và phê duyệt bởi những người có thẩm quyền chưa?
Nói một cách dễ hiểu, điều này có thể ví với việc một phó chủ tịch HĐQT hay một thành viên HĐQT đóng dấu ký tên một văn bản nhưng những vấn đề được nêu trong văn bản này thuộc thẩm quyền quyết định của cổ đông mà đã không được hội nghị cổ đông thông qua. Như vậy, đó là một văn bản "utra vires", tức vượt quyền, và bản thân một văn bản vượt quyền thì không có hiệu lực.
Ngoài ra còn phải xét tính hình thức và nội dung của văn bản của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi dùng từ "văn bản" là bởi vì chưa có gì khẳng định đây là công hàm hay công thư hay chỉ là thư của cá nhân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý phía Trung Quốc.
Điều này chưa được khẳng định trừ khi chúng ta có thể nghiên cứu một cách thấu đáo hình thức và nội dung văn bản này cũng như bối cảnh ra đời của văn bản và Hiến pháp tại thời điểm đó. Khi đó mới có thể xác định được giá trị pháp lý của văn bản và chuẩn bị cho việc phản biện.
Khi xét đến bối cảnh và thời điểm ra đời của “văn bản”, tôi cho rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và nước CHND Trung Hoa lúc ấy, văn bản ấy có thể xem là mộtvăn bản mang tính chất ngoại giao, ủng hộ/tán thànhmột nội dung trong những nội dung của bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước CHND Trung Hoa.
Đó là tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý, chứ không tán thành toàn bộ nội dung bản tuyên bố trên của Trung Quốc, trong đó có tuyên bố liên quan đên quần đảo Tây Sa và Nam Sa(Cách mà Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Như vậy, lập luận phản biện của Việt Nam về vấn đề có thể chia làm 2 bước: (1) xét về hình thức và bối cảnh, văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là một phát ngôn độc lập của Việt Nam liên quan đến quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây chỉ là một văn bản có tính chất ngoai giao, hay một sự tán thành/ủng hộ ngoại giao, một sự tán thành của VNDCCH về một trong nhiều nội dung của bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của nước CHND Trung Hoa. Điều quan trọng hơn, văn bản đó của Cố Thủ tướng của nước VNDCCH tuyệt nhiên không đề cập đến“Tây Sa và Nam Sa”.
(2) Nếu phía Trung Quốc khăng khăng cho rằng văn bản này là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, thì “chủ quyền” là một vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia và theo Hiến pháp 1946 của VNDCCH, thì việc này phải được phúc quyết, khi đó sẽ vận dụng học thuyết ultra vires để phản biện.
Ngoài yêu cầu tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam còn có thể cân nhắc những yêu cầu khởi kiện khác mà tôi thấy không nên nêu chi tiết trên báo chí, ví dụ như yêu cầu tuyên bố việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Luật sư Trinh Nguyễn và đồng nghiệp


Luật sư Trinh Nguyễn là một trong số ít người Việt Nam được cấp bằng hành nghề tại Úc và tại Việt Nam.Cô là luật sư điều hành của công ty Trinh Nguyen & Partners và đã tham gia các vụ trọng tài quốc tế lớn và phức tạp.

Tôi thường hay đọc cái CỚ phản biện ấu trĩ về :

1. Đó là tán thành quyết định về hải phận 12 hải lý, chứ không tán thành toàn bộ nội dung bản tuyên bố trên của Trung Quốc, trong đó có tuyên bố liên quan đên quần đảo Tây Sa và Nam Sa(Cách mà Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

2. Điều quan trọng hơn, văn bản đó của Cố Thủ tướng của nước VNDCCH tuyệt nhiên không đề cập đến“Tây Sa và Nam Sa”.

... thà là, có văn bản này hay không thì Trung Quốc cũng gây sự được thôi (như đối với Phi-luật-tân, Nhật-bản) nhưng căng thẳng ra mà nói thì sự “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc đã bao gồm luôn cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thì cớ sao bảo rằng: văn bản đó của Cố Thủ tướng của nước VNDCCH tuyệt nhiên không đề cập đến“Tây Sa và Nam Sa”?


Ngụy biện ...


Không chỉ Công hàm có ĐÓNG DẤU - Ký Tên và luôn cả sách sử giáo khoa sau đó vẫn GHI NHẬN các quần đảo ấy thuộc về Trung Quốc thì phản bác cái gì ...

Thanked by 1 Member:

#664 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 02:24

Nếu tôi là một luật sư giúp Việt Nam

kiện Trung Quốc về biển Đông, tôi sẽ đề nghị

bổ sung thêm luật sư Lê Công Định,

tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tham gia giúp

(Tình huống giả tưởng, có thể có thật)


Trần Vũ Hải

1. Một ngày u ám, một quan chức cao cấp của Chính phủ (xin giấu tên) nhắn qua một khách hàng Vip của tôi, rằng cấp trên định mời luật sư tham vấn để hình thành một nhóm luật sư chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế.

2. Tại một nhà hàng trong một tòa nhà của khách hàng vip này, vị quan chức cao cấp này cùng một vị trung tướng an ninh (cũng xin được giấu tên) nói chuyện thân mật với tôi. Hai vị ngỏ ý:

a. Dư luận và người dân Việt Nam đang gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc do những vấn đề tại biển Đông. Cá nhân ông có thể giúp Nhà nước như thế nào, ví dụ có thể lập một nhóm luật sư để giúp Nhà nước chuẩn bị kiện Trung Quốc được không?

b. Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế phải nắm chắc phần thắng mới kiện, ý ông thế nào?

3. Chắc nhiều người phì cười cho rằng ông luật sư TVH thật là hão huyền, viển vông. Nhà nước có đầy giáo sư, tiến sĩ luật và nhiều chuyên gia pháp lý nghiên cứu về Luật Biển và Công pháp quốc tế, cớ gì phải mời một ông luật sư chuyên kiến nghị gây khó cho Nhà nước.

Việc mời luật sư để tham vấn cho chuẩn bị vụ kiện là điều tất yếu phải làm. Nhà nước định kiện Trung Quốc, đương nhiên phải mời luật sư tham vấn. Người đó có thể là luật sư này hay luật sư kia, nhưng cũng có thể là tôi. Còn các giáo sư, tiến sĩ luật, chuyên gia pháp lý hàng đầu khác (không phải là những luật sư chuyên nghiệp), tuy có hiểu biết rộng, sâu nhưng chưa chắc là những luật sư giỏi và thành công. Nếu họ có thể là một luật sư giỏi, thành công, họ đã chuyển nghề thành luật sư chuyên nghiệp, vì những luật sư hàng đầu ở bất cứ nước nào cũng có thu nhập và danh tiếng hơn so với các giáo sư, tiến sĩ luật đơn thuần.

Một bạn trẻ học luật tại Mỹ cho biết, các giáo sư luật tại Mỹ thừa nhận họ thường không thành công lắm trong các vụ kiện mà họ nhận làm luật sư trong khi luật sư đối phương chỉ là những luật sư chuyên nghiệp bậc trung. Các giáo sư luật phân bua rằng, họ không có những mãnh khóe của những luật sư chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm, và với sự tự trọng, họ cũng không chấp nhận những mánh khóe, những cài bẫy lẫn nhau khi hành nghề luật sư.

Việt Nam kiện Trung Quốc chẳng khác “kiến kiện voi” (dùng hình tượng của tướng Nguyễn Chí Vịnh). Tôi đã có kinh nghiệm “kiến kiện voi”, đã giúp một một người tiêu dùng Việt Nam kiện một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, kết quả đại diện tập đoàn này phải xuống nước, thỏa thuận bồi thường cho người tiêu dùng.

Vậy nếu chính quyền có chọn tôi làm luật sư tham vấn cũng không có gì lạ.

4. Nhận lời đề nghị của 02 vị quan chức này, tôi có ý kiến như sau:

a. Việc kiện hay không kiện Trung Quốc phải chuẩn bị kỹ, không thể vì bất cứ một sức ép nào, dù từ dân chúng hay từ Trung Quốc. Việc kiện giữa hai nước là biểu hiện văn minh, không có nghĩa “hất nước bỏ đi”, nhiều nước vẫn có quan hệ bình thường, thậm chí hữu hảo trong và sau khi kiện lẫn nhau.

b. Nhà nước cần thành lập một nhóm công tác đặc biệt gồm một số cán bộ, công chức là những chuyên gia pháp lý giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ. Người lãnh đạo nhóm này có quyền báo cáo trực tiếp với các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước để quyết định các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện.

Tôi đề cử một tiến sỹ luật rất thông minh, có khả năng nghiên cứu, quyết đoán và tranh biện xuất sắc là ông Nguyễn Văn Thanh (hiện là Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, có vợ là một bà Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Thanh đã có bằng tiến sĩ luật tại Đức từ gần 30 năm trước, giỏi tiếng Anh và tiếng Đức) sẽ là người phụ trách nhóm này. Ông Nguyễn Văn Thanh sẽ tự lựa chọn những thành viên của tổ công tác này.

c. Bên cạnh nhóm công tác trên, một nhóm luật sư, luật gia người Việt có tâm huyết (không phải là cán bộ, công chức) sẽ được thành lập, mỗi người trong nhóm phải thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ. Trước mắt tôi nhận vai trò điều hành tạm thời nhóm này trong một thời gian.

Về nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt này, tôi đề xuất luật sư Lê Công Định (giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quốc tế), tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (giỏi tiếng Pháp, chuyên gia về công pháp quốc tế) và một số luật sư khác, kể cả người đã từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang hành nghề luật sư tại Mỹ (ví dụ luật sư Nguyễn Hữu Thống, đã có nghiên cứu sâu về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa), và luật sư thành thạo tiếng Trung.

5. Khi 02 quan chức này lo ngại, nhóm gồm những luật sư, luật gia như trên sẽ có khuynh hướng chống Nhà nước Việt Nam, không đáng tin cậy và không thể bảo vệ được lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Tôi giải thích rằng mời những người như vậy có những lợi sau:

- Đây là những luật sư, tiến sĩ luật yêu nước, đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Trung Quốc và biển Đông, họ luôn có thái độ đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Việt Nam.

- Phần lớn trong số họ là những người có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc hành nghề luật sư, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tuy chưa hành nghề luật sư nhưng đã có những hoạt động như một luật sư chuyên nghiệp.

- Những người này đã có những uy tín nhất định trong giới luật và người Việt trong và ngoài nước, có những quan hệ nhất định với giới luật nước ngoài. Nếu họ nhận lời tham gia nhóm luật sư, luật gia người Việt để giúp Nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc về biển Đông, chắc chắn họ sẽ làm hết mình, không chỉ vì uy tín, danh dự của họ mà còn vì lòng yêu nước.

- Một đội ngũ luật sư, luật gia như vậy cùng với nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới biết rằng, Nhà nước Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các lực lượng, thành phần dân tộc Việt ở khắp thế giới, không phân biệt chính kiến, quá khứ để quyết tâm bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước xâm lấn của Trung Quốc. Một sự hòa hợp, hòa giải dân tộc Việt thực sự có thể khởi đầu từ đây.

6. Tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước sẽ tập hợp tất cả những tài liệu, chứng cứ lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang lưu giữ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa…. Nhóm này tập hợp những tài liệu mà các chính quyền của Việt Nam đã phát hành, gửi, công bố liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông; kể cả những biên bản các cuộc trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết, ghi nhận những vấn đề giữa hai nước tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

7. Nhóm công tác của Nhà nước sẽ yêu cầu lãnh đạo cao nhất của đất nước phê chuẩn nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt. Lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ tối đa cho những nhân sự này, một cách kín đáo và lịch sự. Hai nhóm này sẽ thống nhất những bước chuẩn bị, nhằm hoàn thành các công việc nghiên cứu, tập hợp tài liểu, chuẩn bị khác trong thời gian nhanh nhất khoảng từ 3 - 6 tháng.

8. Công việc của nhóm luật sư, luật gia người Việt tập trung nghiên cứu, tập hợp những tài liệu, vấn đề sau:

a. Các tài liệu mà Trung Quốc cho rằng chứng minh họ có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông

b. Các ý kiến, lập luận của các học giả Trung Quốc biện hộ cho Trung Quốc có chủ quyền tại biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa. Những ý kiến này thông thường được đăng tải trên các báo có uy tín, tạp chí chuyên ngành của thế giới, nêu trong những bài phát biểu tại những hội nghị quốc tế liên quan.

c. Những ý kiến, lập luận của các học giả, chuyên gia Trung Quốc bác bỏ về những lập luận, chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

d. Những ý kiến của các học giả, chuyên gia nước ngoài (không phải Trung Quốc và người Việt) về những lập luận của Trung Quốc và Việt Nam về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Những quan điểm của họ về những cách thức giải quyết xung đột, tranh chấp biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

e. Thu thập về các vụ án đã và đang được thụ lý, xét xử tại các tòa án, trọng tài quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển, giải thích Luật Biển và tương tự, đặc biệt vụ Philippines kiện Trung Quốc đã được Tòa trọng tài Unclos thụ lý.

f. Lập danh sách các chuyên gia, học giả, thẩm phán, luật sư quốc tế có uy tín trong lĩnh vực Luật Biển, công pháp Quốc tế (cùng lý lịch khoa học, hành nghề của họ).

g. Những chi phí để tiến hành các vụ kiện này

Do những công việc trên đồ sộ, phức tạp nên nhóm công tác của Nhà nước cũng phải phối hợp, cùng tham gia, chịu trách nhiệm. Một đội ngũ phiên dịch (Anh, Trung, Tây Ban Nha, Pháp, Đức) sẽ được trưng tập để trợ giúp 02 nhóm này trong việc sưu tập, dịch các tài liệu liên quan.

9. Giai đoạn nghiên cứu các nội dung nêu trên nếu khẩn trương có thể làm trong khoảng từ 3-6 tháng, hoặc cũng có thể bị kéo dài hơn. Sau khi nghiên cứu kỹ, nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt sẽ đề xuất:

a. Những vụ việc Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án, trọng tài quốc tế.

b. Danh sách các luật sư quốc tế (cùng lý lịch chi tiết của họ) có thể được mời và dự kiến chi phí phải trả cho họ.

10. Nếu Nhà nước quyết tâm chuẩn bị kiện và sẵn sàng kiện, tôi đề xuất nhóm công tác của Nhà nước cần trình lãnh đạo cấp cao một hoặc một số công hàm gửi Trung Quốc để đề xuất với Trung Quốc: tất cả những tranh chấp về biển, đảo và những vấn đề khác liên quan đến biển đảo tại biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu không giải quyết thông qua đàm phán trong một thời hạn nhất định, hai bên sẽ chấp nhận để một tòa án hoặc trọng tài quốc tế giải quyết theo đề nghị của một hoặc cả hai bên. Tất nhiên, khả năng lớn Trung Quốc không chấp nhận đề nghị này, nhưng cho dù Trung Quốc không chấp nhận sẽ tạo một áp lực mãnh mẽ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế.

11. Về chi phí đi kiện, nếu Nhà nước lo ngại chi phí quá lớn (phải trả thù lao và chi phí ở mức khá cao mới thuê được những luật sư, chuyên gia giỏi), tôi sẵn sàng thuyết phục các đại gia Việt Nam (xin không nêu tên) trợ giúp đến 50% chi phí đi kiện. (Đây cũng là một thế mạnh của tôi so với những luật sư khác).

12. Nếu Nhà nước đồng ý với các đề xuất về các khả năng kiện do nhóm công tác của Nhà nước và nhóm luật sư, luật gia người Việt đưa ra, sẽ mời một nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam kiện Trung Quốc. Nhóm luật sư quốc tế này với quan điểm khách quan, độc lập sẽ đưa ra (i) các ý kiến, quan điểm về những vụ kiện có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc về biển Đông, (ii) đánh giá về các chứng cứ, tài liệu, quan điểm, lập luận của Việt Nam và Trung Quốc, (iii) đưa ra lời khuyên để lựa chọn một hoặc vài vụ kiện mà theo họ Việt Nam có cơ hội khả quan nhất. Thời gian để các vị luật sư quốc tế nghiên cứu, đưa ra ý kiến khoảng từ 1 – 2 tháng.

13. Dựa trên ý kiến của nhóm công tác của Nhà nước, nhóm luật sư, luật gia người Việt và nhóm luật sư quốc tế, những lãnh đạo cao nhất của Việt Nam sẽ quyết định hướng kiện Trung Quốc. Như vậy, thời gian chuẩn bị ít nhất phải là một năm.

Sau khi Nhà nước Việt Nam quyết định kiện Trung Quốc, nhiệm vụ của nhóm luật sư, luật gia người Việt chấm dứt. Nhà nước sẽ chọn ra những chuyên gia trong nhóm này tham gia nhóm luật sư quốc tế để giúp Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Nhóm công tác của Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục nhiệm vụ. Riêng tôi, đến đó nhiệm vụ sẽ hoàn thành, vì tôi không có khả năng trực tiếp tranh tụng tại tòa án, trọng tài quốc tế.

(Cho dù Nhà nước không mời, một số nội dung trên vẫn được một nhóm luật sư, luật gia người Việt triển khai theo những cách thức thích hợp).
T.V.H (ông là luật sư tại VN)

Thanked by 3 Members:

#665 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 12:17

Chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa

Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc*


Từ Đặng Minh Thu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Tiến sĩ Luật, Đại học Sorbonne)


Nhắc đến Biển Đông, không ai không nghĩ đến hai cái tên rất đẹp Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếc thay hai cái tên đó lại gắn liền với những gì đi ngược với thiện, mỹ, hoà, vì hai quần đảo xa xôi này đã và đang là đối tượng của một cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các quốc gia và lãnh thổ trong vùng. Cuộc tranh chấp đã kéo dài gần một thế kỷ nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được, và ngày càng trầm trọng hơn, đang là mối đe doạ cho hoà bình ở vùng Đông Nam Á.
Khi thì bùng nổ, khi thì lắng dịu, cuộc tranh chấp này mang mọi hình thức đấu tranh, từ đấu tranh chính trị, ngoại giao đến đấu tranh vũ lực. Các quốc gia tranh chấp cũng thay đổi tuỳ theo thời cuộc. Lúc đầu chỉ có Pháp và Trung Hoa, tiếp sau đó, Nhật Bản và Philippin cũng nhảy vào đòi quyền lợi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bại trận rút lui khỏi cuộc tranh chấp, Pháp rời Đông Dương, Trung Hoa thay đổi chính quyền, thì các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh chấp gồm Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin. Sau khi Việt Nam thống nhất thì cuộc tranh chấp tiếp diễn giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ba quốc gia và vùng lãnh thổ kia. Ngày nay, từ khi “Luật Biển mới” ra đời, tầm quan trọng của 2 quần đảo tăng thêm, thì số quốc gia tranh chấp cũng tăng theo. Malaixia và Brunây cũng đòi quyền lợi trên quần đảo Trường Sa. Với Công ước Luật Biển mới, quốc gia nào nắm những quần đảo này không những được hưởng lãnh hải quanh đảo mà cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa quanh quần đảo. Tuy nhiên, vấn đề phân chia lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia chưa thực hiện được khi chưa biết hai quần đảo này thuộc về ai. Vì vậy, vấn đề xác định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng quan trọng.
Bài viết này sẽ phân tích một số lý lẽ chính mà Việt Nam và Trung Quốc đưa ra để khẳng định chủ quyền của mình, vì đây là hai quốc gia chính trong cuộc tranh chấp.

Link toàn bài:http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm#_edn53

#666 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1963 Bài viết:
  • 5390 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 12:20



Giáo sư, tiến sĩ giờ này anh ở đâu?
Thứ năm, 12/06/2014, 16:10 (GMT+7)




(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) - Trong lịch sử phát minh, sáng chế ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) đến nay chắc ai ai cũng biết: về Nông nghiệp có Giáo sư Lương Định Của với phát minh tạo ra nhiều giống cây trồng với năng suất cao, Giáo sư Trần Đại Nghĩa là tên tuổi lớn trong lĩnh vực chế tạo vũ khí của Việt Nam, gắn liền với những sản phẩm nổi tiếng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thường được gọi với cái tên “ông vua” vũ khí Việt Nam, về Y học có Giáo sư Đặng Văn Ngữ với việc sản xuất“nước lọc Penicillin” mà có đến 80% thương binh trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay, Giáo sư Tôn Thất tùng với phương pháp mổ gan khô mang tên ông.

Gần đây nhất là vị giáo sư trẻ tuổi Ngô bảo Châu với công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu” do RobertLanglands và Diana Shelstad phỏng đoán.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ (chưa nói đến phó giáo sư, phó tiến sĩ, thạc sĩ). Vậ ynhững giáo sư, tiến sĩ ấy họ đang ở đâu và đang làm gì?
Câu trả lời là: phần lớn họ nằm trong vị trí các quan chức.
Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. (Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012).
Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học,trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.
Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.
Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi,tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáo sư, tiến sĩ giờ này anh ở đâu?


Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước.Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.
Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp.Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng thậm chí xấu hổ và muốn lánh xa.
Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.
Lại nhớ, xưa khi mời ai đó lên diễn đàn phát biểu chỉ cần giới thiệu: “Kính mời anh A, chị B lên phát biểu”, thế là xong không màu mè chỉ vỏn vẹn có dăm từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết nhường nào. Nay lại khác, bởi có học hàm học vị thì lời mời lại phải theo công thức sau: Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đã được phong + toàn bộ giải thưởng đã được tặng + toàn bộ chức vụ quản lý, chức vụ Đảng đang có + Ông (Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu. Có như thế mới bõ cái công đeo đuổi học hàm, học vị và cái quan trong là giải quyết được khâu oai.
Có một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan(có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Campuchia và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.
Trong khu vực Đông Nam Á, một đất nước nhỏ bé như Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế, Thái Lan với 68 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011. (Thống kê trên iternet)
Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, máy tách hạt ngô, máy bóc lạc, bóc đỗ, sáng chế ra tàu ngầm, máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình. Trong số họ người có bằng cấp cao nhất là cử nhân, thợ máy, thậm chỉ là những nông dân “hai lúa” m*y mò sáng tạo xuất phát từ thực tế lao động.
Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người (chắc chắn có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ), đáng lẽ ra phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… chính quyền. Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, và những giáo sư đã nói ở phần đầu bài viết… Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” học hàm, học vị nhiều đến mức có thể “ra ngõ gặp giáo sư, tiến sĩ”. Với thực trạng này thì nền khoa học kỹ thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.
Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng” đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.
Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.
Mong rằng câu nói của ai đó: “ở Việt Nam không thể có thiên tài” là hoàn toàn sai lầm.
Lời kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Đông các đại học sĩ, Cần chánh điện học sĩ, Đại thi hào Nguyễn Du, Danh nhân văn hóa thế giới (xin Tố Như tiên sinh bỏ lỗi cho con vì sự xúc phạm này) :
Mượn màu son phấn đánh lừa con đen
Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường như tôi.


#667 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 13:16

Để tồn tại thì Đờ Cờ Sờ phải làm tha hóa đội ngũ trí thức. Cách dễ nhất là làm cho đội ngũ ấy tối mặt vì cơm áo gạo tiền.
Khoa học là con đường nói thật chính trị là con đường nói dối. Nhà khoa học mà vào Đờ thì khoa học cái Lờ.

Cho nên nắm vững triết học đại cương thì mấy trò hề khó gì không lật mặt.

Thanked by 3 Members:

#668 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 13:48

« CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG »


Góp ý về việc giải thích

Cao Huy Thuần


Thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Ngoại trưởng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958 tạo lý lẽ pháp lý cho phía Trung Quốc để quả quyết rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên Hoàng Sa và Trường Sa. Lý lẽ pháp lý căn bản để Việt Nam bác bỏ luận điệu của Trung Quốc là : nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có tư cách pháp lý để nhường cho Trung Quốc một quyền mà mình không có ở thời điểm 1958. Ở thời điểm ấy, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục lịch sử chiếm giữ từ bao đời và hành xử chủ quyền toàn vẹn trên hai đảo ấy. Lý lẽ rất xác đáng này, nhiều người đã nói rồi, tôi không nhắc lại ở đây nữa. Ở đây, tôi chỉ góp thêm chút ít ý về những vấn đề phụ, để bổ túc cho lý lẽ chính vừa nói ở trên.

Trước khi đi vào những chi tiết lịch sử và những lập luận pháp lý rườm rà, tôi bắt buộc phải làm cái chuyện rườm rà đầu tiên là đăng lại nguyên văn bức thư mà ngày nay người ta thường gọi là « công hàm Phạm Văn Đồng ». Bức thư rất đơn giản, nhưng chính vì đơn giản mà phải giải thích, hơn thua nhau trong vụ kiện là tùy thuộc lớn vào việc giải thích này. Tôi không dám làm công việc rất khó khăn này của luật sư chuyên nghiệp, đòi hỏi một kiến thức về học thuyết và án lệ quốc tế thấu đáo hơn, cập nhật hơn, chỉ xin nhắc lại là cốt góp thêm chút ý mà thôi. Góp thêm chút ý mà cũng đã khó khăn rồi, vì phía Trung Quốc còn đưa ra thêm nhiều bằng chứng khác, nào bản đồ của Bộ Quốc Phòng, của Phủ Thủ Tướng, nào báo Nhân Dân, nào sách giáo khoa, để làm vững chắc hơn nữa lý luận của họ. Mong rằng chính quyền Việt Nam thu thập được thêm bằng chứng để phản bác. Chỉ có chính quyền mới làm được việc này thôi. Không có trong tay những bằng chứng khác, lý luận duy nhất trên một « công hàm » là không đủ tý nào. Nhưng biết làm sao !

Đây là nguyên văn bức thư, và vấn đề pháp lý đặt ra là giải thích bức thư :

« Thưa Đồng chí Tổng lý,


Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ :


Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung-Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.


Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.


Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958 »



I. Theo ngôn ngữ của luật quốc tế, bức thư đó được gọi là một « hành vi đơn phương », tiếng Pháp là một « acte unilatéral ». Vấn đề pháp lý tổng quát đầu tiên đặt ra là : một hành vi đơn phương có giá trị pháp lý quốc tế không ? Có tính cách ràng buộc không ? Có phải là một nguồn gốc của luật quốc tế không ?

Điều 38 của Quy chế Tòa Án Tài phán quốc tế ghi rõ ba nguồn gốc : hiệp ước quốc tế, tập tục quốc tế, và những nguyên tắc luật pháp tổng quát được các nước văn minh chấp nhận. Ngoài ba nguồn gốc chính ấy, còn có thêm một nguồn gốc bổ túc thứ tư : các quyết định tài phán và học thuyết của các luật gia được công nhận là có thẩm quyền. Vậy, những « hành vi đơn phương » thì sao ? Điều 38 không nói, nhưng trong thực tế của đời sống quốc tế, các hành vi này càng ngày càng nhiều, càng đa dạng, cho nên rốt cuộc, án lệ cũng như học thuyết đều công nhận giá trị pháp lý. Trong 5 loại « hành vi đơn phương » được liệt kê, lời hứa là loại liên quan đến vấn đề đặt ra ở đây. Lời hứa là một cam kết đơn phương có hiệu lực ràng buộc tác giả của nó. Như vậy, đứng trên mặt lý thuyết tổng quát, phía Trung Quốc có lý do để buộc ta phải công nhận tính cách ràng buộc của « công hàm Phạm Văn Đồng ». Ta phản ứng thế nào ?

Trước hết, học thuyết buộc phải hiểu chữ « lời hứa » một cách hạn chế, phải siết chặt từ ấy một cách chính xác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nghĩa là : phải định nghĩa chính xác thế nào là một lời hứa có giá trị pháp lý. Thế nào ? Học thuyết trả lời : đó phải là một lời hứa xuất phát từ một ý muốn tạo ra hậu quả pháp lý, chứ không phải chỉ là một lời tuyên bố hàm chứa một ý định chính trị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Làm sao phân biệt thế nào là « ý muốn tạo ra luật », thế nào là không phải ? Không thể có tiêu chuẩn tổng quát, mỗi hành vi đơn phương phải xét riêng từng trường hợp để giải thích. Và việc giải thích này tuân theo những nguyên tắc được áp dụng cho việc giải thích các hiệp ước, trong đó hai nguyên tắc chính là : phải thực lòng (bonne foi) và phải chú ý đến đối tượng và mục đích của hiệp ước. Thực lòng, nghĩa là phải tìm xem hai bên ký hiệp ước muốn nói gì thực sự. Đây là yếu tố tâm lý và đạo đức khó tìm vì nằm trong nội tâm. Cho nên phải làm sáng tỏ ra bằng cách tìm hiểu đối tượng và mục đích, nghĩa là những yếu tố bên ngoài dễ thấy hơn. Điều 31 và 32 của Công ước Vienne về việc giải thích hiệp ước nói rõ như thế : « Hiệp ước phải được giải thích theo thực lòng với nghĩa thông thường mà các từ trong đó thường được hiểu, và trong bối cảnh và ánh sáng của đối tượng và mục đích của hiệp ước »

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nhiều án lệ đã căn cứ trên nguyên tắc này.

Áp dụng nguyên tắc trên vào việc giải thích các hành vi đơn phương, học thuyết nhấn mạnh : phải tìm ý định của tác giả lời hứa, hơn thế nữa, phải đặt ưu tiên trên giải thích ít có hại nhất cho tác giả ấy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Đó là nguyên tắc tổng quát. Còn về phương pháp giải thích, học thuyết cũng như án lệ đều nhấn mạnh trên sự cần thiết phải xét kỹ bối cảnh, ngữ cảnh, cho rằng đó là cách hiệu nghiệm nhất để tìm ra ý định thực sự

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Án lệ đi rất xa trong phương pháp tìm kiếm này, đề nghị : 1. phải căn cứ trên toàn câu để giải thích một chữ trong đó ; 2. phải căn cứ trên nhiều đoạn để giải thích một điều khoản ; 3. phải căn cứ trên một phần của hiệp ước trong đó có điều khoản phải giải thích ; 4. phải căn cứ trên toàn thể hiệp ước ; 5. phải căn cứ trên lời mở đầu ; 6. phải căn cứ trên một loạt hiệp ước tùy thuộc lẫn nhau. Kể rườm rà như vậy để thấy rằng bối cảnh, ngữ cảnh là vô cùng cần thiết để tìm hiểu ý định thực sự, dù là để giải thích hiệp ước hay là để giải thích một hành vi đơn phương. Nhiều lần, án lệ của Tòa án Tài phán quốc tế thường trực, tiền thân của Tòa án Tài phán quốc tế hiện nay, đã chú trọng đến hậu trường, nghĩa là bối cảnh đằng sau của việc ký kết hiệp ước, về mặt pháp lý, chính trị, xã hội, đặt hiệp ước vào không khí của thuở soạn thảo, để nắm bắt thấu đáo hơn ý tưởng đầu tiên và khám phá ra những hoàn cảnh thực tế trong đó ý tưởng được bày tỏ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Tòa án Tài phán quốc tế hiện tại cũng lấy cùng một thái độ như vậy. Hậu ý của hai bên ký kết hiệp ước hoặc những quan tâm chính trị của họ lắm khi cũng khác với mục đích nêu ra trên giấy tờ, nhất là khi hiệp ước có nội dung chính trị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.



II. Vậy thì, áp dụng những quy tắc trên, hãy đặt « công hàm Phạm Văn Đồng » vào ngữ cảnh của bức thư và bối cảnh chính trị và lịch sử khi thư được gửi đi để giải thích mục đích và ý định thực sự của tác giả.

Trước hết là bối cảnh. Cho đến bây giờ, độc giả Việt Nam chỉ thấy thư của Phạm Văn Đồng đáp lại tuyên bố của Chu Ân Lai mà chẳng thấy tuyên bố của Trung Quốc là thế nào, tuy rằng đó là cái chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên. Vậy, xin bắt đầu nói đến bối cảnh của tuyên bố ấy, về mặt pháp lý rồi về mặt chính trị, quân sự.

Về mặt pháp lý, cho đến khi thành lập Cộng Hòa năm 1911, Trung Hoa không có nhận định gì rõ ràng về vấn đề hải phận cũng như hải lý. Bắt đầu quan tâm thực sự đến vấn đề từ 1912, lập trường chính thức của Trung Hoa Dân Quốc vẫn là 3 hải lý. Phái đoàn Trung Hoa đề nghị 3 hải lý tại Hội nghị Hague về san định luật quốc tế năm 1930. Như ai có chút kiến thức về luật biển đều biết, ấn định hải phận là vấn đề nóng bỏng của luật quốc tế sau khi các nước trong Thế giới thứ ba bành trướng ảnh hưởng và xác nhận tư cách độc lập của mình. Nhiều nước, nhất là ở châu Mỹ La tinh, nới độ rộng của hải phận (tính từ bờ) một cách vô độ, có khi đến cả 200 hải lý. Theo chiều hướng đó, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc, trong buổi họp thứ 308 của Ủy Ban Luật quốc tế của LHQ, đòi nới độ rộng của hải phận ra 12 hải lý. Trớ trêu thay, đề nghị đó trái ngược với lập trường của Mỹ (3 hải lý) mà Trung Hoa là đồng minh, lại trùng hợp với lập trưởng của Liên Xô (12 hải lý) mà Trung Hoa là thù nghịch. Bị anh cả nhắc nhở, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc, trong buổi họp thứ 361 (1956) của Ủy Ban vừa nói, đề nghị một tu chính mềm dẻo về điều 3 của công ước đang soạn thảo :

« 1. Hải phận có thể do mỗi quốc gia cận bờ biển ấn định phù hợp với nhu cầu kinh tế và chiến lược trong giới hạn từ 3 đến 12 hải lý ; điều này phải được các quốc gia chủ trương một hải phận hẹp hơn chấp nhận.

2. Trong trường hợp bất đồng ý kiến, vấn đề sẽ được đưa ra trọng tài ».


Tu chính đó bị bác bỏ trong phiên họp lần thứ 363 (8-6-1956) với một tỷ số phiếu chống rất cao : 9 chống, 3 thuận, 2 không bỏ phiếu.

Vậy là trong lần họp năm 1956, vấn đề hải lý không được giải quyết. Ủy Ban kết luận một cách lừng khừng : « Luật quốc tế không cho phép nới rộng hải phận quá 12 hải lý ».

Hai năm sau, tại Hội nghị Genève về luật biển, họp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1958, phái đoàn Trung Hoa Dân Quốc không đưa ra một đề nghị nào nữa về hải phận. Trung Quốc lục địa không được mời tham dự, nhưng theo dõi rất kỹ. Bằng chứng là chỉ vài tháng sau, Bắc Kinh lấy một thái độ dứt khoát, trái ngược với Đài Loan.

Rườm rà như trên là để nhấn mạnh bối cảnh lịch sử quan trọng của năm 1958. Trước đó, ngay cả Trung Quốc cộng sản cũng không có lập trường rõ ràng về hải lý. Một quyển sách giáo khoa về hình luật xuất bản năm 1957 hãy còn nói một cách tổng quát rằng độ rộng của hải phận có thể là 3 hoặc 12 hải lý. Mãi cho đến đầu 1958, các tác giả Trung Quốc mới bắt đầu hoài nghi về sự khôn ngoan của quan điểm 3 hải lý chật hẹp. Chỉ bắt đầu từ đó, họ mới chỉ trích kịch liệt lập trường của Mỹ và Anh mà họ cho là « hoàn toàn vô căn cứ ». Nhưng đó là các bài viết của giới luật gia. Chính quyền Trung Quốc chưa có lập trường chính thức lúc Hội nghị Genève kết thúc.

Năm tháng sau, ngày 23 tháng 8 năm 1958, Trung Quốc thình lình mở một trận pháo kích dữ dội, với yểm trợ của không quân và hải quân, vào đảo Kim Môn do Đài Loan chiếm giữ, ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Mỹ trợ giúp hậu cần cho đồng minh bằng cách hộ tống các tàu tiếp tế của Đài Loan cho đến giới hạn 3 hải lý ngoài khơi Kim Môn. Ngày 4-9-1958, đài Bắc Kinh loan báo một « Tuyên Bố về hải phận Trung Quốc » nguyên văn như sau, chỉ trích những đoạn có liên quan đến vấn đề và dịch từ tiếng Anh :

« 1. Độ rộng của hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, gồm lục địa Trung Hoa và đảo cận bờ biển của lục địa, cũng như cho Đài Loan và các đảo bao quanh, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và tất cả các đảo khác thuộc về Trung Hoa mà đại dương chia cách khỏi lục địa và các đảo cận bờ biển của lục địa.

4 § 2. Vùng Đài Loan và Bành Hồ hãy còn bị Mỹ chiếm giữ bằng vũ lực. Đó là vi phạm bất hợp pháp sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan, Bành Hồ và những vùng khác như thế sẽ được thu hồi lại, và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền thu hồi những vùng ấy bằng mọi biện pháp thích hợp vào thời điểm thích hợp. Đây là nội bộ của Trung Quốc, không can thiệp nào ở bên ngoài được dung thứ ».


Bản « Tuyên Bố » thâu trọn gói, đặt tất cả các đảo do Đài Loan chiếm giữ và Hoàng Sa, Trường Sa vào hải phận Trung Quốc. Mỹ bác bỏ việc gia tăng hải phận của Bắc Kinh, cho đó là « âm mưu che giấu những mục tiêu xâm lược ». Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại lập trường cố hữu của Mỹ, « đã có từ thời tổng thống Jefferson, và lập trường ấy là 3 hải lý ». Ngày 7-9-1958, hải quân Mỹ tiếp tục hộ tống như thế các tàu tiếp tế của Đài Loan. Bắc Kinh cảnh cáo nghiêm khắc : « một hành động như vậy, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, là nguy hiểm ». Ngày 6-10, bộ trướng quốc phòng Bành Đức Hoài ra một công bố cho « đồng bào Đài Loan », cho biết Trung Quốc sẽ ngưng nã pháo trong một thời gian 7 ngày, với điều kiện Mỹ chấm dứt hộ tống tàu tiếp tế đến Kim Môn. Ngày 13-10, Trung Quốc gia hạn việc ngưng pháo kích thêm 2 tuần nữa. Ngày 20-10, hôm trước khi ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles viếng thăm Đài Bắc, Trung Quốc lại nã pháo, viện cớ Đài Loan cho phép hải quân Mỹ hộ tống vào « vùng biển » của Kim Môn. Sau đó, ngày 25-10, Bắc Kinh tuyên bố « ngưng chiến vào ngày chẵn ». Khủng hoảng dần dần kết thúc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Cần nói thêm lý lẽ pháp lý mà Mỹ đã viện dẫn để bác bỏ « tuyên bố » của Trung Quốc, không phải vì có gì mới, mà là để thấy rằng các phản ứng tiếp theo quyết định của Bắc Kinh đều liên quan đến vấn đề 12 hải lý là chủ yếu. Trong một bài diễn văn đọc trước Hiệp hội luật sư ngày 20-11-1958, Phụ tá cố vấn pháp lý của Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao, ông Maurer, nói : « Huống nữa, Hoa Kỳ chủ trương rằng luật quốc tế chỉ thừa nhận giới hạn 3 hải lý; một quốc gia không thể bằng hành động đơn phương, quyết định đâu là sở hữu chung của tất cả mọi quốc gia ; điều đó lại còn vi phạm nguyên tắc đã được quốc tế công nhận về tự do lưu thông trên biển. Quan điểm của Hoa Kỳ đặt cơ sở trên báo cáo của Ủy Ban luật quốc tế của LHQ, báo cáo ấy nói rằng ‘luật quốc tế không đòi hỏi các quốc gia phải nhận một giới hạn hải phận vượt quá 3 hải lý’ »

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Cũng vậy, tiếp theo bác bỏ của Mỹ là bác bỏ của Bộ Ngoại giao Anh, cũng liên quan đến con số 12, chỉ sau Mỹ một ngày, ngày 6-9-1958. Xin nhắc lại một lần nữa : vấn đề nóng bỏng lúc đó là vấn đề 12 hải lý.

Phe tư bản phản ứng đi, tất nhiên phe cộng sản phản ứng lại. Như một tiếng dội. Như một luật chơi của chiến tranh lạnh. Và cũng trên vấn đề 12 hải lý. Liên Xô tức tốc gửi một công hàm đến Bắc Kinh, tuyên bố « hoàn toàn tôn trọng quyết định của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa » và « đã chỉ thị cho các cơ quan liên hệ của Liên Xô triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa »

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hãy so sánh ngữ văn này của Liên Xô với « công hàm Phạm Văn Đồng » : chữ nào chữ nấy gần như bản chính với bản sao. Đây là một điểm quan trọng góp phần vào việc giải thích bản văn của Hà Nội.

Tất cả những chi tiết rườm rà kể ra ở trên là cốt đưa đến mấy nhận xét sau :

1. Phải phân biệt cho rõ hai vấn đề mà Trung Quốc muốn cột vào với nhau nhưng bối cảnh của năm 1958 về luật biển buộc phải tách riêng ra : vấn đề hải phận và vấn đề chủ quyền. Vấn đề hải phận là pháp lý. Vấn đề chủ quyền là chính trị. Tranh chấp không giải quyết được tại Hội nghị Genève 1958 là tranh chấp trên vấn đề hải phận. Bác bỏ hay tán thành tuyên bố của Trung Quốc là bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý ấy, một chuyện pháp lý nóng bỏng vào thời buổi ấy. Không phải vì bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý là bắt buộc phải bao hàm việc bác bỏ hay tán thành cái chuyện chủ quyền -- chuyện này ở bên lề, hạ hồi phân giải. Nguyên tắc giải thích một cách hạn chế, chặt chẽ, buộc phải gạt cái gì thừa thãi ra, cái thừa thãi ở đây là chủ quyền.

2. Nguyên tắc thực lòng cũng bắt buộc như vậy. Cái chuyện tranh chấp chủ quyền đã xảy ra từ 1909 về Hoàng Sa và từ những năm 1930 về Trường Sa. Sau thế chiến 1945, hễ có chính quyền là chính quyền nào ở Việt Nam cũng đều khẳng định hai quần đảo ấy là thuộc chủ quyền Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại chẳng hạn đã long trọng tuyên bố như thế năm 1951 tại Hội nghị San Francisco

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Một chính quyền chưa hoàn toàn độc lập đối với Pháp mà còn cương quyết như thế, lẽ nào, thực lòng, một chính quyền đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền như chính quyền Phạm Văn Đồng, lại có thể từ khước chủ quyền một cách dễ dàng như vậy trong một bức thư ? Cả hai phía, Việt Nam và Trung Quốc, đều coi lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, làm sao, với thực lòng, có thể nghĩ rằng ý định thực sự của ông Phạm Văn Đồng là nhường đảo cho Trung Quốc ? Với thực lòng, làm sao phía Trung Quốc có thể đọc bức thư mà nghĩ rằng thế là xong, mọi tranh chấp chủ quyền gay go từ hơn một thế kỷ đã xóa sạch trong mấy hàng chữ của một bức thư ?

3. Thêm nữa, mới đây, phía Việt Nam viện dẫn Bị Vong Lục của Trung Quốc (12-5-1988) trong đó, sau khi lặp đi lặp lại luận điệu « Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa và Nam Sa từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc », đã nói thêm rằng « với nguyên tắc thông qua hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, đã tỏ ý sau này có thể đàm phán ». Câu ấy là của chính miệng Đặng Tiểu Bình nói ra với bí thư thứ nhất Lê Duẩn khi ông Lê Duẩn thăm viếng Bắc Kinh ngày 14 tháng 9 năm 1975. Phía Việt Nam nói rõ : năm 1958, Đặng Tiểu Bình là bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn to hơn cả Chu Ân Lai, biết rõ sự việc liên hệ, vậy mà còn xác nhận « bất đồng » và « đàm phán », thế thì, với thực lòng, sao chính quyền Trung Quốc bây giờ lại đọc ngược bức thư Phạm Văn Đồng theo nghĩa là không còn vấn đề chủ quyền gì nữa để bàn cãi ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Thực lòng ở đâu ?

4. Thực lòng ở về phía Việt Nam. Bởi vì ý định thực sự của bức thư lại còn rõ ràng hơn nữa khi đặt vào hai bối cảnh lịch sử đặc biệt : bối cảnh của chiến tranh lạnh nói chung và bối cảnh pháo kích ở Kim Môn nói riêng.

Về chiến tranh lạnh, việc ủng hộ lập trường của Liên Xô hay Trung Quốc khi lập trường này chống lại lập trường của khối « thế giới tự do » dưới sự lãnh đạo của Mỹ là một thái độ chính trị quá thông thường trong suốt thời gian lịch sử ấy. Phía Mỹ đã cứng rắn giữ nguyên lập trường 3 hải lý (ngay cả Đài Loan cũng không dám làm trái ý) thì phía Liên Xô hầu như đương nhiên hỗ trợ Trung Quốc trong lập trường 12 hải lý. Chính yếu, đây là một ủng hộ chính trị. Sự việc thư Phạm Văn Đồng lặp lại nguyên văn công hàm của Liên Xô chứng tỏ điều đó. Hai bức công hàm phải được hiểu trong cùng một tinh thần ấy.

Huống hồ, bối cảnh chính trị ấy lại càng nổi bật hơn nữa với việc pháo kích Kim Môn. Miền Bắc lúc ấy đang sợ Mỹ can thiệp. Mà chiến hạm Mỹ công khai vượt qua hải phận 12 hải lý để tiến vào vùng biển chỉ cách Kim Môn 3 hải lý. Bênh vực lập trường 12 hải lý của Trung Quốc là chuyện quá dễ hiểu giữa hai « đồng chí ». Miền Bắc cũng không muốn hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương xé rào 12 hải lý để tiến vào sát bờ biển miền Nam như tiến vào sát Kim Môn.

Bối cảnh quân sự và chính trị này, ngay cả các tác giả người Hoa cũng đều nêu rõ. Chỉ trích một ví dụ thôi : « Trung Hoa cộng sản ra một tuyên bố chính thức về hải phận lúc khủng hoảng 1958 trên Kim Môn và Mã Tổ lên đến cao độ ; như thế rõ ràng rằng những biến cố ấy đã phát động ảnh hưởng trên bản tuyên bố »

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ai cũng thấy, lúc đó Mỹ là kẻ thù chung, làm sao, với thực lòng, không thấy rằng văn thư của Hà Nội nhắm việc chống kẻ thù chung ? Trong bối cảnh quân sự và chính trị của năm 1958, chống Mỹ tức là ủng hộ 12 hải lý. Đông Đức ủng hộ, Rumania ủng hộ tiếp theo Liên Xô

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Công hàm Phạm Văn Đồng cũng ủng hộ như vậy thôi. Nếu muốn tìm đối tượng, mục tiêu đích thực của hành vi đơn phương này, thì bối cảnh ấy cho đủ ánh sáng.


Bài viết nhỏ này được viết trong thời gian tác giả nằm trong bệnh viện, không có phương tiện tìm thêm tư liệu ở các thư viện. Với mục đích nhỏ bé là làm sáng tỏ những gì đã nói từ lâu bằng một ngôn ngữ và một lập luận pháp lý, tác giả không mong gì hơn là được bạn bè có thẩm quyền chỉnh sửa và bổ túc thêm.

CAO HUY THUẦN







Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Charles Rousseau, Droit international public, Tome 1, Paris, Sirey, 1970, trang 423.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguyen Quoc Dinh, Droit international public, Paris, LGDJ, 1975, trang 325 ; Charles Rousseau, sđd, từ trang 418.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Charles de Visscher, Théories et Réalités en Droit international public, A. Pedone, 4è édition, 1970, trang 281.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Charles Rousseau, sđd, trang 424, dẫn Carbone, Promessa e affidamento nel diritto internazinale, Milan, 1967.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Charles Rousseau, sđd, trang 284.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cùng tác giả, trang 291, trích nhiều án lệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Charles de Visscher, sđd, trang 282.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tất cả lịch sử kể ở mục này là lấy từ Hungdah Chiu, China and the Question of Territorial Sea, Maryland Journal of International Law, Vol. 1, N° 1, 1975.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

t*o Cheng, Communist China and the Law of the Sea, The American Journal of International Law, Vol. 13, N° 1, Jan. 1969.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

t*o Cheng, như trên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tất cả lịch sử về vấn đề này được giải thích rất rõ trong Lê Minh Nghĩa, Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Kỷ Yếu Hội Thảo phát triển khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000, từ trang 300. (có thể đọc toàn văn bài này trên mạng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nội dung cung cấp cho phóng viên tại Họp báo ngày 23-5-2014.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

t*o Cheng, đã dẫn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như trên.

Thanked by 3 Members:

#669 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 14:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 13/06/2014 - 13:16, said:

Để tồn tại thì Đờ Cờ Sờ phải làm tha hóa đội ngũ trí thức. Cách dễ nhất là làm cho đội ngũ ấy tối mặt vì cơm áo gạo tiền.
Khoa học là con đường nói thật chính trị là con đường nói dối. Nhà khoa học mà vào Đờ thì khoa học cái Lờ.

Cho nên nắm vững triết học đại cương thì mấy trò hề khó gì không lật mặt.

Nói đâu xa, trên diễn đàn này tung hô là phi chính trị. Nhưng bàn tay lông lá của tụi mật thám căn chỉnh từng chữ một của hội viên. Sửa chữ ký và giới hạn ngày không cho sửa chữ ký là chuyện quá thường. Động đến tên của một vị thánh là trình tự động lập tức sửa thành *** lập tức. Cho nên kẻ thông minh thấy cửa quán treo đầu dê mà mở vung ra thấy mùi thịt chó thơm phưng phức là phải hiểu chuyện.

Ấy thế mà lại còn có kẻ đòi xử phạt hội viên vì treo chữ ký vi phạm luật pháp nước VN hiện tại thì hỏi có u mê không. Luật gì ? Ở đây thánh tổ của VN còn bị sửa tên nữa là đòi theo luật VN.

Tự cho mình là công dân thế giới văn minh, lên án chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời nhưng lại điều hành diễn đàn theo quy chế quân chủ. Đất nước này là của vua nghe chưa. Tạo điều kiện cho tụi bây trồng cây lại còn đòi hái luôn quả hả ? Quả của vua chứ. Không thích đi chỗ khác chơi. An Lộc Sơn và Sử Tư Minh nhè nhẹ lắc đầu.

Thanked by 4 Members:

#670 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 15:11

Lão pth77 này hình như đầu óc có vấn đề hoặc đang bị tẩu hoả nhập ma rồi!

Nếu mang lý luận abc ra tranh luận mà gặp thằng củ chuối thì cãi nhau cả năm cũng ko thắng đc! chỉ có cách đè bẹp nó xuống rồi hãy lý luận với nó!

Cho mấy ông kia đi tranh luận chắc một ngàn năm nữa mới xong!

#671 anhthu88

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 15:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 13/06/2014 - 14:32, said:

Nói đâu xa, trên diễn đàn này tung hô là phi chính trị. Nhưng bàn tay lông lá của tụi mật thám căn chỉnh từng chữ một của hội viên. Sửa chữ ký và giới hạn ngày không cho sửa chữ ký là chuyện quá thường. Động đến tên của một vị thánh là trình tự động lập tức sửa thành *** lập tức. Cho nên kẻ thông minh thấy cửa quán treo đầu dê mà mở vung ra thấy mùi thịt chó thơm phưng phức là phải hiểu chuyện.

Ấy thế mà lại còn có kẻ đòi xử phạt hội viên vì treo chữ ký vi phạm luật pháp nước VN hiện tại thì hỏi có u mê không. Luật gì ? Ở đây thánh tổ của VN còn bị sửa tên nữa là đòi theo luật VN.

Tự cho mình là công dân thế giới văn minh, lên án chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời nhưng lại điều hành diễn đàn theo quy chế quân chủ. Đất nước này là của vua nghe chưa. Tạo điều kiện cho tụi bây trồng cây lại còn đòi hái luôn quả hả ? Quả của vua chứ. Không thích đi chỗ khác chơi. An Lộc Sơn và Sử Tư Minh nhè nhẹ lắc đầu.

uhm.

#672 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 15:42

Lão Tần này bạo lực quá, nó cướp của mình, rồi chỉ vào nói mình cướp, mình thì chỉ vào nói nó cướp, thì trước chiến tranh phải giữ được tính chính danh. Thứ 1 : để các nước muốn kềm chế TQ, tìm cách giúp thì có lý do để giúp, ko cần biết nhiều ít, la chửi khơi khơi cũng được, các nước khác thấy nó ngang ngược thì nó mất uy tín, ko ai dám làm ăn, thất nghiệp tăng , dân loạn... Thứ 2 là lỡ có thắng, thì biết đâu khi băng búa liềm TQ ko còn tồn tại nữa, 1 chế độ khác của TQ lên, nếu muốn theo đường tiến bộ, thì càng ko có cớ để mị dân, tăng chủ nghĩa dân tộc. Cái thứ 3 là vài trăm năm sau, con cháu VN và con cháu nó cãi nhau, thì con cháu mình có lý lẽ là đã kiện thắng từ thế kỉ 21.

Nếu ko kiện, thì cả thế giới nhìn nhau, lấy cớ gì mà can thiệp. Thằng VN này nói nó cướp, sao lại không kiện, hay là cũng có gì sai rồi, thôi mặc xác nó, cứ để tụi nó đánh nhau, chứ giờ bỏ tiền giúp thì ăn nói sao với cử tri chất vấn (giả sử TQ bỏ tiền mua cử tri).

Còn giả sử TQ dùng lợi ích trao đổi với Mỹ, thì có gì quý hơn tự do hàng hải ở biển Đông? Giả thứ có cái giá nào đó, thì TQ cũng thiệt hại lợi ích, còn hơn nó nhởn nhơ dùng tiền đó bỏ vào cuộc chiến tranh của mình.

Còn quốc tế xử thua thì các bác lại sang kể lể lại tình đồng chí, như ở hội nghị Thành Đô. Dân trong nước thì chỉ ccòn nước chửi đổng, ko gây sức ép đánh- kiện tụng nữa. Cả 2 anh em đều có lợi.

Sửa bởi bluebird2304: 13/06/2014 - 16:07


#673 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 17:29

uk. thì tất nhiên là kiện rùi. nhưng mà cảm thấy ko chắc ăn thì cứ đánh trước cái đã rùi kiện sau?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



nó vừa thâm hiểm, sảo quyệt thì ta phải tàn bạo. sau đó vừa kiện vừa uy hiếp nó mí đc. bắt nó phải nôn ra từ từ ...

không biết là thời cơ chuẩn bị đã xong chưa?

mà nói chung là toàn chuyện trên rời. dưới biển. có phải việc của ta đâu nhỷ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#674 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 13/06/2014 - 17:53

Chuyện của chúng ta là đẻ thật nhiều đứa con khỏe mạnh để bảo vệ đất nước à, phải mời các bạn nữ yêu nước hợp tác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Đánh nhau thì tính chính nghĩa cũng rất quan trọng. Khi kiện thắng thì sĩ khí lên cao, bảo vệ đất nước cha ông quyết chiến đến cùng trong khi bọn vô lý thì dù được nhồi sọ cách mấy thì cũng sẽ rất sợ chết vì tự bên trong cũng biết là mình láo, ko muốn chết nhảm. Bản năng của giống đực là chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, dù là cọp, beo, sư tử, chó đến người.

Thanked by 4 Members:

#675 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5393 thanks

Gửi vào 14/06/2014 - 22:32

hỏng rồi. mấy thế hệ trước các cụ mải ăn chới trác táng quá. bây giờ có muốn củng cố cũng ko kịp nữa rồi.

Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa


Trung Quốc hôm nay (14/6) ngang nhiên tuyên bố khởi công xây dựng trường học ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã dẫn lời Xiao Jie, thị trưởng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" cho biết theo kế hoạch, họ sẽ xây dựng một trường mẫu giáo và một trường tiểu học rộng khoảng 4.650 m2 với tổng số vốn đầu tư khoảng 5,7 triệu USD và dự kiến sẽ hoàn thành trong một năm rưỡi.
Trung Quốc còn ngang nhiên đặt tên trường là Vĩnh Hưng, tên gọi ngụy xưng của Bắc Kinh đối với đảo Phú Lâm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trụ sở của cái gọi là "chính quyền thành phố Tam Sa" xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế, đơn phương thành lập "thành phố Tam Sa" vào tháng 7/2012 nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Điều này đã gây nên sự phản đối kịch liệt từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Quốc vụ viện Trung Quốc nhiều lần công bố kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép cho "thành phố Tam Sa" và đưa người tới nơi đây để sinh sống và làm việc. Khoảng 40 trẻ em đang trong độ tuổi đi học có cha mẹ sống và làm việc tại đây. Hầu hết số trẻ phải tới nơi khác học tập hoặc ở nhà với ông bà.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Kể từ khi đưa giàn khoan trái phép tới vùng biển Việt Nam, Trung Quốc không những thường xuyên phủ nhận những hành vi gây hấn của mình ở Biển Đông mà ngược lại còn xuyên tạc sự thực gây bất lợi cho Việt Nam.
Ngày 13/6, Vụ phó Vụ Biên giới và Hải đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương, khẳng định Bắc Kinh không bao giờ điều các lực lượng quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương-981 ở Biển Đông.
"Tôi có thể nói rõ rằng, từ ngày 2/5 tới nay và ngay cả khi khi hoạt động thăm dò của giàn khoan hoàn tất, chúng tôi đã, đang và không bao giờ cử lực lượng quân sự tới đó. Bởi vì chúng tôi đang thực hiện các hoạt động dân sự cũng như thương mại một cách bình thường”, ông Dịch Tiên Lương ngang ngược tuyên bố trong một cuộc họp báo.
Ông Dịch trắng trợn cho rằng: "Việt Nam hiện có 61 tàu ở khu vực trên, trong khi số tàu của Trung Quốc là 71 chiếc, bao gồm cả tàu chính phủ và các tàu phụ trợ". Theo ông này, số lần mà tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ở vùng biển gần giàn khoan Hải Dương-981 là 1.547 lần.

Ngay lập tức, một quan chức cấp cao của Mỹ tại Washington đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng đó là những lời “nguỵ biện lố bịch” và khẳng định, Bắc Kinh đã sử dụng lực lượng không quân và hải quân cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển "để đe dọa các nước khác".
Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện quân sự lớn mạnh và liên tục gần giàn khoan dầu kể từ ngày 2/5 khi họ hạ đặt giàn khoan này, trong đó có máy bay trực thăng và chiến đấu cơ quần thảo phía trên và xung quanh giàn khoan. Hiện nay có nhiều tàu quân sự có mặt ở khu vực gần giàn khoan".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |