Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#631 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 13:17

Có lẽ cái đó để "chơi" lại VN vì tuần trước VN cũng đã gửi công hàm đề nghị lưu hành trong các thành viên LHQ để phản đối TQ (một giải pháp ngoại giao)

Thanked by 1 Member:

#632 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 14:29

Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar

Hàng chục tỷ USD đổ vào Myanmar với rất nhiều dự án liên quan tới an ninh kinh tế và năng lượng của của Trung Quốc đang trong tình cảnh “nằm chờ chết”. Điều này khiến Bắc Kinh vô cùng lo sợ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Người dân Myanmar biểu tình phản đối dự án xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư xây dựng trị giá 3,6 tỷ USD.
Trong số ra mới đây, tờ “Thái Bình Dương nhật báo” của Tân Hoa Xã đã công bố số liệu thống kê cho thấy, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar năm 2013 chỉ bằng chưa đầy 10% của năm 2012.
Đây là lần đầu tiên trong 4 năm lại đây, Trung Quốc mất vị trí xếp đầu trong danh sách các nước đầu tư vào Myanmar. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Myanmar đã tiến hành "đóng băng" rất nhiều dự án đầu tư khai thác tài nguyên của một số doanh nghiệp Trung Quốc. Điển hình nhất là các dự án như xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone của Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc, dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung trị giá 1 tỷ USD của Công ty TNHH Khoáng sản Vạn Bảo thuộc Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc…
Tờ “Đông phương nhật báo” số ra ngày 5/6 cho biết thêm, hiện nay Chính phủ Myanmar đã ủy nhiệm cho lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, tiến hành thẩm tra các dự án lớn của Trung Quốc tại nước này.
Theo “Đồng Phương nhật báo”, sau khi Myanmar thực hiện cải cách dân chủ, rất nhiều dự án đầu tư lớn được phê chuẩn dưới thời chính quyền quân sự của Myanmar đã vấp phải sự chỉ trích, kháng nghị của dân chúng nước này và tất cả đều phải bị tạm dừng để chờ thẩm tra. Khi mới trở lại chính trường, bà Aung San Suu Kyi từng công khai tuyên bố không phản đối Trung Quốc, nhưng vấn đề là bà Aung San Suu Kyi và chính đảng của bà mang khuynh hướng thân Anh, Mỹ và phương Tây đồng thời không giấu diếm sự thờ ơ, lạnh nhạt với Trung Quốc.
Hiện nay, dự án xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD đã bị dừng vô thời hạn. Trước đây, do công trình này nằm trong vùng thánh địa lịch sử, nên các công ty Nhật Bản không dám đầu tư. Nhưng Trung Quốc dường như quá chú ý tới lợi nhuận và ỷ lại vào sự ủng hộ của chính quyền quân sự Myanmar, chính phủ và công ty của Trung Quốc đã không e ngại thực hiện, kết quả là đã bị đình công sau cách mạng dân chủ ở Myanmar.
Trong bối cảnh tình hình chính trị hiện nay ở Myanmar, người ta tin rằng sẽ không có thời hạn cụ thể nào cho việc khởi động lại công trình này. Các dự án đầu tư khác của Trung Quốc ở Myanmar như khai thác đồng, khai thác Niken… cũng bị người dân địa phương và các nhân sĩ, nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối gay gắt.
Nếu sau khi thẩm tra, bà Aung San Suu Kyi không hài lòng, những dự án này rất có thể bị hủy bỏ hoặc vấp phải phản đối quy mô lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong các cuộc biểu tình ở Myanmar, nhiều ngôn từ phản đối mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc đã xuất hiện.
Trong số các dự án đã hoàn thành, đáng lo ngại nhất là dự án đường ống dẫn dầu khí từ Côn Minh (Trung Quốc) tới cảng Kyaukpyu của Myanamar, tiêu tốn ít nhất 5 tỷ USD. Việc bảo vệ tuyến đường ống này hiện nay vẫn do quân đội Myanmar đảm nhiệm, dù cục diện chính trị nước này biến đổi và dự án không có khả năng bị phế bỏ, nhưng chắc chắn phí quá cảnh mà Trung Quốc phải trả cho Myanmar sẽ tăng mạnh. Trong trường hợp tuyến đường ống này bị phá hoại, tổn thất của Trung Quốc càng lớn bởi mỗi năm nó dẫn một lượng dầu khí khổng lồ, giúp Trung Quốc giải cơn khát năng lượng.
Trung Quốc đầu tư vào Myanmar hàng chục tỷ USD và nhiều dự án trong số đó liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh năng lượng. Đáng tiếc là chính phủ và doanh nghiệp của Trung Quốc đã không đánh giá hết rủi ro chính trị, không chịu bỏ tiền giúp đỡ người dân địa phương cải thiện cuộc sống và phát triển, tăng cường quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.
Sau khi Myanmar tiến hành tổng tuyển cử vào năm 2015, một khi những dự án đó xảy ra chuyện, tổn thất của Trung Quốc lại càng lớn, nhưng lớn hơn vẫn là việc mất ảnh hưởng chiến lược đối với Myanmar.
Trong thời kỳ phương Tây thực thi biện pháp chế tài đối với chính quyền quân sự ở Myanmar, Trung Quốc là một trong số ít bạn bè quý của nước này. Lâu nay, vị trí của Trung Quốc về đầu tư và thương mại tại Myanmar không hề bị lung lay. Nhưng kể từ tháng 11/2010, sau khi chính quyền quân sự chuyển giao cho dân sự, Myanmar bước vào tiến trình mở cửa dân chủ hóa, dòng thu hút đầu tư phát triển theo hướng đa dạng hóa. Nước này cũng tích cực cải thiện quan hệ với thế giới phương Tây và chuyến thăm Myanmar vào tháng 11/2012 của Tổng thống Mỹ Barack Obama chính là ví dụ tiêu biểu.
Bắc Kinh đã nhận ra những nguy cơ chết người này nhưng dường như họ vẫn chưa có giải pháp nào để… thoát hiểm ở Myanma

-----------------------

Sao TQ nó ko đánh Myanma nhỉ, hay vì dân Myanma anh hùng?

Sửa bởi bluebird2304: 10/06/2014 - 14:29


Thanked by 2 Members:

#633 HaHoangDat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 280 Bài viết:
  • 222 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 14:58

Trung Quốc gây hấn với quá nhiều nước rồi bác ạ. Còn bạo động trong nước nữa chứ. Mệt mỏi lắm chứ bộ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#634 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 10/06/2014 - 15:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 14:29, said:

...
Trong số các dự án đã hoàn thành, đáng lo ngại nhất là dự án đường ống dẫn dầu khí từ Côn Minh (Trung Quốc) tới cảng Kyaukpyu của Myanamar, tiêu tốn ít nhất 5 tỷ USD. Việc bảo vệ tuyến đường ống này hiện nay vẫn do quân đội Myanmar đảm nhiệm, dù cục diện chính trị nước này biến đổi và dự án không có khả năng bị phế bỏ, nhưng chắc chắn phí quá cảnh mà Trung Quốc phải trả cho Myanmar sẽ tăng mạnh. Trong trường hợp tuyến đường ống này bị phá hoại, tổn thất của Trung Quốc càng lớn bởi mỗi năm nó dẫn một lượng dầu khí khổng lồ, giúp Trung Quốc giải cơn khát năng lượng.

Con đường huyết mạch năng lượng thông đến Ấn Độ Dương. Đường này mà bị cắt đứt thì Biển Đông cũng sẽ nóng lên nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 14:29, said:

Sao TQ nó ko đánh Myanma nhỉ, hay vì dân Myanma anh hùng?

TQ không đánh Myanmar nhưng đã giúp chế độ quân phiệt Myanmar đàn áp phong trào tự do dân chủ của người dân Myanmar. Myanmar đã học qua được bài học "Freedom is not free" sau mấy trận đẫm máu (3.000 sư sãi và sinh viên chết vào năm 1988) và đã chứng kiến những gì TC gây ra cho đất nước họ. Năm vừa rồi Myanmar không cho TQ tham gia đấu thầu hệ thống viễn thông của họ còn Viettel của VN thì bị rớt thầu trong chuyến này.

Thanked by 4 Members:

#635 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 15:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 14:29, said:

Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar

tin hay , giờ còn mỗi thằng campuchia thân thằng TQ thôi , mất nó nữa là ok

Thanked by 4 Members:

#636 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 16:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 10/06/2014 - 15:19, said:

Con đường huyết mạch năng lượng thông đến Ấn Độ Dương. Đường này mà bị cắt đứt thì Biển Đông cũng sẽ nóng lên nữa.



TQ không đánh Myanmar nhưng đã giúp chế độ quân phiệt Myanmar đàn áp phong trào tự do dân chủ của người dân Myanmar. Myanmar đã học qua được bài học "Freedom is not free" sau mấy trận đẫm máu (3.000 sư sãi và sinh viên chết vào năm 1988) và đã chứng kiến những gì TC gây ra cho đất nước họ. Năm vừa rồi Myanmar không cho TQ tham gia đấu thầu hệ thống viễn thông của họ còn Viettel của VN thì bị rớt thầu trong chuyến này.
Hix,

Ý BB là 1 nước sát nách TQ, yếu hơn VN, nhưng lại dám quay 180 độ bỏ bớt các dự án với TQ mà ko sợ nó đánh. Trong khi VN VN mỗi khi đề nghị mở cửa, chơi với "Tây" như Myanma thì lại 1 loạt dư luận kiểu :"sẽ bị Mỹ bán đứng", "thoát khỏi TQ sẽ bị nó đánh"....rồi tiếp tục lệ thuộc vào nó về kinh tế, chính trị, chấp nhận bán tài nguyên cho nó với giá lỗ., vay ODA của nó, cho lao động nó sang VN.

TQ mà loạn thì tình hình VN sẽ rất đáng ngại , vì TQ sẽ không ngồi yên mà có thể sẽ gây chiến để áp dụng kỷ luật thời chiến để đàn áp các phe chống đối như thời kỳ Đặng lùn, hoặc bét lăm chiếm nốt cái biển để lap cong, mi dan.

Các cuộc chiến tranh thế giới toàn là do khủng hoảng trong nước cả, thời nay vũ khí giữa chính quy và nổi dậy khác nhau quá xa, cùng lắm là như BTT của Ủn, Thiên An môn, chứ cũng khó mà loạn.

Sửa bởi bluebird2304: 10/06/2014 - 16:19


Thanked by 2 Members:

#637 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 17:11

“BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ LẬP TRƯỜNG 981 VÀ ‘KHIÊU KHÍCH’ CỦA VIỆT NAM
(*) Nhận thấy đây là vấn đề nghiêm trọng, Thùy Trang xin dịch lại về TUYÊN BỐ mới nhất ngày 9/6/2014 của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cùng những hình ảnh, tài liệu mà phía Trung Quốc đưa ra. (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Nguyên văn dưới đây: LẬP TRƯỜNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÀN KHOAN “981″ và KHIÊU KHÍCH của Việt Nam
Thứ nhất, công việc giàn khoan “981″
Ngày 2/5/2014, Giàn khoan doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các hoạt động trong vùng tiếp giáp Trung Quốc Hoàng Sa (bản đồ vị trí công việc xem phụ lục 1), nhằm thăm dò các nguồn tài nguyên dầu khí. Hiện nay, giai đoạn đầu tiên đã được hoàn thành, giai đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27. Trước và sau khi hoạt động để xây dựng là 17 hải lý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa trong đường cơ sở lãnh hải Trung Quốc cách bờ biển đất liền Việt Nam khoảng 133 đến 156 dặm biển.
Trong 10 năm qua, doanh nghiệp Trung Quốc đã được tiến hành hoạt động thăm dò trong khu vực có liên quan, bao gồm khảo sát địa chấn và các hoạt động khác trong vùng. Tất cả công việc của “981″ tiếp tục khoan thăm dò là một quá trình thường xuyên hoàn toàn trong chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Thứ hai, sự khiêu khích của Việt Nam
Sau khi Trung Quốc bắt đầu hoạt động, Việt Nam đã triển khai một số lượng lớn các tàu, bao gồm tàu, trong đó có vũ trang, hoạt động can thiệp va chạm mạnh mẽ trái pháp luật Trung Quốc , trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ an ninh, các tàu hộ tống của chính phủ Trung Quốc đã chính thức được gửi đến bảo vệ. Việt Nam đã cho “thợ lặn” đặt rất nhiều lưới, mảnh vỡ trôi nổi và các vật cản khác.
Tại 17:00 ngày 07 tháng sáu, phía Việt Nam đã điều lên đến 63 tàu, đổ xô vào khu vực cảnh báo của Trung Quốc, va chạm đạt 1.416 lần vào các tàu của Trung Quốc.
Các hành vi trên của Việt nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc, chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc, gây nguy hiểm nghiêm trọng sự an toàn của nhân viên Trung Quốc, và giàn khoan “981″, trong đó đã vi phạm nghiêm trọng ” Hiến chương Liên Hợp Quốc,” 1982″ qui ước luật pháp quốc tế Liên Hợp Quốc về Luật biển “năm 1988.” để ngăn chặn bất hợp pháp an toàn hàng hải “và” vi phạm an toàn đặt trên nền tảng cố định của Nghị định, qui định về thềm lục địa là hành vi bất hợp pháp “, bao gồm, phá hoại tự do hàng hải và an ninh trong vùng biển gây phương hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Việt Nam đã can thiệp mạnh mẽ bất hợp pháp trong các hoạt động bình thường trên biển của các doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam đã làm ngơ các cuộc biểu tình chống các doanh nghiệp Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng 5, hàng ngàn tội phạm Việt Nam đã đốt phá hoại các doanh nghiệp Trung Quốc, tàn bạo giết chết bốn người và làm bị thương hơn 300 công dân Trung Quốc tại Việt Nam, gây ra thiệt hại tài sản đáng kể.
Thứ ba, phản ứng của Trung Quốc
Vấn đề phân giới cắm mốc hàng hải của Trung Quốc giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển lục địa của Việt Nam. Cả hai bên theo quy định theo công ước 1982, “Công ước của Liên Hợp Quốc” vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong nguyên tắc phân định, khu vực này có thể không trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hai bên vẫn chưa được chứng minh được trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vùng biển phân định ranh giới của nước nào.
Trên hành động khiêu khích của Việt Nam trên biển, Trung Quốc đã kiềm chế, duy trì một mức độ cao , đề phòng cần thiết, gửi tàu đến hiện trường để bảo vệ hoạt động an toàn công cộng, bảo vệ có hiệu quả các hoạt động sản xuất ra nước ngoài và an toàn hàng hải. Trong khi đó, kể từ 2 tháng nay, Trung Quốc thông báo cho Việt nam hơn 30 lần, yêu cầu họ chấm dứt các hoạt động can thiệp bất hợp pháp. Đáng tiếc, là sự can thiệp bất hợp pháp của Việt Nam vào hoạt động của Trung Quốc vẫn tiếp tục.
04 Tháng Chín 1958 “Cộng hòa Nhân dân Chính phủ Trung Quốc về các báo cáo lãnh hải” (Nguồn: Bộ Ngoại giao trang web)
Thứ tư, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc
(A) quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, không có tranh cãi.
Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện ra, và hoạt động phát triển sớm nhất, thẩm quyền đầu tiên quần đảo Hoàng Sa. Thời nhà Tống Trung Quốc (960-1126 AD) Chính phủ đã đặt quần đảo Hoàng Sa trong thẩm quyền của mình, và gửi hải quân đi tuần tra biển. Năm 1909, chính phủ nhà Thanh của Trung Quốc ở Quảng Đông đã gửi Đô đốc Lee Jun đi kiểm tra quân đội của ông quần đảo Hoàng Sa, và treo cờ Gun trong đảo Yongxing, tuyên bố chủ quyền. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố vùng biển gần Hoàng Sa Bluff County đã được đặt dưới thẩm quyền của đảo Hải Nam.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Theo một loạt các văn bản quốc tế của chính phủ Trung Quốc trong tháng 11 năm 1946, sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, đã tổ chức, phân công cán bộ cấp cao, nhân buổi lễ tiếp nhận tàu chiến đi quần đảo Hoàng Sa, và dựng lên một tượng đài để tưởng niệm các binh sĩ. Nhật đã đóng quân chiếm đóng bất hợp pháp đặt Quần đảo Hoàng Sa cho nước ngoài. Quần đảo Hoàng Sa thuộc thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập cơ quan quản lý “Hoàng Sa thuộc quần đảo Nam Sa.” Tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc đã đuổi chính quyền Sàigòn ra khỏi các đảo san hô quần đảo Hoàng Sa và Oasis Nam. ” Lãnh hải Hoàng Sa cơ sở ban hành năm 1992 Lãnh hải và Cộng hòa Nhân dân Vùng tiếp giáp của Trung Quốc” và chính phủ Trung Quốc công bố vào năm 1996 đã khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và lãnh hải. Trong năm 2012, chính phủ Trung Quốc thành lập chính quyền tỉnh thuộc Shashi đảo Yongxing trong quần đảo Hoàng Sa.
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trước năm 1974, chính phủ Việt Nam chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, cả về tuyên bố chính phủ của họ, lưu ý, hoặc trong các tờ báo, bản đồ và sách giáo khoa Việt nam, được chính thức công nhận từ lãnh thổ thời cổ đại Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam Yong Wenqian gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam charg Li Zhimin, long trọng nói: “Theo thông tin về phía Việt Nam, từ một quan điểm lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa . phải thuộc về lãnh thổ Trung Quốc “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho Li Lu, Quyền Giám đốc Châu Á biết khía cạnh cụ thể hơn nữa , giới thiệu tại Việt Nam, cho biết:.” Trong lịch sử, Tây Sa và quần đảo Nam Sa vào đầu thời nhà Tống khi nó đã thuộc về Trung Quốc “
04 Tháng Chín 1958, chính phủ Việt Nam đã ban hành một tuyên bố (xem phụ lục 2), thông báo rằng chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc 12 dặm, nêu rõ: “Quy định này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. ….. “. 06 tháng 9, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Việt Nam “De Volkskrant” trong các văn bản của các ấn bản đầu tiên được công bố trong lãnh thổ Trung Quốc tuyên bố vùng biển của chính phủ.
14 tháng 9 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng (xem Phụ lục 3) đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, đã long trọng tuyên bố: “Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam công nhận và ủng hộ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 04 Tháng Chín 1958 tuyên bố về quyết định của lãnh hải “,” Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam phải tôn trọng quyết định đó. “
09 Tháng 5 năm 1965, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác định, tuyên bố của chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ đã ban hành một tuyên bố tại Việt Nam văn bản “vùng chiến sự” cho rằng: “Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đưa ra toàn bộ chiều rộng của biển gần bờ biển của Việt Nam với 100 hải lý, và Hoàng Sa là khu vực của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ” là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của các nước láng giềng và của đảng CSVN, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. “
Tháng 5 năm 1972 Thủ tướng Chính phủ Việt nam đã giao cho Cục đo lường vẽ bản đồ Việt nam Việt Nam với bản in “bản đồ của thế giới”, với những cái tên Trung Quốc đánh dấu quần đảo Hoàng Sa (xem Phụ lục 4). 1974 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lớp chín THPT, “Địa lý” trong sách giáo khoa nêu rõ “Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc,” trong một bài học (xem Phụ lục 5) đã viết: “Từ Nam Sa, quần đảo Tây Sa đến Hải Nam, đảo Đài Loan, Bành Hồ Quần đảo Zhoushan, …… các quần đảo này đã cúi hình để bảo vệ Trung Quốc đại lục tạo thành một “Vạn Lý Trường Thành”.
Chính phủ Việt Nam vi phạm các cam kết được thực hiện bởi các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa, vi phạm nghiêm trọng “ngược ngạo” các nguyên tắc khác của pháp luật và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế.
Thứ năm, xử lý đúng đắn tình hình
Trung Quốc luôn duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực, mà còn là một lực lượng nhiệt tâm bảo vệ các mục đích và nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, các chỉ tiêu cơ bản của quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế và nguyên tắc cơ bản. Trung Quốc không muốn nhìn thấy xung quanh mình bất kỳ tình trạng bất ổn nào xảy ra.
Trung Quốc hy vọng quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt, nhưng không thể từ bỏ nguyên tắc của chúng tôi. Các kênh truyền thông giữa Trung Quốc và Việt Nam không bị cản trở. Trung Quốc thuyết phục Việt Nam duy trì hòa bình và ổn định của quan hệ song phương và tôn trọng chủ quyền biển Nam của Trung Quốc, tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.
Việt Nam ngay lập tức phải ngăn chặn các hoạt động can thiệp vào lãnh hải Trung Quốc và lập tức rút lui của tất cả các tàu và nhân viên để giảm bớt căng thẳng, hành động càng sớm càng tốt để khôi phục lại sự tĩnh lặng cho vùng biển. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực để liên lạc với phía Việt Nam để đấu tranh xử lý đúng đắn tình hình hiện nay”.
Cũng trong ngày hôm qua 9.6 phái đoàn của Tầu Cộng tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm đến Tổng Thư ký Ban Ki-moon, tuyên bố rằng Việt Nam đang “khiêu khích” và nêu rõ lập trường chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam). “Chúng tôi gửi công hàm để nói lên sự thật cho cộng đồng quốc tế biết, để họ hiểu đúng tình hình“. Đây là lần thứ hai Trung quốc gửi công hàm tới LHQ để “tố cáo” các hành động khiêu khích của Việt Nam. Công hàm thứ nhất đã được gửi từ hôm 22-5.”.

Thanked by 3 Members:

#638 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 10/06/2014 - 17:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 16:16, said:

...
TQ mà loạn thì tình hình VN sẽ rất đáng ngại , vì TQ sẽ không ngồi yên mà có thể sẽ gây chiến để áp dụng kỷ luật thời chiến để đàn áp các phe chống đối như thời kỳ Đặng lùn, hoặc bét lăm chiếm nốt cái biển để lap cong, mi dan.

Các cuộc chiến tranh thế giới toàn là do khủng hoảng trong nước cả, thời nay vũ khí giữa chính quy và nổi dậy khác nhau quá xa, cùng lắm là như BTT của Ủn, Thiên An môn, chứ cũng khó mà loạn.

TQ có những điểm:

+ Chính sách gia đình 1 con: Liên hệ huyết thống chỉ có cha mẹ, không họ hàng >> Sinh ra chủ nghĩa cá nhân + chủ nghĩa sinh tồn >> Mầm móng họa vong. TQ đã nới mở chính sách này (năm vừa rồi?)

+ Nam thừa nữ thiếu.

Điểm mạnh:
- Lực lượng lao động lấn dân đi sau các công trình tại những nước như VN, các nước Châu Phi. Sau đó trụ lại, lấy vợ sở tại, buôn bán móc nối từ TQ.
- Không sợ thí quân khi có chiến tranh. Sau chiến tranh đây sẽ là lực lượng trụ lại để đồng hóa.

Điểm yếu:
- Lực lượng này nếu không kềm chế được thì sẽ phá tan TQ từ bên trong. Keo dính kết cho lực lượng này là chủ nghĩa dân tộc. Tử huyệt của lực lượng này là "jobs". Nếu bên ngoài bớt tiêu thụ hàng TQ, hãng xưởng nước ngoài rút ra đem đi nơi khác. Thất nghiệp gia tăng thì xã hội sẽ động loạn >> Bất ổn xã hội >> Bất ổn chính trị. Cái bánh lớn quá khó giữ vẹn toàn, dễ bị chia 5 xẻ 7.

+ Quá nhiều xung đột vì chủ nghĩa Đại Hán: Tây tạng, Tân cương, v.v... + 14 nước chung biên giới >> Không ổn định.

+ Kinh tế: Thị trường sản xuất. Vận hành sản xuất là năng lượng. Trước kia TQ xuất cảng dầu hỏa, sau khi mở cửa thì càng lúc càng đói năng lượng. Xung ra hướng Đông thì gặp Nhật, Hàn. Xuôi về Nam thì lấn cấn "ao nhà", muốn thoát khỏi ao nhà sang Ấn Độ Dương thì gặp phải hiểm ải Malacca.

+ Càng ngày càng bớt bạn, càng lúc càng nhiều thù.

Tương lai TQ như thế nào thì tự nó đã quyết định số phận nó rồi.

Sửa bởi sowhat: 10/06/2014 - 17:43


Thanked by 3 Members:

#639 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 18:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 10/06/2014 - 17:41, said:

:

Điểm yếu:
1 Lực lượng này nếu không kềm chế được thì sẽ phá tan TQ từ bên trong. Keo dính kết cho lực lượng này là chủ nghĩa dân tộc. Tử huyệt của lực lượng này là "jobs". Nếu bên ngoài bớt tiêu thụ hàng TQ, hãng xưởng nước ngoài rút ra đem đi nơi khác. Thất nghiệp gia tăng thì xã hội sẽ động loạn >> Bất ổn xã hội >> Bất ổn chính trị. Cái bánh lớn quá khó giữ vẹn toàn, dễ bị chia 5 xẻ 7.

2 Quá nhiều xung đột vì chủ nghĩa Đại Hán: Tây tạng, Tân cương, v.v... + 14 nước chung biên giới >> Không ổn định.

3 Kinh tế: Thị trường sản xuất. Vận hành sản xuất là năng lượng. Trước kia TQ xuất cảng dầu hỏa, sau khi mở cửa thì càng lúc càng đói năng lượng. Xung ra hướng Đông thì gặp Nhật, Hàn. Xuôi về Nam thì lấn cấn "ao nhà", muốn thoát khỏi ao nhà sang Ấn Độ Dương thì gặp phải hiểm ải Malacca.

4 Càng ngày càng bớt bạn, càng lúc càng nhiều thù.

Tương lai TQ như thế nào thì tự nó đã quyết định số phận nó rồi.
Xin biện luận thử, chứ máy chuyện này ngoài tầm BB.
-Nếu thất nghiệp nhiều thì trước khi nội loạn thì dùng chủ nghĩa dân tộc gây chiến. Thởi chiến thì nhu cầu tiêu dùng giảm lại, có đồ ăn là đủ lắm rồi, sản xuất đình đốn, nhu cầu năng lượng giảm. Chỉ cần vài chiến thắng nhỏ sẽ đem lại hi vọng cho người TQ.
-Nội loạn Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông... dao vs súng và tăng ko đáng kể. 14 nước xung quanh ngoài Ấn, Nga Nhật ra thì ko đáng kể, chỉ như từng chiếc đũa, đứa này đợi đứa kia bị đánh. Chỉ cần đập 1 thằng nhỏ nhỏ ở gần là các nước sẽ sợ( ko muốn bị hận như Nhật bị). Chĩ cần 1 trong 3 nước tương đối kia xâm phạm biên giới là cả TQ sẽ đoàn kết lại nhờ tinh thần dân tộc. Nhỉn vụ Thiên AN Môn, Pháp luân công, 73 triệu nạn nhân mà chỉ là con số lẻ.
Nó càng khủng hoảng thì nguy cơ chiến tranh càng cao, để có cớ để đàn áp nội loạn và lập công cho dân xem. Ưu thế vũ khí làm các vụ nổi dậy lẻ te khó mà có ý nghĩa.

Tác hại của con 1 cũng khó mà đánh giá.

Còn lo khư khư dẹp nội loạn, chống chia 5 xẻ bay thì khi kinh tế suy sụp, e rằng TQ ko có khả năng giữ nế ko liều mang gây chiến tranh . Nên có thể nó sẽ lựa chọn xâm lược.

Các nước lớn có muốn "giúp đỡ" thì cũng đợi các phe mệt mỏi rồi mới nhào vào, dĩ dật đãi lao.

Sửa bởi bluebird2304: 10/06/2014 - 18:15


Thanked by 2 Members:

#640 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 10/06/2014 - 19:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 18:10, said:

Xin biện luận thử, chứ máy chuyện này ngoài tầm BB.
-Nếu thất nghiệp nhiều thì trước khi nội loạn thì dùng chủ nghĩa dân tộc gây chiến. Thởi chiến thì nhu cầu tiêu dùng giảm lại, có đồ ăn là đủ lắm rồi, sản xuất đình đốn, nhu cầu năng lượng giảm. Chỉ cần vài chiến thắng nhỏ sẽ đem lại hi vọng cho người TQ.

Cũng lạm bàn chơi thôi...

TC như hiện nay, một khi muốn gây chiến cục bộ thì phải cần có lý do chính đáng trên diễn đàn quốc tế. Vì sao? Vì khi gia nhập kinh tế thịnh vượng chung của khối Tự do thì TC phải có những ràng buộc với luật pháp chung của khối này chớ không thể theo luật rừng. TC có thể chịu đựng được embargo, đóng cửa để nuôi 1.3 tỷ dân như trước thời mở cửa không? Nhìn thử Nga vừa rồi tuy mạnh miệng nhưng sau khi thấm sơ đòn Embargo cũng đã xuống nước. Một người khát nước, cho uống từng giọt quen rồi thì không sao mà một khi đã cho uống vòi mà lấy vòi lại thì nó đập cho chết à. Đâu phải khơi khơi mà sau '79 Mỹ gặp TC, đưa cho xem hình ảnh vệ tinh chiến tranh Trung Xô tại đảo Damansky năm 1969 và chiến tranh biên giới Việt Trung năm '79. Sau cuộc gặp này TC đã đồng ý mở cửa. Có phải vì Mỹ cần kinh tế TC? Trước khi TC mở cửa thì kinh tế của Mỹ cũng đã vững mạnh, sản xuất nhiều trong nước. Sau khi mở cửa, hãng xưởng Mỹ chuyển sang TC, dân Mỹ thất nghiệp, chính phủ Mỹ thất thu thuế mà lại còn phải nuôi chẳng lẽ chỉ vì cần đồ rẻ từ TC? Hai mặt trận của Mỹ tại Trung đông tiêu tốn 6 nghìn tỷ đô, đâu phải khơi khơi là vì mấy thằng khủng bố, dụ bán súng đạn hay dầu hỏa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 18:10, said:

-Nội loạn Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông... dao vs súng và tăng ko đáng kể. 14 nước xung quanh ngoài Ấn, Nga Nhật ra thì ko đáng kể, chỉ như từng chiếc đũa, đứa này đợi đứa kia bị đánh. Chỉ cần đập 1 thằng nhỏ nhỏ ở gần là các nước sẽ sợ( ko muốn bị hận như Nhật bị). Chĩ cần 1 trong 3 nước tương đối kia xâm phạm biên giới là cả TQ sẽ đoàn kết lại nhờ tinh thần dân tộc. Nhỉn vụ Thiên AN Môn, Pháp luân công, 73 triệu nạn nhân mà chỉ là con số lẻ.
Nó càng khủng hoảng thì nguy cơ chiến tranh càng cao, để có cớ để đàn áp nội loạn và lập công cho dân xem. Ưu thế vũ khí làm các vụ nổi dậy lẻ te khó mà có ý nghĩa.

Không đáng kể khi xã hội ổn định, khi mất ổn định bốn phương tám hướng lại là chuyện khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 18:10, said:

Tác hại của con 1 cũng khó mà đánh giá.

Chính sách 1 con >> Văn hóa nối dõi tông đường, chỉ sinh được một >> sinh trai thì giữ, sinh nữ thì bóp mũi vì vậy mà mất cân bằng nam thừa nữ thiếu. Một thằng được vợ thì bao nhiêu thằng nhìn à? ;)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bluebird2304, on 10/06/2014 - 18:10, said:

Còn lo khư khư dẹp nội loạn, chống chia 5 xẻ bay thì khi kinh tế suy sụp, e rằng TQ ko có khả năng giữ nế ko liều mang gây chiến tranh . Nên có thể nó sẽ lựa chọn xâm lược.

Các nước lớn có muốn "giúp đỡ" thì cũng đợi các phe mệt mỏi rồi mới nhào vào, dĩ dật đãi lao.

Một khi TC liều mạng gây chiến tranh thì đó sẽ là chiến tranh không giới hạn (Unrestricted Warfare) và là toàn cục chứ không cục bộ. Mà hiện giờ TC chưa có đủ khả năng đâu, ao nhà còn bơi chưa ra được.

Thanked by 3 Members:

#641 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 10/06/2014 - 19:54

Một khi TC liều mạng gây chiến tranh thì đó sẽ là chiến tranh không giới hạn (Unrestricted Warfare) và là toàn cục chứ không cục bộ. Mà hiện giờ TC chưa có đủ khả năng đâu, ao nhà còn bơi chưa ra được.

Đc Tập mà có sự hiểu biết như BB thì là BB chú không phải là Tập, nó cái trán 5 cm, ngu như bò ; nó sẽ là hit le gây thế chiến thứ 3.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 10/06/2014 - 11:55, said:

T có mấy ý:
- Về cụ Tuấn (cũng như các tác giả khác), gôgle là có thể có thông tin thêm về tác giả.
- Về việc kiện: theo thông lệ, việc "quốc gia đại sự" do Đ&NN lo, "thất phu" dù có muốn "hữu trách" có lẽ cũng phải xếp hàng chăng? (nếu không dễ bị coi là "cầm đèn..", hoặc bị gạt sang một bên...)
- Về chứng - lý :(chứng cứ và lý lẽ)
+ Chứng cứ: VN luôn cho rằng có đầy đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền đối với HS -TS (xin xem thêm từ các tác giả như Nhà n/cứu Đinh Kim Phúc; Ts Nguyễn Nhã; quỹ nghiên cứu Biển Đông...)
+ Lý lẽ: có lẽ cái này còn yếu chăng ? (ông Tuấn góp ý là về cái này nhiều) Thí dụ để phủ định "lý lẽ" trong công hàm PVĐ, thì VN có thể yếu lý vì hai bên tranh chấp về chủ quyền đối với HS ( có thể coi là một tài sản, bản chất của tranh chấp), mà công hàm thì "vô tình" gây sự hiểu , diễn giải khác về chủ quyền đối với tài sản đó. Ở một khía canh khác, thực tế, người ta vẫn hay nói "lý lẽ thuộc kẻ mạnh" (chứ không phải thuộc công lý), nên đó cũng là một trở ngại thực tế (về tương quan giữa hai chủ thể)...do vậy, để sử dụng tốt các bằng chứng mạnh mà VN có, thì các lý lẽ cũng rất cần sự "sắc sảo" không kém thì mới có các luận cứ/ luận điểm mạnh được.
+ VN chưa/ hoặc chưa rõ/ hoặc chưa đưa ra các suy đoán về chứng lý của TQ, nên các phản biện mới chỉ có tính "một chiều".
- Về khởi kiện:
+ Yêu cầu khởi kiện của VN là gì? có bị hạn chế nào không? thí dụ: TQ bảo lưu quyền không chấp nhận giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế, là vấn đề cốt lõi trong tranh chấp, thì VN sẽ yêu cầu khởi kiện như thế nào?
+ Về thẩm quyền của Toà/ trọng tài quốc tế: xin xem thêm bài của Ts Tạ Văn Tài.
- Về tranh tụng: còn tuỳ thuộc hệ thống luật áp dụng giải quyết tranh chấp (common law hay civil law) để VN còn mời luật sư đại diện và có các chiến lược hay chiến thuật tranh tụng.
- Về hậu quả pháp lý: dù thắng hay thua, chế tài áp dụng còn phụ thuộc vào
+ sự tự nguyện chế tài của quốc gia
+ khi quốc gia không tự nguyện, cộng đồng quốc tế mới có thể dùng thêm các biện pháp khác để "cưỡng chế"
+ thực tế: liệu TQ có tự nguyện trao trả HS nếu họ thua kiện? có thể sử dụng các áp lực nào để họ thực thi? ai/quốc gia nào có thể (ngoài VN)?...
ps:các thông tin có tính tham khảo, không mang tính "hoả mù", mong bạn đọc lượng thứ.
1000 thằng cử nhân có 1 thằng hiểu luật dân sự.
1000 thằng tiến sĩ luật công pháp có 1 thằng hiểu luật biển.
trong 10.000 hiểu luật biển có 3 thằng vào xử.
còn lại đều là nói phét.;

Thanked by 3 Members:

#642 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 11/06/2014 - 00:05

Khi tôi đưa lên hình ảnh về sách giáo khoa Việt nam mà Bắc Việt chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa thì Sowhat hỏi xách mé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như vầy:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sowhat, on 10/06/2014 - 06:41, said:

Cục tình báo Hoa Nam bận rộn quá... Hay là lại đùn việc này cho Việt Tân?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



nhưng lại chẳng biết những tư liệu đó là Trung Quốc đang tuyên truyền và dùng nó để nộp đơn kiện VN ở LHQ .v.v... như Pth77 sau đó đưa tin:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 10/06/2014 - 17:11, said:

( B ) trước năm 1974, chính phủ Việt Nam chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, cả về tuyên bố chính phủ của họ, lưu ý, hoặc trong các tờ báo, bản đồ và sách giáo khoa Việt nam, được chính thức công nhận từ lãnh thổ thời cổ đại Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Sự việc càng bất lợi trong thưa kiện, khi công hàm của TT Phạm Văn Đồng chưa phải là bí lối gì nhưng sự thừa nhận của Bắc Việt trong cả bản đồ, sách giáo khoa v.v... nữa thì còn nói gì để tranh cãi !

Công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là thừa nhận tuyên bố September 4th, 1958 của Trung Quốc và Trung Quốc đã tuyên bố điều gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



a --- Đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng sa mà Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền là không rõ ràng ...
b --- Ngoài ra, lực lượng miền Nam VN đang chiếm giữ 2 đảo Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) thuộc vùng đảo Crescent group (Lưỡi Liềm)
c --- Những đảo này có thể loại trừ không thuộc chủ quyền tuyên bố của Trung Quốc

.... chưa kể điều quan yếu khác là Hoa Kỳ có quyền phản đối đường cơ sở bao quanh quần đảo của Trung Quốc nêu ra v.v...

Như vậy, Phạm Văn Đồng thừa nhận THEO những gì Trung Quốc không có chủ quyền rõ ràng về 3 hòn đảo Triton (tri-tôn), Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) nhưng không có nghĩa là những đảo nhỏ khác trong quần đảo Hoàng Sa lại không phải của Trung Quốc.

Kế đến bản tuyên bố May 15th, 1996 của Trung Quốc cho thấy quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm này đang có sự tranh chấp mà CHXHCN Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền thì những đường cơ sở bao quanh quần đảo này không được sự công nhận từ phía Hoa Kỳ rằng chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa không thuộc về Trung Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cuối cùng, trong bảng tuyên bố May 15th, 1996 đó cũng nói rõ là Trung Quốc và Việt Nam KHÔNG được phép quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi TuBinhTuTru: 11/06/2014 - 00:09


Thanked by 2 Members:

#643 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 11/06/2014 - 03:03

Những điểm yếu của Việt Nam trong vấn đề kiện tụng (2)


Trương Nhân Tuấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vấn đề « chủ quyền lịch sử ».

Nếu tranh chấp giữa VN và Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được đưa ra phân xử trước một Tòa án quốc tế, nếu phía VN sử dụng những « công trình nghiên cứu » của các học giả VN (thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông) hiện nay, theo tôi, VN không có hy vọng bao nhiêu để thắng. Các học giả VN chỉ chú trọng đến « bằng chứng lịch sử » và bỏ qua các yếu tố quan trọng quyết định khác.

Các học giả VN thường dẫn trong « công trình » của họ các « bằng chứng lịch sử » nhằm chứng minh VN có chủ quyền không thể chối cãi ở HS. Các bằng chứng này hầu hết dẫn từ tác phẩm của các học giả VNCH, viết sau khi TQ dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa năm 1974. Việc làm của học giả tiền bối đó, tương tự công việc mà các học giả Phi hiện nay đang làm, mục đích để phản biện lý lẽ của TQ, khi nước này cho rằng TQ có « quyền lịch sử bất khả tranh nghị » tại các đảo TS.

Các học giả Phi (cũng như các học giả VNCH ngày trước) đưa ra những bằng chứng như bản đồ, các sử liệu… chứng minh lãnh thổ TQ, cho đến đầu thế kỷ 20, chưa bao giờ xa hơn Hải Nam. Chứng minh rằng tên « biển Hoa Nam » chỉ là tên gọi của các nhà hàng hải Châu Âu đặt ra, không có nghĩa là biển này thuộc về TQ. Chứng minh tên biển Hoa Nam đã từng được người Hoa gọi là biển Giao Chỉ (người viết đã từng đề cập việc này ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) và sử sách người Hoa cũng gọi là Nam Hải (biển phía Nam…). Các học giả TQ vô cùng lúng túng để phản biện lại.

Trường hợp VN bây giờ (với giàn khoan 981) thì khác. Từ năm 1974 đến nay (nếu tính nhóm An Vĩnh thì từ năm 1949), TQ đã chiếm HS. Các tài liệu lịch sử chỉ hữu dụng (cho VNCH) trong thời điểm đó, tức sau tháng giêng năm 1974, khi VNCH chuẩn bị hồ sơ kiện TQ trước Tòa quốc tế. VNCH không làm được, một mặt vì VNCH không có tư cách pháp nhân « quốc gia ». Không có tư cách pháp nhân quốc gia thì không phải là « đối tượng » của luật quốc tế. Mặt khác, các bên VNDCCH và MTGPMN không ký tên vào bản kháng nghị chung. Nếu kiến nghị này được ký bởi ba bên, VNCH sẽ có tư cách pháp nhân, là bên đại diện cho nước VN thống nhất, có thể kiện TQ ra Tòa quốc tế. Thời đó, phía TQ cũng sử dụng một lý lẽ như đã sử dụng hôm nay đối với Phi : TQ có chủ quyền bất khả tranh nghị tại các đảo Hoàng Sa.

Đã 40 năm qua, các tài liệu « lịch sử » đó đã không còn giá trị nhiều đối với VN, như là đối với Phi. TQ và Phi, chiếm được một số đảo của VN, từ sau Thế chiến II, cả hai đều có hồ sơ chủ quyền « yếu ».

Nếu ta đọc các án lệ của các Tòa quốc tế phân xử các vụ tranh chấp về lãnh thổ, ta thấy yếu tố « bằng chứng lịch sử » có giá trị rất tương đối, đứng sau rất xa các lý thuyết « uti possidetis », « effectivité », « estoppel », « acquiescement »…

Một số thí dụ sau đây, dẫn từ các án lệ, cho thấy hiệu quả của các « bằng chứng lịch sử » ảnh hưởng thế nào lên các quyết định của quan Tòa.

Giá trị pháp lý các bản đồ :

Các học giả VN thường dẫn các bản đồ cổ của TQ, kết luận rằng TQ không có chủ quyền ở HS và TS.
Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây : 1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc. 2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.

Nếu TQ trưng hai tấm bản đồ này ra, phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?

Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN.

Khi TQ trưng bản đồ này, không lẽ phải công nhận VN thuộc TQ ?

Theo thông lệ công pháp quốc tế, trong các vụ xử tranh chấp chủ quyền, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng » mà chỉ được xem như là một « tài liệu - information », để bổ túc thêm cho một « lý lẽ - argument » nào đó, hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.
Nhiều án lệ về tranh chấp lãnh thổ cho thấy, đa số trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn không được Tòa sử dụng như là « bằng chứng ». Các bản đồ này không hề có tác động nào đến quyết định của các quan tòa.

Theo tập quán quốc tế, một tấm bản đồ chỉ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp đinh phân định biên giới, dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực. Các thí dụ dẫn dưới đây (tranh chấp Ấn Độ - Pakistan) cho ta thấy như vậy.

Lý thuyết về « hành sử quyền chủ quyền – effectivité »

Thuyết này được áp dụng nhiều ở các Tòa quốc tế xử các tranh chấp về lãnh thổ sau Thế chiến II. Theo đó, một vùng đất thuộc quốc gia A, do một lý do bất kỳ nào đó, lại được quốc gia B kiểm soát và hành sử các quyền thuộc chủ quyền (tài phán, tức quyền được xét xử - juridiction, quan thuế, cảnh sát…) một cách hòa bình trong một thời gian dài, quốc gia A sẽ mất vùng lãnh thổ đó cho quốc gia B.

Có rất nhiều án lệ về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã được Tòa tuyên án dựa trên lý thuyết về « hành sử quyền chủ quyền ». Ở đây người viết lấy hai thí dụ : 1/ tranh chấp Ấn Độ và Pakistan về vùng đầm lầy có tên là « Rann off Kutch » và 2/ Tranh chấp giữa Malaisie và Singapour về chủ quyền các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge.

1/ Trường hợp tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan về vùng đầm lầy Kutch (Rann Of Kutch). Tranh chấp được hai bên đưa ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) giải quyết ngày 19-2-1968. Hồ sơ hai bên đệ lên Tòa lên tới trên 10.000 trang tài liệu cùng hàng trăm tấm bản đồ.

Về giá trị các bản đồ, Tòa cho rằng các bản đồ tự nó không có một trọng lượng đặc biệt. Chúng có thể có một giá trị chỉ khi được dựa vào các yếu tố ngoại tại, như được sự phê chuẩn hay được sự chuẩn duyệt chính thức của các viên chức ở cấp cao, đồng ý cho bản đồ có một giá trị cao hơn.

Hàng trăm tấm bản đồ do hai bên đệ trình, không có tấm bản đồ nào có một giá trị đặc biệt trước Tòa.
Các hồ sơ mang tính thuyết phục nhất, do phía Ấn Độ cung cấp, cho thấy nhà nước tiền nhiệm của Ấn là đế quốc Anh, đã có những hành vi hành sử « quyền chủ quyền - droit de souveraineté » trên vùng tranh chấp như thuế má, an ninh, cảnh sát… (effectivité).

Phía Pakistan cũng đưa ra những bằng chứng « effectivité », cho thấy chính quyền địa phương cũng đã hành sử « quyền chủ quyền » tại vùng tranh chấp này. Các dữ kiện nay bị Tòa bác. Tòa cho rằng « quyền chủ quyền » chỉ có thể do chính quyền trung ương hành sử, không thể do chính quyền địa phương.

Tòa phán khoảng 90% vùng tranh chấp giao cho Ấn Độ.

Phía Pakistan được khoảng 10% vùng tranh chấp. Trong vùng này Pakistan chứng minh được các hành vi hành sử quyền chủ quyền (effectivité) tại một số vùng đất. Nhưng thực ra, khu vực này không thể giao cho Ấn Độ, vì dân chúng ở đây, thuộc Pakistan, đã sinh sống tại đây hàng bao nhiêu thế hệ, không thể giao lại cho Ấn Độ được. (Tức là vấn đề « quyền lịch sử » được ưu tiên hơn « effectivité », nhưng Tòa không cho đó là « quyền lịch sử » mà dùng thuyết « effectivité » để ra phán quyết).

2/ Trường hợp tranh chấp giữa Malaisie và Singapour về chủ quyền các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, qua phán quyết ngày 23-5-2008 của CIJ.

Ta thấy phía Mã Lai đã đưa những bằng chứng lịch sử bất khả tranh biện rằng Mã Lai có chủ quyền lịch sử ở các đảo tranh chấp. Tòa nhìn nhận thực tế này, cho rằng danh nghĩa chủ quyền tiên khởi (titre d’original) của các đảo này thuộc vương quốc Johor, là nước tiền nhiệm của Mã Lai. Chủ quyền này được thể hiện liên tục trong lịch sử, cho đến một thời điểm, sau khi các đế quốc Anh và Hòa Lan đặt quyền thống trị tại Mã Lai và Indonésie. Thời điểm đó là khi nước Anh, nhà nước tiền nhiệm của Singapour, đã đặt một ngọn đèn pha tại đảo Pedra Branca mà không gặp sự phản đối của nhà nước Johor. Chính quyền bảo hộ Anh tiếp tục bảo trì và làm chủ ngọn đèn pha này trong một thời gian dài, không hề gặp một phản đối nào đến từ Johor.

Sau khi Singapour được Anh trả độc lập, đồng thời Singapour bị từ khuớc gia nhập khối Mã Lai, Johor trở thành một tiểu bang trong khối này. Singapour muốn biết rõ ai có chủ quyền trên đảo Pedra Branca nên gởi thư, năm 1953, hỏi bộ ngoại giao Johor số phận của đảo này. Viên bộ trưởng lâm thời bộ ngoại giao Johor đã viết « công hàm » (hay công thư cũng được,) cho rằng đảo Pedra Branca không thuộc « sở hữu » của Johor. Singapour tiếp tục bảo trì và sử dụng ngọn đèn pha này cho đến lúc tranh chấp xảy ra. Trước Tòa, « công thư » này đã có hiệu lực quyết định, ảnh hưởng lên phán quyết của Tòa.

Tòa phán rằng Mã Lai, nước kế thừa vương quốc Johor, đã mất chủ quyền lịch sử tại đảo Pedra Branca (nhưng còn giữ được đảo Middle Rocks), vì các yếu tố : Singapour (và nhà nước tiền nhiệm) đã thể hiện các hành vi thuộc quyền chủ quyền (effectivité) ở đảo này một cách hòa bình và liên tục trong một thời gian dài. Mặt khác, Johor đã phủ nhận chủ quyền đảo này qua « công hàm » (hay công thư) 1953.

Mã Lai vì thế không thể đòi lại đảo Pedra Branca, mặc dầu trên danh nghĩa chủ quyền lịch sử thì thuộc nước này. Lý do : nhà nước tiền nhiệm đã « bỏ » nó.

Ta thấy trong hai vụ án này, yếu tố « liên tục quốc gia » và vấn đề « kế thừa » (qua các thời kỳ thuộc địa, hay biến cố chính trị làm lãnh thổ thay đổi, sẽ nói bên dưới) của các bên cũng đã được Tòa xem xét tỉ mỉ. Thái độ của các quốc gia (tiền nhiệm và kế tục) liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp, thể hiện qua những sự kiện ngoại giao như các kết ước, các tuyên bố đơn phương… trong quá khứ (có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ)… đều có tầm quan trọng về pháp lý, ảnh hưởng đến quyết định của Tòa.

Điều ghi nhận khác, lý thuyết về « hành sử chủ quyền - effectivité » có giá trị cao hơn danh nghĩa chủ quyền lịch sử (titre d’original), nếu danh nghĩa này bị gián đoạn, hay quốc gia có danh nghĩa chủ quyền không kịp thời lên tiếng phản đối.

Đối với hồ sơ HS và TS, những hành vi của Pháp đã thể hiện liên quan HS và TS, như tuyên bố chủ quyền, cắm mốc, cho tàu đi tuần… có giá trị pháp lý cao. Trước một tòa án, VN chắc chắn có được danh nghĩa chủ quyền lịch sử tại HS và TS. Vấn đề là danh nghĩa này có bị mất hay không, là tùy thuộc vào sự liên tục quốc gia, việc kế thừa danh nghĩa chủ quyền lịch sử, việc tiếp nối các hành vi hành sử quyền chủ quyền của nhà nước kế tục đối với nhà nước tiền nhiệm.

Nếu vì một lý do gì đó việc hành vi hành sử chủ quyền không thể hiện được, một sự « gián đoạn » về danh nghĩa chủ quyền lịch sử thành hình, (do việc TQ xâm lăng bằng vũ lực) nếu phía VN không thường xuyên lên tiếng phản đối, hoặc có những động thái nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS, chủ quyền ở đây có thể chuyển sang TQ.

Thuyết « Uti possidetis » :

Thuyết này xuất hiện tại Nam Mỹ, khi các nước ở đây dành độc lập. Đại khái là vùng đất đó, trước đó anh có nó thì sau đó anh tiếp tục có nó. Lý thuyết này trở thành một « tập quán quốc tế », được sử dụng thường xuyên trong các vụ tranh chấp về lãnh thổ tại các nước vừa độc lập. Một thí dụ về thuyết « uti possidetis » :

Ai cũng biết một phần không nhỏ đất miền Nam, kể cả vùng Đà Lạt, Darlac, Tây Nguyên… hay đảo Phú Quốc là thuộc về Cao Miên ngày xưa.

Người Miên có lý khi nói rằng họ có bằng chứng « lịch sử không thể chối cãi », để chứng minh vùng đất đó là của họ.

Các học giả VN cũng thường nói rằng VN có bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi tại HS và TS.
Ta thấy việc sử dụng các « bằng chứng lịch sử không thể chối cãi » một cách bừa bãi là chơi dao hai lưỡi.

VN làm gì có bằng chứng lịch sử « không thể chối cãi » để chứng minh rằng đất mình ở đó ? Không lẽ sẽ phải trả lại cho Miên ?

Theo thuyết « Uti possodetis », trước khi độc lập, các vùng đất đó đã được chính quyền bảo hộ Pháp sắp xếp cho vào lãnh thổ Việt Nam. Sau khi độc lập, các vùng đất đó sẽ tiếp tục do VN quản lý.

Thuyết này đặt ra nhằm tránh việc chiến tranh đổ máu giữa các dân tộc thuộc địa vừa được độc lập. Hầu hết các án lệ của các Tòa quốc tế, yếu tố « uti possidetis » có giá trị cao hơn « chủ quyền lịch sử ».

Thanked by 3 Members:

#644 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 11/06/2014 - 04:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 11/06/2014 - 00:05, said:

Khi tôi đưa lên hình ảnh về sách giáo khoa Việt nam mà Bắc Việt chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa thì Sowhat hỏi xách mé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như vầy:



nhưng lại chẳng biết những tư liệu đó là Trung Quốc đang tuyên truyền và dùng nó để nộp đơn kiện VN ở LHQ .v.v... như Pth77 sau đó đưa tin:



Sự việc càng bất lợi trong thưa kiện, khi công hàm của TT Phạm Văn Đồng chưa phải là bí lối gì nhưng sự thừa nhận của Bắc Việt trong cả bản đồ, sách giáo khoa v.v... nữa thì còn nói gì để tranh cãi !

Công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là thừa nhận tuyên bố September 4th, 1958 của Trung Quốc và Trung Quốc đã tuyên bố điều gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



a --- Đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng sa mà Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền là không rõ ràng ...
b --- Ngoài ra, lực lượng miền Nam VN đang chiếm giữ 2 đảo Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) thuộc vùng đảo Crescent group (Lưỡi Liềm)
c --- Những đảo này có thể loại trừ không thuộc chủ quyền tuyên bố của Trung Quốc

.... chưa kể điều quan yếu khác là Hoa Kỳ có quyền phản đối đường cơ sở bao quanh quần đảo của Trung Quốc nêu ra v.v...

Như vậy, Phạm Văn Đồng thừa nhận THEO những gì Trung Quốc không có chủ quyền rõ ràng về 3 hòn đảo Triton (tri-tôn), Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) nhưng không có nghĩa là những đảo nhỏ khác trong quần đảo Hoàng Sa lại không phải của Trung Quốc.

Kế đến bản tuyên bố May 15th, 1996 của Trung Quốc cho thấy quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm này đang có sự tranh chấp mà CHXHCN Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền thì những đường cơ sở bao quanh quần đảo này không được sự công nhận từ phía Hoa Kỳ rằng chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa không thuộc về Trung Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cuối cùng, trong bảng tuyên bố May 15th, 1996 đó cũng nói rõ là Trung Quốc và Việt Nam KHÔNG được phép quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 11/06/2014 - 00:05, said:

Khi tôi đưa lên hình ảnh về sách giáo khoa Việt nam mà Bắc Việt chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa thì Sowhat hỏi xách mé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như vầy:



nhưng lại chẳng biết những tư liệu đó là Trung Quốc đang tuyên truyền và dùng nó để nộp đơn kiện VN ở LHQ .v.v... như Pth77 sau đó đưa tin:



Sự việc càng bất lợi trong thưa kiện, khi công hàm của TT Phạm Văn Đồng chưa phải là bí lối gì nhưng sự thừa nhận của Bắc Việt trong cả bản đồ, sách giáo khoa v.v... nữa thì còn nói gì để tranh cãi !

Công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là thừa nhận tuyên bố September 4th, 1958 của Trung Quốc và Trung Quốc đã tuyên bố điều gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



a --- Đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng sa mà Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền là không rõ ràng ...
b --- Ngoài ra, lực lượng miền Nam VN đang chiếm giữ 2 đảo Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) thuộc vùng đảo Crescent group (Lưỡi Liềm)
c --- Những đảo này có thể loại trừ không thuộc chủ quyền tuyên bố của Trung Quốc

.... chưa kể điều quan yếu khác là Hoa Kỳ có quyền phản đối đường cơ sở bao quanh quần đảo của Trung Quốc nêu ra v.v...

Như vậy, Phạm Văn Đồng thừa nhận THEO những gì Trung Quốc không có chủ quyền rõ ràng về 3 hòn đảo Triton (tri-tôn), Pattle (hoàng-sa) và Robert (hữu-nhật) nhưng không có nghĩa là những đảo nhỏ khác trong quần đảo Hoàng Sa lại không phải của Trung Quốc.

Kế đến bản tuyên bố May 15th, 1996 của Trung Quốc cho thấy quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm này đang có sự tranh chấp mà CHXHCN Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền thì những đường cơ sở bao quanh quần đảo này không được sự công nhận từ phía Hoa Kỳ rằng chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa không thuộc về Trung Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cuối cùng, trong bảng tuyên bố May 15th, 1996 đó cũng nói rõ là Trung Quốc và Việt Nam KHÔNG được phép quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Về lý thì phía CHXHCN VN rất khó cải để biện hộ cho tiền thân của họ là VNDCCH. Không biết đoạn văn trong cuốn sách đó là do bộ giáo dục miền Bắc tự biên soạn theo chỉ thị của đảng CSVN hay bộ giáo dục miền Bắc trích dịch đoạn trên từ sách Tàu?

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 11/06/2014 - 04:18


#645 secretsoflife

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 496 Bài viết:
  • 1551 thanks
  • Location0

Gửi vào 11/06/2014 - 05:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 11/06/2014 - 00:05, said:

Khi tôi đưa lên hình ảnh về sách giáo khoa Việt nam mà Bắc Việt chưa bao giờ phủ định hay phản đối chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa thì Sowhat hỏi xách mé :D như vầy:
...
nhưng lại chẳng biết những tư liệu đó là Trung Quốc đang tuyên truyền và dùng nó để nộp đơn kiện VN ở LHQ .v.v... như Pth77 sau đó đưa tin:
..

Lộn rồi, tui trích và xách mé cái thằng nửa đêm đi đốt Cục Bản đồ Đà lạt với cái thằng đứng bên sau vụ quậy đốt hãng xưởng vừa rồi đó, hổng phải cái sách giáo khoa... ;)

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |