TIN VỈA HÈ
KimCa
02/08/2014
BBC: Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam không tập trung vào phát triển công nghệ. Có phải do thiếu hiểu biết về chính sách hay do lợi ích nhóm?
TS. Vũ Quang Việt: Có lợi ích nhóm. Nhưng ở Trung Quốc thì những người lãnh đạo của họ là thành phần có đầu óc. Theo tôi hiểu thì những người lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc như Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân đều học ở những trường lớn nhất, những trường khó vào. Chẳng hạn như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Phúc Kiến….là các trường có thể mang so sánh với Harvard hay MIT của Hoa Kỳ. Tức là họ chọn lựa từ sớm những người có khả năng lãnh đạo. Còn những người lãnh đạo Việt Nam thì rất hãnh diện là ngày xưa mình chỉ biết cầm súng, bây giờ mình là lãnh đạo.
Bản thân những người lãnh đạo đó lại không biết sử dụng những người có tài. Chỉ biết sử dụng đám bộ sậu của mình, người của mình, sẵn sàng đi với mình và làm theo lệch của mình và hai bên cùng chia lợi trong các dự án đầu tư phát triển. Do đó Việt Nam chả có cái chất lượng gì cả.
Do đó tôi nói là tham nhũng ở Trung Quốc nó vẫn tạo ra sự phát triển và tạo ra chất lượng. Tham nhũng tại Việt Nam chả tạo ra được hiệu quả gì.
Bác Vô Danh Thiên Địa yên tâm rồi nhé.
Sửa bởi Management: 02/08/2014 - 20:34
TS. Vũ Quang Việt: Có lợi ích nhóm. Nhưng ở Trung Quốc thì những người lãnh đạo của họ là thành phần có đầu óc. Theo tôi hiểu thì những người lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc như Tập Cận Bình hay Giang Trạch Dân đều học ở những trường lớn nhất, những trường khó vào. Chẳng hạn như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Phúc Kiến….là các trường có thể mang so sánh với Harvard hay MIT của Hoa Kỳ. Tức là họ chọn lựa từ sớm những người có khả năng lãnh đạo. Còn những người lãnh đạo Việt Nam thì rất hãnh diện là ngày xưa mình chỉ biết cầm súng, bây giờ mình là lãnh đạo.
Bản thân những người lãnh đạo đó lại không biết sử dụng những người có tài. Chỉ biết sử dụng đám bộ sậu của mình, người của mình, sẵn sàng đi với mình và làm theo lệch của mình và hai bên cùng chia lợi trong các dự án đầu tư phát triển. Do đó Việt Nam chả có cái chất lượng gì cả.
Do đó tôi nói là tham nhũng ở Trung Quốc nó vẫn tạo ra sự phát triển và tạo ra chất lượng. Tham nhũng tại Việt Nam chả tạo ra được hiệu quả gì.
Management, on 31/07/2014 - 19:39, said:
Thôi nói đơn giản thế này :
Những người đang lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN là những lão thành cách mạng, khác với TQ, thế hệ cách mạng của TQ qua rồi. Các lãnh đạo TQ bây giờ toàn là những người có khả năng quản lý tốt, Vì những lãnh đạo của VN đi lên từ những người lính cách mạng, họ giỏi đánh nhau nhưng không giỏi quản lý kinh tế xã hội. Không phải họ cố ý làm cho VN phát triển chậm, mà do năng lực của họ chỉ có vậy. Và tư duy của họ bị ảnh hưởng nặng nề của CS thời chiến. Đó cũng là lý do vì sao sự phát triển của VN lại thua xa TQ đến vậy.
Cho nên cố gắng chờ một thời gian nữa, nhưng lão thành cách mạng về hưu hoặc chết đi thì thế hệ trẻ là những người quản lý, lãnh đạo giỏi thì đất nước sẽ có thay đổi. Mọi người ở đây ai cũng muốn VN giàu mạnh, vậy thì mọi người cứ cố gắng làm tốt công việc của mình, tự nhiên đất nước sẽ giàu mạnh. Sự phát triển của đất nước đến một giai đoạn nào đó sẽ có thay đổi.
Vấn đề TQ tôi không hiểu vì sao người ta lại cứ mang 16 chữ vàng ra nói. Thực ra thì nó cũng bình thường, 2 nước gần nhau, bỏ qua quá khứ chiến tranh để phát triển kinh tế, 16 chữ vàng xem như hữu nghị. cũng giống như VN được Mỹ bỏ cấm vận, và bây giờ VN xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ. Mỹ không sài chữ Hán nên không có khái niệm 16 chữ vàng, và Mỹ cũng không thích thơ văn nhiều như vậy, quan trọng là thực tiễn. Cứ mang 16 chữ vàng đó ra để đánh đồng nói là tình đồng chí, rồi Đảng CS VN thần phục TQ, bán nước....nói vậy hơi quá đáng. VN từ trước tới giờ vẫn cố gắng hiện đại hoá quân đội, mua tàu ngầm, máy bay...chả phải đối phó với nước nào khác ngoài TQ. Đảng CS VN và TQ không có tin tưởng nhau. Ngoài mặt thì có vẻ là tình đồng chí, nhưng bên trong thì nghi ngờ nhau. Cái này là sự thật chứ không phải tuyên truyền làm gì. Việc kinh tế phụ thuộc nhiều vào kinh tế TQ là do quản lý kinh tế yếu kém gây ra, và đơn giản là giá cả họ tốt hơn VN thì họ cạnh tranh tốt, hàng hoá TQ chọc thủng mọi hàng rào thuế quan ngay cả các nước phát triển, chứ không riêng VN, chả có VN thần phục gì TQ cả.
phản biện thì phản biện nhưng đừng có sa vào những cái mà nhìn bề ngoài là mà nói lấy nói được, trong khi bên trong còn chưa tỏ điều gì. Khổng Tử từng nói " có những việc ta nhìn thấy vậy mà thực tế lại không phải vậy "
Những người đang lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN là những lão thành cách mạng, khác với TQ, thế hệ cách mạng của TQ qua rồi. Các lãnh đạo TQ bây giờ toàn là những người có khả năng quản lý tốt, Vì những lãnh đạo của VN đi lên từ những người lính cách mạng, họ giỏi đánh nhau nhưng không giỏi quản lý kinh tế xã hội. Không phải họ cố ý làm cho VN phát triển chậm, mà do năng lực của họ chỉ có vậy. Và tư duy của họ bị ảnh hưởng nặng nề của CS thời chiến. Đó cũng là lý do vì sao sự phát triển của VN lại thua xa TQ đến vậy.
Cho nên cố gắng chờ một thời gian nữa, nhưng lão thành cách mạng về hưu hoặc chết đi thì thế hệ trẻ là những người quản lý, lãnh đạo giỏi thì đất nước sẽ có thay đổi. Mọi người ở đây ai cũng muốn VN giàu mạnh, vậy thì mọi người cứ cố gắng làm tốt công việc của mình, tự nhiên đất nước sẽ giàu mạnh. Sự phát triển của đất nước đến một giai đoạn nào đó sẽ có thay đổi.
Vấn đề TQ tôi không hiểu vì sao người ta lại cứ mang 16 chữ vàng ra nói. Thực ra thì nó cũng bình thường, 2 nước gần nhau, bỏ qua quá khứ chiến tranh để phát triển kinh tế, 16 chữ vàng xem như hữu nghị. cũng giống như VN được Mỹ bỏ cấm vận, và bây giờ VN xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ. Mỹ không sài chữ Hán nên không có khái niệm 16 chữ vàng, và Mỹ cũng không thích thơ văn nhiều như vậy, quan trọng là thực tiễn. Cứ mang 16 chữ vàng đó ra để đánh đồng nói là tình đồng chí, rồi Đảng CS VN thần phục TQ, bán nước....nói vậy hơi quá đáng. VN từ trước tới giờ vẫn cố gắng hiện đại hoá quân đội, mua tàu ngầm, máy bay...chả phải đối phó với nước nào khác ngoài TQ. Đảng CS VN và TQ không có tin tưởng nhau. Ngoài mặt thì có vẻ là tình đồng chí, nhưng bên trong thì nghi ngờ nhau. Cái này là sự thật chứ không phải tuyên truyền làm gì. Việc kinh tế phụ thuộc nhiều vào kinh tế TQ là do quản lý kinh tế yếu kém gây ra, và đơn giản là giá cả họ tốt hơn VN thì họ cạnh tranh tốt, hàng hoá TQ chọc thủng mọi hàng rào thuế quan ngay cả các nước phát triển, chứ không riêng VN, chả có VN thần phục gì TQ cả.
phản biện thì phản biện nhưng đừng có sa vào những cái mà nhìn bề ngoài là mà nói lấy nói được, trong khi bên trong còn chưa tỏ điều gì. Khổng Tử từng nói " có những việc ta nhìn thấy vậy mà thực tế lại không phải vậy "
Bác Vô Danh Thiên Địa yên tâm rồi nhé.
Sửa bởi Management: 02/08/2014 - 20:34
hamzui9
02/08/2014
Monday, on 02/08/2014 - 14:37, said:
Cuộc sống hai mặt', bộ ảnh phơi bày bản chất con người
Cười đùa trước mặt nhưng ẩn sâu là sự đố kỵ, ghen ghét. Bên ngoài lịch thiệp, hào nhoáng nhưng bên trong lại nghèo nàn, xác xơ.
Lara Zankoul - nhiếp ảnh gia người Liban ăng tải loạt hình trừu tượng về 2 mặt trắng - đen của cuộc sống. Bộ ảnh lột tả chân thực tâm lý con người, cách họ đối xử với nhau và cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người,
Những gì dưới nước đại diện cho những gì mắt không thể nhìn thấy. Những gì ở trên là sự hiện hữu bên ngoài, có thể dễ dàng nhận ra.
Hai người phụ nữ tay trong tay, cười nói vui vẻ nhưng đằng sau đó là ghen ghét, đố kỵ hay sẵn sàng hạ bệ nhau.
"Tôi tạo ra loạt ảnh này để nói về tính hai mặt của thế giới chúng ta. Một bể chứa nước với kính phía trước được xây dựng đặc biệt cho bộ ảnh. Nó đã cho tôi 2 ngày làm việc. Đó là một kinh nghiệm thực sự thú vị và đầy thử thách".
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh ấn tượng về mặt trái của cuộc sống:
Sự yếu đuối của bản thân được che giấu bằng vẻ ngoài lịch lãm, mạnh mẽ.
Có những con người giả vờ ngốc nghếch như những con vật vô tri.
Nỗi ám ảnh, sợ hãi luôn bao quanh...
Dưới lớp nước kia là một giới tính khác...
Vẻ hào nhoáng vốn hiện hữu trước mắt nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Thanh Xuân
Ảnh: Lara Zankoul
Cười đùa trước mặt nhưng ẩn sâu là sự đố kỵ, ghen ghét. Bên ngoài lịch thiệp, hào nhoáng nhưng bên trong lại nghèo nàn, xác xơ.
Lara Zankoul - nhiếp ảnh gia người Liban ăng tải loạt hình trừu tượng về 2 mặt trắng - đen của cuộc sống. Bộ ảnh lột tả chân thực tâm lý con người, cách họ đối xử với nhau và cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người,
Những gì dưới nước đại diện cho những gì mắt không thể nhìn thấy. Những gì ở trên là sự hiện hữu bên ngoài, có thể dễ dàng nhận ra.
Hai người phụ nữ tay trong tay, cười nói vui vẻ nhưng đằng sau đó là ghen ghét, đố kỵ hay sẵn sàng hạ bệ nhau.
"Tôi tạo ra loạt ảnh này để nói về tính hai mặt của thế giới chúng ta. Một bể chứa nước với kính phía trước được xây dựng đặc biệt cho bộ ảnh. Nó đã cho tôi 2 ngày làm việc. Đó là một kinh nghiệm thực sự thú vị và đầy thử thách".
Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh ấn tượng về mặt trái của cuộc sống:
Sự yếu đuối của bản thân được che giấu bằng vẻ ngoài lịch lãm, mạnh mẽ.
Có những con người giả vờ ngốc nghếch như những con vật vô tri.
Nỗi ám ảnh, sợ hãi luôn bao quanh...
Dưới lớp nước kia là một giới tính khác...
Vẻ hào nhoáng vốn hiện hữu trước mắt nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Thanh Xuân
Ảnh: Lara Zankoul
Hi Monday!
Một góc nhìn.......hay và lạ thế
Sửa bởi hamzui9: 02/08/2014 - 22:32
ttL
03/08/2014
ttL
03/08/2014
meoconchanheo, on 02/08/2014 - 23:45, said:
xa rồi còn nhớ không,
tìm bóng tối nhạt nhoà chiếc áo ẩn mình
,rồi lúc đắng lòng khi nếm câu yêu,
cánh cửa hững hờ che dấu tâm tư,
em hỏi tôi tình yêu bắt đầu từ đâu,
nhói trong tim muôn trùng vời vợi,
chỉ còn sắc màu trống rỗng đơn côi,
Sửa bởi ttd: 03/08/2014 - 02:40
meoemrongchoi
03/08/2014
ttd, on 03/08/2014 - 02:35, said:
yêu là hận..phải không Meo.
xa rồi còn nhớ không,
tìm bóng tối nhạt nhoà chiếc áo ẩn mình
,rồi lúc đắng lòng khi nếm câu yêu,
cánh cửa hững hờ che dấu tâm tư,
em hỏi tôi tình yêu bắt đầu từ đâu,
nhói trong tim muôn trùng vời vợi,
chỉ còn sắc màu trống rỗng đơn côi,
xa rồi còn nhớ không,
tìm bóng tối nhạt nhoà chiếc áo ẩn mình
,rồi lúc đắng lòng khi nếm câu yêu,
cánh cửa hững hờ che dấu tâm tư,
em hỏi tôi tình yêu bắt đầu từ đâu,
nhói trong tim muôn trùng vời vợi,
chỉ còn sắc màu trống rỗng đơn côi,
Bẩm thày D em xin, cơ mà em đã qua thời kì nhảy đực.
Thơ của thày D khiến em liên tưởng tới nhân vật truyền kỳ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn với đường quyền thơ Sư Tử Rống.
ttL
03/08/2014
Chie61c
chỉ là ngọn gió,
lướt qua,
Ai mang bên mình,
chiếc áo giả trang,
không phải người con gái,
ngọn núi lạnh hốc khô,
chìm dưới mờ sương,
dư âm nghe mặn chát
tình còn hư không..
meoconchanheo, on 03/08/2014 - 11:35, said:
Bẩm thày D em xin, cơ mà em đã qua thời kì nhảy đực.
Thơ của thày D khiến em liên tưởng tới nhân vật truyền kỳ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn với đường quyền thơ Sư Tử Rống.
Thơ của thày D khiến em liên tưởng tới nhân vật truyền kỳ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn với đường quyền thơ Sư Tử Rống.
lướt qua,
Ai mang bên mình,
chiếc áo giả trang,
không phải người con gái,
ngọn núi lạnh hốc khô,
chìm dưới mờ sương,
dư âm nghe mặn chát
tình còn hư không..
meoemrongchoi
03/08/2014
hamzui9
03/08/2014
meoemrongchoi
03/08/2014
hamzui9, on 03/08/2014 - 12:41, said:
Cái hình đẹp.... mềnh chôm làm avatar
Mấy chủ đề chính trị khô khan như ngói, các thầy chuyển sang làm thơ nghe có vẻ hợp lý đấy
giờ mới để ý, 2 thày ttd và thày meoconchanheo có 2 cái hình giống nhau thía, hai thầy có vẻ đều rất thích mèo
Mấy chủ đề chính trị khô khan như ngói, các thầy chuyển sang làm thơ nghe có vẻ hợp lý đấy
giờ mới để ý, 2 thày ttd và thày meoconchanheo có 2 cái hình giống nhau thía, hai thầy có vẻ đều rất thích mèo
Châm trà mời bác Ham.
"Maleficent" có thể là một bộ phim dành cho trẻ em, thế nhưng ẩn trong nó là những bài học đáng giá về cuộc sống và tình yêu.
Thứ nhất là câu chuyện về vị vua Stefan tàn ác - cha của công chúa Aurora:
Stefan vốn dĩ không phải là một người xấu toàn diện nhưng ông đam mê danh vọng và quyền lực. Lý do chủ yếu có lẽ là vì ông từ nhỏ đã sinh sống trong một trại cỏ nhỏ bé và luôn dõi mắt hướng về tòa lâu đài hiện lên sừng sững đằng xa. Đó là một dạng ảo ảnh mà một đứa trẻ có thể mang theo suốt cả cuộc đời. Stefan yêu Maleficent. Đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, nó chỉ đủ để ngăn cản ông không cầm dao đâm vào tim nàng chứ không đủ mạnh để lấn áp lòng vị kỷ của bản thân. Hậu quả, Stefan đã tước đi đôi cánh - biểu tượng của sức mạnh và lòng tự tin của Maleficent. Trái tim của ông trở nên sắt đá, dù có thoáng dao động vì tiếng thét đau đớn đến não lòng của nàng tiên xứ Moors.
Sau đó, Stefan đặt lên đầu mình chiếc vương miện uy quyền và nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Tuy nhiên, tòa án lương tâm đã không buông tha cho ông. Vua Stefan đã bị nguyền rủa, không phải bởi Maleficent mà bởi chính hành động tàn ác của ông trong quá khứ. Ngay cả khi người vợ đang hấp hối, vua Stefan vẫn không thèm quan tâm mà chỉ đắm chìm vào ảo tưởng và nói chuyện với đôi cánh trong tủ kiếng. Việc thờ ơ với sự trở về của Aurora lại càng khẳng định thêm việc này. Giết chết Maleficent không phải để bảo vệ cho đứa con gái bé bỏng, mà thông qua đó vua Stefan muốn xóa bỏ đi tội ác của chính mình. Kết quả, ông đã chết và y như cái cách ngày xưa ông vui đùa cùng với Maleficent: Nắm lấy đôi chân của nàng tiên đang bay.
Thứ hai là về Maleficent - nàng tiên hắc ám:
Maleficent đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của xứ Moors: sức mạnh thần bí, trong sáng và vững chãi. Cô yêu quý nơi mình sống và ra sức bảo vệ nó. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Stefan đã thay đổi tất cả. Đôi khi, người làm cho bạn hạnh phúc nhất cũng lại là kẻ đem đến cho bạn nỗi đau khổ tột cùng. Đó chính là điều tồi tệ nhất trên đời và nó đã xảy ra với Maleficent. Cô đã yêu và bị phản bội. Cùng với tổn thương thể xác lẫn tinh thần, Maleficent đã từ một nàng tiên tốt mà trở thành "TheMistress of All Evil". Thế nhưng, Aurora - đứa con gái của người tình cũ - đã thay đổi mọi thứ một lần nữa.
Khuôn mặt của Maleficent khi hay tin vua Stefan có con chứng tỏ cô vẫn còn tình cảm với ông. Hành động giáng lời nguyền lên Aurora vốn là sự trừng phạt dành cho vua Stefan thế nhưng nó lại biến thành sợi dây liên kết giữa Maleficent và nàng công chúa bé bỏng.
Aurora đã đem tình yêu trở về với Maleficent và lần này là với một hình dạng khác. Đây chính là điểm mấu chốt trong bộ phim mà nhà biên kịch muốn truyền tải.
Thứ ba là về Aurora – cô công chúa ngủ trong tòa lâu đài:
Trong phim, Aurora khá mờ nhạt trước Maleficent. Tuy nhiên, việc thức tỉnh của cô nàng lại là thông điệp mạnh mẽ nhất mà hãng Walt Disney muốn gửi tới khán giả trên toàn thế giới.
Cùng với những nhân vật khác, chúng ta có thể rút ra những bài học đáng giá sau đây từ Maleficent:
1. Tình yêu gây ra tổn thương nhưng cũng giúp chữa lành nó
Khi bạn giao chìa khóa của trái tim cho người khác chính là bạn đã cho họ cái quyền phá vỡ nó. Những người xa lạ không thể làm tổn thương chúng ta bởi vì họ không được phép bước vào cái vùng riêng tư đó - nơi mà chúng ta yếu đuối và mỏng manh nhất. Tuy nhiên, tình yêu có thể khiến bạn đau khổ nhưng nó cũng sở hữu quyền năng chữa lành những vết thương ấy.
Sự phản bội của người yêu sẽ làm bạn có cảm giác như vừa đánh rơi đôi cánh để bay giữa dòng đời (điều đã xảy ra với Maleficent theo nghĩa đen) nhưng tình yêu sẽ đến từ một nguồn khác/ hình dạng khác để giúp bạn gắn lại đôi cánh và quay trở lại với chính mình (vai trò của Aurora trong cuộc đời của Maleficent).
Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể trở nên mạnh mẽ khi chiến đấu vì người mà mình yêu thương (chứ không phải trả thù) và giữ vững niềm tin vào họ.
2. Đau thương tiếp nối
Khi bị tổn thương, ngay cả một nàng tiên cũng có thể nguyền rủa một đứa trẻ mới sinh - thứ trong sáng và thuần khiết nhất. Chúng ta không bao giờ có thể đánh giá được độ sâu và hậu quả của vết thương mà mình đã gây ra cho người khác. Đôi khi, nó dội ngược lại bản thân chúng ta nhưng đôi khi, nó lại tiếp tục với một người khác. Stefan tổn thương Maleficent.
Maleficent tổn thương Aurora. Một dạng tiếp nối mà chúng ta vẫn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày.
Sẽ rất dễ dàng nếu chúng ta để cơn giận dữ và đau khổ chiếm lĩnh lấy toàn bộ trái tim, từ đó gây ra những lỗi lầm mà chúng ta sẽ phải hối hận về sau. Tuy nhiên, vẫn còn một con đường khác, khó khăn hơn nhưng sẽ giúp chúng ta chữa lành vết thương. Và nó đòi hỏi rất nhiều sự khoan dung và dũng cảm. Đó chính là thừa nhận nỗi đau và học cách mở trái tim của mình ra một lần nữa.
3. Hành vi sai trái của chúng ta sẽ không bao giờ có thể thay đổi
Một khi sai lầm đã được thực hiện thì không có bất kỳ sự hối tiếc nào có thể xóa bỏ nó khỏi quá khứ. Maleficent không thể phá vỡ được lời nguyền bởi vì tội ác mà chúng ta gây ra là không thể đảo ngược được.
4. Tội ác khiến cho chúng ta phát điên
Vua Stefan phát điên với chính tội lỗi của mình
Đó là điều đã xảy ra với vua Stefan chứ không phải tình yêu mà ông dành cho Aurora. Cảm giác tội lỗi sẽ luôn luôn ám ảnh chúng ta. Một tội ác hoàn hảo không tồn tại, bởi vì tự tận thâm tâm chúng ta luôn biết rằng hành động của mình luôn có những hậu quả. Thay vì chìm đắm trong đó, chúng ta cần phải buông bỏ lòng tự tôn và tìm kiếm sự tha thứ. Đừng như số phận mà vua Stefan đã chọn cho mình.
5. Chỉ có tình yêu mới có thể cứu rỗi chúng ta
Chúng ta không thể đảo ngược những gì mà chúng ta đã tàn phá cũng như chúng ta không thể quay ngược thời gian và sửa chữa những gì chúng ta đã phá vỡ. Mặc dù vậy, chúng ta có thể, như Maleficent, thực hiện những hành động khác xuất phát từ tình yêu để bù đắp cho những gì chúng ta đã làm.
Tình yêu là con đường duy nhất để tha thứ (và cứu rỗi) cho bản thân chúng ta.
6. "Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên" không tồn tại
Trong quá khứ, Disney đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại cái được gọi là "tình yêu từ cái nhìn đầu tiên" trong các tác phẩm của mình. Rằng bạn có thể yêu một người mà bạn chỉ mới gặp lần đầu hoặc thậm chí là vài phút rồi sau đó sinh sống với nhau hạnh phúc mãi mãi về sau. Với Maleficent, Disney đã đập đổ tất cả.
Bạn có thể bị thu hút bởi một người trong trường hợp như thế nhưng đừng nhầm lẫn nó với tình yêu thực sự. Bằng chứng là nụ hôn của chàng hoàng tử đẹp trai Phillip đã không kéo Aurora ra khỏi giấc ngủ bị nguyền rủa mà thay vào đó là nụ hôn của Maleficent. Tình yêu phát triển theo thời gian. Đồng thời nó đòi hỏi sự tin tưởng.
Hiểu biết lẫn nhau và nó không dựa vào những gương mặt đẹp mà là tâm hồn của chính chúng ta.
7. Đôi khi người yêu thương ta nhất lại là những người luôn đứng trong bóng tối
Tình yêu có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, cũng giống như những người sở hữu chúng. Trong cuộc sống, đã có không ít lần chúng ta chứng kiến những tình yêu thương lớn nhất lại đến một cách khá thầm lặng từ phía sau. Không nhận công hay xuất hiện thường xuyên nhưng họ luôn ở bên cạnh và hướng dẫn chúng ta (như Maleficent và Diaval đã làm với Aurora). Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra những bàn tay vô hình ấy và cảm ơn vì sự ban phước ấy của cuộc sống.
8. Luôn luôn có ẩn tình đằng sau
Đừng tin hoàn toàn vào những gì mà bạn được kể. Rõ ràng là ngay cả Maleficent hay giáo sư Snape (Harry Potter) đều không xấu xa như những gì mà chúng ta biết từ trước đến nay. Đừng vội phán xét, bởi vì bạn không biết là họ đã phải trải qua những gì đâu.
9. Giống như Maleficent, tất cả chúng ta đều là kẻ ác vừa là anh hùng
Thế giới này không được chia ra thành hai phe thiện và ác mà hai yếu tố ấy đều đang chiến đấu lẫn nhau trong mỗi chúng ta. Hãy chấp nhận mặt tối của bản thân bởi vì nó không phải là con người thật của chúng ta. Chính sự lựa chọn và hành động của bạn mới nói lên bạn là ai: Một kẻ ác hay một anh hùng.
Giữa Maleficent và Aurora không hề có quan hệ máu mủ nhưng giữa họ tồn tại một tình yêu đích thực. Tình yêu có rất nhiều dạng và nó luôn tồn tại chỉ cần chúng ta mở rộng trái tim mình.
10. Tình yêu là tất cả
Tình yêu sở hữu quyền năng có thể tỏa sáng ở những nơi tăm tối nhất. Nó xóa bỏ rào cản và liên kết các vương quốc bị chia rẽ. Nó phá vỡ các bức tường mà chúng ta xây dựng xung quanh trái tim mình và giúp chúng ta có thể liên kết với người khác.
Tình yêu là phép thuật và là một thứ kỳ diệu.
Tình yêu là cơ hội duy nhất để chúng ta có được hạnh phúc. Con người được sinh ra là để yêu thương chứ không phải là ghen ghét và trả thù.
-Nguồn- Mlog.yan.vn
ttd, on 03/08/2014 - 12:06, said:
Chie61c
chỉ là ngọn gió,
lướt qua,
Ai mang bên mình,
chiếc áo giả trang,
không phải người con gái,
ngọn núi lạnh hốc khô,
chìm dưới mờ sương,
dư âm nghe mặn chát
tình còn hư không..
chỉ là ngọn gió,
lướt qua,
Ai mang bên mình,
chiếc áo giả trang,
không phải người con gái,
ngọn núi lạnh hốc khô,
chìm dưới mờ sương,
dư âm nghe mặn chát
tình còn hư không..
Dâng trà kính thày D:
Bình Ngô Đại Cáo
Nguyễn Trãi
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh
Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Dánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Hịch Tướng Sĩ
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文), thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, là bài hịch của Trần Hưng Đạo. Dưới đây là bản dịch của Ngô Tất Tố trong “Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần” NXB Đại Nam, Sài Gòn, 1960 .
Ta thường nghe: Kỷ Tín lấy thân chết thay, cứu thoát được vua Cao-đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo che chở được vua Chiêu-vương; Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho thầy; Thân Khoái chặt tay để gánh nạn cho nước; Uất Trì Cung một viên tướng nhỏ, còn biết che đỡ Đường-chủ, ra khỏi vòng vây của Thế Sung; Nhan Cảo-Khanh là bầy tôi xa, còn biết mắng chửi Lộc Sơn, không nghe lời dụ của nghịch-tặc. Từ xưa, những bậc trung-thần nghĩa-sĩ, lấy thân theo nước, đời nào là không có đâu? Nếu mấy người kia, chăm chăm học thói dút-dát của con gái trẻ con, chẳng qua cũng đến chết dũ ở dưới cửa sổ, đâu được ghi tên vào trong thẻ tre lụa trắng, danh tiếng cùng trời đất cùng lâu bền?
Các người đời đời là con nhà võ, không biết chữ nghĩa, nghe những chuyện ấy, thảy đều nửa tin nửa ngờ. Thôi thì những việc cổ xưa, hãy để đó không nói đến nữa. Nay ta hãy đem chuyện nước Tống, giống Thát(là chuyện gần đây) kể cho các người cùng nghe: Vương công Kiên là người gì? Nguyễn văn Lập tỳ-tướng của y lại là người gì, chỉ có vòng thành Điếu-ngư nhỏ bằng cái đấu hai người ấy chống nổi toán quân trăm vạn của Mông-kha, khiến cho con dân nước Tống, đến nay hãy còn nhớ ơn. Đường ngột Ngại là người gì? Xích tu Tư tỳ-tướng của y lại là người gì? xông pha lam-chướng trên đuờng muôn dặm, hai người ấy đánh được quân Nam-chiếu trong vài tuần, khiến cho vua chúa giòng Thát nay còn để tiếng!
Huống chi ta với các ngươi, sinh ở buổi rối ren, lớn lên nhằm khi khó nhọc, chính mắt ngó thấy sứ ngụy đi lại, đường xá nghẽn-ngang, chúng múa cái lưỡi cú quạ làm nhục chốn triều-đình, chúng giơ cái thân chó dê, kiêu ngạo với quan tể-phụ; chúng nhờ mệnh lệnh của chúa Mông-Cổ, mà đòi nào ngọc nào lụa, sự vòi vĩnh thật vô cùng; chúng mượn danh hiệu của vua Vân-nam mà hạch nào bạc nào vàng; của kho đụn đã hồ hết Cung-đốn cho chúng giống như đem thịt mà liệng cho cọp đói, sao cho khỏi lo về sau?
Ta thường thì tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da, nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da ngựa, ta cũng vui lòng. Các ngươi lâu nay ở dưới cửa ta cầm giữ binh-quyền, thiếu áo thì mặc áo cho, thiếu ăn thì sẻ cơm đỡ, quan nhỏ thì cho lên chức, bổng ít cho thêm lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa, những khi trận mạc, sự sống thác thầy chung với trò, những lúc mừng khao, tiếng vui cười ai cũng như nấy. So với Công Kiên làm chức thiên-lý, Ngột Ngại ở ngôi phó nhị, có khác gì đâu.
Thế mà các ngươi thấy chủ bị nhục chẳng lấy làm lo, gặp nước bị dơ chẳng lấy làm thẹn, làm tướng nhà nước phải hầu mấy đứa chum mường, mà không có lòng căm hờn, nghe khúc nhạc thờ đem thết một tên ngụy sứ, mà không có vẻ tức giận; kẻ thì chọi gà cho thích, kẻ thì đánh bạc mua vui, có người chỉ chăm vườn ruộng, cốt nuôi được nhà; có người chỉ mến vợ con, lấy mình làm trọng; cũng có kẻ chỉ lo làm giàu làm có, việc quân quốc chẳng thèm đoái hoài, cũng có người chỉ ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc là đam mùi rượu ngọt, hoặc là mê tiếng hát hay.
Một khi giặc Mông đến nơi, thì cựa con gà nòi không thể đâm thủng áo-giáp của giặc; thuật ở bàn bạc không thể đem làm mưu mẹo ở trong quân; vườn ruộng tuy giàu, tấm thân ấy nghìn vàng khôn chuộc; vợ con tuy sẳn, trong đám ba quân khó dùng, của cải tuy nhiều, không thể mua được đầu giặc; chó săn tuy khỏe, không thể đuổi được quân thù, rượu ngon không đủ để cho giặc phải mê; hát hay không đủ làm cho giặc phải điếc; lúc đó thầy trò ta sẽ cùng bị trói, đáng đau đớn biết chừng nào! Nếu thế, chẳng những là thái-ấp của ta không còn, mà bổng-lộc của các ngươi cũng bị kẻ khác chiếm mất; chẳng những là gia- quyến của ta phải đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc của tổ tông ta sẽ bị dày xéo, mà đến mồ mả của cha mẹ ngươi cũng sẽ bị kẻ khác đào lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, và trăm kiếp khác tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu vẫn còn, mà gia thanh của các ngươi cũng chẵng khỏi mang tiếng là nhà bại tướng. Đã đến khi đó các ngươi muốn chơi bời cho thỏa, được chăng?
Nay ta bảo rõ các ngươi: cái chuyện dấm lửa đống củi phải lo, mà câu sợ canh thổi rau nên nhớ. Các ngươi hãy nên huấn luyện quân-sĩ, rèn-tập cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, bêu đầu Tất-Liệt dưới cửa khuyết, ướp thịt Thoát-Hoan trong trại rơm. Như thế chẳng những là thái-ấp của ta mãi mãi là của gia truyền, mà bổng-lộc các ngươi cũng được suốt đời hưởng thụ; chẳng những gia- quyến của ta được yên giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được sum họp đến già; chẳng những là tông-miếu ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các người dưới trăm đời nữa tiếng thơm vẫn lưu truyền; chẳng những tên tuổi ta không bị mai một, mà đến tên họ các người cũng để tiêng thơm trong sử xanh. Khi ấy các ngươi không muốn vui chơi, được chăng?
Nay ta lựa chọn binh pháp các nhà, làm một quyển sách, đặt tên là sách “Binh-thư yếu-lược”. Nếu các ngươi biết chuyên-tập sách ấy, nghe lời dạy-bảo của ta, ấy là duyên thầy trò kiếp xưa; Nếu các ngươi bỏ bê sách ấy, trái lời dạy-bảo của ta, ấy là mối cựu thù kiếp xưa, Sao vậy? Bởi vì như vậy tức là kẻ thù không đội chung trời, thế mà các ngươi không nghĩ tới, điềm nhiên không lo đến sự rửa thẹn, không tinh; đến việc trừ hung, không nhớ đến chuyện dạy-tập quân-sĩ. Thế là giở giáo hàng giặc, nắm tay chống giặc. Rồi đây, sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ phải thẹn muôn đời, còn mặt-mũi nào đứng giữa khoảng trời đất che chở? Ta muốn các ngươi biết rõ bụng ta, nhân viết mấy lời đó làm hịch.
Hịch Tướng Sĩ
Bản diễn Song thất lục bát
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định kế chống giặc Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết “hịch” cho phổ biến trong dân chúng để hiệu triệu các tướng sĩ và nhân dân hãy cương quyết chống xâm lăng. Nội dung bài hịch được cử nhân Nguyễn Văn Bình dịch thành lối song thất lục bát như sau:
Xưa Kỷ Tín liều thân chịu chết,
Cứu Hán Vuơng thoát khỏi Hoàng Dương
Do Vu cháu Sở Chiêu Vương,
Giơ lưng đỡ giáo tìm đường cứu vua.
Kìa Dự Nhượng thuở xưa người Tấn,
Từng nuốt than lận đận phục thù.
Kìa Thân Khoái một Tể Phu,
Chặt tay theo nạn với vua Tề.
Quan nhỏ nhưa Uất Trì Kính Đức,
Giúp Thái Tông khỏi bước trùng vi.
Cảo Khanh quan ở biên thùy,
Già mồm chửi giặc không hề tiếc thân.
Bậc nghĩa sĩ trung thần từ trước,
Từng diệt thân cứu nước có nhiều.
Những người kia nếu chẳng liều,
Chết suông như đám nữ lưu xó nhà.
Còn danh tiếng đâu mà chép lại,
Cùng kiền khôn truyền mãi không ngần.
Các ngươi dòng dõi vũ thần,
Xưa này nào có hiểu văn nghĩa gì.
Nghe câu chuyện bán nghi bán tin,
Sự muôn năm nhắc đến chi vay ?
Nay ta hãy nói cho hay,
Thử xem Tống, Thát truyện này ra sao ?
Vương Công Kiên người nào thế vậy ?
Tướng Nguyễn Văn Lập ấy người nào ?
Điếu ngư thằng bé tẻo teo,
Chống quân Mông Cổ ồn ào trăm muôn.
Khiến quân Tống thắng luôn mấy trận,
Đến bây giờ dân vẫn hàm ân.
Ngột Lang là tướng Đốc Quân,
Với Tỳ tướng Xích là nhân phẩm nào ?
Ngoài muôn dặm quản bao nước độc,
Trong mấy ngày phá rốc quân Nam.
Lòng vua Thát Đát đã cam,
Đ^ n nay lừng lẫy tiếng thơm nhường nào ?
Ta với ngươi sinh vào đời loạn,
Vừa gặp bao cơn vận hạn gian nan.
Sứ Nguyên lai vãng bao lần,
Mọi nơi đường sá muôn vàn nôn nao.
Triều đình bị cú diều soi mói,
Tể tướng thì lang sói rẻ khinh.
Mượn oai Hốt Liệt tranh giành,
Lấy bao của báu chưa đành lòng tham.
Cậy thế chúa Vân Nam nạt nã,
Đòi bạc vàng hết cả kho ta.
Thịt nuôi hùm đói mãi a ?
Sao cho thoát khỏi lo xa sau này.
Ta đây những hàng ngày quên bữa,
Lúc đêm thâu ngồi dựa gối kiêu.
Giọt châu tầm tã tuôn trào,
Như nung gan sắt, như bào lòng son.
Chí nhừng muốn moi gan lấy tiết,
Lòng những toan xẻ thịt vằm da.
Dù thân dầu với cỏ hoa,
Dù da ngựa bọc thân đà cũng vui.
Các người vốn là người môn thuộc
Được trông nom mọi việc binh cơ,
Áo không, ta cỡi áo cho,
Cơm không, ta sẻ cơm no cho lòng.
Quan nhỏ thì ta phong chức cả,
Lộc ít thì ta trả lương thêm.
Đi sông, ta cấp cho thuyền,
Đi đường, ta cũng lệnh truyền ngựa đi.
Cho cầm quân an nguy cùng lối,
Cho nằm yên, vui nói cùng hàng.
So Vương Kiên với Ngột Lang,
Đãi chư Tỳ tướng mọi người kém chi.
Nếu vua nhục ngươi thì chẳng đoái,
Mà nước nguy, ngươi lại làm ngơ,
Đừng hầu tướng giặc không dơ,
Nghe ca thết sứ vẫn trơ táo ngồi
Khi gà chọi, khi thời cờ bạc,
Cuộc vui chơi, gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn muôn sự ấm no,
Vợ con vui thú riêng cho một mình.
Ham lập nghiệp, quên tình nhà, nước,
Mãi đi săn, nhác việc ngăn, ngừa.
Rượu chè hôm sớm say sưa,
Hát hay, đàn ngọt sớm trưa thỏa lòng
Đúng có lúc quân Mông, Thát tới,
Cựa gà không chọc nỗi áo da,
Những nghề cờ bạc tinh ma,
Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân ?
Ruộng nương nào đủ phần chuộc mạng,
Vợ con nào đủ cáng quân nhu ?
Của đâu chuốc được đầu thù ?
Chó săn đâu đủ sức khua giặc trời ?
Rượu ngon khó làm mồi bã giặc,
Hát hay không làm điếc tai thù.
Bây giờ chẳng sót lắm ru ?
Vua tôi bị trói gô một đàn !
Tước ấp ta bị tan nát cả,
Bổng lộc người cũng chẳng còn gì
Gia đình ta bị đuổi đi,
Vợ ngươi cũng phải đến khi nhục nhằn
Tông xã ta, địch quân xéo đi,
Phần mộ ngươi cũng bị quật lên.
Đời ta khổ nhục liên miên,
Cái tên nhơ nhuốc lưu truyền mãi sau !
Nhà các ngươi cũng đều mang tiếng,
Không khỏi làm những tướng bị thua.
Các ngươi đang lúc bây giờ,
Muốn mong vui thích như xưa được nào ?
Lời ta nhũ thấp ca ngươi nhớ,
Phải coi nằm trên lửa là nguy.
Kiềng canh đưa cũng thổi xùy,
Luyện quân sĩ tốt tập nghề đao cung.
Khiến ai nấy nức lòng mạnh mẽ,
Sức Bàn Mông, Hậu Nghệ cũng ham.
Bêu đầu Hốt Liệt cho cam,
Phơi luôn thịt chúa Vân Nam bên đường.
Tước ấp ta chăn thường ấm chỗ,
Bổng lộc ngươi hưởng có trọn đời
Gia đình ta được yên vui,
Vợ con ngươi cũng lo đời trăm năm.
Tông miếu ta nghìn năm hương lửa,
Tổ tiên ngươi muôn thuở cương thường,
Ta đây phỉ chí bồng tang,
Các ngươi dường cũng vẻ vang vô cùng.
Huy hiệu ta tôn sùng mãi mãi
Tính danh ngươi ghi với sử xanh.
Bấy giờ vui thú linh đình,
Các ngươi đều muốn buồn tênh được nào ?
Này binh pháp soạn theo đời trước,
Là “Binh Thư Yếu Lược” ban ra,
Các ngươi theo đúng sách ta,
Ấy là thần, chủ một nhà từ xưa.
Nếu bỏ sách thờ ơ lời dạy,
Ấy kẻ thù đã mấy đời nay,
Tại sao mà lại thế vầy ?
Là thù không đội trời này được chung.
Nếu các ngươi lòng không biết hổ,
Không coi đều “sát Lỗ” là cần,
Lại không vâng dạy luyện quân,
Ấy là quay giáo, bó thân quy hàng.
Giặn yên rồi còn mang tiếng mãi,
Mặt mũi nào đứng với ca cao đây ?
Muốn ngươi hiểu rõ lòng đây,
Vậy nên thảo bức hịch nầy cho nghe.
hamzui9
03/08/2014
Trailer phim có vẻ hay, thanks thầy giới thiệu phim......xem phim thôi!
ttL
03/08/2014
hamzui9, on 03/08/2014 - 12:41, said:
Cái hình đẹp.... mềnh chôm làm avatar
tôi quên hết,
chẳng còn gì,
tiếng mèo khua khoắn trong đêm,
Ôm trái tim,
hỏi tình đòi được,
người mới mang đi...
ttd chuyển chủ đề chính bói toán vậy..\thư giãn anh em ,chủ nhật mờ....ko chiến nữa...
Về thuật đoán mệnh vốn là một đề mục rất khó. Có một số học
giả để bóc di áo khoác "mê tín" của thuật đoán mệnh, gượng gạo đem
nó nhuộm thành màu sắc "duy vật". Nhưng làm như thế chỉ là trò quyền
biến, khó thành việc lớn. Đối với việc phủ định của thuật đoán mệnh
mới là nhu cầu sứ mệnh thời đại.
Các bậc đế vương khanh tướng trước đây cần loại học thuật thần
bí này, còn như chúng ta ngày nay lấy chủ nghĩa Mác -Lê nin làm tín
ngưỡng, thì không cần. Họ không tin Thiên mệnh, điều tin tưởng chỉ là
chân lí.
Những người hòng lật án cho đoán mệnh, nếu như thật sự hiểu
được mệnh số thì sẽ lại không in trộm một số sách nhỏ mơ hồ, giả vờ
làm chống cự qua loa xong chuyện. Làm như thế, chỉ có thể là làm tăng
số lượng của sâu mọt, mà không thể mang lại biến đối về thực chất.
THUẬT QUÁI ẢNH QUỸ CÁCH
Phí Hiếu Tiên quái ảnh
Theo sách "Đông Pha chí lâm " quyển 3 của Tô Thức điều "Phí Hiếu
Tiên quái ảnh" có ghi chép : Quỹ Cách quái ảnh truyền từ một cụ già ở
trong núi Thanh Thành, Tứ Xuyên vào những năm Nhân tống thời Bắc
Tống. Năm Tống Nhân Tông Chí Hòa thứ hai (tức năm 1055), Phí Hiếu
Tiên người Thành Đô đến My Sơn, quê hương của Tô Thức nói gần đây
khi ông đi chơi ở núi Thanh Thành gặp được một cụ già, không cẩn
thận làm hỏng một chiếc giường của cụ già, rất là xấu hổ, tỏ ra muốn
hồi thường tổn thất đó. Nhưng cụ già cười và nói :"Ông hãy nhìn ở
dưới giường, có một hàng chữ ghi là "Chế tạo ngày tháng năm nào,
đến ngày tháng năm nào bị Phí Hiếu Tiên làm hỏng, tốt xấu đều có
định số, ông hà tất phải bồi thường nữa ? ” Vì vậy Phí Hiếu Tiên biết cụ
già này không phải là người bình thường, và đã ở lại theo cụ học nghề.
Cụ già này đã dạy ông thuật "Dịch” và thuật Quái ảnh Quỹ Cách. Trước
lúc này, ai cũng không biết trên thế gian này lại có phương thuật Quái
ảnh Quỹ Cách này. Qua 5, 6 năm Phí Hiếu Tiên đã nổi tiếng khắp thiên
hạ với thuật Quái ảnh Quỹ Cách, các vương công quý tộc đều không
quản xa xôi ngàn dặm đến, dùng tiền vàng hậu hĩnh để thỉnh cầu Phí
Hiếu Tiên quái ảnh, vì vậy nhà Phí Hiếu Tiên đã phát giàu lên.
Núi Thanh Thành mà Tô Thức nhắc đến là tên núi của Đạo giáo,
Quỹ Cách quái ảnh lại đưa ra từ một cụ già trong núi Thanh Thành, xem
ra rất có nguồn gốc với Đạo giáo. Đạo giáo là một tôn giáo rất có ảnh
hưởng Thời cổ đại Trung Quốc, nguời sáng lập của nó là Trương Đạo
Lăng Thời Đông Hán, tôn thờ Nguyên Thủy Thiên tôn vá Thái Thượng
Lão quân. Vì trong tên Trương Đạo Lăng, người sáng lập có chữ ”Đạo",
từ Thời Ngụy Tấn về sau, người ta liền gọi giáo phái này là Đạo giáo,
Trương Đạo Lăng được các giáo đồ gọi là Thiên sư. Tương truyền
Trương Đạo Lăng đã từng đến núi Thanh Thành lập đàn công bố Đạo.
Đến nay, dưới đỉnh Hổn Nguyên sườn núi Thanh Thành còn có một
động Thiên sư,theo truyền lại là nơi Trương Đạo Lăng công
bố đạo. Núi Thanh Thành thì được Đạo giáo gọi là "Đệ Ngũ Động
Thiên". Núi Thanh Thành vừa là núi nổi tiếng Đạo giáo, quai ảnh Quỹ
Cách là bắt nguồn từ một cụ già ở ẩn ở núi này,thì quan hệ của nó với
Đạo giáo cũng sẽ dễ dàng suy ra.
Thuật quái ảnh Quỹ Cách là gì ? Sách "Phủ Chưởng lục" của Hác
Cư Thực Thời Tống ghi như sau : Quỹ Cách giả dĩ đan thanh ngụ cát
hung. Hoạ nhân vật bất thường, điểu hoặc tứ túc, thú hoặc lưỡng dực,
nhân hoặc nho quan nhi tăng y, cố vi quái dĩ kiến tượng. Thiết vị quái
ảnh giả, hoặc như kim chì bà quy toán mệnh, tước nhi toán mệnh chi
loại. Chí Quỹ Cách tắc thủ kì nghĩa, bắt khả giải hĩ" (trích dẫn từ sách
"Tống nhân tiểu thuyết loại biến" của Dư Tẩu đời nhà Thanh).
"Dĩ đan thanh ngụ cát hung" chính là thông qua tranh vẽ ám chỉ
hoặc thuyết minh điều lành dữ, vui buồn của người và việc. Những
tranh vẽ này đều không theo lẽ thông thường mà vô cùng cổ quái, như
chim có bốn chân, thú có hai cánh, người thì đội mũ nhà Nho, nhưng
lại mặc áo nhà sư. Đây là ảnh của quẻ. Còn Quỹ Cách là gì ? Hác Cư
Thực cho rằng "không thể giải được". Tô Thức ghi chép "Phí Hiếu Tiên
quái ảnh" nói là cụ già ở núi Thanh Thành dạy Phí Hiếu Tiên "thuật Dịch
Hiếu Tiên, phệ "Dịch", dĩ đan thanh ngụ cát hung, vị chi quái ảnh", (ở
trong đất Thục có Phí Hiếu Tiên là người biết bói "Dịch", dùng màu
thuốc son và xanh để vẽ, gửi gắm biểu thị điềm lành dữ, gọi là ảnh
quẻ). Tham khảo và đối chiếu ghi chép của hai người có thể biết Quỹ
Cách quái ảnh thực chất là một phương thuật. Gọi là Quỹ Cách chính
là dùng "bát tự" lúc sinh của người để suy đoán thành quẻ, tức là theo
dân gian nói "Suy bát tự", nhưng nó không phải là suy đoán cát hung
phúc họa trực tiếp từ trong "bát tự" lúc sinh, mà là dựa vào "bát tự" lúc
sinh để suy diễn thành quẻ để làm việc chuẩn bị cho việc "dùng màu
son và màu xanh để gửi gắm ngụ ý cát hung", sau đó dùng tranh vẻ để
biểu hiện tượng quẻ ra, việc luận đoán của các thuật sĩ sẽ gửi gắm ngụ
ỷ ở trong tranh vẽ. Quỹ Cách quái ảnh bao gồm hai bước : suy "bát tự"
thành quẻ và đem tượng quẻ dùng tranh vẽ đế biểu hiện ra, sau hai
bước này hoàn thành mới là suy đoán của thuật sĩ. Từ đó ta thấy Quỹ
Cách quái ảnh vừa không giống với "suy đoán bát tự", cũng không
giống với quẻ "Dịch", mà là một loại phương thuật bao gồm đoán bát
tự, thuật "Dịch" và tranh sấm hợp lại thành một dạng. Các thuật số cổ
đại Trung Quốc như bốc phệ, thuật "Dịch", tướng thuật, thuật ngũ
hành, chiết tự, phần nhiều đều là nói thẳng vào điều cát hung của người
và việc, còn Quỹ Cách quái ảnh lại là dùng tranh vẽ hoặc lời thiền để
ẩn ngụ ý cát hung phúc họa, người cầu xin muốn biết rõ tường tận nó,
thường thường phải tốn một chút tâm tư mới hiểu được "thiên cơ" của
nó. Những sách cổ có liên quan với thuật này, chỉ có trong sách "Tống
sử. Nghệ văn chí" có ghi chép một số như : "Quỹ Cách truyền đạo lục",
"Quỹ Cách chỉ mê chiếu đảm quyết", "Quỹ Cách bí bảo".
Việc lưu hành Quỹ Cách quái ảnh đã sản sinh ảnh hưởng nhất định
đối với "dân phong thế tục" đời Tống, trong quá trình truyền bá và lưu
hành của Quỹ Cách quái ảnh, Phí Hiếu Tiên đã có tác dụng quan trọng.
Trước tiên là thuật Quỷ Cách quái ảnh đã giành được tín nhiệm của
nhiều người, "các vương công và nhân vật lớn đều không ngại ngàn
dặm xa xôi đã dùng tiền của cầu xin quái ảnh của họ" chính là một
chứng minh. Thứ hai là do ảnh hưởng của ông ta không ít người đã
học tập thuật Quỹ Cách quái ảnh, đã đẩy mạnh việc truyền bá thuật
Quỹ Cách quái ảnh. Theo truyền thuyết một nhà buôn lớn nổi tiếng họ
Vương đến Thành đô để buôn bán, hâm mộ tên tuổi của Phí Hiếu Tiên
đã đến để xin xem quẻ, Phí Hiếu Tiên đã tặng ông ta mấy câu kệ : "Bảo
dừng không dừng, bảo tắm gội không tắm gội, một cốii thóc giã được
ba đấu gạo. Gặp sáng suốt thì sống, gặp tối tăm thì chết". Đồng thời
khuyên đi khuyên lại phải nhớ thật kĩ. Người họ Vương tuy không giải
được ý, nhưng vẫn tuân theo lời dặn không quên. Trên đường về gặp
mưa lớn cùng với nhiều người trú chân trong một gian nhà đổ nát,
bỗng nhiên nghĩ đến câu dặn đi dặn lại của Phí Hiếu Tiên "bảo dừng
không dừng", trong lòng liền sinh ra hoài nghi, tự mình lẩm bẩm nói :
"Bảo dừng không dừng, có phải chính là nói sự việc hôm nay chăng ?
"Thế là xông vào mưa để đi, mọi người đều thấy kì lạ. Vừa đi ra khỏi
không xa thì gian nhà bị đổ, một nhà đầy người đều bị đè chết, chỉ có
một mình ông Vương là may mắn thoát nạn. Ông Vương đi buôn bán
ở ngoài, vợ ông ở nhà tư thông với người hàng xóm, và chuẩn bị đợt
ngày ông Vương trở về thì đến đêm sẽ giết ông Vương để chung sống
suốt đời với nhau. Ông Vương vừa về thì người vợ bèn hẹn với người
hàng xóm nói : "Người hôm nay gội đầu là chồng của tôi". Ý nói là để
người hàng xóm đêm nay khi mưu sát thì nhận đúng người vừa mới
gội đầu là ông Vương. Hôm đó khi ăn cơm tối, người vợ bảo ông
Vương gội đầu và thay khăn và lược. Ông Vương liền nghĩ đến lời "bảo
gội không gội" nên cố giữ không gội đầu. Người vợ giận dữ lên đến
mỗi đầu óc mê muội, rôi tự mình đi gội đầu. Đến đêm, tên hàng xóm
đến giết ông Vương kết quả đã giết chết tên gian phụ. Sau khi ông
Vương tĩnh lại, phát hiện người vợ đã bị giết bèn kinh hoàng hô hoán,
xung quanh hàng xóm, mọi người đều không biết lí do của nó liền bắt
ông Vương giải đến quan phủ. Quan phủ cho là do Vương giết, đã tra
khảo rất nghiêm. Vương không thể tự bào chữa được bị kết thành tội,
sẽ đem đi chém. Vương đã khóc lóc và nói : "Tôi chết thì cũng thôi,
nhưng quái ảnh của Phí Hiếu Tiên tiếng tăm lừng lẫy mà trái lại cũng
hỏng bét hết". Hai bên tả hữu liền đem những lời nói này tố đến Quận
phủ, quận Phủ lệnh hoãn hành hình, triệu về để hỏi, Vương liền đem
những lời của Phí Hiếu Tiên đều nói hết. Quận phủ hỏi : "Người hàng
xóm của anh là ai ?" Vương đáp là Khang Thất. Quận phủ mới vở lẽ
"một cối thóc giã được ba đấu gạo" tức là Khang Thất, liền nói với
Vương : "Giết vợ anh nhất định là Khang Thất". Liền ra lệnh cho người
bắt Khang Thất để tra hỏi và quy án, chân tướng của sự việc đã rõ ràng.
Khang Thất giết người phải đền mạng, còn Vương thì vô tội và được
thả ứng với lời "gặp sáng suốt thì sống”. Câu chuyện này thấy đăng tải
trong sách "Liễu hoa châu nhân lục" của Cao Văn Hổ đời Tống. Nhưng
tính tiểu thuyết rất mạnh của nó lại gây sự chú ý của người đời Thanh,
sách "Uyên giám loại hàm" của Trương Anh biên soạn và "Tống nhân
tiểu thuyết loại biên” của Dư Tẩu đều thu thập câu chuyện này. Trong
câu chuyện này, Phí Hiếu Tiên tặng mấy câu vừa giống như lời sấm, lại
vừa giống như lời kệ của đạo Phật, ông dùng phương pháp diễn đạt
kiểu đố chữ, đem những việc cát hung trong cuộc hành trình của
Vương để dặn dò, người nói thì rõ ràng, người nghe thì mơ màng. May
mà Vương không phải là một người mơ hồ, khi gặp sự việc liền nhận
ngay ra hàm ý lời dặn dò của Phí Hiếu Tiên, lần lượt lần này đến lần
khác đã may mắn thoát nạn. Câu chuyện này thuộc ngôn ngữ của nhà
tiểu thuyết, mức độ tin cậy của nó phần lớn có thể nghi hoặc, song nó
lại nói lên một sự thật nhu sau : Thuật Quỹ Cách quái ảnh lưu truyền là
nhờ thế lực của Phí Hiếu Tiên, còn Phí Hiếu Tiên được thuật Quỹ Cách
quái ảnh mà nổi danh trong nước.
"Dương Trừu Mã" quái ảnh
Người Thục tương đối nổi tiếng với thuật Quỹ Cách quái ảnh.
Dương Vọng Tài, người Giang Nguyên châu Thục, tự là Hi Lã, thời thơ
ấu khác người, sau khi lớn lên nổi tiếng trong quê hương với thuật số, người Thục gọi ông là "Dương Trừu Mã".......có thích thì thanks nha..
và Quỹ Cách quái ảnh". Hác Cư Thực thì nói : "Thục trung nhật giả Phi......
Sửa bởi ttd: 03/08/2014 - 14:46
vietnamconcrete
03/08/2014
Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
Cập nhật: 07:34 GMT - thứ ba, 29 tháng 7, 2014
Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
"Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc."
Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã "đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Khuyến cáo
Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa".
Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư.
Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc.
Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016. Các tác giả bức thư cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.
Đặc biệt, lá thư đề cập tới quan hệ đối ngoại, mà trước hết là với Trung Quốc.
Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước "thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc".
Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
"Quan điểm 'không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba' là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi."
Trước đây đã một vài lần các thư ngỏ với nội dung kêu gọi thay đổi đã được gửi tới lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam nhưng không thấy có phản hồi công khai từ người nhận.
==================
Ngày 28 tháng 07 năm 2014
THƯ NGỎ
Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.
Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.
Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.
Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:
1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.
Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
2. Lãnh đạo đảng và nhà nước thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.
Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.
Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!
______________________
DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sửa bởi vietnamconcrete: 03/08/2014 - 14:37
Cập nhật: 07:34 GMT - thứ ba, 29 tháng 7, 2014
Cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu nhóm các Đảng viên lão thành
Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
- ,
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan... được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin".
"Công cuộc đổi mới gần ba mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc."
Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng, theo các tác giả bức thư, đã "đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh".
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc.
Từ đó tới nay, "Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới".
Theo các Đảng viên chấp bút thư, thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập "cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua".
Khuyến cáo
Những người này cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa".
Chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam, theo nhận định trong thư.
Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc.
[indent]
"Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa."
Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016. Các tác giả bức thư cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành thay đổi thể chế chính trị một cách thực sự.
Đặc biệt, lá thư đề cập tới quan hệ đối ngoại, mà trước hết là với Trung Quốc.
Các tác giả kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và nhà nước "thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc".
Họ yêu cầu minh bạch hóa sự thật về quan hệ Việt – Trung và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế …
Lá thư cũng khuyến cáo nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.
"Quan điểm 'không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba' là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi."
Trước đây đã một vài lần các thư ngỏ với nội dung kêu gọi thay đổi đã được gửi tới lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam nhưng không thấy có phản hồi công khai từ người nhận.
==================
Ngày 28 tháng 07 năm 2014
THƯ NGỎ
Kính gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.
Thực trạng đau lòng này phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước trong thời gian qua.
Toàn thể ĐCSVN, trong đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.
Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:
1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới rất trắng trợn của Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có như vậy mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.
Việc cần làm ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
2. Lãnh đạo đảng và nhà nước thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình.
Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.
Tổ quốc đang lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Bỏ lỡ cơ hội này là có tội với dân tộc!
______________________
DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
- Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.
- Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia H-C-M, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
- Trần Đức Nguyên, vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Tuyến, vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
- Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang 1979 – 1988, Hà Nội.
- Tạ Đình Du (Cao Sơn), vào Đảng năm 1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
- Vũ Quốc Tuấn, vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Côn, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.
- Hoàng Hiển, vào Đảng năm 1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.
- Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949, nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.
- Hà Tuân Trung, vào Đảng năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y viện 108, Hà Nội.
- Phạm Xuân Phương, vào Đảng năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
- Tô Hòa, vào Đảng năm 1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.
- Võ Văn Hiếu, vào Đảng năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam.
- Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.
- Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
- Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
- Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Hội An.
- Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. H-C-M.
- Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, Hà Nội.
- Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. H-C-M, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam, TP. H-C-M.
- Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
- Nguyễn Kiến Phước, vào Đảng năm 1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. H-C-M.
- Nguyễn Thị Ngọc Trai, vào Đảng năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
- Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. H-C-M, TP. H-C-M.
- Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Hà Nội.
- Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP. H-C-M, TP. H-C-M.
- Hạ Đình Nguyên, vào Đảng năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. H-C-M.
- Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư ký của Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. H-C-M, TP. H-C-M
- Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản H-C-M, TP. H-C-M, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. H-C-M, TP. H-C-M.
- Kha Lương Ngãi, vào Đảng năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP. H-C-M.
- Tô Nhuận Vỹ, vào Đảng năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
- Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.
- Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.
- Lữ Phương, vào Đảng năm 1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. H-C-M.
- Nguyễn Lê Thu An, vào Đảng năm 1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. H-C-M.
- Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ hưu, Hà Nội.
- Trần Văn Long, vào Đảng năm 1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản H-C-M, TP. H-C-M.
- Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh, Hà Nội.
- Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, TP. H-C-M.
- Võ Thị Ngọc Lan, vào Đảng năm 1972, nguyên cán bộ công an TP. H-C-M.
- Hà Quang Vinh, vào Đảng năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. H-C-M.
- Nguyễn Đắc Xuân, vào Đảng năm 1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao Động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, TP. Huế.
- Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
- Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, TP. Huế.
- Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.
- Cao Lập, vào Đảng năm 1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. H-C-M.
- Lê Thân, vào Đảng năm 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. H-C-M.
- Ngô Minh, vào Đảng năm 1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.
- Trần Kinh Nghị, vào Đảng năm 1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.
- Hồ An, vào Đảng năm 1979, nhà báo, TP. H-C-M.
- Đoàn Văn Phương, vào Đảng năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu trung ương Cục, TP. H-C-M.
- Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
- Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
- Lê Văn Luyến, vào Đảng năm 1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. H-C-M.
- Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
- Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
- Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1997, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1986, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.
Sửa bởi vietnamconcrete: 03/08/2014 - 14:37
ttL
03/08/2014
Còn MANa muốn phấn đấu trước hết xem bài này để tự đánh giá lại mình trước khi muốn vào Đảng...
Dành riêng cho chú Ma..(vào đảng như Ma ,ttd nói trước sẽ bị stress kinh khủng,chú sẽ phải đi Hầu cho các concaccuca..bưng bô đóm điếu là chiện thường ngày nếu ko muốn trán bị sói)
Ông Nguyễn Bá Cảnh vừa được bổ nhiệm vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, báo trong nước đưa tin.
Ông Cảnh là con trai cả của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (cho đến tháng 2/2013).
Các bài liên quan
Ba cán bộ khác của Đà Nẵng được Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 bao gồm các ông Ngô Xuân Thắng, Ủy viên Thường trực HĐND, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ và ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.
Hồi tháng Hai năm ngoái, Thành đoàn Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị bất thường của ban chấp hành và bầu ông Cảnh, lúc đó là Phó bí thư thường trực, lên làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.
Không phải duy nhất
Ông Nguyễn Bá Thanh từng giữ vị trí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ông Cảnh được đưa vào thành đoàn để thay thế ông Lương Nguyễn Minh Triết, trước đó được điều động giữ chức bí thư Quận ủy Liên Chiểu thay cho ông Phan Văn Tâm, người đã chuyển lên làm việc tại Ban Nội chính Trung ương.
Được biết, ông có trình độ thạc sỹ ngành quản lý công, cao cấp chính trị.
Ông Nguyễn Bá Cảnh không phải là người duy nhất trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đi lên theo con đường cán bộ Đoàn.
Con trai út Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cũng từ Anh trở về nước 'làm cán bộ Đoàn cơ sở'.
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.
Mới đây, ông Triết được điều động làm Phó bí thư Đoàn Thanh niên của Tỉnh đoàn tỉnh Bình Định trong nhiệm kỳ từ 2013-2017.
Ông có anh trai là ông Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt, người được biết đến khá nhiều trong giới thương nhân trên lĩnh vực kinh tài ở Việt Nam.
Sửa bởi ttd: 03/08/2014 - 14:55
Dành riêng cho chú Ma..(vào đảng như Ma ,ttd nói trước sẽ bị stress kinh khủng,chú sẽ phải đi Hầu cho các concaccuca..bưng bô đóm điếu là chiện thường ngày nếu ko muốn trán bị sói)
Ông Nguyễn Bá Cảnh vừa được bổ nhiệm vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng, báo trong nước đưa tin.
Ông Cảnh là con trai cả của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (cho đến tháng 2/2013).
Các bài liên quan
Ba cán bộ khác của Đà Nẵng được Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 bao gồm các ông Ngô Xuân Thắng, Ủy viên Thường trực HĐND, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ và ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.
Hồi tháng Hai năm ngoái, Thành đoàn Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị bất thường của ban chấp hành và bầu ông Cảnh, lúc đó là Phó bí thư thường trực, lên làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.
Không phải duy nhất
Ông Nguyễn Bá Thanh từng giữ vị trí Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ông Cảnh được đưa vào thành đoàn để thay thế ông Lương Nguyễn Minh Triết, trước đó được điều động giữ chức bí thư Quận ủy Liên Chiểu thay cho ông Phan Văn Tâm, người đã chuyển lên làm việc tại Ban Nội chính Trung ương.
Được biết, ông có trình độ thạc sỹ ngành quản lý công, cao cấp chính trị.
Ông Nguyễn Bá Cảnh không phải là người duy nhất trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đi lên theo con đường cán bộ Đoàn.
Con trai út Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng năm ngoái cũng từ Anh trở về nước 'làm cán bộ Đoàn cơ sở'.
Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.
Mới đây, ông Triết được điều động làm Phó bí thư Đoàn Thanh niên của Tỉnh đoàn tỉnh Bình Định trong nhiệm kỳ từ 2013-2017.
Ông có anh trai là ông Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là bà Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt, người được biết đến khá nhiều trong giới thương nhân trên lĩnh vực kinh tài ở Việt Nam.
Sửa bởi ttd: 03/08/2014 - 14:55
Monday
03/08/2014
Tháng cô hồn. hi hi.
Art doesn’t just have to be beautiful rainbows, sunshine and kittens – there is true art and beauty in horror as well. Chsristopher McKenney, a U.S.-based conceptual photographer, understands this perfectly. His dark and twisted surreal photography creates scenes that exist on the boundary between terror and beauty.
The figures in McKenney’s photography seem to be trapped between worlds – some are bisected by floating portals, while others exist only covered by ghostly shrouds. And each is a small but poignant piece of art filled with symbolism and meaning that each of us can interpret for ourselves.
Art doesn’t just have to be beautiful rainbows, sunshine and kittens – there is true art and beauty in horror as well. Chsristopher McKenney, a U.S.-based conceptual photographer, understands this perfectly. His dark and twisted surreal photography creates scenes that exist on the boundary between terror and beauty.
The figures in McKenney’s photography seem to be trapped between worlds – some are bisected by floating portals, while others exist only covered by ghostly shrouds. And each is a small but poignant piece of art filled with symbolism and meaning that each of us can interpret for ourselves.