Jump to content

Advertisements




TIN VỈA HÈ

tin tức lượm lặt

2011 replies to this topic

#1201 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 02:19

 TuBinhTuTru, on 31/07/2014 - 01:14, said:

Phần in đỏ là điều tôi chưa muốn đề cập đến khi viết cho Meoconrongchoi, vì đó nó liên quan đến thần thông hoặc lòng từ bi lan rộng ảnh hưởng đến " thú dữ hoặc kẻ hung hăng " không còn hung dữ nữa ... chứ không phải Lý của Dịch.

À quên,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

còn VDTĐ dẩm đuôi cọp sống thì phải chờ chứng thực xem cái đã ... hehehe ...
Thần thông và lòng Từ bi của Phật chẳng thể xem là từ Tâm đã giác ngộ "Lý" thế gian xuyên thấu tâm đồ tể mà hiển lộng điểm hoá đồ tể à .
TBTT mang cọp đến tui chứng thực cho.Hihi

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 31/07/2014 - 02:25


#1202 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 05:08

Danh thiếp 'lạ'
31/07/2014 03:00


Nhiều khách du lịch vừa xuống xe trước các khách sạn dọc bờ biển Nhật Lệ (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) đã rất bất ngờ khi được nhiều người nhanh nhảu đến trao danh thiếp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trên đó có các “mỹ từ” vốn là tiếng lóng ám chỉ hoạt động mại dâm (ảnh) như “tàu nhanh”, “đóng gạch”, “hàng tự chọn”, “thư giãn nhanh tại chỗ”... Nhiều người ngạc nhiên khi TP.Đồng Hới được mệnh danh là thành phố Hoa Hồng lại có những dịch vụ công khai trắng trợn đến như vậy.
Tin, ảnh: Nguyễn Phúc

Thanked by 1 Member:

#1203 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 06:41

 pth77, on 30/07/2014 - 18:56, said:

Vì sao An-nam mê tín dị đoan?

8. Khi nói về những điềm mất nước (Vong trưng), Hàn Phi đã cho rằng: “Dùng bọn coi ngày, thờ quỷ thần, tin bói toán, thích cúng tế thì (nước) có thể mất” (thiên XV, quyển V).
Phan Chu Trinh đã từng viết trong “Việt quốc bệnh phu” một trong mười điều bi ai của An-nam là “chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật”.

© 2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Viết cho tháng cô hồn)
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

TỬ VI LÝ SỐ MUÔN NĂM - TINH THẦN HUYỀN HỌC VINH QUANG BẤT DIỆT MUÔN NĂM!!!

==========================================================================



<p>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





‘Đảng viên không còn tha thiết CNXH’


Cập nhật: 09:23 GMT - thứ tư, 30 tháng 7, 2014





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội?

Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.

Trao đổi với BBC từ Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có hơn 40 năm tuổi Đảng, còn nói việc ông ký vào thư ngỏ là ‘thể hiện trách nhiệm của một đảng viên trước Đảng’.



Các bài liên quan


Chủ đề liên quan


Ông Xuân là một trong số 61 đảng viên lão thành ký tên vào bức thư ngỏ mới đây yêu cầu Đảng ‘từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và ‘từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng’ trong quan hệ với Trung Quốc’.

‘Trách nhiệm của đảng viên’

Ông Xuân nói rằng những kiến nghị nêu trong thư ngỏ là những vấn đề mà ‘ông đã suy nghĩ nhiều năm rồi’.

“Khi có một tập thể với những đảng viên tử tế mà tôi rất quý trọng thảo ra một bức thư ngỏ thì tôi rất vui được ký chung với họ,” ông nói.




[indent]
"Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả."




Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên lão thành ở Huế
[/indent]

Ông cho biết thư ngỏ được đưa ra vào thời điểm Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 (vào đầu năm 2016) để ‘đóng góp ý kiến cho Trung ương tham khảo để họ hoạch định chính sách sắp tới của Đảng’.

Với lại, tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông, theo ông Xuân, ‘đã bộc lộ ra hết âm mưu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam’.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Trách nhiệm của đảng viên là tham gia với Trung ương để làm sao khắc phục những khuyết điểm để có tương lai tốt hơn,” ông nói và cho biết với tư cách đảng viên ông sẽ nói lên ý kiến của ông trong các sinh hoạt chi bộ từ nay đến Đại hộ 12 và sẽ có những bài viết ‘cụ thể hóa’ những kiến nghị trong thư ngỏ trên trang blog riêng của ông.

“Đôi khi Trung ương không thấy hết trong khi tôi về hưu ở cùng quần chúng tôi có thể thấy được những nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng.”

“Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả,” ông cho biết.

‘Đảng viên biết Đảng sai’


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Liệu Đảng Cộng sản có chấp nhận từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin?

Ông nói những sai lầm của Đảng nêu trong thư ngỏ các đảng viên ‘đều thấy cả’.

“Nhưng với sự lãnh đạo toàn trị thì việc đảng viên đưa ý kiến lên Bộ Chính trị, lên Trung ương không phải dễ. Họ nghĩ rằng có tới nơi đi nữa thì cũng không được quan tâm nên họ lặng lẽ chờ thời,” ông giải thích.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng dù Đảng có chấp nhận thư ngỏ của các ông hay không thì ‘xu thế là phải dân chủ hóa’ vì ‘không dân chủ thì không có sức mạnh và không đoàn kết được dân tộc’.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Nguyễn Đắc Xuân nói ông vào Đảng 'không phải vì chủ nghĩa xã hội'


Ông cũng nói là việc ông yêu cầu từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội ‘không đi ngược lại niềm tin lúc đầu của ông khi vào Đảng’.

“Tôi vào Đảng trong rừng – là Đảng Nhân dân Cách mạng – để đóng góp vào công cuộc thống nhất đất nước,” ông nói, “Hầu như trong miền Nam những người hoạt động chống Mỹ hết 99% là vì thống nhất đất nước chứ không vì chủ nghĩa xã hội.”

Tuy nhiên, sau năm 1975, mặc dù ông nói ông vẫn tiếp tục ở trong Đảng Cộng sản nhưng đến bây giờ ông thấy chủ nghĩa cộng sản ‘không còn hợp thời nữa’.

“Cái gì trở ngại thì phải bỏ để xây dựng đất nước,” ông nói.

==============================================================

@ chú Ma: chú xem thế nao, có người dám phản đối con đường chủ nghĩa xã hội ưu việt của chúng ta này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#1204 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 08:23

 vietnamconcrete, on 31/07/2014 - 06:41, said:

@ chú Ma: chú xem thế nao, có người dám phản đối con đường chủ nghĩa xã hội ưu việt của chúng ta này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đảng Cộng Sản có hơn 3.6 triệu Đảng viên, chỉ có 61 người viết đơn từ bỏ con đường XHCN thì chỉ giống như đem muối đổ xuống biển, thí vài con chốt với các bác Dân chủ thôi.

Chúng ta xây dựng XHCN những đã từ bỏ con đường bao cấp từ lâu nên lấy lý luận xoá bỏ tư bản, công hữu hoá tư liệu sản xuất là sai lầm. Và rất nhiều người đang lấy cái lý này để phê phán CNXH. Từ trước đến nay chính phủ cố gắng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, và bây giờ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. vài năm nữa, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước trong GDP sẽ giảm xuống mạnh, chỉ còn vài doanh nghiệp thuộc về nhà nước liên quan đến cộng đồng, phúc lợi xã hội và an ninh quốc phòng. Ngay cả điện lực cũng đang có kế hoạch để có thị trường điện cạnh tranh nhưng phải mất vài năm. Nên lấy doanh nghiệp nhà nước làm bình phong thì một thời gian nữa hạn chế được nhắc đến.

Khi vấn đề doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá mạnh, cùng với cải thiện hệ thống hành chính và luật pháp sẽ hạn chế tối đa được tham nhũng, trước tới giờ các nhà làm luật đang cố gắng cải thiện thủ tục hành chính, đó là lý do mà VN nằm trong nhóm 10 nước cải cách hành chính mạnh và nhiều nhất thế giới. Cho nên các Đảng viên lão thành cách mạng đang lo con bò trắng răng.

Còn vấn đề độc tài thì đã nói rồi, luật pháp quy định tối đa một người chỉ được làm lãnh đạo 2 nhiệm kỳ. Chỉ có Đảng Cộng Sản là độc tài, không có đảng đối lập, tuy nhiên thì các cá nhân trong Ban lãnh đạo Đảng chỉ được 2 nhiệm kỳ mà thôi.

#1205 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:08

Yên tâm, sẽ có dân chủ, nhưng ôn hòa, thận trọng !

“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học”.

Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, chiều 29/7.

Đánh giá cao kết quả hoạt động và sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực vào thành tựu phát triển chung của đất nước, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ hết sức ủng hộ, phối hợp và sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để Liên hiệp hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phát huy tốt nhất vai trò, vị trí của mình, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Liên hiệp hội tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách cũng như thực hiện các chức năng tư vấn, phản biện khoa học và giám định xã hội.

“Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng cũng đề nghị Liên hiệp hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Chính phủ để tham gia tư vấn, đánh giá vào các chương trình, đề án, dự án hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước sắp tới như tổng kết 30 năm đổi mới; chuẩn bị các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12; xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 5 - 10 năm tới và xa hơn nữa.

Là một tổ chức tập hợp 77 hội khoa học và kỹ thuật chuyên ngành của cả nước với 2,1 triệu hội viên, đến nay Liên hiệp hội đã tham gia tư vấn, phản biện khoa học, giám định nhiều đề án, chính sách lớn ở tầm quốc gia, có tính chất liên ngành, đa ngành, trong số đó có dự án thủy điện Sơn La; dự án quy hoạch các nhà máy thủy điện; chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân; “đánh giá hiệu quả chương trình khai thác bauxite Tây Nguyên”; dự án quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành..

Cũng trong chiều 29/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” - một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt kiều với mục đích nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, gợi ý, kiến nghị với đất nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và nhiều lĩnh vực khác.

Tại buổi tiếp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳnh định, dù có nhiều tiến bộ, song giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước cũng như trước sự thay đổi to lớn của thế giới mà các quốc gia đang phải đối mặt.

Thủ tướng cho biết, “những thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ ở trình độ cao”.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị GS. Ngô Bảo Châu và nhóm “đối thoại giáo dục” tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

theo vneconomy.vn

#1206 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#1207 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:19

 pth77, on 31/07/2014 - 09:11, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



quê nhà tôi là vùng nông thôn, làm nông thôn mới thì dân phải biết, làm những con đường nào, làm cái gì thì dân đã bàn bạc, không lẽ làm nông thôn mới cho trâu bò ! Ở vùng nông thôn thì dân phải làm, không lẽ người thành phố xuống làm dùm ! làm xong, phục vụ cho người dân thì dân phải kiểm tra ! làm nông thông mới cho dân thì tất nhiên dân hưởng thụ rồi !

nông thôn mới ở VN đã được trong nước và thế giới đánh giá cao, có một số người mang vài cái tiêu cực ở vùng miền nào đó ra để nói thì cái đó cũng đơn giản, dễ hiểu. Đến cả những nơi văn minh nhất thế giới như Mỹ mà còn có nhiều tiêu cực và thiếu công bằng chứ nói gì đến xứ nghèo như VN.

Sửa bởi Management: 31/07/2014 - 09:21


#1208 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:24

Khi VN loay hoay, Campuchia đã ‘âm thầm’ tiến
Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất.



Giữa những bộn bề lo toan của những tháng vừa qua, một thông tin có thể khiến nhiều người phấn khởi: Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao, vượt cả nước luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan.

Các thị trường truyền thống đang “ấm” trở lại. Philippines đã ký hợp đồng mua 800.000 tấn cho năm 2014, Malaysia mua 200.000 tấn và khả năng sẽ hợp đồng mua tiếp từ nay đến cuối năm, Indonesia cũng đang rục rịch mua gạo Việt Nam. Tuy nhiên, TQ hiện vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng qua, dù tháng 5 và 6 có giảm.

Nhìn chung, theo đánh giá của chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Hùng Linh, nhiều tín hiệu thị trường đáng mừng xuất hiện. Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam ở châu Á đang hồi phục.



Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao. Ảnh minh họa

Cơ hội thị trường hiếm có nhưng ngắn hạn

Biến động chính trị ở Thái Lan đã tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường gạo quốc tế.

Chính quyền quân sự nước này đã thanh toán xong khoản nợ khổng lồ 3 tỷ USD cho 800.000 hộ nông dân nước này. Tiếp theo là thành lập hơn 100 đội liên ngành điều tra tình hình thực tế dự trữ gạo tại 1.800 kho khắp cả nước trước nhiều cáo buộc tham nhũng cùng với lệnh ngừng xuất khẩu gạo khiến cho gạo Thái Lan đột nhiên biến mất khỏi cuộc chơi trên thị trường quốc tế. “Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu gạo thế giới”, một chuyên gia Thái Lan đánh giá trên tờ Bangkok Post.

Mặt khác, gần 2 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp ở Thái Lan chủ yếu làm trong các cơ sở xay xát, chế biến lương thực bị ảnh hưởng biến cố chính trị cũng tác động lớn đến ngành chế biến lương thực và xuất khẩu gạo Thái suốt 2 tháng qua.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đưa ra nhận định: “Các yếu tố trên chắc chắn sẽ đẩy giá gạo Thái Lan xuất khẩu lên ít nhất 20 USD/tấn trong thời gian vào những tháng cuối năm. Cộng với hiện tượng El Nino ở Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới) sẽ thành động lực và áp lực lớn cho các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu phải tranh thủ tăng nhanh nhập thêm, thay vì giãn tiến độ chờ giá giảm như thường lệ”.

Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, năm 2014 sẽ là năm thứ 4 sản xuất lương thực trên thế giới tiếp tục được mùa và dự trữ gạo sẽ tiếp tục tăng cao. Do vậy, khó khăn sẽ dồn về phía các quốc gia sản xuất gạo. Do đó, Thái Lan và Ấn Độ đã có tín hiệu giãn tiến độ xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường của họ.

Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết El Nino vốn là “thảm họa” thường xuyên của Ấn Độ đang quay trở lại ở quốc gia này đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Ấn. Các thông tin từ Ấn Độ cho biết, lượng mưa đã giảm mạnh và diện tích trồng lúa cũng đang giảm theo. Nếu tình hình thời tiết cực xấu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến thị trường gạo thế giới.

Ngoài ra, về phía cầu cũng xuất hiện một số biểu hiện không bình thường, như hiện tượng TQ và một số quốc gia khác như Philippines, Malaysia đột ngột tăng dự trữ quốc gia.

Tình hình trên tạo ra thời cơ thị trường khá tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu gạo nhấn mạnh: “Thuận lợi này chỉ mang tính ngắn hạn. Hơn nữa, thị trường TQ dù chiếm sản lượng lớn song vẫn là nguy cơ tiềm ẩn khó lường”. Thực sự TQ tăng lượng nhập khẩu gạo từ đầu năm tới nay chủ yếu là để tăng dự trữ gạo quốc gia. Hiện TQ đang là quốc gia có lượng gạo dự trữ cao nhất thế giới. Theo một số liệu, lượng gạo nước này dự trữ đủ cho 1,4 tỷ dân của họ ăn trong 190 ngày, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ dự trữ cho 71 ngày.

Giá tăng, lợi ích vẫn không vào nông dân

Theo logic thông thường, lúa gạo bán được giá thì nông dân là người trực tiếp sẽ được hưởng lợi. Song thực tế có như vậy?

Một DN xin giấu tên thẳng thắn thừa nhận: “Tính đến nay, các DN trong nước đã mua tạm trữ trên 70% kế hoạch đề ra. Khi giá xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá lúa tăng thì thực sự nông dân đã bán gần hết. Chỉ những DN tạm trữ là hưởng lợi. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bế tắc kéo dài, thì đây (giá gạo xuất khẩu tăng - PV) vẫn là tín hiệu tốt”.

Tại các tỉnh ĐBSCL, vựa lúa xuất khẩu chính của các nước, nhiều nông dân ngẩn ngơ tiếc rẻ vì đã bán hết lúa thu hoạch thời gian trước, nay giá thu mua tăng cao thì đã không còn lúa để bán. Thực ra, người trồng lúa không có sự lựa chọn nào khác, vì áp lực nợ vay và nhu cầu tiêu dùng gia đình đè nặng khiến thu hoạch xong phải bán ngay để thanh toán, trang trải. Trong khi đó, chi phí cho các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, xăng dầu vẫn liên tục tăng.

Một điều hoàn toàn bất ngờ nữa là, do giá gạo xuất khẩu tăng, giá lúa tăng đã đẩy không ít DN chế biến và kinh doanh lúa gạo đến chỗ lỗ hoặc phá sản. Ở VN có đặc thù là các DN khi ký hợp đồng bán gạo đều không phải có hàng sẵn, mà ký xong mới lo đi thu mua về chế biến rồi giao khách hàng. Với cách làm này, nếu may mắn sẽ lời rất lớn, ví dụ lúc ký giá gạo cao, còn lúc giao hàng giá gạo xuống. Nhưng ngược lại thì cũng rất rủi ro.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, chỉ ra: “Nông dân chẳng còn lúa để bán, DN chế biến và xuất khẩu cũng bị chết theo do họ đã ký hợp đồng từ trước với giá thấp. Nay giá tăng, đầu vào cao mà đầu ra trót ký thấp, chết là cái chắc!”. Ông cho biết thêm, rất nhiều DN chế biến và xuất khẩu ở An Giang phải khóc ròng vì giá xuất khẩu tăng cao!

Vậy ai là người hưởng lợi từ giá xuất khẩu gạo tăng cao? Ông Nguyễn Minh Nhị phân tích: “Đừng nghĩ rằng, lợi ích này không bay lên trời thì rơi xuống đất! Không có đâu. Nó bay vào không trung! Kinh tế là kinh bang tế thế, phải rất linh hoạt, khôn ngoan, sát với thị trường. Người trồng lúa và nhà chế biến kinh doanh lúa gạo của Việt Nam rời rạc, cắt khúc, không gắn kết với nhau, không gắn với thị trường. Với kiểu quản lý của ta như 10 năm qua thì lúa tăng hay giảm cũng đều thiệt hại cho nông dân và DN”.

Cho đến giờ phút này, lúa gạo Việt Nam vẫn chưa có thị trường ổn định. Thuận lợi về giá như năm nay vẫn mang tính “cơ hội” nhiều hơn là do ta chủ động tạo lập nên. Và do cách quản lý điều hành sản xuất nông nghiệp “phập phù”, người trồng lúa và nông dân lẫn DN sản xuất, chế biến và kinh doanh của Việt Nam luôn trong trạng thái may rủi, thua nhiều hơn thắng. Ngay cả khi có “cơ hội” giá tốt từ thị trường mang lại thì luôn bị động nên chẳng có sự chuẩn bị, cuối cùng lợi ích chẳng hưởng được.



Gạo Battambang nổi tiếng của Campuchia. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

VN loay hoay, Campuchia đã “âm thầm” tiến

1/4 thế kỷ qua, VN luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Song giá gạo của chúng ta luôn lệ thuộc nặng nề vào những biến động thất thường của thị trường gạo thế giới.

Theo số liệu của Bộ Công thương, diễn tiến phập phù của thị trường gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay như sau:

- Giai đoạn 1989 – 1994: Giá gạo xuất khẩu bình quân 200 USD/tấn

- Giai đoạn 1995 – 1999: Giá xuất khẩu tăng lên 220 – 290 USD/tấn

- Giai đoạn 2000 – 2003: Giá tụt xuống dưới 200 USD/tấn

- Giai đoạn 2004 – 2008: Giá gạo vượt ngưỡng 200 USD/tấn, liên tục tăng lên và đạt kỷ lục 569 USD/tấn vào năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng lương thực thế giới. Và cũng vào năm này, khi có cơ hội xuất khẩu gạo giá cao rất tốt, thì VN lại bỗng dưng “tạm ngưng” xuất khẩu gạo.

- Giai đoạn 2009 – nay: Giá gạo tụt xuống 407 USD/tấn vào năm 2009. Sau đó tăng lên 514 USD/tấn vào 2010. Năm 2012 tụt xuống 470 USD/tấn.

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ, cùng với gạo Mỹ và Pakistan. Gạo Việt Nam đã từng có được 2 thị trường lớn là châu Á và châu Phi, nhưng từ năm 2000 đến nay, chúng ta luôn bị mất thị trường do không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan. Thị trường châu Phi đã rơi vào tay các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Tại châu Á, gạo Thái Lan cạnh tranh quyết liệt, có lúc giành thị trường truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo phụ thuộc nặng nề vào thị trường TQ là rất nguy hiểm.

Trong khi đó, như GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ ra, bản thân các biện pháp trong nước lại “chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn và không thực tế nên không giúp ích gì cho nông dân và nhà chế biến – xuất khẩu, ngược lại đã gây khó khăn rất lớn cho họ”. Và: “Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát nên nhiều vấn đề vô lý nảy sinh. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu gạo không đủ mua nguyên vật liệu, giống lúa và máy móc thiết bị nông nghiệp…”

Trong khi Việt Nam đang loay hoay với bài toán “cơ cấu, tái cơ cấu” thì sản xuất và xuất khẩu gạo của Campuchia đã có bước tiến nhanh đáng kinh ngạc.

10 năm trước, người ta thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được gạo “đủ ăn”. Song tình hình đã rất khác, hiện gạo Campuchia đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.

Điều đáng nói là trong suốt 1/4 thế kỷ qua gạo Việt Nam chỉ “ổn định” với 10 thị trường chính, có lúc trồi sụt quanh con số này. Về thị phần thì gạo Việt Nam định vị ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, chứ chưa “mon men” vào được những thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Vậy mà Campuchia chỉ trong vòng 3 – 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất này. Không những vậy, cùng phẩm cấp gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ 30 – 50 USD/tấn.

Những thực tế trên rõ ràng đang đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn cho nền SXNN của Việt Nam, thay vì những chính sách, biện pháp nửa vời, thiếu hệ thống.

Duy Chiến/theo vietnamnet

Sửa bởi bluebird2304: 31/07/2014 - 09:24


#1209 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:32

BB có vẻ hứng thú với gạo nhỉ, đăng mấy bài về gạo rồi, giờ lại đăng tiếp, vẫn loanh quanh gạo VN kém hơn Cam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#1210 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 31/07/2014 - 09:34


#1211 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:59

 Management, on 31/07/2014 - 09:32, said:

BB có vẻ hứng thú với gạo nhỉ, đăng mấy bài về gạo rồi, giờ lại đăng tiếp, vẫn loanh quanh gạo VN kém hơn Cam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



À , so với Cam cho dễ hình dung. So với người khác thì lại ca bài VN còn nghèo, chiến tranh....

Ma phân tích xem vì đâu? dân trí, xuất phát điểm? Nghe nói dân Miên lười, trí thức lớn tuổi hoặc chết hết hoặc chạy ra nước ngoài hết, VN là nước nông nghiệp, ko dùng gạo đại diện thì dùng cái gì bây giờ? Đã dùng gạo thì phải xem người làm ra gạo sống thế nào, nông thôn tiến bộ mà.

Muốn khen cho lên tinh thần mới khó, chứ moi khuyết điểm so sánh thì dễ. Nên Ma cứ làm chuyện khó, BB làm chuyện dễ. Với tin tức mới đọc thấy mà, có phải google đào mộ post lên đâu mà cho là phải có lý do.

Thanked by 1 Member:

#1212 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 10:01

 Management, on 31/07/2014 - 08:23, said:

Đảng Cộng Sản có hơn 3.6 triệu Đảng viên, chỉ có 61 người viết đơn từ bỏ con đường XHCN thì chỉ giống như đem muối đổ xuống biển, thí vài con chốt với các bác Dân chủ thôi.
Đảng viên CS Liên Xô va` các nước Đông Âu không có kiến nghị nhưng đến lúc xuống hố thì nó sẽ xuống hố . Căn cứ vào con số vài chục hay vài triệu cũng chẳng nói lên được gì đâu. Mana cho Putin cũng là con chốt à ?

#1213 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1797 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 10:25

 Vô Danh Thiên Địa, on 31/07/2014 - 10:01, said:

Đảng viên CS Liên Xô va` các nước Đông Âu không có kiến nghị nhưng đến lúc xuống hố thì nó sẽ xuống hố . Căn cứ vào con số vài chục hay vài triệu cũng chẳng nói lên được gì đâu. Mana cho Putin cũng là con chốt à ?

nước Nga cũng là một dạng biến tướng của chế độ Liên Xô thôi. Nước Nga bây giờ đâu có gì hay đâu, nhà nước nắm toàn bộ truyền thông rồi. Quyết định gì cũng là ông Putin, độc tài đội lốt đa đảng, dân chủ

bác VDTD cho Putin là dân chủ?

 bluebird2304, on 31/07/2014 - 09:59, said:

À , so với Cam cho dễ hình dung. So với người khác thì lại ca bài VN còn nghèo, chiến tranh....

Ma phân tích xem vì đâu? dân trí, xuất phát điểm? Nghe nói dân Miên lười, trí thức lớn tuổi hoặc chết hết hoặc chạy ra nước ngoài hết, VN là nước nông nghiệp, ko dùng gạo đại diện thì dùng cái gì bây giờ? Đã dùng gạo thì phải xem người làm ra gạo sống thế nào, nông thôn tiến bộ mà.

Muốn khen cho lên tinh thần mới khó, chứ moi khuyết điểm so sánh thì dễ. Nên Ma cứ làm chuyện khó, BB làm chuyện dễ. Với tin tức mới đọc thấy mà, có phải google đào mộ post lên đâu mà cho là phải có lý do.

BB có thấy đang có chính sách chuyển trồng lúa sang Ngô không?

Thanked by 1 Member:

#1214 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 10:38

người ta bảo:
1. Đảng là đạo đức, là văn minh?
người ta cũng bảo:
2. Chính trị là dối trá, bịp bợm, lưu manh...?
No answer!

#1215 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 11:01

Trồng lúa sang ngô là 1 ý kiến hay để sản xuất thức ăn gia súc, tự chủ nguyên liệu, giảm nhập khẩu ,giảm giá chăn nuôi đầu vào. Có điều nghi là ngô biến đổi gen 1 số nước khác, ngoài Mỹ cấm. Hiện giờ thế giới còn đang tranh cãi. Nhưng chuyện này không bàn.

Đáng lo là VN chưa có phong trào nào được quảng cáo rầm rộ mà lại thành công ngoại trừ chuyển sang mô hình hợp xã rồi sau đó laị giải tán mô hình hợp tác xã. Bao cây khác như cafe, tiêu, điều cũng đâu có thành công, VN chưa có sản phẩm nông nghiệp nào thành công cả nên chuyển sang cây gì cũng phải chờ kết quả mới tính. Nhớ hồi 2007 đọc loạt cường quốc biển, quả đấm thép mà thấy rạo rực để rồi...

Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa: Còn lắm những nỗi lo

Cập nhật lúc: Thứ 5, 08:26, 03/07/2014

VOV.VN - Thay đổi tập quán canh táccùng những yếu tố cung-cầu cần được nghiên cứu, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp.



Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa đang là sự quan tâm của hàng triệu nông dân. Trước những khó khăn trong khâu tiêu thụ, nông dân trồng lúa đã tự phát trong việc chuyển đổi sang các loại cây con khác.

Mới đây, chủ trương chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang trồng bắp (ngô) do Bộ NN&PTNT thực hiện tiếp tục tạo được sự quan tâm đặc biệt đối với các địa phương trong khu vực, bởi chi phí cho việc chuyển đổi hiện trạng đất canh tác cũng như đầu ra sản phẩm của cây ngô...vẫn còn là một bài toán khó.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa ở khu vực ĐBSCL trong những năm qua đã có những kết quả tích cực. Số liệu từ Cục Trồng trọt cho thấy, trong năm 2013, vùng ĐBSCL đã chuyển đổi thành công trên 87.000 ha đất lúa sang trồng ngô, đỗ tương, mè, dưa hấu... cho kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, việc từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo được những mô hình thành công như “con tôm ôm cây lúa”, chuyển đổi 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Việc thành công của các mô hình cũng chỉ giới hạn trong điều kiện cụ thể của một số nơi trong vùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thu hoạch ngô lai ở ĐBSCL. (Ảnh: NNVN)

Hiện nay, mục tiêu trong giai đoạn 2013 - 2015 của Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ chuyển đổi khoảng 112.000 ha đất lúa sang các cây trồng chủ yếu là ngô, rau dưa, luân canh lúa – thủy sản và các cây trồng khác. Tuy nhiên, “tâm tư” từ các địa phương vẫn còn lắm nỗi lo.
Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh An Giang cho rằng, việc vận động người dân chuyển sang trồng ngô không khó. Người dân hiện nay ở đây đã rất có kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây như ngô, mè...
“Tuy nhiên, người dân cũng như ngành nông nghiệp lo lắng chính là ở thời vụ thu hoạch. Bởi khi mở rộng diện tích, sản lượng ngô, mè tăng lên là sẽ gặp vướng mắc ở khâu tiêu thụ sản phẩm, bởi hiện nay chưa kết nối được với các doanh nghiệp. Đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát bao tiêu nhưng không thành công do hợp đồng không chặt chẽ. Vì lẽ đó đến giờ này cũng chưa khẳng định được một vùng nguyên liệu chắc chắn nào”, ông An chia sẻ.
Có thể thấy, việc chuyển đổi trên 110.000 ha đất trồng lúa sang cây trồng khác ở ĐBSCL mà tập trung là cây ngô, cây mè... không thể chỉ là câu chuyện lúa thấp nên quay lưng. Ở đây, nhiều nhà kinh tế nêu rõ, phải bắt đầu từ “đổi mới tư duy làm nông nghiệp”.
Qua thực tế của các mô hình thí điểm trồng ngô ở Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đều cho hiệu quả cao hơn trồng lúa từ 30-100%. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu muốn đạt hiệu quả như mong đợi khi thực hiện đại trà phải có chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nghiên cứu nhiều giống có chất lượng. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo đầu ra của các loại hàng hóa được chuyển đổi, kể cả ở nội địa cũng như xuất khẩu trong một giai đoạn nhất định.
Về vấn đề giống ngô phục vụ cho việc chuyển đổi, TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “Trong sản xuất, khâu giống là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp đã chủ động nhập giống từ nước ngoài với giá rẻ hơn và giống có năng suất cao hơn. Trong khi đó, nếu giống ngô trong nước cho năng suất thấp thì chắc chắn sẽ rất khó cạnh tranh với giống ngô nước ngoài”.
Tại hội nghị chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đỗ tương và các cây trồng khác ở ĐBSCL tổ chức mới đây tại Tiền Giang, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu rõ mục tiêu cuối cùng của việc chuyển đổi cây trồng là giúp bà con nâng cao thu nhập một cách bền vững, thay vì chạy theo thành tích sản xuất lúa.
Bộ trưởng Cao Đức Phát thông tin rõ, ĐBSCL có lợi thế trồng ngô khi cây ngô cho năng suất cao, cùng với thị trường ngô đang mở rộng và rất ổn định. Hiệnsản lượng ngô trong nước mới chỉ đạt trên 5 triệu tấn, trong khi nhu cầu thực tế đang thiếu từ 2 - 3 triệu tấn mỗi năm trước đà phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và thủy sản.
Do vậy, vấn đề mà lãnh đạo ngành Nông nghiệp đặt ra là nhanh chóng hoàn thành sớm công tác quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, về phía các địa phương cũng cần quy hoạch, có kế hoạch chuyển đổi cây trồng cụ thể cho từng vùng, từng năm. Các doanh nghiệp cần tham gia giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các cây trồng chuyển đổi.
“Các tỉnh phải chủ động và có quy hoạch cụ thể các vùng chuyển đổi của địa phương mình. Trên cơ sở quy hoạch, mỗi địa phương cần có kế hoạch cụ thể cho từng năm và các giải pháp đồng bộ để thực hiện quy hoạch đề ra. Quy hoạch ấy cần được tuyên truyền rộng rãi để cho nhân dân biết và hưởng ứng, các doanh nghiệp biết để tham gia từ đầu, đặc biệt là khâu tiêu thụ nông sản do nhân dân làm ra”, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ.
Thay đổi tập quán canh tác lúa từ bao đời nay đối với người nông dân ĐBSCL là vấn đề không phải một sớm, một chiều. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bài toán thị trường với những yếu tố cung-cầu cần được nghiên cứu, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế. Để từ đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới có thể thực hiện được thành công và lôi cuốn sự tham gia của đông đảo người dân./.


---------------
Có cảm giác thực chất là mở cưả cho trồng cây biến đổi gen để tăng năng suất. Người ăn thì khó chứ thú ăn thì cũng an toàn hơn 1 chút. Vấn đề là đầu ra chứ về năng suất luá ta đâu thua ai.

Sửa bởi bluebird2304: 31/07/2014 - 10:50







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |