

#1711
Gửi vào 17/08/2014 - 16:40
<iframe src="http://voatiengviet.share.voanews.eu/externalaudio-FLRM/Audio/2414374.html" scrolling="no" frameborder="0" width="384" height="185"></iframe>
#1712
Gửi vào 17/08/2014 - 18:57
- 1987: đại khủng hoảng toàn cầu khiến cho Châu Á ảnh hưởng nặng nề, Thái Lan là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong giai đoạn này. Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng suy thoái nặng nề trong thời gian này. Trong khi đó - Trung Quốc vẫn bình an.
- Ngày 07-11-2006, vào lúc 11h00 giờ Thuỵ Sỹ (khoảng 17h00 giờ Việt Nam), tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva - Thuỵ Sỹ diễn ra phiên họp đặc biệt của Hội đồng WTO kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 150. Nói một cách tổng quát nhất về WTO là thế này: "Việt Nam các chú phải mở cửa cho các anh vào làm ăn, hạn chót là 2018, và các anh sẽ cho chú tham gia vào thị trường của các anh.
- 2007: Toàn cầu rơi vào khủng hoảng khi thị trường chứng khoán Mỹ đứng trước nguy cơ sụp đổ, toàn thế giới trong đó có Việt Nam chứng kiến bong bóng bất động sản nổ tung. Trong giai đoạn này Thái lan biến động chính trị. Trong khi đó - Trung Quốc vẫn bình an.
- 2008 - 2012: lãi xuất tại Việt Nam tăng vọt với đỉnh điểm lãi xuất ngân hàng lên tới 21% , thị trường bất động sản dãy chết, xuất khẩu dần lùi về số mo. Hơn 50% doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam tử trận. Các doanh nghiệp FDI nghe chừng ra chả ảnh hưởng gì mấy, miễn thuế, ưu đãi từ A - Z (Để em dọn mấy thứ cỏ dại cho các anh vào trồng cây cho dễ).
- 2014: Trung Quốc gây hấn tại biển Đông, Campuchia biểu tình đốt cờ Việt Nam. Trong nước đầu tư 90 tỷ đồng cho nông nghiệp và chúng ta đã quên bài tình ca "công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Cải tổ thuế sâu rộng, tăng giá vận chuyển, điện, nước; về chính trị thì các đảng viên trong nước đòi "Bài Trung", "Từ bỏ chủ nghĩa xã hội". Động thái từ cổ vũ công nghiệp quay qua cổ vũ nông nghiệp và sát sao nguồn thu thuế cho thấy tâm lý không tự tin về phát triển ra ngoài mà đang cố thủ.
Thanked by 2 Members:
|
|
#1713
Gửi vào 17/08/2014 - 22:10
“ Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới..” (Monsanto)
“ Nông nghiệp Biến Giống DNA sẽ chiếm đóng ngay trong Tòa Bạch Ốc, bất kỳ ai thắng cử Tổng Thống vào tháng 11..” (Monsanto)
Thanked by 2 Members:
|
|
#1714
Gửi vào 17/08/2014 - 22:15
02/06/2014
Bộ trưởng Thương mại Mỹ thăm Việt Nam
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker hôm nay dẫn đầu phái đoàn bao gồm các tổng giám đốc điều hành, chủ tịch các tập đoàn của Mỹ cùng Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN có chuyến thăm tới Việt Nam.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker
Theo thông tin từ Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker là một phần trong chuyến thăm của Bộ trưởng tới khu vực để hỗ trợ các Mỹ tại Châu Á. Chuyến thăm của bà sẽ tập trung vào phát triển kinh tế, thúc đẩy công nghệ của Mỹ, tinh thần kinh doanh và phát triển kinh doanh, và tầm quan trọng của quản lý môi trường.
Trong khi đó, theo thông tin trên trang web chính thức của Bộ thương mại Hoa Kỳ, trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Penny Pritzker vào tuần này, bà sẽ tới Philippines, Myanmar và Việt Nam. Bà Penny Pritzker và phái đoàn tới Việt Nam đầu tiên vào ngày hôm nay 2/6 và dự kiến sẽ có các cuộc gặp với các lãnh đạo chính phủ Việt Nam, các lãnh đạo nhằm thảo luận về cơ hội phát triển thương mại cũng như đầu tư của Hoa Kỳ ở khu vực. Cũng theo thông tin từ trang web của Bộ thương mại Hoa Kỳ, thì năng lượng là lĩnh vực mà các công ty của Mỹ có nhiều cơ hội phát triển đầu tư ở Việt Nam.
Sau Việt Nam, phái đoàn do Bộ trưởng Penny Pritzker dẫn đầu sẽ tới Philippines và tại đó bà dự kiến sẽ có phát biểu về sự tham gia tích cực về kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Còn tại Myanmar, bà Penny Pritzker dự kiến sẽ khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với những cải cách về kinh tế và chính trị của Mỹ đối với các nhà lãnh đạo xã hội, các quan chức chính phủ và cộng đồng của Myanmar.
Vũ Quý
========================
Bộ trưởng Tài chính Mỹ thăm Việt Nam
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Jack Lew, ghé thăm Việt Nam nhân chuyến công du Châu Á để thảo luận về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Đài truyền hình CNTV của Trung Quốc ngày 15/11 đưa tin trong chặng dừng chân 1 ngày tại Việt Nam, ông Jack Lew đã có các buổi gặp gỡ làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng.
Các cuộc thảo luận xoay quanh các triển vọng hợp tác kinh tế Việt-Mỹ, các chính sách thúc đẩy nhu cầu khu vực và toàn cầu, và các cuộc thương lượng về Hiệp định TPP đang diễn ra.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ đều muốn chung quyết thỏa thuận TPP trong năm nay.
Bao gồm Mỹ, Australia, Brunei, Chile, Canada, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, Hiệp định TPP trải rộng xuyên suốt khu vực chiếm gần 40% nền kinh tế thế giới.
============================
Chủ nhật, 17/08/2014
Tin tức /
Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam, sẽ 'thẳng thắn' về nhân quyền
Ngoại trưởng Kerry và một người bạn đồng ngũ trong chiến tranh Việt Nam Tommy Vallely đi bộ đến Nhà thờ Đức Bà ở TP.H.C.M để dự thánh lễ, ngày 14 tháng 12, 2013.
Cập nhật: 14.12.2013 19:06
Thứ Bảy ngày 14 tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tại Việt Nam 44 năm sau khi ông đặt chân tới đây lần đầu tiên khi còn là một sĩ quan hải quân trẻ tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên ông quay trở lại Việt Nam kể từ năm 2000 khi ông tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến công du lịch sử.
“Tôi không nghĩ ra được có hai nước nào lại nỗ lực nhiều hơn, làm nhiều hơn và tốt hơn để cố gắng đưa hai nước xích lại với nhau và thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai, mang lại tương lai cho những người vốn rất khác biệt.” Ông Kerry phát biểu như vậy về quan hệ Việt-Mỹ trong buổi gặp mặt những thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cùng giảng viên, sinh viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP. H.C.M.
Ông ca ngợi những chuyển biến kinh tế to lớn của Việt Nam trong những năm qua và lưu ý rằng thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng gấp 50 lần kể từ năm 1995, thời điểm mà Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. “Việt Nam đã chứng tỏ sự cởi mở nhiều hơn là chất xúc tác to lớn cho một xã hội cường thịnh hơn, và ngày hôm nay Việt Nam có cơ hội lịch sử để chứng tỏ còn hơn thế nữa,” ông Kerry nói.
“Sự cam kết ủng hộ mạng Internet thông thoáng, xã hội cởi mở, quyền của người dân được trao đổi ý tưởng, nền giáo dục chất lượng cao, môi trường kinh doanh hỗ trợ những công ty biết cách tân, ủng hộ việc bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân và việc người dân được tụ hội với nhau và thể hiện quan điểm - tất cả những điều đó tạo nên một nền kinh tế cũng như một xã hội đầy sức sống và mạnh mẽ.
“Mỹ kêu gọi những nhà lãnh đạo ở đây ủng hộ khả năng đó và bảo vệ những quyền đó,” ông Kerry nói thêm.
===============================
BÌNH LOẠN:
Sau khi bị bạo hành bởi tay chồng vũ phu tuổi Sửu, em gái tuổi Dậu đã mang quyết tâm chia tay với "nó" và đang suy nghĩ rất mông lung về một sự lựa chọn khác - người tình bên kia đại dương
Thanked by 1 Member:
|
|
#1716
Gửi vào 17/08/2014 - 22:38
chú Ma có nghĩ rằng những ng luôn ngợi ca đảng và nhà nước là yêu nước thôi sao?
Những ng có vẻ chê trách Đ và nhà nước và luôn cả đất nước con ng VN ,họ vui lắm sao!
đau lòng lắm Ma ơi !
#1717
Gửi vào 17/08/2014 - 23:13
(Dân trí) - Nếu đọc qui chế đào tạo tiến sĩ thì người đọc có thể thấy qui trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cũng tương đối chuẩn mực. Nhưng trong thực tế, đây đó xảy ra những chuyện có thể nói là ... không giống ai. Ở đây, tôi chỉ nêu vài vấn đề nổi cộm và hi vọng rằng sẽ được khắc phục trong tương lai gần.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, giáo sư Trường ĐH New South Wales (Australia) bàn về việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
Thế nhưng mô hình đào tạo ở Việt Nam thì không phải toàn thời gian và NCS cũng không được sống trong môi trường khoa học. Ví dụ như hầu như tất cả nghiên cứu sinh ngành y đều không đến trường để nghiên cứu, mà họ vẫn làm việc bình thường ở bệnh viện hay cơ quan gốc. Họ có thể theo học bán thời gian một vài khóa học về phương pháp nghiên cứu hay về chuyên môn, và về bệnh viện ... làm tiếp. Lâu lâu mới tiếp xúc người hướng dẫn một lần. Với mô hình đào tạo như thế NCS không có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với đồng môn, không trầm mình trong môi trường học thuật, và không có dịp trình bày báo cáo hàng tháng cho đồng môn. Có rất NCS than phiền rằng họ phải “tự bơi” vì không có sự tiếp sức và cố vấn của người hướng dẫn. Có thể nói rằng NCS tiến sĩ ở Việt Nam chỉ học bán thời gian và không phải là NCS thực thụ theo nghĩa “nghiên cứu”.
Thời gian đào tạo. Theo Qui chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GDĐT thì thời gian đào tạo tiến sĩ là 3 năm tập trung đối với người có bằng thạc sĩ, và 4 năm đối với người có bằng cử nhân. Thế nhưng, có đại học qui định rằng thời gian đào tạo tiến sĩ là 2 năm đối với người có bằng thạc sĩ!
Thật ra, thời gian đào tạo không nên tuỳ thuộc vào NCS có bằng thạc sĩ hay cử nhân, mà tuỳ thuộc vào sự hoàn tất nghiên cứu và luận án. Ở các đại học nước ngoài, thời gian đào tạo trung bình là 4 năm, nhưng thường lấn sang năm thứ 5.
Có người tốn cả 6 năm mới xong chương trình học. Đối với nhiều trường, thời gian không phải là qui định chính, mà có công trình nghiên cứu được công bố quốc tế mới là qui định chính. Ở các nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ là tập hợp 3-4 công trình đã công bố trên các tập san quốc tế. Do đó, NCS có thể tốn cả 7 hay 8 năm để “trả nợ” mới được bảo vệ luận án. Tôi không biết có đại học nào trên thế giới có thể đào tạo tiến sĩ trong vòng 2 năm.
Đề cập đến bài báo khoa học, Qui chế đào tạo tiến sĩ có ghi rõ rằng luận án tiến sĩ có “Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án phải đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học toàn quốc hàng năm của ngành khoa học, được công bố ít nhất trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập”. Theo tôi qui định này cũng hợp lí. Tuy nhiên, có nơi lại ra qui định rằng NCS không được công bố nội dung chính của luận án (tức các bài báo khoa học) trước khi bảo vệ luận án! Đây là một qui định có thể nói là “ngược đời”.
Gánh nặng đè lên vai nghiên cứu sinh. Ở nước ngoài, khi nhận hướng dẫn cho NCS, giáo sư hướng dẫn đã có chương trình nghiên cứu và ngân sách cho nghiên cứu. Do đó, NCS chỉ việc tham gia vào chương trình nghiên cứu, hoặc dùng ngân sách của giáo sư để thực hiện nghiên cứu mới, hoặc tốt hơn nữa, cùng giáo sư hướng dẫn xin thêm tài trợ từ các nguồn khác nhau.
Nhưng ở Việt Nam, phần lớn các giáo sư, tiến sĩ không có chương trình nghiên cứu. Có người thậm chí ít làm nghiên cứu, và càng ít hơn số người có khả năng công bố quốc tế. Thế nhưng theo Qui chế đào tạo của Bộ GDĐT những người này vẫn có quyền hướng dẫn NCS tiến sĩ! Điều này dẫn đến một hệ quả là khi NCS được nhận vào học, người hướng dẫn không có ngân sách cho NCS làm nghiên cứu, không có chương trình nghiên cứu để họ tham gia. Trong thực tế, có khi trường chỉ định người hướng dẫn không có chuyên môn liên quan, không có kiến thức liên quan làm hướng dẫn NCS (có lẽ vì muốn tạo điều kiện để đương sự xin đề bạt chức danh PGS), một chỉ định rất phi học thuật.
Hệ quả là rất nhiều NCS ở Việt Nam phải bỏ tiền túi ra làm nghiên cứu. Trong ngành y, NCS phải tự lo gần như từ A đến Z. Có NCS không bỏ tiền túi, và thay vào đó là để bệnh nhân trả tiền xét nghiệm. Bệnh nhân có khi bị đưa vào nghiên cứu mà không hề biết. Bởi vì gánh nặng tài chính đè lên cá nhân NCS, nên họ phải tìm những đề tài nghiên cứu đơn giản, có thể làm trong bệnh viện, làm nhanh, và ... rẻ tiền. Nói chung là nghiên cứu kiểu “mì ăn liền”. Với những đề tài như thế thì phương pháp là một câu hỏi lớn, và rất khó có thể cho ra kết quả có chất lượng tốt. Chẳng những chất lượng là một vấn đề, nhưng việc để bệnh nhân phải trả tiền và không cho bệnh nhân hay biết là một vi phạm y đức nghiêm trọng. Những công trình nghiên cứu như thế sẽ không thể nào được công bố trên các tạp san quốc tế.
Nghiên cứu phải có can thiệp. Trong ngành y, đây đó xuất hiện một qui định rằng nghiên cứu cấp tiến sĩ phải có can thiệp. Can thiệp ở đây có nghĩa là đối tượng nghiên cứu phải trải qua một thuật can thiệp, có thể là can thiệp về lối sống (luyện tập thể lực, thay đổi hế độ ăn uống), hay có thể là các thủ thuật mang tính xâm phạm cơ thể. Một nghiên cứu can thiệp có chất lượng rất công phu, cần nhiều người, tốn nhiều tiền, và tốn rất nhiều thì giờ mà NCS sẽ không thể nào hoàn tất trong thời gian học. Dù có thể hoàn tất trong thời gian học, có khi NCS và ngay cả người hướng dẫn chưa chắc đủ tư cách chuyên môn để can thiệp vào đối tượng nghiên cứu là con người.
Theo tôi đó là một qui định lạ lùng nhất trên thế giới. Tôi có thể khẳng định rằng nghiên cứu cấp tiến sĩ không cần phải là một nghiên cứu can thiệp. Tôi có thể nói câu đó lần thứ hai để nhấn mạnh. Trong thực tế, nghiên cứu cấp tiến sĩ có thể thực hiện những nghiên cứu không can thiệp. Vấn đề không phải là nghiên cứu có hay không có can thiệp, mà là giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu có giá trị, có cái mới, và có khả thi hay không. Không ai đánh giá một nghiên cứu dựa trên có hay không có can thiệp. Người ta đánh giá một công trình dựa trên các tiêu chuẩn tính khả thi, cái mới, tính liên đới hay khả năng đóng góp cho khoa học, và đạt chuẩn mực đạo đức khoa học. Do đó, tôi đề nghị nên bỏ qui định về nghiên cứu can thiệp trong đào tạo tiến sĩ.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng đề án nghiên cứu cấp tiến sĩ không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn (như nhiều người ngộ nhận), mà phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành. “Tri thức mới” ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ, v.v... Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn. Xin nhớ rằng khám phá insulin phải đợi đến gần 50 năm sau mới ứng dụng trong lâm sàng.
Thủ tục “bao thư” lạ lùng. Ở nước ngoài có vài hình thức “bảo vệ” luận án. Ở các nước như Úc và Anh, luận án được gửi đi cho 2-3 giáo sư bình duyệt, và hội đồng học thuật của trường dựa vào bình duyệt của các giáo sư để quyết định trao bằng. Thông thường, vì luận án dựa trên các công trình đã công bố nên việc duyệt luận án khá dễ dàng. Có nơi, như bên Âu châu, trường đại học tổ chức một buổi lễ để NCS trình bày kết quả nghiên cứu và có dịp trả lời các câu hỏi của các giáo sư bình duyệt. Trong thực tế thì luận án đã được duyệt xong, buổi lễ “bảo vệ” chỉ là buổi trình làng và vui vẻ.
Nhưng ở Việt Nam, buổi bảo vệ luận án được tổ chức khá màu mè, rìng rang, và có phần nghiêm trọng. Điều đáng nói là tất cả đều do NCS chi trả! NCS phải chi trả tiền đi lại (kể cả vé máy bay), ăn ở, thậm chí quà cáp cho các chuyên gia phản biện. Khi phản biện xong, NCS còn phải “đi phong bì” cho từng giáo sư phản biện. Đó là một hình thức “bảo vệ” luận án không giống ai trên thế giới. Ở nước ngoài, các giáo sư duyệt luận án được trường đại học trả thù lao 100 USD (có nơi hơn chút). Việc NCS trả tiền hay đi phong bì cho các chuyên gia phản biện có thể xem là một hình thức hối lộ.
Kí kết lạ lùng.Có những trường hợp NCS được học bổng của nước ngoài, nhưng khi làm hồ sơ đi học thì NCS bị phía Việt Nam làm khó. Chẳng hạn như để làm hồ sơ đi học, trường bắt phải viết một bản cam kết bồi thường. Bồi thường gì trong khi học bổng nước ngoài cho? Người ta cho rằng NCS phải kê khai toàn bộ học bổng ở nước ngoài, rồi người thân ở Việt Nam phải kí cam kết nếu không về nước thì sẽ bồi thường toàn bộ số tiền này! Đó là một qui định có thể nói là rất lạ lùng và phi logic.
Trên đây là một vài điều lạ lùng trong chương trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Có lẽ một số người đọc qua sẽ ngạc nhiên vì sự phi lí của vài qui định, nhưng sự phi lí đó nó lại tồn tại trong thực tế và gây khó khăn cho nhiều người. Tôi nghĩ các giới chức cần phải xem xét các qui định trên và tham khảo cách làm của các đại học nước ngoài. Rất có thể làm đúng qui trình, số NCS sẽ ít đi, số người có tư cách hướng dẫn NCS tiến sĩ sẽ giảm, nhưng thà ít nhưng có chất lượng tốt hơn là đạt số lượng mà chất lượng thì quá kém.
Chú thích:
(1) Khi nói “nước ngoài”, tôi muốn nói đến các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Canada, Australia, hay theo hệ thống giáo dục phương Tây như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, Thái Lan.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
#1718
Gửi vào 18/08/2014 - 00:17
15/08/2014 14:30
Tôi Viết
Ai bị mất trộm cũng buốt ruột, đau khổ. Thường khi đã bị mất trộm rồi người dân vẫn an ủi nhau rằng “của đi thay người”. Còn bị trộm mà mất đến tiền tỉ, vàng vài trăm lượng, đô tính bằng đơn vị chục ngàn thì ôi thôi, cũng đành… “tiên sư thằng ăn trộm” vậy!
Xem HBO hay STAR Movie, những kênh truyền hình chiếu phim truyện nổi tiếng trên thế giới, thỉnh thoảng người xem phải “há hốc mồm” kinh ngạc khi thưởng thức những kiệt tác, siêu phẩm về “nghề ăn trộm”. Qua hiệu ứng của công nghệ điện ảnh, sự sáng tạo, sắp đặt độc đáo hấp dẫn của những nhà làm phim, nhà viết kịch bản cùng với diễn xuất tài tình của các minh tinh… đưa người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Và trong phút chốc những tên đạo chích kia bỗng hóa thành “siêu nhân” trên màn hình tivi, không ít người xem phải thốt lên rằng:
- Sao “chúng nó” giỏi thế?
- Tiên sư “chúng nó”, ai dám bảo ăn trộm là một nghề hạ đẳng?
Cho dù phim ảnh có hư cấu bao nhiêu đi nữa thì ít nhiều cũng dựa vào những sự việc, cốt chuyện đời thường. Với văn hóa Việt Nam, đạo chích bị liệt vào một trong những việc làm xấu xa nhất (làm đĩ, trộm cướp), bị cả xã hội lên án và khinh bỉ. Tuy nhiên, ngay từ xưa, lại có những kẻ trộm được dân nghèo ca tụng bởi hành vi trộm cắp của những người này lại gắn liền với hành động nghĩa hiệp và ‘giải tỏa’ bớt về mặt tinh thần mâu thuẫn xã hội: Lấy trộm của người giàu chia cho người nghèo. Hoặc đơn thuần chỉ khoét vách những nhà giàu có, hay tham quan ô lại. Và đã có những tên trộm kiểu như thế được gọi là siêu trộm.
Ngày nay thì sao? Nhiều vụ trộm xảy ra được thông tin trên báo chí vẫn khiến nhiều độc giả phải vỗ đùi đen đét mà kêu lên: “Tiên sư thằng ăn trộm!”.
Tháng 6.2013, Tòa án Nhân dân TP.Đà Nẵng tuyên án tù chung thân đối với bị cáo Đặng Ngọc Tân, một “siêu trộm” với những vụ “làm quả” gây rúng động dư luận Đà Nẵng trong suốt một thời gian dài, khiến các lực lượng chức năng tổn công hao sức. Theo cáo trạng, trong số 36 vụ trộm trót lọt của y cùng đồng bọn, số đồ lấy cắp được bao gồm 2.908,6 chỉ vàng, 1,795 tỉ đồng, 23.250 USD cùng một số thiết bị điện tử khác… tổng trị giá gần 10,4 tỉ đồng.
Gọi y là một “siêu trộm” quả là không oan, bởi cách “hành nghề” của y có nhiều đặc điểm khác thường. Đặng Ngọc Tân hầu như chỉ chọn đột nhập nhà những đại gia, quan chức… lắm tiền nhiều của. Thời gian y chưa bị tóm, không ít người được gọi là đại gia, quan chức ở thành phổ biển miền Trung này lo lắng hoang mang. Khoác chiếc vợt đi “chơi tenis”, lúc thì ô tô với biển số có đuôi 007, lúc thì siêu mô tô phân khối lớn… nhưng thực chất là để Tân thám thính, dò la, quan sát và cuối cùng là… đi ăn trộm.
Đặc biệt hơn, y còn có một “giai thoại” để đời mà đại tá Trần Mưu, Trưởng phòng PC45, Công an Đà Nẵng cho báo chí biết: “Ngay sau khi bị bắt, cơ quan CSĐT lấy lời khai, "siêu trộm" Đặng Ngọc Tân có ước nguyện muốn gặp tôi để xin lỗi sau đó mới khai. Khi gặp tôi, Tân xin lỗi và nói: Nếu anh không bắt nhanh thì nhà tiếp theo tôi đột nhập ăn trộm là… nhà anh”.
Phiên tòa xử Đặng Ngọc Tân và đồng bọn thu hút sự quan tâm của dư luận, rất nhiều người hiếu kỳ đến dự phiên tòa, nhưng lại thiếu vắng gần một nửa những người bị hại, đa số là gia đình có người nhà là quan chức…
Với mức lương như hiện nay, không ít công chức, quan chức than thở là “mức lương chết đói”. Thế nhưng, khi các vị “công bộc” của dân bị mất trộm, người ta mới té ngửa rằng các vị đâu có sống bằng “đồng lương chết đói” đó. Những giá trị tài sản bị mất của các vị đó không thể suy luận căn cứ đơn thuần bằng lương được.
Mới đây, ngày 08.08.2014, lại một vụ trộm gây sự chú ý rất lớn cho dư luận, ông Đào Duy Kiệt (giám đốc Sở TNMT TPHCM) bị mất trộm 1 tỉ đồng và 30 nghìn USD ngay tại trụ sở cơ quan. Ông Kiệt khai báo với cơ quan chức năng đây là số tiền do ông tích cóp lâu năm mới có được. Mong rằng cơ quan chức năng sẽ sớm tìm ra thủ phạm, đem lại sự công bằng cho ông giám đốc kém may mắn kia.
Một đất nước mà “trộm cắp như rươi” là một đất nước bất an. Và dù là thời đại nào thì ăn trộm vẫn là hành vi bị lên án, cần loại bỏ. Dù bất bình trong xã hội vẫn còn, nhưng ở một xã hội văn minh, hiện đại, chúng ta vẫn phải sống và làm việc theo pháp luật. Chúng ta nên tin và cần phải tin rằng pháp luật nhà nước sẽ không dung tha những kẻ mượn danh nhà nước hay vi phạm pháp luật để đục khoét tư lợi, làm giàu bất chính.
Ai bị mất trộm cũng buốt ruột, đau khổ. Thường khi đã bị mất trộm rồi, người dân vẫn an ủi nhau rằng “của đi thay người”. Còn bị trộm mà mất đến tiền tỉ, vàng vài trăm lượng, đô tính bằng đơn vị chục ngàn… thì ôi thôi, cũng đành… “tiên sư thằng ăn trộm” vậy!
Minh Phước (*)
Thanked by 1 Member:
|
|
#1719
Gửi vào 18/08/2014 - 07:51
===============================
Người Việt Nam đủ 21 tuổi sẽ được vào chơi casino trong nước. Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính về Nghị định kinh doanh casino vừa được hoàn tất.
Mở cửa casino cho người Việt vào chơi?
Sau 4 tháng xây dựng, Bộ Tài chính đã hoàn tất dự thảo Nghị định kinh doanh casino.
Vấn đề gây tranh cãi nhất là có cho phép người Việt Nam vào chơi casino hay không cuối cùng đã được Bộ Tài chính gật đầu.
Tại Điều 10 của dự thảo Nghị định đã nêu rõ, đối tượng được phép chơi tại các Điểm kinh doanh casino bao gồm cả ngoài người nước ngoài, Việt kiều và người Việt Nam.
Trong đó, người Việt Nam phải đáp ứng điều kiện đủ 21 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đủ năng lực tài chính tham gia, đóng đầy đủ lệ phí tham gia chơi. Ngoài ra, người Việt Nam muốn vào chơi casino cũng phải đáp ứng các điều kiện về nhân thân.
Tuy nhiên, điều kiện cụ thể về người Việt Nam vào chơi casino như thế nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định, bao gồm cả việc quy định các Điểm kinh doanh casino được phép cho người Việt vào chơi. Nói cách khác, rất có thể người Việt Nam sẽ không được chơi casino ở tất cả các điểm.
Người Việt Nam đủ 21 tuổi sẽ được vào chơi casino trong nước
Như vậy, sau 5 năm tranh cãi, quan điểm cho người Việt chơi casino đã chính thức được đề xuất trong một dự thảo văn bản quản lý quan trọng.
Từ tháng 6/2013, Bộ Chính trị đã chấp thuận về chủ trương thí điểm người Việt chơi casino ở dự án casino Vân Đồn, thuộc Đặc khu kinh tế Vân Đồn, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 4/2014, UB thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị định này và đa số, các ý kiến tại cuộc họp đều đồng thuận vấn đề trên. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện cho rằng, không nên chần chừ việc mở rộng đối tượng vào chơi là người Việt Nam.
"Trên thực tế, người Việt đều đã ra nước ngoài chơi casino như Campuchia... Vì vậy, cần đưa luôn vào Nghị định quy định này, nhưng phải quy định chặt chẽ về nhân thân, tài sản, không có tiền án, tiền sự... thì sẽ quản lý được".
Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Uông Chu Lưu cũng nhìn nhận rằng, "một bộ phận người dân trong nước mang tiền ra nước ngoài chơi mà ta không quản lý được, thì nên tạo điều kiện cho người dân trong nước, như thế cũng là để kiểm soát họ tốt hơn".
Coi trọng việc kiểm soát
Một vấn đề quan trọng khác là các điều kiện để được đầu tư, kinh doanh casino cũng đã được quy định cởi mở hơn so với các dự thảo trước.
Cụ thể, chủ đầu tư casino hoặc đối tác quản lý dự án chỉ cần có kinh nghiệm ít nhất 5 năm, thay vì 10 năm như dự thảo trước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn yêu cầu quy mô vốn phải tối thiểu phải cam kết từ 4 tỷ USD trở lên mới được cấp phép dự án casino.
Đồng thời, để được cấp phép kinh doanh casino, các doanh nghiêp phải đảm bảo vốn giải ngân đạt 50% tổng vốn cam kết, tức tối thiểu phải chi đủ 2 tỷ USD trên thực tế.
Dự thảo Nghị định đã đưa ra nguyên tắc mở để tính số lượng máy chơi, bàn chơi theo tỷ lệ, cứ 20 triệu USD cam kết đầu tư thì được đầu tư 1 bàn chơi và 10 máy trò chơi.
Với số vốn tối thiểu 4 tỷ USD, mỗi dự án sẽ được đầu tư tối đa 200 bàn chơi và 2.000 máy chơi. Số máy chơi bàn chơi cũng sẽ được tăng lên khi dự án tăng vốn đầu tư. Song, khi đi vào hoạt động, các chủ đầu tư casino sẽ chỉ được phép kinh doanh số bàn chơi và máy chơi theo tiến độ giải ngân vốn thực tế.
Cùng đó, nhiều điểm mở khác linh hoạt hơn sẽ chuyển giao trách nhiệm cho Thủ tướng quyết định và các Bộ liên quan.
Thủ tướng sẽ quyết định điều chỉnh mức vốn cam kết tối thiểu đầu tư một dự án cho phù hợp với từng thời kỳ. Vấn đề xây dựng Quy hoạch kinh doanh casino tại Việt Nam sẽ do Bộ Tài chính chủ trì, phối với với Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Thủ tướng phê duyệt.
Vấn đề quảng cáo casino sẽ phải chờ Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể theo Luật Quảng cáo.
Tuy nhiên, đi cùng với quan điểm cởi mở trong một số vấn đề thì việc kiểm soát casino và các hệ lụy của nó cũng được thắt chặt.
Theo dự thảo, các doanh nghiệp kinh doanh casino có quyền từ chối bất kỳ cá nhân nào chơi casino, khi không thuộc đối tượng được phép chơi hoặc vi phạm quy chế chơi.
Các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, ban hành quy chế chống rửa tiền theo quy định của Luật và gửi thông báo cho Bộ Tài chính theo dõi.
Liên quan đến các hình thức xử phạt vi phạm, dự thảo quy định mức tiền phạt tối đa cho các hành vi vi phạm là 200 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp tái phạm có thể bị tước giấy phép kinh doanh tối đa 18 tháng.
Nếu có gian lận trong việc trả thưởng, mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp cố tình kéo dài thời gian trả thưởng và cao nhất là 100 triệu đồng nếu xác nhận sai số tiền trúng thưởng.
Dự thảo Nghị định liệt kê 14 hành vi nghiêm cấm, trong đó, có các hành vi quan trọng như tổ chức cung cấp chơi casino trực tuyến qua mạng internet, cá cược giữa người chơi với nhau dựa trên kết quả trò chơi...
Hiện nay, 2 dự án lớn nhất là dự án casino Vân Đồn, Quảng Ninh và casino tại Phú Quốc, Kiên Giang. Dự án đã đi vào hoạt động lớn nhất là casino Hồ Tràm, Bà Rịa Vũng Tàu.
Theo Vietnamnet
#1720
Gửi vào 18/08/2014 - 08:19
vietnamconcrete, on 17/08/2014 - 18:57, said:
- 1987: đại khủng hoảng toàn cầu khiến cho Châu Á ảnh hưởng nặng nề, Thái Lan là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong giai đoạn này. Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng suy thoái nặng nề trong thời gian này. Trong khi đó - Trung Quốc vẫn bình an.
- Ngày 07-11-2006, vào lúc 11h00 giờ Thuỵ Sỹ (khoảng 17h00 giờ Việt Nam), tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva - Thuỵ Sỹ diễn ra phiên họp đặc biệt của Hội đồng WTO kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 150. Nói một cách tổng quát nhất về WTO là thế này: "Việt Nam các chú phải mở cửa cho các anh vào làm ăn, hạn chót là 2018, và các anh sẽ cho chú tham gia vào thị trường của các anh.
- 2007: Toàn cầu rơi vào khủng hoảng khi thị trường chứng khoán Mỹ đứng trước nguy cơ sụp đổ, toàn thế giới trong đó có Việt Nam chứng kiến bong bóng bất động sản nổ tung. Trong giai đoạn này Thái lan biến động chính trị. Trong khi đó - Trung Quốc vẫn bình an.
- 2008 - 2012: lãi xuất tại Việt Nam tăng vọt với đỉnh điểm lãi xuất ngân hàng lên tới 21% , thị trường bất động sản dãy chết, xuất khẩu dần lùi về số mo. Hơn 50% doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam tử trận. Các doanh nghiệp FDI nghe chừng ra chả ảnh hưởng gì mấy, miễn thuế, ưu đãi từ A - Z (Để em dọn mấy thứ cỏ dại cho các anh vào trồng cây cho dễ).
- 2014: Trung Quốc gây hấn tại biển Đông, Campuchia biểu tình đốt cờ Việt Nam. Trong nước đầu tư 90 tỷ đồng cho nông nghiệp và chúng ta đã quên bài tình ca "công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Cải tổ thuế sâu rộng, tăng giá vận chuyển, điện, nước; về chính trị thì các đảng viên trong nước đòi "Bài Trung", "Từ bỏ chủ nghĩa xã hội". Động thái từ cổ vũ công nghiệp quay qua cổ vũ nông nghiệp và sát sao nguồn thu thuế cho thấy tâm lý không tự tin về phát triển ra ngoài mà đang cố thủ.
1. Khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997 chứ không phải 1987, Thái Lan năm 1997 tăng trưởng kinh tế âm 10% trong khi VN khủng hoảng nhưng tăng trưởng vẫn trên 5%. Trung quốc cũng bị ảnh hưởng nhưng vì TQ đang phát triển với tốc độ cao nên sự ảnh hưởng bị giảm nhẹ, tăng trưởng chậm lại chút chứ không phải không bị ảnh hưởng.
2. VN gia nhập WTO là điều tốt, đã gia nhập cuộc chơi thì phải có thử thách, rủi ro...nhưng có thử thách, rủi ro mới phát triển được, nước nào cũng vậy. Các nước gia nhập WTO đều phải đối mặt với nhiều thách thức mới, VN không chịu được cũng vậy, nhưng không hẳn là điều bất lợi. Các DN VN phải tự xoay sở lấy, quản trị yếu kém thì tự mình đã yếu so với đối thủ rồi. Nhà nước xây dựng hàng rào bảo hộ đến thời điểm thì phải gỡ bỏ thôi. Các công ty nội địa mạnh sẽ có cách cạnh tranh hiệu quả, trên sân nhà mà còn không cạnh tranh được thì ra thế giới chỉ có nghỉ, vượt biển lớn bị cá mập xơi là điều tất yếu.
3. Năm 2008 khủng hoảng chứ không phải 2007, 2007 chỉ là dấu hiệu cho thấy sẽ có khủng hoảng thôi. TQ bị ảnh hưởng nặng, tăng trưởng đang gần 12% sụt giảm còn hơn 8,5%, sản xuất công nghiệp ảm đạm hơn. Có điều trước đó họ tăng trưởng 2 con số nên sụt giảm chút thì so với thế giới vẫn cao.
4. 2008 - 2012 lãi suất tăng vọt, doanh nghiệp trong nước " lịm dần ". Doanh nghiệp FDI do có quản trị tốt và nguồn vốn dồi dào từ công ty mẹ nên có thể chống chọi tốt, nhưng họ không ảnh hưởng gì mấy là không đúng, nhiều doanh nghiệp FDI đã rút khỏi VN một cách thầm lặng, các DN khác cũng có ý định rút, niềm tin của các DN FDI giảm sút. Các DN chế xuất vẫn hoạt động tốt vì không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng VN.
5. Chính phủ muốn tăng cường đầu tư cho nông nghiệp để cải thiện cuộc sống người dân ở vùng nông thôn và tăng cường xuất khẩu nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường. Công nghiệp hóa tập trung chiến lược vào các lĩnh vực lĩnh vực, CNTT, điện tử, dệt may, ô tô, nông thủy sản, vật liệu mới. Nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với thiếu hụt lương thực mà VN trở thành cường quốc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp thì rõ là quyền chủ động trong tay VN.
#1721
Gửi vào 18/08/2014 - 08:28
Management, on 18/08/2014 - 08:19, said:
không biết năm 87 chú Ma đã ra đời chưa? Năm 97 tức là sau 10 năm anh đi di cư từ Bắc vào Nam, dọc đường còn nhìn thấy bạt ngàn các tòa nhà xây dở chỉ có khung mà không tô. Nghe mọi người trên tàu bàn tàn Thái lan còn thê thảm hơn. Chú không biết không trách chú được!
Anh càng nghĩ càng thấy tội chú Ma, chú vốn trẻ tuổi nhiệt huyết, học cao nên viết mấy bài vuốt mông ngựa người ta mà người ta không biết. Cuộc đời thật chớ trêu, nhiều khi mình đã mất công vuốt mông ngựa lại vuốt nhầm ấy ngựa. Haizz...
Thanked by 1 Member:
|
|
#1722
Gửi vào 18/08/2014 - 08:39
ttL, on 17/08/2014 - 22:38, said:
chú Ma có nghĩ rằng những ng luôn ngợi ca đảng và nhà nước là yêu nước thôi sao?
Những ng có vẻ chê trách Đ và nhà nước và luôn cả đất nước con ng VN ,họ vui lắm sao!
đau lòng lắm Ma ơi !
Không thể nói TQ biết cách lợi dụng VN, mà là chính sách kinh tế của họ hiệu quả hơn nên họ luôn ở thế thượng phong. TQ phát triển nhanh như vậy là nhờ những yếu tố sau :
1. Tư bản nước ngoài đặc biệt là Mỹ, Tây Âu, Nhật, Hàn ồ ạt đầu tư, với dân số 1.3 tỷ dân thì việc có khoảng 10% thị phần của thị trường TQ tương đương với 130 triệu dân là một mơ ước đối với bất kỳ công ty nào trên thế giới tư bản.
2. Giá nhân công TQ rẻ, tập trung sản xuất theo quy mô, ví dụ như dệt may tập trung ở một khu vực và trong khu vực đó thì mỗi doanh nghiệp tập trung vào một loại vải nhất định, nhờ đó giảm được giá thành ở mặt hàng đó và tăng tính cạnh tranh. Vừa chuyên môn hóa sản xuất cộng với giá nhân công rẻ nên chi phí sản xuất của họ rất thấp. Vì TQ là một nước rất lớn với 1,3 tỷ dân và diện tích lớn thứ 4 thế giới nên từ tài nguyên thô sơ đến nguyên vật liệu và thành phẩm đều có thể sản xuất ở trong nước. Tỷ lệ nội địa hóa đạt cao trên 60%, nhờ đó các DN ở TQ có khả năng cạnh tranh mạnh.
3. TQ có lương Hoa kiều đông đảo ở nước ngoài, lượng Hoa kiều này đóng vai trò làm đầu sậu phân phối hàng hóa, nhờ đó hàng TQ có các kênh phân phối dễ dàng, như ở SG lượng hoa kiều khoảng 500.000 người, người Hoa giỏi kinh doanh nên không ngạc nhiên ở SG người Hoa kinh doanh khá nguời Việt và những người Hoa này đóng vai trò phân phối sản phẩm.
4. TQ không kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn, chất lượng sản phẩm nên hàng hóa kém chất lượng, độc hại mà không bị xử lý nên giá rất rẻ, khiến cho các công ty ở bản địa trong thị trường hàng hóa đó trở nên ngẹt thở khi phải cạnh tranh với họ.
5. Người Hoa kinh doanh theo kiểu ăn ít nhưng lâu dài, lợi nhuận của họ trên mỗi sản phẩm thấp nhưng với quy mô lớn và lâu dài. Nên giá thành bán của họ cạnh tranh hơn ở giá của các công ty nội địa.
5. TQ có chính sách thu hút tri thức Hoa kiều hiệu quả, người Hoa có tinh thần dân tộc cao, từ đội ngũ tri thức Hoa kiều họ đã góp phần tạp nên sức mạnh TQ.
6. TQ thi hành chính sách sao chép công nghệ, lấy cắp bản quyền, một sản phẩm nào đó họ sẽ nhái theo và biến thể để cho ra sản phẩm của họ. Ví dụ Alibaba có vốn hóa là 100 tỷ đô la, trước đây Alibaba sao chép theo Ebay, Amazon. Weibo theo facebook, Baidu theo Google, Lenovo theo IBM....tuy nhiên khả năng sáng tạo của TQ kém hơn hẳn Mỹ, nên tăng trưởng của TQ sẽ chậm lại rất nhiều, TQ có thể vượt Mỹ về quy mô nhưng về chất xám thua xa Mỹ.
Ngay cả HQ cũng phải mất 30 năm còn TQ chỉ mất 20 năm để Công nghiệp hóa.
Hy vọng vài điều Mana viết sẽ giúp ttL hiểu rõ hơn vì sao TQ lại phát triển mạnh như vậy trong khi VN thì không bằng họ.
vietnamconcrete, on 18/08/2014 - 08:28, said:
Anh càng nghĩ càng thấy tội chú Ma, chú vốn trẻ tuổi nhiệt huyết, học cao nên viết mấy bài vuốt mông ngựa người ta mà người ta không biết. Cuộc đời thật chớ trêu, nhiều khi mình đã mất công vuốt mông ngựa lại vuốt nhầm ấy ngựa. Haizz...
VN có 3 khủng hoảng năm 1987, 1997, 2007. năm 87 TQ chưa có gì, có nói chỉ có nói năm 97 thôi. Thì ra là nhắc năm 87, mà sao nói xa vậy.
#1723
Gửi vào 18/08/2014 - 10:36
·
Các bạn đang xem hình chụp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey nói Mỹ có thể giúp tăng cường năng lực hải quân Việt Nam nếu lệnh cấm vũ khí được xóa bỏ.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ là quan chức quân đội cao cấp nhất của Mỹ thăm Việt Nam từ nhiều thập niên.
Ông tiết lộ "trong tương lai gần" Mỹ sẽ có một thảo luận về việc dỡ bỏ hay không lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam vì lo ngại nhân quyền.
Phát biểu tại TP. H.C.M trong chuyến thăm bốn ngày, Đại tướng Dempsey nhấn mạnh "lĩnh vực hàng hải là quan tâm chung lớn nhất hiện nay".
Ông nói trong các cuộc gặp, ông không yêu cầu Việt Nam "chọn làm bạn của Mỹ hay Trung Quốc".
"Chúng tôi nói rõ rằng Mỹ không về phía ai trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng rất quan tâm về cách giải quyết."
Đại tướng Mỹ nói "thật không may" khi Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Mỹ về việc tạm ngừng các hành động khiêu khích trên biển.
Sửa bởi vietnamconcrete: 18/08/2014 - 10:40
Thanked by 1 Member:
|
|
#1724
Gửi vào 18/08/2014 - 21:41
#1725
Gửi vào 18/08/2014 - 22:29
Đăng Bởi Một Thế Giới - 10:39 18-08-2014
Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Qua giới thiệu của một nguồn tin, PV Dòng Đời đã tìm gặp Phó Giáo sư (PGS) Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng, Đại học Y - dược Thái Nguyên để nhờ vị Phó GS này tìm cách “tậu” cho tấm bằng Tiến sỹ Y khoa danh giá.
Trong vai một người có nhu cầu làm nghiên cứu sinh, phóng viên Dòng đời đã tiếp cận với vị giáo sư này cũng như công nghệ lấy bằng tiến sĩ mà “thầy” đã vẽ ra.
Trước khi tiếp PV tại nhà riêng, PV đã điện thoại trước cho Phó GS Hoàn, tự giới thiệu có mong muốn được vị Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Khi đó, vị Phó GS đang bận một cuộc nhậu. Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng 30 phút, vị Phó GS này rời cuộc vui để gặp PV tại nhà riêng của mình.
Đi mua... bằng Tiến sỹ Y khoa
Tọa lạc trên một khu đất rộng, ngôi nhà của vị Phó GS này là một nhà sàn “chất”, mà theo ông khoe, là: “Mấy năm trước, tôi mới mua được của một gia đình dân tộc trên huyện Võ Nhai. Hồi đó, giá của nhà sàn rẻ lắm! Cả làm “luật” cho kiểm lâm và vận chuyển nữa hết có gần 20 triệu!”.
Trước những cảnh quan và vật dụng liên quan chủ yếu tới lâm sản, PV nhanh chóng nghĩ ra một “vai diễn” phù hợp với bối cảnh khi tự nhận mình là một “trùm” buôn gỗ. Sau khi “đi” vài đường cơ bản về gỗ, PV nhanh chóng đặt vấn đề:
“Nhà em vốn có truyền thống theo nghề Y nên khi học xong cấp 3, em đã thi vào ĐH Y Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi vào học ngành này, em lại không có hứng thú nên học hành rất chểnh mảng, gần như không biết gì. Đi học thì thuê, đi thi thì “chạy”.
Khi học xong bằng cử nhân, gia đình lại ép em học luôn thạc sỹ. Lúc này, em đã tham gia vào công việc kinh doanh gỗ nên đi lại triền miên. Vì thế, bằng Cao học của em cũng là đi mua nốt. Bây giờ, việc kinh doanh gỗ của em chủ yếu chuyển trọng điểm về Thái Nguyên, công việc cũng đang phát đạt nên bố mẹ em nhất quyết bắt em phải học nốt cái bằng Tiến sỹ để sau này có cái bằng mà mở phòng khám.
Công việc trên Thái Nguyên thì em không thể bỏ được nên em rất mừng khi được anh em giới thiệu qua gặp thầy để thầy hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Nhưng thực tình, kiến thức thì em không biết gì...”.“Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này!” - ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
- “Thế em đã có bài báo hay công trình khoa học nào chưa?” vị Phó GS Đàm Khải Hoàn ngắt lời, hỏi.
- “Dạ, chưa ạ!”.
- “Thế em đã đi làm chuyên môn ở đâu chưa?”.
- “Dạ, chưa ạ!”, PV lí nhí.
- “Vậy được rồi! Việc lấy bằng Tiến sỹ của cậu, tôi sẽ giúp được. Cậu cứ yên tâm! Tôi nhận lời với cậu”, vị Phó GS chốt lại.
Kỹ nghệ “lấy” bằng
Sau khi câu chuyện đã cởi mở, ông Hoàn nói thêm: “Trước tiên, tôi sẽ viết cho cậu vài bài báo khoa học để đăng trên tạp chí Y học Thực hành. Mấy bài báo này sẽ ký tên cậu. Cậu chỉ việc tới tòa soạn, đưa cho họ mấy đồng rồi nhờ họ đăng bài, tôi sẽ có lời cho cậu.
Việc tiếp theo, cậu phải nhờ các mối quan hệ của gia đình mình để có tên trong một cơ quan hoặc tổ chức phi chính phủ nào đó để khi hội đồng xét duyệt hồ sơ, họ tin rằng cậu đã làm ở cơ quan, tổ chức đó chứ không phải là anh buôn gỗ” - ông Hoàn bắt đầu tiết lộ bí quyết nghề nghiệp của mình.
“Việc cậu đi làm, cậu cứ đi. Tôi sẽ làm đề cương đề tài cho cậu (đây là phần quan trọng nhất mà thí sinh phải trình bày trước Hội đồng các Giáo sư, Phó GS để được chấp nhận đậu đầu vào Nghiên cứu sinh - PV). Tôi sẽ trao đổi với cậu qua email” - ông Hoàn nói thêm.
Trước sự hướng dẫn nhiệt tình của vị Phó GS, tôi tiếp tục thể hiện “quan điểm: “Nhưng thực tình em không biết gì hết. Lỡ khi vào bảo vệ đề cương đề tài các thầy trong hội đồng hỏi thì em không biết trả lời sao? Thầy có lo cho em được cả hội đồng không ạ?”.
Lúc này, vị Phó GS trấn an ngay: “Yên tâm, cái đó lo được! Không biết rửa bát thì phải bế em thôi. Tôi đã hướng dẫn nhiều người rồi! Cần gặp ai thì tôi sẽ bảo cậu đến gặp. Mấy người đó toàn... đàn em của tôi thôi mà!” (Ý nói mấy vị trong hội đồng xét tuyển Nghiên cứu sinh - PV).
Trước sự chắc chắn của vị Phó GS này, tôi chốt lại: “Vâng, trăm sự em nhờ thầy! Vậy thầy cho em biết là em sẽ phải chuẩn bị bao nhiêu tiền để lo việc này hả thầy?”.
“Thôi, cậu cứ về đi. Mới gặp lần đầu, tôi chưa muốn nói chuyện này. Để hôm khác. Cậu cứ yên tâm là tôi giúp được cậu. À mà cậu tên là gì nhỉ?”, lúc này, vị Phó GS Đặng Khải Hoàn mới kịp nhớ ra là mình chưa hỏi tên “khách hàng”.
Tuy nhiên, trong câu chuyện về ngôi nhà sàn của mình, ông Hoàn có “gợi ý” rằng ngôi nhà sàn của ông vẫn còn những gỗ tạp và kêu than chuyện lúc này, lực lượng kiểm lâm làm gắt quá. Dù có nhiều mối quan hệ với cả lực lượng kiểm lâm và lâm tặc, ông Hoàn vẫn không thể vận chuyển được số gỗ nghiến về để hoàn thiện nốt ngôi nhà sàn của mình. Trước ý tứ trên, PV buộc phải gợi ý là mình có thể làm được việc này.
Sau đó, PV có nhận được email từ vị Phó GS này với đoạn có nội dung sau: “Thầy định thay toàn bộ sàn bằng nghiến. Có lẽ vẫn phải dầy 5cm, vì nó mới im, mỏng sẽ rung. Diện tích toàn bộ sàn là 100m2. Các tấm gỗ dài ngắn tùy theo đều được cả vì phải ghép mà. Em lo hộ thầy”.
Trước tình hình trên, tôi buộc phải đồng ý sẽ lo giúp thầy Hoàn 100m2 gỗ nghiến loại dày 5cm.
Tại lần gặp thứ hai, PV đã một lần nữa hỏi về số tiền phải đưa cho Phó GS Đàm Khải Hoàn để lo chuyện đầu vào. Lần này, ông Hoàn đã đồng ý với mức giá 200 triệu đồng và cho tôi số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào.
Sặc mùi mua bán
Những nội dung của cuộc ngã giá chỉ được PV tiến hành sau khi gặp gỡ với nhiều người đã, đang được vị Phó GS này hướng dẫn Nghiên cứu sinh. Các nhân vật này đều khẳng định: Nếu muốn mua bằng Tiến sỹ Y khoa bằng tiền tại Đại học Y Thái Nguyên, PV nên tìm đến Phó GS Đàm Khải Hoàn là đúng địa chỉ nhất.
Khi những tư liệu trên đầy đủ, PV quyết định ra mặt để đối chất với vị Phó GS. Ngay sau khi PV công bố các tư liệu đã thu thập, Phó GS Đàm Khải Hoàn im lặng một hồi rồi bỏ về. Sau đó, ông Hoàn có gửi lại một email cho chúng tôi.
Email này có đoạn: “Anh giới thiệu là người buôn gỗ nhưng đã học Cao học Y tế công cộng. Tuy nhiên mải làm ăn cho nên học không đến nơi đến chốn. Nhưng với điều kiện đó tôi nghĩ sẽ dạy cho anh được. Anh nói anh làm ra rất nhiều tiền, sẵn sàng cho tôi cái này, cái nọ. Nhưng đấy là anh đặt vấn đề và xuất phát từ anh chứ tôi có đòi hỏi gì đâu? Tôi nghĩ xã hội này có nhiều người có nhiều tiền thì khi học, họ có thể biếu tôi món quà to...”.
PV cũng đã liên hệ với lãnh đạo Đại học Y Dược Thái Nguyên để làm việc. Trước những thông tin nghiêm trọng mà phóng viên đưa ra, Ban Giám hiệu Đại học Y dược Thái Nguyên đã triệu tập một cuộc họp với đầy đủ lãnh đạo nhà trường, phóng viên và Phó GS Đàm Khải Hoàn với mục đích để các bên xem các tư liệu, đối chất và đưa ra các quan điểm về vụ việc.
Tại đây, ông Hoàn nhận mình có khả năng giúp các nghiên cứu sinh có bằng Tiến sỹ Y khoa mà không cần phải học, ông Hoàn vẫn giữ quan điểm rằng viêc ông nói như vậy đơn thuần nghĩ rằng việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh có điều kiện về kinh tế thì việc nhận được những món quà có giá trị vật chất lớn là điều bình thường.
Trong khi đó, đại diện cho lãnh đạo nhà trường, ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng việc ông Hoàn nói như vậy bước đầu có thể kết luận là không đúng với đạo đức của người thầy giáo.
Tuy nhiên, bình luận về những tư liệu mà phóng viên đưa ra, ngày 4/8/2014, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên (Đại học Y Dược Thái Nguyên là một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên) nhìn nhận thẳng thắn: “Việc anh Hoàn trao đổi chuyện làm bằng tiến sỹ kiểu đó là sặc mùi mua bán. Không thể chấp nhận được! Chúng tôi sẽ không bao che cho những hành động tiêu cực này!” .
Nhóm PV Điều tra/ Theo Dân Việt
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
15 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 15 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












